You are on page 1of 75

Chương 6

CHUYỂN ĐỘNG TRÒN


VÀ CÁC ỨNG DỤNG KHÁC CỦA
CÁC ĐỊNH LUẬT NEWTON
Chuyển động tròn

• Trong vật lý, chuyển động tròn là chuyển động


quay của một chất điểm trên một vòng tròn: một cung
tròn hoặc quỹ đạo tròn.

• Nó có thể là một chuyển động đều với vận tốc


góc không đổi, hoặc chuyển động không đều với vận
tốc góc thay đổi theo thời gian.
Ví dụ chuyển động tròn
• Vệ tinh nhân tạo bay quanh Trái Đất theo một quỹ đạo địa tĩnh

• Một hòn đá được cột với một sợi dây và quay tròn (ném tạ)

• Một chiếc xe đua chạy qua một đường cong trong một
đường đua

• Một electron chuyển động vuông góc với một từ trường đều

• Bánh răng quay trong một máy cơ khí.


Chuyển động tròn đều

• Chuyển động tròn đều là chuyển động cơ có quĩ đạo


là đường tròn và có độ lớn vận tốc chuyển động
không đổi theo thời gian.
dv
• at = =0
dt
v2
• ac = = const
r
v2
• 𝑎 = ac = = const
r

• Gia tốc trong chuyển động tròn luôn có chiều hướng


vào tâm của đường tròn.

• Gia tốc hướng tâm luôn vuông góc với vectơ vận tốc.
Vận tốc của chuyển động tròn đều
Chu kỳ và tần số của chuyển động tròn đều
Tốc độ góc của chuyển động tròn đều,
liên hệ giữa tốc độ góc và tốc độ dài
Gia tốc
• Gia tốc là đại lượng vật lý đặc trưng cho sự thay đổi của
vận tốc cả về hướng và độ lớn.
• Trong chuyển động tròn đều độ lớn vận tốc của vật (tốc
độ dài) không đổi nhưng hướng có thay đổi nên có tồn tại
gia tốc.
Lực hướng tâm.
• Lực (hay hợp lực của các lực) tác dụng vào một vật chuyển động
tròn đều và gây ra cho vật gia tốc hướng tâm gọi là lực hướng tâm.

• Cho 𝐹Ԧ = 𝑚𝑎Ԧ
• Chiếu vào tâm hình tròn
• 𝐹Ԧℎướ𝑛𝑔 𝑣à𝑜 𝑡â𝑚 = 𝑚𝑎𝑐

• Đặt 𝐹ℎướ𝑛𝑔 𝑣à𝑜 𝑡â𝑚 = Lực hướng tâm 𝐹ℎ𝑡


• Vậy ta có: 𝐹Ԧℎ𝑡 = 𝑚𝑎𝑐

Lực hướng tâm 𝐹ℎ𝑡
• Điểm đặt: lên vật.
• Phương: trùng với đường thẳng nối vật và tâm quỹ đạo.
• Chiều: từ vật hướng vào tâm quỹ đạo.
𝑣2
• Độ lớn: 𝑭𝒉𝒕 = 𝑚𝑎ℎ𝑡 = 𝑚𝑎𝑐 = 𝑚 = 𝑚𝜔2 r
𝑟
• Trong hệ qui chiếu gắn với trái đất được coi là
đứng yên, lực hấp dẫn giữ cho vệ tinh không bị
văng ra khỏi quỹ đạo chuyển động tròn quanh trái
đất => lực hấp dẫn đóng vai trò lực hướng tâm.
• Một vật được gắn chặt vào đầu một sợi dây sau đó
quay nhanh đều sợi dây. Ta thấy vật chuyển động tròn
quanh quỹ đạo, nếu buông tay vật sẽ bị văng ra khỏi
quỹ đạo tròn => chứng tỏ lực căng của sợi dây đã giữ
cho vật chuyển động tròn đều => lực căng đóng vai trò
lực hướng tâm
• Đặt một vật lên bàn và bắt đầu quay tròn đều, với vận
tốc quay vừa đủ vật vẫn nằm im trên bàn nhờ lực ma
sát nghỉ => lực ma sát nghỉ đóng vai trò lực hướng tâm.
CÁC LỰC QUÁN TÍNH
Hệ quy chiếu quán tính
• Hệ quy chiếu quán tính : là hệ quy chiếu mà định luật I Newton được
nghiệm đúng

• Hệ quy chiếu quán tính: thường gắn với các vật làm mốc đứng
yên hoặc chuyển động thẳng đều.

