You are on page 1of 15

I.

Đặc điểm dân tộc trong thời kì quá độ ở Việt Nam hiện nay
Có sự chênh lệch về dân số giữa các tộc người.
Các dân tộc cư trú xen kẽ nhau.
Các dân tộc thiểu số phân bố chủ yếu ở địa bàn có vị trí chiến lược quan trọng.
Các dân tộc ở Việt Nam có trình độ phát triển không đều.
Các dân tộc Việt Nam có truyền thống đoàn kết, gắn bó lâu đời trong cộng đồng
dân tộc – quốc gia thống nhất.
Các dân tộc góp phần tạo nên sự phong phú, đa dạng nền bản sắc văn hóa Việt
Nam thống nhất.
II. Thực trạng vấn đề dân tộc ở Việt Nam hiện nay
1. Kinh tế

a, Kết quả đạt được


- Ban hành các chính chính sách nhằm hỗ trợ phát triển kinh tế
Từ năm 2016 đến nay, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành:
41 văn bản đề cập đến chính sách hỗ trợ phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào
DTTS & MN trong đó có 15 đề án, chính sách trực tiếp; lũy kế đến nay còn 118
văn bản, trong đó có 54 đề án, chính sách còn hiệu lực, trực tiếp hỗ trợ phát triển
kinh tế vùng đồng bào DTTS & MN.
VD: Các chính sách phát triển kinh tế ở Tây Nguyên:
Về chính sách đất đai, Việc giao đất, giao rừng cho đồng bào được thực hiện
song song với việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và hưởng quyền
lợi theo quy định của Luật Đất đai, Luật Lâm nghiệp theo các chương trình
thí điểm.
Về chính sách tín dụng, Chính phủ mở rộng cho vay đối với các hộ đồng bào
DTTS
- Tập trung liên kết vùng trong kinh tế hiện nay
Các khu công nghiệp, khu kinh tế đã thu hút được 375 dự án đầu tư nước ngoài
đăng ký mới và điều chỉnh tăng vốn với tổng vốn đạt gần 6,2 tỷ USD; 318 dự án
đầu tư trong nước và điều chỉnh tăng vốn cho 115 dự án với tổng vốn đầu tư cấp
mới và tăng thêm là 108.000 tỷ đồng.
Về xây dựng các hành lang kinh tế, tập trung quy hoạch, liên kết và mở rộng các
địa bàn trọng yếu
VD: Liên kết hành lang kinh tế ở Tây Bắc:
Các hành lang kinh tế đang được xây dựng và hoạt động gồm:
 Hành lang kinh tế Đông - Tây
 Hành lang kinh tế Côn Minh - Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng - Quảng Ninh
 Hành lang kinh tế Nam Ninh - Lạng Sơn - Hà Nội - Hải Phòng - Quảng
Ninh

- Thu nhập bình quân đầu người của đồng bào dân tộc thiểu số đã tăng lên
so với trước đây.

Năm 2022, Chương trình mục tiêu quốc gia về phát triển kinh tế - xã hội vùng
đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi của Thủ đô Hà Nội được triển khai hiệu quả.

+ Phấn đấu mức thu nhập bình quân của người dân tộc thiểu số tăng trên 2 lần so
với năm 2020

+ Tỉ lệ hộ nghèo trong đồng bào dân tộc thiểu số mỗi năm giảm trên 3%; phấn đấu
50% số xã, thôn ra khỏi địa bàn đặc biệt khó khăn

b, Hạn chế

a. Tình trạng thiếu đất sản xuất:

Theo số liệu điều tra thực trạng kinh tế - xã hội 53 DTTS, có đến 68,5% hộ DTTS
có nhu cầu cần thêm đất để sản xuất.

Trong đó có nhiều nhóm dân tộc ở Tây Nguyên có trên 80% số hộ thiếu đất sản
xuất.

b. Các vấn đề về ô nhiễm môi trường, tài nguyên:

