You are on page 1of 126

NGUYỄN MINH NHẬT - TRƯƠNG THẾ TRUNG

GIÁO TRÌNH

THỰC TẬP CƠ BẢN


IN OFFSET TỜ RỜI
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM KỸ THUẬT
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
*******************

NGUYỄN MINH NHẬT- TRƢƠNG THẾ TRUNG

GIÁO TRÌNH

NHÀ XUẤT BẢN ĐẠI HỌC QUỐC GIA


THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
2
LỜI GIỚI THIỆU

Giới thiệu môn học:


Môn học Thực tập in offset, được áp dụng trong chương trình là kỹ
thuật in offset tờ rời. Môn học này giúp cho sinh viên (SV) có thể trực
tiếp tìm hiểu thực tế về máy in offset tờ rời đã được học lý thuyết trong
môn Đại cương in và Công nghệ in offset, cũng như tìm hiểu một số các
thiết bị về tự động hóa đã được học ở môn: An toàn và bảo trì, cơ điện tử
trong ngành in. Điều này đặc biệt quan trọng đối với những SV có định
hướng sẽ theo chuyên ngành in, còn đối với những SV sẽ theo học
chuyên ngành trước in và sau in thì môn học này sẽ giúp SV có thể xác
định được vai trò và tầm qua trọng của quá trình in trong toàn bộ quy
trình sản xuất in. Bao gồm:
 Quy trình vận hành máy in
 Cấu trúc máy in và nguyên lý vận hành của các bộ phận
 Vận hành và kiểm soát hệ thống cấp mực, cấp ẩm
 Kiểm soát vật liệu trong quá trình in
 Thiết lập thông số mực, kiểm soát chồng màu, màu sắc
 Cách thức kiểm tra trong quá trình in
 Vệ sinh công nghiệp
Sơ lược nội dung môn học
Những chủ đề chính mà môn học trang bị kiến thức cho sinh viên bao
gồm:
 Tìm hiểu công dụng và làm quen với các dụng cụ thao tác của
máy: cờ lê, khóa lục giác, cần siết cao su, dao múc mực, dụng cụ
tháo lắp khuôn in…
 Thực hành vỗ giấy (sắp xếp chồng giấy ngay ngắn, tạo lớp đệm
khí giữa các tờ giấy trong chồng giấy).
 Rèn luyện thói quen an toàn lao động khi vận hành máy, tìm hiểu
và làm quen các nút nhấn vận hành máy, các vị trí thao tác chung
và cách bố trí các hệ thống bên trong máy in offset tờ rời (gear
side, operation side)

3
 Thực hành tháo lắp khuôn in, canh bài in (vị trí hình ảnh in, cách
chồng màu) dựa trên quá trình điều chỉnh vị trí khuôn in trên máy
(bắn bản)
 Thực hành vận hành máy ở chế độ chuẩn bị, vận hành máy ở chế
độ cấp vật liệu, canh chỉnh và xử lý sự cố ở bộ phận cung cấp
giấy, bộ phận nhận giấy.
Yêu cầu kiến thức đầu vào
 Có kiến thức về các quy trình sản xuất in
 Nguyên lý, đặc điểm của các kỹ thuật in, vật liệu in
 Nắm vững các kiến thức cơ bản về an toàn lao động, kiến thức cơ
bản về tự động hóa
 Kiến thức về vật liệu in
Đầu ra dự kiến
Về kiến thức
 Mô tả được đặc điểm các bộ phận chính trong máy in offset tờ rời
 Phân biệt được các dạng máy in offset tờ rời
 Nhận biết và phân biệt một số cơ cấu truyền động cơ khí, các cơ
cấu an toàn trong máy
 Giải thích các vấn đề về mực/nước trong quá trình in
 Phân tích các đặc điểm của kỹ thuật in offset tờ rời
Về kỹ năng
 Nhận diện và sử dụng hợp lý các dụng cụ thao tác thông dụng của
máy in
 Thực hiện thuần thục các thao tác cơ bản trước và trong khi vận
hành máy:
 Vỗ giấy
 Tháo lắp bản in, canh chỉnh chồng màu
 Canh chỉnh hệ thống cấp mực, cấp ẩm
 Vận hành cung cấp vật liệu in qua máy.
 Đánh giá được những lỗi thường gặp khi thao tác tháo lắp bản
 Xử lý được sự cố rối giấy ở bộ phận cung cấp và nhận giấy
4
 Lập được trình tự các bước công việc khi vận hành máy.
 Có kỹ năng làm việc độc lập, đội nhóm.
Về thái độ
 Có ý thức tổ chức kỷ luật
 Tuân thủ quy trình làm việc theo chỉ dẫn của giáo viên, tuân thủ
các quy tắc an toàn lao động
 Thực hiện tốt yêu cầu vệ sinh công nghiệp, bảo dưỡng, bảo trì
thiết bị
 Kiến thức về vật liệu in
 Tuân thủ các quy tắc an toàn lao động
 Thực hiện tốt yêu cầu vệ sinh công nghiệp, bảo dưỡng, bảo trì
thiết bị

5
6
MỤC LỤC

PHẦN 1: NỘI DUNG LÝ THUYẾT & THỰC HÀNH


Bài 1: HỆ THỐNG CUNG CẤP VẬT LIỆU IN
A. Phần lý thuyết
1. Bộ phận cung cấp giấy .................................................................. 14
1.1 Thanh định vị chồng giấy ...................................................... 14
1.2 Bàn chứa giấy ........................................................................ 15
1.3 Chân vịt ................................................................................... 16
1.4 Ống thổi hơi tách tờ ............................................................... 17
1.5 Bộ phận tách tờ....................................................................... 18
1.6 Ống hút chân không ............................................................... 19
2. Bàn nạp giấy .................................................................................. 20
2.1 Bộ phận kiểm soát giấy đúp .................................................. 22
2.2 Bộ phận xử lý giấy bị cong vênh, nhăn ................................. 23
2.3 Hệ thống định vị ..................................................................... 24
2.4 Bánh xe dẫn giấy và bánh xe chổi lông................................. 28
B. Phần thực hành ............................................................................... 29
C. Câu hỏi ôn tập ................................................................................. 31
D. Tài liệu tham khảo .......................................................................... 31

Bài 2: HỆ THỐNG VẬN CHUYỂN VÀ NHẬN VẬT LIỆU


A. Phần lý thuyết
1. Bàn nhận giấy.............................................................................. 35
1.1 Bàn nhận giấy kiểu đơn giản ................................................. 36
1.2 Bàn nhận giấy thông dụng ..................................................... 36
2. Hệ thống vận chuyển .................................................................... 38
2.1 Guồng xích vô tận ................................................................... 38
2.2 Ống trung chuyển ................................................................... 39
7
3. Hệ thống ổn định giấy ................................................................... 42
3.1 Bộ phận giảm tốc độ tờ in ...................................................... 42
3.2 Bộ phận làm phẳng giấy ........................................................ 43
3.3 Dàn hơi thổi đè giấy ............................................................... 44
3.4 Bộ phận ổn định cạnh nhíp và cạnh đuôi tờ in .................... 44
3.5 Bộ phận ổn định cạnh hông tờ in .......................................... 45
3.6 Bộ phận phun bột ................................................................... 46
3.7 Bộ phận hỗ trợ lấy giấy ra ..................................................... 46
3.8 Cam nhả giấy ......................................................................... 47
B. Phần thực hành ............................................................................... 49
C. Câu hỏi ôn tập ................................................................................. 49
D. Tài liệu tham khảo .......................................................................... 49

