You are on page 1of 24

HU

Hướng dẫn viết thuyết minh Thiết kế

Nội dung
Nhằm hướng dẫn sinh viên chuyên ngành Kiến trúc Dân dụng và Công nghiệp,
Đại học Bách khoa thành phố HCM viết thuyết minh thiết kế

ĐHBK-BMKT
Vinh.bmkt@hcmut.edu.vn
Hướng dẫn viết thuyết minh thiết kế
------------------------------------------------------------------------------------------------------------------

Mục lục
1. NỘI DUNG ĐỒ ÁN [1] ............................................................................................................................ 2
1.1. HƯỚNG DẪN CHUNG .............................................................................................................................................. 2
1.2. CẤU TRÚC THUYẾT MINH ..................................................................................................................................... 2
2. NỘI DUNG CHI TIẾT CÁC THÀNH PHẦN CỦA THUYẾT MINH ............................................. 4
2.1. TRANG BÌA CHÍNH .................................................................................................................................................. 4
2.2. TRANG BÌA PHỤ ....................................................................................................................................................... 4
2.3. LỜI CẢM ƠN .............................................................................................................................................................. 4
2.4. LỜI CAM ĐOAN ........................................................................................................................................................ 4
2.5. TÓM TẮT NỘI DUNG ............................................................................................................................................... 4
2.6. MỤC LỤC ................................................................................................................................................................... 4
2.7. DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT ...................................................................................................................................... 4
2.8. DANH MỤC BẢNG BIỂU, SƠ ĐỒ, HÌNH ẢNH...................................................................................................... 4
2.9. DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ..................................................................................................................... 5
2.10. PHỤ LỤC .................................................................................................................................................................. 5
3. CÁCH TRÌNH BÀY VĂN BẢN ................................................................................................................. 5
3.1. CÁC ĐỊNH DẠNG VĂN BẢN ................................................................................................................................... 5
3.1.1. Các chú ý trong trình bày nội dung thuyết minh ......................................................................................5
3.1.2. Khổ giấy ....................................................................................................................................................................5
3.1.3. Kiểu chữ (font) ........................................................................................................................................................5
3.1.4. Font style ...................................................................................................................................................................5
3.1.5. Paragraph.................................................................................................................................................................5
3.1.6. Định lề (margin).....................................................................................................................................................6
3.1.7. Đánh số trang..........................................................................................................................................................6
3.1.8. Đánh số các chương mục ...................................................................................................................................6
3.1.9. Đối với con số .........................................................................................................................................................7
3.2. QUI ĐỊNH ĐỐI VỚI BẢNG BIỂU, SƠ ĐỒ, HÌNH ẢNH, CÔNG THỨC ................................................................ 7
3.2.1. Qui định đối với bảng biểu, sơ đồ, hình ảnh ..............................................................................................7
3.2.2. Qui định đối với công thức ................................................................................................................................8
3.2.3. Qui định về cách lập danh mục tài liệu tham khảo [2]–[5] ................................................................8
3.2.4. Qui định về trích dẫn [6] ................................................................................................................................. 10
3.2.5. Phụ lục .................................................................................................................................................................... 11
4. QUY ĐỊNH TRÌNH BÀY KHUNG TÊN BẢN VẼ ............................................................................ 12
5. YÊU CẦU...................................................................................................................................................... 12
5.1. VẤN ĐỀ ĐẠO VĂN ................................................................................................................................................. 12
5.2. THAM KHẢO Ý KIẾN ............................................................................................................................................. 12
PHỤ LỤC .......................................................................................................................................................... 13
PHỤ LỤC 1: MẪU TRANG BÌA CHÍNH ....................................................................................................................... 13
PHỤ LỤC 2: MẪU BÌA PHỤ .......................................................................................................................................... 14
PHỤ LỤC 3: MẪU LỜI CẢM ƠN .................................................................................................................................. 15
PHỤ LỤC 4: MẪU LỜI CAM ĐOAN ............................................................................................................................ 16
PHỤ LỤC 5: MẪU NHẬN XÉT CỦA GIẢNG VIÊN HƯỚNG DẪN ........................................................................... 17
PHỤ LỤC 6: MẪU NHẬN XÉT CỦA GIẢNG VIÊN PHẢN BIỆN .............................................................................. 18
PHỤ LỤC 7: MẪU XÁC NHẬN VÀ NHẬN XÉT CỦA CHUYÊN GIA....................................................................... 19
PHỤ LỤC 8: MẪU DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT .................................................................................................. 20
PHỤ LỤC 9: MẪU DANH MỤC BẢNG BIỂU .............................................................................................................. 21
PHỤ LỤC 10: MẪU DANH MỤC HÌNH ẢNH.............................................................................................................. 22
1
Hướng dẫn viết thuyết minh thiết kế
------------------------------------------------------------------------------------------------------------------

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ........................................................................................................................... 23