Xuất hiện tình trạng tranh chấp tài nguyên và đùn đẩy trách nhiệm trong việc xử lý
ô nhiễm môi trường.
Nhiều cơ sở sản xuất hoặc khu công nghiệp gây ô nhiễm môi trường, làm thiệt hại
kinh tế và sức khỏe con người, nhất là ô nhiễm nguồn nước, nhưng chưa có cơ chế
xử lý thỏa đáng

c, Nguyên nhân
- Nguồn lực từ ngân sách nhà nước dành cho những nơi này trong những năm
qua cũng chưa đáp ứng nhu cầu phát triển của vùng, nhất là đầu tư về hạ
tầng thiết yếu.
- Đồng bào các DTTS sinh sống chủ yếu ở vùng biên giới, vùng sâu, vùng xa,
có cơ sở hạ tầng kém phát triển, điều kiện kinh tế - xã hội còn nhiều khó
khan
- Trình độ nhận thức cũng như việc tiếp thu kiến thức khoa học công nghệ
còn hạn chế; một bộ phận còn tư tưởng trông chờ, ỷ lại, chưa có ý thức tự
vươn lên; phong tục, tập quán lạc hậu còn diễn ra ở một số nơi.
- Nhận thức của một bộ phận cấp ủy, chính quyền, nhất là cơ sở về vai trò, vị
trí và tầm quan trọng của công tác phát triển kinh tế còn chưa đầy đủ. Việc
phối hợp giữa một số ban, ngành và địa phương trong thực hiện chính sách
kinh tế có lúc, có nơi chưa chặt chẽ và thiếu đồng bộ.
d, Giải pháp
- Chính phủ nên có cơ chế đặc thù trong đầu tư, phân bổ lại ngân sách Nhà
nước hợp lí cho các địa phương miền núi, biên giới, vùng đồng bào dân tộc
thiểu số, vùng có điều kiện kinh tế khó khăn. Cụ thể:
 tháo gỡ khó khăn trong tình trạng thiếu đất ở, đất sản xuất, quy hoạch,
bố trí ổn định dân cư ở địa bàn đặc biệt khó khăn, nhất là vùng có
nguy cơ cao về thiên tai.
 Phát triển sản xuất nông, lâm nghiệp, phát huy tiềm năng, thế mạnh
của địa phương để sản xuất hàng hóa theo chuỗi giá trị;
 Hỗ trợ kinh phí đi xuất khẩu lao động, đầu tư vốn phát triển các mô
hình kinh tế, Phát triển giáo dục và đào tạo nâng cao chất lượng nguồn
nhân lực
⇒ Ví dụ: Giai đoạn 2021 - 2025, Bắc Giang dành gần 141 tỷ đồng để
hỗ trợ giải quyết việc làm thông qua hoạt động đào tạo người lao động vùng DTTS
và miền núi đi làm việc theo hợp đồng có thời hạn ở nước ngoài (Nguồn: Báo Điện
tử Đảng Cộng sản Việt Nam)
- Cần phát triển hạ tầng giao thông, đặc biệt là đường bộ
- Phát huy vai trò cầu nối giữa Đảng, chính quyền, đoàn thể với quần chúng
nhân dân và người có uy tín trong đồng bào DTTS; tăng cường công tác
phối, kết hợp giữa các ngành, các cấp trong thực hiện chính sách phát triển
kinh tế cho vùng dân tộc.