Bài 3: ĐƠN VỊ IN
A. Phần lý thuyết
1. Ống bản .......................................................................................... 52
1.1 Lòng máng .............................................................................. 53
1.2 Thanh nẹp bản in.................................................................... 54
1.3 Điều chỉnh quay ống theo chiều chu vi ................................. 57
2. Ống cao su ...................................................................................... 58
3. Ống ép in ........................................................................................ 60
4. Bánh răng truyền động ................................................................. 62
B. Phần thực hành .............................................................................. 62
C. Câu hỏi ôn tập ................................................................................ 65
D. Tài liệu tham khảo ......................................................................... 65

Bài 4: HỆ THỐNG CẤP MỰC VÀ HỆ THỐNG CẤP ẨM


A. Phần lý thuyết
1. Hệ thống cấp mực ......................................................................... 67

8
1.1 Máng mực và lô máng mực ................................................... 68
1.2 Lô lấy mực............................................................................... 69
1.3 Lô phân phối mực .................................................................. 70
1.4 Lô chà mực ............................................................................. 72
2. Hệ thống làm ẩm bản in ............................................................... 73
3. Điều chỉnh lƣợng mực và lƣợng dung dịch làm ẩm ................... 79
3.1 Cách điều chỉnh lƣợng mực .................................................. 79
3.2 Cách điều chỉnh lƣợng dung dịch làm ẩm .......................... 79
B. Phần thực hành .............................................................................. 80
C. Câu hỏi ôn tập ................................................................................. 85
D. Tài liệu tham khảo .......................................................................... 85

Bài 5: CHUẨN BỊ CHO QUÁ TRÌNH IN VÀ SỰ CÂN BẰNG MỰC


- NƢỚC
A.Phần lý thuyết
1. Chuẩn bị cho quá trình in ............................................................ 87
1.1 Chuẩn bị giấy dơ ................................................................... 87
1.2 Canh chỉnh vị trí hình ảnh in ............................................... 87
1.3 Canh chỉnh màu sắc ............................................................... 88
1.4 Lƣu giữ tờ in ......................................................................... 89
2. Sự cân bằng mực nƣớc ................................................................. 89
B. Phần thực hành ............................................................................... 92
C. Câu hỏi ôn tập ............................................................................... 101
D. Tài liệu tham khảo ........................................................................ 101

PHẦN 2: HƢỚNG DẪN SỬ DỤNG THIẾT BỊ


1.Bố trí tổng quan của máy ........................................................... 106
2. Canh chỉnh bộ phân cấp giấy ..................................................... 109
3. Canh chỉnh bộ phận cấp mực, cấp ẩm ...................................... 114
4. Điều chỉnh bộ phận nhận giấy ................................................... 123

9
10
PHẦN 1
NỘI DUNG LÝ THUYẾT
& THỰC HÀNH

11
12
Bài 1
HỆ THỐNG CUNG CẤP VẬT LIỆU IN

Mục tiêu bài học


Sau bài học này người học có khả năng:
 Phân biệt rõ các cơ cấu vận hành của bộ phận cấp giấy, cách
hoạt động của các thiết bị, phương thức kiểm soát hoạt động
đồng bộ của chúng.
 Điều chỉnh được các cơ cấu tách tờ, dẫn giấy, điều chỉnh tay kê,
chọn tay kê đầu phù hợp với từng loại và khổ giấy
 Thực hành vỗ giấy với yêu cầu giấy bung, tơi và được xếp lại
chồng ngay ngắn.

A. PHẦN LÝ THUYẾT
Hệ thống cung cấp vật liệu được thiết kế để cung cấp giấy in tờ rời
một cách ổn định cho bộ phận in. Nếu hệ thống này gặp sự cố thì quá
trình vận hành và chất lượng của tờ in sẽ bị ảnh hưởng rất lớn.
Các nhà sản xuất thường chế tạo các loại máy in của họ với những
đặc trưng riêng biệt; tuy nhiên, các bộ phận và các chức năng cơ bản của
các loại máy in này đều có những điểm chung giống nhau. Thực tế cho
thấy rằng tất cả các hệ thống cung cấp giấy tờ rời đều phải có các bộ
phận chính sau:
- Thanh định vị chồng giấy
- Bàn chứa giấy
- Bộ phận hơi thổi bung chồng giấy
- Bộ phận tách tờ (lưỡi gà)
- Ống hút chân không
- Bàn nạp giấy (bàn dẫn giấy/bàn dây băng)
- Bánh xe dẫn và dây băng vận chuyển
- Bộ phận định vị giấy (tay kê hông, tay kê đầu)

13
Cụm hút – tách tờ

Hình1: Bố trí tổng thể các chi tiết của bộ phận cung cấp giấy
Các bộ phận trên được phân làmdạng tờ rời
hai nhóm:

- Nhóm thuộc bộ phận cung cấp: thanh định vị, bàn chứa giấy, bộ
phận hơi thổi, bộ phận tách tờ, bộ phận hút chân không.
- Nhóm thuộc khu vực bàn nạp giấy: bàn nạp giấy, bánh xe dẫn
giấy, hệ thống định vị…

1. BỘ PHẬN CUNG CẤP GIẤY


1.1 Thanh định vị chồng giấy
Tay kê định vị đặt tại bàn nhân giấy, đó là hai thanh sắt hoặc nhôm
dựng thẳng đứng dọc theo chiều cao của bàn nhận giấy, được gắn trên
một cây thước nằm ngang vuông góc với nó. Trên đó có ghi kích thước
của khổ giấy cần in, từ khổ in tối thiểu đến khổ in tối đa. Chúng có nhiệm
vụ bảo đảm cho chồng giấy in đưa vào đúng kích thước và giữ vị trí của
14
cây giấy ổn định. Chức năng thứ hai là giữ cho chồng giấy gọn gàng, bảo
đảm cho tờ giấy in đi vào bàn nạp giấy một cách ổn định.
1.2 Bàn chứa giấy
Tùy thuộc vào từng hãng thiết kế, có hai dạng thông dụng:
Dạng bàn rời: Dạng bàn này thường là bàn được làm bằng thép tấm
được dập định hình có gắn bánh xe thuận tiện cho việc di chuyển hoặc
đơn giản là các tấm gỗ phẳng được ghép lại với nhau. Các bàn này được
lắp lên máy nhờ vào hai thanh gá bằng thép có thể di chuyển lên xuống
nhờ truyền động bằng xích.
Dạng treo cố định: được làm từ thép tấm dày, đóng vai trò như
thang nâng, được treo trên máy nhờ bốn điểm treo tại bốn góc và có thể
nâng lên hạ xuống dễ dàng nhờ chuyển động của bốn dây xích treo. Các
máy in sử dụng bàn nhận giấy kiểu này thường là máy in khổ lớn (từ 72
x 102 cm trở lên), giấy được xếp ngay ngắn trên một bàn chứa trung gian
bằng gỗ được thiết kế riêng và đặt bên ngoài. Sau khi đã chất đủ lượng
giấy một cách ngay ngắn trên bàn trung gian, bàn sẽ được vận chuyển đặt
vào bàn nhận bằng xe nâng pallet. Ưu điểm của bàn nhận giấy dạng này
là giúp cho máy vận hành liên tục, không phải ngừng để chờ nạp giấy.
Trong quá trình in, khi chồng giấy in vơi đi thì bàn nhận sẽ tự động
điều chỉnh nâng lên. Sự điều chỉnh này có tầm quan trọng rất lớn, đảm
bảo cho giấy được cung cấp liên tục cho quá trình in. Cơ cấu tự nâng lên
này được điều khiển nhờ tác động của chân vịt lên chồng giấy, đồng thời
dựa vào hoạt động của các đầu dò cơ học (công tắc hành trình), các cảm
biến quang học. Độ cao dịch chuyển của cả chồng giấy được kiểm soát
chặt chẽ nhằm tránh xảy ra sự cố chồng giấy bị nâng lên quá giới hạn cho
phép.

a. b.

