You are on page 1of 134

CÁC CHỮ VIẾT TẮT

HĐGMVN : Hội đồng Giám mục Việt Nam


HDMVTN : Hướng dẫn Mục vụ Thánh nhạc
HTTN : Huấn thị Thánh nhạc
HCPV : Hiến chế Phụng vụ
NTCHHN : Nghi thức Cử hành Hôn nhân
GKPV : Giờ kinh Phụng Vụ
SLRM : Sách lễ Roma
UBTN : Uỷ ban Thánh nhạc
QCTQ : Quy chế Tổng quát Sách lễ Roma (2000)
Tv : Thánh vịnh
TCCĐ : Thánh ca Cộng đồng
………………………………………………………
TRIỂN KHAI MỘT VÀI SỐ TRONG VĂN KIỆN
“HƯỚNG DẪN MỤC VỤ THÁNH NHẠC”
HÁT THÁNH LỄ

I. VÀI KHÁI NIỆM CƠ BẢN


1. Các “Bài” trong Thánh lễ
Có thể nói, Thánh lễ gồm 3 BÀI:
(1) Bài lễ = bản văn phụng vụ của Thánh lễ (nằm trong Sách Lễ
Rôma): Các lời nguyện thuộc chủ tế + kinh tiền tụng + ca nhập lễ
+ ca hiệp lễ;

1
(2) Bài đọc [Sách Thánh] (nằm trong Sách Bài Đọc);
(3) Bài hát: (i) Nằm trong “Sách hát của Giáo Hội hoàn vũ”
= Graduale Romanum/ Graduale Simplex; (ii) Nằm trong sách
hát của Giáo hội địa phương (những bài hát đã được HĐGM
chuẩn nhận để dùng trong phụng vụ).
2. Phân Loại Hát
Phụng vụ phân biệt 2 loại hát: (a) Hát phụng vụ (singing the
liturgy)/hát Thánh lễ (singing the Mass); và (b) Hát trong phụng
vụ (singing at the liturgy)/hát trong Thánh lễ (singing at the
Mass).
a. Hát phụng vụ/Thánh lễ
Hát phụng vụ/Thánh lễ là phụng vụ/Thánh lễ được hát lên (sung
liturgy/Mass). Trong trường hợp Thánh lễ, hát phụng vụ là hát
chính bản văn phụng vụ của Thánh lễ. Bản văn phụng vụ của
Thánh lễ bao gồm bản văn thuộc Nghi thức Thánh lễ (Ordo
Missae) và thuộc phần cử hành Lời Chúa (Sách Bài Đọc):
- Bản văn phụng vụ thuộc Nghi thức Thánh lễ bao gồm: (i)
Những lời đối đáp, tung hô = dấu thánh giá, lời chào, kinh nguyện
dành cho LM, kinh Tiền tụng, Sanctus, Tung hô tưởng niệm,
Vinh tụng ca, lời mời gọi hiệp lễ và những lời theo sau, lời giải
tán; (ii) Phần thường lễ = kinh Thương xót, kinh Vinh danh, kinh
Tin kính, kinh Lạy Cha, kinh Lạy Chiên Thiên Chúa; (iii) Phần
riêng của Thánh lễ = đối ca nhập lễ/hiệp lễ (trong Sách Lễ

2
Rôma/Graduale Romanum/Graduale Simplex), ca tiến lễ trong
sách Graduale Romanum/Graduale Simplex.
- Bản văn phụng vụ thuộc phần cử hành Lời Chúa (chính là
bản văn Thánh Kinh được công bố) bao gồm: (i) Thánh vịnh đáp
ca; (ii) Câu tung hô Tin Mừng; (iii) Các Bài đọc Sách Thánh nằm
trong Sách Bài Đọc.
Lưu ý: Các bản văn trên phải được dịch cách trung thực. Ngoại
trừ phần riêng của Thánh lễ là đối ca nhập lễ/ca tiến lễ/ca hiệp lễ,
nhạc sĩ cần giữ nguyên vẹn bản văn khi soạn các âm điệu cho
chúng, nghĩa là dệt nhạc trên bản văn mà không được thay đổi gì.
Nếu dệt nhạc cho đối ca nhập lễ/ca tiến lễ/ca hiệp lễ, thì khi hát
bản văn này, chúng ta hát Thánh lễ (sing the Mass). Còn nếu lấy
ý từ chúng để sáng tác hoặc dùng ca khúc khác để hát thay thế
cho ca nhập lễ/ca tiến lễ/ca hiệp lễ, chúng ta đang thực hành hát
trong Thánh lễ (sing at the Mass).
b/ Hát trong phụng vụ/Thánh lễ
Hát trong phụng vụ/Thánh lễ là hát bài thánh ca mà bản văn không
chính thức thuộc về Thánh lễ. Những bài thánh ca này hoặc được
sáng tác dựa theo/theo ý bản văn Kinh Thánh/bản văn phụng vụ
của Thánh lễ ấy hoặc có nội dung phù hợp với các phần Thánh lễ,
ngày lễ/mùa phụng vụ. Như vậy, lời của các ca khúc này chỉ là
những “Bản văn được thay thế” cho bản văn phụng vụ. Trường
hợp này, Hội Thánh dành cho các Ðấng Bản Quyền địa phương
quyền quyết đoán cho dùng các bài ca khác để thay thế những bài
3
ca nhập lễ, ca dâng lễ và ca hiệp lễ in trong sách hát Graduale
Romanum/Graduale Simplex miễn là những bài đó hợp với: các
phần Thánh lễ, ngày lễ, cũng như mùa phụng vụ. Đây là một kẽ
hở trong phụng vụ, bởi vì nhiều nơi đã sử dụng ca khúc thay thế
mà nội dung có thể đi quá xa Thánh lễ, trong khi đối ca nhập
lễ/tiến lễ/hiệp lễ thường là bản văn Thánh Kinh và chúng phục vụ
như một sự chú giải chính thức hay giúp tín hữu suy niệm về
Thánh lễ đang cử hành.
3. Phần thường lễ và phần riêng của thánh lễ:
Phần thường lễ bao gồm:Kinh Thương Xót, Kinh Vinh Danh,
Kinh Tin Kính, Thánh Thánh Thánh, Kinh Lạy Cha, Lạy Chiên
Thiên Chúa.
Phần riêng của Thánh lễ bao gồm ca nhập lễ, ca tiến lễ, ca hiệp
lễ, thánh vịnh đáp ca, tung hô Tin Mừng và ca tiếp liên.
NHẬN ĐỊNH VÀ ĐỀ NGHỊ
(1) Tại Việt Nam, hiếm có nơi nào hát Thánh lễ, đa số chúng ta
hát ca khúc/bản văn thay thế, tức là chỉ hát trong Thánh lễ;
(2) Lý tưởng là chúng ta hát Thánh lễ bởi vì bấy giờ chính bản
văn phụng vụ/Thánh lễ được hát lên xét như bản văn đã được Hội
Thánh quy định cũng như muốn dùng chúng để tôn vinh Thiên
Chúa và thánh hóa tín hữu, do đó hát phụng vụ/Thánh lễ cần được
nhận thức như một thực hành ưu tiên hơn là hát trong phụng
vụ/Thánh lễ (hát thay thế);

4
(3) Tuy nhiên trong thực tế, liên quan đến ca nhập lễ, ca dâng lễ
và ca hiệp lễ, chúng ta có thể thực hành như sau:
1. Vào những ngày lễ thường trong tuần/ lễ nhớ/ thậm chí lễ kính,
chúng ta có thể dùng các bài ca khác để hát thay thế cho ca nhập
lễ, ca tiến lễ và ca hiệp lễ in trong sách hát Graduale
Romanum/Graduale Simplex/Sách lễ Rôma;
2. Vào ngày lễ Chúa nhật/ lễ trọng/ dịp trọng thể, nên hát chính
bản văn phụng vụ được dệt nhạc (ca nhập lễ, ca dâng lễ và ca hiệp
lễ in trong sách hát Graduale Romanum/Graduale Simplex) hơn
là hát bài thay thế (bản văn được thay thế); hoặc ít là, hát thay thế
bởi những bài thánh ca/ca khúc được sáng tác gần với/thích nghi
với bản văn phụng vụ trong Graduale Romanum/Graduale
Simplex/Sách lễ Rôma (chúng ta có rất nhiều ca khúc thuộc loại
này).
II. CẦU TRÚC CÁC BÀI HÁT TRONG PHỤNG VỤ
1. Ca nhập lễ 1

SỐ 131: Bài ca này có mục đích mở đầu việc cử hành thánh lễ,
giúp cộng đoàn thêm hiệp nhất, hướng tâm hồn họ vào mầu nhiệm
mùa phụng vụ hay ngày lễ và đi đôi với cuộc rước của vị tư tế
và các thừa tác viên (QCTQ 47).
Vì đây là bài ca mở đầu nên cần chọn bài ca giúp cho mọi
người phấn khởi vui tươi tham dự thánh lễ; do đó, một bài hát lê
thê, buồn rầu chán nản không thể khởi động cho cộng đoàn bước
1
HDMVTN số 131-133, tr.53-54
5
vào thánh lễ cách hân hoan tích cực được. Nội dung bài hát phải
phù hợp với mùa phụng vụ hay ngày lễ (Mùa Phụng vụ: Mùa chay
và Phục sinh; Mùa vọng và Giáng sinh, Mùa Thường niên. Ngày lễ
trong lịch Phụng vụ: 16 lễ trọng và kính Chúa; 13 lễ trọng, kính và
nhớ về Đức Maria; 21 lễ trọng và kính các thánh. Ngoài ra, còn có
các lễ nhớ, các lễ theo nhu cầu và ngoại lịch như: cung hiến thánh
đường, phong chức, thêm sức, lễ cưới, lễ tang, bổn mạng…2
SỐ 133: (Xem HDMVTN trang 54)
Chọn Ca Nhập Lễ 3
- Chọn lựa đầu tiên để hát ca nhập lễ là hát chính tiền xướng /
đối ca (antiphona) trong Graduale Romanum / Graduale simplex
cùng với Thánh vịnh. Đây là những bài thánh ca được dệt từ
chính lời của đối ca và các Thánh vịnh đã được chỉ định làm ca
nhập lễ trong Graduale Romanum / Graduale simplex (x.UBTN
–HĐGMVN, HDMVTN, số 73, 133a). 4

2
Lm. Vinh Sơn Nguyễn Thế Thủ, Phụng vụ Thánh Thể, tr.88-89
NGÀY LỄ TRONG LỊCH PHỤNG VỤ
a/ Có 16 lễ trọng và kính Chúa, bao gồm: 10 lễ trọng: Phục sinh, Giáng sinh, Chúa Lên Trời, Hiện xuống, Ba Ngôi,
Mình Máu Thánh, Thánh Tâm, Truyền Tin, Hiển Linh, Kitô Vua. 6 lễ kính: Thánh Gia Thất, Dâng Chúa (2/2), Chúa
Chịu Phép Rửa, Biến hình, Suy tôn thánh giá, cung hiến đến thờ Latran (9/11).
b/ Có 13 lễ trọng, kính và nhớ về Đức Maria, bao gồm: 3 lễ trọng: Mẹ Thiên Chúa, Mẹ Lên trời, Vô Nhiễm Nguyên
Tội; 2 lễ kính: Mẹ thăm bà Elisabet, Sinh nhật Đức Mẹ; 6 lễ nhớ buộc: Trái Tim VN Mẹ, Maria Nữ Vương (22/8), Mẹ
Sầu Bi (15/9), Mẹ Mân Côi (7/10), Mẹ Dâng Mình (21/11), Mẹ Hội Thánh (sau lễ CTT). 3 lễ nhớ tự do: Mẹ Lộ Đức
(11/2), Mẹ Núi cát Minh (16/7), Cung hiến đền thờ Đức Bà cả (5/8).
c/ Có 21 lễ trọng và kính các thánh, bao gồm: 4 lễ trọng: Thánh Giuse, sinh nhật JB, Phêrô Phaolô TĐ, Các Thánh
Nam Nữ; 17 lễ kính: Phaolo trở lại (25/1), Lập Tông tòa Phêrô (22/2), Maccô tác giả TM (25/4), Philipphê và Giacôbê
TĐ (3/5), Matthia TĐ (14/5), Tôma TĐ (3/7), Giacôbê TĐ (25/7), Lôrensô Tử đạo (10/8), Batolomeo TĐ (24/8).
Matthêu TĐ (21/9), Tổng Lãnh TT (29/9), Luca Thánh Sử (18/10), Simon và Giuđa TĐ (28/10), Anrê TĐ (30/11);
Têphanô Tđ (26/12); Gioan TĐ (27/12), Các thánh Anh Hài (28/12), Têrêsa Hài Đồng Giêsu (1/10) và Phanxicô
Xaviê (3/12).
3
Hội thảo TN lần 48 ngày 03 tháng 05 năm 2022, chủ đề về Thánh lễ và Thánh nhạc, Linh mục Phạm Đình Ái thuyết
trình (HT số 3).
4
Graduale Simplex (2007) đơn giản hơn Graduale Romanum (1974). Trong Gradulie Simplex ghi Đối ca với nét nhạc
đơn giản hơn trong Graduale Romanum, nhưng có kèm theo 4-5 câu thánh vịnh; Còn trong Graduale Romanum chỉ
ghi Đối ca với nét nhạc hoa mỹ hơn, mà không ghi các câu thánh vịnh ra, mà đề tùy nghi ca đoàn chọn hát thêm mấy
câu trong Thánh vịnh đi kèm.
6
- Chọn lựa thứ hai là hát bài thánh ca được sáng tác (1) dựa
vào/theo ý của đối ca và Thánh vịnh đã được chỉ định làm ca
nhập lễ trong Graduale Romanum / Graduale simplex; hoặc
được sáng tác (2) dựa vào/theo ý bản văn ca nhập lễ của ngày lễ
được ghi trong Sách lễ Roma (đây là gợi ý tốt cho việc chọn bài
hát ca nhập lễ với nội dung tương hợp).5
(QCSL Số 48; MVTN 133b)
- Chọn lựa thứ ba là hát bài thánh ca đã được Hội đồng Giám
mục chuẩn nhận với các chủ đề sau: (1) quy tụ (giúp hợp nhất
cộng đoàn); (2) mùa phụng vụ/ngày lễ (hướng tâm hồn tín hữu
về mầu nhiệm mùa phụng vụ hoặc ngày lễ); (3) tác động phụng
vụ (cuộc rước tiến đến bàn thánh)(x.QCSL 47); (4) liên hệ với
các Bài đọc Sách Thánh trong Thánh lễ. 6
Lưu ý: Không nên chọn hát ca nhập lễ với những bài
mang âm hưởng lê thê, buồn sầu, u uất, ảm đạm, cũng như
mang dáng vẻ suy niệm trầm tư, bởi vì đặc tính của bài ca
nhập lễ là nét hân hoan, vui tươi, khơi dậy niềm phấn khởi
nơi các tín hữu tham dự Thánh lễ. 7 (nó khác với bài ca sau khi
rước lễ).
Mục đích chính của Ca Nhập Lễ là đi kèm cuộc rước đầu lễ,
chứ không phải là bài ca được hát biệt lập mà không có nghi thức

5
Lê ngọc Ngà, “Nghệ thuật Cử hành Thánh lễ” https://gpcantho.com/nghe-thuat-cu-hanh-thanh-le/.
6
Ibid
7
X. Nathan Michell, OSB, “Six Minor Heresies in Today’s Music,” trong Practical Music Practice, ed. Virgil C. Funk
and Gabe Huck (Chicago: Liturgy Training Publications, 1979), 69-71; Nguyễn Thế Thủ, Hướng dẫn Cử hành Phụng
vụ, 62-63.

7
đi kèm (SLRM 25). Do đó, ca nhập lễ phải được hát đang khi chủ
tế tiến ra bàn thờ, chứ không phải chủ tế tiến ra bàn thờ rồi mới
hát ca nhập lễ. Đàng khác, vì là bài ca đi kèm cuộc rước, nên một
khi chủ tế tiến ra bàn thờ, bái chào và xông hương xong, thì bài
ca nhập lễ cũng phải được kết thúc. Người ta không được phép
kéo dài bài ca nhập lễ như thể yêu cầu mọi người phải nghe cho
hết bài ca vì bao công sức tập rượt của ca đoàn hay vì các tiểu
khúc còn lại rất đáng được nghe. Tuy nhiên, cũng nên hát sao cho
hài hòa tránh kết thúc cụt ngủn, nghĩa là hát lập lại điệp khúc
trước khi kết thúc (nếu ĐK không quá dài). Bài thánh ca là một
thể loại hình thức Rondo (nghĩa đen là vòng tròn) được hát lập lại
điệp khúc sau mỗi câu phiên khúc. Ca Nhập lễ nên chọn bài hát
phổ thông thích hợp để mọi người cùng hát, nhất là khi có rước
chủ tế hay đoàn đồng tế ra cử hành. Về cách hát, có thể theo 3
cách: thứ nhất: luân phiên giữa ca đoàn và cộng đoàn; thứ hai:
luân viên giữa một ca xướng viên và cộng đoàn, thứ ba là tất cả
do cộng đoàn hát hay do một mình ca đoàn hát mà thôi. Có thể
dùng điệp ca Graduale Simplex; hoặc dùng bài hát nào khác phù
hợp với cử hành phụng vụ, với tính chất của ngày lễ, hay mùa
phụng vụ. Bản văn bài hát này phải được HĐGM chuẩn nhận.
Nếu không hát nhập lễ, thì giáo dân, hoặc một vài người giáo dân
hoặc một độc viên, đọc bài ca Nhập lễ ghi trong sách lễ. Nếu
không có ai đọc, thì chính vị tư tế đọc, vị này cũng có thể thích
ứng điệp ca ấy theo kiểu lời khuyên nhủ đầu lễ (QCTQ, 48).

8
Áp dụng việc chọn bài nhập lễ như sau: chẳng hạn:
* Ngày lễ về Đức Mẹ:
- Mẹ Mân Côi (lễ nhớ): bài “Tràng Hoa Mân Côi’ (Văn Chi)
- Mẹ Thăm Viếng Bà Elisabeth (lễ kính): bài “Mẹ Thăm viếng”
(Nguyễn Duy; Trọng Khẩn)
- Mẹ Thiên Chúa (lễ trọng): bài “Mẹ Chúa Cứu Thế” (Bảo Tịnh
- Trầm Hương)
Lưu ý: Lễ “Truyền Tin” (lễ trọng) và lễ “Dâng Chúa trong
đền thờ”(lễ kính) thuộc về bậc lễ trọng và lễ kính Chúa chứ
không phải là lễ về Đức Mẹ như nhiều người lầm tưởng. Vì vậy,
không hát bài nhập lễ về Đức Mẹ nhưng có thể hát kết lễ về Đức
Mẹ nếu ngày lễ rơi vào thứ bảy (truyền thống Giáo hội). Tuy
nhiên, các bài hát mang ý nghĩa của ngày lễ này vẫn được hát (vì
đây không là phải bài hát về Đức Mẹ). Chẳng hạn:
- Lễ Truyền Tin: bài “Hỡi Sứ Thần”(lời: ý thơ Hàn Mặc Tử;
nhạc: Nguyễn Đức Mậu & Phanxicô)
- Lễ Dâng Chúa trong Đền thờ: bài “Dâng Con’ (Viết Chung)
(Một ngày xưa Mẹ dâng con lên đền thánh…)
* Ngày lễ về Các Thánh (lễ trọng, lễ kính, lễ nhớ)
- Thánh Tông Đồ: bài ‘Kính Thánh Tông Đồ”(Nguyễn
Duy)(Đoàn con hôm nay chung tiếng ca…)
- Thánh Phêrô Phaolô (lễ trọng): bài “Hai người tiên Phong”
(Hùng Lân và Hùng Thái Hoan).

9
- Thánh TSHT, Thánh nam: bài “Mừng Chư Thánh”(Kim
Long); “Ca mừng các thánh”(Hoài Chiên).
- Thánh nữ: bài “Monica người mẹ mẫu gương” (Ngọc Linh);
bài “Kính thánh Anna” của Đạo Minh.
- Trinh nữ: bài “Ca mừng thánh nữ” (Nguyễn Duy) (Một triều
thiên Chúa đã ban cho người dấu yêu…)
Lưu ý: Bài này chỉ được hát trong lễ thánh Trinh nữ không
hát trong lễ thánh nữ).
- Thánh Têrêsa Hài Đồng: như bài “Thánh Nữ Têrêsa”
(Phanxicô) (Có một nụ hoa, nụ hoa hồng bé nhỏ…)
- Thánh Tử Đạo: bài “Anh Hùng Tử Đạo”(Minh Hương & Hồ
Khanh) (Đây chốn huy hoàng chan hòa muôn ánh quang…).
- Lễ Các Thiên Thần Hộ Thủ: bài “Thiên Thần Bản
Mệnh”(Phanxicô) (Đường tôi đi qua muôn…)
* Mùa Phụng vụ:
- Mùa chay: bài “Hãy Chỗi dậy” (Kim Long)
- Phục sinh: bài “Nào hãy Mừng Vui” (Kim Long); bài “Ca
Mừng Chúa Phục Sinh” (Mi Trầm) (Ca mừng Chúa nay
Phục sinh, Người đã…)
- Mùa vọng: bài “Trời Cao” (Duy Tân)
- Giáng sinh: bài “Một Hài Nhi” (Hùng Lân) (Một hài Nhi đã
sinh ra cho chúng…)

10
- Mùa Thường niên: bài “Ca Vang Ngày Mới” (Nguyễn Duy)
(Hãy hân hoan Hãy ca vang Hãy chào mừng ngày Chúa
dựng nên…)
- Tác động phụng vụ:
+ bài “Con Bước Lên bàn Thờ” (Kim Long)
+ bài “Tiến vào Thánh cung” (Phanxicô) (Tiến vào thánh
cung tâm tư con nhảy…)
- Thánh vịnh, Thánh ca:
+ bài “Hãy Ca Tụng Chúa” Ý: Đnl 32,1-30 (Kim Long) (Trời
cao hãy lắng nghe…)
+ bài “Tôi Mừng Vui”-Tv 121 (Kim Long)(Tôi mừng vui mỗi
khi nghe nhủ rằng…)
+ bài “Hồn Tôi Ơi” (Kim Long) (Hồn tôi ơi hãy ca tụng
Chúa, Đấng chí tôn rất uy linh cao…)
* Nhu cầu và ngoại lịch:
- Lễ Chúa Thánh Thần, Lễ Thêm sức: bài “Thánh Thần”
(Phanxicô)(Thánh Thần tình yêu linh thiêng, Người hãy…)
- Lễ Cưới: bài ‘Bước Vào Nhà Chúa” (Phanxicô) (Tay trong tay
bước vào nhà Chúa…)
- Lễ Tang: bài “Chúa Gọi con Về” (Lan Thanh) (Chúa tới gọi
con về - trong ngày Chúa đến…)
- Lễ Tết: bài ‘Chào mừng Mùa Xuân 2” (Nguyễn Duy) (Chào
mừng xuân tươi xuân vui, xuân đến cho…)

11
- Thánh hiến: bài Ước mơ đời tận hiến” (Văn Chi) (Đường đi
lên nhà Chúa…); bài “Gieo bước” (Hải Hồ & Trần Định)
(Ngày hạnh phúc chúa ơi…)
Lưu ý: Các ngày trong Mùa Vọng (Từ 17/12 đến 31/12); các ngày
trong Mùa Chay; Tuần Bát Nhật Phục Sinh (Trừ lễ An táng), linh
mục cử hành thánh lễ theo ngày Phụng vụ (chỉ đọc lời nguyện
nhập lễ của lễ nhớ). Do đó, chúng ta không soạn hát theo Lễ nhớ
(buộc) được ghi trong lịch ngày đó (IM 355a). Và như vậy, Mùa
vọng (trước ngày 17/12) và Mùa Phục Sinh, nếu lịch Phụng có
ghi lễ nhớ (buộc) thì vẫn soạn hát theo lễ nhớ như trong lịch đã
ghi hoặc theo Mùa Phụng vụ đều được. Chẳng hạn: Thánh
Catharina (29/04) – Lễ nhớ (hát nhập lễ về Thánh Catharina, về
Thánh Trinh Nữ hoặc về Mùa Phục sinh đều được).
2. Kinh Thương Xót [8]
Số 135: Nghi thức thống hối bao giờ cũng xướng lời kinh: “Xin
Chúa thương xót chúng con”(QCTQ,52) trừ khi đã dùng kinh này
trong nghi thức thống hối. Vì là bài hát cộng đồng dùng để tung
hô Chúa và để kêu cầu lòng thương xót của Người, bài này thường
được mọi người hát, nghĩa là dân chúng, ca đoàn hay ca xướng
viên, đều góp phần vào đó.
Thường mỗi lời tung hô được hát hai lần, nhưng vì đặc tính
của các ngôn ngữ khác nhau, vì nghệ thuật âm nhạc, hay vì hoàn

8
HDMVTN số 131-133, tr.53-54
12
cảnh, cũng có thể hát nhiều lần. Kinh “Xin Chúa thương xót
chúng con” nếu không hát, thì đọc.
Phần nghi thức thống hối, Sách lễ Roma đưa ra 3 mẫu
thống hối sau [9]:
1. Công thức thứ I: gồm kinh Thú tội (Tôi thú nhận cùng…) +
Kinh Thương Xót;
2. Công thức thứ II: gồm hai câu nài xin lòng thương xót của
Chúa + Kinh Thương Xót:
- Linh mục: Lạy Chúa, xin thương xót chúng con
Cộng đoàn: Vì chúng con đã xúc phạm đến Chúa
- Linh mục: Lạy Chúa, xin tỏ lòng từ bi Chúa cho chúng con
Cộng đoàn: Và ban ơn cứu rỗi cho chúng con;
3. Công thức thứ III: (ca ngợi phẩm tính Chúa Kitô)
- Linh mục: Lạy Chúa Kitô, Chúa đã được sai đến để cứu
chữa những tâm hồn sám hối. Xin Chúa thương xót chúng
con
Cộng đoàn: Xin Chúa thương xót chúng con
- Linh mục: Lạy Chúa Kitô, Chúa đã đến trần gian để kêu gọi
những người tội lỗi. Xin Chúa Kitô thương xót chúng con
Cộng đoàn: Xin Chúa Kitô thương xót chúng con
- Linh mục: Lạy Chúa, Chúa đang ngự bên hữu Chúa Cha để
chuyển cầu cho chúng con. Xin Chúa thương xót chúng con
Cộng đoàn: Xin Chúa thương xót chúng con

9
Hương Trầm 31, tr.55
13
Giải thích [10]
Từ “Kyrie eleison” (“Xin Chúa thương xót”) trong nguyên
ngữ Hy lạp không có nghĩa là đấm ngực ăn năn vì “chúng ta là tội
nhân trong bàn tay giận dữ của Thiên Chúa”. Đúng hơn, nó có
nghĩa là một sự chúc tụng tung hô (confessio laudis) Thiên Chúa
là Đấng hằng thương xót và chúng ta trông cậy vào Ngài; cũng có
nghĩa là tuyên xưng tình thương trung thành không hề đổi thay
của Ngài. Rõ ràng, Kyrie được mô tả như một lời tung hô và nó
không phải là hành động thống hối (actus penitentialis) hay là
thành phần của hành động thống hối mà chỉ là được ghép/đặt
trong bối cảnh thống hối (x. QCSL 46, 52, 125, 258; LNGM 255);
chỉ một lần duy nhất Kyrie là thành phần của nghi thức thống hối
khi vị tư tế chọn cử hành theo công thức/mẫu sám hối thứ III. Sự
độc lập của Kyrie eleison hay sự tách rời Kyrie eleison ra khỏi
công thức thống hối (x. NTTL 7) cho thấy cách tỏ tường rằng: (1)
Kinh “Lạy Chúa, xin thương xót” là lời chuyển cầu lên Đức Kitô
là trung gian; (2) Kinh “Lạy Chúa, xin thương xót” là một bài
tung hô Chúa phục sinh mà sự hiện diện của Ngài làm chúng ta
phải nhảy mừng lên trước lòng từ bi hải hà từ nơi Ngài chảy tràn
trên chúng ta. Nên biết rằng, theo mô tả của thánh Gregory thành
Tours (năm 590), Kyrie vốn là lời tung hô phổ biến thời ngài,
được hát đang khi đi rước. Bởi vậy, không nên hát Kyrie theo kiểu

10
Hội thảo TN lần 48 ngày 03 tháng 05 năm 2022, chủ đề về Thánh lễ và Thánh nhạc, Linh mục Phạm
Đình Ái thuyết trình.

14
ảm đạm thê lương, ngay cả trong Thánh lễ an táng (x. PV 81).
Điều này có nghĩa là, trong Thánh lễ an táng, không nhất nhất
cứ phải hát Bộ lễ mồ, chúng ta có thể và rất nên hát Bộ lễ khác
như Sêraphim hoặc Ca Lên Đi 2 (hợp âm D).
Kinh “Xin Chúa thương xót chúng con” là lời tung hô dâng lên
Chúa Kitô, quy về Chúa Kitô chứ không phải quy về Thiên Chúa
Ba Ngôi vì cả 3 câu trong mẫu thống hối III đều hướng tới Chúa
Kitô và được gọi là công thức ca ngợi phẩm tính Chúa Kitô.
Lưu ý:
a. Hát Kinh thương xót trong thánh lễ (kể cả lễ ngày thường)
b. Thánh lễ an táng, không mặc định là Bộ lễ mồ, mà có thể là
Bộ lễ khác như Sêraphim hoặc Ca Lên Đi (Kim Long). Kinh
Thương Xót là quy về Chúa Kitô.

