You are on page 1of 20

Hình Học Lồi https://www.facebook.com/vu.haison.

733/
Vũ Hải Sơn – K68C HNUE 0904913179

ÔN TẬP HÌNH HỌC LỒI (PHẦN 1)


Tập lồi và các tính chất đại số
Dạng 1: Chứng minh tập lồi bằng định nghĩa:
I. Một số kiến thức cần nhớ:
● Tập lồi K dưới góc độ trực quan được hiểu đơn giản là lấy 2 điểm A, B ∈ K, thì
cả đoạn thẳng AB nằm trong K.
(hay nói cách khác: tập lồi là tập không lõm!)

- K là tập lồi vì lấy 2 điểm A, B ∈ K, thì cả đoạn thẳng AB nằm trong K.


- H không phải tập lồi vì lấy 2 điểm A, B ∈ H, thì cả đoạn thẳng AB không hoàn
toàn nằm trong H (có những điểm bị nằm ra ngoài H).
● Những điểm nằm giữa 2 điểm A và B được gọi là tổ hợp lồi của A và B, khi đó
những điểm này được biểu diễn dưới dạng (1 – 𝜆)A + 𝜆B (hoặc có thể viết 𝜆A + (1
– 𝜆)B cũng được) ∀ 𝜆 ∈ [0; 1].
● Từ đó ta có cách chứng minh K là tập lồi như sau:

1
Hình Học Lồi https://www.facebook.com/vu.haison.733/
Vũ Hải Sơn – K68C HNUE 0904913179

B1: Lấy A, B ∈ K. Xét M ∈ [AB]  M = (1 – 𝜆)A + 𝜆B, ∀ 𝜆 ∈ [0; 1].


B2: Chứng minh M ∈ K.

● Các bất đẳng thức thường dùng:


- BĐT giá trị tuyệt đối: |a + b| ≤ |a| + |b|
- BĐT Cauchy- Schwarz: ||a + b|| ≤ ||a|| + ||b||
- BĐT Minkowski: √(𝑥1 + 𝑦1 )2 + (𝑥2 + 𝑦2 )2 + ⋯ + (𝑥𝑛 + 𝑦𝑛 )2
≤ √𝑥12 + 𝑥22 + ⋯ + 𝑥𝑛2 + √𝑦12 + 𝑦22 + ⋯ + 𝑦𝑛2
𝑥12 𝑥22 2
𝑥𝑛 (𝑥1 +𝑥2 +⋯+𝑥𝑛 )2
- BĐT Cauchy- Schwarz: + +…+ ≥
𝑦1 𝑦2 𝑦𝑛 𝑦1 +𝑦2 +⋯+𝑦𝑛

II. Luyện tập:


(những bài dưới đây phần lớn đều có trong giáo trình Hình Học Lồi của thầy
Minh. Tuy nhiên sẽ có một vài bài mình lấy từ nguồn bên ngoài)
1) Chứng minh rằng tập nghiệm của bất phương trình x + 2y + 3z ≥ 5 là một tập lồi
trong R3.
Giải: K = {(x, y, z) | x + 2y + 3z ≥ 5}
Lấy A(x1; y1; z1) ∈ K  x1 + 2y1 + 3z1 ≥ 5
B(x2; y2; z2) ∈ K  x2 + 2y2 + 3z2 ≥ 5
Xét M ∈ [AB]  M = (1 – 𝜆)A + 𝜆B, ∀ 𝜆 ∈ [0; 1].
 M = ((1 – 𝜆)x1 + 𝜆x2; (1 – 𝜆)y1 + 𝜆y2; (1 – 𝜆)z1 + 𝜆z2)

2
Hình Học Lồi https://www.facebook.com/vu.haison.733/
Vũ Hải Sơn – K68C HNUE 0904913179

Cần chứng minh M ∈ K tức:


(1 – 𝜆)x1 + 𝜆x2 + 2((1 – 𝜆)y1 + 𝜆y2) + 3((1 – 𝜆)z1 + 𝜆z2) ≥ 5
 (1 – 𝜆)( x1 + 2y1 + 3z1) + 𝜆(x2 + 2y2 + 3z2) ≥ (1 – 𝜆).5 + 𝜆.5 = 5 (đúng)
 M ∈ K tức K là tập lồi (đpcm).
(bài toán tổng quát có ở bài 16, dạng 3)

