You are on page 1of 46

Chương 7

NĂNG LƯỢNG CỦA MỘT HỆ


NĂNG LƯỢNG
Năng lượng là số đo gắn với
một trạng thái ( hay điều kiện)
của một hay nhiều vật.
Từ rất xa xưa người Hà Lan thông qua các cối xay gió đã
biến năng lượng chuyển động từ gió thành công cơ học để
chạy các máy xay đơn giản.
Năng lượng được đo bằng cách nào?
Jun (Joules, hay J)
Kg(m/s)²
Calo
Oát (W) giờ
BTU
là tất cả những đơn vị năng lượng
dùng để đo năng lượng tạo ra và dùng
cho những mục đích khác nhau.
Định luật bảo toàn năng lượng

Năng lượng không tự nhiên


sinh ra và cũng không tự
nhiên mất đi nó chỉ chuyển
hóa từ dạng này sang dạng
khác hoặc từ vật này sang vật
khác.
CÔNG
Trong vật lý, công là một đại lượng vô hướng có
thể mô tả là tích của lực với quãng đường dịch
chuyển mà nó gây ra, và nó được gọi là công của
lực.

Chỉ có thành phần của lực theo phương chuyển


động ở điểm đó thì mới gây ra công.

Khái niệm công được đề ra đầu tiên vào năm


1826 bởi nhà toán học người Pháp Gaspard-
Gustave Coriolis.
Đơn vị của công
Đơn vị SI của công là joule (J), được định nghĩa là công thực
hiện bởi một newton làm dịch chuyển một đoạn có chiều dài
một mét.
Công do một lực không đổi gây ra
Lực 𝐹Ԧ không đổi tác dụng vào vật và
làm nó chuyển dời được quãng đường
là ∆𝑟. Công của lực 𝐹Ԧ gọi là công cơ
học và được xác định bằng biểu thức
toán học:

Ԧ ∆𝑟 = 𝐹. ∆𝑟. 𝑐𝑜𝑠𝜃
𝑊 = 𝐴 = 𝐹.
Nếu công thực hiện trên một hệ nhận giá trị dương, nghĩa là hệ
nhận năng lượng.

Nếu công thực hiện trên một hệ nhận giá trị âm, thì hệ mất
năng lượng.

Nếu một hệ tương tác với môi trường ngoài, thì sự tương tác
đó có thể xem như sự trao đổi năng lượng truyền qua ranh giới
của hệ. Điều này dẫn đến một sự thay đổi của năng lượng được
dự trữ (nội năng) trong hệ.
Công do một lực thay đổi gây ra

Để sử dụng công thức W = F Δ r cos θ, lực phải không đổi,


do đó công thức này không thể sử dụng cho việc tính công
của một lực biến thiên
Tính công do lực 𝐹Ԧ biến thiên gây ra làm cho vật dịch chuyển quãng
đường từ 𝑥𝑖 đến 𝑥𝑓 .
Ta chia nhỏ quãng đường thành những Δx rất nhỏ .
Giả sử rằng trong khoảng dịch chuyển Δx rất nhỏ đó thì F là hằng số,
góc 𝜃 → 0

𝑥𝑓

𝑊 = 𝐴 = ෍ 𝐹𝑥 . ∆𝑥
𝑥𝑖
Nếu đoạn dịch chuyển Δx tiến tới 0
𝑥𝑓
𝑥𝑓
𝑊 = 𝐴 = lim ෍ 𝐹𝑥 . ∆𝑥 = න 𝐹𝑥 . 𝑑𝑥
∆𝑥→0 𝑥𝑖
𝑥𝑖
≈ 𝑑𝑖ệ𝑛 𝑡í𝑐ℎ giới hạn bởi đường cong nằm giữa 𝑥𝑖 𝑣à 𝑥𝑓
Công thực hiện bởi nhiều lực
Nếu có nhiều lực tác dụng lên hệ, và hệ có thể xem như một
chất điểm, thì tổng công tác dụng lên hệ là công tác dụng bởi
hợp lực:

𝑥𝑓
෍ 𝑊 = 𝑊𝑒𝑥𝑡 = න ෍ 𝐹𝑥 𝑑𝑥
𝑥𝑖
Lực lò xo
Công lò xo
ĐỘNG NĂNG
Động năng của một vật là năng lượng gắn với trạng thái chuyển
động của nó.

Nó được định nghĩa là công cần thực hiện để gia tốc một vật với
khối lượng cho trước từ trạng thái nghỉ tới vận tốc hiện thời của nó.