3. Làm Phép và Rảy Nước Thánh

SỐ 136: Ngày Chúa nhật, nhất là trong Mùa Phục sinh, thay vì
nghi thức thống hối thường lệ, đôi khi có thể làm phép và rảy
nước thánh để tưởng nhớ phép rửa.

Có thể hát lời làm phép nước. Bài hát đi đôi với việc rảy
nước thánh phải có được đặc tính thanh tẩy một cách rõ ràng.
Chẳng hạn bài: “Tôi đã thấy nước” tác giả Giám mục Phaolô
Nguyễn Văn Hòa (xem Phụ lục 01, trang 96).

15
4. Kinh Vinh Danh [11]
Số 137 đến 139: Kinh Vinh Danh là một thánh thi rất cổ kính, mà
Hội Thánh, được đoàn tụ trong Chúa Thánh Thần, dùng để tôn
vinh Chúa Cha, Chiên Con và cầu khẩn với Người. Bản văn thánh
thi này không được thay thế bằng bản văn nào khác… Vị tư tế,
hoặc tùy hoàn cảnh, một ca viên hay ca đoàn xướng lên, rồi hoặc
tất cả mọi người cùng hát, hoặc cộng đoàn hát luân phiên với ca
đoàn, hoặc ca đoàn hát (đặc biệt khi hát nhiều bè).
Kinh này được hát hoặc đọc (QCTQ, Số 53)
- Trong các Chúa nhật, ngoài Mùa Vọng và Mùa Chay
- Trong các lễ Trọng, lễ kính
- Trong dịp cử hành lễ riêng có tính cách long trọng
Lưu ý:
Lễ Cưới: Trong nghi lễ mở đầu, bỏ qua hành động thống
hối. Sau lời dẫn lễ, xướng kinh Vinh danh luôn (xem
NTCHHN, số 53, tr. 12).
5. Thánh vịnh Đáp ca [12]
Số 144: Sau bài đọc thứ nhất là thánh vịnh đáp ca.Vì bài ca này là
thành phần trọn vẹn của Phụng vụ Lời Chúa và là bài đọc từ Kinh
Thánh nên bài ca này rất quan trọng về Phụng vụ và Mục vụ. Thánh
vịnh Đáp ca tương ứng với mỗi bài đọc giúp suy niệm Lời Chúa.
Việc dệt nhạc Thánh vịnh Đáp ca sẽ trợ giúp cho việc suy niệm này,
nhưng cẩn thận đừng làm lu mờ những bài đọc khác.

11
HDMVTN số 137-139, tr.56
12
HDMVTN số 144-147, tr.58
16
Số 145: :Như một quy luật, nên hát Thánh vịnh Đáp ca” [13]. Tốt
nhất nên hát Thánh vịnh Đáp ca theo kiểu đối đáp. Người đọc
hoặc hát thánh vịnh xướng các câu thánh vịnh tại giảng đài [14],
đang khi toàn thể cộng đoàn ngồi nghe và tham dự bằng những
câu đáp, trừ khi Thánh vịnh được hát liên tục, không có câu đáp.
- Tuy nhiên, để cộng đoàn có thể hát thánh vịnh đáp ca dễ dàng
hơn, một số bản văn đáp ca và thánh vịnh đã được chọn sẵn
cho từng mùa trong năm hoặc cho từng loại lễ kính các thánh,
để mỗi khi hát Thánh vịnh, có thể dùng các bản văn này thay
cho bản văn tương ứng với bài đọc.
- Nếu không thể hát thánh vịnh, thì đọc cách nào cho phù hợp
để giúp suy niệm Lời Chúa.
Giải thích:
Ở nhiều nhà thờ thấy thay vì đọc hay hát Tv Đáp ca như Sách
Bài đọc ghi, thì người ta hát một bài nào khác. Làm như thế có
đúng phụng vụ không? Cha Roguet, chuyên viên phụng vụ giải
thích: “Gọi là Tv Đáp ca vì Tv thường do ca đoàn hay một người
xướng, còn giáo dân chỉ hát câu đáp, tức là một điệp khúc ngắn
lặp lại sau mỗi câu Tv. Nhưng chữ “đáp ca” còn có một ý nghĩa
sâu hơn: trong phần phụng vụ Lời Chúa, Thiên Chúa nói với ta
trước, và chúng ta hát một Tv để đáp lại, không phải là một bài
hát để lấp chỗ trống. Tv Đáp ca là thành phần trọn vẹn của Phụng
vụ Lời Chúa. Tv này cần phải được lắng nghe thực sự trong thinh

13
Sách Bài đọc, số 20
14
Verbum Domini, số 68-69
17
lặng. Đây là một cách suy niệm Bài đọc 1 trước đó và giúp ta lĩnh
hội ý nghĩa Bài đọc đó trong sự cầu nguyện. Tv được phụng vụ
chọn lựa tùy theo Bài đọc 1, cho nên có thể coi như một Bài đọc
thứ 4 (Tìm hiểu Thánh lễ số 22; ba bài đọc kia là bài Cựu Ước,
bài Thánh thư và bài Tin Mừng). Như vậy ta thấy rõ: Tv Đáp ca
có liên hệ chặt chẽ với Bài đọc 1 trước đó và phải là một bài Thánh
vịnh hoặc thánh ca lấy từ Thánh Kinh, chứ không phải là bài ca
có tính cách trang trí, lấy lời của một người phàm nào, dù hay đến
mấy [15].
Tóm lại: Thánh vịnh đáp ca có thể hiểu như sau:
Đây là phần hát cần phải điều chỉnh hơn cả, vì thường ca trưởng
cũng như ca viên hay hát bất cứ bài nào mình thích hay chọn bài
về vị thánh kính nhớ ngày hôm đó để đưa vào chỗ này. Làm như
thế chẳng khác nào “ông nói gà bà nói vịt” vậy, vì Chúa nói một
đường mình đáp lại một nẻo. Chúa nói trong bài đọc, Giáo hội đã
xem những bài đó và tìm ra những bài tương ứng để đáp lại là
những thánh vịnh đáp ca. Có lẽ khi chọn bài hát, ai đó không để
ý tới điểm này. Cũng hiểu được là vì chưa có những thánh vịnh
đáp ca hoàn toàn đúng tiêu chuẩn như luật định. Luật định phải
hát đúng lời thánh vịnh, không được thay đổi hay lấy ý. Nếu
không thì đọc hoàn toàn như thánh vịnh, nhưng vì bản văn chính
thức đang đợi Tòa Thánh duyệt, cho nên thông cáo của
HĐGMVN vẫn là cái gì trước đây dùng thì cứ tạm dùng, cho đến

15
Hương Trầm, số 25, tr.137
18
khi nào bộ sách Bài Đọc mới của HĐGMVN xuất bản thì lúc đó
bản văn Thánh vịnh Đáp ca phải theo đúng như sách Bài đọc [16].

Số 146: Chỉ được sử dụng các Thánh vịnh và các bài thánh ca
Cựu và Tân ước (Thí dụ: Magnificat, Benedictus,…) đã được ghi
trong sách bài đọc.

Chẳng hạn: Trong ngày lễ về Đức Maria, Các ca trưởng có thói


quen chọn bài ‘Magnificat” (Linh hồn tôi tung hô Chúa…) hoặc
bài “Đức Maria nói rằng: linh hồn tôi…” để hát Thánh vịnh đáp
ca. Các bài này chỉ được hát nếu trong sách bài đọc có ghi. Vì thế,
người chọn bài hát cần xem trong sách bài đọc trước khi chọn
Thánh vịnh đáp ca. Ngoài ra trong bài hát có thêm câu cuối là câu
“Vinh Tụng Ca” (Chúc vinh dâng lên thánh phụ, dâng về Con
Một Cha ưu ái…HOẶC: Chúc tụng luôn Chúa Trời Ngôi Cha…)
thì lại càng không đúng (câu này chỉ để hát trong GKPV mà thôi).
Lưu ý
1. Hát Thánh vịnh đáp ca làm sao đừng hát quá nhanh và cũng
đừng ngâm nga quá dài [17]
2. Người hát thánh vịnh (Psalmista, Xướng vịnh viên) (đứng ở
giảng đài) hát câu Xướng và cộng đoàn tham dự bằng cách hát
câu Đáp sau mỗi câu Xướng (để cộng đoàn dễ tham dự, nên
tập hát câu Đáp trước khi cử hành thánh lễ. Ca xướng viên
không hát câu Đáp trước.

16
Hương Trầm, số 26, tr.11
17
Hương Trầm, số 18, tr.9
19
3. Không bỏ bớt hay hát liền hai khổ Thánh vịnh đáp ca, cũng
không thêm câu (Tv đáp ca phải theo đúng như Sách Bài Đọc)
4. Trong tất cả các Thánh vịnh Đáp ca, ở thời điểm này (2022) chỉ
mới có Thánh vịnh Đáp ca của Linh mục Kim Long là trung
thành với bản dịch 1972. Khi nào có bản văn chính thức thì
những TV đáp ca trước đó sẽ không được sử dụng ở phần TV
đáp ca nữa.
5. Không hát bài “Chúa Chăn Nuôi Tôi” của tác giả Phanxicô vào
phần Thánh vịnh đáp ca mà nên hát ở phần Hiệp lễ. Vì bài này
không phải là Tv 22 và cũng không lấy ý của Thánh vịnh. (Chúa
chăn nuôi tôi, Chúa chăn nuôi tôi, Chúa đưa tôi đi qua mọi nẻo
đường….)

6. Tung Hô Tin Mừng [18](gồm: Halleluia + câu xướng trước Tin


Mừng)

Số 150: Sau bài đọc trước bài Tin Mừng, hát Alleluia hay bài nào
khác do chữ đỏ quy định tùy mùa phụng vụ. Lời tung hô như vậy
tự nó là một nghi thức hoặc một hành vi độc lập, qua đó cộng
đoàn tín hữu đón chào Chúa sắp nói với mình trong Tin Mừng và
dùng lời hát tuyên xưng niềm tin của mình. Ca đoàn hoặc Ca
xướng viên có thể xướng trước Alleluia, mọi người đứng hát, và
nếu cần thì lặp lại. Còn câu Tung Hô thì ca đoàn hoặc ca xướng
viên hát (QCTQ, 62).

18
HDMVTN số 150-158, tr.59-61
20
Số 152:
- Alleluia được hát trong các mùa ngoài Mùa Chay, câu tung
hô lấy ở Sách Bài Đọc, hoặc Sách Graduale Romanum.
- Mùa Chay, thay vì Alleluia thì hát câu tung hô trước Tin
Mừng có trong Sách Bài đọc. Cũng có thể hát một Thánh vịnh
khác hay Ca tiến cấp Mùa Chay, như thấy trong Sách Graduale
Romanum.
Số 153: Khi chỉ có một bài đọc trước Tin Mừng thì:
a. Trong mùa phải hát Alleluia, có thể hát hoặc bài Thánh vịnh
có chữ Alleluia, hoặc thánh vịnh và Alleluia với câu tung hô.
b. Trong mùa không phải đọc Alleluia, có thể hát hoặc đọc
Thánh vịnh với câu trước Tin Mừng, hoặc chỉ Thánh vịnh thôi.
Không hát Alleluia, có thể bỏ hoặc có thể thay bằng những câu
tung hô (8 mẫu thay thế cho Alleluia, 2 mẫu đã được dịch) như
sau: (hát trước và sau câu tung hô trước Tin Mừng) 1. Lạy Chúa
Kitô là Ngôi Lời Thiên Chúa, chúng con xin ngợi khen Ngài.
Hoặc: 2. Lạy Chúa Kitô ngàn đời vinh hiển, xin chúc tụng và
tôn vinh Ngài [19].
c. Alleluia hay câu trước Tin Mừng, nếu không hát thì có
thể bỏ (QCTQ,63).
Điều này ngụ ý rằng: theo ý định của Hội Thánh, Alleluia là một
bài ca được cất lên trong hân hoan để chúc tụng Thiên Chúa và
bất cứ khi nào có thể thì luôn luôn phải hát phần Alleluia (còn câu

19
Còn chờ bản dịch chính thức của Uỷ ban Phụng Tự - HĐGMVN
21
xướng đi kèm có thể đọc theo kiểu ngâm tụng trong những ngày
thường). Đã có nhiều Giáo xứ tuân theo quy định này, họ thực sự
bỏ phần này khi không thể hát. Tuy nhiên, việc “không thể” hát
Alleluia chỉ quy chiếu ngày lễ thường chứ không áp dụng cho
Chúa nhật hay lễ trọng. Nghĩa là, phải hát Alleluia và Câu tung
hô trước Tin Mừng trong mọi Chúa nhật và Lễ Trọng. Sách
Dẫn nhập các Bài Đọc trong Thánh lễ nói mạnh hơn ở số 23:
“Alleluia hay câu tung hô trước Tin Mừng phải được hát và mọi
người đứng trong khi hát. Không chỉ lĩnh xướng viên hay ca đoàn
hát mà được hát bởi toàn thể mọi người” [20].
Lưu ý:
- Chúa nhật, lễ trọng, dịp lễ đặc biệt khá trọng thể: HÁT
Alleluia và câu tung hô trước Tin Mừng (nghĩa là: không được
hát Alleluia, sau đó đọc câu THTM, rồi lại hát Alleluia).
- Alleluia[21]: là tiếng Do Thái, có nghĩa là “Hãy ngợi khen
Chúa” Vì thế đây là một lời tung hô. Khi hát, nếu cần cắt chữ ra
thì cắt theo nghĩa, tức là Al-lê-lu, Al-lê-lu-ia, chứ đừng cắt Al-lê
Al-lê-lu-ia như thấy trong một vài bài hát (Dẫn vào TN tr.46)
- Allêluia: Ủy Ban Thánh nhạc thống nhất hát Alleluia, không
hát “Halleluia” vì chữ “H” câm. (xem giải thích 22 )

20
Hương Trầm, số 23, tr.72.
21
Halleluia là sự kết hợp của hai gốc Do Thái cổ là: “Hallelu”- nghĩa là ca ngợi hay tán tụng, và “Ia” – viết tắt của
chữ YHWH, vốn là danh xưng chỉ dành cho Thiên Chúa (YHWH: theo Do Thái giáo, không bao giờ được đọc lớn
tiếng tên gọi này vì lòng kính trọng sâu xa đối với sự thánh thiện của Thiên Chúa). Vì thế từ “Halleluia” – tiếng tung
hô phổ thông của người Do Thái được dùng trong phụng vụ của họ - có nghĩa là “Hãy ngợi khen Đức Chúa”.
22
Hương Trầm, số 25, tr12: Lm. Kim Long giải thích như sau: Nhóm GKPV thì nói hát theo đúng gốc có chữ “H”.
Nhưng khi chuyển sang ngôn ngữ Âu Châu thì 90% “H” câm. Huấn Thị số 5 có những tiếng Latinh hóa thì giữ nguyên
trong mở ngoặc “Alleluia” không hát “Halleluia” (Hội thảo lần 40 ngày 02/05/2017).
22
- Mùa Chay: Thay Alleluia bằng những câu tung hô (tác giả
Xuân Thảo – mẫu tham khảo).

7. CA TIẾP LIÊN

Số 154: Ca tiếp liên là một Thánh Thi Phụng vụ được hát trước
phần Tung Hô Tin Mừng (Alleluia) vào những ngày đã định. Vào
Chúa nhật Phục sinh và lễ Hiện Xuống buộc phải hát Ca Tiếp
Liên. Còn vào lễ trọng kính Mình Máu Thánh Chúa Kitô và Lễ
Đức Mẹ Sầu Bi thì được tùy ý.

23
8. KINH TIN KÍNH [23]

Số 159. Kinh Tin Kính là lời tuyên xưng đức tin của toàn thể dân
Chúa được quy tụ (QCTQ, 67). Nên cẩn trọng để mọi người hiện
diện tham gia tích cực dù hát hay đọc.
- Nếu hát, thì mọi người cùng hát hoặc cộng đoàn hát luân
phiên với ca đoàn.
- Nếu không hát, thì mọi người cùng đọc hoặc chia hai bè đối
đáp (QCTQ, 68).
 Kinh Tin Kính được toàn thể cộng đoàn phụng vụ đọc hay hát
trong các chúa nhật, lễ trọng và một số lễ đặc biệt (phong
chức, thánh hiến nhà thờ…). Có ba công thức tuyên xưng đức
tin trong cử hành Thánh lễ [24]:
1- Công thức dưới dạng ba câu hỏi đáp (được sử dụng trong
đêm vọng Phục sinh và khi cử hành Bí Tích Rửa Tội, và còn
được dùng trong nghi thức Bí tích Thêm sức).
2- Công thức ngắn gọn được gọi là Kinh Tin Kính Các Thánh
Tông Đồ (“Tôi tin kính Đức Chúa Trời là Cha phép tắc vô
cùng…”)(ít sử dụng).
3- Công thức dài và khai triển kỹ hơn được in trong sách Lễ
Roma, được gọi là Kinh Tin Kính Công Đồng Nicéa-
Constantinopoli (Tôi tin kính một Thiên Chúa là Cha Toàn
Năng…”)(các giáo xứ, các cộng đoàn thường sử dụng kinh này
trong các thánh lễ Chúa nhật và các lễ trọng)
23
HDMVTN số 159, tr.62
24
Lm. Vinh Sơn Nguyễn Thế Thủ, Phụng vụ Thánh Thể, tr.94.
24
Lưu ý
a. Giữa đọc và hát, thông thường nên chọn đọc thì tốt hơn vì nguồn
gốc và bản chất của kinh Tin kính chỉ ra rằng kinh này phù hợp một
cách tự nhiên với việc đọc hơn là hát (x.CHTL 170). Điều này có
nghĩa là chỉ nên hát trong trường hợp/hoàn cảnh đặc biệt, chẳng hạn
như trong Thánh lễ có đông đảo người tham dự hoặc trong dịp cử
hành long trọng mà chúng ta muốn nhấn mạnh/tập trung hơn vào
việc tuyên xưng đức tin.

b. Bài “Tôi Tin” tác giả Lm. Hoài Đức không được thay cho Kinh
Tin Kính trong thánh lễ vì Không theo bản văn phụng vụ chính thức
của sách lễ Roma. Mặc dù không sai về tín lý nhưng không diễn tả
hết điều Hội thánh dạy trong Kinh Tin Kính Các Thánh Tông Đồ.
Tuy nhiên, ta vẫn có thể dùng bài này trong các trường hợp ngoài
thánh lễ như khi tĩnh tâm, Chầu Mình Thánh, các buổi cầu nguyện,
các giờ giáo lý [25]

(“Kinh Tin Kính” xem phụ lục 01, trang 105)

9. Ca tiến lễ
Số 162: Sau khi sửa soạn bàn thờ xong, một vài người trong cộng
đoàn phụng vụ mang bánh và rượu đến cho vị linh mục hoặc phó
tế. Khi rước lễ phẩm lên thì hát Ca tiến lễ và kéo dài bài hát ít là
cho tới khi đặt lễ phẩm trên bàn thờ (QCTQ, 74). Quy luật về cách
hát Ca tiến lễ cũng giống như cách hát Ca nhập lễ. Ca tiến lễ được
hát như sau: hoặc luân phiên giữa ca đoàn và cộng đoàn, hoặc
25
Hương trầm số 18, trang 63
25
luân phiên giữa một ca viên và cộng đoàn, hoặc tất cả do cộng
đoàn hát, hay do một mình ca đoàn hát mà thôi. Có thể dùng Điệp
ca Graduale Simplex, hoặc dùng bản hát khác phù hợp với cử
hành phụng vụ, với tính chất của ngày lễ, hay Mùa phụng vụ.
Bản văn bài hát này phải được HĐGM chuẩn nhận. Có thể hát đối
đáp giữa chủ tế và cộng đoàn theo bản văn của Sách lễ Roma.
Số 163: Ngay cả khi không rước Lễ phẩm, nghi thức tiến lễ luôn
có thể có bài hát kèm theo (QCTQ,74). Dạo đàn lúc này cũng
thích hợp.
Giải thích [26]
Như vậy, Quy chế Tổng quát Sách lễ Roma cho chúng ta 3 chọn
lựa để hát Ca tiến lễ:
- Hát đối ca với thánh vịnh của nó từ Graduale Romanum;
- Hát đối ca với thánh vịnh của nó từ Graduale Simplex;
- Hát một ca khúc nào khác thích hợp với (a) cử hành phụng
vụ, (a) cử hành phụng vụ (tác động phụng vụ: bánh rượu và
dâng tiến), hoặc (b) với tính chất của ngày lễ hoặc (c) mùa
phụng vụ mà bản văn đã được Hội đồng Giám mục chuẩn
nhận (x. QCSL 48/74, 367; MVTN 162).
- Chẳng hạn: phù hợp với cử hành phụng vụ (mùa phụng vụ)
– Bài “Xin cho lòng chúng con…”)(Mùa vọng); “bài: Mẹ
Maria đẹp xinh…”(Mẹ Vô Nhiễm); bài” Đây bài ca ngàn
trùng…”(Thánh Tử Đạo).

26
Hương Trầm số 29, tr.23 - 29.
26
Điều này có nghĩa là chúng ta phải dành ưu tiên cho những bài
hát thánh vịnh mà Hội thánh đã chỉ định từng phần cho mỗi lễ
nghi phụng vụ được in trong sách Graduale Romanum /
Graduale Simplex hơn là ca khúc thay thế. (x. PV 121).
Hiện nay (2022), rất hiếm nhạc sĩ sáng tác bài Ca tiến lễ dựa
theo bản văn Ca tiến lễ nằm trong sách Graduale Romanum /
Graduale Simplex, đang khi đó chúng ta lại có quá nhiều bài Ca
dâng lễ hướng về tác động phụng vụ “dâng tiến bánh rượu”. Hậu
quả là:
- Vô tình bỏ đi hay lãng quên bản văn được rút từ Kinh Thánh
và nguồn Phụng vụ (Pv, số 121) vốn nằm trong sách
Graduale Romanum / Graduale Simplex mà lẽ ra phải được
ưu tiên hát hơn những bài thánh ca bình dân đề cập đến
“dâng tiến bánh rượu”;
- Hầu hết mọi người đều hiểu lầm rằng bài Ca tiến lễ là phải
có “dâng tiến bánh rượu”;
- Bài Ca tiến lễ chúng ta thường hát có nội dung xa rời tính
chất của ngày lễ hoặc mùa phụng vụ.
Thí dụ, theo sách Graduale Romanum hay sách Graduale
Simplex: Ca tiến lễ của Lễ Vọng Giáng Sinh được trích từ Tv
24,7: “Hỡi cửa đền, hãy cất cao lên, cao lên nữa, hỡi cửa đền cổ
kính, để đức Vua vinh hiển ngự vào”; Ca tiến lễ của ngày Lễ
Thăng Thiên: Trích từ Tv 47, 6: “Thiên Chúa ngự lên, rộn rã
tiếng hò reo, Chúa ngự lên, vang dội tiếng tù và”. Trong Thánh

27
Lễ Tiệc Ly thứ Năm thánh, Giáo hội đề nghị chúng ta hát bài
Ca tiến lễ này như được in trong sách lễ Roma và Graduale
Romanum (“Đâu có tình yêu thương, ở đấy có Đức Chúa Trời…).
Nên biết rằng việc canh tân phụng vụ của Công Đồng
Vaticanô II nhấn mạnh vào sự tham dự của dân chúng và muốn
đơn giản hóa nghi thức Chuẩn bị Lễ vật, cho nên đã rút các bản
văn dùng để hát Ca tiến lễ ra khỏi sách lễ Roma, mặc dầu vẫn có
thể tìm thấy chúng trong Sách Graduale Romanum hay Sách
Graduale Simplex.
Sách lễ hiện nay chỉ có chứa đựng duy nhất một bản văn để
hát Ca tiến lễ vào ngày thứ Năm Tuần Thánh (Lễ Tiệc Ly): “Đâu
có tình yêu thương, ở đấy có Đức Chúa Trời...”(nhạc: Ns.Vinh
Hạnh). Rất tiếc tại Việt Nam, rất hiếm cộng đoàn nào chịu chọn
bài này làm bài Ca Tiến lễ trong Thánh Lễ Tiệc Ly (hoặc chọn
bài “Ở đâu Có Bác ái” (của Lm. Hoàng Kim); Ca tiến lễ của
Thánh lễ cầu cho tín hữu đã qua đời trong Graduale Simplex
được trích từ Tv 129, 1-2: “Từ vực thẳm, con kêu lên Ngài, lạy
Chúa, muôn lạy Chúa, xin Ngài nghe tiếng con! Từ vực thẳm, con
kêu lên Ngài, lạy Chúa”; Lễ truyền Tin và Lễ Đức Mẹ Vô
Nhiễm trong cuốn Graduale Simplex đều có chung bài Ca tiến lễ
được trích từ Lc 1, 28: “Kính mừng Maria đầy ơn phúc, Thiên
Chúa ở cùng Mẹ, Mẹ là người có phúc nhất trong giới phụ nữ,
Alleluia”; Ca tiến lễ của Lễ Mẹ Thiên Chúa:“Ôi đức Trinh Nữ
Maria, Mẹ thật diễm phúc và xứng muôn lời ca tụng, vì từ nơi Mẹ