2) Cho tập hợp C3 = {(x1; x2; x3) ∈ R3: |x1| + |x2| + |x3| ≤ 1}. Chứng minh rằng C3 là
một tập lồi trong R3. Hãy tổng quát hóa bài toán.
Giải: C3 = {(x1; x2; x3) ∈ R3: |x1| + |x2| + |x3| ≤ 1}
Lấy A(a1; a2; a3) ∈ K  |a1| + |a2| + |a3| ≤ 1
B(b1; b2; b3) ∈ K  |b1| + |b2| + |b3| ≤ 1
Xét M ∈ [AB]  M = (1 – 𝜆)A + 𝜆B, ∀ 𝜆 ∈ [0; 1].
 M = ((1 – 𝜆)a1 + 𝜆b1; (1 – 𝜆)a2 + 𝜆b2; (1 – 𝜆)a3 + 𝜆b3)
Cần chứng minh M ∈ C3 tức:
|(1 – 𝜆)a1 + 𝜆b1| + |(1 – 𝜆)a2 + 𝜆b2| + |(1 – 𝜆)a3 + 𝜆b3| ≤ 1
Thật vậy áp dụng BĐT giá trị tuyệt đối: |a + b| ≤ |a| + |b| ta có:
|(1 – 𝜆)a1 + 𝜆b1| + |(1 – 𝜆)a2 + 𝜆b2| + |(1 – 𝜆)a3 + 𝜆b3|
≤ |(1 – 𝜆)a1| + |𝜆b1| + |(1 – 𝜆)a2|+ |𝜆b2| + |(1 – 𝜆)a3| + |𝜆b3|
= (1 – 𝜆)|a1| + 𝜆|b1| + (1 – 𝜆)|a2|+ 𝜆|b2| + (1 – 𝜆)|a3| + 𝜆|b3| (do 𝜆 và 1 – 𝜆 ≥ 0)
= (1 – 𝜆)(|a1| + |a2| + |a3|) + 𝜆(|b1| + |b2| + |b3|) ≤ (1 – 𝜆).1 + 𝜆.1 = 1
 M ∈ C3 tức C3 là tập lồi (đpcm).
- Tổng quát, ta có: Cn = {(x1;…; xn) ∈ R3: |x1| + … + |xn| ≤ 1}
Làm tương tự như trên ta cũng có:
|(1 – 𝜆)a1 + 𝜆b1| + … + |(1 – 𝜆)an + 𝜆bn|
≤ |(1 – 𝜆)a1| + |𝜆b1| + … + |(1 – 𝜆)an| + |𝜆bn|

3
Hình Học Lồi https://www.facebook.com/vu.haison.733/
Vũ Hải Sơn – K68C HNUE 0904913179

= (1 – 𝜆)|a1| + 𝜆|b1| + … + (1 – 𝜆)|an| + 𝜆|bn| (do 𝜆 và 1 – 𝜆 ≥ 0)


= (1 – 𝜆)(|a1| + … + |an|) + 𝜆(|b1| + … + |bn|) ≤ (1 – 𝜆).1 + 𝜆.1 = 1
 Cn là tập lồi (đpcm).

3) Sử dụng BĐT Cauchy- Schwarz: ||a + b|| ≤ ||a|| + ||b||:


a) Chứng minh rằng các quả cầu mở/đóng
B(r) := {x ∈ Rn: ||x|| < r} và B’(r) := {x ∈ Rn: ||x|| ≤ r} là các tập lồi với mọi r > 0.
b) Tương tự chứng minh
B(a, r) := {x ∈ Rn: ||x – a|| < r} và B’(a, r) := {x ∈ Rn: ||x – a|| ≤ r} là các tập lồi với
mọi a ∈ Rn, với mọi r > 0.
Giải:
a) B(r) := {x ∈ Rn: ||x|| < r}
Lấy x ∈ B(r)  ||x|| < r, y ∈ B(r)  ||y|| < r.
Xét z ∈ [xy]  z = (1 – 𝜆)x + 𝜆y, ∀ 𝜆 ∈ [0; 1].
Cần chứng minh z ∈ B(r) tức:
||z|| < r  ||(1 – 𝜆)x + 𝜆y|| < r
Thật vậy áp dụng BĐT Cauchy- Schwarz: ||a + b|| ≤ ||a|| + ||b|| ta có:
||(1 – 𝜆)x + 𝜆y|| ≤ ||(1 – 𝜆)x|| + ||𝜆y|| = (1 – 𝜆)||x|| + 𝜆||y|| < (1 – 𝜆)r + 𝜆r = r
 z ∈ B(r) tức B(r) là tập lồi (đpcm).
Tương tự cho B’(r).
b) B(a, r) := {x ∈ Rn: ||x – a|| < r}
Lấy x ∈ B(r)  ||x – a|| < r, y ∈ B(r)  ||y – a|| < r.
Xét z ∈ [xy]  z = (1 – 𝜆)x + 𝜆y, ∀ 𝜆 ∈ [0; 1].
Cần chứng minh z ∈ B(a, r) tức:
||z – a|| < r  ||(1 – 𝜆)x + 𝜆y – a|| < r