• Hệ quy chiếu quán tính : là hệ quy chiếu không sinh ra lực quán
tính.
Hệ quy chiếu phi quán tính, hệ quy chiếu có
gia tốc
• Hệ quy chiếu phi quán tính thường gắn với các vật chuyển
động có vận tốc biến đổi theo thời gian.

• Hệ quy chiếu phi quán tính (còn gọi là hệ quy chiếu có gia
tốc): là hệ quy chiếu có lực quán tính.
Lực quán tính
• Lực quán tính: là lực xuất hiện trong hệ quy chiếu có gia tốc (hệ quy
chiếu phi quán tính)

• Lực quán tính cũng gây biến dạng và gia tốc cho vật

• Lực quán tính không có phản lực.


Một chiếc moto đang chuyển động với tốc độ cao, hãm phanh trước đột
ngột làm cho xe bị nhấc bổng bánh sau lên, điều này chứng tỏ đã tồn tại
một loại lực đẩy bánh xe về phía trước, lực này được gọi là lực quán
tính.
Lực quán tính trong hệ quy chiếu chuyển động thẳng có gia tốc
Hiện tượng tăng, giảm, mất trọng lượng:

• Khối lượng m của một vật là tổng lượng vật chất


cấu tạo nên vật, theo cơ học cổ điển của Newton
thì khối lượng m của vật là bất biến trong mọi
chuyển động.

 Trọng lực : Lực hấp dẫn do trọng trường của Trái Đất
tác dụng lên vật
• Trọng lượng biểu kiến (gọi tắt là trọng lượng) là sức nặng của vật
được thể hiện qua giá trị đo của cân lò xo hay lực kế lò xo.

• Nó đặc trưng cho lực nén của vật lên mặt sàn hay lực căng do vật
gây ra lên lò xo của lực kế khi treo vật vào.

• Chính trọng lượng (chứ không phải trọng lực) là yếu tố tạo ra cảm
giác về sự nặng nhẹ của cơ thể.
• Thực chất, cảm giác nặng nhẹ là cảm nhận của chúng ta về phản
lực do mặt sàn tác dụng lên cơ thể mình chứ không phải cảm nhận
về lực hút của Trái Đất.

• Như vậy thực chất trọng lượng chính là phản lực do giá treo/giá đỡ tác
dụng lên vật

• Trên mặt đất ( xem như hệ quy chiếu quán tính): Trọng lượng là độ lớn
của trọng lực tác dụng lên vật
Khi vật đặt trên thang máy
• Nếu vật m đặt lên một chiếc cân trọng lượng, đối với người quan sát
đứng trong thang máy gắn với hệ qui chiếu chuyển động có gia tốc sẽ
nhìn thấy số chỉ của cân thay đổi lúc tăng, lúc giảm có cả trường hợp
bằng 0.
• Hiện tượng trên được gọi là hiện tương tăng, giảm, mất trọng lượng
(không trọng lượng) của vật.