28
đã phát sinh ra mặt trời công chính là Đức Giêsu Kitô, Chúa
chúng con”…
Với những gì vừa trích dẫn ở trên, chúng ta có thể hiểu lý do
tại sao một số tài liệu [27] đã mạnh mẽ xác định rằng bài ca trong
phần Chuẩn bị Lễ vật [28] không phải luôn luôn cần thiết hay đáng
ước mong và khi sử dụng cũng không cần chúng phải đề cập đến
bánh –rượu hay việc dâng tiến. Thay vào đó, lời ca của bài hát Ca
tiến lễ có thể diễn tả niềm hân hoan, chúc tụng, cộng đoàn hay
chủ đề của mùa phụng vụ thì đều thích hợp. Theo thông cáo số
3/34 của UBTN: “…Tập quán thay ca dâng lễ bằng những bài
hát có ý nghĩa dâng bánh rượu, dâng hồn xác lên Chúa vẫn có
thể được duy trì, vì đang khi ca đoàn, cộng đoàn hát như thế, chủ
tế vẫn đọc trọn vẹn bản văn theo quy định.” [29]
Trước câu hỏi là liệu thánh ca về Đức Mẹ có được xem là
“không thích hợp” trong phần Dâng lễ chăng? Cha Edward

27
Như Music in Cathlic Worship (1982), Số 71 và Introduction to the Order of Mass (2003) số 105 của HĐGM Hoa
Kỳ; Pastoral Introduction: Celebrating the Mass (2005) số 180 của HĐGM Anh Quốc và xứ Wales.
28
Chuẩn bị Lễ vật: Mục đích của bất cứ bài hát nào tại thời điểm này là để hỗ trợ cho việc quyên góp tiền thau, rước
của lễ, chuẩn bị lễ vật, đặc biệt là khi những việc này có thể sẽ mất nhiều thời gian. Lời bài hát không cần phải nói
về bánh rượu, hoặc dâng lễ vật. Lời bài hát có thể diễn tả niềm hân hoan, chúc tụng, cộng đoàn, hay chủ đề của mùa
phụng vụ thì đều thích hợp. Vì việc Chuẩn bị Lễ vật là phần chuẩn bị, nên việc thinh lặng hay dạo đàn trong lúc này
thường sẽ hiệu quả hơn. Cần chú ý rằng âm nhạc trong phần này của Thánh lễ không nên được nhấn mạnh, vì nó có
thể làm lu mờ việc cử hành chúc tụng trong Kinh nguyện Thánh Thể sau đó.
29
Hội Thánh không bỏ qua ca dâng lễ mà vẫn tiếp tục sử dụng ca dâng lễ y như vẫn sử dụng ca nhập lễ và ca hiệp lễ.
Nội dung cần “phù hợp với cử hành phụng vụ, với tính chất của ngày lễ hay mùa phụng vụ” (HDMVTN Số 162): Khi
duyệt lại Quy chế trong ấn bản mẫu II năm 1975, bộ Phụng tự thấy câu: “nếu không hát thì bỏ luôn ca dâng lễ” là
không đúng và dễ gây hiểu lầm, nên đã bỏ câu trên trong ấn bản III năm 2002. Vì trong thực tế, nếu có hát ca tiến lễ,
linh mục đọc thầm câu sau đây, còn nếu không hát thì linh mục đọc lớn tiếng: “Lạy Chúa là Chúa Cả trời đất, Chúc
tụng Chúa đã rộng ban cho chúng con bánh này là hoa màu ruộng đất ….”(Hương Trầm số 18, tr.64).
 Lý do tại sao SLRM có in ca nhập lễ và ca hiệp lễ mà lại không in ca dâng lễ là vì: Ca nhập lễ và ca hiệp lễ khi
không hát thì giáo dân hoặc linh mục phải đọc, vì phải đọc nên phải in. Còn ca dâng lễ, khi không hát thì không
phải đọc, và không phải đọc thì không phải in. Khi dâng bánh rượu, linh mục có đọc câu trên…(Hương Trầm số 18,
tr.66).
29
McNamara (Dòng Đạo Binh Chúa Kitô, giáo sư phụng vụ tại đại
học Regina Apostolorum, Roma) đã trả lời rằng:
Tôi tin rằng chúng ta có thể được hướng dẫn ở đây bởi hình thức
ngoại thường của nghi lễ Roma. Trong nghi lễ này, bài Ca dâng lễ
không phải là một bài tùy chọn, nhưng là thích hợp và cụ thể cho
từng ngày riêng hoặc mùa. Việc lướt nhìn qua lịch phụng vụ cho
thấy rằng bản văn quy định phần dâng lễ trong các ngày lễ Đức Mẹ
thường đề cập đến Đức Mẹ. Trong nhiều trường hợp, lời ca bài Ca
dâng lễ được lấy từ phần đầu của kinh Kính Mừng, hoặc một câu
thánh vịnh áp dụng cho Mẹ Maria, và đôi khi là một bài thánh ca
riêng, chẳng hạn lễ Đức Maria Nữ Vương (ngày 22/08) hoặc lễ Đức
Maria Hồn Xác Lên Trời (ngày 15/08). Vì vậy, tôi nghĩ rằng thật là
rõ ràng rằng truyền thống Giáo Hội xác nhận việc sử dụng các bản
văn về Đức Mẹ, ít là trong các ngày lễ của Ngài [….] Qua các điều
trên đây, hình như không có lý do để cấm dùng thánh ca Đức Mẹ
cho phần dâng lễ, nếu có một lý do chính đáng cho việc có một bài
ca. Các bài thánh ca ấy là chắc chắn đúng cho các lễ Đức Mẹ, và
cũng có thể là hợp lý trong các tháng kính Đức Bà, như tháng Năm
và tháng Mười [30].
Từ những gì đã trình bày, xin đưa ra vài đề nghị thực hành
cho vấn đề hát Ca tiến lễ như sau [31] :

1 – Các nhạc sĩ nên sáng tác thêm nhiều bài Ca tiến lễ dựa
theo bản văn phụng vụ từ Graduale Romanum / Graduale

30
Edward McNamara, “Thánh ca Đức Mẹ được hát trong phần Dâng lễ không? Từ Zenit.org (16/06/2009).
31
Hương Trầm, số 29, tr23 - 29
30
Simplex hoặc dựa trên chính bản văn Tin Mừng của ngày lễ vì bài
ca tiến lễ phải thích hợp với cuộc cử hành, hoặc với tính chất của
ngày lễ hoặc mùa phụng vụ;

2 – Có thể sử dụng rộng rãi những ca khúc đã được sáng tác


dựa theo thánh vịnh để hát Ca tiến lễ khi chúng tương ứng với
thánh vịnh được chỉ định trong cuốn Graduale Romanum /
Graduale Simplex và cũng có thể sử dụng cả những bài thánh ca
diễn tả niềm hân hoan, chúc tụng, hay chủ đề của mùa phụng vụ
để hát Ca tiến lễ.

3 – Vào những ngày lễ thường trong tuần hay lễ nhớ, không


cần thiết ngày nào cũng hát Ca tiến lễ vì chuẩn bị Lễ vật chỉ mang
bản chất thứ yếu (ít quan trọng): đó là sự khai mào cho việc thánh
hóa và thánh hiến lễ phẩm sẽ diễn ra trong phần Kinh nguyện
Thánh Thể. Thỉnh thoảng, nên để chủ tế và cộng đoàn đối đáp
theo bản văn của Sách lễ [32]. Nếu hát, có thể sử dụng kho bài Ca
tiến lễ đã được thẩm quyền Giáo Hội chuẩn nhận như đã thực
hành lâu nay. Còn trong ngày lễ Chúa nhật, lễ trọng hay lễ kính,
nên hát Ca tiến lễ với những bài Ca tiến lễ được nói ở số (1) và
(2) trên đây. Ví dụ 1, Ca tiến lễ của Lễ Vọng Giáng Sinh trong
Graduale Romanum được trích từ Tv 24,7: “Hỡi cửa đền, hay cất
cao lên, cao lên nữa, hỡi cửa đền cổ kính, để Đức Vua vinh hiển
ngự vào”, thật tuyệt vời nếu như chúng ta chọn bài “Cửa Ơi” của
Lm. Kim Long để hát cho phần Chuẩn bị Lễ vật của Thánh lễ này;

32
Xem nghi thức Thánh lễ, số 23 và 35
31
Ví dụ 2, Ca tiến lễ của Đêm Giáng Sinh trong Graduale
Romanum được trích từ Tv 95,11: “Trời vui lên, đất hãy nhảy
mừng, hãy reo mừng trước tôn nhan Chúa, vì Người ngự”, tại sao
chúng ta lại không chọn bài “Trời hân hoan” của Lm. Kim Long
để hát thay thế hơn là hát bất cứ một bài Ca tiến lễ nào khác;
4 – Các ca đoàn và dân chúng phải từ bỏ thói quen chỉ hát
bài Ca tiến lễ nào có nội dung đề cập đến “bánh – rượu hay việc
dâng tiến”;
5 – Các linh mục cử hành Thánh lễ đừng giật mình, khó chịu
hay cấm đoán khi nghe ca đoàn hát Ca tiến lễ với nội dung không
đề cập gì đến “bánh – rượu hay việc dâng tiến”.

10. Kinh nguyện Thánh thể [33] bao gồm

- Kinh “Thánh, Thánh, Thánh”


- Câu “Tung hô tưởng niệm”
- Amen long trọng
 “ Thánh Thánh Thánh”:
Giải thích [34]:
- Chúng ta nên hát Sanctus trong mọi Thánh lễ vì: (1) Thứ nhất, tự
bản chất, đây là bài ca tung hô và chúc tụng Chúa Kitô; (2) Thứ hai,
trong việc tung hô chúc tụng này, cộng đoàn dưới thế hợp với lời ca
tiếng hát của các thiên thần trên trời như vẫn được nhắc đến trong hầu
33
HDMVTN Số 165 đến 172, tr.64-65
34
Hội thảo TN lần 48 ngày 03 tháng 05 năm 2022, chủ đề về Thánh lễ và Thánh nhạc, Linh mục Phạm
Đình Ái thuyết trình.
32
hết các kinh Tiền tụng; (3) Thứ ba, theo dòng lịch sử, Sanctus luôn
luôn được hát. Thật vậy, vào ngày lễ Lều, dân Do Thái làm thành
đoàn rước lá, họ vừa đi vừa hát hosanna. Đối với phụng vụ Do Thái,
từ khoảng năm 200, Sanctus được hát trong giờ phụng vụ ban sáng
(Kedusha) tại hội đường. Còn trong phụng vụ Công giáo, ngay từ ban
đầu, Sanctus được toàn thể cộng đoàn hát. Nếu dành riêng cho ca đoàn
thể hiện như xảy ra vào đầu thời kỳ Trung cổ, thì ca đoàn cũng hát
chứ không đọc (x. MVTN 169).

-Trong thực hành, sau những lời cuối cùng của kinh Tiền tụng, nhạc
công chỉ nên bắt nốt nhạc bài Sanctus thật ngắn và thật nhỏ để
làm cho lời tung hô này bùng lên lập tức và đúng lúc.

 “Tung Hô Tưởng Niệm” (sau truyền phép):


Cộng đoàn cùng hát, sách lễ Roma có ghi 3 công thức để thay đổi:
(Đây là bản dịch Việt ngữ của ủy Ban Phụng Tự Trực thuộc
HĐGMVN).
1- Lạy Chúa, chúng con loan truyền Chúa chịu chết, và tuyên xưng
Chúa sống lại, cho tới khi Chúa đến.
2- Lạy Chúa Cứu Thế, Chúa đã dùng Thánh giá và sự phục sinh của
Chúa để giải thoát chúng con, xin cứu độ chúng con.
3- Lạy Chúa, mỗi lần ăn bánh và uống chén này, chúng con loan truyền
Chúa chịu chết, cho tới khi Chúa đến.

33
34
 Amen (Vinh tụng ca kết thúc Kinh Tạ Ơn):
- Amen: có nghĩa là “thật như thế”, “tôi đồng ý”; ‘vâng, đúng
như vậy”.
- Tiếng Amen long trọng: là lời đáp bày tỏ sự tán đồng trước
toàn bộ Kinh nguyện Thánh Thể mà vị chủ tế nhân danh họ mà
thưa lên Thiên Chúa, là tuyên xưng đức tin về tất cả những gì
chúng ta đã cầu nguyện và về tất cả những gì Thiên Chúa đã làm
cũng như sẽ làm cho chúng ta như được diễn tả trong Kinh
nguyện Thánh Thể. Mặt khác, trong tiếng Amen, tất cả những
người tham dự Thánh lễ cùng hòa nhập với tất cả những vị anh
hùng trong lịch sử cứu độ: các thầy Lêvi, Ông Etra, Thánh
Phaolô, cũng như với tất cả các thiên thần và các thánh trên trời,
mà tôn vinh Thiên Chúa trong bài ca chúc tụng muôn đời.

35
- Vinh tụng ca: “Chính nhờ Đức Kitô…”. Đây là lời ca chúc
vinh Thiên Chúa do linh mục đọc, giáo dân tán đồng và kết
thúc bằng lời tung hô “Amen”. Để thêm phần long trọng, có
thể lặp lại tiếng Amen 2 hay 3 lần [35]. Nhiều người cứ nghĩ
rằng nếu chủ tế không hát “Chính nhờ Người…” thì không thể
hát Amen long trọng. Đây là một suy nghĩ sai nhầm. Amen
long trọng không phải đáp lại câu “Chính nhờ Người…” mà
là đáp lại toàn bộ Kinh nguyện Thánh Thể. Hơn nữa, không
bắt buộc chủ tế phải hát “Chính nhờ Người…” trong mọi
Thánh lễ mà Vinh tụng ca này có thể được đọc trong mọi
Thánh lễ. Do vậy, dù chủ tế hát hay không hát “Chính nhờ
Người…” thì cộng đoàn phụng vụ vẫn cứ hát Amen. Dĩ nhiên,
trong những dịp long trọng, chủ tế nên hát cả Vinh tụng ca
“Chính nhờ Người…” trước tiếng Amen, vì sẽ làm cho cộng
đoàn dễ dàng đáp tiếng Amen bằng ca hát hơn. Còn hằng ngày,
trong bất cứ Thánh lễ nào, hay khi không biết cung nhạc Vinh
tụng ca “Chính nhờ Người…” của cộng đoàn phụng vụ ở đó,
chủ tế có thể đọc Vinh tụng ca “Chính nhờ Người…” nhưng
cộng đoàn phụng vụ vẫn luôn luôn hát Amen long trọng
[36]
.

- Giới thiệu một số mẫu hát “Amen” quen sử dụng (trong khi
chờ đợi bản nhạc chính thức của HĐGMVN).

35
Lm. Kim Long, Thánh Ca Trong Phụng Vụ, tr.77.
36
Hương Trầm 31 tr.79.
36
Mẫu 1

Lưu ý
- Những lời đối đáp trong Kinh Nguyện Thánh Thể giữa linh mục
và cộng đoàn là một trong những lời đối đáp quan trọng của
Thánh lễ, nên rất xứng hợp để hát, nhất là vào các ngày Chúa
nhật và các lễ trọng khác (QCTQ,40)(HDMVTN số 168 -169).
- Các bản hát đã được trù liệu trong Sách lễ và những cung điệu
khác cũng được phép sử dụng nếu được HĐGM chuẩn nhận [37]
(HDMVTN số 171)

37
Trong kỳ họp thường niên 1987, HĐGMVN đã chấp thuận cho sử dụng các cung hát bằng tiếng Việt dành cho chủ
tế và các tá viên đang được phổ biến. Tuy nhiên, đây chỉ là giải pháp tạm thời: chấp nhận một sự việc đã rồi và coi
như một giai đoạn thử nghiệm (Thông cáo số 3/94 ngày 30/8/1994, xem HDMVTN Số 115). Vì vậy, các cung điệu
đang được phổ biến, cho đến nay (2021) vẫn được phép sử dụng như một “giải pháp tạm thời”. Điều này còn được
thể hiện trong thông cáo của HĐGMVN nhân dịp ấn hành sách lễ Roma – Nghi thức Thánh lễ: “Đối với cung điệu
37
- Khi linh mục hát toàn bộ kinh nguyện Thánh Thể, không được
sử dụng đại phong cầm và các nhạc cụ khác trừ khi đệm đàn cho
cộng đoàn tung hô (HDMVTN Số 171). Chẳng hạn: linh mục hát
‘Chính nhờ Người, với Người và trong Người…” thì không đệm
đàn, nhưng cộng đoàn hát câu ‘Amen’ thì đệm đàn cho cộng
đoàn.
- Bỏ không hát “Con tuyên xưng Chúa đã chết đi…” của Lm.
Thành Tâm (vì lấy ý trong nhạc film).
Lưu ý:
Những câu tung hô: Tung hô Tin Mừng; Các lời tung hô trong
Kinh nguyện Thánh Thể như: Thánh,Thánh,Thánh; Tung hô
tưởng niệm; Amen long trọng, được hát lên trong bất cứ
Thánh lễ nào, cả trong lễ ngày thường hoặc Thánh lễ cho
những cộng đoàn nhỏ.

11.Kinh Lạy Cha

SỐ 174: Các nghi thức chuẩn bị cho phần Rước lễ được bắt đầu
bằng Kinh Lạy Cha. Nếu hát Kinh Lạy Cha thì mọi người tín hữu
cùng hát hoặc cùng đọc kinh đó với linh mục; sau đó một mình
ngài đọc tiếp kinh khẩn xin, và giáo dân kết thúc bằng lời chúc
vinh: ‘Vì vương quyền, uy lực và vinh quang là của Chúa đến

dành cho vị chủ tế, mỗi Giám mục được thử nghiệm những cung điệu mới cho tới khi có những cung điệu chính thức
được HĐGM phê chuẩn và công bố” (thông cáo của GM Phaolô Nguyễn Văn Hòa, Chủ tịch HĐGMVN, ký tại Đền
Thánh Đức Mẹ Bãi Dâu ngày 9/9/2005)(“Hương Trầm” số 32, tr.12).
38
muôn đời”. Nếu có thể, linh mục cũng nên hát lời mời gọi cầu
nguyện và kinh khẩn xin [38].
Giải thích[39]:
Kinh Lạy Cha chính là lời kinh chuẩn bị rước lễ cao nhất. Bởi vì,
(1) thứ nhất, trong kinh Lạy Cha, chúng ta xin Chúa ban bánh ăn
hằng ngày cũng là ám chỉ xin bánh Thánh Thể (QCSL 81). (2) thứ
hai, kinh Lạy Cha mời gọi chúng ta một lần nữa dọn lòng đón Chúa
đến bằng cách xin Chúa thanh tẩy tâm hồn mình cho khỏi tội lỗi
(QCSL 81) với điều kiện là chúng ta phải tỏ lòng xót thương đối
với người khác trước đã qua sự tha thứ cho họ (Mt 6,14-15; 18,21-
35; 5,23-24).
Vì kinh Lạy Cha là kinh chuẩn bị rước lễ cao nhất, do đó, nên hát
kinh Lạy Cha vào dịp lễ long trọng và không cần đọc bất cứ một
lời kinh đạo đức bình dân nào khác nữa để chuẩn bị rước lễ.
Trong khi hát/đọc kinh Lạy Cha, thông thường chỉ các vị tư tế mới
dang tay hướng lên trời trong tư thế “orans” (x. NTTL 124; QCSL
152; LNGM 159). Tại Việt Nam, trừ các tư tế, các tín hữu khác
chưa được phép dang tay như tư tế đang khi đọc kinh này ngoại trừ
tư thế duy nhất được đề nghị cho họ là tư thế đứng (x. QCSL 43,
160).
Chủ tế không nên kêu gọi cộng đoàn nắm lấy tay nhau và các tín
hữu cũng không tự tiện nắm lấy tay nhau đang khi đọc/hát kinh Lạy
Cha vì: (1) đây là một cử chỉ được đem vào phụng vụ một cách tự

38
HDMVTN, Số 174, tr.66
39
Hội thảo TN lần 48 ngày 03 tháng 05 năm 2022, chủ đề về Thánh lễ và Thánh nhạc, Linh mục Phạm Đình Ái thuyết
trình.
39
nhiên theo sáng kiến cá nhân chứ không phải theo hướng dẫn của
chữ đỏ; (2) việc nắm tay vào lúc này, theo quan điểm biểu tượng,
sẽ như là đi trước và sao chép y như dấu hiệu trao chúc bình an.
Hậu nhiên, sẽ làm suy yếu hoặc rút mất giá trị của dấu hiệu trao
chúc bình an sẽ diễn ra sau đó (x. NTTL 128; QCSL 82,
154; Notitiae 11 [1975] 226).
Lưu ý:
a. Hát kinh Lạy Cha vào dịp lễ long trọng
b. Chỉ có vị tư tế đang dâng Thánh lễ giang tay cầu nguyện và
cộng đoàn không giơ cao tay hay nắm tay nhau.
12. Lạy Chiên Thiên Chúa
Số 177: Lạy Chiên Thiên Chúa là bài ca khẩn nài được hát khi bẻ
bánh. Bài ca này “được ca đoàn hay ca xướng viên hát hay ít là
đọc lớn tiếng và cộng đoàn đáp lại. Kinh này đi kèm với việc bẻ
Bánh, vì thế có thể lặp lại nếu cần cho đến khi bẻ Bánh xong. Lần
cuối cùng được kết thúc bằng câu xin bình an cho chúng con [40].
Kinh này nên được hát vào Chúa nhật/lễ trọng và có thể được
lặp đi lặp lại [theo kiểu Kinh Cầu]: “Lạy Chiên Thiên Chúa Đấng
xóa tội trần gian” – “Xin thương xót chúng con” bao lâu còn cần
để kèm theo việc bẻ bánh. Lần cuối cùng được kết thúc bằng câu:
“Xin ban bình an cho chúng con” (x. NTTL 129-130; QCSL
83; Notitiae 14 [1978] 306, n. 8)[41]

40
QCTQ,83, HDMVTN, Số 177, tr.67
41
Hội thảo TN lần 48 ngày 03 tháng 05 năm 2022, chủ đề về Thánh lễ và Thánh nhạc, Linh mục Phạm Đình Ái thuyết
trình.
40
13.Ca hiệp lễ [42] (Xem HDMVTN từ Số 178 đến 186)
Đọc hay hát Ca hiệp lễ
Trong Sách lễ Roma, mỗi Bài lễ đều có ghi Ca hiệp lễ dùng để
đọc trong trường hợp không hát ca hiệp lễ như chỉ dẫn của Quy
chế Tổng Quát Sách lễ Roma, số 87: “Nếu không hát, thì giáo
dân, hoặc một vài giáo dân hay độc viên, đọc Ca hiệp lễ ghi trong
Sách lễ. Nếu không có ai khác, thì chính vị tư tế đọc sau khi đã
rước lễ, và trước khi cho tín hữu Rước lễ”. Đọc ca hiệp lễ vì 4 lý
do:
1 - Linh mục cử hành lễ một mình hay chỉ với một người tham
dự;
2 - Số người tham dự Thánh lễ quá ít ỏi đến độ hầu như không
làm thành cuộc rước hiệp lễ;
3 - Cộng đoàn không đủ lực để hát liên quan đến số người có thể
hát không nhiều hoặc thành phần tham dự toàn những vị già nua
tuổi tác hay bệnh tật yếu đau;

4 - Thánh lễ được cử hành cho những nhóm đi hành hương hay


du lịch mà họ không tiện mang đàn và sách hát theo.

Ngoài 4 lý do nêu thì hết sức bao nhiêu có thể, chúng ta phải hát
Ca hiệp lễ trong mọi Thánh lễ như sẽ được trình bày dưới đây.
Hễ đọc ca hiệp lễ rồi thì không hát nữa mà nếu hát ca hiệp lễ được
thì không cần đọc ca hiệp lễ nữa vì ca hiệp lễ được ghi trong sách

42
Lm. Giuse phạm Đình Ái, SSS; Hương Trầm số 31, tr.67-73; Ibid, 21, tr.35.
41
lễ Roma được dự trù để đọc trong trường hợp không thể hát ca
hiệp lễ mà thôi [43].

Bài ca hiệp lễ đi kèm với việc tiến lên rước lễ bày tỏ mối dây
hiệp nhất giữa những người rước lễ và niềm vui trong tâm hồn.
Có thể hát đối đáp giữa cộng đoàn và ca đoàn, giữa một ca xướng
viên và cộng đoàn hay dạo một bài đàn. Cũng không cần phải hát
cho đầy trong tất cả khoảng thời gian rước lễ. Rồi có thể giữ
khoảnh khắc yên lặng trong đó một người nói lên một vài câu lấy
trong bài Tin Mừng hay các bài sách thánh ngày hôm đó. Lúc này
chỉ hát những bài tạ ơn thờ lạy Chúa, chứ không hát về Đức Mẹ
hay các thánh [44].

Bắt đầu hát Ca hiệp lễ khi nào?

Số 178: “Đang khi vị linh mục rước lễ, thì hát Ca hiệp lễ [45]. Bài
này có mục đích diễn tả sự hiệp nhất thiêng liêng ngay giữa những
người rước lễ, khi họ đồng thanh ca hát, đồng thời biểu lộ niềm
vui trong lòng, và làm cho việc tiến lên rước Mình Thánh Chúa
có tính cách cộng đoàn hơn (QCTQ,86). Một mình ca đoàn hát,
hoặc ca đoàn hay ca viên hát với cộng đoàn. Vì bài Ca hiệp lễ diễn
tả sự hiệp nhất của những người tiến lên rước Mình Máu Chúa,
nên cần phải ưu tiên việc hát cộng đồng [46].

43
Hương Trầm, số 31, tr.67.
44
Ihương Trầm, Số 15, tr.21.
45
Nên bắt đầu bài Ca hiệp lễ ngay lập tức sau lời đáp của cộng đồng: “Lạy Chúa, con chẳng đáng Chúa….”. Chỉ
dẫn này dựa trên nền tảng lịch sử và thần học (QCTQ,86) (Hương Trầm số 31, tr.68).
46
HDMVTN Số 178, tr.68.
42
Giải thích
- Đang khi linh mục [chủ tế] rước lễ, thì hát ca hiệp lễ chứ không
phải rung chuông hoặc đánh chiêng trống vào lúc này như thực
hành trước kia nữa vì trong Nghi Thức Thánh Lễ và QCSL hiện
nay, không có bất cứ điều gì được nói về rung chuông trước khi
hiệp lễ cả (x. Notitiae 8 [1972] 343; QCSL 86, 159; Nghi Thức
Thánh Lễ [= NTTL], 136; Sách Lễ Nghi Giám Mục [= LNGM]
163; MVTN 178). Nghĩa là nên bắt đầu bài ca hiệp lễ ngay lập
tức sau lời đáp của cộng đồng: “Lạy Chúa, con chẳng đáng
Chúa….” vì đây là cách diễn đạt bằng “ngôn ngữ của phụng
vụ” về sự hợp nhất thiêng liêng của cộng đoàn phụng vụ qua
sự hợp nhất nơi tiếng hát của họ: hợp nhất với Chúa Kitô và
hợp nhất với nhau. Nếu còn hát bài nào sau khi rước lễ, thì phải
kết thúc ca hiệp lễ vào đúng lúc (QCSL 86, 159; NTTL 136;
MVTN 178).

- Lý do thần học được nêu rõ trong QCTQ, số 86 cho thấy:

Cử hành phụng vụ nào cũng mang đặc tính cộng đoàn. Vị


chủ tế cũng là một thành viên trong cộng đồng Hội thánh đang cử
hành Thánh lễ. Vì vậy, hát Ca hiệp lễ phải bắt đầu ngay khi ngài
đang rước lễ để không tách rời ngài khỏi cộng đồng phụng vụ và
để biểu dương sự hợp nhất thiêng liêng trong cộng đoàn.