2. Chính trị

a, Kết quả đạt được


- Đảng và nhà nước tổ đã duy trì và chức thành công chương trình ngày hội
đoàn kết dân tộc 18/11 trong 20 năm
- Công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật trong vùng dân tộc và
miền núi có chuyển biến tốt
Tại tỉnh Cao Bằng, từ năm 2021 đến nay, Ban Dân tộc tổ chức 12 hội nghị tuyên
truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật
Năm 2022, toàn tỉnh Hòa Bình tổ chức được 2.105 cuộc tuyên truyền cho hơn
334.864 lượt người.
kênh VTV5 Đài Truyền hình Việt Nam đang thực hiện phát sóng 26 thứ tiếng (bao
gồm cả tiếng Kinh) trên các nền tảng khác nhau. Song song đó, Đài Tiếng nói Việt
Nam cũng phát sóng 13 thứ tiếng trên hệ Phát thanh Tiếng Dân tộc.
- Đồng bào các dân tộc được thực hiện quyền dân chủ về chính trị, tham gia
hệ thống chính quyền các cấp từ Trung ương đến cơ sở ngày càng tăng. (báo
điện tử đảng cộng sản Việt Nam)
Tỷ lệ cử tri đi bầu ở nhiều tỉnh vùng dân tộc thiểu số và miền núi gần như tuyệt
đối: Trà Vinh 99,98%, Lào Cai 99,98%, Vĩnh Long 99,97%, Hà Giang 99,96%,
Gia Lai 99,95%, Quảng Ninh 99,95%,
Trong đại hội khóa XIV có 86 đại biểu Quốc hội là người DTTS thuộc 32 dân tộc
khác nhau (chiếm tỷ lệ 17,3%).
Mỗi nhiệm kỳ Quốc hội đều có đại diện của từ 28 - 32 dân tộc. Đến nay đã có tổng
số 52/54 dân tộc (bao gồm cả dân tộc Kinh) và 51/53 dân tộc thiểu số đã có đại
diện tham gia Quốc hội qua các khóa.
- Hệ thống chính trị ở các vùng dân tộc và miền núi được tăng cường, củng
cố.. Trình độ cán bộ ở vùng dân tộc và miền núi được nâng lên.
Trong thời gian từ tháng 4/2023 đến nay, Hà Nội đã tổ chức được 9 khóa bồi
dưỡng kiến thức dân tộc cho trên 800 cán bộ, công chức, viên chức thuộc hai
nhóm đối tượng 3 và 4 thuộc các quận, huyện trên địa bàn thành phố Hà Nội.
Tại Hà Giang, ngày 25/8/2023, Học viện Dân tộc (HVDT) phối hợp với Ủy ban
nhân dân (UBDN) thành phố Hà Giang tổ chức Khai giảng lớp tập huấn bồi dưỡng
kiến thức dân tộc cho đối tượng 4 là cán bộ tổ chức chính trị xã hội, công chức
chuyên môn, cán bộ bán chuyên trách 8 xã, phường trên địa bàn thành phố.
b, Nhược Điểm:
- Các thành phần phản động kích động đồng bào dân tộc thiểu số ly khai, đòi
quyền tự trị
 Đối tượng: bộ phận người dân tộc thiểu số thuộc khu vực miền núi, vùng
sâu vùng xa, vùng biên giới, hải đảo đời sống gặp nhiều khó khăn
 Phương pháp: mua chuộc, dụ dỗ tham gia vào nhiều hoạt động phi pháp
núp bóng tôn giáo, hoặc các hội nhóm mang danh “xã hội dân sự” đấu tranh
“vì quyền lợi cho các dân tộc ít người”
 Mục đích: nhen nhóm tư tưởng ly khai trong cộng đồng dân tộc thiểu số,
kích động người dân đòi quyền dân tộc tự quyết, lập nên nhà nước riêng, gây
mất an ninh trật tự trên địa bàn, đe dọa gây ra những hậu quả khó lường.
 Ví dụ điển hình:

+ Khu vực miền núi phía Bắc: tà đạo Giê Sùa và Bà cô Dợ.
Người sáng lập: Hờ Chá Sùng
Địa bàn hoạt động: Điện Biên, Lai Châu, Sơn La, Lào Cai, Yên Bái
Hoạt động:
tuyên truyền tà đạo
tán phát các tài liệu tuyên truyền tà đạo trên mạng internet
 Hờ Chá Sùng đã bộc lộ mưu đồ thật sự của mình từ việc lập ra một tổ chức
tôn giáo bất hợp pháp là nhằm kích động, kêu gọi người H’Mông, thành lập
“nhà nước H’Mông” tự trị với lý lẽ sai trái rằng, đó là thực hành quyền dân
tộc tự quyết.
+ Khu vực Tây Nguyên: Nhà nước Đê Ga độc lập
Thông tin: do Ksor Kơk cầm đầu.
Ksor Kơk xuyên tạc rằng “mỗi dân tộc phải có một lãnh thổ riêng, có phong tục tập
quán riêng, đất của người Thượng phải do người Thượng quản lý, sử dụng”.

đẩy mạnh phương thức tuyên truyền qua tôn giáo.


Gần đây vụ tấn công liều lĩnh, manh động vào trụ sở Ủy ban nhân dân hai xã Ea
Tiêu và Ea Ktur được đánh giá là hoạt động khủng bố chống chính quyền với sự
tiếp tay, chỉ đạo từ nước ngoài.

+ Khu vực Tây nam bộ: “Liên đoàn Khmer Kampuchea Krom” (Mỹ)
Thông tin:
tổ chức này còn yêu cầu Việt Nam, Campuchia chấm dứt phân biệt đối xử với
người “Khmer Krom”

đề nghị Liên hợp quốc, các tổ chức quốc tế và các nước thành viên ASEAN can
thiệp
yêu cầu thành lập Văn phòng nhân quyền bảo vệ quyền lợi cho người “Khmer
Krom” tại Việt Nam...

c, Nguyên nhân

 Việt Nam là quốc gia đa dân tộc, đa tôn giáo, đa biên giới, trong đó có
những vấn đề phức tạp, nhạy cảm về nguồn gốc lịch sử và quá trình
tộc người, quan hệ dân tộc, biên giới quốc gia.