• Trong thực tế, khi làm việc ngoài không gian các phi hành gia rơi vào
trạng thái không trọng lượng, trước khi được đưa lên không gian, những
phi hành gia này phải được huấn luyện trong môi trường không trọng
lượng ở trên trái đất được tạo ra bằng cách đưa máy bay trở phi hành gia
lên cao sau đó lao xuống với gia tốc bằng gia tốc rơi tự do g
Ban nhạc OK Go đã tạo ra một bài hát trong môi trường không trọng
lực theo quy tắc trên nhờ hãng hàng không S7 Airlines ở Nga
Lực quán tính trong hệ quy chiếu chuyển
động quay
Lực ly tâm
• Lực ly tâm là một lực quán tính xuất hiện trên mọi vật trong hệ quy
chiếu quay so với một hệ quy chiếu quán tính

• Lực ly tâm tác dụng lên mọi vật ở trong hệ qui chiếu quay dù chúng
chuyển động hay đứng yên
Lực ly tâm
• Về độ lớn: lực ly tâm bằng lực hướng tâm
• Về chiều: lực ly tâm ngược chiều lực hướng tâm
• 𝐹𝑙𝑡 = −𝑚𝑎𝑐 = −𝐹ℎ𝑡
Trong thực tế tất cả các chuyển động tròn đều hoặc gần tròn đều có lực hướng tâm và lực quán tính li tâm
Ứng dụng của lực hướng tâm và lực quán
tính li tâm
• Giải thích một số hiện tượng trong thực tế:
• Các vệ tinh nhân tạo, mặt trăng có thể chuyển động tròn đều
(gần tròn) quanh trái đất là nhờ lực hướng tâm (lực hấp dẫn)
tuy nhiên mặt trăng và các vệ tinh nhân tạo không rơi vào trái
đất là nhờ tốc độ chuyển động đủ lớn tạo ra lực quán tính li tâm
cân bằng với lực hút của trái đất.
• Các hành tinh chuyển động với quỹ đạo gần tròn quanh mặt
trời là nhờ lực hấp dẫn của mặt trời đối với các hành tinh đóng
vai trò lực hướng tâm, đồng thời chuyển động của các hành
tinh quanh mặt trời cũng tạo ra lực quán tính li tâm nhờ đó mà
các hành tinh không bị hút về phía mặt trời.
Vào các khúc cua tròn trên đường, người ta thường làm mặt đường dốc nghiêng ra
ngoài để tránh trường hợp các vào cua với tốc độ lớn lực quán tính li tâm sẽ làm xe
bị trượt ra khỏi đường
Các vận động viên ném tạ dây trước khi ném thường quay tròn để tạo ra hướng tâm
và lực quán tính li tâm lớn sau đó buông tay để ta có thể bay xa hơn.
Các máy giặt hiện đại thường sử dụng chuyển
động quay tròn của động cơ để tạo ra chuyển
động tròn của lồng giặt, khi quần áo được giặt
xong chuyển động tròn tạo ra lực quán tính li
tâm đẩy văng các hạt nước dính trên quần áo ra
khỏi lồng giặt thông qua các lỗ nhỏ nhờ đó mà
quần áo được vắt khô hơn so với giặt tay. Đây
cũng là nguyên lí chung của các loại máy li tâm
Máy vắt li tâm
Thể thao mạo hiểm vận dụng lý thuyết về lực
quán tính li tâm
• Trong video mạo hiểm trên, chiếc xe chuyển động tròn
quanh một đường có sẵn với vận tốc đủ lớn sẽ sinh ra lực li
tâm đủ lớn giúp xe có thể chuyển động hoàn thành 1 vòng
theo đường tròn cho trước.
• Nếu vận tốc không đủ lớn lúc đó lực hướng tâm và trọng lực
sẽ làm cho xe rơi xuống khi lên đến vị trí cao nhất của vòng
tròn đua.
• Đây là một video mạo hiểm phải có sự tính toán chính xác
của các chuyên gia và tay đua phải có kinh nghiệm nếu
không sẽ xảy ra tai nạn nguy hiểm đến tính mạng, nên nếu
bạn không nắm rõ nguyên lý của chuyển động ly tâm đừng
bắt chước theo.
Lực li tâm không đủ lớn do vận tốc của xe khi chuyển động tròn không đủ lớn =>
xe không thể đi hết vòng tròn và rơi xuống
Lực Coriolis
• Lực Coriolis chỉ xuất hiện khi chất điểm chuyển động đối với hệ qui
chiếu quay
• Lực Coriolis được thể hiện qua hiện tượng lệch quỹ đạo của
những vật chuyển động trong hệ quy chiếu quay so với hệ quy
chiếu quán tính.
• Nếu một vật chuyển động dọc theo đường bán kính
theo chiều rời xa trục quay của hệ qui chiếu thì sẽ
chịu tác động của một lực theo phương vuông góc
với bán kính và theo chiều ngược với chiều quay
của hệ.
• Còn nếu vật chuyển động về phía trục quay thì lực
sẽ tác động vào vật theo chiều quay của hệ qui
chiếu.
• Điều này nghĩa là nếu vật được thả lăn tự do theo
phương của bán kính, theo chiều ra phía ngoài, thì
nó sẽ quành về ngược chiều quay của hệ qui
chiếu.
• Còn nếu như vật được thả lăn tự do về phía trục thì
sẽ ngược lại.
• Phương của lực quán tính li tâm thì cùng phương với
mặt phẳng chuyển động nên lực quán tính li tâm không
làm cho vật bị lệch quỹ đạo.
• Lực Coriolis có phương vuông góc với mặt phẳng
chuyển động nên làm cho vật bị lệch hướng quỹ đạo,
quả bóng không đứng yên so với người quan sát đứng
trên bàn quay mà chuyển động theo một quỹ đạo là
một đường cong, viên bi không lăn ra theo đường bán
kính mà bị lệch thành đường cong ngược theo chiều
quay của đĩa, vật rơi có hiện tượng lệch về phía đông
do Trái Đất quay từ Tây sang Đông.
Lực Coriolis làm cho nước luôn chảy cuộn
xoáy xuống cống?
• Đây là quy luật chung do tác dụng của lực Coriolis. Trái Đất quay quanh
trục của mình, vì thế mà các vật chuyển động trên trái đất đều chịu hiệu
ứng Coriolis. Ở phía bắc bán cầu, các vật chuyển động có xu hướng vòng
sang phải, còn ở nam bán cầu thì vòng trái (nhìn theo chiều chuyển động
của vật). Đối với các vật chuyển động dọc theo đường vĩ tuyến (ở Bắc
cũng như Nam bán cầu) thì hiệu ứng Coriolis không làm lệch hướng
chuyển động mà chỉ làm cho vật nặng hơn lên (khi chuyển động về
phương Tây), hoặc nhẹ bớt đi (khi chuyển động về phương Đông). Còn
đối với các vật rơi tự do thì chúng đều có điểm rơi lệch về phía Đông so
với điểm rọi thẳng đứng của nó (bỏ qua ảnh hưởng của gió).
• Hiệu ứng này khó cảm nhận được, do chuyển động quay của trái đất rất
chậm. Nó chỉ xuất hiện trong các quá trình kéo dài, hoặc tác động vào
những vật chuyển động nhanh, hay các vật "tự do" tức là tổng các lực tác
động lên nó là nhỏ cỡ độ lớn của lực Coriolis.
Thí nghiệm kiểm chứng Hiệu ứng Coriolis được tiến hành với một
chậu nước được để tĩnh lặng, sau đó đục một lỗ nhỏ giữa chậu để
quan sát chuyển động của xoáy nước có thể thêm vài giọt màu sắc
để dễ quan sát. Thí nghiệm xoáy nước thực hiện tại Sydney thành
phố của đất nước Australia một khu vực thuộc nam bán cầu