Hát Ca hiệp lễ bắt đầu ngay khi chủ tế đang rước lễ vì lúc
này những người lên rước lễ tạo thành một cuộc rước. Nguyên tắc
và truyền thống phụng vụ của Hội Thánh từ xưa đến nay là hát
43
luôn luôn đi kèm với cuộc rước. Bởi thế, phải hát khi đang có
cuộc rước hiệp lễ. Còn rước thì còn hát, cho nên phải hát Ca hiệp
lễ cho đến khi mọi người rước lễ xong. Khi số người lên rước lễ
nhiều đến độ một bài Ca hiệp lễ đáp ứng không đủ, thay vì lặp lại
bài Ca hiệp lễ nhiều lần, chúng ta nên hát thêm một hay nhiều bài
thánh ca nữa miễn là phù hợp với nội dung và chủ đề của Ca hiệp
lễ hôm ấy. Tuy nhiên, đừng bao giờ hát một mạch liên tục. Nên
nối kết phần dành cho cộng đoàn và phần hát dành cho một mình
ca đoàn hoặc có lúc ngưng hát giữa các bài hoặc thậm chí giữa
những câu phiên khúc trong một bài để dạo đàn, trừ những mùa
không được phép dạo đàn.

Vì phải đồng thanh ca hát đang khi lên rước lễ, cho nên tốt
nhất Ca hiệp lễ là bài hát cộng đồng, nghĩa là mọi người quen
thuộc và có thể hát được mà không cần đến sách hát hoặc giấy in
bài hát. Dân chúng chỉ cần thuộc lòng và hát câu điệp khúc, còn
các phiên khúc thì dành cho ca đoàn hay lĩnh xướng viên. Bấy
giờ, ca hiệp lễ thành lời nguyện của toàn thể cộng đoàn chứ không
phải là màn trình diễn của một cá nhân hay của riêng ca đoàn
nhằm biểu lộ tài năng của họ.

Đến đây, chúng ta đã hiểu vì sao phải chấm dứt tình trạng
thinh lặng đang khi lên rước lễ. Thật không may, rất nhiều Cộng
đoàn Dòng tu và Giáo xứ tại Việt Nam có những thực hành “bất
tuân” những chỉ dạy của giáo Hội:

44
1/ Cả cộng đoàn rước lễ xong rồi mới hát ca hiệp lễ;
2/ Trì hoãn hát Ca hiệp lễ cho tới khi các thành phần như: chủ
tế, các vị đồng tế, các phó tế, những người giúp lễ, những người
đọc sách, những thừa tác viên Thánh Thể và ca đoàn rước lễ
xong rồi mới hát.
3/ Thay vì hát Ca hiệp lễ thì lại đọc một bài suy niệm hay một
kinh nguyện nào đó;
4/ Tệ hơn cả là thông báo tin tức đang khi các tín hữu rước lễ.
Nội dung và chủ đề của Bài ca Hiệp Lễ
Ý nghĩa của bài Ca hiệp lễ là:
1/ Nội tâm hóa hành vi thể lý của những người đang tiến bước lên
rước lễ.
2/ Diễn tả sự đồng tâm hiệp nhất của cả cộng đoàn trong việc gặp
gỡ Chúa cũng như niềm vui và diệu kỳ của sự kết hợp với Chúa;
3/ Bày tỏ lòng biết ơn và tán tụng vì hồng ân Thánh Thể nhận
được.
Vì thế, ngay từ xưa, Ca hiệp lễ quy vào bốn chủ đề: Thánh
Thể; ca tụng; mùa phụng vụ; và nội dung Tin Mừng của ngày lễ.
Về ca hiệp lễ, có thể hát như sau [47]:
(1) Hoặc dùng đối ca theo ngày lễ trong sách Graduale
Romanum,
(2) hoặc dùng điệp ca theo mùa phụng vụ trong sách Graduale
Simplex, hoặc
47
Hội thảo TN lần 48 ngày 03 tháng 05 năm 2022, chủ đề về Thánh lễ và Thánh nhạc, Linh mục Phạm Đình Ái thuyết
trình.
45
(3) bài hát nào khác thích hợp đã được Hội đồng Giám mục chuẩn
nhận (QCSL 87; MVTN 179). Bài hát thích hợp nói ở đây là bài
ca hiệp lễ với chủ đề là:
(a) Thánh Thể (nhưng không phải bài tập trung vào tôn thờ
Thánh Thể vốn dùng cho giờ chầu Thánh Thể);
(b) tình yêu Thiên Chúa;
(c) niềm vui rước Chúa;
(d) niềm ngưỡng mộ;
(e) sự hiệp nhất;
(f) bài Tin Mừng của ngày lễ;
(g) mùa phụng vụ;
(h) phản ánh động tác phụng vụ, thí dụ ăn và uống Mình và Máu
Thánh Chúa Kitô;
(i) lòng biết ơn và tán tụng.
Thêm nữa, luôn luôn có thể hát Thánh vịnh 33 với điệp khúc Hãy
nếm thử thay thế ca hiệp lễ (x. MVTN 180, 183). Chúng ta nên
dành ưu tiên cho những bài hát [dệt lời Thánh vịnh/theo ý Thánh
vịnh] mà Hội thánh đã chỉ định cho phần này trong sách Graduale
Romanum/Graduale Simplex hơn là ca khúc thay thế.
Như vậy, không hát ca hiệp lễ về ngày lễ như mừng Mẹ Maria,
thánh Giuse (bổn mạng), công ơn cha mẹ (lễ an táng, mừng tuổi
thọ…), kỷ niệm hôn phối, tình quê hương [quốc khánh, lễ dân
tộc…] (MVTN 180, 183). Những bài ca này có thể hát khi Thánh
lễ kết thúc hay vào những lúc cầu nguyện chung, đem hát lúc sau
rước lễ sẽ làm lệch lạc ý nghĩa của cử hành phụng vụ.
46
Cuộc rước đi lên lãnh nhận Mình Thánh Chúa cùng với việc cộng
đoàn đồng thanh ca hát không chỉ diễn tả sự hiệp nhất với Chúa
mà còn với nhau nữa, biểu dương niềm hân hoan và làm nổi bật
tính cộng đồng của đoàn người đang lên rước lễ (QCSL 86). Vì
thế, (1) nên chọn bài hát vừa vui tươi vừa quen thuộc đối với mọi
người sao cho khi không có sự trợ giúp của cuốn sách hoặc giấy
in bài hát, hầu như cộng đồng vẫn có thể hát được [ít là câu điệp
khúc] đang khi tuần tự lên rước lễ (MVTN 181); (2) đừng bao giờ
đi lên rước lễ mà cả nhà thờ thinh lặng, điều này khiến chúng ta
như bị đẩy vào kinh nghiệm của xếp hàng check – in ở sân bay,
xếp hàng đi mua vé hay đi viếng xác.

Thinh lặng sau rước lễ hay hát bài ca sau rước lễ:

SỐ 185: “Sau khi cho rước lễ, linh mục và cộng đoàn tùy nghi
cầu nguyện một khoảng thời gian nào đó. Nếu muốn, tất cả cộng
đoàn có thể hát một thánh thi, một thánh vịnh hay một bài thánh
ca ngợi khen nào khác” (QCTQ, 88). Tức là sẽ rất hữu ích khi mọi
người tham dự dành ra ít giây phút thinh lặng sau rước lễ để tạ ơn
Chúa, kết hợp với Chúa và hiệp thông với cộng đoàn, vốn là thân
thể của Chúa Kitô. Thinh lặng lúc này tạo cơ hội cho tín hữu cầu
nguyện nội tâm và chiêm niệm Mầu nhiệm Thánh Thể. Để sự im
lặng được trọn vẹn thật sự, sau khi cho rước lễ xong, các thừa tác
viên nên để các bình thánh ở bàn đồ lễ và tiến hành tráng chén sau
Thánh Lễ.

47
Cần phân biệt bài ca hiệp lễ với bài ca sau hiệp lễ được
hát sau khi toàn thể cộng đoàn đã rước lễ xong. Vào lúc này,
chúng ta có 2 chọn lựa: (Xem HDMVTN Số 185)
1- Thinh lặng để tạ ơn Chúa như vừa nói trên;
2- Cả cộng đoàn đứng lên hát một Thánh vịnh, Thánh thi hay
Thánh ca có chủ đề chúc tụng và tạ ơn Chúa như Benedictus hay
Magnificat, hay các bài ca giúp cầu nguyện, suy niệm…: các bài
hát này không phải là bài hát theo chủ đề của ngày lễ như mừng
Mẹ Maria, Thánh Giuse (bổn mạng), công ơn cha mẹ (lễ an táng,
mừng tuổi thọ…), kỷ niệm hôn phối, tình quê hương (quốc khánh,
lễ dân tộc…). Những bài ca này có thể hát khi Thánh lễ kết thúc
hay vào những lúc cầu nguyện chung, đem hát lúc sau rước lễ sẽ
làm lệch lạc ý nghĩa của cử hành phụng vụ.
Nếu đã hát Ca hiệp lễ rồi, thinh lặng có thể là chọn lựa ưu
tiên hơn, đáng ao ước thực hiện hơn là hát bài ca sau rước lễ.
Thế nhưng trong thực tế có nhiều nhà thờ lại làm ngược lại: người
ta không hát lúc đang rước lễ, nhưng hát rất dài sau khi rước lễ; các
bài ca này có vẻ trình diễn một tác phẩm nghệ thuật để giáo dân
thưởng lãm, hơn là bài ca cầu nguyện và suy niệm. Đôi khi người
ta lại chọn các bài hát theo chủ đề thánh lễ để hát vào lúc này: ví
dụ: tình cha mẹ, ngày thành hôn, ngày cầu hồn, thánh bổn mạng…
Đây là một lệch lạc trong cách chọn bài hát, bởi vì đối tượng của
bài ca sau khi rước lễ là Bí Tích Thánh Thể chứ không phải bất
cứ ai cho dù là Đức Mẹ, các thánh hay một dịp kỷ niệm nào đó.

48
- Vào dịp lễ Đức Mẹ, Ca đoàn có thói quen hát bài Ca hiệp lễ
xong, liền hát thêm một bài thứ II nữa là bài: “Linh hồn tôi tung
hô Chúa…”(Magnificat). Vấn đề cần nói ở đây là cứ lễ về Đức
Mẹ thì ca đoàn hát thêm bài “Magnificat” dẫn đến hiểu nhầm là
bài này là bài hát về Đức Mẹ và chỉ có ngày lễ Đức Mẹ mới được
hát, trong khi đáng lẽ phải hiểu đây là cách chọn thay vì thinh
lặng thì hát bài thứ II trong phần Hiệp lễ. Bài “Magnificat” là lời
của Đức Mẹ dâng lên để ca ngợi và tạ ơn Thiên Chúa, nên được
hát trong phần Hiệp lễ thì thật tuyệt vời. Do đó, Ca trưởng cần
giúp cho ca viên, cho cộng đoàn hiểu tại sao lại chọn hát bài này
trong thời điểm này (chứ không phải cứ lễ Đức Mẹ thì hát
“Magnificat”).
- Nói thêm vào dịp lễ Cưới, cũng có ca đoàn Giáo xứ nọ sau khi
hát Ca hiệp lễ xong, đôi tân hôn quỳ trước gian cung thánh, ca
đoàn hát bài “Cầu cho Cha mẹ”... Đây là một thói quen lệch lạc
trong cách chọn bài hát. Vì lúc này, đối tượng của bài ca sau khi
rước lễ là Bí Tích Thánh Thể chứ không phải là cha mẹ.
Lưu ý:
- Đọc ca hiệp lễ rồi thì không hát nữa và nếu hát ca hiệp lễ rồi thì
không cần đọc nữa.
- Đang khi linh mục [chủ tế] rước lễ, thì hát ca hiệp lễ và hát cho
đến khi mọi người rước lễ xong.
- phải hát Ca hiệp lễ trong mọi Thánh lễ , nên chấm dứt tình
trạng thinh lặng đang khi lên rước lễ. Nên chọn bài mọi người

49
quen thuộc mà không cần đến sách hát, (chỉ không hát Ca hiệp
lễ trong trường hợp cộng đoàn ít người không đủ điều kiện để
hát)
- Sau khi hát rước lễ xong dành vài phút thinh lặng để tạ ơn
Chúa (đây là chọn lựa ưu tiên hơn). Hoặc cả cộng đoàn đứng
lên hát một Thánh vịnh, Thánh thi hay Thánh ca có chủ đề
chúc tụng và tạ ơn Chúa như Benedictus hay Magnificat, hay
các bài ca giúp cầu nguyện, suy niệm… không hát ca hiệp lễ về
ngày lễ như mừng Mẹ Maria, thánh Giuse (bổn mạng), công ơn
cha mẹ (lễ an táng, mừng tuổi thọ…), kỷ niệm hôn phối, Kỷ
niệm 25 năm khấn dòng, tình quê hương [quốc khánh, lễ dân
tộc…Những bài ca này có thể hát khi Thánh lễ kết thúc.
- Phối hợp giờ kinh với Thánh lễ : vẫn hát bài ca hiệp lễ, khi
chủ tế rước lễ xong thì đọc Điệp ca – Tc Tin Mừng, sau đó hát
bài“Benedictus” vào thánh lễ sáng hoặc “Magnificat’ vào
thánh lễ chiều, hát xong lập lại Điệp ca. Bài này được xem là
bài ca sau hiệp lễ.
- Liệu cho các ca viên được rước lễ cách thích hợp, khi các tín
hữu đã rước lễ xong, (ngoại trừ trong Mùa Chay), đàn phong
cầm có thể tiếp tục chơi một số đoạn của bài hát rước lễ đang
lúc tráng chén. Lúc này, mọi tín hữu đã ngưng hát, và bắt đầu
cảm tạ Chúa cách riêng tư, đây là thời khắc ca đoàn lên rước lễ
(tức là vào lúc kết thúc hoặc sắp kết thúc việc rước lễ) (MVTN
184; QCSL 86).
50
14. Ca kết lễ
Số 188: Mặc dù không cần thiết phải hát thánh ca ra về, nhưng
theo tập tục, tất cả có thể chung lời hát một bài ca sau lời giải tán.
Khi hát bài ca này, đoàn rước các thừa tác viên được bố trí để
rước về khi hát đến câu cuối. Chọn bài hát thích hợp mang tính
cộng đoàn hoặc bài hợp xướng, hay bài hòa tấu; riêng trong Mùa
Chay thì nên thinh lặng ra về (như không được chưng hoa trên
bàn thờ, dùng nhạc cụ để đệm hát, nhằm làm làm nổi bật ý nghĩa
phụng vụ mùa chay) [48].
- Trong các nhà thờ ở Việt Nam, thường sau lời chúc bình
an kết lễ vẫn có thói quen hát một bài và bài ca kết thúc này được
phép chọn lựa khá rộng rãi. Người ta có thể hát về Chúa, Đức
Mẹ hay các thánh; chủ đề về ngày lễ hay mùa phụng vụ như:
tình cha mẹ, mừng thánh bổn mạng, Năm Thánh Lòng Thương
Xót, năm đặc biệt kính Thánh Giuse…; hoặc chỉ đơn giản là diễn
tả niềm vui hân hoan khi tham dự thánh lễ và sẽ đem niềm vui đó
để chia sẻ cho mọi người. Bài này có thể bỏ nếu muốn và thay
vào bằng một bản đàn. Huấn thị Âm nhạc trong phụng vụ số 35
cũng nói đến bài hát này như sau: “Trong thánh lễ đọc, có thể hát
một vài phần thường lễ hay lễ riêng. Hơn nữa, đôi khi có thể hát
một bài khác với bài nhập lễ, tiến lễ và hiệp lễ cũng như kết lễ.
Tuy nhiên, nếu chỉ có ý cho hợp thánh lễ thì chưa đủ mà còn hợp
với các phần lễ, ngày lễ và mùa phụng vụ. Nhưng vì câu “Lễ đã
xong, chúc anh chị em đi bình an” là một câu kết thúc và giải
48
HDMVTN Số 188 tr.70.
51
tán nên phải làm cho người ta thấy đến đây là hết. Vì vậy, nếu có
hát thì không nên hát dài. Tuy là hết nhưng mới hết ở giai đoạn
cử hành, còn sau đó là kéo dài trong tinh thần và giai đoạn áp
dụng. Lễ đã xong, tín hữu ra về bình an, trở lại với những công
việc đời thường của mình, nhưng lại đem vào đó tinh thần và sức
mạnh của lời Chúa. Thánh Thể mình đã lãnh nhận trong thánh lễ
sẽ giúp mình vui tươi phấn khởi và ra đi thực thi sứ mạng ngôn
sứ của mình là đem Tin mừng đến cho muôn dân, nên ngoài
những dịp có tính chất riêng như đã kể trên, thì khi chọn bài hát
phải diễn tả được ý nghĩa sâu xa đó. [49].
- Trong Mùa Chay thì không hát kết lễ mà nên thinh lặng ra
về (HDMVTN, số 188).
III. NHỮNG PHẦN NÊN HÁT TRONG THÁNH LỄ [50]
Những nghiên cứu mới về lịch sử và thần học phụng vụ cho
thấy, trước đây, những yếu tố trong thánh lễ tương đối quan trọng
về thần học nghi thức đã được gán cho một sự nổi bật thái quá
trong những phần hát của cộng đoàn. Chẳng hạn như bài Ca tiến
lễ và bài Ca kết lễ. Trái lại, những thành phần quan trọng hơn
của cử hành phụng vụ Thánh lễ như: Tung hô Tin Mừng;
Thánh, Thánh, Thánh (Sanctus); Tung hô tưởng niệm; Amen
long trọng (great Amen); bài Ca nhập lễ và bài Ca hiệp lễ;
Thánh vịnh đáp ca… lại chỉ được đọc.

49
Hương Trầm, Số 15, tr.21
50
Lm. Giuse Phạm Đình Ái, SSS, Hương Trầm số 23, tr.66
52
Trong thực tế tại Việt Nam, đã và đang xảy ra đúng như vậy.
Bởi vì hầu hết các Giáo xứ và Cộng đoàn Dòng tu vẫn theo thói
quen chỉ lo hát 4 bài cho mọi Thánh lễ: Nhập lễ; tiến lễ, hiệp lễ
và kết lễ.
Bài Ca nhập lễ và bài Ca hiệp lễ có thể chấp nhận được vì
có tầm quan trọng hơn nhiều so với bài Ca tiến lễ và bài Ca kết
lễ. Bởi vậy, chúng có thể được thường xuyên hát hơn ngay cả
trong những ngày thường nếu như cộng đoàn phụng vụ có đủ sức
hát, bằng không mới đọc Ca Nhập lễ hay Ca Hiệp lễ như được ghi
trong Sách lễ Roma.
Còn đối với bài Ca tiến lễ và bài Ca kết lễ, chỉ nên hát trong
những dịp trọng thể, trong các dịp lễ trọng, lễ Chúa nhật và thỉnh
thoảng trong các lễ kính, không nên hát thường xuyên cho mọi
ngày. Tại sao?
Phải nói ngay rằng bài ca tiến lễ hầu như không quan trọng
và có bản chất thứ yếu vì thuộc về phần chuẩn bị lễ vật, tức chỉ
khai mào cho việc thánh hóa và thánh hiến lễ phẩm sẽ diễn ra
trong phần Kinh nguyện Thánh Thể. Do đó, tốt nhất, chỉ nên hát
bài ca tiến lễ (chuẩn bị lễ vật) trong những dịp như vừa nói trên,
nhất là khi có tổ chức đoàn rước tiến lễ. Còn những ngày khác thì
nên áp dụng những hình thức sau đây:
1. Chủ tế đọc lớn tiếng “Lạy Chúa là Chúa Cả trời đất, chúc
tụng Chúa đã rộng ban cho chúng con bánh này là hoa màu
ruộng đất và công lao của con người, chúng con dâng lên Chúa
53
để trở nên bánh trường sinh cho chúng con” – Cộng đoàn đáp
lại “Chúc tụng Thiên Chúa đến muôn đời”. Chủ tế đọc lớn
tiếng “Lạy Chúa là Chúa Cả trời đất, chúc tụng Chúa đã rộng
ban cho chúng con rượu này từ cây nho và công lao của con
người, chúng con dâng lên Chúa để trở nên của uống thiêng
liêng cho chúng con” – Cộng đoàn đáp lại “Chúc tụng Thiên
Chúa đến muôn đời”.
2. Chủ tế đọc thầm những lời trên trong nền nhạc dạo phong
cầm.
3. Chủ tế đọc thầm những lời trên trong khi cộng đoàn thinh
lặng.
Bài Ca kết lễ còn kém quan trọng hơn cả bài Ca tiến lễ vì
bài ca này thực sự không phải là thành phần của chính Thánh lễ.
Thánh lễ thực sự kết thúc với những lời “Lễ xong, chúc anh chị
em đi bình an” và cộng đoàn đáp lại “Tạ ơn Chúa”. Nghi thức
Thánh lễ và Quy chế Tổng quát Sách lễ Roma đều không đề cập
đến việc ca hát vào lúc kết lễ. Hát kết lễ là thói quen đạo đức và
là thực hành còn lại từ thời Thánh lễ được cử hành bằng tiếng La-
tinh. Trong Thánh lễ bấy giờ, chỉ vào lúc kết lễ, dân chúng mới
được hát bằng tiếng mẹ đẻ của mình. Như vậy, cũng giống như
trường hợp bài ca tiến lễ, tốt nhất, chỉ nên hát bài ca kết lễ trong
những dịp trọng thể, lễ Chúa nhật và thỉnh thoảng trong các lễ
kính, còn những ngày khác thì có thể hoặc là dạo đàn, hay thậm
chí, trong vài trường hợp, cộng đoàn thinh lặng. Ủy ban Thánh
54
nhạc Việt Nam đề nghị rõ ràng rằng: “riêng trong Mùa Chay thì
không hát kết lễ mà nên thinh lặng ra về” (HDMVTN, số 188).
Để điều chỉnh thói quen chỉ lo hát 4 bài (nhập lễ, tiến lễ, hiệp
lễ, kết lễ) cho mọi Thánh lễ, dựa trên những nghiên cứu về lịch
sử, thần học phụng vụ và thánh nhạc, đồng thời căn cứ vào những
hướng dẫn của Quy chế Tổng quát Sách lễ Roma (2002), Ủy ban
Thánh nhạc trực thuộc Hội Đồng Giám mục Việt Nam đã phổ
biến tài liệu Hướng dẫn Mục vụ Thánh nhạc (Tháng 04 năm
2017), trong đó mong muốn rằng phần ưu tiên chọn hát nhất chính
là “đối đáp và tung hô” (HDMVTN, Số 103):
 Phần đối đáp bao gồm cả những lời đối đáp như “Lạy Chúa Trời,
xin tới giúp con. Muôn lạy Chúa, xin mau phù trợ” trong Các
Giờ kinh Phụng vụ hoặc “Chúa ở cùng anh chị em” trong Thánh
lễ.
 Phần tung hô bao gồm: Tung hô Tin Mừng (Halleluia và câu
tung hô đi kèm); Các lời tung hô nằm trong Kinh nguyện Thánh
Thể như: Thánh, Thánh, Thánh; Tung hô tưởng niệm; Amen
long trọng.
Tài liệu Hướng dẫn Mục vụ Thánh nhạc đã thực sự đáp ứng
được mục tiêu chủ yếu của cuộc cải cách thánh nhạc hiện nay là
nhằm làm cho các tín hữu ưu tiên hát những bản văn quan trọng
của Thánh lễ hơn bất cứ một bài ca nào khác được thêm vào trong
phụng vụ.

55
Giải thích lý do tại sao phần tung hô vừa nêu được coi là
ưu tiên hát hơn tất cả những phần khác trong Thánh lễ, nghĩa
là nên ưu tiên hát 4 phần sau đây trong Thánh lễ: [51]
1 - Tung hô Tin Mừng ( Halleluia + câu xướng trước Tin Mừng)
2 - Kinh “Thánh, Thánh, Thánh”(Sanctus)
3 - Tung hô tưởng niệm
4 – Amen (long trọng)
Lý do cơ bản sở dĩ 4 phần này ưu tiên được hát nhiều nhất là
vì chúng thuộc về Thánh lễ tự bản chất và âm nhạc nhằm nhấn
mạnh tầm quan trọng này. Đặc biệt điều đó lại càng đúng hơn nữa
đối với những lời tung hô vốn nằm trong Kinh nguyện Thánh Thể.
Một trong những nét chính yếu của Sách Lễ hiện nay là phục hồi
Kinh nguyện Thánh Thể và đưa Kinh nguyện này lên tầm mức
nổi bật hàng đầu bằng việc tư tế công bố hay hát Kinh nguyện này
lớn tiếng và toàn thể cộng đoàn cùng tham gia vào 3 lời tung hô
đặc biệt trong đó: Thánh, Thánh, Thánh – Tung hô tưởng niệm
– Amen long trọng. Ở Việt Nam, những lời dành cho chủ tế và
tư tế trong Kinh nguyện Thánh Thể chưa được dệt nhạc [52]. Chủ
tế có thể sử dụng cách “ngâm tụng” (cantillation) như trong
phụng vụ La-tinh đã từng làm trước đây, nghĩa là trang trọng hóa
giọng đọc của mình bằng “cao giọng, lớn tiếng và khoan thai”.
Tuy nhiên phần dành cho cộng đoàn thì nên hát trong mọi Thánh
lễ vì đã có nhạc đi kèm, bản văn thuộc về nghi thức Thánh lễ và

51
“Hương Trầm” số 23, tr.70 – 80
52
Hội thảo lần 46, Bàn về “Cung Chủ Tế”, Hương Trầm 32, tr. 15-46
56
cũng thật dễ thuộc, dễ hát đối với mọi người.…
Phải ưu tiên hát 4 phần này nhiều nhất, bởi vì đó là những
thời khắc long trọng nhất cho phép chúng ta tung hô sự hiện diện
của Đức Kitô nơi Tin Mừng (hát Halleluia – câu tung hô Tin
Mừng để chào đón Chúa Kitô đến nói với chúng ta trong Lời của
Ngài) và tung hô sự hiện diện của Đức Kitô trên bàn thờ sau khi
bánh và rượu đã trở nên Mình Máu Chúa Kitô.
Tài liệu Hướng dẫn Mục vụ Thánh nhạc số 103a dạy rằng:
Những câu tung hô này (Tung hô Tin Mừng; Các lời tung
hô trong Kinh nguyện Thánh Thể: Thánh,Thánh,Thánh; Tung
hô tưởng niệm; Amen long trọng) thật thích hợp khi được hát lên
trong bất cứ Thánh lễ nào, cả trong lễ ngày thường hoặc Thánh lễ
cho những cộng đoàn nhỏ. Thật lý tưởng khi cộng đoàn thuộc
lòng những câu tung hô này và sẵn sàng hát ngay cả khi không có
nhạc cụ đệm theo…
Như vậy, thay vì theo thói quen thực hành lâu nay là hát 4
bài cho mọi Thánh lễ: nhập lễ, tiến lễ, hiệp lễ, kết lễ, nên bỏ bớt
bài Ca tiến lễ và bài Ca kết lễ đi. Các ngày thường hay lễ nhớ, có
thể hát những phần sau: bài Ca nhập lễ; bài Ca hiệp lễ cùng với
4 chỗ như đã nêu: Tung hô Tin Mừng - Thánh, Thánh, Thánh
– Tung hô tưởng niệm – Amen long trọng. Chỉ trong những dịp
trọng thể, lễ trọng, lễ Chúa nhật hay thỉnh thoảng trong lễ kính,
mới hát thêm bài ca tiến lễ và bài ca kết lễ [53].