15
Hình 2:

a: bàn chứa giấy rời

b : bàn chứa giấy


dạng treo cố định

c: thanh định vị và
bàn chứa giấy
c.

Trước khi đặt giấy vào bàn, cần đo kích thước của tờ giấy. Di
chuyển thanh định vị phù hợp với khổ giấy. Tuy nhiên, để chừa khoảng
kéo cho tay kê ta cần dịch chuyển thanh định vị phía tay kê vào 5mm, vì
khi giấy ra thẳng hàng tay kê hông cần một khoảng trống để định vị tờ
giấy trước khi vào đơn vị in. Trên một số máy có phần bù trừ này trên hệ
thống tay kê hông, thì không cần phải dịch chuyển thanh định vị vào
5mm nữa.
1.3 Chân vịt
Chân vịt: là tên gọi khá phổ biến được các thợ in sử dụng để chỉ bộ
phận giữ chồng giấy trong cụm hút tách tờ do có hình dạng rất giống với
chân của vịt.
Bộ phận này được đặt ở giữa chồng giấy, dùng để chặn lên chồng
giấy sau khi ống hút đã hút tờ giấy trên cùng lên khỏi chồng giấy. Để tăng
hiệu quả tách tờ, ở giữa chân vịt được thiết kế các lỗ nhỏ để cấp một lượng
hơi thổi vào giữa tờ giấy đã được hút lên và chồng giấy. Lượng hơi thổi
này sẽ tạo thành lớp đệm khí giúp tờ giấy dễ dàng được đưa vào bàn nạp.
Sự di chuyển của chân vịt còn giúp cho việc nâng bàn lên khi
chồng giấy bị vơi đi. Quỹ đạo của chân vịt có hình vòng cung, đầu trên
được nối với một Role (Relay), khi chồng giấy vơi đi thì hành trình của
chân vịt cũng dài ra, đầu trên của chân vịt sẽ kích vào Role điều khiển
motor tự động nâng bàn lên. Bàn được nâng lên với một khoảng nhất
định, khoảng cách này có thể được điều chỉnh tuỳ theo tình trạng hoạt
động của máy.
Ngoài ra, một số máy sử dụng kiểu thiết kế chân vịt chỉ đóng vai
trò dò độ cao và đè chồng giấy, không kèm theo chức năng thổi khí mà
16
thay vào đó là các ống thổi gió phụ cũng hoạt động phối hợp theo chu kỳ
với chân vịt. Chúng được bố trí đối xứng hai bên chân vịt để thổi gió
nâng tờ giấy lên.

Điều khiển lượng hơi hút Điều khiển lượng hơi thổi

Hình 3: Luồng hơi hút và thổi trong hệ thống hút - tách tờ

1.4 Ống thổi hơi tách tờ


Tác dụng chính của ống thổi bung chồng giấy là cung cấp hơi thổi
làm các tờ giấy trên chồng giấy (5-10 tờ) tách rời nhau ra, giúp cho việc
hút tách giấy ra khỏi chồng giấy trở nên dễ dàng.
Với dạng máy có kiểu thiết kế bàn chứa giấy chỉ cho phép đưa vào
máy 1 tờ in trong mỗi vòng quay của máy in thì ống thổi hơi thường là
ống bằng kim loại (hay nhựa) được khoan lỗ ở phần dưới cùng. Không khí
được thổi trong ống và thoát ra ngoài qua các lỗ nhỏ ở cuối ống tạo thành
một luồng hơi thổi trực tiếp vào đầu ch
ồng giấy (cạnh nhíp bắt). Đối với máy có kiểu thiết kế bàn chứa giấy
cho phép đưa giấy vào máy theo dòng (gối đầu lên nhau) thì ống thổi
được bố trí ở đuôi chồng giấy.
Vị trí đặt ống thổi tách tờ thường được điều chỉnh thấp hơn hoặc
cao hơn chồng giấy, lượng hơi thổi cũng điều chỉnh được tùy vào lọai
giấy in. Nói chung việc điều chỉnh này tùy thuộc tình huống thực tế khi
máy hoạt động. Thông thường khi canh chỉnh ban đầu, ống thổi được để
ngang bằng với chồng giấy, hệ thống cấp hơi cho phép điều chỉnh lượng
hơi cung cấp giữa ống thổi và chân vịt một cách độc lập, một số loại máy
còn cho phép gắn thêm các ống thổi ở hai cạnh hông của mép giấy để
tăng cường hơi thổi tách tờ ở nhiều vị trí.

17
Hình 4: Ống thổi hơi
Giấy

1.5 Bộ phận tách tờ


Dạng phổ biến nhất là loại bao gồm những miếng thép mỏng dài có
độ đàn hồi cao, có bề rộng khoảng 1 cm, độ dày 0.05 - 0.3mm, phần tiếp
xúc với chồng giấy có hình vòng cung được xếp chồng lên nhau. Tên gọi
thông dụng của bộ phận này là : “lưỡi gà”. Trong quá trình hoạt động,
miếng thép trên cùng tiếp xúc với chồng giấy và có nhiệm vụ ngăn cản
các tờ giấy còn lại trong chồng giấy không bị bung lên khi mỗi một tờ
giấy đã được bộ phận núm hút hút lên. Ngoài ra, còn một dạng nữa sử
dụng chổi lông để tách tờ như hình vẽ phía dưới bên trái.

Hình 5: Bộ
phận tách tờ

Khi chồng giấy được thổi bung lên, tờ trên cùng được ống hút nâng
lên, lưỡi gà tiếp xúc với tờ trên cùng của chồng giấy, do độ mềm dẻo nó
uốn cong theo chiều đi lên của giấy cho phép chỉ một tờ giấy đi qua. Sau
khi tờ giấy trên cùng được nâng lên, do tính đàn hồi của lưỡi thép nó
bung trở lại và đè lên tờ kế tiếp, giữ tờ này lại.
Với mỗi loại giấy khác nhau, vị trí và áp lực của lưỡi gà khác nhau.
Khi in với loại giấy càng dày thì càng dễ tách tờ, do vậy lưỡi gà sẽ được
đặt cao hơn và khoảng cách lấn sâu vào chồng giấy ít hơn so với khi in
loại giấy mỏng. Giấy càng mỏng thì áp lực của lưỡi gà để trên chồng giấy
càng tăng và khoản cách lấn sâu vào chồng giấy tăng.