 Quá trình chống phá của các thế lực thù địch trên lĩnh vực dân tộc, mà
mục tiêu là làm suy giảm niềm tin của quần chúng nhân dân các tộc
người đối với Đảng, Nhà nước và chế độ xã hội chủ nghĩa.

 Ở các tỉnh miền núi, biên giới dân cư phân bổ không đồng đều, đời
sống kinh tế - xã hội, mặt bằng dân trí so với nhiều địa phương còn
thấp.

d, Giải pháp
 Đẩy mạnh tuyên truyền, giáo dục, vận động để mọi tầng lớp nhân dân, nhất
là đồng bào các dân tộc thiểu số, đồng bào có đạo hiểu rõ và nắm vững
đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước.

 Chăm lo nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của đồng bào các dân tộc, tôn
giáo.

 Tăng cường và nâng cao hiệu lực quản lý nhà nước về dân tộc, tôn giáo.

 Tiếp tục củng cố và xây dựng hệ thống chính trị cơ sở vững mạnh.

 Thường xuyên chăm lo xây dựng, củng cố nền quốc phòng toàn dân; xây
dựng thế trận quốc phòng toàn dân gắn với thế trận an ninh nhân dân.

3. Văn hóa xã hội

a, Kết quả đạt được

- Bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa các dân tộc Việt Nam được chú trọng

Theo thống kê của Ủy ban Dân tộc, hiện đã có 3 bảo tàng Trung ương và 65 bảo
tàng cấp tỉnh thực hiện sưu tầm, kiểm kê, trưng bày di sản văn hóa truyền thống
của các dân tộc Việt Nam.

Sau 2 đợt xét tặng (năm 2015 và năm 2019), đã có 559 nghệ nhân là người dân tộc
thiểu số được Chủ tịch nước phong tặng, truy tặng danh hiệu vinh dự Nhà nước.

Có hơn 80 lễ hội truyền thống tiêu biểu của các dân tộc thiểu số được Bộ Văn hóa,
Thể thao và Du lịch hỗ trợ các địa phương tổ chức phục dựng, bảo tồn và phát
triển.

Việc gìn giữ tiếng nói, chữ viết của đồng bào các dân tộc thiểu số được thực hiện
thông qua nhiều hình thức, như tổ chức ngày hội, giao lưu văn hóa cấp vùng, miền,
khu vực, từng dân tộc; các lớp truyền dạy… Hiện nay, 27/53 dân tộc thiểu số có bộ
chữ viết riêng của dân tộc mình như Tày, Thái, Hoa, Mông được bảo tồn. Một số
ngôn ngữ được sử dụng để in các tác phẩm văn nghệ truyền thống, các sáng tác
mới.

Các đài phát thanh, truyền hình ở Trung ương và địa phương tổ chức sản xuất
nhiều bộ phim lấy đề tài về phong tục, tập quán, lễ hội, bản sắc đặc trưng của các
dân tộc trên khắp mọi miền đất nước, góp phần tuyên truyền, phổ biến bản sắc văn
hóa độc đáo của các dân tộc thiểu số.

Mới đây nhất, bộ phim truyền hình Cuộc chiến không giới tuyến thực sự đã “làm
mưa làm gió” khi nhiều khung cảnh mênh mông, hùng vĩ miền biên viễn cùng nếp
ăn ở sinh hoạt cho đến những lễ hội, niềm tin tôn giáo hiện lên lung linh trên màn
ảnh nhỏ.

- Về giáo dục - y tế:

+ Công tác giáo dục, đào tạo nghề, hướng nghiệp cho thanh niên người dân tộc
thiểu số được tích cực thực hiện.

Một ví dụ điển hình là ở huyện An Biên, tỉnh Kiên Giang. 9 tháng đầu năm 2023,
huyện An Biên đã tổ chức thành công 7 lớp đào tạo nghề ngắn hạn cho hơn 200 lao
động. Các lĩnh vực đào tạo gồm điện dân dụng, điện lạnh, trang điểm, tin học văn
phòng với kinh phí tổ chức khoảng 500 triệu đồng. Việc đào tạo nghề ngắn hạn
giúp nhiều thanh niên dân tộc thiểu số nâng cao tay nghề, có thêm kiến thức, có
việc làm ổn định.

+ Hệ thống trường học và cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy và học được tiếp tục
đầu tư.