1. Nội dung đồ án [1]


1.1. Hướng dẫn chung
Hướng dẫn trong tài liệu này để sử dụng chung cho các thuyết minh Đồ án thiết kế công
trình, và Đồ án quy hoạch, Đồ án môn học và Đồ án tốt nghiệp. Tuy nhiên, phạm vi nội
dung yêu cầu trong từng đồ án tùy thuộc vào yêu cầu cụ thể của chủ trì môn học.
Tên các chương sẽ được thay đổi tùy thuộc vào mục tiêu và nội dung cụ thể của Đồ án
(kết cấu này chỉ là gợi ý chứ không bắt buộc cho mọi thuyết minh Đồ án). Đối với đồ án
tốt nghiệp, quyển thuyết minh được trình bày tối thiểu 60 trang, tối đa 80 trang (không
kể các trang bìa, lời cảm ơn, mục lục, tài liệu tham khảo, vv.). Đối với các đồ án môn
học trình bày tập trung vào phần nội dung được yêu cầu.
1.2. Cấu trúc thuyết minh
1. Bìa (mẫu bìa xem ở phần phụ lục)
2. Lời cảm ơn (mẫu lời cảm ơn xem ở phần phụ lục)
3. Lời cam đoan (mẫu lời cam đoan xem ở phần phụ lục)
4. Nhận xét của giảng viên hướng dẫn (mẫu nhận xét xem ở phần phụ lục)
5. Nhận xét của giảng viên phản biện (mẫu nhận xét xem ở phần phụ lục)
6. Góp ý của cơ quan chức năng hoặc các chuyên gia có liên quan đến đề tài (nếu
có) (mẫu góp ý xem ở phần phụ lục)
7. Tóm tắt nội dung
8. Mục lục
9. Danh mục các từ viết tắt (mẫu danh mục từ viết tắt xem ở phần phụ lục)
10. Danh mục bảng biểu (mẫu danh mục bảng biểu xem ở phần phụ lục)
11. Danh mục hình ảnh (mẫu danh mục hình ảnh xem ở phần phụ lục)
12. Nội dung chính của thuyết minh
13. Tài liệu tham khảo
14. Phụ lục: bản vẽ A3 (thu nhỏ từ bản vẽ A1) và các phụ lục khác (nếu có)
Nội dung chính của thuyết minh gồm các phần sau, nhưng không giới hạn:
Chương 1. Giới thiệu chung
1.1 Lý do chọn đề tài
1.3 Tổng quan về đề tài
1.3 Phạm vi nghiên cứu
1.4 Cấu trúc của thuyết minh
Chương 2. Tổng quan về địa điểm thiết kế
2.1 Vị trí và quy mô
2.2 Điều kiện tự nhiên

2
Hướng dẫn viết thuyết minh thiết kế
------------------------------------------------------------------------------------------------------------------

2.3 Điều kiện kinh tế - xã hội


2.4 Hiện trạng sử dụng đất đai và kiến trúc
2.5 Phân tích và đánh giá hiện trạng theo phương pháp SWOT
Chương 3. Cơ sở và phương pháp nghiên cứu
3.1 Cơ sở pháp lý
3.2 Cơ sở kinh nghiệm thực tiễn
3.3 Cơ sở lý luận (mang tính học thuật)
3.4 Các chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật
3.5 Mục đích, mục tiêu thiết kế.
3.6 Phương pháp thiết kế
Chương 4. Định hướng và Nguyên tắc thiết kế
4.1 Định hướng thiết kế
4.2 Nguyên tắc thiết kế
Chương 5. Tính toán quy mô
5.1 Quy mô phục vụ
5.2 Cơ cấu sử dụng đất đai
5.3 Cơ cấu phân bổ diện tích chức năng
Chương 6. Thuyết minh phương án
6.1 Quy hoạch Tổng mặt bằng
6.2 Thiết kế Kiến trúc
6.3 Thiết kế Kiến trúc cảnh quan
6.4 Thiết kế nội thất
6.5 Thiết kế kỹ thuật
6.6 Khác
Chương 7. Kết luận và Kiến nghị
8.1. Kết luận
8.2. Kiến nghị
Danh mục sơ đồ, biểu bảng, bản đồ
Danh mục tài liệu tham khảo
Phụ lục

3
Hướng dẫn viết thuyết minh thiết kế
------------------------------------------------------------------------------------------------------------------

2. Nội dung chi tiết các thành phần của thuyết minh
2.1. Trang bìa chính
- Không đánh số trang ở trang bìa chính
- In bìa:
 Đồ án tốt nghiệp: in bìa cứng màu xanh dương đậm Bách khoa, chữ đen
 Đồ án quy hoạch: in bìa giấy dày màu xanh dương nhạt, chữ đen
 Đồ án công cộng: in bìa giấy dày màu cam đỏ, chữ đen
 Đồ án nhà ở: in bìa giấy dày màu vàng nâu, chữ đen
 Đồ án công nghiệp: in bìa giấy dày màu tím nhạt, chữ đen
 Đồ án khác: in bìa giấy dày màu trắng xám, chữ đen
- Mẫu xem phụ lục 1A, 1B
2.2. Trang bìa phụ
- Không đánh số trang ở trang bìa phụ - In trên giấy thường
2.3. Lời cảm ơn
- Chỉ sử dụng trong đồ án tốt nghiệp
- Chân thành, không khuôn sáo, chỉ nên dành cho những người thực sự giúp đỡ
sinh viên hoàn thành đề tài nghiên cứu. Sinh viên xưng “tác giả”, không được
dùng “em”, hay “tôi”. (Xem phụ lục 3)
2.4. Lời cam đoan
- Chỉ sử dụng trong đồ án tốt nghiệp
- Tác giả viết đồ án tốt nghiệp cần có lời cam đoan danh dự về kết quả nghiên cứu
của mình. (Xem phụ lục 4)
2.5. Tóm tắt nội dung
- Chỉ sử dụng trong đồ án tốt nghiệp
2.6. Mục lục
- Nên trình bày trong giới hạn khoảng 2-3 trang với 3 cấp, mục lục bao gồm từ
trang lời nói đầu, lời cảm ơn... (số trang là chữ số la mã viết thường i, ii, iii, …,
n), cho đến nội dung đồ án và phụ lục (được đánh số latin bình thường 1,2,3, ...,
n).
2.7. Danh mục từ viết tắt
- Sắp xếp theo thứ tự bảng chữ cái: A, B, C.
- Chú ý: Tất cả các từ viết tắt trong quyết định, nghị định, vv. đều phải liệt kê trong
danh mục từ viết tắt.
2.8. Danh mục bảng biểu, sơ đồ, hình ảnh
- Mỗi loại danh mục phải nằm ở một trang riêng biệt
- Cách trình bày danh mục bảng biểu và hình ảnh (xem phụ lục 9, 10)
4
Hướng dẫn viết thuyết minh thiết kế
------------------------------------------------------------------------------------------------------------------