Sau khi đạt được năng lượng này bởi gia tốc của nó, vật sẽ duy trì
động năng này trừ khi tốc độ của nó thay đổi.
Trong cơ học cổ điển, động năng của một chất điểm (một vật nhỏ
đến nỗi mà khối lượng của nó có thể được xem là chỉ tồn tại tại một
điểm), hay một vật không quay, được cho bởi phương trình:

1
𝐾 = 𝑊đ = 𝑚𝑣 2
2
Định lý động năng

Động năng sau – động năng đầu = Công lực ngoài tác dụng

1 2 1 2
∆𝐾 = 𝐾𝑓 − 𝐾𝑖 = 𝑚 𝑣𝑓 − 𝑚 𝑣𝑖 = 𝑊𝑒𝑥𝑡
2 2

Khi công thực hiện trên một hệ và chỉ làm thay đổi vận tốc của hệ, thì
tổng công thực hiện trên hệ bằng độ thay đổi động năng của hệ.
Lực bảo toàn (lực thế-Conservative Forces)
Độ lớn của công thực hiện bởi một lực tác dụng lên một chất điểm làm
chất điểm này chuyển động giữa 2 điểm mà không phụ thuộc vào quỹ
đạo chuyển động của chất điểm đó, lực này được gọi là lực thế.

Hay còn định nghĩa khác: cơ năng do lực đó gây ra được bảo toàn tại
mọi điểm.
Ví dụ về lực thế:
▪ Lực hấp dẫn
▪ Lực đàn hồi
▪ Lực tĩnh điện
Lực không bảo toàn (lực phi thế)

Trái với lực thế là lực phi thế

Độ lớn của công thực hiện bởi một lực tác dụng lên một chất điểm
làm chất điểm này chuyển động giữa 2 điểm phụ thuộc vào quỹ
đạo chuyển động của chất điểm đó, lực này được gọi là lực phi
thế.

Ví dụ về lực phi thế:


▪ Lực ma sát
Trường lực
Trường lực là một khoảng không gian mà tại mỗi vị trí của
không gian đó đều có lực F tác dụng lên chất điểm
Trường lực thế
Trường lực thế là khoảng không gian mà tại mỗi vị trí của
không gian đó đều có lực thế tác dụng lên chất điểm
THẾ NĂNG
Thế năng là năng lượng gắn với cấu hình của một hay nhiều vật.

Thế năng là dạng năng lượng được xác định bởi cấu trúc của một hệ
mà trong đó các thành phần của hệ tương tác với nhau bằng các lực.

Thế năng luôn gắn liền với một hệ của 2 hay nhiều vật tương tác lẫn
nhau.
 Khi VĐV nâng quả tạ lên quá đầu thì anh ta tăng
khoảng cách giữa quả tạ và trái đất. Hai vật này
hút nhau thông qua lực hấp dẫn. Công của anh ta
làm tăng thế năng hấp dẫn của hệ tạ-trái đất bằng
cách thay đổi cấu hình của chúng, tức là thay đổi
vị trí tương đối của trái đất và quả tạ.

 Thế năng hấp dẫn là năng lượng gắn với trạng thái
tách biệt giữa các vật hút nhau bằng lực hấp dẫn.
Khi ta nén hay kéo dãn một lò xo thì ta
thay đổi vị trí tương đối của các vòng
trong lò xo. Chúng chống lại cách cấu
hình lại này và kết quả là công của ta làm
tăng thế năng đàn hồi của lò xo.

Thế năng đàn hồi là năng lượng gắn với


trạng thái nén hay dãn của một vật đàn hồi
( giống lò xo)
Thông thường, nói về năng lượng, ta hay nói thế năng được “ dự
trữ” trong một hệ, với nghĩa là sau đó, nó có thể dẫn đến chuyển
động.

Vd: Khi vận động viên nhảy sào, người VĐV dự trữ thế năng vào
trong cái sào khi anh ta uốn cong nó. Khi sào duỗi thẳng ra, nó sẽ
làm VĐV bật lên cao.
Thế năng hấp dẫn
Thế năng hấp dẫn 𝑈𝑔 là năng lượng liên kết với một vật phụ
thuộc vào độ cao của vật đó trên bề mặt của Trái Đất

𝑈𝑔 = 𝑊𝑡 = 𝑚𝑔𝑦
Thế năng hấp dẫn chỉ phụ thuộc vào độ cao của vật so với bề mặt
Trái Đất.

Khi giải các bài toán, chúng ta cần phải chọn một mốc quy chiếu
sao cho thế năng hấp dẫn tại đó bằng một giá trị tham khảo nào
đó, thường là bằng 0.Việc chọn lựa mốc thế năng là tùy ý.

Thông thường một vật nằm trên bề mặt của Trái Đất được xem như
có thế năng hấp dẫn bằng 0. Hoặc thường các bài toán đề xuất một
mốc thế năng để sử dụng.
Thế năng đàn hồi
Thế năng đàn hồi có thể hiểu là sự dự trữ năng lượng trong sự
biến dạng của lò xo.