Tiêu biểu là tỉnh Sóc Trăng - nơi có đông đồng bào Khmer sinh sống, tỉnh luôn chú
trọng đầu tư cơ sở vật chất trường, lớp và nâng cao chất lượng giáo dục vùng đồng
bào dân tộc. Chuẩn bị năm học mới 2023 - 2024, ngành Giáo dục và các địa
phương trong tỉnh đang tiếp tục đầu tư xây dựng trường mới phục vụ con em vùng
đồng bào dân tộc Khmer.

Sau nhiều năm học trong những ngôi trường điểm lẻ và xuống cấp, ẩm thấp, năm
học 2023 - 2024, hơn 300 học sinh là con em đồng bào dân tộc Khmer tại khu vực
xã Thuận Hưng, huyện Mỹ Tú sẽ được học trong ngôi trường mới khang trang -
Trường Tiểu học Thuận Hưng A.

+ Các chế độ, chính sách đối với cán bộ quản lý, giáo viên và người học là người
dân tộc thiểu số được thực hiện đầy đủ, kịp thời, đúng quy định.

+ Công tác y tế, chăm sóc sức khỏe, khám chữa bệnh, phòng chống dịch bệnh
nhân dân, an toàn thực phẩm tiếp tục được quan tâm triển khai thực hiện.

- Tốc độ giảm nghèo đã có nhiều tiến triển.

Về kết quả thực hiện mục tiêu giảm nghèo năm 2023, theo báo cáo của Bộ Lao
động-Thương binh và Xã hội: tỷ lệ hộ nghèo tại các huyện nghèo còn khoảng 33%
(giảm 5,62%); tỷ lệ hộ nghèo dân tộc thiểu số còn khoảng 17,82% (giảm 3,2%),
đạt chỉ tiêu Quốc hội, Chính phủ giao.

b, Hạn chế

- Vẫn tồn tại một số hủ tục, tập quán lạc hậu trong cộng đồng các dân tộc thiểu số,
nhất là ở vùng sâu, vùng xa.

Theo kết quả điều tra do Uỷ ban Dân tộc thực hiện, toàn quốc vẫn còn 24,4% hộ
dân tộc thiểu số đang nuôi nhốt gia súc, gia cầm dưới gầm sàn hoặc sát cạnh nhà
ở. Lối sống này ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khoẻ và chất lượng cuộc sống
của đồng bào.

Thủ tục cưới xin còn tốn kém, kéo dài

Đồng bào dân tộc Giẻ Triêng còn duy trì tục “Củi hứa hôn”. Các cô gái bước vào
tuổi 16 phải vào rừng chặt củi để làm của hồi môn về nhà chồng. Quy ước bất
thành văn là nhà gái chuẩn bị từ vài chục đến vài trăm bó củi để làm của hồi môn.
Loại củi được người Giẻ Triêng ưa chuộng nhất là củi cây Dẻ do cháy nhanh
nhưng lâu tàn. Sau khi nhà gái cõng củi về nhà trai, nhà trai mở tiệc đáp lễ bằng
việc giết mổ bò, heo, gà, rượu cần và cho nhà gái một phần thịt mang về.

Tập tục “củi hứa hôn” với số lượng lớn tác động xấu đến nhiều mặt. Để tìm đủ số
lượng lớn củi khiến cô gái và người thân mất nhiều thời gian, công sức. Gỗ dẻ là
gỗ nhóm II hiếm quý, nếu khai thác là vi phạm quy định Luật Lâm nghiệp. Khai
thác số lượng lớn lại chỉ lựa chọn các cành cùng kích cỡ dẫn đến phí phạm tài
nguyên. Việc đáp lễ bằng cách giết mổ bò, heo, gà, rượu cần để mở tiệc mời nhà
gái có thể gây áp lực, ảnh hưởng kinh tế gia đình nhà trai, đặc biệt là các hộ nghèo
và cận nghèo.
Đám tang, làm ma tốn kém, kéo dài, mất vệ sinh

Với đồng bào Mông, tang ma là nghi lễ quan trọng bậc nhất trong đời người.
Người Mông có câu nói rằng: “Học làm ăn, làm uống của người khác thì được
nhưng làm ma thì không thể theo người ta được”. Từ lúc gia đình có người chết
đến khi chôn phải qua hơn 30 nghi lễ chính, chưa kể các nghi thức sau chôn cất
như: Ma khô; Ma rượu gà; Ma rượu lợn, Ma bò… nên rất tốn kém thời gian, chi
phí của gia chủ.

