You are on page 1of 10

Hình Học Lồi https://www.facebook.com/vu.haison.

733/
Vũ Hải Sơn – K68C HNUE 0904913179

ÔN TẬP HÌNH HỌC LỒI (PHẦN 6)


Các tính chất tổ hợp của tập lồi
Dấu hiệu nhận biết: Giao thì dùng Helly, Chứa thì dùng Klee.
Dạng 1: Định lý Helly và vận dụng vào giải toán tổ hợp sơ cấp:
I. Một số kiến thức cần nhớ:
● Định lý Helly: Cho A1, A2,…, Am là các tập lồi trong Rn (m ≥ n + 1). Nếu n + 1
tập Ai bất kì có giao ≠ 𝜙 thì tất cả m tập Ai có giao ≠ 𝜙.
Ví dụ 1: Nếu xét trong R1, tức n = 1. Tập lồi trên đường thẳng chỉ có thể là đoạn
[a, b], khoảng (a, b), (a, b], [a, b). Ta xét hình lồi ở đây là các đoạn [a, b].
+) Nếu m = n + 1 = 2 thì ta phát biểu lại định lý Helly như sau:
“Cho [a1, b1], [a2, b2] là các đoạn thẳng trong R. Nếu 2 đoạn thẳng [a1, b1], [a2, b2]
bất kì có giao ≠ 𝜙 thì tất cả 2 đoạn thẳng [a1, b1], [a2, b2] có giao ≠ 𝜙.” (điều này là
hiển nhiên)
+) Nếu m = 3 > n + 1 = 2 thì ta phát biểu lại định lý Helly như sau:
“Cho [a0, b0], [a2, b2], [a3, b3] là các đoạn thẳng trong R. Nếu 2 đoạn thẳng [ai, bi]
bất kì có giao ≠ 𝜙 thì tất cả 3 đoạn thẳng [a0, b0], [a1, b1], [a2, b2] có giao ≠ 𝜙.”

1
Hình Học Lồi https://www.facebook.com/vu.haison.733/
Vũ Hải Sơn – K68C HNUE 0904913179

Ví dụ 2: Nếu xét trong R2, tức n = 2.


+) Nếu m = n + 1 = 3 thì ta phát biểu lại định lý Helly như sau:
“Cho A1, A2, A3 là các tập lồi trong R2. Nếu 3 tập Ai bất kì có giao ≠ 𝜙 thì tất cả 3
tập Ai có giao ≠ 𝜙. (điều này là hiển nhiên)
+) Nếu m = 4 > n + 1 = 3 thì ta phát biểu lại định lý Helly như sau:
“Cho A1, A2, A3, A4 là các tập lồi trong R3. Nếu 3 tập Ai bất kì có giao ≠ 𝜙 thì tất
cả 4 tập Ai có giao ≠ 𝜙.”

Cách giải các bài toán sơ cấp bằng định lý Helly:


B1: Xác định m, n (n là số chiều của không gian, có những bài phải hạ n xuống)
rồi sau đó định nghĩa m tập hợp. Chứng minh tập đó là lồi (chỗ này khó nhất).
B2: Áp dụng định lý Helly ta có ngay đpcm.

II. Luyện tập:


1) Áp dụng cách chứng minh của định lý Helly trong trường hợp một chiều để đưa
ra lời giải sơ cấp cho bài toán sau:
Trong một bữa tiệc, mỗi vị khách chỉ xuất hiện trong một khoảng thời gian nhất
định, tuy nhiên hai vị khách bất kì đều gặp mặt nhau. Chứng minh rằng có một
thời điểm trong bữa tiệc mà tất cả các vị khách đều xuất hiện. (Giả sử chỉ có một
số hữu hạn khách mời đến dự tiệc.
2
Hình Học Lồi https://www.facebook.com/vu.haison.733/
Vũ Hải Sơn – K68C HNUE 0904913179

Giải: (Ở đây ta thấy n = 1, n + 1 = 2)