18
1.6 Ống hút chân không
Mỗi tờ giấy được nâng lên và đưa vào bàn nạp là nhờ có ống hút chân
không. Những ống này thường có đầu gắn thêm núm cao su để tăng thêm diện
tích tiếp xúc cũng như có tác dụng làm kín nhằm giữ giấy chặt hơn. Tùy thuộc
đặc tính hoạt động của ống hút mà người ta phân biệt thành hai loại: ống hút
nâng và ống hút đưa. Đối với núm hút nâng, khi cam điều chỉnh chu kỳ hơi
hút quay tới đúng vị trí cần thiết, nó cho phép lượng hơi hút chân không đi tới
ống hút nâng làm cho giấy được hút lên và giữ nó đúng vị trí.
Khi núm hút nâng hút giấy lên, núm hút đưa di chuyển đến vị trí
thích hợp để nhận giấy, lúc này một lượng hơi hút sẽ được cung cấp cho
ống hút đưa để hút giữ tờ giấy đồng thời hơi hút trong ống hút nâng sẽ bị
ngắt, ống hút đưa tiếp tục giữ và đưa giấy vào bàn nạp.
Lượng hơi hút, độ cao và góc nghiêng của ống hút nâng và ống hút
đưa đều có thể điều chỉnh được tùy theo từng loại giấy.

Cánh tay đòn


mang ống hút đưa

ống hút đưa ống hút nâng


ống thổi hơi tách tờ

Bộ phận tách tờ

Chân vịt có kết


hợp hơi thổi

19
Hình 6: Vị trí các bộ phận và hoạt động của hệ thống hút-tách tờ
2. BÀN NẠP GIẤY (BÀN DẪN GIẤY/ DÂY BĂNG)
Bộ phận này có nhiệm vụ dẫn giấy sau khi đã tách khỏi chồng giấy
đi vào đơn vị in. Có hai dạng bàn nạp giấy:
- Bàn nạp giấy từng tờ (single sheet feeder)
- Bàn nạp giấy theo “dòng” (stream feeder)
Sự khác biệt dễ nhận thấy nhất là dựa vào cách bố trí hệ thống hút
tách tờ đi kèm với hai dạng bàn nạp giấy trên. Với bàn nạp giấy từng tờ,
giấy được hút tách ở phần đầu chồng giấy, giữa hai tờ liên tiếp luôn có
một khoảng trống nhất định. Ngược lại, với bàn nạp giấy theo “dòng”
giấy được tách ở phía đuôi của chồng giấy, đầu của tờ giấy in sau xếp
trên đuôi của tờ giấy trước lần lượt và liên tiếp đi vào máy in.

Tay kê đầu Nhíp gắp Ống hút hơi: hút và


Nhíp Bàn nạp chuyển giấy
Chồng giấy
chuyền

Ống ép

20
Hình 8: Bàn nạp giấy từng tờ sử dụng bộ hút tách ở đầu chồng giấy
OÁng eùp in OÁng huùt ñöa
Baùnh xe Truïc keùo

Baùnh xe choåi loâng daây baêng

Caây giaáy

Tay keâ ñaàu


Baøn naïp giaáy Daây baêng

Hình 9: Bàn nạp giấy theo dòng (stream feeder) sử dụng ống hút
chân không ở đuôi chồng giấy 21
Mặc dù phương thức để chuyển giấy xuống bàn nạp có khá nhiều
cách khác nhau giữa các lọai máy in của các hãng khác nhau, nhưng ở
bàn nạp giấy đa số có những thành phần giống nhau, cụ thể là những bộ
phận sau:
- Bộ phận kiểm soát giấy đúp (kiểm soát 2 tờ)
- Bộ hãm giấy và chống nhăn
- Tay kê hông
- Tay kê đầu
- Bánh xe cao su và bánh xe chổi lông

Hình 10: Sơ đồ bố
trí các chi tiết trên
bàn nạp giấy

2.1 Bộ phận kiểm soát giấy đúp


Như tên gọi của nó, đây là thiết bị được đặt trên bàn nạp của hầu
hết các máy in hiện đại để dò tìm giấy bị đúp. Giấy được gọi là đúp khi
từ bàn cấp giấy đưa vào bàn nạp nhiều hơn một tờ trong một vòng in. Bộ
phận này được điều khiển bằng điện hoặc điện tử thông qua cơ cấu tác
động bằng cơ học. Với hệ thống này, khi giấy bị đúp tức là độ dày tờ in
đã tăng lên, điều đó cũng có nghĩa là áp lực tác động lên bánh xe kiểm
soát tăng kích vào công tắc hành trình đóng ngắt mạch điều khiển dây
băng và làm cho nó nối mạch và sẽ làm dừng máy.
Trong thực tế khi vận hành, giấy thường được xếp gối đầu lên
nhau, do vậy khi canh chỉnh khoảng cách giữa hai bánh xe của chúng cần
có độ hở tương đương với hai lần độ dày của giấy in. Khi giấy bị đúp, độ
dày của chúng tăng lên làm khởi động bộ phận này.
Đối với các máy in thế hệ mới, bộ phận này được sử dụng kết hợp
đầu dò cơ học và cảm biến quang học, cảm biến sóng âm hoặc cảm biến
điện dung. Tuy nhiên, cũng dựa trên nguyên lý: khi giấy bị đúp, hay nói

22
cách khác, giấy bị tách không thành từng tờ riêng biệt thì, khi đi qua
điểm kiểm soát, độ dày của giấy sẽ tăng lên đột ngột, do đó bị phát hiện
và ngăn chặn. Tình trạng giấy đúp khi đưa vào đơn vị in sẽ làm gia tăng
áp lực in, gây hỏng cao su, gây rối giấy….

1. Bánh xe áp lực

2. Bánh xe dẫn

3. Bánh xe di chuyển vị trí

4. Núm điều chỉnh khoảng


cách

Hình 11: Cơ cấu bộ


kiểm soát giấy đúp và
hình chụp thực tế

2.2 Bộ phận xử lý giấy bị cong vênh, nhăn


Có nhiều nguyên nhân làm cho giấy in có khuynh hướng bị nhăn,
cong vênh mép. Để triệt tiêu hiện tượng này, hầu hết các lọai máy in đều
có các thiết bị chống nhăn để đảm bảo cho tờ giấy in chuyển xuống bàn
nạp trong một trạng thái tương đối bằng phẳng. Nếu tờ giấy in bị nhăn
(hoặc cong vênh), nó sẽ gây ra tình trạng rối hoặc kẹt giấy trên bàn nạp;

23
lúc này, nhờ vào một cơ cấu đầu dò quang học hoặc cơ học máy sẽ phát
hiện và tự động dừng.
Ngoài bộ phận chống nhăn tích hợp sẵn trên máy, hầu hết các máy
in còn được bổ sung thêm một vài thiết bị hỗ trợ đơn giản như: các bánh
xe, chổi lông, bi, các thanh đè có gắn lá thép mỏng … nhằm đảm bảo cho
giấy in di chuyển trên bàn nạp “êm” hơn; hầu hết được sắp xếp rộng rãi
bao phủ trên tòan bộ khổ của tờ giấy in hoặc ở vị trí cuối của bàn nạp
giấy trước khi giấy đi vào đơn vị in.

Hình 12: Các thanh đè giấy chống cong vênh

2.3 Hệ thống định vị


Hệ thống này nhằm đảm bảo cho mọi tờ giấy in khi đưa vào đơn vị
in đều được định vị như nhau, nghĩa là có những thông số về vị trí giống
nhau. Điều này ảnh hưởng rất lớn đến việc in chồng màu chính xác và
quá trình thành phẩm sau khi in.