2.9. Danh mục tài liệu tham khảo


2.10. Phụ lục
- Các bản vẽ A3 được in scale to fit từ các bản bản vẽ A0 chính (bắt buộc)
- Các phụ lục khác (nếu có): Ghi các nội dung có liên quan đến khóa luận hoặc các
tài liệu gốc được dùng để làm khóa luận. Nếu có nhiều hơn 2 phụ lục thì các phụ
lục phải được phân biệt bằng số (Phụ lục 1, Phụ lục 2...) và phải có tên. Nếu có
nhiều phụ lục, thì phải sang trang mới cho phụ lục mới.

3. Cách trình bày văn bản


3.1. Các định dạng văn bản
3.1.1. Các chú ý trong trình bày nội dung thuyết minh
- Bắt đầu một chương mới phải sang trang mới.
- Trong cùng một trang, dưới tiêu đề phải có nội dung, không được để tiêu đề trang
bên này, nội dung lại bên trang kia.
- Chỉ trừ phần nội dung chính của phần thuyết minh thì tiêu đề được đánh số.
3.1.2. Khổ giấy
- Giấy A4, in một mặt đối với đồ án tốt nghiệp, in hai mặt đối với đồ án môn học
3.1.3. Kiểu chữ (font)
- Times New Roman, font Unicode cho đồ án tốt nghiệp
- Font tự chọn cho đồ án môn học.
3.1.4. Font style
- Tiêu đề cấp 1 (heading 1): Viết thường, cỡ chữ 13, in đậm, canh giữa
- Tiêu đề cấp 2 (heading 2): Viết thường, cỡ chữ 13, in đậm, canh trái
- Tiêu đề cấp 3 (heading 3): Viết thường, cỡ chữ 13, in đậm, canh trái
- Văn bản (body text): Viết thường, cỡ chữ 13, canh justified
- Tên bảng biểu, sơ đồ, hình ảnh, phụ lục: Viết thường, cỡ chữ 13, in đậm, canh
giữa
- Tiêu đề của bảng viết thường, in đậm, canh giữa size 12
- Cỡ chữ trong bảng, sơ đồ, công thức...size 12
- Nguồn: Viết thường, cỡ chữ 11, in nghiêng, nằm phía dưới và bên trái của bảng
biểu hay hình ảnh. Y6
3.1.5. Paragraph
- Cách dòng (line spacing): 1.5 lines
- Cách đoạn (spacing): Before: 0 pt; After: 0 pt
- Khoảng cách before giữa tiêu đề cấp 1 với phần nội dung phía trên là 12pt, với
nội dung phía dưới là 6pt.
- Khoảng cách before giữa tiêu đề cấp 2, cấp 3 với phần nội dung phía trên là 6pt,
với nội dung phía dưới là 6pt.
5
Hướng dẫn viết thuyết minh thiết kế
------------------------------------------------------------------------------------------------------------------

Ví dụ:
Chương 3. Cơ sở nghiên cứu và chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật
(cách 12 pt)
3.1. Tính chất chức năng khu vực nghiên cứu
(cách 6 pt)
Theo Quyết định phê duyệt Quy hoạch chung vùng tỉnh Ninh Thuận, “Khu tái định cư
……….: gồm có 7 điểm tái định cư, bố trí 252 hộ, ....
(Cách 6 pt)
3.2. Cơ sở nghiên cứu
...
3.1.6. Định lề (margin)
- Top: 3.5. cm
- Bottom: 3.0cm
- Left: 3.5 cm
- Right: 2.0 cm
- Header: Không để nội dung trên header. Chỉ đánh số trang ở giữa, size 12.
- Footer: cách Bottom 0.5cm (footer from bottom 0.5cm). Không để nội dung trên
footer.
- Lưu ý: Không để footer cho trang bìa chính và trang bìa phụ
3.1.7. Đánh số trang
- Đánh máy, canh giữa ngay phần header mỗi trang (Chỉ đánh số trang “2”, không
đánh “trang 2”).
- Phần phụ (từ lời nói đầu đến danh mục bảng biểu, sơ đồ, hình ảnh): đánh số thứ
tự trang theo kiểu i, ii, iii, iv...
- Phần nội dung chính (từ chương mở đầu đến phụ luc): Đánh số thứ tự trang theo
kiểu 1, 2, 3...
3.1.8. Đánh số các chương mục
- Đánh theo số Ả Rập (1, 2, 3...), không đánh theo số La Mã (I, II, III,...) và chỉ
đánh số tối đa theo 3 cấp qui định.
- Đề mục cấp 1: Tên chương. Định dạng theo tiêu đề cấp 1 (heading 1).
Ví dụ:
Chương 2. Tổng quan về khu vực thiết kế
(In đậm, canh giữa, viết thường, size 13)
- Đề mục cấp 2: Định dạng theo tiêu đề cấp 2 (heading 2), bắt đầu bằng số thứ tự
của chương.