Ta gọi số vị khách là m. Đồng nhất thời gian mà vị khách thứ i xuất hiện là đoạn
thẳng [ai, bi], với ai là thời điểm lúc vị khách đó đến, và bi là thời điểm lúc vị khách
đó rời đi. Vì có m vị khách nên sẽ có m đoạn thẳng như vậy.
Khi đó ta thấy đoạn thẳng hiển nhiên là lồi trong R1. Cứ hai vị khách gặp nhau thì
giao của 2 đoạn thẳng sẽ khác rỗng. Và áp dụng định lý Helly, ta có:
Cho m đoạn thẳng trong R1, mà hai đoạn bất kỳ đều có giao khác rỗng. Khi đó m
đoạn thẳng cũng sẽ đều có giao khác rỗng.
(đpcm)

2) Trong mặt phẳng tọa độ xOy cho một số hữu hạn các hình chữ nhật, mỗi hình
chữ nhật có hai cạnh song song với Ox và hai cạnh song song với Oy. Giả sử rằng
hai hình chữ nhật bất kì đều có điểm chung. Chứng minh rằng tất cả các hình chữ
nhật đều có ít nhất một điểm chung.
Giải: (Ở đây n = 2, nhưng n + 1 = 3. Đề bài cho dữ kiện “hai hình chữ nhật bất kì
đều có điểm chung” chứng tỏ n + 1 phải là 2. Việc bị thiếu chỉ có 2 hình giao nhau
này khiến cho ta nghĩ đến phải hạ chiều không gian, tức hạ n xuống. Nhận thấy R2
= R x R, và do hình chữ nhật có hai cạnh song song với Ox, hai cạnh song song với
Oy nên ta sẽ đưa hình vuông về tích Decartes của hai cạnh, tức ta đổi đối tượng
sang hai cạnh trong R)

3
Hình Học Lồi https://www.facebook.com/vu.haison.733/
Vũ Hải Sơn – K68C HNUE 0904913179

Các hình chữ nhật có dạng [ai, bi] x [ci, di] ⊂ R2 = R x R


Hai hình chữ nhật bất kỳ có điểm chung
[𝑎𝑖 , 𝑏𝑖 ] ∩ [𝑎𝑗 , 𝑏𝑗 ] ≠ 𝜙
{
[𝑐𝑖 , 𝑑𝑖 ] ∩ [𝑐𝑗 , 𝑑𝑗 ] ≠ 𝜙
(bài toán lúc này đưa về 2 đoạn thẳng giao nhau khác rỗng)
Mà đoạn thẳng trong R là tập lồi, áp dụng Helly:
⋂𝑖∈𝐼[𝑎𝑖 , 𝑏𝑖 ] ≠ 𝜙
{  ⋂𝑖∈𝐼([ai , bi ] x [ci , di ]) ≠ 𝜙  đpcm.
⋂𝑖∈𝐼[𝑐𝑖 , 𝑑𝑖 ] ≠ 𝜙

3) Cho một họ n các đa giác lồi (n ≥ 3) đôi một cắt nhau. Chứng minh rằng tồn tại
một đường thẳng cắt tất cả các đa giác này.
Giải:

4
Hình Học Lồi https://www.facebook.com/vu.haison.733/
Vũ Hải Sơn – K68C HNUE 0904913179

Xét tất cả các đa giác Pi , i = ̅̅̅̅̅̅


1, 𝑚, đã cho trong hệ trục tọa độ Descartes vuông
góc. Với mỗi đa giác Pi, ta chiếu nó lên trục hoành và ta được đoạn [ai, bi]. Mà theo
giả thiết, Pi đôi một cắt nhau suy ra:
 [ai, bi] ∩ [aj, bj] ≠ 𝜙
Mà đoạn thẳng trong R là tập lồi, nên theo định lý Helly ta suy ra ⋂𝑚𝑖=1[𝑎𝑖 , 𝑏𝑖 ] ≠ 𝜙.
𝑚
Như vậy tồn tại 𝛼 ∈ ⋂𝑖=1[𝑎𝑖 , 𝑏𝑖 ]. Do đó đường thẳng x = 𝛼 sẽ cắt tất cả m đa giác
Pi (đpcm).