4
Hình Học Lồi https://www.facebook.com/vu.haison.733/
Vũ Hải Sơn – K68C HNUE 0904913179

Thật vậy áp dụng BĐT Cauchy- Schwarz: ||a + b|| ≤ ||a|| + ||b|| ta có:
||(1 – 𝜆)x + 𝜆y – a|| = ||(1 – 𝜆)x + 𝜆y – (1 – 𝜆)a – 𝜆a|| = ||(1 – 𝜆)(x – a) + 𝜆(y – a)||
≤ (1 – 𝜆)||x – a|| + 𝜆||y – a|| < (1 – 𝜆).r + 𝜆.r = r
 z ∈ B(a, r) tức B(a, r) là tập lồi (đpcm).
Tương tự cho B’(a, r).

4) Chứng minh rằng mặt phẳng nằm phía trên parabol y = x2 + 1 là 1 tập lồi của R2.

Giải: K = {(x; y) ∈ R2| y ≥ x2 + 1}


Lấy A(x1; y1) ∈ K  y1 ≥ x12 + 1
B(x2; y2) ∈ K  y2 ≥ x22 + 1
Xét M ∈ [AB]  M = (1 – 𝜆)A + 𝜆B, ∀ 𝜆 ∈ [0; 1].
 M = ((1 – 𝜆)x1 + 𝜆x2; (1 – 𝜆)y1 + 𝜆y2)
Ta cần chứng minh M ∈ K tức:
(1 – 𝜆)y1 + 𝜆y2 ≥ [(1 – 𝜆)x1 + 𝜆x2]2 + 1
 (1 – 𝜆)y1 + 𝜆y2 ≥ (1 – 𝜆)2x12 + 2(1 – 𝜆)𝜆x1x2 + 𝜆2x22 + 1

5
Hình Học Lồi https://www.facebook.com/vu.haison.733/
Vũ Hải Sơn – K68C HNUE 0904913179

Thật vậy, ta có:


y1 ≥ x12 + 1  (1 – 𝜆)y1 ≥ (1 – 𝜆) x12 + (1 – 𝜆)
y2 ≥ x22 + 1  𝜆y2 ≥ 𝜆x22 + 𝜆
 (1 – 𝜆)y1 + 𝜆y2 ≥ (1 – 𝜆) x12 + (1 – 𝜆) + 𝜆x22 + 𝜆 = (1 – 𝜆) x12 + 𝜆x22 + 1
Cần chứng minh: (1 – 𝜆) x12 + 𝜆x22 + 1 ≥ (1 – 𝜆)2x12 + 2(1 – 𝜆)𝜆x1x2 + 𝜆2x22 + 1
 (1 – 𝜆) x12 + 𝜆x22 + 1 – (1 – 𝜆)2x12 – 2(1 – 𝜆)𝜆x1x2 – 𝜆2x22 – 1 ≥ 0
 [(1 – 𝜆)x12 – (1 – 𝜆)2x12]+ [𝜆x22 – 𝜆2x22] – 2(1 – 𝜆)𝜆x1x2 ≥ 0
 (1 – 𝜆)𝜆 x12 + (1 – 𝜆)𝜆 x22 – 2(1 – 𝜆)𝜆x1x2 ≥ 0
 (1 – 𝜆)𝜆(x12 – 2x1x2 + x22) ≥ 0  (1 – 𝜆)𝜆(x1 – x2)2 ≥ 0 (luôn đúng)
 M ∈ K tức K là tập lồi (đpcm).