Năng lượng dự trữ này có thể chuyển hóa thành động năng.
Thế năng đàn hồi

1 2
𝑈𝑠 = 𝑊𝑡 = 𝑘𝑥
2
Quan sát hiệu ứng khác nhau của sự biến dạng của lò xo:

▪Thế năng đàn hồi dự trữ trong lò xo bằng 0 khi lò xo không


biến dạng (U= 0 khi x= 0).
▪Năng lượng được dự trữ trong lò xo chỉ khi lò xo giãn hay
nén.
▪Thế năng đàn hồi lớn nhất khi lò xo đạt đến độ nén hoặc độ
giãn lớn nhất.
2
▪Thế năng đàn hồi luôn dương, bởi vì 𝑥 luôn dương.
Định lý về thế năng:
Công thực hiện bởi lực thế bằng độ giảm thế năng của hệ.

𝑊 = −∆𝑈 = 𝑈𝑖 − 𝑈𝑓

Công lực tác dụng = Thế năng đầu – Thế năng sau
Nội năng
Loại năng lượng liên hệ với nhiệt độ của vật được gọi là nội
năng của vật đó 𝐸𝑖𝑛

ví dụ: Cho một vật chuyển động.Ma sát thực hiện công và làm
tăng nội năng của bề mặt vật.
Cơ năng
Cơ năng là phần năng lượng ứng với chuyển động cơ học của toàn bộ
vật.
Trong trường lực thế, cơ năng 𝐸𝑚𝑒𝑐ℎ của vật bao gồm động năng K
và thế năng U tương ứng của vật.

𝐾 + 𝑈 = 𝐸𝑚𝑒𝑐ℎ
Định luật bảo toàn cơ năng
Khi vật chuyển động trong trường lực thế mà chỉ chịu tác dụng
của các lực thế thì cơ năng của nó được bảo toàn.

𝐸𝑚𝑒𝑐ℎ 𝑖 = 𝐸𝑚𝑒𝑐ℎ 𝑓

Cơ năng đầu = Cơ năng sau


Trong trường lực phi thế
Khi vật chuyển động trong trường lực phi thế thì cơ năng của
nó không bảo toàn.
𝐸𝑚𝑒𝑐ℎ 𝑖 > 𝐸𝑚𝑒𝑐ℎ 𝑓
nghĩa là
𝐸𝑚𝑒𝑐ℎ 𝑖 − 𝐸𝑚𝑒𝑐ℎ 𝑓 = 𝐸𝑚ấ𝑡 đ𝑖 = 𝑊𝑓𝑚𝑠

Cơ năng đầu – Cơ năng sau = Năng lượng bị mất đi


Nhảy cao tức là biến đổi động năng (có được do nhún chân) thành thế năng. Động năng ban
đầu càng lớn thì biến đổi thành thế năng lớn tức là càng cao. Do đó muốn nhảy được cao
Đọc
người ta phải chạy lấy đà để tăng thêm động năng ban đầu.
Nếu không dùng sào, chân người nhảy chỉ biến đổi được một phần nhỏ động năng của người
thêm
đó (thu được trong khi chạy lấy đà) thành thế năng. Thế năng của người nhảy ở vị trí cao
nhất phần lớn do công của chân đẩy người lên theo phương thẳng đứng. Vì vậy một nhà thể
thao nổi tiếng về nhảy cũng chỉ nhảy cao được hơn hai mét.
Khi nhảy sào, người nhảy đã khéo sử dụng con sào biến đổi được hầu hết động năng khi
chạy lấy đà thành thế năng. Thực vậy trong khi nhảy nếu người nhảy giữ chắc con sào ở một
điểm nào đó thì con sào sẽ giữ cho đường chuyển động (quĩ đạo) của người là một cung
tròn. Khi chuyển động trên cung này động năng của người biến đổi dần thành thế năng.
Tất nhiên, người nhảy phải cầm sào ở một điểm thích hợp, sao cho khi sào đứng thẳng thì
hầu hết động năng ban đầu biến thành thế năng. Nếu cầm sào ngắn quá thì không tận dụng
được động năng. Ngược lại, nếu cầm saò dài quá thì sào chưa tới vị trí thẳng đứng động
năng đã hết, người nhảy sẽ bị rơi trở lại.
Mặt khác, khi sào đã gần đứng thẳng, người nhảy có thể dùng tay tì vào sào đẩy người lên
cao hơn nữa.
Như vậy, dùng sào nhảy ngoài sức đẩy của chân, người nhảy còn tận dụng được động năng
của mình, và sử dụng được tay đẩy mình lên cao thêm, cho nên có thể nhảy cao được tới ba,
bốn mét.

You might also like