Hiệu ứng Coriolis là nguyên nhân hình thành nên các dòng xoáy nước, và các xoáy nước này
quay theo hai chiều trái ngược nhau ở hai cực của trái đất. Tính từ đường xích đạo đối với các
khu vực thuộc nam bán cầu các xoáy nước sẽ có chiều xoáy cùng chiều kim đồng hồ.
Video thí nghiệm Hiệu ứng Coriolis của xoáy
nước xảy ra tại khu vực thuộc nam bán cầu
Các khu vực thuộc bắc bán cầu tính từ đường xích đạo các xoáy nước có chiều xoáy ngược chiều kim
đồng hồ.
Video thí nghiệm Hiệu ứng Coriolis của xoáy nước xảy ra tại khu vực thuộc bắc bán cầu
Giải thích hiện tượng trên:
Xét trong hệ quy chiếu gắn với Trái đất thì chậu nước trong thí nghiệm không đứng yên mà chuyển động quay
cùng với chiều quay của Trái Đất.
• Đối với chậu nước tại khu vực nam bán cầu do chuyển động quay
của Trái Đất các phần tử nước ở gần trục quay của quay của trái
đất sẽ chuyển động quay với bán kính quỹ đạo nhỏ hơn bán kính
quĩ đạo của các phần tử nước ở xa trục quay.