5) Trong mặt phẳng tọa độ xét hình vuông với 4 đỉnh A(0, 0), B(1, 0), C(1, 1) và
D(0, 1). Chứng minh rằng hình vuông ABCD là một tập lồi.
Giải:

E = {(x, y) ∈ R2| 0 ≤ x, y ≤ 1}
Lấy M(x1; y1) ∈ E  0 ≤ x1, y1 ≤ 1

6
Hình Học Lồi https://www.facebook.com/vu.haison.733/
Vũ Hải Sơn – K68C HNUE 0904913179

N(x2; y2) ∈ E  0 ≤ x2, y2 ≤ 1


Xét P = (1 – 𝜆)M + 𝜆N, ∀ 𝜆 ∈ [0; 1].
 P = ((1 – 𝜆)x1 + 𝜆x2; (1 – 𝜆)y1 + 𝜆y2)
Ta cần chứng minh P ∈ E tức:
0 ≤ (1 – 𝜆)x1 + 𝜆x2 ≤ 1
0 ≤ (1 – 𝜆)y1 + 𝜆y2 ≤ 1
Thật vậy, ta thấy:
0 ≤ (1 – 𝜆)x1 + 𝜆x2 ≤ (1 – 𝜆) + 𝜆 = 1 và 0 ≤ (1 – 𝜆)y1 + 𝜆y2 ≤ (1 – 𝜆) + 𝜆 = 1
 P ∈ E tức E là tập lồi  hình vuông ABCD là tập lồi (đpcm).
Chú ý: Ta có thể chứng minh bài toán này bằng bao lồi ở phần sau.

6) Chứng minh rằng nếu A và B tương ứng là các tập lồi trong Rn và Rm thì A x B
là 1 tập lồi trong Rn + m.
Giải:
Ta định nghĩa A x B = {(x, y) ∈ Rn + m| x ∈ A, y ∈ B}.
Lấy M(x1, y1) ∈ A x B với x1 ∈ A, y1 ∈ B.
N(x2, y2) ∈ A x B với x2 ∈ A, y2 ∈ B.
Xét P = (1 – 𝜆)M + 𝜆N, ∀ 𝜆 ∈ [0; 1].
 P = ((1 – 𝜆)x1 + 𝜆x2; (1 – 𝜆)y1 + 𝜆y2)
Ta cần chứng minh P ∈ A x B tức:
(1 – 𝜆)x1 + 𝜆x2 ∈ A (luôn đúng do A là tập lồi- giả thiết)
(1 – 𝜆)y1 + 𝜆y2 ∈ B (luôn đúng do B là tập lồi- giả thiết)
 P ∈ A x B tức A x B là tập lồi.

7
Hình Học Lồi https://www.facebook.com/vu.haison.733/
Vũ Hải Sơn – K68C HNUE 0904913179

7) (Đề thi giữa kì K68 năm 2021) Cho x ≠ y ∈ Rn. Ta định nghĩa tia gốc x đi qua y
là tập hợp {𝜆𝑥 + (1 – 𝜆)y: 𝜆 ≤ 1}. Chứng minh tập này là lồi.
Giải:
Tia gốc x đi qua y là {x + 𝛼y: 𝛼 ≥ 0}
Giờ ta sẽ chứng minh vì sao {𝜆𝑥 + (1 – 𝜆)y: 𝜆 ≤ 1} = {x + 𝛼y: 𝛼 ≥ 0}
{𝜆𝑥 + (1 – 𝜆)y: 𝜆 ≤ 1} = {x + (1 – 𝜆)y – (1 – 𝜆)x: 𝜆 ≤ 1}
= {x + (1 – 𝜆)(y – x): 𝜆 ≤ 1} = {x + 𝛼(y – x): 𝛼 ≤ 1}
Vậy giờ ta chỉ cần chứng minh K = {x + 𝛼y: 𝛼 ≥ 0} là tập lồi.
Ta lấy x + 𝛼1 y ∈ K, 𝛼1 ≥ 0
x + 𝛼2 y ∈ K, 𝛼2 ≥ 0
Xét (1 – 𝜆)(x + 𝛼1 y) + 𝜆(x + 𝛼2 y)
= x + [(1 – 𝜆) 𝛼1 + 𝜆𝛼2 ]y = x + 𝛼3 y với 𝛼3 = (1 – 𝜆) 𝛼1 + 𝜆𝛼2
Ta thấy 𝛼3 là tổ hợp lồi của 𝛼1 và 𝛼2  𝛼3 ∈ [𝛼1 ; 𝛼2 ]
Do 𝛼1 ≥ 0, 𝛼2 ≥ 0 nên 𝛼3 ≥ 0
 x + 𝛼3 y ∈ K tức K là tập lồi (đpcm).

8) Trong R2 cho hai tập hợp


1
A = {(x, y): x ≤ 0}, B = {(x, y): x > 0, y ≥ }.
𝑥

Chứng minh rằng A, B lồi.


Giải:
A = {(x, y): x ≤ 0}
Lấy C(x1, y1) ∈ A  x1 ≤ 0
D(x2, y2) ∈ A  x2 ≤ 0
Xét M = (1 – 𝜆)C + 𝜆D, ∀ 𝜆 ∈ [0; 1].