6
Hướng dẫn viết thuyết minh thiết kế
------------------------------------------------------------------------------------------------------------------

Ví dụ:
“2.3. Hiện trạng khu vực thiết kế”
(Trong đó, số 2 đầu tiên là của chương 2, số 3 thứ hai là phần 3 của chương 2)
(In đậm, viết thường, canh trái, size 13)
- Đề mục cấp 3: Định dạng theo tiêu đề cấp 3 (heading 3)
Ví dụ:
“2.3.2. Hiện trạng dân cư, lao động”
(Trong đó, số 2 đầu tiên là của chương 2, số 3 thứ hai là phần 3 của chương 2, số 2 cuối
cùng là mục 2 của phần 3)
(In đậm, viết thường, canh trái, size 13)
3.1.9. Đối với con số
- Số phải được phân cách hàng ngàn bằng dấu chấm (.) và phân cách dấu thập phân
bằng dấu phẩy (,).
- Số phải được canh phải, không canh giữa và không canh trái.
- Số trong cùng một bảng, biểu hay đồ thị phải có cùng số lượng số thập phân. Tức
là nếu lấy 2 số thập phân thì toàn bộ số trong cùng một bảng đều phải có 2 số
thập phân.
3.2. Qui định đối với bảng biểu, sơ đồ, hình ảnh, công thức
3.2.1. Qui định đối với bảng biểu, sơ đồ, hình ảnh
- Bảng biểu, sơ đồ, hình ảnh phải đánh số, số được đánh theo từng loại và bao gồm
luôn số thứ tự của chương.
- Bảng biểu, sơ đồ, hình ảnh phải có tên, có đơn vị tính, có nguồn.
- Tên bảng biểu, sơ đồ phải viết thường, in đậm, canh giữa, size 13, nằm bên trên
bảng biểu và sơ đồ (riêng đối với hình ảnh thì tên nằm bên dưới hình ảnh).
- Đơn vị tính phải viết thường, canh phải, size 13, nằm sau tên của sơ đồ, hình vẽ,
bảng biểu hoặc đồ thị.
- Tiêu đề các mục bên trong bảng phải viết thuờng, in đậm, canh giữa, size 12.
- Nội dung chữ bên trong bảng, sơ đồ size 12, viết thường.
- Nguồn phải viết thường, in nghiêng, canh trái, size 11, nằm bên dưới bảng biểu,
sơ đồ, hình ảnh.
Chú ý: Không nên để bảng biểu, sơ đồ cũng như tên và nguồn của bảng biểu, sơ đồ
nằm ở hai trang. Nếu bảng dài quá thì vẫn có thể sang trang mới, với điều kiện phải
thêm tiêu đề của bảng ở các trang tiếp theo.
Ví dụ:
Sơ đồ 2.1 Quy trình nghiên cứu, đánh giá vấn đề xã hội
(Viết thường, canh giữa, in đậm, size 13, canh giữa. Trong đó, số 2 đầu tiên là số thứ tự
7
Hướng dẫn viết thuyết minh thiết kế
------------------------------------------------------------------------------------------------------------------

của chương, số 1 tiếp theo là số thứ tự của sơ đồ, hình, bảng biểu trong chương đó)
Nguồn: Báo cáo tổng kết năm 2012, Ủy ban nhân dân tỉnh, 2012
(Viết thường, in nghiêng, size 11, nằm góc trái của sơ đồ)
Ví dụ:
Bảng 2.1 Bảng cân bằng sử dụng đất đai khu vực quy hoạch
(Viết thường, in đậm, canh giữa. Trong đó 2 là số thứ tự của chương 2, 1 là số thứ tự
của bảng trong chương 2)
(Viết thường, canh phải, size 13)
ĐVT: 1.000 đồng
STT - Phần tên đề mục
bên trong bản:in đậm, Loại đất Diện tích (m2) Tỷ lệ (%)
canh giữa, size 12
Phần số TT: Viết Đất xây dựng công trình Phần Phần con số: Viết
thường, canh giữa, nội dung bằng chữ: Viết thường, canh 32,8
size 11 thường, canh justify, size 11 phải, size 11
2 Đất công viên cây xanh 4.805 23,0
3 Đất giao thông và sân bãi 9.216 44,2
Tổng cộng 20.861,0 100