24
Ñieàu chænh
khoå giaáy
Điều chỉnh
áp lực bánh
xe kéo giấy

Giaáy vaøo

Höôùng di
Thanh Baùnh xe Tay kê hông chuyeån
tröôït keùo giấy

Ñieàu khieån chuyển động kéo

Hình 13: Tay kê hông dạng kéo giấy

Giấy trước khi đi vào đơn vị in sẽ được định vị trên bàn nạp giấy
tại hai cạnh giấy: cạnh nhíp và cạnh hông. Bộ phận định vị tại hai vị trí
này được gọi là tay kê hông và tay kê đầu. Trước tiên, giấy sẽ được định
vị tại vi trí tay kê đầu, sau đó tay kê hông sẽ thực hiện quá trình kéo hoặc
đẩy để định vị tờ giấy.
a. Tay kê hông/ tay kê biên (side lay)
Có hai lọai tay kê cơ bản, đó là: tay kê dạng đẩy và tay kê dạng
kéo.
- Tay kê đẩy
Tay kê đẩy được chế tạo để tiếp cận với cạnh bên hông của tờ giấy
in và đẩy nó vào vị trí cố định trước khi đưa vào ống ép in. Các loại tay
kê đẩy này thường chỉ được dùng trên các lọai máy in có khổ in nhỏ và
trung bình. Chúng cũng thường được dùng trên các loại máy sử dụng cơ
cấu bàn nạp giấy từng tờ.
25
Lọai tay kê này có nhược điểm khoảng đẩy ngắn, khả năng giữ ổn
định canh hông giấy không tốt, đây là nguyên nhân chính làm cho giấy
in bị cong mép trước khi được đẩy vào vị trí định vị.
Để khắc phục nhược điểm này, bàn nạp từng tờ trên các máy in khổ nhỏ
được uốn cong thành hình vòng cung giúp giấy di chuyển ổn định hơn.
- Tay kê kéo
Tay kê kéo được chế tạo để tiếp cận với cạnh bên hông của tờ giấy
in, vị trí đặt nó cũng giống với vị trí của tay kê đẩy. Nó họat động cùng với
nhịp xuống của máy in. Mỗi nhịp làm việc của nó gập xuống kết hợp với
vòng quay của bánh xe kéo tờ giấy in tiếp xúc sát vào tấm bản định vị của
tay kê. Lọai tay kê này hầu hết được sử dụng cho các lọai máy in khổ lớn,
chạy với tốc độ cao và luôn sử dụng hệ thống bàn nạp giấy theo dòng.
Các tay kê này được đặt ở cả hai bên hông của bàn nạp giấy. Trong
một lần in chỉ sử dụng một bên tay kê. Trên thực tế, có sự nhầm lẫn về
cách gọi tên hai loại tay kê, một số người thường quy ước tay kê gần
với người điều khiển gọi là tay kê kéo, ở xa người điều khiển (phía truyền
động) gọi là tay kê đẩy, nhưng hai tay kê này đều thuộc 1 trong 2 dạng
tay kê đã phân biệt chứ không có kết hợp cả hai loại tay kê trên một
máy.
Có hai cách để điều chỉnh tay kê: điều chỉnh thô (điều chỉnh với
khoảng cách lớn) là cách điều chỉnh dùng đưa tay kê vào vị trí đúng kích
thước khổ giấy in; điều chỉnh tinh ở kích thước rất nhỏ, khi đó việc canh
chỉnh đã chính xác và việc in sản lượng bắt đầu.

Tay kê đầu Tấm đè giấy cong

Hướng di chuyển Chiều kéo Tấm huùt Ñieåm ñònh vò


của giấy giấy daïng phaúng
26
Hình 14: Hoạt động của tay kê hông
b. Tay kê đầu (front lay)
Với tay kê hông, chỉ dùng duy nhất một điểm tiếp xúc ở mép của tờ
giấy in để định vị. Tay kê đầu đòi hỏi phải có hai điểm để định vị. Tay kê
đầu có nhiệm vụ giữ và cố định cạnh nhíp của tờ giấy in trước khi nhíp
trao đưa giấy vào ống ép.

Tay kê đầu

Hình 15: Vị trí của tay kê đầu


Giấy đã được Tay kê Tay kê
định vị ngay ngắn đầu hông

Hướng vào Hướng


đơn vị in định vị

Giấy đi vào máy Bàn nạp

Hình 15: Vị trí tay kê hông và tay kê đầu

Tay kê đầu có khả năng dịch chuyển tới hay lùi (lên hay xuống đầu
giấy) để người thợ in có khả năng tăng hay giảm khỏang kẹp giấy của
27
nhíp bắt. Khỏang cách này không được thay đổi khi in sản lượng, mỗi
một tay kê đầu đều có thể điều chỉnh riêng biệt mà không ảnh hưởng đến
tay kê còn lại. Ví dụ tay kê bên phải điều chỉnh đi lên trong khi tay kê
bên trái điều chỉnh đi xuống. Thông thường trên máy in luôn có ít nhất
hai cặp tay kê đầu, chúng được sử dụng tùy theo khổ của giấy in.
2.4 Bánh xe dẫn giấy và bánh xe chổi lông
Để vận chuyển giấy xuống đơn vị in, bàn nạp được bố trí hệ thống dây
băng và bánh xe dẫn giấy bằng nhựa hay cao su. Dây băng chạy theo tốc độ
tỉ lệ với tốc độ của máy in, dưới áp lực đè xuống của bánh xe và được kéo đi
bởi dây băng, giấy được đưa xuống. Khi đến tay kê đầu giấy được chặn lại
và cố định đầu nhíp bởi tay kê đầu, đồng thời tay kê hông kéo/ đẩy giấy vào
để cố định cạnh hông. Như vậy, trước khi vào đơn vị in, giấy được cố định
tại ba điểm (hai điểm ở cạnh nhíp, một điểm ở cạnh hông)
Khi giấy đi xuống và đụng vào tay kê với tốc độ cao nó có khuynh
hướng dội ngược lại, để tránh hiện tượng này ở đuôi giấy người ta dùng
bánh xe chổi lông đặt ở đuôi tờ giấy để triệt tiêu lực hiện tượng này. Các
bánh xe phải được đặt từng cặp song song và thẳng hàng với nhau. Áp
lực ở hai bên phải đồng đều nhau và vừa đủ để vận chuyển giấy, nếu áp
lực các bánh xe quá lớn thì giấy có khuynh hướng bị cong ở giữa, nhất là
các loại giấy mỏng.

Giấy Bánh xe chổi lông

28
Hình 16: Bánh xe chổi lông trên bàn nạp giấy

B. PHẦN THỰC HÀNH

STT Các bƣớc Nội dung bƣớc công Yêu cầu kỹ thuật
thực hành việc
 Nhận giấy - Phải xác định đúng
01 Kiểm tra  Đo khổ giấy, độ dày giấy thông số khổ giấy, độ
vật liệu dày giấy
 Thực tập vỗ giấy
- Vỗ giấy phải tơi đều,
xếp được chồng giấy
ngay ngắn sau khi vỗ
 Điều chỉnh vị trí thanh
định vị góc bằng cách
nới lỏng 2 ốc định vị
Điều chỉnh hai bên, dùng tay nới - Thanh định vị góc
thanh định lỏng 2 ốc khóa của phải đúng vị trí số chỉ
02
vị góc tại thanh định vị. trên thước đo, 2 thanh
bộ phận định vị phải song song
cấp giấy  Di chuyển thanh định với nhau và vuông góc
của máy vị đến đúng số chỉ với thước đo
tương ứng với khổ giấy
trên thước đo của máy.
 Khóa ốc định vị
03 Đưa giấy  Nhấn nút hạ bàn nạp
vào bàn giấy xuống đúng độ
- Đặt giấy ngay ngắn
nhận giấy cao phù hợp dễ thao
trên bàn chứa.
tác nhất
 Đặt giấy vào bàn nạp
 Kéo cụm hút tách tờ ra
tới vị trí tương đối sao
cho chân vịt đè giấy
nằm trong vị trí lọt
lòng gần mép đuôi
giấy.