8
Hình Học Lồi https://www.facebook.com/vu.haison.733/
Vũ Hải Sơn – K68C HNUE 0904913179

 M = ((1 – 𝜆)x1 + 𝜆x2; (1 – 𝜆)y1 + 𝜆y2)


Ta cần chứng minh M ∈ A tức:
(1 – 𝜆)x1 + 𝜆x2 ≤ 0
Thật vậy do: x1 ≤ 0, x2 ≤ 0 và 𝜆 ∈ [0; 1]  (1 – 𝜆)x1 + 𝜆x2 ≤ 0
 M ∈ A tức A là tập lồi (đpcm).

1
B = {(x, y): x > 0, y ≥ }
𝑥
1
Lấy M(x1, y1) ∈ A  x1 > 0, y1 ≥
𝑥1
1
N(x2, y2) ∈ A  x2 > 0, y2 ≥
𝑥2

Xét P = (1 – 𝜆)C + 𝜆D, ∀ 𝜆 ∈ [0; 1].


 P = ((1 – 𝜆)x1 + 𝜆x2; (1 – 𝜆)y1 + 𝜆y2)
Ta cần chứng minh P ∈ B tức:
1
(1 – 𝜆)y1 + 𝜆y2 ≥ (1−𝜆)𝑥
1 +𝜆𝑥2

Thật vậy do:


1 1−𝜆
y1 ≥  (1 – 𝜆)y1 ≥
𝑥1 𝑥1

1 𝜆
y2 ≥  𝜆y2 ≥
𝑥2 𝑥2

1−𝜆 𝜆 (1−𝜆)2 𝜆2 (1−𝜆+𝜆)2 1


 (1 – 𝜆)y1 + 𝜆y2 ≥ + = (1−𝜆)𝑥 + ≥ (1−𝜆)𝑥 = (1−𝜆)𝑥
𝑥1 𝑥2 1 𝜆𝑥2 1 +𝜆𝑥2 1 +𝜆𝑥2

𝑥12 𝑥22 2
𝑥𝑛 (𝑥1 +𝑥2 +⋯+𝑥𝑛 )2
(áp dụng BĐT Cauchy- Schwarz: + +…+ ≥ )
𝑦1 𝑦2 𝑦𝑛 𝑦1 +𝑦2 +⋯+𝑦𝑛

 P ∈ B tức B là tập lồi (đpcm).

9) Chứng minh rằng nghịch ảnh của một tập lồi qua ánh xạ afin cũng là tập lồi.

9
Hình Học Lồi https://www.facebook.com/vu.haison.733/
Vũ Hải Sơn – K68C HNUE 0904913179

(cũng đúng cho bài toán: ảnh của một tập lồi qua ánh xạ afin cũng là tập lồi, bạn
hãy thử tự chứng minh)
Giải:
Giả sử f : A  B là một ánh xạ afin
Với B là một tập lồi, ta cần chứng minh f-1(B) cũng là tập lồi.
Lấy x, y ∈ f-1(B)  f(x), f(y) ∈ B.
Xét z = (1 – 𝜆)x + 𝜆y, ∀ 𝜆 ∈ [0; 1].
Cần chứng minh z ∈ f-1(B) tức f(z) ∈ B
 f((1 – 𝜆)x + 𝜆y) ∈ B mà do f là ánh xạ afin
 f((1 – 𝜆)x + 𝜆y) = (1 – 𝜆)f(x) + 𝜆f(y) ∈ B do B là tập lồi
 z ∈ f-1(B) tức f-1(B) là tập lồi (đpcm).

10) (Trần Đăng Tâm) Trong R2, xét A = {(x, y): 1 ≤ x ≤ 2} và B = {(x, y): y ≥ |x|}.
Chứng minh A, B, A\B là tập lồi. Chứng minh rằng A ⋃ B và B\A là các tập không
lồi.
Giải:
A\B = {(x, y): 1 ≤ x ≤ 2, y < |x| = x do x > 0}
Phần chứng minh là tập lồi, bạn hãy coi như một bài luyện tập.
(cách chứng minh nhanh có ở bài 17, dạng 3)
Chứng minh A ⋃ B và B\A là các tập không lồi.
- Ta biểu diễn A ⋃ B:

10
Hình Học Lồi https://www.facebook.com/vu.haison.733/
Vũ Hải Sơn – K68C HNUE 0904913179

Lấy 2 điểm M, N ∈ A ∪ B  P nằm ngoài A ∪ B  A ⋃ B không phải tập lồi.