Nguồn: Quy hoạch chi tiết xây dựng đô thị TL 1/500 – Khu Cao Ốc Hòa Bình, 2009
(In nghiêng, size 11, canh góc trái của bảng)
3.2.2. Qui định đối với công thức
Công thức phải được viết thường, size 12, canh giữa, phải có đánh số và có giải thích
từng biến.
3.2.3. Qui định về cách lập danh mục tài liệu tham khảo [2]–[5]
- Tài liệu tham khảo cần được liệt kê ngay từ bước lập Báo cáo thực tập và thuyết
minh Đồ án tốt nghiệp.
- Tài liệu tham khảo phải được xếp riêng theo từng ngôn từ (Việt, Anh, Pháp...).
Các tài liệu tiếng nước ngoài phải giữ nguyên phiên bản, không phiên âm, không
dịch kể cả tài liệu bằng tiếng Trung Quốc, Tiếng Nhật, vv. (đối với tài liệu bằng
ngôn ngữ còn ít người biết thì có thể thêm phần dịch tiếng Việt đi kèm theo mỗi
tài liệu).
- Tài liệu tham khảo được trích dẫn theo số (đã được xác định trong danh mục tài
liệu tham khảo), không theo tên tác giả và năm.
- Không nên dùng luận văn, luận án, Website và hạn chế dùng sách giáo khoa làm
tài liệu tham khảo.
8
Hướng dẫn viết thuyết minh thiết kế
------------------------------------------------------------------------------------------------------------------

- Các tài liệu tham khảo phải được sắp xếp theo thứ tự ABC theo HỌ của tác giả.
- Nếu tác giả là người nước ngoài thì xếp thứ tự ABC theo họ.
- Nếu tác giả là người Việt thì xếp theo thứ tự ABC theo tên nhưng vẫn giữ nguyên
thứ tự thông thường tên của người Việt nam. Không đảo tên lên trước họ.
- Tài liệu không có tên tác giả thì xếp theo ABC từ đầu của tên cơ quan ban hành
báo chí, hay ấn phẩm, vv. Ví dụ: Tổng cục Thống kê xếp vào vần T, Bộ Giáo Dục
và Đào tạo xếp vào vần B.
- Nếu sách (báo) có 2 hay 3 tác giả, liệt kê tất cả tên của tất cả tác giả.
- Nếu sách (báo) có từ 4 tác giả trở lên, liệt kê tên một tác giả và những người khác
ghi chung là “các tác giả”.
- Tất cả các tài liệu tham khảo phải được ghi theo đúng cấu trúc như sau:
a. Sách
- Họ và tên tác giả (năm xuất bản), Tên sách, nhà xuất bản, nơi xuất bản.
Ví dụ:
Tô Văn Hùng (2008), Giáo trình ..., NXB Đại học Đà Nẵng, Tp. Đà Nẵng.
b. Một chương trong một cuốn sách
- Họ và tên tác giả (năm xuất bản), “Tên chương”, Tên sách, nhà xuất bản, nơi xuất
bản.
Ví dụ:
Nguyễn Văn T và các tác giả khác (2011), “Chương 1: Mở đầu - ...", Giáo trình Quy
hoạch Đô thị, NXB Đại học Đà Nẵng, Tp. Đà Nẵng.
c. Tạp chí tuần
- Họ và tên tác giả (ngày tháng năm xuất bản), “Tên bài báo”, Tên tạp chí, số tạp
chí, trang của bài báo.
Ví dụ:
Amstrong (28/2/1994), “The learning revolution: Technology is resharpingeducation”,
Business Week, Số. 3360, tr. 80- 88.
d. Tạp chí tháng
- Họ và tên tác giả (tháng năm xuất bản), “Tên bài báo”, Tên tạp chí, số tạp chí,
trang của bài báo.
Ví dụ:
Trịnh Tú Anh (7/2014), “Vận ...thông đô thị tại Tp. HCM”, Quy hoạch và xây dựng, Số.
68, tr. 50-53.
e. Báo
- Họ và tên tác giả (ngày tháng năm xuất bản), “Tên bài báo”, Tên báo, trang của
9
Hướng dẫn viết thuyết minh thiết kế
------------------------------------------------------------------------------------------------------------------

bài báo.
Ví dụ:
Thanh Tuấn (22/7/2008), “ASEAN đẩy mạnh nhất thể hóa”, Tuổi Trẻ, tr.20.
f. Bài báo trên Internet
- Họ và tên tác giả (ngày tháng năm xuất bản), “Tên bài báo”, Tên báo, được
download (hoặc truy cập) tại đường link..., ngày download (hoặc truy cập).
Ví dụ:
- Ashui.com (27/8/2014), “Giải pháp phát triển Vành đai xanh tại các đô thị Việt
Nam”, Tạp chí Quy hoạch đô thị Ashui.com, được download tại địa chỉ:
- http://mag.ashui.com/chuyenmuc/quy-hoach-do-thi/10523-giai-phap-phat-trien-
vanh-dai-xanh-tai-cac-do-thi-viet-nam.html vào ngày 06/10/2014.
- Hoặc:
- Nguyễn Như (27/8/2014), “Giải pháp phát triển Vành đai xanh tại các đô thị Việt
Nam”, Tạp chí Quy hoạch đô thị Ashui.com, truy cập tại địa chỉ:
http://mag.ashui.com/chuyenmuc/quy-hoach-do-thi/10523-giai-phap-phat-trien-
vanh-dai-xanh-tai-cac-do-thi-viet-nam.html vào ngày 06/10/2014.
3.2.4. Qui định về trích dẫn [6]
Khi viết thuyết minh cho đồ án, sinh viên sẽ tham khảo từ nhiều nguồn tài liệu khác
nhau. Có khi vô tình, có khi cố ý, sinh viên viết lại một ý nào đó từ sách, báo... vào bài
viết của mình. Nếu sinh viên không lưu ý đến vấn đề trích dẫn đúng cách thì sẽ dễ rơi
vào tình trạng đạo văn. Sau đây là hai trường hợp phổ biến nhất mà sinh viên cần lưu ý
khi viết bài để tránh tình trạng đạo văn.
1. Tại sao cần phải trích dẫn?
Khi sử dụng ý tưởng và từ ngữ của các tác giả khác trong bài viết của bạn, cần thiết
phải ghi nhận bởi vô cùng quan trọng, ngay cả khi bạn không trích dẫn nguyên văn.
Việc trích dẫn từ các nguồn tài liệu tham khảo giúp người đọc nhận biết các công trình
mà bạn đã tham khảo và hiểu được quan điểm và mục tiêu trong nghiên cứu của bạn.
Thực hành “trích dẫn khi viết” và ghi lại nguổn gốc của các ý tưởng và các trích dẫn
trong bài viết của bạn giúp bạn tránh khỏi sự đạo văn/đạo ý tưởng hoặc trả giá cho việc
làm sai trái trong nghiên cứu.
2. Trích dẫn (Quotation), Viết lại ý (Paraphrasing)
Khi bạn ghi lại chính xác các từ và cụm từ của một tác giả, bạn phải phải đặt chúng
vào dấu ngoặc kép, hoặc đặt vào một khối trích dẫn, hoặc các định dạng khác theo quy
định của nhiều kiểu trích dẫn khác nhau.
Ngay cả khi bạn viết lại các ý tưởng bằng từ ngữ riêng của bạn, đó là paraphrasing,
bạn cũng phải ghi nhận nguồn thông tin.