53
Hương Trầm, số 23, tr. 80.
57
IV. VAI TRÒ CỦA CA ĐOÀN, CA TRƯỞNG, NHẠC CÔNG
[54]

(Đọc thêm bài viết của NS. An-tôn Tiến Linh: “ĐÔI ĐIỀU VỀ
CA ĐOÀN & CA TRƯỞNG” – Hương Trầm số 18, tr. 86-93)

 Ca đoàn: (x.HDMVTN số 29,tr.19)

Số 29 đã nhấn mạnh: “…phải luôn cổ vũ các ca đoàn, đồng thời


bảo đảm sao cho tất cả cộng đoàn tín hữu có thể tích cực tham
dự với những phần dành riêng cho họ…” (HCPV, Số 114). Trong
thực tế rất ít nơi quan tâm đến hướng dẫn này, đa phần ca đoàn
“bao sân” suốt một thánh lễ khiến cho người tín hữu (kể cả linh
mục chủ tế) tham dự hoàn toàn thụ động ngay cả khi có những
phần được hát dành cho cộng đoàn (Ca nhập lễ, Thánh vịnh Đáp
ca,…)
Ta có thể chọn bài phù hợp với tính chất ngày lễ và cũng có
thể chọn bài mới nhưng nên tiến hành cách tiệm tiến: chẳng hạn
dịp lễ long trọng (như tấn phong giám mục, truyền chức, khấn
dòng, thêm sức, các lễ trọng...), ta chỉ nên hát thêm một hoặc hai
bài mới thôi và sắp xếp như sau: Khởi đầu nên hát một bài quen
thuộc để cộng đoàn tham gia hát điệp khúc. Sau đó ca đoàn hát
một bài mới ở phần hiệp lễ hoặc một bài có tầm cỡ nghệ thuật cao
hơn cho tương xướng với bầu khí long trọng của buổi lễ và cũng
để nâng cao óc thẩm mỹ của cộng đoàn [55].
54
HDMVTN Số 29-47, tr.19-25
55
Hương Trầm, số 30, tr.21
58
Bản chất: Ca đoàn vừa là thành phần của dân Chúa, vừa có
phận vụ thừa tác riêng (cũng như các thừa tác viên đọc sách, giúp
lễ, dẫn lễ). Nên chỗ của ca đoàn phải được sắp xếp làm sao để
không quá tách biệt khỏi cộng đoàn, nhưng cũng không quá trộn
lẫn vào cộng đoàn, vì sẽ ngăn trở việc thi hành phận vụ của mình
(QCTQ Số 274).
Ca đoàn có phận vụ [56]:
- Nâng đỡ tiếng hát của cộng đoàn
- Hát những phần dành riêng cho mình, tùy loại bài hát: như hợp
xướng, hoặc loại bài có điệp khúc, phiên khúc…
- Hát thay cộng đoàn khi cộng đoàn chưa kịp chuẩn bị (HTTN số
16b).

 Ca trưởng thánh nhạc [57]:

Số 35: Ở Việt Nam, ca trưởng có một vai trò rất đặc biệt không
chỉ với ca đoàn mà cả cộng đoàn phụng vụ. Ca trưởng là người
điều khiển việc thể hiện âm nhạc trong Phụng vụ nên có trách
nhiệm lớn hơn, từ phần huấn luyện chuyên môn cho ca viên, đến
phần chọn bài cho phù hợp với tiêu chuẩn của Thánh nhạc, dọn
bài để tập hát cho ca đoàn và cộng đoàn, cuối cùng là điều khiển
cộng đoàn hoặc ca đoàn trong cử hành phụng vụ (ví dụ: Thánh
Lễ). Ngoài ra còn phải phối hợp chặt chẽ với các người lo các
phần việc khác, như QCTQ Số 111 đòi hỏi: “Tất cả những người

56
Dẫn vào Thánh nhạc,tr.94
57
HDMVTN số 35,tr.21
59
có nhiệm vụ, hoặc về nghi thức, hoặc về mục vụ và âm nhạc, phải
đồng tâm nhất trí với nhau để chuẩn bị cách thiết thực cho cuộc
cử hành phụng vụ, dưới sự điều khiển của vị quản thủ thánh
đường. Cũng phải nghe ý kiến các tín hữu trong những gì trực tiếp
liên quan đến họ”.

Số 36: Để được gọi là CA TRƯỞNG THÁNH NHẠC, ca trưởng


cần học biết về phụng vụ; hiểu biết cặn kẽ và áp dụng cách sáng
tạo những hướng dẫn (Hiến chế Phụng vụ, Thông điệp, Huấn thị,
vv…) của Giáo Hội về âm nhạc phụng vụ, thông thạo khả năng
chuyên môn như nhạc lý, ký xướng âm, hòa âm, điều khiển hợp
xướng, đệm đàn cơ bản (Organ hoặc piano).

Ca trưởng là người thường phải đứng trước mặt nhiều người


khác thì cần ý tứ nhiều hơn khi điều khiển bằng cử chỉ của đôi
tay, nét mặt và thân hình. Ca trưởng không chỉ nhắm đến sự hữu
hiệu của cử chỉ, mà đồng thời cần chú trọng đến tính mỹ quan của
chúng nữa, tránh những gì khoa trương, thiếu tế nhị như lắc hông,
vặn người, nhún gối, dậm chân, dọa nạt… Ca trưởng điều khiển
cộng đoàn chỉ nên dùng những cử chỉ đơn giản và rộng rãi hơn
cho người ở xa cũng có thể nhìn thấy [58].

Ca trưởng thận trọng khi chọn bài hát phổ biến trên mạng:
1. Khi chọn bài hát, ca trưởng phải xét xem bài hát này đã
được phép sử dụng (Imprimatur) hay chưa.

58
Dẫn vào Thánh nhạc, tr.97
60
2. Khi chắc chắn bài hát đã được phép, ca trưởng dựa theo
những tiêu chuẩn thẩm định mà văn kiện HDMVTN đã đề
ra từ số 116 đến 125, như sau: [59]
Những tiêu chuẩn thẩm định:
1- Ba thẩm định nhưng chỉ một lượng giá
116. Khi thẩm định sự thích hợp của âm nhạc trong phụng vụ, ta sẽ
phải xét đến các đặc tính: phụng vụ, mục vụ và âm nhạc. Nhưng
cơ bản, ba thẩm định này chỉ là ba khía cạnh của một lượng giá
để có thể trả lời câu hỏi: “Tác phẩm âm nhạc này có thích hợp
với cuộc cuộc cử hành phụng vụ cụ thề này không?”cả ba thẩm
định này phải được xét cùng lúc với nhau, không được áp dụng
theo một thẩm định này mà loại bỏ hai thẩm định kia. Việc lượng
giá này đòi hỏi sự hợp tác, tham vấn và làm việc chung với nhau
và tôn trọng nhau giữa những người thành thạo về một trong ba
thẩm định, như các vị quản thủ thánh đường, các nhạc sĩ, các nhà
phụng vụ hay những người hoạch định lễ nghi.
2- Thẩm định về phương diện phụng vụ
117. Người thẩm định có thể đặt ra câu hỏi để xác định như sau:
“Trong nghi thức cụ thể này, bài hát này có đáp ứng được
những đòi hỏi về bản văn và cấu trúc mà sách phụng vụ đã
xác lập không?”.

59
HDMVTN, Tr.49-51
61
118. Những cân nhắc về mặt cấu trúc dựa trên những yêu cầu
của chính nghi lễ sẽ hướng dẫn phải chọn để hát những phần
nào theo nguyên tắc về bậc lễ. Phải cố làm sao có được sự cân
bằng nhất định giữa những yếu tố khác nhau của phụng vụ,
để những yếu tố ít quan trọng không lấn át những yếu tố quan
trọng hơn. Các yếu tố về bản văn, gồm cả việc dệt nhạc để
nâng đỡ bản văn văn phụng vụ và chuyển tải ý nghĩa, phải
thật trung thành với giáo huấn của Hội Thánh.
119. Các khía cạnh của âm nhạc và những nghi thức phụng vụ
khác nhau sẽ được bàn đến cách ngắn gọn trong các số từ 128
sau đây. Các nhạc sĩ sáng tác thánh ca nên tìm hiểu những quy
định của mỗi nghi thức qua việc nghiên cứu chính các sách
phụng vụ.
3- Thẩm định về phương diện mục vụ

120. Thẩm định về phương diện mục vụ là xét đến cộng đoàn
nhất định quy tụ lại để cử hành phụng vụ ở một nơi nhất định
và vào một thời điểm nhất định. Bài hát này có góp phần tăng
thêm sự thánh hóa các thành phần trong cộng đoàn phụng vụ
bằng cách lôi kéo họ đến gần hơn với mầu nhiệm thánh đang
được cử hành không? Tác phẩm này có tăng cường việc giáo
dục đức tin cho họ bằng cách mở lòng họ trước mầu nhiệm
được cử hành trong dịp lễ này hoặc trong mùa phụng vụ này
không? Bản thánh ca này có khả năng diễn tả đức tin mà Thiên
Chúa đã gieo vào lòng họ và kêu gọi họ đến cử hành không?
62
121. Những yếu tố khác – như tuổi tác, văn hóa, ngôn ngữ và trình
độ của một cộng đoàn phụng vụ nhất định – cũng phải được
xét đến. Khi chọn thể loại âm nhạc này, hay chọn bài hát nọ
để cộng đoàn có thể tham dự, thảy đều phải xét xem đâu là
con đường mà cộng đoàn cụ thể này thấy là dễ dàng nhất để
kết tâm trí họ với hành vi phụng vụ. Tương tự, cảm nghiệm
âm nhạc của một cộng đoàn phụng vụ nhất định phải được xét
đến một cách cẩn thận, ít nhất là những hình thức diễn tả âm
nhạc xa lạ với cách phượng tự của họ phải được giới thiệu
một cách tiệm tiến. Mặt khác, cần tin tưởng rằng người thuộc
mọi lứa tuổi, văn hóa, ngôn ngữ, và mọi trình độ giáo dục,
đều có thể tiếp thu cái mới nếu được giới thiệu cho họ một
cách thích hợp và thấu đáo.

122. Cuối cùng, về phương diện mục vụ, vẫn là câu hỏi xưa nay:
Bài hát này có lôi kéo được những con người này đến gần với
mầu nhiệm Đức Kitô là trọng tâm của cuộc cử hành phụng vụ
này không?

4. Thẩm định về phương diện âm nhạc

123. Thẩm định về khía cạnh âm nhạc là đặt câu hỏi: bài hát
(hoặc đoạn nhạc) này có những đặc tính thẩm mỹ cần thiết hay
không hầu có thể chuyển tải được ý nghĩa phong phú của những
mầu nhiệm được cử hành trong phụng vụ. Một câu hỏi khác nữa
là: bài hát này có giá trị về mặt kỹ thuật, mỹ thuật và biểu cảm
không?
63
124. Thẩm định này đòi hỏi khả năng về âm nhạc. Chỉ có
loại âm nhạc vang lên một cách nghệ thuật mới đem lại hiệu quả
và tồn tại qua thời gian. Đưa vào phụng vụ loại nhạc tầm thường,
rẻ tiền và khuôn sáo thường thấy trong các bài ca trần tục tức là
hạ giá phụng vụ, làm cho phụng vụ dễ bị chế giễu và chuốc lấy
thất bại.

125. Tuy nhiên, để việc diễn tả nghệ thuật được đầy đủ thì
không nên sử dụng chỉ một kiểu âm nhạc, vì “Giáo Hội không
chọn riêng cho mình một quy cách nghệ thuật nào, nhưng chấp
nhận các kiểu âm nhạc của bất cứ thời đại nào, tùy theo đặc tính
và hoàn cảnh của các dân tộc, cũng như tùy theo nhu cầu của các
nghi chế khác nhau (HCPV, 124). Vì vậy, Giáo hội trước sau vẫn
công nhận và vui mừng tiếp nhận việc sử dụng các kiểu âm nhạc
khác nhau làm trợ tá trong phụng vụ.

 Nhạc công: (xem HDMVTN số 44-47, tr.24)

Người đệm đàn phụng vụ không như các nhạc công của các
ban nhạc đời. HDMVTN số 44 đã nêu rõ: “Nhạc công đại phong
cầm, nhạc công các nhạc cụ khác và nhạc công của ban nhạc có
nhiệm vụ trước tiên là dẫn và nâng đỡ tiếng hát của cộng đoàn,
ca đoàn và người xướng thánh vịnh. Vì thế, không được để tiếng
nhạc lấn át tiếng hát, không đệm đàn khi chủ tế đang đọc hay
hát”.

64
Đàn hát một mình nơi riêng tư thì thế nào cũng được, miễn
có tấm lòng chân thành trước mặt Chúa. Nhưng khi đàn hát cho
và với cả một tập thể, thì có một số đòi hỏi do tính xã hội của việc
đàn hát nêu ra. Mỗi người đàn hát với cả tâm hồn của mình, nhưng
đồng thời cũng phải tạo điều kiện cho người khác cầu nguyện,
chia sẻ những tâm tình do tiếng đàn, tiếng hát của mình đem lại.
Do đó, cần tuân theo một kỷ luật tối thiểu để cho tiếng đàn, tiếng
hát chung được đồng đều và hòa lẫn vào nhau, tiến dần tới chỗ
càng ngày càng hát có nghệ thuật hơn [60].
Chính người đàn hát cũng phải cầu nguyện được bằng tiếng
đàn, tiếng hát của mình. Chính họ cũng phải mặc lấy những tâm
tình do tiếng hát, tiếng đàn gợi lên. HTTN Số 24 viết: “Ngoài
việc đào tạo về phụng vụ và thiêng liêng thích hợp, để trong lúc
chu toàn phận vụ phụng vụ của mình, không những chỉ đem lại vẻ
đẹp nhiều hơn cho động tác thánh, và một tấm gương tuyệt hảo
cho các tín hữu mà thôi, nhưng họ còn mang lại cho chính họ một
lợi ích thiêng liêng đích thực”. Do đó:
- Ca đoàn cũng như nhạc công không nên tự coi mình như ban nhạc,
ban hát đi làm thuê theo hợp đồng, làm xong phận vụ mà không
cần sống tâm tình của buổi lễ.
- Tuy nhiên cũng phải chấp nhận một sự “chia trí bắt buộc” do
phận vụ mà thừa tác viên nào cũng cảm thấy, nhưng rất chính
đáng, nhất là đối với người điều khiển cộng đoàn, ca đoàn, nhạc

60
Dẫn vào Thánh nhạc, tr.97
65
công. Nhưng nếu chuẩn bị chu đáo trước càng nhiều thì càng bớt
bị “lo ra” cho mình cũng như cho kẻ khác [61]
 Nhạc cụ: (xem HDMVTN số 82, 85,tr.35- 37)
SỐ 82. Trong tất cả nhạc cụ khác thích hợp cho việc thờ phượng
thánh thì đại quản cầm (cũng gọi là đàn ống) [62]. Là “nhạc cụ
chính yếu xứng hợp” (QCTQ, 393), vì nhạc cụ này có khả năng
rất lớn nâng đỡ cộng đoàn, nhờ kích thước và khả năng đem lại
“âm thanh vang dội sự tròn đầy những cảm xúc của con người,
từ niềm vui cho đến nỗi buồn, từ lời ca ngợi cho đến lời than van”.
Cũng thế, “một cách nào đó, khả năng nhiều mặt của đại quản
cầm nhắc chúng ta nhớ đến vẻ uy hùng và tráng lệ của Thiên
Chúa” [63].
SỐ 85. Nhiều lại nhạc cụ khác cũng làm phong phú việc cử hành
phụng vụ, như là khí nhạc (sáo, trúc, kèn…), đàn dây, các bộ gõ.
Có thể dùng những nhạc cụ này “tùy theo sự xét định và phê
chuẩn của thẩm quyền địa phương… miễn là đã thích nghi hoặc
có thể thích nghi để sử dụng trong các việc thánh thiêng, xứng
đáng với vẻ tôn nghiêm của thánh đường và thực sự góp phần
nâng cao tâm hồn các tín hữu” (HCPV, Số 120; QCTQ Số 393).
Lưu ý:

61
Dẫn vào Thánh nhạc, tr.96.
62
Nên phân biệt Organ pipe organ – địa phong cầm) với electronic organ, các organ điện tử hay đàn điện tử.
63
ĐTC Bênedictô, diễn văn chào mừng dịp làm Phép Đại phong cầm mới tại Regensburg’s Alte Kapelle, Regensburg,
Germany (13-9-2006).
66
- Trong mùa vọng được phép đánh phong cầm và các nhạc cụ
khác cách vừa phải, phù hợp với đặc tính của mùa này, nhưng
đừng đi trước niềm vui trọn vẹn của lễ Chúa Giáng Sinh.
- Trong mùa chay tiếng phong cầm và các nhạc cụ khác chỉ để
giúp hát mà thôi, trừ Chúa nhật Laetare (IV Mùa Chay), lễ trọng
và lễ kính [64] (QCTQ, 313) (GIRM).
Cần khắc phục [65]:
- Người lãnh đạo tinh thần trong Giáo phận, Giáo xứ: nâng đỡ
người soạn nhạc, ca trưởng, ca viên; khuyến khích học hỏi
và thực hành theo tinh thần phục vụ; khuyến khích sự tham
gia tích cực của cộng đoàn…
- Người điều khiển cộng đoàn, ca đoàn cần ý thức trách nhiệm
của mình hơn, bằng cách học hỏi thêm chuyên môn âm nhạc
và phụng vụ để giúp cộng đoàn, ca đoàn tích cực hơn.
- Các nhạc công, đặc biệt người đệm đàn quản cầm, đàn organ
điện tử, cần học cách đệm thánh ca để có thể “nâng đỡ và tô
điểm” cho tiếng hát, chứ không phải phô trương và lấn át nó.
Tâm niệm [66]:
- Đệm đàn là phụ, cộng đoàn hát là chính
- Đệm đàn trong phụng vụ hoàn toàn khác với đệm nhạc trong
ban nhạc đời
- Hát phải lớn lên, đàn phải nhỏ lại
- Nắm vững khi nào và chỗ nào được diễn tấu hay độc tấu

64
Hương Trầm, số 30, tr. 44.
65
Dẫn Vào Thánh nhạc, ,tr.104.
66
Hương Trầm số 30,tr.20.
67
- Người đệm đàn luôn chăm chỉ có mặt mỗi khi ca đoàn tập hát.
- Không được để tiếng đàn lấn át tiếng hát, không đệm đàn khi
chủ tế đang đọc hay hát.
V. TÍNH NGHỆ THUẬT CỦA ÂM NHẠC PHỤNG VỤ
Có một chủ trương “hát hay không bằng hay hát”. Đây là
mộtâu châm ngôn áp dụng cho nhạc sinh hoạt đoàn thể, chứ không
áp dụng cho nhạc phụng vụ. Vì trong phụng vụ, nếu hay hát mà
lại hát không hay, thì gây nhàm chán, chia trí cho người nghe.
Như vậy, âm nhạc không đóng đúng vai trò của mình là: biểu lộ
sự thánh thiện và thể hiện một hình thức nghệ thuật cao”. Cho
nên việc thể hiện cho có nghệ thuật là một đòi hỏi chính đáng:
Hát tự nó chưa phải là cầu nguyện 2 lần. Muốn cầu nguyện gấp
đôi bình thường thì cần phải hát hay, hát tốt.
 Nhưng thế nào là hát hay, đàn hay? [67]
1- Muốn hát hay, đàn hay, phải biết chọn bài hay. Chủ yếu là
trách nhiệm của ca trưởng, với một số tiêu chuẩn chọn bài cho
đúng phụng vụ.
2- Giọng hát, tiếng đàn “khả quan”
+ Người hát có chất giọng tốt do trời cho hay do luyện tập. Ca
đoàn do có điều kiện chọn lựa ca viên, và thì giờ tập luyện nhiều,
nên các ca viên phải có giọng hát trên mức trung bình, có một số
kỹ năng thanh nhạc tối thiểu nào đó. Một giọng hát tốt, có năng
lực góp phần làm cho việc thể hiện thêm nghệ thuật. Cộng đoàn

67
Dẫn vào Thánh nhạc, tr.101- 102
68
dân Chúa đa hợp, phức tạp, không thể đòi hỏi họ như ca đoàn
được. Cho nên chọn bài hát cho cộng đoàn, nên chọn bài đơn
giản về tầm cữ tiếng cũng như giai điệu và tiết tấu.
+ Người đàn cần đạt tới một trình độ điêu luyện nào đó có khả
năng “làm chủ” được tiếng đàn của mình. Cây đàn cũng phải có
một chất lượng cần thiết nào đó. Tuy nhiên, đó mới chỉ là khía
cạnh kỹ thuật của tiếng hát, tiếng đàn; mới chỉ là cái vỏ ngoài,
cái phương tiện để chuyển đạt cái ruột bên trong, cái nội dung,
cái “hồn” của bản nhạc.
3- Tiếng đàn, tiếng hát có hồn: đó là tiếng hát tiếng đàn diễn
tả được những tình ý trong bản nhạc gần như hoặc có khi hơn
điều tác giả mong muốn.
Mọi người, dù không có giọng tốt, nhưng vẫn có khả năng diễn
tả được điều mình muốn nói. Vậy ai cũng có thể hát có hồn, miễn
là họ biết và hiểu điều mình muốn diễn tả. Do đó, cộng đoàn dân
Chúa vẫn có thể hát có hồn, nếu được người điều khiển cộng
đoàn hướng dẫn và tập luyện dần trong một mức độ nào đó.
Ca đoàn hay ban nhạc thì mức đòi hỏi cao hơn vì họ có nhiều cơ
hội tập luyện hơn. Nhưng trách nhiệm cuối cùng là nơi ca
trưởng.
Ca trưởng chịu trách nhiệm chuyên môn về khâu thể hiện, nên
cần phải học tập nhiều để có khả năng nắm bắt được cái hồn của
bản nhạc, và cũng có khả năng truyền đạt điều mình biết cho kẻ

69
khác, và cuối cùng là khả năng điều khiển việc thể hiện cho tốt
đẹp (xem vai trò của ca trưởng – HDMVTN, SỐ 35-36).
4- Có kỹ thuật và có hồn là hai yếu tố bổ túc cho nhau làm cho
đàn hát có nghệ thuật. Nhưng yếu tố cơ bản là hát có hồn, hát có
tâm tình, mà hầu như mọi người đều có thể phần nào đạt tới.
Điều tối thiểu mà phụng vụ đòi hỏi là mỗi tín hữu sống lời kinh
mình đọc, và diễn tả ra bằng lời ca tiếng đàn đức tin sống động
của mình trong từng hoàn cảnh phụng vụ: “Thật không có gì
tưng bừng và vui vẻ hơn trong một buổi cử hành phụng vụ, mà
toàn thể cộng đoàn biểu lộ đức tin và lòng đạo đức của mình ra
bằng lời ca tiếng hát” (HTTN Số 16).
 Người hát tốt là người hát hay, hát đúng [68]
Hát tốt là hát đúng, hát hay là hát có sức cảm hóa. Người hát tốt
là người hát hay, hát đúng cung giọng và rung cảm được lòng
người đưa tới chân, thiện, mỹ. Hát như thế đòi phải mất nhiều
công phu luyện tập và tinh thần chăm chú. Các ca sĩ thường làm
công việc này. Nhưng chúng ta, những người hát trong nhà thờ
không phải là ca sĩ, càng không phải là ca sĩ chuyên nghiệp. Vậy
làm thế nào để hát tốt? vì “Ai hát tốt là cầu nguyện gấp đôi”
(Qui bene cantat bis orat”- Thánh Augustinô).
Tất nhiên, không đòi hỏi chúng ta phải mất nhiều công phu luyện
tập như ca sĩ, nhưng ít ra chúng ta phải chấp nhận một số hy
sinh, như nếu là ca viên thì năng đi tập hát đều đặn trong ca đoàn;

68
Bàn về Thánh nhạc, tr.41
70
nếu là giáo dân thì chịu khó nghe tập hát ít phút trước giờ cử
hành thánh lễ ngày Chúa nhật, dưới sự điều khiển của một ca
trưởng khá thông thạo. Ngoài ra là các bài hát phải chọn lựa kỹ
lưỡng theo tiêu chuẩn của âm nhạc trong phụng vụ; dòng nhạc
chuyển âm liền bậc, không gay cấn, rùm beng, nhảy nhót loạn
xạ và hát với tâm tình của những người cầu nguyện. Điều này
khá đòi hỏi về phía người hát cũng như người tập hát. Nhưng có
như vậy mới là cầu nguyện gấp đôi. Đó là cái giá phải trả để đạt
được thành tích gấp đôi kia.
Nói tóm lại, hát tốt đòi phải lưu tâm chú ý và đầu tư công sức về
phía người tập cũng như người hát. Nếu cả hai bên đồng tình
chấp nhận một thứ khổ chế nào đó trong việc tập tành ca hát, thì
về lâu về dài mới mong đạt tới kết quả.

VI. NHỮNG ĐIỀU NÊN TRÁNH TRONG VIỆC ĐÀN HÁT

Về nội dung các bài hát, bài đàn:


1. Không được đàn hát các bài đời trong thánh lễ (dù là bài dân ca
đặt lời đạo cũng vậy). Không được đàn hát các bài mà khi sáng
tác, tác giả không có ý để dùng trong Nghi lễ Phụng vụ.

2. Không được hát những bài có nội dung trái với giáo lý công giáo,
hoặc hàm hồ đa nghĩa không giúp ích gì cho tín hữu,… chỉ được
sử dụng trong phụng vụ những bài Giáo quyền đã chuẩn nhận
(Thông cáo số 1/94 về Thánh nhạc của UBTN trực thuộc

71
HĐGMVN số 2a). Như vậy, bài hát của tin lành nếu đủ điều kiện
trên vẫn có thể hát trong thánh lễ công giáo (HT, số 31, tr.86).

3. Không được hát các bài kính Đức Mẹ cũng như các thánh trong
thánh lễ nhưng được hát trước hay sau lễ.

 Trong lễ kính Đức Mẹ và các thánh không được hát những bài ca
tụng Đức Mẹ thay thế đáp ca, ca tiến lễ hoặc ca hiệp lễ. Có thể
hát những bài này lúc nhập lễ và kết lễ.

 Trong lễ hôn phối hay kỷ niệm hôn phối, không được hát bài có
nội dung thuần túy ca tụng tình yêu vợ chồng trong phần hiệp lễ
(hiệp lễ phải hát về Chúa).
 Trong lễ an táng, lễ giỗ…, không được hát những bài có nội dung
ca tụng công đức hoặc nhớ ơn người quá cố trong phần hiệp lễ.

 Trong lễ Thêm Sức, không được hát về Chúa Thánh Thần trong
phần Hiệp lễ (hiệp lễ hát về Chúa).

 Thánh vịnh đáp ca là lời Chúa được tín hữu dùng để suy niệm và
đáp lại Lời Chúa vừa nghe trong các bài đọc trước đó. Vậy phải
dùng các thánh vịnh phù hợp với từng bài đọc, hoặc từng lễ, từng
mùa, không được tùy tiện hát bất cứ bài đạo nào, cho dù đó là bài
lấy cảm hứng từ cùng một thánh vịnh (x. TC 3/94 – UBTN trực
thuộc HĐGMVN về hướng dẫn sáng tác và sử dụng các bài hát
trong thánh lễ s.4b) [69].