Đồng bào dân tộc Giẻ Triêng, Xơ Đăng, Gia Rai có tục tưởng nhớ và cho người
chết ăn. Lúc chưa chôn thì rải cơm, rượu xung quanh thi hài (một số làng đã sửa
đổi bằng cách đặt mâm cơm giữa nhà). Sau khi chôn thì cắm một ống lồ ô rỗng
ruột xuống lòng mộ, người nhà mang cơm, rượu ra đổ vào đó mỗi ngày 1 đến 2
lần, kéo dài trong 1 tháng thì chấm dứt. => Tập tục này có tính chất mê tín dị đoan,
người dân tiếp xúc với môi trường ô nhiễm, dễ lây lan dịch bệnh, kéo dài tâm lý u
uất, ảnh hưởng đến sức khỏe và công việc của những người thân trong gia đình,
gây lãng phí, ảnh hưởng đến kinh tế.

- Vẫn còn tồn tại thực trạng kỳ thị, phân biệt vùng miền Bắc - Nam, thành thị -
nông thôn

Sự phân biệt vùng miền len lỏi vào cuộc sống hàng ngày, trên các nền tảng mạng
xã hội dưới hình thức mỉa mai, châm chọc, công kích bằng những ngôn từ miệt thị
“ Nam Kỳ - Cali”, “ Bắc Kì - Parky”. Thậm chí, một số các bạn trẻ có tư tưởng
lệch lạc, thiếu hiểu biết đã lạm dụng những từ này và bêu xấu hình ảnh con người
ở địa phương khác trên các diễn đàn mạng, nhằm thu hút sự chú ý của cộng đồng
mạng. Đây là một vấn đề nhạy cảm vì những kẻ phản động có thể lợi dụng điều
này để chia rẽ tình đoàn kết giữa các dân tộc, vùng miền ở Việt Nam.
Phân biệt vùng miền cũng có thể xảy ra trong các hoạt động tuyển dụng lao động,
khi một số công ty có xu hướng ưu tiên hoặc loại bỏ người lao động dựa trên vùng
miền của họ.

c, Nguyên nhân

 Xét từ góc độ tôn giáo, tín ngưỡng:

Lịch sử phát triển của tôn giáo, tín ngưỡng cho thấy trình độ phát triển của tôn
giáo, tín ngưỡng gắn liền với trình độ phát triển của dân tộc. Khi xã hội loài người
còn ở thời kỳ thị tộc, bộ lạc, Saman giáo (tin rằng một người nào đó có khả năng
đặc biệt làm trung gian giao tiếp giữa thế giới trần tục và thế giới siêu nhiên) là
một trong những hình thức tôn giáo sơ khai đã hình thành và vẫn còn tồn tại đến
ngày nay. Điều này lý giải tại sao thầy cúng vẫn có có mặt trong đời sống tín
ngưỡng, trong các sự kiện quan trọng của đồng bào. Hiện nay, nhiều gia đình
người DTTS vẫn mê tín mời thầy cúng về đuổi ma chữa bệnh.

 Xét từ góc độ tộc người:

Nhiều vùng đồng bào DTTS hiện vẫn đang đứng trước những khó khăn của sự
phát triển. Đó là quy luật về sự phát triển không đều giữa các dân tộc, điều kiện địa
lý phức tạp, giao thông chia cắt, dân cư phân tán, trình độ dân trí, trình độ sản xuất
thấp, nguồn nhân lực thiếu và yếu…

Khi đời sống vật chất (ăn, ở, mặc, đi lại…) và đời sống tinh thần (xem, nghe, nhìn)
của đồng bào còn khó khăn, thì cơ hội tiếp cận văn hoá thông tin, khoa học kỹ
thuật tiến bộ, văn minh bị hạn chế nhiều. Ước vọng được bù đắp những thiếu hụt
về vật chất, tinh thần càng khiến đồng bào dễ mê muội và tìm đến bấu víu vào sự
che chở, phù hộ của đất trời, thần linh. Đây chính là điều kiện để cái lạc hậu, lỗi
thời vẫn còn “đất” bám và nếu có cơ hội là trỗi dậy phát triển.

 Xét ở góc độ thiết chế xã hội truyền thống

Ở vùng DTTS, thiết chế xã hội truyền thống còn đơn giản, mang tính tự quản là
chính. Đời sống tinh thần của đồng bào gắn kết chặt chẽ với truyền thống văn hoá,
phong tục tập quán, luật tục mà hàng nghìn năm nay, các yếu tố này luôn giữ vai
trò quan trọng trong điều hành, quản lý xã hội, giữ thăng bằng cho sự phát triển
của cộng đồng.