10
Hướng dẫn viết thuyết minh thiết kế
------------------------------------------------------------------------------------------------------------------

Bạn có thể tìm thấy các hướng dẫn cho việc trích dẫn trong các tài liệu về các kiểu
trích dẫn hoặc trong các hướng dẫn dành cho các nghiên cứu viên. Bạn có thể đọc một
giới thiệu hữu ích tại chương 12 sách The Mordern Researcher của tác giả Jacques
Barzun and Henry Graff (5th ed., 1992 in REF LB 2369.B28).
- Trong trường hợp chép lại toàn bộ ý của tác giả (hay gần như toàn bộ) thì sinh
viên phải để phần chép đó trong dấu ngoặc kép “...” và ngay sau đó phải ghi tên
tác giả, năm xuất bản và trang chứa ý mà sinh viên đã chép.
Ví dụ:
... Theo đó “Khu tái định cư Can Hồ, xã Can Hồ: gồm có 7 điểm tái định cư, bố trí 227
hộ, trước mắt bố trí 187 hộ. Bình quân mỗi hộ được giao 0,4 - 0,5 ha đất lúa, 1,4 - 1,5
ha đất nương rẫy, 3 - 5 ha đất trồng rừng và 7 - 8 ha đất khoanh nuôi tái sinh rừng.
Phương hướng sản xuất chính là trồng cây lương thực, cây ăn quả, cây công nghiệp,
trồng rừng kinh tế; chăn nuôi gia súc gia cầm; nuôi trồng, đánh bắt thủy sản". (Quyết
định phê duyệt Quy hoạch tổng thể di dân, tái định cư Dự án thủy điện Lai Châu, 1/2011,
tr.3).
- Trong trường hợp viết lại ý của tác giả theo văn phong của mình, sinh viên chỉ
cần trích dẫn tên tác giả và năm xuất bản ngay sau câu tự diễn đạt.
Ví dụ:
... Chính vì thế, tại khu vực tái định cư …….. cần được triển khai thành 7 cụm dân tái
định cư chính với định hướng phát triển kinh tế khu vực là phát triển nông nghiệp.
(Quyết định phê duyệt Quy hoạch tổng …….., 2011).
3. Việc đạo văn/đạo ý tưởng (Plagiarism)
Theo trường Đại học Arkansas, USA, việc đạo văn/đạo ý tưởng được định nghĩa là “sự
mang lại cho công việc riêng của mình những từ ngữ, ý tưởng hoặc lý lẽ của một người
khác mà không có sự trích dẫn, tham khảo hoặc ghi chú phù hợp”.
Việc đạo văn/đạo ý tưởng của một người khác là rất ngiêm trọng đối với điểm số của
một môn học hoặc toàn bộ sự nghiệp học hành của bạn. Việc đạo văn/đạo ý tưởng và
việc không trung thực trong học hành vượt xa cái việc đơn giản là cắt và dán đoạn văn
bản từ một bài báo hay một cuốn sách vào bài báo của bạn mà không ghi nhận công
lao của người khác.
Trích dẫn các nguồn tài liệu là bước đầu tiên để trách việc đạo văn/đạo ý tưởng.
Chú ý: Tất cả các trường hợp trích dẫn trong bài viết phải được ghi chi tiết ở mục Tài
liệu tham khảo.
3.2.5. Phụ lục
Ví dụ:
Phụ lục 1: Quyết định phê duyệt điều chỉnh quy hoạch chi tiết (1/500) Dự án ...
11
Hướng dẫn viết thuyết minh thiết kế
------------------------------------------------------------------------------------------------------------------

(In đậm canh trái, size 13)


Phụ lục 2: Bảng tổng hợp kết quả khảo sát xã hội học khu đất quy hoạch
(In đậm canh trái, size 13)
Lưu ý: Lời cảm ơn, lời cam đoan, mục lục, danh mục từ viết tắt, danh mục sơ đồ bảng
biểu, danh mục hình ảnh, danh mục tài liệu tham khảo, phụ lục định dạng theo tiêu đề
cấp một.