4) Cho K, B là các tập con của Rn trong đó K là một tập lồi và B. Đặt
A = {v ∈ Rn: B ⊂ K + v}
Chứng minh A là một tập lồi.
Giải: Lấy v1, v2 ∈ A bất kì. Để chứng minh A lồi, ta cần chỉ ra
𝜆v1 + (1 – 𝜆)v2 ∈ A ∀ 𝜆 ∈ [0, 1], nghĩa là:
B ⊂ K + 𝜆v1 + (1 – 𝜆)v2. Thật vậy:
∀ b ∈ B ta có:
Do v1 ∈ A  B ⊂ K + v1  b = x1 + v1 (x1 ∈ K)
Do v2 ∈ A  B ⊂ K + v2  b = x2 + v2 (x2 ∈ K)

5
Hình Học Lồi https://www.facebook.com/vu.haison.733/
Vũ Hải Sơn – K68C HNUE 0904913179

 b = 𝜆b + (1 – 𝜆)b = 𝜆x1 + (1 – 𝜆)x2 + 𝜆v1 + (1 – 𝜆)v2


Do K lồi  𝜆x1 + (1 – 𝜆)x2 ∈ K ∀ x1, x2 ∈ K
 b ∈ K + 𝜆v1 + (1 – 𝜆)v2, hay B ⊂ K + 𝜆v1 + (1 – 𝜆)v2 (đpcm).

Dạng 2: Định lý Klee:


I. Một số kiến thức cần nhớ:
Từ bài 4, ta có thể suy ra:
Định lý Klee: Cho B1, B2, … Bm ⊂ Rn và K là một tập lồi (m ≥ n + 1). Giả sử ∀
n + 1 tâp Bi, tồn tại một ảnh tịnh tiến của K chứa n + 1 tập đó. Khi đó tồn tại một
ảnh tịnh tiến của K chứa tất cả B1, B2, … Bm.

(định lý này dùng cực nhiều, dùng khi đề bài cho “Một hình chứa n + 1 điểm, hình
này”, nói chung thấy hình chứa nhau là cứ nghĩ ngay đến Klee)

II. Luyện tập:


5) Phát biểu khác của định lý Klee:
“Cho B = {B1, B2,…, Bk} (k ≥ n + 1) là các tập lồi trong R2 và K ⊂ Rn, thỏa mãn
giao của n + 1 tập bất kì trong B luôn chứa một ảnh tịnh tiến của K. Chứng minh
rằng tồn tại một ảnh tịnh tiến của K nằm trong giao của tất cả các Bi.”
Giải: Đặt Ai = {v ∈ Rn : Bi ⸧ K + v}
Theo giả thiết, giao của n + 1 tập Ai bất kì khác rỗng. Ta cần chỉ ra Ai lồi.
Lấy v1, v2 ∈ Ai, ∀ 𝜆 ∈ [0, 1] ta cần chứng minh:
𝜆v1 + (1 – 𝜆)v2 ∈ Ai , tức K + 𝜆v1 + (1 – 𝜆)v2 ⊂ Bi
Lấy x ∈ K + 𝜆v1 + (1 – 𝜆)v2  ∃ y ∈ K sao cho:
x = 𝜆v1 + (1 – 𝜆)v2 + y = 𝜆(v1 + y) + (1 – 𝜆)(v2 + y)
6
Hình Học Lồi https://www.facebook.com/vu.haison.733/
Vũ Hải Sơn – K68C HNUE 0904913179

Mà v1 + y ∈ v1 + K ⊂ Bi, v2 + y ∈ v2 + K ⊂ Bi
 x ∈ Bi do Bi lồi.
 đpcm.

6) Trong mặt phẳng cho một số hữu hạn các điểm sao cho với ba điểm bất kì ta
luôn tìm được một hình vuông cạnh 1 có chứa ba điểm đó. Chứng minh rằng tồn
tại một hình vuông cạnh 1 chứa tất cả các điểm đã cho.
Giải: (Ta thấy n = 2, n + 1 = 3. Ở đây đề bài cho “với ba điểm bất kì ta luôn tìm
được một hình vuông cạnh 1 có chứa ba điểm đó”. Tức là ở đây đã khớp, hơn nữa
ta thấy, ở đây là dạng hình chứa điểm, nghĩ ngay đến Klee)
Giả sử có m ≥ 3 điểm A1, A2, …, Am nằm trong mặt phẳng sao cho 3 điểm bất kì
đều nằm trong hình vuông cạnh 1 (kí hiệu là A)
Hiển nhiên trong R2, hình vuông cạnh 1 là tập nghiệm của hệ bất phương trình
tuyến tính là tập lồi  A là tập lồi.
Áp dụng định lý Klee  Tồn tại một ảnh tịnh tiến của A chứa tất cả các điểm A1,
A2, …, Am.
 tồn tại một hình vuông cạnh 1 chứa tất cả các điểm đã cho (đpcm).