Bên cạnh những giá trị tích cực, có những phong tục, tập quán, thói quen đã tồn tại
trong đời sống của đồng bào từ rất lâu, được lưu truyền qua rất nhiều thế hệ cho
đến ngày hôm nay nên một bộ phận đồng bào không nhận thức rõ, không phân biệt
được đâu là những phong tục tập quán tốt đẹp cần phải lưu giữ, phát huy; đâu là
những yếu tố đã lỗi thời, lạc hậu, có hại cần phải được bài trừ.

d, Giải pháp

 Tăng cường việc tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật cho đồng bào
dân tộc thiểu số

Đồng bào các dân tộc là chủ thể của văn hoá. Họ là người sáng tạo, duy trì, bảo tồn
bản sắc văn hoá dân tộc, đồng thời là người quyết định sẽ loại bỏ những phong tục
tập quán nào không còn phù hợp. Vì vậy, việc đầu tiên cần thực hiện đó là thay đổi
tư tưởng của đồng bào các dân tộc, phân tích rõ tác hại của các hủ tục, vận động
nhân dân từng bước xóa bỏ các hủ tục lạc hậu. Tuy nhiên, cần phải tìm hiểu căn
nguyên sâu xa của các hủ tục ấy để có cách giải quyết thích hợp, hiệu quả.

 Xây dựng môi trường văn hóa lành mạnh, thường xuyên tổ chức các hoạt
động văn hóa, thông tin, thể thao, du lịch bổ ích, thiết thực, phát huy các giá
trị văn hóa truyền thống đặc sắc.

 Đề cao vai trò của người có uy tín và hội nghệ nhân dân gian

Những người có ảnh hưởng với cộng động như: người có uy tín trong đồng bào
DTTS, nghệ nhân dân gian, thầy cúng, già làng, trưởng bản, trưởng dòng họ… có
vai trò đặc biệt trong việc xóa bỏ hủ tục lạc hậu.

Ví dụ, Hội nghệ nhân dân gian xã Hồ Thầu, huyện Hoàng Su Phì, tỉnh Hà Giang
quy định không thách cưới bằng đồng bạc; quy định tiền công đối với thầy cúng
chỉ từ 30 nghìn đồng đến không quá 300.000 đồng/lần. Gia đình nào cố tình tổ
chức cưới khi con chưa đủ tuổi theo quy định thì tất cả các thành viên của Hội
không được xem ngày, không làm chủ hôn, đưa đón dâu… Nhà nào con chưa đủ
tuổi mà cưới thì bị phạt.

III. Liên hệ với dân tộc Pháp


Pháp là một trong số những nước có những khía cạnh liên quan đến vấn đề dân tộc khá
tiêu biểu. Trong thời kì Pháp xâm lược nước ta, Bác đã chọn Pháp là điểm đến trong
hành trình tìm đường cứu nước vì trong lịch sử Pháp có cuộc cách mạng và sự ra đời bản
tuyên ngôn Nhân quyền và Dân quyền năm 1789, trong bản tuyên ngôn này đã nêu cao
khẩu hiệu “tự do, bình đẳng, bác ái”. Vì vậy mà Nguyễn Ái Quốc sang Pháp tìm hiểu xã
hội Pháp, đất nước Pháp, con người Pháp có thực sự tự do, bình đẳng bác ái như họ đã
nói không.
Pháp là một quốc gia có lãnh thổ chính nằm tại Tây Âu, cùng với một số vùng và lãnh
thổ hải ngoại. Cuối thế kỷ XVIII, Cách mạng Pháp lật đổ chế độ quân chủ chuyên chế,
lập nên một trong các nền cộng hoà sớm nhất trong lịch sử hiện đại, Tuyên ngôn Nhân
quyền và Dân quyền là nền tảng của cuộc cách mạng và biểu thị ý thức hệ của Pháp cho
đến ngày nay.
1. Ưu điểm:
- Bình đẳng dân tộc tại Pháp:

+ Quan niệm về bình đẳng bắt nguồn từ cuộc cách mạng năm 1789. “Thần dân” của nhà
vua lúc bấy giờ trở thành những công dân tự do và bình đẳng về quyền lợi. Quyền công
dân được ưu tiên hơn liên kết sắc tộc hoặc tôn giáo: người Pháp trước tiên được gọi là
công dân Pháp trước khi được gọi là người da đen, chủng tộc hỗn hợp, Cơ đốc giáo hoặc
Do Thái.