• Đối với người đứng yên trên mặt đất quan sát chuyển động của các
phân tử nước về phía lỗ thủng sẽ thấy quĩ đạo của các phần tử
nước sẽ bị lệch về bên phải, các phần tử ở xa trục quay của trái đất
sẽ lệch nhiều hơn các phần tử ở gần trục quay từ đó xoáy nước
được hình thành theo cùng chiều kim đồng hồ.
Video giải thích về Hiệu ứng Coriolis đối với
chậu nước ở phía nam bán cầu.
• Giải thích tương tự cho chiều xoay của xoáy nước ở khu vực bắc
bán cầu.

Hiệu ứng Coriolis cũng ảnh hưởng nên sự hình thành chiều xoáy
của các cơn bão cũng những chiều xoáy của các cột lốc xoáy.
Ảnh hưởng của hiệu ứng Coriolis
• Trên Bắc bán cầu gió thổi có xu hướng vòng phải, còn ở Nam bán
cầu thì vòng trái;

• ở Bắc bán cầu các dòng sông có bờ phải bị xói mòn nhiều hơn
(tương ứng, ở bán cầu Nam – bờ trái); Ở Bắc bán cầu, các xoáy
nước và xoáy của gió cuồng phong, lốc xoáy hầu như đều xoay theo
chiều kim đồng hồ (ở Nam bán cầu thì ngược lại). Với dòng nước
chảy vào cống các phần tử nước ở phía đông đẩy mạnh hơn sang
phía tây tạo ra dòng xoáy ngược chiều kim đồng hồ. Nếu ở phía nam
đường xích đạo thì lại có dòng xoáy theo chiều ngược lại.
• Như vậy với cùng một hiện tượng vật lý khi quan sát ở các vị trí
khác nhau trên trái đất (hệ qui chiếu khác nhau) tính chất chuyển
động là hoàn toàn khác nhau

• => đây là một ví dụ minh họa cho tính đúng đắn về khái niệm tính
tương đối của chuyển động.
LỰC CẢN ( LỰC MA SÁT NHỚT)
• Chất lưu là một chất có thể chịu sự biến dạng liên
tục khi tác dụng lực tác dụng. Tất cả các chất khí
đều là chất lưu nhưng không phải chất lỏng nào
cũng là chất lưu. Chất lưu là tập hợp của các trạng
thái vật chất bao gồm chất lỏng, chất
khí, plasma và đôi khi cũng đúng đối với chất rắn
đàn hồi.
• Trong cách sử dụng thông thường, "chất lưu" được
sử dụng để chỉ "chất lỏng", và không có ngụ ý để
chỉ chất khí.
• Khi có vận tốc tương đối giữa một chất lưu và một vật rắn ( do chuyển
động trong chất lưu hoặc chất lưu chảy qua một vật) thì vật chịu tác
dụng một lực cản hay còn gọi là lực ma sát nhớt (lực nhớt).
• Lực này chống lại chuyển động tương đối và hướng về phía chất lưu
chảy đối với vật.
• Nếu một vật chuyển động trong chất lưu với vận
tốc không lớn lắm, thì lực ma sát nhớt (giữa lớp
chất lưu bám dính vào mặt ngoài của vật với lớp
chất lưu nằm sát nó) tỷ lệ và ngược chiều với vận
tốc
𝑅 = 𝑓𝑚𝑠 = −𝑏𝑣Ԧ
Với b: hệ số ma sát nhớt của chất lưu.
• Trị số của r phụ thuộc vào bản chất và nhiệt độ của
chất lưu, nó nhỏ hơn nhiều so với hệ số ma sát
trượt và ma sát lăn. Vì vậy người ta thường dùng
dầu nhớt bôi trơn mặt tiếp xúc giữa các vật chuyển
động để giảm lực ma sát.
• Nếu vật có dạng hình cầu đường kính d thì lực ma
sát nhớt tính theo công thức Stokes
𝑅 = 𝑓𝑚𝑠 = 3𝜋𝜂𝑑𝑉