69
Lm.Anrê Đỗ Xuân Quế, “Bàn về Thánh Nhạc”, tr.50.
72
Về cách đàn hát:
1. Ca đoàn và nhất là ca viên lĩnh xướng phải tránh lối hát rập
khuôn theo các ban nhạc và ca sĩ đời. Phải làm cho việc cử hành
các mầu nhiệm thánh thêm “rực rỡ vui tươi và đượm nhuần bầu
khí thiêng liêng” (Huấn từ về hát Thánh ca trong nhà thờ của
ĐGH Phaolô VI năm 1970).
Các nhạc công không bao giờ được đệm đàn lấn tiếng hát. Không
được dùng các “nút điệu” của đàn điện tử để đệm các bài hát ở
nhà thờ. Phải lựa chọn các nút âm thanh thích hợp với tiếng hát
phụng vụ như Strings, Pipe Organ, Church organ, Flute… và
tránh dùng những âm thanh ầm ĩ náo động. Những âm này sẽ gây
chia trí hơn là giúp cầu nguyện (TC 1/94 BTN HDGMVN). Ngoài
ra cũng không nên lạm dụng đàn dương cầm, vì đàn này thích
hợp cho việc trải dấu và diễn tấu nhịp điệu hơn là đệm nhẹ cho
tiếng hát.Theo ĐTC Bênêdictô XVI có nói: “Đệm đàn là nâng đỡ
tiếng hát, nếu phủ lấp tiếng hát thì tốt nhất là cấm.” [70]
2. Khi sử dụng các nhạc khí như organ điện tử, guitare, dàn
trống,… dàn kèn, dàn nhạc hòa tấu… không được dùng các điệu
Jazz và các điệu phát xuất từ đó để đệm cho người hát khi cử
hành phụng vụ, vì hầu hết các điệu này có tính kích động, huyên
náo nên hợp với các sinh hoạt khác mà không hợp hay ít hợp
cũng như không xứng với nơi thánh. (TC 1/94 BTN HDGMVN).
Khi sử dụng các nhạc khí nên có bản phối khí, không nên chơi
theo ngẫu hứng.
70
Nội san “Hương Trầm’ số 31, tr.22)
73
VII. VIỆC CHUẨN NHẬN CÁC BÀI THÁNH CA
(Imprimatur)
Việc chuẩn nhận các bài thánh ca (Imprimatur) được Giáo luật
1983 Quy định (số 823) và Văn kiện HDMVTN nhắc lại:
SỐ 114. Để được chuẩn nhận dùng trong phụng vụ, một bài ca
phải có những đặc tính căn bản mà đức Piô X đã đề ra trong tự
sắc Tra le Sollecitudini số 2 và được khai triển trong Hiến chế về
phụng vụ thánh, số 112: Bài ca phải thánh và phải là nghệ thuật
đích thực. Bài ca phải thánh nghĩa là càng liên kết chặt chẽ với
các động tác phụng vụ bao nhiêu thì càng thánh bấy nhiêu. Bài ca
phải có nghệ thuật đích thực nghĩa là có giá trị cả về nhạc lẫn lời
ca [71].
SỐ 115. Thẩm quyền chuẩn nhận:
- Cung dành cho chủ tế và thừa tác viên gồm: Lời chào của chủ tế
và lời thưa của dân chúng; các lời nguyện (nhập lễ, dâng lễ, hiệp
lễ); cung hát các bài đọc và Tin Mừng; các lời đối đáp và kinh
Tiền Tụng; lời tung hô tưởng niệm, kết kinh Tạ Ơn, kinh Lạy Cha
cùng với lời mở đầu và lời tiếp diễn; lời chúc bình an; công thức
giải tán, phải được thẩm quyền địa phương chuẩn nhận. Thẩm
quyền địa phương ở đây là Hội Đồng Giám Mục [72].
- Các bài ca khác phải được Giám mục chuẩn nhận.

71
Thông cáo số 2/94, ngày 30/8/1994, về việc chuẩn nhận những bài thánh ca của UBTN; HDMVTN tr.48.
72
HTÂN, Số 57, tham chiếu Huấn thị Inter Oecumenici số 42, nguyệt san phụng vụ Notitiae số 339 ra tháng 02 năm
1966 – các bài hát khác như ca Nhập lễ, ca Dâng lễ, ca Hiệp lễ, Thánh vịnh Đáp ca, kể cả Bộ lễ chỉ cần được Giám
mục Giáo phận chuẩn nhận Xem Thông cáo số 3/94, ngày 30/8/1994 của UBTN; HDMVTN tr.49.
74
VI. IMPRIMATUR VÀ LỜI CA TRONG THÁNH NHẠC
VIỆT NAM [73]
Việc xét duyệt để chuẩn nhận bài ca dùng trong phụng vụ
(imprimatur) chú trọng đặc biệt đến lời ca vì lời ca giúp nâng tâm
hồn cầu nguyện. Đáng tiếc là trong những năm gần đây trong các
thánh đường Việt Nam đã vang lên những bài ca thiếu đi sự thánh
thiện, tính nghệ thuật và tính cộng đoàn vốn là các tiêu chuẩn của
bài ca trong phụng vụ. Lời ca của bài ca được chiếu lên các màn
hình trong nhà thờ đã cho thấy nhiều lời lẽ vừa thiếu vẻ đẹp vừa
cản trở tâm tình cầu nguyện. Các bài thánh ca non kém từ các
phương tiện truyền thông đến với các ca đoàn lại nhận được sự
tán thưởng của một số ca trưởng. Vì thế, cần phải nhìn lại việc
tuân giữ kỷ luật thánh nhạc, và nhiệm vụ của ban thánh nhạc thêm
phần quan trọng hơn bao giờ hết, đồng thời cũng thêm phần vất
vả.
Đức Thánh Cha Gioan Phaolô II nói: “Tiêu chuẩn đem lại cảm
hứng cho mọi tác phẩm thánh nhạc và mọi lần thể hiện tác phẩm
thánh nhạc là vẻ đẹp gọi mời tâm hồn cầu nguyện” (Diễn từ với
các giáo sư và sinh viên Giáo hoàng Học viện Thánh nhạc, ngày
19-0102001). Để thẩm định một bài ca (ở đây chỉ xin nói đến các
ca khúc bình dân được sáng tác theo hình thức gồm một điệp khúc
và nhiều phiên khúc) có được “vẻ đẹp gọi mời tâm hồn cầu
nguyện” hay không, có thể xét đến những khía cạnh sau đây.

73
Phanxicô
75
1. Lời ca hướng đến Thiên Chúa
Hướng đến Thiên Chúa là thưa trực tiếp với Ngài (“Lạy Chúa,
bao ngày tháng con hằng mơ ước), nói về Ngài (“Ngàn đời Chúa
vẫn trọn tình thương”), ngợi khen Ngài (“Ta ca tụng Chúa vì uy
danh Ngài cao cả”), thờ lạy Ngài (“Con thờ lạy hết tình, Chúa ngự
trong phép thánh”), cảm tạ Ngài (“Xin dâng lời cảm tạ hồng ân
Thiên Chúa bao la”), xin ơn Ngài (“Lạy Cha xin hãy cho mọi
người hiệp nhất nên một”) và giúp nhau hướng đến Thiên Chúa
(“Đâu có tình yêu thương, ở đấy có Đức Chúa Trời”). Lời ca
hướng đến Thiên Chúa cũng giúp các giáo hữu đạt tới điều Thiên
Chúa muốn là nên thánh và được phần rỗi.
2. Lời ca hợp với thần học và Thánh Kinh
Hiến chế về Phụng vụ dạy: “Lời ca phải phù hợp với giáo lý
Công giáo và tốt hơn là ưu tiên rút ra từ Thánh Kinh và từ các
nguồn phụng vụ” (SC, 121). Dễ có vướng mắc thần học là những
sáng tác về ba ngôi vị Thiên Chúa, Thánh Thể và Đức Mẹ.
Năm 2008, Tòa thánh Vatican đã ra chỉ thị rằng Thánh Danh
của Chúa, thường được gọi là Giavê (Yahweh)sẽ không được sử
dụng trong các nghi thức phụng vụ Công giáo [74].
- Theo các nhà thần học, không dùng danh “Cha” cho Chúa
Giêsu.

74
Gia-vê là Danh Chúa trong Cựu Ước. Theo thông cáo của Tòa Thánh, chúng ta sẽ không dùng từ Gia-vê trong các
bài hát nữa (những bài cũ đã lỡ soạn rồi, cần phải sửa lại “Chúa” hay “Đức Chúa” để có thể tiếp tục hát, như thế
hợp với truyền thống phụng vụ hơn (xem Hương Trầm số 8, tr.41)(Dẫn vào Thánh nhạc tr.46).

76
- Tránh lời ca hàm hồ, không phân biệt rõ CHÚA là Thiên Chúa
với CHÚA là Chúa Giêsu.
- Tránh cách nói nhân cách hóa Thánh Thể như “Chúa cao vời
ẩn thân trong tấm bánh”.
- Tránh lời xưng tụng có quá nhiều cảm tính về Đức Mẹ như
“Lạy Mẹ uy quyền phép tắc khôn lường” có thể gây ngộ nhận
về toàn năng tính vốn chỉ có ở nơi Thiên Chúa.
3. Lời ca nói lên cộng đoàn hơn là cá nhân

Phụng vụ là việc tôn thờ của toàn thể Hội Thánh, vì thế lời ca nên
dùng đại từ nhân xưng ngôi thứ nhất số nhiều (“chúng con / đoàn
con”) hơn là dùng số ít (“con”). Dù ở số ít, “con” vẫn phải nói lên
tâm tình của cộng đoàn Dân Chúa chứ không phải của cá nhân.
Không thể đưa vào thánh ca câu hát cá nhân này: “Xin cho con gặp
Chúa, trong đời con nơi phố thị phồn hoa”. Phải tránh lời ca chỉ
bao gồm một thành phần Dân Chúa, như “Trên đôi môi dịu mềm
là lời nguyện cầu e ấp” (chỉ gồm giới trẻ). Cũng tránh dùng“chúng
con”(số nhiều) và“con”(số ít) trong cùng một bài ca.

4. Lời ca trang nghiêm, thành kính

Trong phụng vụ chí thánh, không thể phân bua “Tôi đi kiếm
tiền mà nuôi vợ nuôi con, chứ ai bảo tôi rằng là tôi đây bỏ Chúa?”
hay nói tay đôi kêu trách Chúa “Sao Chúa cứ lặng thinh khi loài
người chìm trong khổ đau?” (kiểu lời ca này thấy nhiều trong mùa
Covid). Không thể dùng kiểu nói thế tục: “Chúa đã chết đi, để lại

77
cho con cuộc tình tuyệt vời” hay “Chúa là người tình tôi yêu trăm
năm, Ngài cất tiếng nâng bước cuộc đời”.
5. Lời ca đúng ngữ pháp, rõ nghĩa
Nhiều khi, do phải theo giai điệu nhạc, lời ca bị ép buộc đến
mức sai ngữ pháp và tối nghĩa, ví dụ: “Bước vào đền thánh, hoa
và nến chứa chan niềm vui tình yêu” (hoa và nến bước vào đền
thánh?); hay “Kính mến Chúa, hãy tỏ lòng mến với Người /
người” (không rõ “Người” là Thiên Chúa hay người” là con
người, người ta?). “Từ khắp muôn miền con về Phan Thiết, đến
với Mẹ Tà pao” (từ khắp muôn miền, chúng con về…).

6. Lời ca dùng từ ngữ chính xác

Từ ngữ dùng sai có thể làm cho câu văn tối nghĩa, thậm chí
phản nghĩa “Một đời khấn nguyện, một lòng cơ cầu, xin ơn Chúa
đỡ nâng, dìu đưa”(đúng ra là “nguyện cầu”, còn “cơ cầu” nghĩa
là đói nghèo, túng thiếu); “Với ánh sao dẫn đường, chúng con đi
tìm chân lý vô thường” (“vô thường” nghĩa là không vĩnh viễn,
không trường tồn, hay thay đổi, nay còn mai mất); “Xin cho con
biết sống với lòng thay đổi” (“thay đổi” có nghĩa xấu; đúng ra là
“với lòng được đổi mới” hay ‘với lòng được Chúa biến đổi” hay
“với quả tim mới”); “Bánh con dâng trên bàn thờ, với khói hương
bay dật đờ” (có vẻ u ám, tang tóc); “Chúa là đường cho con đi,
là sự thật cho con theo, là sức sống cho con mạnh mẽ” (chính xác
phải là “sự sống”).

78
7. Lời ca dùng từ ngữ hợp lý
“Dâng Chúa bánh rượu thơm nồng” (bánh trong Thánh Lễ
không thể nồng; hợp lý phải là “bánh thơm rượu nồng’); “Mẹ đẹp
như huệ non” (huệ non thì không đẹp); “Maria, vầng trăng ngày
đêm soi sáng” (trăng không soi ban ngày); “Cảm tạ Thiên Chúa
Trời’ (dư chữ “Trời”); “Thánh Giuse, một đời tinh khiết, khiêm
nhường” (“Khiết tịnh” bị đảo ngược không hợp lý.

8. Lời ca có vẻ đẹp văn chương

Giáo Hội vẫn nhắc nhở rằng thánh nhạc phải là nghệ thuật
đích thực, vì thế lời ca nên có được vẻ đẹp. Khó có thể chuẩn nhận
những lời ca thiếu hẳn chất thơ. Đã có nhiều bài ca xin Imprimatur
mà lời ca như văn xuôi, không có gieo vần hoặc gieo vần gượng
ép (“Chúa hiển trị trời xanh, hào quang Chúa long lanh”), hình
ảnh so sánh không chặt chẽ (“Tình Chúa cao vời như biển khơi”),
hình dung từ không hợp với danh từ (“Trong bóng tối đìu hiu,
Chúa dẫn con bằng ánh sáng dặt dìu”).

Vẻ đẹp của lời ca còn nằm ở cách phân bổ các ý tưởng ở các
phiên khúc. Khuyết điểm có khi là các phiên khúc không nhất
quán; có khi là các phiên khúc lặp lại nhau; lại có khi là các phiên
khúc đi trước thì tốt đẹp, nhưng các phiên khúc đi sau thấm mệt,
đuối dần.
Vẻ đẹp của lời ca cũng có ở sự đơn giản, dễ nhớ để giúp cộng
đoàn tham gia tích cực vào phụng vụ.
79
9. Lời ca được âm nhạc diễn tả cách thích hợp
Trong thánh nhạc, âm nhạc có nhiệm vụ hỗ trợ lời ca. Nói
cách khác, nhạc phải theo lời, chứ lời không theo nhạc. Các yếu
tố của nhạc phải phù hợp với lời được hát lên; chẳng hạn, tiết tấu
nhạc phải diễn tả được dấu giọng, các từ ghép và các từ láy trong
tiếng Việt; cung, thể và hợp âm phải nâng đỡ và làm rõ được ý lời
ca muốn tỏ bày.
Về sự hòa hợp giữa nhạc và lời, trong Thánh ca Việt Nam đã
có rất nhiều trường hợp nốt nhạc đặt sai dấu giọng của lời ca, thậm
chí đôi khi từ ngữ bị nhạc uốn sai dấu giọng mà vang lên thành
lời khiếm nhã.
PHẦN THÊM
1. Về lời ca của các bài thánh ca Tin Mừng hiện nay
Facebook hàng tuần đều có đăng những bài thánh ca dệt nhạc
hoặc quảng diễn bằng nhạc cho bài Tin Mừng Thánh Lễ Chúa
Nhật sắp tới. Vì theo sát bài Tin Mừng Chúa Nhật nên lời ca đôi
khi giống như của bài ca giáo lý (“cỏ lùng được gieo vào đồng
lúa”), đôi khi điệp khúc là câu ít có trong thánh nhạc (“Hãy trả
cho Cêsarê những gì của Cêsarê”). Vấn đề nảy sinh cho nơi có
ca đoàn hát Tin Mừng Chúa Nhật theo kiểu này là mỗi Chúa Nhật
cộng đoàn đều phải nghe bài ca mới, khó hiệp thông tiếng hát
nguyện cầu; ngoài ra bài ca mới này chưa hẳn đã đủ vẻ đẹp nghệ
thuật thánh nhạc để giúp các tín hữu nâng tâm hồn lên.

80
2.Về lời ca tiếng Việt cho bài thánh ca nước ngoài
Khi xét duyệt để chuẩn nhận lời ca tiếng Việt cho bài ca nước
ngoài, điều khó khăn là trước tiên phải tìm hiểu tác giả cùng xuất
xứ của bài ca và giá trị của nó đối với cộng đoàn Công giáo thế
giới hiện nay. Ngoài ra, người đặt lời ca tiếng Việt phải có được
sự cho phép dịch lời hay đặt lời nếu tác quyền của bài ca ấy vẫn
còn hiệu lực.

3.Về lời ca của những bài ca có vẻ là thánh ca

Mấy năm gần đây, Ban Thánh nhạc Sài Gòn nhận được những
lá thư hỏi về một số bài ca có vẻ là thánh ca. Người viết thư
thường là các ca trưởng muốn biết có thể sử dụng những bài ca
này trong phụng vụ hay không. Thực chất, những bài này không
thể đem vào phượng tự, nhưng điều gây thành vấn đề là lời ca
mượt mà có nói đến Thiên Chúa, nói đến Chúa Giêsu, có chất thơ
lãng mạn rất lôi cuốn các bạn trẻ, tuy không thấy ghi chú
imprimatur nhưng tác giả là linh mục và người hát cũng là linh
mục. Có thể nói, đang có một thể loại bài ca Công giáo không
phải là thánh ca nhưng được các trang mạng gọi là thánh ca.

Theo đà phát triển các phương tiện truyền thông và sự xuất


hiện rất nhiều người viết thánh ca, có thể nói thánh nhạc Việt Nam
đang ở một giai đoạn mới có những thuận lợi và cũng có những
vấn đề nan giải. Hơn bao giờ hết, cần có nỗ lực cổ võ tinh thần
tuân thủ luật Giáo Hội và nỗ lực nâng cao hiệu quả việc thi hành

81
nhiệm vụ imprimatur trong hoạt động thánh nhạc tại các giáo
phận, ngõ hậu, luôn luôn “lời ca nơi miệng tôi là Chúa, nguồn
cứu thoát của tôi” (Xh 15,2).

VIII. BỘ LỄ

Đây là Bộ lễ chính thức được HĐGMVN phê chuẩn

- Bộ lễ Seraphim của ĐGM Phaolô Nguyễn Văn Hòa (đã sửa


theo bản dịch năm 2005 của UBPT) - Xin hát đúng nốt Si và Si
giáng (Xem phụ lục 01 trang 97)

- Bộ lễ Ca lên đi 2 của Linh mục Phêrô Kim Long (đã sửa theo
bản dịch, xin lưu ý những chỗ gạch dưới để hát cho đúng) (Xem
phụ lục 01 trang 100)

- Bộ lễ Ca Lên Đi 3 của Linh mục Kim Long.

- Bộ lễ Bộ lễ cầu hồn của Mỹ Sơn (Xem phụ lục 01 trang 103)

Lưu ý:

- Lễ An táng, không mặc định là Bộ lễ mồ, mà có thể là Bộ lễ


khác như Sêraphim hoặc Ca Lên Đi (Kim Long).

- Không hát trong thánh lễ:

+ Bộ lễ Tôn Vinh : “Nguyện cùng cha nhân ái, xin


thương xót thân con tội tình…”

+ Bộ lễ: Hoan hô Chúa, Chúa Cha Trên Trời…


82
IX. MỘT SỐ QUY ĐỊNH PHỤNG VỤ
TRONG GIỜ CHẦU THÁNH THỂ [75]
1. Thánh Thể phải được lưu giữ trong nhà thờ hoặc nhà nguyện
gắn liền với nhà của một Hội dòng hoặc của một tu đoàn tông
đồ. Nếu muốn lưu giữ Thánh Thể ở một nhà nguyện riêng
khác, phải có phép của Giám mục Giáo phận. Trong những
nơi thánh có lưu giữ Thánh Thể, luôn luôn phải có người coi
sóc, và trong mức độ có thể, linh mục phải cử hành thánh lễ
ở đấy ít nhất là hai lần trong tháng (GL. 934).
2. Mỗi nhà thờ chỉ có một Nhà Tạm mà thôi. Nhà Tạm phải làm
bằng vật liệu chắc chắn, không thể di chuyển, không trong
suốt và phải được khóa kỹ để tránh mọi nguy cơ phạm thánh
(QCTQ 314).
3. Nhà Tạm được đặt hoặc ở trong cung thánh, ngoài bàn thờ
dùng để cử hành thánh lễ, hoặc ở trong một nhà nguyện nhỏ
thích hợp để các tín hữu chầu và cầu nguyện riêng; nhà
nguyện này phải nằm trong cấu trúc của nhà thờ và các Kitô
hữu dễ dàng thấy được (QCTQ 315).
4. Để cho mọi người nhận biết và tôn kính sự hiện diện của Chúa
Kitô, Nhà Tạm phải có một ngọn đèn luôn cháy sáng (QCTQ
316).
5. Sự hiện diện của Chúa Kitô trong Bí tích Thánh Thể liên kết
chặt chẽ và là kết quả của cử hành thánh lễ, nên, nếu không

75
Lm.Anrê Đỗ Xuân Quế, “Bàn về Thánh Nhạc”, tr.51.
83
có lý do chính đáng, tránh chầu Thánh Thể trước khi cử hành
thánh lễ, vì người ta sẽ làm mất ý nghĩa khi lấy Mình Thánh
Chúa của thánh lễ trước đó để chầu.
6. Nếu có chầu Thánh Thể ngay sau thánh lễ. Bánh Thánh được
dùng trong chầu Thánh Thể phải được thánh hóa ngay trong
thánh lễ trước đó. Thánh lễ được kết thúc ngay sau lời nguyện
hiệp lễ (bỏ phần nghi thức kết lễ) (TT 94).
7. Trong khi cử hành thánh lễ, không được đặt Mình Thánh để
chầu trong cùng một nơi của nhà thờ hay nhà nguyện (TT 83,
GL.941).
8. Thừa tác viên thông thường đặt Mình Thánh để chầu và ban
phép lành Thánh Thể là linh mục và phó tế. Khi không có
những người này, thừa tác viên giúp lễ, thừa tác viên ngoại
thường cho rước lễ hay một người nào khác được Giám mục
Giáo phận hoặc Bề trên ủy quyền, có thể đặt và cất Mình
Thánh, nhưng không được ban phép lành (TT 92, GL,943).
9. Thừa tác viên cúi mình sâu bái thờ Thánh Thể mỗi khi mở
cửa Nhà Tạm để lấy Mình Thánh Chúa ra ngoài, hoặc trước
khi khóa cửa Nhà Tạm cất Mình Thánh Chúa.
10. Trong giờ chầu Thánh Thể, ta nên đọc Lời Chúa, diễn giảng
hoặc suy niệm về Thánh Thể, đọc các lời nguyện, lời kinh,
thánh ca về Thánh Thể, đọc Giờ kinh phụng vụ và dành những
giây phút thinh lặng. Tất cả đều quy hướng về Chúa Kitô hiện
diện trong Thánh Thể để tôn thờ Người (TT 89-90, 95-96). Vì
84
thế, tránh các suy niệm về Đức Mẹ, thánh Giuse, thánh Bổn
mạng…
11. Trong giờ chầu Thánh Thể, ta có thể đọc kinh Mân Côi,
nhưng không được hát các bài thánh ca (hoặc đọc kinh) về
Đức Mẹ hoặc về các thánh. Tất cả các bài thánh ca đều quy
về Chúa Kitô. Dĩ nhiên, không nên đặt Mình Thánh chỉ để
đọc kinh Mân Côi.
12. Có hai loại bài hát sử dụng khi chầu Thánh Thể: loại bài hát
từ khi đặt Mình Thánh Chúa cho đến khi hát cầu nguyện cho
Đức Giáo Hoàng (xem phụ lục 01, tr.108 - 109) và loại bài hát
thế “Tantum Ergo” mà HĐGMVN đã cho phép.
Số 14 của “Thông cáo của HĐGMVN về vấn đề phụng tự”
(xin xem SACERDOS, số 97-98, trang 23, xuất bản tháng 01
và 02 năm 1970) cho phép 07 bài có tính cách thờ lạy sau đây
thế Tantum Ergo (xem phụ lục 01 trang 110) :
1- Thờ Lạy (Lm. Thiện Cẩm)
2- Đền tạ Thánh Thể (Hoài Chiên)
3- Con muốn chúc mừng (Kim Long- Hoàng Khánh)
4- Con quỳ gối (Tâm Bảo)
5- Thờ Lạy Chúa (Hoài Đức)
6- Lòng Chúa ái tuất (Nguyễn Bang Hanh)
7- Trước Thánh Thể (Thăng Ca)
Tuy nhiên, theo cái nhìn thần học hiện nay của Giáo Hội, có
nhiều từ ngữ dùng trong bài thánh ca trên không còn thích hợp vì
85
sợ gây ngộ nhận (như: gọi Chúa Giêsu là “Cha”, hay Chúa “ẩn
mình, náu thân, ái ân…”) nên Ủy Ban Thánh Nhạc trực thuộc
HĐGMVN (năm 2009) đã chỉnh sửa một vài từ trong một số bài
thánh ca Thánh Thể để cộng đoàn dân Chúa vẫn có thể tiếp tục sử
dụng.
13. Kết thúc Chầu Thánh Thể có thể hát về Đức Mẹ; hoặc một
bài ca về ngày lễ mừng; hoặc theo mùa phụng vụ (TC/70).

Lễ Hôn phối [76]


+ Nếu cử hành lễ nghi hôn phối trong thánh lễ của cộng
đoàn, thì cả trong các Chúa nhật mùa Giáng sinh và mùa
Thường niên, cũng phải cử hành lễ Chúa nhật (x.NTCHHN,
số 54, tr. 12).
+ Hiện nay, nhiều Giáo xứ cử hành lễ chiều Thứ bảy thay cho lễ
Chúa Nhật. Vậy nếu có Lễ Hôn phối thì Phụng vụ vẫn cử hành
theo lễ Chúa Nhật, cũng có nghĩa là chọn bài hát theo lễ chúa
nhật (kết lễ có thể hát bài về Lễ Cưới). Tại Giáo phận Sài Gòn:
nếu lễ Hôn phối vào giờ cộng đoàn thì chỉ có thể chọn 1 trong 2
bài đọc là về Hôn phối, còn lại tất cả là ngày Chúa nhật mùa
Thường niên hoặc Mùa Giáng Sinh[77], còn nếu trong trường hợp

76
Nghi thức cử hành hôn nhân (NTCHHN) bản dịch của UBPT - HĐGMVN (2008) được phổ biến và buộc cử hành
từ ngày 12/04/2009.Xin xem thêm SLRM tr.845 về nghi lễ cho các đôi hôn phối
77
Về nguyên tắc, Thánh lễ có nghi thức riêng (vd. Lễ HP) cao bậc hơn và do đó ưu tiên cử hành hơn các ngày CN
THƯỜNG NIÊN. Tuy nhiên trong thực tế mục vụ và theo quy định của Gp thì có sự ưu tiên cho thánh lễ của cộng
đoàn.
86
trên mà cử hành ngoài giờ của Cộng đoàn thì tất cả về lễ Hôn
phối và hẳn nhiên là mặc áo lễ màu trắng (quy định MVBT năm
2015, số 69, tr.20-21).
Chẳng hạn: bài đọc I: lễ Chúa nhật, bài đọc II: lễ hôn phối, thì Ca
đoàn vẫn hát TV đáp ca, Alleluia và các phần trong thánh lễ như
ngày Chúa nhật. Tình trạng có những ca đoàn hát: Tv đáp ca 127
(lễ HP); Alleluia (lễ HP), như vậy là không đúng vì bài Thánh
vịnh đáp ca và câu tung hô trước Tin Mừng (Alleluia) có nội dung
gắn liền với chủ đề lời Chúa (Bài đọc 1 và Tin Mừng) của Chúa
nhật hôm đó chứ không liên quan gì đến Hôn phối.
Lưu ý
Cô dâu chú rể không nên đọc Sách Thánh trong lễ cưới của họ
(bao gồm hát thánh vịnh đáp ca) . Đôi tân hôn nên ngồi để lắng
nghe Sứ điệp Lời Chúa được gởi trao cách đặc biệt cho họ. Thật
tréo ngoe và kỳ quặc khi họ lên công bố cho người khác[78]. (Trong
ngày lễ Khấn cũng vậy, nên để các Soeur / các Thầy khác đọc
Sách Thánh hoặc hát Thánh vịnh đáp ca – các Soeur/ Thầy trong
ngày khấn trọng đại của mình nên để tâm lắng nghe Lời Chúa
trao gởi).