- Ta có: B\A = {(x, y): y ≥ |x|, x < 1, x > 2}

Lấy 2 điểm D, E ∈ A\B  G nằm ngoài A\B  A\B không phải tập lồi.

11) (Đề thi cuối kì K65 năm 2018) Trong Rn xét tập hợp In = {(x1, …, xn) ∈ Rn: |xi|
≤ 1}. Chứng minh In là tập lồi.
Giải: In = {(x1, …, xn) ∈ Rn: |xi| ≤ 1}
Lấy A = (x1, …, xn) ∈ In  |xi| ≤ 1
B = (y1, …, yn) ∈ In  |yi| ≤ 1
Xét M = (1 – 𝜆)A + 𝜆B, ∀ 𝜆 ∈ [0; 1].
11
Hình Học Lồi https://www.facebook.com/vu.haison.733/
Vũ Hải Sơn – K68C HNUE 0904913179

 M = ((1 – 𝜆)x1 + 𝜆y1;…; (1 – 𝜆)xn + 𝜆yn)


Ta cần chứng minh M ∈ In tức:
|(1 – 𝜆)xi + 𝜆yi| ≤ 1
Thật vậy, áp dụng BĐT giá trị tuyệt đối: |a + b| ≤ |a| + |b|, ta có:
|(1 – 𝜆)xi + 𝜆yi| ≤ (1 – 𝜆)|xi| + 𝜆|yi| ≤ (1 – 𝜆).1 + 𝜆.1 = 1
 M ∈ In tức In là tập lồi (đpcm).

12) (Đề thi giữa kì K68 năm 2021) Cho tập D = {(x, y, z) ∈ R3: √𝑥 2 + 𝑦 2 + |z| ≤
1}. Chứng minh rằng D là tập lồi.

Giải: D = {(x, y, z) ∈ R3: √𝑥 2 + 𝑦 2 + |z| ≤ 1}

Lấy A(x1, y1, z1) ∈ D  √𝑥12 + 𝑦12 + |z1| ≤ 1

B(x2, y2, z2) ∈ D  √𝑥22 + 𝑦22 + |z2| ≤ 1


Xét M = (1 – 𝜆)A + 𝜆B, ∀ 𝜆 ∈ [0; 1].
 M = ((1 – 𝜆)x1 + 𝜆x2; (1 – 𝜆)y1 + 𝜆y2; (1 – 𝜆)z1 + 𝜆z2)
Ta cần chứng minh M ∈ D tức:

2 2
√((1 − 𝜆)𝑥1 + 𝜆𝑥2 ) + ((1 − 𝜆)𝑦1 + 𝜆𝑦2 ) + |(1 – 𝜆)z1 + 𝜆z2| ≤ 1

Áp dụng BĐT Minkowski: √(𝑥1 + 𝑦1 )2 + (𝑥2 + 𝑦2 )2 + ⋯ + (𝑥𝑛 + 𝑦𝑛 )2

≤ √𝑥12 + 𝑥22 + ⋯ + 𝑥𝑛2 + √𝑦12 + 𝑦22 + ⋯ + 𝑦𝑛2 và BĐT giá trị tuyệt đối: |a + b| ≤ |a|
+ |b|, ta có:

2 2
√((1 − 𝜆)𝑥1 + 𝜆𝑥2 ) + ((1 − 𝜆)𝑦1 + 𝜆𝑦2 ) + |(1 – 𝜆)z1 + 𝜆z2| ≤

2
√((1 − 𝜆)𝑥1 + (1 − 𝜆)𝑦1 ) + √(𝜆𝑥2 + 𝜆𝑦2 )2 + (1 – 𝜆)|z1| + 𝜆|z2|

= (1 – 𝜆)√𝑥12 + 𝑦12 + 𝜆√𝑥22 + 𝑦22 + (1 – 𝜆)|z1| + 𝜆|z2|

12
Hình Học Lồi https://www.facebook.com/vu.haison.733/
Vũ Hải Sơn – K68C HNUE 0904913179

= (1 – 𝜆)( √𝑥12 + 𝑦12 + |z1|) + 𝜆(√𝑥22 + 𝑦22 + |z2|) ≤ (1 – 𝜆).1 + 𝜆.1 = 1


 M ∈ D tức D là tập lồi (đpcm).