29
 Nhấn nút cho máy
chạy “rùa”, cho bàn
dây băng hoạt động,
bàn nạp giấy tự động
nâng lên đến độ cao
phù hợp khi chồng
Điều chỉnh giấy chạm vào chân vịt
bộ phận đè giấy, bàn nạp giấy
04 - Điều chỉnh theo thông
tách tờ tự động ngừng quá số hướng dẫn canh
phù hợp trình nâng chỉnh bên car-te máy
với khổ
giấy  Dừng máy, kéo bộ hút
tách tới đúng vị trí sao
cho mép đầu của chân
vịt ăn sâu vào mép
đuôi chồng giấy từ 8-
10 mm
 Điều chỉnh lưỡi gà tách
tờ
 Điều chỉnh vị trí 2 khối
nhựa đè góc giấy
 Điều chỉnh độ cao của
dàn núm hút nâng,
núm hút đưa giấy.
 Xoay đồng hồ tinh - Tay kê hông phải ở
chỉnh về 0 đúng vị trí, Tay kê
hông được thiết kế để
05 Canh  Kéo tay kê hông tới
bù trừ khoản cách kéo
chỉnh tay đúng vị trí số chỉ tương
giấy nên không phải
kê hông và ứng của khổ giấy trên
trừ hao khi canh chỉnh
tay kê đầu thước đo, khóa ốc hãm
lại
 Nhấp máy tới khi nào - Giấy phải chạm sát tay
tay kê đầu đưa lên hết kê đầu.
cỡ chạm vào đầu bàn
nạp giấy. Xoay đồng
hồ tinh chỉnh sai số ở 2
bên tay kê về vị trí số 0
 Đặt 1 tờ giấy vào bàn nạp
30
06 Canh  Quan sát đèn báo trên
chỉnh bộ bàn điều khiển báo chế
kiểm soát độ tự điều chỉnh độ
2 tờ dày giấy. Sau khi đèn
chuyển sang chế độ
nhấp nháy. Lấy giấy ra,
sau đó đưa 2 tờ giấy - Máy phải dừng khi
vào để máy tự dò. Chờ giấy bị đúp
tới khi đèn chớp tắt rồi
ngừng hẳn, lấy 1 tờ
giấy ra.
 Lấy 1 tờ giấy cắt ra 1
băng giấy kích thước
25x 100 mm, sau đó
gấp lại làm 4.
 Cho vào giữa khe hở
của lô gia tốc tờ in và
bánh xe dò độ dày,
điều chỉnh núm vặn ở
bộ dò chống đúm tờ
sao cho bánh xe vừa
chạm vào giấy và đèn
báo sáng lên là được
07 Canh  Trên bàn nạp còn 1 tờ - Bánh xe chổi lông
chỉnh bánh giấy, kéo dàn thanh phải ở vị trí sao cho
xe chổi trượt chứa bánh xe đường thẳng đi qua
lông và chổi lông và bánh xe tâm của trục bánh xe
các bánh đè giấy tới vị trí phù và vuông góc với mặt
xe khác. hợp khổ giấy bàn sẽ tiếp xúc với
mép đuôi của tờ giấy.
 Canh chỉnh áp lực các
bánh xe - Áp lực phải phù hợp
không quá nặng hoặc
quá nhẹ, không để lại
vết hằn trên giấy.

08 Điều chỉnh  Tại vị trí bàn nhận


bàn ra giấy, mở khóa tay vặn
giấy để điều chỉnh 2 thanh
- Giấy kéo vào không bị
31
vỗ hông ra vị trí khổ rối
giấy lớn nhất.
 Nhấp máy cho giấy
được kéo ra khỏi bàn
nạp giấy vào đơn vị in - Giấy không bị 2 thanh
và ra tới bàn nhận giấy vỗ đẩy cong lên, 2
thanh vỗ phải vỗ sát
 Khi giấy rớt ra bàn vào 2 cạnh giấy.
nhận giấy, điều chỉnh 2
thanh vỗ hông chạm
vào 2 bên cạnh giấy
09 Chạy dây  Nhấn cho máy chạy ở `Chú ý:
băng. chế độ vận hành Khi giấy bị rối, lập tức
 Nhấn nút cho bàn dây nhấn nút dừng bàn dây
băng hoạt động băng trước rồi mới tắt
bơm hơi hút thổi.
 Mở bơm để cấp hơi hút
tách tờ
 Quan sát quá trình giấy
được vận chuyển từ bàn
nạp vào đơn vị in
 Kiểm tra và điều chỉnh
lại bộ phận hút tách tờ
và các bánh xe trên bàn
dây băng sao cho giấy
vận chuyển đều

10 Cho chạy  Khi đã canh chỉnh ổn


máy cung định, cho máy chạy ở - Giấy ra phải liên tục
cấp vật chế độ chạy sản lượng, đều đặn và ngay ngắn
liệu ở chế tăng tốc độ máy lên từ
độ chạy 5000 - 7000 tờ/giờ cho
sản lượng đến khi hết giấy.
 Khi tờ giấy cuối cùng đã
nằm trên bàn dây băng,
tắt hơi hút, chờ giấy vào
đơn vị in rồi mới tắt bàn
dây băng , giảm tốc độ
và dừng máy.
32
C. CÂU HỎI ÔN TẬP
- Hãy phân biệt sự khác nhau giữa hai dạng bàn nạp giấy trên máy
in offset tờ rời.
- Trình bày lại thứ tự các bước công việc của quá trình canh chỉnh
khi chạy vật liệu qua máy.

D. TÀI LIỆU THAM KHẢO


Hanbook of Print Media – Helmut Kipphan

33
34
Bài 2
HỆ THỐNG VẬN CHUYỂN VÀ
NHẬN VẬT LIỆU

Mục tiêu bài học


Sau bài học này, người học có khả năng :
 Xác định được cơ cấu làm việc của bộ phận nhận giấy in ra và
phương thức hoạt động để điều chỉnh cho phù hợp với từng khổ
giấy
 Điều khiển được các hệ thống hỗ trợ để giấy mới in ra ổn định
thành chồng ngay ngắn, không bị lem hay trầy xước..
 Thực hành canh chỉnh đồng bộ các bộ phận nhận và vận chuyển
giấy trong máy in thuần thục

A. PHẦN LÝ THUYẾT
1. BÀN NHẬN GIẤY ( DELIVERY PILE )
Công dụng của bộ phận này là nhận những tờ giấy in từ đơn vị in
đưa ra, nó không làm ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng tờ in trong quá
trình in. Tùy thuộc vào kiểu máy, bộ phận này có nhiều hình thức đa
dạng với nhiều cách điều chỉnh khác nhau. Khi một tờ in được xem là tốt,
nó phải đảm bảo được các yếu tố sau:
- Mực in bám chắc trên mặt và khô
- Các tờ in được sắp xếp gọn gàng và ngăn nắp trên cây giấy. Điều
này cho phép các công đoạn sau như cắt, bế, gấp… hay in các màu sau
được thuận lợi hơn.