78
Tài liệu của Hội Đồng Giáo Hoàng về Gia đình nêu rõ: “Việc công bố Lời Chúa (trong lễ cưới) được thực hiện bởi
những độc viên thích hợp và đã được chuẩn bị. Họ có thể được chọn trong số những người hiện diện, đặc biệt là các
nhân chứng, các thành viên gia đình, bạn hữu, nhưng dường như không thích hợp để cho đôi hôn nhân làm độc viên.
Quả thực, họ là người tiếp nhận đầu tiên Lời Chúa được công bố. Vì vậy, ngoại trừ cô dâu chú rể, tác viên đọc sách
lý tưởng nhất là những độc viên Sách Thánh Gíao xứ. Trường hợp không có những tác viên này, chúng ta mới chọn
lựa những người thân yêu của cô dâu chú rể lên đọc Sách Thánh…(Hương Trầm số 26, tr. 33-34).
87
LỄ BỔN MẠNG

Tiêu chuẩn sử dụng trong việc lựa chọn bài đọc thích hợp nhất,
tài liệu Dẫn nhập Sách Bài đọc nói: “số 82. Sự sắp xếp các bài
đọc ngày trong tuần cung cấp bản văn cho tất cả các ngày
trong tuần suốt cả năm. Do đó, trong hầu hết các trường hợp,
các bài đọc này phải được sử dụng vào các ngày được chỉ
định, trừ khi một lễ trọng, lễ kính hoặc lễ nhớ với các bài đọc
riêng diễn ra”. Như vậy, lễ Bổn mạng của một đoàn thể nào
đó thuộc bậc lễ trọng, lễ kính thì đã có Bài đọc riêng, còn lễ
nhớ các thánh trong một số trường hợp có bài đọc riêng, các
linh mục có thể lấy các Bài đọc từ phần riêng của vị Thánh,
[79]
hoặc phần chung của các Thánh . Các đoàn thể có Bổn
mạng các thánh Martino, Monica, Đa Minh Savio, vv… Bài
đọc theo lịch phụng vụ, nhưng vì lý do mục vụ chính đáng,
linh mục cử hành có thể chọn bài đọc riêng phần các thánh
mừng lễ hôm đó. Vì thế, ca đoàn nên liên hệ trước với linh
mục cử hành để Ngài chọn 2 bài đọc, và lúc đó Thánh vịnh
Đáp ca sẽ được chọn tùy thuộc vào Bài đọc 1 (RM 61). Tránh
tùy tiện chọn Thánh vịnh đáp ca không phù hợp hoặc thay thế
bằng một bài thánh ca khác (TC 3/94-BTN-HDGMVN về
Hướng dẫn sáng tác và sử dụng các bài hát trong thánh lễ
s.4b).

79
Nguyễn Trọng Đa, “Giải đáp thắc mắc Phụng vụ”, tr. 226.
88
X. THÔNG BÁO THÁNH NHẠC [80]

- Trong thời gian qua, UBTN Trực thuộc HĐGMVN đã xuất bản:
- “Tuyển tập THÁNH CA VIỆT NAM, quyển 1, năm 2010;
- “Tuyển tập THÁNH CA VIỆT NAM, quyển 2, năm 2016;
- “Tuyển tập THÁNH CA VIỆT NAM, quyển 3 - Sắp phát hành
Tuyển tập 1 & 2: bao gồm những bài thánh ca từ trước đến nay
của các nhạc sĩ công giáo do UBTN tuyển chọn, nhuận sắc và giới
thiệu.

Lưu ý:
1. Những bài thánh ca nếu không có trong danh mục 2 quyển
này mà được Imprimatur thì vẫn được sử dụng trong phụng
vụ.
2. Khi chọn bài hát, các ca trưởng nên soát lại xem bài hát được
chọn có trong 2 tuyển tập này không, nếu có cần so lại để
xem có chỗ nào đã được chỉnh sửa (về lời cũng như về nhạc)
ngõ hầu hát cho đúng và thống nhất.
3. Cụ thể: sau đây là những bài được chỉnh sửa.
(chỉ xin đan cử một số bài để lưu ý khi chọn bài hát trong
Tuyển tập 1 & 2)

80
Hương Trầm 25, tr.131.
89
TUYỂN TẬP THÁNH CA VIỆT NAM, quyển 1
TRANG TÊN BÀI HÁT TÊN TÁC GIẢ
45 Đàn hát Lên Các Dân Ơi Thiện Cẩm
83 Tôi Chỉ Ước Trông Kim Long
96 Chúa Chăn Giữ Tôi Hoài Chiên
142 Từ Vực Sâu (sửa câu 4) Kim Long
145 Giờ Đoàn Con Vinh Hạnh
302 Đây Phép Nhiệm Mầu Hoài Chiên
310 Con Thờ Lạy Hoài Chiên
314 Thờ Lạy Chúa Hoài Đức
319 Thành Tâm Thờ Kính Kim Long
324 Lòng Chúa Ái Tuất Ng.Bang Hanh
326 Phút Than Thở T.Phụng,Tâm Bảo
332 Trước Thánh Thể Thăng Ca

368 Nguyện Yêu Chúa Hoài Chiên


370 Thánh Tâm Chúa Giêsu Huyền Linh
372 Trái Tim Người Ng. Khắc Tuần
402 Cao Cung Lên (máng lừa) Hoài Đức

426 Hang Belem (hát khen hay hát Đêm Hải Linh
Đông lạnh lẽo Chúa..) đều được.

90
430 Mùa Đông Năm ấy sửa rất nhiều Hoài Đức
“Mừng sinh nhật Chúa vinh quang”
604 Cung Chúc Trinh Vương Hoài Đức
610 Dâng Mẹ Hoài Đức
620 Đền Tạ Trái Tim Mẹ Ng. Khắc Tuần
758 Tận Hiến Cho Đức Mẹ (có Mẹ dắt Huyền Linh
dìu con tiến lên đường mới…)
768 Tiếng Hát Thiên Thu D.Kim- Thiên Tân
808 Cầu Xin Thánh Gia (cuối câu PK2) Ph. Đình Nhu

TUYỂN TẬP THÁNH CA VIỆT NAM, quyển 2


TRANG TÊN BÀI HÁT TÊN TÁC GIẢ
28 Bình An Trong Chúa Minh Tâm

34 Cảm Tạ Ơn Chúa Đàm Ninh Hoa

38 Chính Chúa Đang Nâng Đỡ Viết Chung

56 Có Chúa Trong Đời Anh Tuấn

72 Con Nâng Hồn Lên Hoàng Kim

74 Con Tìm Nhan Thánh Chúa Sơn Ca Linh

104 Lời Hằng Sống Hạt Sương Nguyên

106 Lời Kinh Dâng Chúa Anh Tuấn

116 Nguồn Ánh Sáng Hoàng Kim

91
122 Nơi Con Nương Ẩn Minh Tâm

132 Tán Tụng Hồng Ân Đình Trác-Hải Linh

142 Tình Ngài Yêu Huy Hoàng

146 Tình Yêu Của Chúa Ngọc Linh

160 Tựa Nương Bên Chúa Trầm Hương

162 Vinh Quang Chúa Hùng Lân

166 Xin Chỉ Cho Con Hùng Lân

178 Ca Vang Ngày Mới Nguyễn Duy

182 Con Hằng Ước Mơ Đa Minh

194 Nơi Nhà Chúa Đa Minh

200 Tiến Về Nhà Chúa Viết Chung

202 Trước Nhan Chúa Đa Minh

222 Dâng Du Sinh

228 Dâng Dâng Lên Đa Minh

249 Thân Lúa Miến Mi Trầm

260 Xin Dâng Đời Con Huy Hoàng

261 Xin Dâng Lên Minh Tâm

266 Chúa Chăn Nuôi Tôi Duy Thiên

92
270 Chúa Chăn Nuôi Tôi Vũ Văn Lịch

278 Chúa Sống Trong Tôi Nam Hoa

280 Đến Dự Tiệc Thánh Nguyễn Duy

282 Đồng Cỏ Tươi Hùng Lân

288 Lương Thực Của Con Viết Chung

290 Nếm Thử Mà Xem Cát Minh

299 Ra Về Anh Tuấn

309 Chúng Con Kính Thờ Đa Minh

324 Vì Yêu Thương Minh Tâm

331 Hãy Sẵn Sàng Minh Tâm

332 Lễ Dâng Trông Đợi Viết Chung

360 Một Hài Nhi Nam Hoa

372 Tin Vui Từ Trời Viết Chung

382 Con Đường Chúa Đã Đi Qua Văn Chi

386 Con Vươn Hồn Lên Hùng Lân

392 Hãy Trở Về Ngọc Kôn

417 Hoan Ca Phục Sinh Hùng Lân

424 Mừng Chúa Sống Lại Phanxicô

93
426 Xin Ở Lại Với Con Hải Triều

433 Xin Ban Thần Trí Việt Trì

442 Bài Ca Bác Ái Minh Tâm

444 Bài Ca Yêu Thương Minh Tâm

458 Chút Tình Con Thơ Nguyễn Duy

466 Kính Chào Trinh Nữ Minh Tâm

472 Mẹ Cao Sang Tạ Mạnh Nghi

486 Tràng Hoa Mân Côi Phạm Xuân Chiến

497 Kính Chào Thánh Cả Minh Tâm

508 Monica Hiền Mẫu Đa Minh

512 Người Là Gioan Đa Minh

528 Chúa Thánh Hiến Con Minh Tâm

532 Lời Kinh Cầu Cho Các L.Mục La Thập Tự

572 Dâng Lễ Mùa Xuân Hải Nguyễn

591 Con Đã Cậy Trông Nguyên Kha

596 Niềm Hy Vọng Mai Thiện

619 Này Chính Chúa Nguyễn Đức Tuấn

626 Xin Cho Con Anh Tuấn

94
Hiện nay, nhiều Giáo xứ, cộng đoàn còn đang sử dụng 2
cuốn Thánh ca Cộng đồng (cũ), chúng tôi đề nghị không nên
sử dụng cuốn sách này nữa hoặc nếu sử dụng phải sửa lại bài
rồi mới hát (nên đối chiếu trong cuốn trong TTTC1 & 2 như
được đan cử ở trên).
Cuốn TCCĐ (cũ) được ra đời do nhu cầu hát của cộng
đoàn, một số người đứng ra thu thập bài hát của các tác giả và
hình thành cuốn TCCĐ (nhỏ) và cuốn TCCĐ (lớn) mà chưa
qua kiểm duyệt. Do đó, nhiều bài hát sai thần học và Kinh
Thánh, từ ngữ không chính xác, …. Chẳng hạn: không phân
biệt Chúa và Cha; Ngài và Người; không dùng từ Giavê trong
bài hát; bánh rượu chưa làm phép thì không dùng từ ‘bánh
thánh”; “Này lễ vật giao hòa, này lễ vật vô giá…”; “Của lễ
rất thánh bánh trắng tinh rượu nho…”; trong bài “Lời con như
trầm hương” có câu “… đây cao siêu lễ tôn thờ …”. Hoặc sắp
xếp các phần trong Thánh lễ chưa phù hợp (nhập lễ, tiến lễ,
hiệp lễ, kết lễ…). Đặc biệt bài hát không ghi rõ tên tác giả là
điều hết sức mơ hồ khi chọn bài để hát. Mặc dù nhiều bài trong
TCCĐ được sửa lại, nhưng cũng còn nhiều bài chưa được sửa
hoặc không sửa được vì ngoài những lỗi mắc phải về lời còn
liên quan đến vấn đề âm nhạc…

95
PHỤ LỤC 01

96
BỘ LỄ SERAPHIM
Gm. Nguyễn Văn Hòa

97
98
99
100
101
102
103
104
105
106
107
108
109
110
PHỤ LỤC 02
CA TIẾN LỄ
Trong
GRADUALE ROMANUM & GRADUALE SIMPLEX
 Mùa Vọng
Tuần I Mùa Vọng: Tv 24,1-3
Con đưa hồn con lên tới Chúa. Lạy Chúa, con trông cậy Chúa con
sẽ không xấu hổ và kẻ thù không chê cười con vì ai trông đợi
Chúa sẽ không phải thất vọng[81].
Tuần II Mùa Vọng: Tv 84 (85),7-8
Lạy Chúa, xin đến đem sức sống cho chúng con và dân Chúa sẽ
vui mừng trong Chúa. Lạy Chúa, xin tỏ lòng nhân từ và ban cho
chúng con Đấng Cứu Thế.
Tuần III Mùa Vọng: Tv 84,2
Lạy Chúa, Ngài đã chúc lành cho thánh địa, đã dẫn tù nhân nhà
Gia-cóp về; Ngài đã tha thứ tội vạ dân Ngài.
Tuần IV Mùa Vọng: Lc 1,28
Kính chào Maria, đầy ơn phúc, Thiên Chúa ở cùng Bà. Bà có phúc
hơn mọi người phụ nữ và Con Bà gồm phúc lạ.
 Mùa Giáng Sinh

81
Dựa theo Sách Lễ Roma 1962 (bản dịch Tiếng Việt).
111
Vọng Giáng Sinh: Tv 23,7
Hỡi cửa đền, hãy cất cao lên, cao lên nữa, hỡi cửa đền cổ kính,
để đức Vua vinh hiển ngự vào”(SLRM 1962,tr.42);
Lễ giáng Sinh: Thánh lễ Nửa đêm: Tv 95,11
Trước mặt Chúa, các tầng trời hoan ca và trái đất nhảy mừng: vì
Người ngự đến (SLRM 1962,tr.46);
Lễ giáng Sinh: Thánh lễ Rạng đông: Tv 92,1c.2
Chúa đã thiết lập một vũ trụ vững bền. Lạy Chúa, ngai Chúa đã
được dựng nên từ nguyên thủy; từ thuở đời đời, Chúa vẫn tồn tại
(SLRM 1962,tr.50);
Lễ giáng Sinh: Thánh lễ ban ngày: Tv 88,12.15a
Trời là của Chúa, đất cũng là của Chúa, hoàn vũ với muôn loài,
chính Chúa dựng nên. Bệ ngai vàng: này công minh chính trực
(SLRM 1962,tr.56);
Lễ Thánh Gia Thất: Tv 30,15-16
Lạy Chúa con tin ở Chúa, con xưng ra Chúa là Chúa con; vận
mệnh của con ở trong tay Chúa. (SLRM 1962,tr.170);
Lễ Mẹ Thiên Chúa (01/01)
Hỡi Đức Trinh Nữ Maria, Mẹ thật diễm phúc, Mẹ xứng muôn lời
ca tụng, vì từ nơi Mẹ đã trổ sinh mặt trời công chính là Đức Kitô,
Chúa chúng con.
 Lễ Chúa Hiển Linh: Tv 71,10-11
112
Các vua xứ Tarsi và các đảo sẽ đến dâng lễ vật. Các vua xứ Ả-rập
và Saba sẽ đến cống hiến bảo vật. Mọi hoàng đế sẽ thờ lạy Người
và muôn dân sẽ phụng sự Người (SLRM 1962, tr.93).
 Lễ Chúa Giêsu chịu phép rửa: Tv 117,26-27
Chúc mừng Đấng nhân danh Thiên Chúa mà đến. Chúng con
chúc mừng Chúa nơi nhà Chúa, lạy Chúa xin giãi sáng cho chúng
con, Alleluia (SLRM 1962, tr.526).
Mùa Chay
Thứ tư Lễ tro: Tv 29,2-3
Lạy Chúa, con sẽ ngợi khen Chúa, vì Chúa đã nâng con dậy và
không để cho kẻ thù thỏa thích cười nhạo con. Lạy Chúa, con đã
kêu cầu Chúa và Chúa đã cứu con (SLRM 1962, tr.142).
Tuần I Mùa Chay: Tv 90,4-5
Chúa sẽ bảo vệ con dưới bóng Chúa và con hy vọng dưới cánh
tay Người. Lòng trung trực của Người là mộc che thuẫn đỡ (SLRM
1962, tr.161).
Tuần II Mùa Chay: Tv 118,47-48
Con tâm niệm giới răn Chúa, con hết lòng yêu mến. Con giơ tay
lên, con tâm niệm và yêu mến giới răn của Chúa (SLRM 1962,
tr.176-177).
Tuần III Mùa Chay: Tv 18,9-12

113
Lề luật Chúa thì ngay thẳng và làm vui thích lòng người. Phán
quyết của Chúa thì ngọt ngào hơn mật ong: nên tôi tớ Chúa hằng
trung thành tuân theo (SLRM 1962, tr.237).
Tuần IV Mùa Chay
 Năm A và B: Tv 134,3.6
Hãy ngợi khen Chúa vì Chúa là Đấng nhân lành. Hãy ca tụng danh
Chúa vì Chúa là Đấng từ bi. Chúa đã thực hiện trên trời dưới đất
những điều Người muốn (SLRM 1962, tr.276).
 Năm C: Tv 12,4-5 (Khi đọc bài TM “Người con hoang
đàng”)
Xin Chúa cho mắt con được sáng kẻo con mê mệt trong bóng tối;
kẻo quân thù con nói được: ta đã thắng nó (SLRM 1962, tr.231).
Tuần V Mùa Chay: Tv 118,7.10.17.25
Lạy Chúa, con hết lòng ngợi khen Chúa. Xin giáng phúc cho tôi
tớ Chúa. Con sẽ sống và sẽ giữ các giới răn Chúa; lạy Chúa, xin
cho con được sống như lời Chúa hứa (SLRM 1962, tr.318).
Chúa nhật Lễ Lá: Tv 68, 21-22
Ta khổ tâm, nhục nhã và điêu đứng, Ta trông người để chia phần
đau khổ, nhưng chẳng có ai; Ta tìm người an ủi, nhưng chẳng có
người nào. Thay vì của ăn, chúng cho Ta mật đắng; Ta khát chúng
cho Ta uống giấm chua (SLRM 1962, tr.374).
Thứ Năm Tuần Thánh:

114
1. Đâu có đức ái và yêu thương thì Chúa ở đó. Tình yêu Chúa
Kitô đã kết hiệp chúng ta nên một. Ta hãy vui mừng hoan hỷ
trong Người. Ta hãy kính sợ và yêu mến Chúa hằng sống.

2. Đâu có đức ái và yêu thương thì Chúa ở đó, khi chúng ta hiệp
nhất nên một. hãy đề phòng đừng chia rẽ tinh thần. Hãy bỏ
những hiềm thù tranh chấp. Nguyện Chúa Kitô ngự giữa
chúng ta.
3. Đâu có đức ái và yêu thương thì Chúa ở đó. Nguyện chúng
con được cùng các thánh hưởng dung nhan Chúa trong vinh
hiển, lạy Chúa Giêsu là Thiên Chúa, được hưởng hoan lạc
vô biên và sáng tươi, đời đời chẳng cùng. Amen (SLRM
1962, tr.420).
Thứ BảyTuần Thánh:Tv 117,16-17
Vọng Phục Sinh
Tay hữu Chúa đã thực hiện quyền lực, tay hữu Chúa đã nâng đỡ
con, con sẽ không chết, nhưng con sẽ sống và con sẽ rao giảng sự
nghiệp của Chúa, Alleluia.
 Mùa Phục Sinh
Tuần I Mùa Phục Sinh: Tv 75,9-10
Trái đất đã rung chuyển và im hơi lặng tiếng khi Chúa sống lại
trong đức công bình, Alleluia. Tự chốn trời cao, Ngài tuyên án:
115
Trái đất này kinh hãi lặng yên, khi Chúa Trời đứng lên xét xử,
cứu mọi kẻ nghèo hèn chốn dương gian, Alleluia (GKPV).
Tuần II Mùa Phục Sinh: Mt 28,2.5-6
Sứ thần Chúa từ trời xuống và bảo các bà rằng: Đấng các bà tìm
đã sống lại như lời Người đã nói, Alleluia [82].
Tuần III Mùa Phục Sinh: Tv 145,2
Hỡi hồn tôi, hãy ngợi khen Chúa: trót đời tôi bao lâu, tôi muốn
ngợi khen Chúa, tôi sống tôi muốn ca tụng Người, Alleluia (SLRM
1962, tr.539). Suốt cuộc đời, tôi xin hát mừng Chúa, sống bao
lâu, nguyện đàn ca kính Chúa Trời, Alleluia (GKPV).
Tuần IV Mùa Phục Sinh: Tv 62,2.5
Lạy Chúa, là Chúa con, từ sáng sớm con tỉnh thức và trông tìm
Chúa. Con giơ tay lên khẩn cầu Chúa. Alleluia (SLRM 1962,
tr.535).
Tuần V Mùa Phục Sinh: Tv 65,1-2.16
Toàn cõi đất hãy hoan hô Thiên Chúa. Hãy hát khen danh Người.
Hỡi những ai có lòng yêu mến Thiên Chúa hãy đến nghe tôi: tôi
sẽ tường thuật mọi sự Chúa đã làm cho hồn tôi. Alleluia [83]
Tuần VI Mùa Phục Sinh: Tv 65,8-9.20

82
Thiên Thần Chúa từ trời xuống và nói cùng các phụ nữ: Đấng mà các bà tìm đã sống lại, như lời Người đã phán.
Alleluia (SLRM 1962, tr.531).
83
SLRM 1962, tr.102; Hoặc “cả trái đất hãy tung hô Chúa, hãy ca tụng danh Người. Hỡi người kính sợ Thiên Chúa,
hãy đến nghe, tôi sẽ thuật lại những sự Chúa đã làm cho tâm hồn tôi. alleluia”(tr.543).
116
Muôn dân hỡi, hãy chúc tụng Chúa, hãy cất tiếng hoan hô Người.
Chính Người đã đem sự sống cho hồn tôi và không để chân tôi
hụt bước. Cảm tạ Chúa vì Chúa không từ bỏ lời tôi nguyện xin và
vẫn một lòng thương xót tôi. Alleluia (SLRM 1962, tr.547-548).
 Lễ Chúa Thăng Thiên: Tv 46,6
Chúa lên trời giữa tiếng hoan hô: Chúa về trời giữa tiếng kèn
trống, Alleluia / Thiên Chúa ngự lên, rộn rã tiếng hò reo, Chúa
ngự lên, vang dội tiếng tù và. Alleluia (GKPV).
Hoặc Cv 1,11
Hỡi những người Galilê, sao còn đứng nhìn lên trời? Đức Giêsu,
Đấng vừa lìa bỏ các ông và được rước lên trời, cũng sẽ ngự đến y
như các ông đã thấy Người lên trời. Alleluia (GKPV).
Tuần VII Mùa Phục Sinh: Tv 46,6
Chúa lên trời giữa tiếng hoan hô: Chúa về trời giữa tiếng lèn trống,
Alleluia/ Thiên Chúa ngự lên, rộn rã tiếng hò reo, Chúa ngự lên,
vang dội tiếng tù và. Alleluia (GKPV).
Hoặc Cv 1,11
Hỡi những người Galilê, sao còn đứng nhìn lên trời? Đức Giêsu,
Đấng vừa lìa bỏ các ông và được rước lên trời, cũng sẽ ngự đến y
như các ông đã thấy Người lên trời. Alleluia (GKPV).

117
 Lễ Chúa Thánh Thần Hiện Xuống[84]: Tv 62,2.5 (Tv 67,29-
30)
Lạy Chúa, xin củng cố sự nghiệp Chúa đã thực hiện nơi chúng
con. Tại đền thánh Giêrusalem của Chúa, các Đế vương sẽ dâng
tiến lễ vật. Alleluia ((SLRM 1962, tr.587)(Tv 67, 29-30)
 Lễ Chúa Ba Ngôi: Tb 12,6
Chúc tụng Thiên Chúa Ngôi Cha, và Ngôi Con là Con Một Người
và Chúa Thánh Thần, vì Chúa đã tỏ lòng thương chúng con
(SLRM 1962, tr.620.)
 Mùa Thường Niên
Tuần II Mùa Thường Niên: Tv 65,1-2.16
Toàn cõi đất hãy hoan hô Thiên Chúa. Hãy hát khen danh Người.
Hỡi những ai có lòng yêu mến Thiên Chúa hãy đến nghe tôi: tôi
sẽ tường thuật mọi sự Chúa đã làm cho hồn tôi. Alleluia (SLRM
1962, tr.102).
Tuần III Mùa Thường Niên: Tv 117,16-17
Tay Chúa đã biểu dương uy quyền, tay Chúa đã nâng đỡ tôi.
Không, tôi sẽ không chết, tôi sẽ sống và tôi sẽ công bố những kỳ
công của Chúa (SLRM 1962, tr.106).
Tuần IV Mùa Thường Niên: Tv 91,2

84
Lễ Vọng: Xin Chúa sai Thánh Thần Chúa, mọi loài sẽ được tái tạo. Và vũ trụ sẽ được đổi mới. Ca tụng Chúa muôn
đời. Alleluia.
118
Lạy Đấng Tối cao, tin ở Chúa và hát mừng danh Chúa, là một
việc tốt đẹp (SLRM 1962, tr.122). Thú vị thay được tạ ơn Chúa,
được mừng hát danh Ngài, lạy Đấng Tối Cao (GKPV).
Tuần V Mùa Thường Niên: Tv 16,5-7
Lạy Chúa, xin cho con vững bước trong đường lối Chúa, để chân
con khỏi chập choạng. Xin lắng tai nghe lời con cầu xin. Xin Chúa
mở lượng khoan hồng, Chúa là Đấng cứu những ai trông cậy Chúa
(SLRM 1962, tr.129).
Tuần VI Mùa Thường Niên: Tv 118,12-13
Lạy Chúa, con ca ngợi Chúa, xin Chúa dạy con thi hành huấn giới
của Chúa: miệng con hằng rao giảng mọi huấn giới của Chúa
(SLRM 1962, tr.613). Lạy Chúa, con dâng lời ca tụng, thánh chỉ
Ngài, xin dạy cho con. Môi con hằng nhẩm đi nhắc lại, các quyết
định miệng Ngài phán ra (GKPV).
Tuần VII Mùa Thường Niên: Tv 5,3-4
Lạy Chúa, xin nghe lời con khẩn nguyện, lạy Chúa, là Vua và là
Chúa con, con kêu xin Chúa (SLRM 1962, tr.263).
Tuần VIII Mùa Thường Niên: Tv 6,5
Lạy Chúa, xin hãy đến cứu mạng sống con, xin cứu con vì lòng
từ bi Chúa (SLRM 1962, tr.321).
Tuần IX Mùa Thường Niên: Tv 9,11-13

119
Lạy Chúa, những ai biết danh Chúa đều tin tưởng ở Chúa, vì Chúa
không bỏ những kẻ tìm Chúa. Hãy ca ngợi Thiên Chúa ở Sion, vì
Người không quên lời cầu xin của những kẻ khốn cùng (SLRM
1962, tr.560).
Tuần X Mùa Thường Niên: Tv 12,4-5
Xin Chúa cho mắt con được sáng kẻo con mê mệt trong bóng tối;
kẻo quân thù con nói được: Ta đã thắng nó (SLRM 1962, tr.231).
Lạy Chúa Thiên Chúa của con, xin đoái nhìn và thương đáp lại,
tỏa ánh sáng cho đôi mắt rạng ngời, để con khỏi ngủ giấc ngàn
thu; để kẻ thù con không thể nói: “Ta đã thắng nó rồi”, và đối thủ
không được mừng vui vì thấy con ngục ngã (GKPV).
Tuần XI Mùa Thường Niên: Tv 15,7-8
Con sẽ chúc tụng Chúa vì đã cho con hiểu biết Chúa, con sẽ luôn
luôn nhớ Chúa ở trước mặt con; Chúa ở bên cạnh con, con sẽ
không sợ sa ngã. [85]
Tuần XII Mùa Thường Niên: Tv 16,5-7
Lạy Chúa, xin cho con được vững bước trên đường của Chúa, để
chân con khỏi xiêu lạc. Xin Chúa lắng tai nghe lời con, xin Chúa
đoái thương con, vì Chúa hằng cứu thoát những kẻ trông cậy Chúa
(SLRM 1962, tr.664).