13) Cho 2 đoạn thẳng [a, b], [c, d] trong Rn. Chứng minh rằng đoạn thẳng [a + c, b
+ d] được chứa trong tổng [a, b] + [c, d].
Giải:
Ta có thể chứng minh được [a, b], [c, d], [a + c, b + d] là các tập lồi (bạn hãy coi
như một bài luyện tập). Sở dĩ từ trước tới nay chúng ta có thể biểu diễn được điểm
nằm giữa 2 điểm dưới dạng tổ hợp lồi vì đoạn đó là tập lồi, giờ đã đến lúc phải
chứng minh.
Lấy z ∈ [a + c, b + d]
 z = (1 – 𝜆)(a + c) + 𝜆(b + d), ∀ 𝜆 ∈ [0; 1] (do [a + c, b + d] lồi)
 z = (1 – 𝜆)(a + c) + 𝜆(b + d) = [(1 – 𝜆)a + 𝜆b] + [(1 – 𝜆)c + 𝜆d] ∈ [a, b] + [c, d]
((1 – 𝜆)a + 𝜆b ∈ [a, b] do [a, b] lồi, (1 – 𝜆)c + 𝜆d ∈ [c, d] do [c, d] lồi)
 [a + c, b + d] ⊂ [a, b] + [c, d] (đpcm).

14) Với A ⊂ Rn ta định nghĩa ker A = {x ∈ A: [x, y] ⊂ A với mọi y ∈ A}. Chứng
minh rằng ker A là tập lồi.
Giải:
Lấy m ∈ ker A  [m, y] ⊂ A ∀ y ∈ A
n ∈ ker A  [n, y] ⊂ A ∀ y ∈ A
Xét p ∈ [m, n]  p = (1 – 𝜆)m + 𝜆n, ∀ 𝜆 ∈ [0; 1].
Cần chứng minh p ∈ ker A tức:
[(1 – 𝜆)m + 𝜆n, y] ⊂ A ∀ y ∈ A
Thật vậy, ta có:
[(1 – 𝜆)m + 𝜆n, y] = (1 – 𝜆)[m, y] + 𝜆[n, y]

13
Hình Học Lồi https://www.facebook.com/vu.haison.733/
Vũ Hải Sơn – K68C HNUE 0904913179

Ta thấy [m, y] ⊂ A  (1 – 𝜆)[m, y] ⊂ A (tức nhân với 1 – 𝜆 ≤ 1 sẽ thành đoạn bé


hơn hoặc bằng chính nó)
Tương tự: 𝜆[n, y] ⊂ A  [(1 – 𝜆)m + 𝜆n, y] ⊂ A
 p ∈ ker A tức ker A là tập lồi (đpcm).

Dạng 2: Tổng Minkowski:


I. Một số kiến thức cần nhớ:
Có 3 dạng cơ bản của tổng Minkowski:
1) Điểm A + điểm B: cộng tọa độ 2 điểm A và B vào như bình thường.
2) Điểm A + hình B: cộng từng điểm của hình B với điểm A.
3) Hình A + hình B: cộng từng điểm của hình B với hình A.

1) Điểm + điểm:

A(2, 1) + B(4, 3) = C(6, 4)

2) Điểm + hình:

14
Hình Học Lồi https://www.facebook.com/vu.haison.733/
Vũ Hải Sơn – K68C HNUE 0904913179

A(2, 1) + d: (x = 1) = ?
Ta lấy hai điểm B(1, 1) và C(1, 2) ∈ d
 A(2, 1) + B(1, 1) = D(3, 2); A(2, 1) + C(1, 2) = E(3, 3)
Nối 2 điểm D(3, 2) và E(3, 3) ta được d’: x = 3.
Vậy A(2, 1) + d: (x = 1) = d’: (x = 3).

M(4, 2) + S = ?
M(4, 2) + A(1, 1) = E(5, 3)
M(4, 2) + B(3, 1) = F(7, 3)

15
Hình Học Lồi https://www.facebook.com/vu.haison.733/
Vũ Hải Sơn – K68C HNUE 0904913179

M(4, 2) + C(3, 3) = G(7, 5)


M(4, 2) + D(1, 3) = H(5, 5)
Nối 4 điểm E, F, G, H lại ta được hình vuông S’
 M(4, 2) + S = S’
Nhận xét: Có thể thấy điểm + hình chính là tịnh tiến hình theo điểm đó.

3) Hình + hình:

● A = [0, 1], B = [0, 1]


A+B=?
Ta có: A + B = ⋃ (b + A) với b ∈ B.
(tức cộng từng điểm của hình B với hình A)
Lấy điểm M(0,5; 0) + A = d: (x = 1)
Tương tự lấy thật nhiều điểm ∈ B rồi + A, những đoạn này sẽ phủ kín dần tạo
thành hình vuông có độ dài cạnh là 1.
 A + B = hình vuông cạnh 1.