Hình17: Bộ phận nhận


giấy sau khi đã in xong

35
1.1 Bàn nhận giấy kiểu đơn giản
Những loại máy in offset tờ rời khổ nhỏ thường dùng máng trượt.
Với loại này, tờ in được phóng ra khỏi đơn vị đến bàn nhận và được chặn
lại nhờ một tấm chắn. Máng trượt có tác dụng dẫn giấy đến bàn nhận. Đó
là cách chuyển và nhận giấy trực tiếp. Với dạng này, việc điều chỉnh
nhanh chóng và dễ dàng, ít thao tác nhưng nó cũng gặp nhiều bất lợi :
 Chỉ thích hợp cho số lượng in nhỏ. Đòi hỏi người vận hành phải dùng
tay để xếp thành chồng trong khi mực chưa bám chắc trên giấy.
 Giấy ra không đều, dễ bị rối giấy khi giấy ra khỏi đơn vị in.
 Khi diện tích hình ảnh in lớn (chiếm gần hết tờ giấy) sẽ rất khó
để đặt các tờ giấy in chồng lên nhau.
 Khi tăng tốc độ, giấy đụng mạnh vào tấm chắn hay tay kê đầu
gây móp cạnh giấy và dễ bị bật lại phía sau.
.

Hình 18: Dạng máy


khổ nhỏ dùng máng
trượt để nhận giấy.

1.2 Bàn nhận giấy thông dụng


Những máy in offset tờ rời thường sử dụng hệ thống bàn nhận giấy
kết hợp với bộ phận vận chuyển giấy bằng guồng xích vô tận để nhận
giấy từ ống ép in ở đơn vị in cuối cùng (máy nhiều màu)/ đơn vị in ra tới
bàn nhận.
Có hai dạng bàn nhận:
36
- Dạng bàn bố trí thấp: được dùng cho máy khổ trung bình và nhỏ
do phù hợp với tính năng thiết kế của máy dùng để in với số lượng vừa
phải. Phần lớn máy in offset khổ nhỏ và trung bình thường sử dụng kiểu
bàn này. Trong thực tế, số lượng của chồng giấy bị hạn chế dù nó dễ sử
dụng, lượng giấy nó có thể chứa có thể chỉ bằng một nửa so với bàn chứa
giấy đầu vào.
- Kiểu bố trí này không thuận lợi cho việc in với số lượng lớn do
phải thay bàn liên tục gây lãng phí thời gian; mặt khác, tờ in còn ướt
được nhận từ đơn vị in và chuyển nhanh vào bàn nhận giấy với khỏang
cách ngắn như vậy không đủ thời gian cho mực khô.

Hình 19: Máy in


offset Heidelberg
QM 46 sử dụng
bàn nhận giấy bố
trí thấp

Hình 20: Máy in Heidelberg SM-52 sử dụng bàn nhận giấy bố trí thấp

37
- Dạng bàn bố trí cao: Các máy in offset khổ lớn có khuynh hướng
chọn kiểu này. Đây là một kiểu cho phép nhận một số lượng lớn giấy in
(hay nhận một chồng giấy cao). Kiểu này có hình dáng giống như “con
ngỗng”, được thiết kế ngang tầm mắt người vận hành.
- Ưu điểm của kiểu này là quãng đường đi của giấy từ đơn vị in
đến bàn nhận giấy khá xa nên có đủ thời gian để lớp mực trên tờ in thay
đổi trạng thái và bám chắc vào bề mặt giấy trước khi đặt vào chồng giấy.
- Nhằm tiết kiệm thời gian dừng máy để lấy cây giấy ra khi giấy
đã đầy bàn, các hãng sản xuất đã cải tiến thêm hệ thống “non-stop” cho
phép đưa vào một bàn nhận giấy phụ để đỡ chồng giấy đang in tiếp tục
trong lúc lấy chồng giấy đã in ra khỏi máy mà không phải dừng máy.

Hình 21: Máy in Heidelberg SM-102 sử dụng bàn nhận giấy bố trí cao.

2. HỆ THỐNG VẬN CHUYỂN


2.1 Guồng xích vô tận (delivery chain)
Guồng xích nhận tờ in từ đơn vị in nhờ các dàn nhíp (nhíp truyền)
gắn trên guồng xích. Tùy kích thước máy mà trên guồng có 2, 3, 5,… dàn
nhíp, số lượng thanh nhíp vận chuyển càng nhiều thì đồng nghĩa với việc
tốc độ máy in càng cao.
Những đặc trưng tiêu biểu :
- Guồng xích: được cấu thành bởi một trục chính quay cùng tốc
độ với máy, hai đầu trục gắn cặp dĩa kéo truyền động cho cặp dây xích
(sên) bố trí hai bên thành máy, xích dẫn và các dàn nhíp vận chuyển
chuyển động liên tục trong các đường ray dẫn hướng và đỡ nó tạo thành
một vòng tròn khép kín.
- Phía sau guồng xích thông thường sẽ có thêm một trục đỡ giấy
hoặc lòng máng có đệm hơi thổi để đỡ tờ in trong lúc tờ in được chuyền
từ ống ép sang dàn nhíp vận chuyển.
- Mỗi tờ in ra khỏi đơn vị in cùng lúc với một dàn nhíp đi tới, cả
hai được quay với cùng một tốc độ. Trong một chu kỳ in, mỗi dàn nhíp
trên guồng nhíp nhận một tờ in ra.
38
Guồng xích
vô tận

Hình 22: Vị trí của guồng xích vô tận trên máy sử dụng bàn nhận giấy
bố trí thấp
Guồng xích vô tận

Hình 23: Vị trí của guồng xích vô tận trên máy sử dụng bàn nhận giấy
bố trí cao
2.2 Ống trung chuyển (tranfer drum)
Dàn nhíp nhận tờ in từ ống ép in của đơn vị in cuối cùng, chuyển
ngay lập tức qua ống trung gian dạng trống thường có kích thước lớn,
các dàn nhíp nhận tờ in và bắt đầu hành trình đưa giấy ra bàn nhận giấy.
Trên ống trung chuyển có nhiều thanh có gắn các bánh xe đỡ giấy quay
đồng bộ với trục máy, nó giúp tờ in không bị va quẹt khi mực chưa khô.
Các bánh xe này được di chuyển đến những nơi không có phần tử in.
Có 3 dạng ống trung chuyển: dạng trụ tròn, dạng trụ hai mặt phẳng
và một biến thể khác của dạng ống phẳng là dạng tam giác đều.

39
Dạng ống trụ tròn được sử dụng cho các máy in offset dạng thương mại
(commercial). Dạng ống hai mặt phẳng hoặc tam giác được sử dụng cho
những máy in offset có cấu hình để in bao bì (packaging) hoặc vật liệu
dày giúp giảm sự va quệt giấy khi chạy ở tốc độ cao.
Đối với dạng ống trụ, ngoài chức năng trung chuyển giấy từ đơn vị in
này tới đơn vị in khác hoặc từ đơn vị in tới guồng xích vô tận một trên một
số máy, ống này còn có thêm chức năng đảo mặt giấy (Perfector drum).