85
SLRM 1962, tr.659 hay “Con sẽ chúc tụng Chúa, vì Chúa đã soi sáng trí con. Con hằng thấy Chúa trước mặt con;
vì Chúa ở bên hữu con, con sẽ chẳng phải nao” tr.1212).
120
Tuần XIII Mùa Thường Niên: Đn 3,40
Như xưa Chúa nhận lễ vật dê và bò cùng trăm ngàn chiên béo,
chớ gì lễ vật hôm nay chúng con dâng trước nhan Chúa được đẹp
lòng Chúa. Vì, lạy Chúa, những ai tin tưởng Chúa sẽ không bị thất
bại.(SLRM 1962, tr.668).
Tuần XIV Mùa Thường Niên: Tv 17,28.32
Lạy Chúa, Chúa sẽ cứu giúp kẻ yếu hèn và hạ thấp những người
kiêu căng, vì lạy Chúa, ngoài Chúa ra, ai là Thiên Chúa (SLRM
1962, tr.673).
Tuần XV Mùa Thường Niên: Tv 24,1-3
Con đưa hồn con lên cùng Chúa, lạy Chúa, con trông cậy Chúa
và con sẽ không phải hổ thẹn. Ước gì kẻ thù không chê cười được
con, vì không ai tin tưởng Chúa mà phải thất vọng (SLRM 1962,
tr.682).
Tuần XVI Mùa Thường Niên: Tv 18,9-12
Luật Chúa thật chính trực và làm cho tâm trí được vui mừng. Phán
đoán của Người ngọt hơn mật ong, mật ong nguyên chất, tôi tá
Chúa hằng trung thành tuân theo (SLRM 1962, tr.677).
Tuần XVII Mùa Thường Niên: Tv 29,2-3
Lạy Chúa, con ca tụng ngợi khen Chúa vì Chúa đã cứu con và
không để kẻ thù vui mừng vì thắng được con. Lạy Chúa, con đã

121
kêu van Chúa và Chúa đã chữa con lành mạnh (SLRM 1962,
tr.686-687).
Tuần XVIII Mùa Thường Niên:
 Năm A & B (Xh 24,4-5)
Maisen dựng bàn thờ Chúa: ở đó người hiến dâng lễ vật, lễ vật
hy sinh. Trước mặt con cái Israel, người đã dâng lễ ban chiều,
tỏa hương thơm bay lên cùng Chúa (SLRM 1962, tr.714).
 Năm C (Xh 32,11,15,13,14)
Maisen cầu nguyện trước mặt Chúa: lạy Chúa, sao Chúa giận
ghét dân Chúa? Xin Chúa nguôi cơn thịnh nộ, xin Chúa nhớ lại
lời Chúa đã hứa cho Abraham, Isaac và Giacóp đất chảy sữa và
mật. Thiên Chúa nguôi giận không phạt hại dân Chúa như Chúa
đã định (SLRM 1962, tr.218 và 692).
Tuần XIX Mùa Thường Niên: Tv 30,15-16
Lạy Chúa, con trông cậy và thân thưa cùng Chúa rằng: Chúa là
Chúa con, số phận con ở trong tay Chúa (SLRM 1962, tr.697).
Tuần XX Mùa Thường Niên: Tv 33,8-9
Sứ thần Chúa ngự chung quanh kẻ kính sợ Người. Người cứu
thoát họ: hãy nếm thử xem Chúa ngọt ngào dường nào! [86]
Tuần XXI Mùa Thường Niên: Tv 39,2-4

86
SLRM 1962, tr.181. Ở trang 701: “Thiên Thần Chúa đến cứu thoát những kẻ kính sợ Người: hãy nếm thử xem để
biết Chúa ngọt ngào êm ái dường nào!”
122
Con trông đợi mọi sự trong tay Chúa, và Người đã đoái thương
và nghe lời cầu xin. Người đã đặt trong miệng con một bài ca mới,
một thánh vịnh mới để con ca tụng Thiên Chúa[87].
Tuần XXII Mùa Thường Niên: Tv 39,14-15
Lạy Chúa, xin đoái thương cứu giúp con, cho kẻ tìm hại mạng
sống con phải điêu đứng khổ sở. Lạy Chúa xin ghé mắt trông xem
cứu chữa con (SLRM 1962, tr.224).
Tuần XXIII Mùa Thường Niên: Đn 9,4.17.19
Ta hãy mượn lời tiên tri Đanien cầu xin Chúa: con đây đã kêu van
cùng Chúa rằng: Lạy Chúa, xin Chúa nghe lời tôi tá Chúa kêu
van, lạy Chúa, xin dọi sáng nhan thánh Chúa trên bàn thánh, xin
Chúa nhân từ thương xem dân này đang cầu khẩn danh Chúa
(SLRM 1962, tr.714-715).
Tuần XXIV Mùa Thường Niên:
 Năm A & B (Xh 24,4-5)
Maisen dựng bàn thờ Chúa: ở đó người hiến dâng lễ vật, lễ vật
hy sinh. Trước mặt con cái Israel, người đã dâng lễ ban chiều,
tỏa hương thơm bay lên cùng Chúa (SLRM 1962, tr.714).
 Năm C (Xh 32,11,15,13,14)

87
SLRM 1962, tr.287. Ở trang 706: “Con hoàn toàn tin tưởng ở Chúa: Chúa đã đoái nhìn con và nhận lời con. Chúa
đã mở miệng con hát một khúc ca mới, một thánh ca, để mừng Chúa, Chúa chúng con”.
123
Maisen cầu nguyện trước mặt Chúa: lạy Chúa, sao Chúa giận
ghét dân Chúa? Xin Chúa nguôi cơn thịnh nộ, xin Chúa nhớ lại
lời Chúa đã hứa cho Abraham, Isaac và Giacóp đất chảy sữa và
mật. Thiên Chúa nguôi giận không phạt hại dân Chúa như Chúa
đã định (SLRM 1962, tr.218 và 692).
Tuần XXV Mùa Thường Niên: Tv 137,7
Lạy Chúa, nếu con gặp bước nguy hiểm, Chúa sẽ bảo vệ sự sống
con, Chúa sẽ giơ tay cứu con khỏi lòng thâm độc của kẻ thù và
tay Chúa sẽ cứu thoát con (SLRM 1962, tr.256 và 745).
Tuần XXVI Mùa Thường Niên: Tv 136,1
Trên bờ sông Babylon, chúng ta ngồi khóc nhớ tới ngươi, Sion
hỡi (SLRM 1962, tr.337 và 749).
Tuần XXVII Mùa Thường Niên: G 1,1.2.7
Ở đất Hus, có người tên là Job, là một người đơn sơ chính trực
và kính sợ Thiên Chúa. Satan xin phép Chúa cám dỗ ông. Chúa
cho phép nó được quyền làm hại tài sản và thân xác ông, nên ông
đã mất hết của cải và con gái; còn thân xác ông bị ung nhọt thối
tha (SLRM 1962, tr.754).
Tuần XXVIII Mùa Thường Niên: Esther 14,12-13
Lạy Chúa toàn năng, xin nhớ đến con, xin mở miệng con nói lời
khôn ngoan đẹp lòng Vua Cả lúc con đến trước mặt Người (SLRM
1962, tr.758).
124
Tuần XXIX Mùa Thường Niên: Tv 118,47-48
Con hoan hỷ và hết lòng yêu mến giới răn Chúa: Con giơ tay lên
và yêu mến giới răn Chúa (SLRM 1962, tr.600 và 721).
Tuần XXX Mùa Thường Niên: Tv 118,107.125
Lạy Chúa, xin ban cho con sự sống như lời Chúa đã hứa, để con
nhận biết sự chân thực của lời Chúa (SLRM 1962, tr.151).
Tuần XXXI Mùa Thường Niên: Tv 102,2.5
Hồn tôi hỡi, hãy chúc tụng Chúa, và đừng quên các ơn Người ban:
Và tuổi thanh niên tôi được mới lại như đời sống phượng hoàng
(SLRM 1962, tr.186 và 726).
Tuần XXXII Mùa Thường Niên: Tv 118,133
Lạy Chúa, xin dẫn dắt bước đường con đi, như lời Chúa phán, để
không một tội ác nào thống trị được con, lạy Chúa (SLRM 1962,
tr.271).
Tuần XXXIII Mùa Thường Niên: Tv 129,1-2
Từ vực sâu, con kêu lên Chúa, lạy Chúa, xin nghe tiếng con kêu
xin; từ vực sâu, con kêu lên Chúa, lạy Chúa (SLRM 1962, tr. 763).
Tuần XXXIV Mùa Thường Niên: Tv 2,8
Hãy xin Ta và Ta sẽ ban cho con cả muôn dân làm gia nghiệp, cả
vũ trụ làm sở hữu (SLRM 1962, tr. 1530).

TIỀN XƯỚNG THEO NGÀY RIÊNG

125
CÁC LỄ TRỌNG VỀ CHÚA TRONG MÙA THƯỜNG
NIÊN
Lễ Chúa Ba Ngôi: Tob 12,6
Chúc tụng Thiên Chúa, Ngôi Cha và Ngôi Con là Con Một Người
và Chúa Thánh Thần, vì Chúa đã tỏ lòng thương chúng con.
Lễ Mình Máu Chúa Kitô: Tv 77 (78) 8,23,24,25
Chúa mở cửa trời cho manna nuôi họ, Người cho họ ăn bánh trời:
loài người ăn bánh các Thiên Thần (SLRM 1962, tr. 513). Chúa
hạ lệnh cho mây tầng cao thẳm, lại truyền mở cánh thiên môn;
Người khiến manna tựa hồ mưa đổ xuống, và ban bánh bởi trời
nuôi dưỡng họ. Kẻ phàm nhân được ăn bánh thiên thần, Chúa gửi
đến cho họ dồi dào lương thực (GKPV).

Xh 24,4.5
Maisen dựng bàn thờ Chúa: ở đó người hiến dâng lễ vật, lễ vật hy
sinh. Trước mặt con cái Israel, người đã dâng lễ ban chiều, tỏa
hương thơm bay lên cùng Chúa (SLRM 1962, tr. 741).
Lễ Thánh Tâm: Tv 69,21
Lời thóa mạ làm tim này tan vỡ, con héo hắt rã rời. Nỗi sầu riêng,
mong người chia sớt, luống công chờ, không được một ai; đợi
người an ủi đôi lời, trông mãi trông hoài mà chẳng thấy đâu!
Lễ Chúa Kitô Vua: Tv 2,8
Con cứ xin, rồi Cha ban tặng muôn dân nước làm sản nghiệp
riêng, toàn cõi đất làm phần lãnh địa.
KÍNH CÁC THÁNH – PHẦN RIÊNG
Tháng 02
126
Lễ Dâng Chúa trong Đền Thánh – 02/02: Tv 44,3
Duyên sắc tươi nở trên miệng Người, nên Chúa đã chúc phúc cho
Người đời đời (SLRM 1962, tr. 1046). Giữa thế nhân, ngài vô
song tuyệt mỹ, nét duyên tươi thắm nở môi ngài, nên ngài được
Thiên Chúa ban phúc lành mãi mãi (GKPV).
Tháng 03
Lễ Thánh Giuse – 19/03: Tv 88,25
Ta vẫn trung thành và thương xót Người, nhờ danh Ta, thế lực
của Người lớn lên (SLRM 1962, tr. 1107). Ta sẽ yêu thương
Người và giữ lòng thành tín, nhờ danh Ta, Người được thêm uy
vũ (GKPV).
Lễ Truyền Tin – 25/03: Lc 1,28.42
Kính mừng Maria đầy ơn phúc, Thiên Chúa ở cùng Bà, Bà có
phúc hơn mọi người nữ, và Giêsu con lòng Bà gồm phúc lạ (SLRM
1962, tr. 1117).
Tháng 06
Lễ Sinh Nhật Thánh Gioan Tẩy Giả – 24/06: Tv 91,13-14
Người công chính tươi tốt như cây dừa, lớn lên như cây hương
nam núi Ly băng (SLRM 1962, tr. 1209). Người công chính vươn
lên tựa cây dừa tươi tốt, lớn mạnh như hương bá Li-băng được
trồng nơi nhà Chúa, mơn mởn giữa khuôn viên đền thánh Chúa ta
(GKPV).
Lễ Thánh Phêrô và Thánh Phaolô – 29/06: Tv 45,17-18

127
Chúa đã đặt các ngài làm bá chủ thiên hạ, lạy Chúa, các Ngài sẽ
muôn đời ghi nhớ danh thánh Chúa [88]. Con cái ngài sẽ nối dòng
tiên đế, ngài phong làm vương bá khắp trần gian. Danh thơm ngài,
thần xin truyền tụng thế hệ này tới thế hệ kia. Vì thế, dân dân sẽ
nức lòng ca ngợi, tiếng ngợi ca bất tận muôn đời (GKPV).
Tháng 08
Lễ Chúa Hiển Dung – 06/08: Tv 8,6-7
Chúa đã đội cho Người triều thiên vinh quang rực rỡ: Lạy Chúa,
Chúa đã ban cho Người quyền thống trị trên các tạo vật của Chúa
(SLRM 1962, tr. 1248). Chúa cho con người chẳng thua kém thần
linh là mấy, ban vinh quang danh dự làm mũ triều thiên, cho làm
chủ công trình tay Chúa sáng tạo, đặt muôn loài muôn sự dưới
chân (GKPV).
Lễ Đức Mẹ Lên Trời – 15/08
Đức Maria đã được rước lên trời; muôn vàn Thiên sứ đồng thanh
chúc tụng Thiên Chúa và hát mừng Người. Alleluia (Graduale
Romanum) / Chúc tụng Mẹ, ôi Đức Trinh Nữ Maria, Mẹ đã hạ
sinh Đấng Sáng Tạo muôn loài (Graduale Simplex). Mẹ đã trở
nên Thánh mẫu Đấng tác tạo nên Mẹ và muôn đời Mẹ vẫn khiết
trinh.
Tháng 09
Lễ Suy Tôn Thánh Giá – 14/09
Lạy Chúa, xin Chúa dùng Thánh giá, bảo vệ dân Chúa chống với
mọi mưu mô thù địch, để chúng con cố gắng phụng sự đẹp lòng

88
SLRM 1962, tr.1079 hay “Chúa đã đặt các ngài uy quyền khắp thế gian. Và lạy Chúa, các Ngài sẽ ghi nhớ danh
thánh Chúa muôn đời” tr.1269).
128
Chúa và lễ vật chúng con dâng được Chúa chấp nhận. Alleluia
(SLRM 1962, tr. 1431).
Tháng 11
Lễ Các Thánh -1/11: Kn 3,1-3
Mạng sống người chính trực ở trong tay Thiên Chúa và không bị
tội ác nào hành hạ. Họ như chết trước mặt kẻ điên dại, nhưng thực
sự, họ vẫn sống trong bình an, Alleluia (SLRM 1962, tr.
1534).Linh hồn người công chính ở trong tay Thiên Chúa và
chẳng cực hình nào động tới được nữa. Bọn ngu si coi họ như đã
chết rồi; khi họ ra đi, chúng cho là họ gặp phải điều vô phúc. Lúc
họ xa rời chúng ta, chúng tưởng là họ bị tiêu diệt, nhưng thực ra,
họ đang hưởng an bình (GKPV).
Lễ Cầu Cho Các Tín Hữu Đã Qua Đời -02/11 / An Táng / Giỗ
Lạy Chúa Giêsu Kitô, Vua vinh hiển, xin cứu các linh hồn mọi
giáo hữu đã lìa trần, được thoát hình khổ hỏa ngục, thoát vực sâu
vô tận. Xin cứu họ thoát miệng sư tử, đừng để họ bị vùi dập trong
vực thẳm, đừng để họ sa chốn tối tăm, nhưng xin cho thánh Micae
cầm cờ đưa họ vào ánh sáng, ánh sáng Chúa đã hứa cho Abraham
và con cháu Người. Xin Chúa nhận lễ vật và lời ca tụng chúng
con dâng, để chỉ cho những linh hồn mà hôm nay chúng con cầu
nguyện. Xin cho họ từ cõi chết trở về nguồn sống, nguồn sống
Chúa đã hứa cho Abraham và con cháu Người (SLRM 1962, tr.
1628)(Graduale Romanum).
Tv 130, 1-2
Từ vực thẳm, con kêu lên Ngài, lạy Chúa, muôn lạy Chúa, xin
Ngài nghe tiếng con. Dám xin Ngài lắng tai để ý nghe lời con tha
thiết nguyện cầu (Graduale Simplex).
129
Lễ Cung Hiến Thánh Đường Laterano – 9/11: (I Sbn 29,17-18)
Lạy Chúa là Chúa con, con vui mừng dâng lên Chúa thánh lễ này
với lòng đơn sơ thành thực và vui mừng vì thấy dân chúng tụ họp
ở đây. Lạy Chúa Israel, xin gìn giữ lòng trung thành của chúng
con, lạy Thiên Chúa của con (SLRM 1962, tr.1542).
Tháng 12
Lễ Đức Mẹ Vô Nhiễm – 08/12: Lc 1,28
Kính mừng Maria đầy ơn phúc, Thiên Chúa ở cùng Bà; Bà có
phúc lạ hơn mọi người nữ. Alleluia (SLRM 1962, tr. 1062).
KÍNH CÁC THÁNH – PHẦN CHUNG
Lễ Cung Hiến Thánh Đường: Kh 8,3
Một thiên thần khác đến đứng trước bàn thờ, tay cầm bình hương
vàng. Thiên thần lãnh nhận nhiều hương thơm, để dâng trên bàn
thờ bằng vàng trước ngai Thiên Chúa, cùng với những lời cầu
nguyện của toàn thể dân thánh (GKPV).
Lễ Chung Đức Mẹ: Lc 1,28
Kính chào Maria, đầy ơn phúc, Thiên Chúa ở cùng Bà. Bà có phúc
hơn mọi phụ nữ và Con Bà gồm phúc lạ.
Lê Chung Thánh Tông Đồ: Tv 45, 17-18
Chúa đã đặt các ngài làm bá chủ thiên hạ, lạy Chúa, các ngài sẽ
muôn đời ghi nhớ danh thánh Chúa[89]. Con cái ngài sẽ nối dòng
tiên đế, ngài phong làm vương bá khắp trần gian. Danh thơm ngài,
thần xin truyền tụng thế hệ này tới thế hệ kia. Vì thế, dân dân sẽ
nức lòng ca ngợi, tiếng ngợi ca bất tận muôn đời (GKPV).

89
SLRM 1962, tr. 1079. Hay “Chúa đạ đặt các ngài uy quyền khắp thế gian. Và lạy Chúa, các ngài sẽ ghi nhớ danh
thánh Chúa muôn đời” (tr.1269).
130
Lễ Chung Thánh Tử Đạo: Kn 3, 1-3
Mạng sống người chính trực ở trong tay Thiên Chúa và không bị
tội ác nào hành hạ. Họ như chết trước mặt kẻ điên dại, nhưng thực
sự, họ vẫn sống bình an. Alleluia (SLRM 1962, tr.1534). Linh hồn
người công chính ở trong tay Thiên Chúa và chẳng cực hình nào
động tới được nữa. Bọn ngu si coi họ như đã chết rồi; khi họ ra
đi, chúng cho là họ gặp phải điều vô phúc. Lúc họ xa rời chúng
ta, chúng tưởng là họ bị tiêu diệt, nhưng thực ra, họ đang hưởng
an bình (GKPV).
Lễ Chung Thánh Mục Tử: Tv 88, 25
Ta vẫn trung thành và thương xót Người, nhờ danh Ta, thế lực
của Người lớn lên (SLRM 1962, tr. 1107).Ta sẽ yêu thương Người
và giữ lòng thành tín, nhờ danh Ta, Người được thêm uy vũ
(GKPV).
Lễ Chung Thánh Tiến Sĩ Hội Thánh: Tv 91, 13
Người công chính tươi tốt như cây dừa, lớn lên như cây hương
nam núi Ly-băng (SLRM 1962, tr. 1209). Người công chính vươn
lên tựa cây dừa tươi tốt, lớn mạnh như hương bá Li-băng được
trồng nơi nhà Chúa, mơn mởn giữa khuôn viên đền thánh Chúa ta
(GKPV).
Lễ Chung Thánh Trinh Nữ: Tv 44,8
[Ngài ưa điều chính trực, ghét điều gian ác]. Chính vì vậy, Thiên
Chúa là Thiên Chúa của ngài đã tôn phong ngài vượt trổi các đồng
liêu mà xức cho dầu thơm hoan lạc (GKPV).
Lễ Chung Các Thánh Nam Nữ: Tv 21,2-3

131
Lạy Chúa, Ngài tỏ uy lực khiến người công chính sung sướng, Ơn
cứu độ của Ngài khiến người công chính hoan hỷ dường bao !
Alleluia.
Lễ Cưới: Tv 34, 8-9
Sứ thần của Chúa đóng trại chung quanh để giải thoát những ai
kính sợ Người. Hãy nghiệm xem Chúa tốt lành biết mấy: [hạnh
phúc thay kẻ ẩn náu bên Người!] (GKPV).
Lễ Thêm Sức: Tv 68, 29-30
Lạy Thiên Chúa, xin biểu dương quyền lực của Ngài, việc đã làm
cho chúng con, xin Ngài củng cố, Từ thánh điện Ngài ở
Giêrusalem, là nơi vua chúa về triều cống. Alleluia (GKPV).

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1.Ban Thánh nhạc Giáo phận TP.HCM (2003), Tài liệu Thánh
nhạc, sưu tầm và phiên dịch, lưu hành nội bộ.
2.Lawrence J. Hohnson, Ủy Ban Phụng tự HĐGM Hoa Kỳ, Biên
dịch: Lm Roco Nguyễn Duy, Mầu Nhiệm Đức Tin ‘Tìm hiểu
các yếu tố thuộc về cấu trúc trong Nghi thức Thánh lễ và cách
chọn bài hát cho từng phần của Thánh Lễ”, NXB Đồng Nai.
3. Lm.Anrê Đỗ Xuân Quế, “Bàn về Thánh Nhạc”, Nhà xuất bản
Tôn giáo.
4.Lm. Phêrô Kim Long, Thánh ca Trong Phụng vụ, Lưu hành nội
bộ.

132
5. Lm. Vinh Sơn Nguyễn Thế Thủ, Phụng vụ Thánh Thể.
6. Nguyễn Duy (tháng 5/ 2008), Dẫn vào Thánh nhạc, Tổng Giáo
phận Tp. HCM – Trung tâm Mục vụ, lưu hành nội bộ.
7. Nguyễn Duy (2012), Tìm hiểu Thánh nhạc, Tổng Giáo phận
TP.HCM - Trung tâm Mục vụ, Lưu hành nội bộ.
8. Nghi thức cử hành hôn nhân, bản dịch của UBPT – HĐGMVN
(2008) được phổ biến và buộc cử hành từ ngày 12/04/2009.
9. Thông cáo số 2/94, ngày 30/8/1994, về việc chuẩn nhận những
bài thánh ca của UBTN; HDMVTN.
10. Thông cáo số 3/94-BTN-HDGMVN về Hướng dẫn sáng tác
và sử dụng các bài hát trong thánh lễ s.4b.
11. UBTN trực thuộc HĐGMVN (tháng 4/2017), Văn kiện
“HDMVTN”, lưu hành Nội bộ.
12. UBTN trực thuộc HĐGMVN, Hương Trầm số
15,18,23,25,26,29,30,31,32,Lưu hành nội bộ.
13. UBTN trực thuộc HĐGMVN, Hướng Dẫn Mục vụ Thánh
nhạc, lưu hành nội bộ.
14. UBTN trực thuộc HĐGMVN (2010), Tuyển tập Thánh ca
Việt Nam, tập I, NXB Tôn giáo, Hà Nội.
15. UBTN thuộc HĐGMVN (2015), Tuyển tập Thánh ca Việt
Nam, tập II, NXB Tôn giáo, Hà Nội.

133
MỤC LỤC
TRIỂN KHAI MỘT VÀI SỐ TRONG VĂN KIỆN Trang
HDMVTN – HÁT THÁNH LỄ
I VÀI KHÁI NIỆM CƠ BẢN 01
II CẤU TRÚC BÀI HÁT TRONG PHỤNG VỤ 05
1 Ca nhập lễ 05
2 Kinh Thương Xót 12
3 Làm phép và rảy Nước Thánh 15
4 Kinh Vinh Danh 16
5 Thánh Vịnh Đáp Ca 16
6 Tung hô Tin Mừng (Alleluia + CXTTM) 20
7 Ca Tiếp Liên 23
8 Kinh Tin Kính 24
9 Ca Tiến lễ 25
10 Kinh Nguyện Thánh Thể : +Thánh Thánh Thánh 32
+ Tung hô tưởng niệm + Amen
11 Kinh Lạy Cha 38
12 Lạy Chiên Thiên Chúa 40
12 Ca Hiệp lễ 41
13 Ca Kết lễ 51
III NHỮNG PHẦN NÊN HÁT TRONG THÁNH LỄ 52
IV VAI TRÒ CA ĐOÀN, CA TRƯỞNG, NHẠC CÔNG 58
V TÍNH NGHỆ THUẬT CỦA ÂM NHẠC PHỤNG VỤ 68
VI NHỮNG ĐIỀU NÊN TRÁNH TRONG VIỆC ĐÀN HÁT 71
VII VIỆC CHUẨN NHẬN CÁC BÀI THÁNH CA 74
VIII IMPRIMATUR VÀ LỜI CA TRONG THÁNH NHẠC 75
VIỆT NAM
IX BỘ LỄ 82
X MỘT SỐ QUY ĐỊNH PHỤNG VỤ - CHẦU THÁNH 83
THỂ
XI THÔNG BÁO THÁNH NHẠC 89
PHỤ LỤC 01 96
PHỤ LỤC 02 111
TÁI LIỆU THAM KHẢO – MỤC LỤC 132
134

You might also like