16
Hình Học Lồi https://www.facebook.com/vu.haison.733/
Vũ Hải Sơn – K68C HNUE 0904913179

● Nếu biểu diễn dưới dạng tường minh, ta có:


A = {(0, y): 0 ≤ y ≤ 1}
B = {(x, 0): 0 ≤ x ≤ 1}
 A + B = {(x, 0) + (0, y) = (x, y): 0 ≤ x, y ≤ 1} là hình vuông cạnh 1.

II. Luyện tập:


15) Tìm tổng của các tập hợp A, B ∈ R3 trong các trường hợp sau đây:
a) A = {(2, 2)}, B = B(1) trong R2.
b) A là đoạn thẳng nối (0, 0) và (2, 0), B = B’(1) trong R2.
Giải:
a) A = {(2, 2)}, B = {(x, y): x2 + y2 < 1}
(Áp dụng quy tắc điểm + hình ta có được tổng A + B chính là hình tròn tâm A(2,
2) bán kính 1, quy tắc này chỉ phục vụ cho mục đích vẽ hình)

(sau đây sẽ chứng minh):

17
Hình Học Lồi https://www.facebook.com/vu.haison.733/
Vũ Hải Sơn – K68C HNUE 0904913179

A + B = {(x + 2, y + 2) ∈ R2 : x2 + y2 < 1}
Đặt x + 2 = a, y + 2 = b  x = a – 2, y = b – 2. Từ đó ta có:
A + B = {(a, b) ∈ R2: (a – 2)2 + (b – 2)2 < 1}
Chính là hình tròn tâm (2, 2) bán kính 1.
b) A = [0, 2], B = {(x, y): x2 + y2 ≤ 1}
Áp dụng quy tắc hình + hình ta có được tổng A + B chính là hình dạng dây xích
bánh xe giống bên dưới.

Dạng 3: Các tính chất của tập lồi:


I. Một số kiến thức cần nhớ:
1) Giao của các tập lồi cũng là tập lồi.
2) Nếu A, B là các tập lồi thì A + B là tập lồi.
(như ở trên dạng 2, tổng Minkowski A + B ta thấy luôn là tập lồi)
Chứng minh: Lấy x, y ∈ A + B.
 x = a + b, a ∈ A, b ∈ B.
18
Hình Học Lồi https://www.facebook.com/vu.haison.733/
Vũ Hải Sơn – K68C HNUE 0904913179

y = a’ + b’, a’ ∈ A, b’ ∈ B.
Xét z = (1 – 𝜆)x + 𝜆y
 z = [(1 – 𝜆)a + 𝜆a’] + [(1 – 𝜆)b + 𝜆b’]
∈A ∈B
(do A, B lồi)
 z ∈ A + B  A + B là tập lồi (đpcm).
3) (Tổng quát cho ý 2) Nếu A, B là các tập lồi thì 𝛼A + 𝛽B là tập lồi, ∀ 𝛼, 𝛽 ∈ R.

II. Luyện tập:


16) Ta đã biết ở bài 1, tập nghiệm của bất phương trình x + 2y + 3z ≥ 5 là một tập
lồi trong R3. Kết quả trên có đúng cho một hệ bất phương trình tuyến tính bất kì
hay không?
Giải: Một bất phương trình là một tập lồi. Thế thì hệ bất phương trình là giao của
nhiều tập lồi. Áp dụng tính chất 1, ta suy ra ngay tập nghiệm của hệ bất phương
trình tuyến tính bất kì sẽ luôn là tập lồi.

17) Hãy chứng minh A\B = {(x, y): 1 ≤ x ≤ 2, y < x} là tập lồi (từ bài 10)
Giải: Áp dụng kết quả bài 16, ta thấy A\B ở đây chính là tập nghiệm của hệ bất
𝑥≥1
phương trình tuyến tính {𝑥 ≤ 2 . Từ đó suy ra A\B là một tập lồi.
𝑥>𝑦

18) Khẳng định sau có đúng hay không?


“Cho A, B là các tập lồi. Khi đó A ⋃ B là lồi nếu và chỉ nếu A ⊂ B hoặc B ⊂ A.”
Giải: Ta có thể lấy ngay ví dụ phản chứng:

19
Hình Học Lồi https://www.facebook.com/vu.haison.733/
Vũ Hải Sơn – K68C HNUE 0904913179

Ở đây A chỉ tiếp xúc với B. Ta thấy A ⋃ B vẫn là lồi nhưng không hề có tập nào là
con tập kia.

20

You might also like