4. Quy định trình bày khung tên bản vẽ


Kiểu chữ: theo quy định sử dụng chữ trong bản vẽ kỹ thuật
Bao gồm các nội dung sau đây
- Ghi tên đề tài (chữ in đậm, không nghiêng, cỡ chữ 6mm);
- Ghi tóm tắt nội dung bản vẽ (chữ in đậm, không nghiêng, cỡ chữ 5mm);
- Ghi ký hiệu bản vẽ (chữ in thường, cỡ chữ 3mm);
- Ghi ngày hoàn thành đồ án (cỡ chữ 3mm);
- Họ và tên sinh viên thực hiện;
- Họ và tên giảng viên hướng dẫn phần kỹ thuật (nếu có);
- Họ và tên giảng viên hướng dẫn chính;
- Chữ ký giảng viên hướng dẫn chính;
- Chữ ký giảng viên hướng dẫn phần kỹ thuật (nếu có);
- Chữ ký sinh viên thực hiện.

5. Yêu cầu
5.1. Vấn đề đạo văn
- Nghiêm cấm sinh viên chép bài, chép ý tưởng, đồ án của người khác. Trong
trường hợp phát hiện sinh viên đạo văn, Đồ án tốt nghiệp của sinh viên đương
nhiên bị điểm không. Do đó, toàn bộ tài liệu tham khảo cần phải làm việc trực
tiếp hoặc thông qua GVHD hoặc với chủ trì môn.
- Trong khi viết bài, sinh viên có thể tham khảo từ nhiều nguồn tài liệu khác nhau
nhưng phải trích dẫn đầy đủ về tên tác giả, tên tài liệu tham khảo...theo qui định
về mặt học thuật.
5.2. Tham khảo ý kiến
- Sinh viên liên hệ thường xuyên với giảng viên hướng dẫn để trao đổi về định
hướng làm đồ án, đồng thời đảm bảo quá trình nghiên cứu đồ án cũng như việc
viết thuyết minh Đồ án không bị sai lệch khỏi mục tiêu và yêu cầu ban đầu.
- Trong quá trình làm đồ án, sinh viên nên lấy ý kiến của các công ty, các phòng
ban bên ngoài và Giảng viên hướng dẫn về định hướng, nội dung nghiên cứu các
giải pháp đề xuất trong bài.

12
Hướng dẫn viết thuyết minh thiết kế
------------------------------------------------------------------------------------------------------------------

PHỤ LỤC
Phụ lục 1: Mẫu trang bìa chính
(Đóng bìa xanh dương, chữ đen)
ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH (size 14)
TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH (Bold, size 14)
KHOA KỸ THUẬT XÂY DỰNG, BỘ MÔN KIẾN TRÚC ... (Bold, size 14)
ĐỒ ÁN MÔN HỌC/ TỐT NGHIỆP (Bold, size 16)
TÊN ĐỀ TÀI ĐỒ ÁN MÔN HỌC/ TỐT NGHIỆP
(Bold, size 24)
Người hướng dẫn: TS.KTS. NGUYỄN VĂN A (Bold, size 14, in hoa)
Sinh viên thực hiện: NGUYỄN THỊ B (Bold, size 14, in hoa)
Lớp: .........(Bold, in hoa, size 14)
Khoá : ............(Bold, in hoa, size 14)
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH, NĂM ... (Bold, size 14)

13
Hướng dẫn viết thuyết minh thiết kế
------------------------------------------------------------------------------------------------------------------

Phụ lục 2: Mẫu bìa phụ


(In giấy thường)
ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH (size 14)
TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH (Bold, size 14)
KHOA KỸ THUẬT XÂY DỰNG, BỘ MÔN KIẾN TRÚC ... (Bold, size 14)
ĐỒ ÁN MÔN HỌC/ TỐT NGHIỆP (Bold, size 16)
TÊN ĐỀ TÀI ĐỒ ÁN MÔN HỌC/ TỐT NGHIỆP
(Bold, size 24)
Người hướng dẫn: TS.KTS NGUYỄN VĂN A (Bold, size 14, in hoa)
Người thực hiện: NGUYỄN THỊ B (Bold, size 14, in hoa)
Lớp: .........(Bold, in hoa, size 14)
Khoá: ............(Bold, in hoa, size 14)
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH, NĂM ... (Bold, size 14)

14
Hướng dẫn viết thuyết minh thiết kế
------------------------------------------------------------------------------------------------------------------

Phụ lục 3: Mẫu Lời cảm ơn


LỜI CẢM ƠN
(In đậm, canh giữa, viết hoa, size 14)
Tp.HCM, ngày.... tháng.... năm.....
Sinh viên thực hiện
Ký và ghi rõ họ tên

15
Hướng dẫn viết thuyết minh thiết kế
------------------------------------------------------------------------------------------------------------------