7) Trong mặt phẳng cho n ≥ 3 điểm sao cho 3 điểm bất kì đều nằm trong 1 hình
tròn bán kính R. Chứng minh rằng cả n điểm đều nằm trong 1 hình tròn bán kính
R.
Giải: Giả sử có m ≥ 3 điểm A1, A2, …, Am nằm trong mặt phẳng sao cho 3 điểm
bất kì đều nằm trong hình tròn bán kính R (kí hiệu là A)
Hiển nhiên trong R2, hình tròn bán kính R là tập lồi (đã chứng minh ở phần 1 bằng
BĐT Cauchy Schwarz, đi thi vẫn phải chứng minh lại)  A là tập lồi.
Áp dụng định lý Klee  Tồn tại một ảnh tịnh tiến của A chứa tất cả các điểm A1,
A2, …, Am.
 cả n điểm đều nằm trong 1 hình tròn bán kính R (đpcm).

7
Hình Học Lồi https://www.facebook.com/vu.haison.733/
Vũ Hải Sơn – K68C HNUE 0904913179

8) (Đề thi giữa kì K68 năm 2021) Cho các tập lồi K1, K2, … , Kn ⊂ R2 (n ≥ 3) thỏa
mãn: Giao của 3 tập bất kì trong đó chứa một đường tròn bán kính r. Chứng minh
rằng có một đường tròn bán kính r chứa trong K1 ∩ K2 ∩ … ∩ Kn.
Giải: Ta dùng kết quả bài 5: phát biểu khác của định lý Klee, đi thi phải chứng
minh lại.
“Cho B = {B1, B2,…, Bk} (k ≥ n + 1) là các tập lồi trong R2 và K ⊂ Rn, thỏa mãn
giao của n + 1 tập bất kì trong B luôn chứa một ảnh tịnh tiến của K. Chứng minh
rằng tồn tại một ảnh tịnh tiến của K nằm trong giao của tất cả các Bi.”
Ta áp dụng cho các tập lồi K1, K2, … , Kn ⊂ R2 (n ≥ 3).
Theo giả thiết, ta có giao của 3 tập bất kì luôn chứa một đường tròn bán kính r (đây
là K). Hiển nhiên K = {(x, y) ∈ R2: x2 + y2 = r2} là lồi (tự chứng minh).
 áp dụng định lý Klee dạng khác, ta có: tồn tại một ảnh tịnh tiến của K nằm trong
K1 ∩ K2 ∩ … ∩ Kn  đpcm.

Dạng 3: Một số bài toán nâng cao khác:


9) (Định lý Jung) (cái này đọc thêm cho chắc thôi, chứ bố ĐAT còn kêu khó) Cho
F là một tập hữu hạn điểm trên mặt phẳng và kí hiệu d: = {max||p – q||: p, q ∈ F} là
𝑑
đường kính của F. Chứng minh rằng tồn tại một hình tròn bán kính chứa tất cả
√3
các điểm của F.
Giải:

8
Hình Học Lồi https://www.facebook.com/vu.haison.733/
Vũ Hải Sơn – K68C HNUE 0904913179

10) (Định lý Pastor- Santalo) Cho F là một họ hữu hạn các đoạn thẳng đóng song
song trong R2 sao cho với ba đoạn thẳng bất kì trong F luôn tồn tại một đường
thẳng cắt chúng. Chứng minh rằng tồn tại một đường thẳng cắt tất cả mọi đoạn
thẳng trong F.
Giải: (Bố ĐAT) Ở đây lời giải dài vì phải chứng minh {(a, b) ∈ R2: y0 ≤ ax0 + b ≤
y1} là tập lồi thì mới áp dụng được Helly.

9
Hình Học Lồi https://www.facebook.com/vu.haison.733/
Vũ Hải Sơn – K68C HNUE 0904913179

10

You might also like