+ Chủ nghĩa phổ quát cộng hòa được khẳng định trong Hiến pháp Pháp tôn trọng nguyên
tắc bình đẳng trước pháp luật của mọi công dân bất kể nguồn gốc hay đảng phái của họ.

- Chống phân biệt chủng tộc :


Pháp đã công bố kế hoạch quốc gia nhằm đối phó nạn phân biệt chủng tộc. Theo kế
hoạch hành động kéo dài 4 năm mà Pháp mới ban hành, nước này sẽ triển khai thực
hiện 80 biện pháp, nhằm chống phân biệt chủng tộc, bài Do thái, cũng như mọi hình
thức phân biệt đối xử. Thủ tướng Pháp Elisabeth Borne (E.Boóc-nơ) tuyên bố, kế
hoạch nêu trên cho phép các nạn nhân của tình trạng phân biệt chủng tộc và phân biệt
đối xử nộp đơn khiếu nại ẩn danh. Kế hoạch mới cũng bao gồm các biện pháp nâng
cao nhận thức của giáo viên và công chức về tình trạng phân biệt đối xử, cũng như
gia tăng trừng phạt đối với những cá nhân bị cáo buộc phân biệt đối xử.
- Quy định về thống kê các dân tộc :
+ Từ chối phân loại dân tộc theo những tiêu chí : nguồn gốc / chủng tộc / tôn giáo để
tránh những định kiến ủng hộ sự bất bình đẳng.

Quy định của Pháp về thống kê các dân tộc: Ở Pháp, các thu thập số liệu thống kê dân
tộc của quốc gia mình là trái với nguyên tắc được ghi trong Điều I của Hiến pháp: Nhà
nước có nghĩa vụ bình đẳng đối với tất cả những công dân này, không phân biệt nguồn
gốc, chủng tộc hay tôn giáo.

- Luật:

Pháp có luật chống kỳ thị chủng tộc và bài Do Thái. Kể từ năm 1990, đạo luật Gayssot
cấm chỉ bác bỏ Holocaust (Nạn diệt chủng Holocaust, còn được biết đến với cái tên
Shoah, là một cuộc diệt chủng do Đức quốc xã cùng bè phái tiến hành và dẫn tới cái chết
của khoảng 6 triệu người Do thái).
2. Nhược điểm
- Mối lo phân biệt chủng tộc

Một số cuộc biểu tình và sự đụng độ đã xảy ra tại Pháp sau vụ tấn công nhằm vào
trung tâm văn hóa của người Kurd ở Paris vào tháng 12 năm 2023. Các cuộc biểu tình
này đã tái đẩy mạnh mối lo ngại về nạn phân biệt chủng tộc tại Pháp. Không những
vậy, một nghiên cứu được công bố ngày 15/03/2023 khẳng định những người gốc
châu Á ở Pháp là đối tượng của tệ phân biệt chủng tộc dưới nhiều hình thức, hiện đã
trở nên “phổ biến” và hiếm khi bị tố cáo. Được coi là cộng đồng thiểu số “kiểu mẫu”
các sắc dân châu Á ít khi khiếu kiện trước các hành vi kỳ thị nhằm vào họ. Có nhiều
yếu tố lý giải hiện tượng này, trong đó có yếu tố liên quan đến ngôn ngữ hạn chế và
quá khứ thuộc địa. Chống phân biệt đối xử là một thách thức hàng ngày của giới
chính trị Pháp.

- Khái niệm về các nhóm dân tộc ở Pháp không tồn tại về mặt pháp lý trong luật
pháp của Pháp.

Các hoạt động khoa học, lịch sử, nhân chủng học, xã hội hoặc chính trị của Pháp thường
bị tranh cãi như một khái niệm hoạt động và hộ tịch Pháp không đề cập đến bất kỳ đặc
điểm dân tộc nào.

IV. Câu hỏi thảo luận

Nhằm khuyến khích và tạo điều kiện giúp các thí sinh thuộc diện ưu tiên theo đối tượng
chính sách và khu vực có cơ hội cạnh tranh hơn trong việc xét tuyển vào các trường đại
học, Đảng và nhà nước ta đưa ra “chính sách ưu tiên trong tuyển sinh”. Điều này thể
hiện sự quan tâm động viên của Đảng nhưng đồng thời gây nhiều ý kiến trái chiều trong
dư luận. Quan điểm của bạn về chính sách này như thế nào? Vì sao?

You might also like