Phụ lục 4: Mẫu Lời cam đoan


CÔNG TRÌNH ĐƯỢC HOÀN THÀNH
TẠI TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
(Bold, size 16)
Tác giả xin cam đoan đây là kết quả nghiên cứu của riêng tác giả và được sự hướng dẫn
của ................................................; Các nội dung nghiên cứu, kết quả trong đề tài này là
trung thực và chưa công bố dưới bất kỳ hình thức nào trước đây. Những số liệu trong
các bảng biểu phục vụ cho việc phân tích, nhận xét, đánh giá được chính tác giả thu thập
từ các nguồn khác nhau có ghi rõ trong phần tài liệu tham khảo.
Ngoài ra, trong luận văn còn sử dụng một số nhận xét, đánh giá cũng như số liệu của các
tác giả khác, cơ quan tổ chức khác đều có trích dẫn và chú thích nguồn gốc.
Nếu phát hiện có bất kỳ sự gian lận nào tác giả xin hoàn toàn chịu trách nhiệm về nội
dung luận văn của mình. Trường đại học Bách Khoa TP.HCM không liên quan đến
những vi phạm tác quyền, bản quyền do tác giả gây ra trong quá trình thực hiện (nếu
có).
TP. Hồ Chí Minh, ngày … tháng … năm …
Tác giả
(ký tên và ghi rõ họ tên)

16
Hướng dẫn viết thuyết minh thiết kế
------------------------------------------------------------------------------------------------------------------

Phụ lục 5: Mẫu nhận xét của giảng viên hướng dẫn
NHẬN XÉT CỦA GIẢNG VIÊN HƯỚNG DẪN
(In đậm, canh giữa, viết hoa, size 14)
Tp.HCM, ngày...., tháng...., năm.....
Giảng viên hướng dẫn
Ký và ghi rõ họ tên

17
Hướng dẫn viết thuyết minh thiết kế
------------------------------------------------------------------------------------------------------------------

Phụ lục 6: Mẫu nhận xét của Giảng viên phản biện
NHẬN XÉT CỦA GIẢNG VIÊN PHẢN BIỆN
(In đậm, canh giữa, viết hoa, size 14)
Đồ án tốt nghiệp đáp ứng yêu cầu của đồ án tốt nghiệp ngành …………
Tp.HCM, ngày...., tháng...., năm.....
Giảng viên phản biện
Ký và ghi rõ họ tên

18
Hướng dẫn viết thuyết minh thiết kế
------------------------------------------------------------------------------------------------------------------

Phụ lục 7: Mẫu xác nhận và nhận xét của chuyên gia
GÓP Ý CỦA CƠ QUAN CHỨC NĂNG/CHUYÊN GIA
(in đậm, canh giữa, viết hoa, size 14)
Cơ quan/ Chuyên gia: ................................................................................................
................................................................................................
Nhận xét:
Tp.HCM, ngày...., tháng...., năm.....
Người góp ý
Ký và ghi rõ họ tên

19
Hướng dẫn viết thuyết minh thiết kế
------------------------------------------------------------------------------------------------------------------

Phụ lục 8: Mẫu danh mục các từ viết tắt


(Font Times New Roman, in đậm, canh giữa, viết hoa, size 14)
ASEAN Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á
BOT Xây dựng – Hoạt động – Chuyển giao
BT Xây dựng – Chuyển giao
CP Chính phủ
ĐBSH Đồng bằng sông Hồng
FDI Đầu tư trực tiếp nước ngoài
GDP Tổng sản phẩm nội địa
HĐND Hội đồng nhân dân
KCN Khu công nghiệp
KTTĐ Kinh tế trọng điểm
NĐ Nghị định
ng.đ Ngày đêm
NQ Nghị quyết
QĐ Quyết định
TTg Thủ tướng
TW Trung ương
UBND Ủy ban nhân dân

20
Hướng dẫn viết thuyết minh thiết kế
------------------------------------------------------------------------------------------------------------------

Phụ lục 9: Mẫu danh mục bảng biểu


DANH MỤC BẢNG BIỂU
(Font Time New Roman, in đậm, canh giữa, viết hoa, size 14)
Bảng
1.1
1.2 2.1 2.2 ---
Tên
Trang
Định hướng quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020
Bảng thống kê hiện trạng sử dụng đất
Bảng cơ cấu sử dụng đất
Biểu đồ hình thành ý tưởng thiết kế
--- ---

21
Hướng dẫn viết thuyết minh thiết kế
------------------------------------------------------------------------------------------------------------------

Phụ lục 10: Mẫu danh mục hình ảnh


DANH MỤC HÌNH ẢNH
(Font Time New Roman, in đậm, canh giữa, viết hoa, size 14)
Hình
1.1 1.2 2.1 --- ---
Tên - Trang
Sơ đồ liên hệ vùng 7
Hiện trạng khu đất 10
Phương án cơ cấu so sánh 26
--- --- --- ---

22
Hướng dẫn viết thuyết minh thiết kế
------------------------------------------------------------------------------------------------------------------

Danh mục tài liệu tham khảo


[1] Đại học Tôn Đức Thắng, “Hướng dẫn viết thuyết minh đồ án.” .
[2] Imperial College of London, “Citing & Referencing: Harvard Style.” 2012.
[3] University of Bristol, “How to cite References.” pp. 1–9, 2014.
[4] International Baccalaureate Organization, Effective citing and referencing. 2014.
[5] Thư viện Trung tâm Đại học Quốc gia, “Trích dẫn tài liệu tham khảo theo qui
định của Bộ giáo dục đào tạo,” 1997. .
[6] “Citing Your Sources | University of Arkansas Libraries.” [Online]. Available:
https://libraries.uark.edu/reference/citingyoursources.asp. [Accessed: 22-Oct-
2017].

23

You might also like