• 𝜂 : hệ số nhớt của chất lưu


• Ngoài ra, ta còn một công thức tính độ lớn của lực cản tác
dụng lên vật rắn chuyển động trong chất lưu được xác định
bằng thực nghiệm :
1
𝑅 = 𝐹𝑐 = 𝐷𝜌𝐴𝑣 2
2
Với 𝜌:là khối lượng riêng của chất lưu
A là tiết diện hiệu dụng của vật : là tiết diện ngang vuông góc
với vận tốc 𝑣Ԧ
v : tốc độ của vật rắn
D: hệ số cản
Thực ra hệ số cản D ( giá trị điển hình từ 0,4 đến 1,0 ) không
hẳn là hằng số đối với một vật đã cho, vì nếu v thay đổi đáng
kể thì D cũng có thể thay đổi đáng kể. Ở đây ta bỏ qua hiện
tượng phức tạp này
Sự rơi tự do và vận tốc giới hạn
trong không khí
• Khi một vật rơi trong không khí, trọng lực tác dụng
hướng xuống, hút nó về phía mặt đất, còn lực cản của
không khí tác dụng theo chiều ngược lại, cản trở
chuyển động này.
• Lúc ban đầu, vật rơi nhanh dần; tuy nhiên, khi rơi, lực
ma sát của không khí tăng lên và làm giảm gia tốc của
nó. Cuối cùng, lực hướng lên do ma sát của không khí
tác dụng bằng trọng lượng của vật và hợp lực bằng
không. Vật không còn gia tốc và rơi với một vận tốc
không đổi gọi là vận tốc giới hạn của nó.
1
• Bằng cách cho 𝑅 = 𝐹𝑔 ↔ 𝐷𝜌𝐴𝑣 2 = 𝑚𝑔, ta tìm được tốc độ
2
giới hạn không đổi 𝑣𝑇 của vật rơi.
2𝑚𝑔
𝑣𝑇 =
𝐷𝜌𝐴
• Bảng một số tốc độ giới hạn trong không khí
Sự rơi tự do và vận tốc giới hạn
trong một chất lỏng
• Các vật chuyển động trong các chất lỏng nhớt hành xử
theo kiểu giống như trong không khí.
• Hòn bi ban đầu tăng tốc nhưng đồng thời lực ma sát do
dầu tác dụng lên nó tăng lên. Tới một điểm nào đó, hòn
bi đạt tới một vận tốc không đổi – vận tốc giới hạn của
nó.
Xem thêm
• http://www.baomoi.com/phan-tich-ky-thuat-f1-canh-gio-
sau/c/18604013.epi
• http://daihocsuphamkythuat-thuduc.org/dd2012/dhspkt-
td.com/xehoi_luccankhongkhi.html
• http://wapvip.pro/page/Chuyen-it-biet-ve-chiec-xe-may-ban-Dang-Di-
59517.htm
• http://soha.vn/kham-pha/di-xe-may-nhanh-nhu-gio-bao-nhung-tai-
sao-khong-bi-thoi-bay-20160315224228653.htm

You might also like