Ống trung chuyển dạng


2 mặt phẳng

Ống trung chuyển

Hình 24: Ống trung chuyển trên máy in Heidelberg

40
ống trung chuyển-đảo trở

Hình 25: Ống trung chuyển kết hợp chức năng đảo mặt giấy
Kiểu máy in sử dụng các ống trung gian trụ tròn phải có bề mặt
đặc biệt để chống trầy xước và dính mực từ mặt mới in hoặc va quệt tờ
in. Kết hợp với ống trung chuyển thông dụng là hệ thống đỡ giấy sử dụng
một lớp đệm không khí thổi ở cả hai mặt giấy để giữ giấy di chuyển ổn
định. Ngoài giải pháp sử dụng đệm khí thổi, trên ống trung chuyển còn
có một giải pháp thiết kế khác: đó là sự kết hợp giữa các thanh đỡ bằng
thép hình trụ tròn và bánh xe hoặc lắp rải rác các dĩa đỡ giấy phân bố đều
trên trục của ống trung chuyển. Hai đầu ống trung chuyển có dạng hình
dĩa tròn, chúng được liên kết với nhau bằng các trụ thép đặt rải rác khắp
chu vi ống và song song với trục ống. Trên các trụ thép này có gắn các
bánh xe có thể di chuyển dọc trục tại những phần tử không in trên giấy.
Mỗi bánh xe được điều chỉnh riêng, tháo và mở trên trục dễ dàng.
Cần nhớ rằng: Đối với ống dạng trụ, khi đổi bài in không cần phải
điều chỉnh lại vị trí các bánh xe. Nếu tờ in không được đỡ đều nhau thì có
thể tạo thành nếp gấp ở những vùng này khi đi qua ống.

41
Hình 26: Ống trung chuyển hình trụ có các thanh đỡ và bánh
xe

3. HỆ THỐNG ỔN ĐỊNH GIẤY


Khi tờ in di chuyển theo guồng xích vô tận đến bàn nhận giấy với
tốc độ lớn, nó cần được giảm tốc trước khi chạm vào thanh chặn đầu và
xếp thành chồng lên nhau mà không bị móp, nhăn cạnh, cũng như gây xô
lệch tờ in trước đó hay quệt lem bởi mực in còn ướt trên bề mặt của tờ in
trước. Các thiết bị ổn định này bao gồm:
3.1 Bộ phận giảm tốc độ tờ in (Bộ phận hút đuôi)
Khi máy in chạy với tốc độ chậm, các tờ in được giữ chính xác
trên bàn nhận giấy. Khi máy in tăng tốc, giấy in có xu hướng lao về phía
trước khi được nhíp thả ra và thường bị đụng vào rào chặn trước với lực
va đập lớn. Đây là nguyên nhân gây hỏng đầu nhíp trên giấy hay làm trầy
xước hình ảnh in trên giấy. Giải pháp xử lý được đưa ra là: bộ phận giảm
tốc tờ in. Bộ phận này được đặt trên thanh vỗ đuôi, nó được thiết kế theo
dạng ba dạng: trụ tròn dài có đục lỗ hoặc con lăn trơn có chiều rộng 5-
10cm có các lỗ nhỏ; con lăn có gắn dây băng đục lỗ phân bố rải rác tại
các vị trí phù hợp khổ giấy. Chúng được cung cấp lượng hơi hút có thể
điều chỉnh được và tốc độ quay của chúng phụ thuộc tốc độ của máy in.

42
Bô phận
vỗ cạnh
đuôi giấy

Hút đuôi giảm tốc


Hình 27: Bộ
phận hút đuôi
và vỗ cạnh đuôi
tờ in

3.2 Bộ phận làm phẳng giấy


Các tờ in sẽ không thể xếp
ngay ngắn trên bàn nhận giấy nếu nó
bị cong. Nhằm giải quyết vấn đề
trên, một số máy có thêm bộ phận
làm phẳng giấy sau khi đã in. Bộ
phận này gồm hai trục đỡ hai bên, ở
giữa là một khe hở nối với bơm hút,
đặt ở trước bàn nhận giấy. Lực hút ở Hình 28
đây lớn hơn nhiều ở bộ phận giảm
tốc, tờ in vừa di chuyển về phía trước vừa được kéo xuống khe hở. Lực
kéo này uốn thẳng tờ giấy và chống quăn. Lượng hơi hút có thể điều
chỉnh tùy vào trọng lượng của giấy in.
43
3.3 Dàn hơi thổi đè giấy
Một lượng hơi nhẹ thổi qua các ống đặt trên bàn nhận giấy xuống
thẳng tờ in giúp cho tờ in rơi xuống ổn định hơn. Hơi thổi qua nhiều sẽ
làm tờ in bị đè nặng xuống tờ in dưới (gây hư hỏng). Lượng khí thổi vừa
đủ để tạo lớp đệm khí cho giấy in không dính mặt sau của tờ in trước,
đồng thời cũng phải đủ mạnh để ép tờ in rơi đúng vị trí. Bên cạnh đó, dàn
ống thổi hơi đôi khi được sử dụng kết hợp với việc phun bột, bột phun sẽ
được dẫn tới đường ống thổi hơi nhằm tận dụng lượng hơi thổi ra vừa có
tác dụng đè giấy vừa phân tán lượng bột bám đều lên bề mặt tờ in.
Với máy in khổ lớn được in với tốc độ cao, có thể được gắn thêm
các dàn quạt gió để tăng lượng khí thổi đè giấy, tuy nhiên sử dụng các
ống hơi thổi vẫn là ưu tiên chọn lựa đầu tiên do thiết kế đơn giản.

Hình 29: Vị trí dàn hơi thổi đè giấy

3.4 Bộ phân ổn định cạnh nhíp và cạnh đuôi tờ in


Các bộ phận này là những thanh bằng kim lọai được sắp thẳng hàng
ngay ngắn và có thể chuyển động tiến lùi nhằm điều chỉnh, sắp xếp tờ in
đúng vị trí trên bàn nhận, chúng có thể được điều chỉnh vị trí theo chiều
rộng và chiều dài của khổ giấy in. Bộ phận ổn định cạnh đuôi tờ in được
đặt chung với bộ phận giảm tốc tờ in. Nếu các tay kê đặt quá sát mép
giấy, chồng giấy sẽ bị cong. Ngược lại, khi đặt quá xa mép giấy, chồng
giấy sẽ bị sắp so le nhau, đòi hỏi mất nhiều công sức khi vỗ lại bằng tay.

44
Thanh Thanh vỗ cạnh đuôi
chặn
đầu
giấy
Giấy bị cong ở đuôi

Hình 30: Vị trí thanh chặn đầu giấy và vỗ cạnh đuôi giấy

3.5 Bộ phận ổn định cạnh hông tờ in


Để hỗ trợ cho việc nhận giấy thành chồng ngay ngắn, ngoài việc ổn
định cạnh đầu và đuôi giấy, người ta gắn thêm ở hai bên cạnh hông
chồng giấy hai tay kê vỗ dao động theo nhịp trao của dàn nhíp. Khi họat
động, mỗi tờ in khi rơi xuống chồng giấy sẽ được hai tay kê hông vỗ vào
vị trí giúp ổn định cạnh hông tờ in. Bộ phận này được truyền động từ hệ
thống truyền động của máy. Ở một số máy, bộ phận này được truyền
động độc lập (sử dụng motor hộp số nhông riêng hoặc cylinder khí nén),
không phụ thuộc vào tốc độ của máy, tuy nhiên chúng vẫn hoạt động
đồng bộ theo nhịp giấy rơi xuống chồng giấy. Trên các máy sử dụng bàn
nhận giấy dạng bố trí thấp, bộ phận này được điều chỉnh vị trí phù hợp
với chiều rộng khổ giấy bằng tay.
Ngoài ra, đối với một số máy hiện đại sử dụng bàn nhận giấy loại
bố trí cao, thường sử dụng bộ phận ổn định cạnh hông hoạt động một
cách tự động sau khi người vận hành thiết lập thông số khổ giấy in trên
hệ thống điều khiển của máy.

Hình 31: Vị
trí cuả bộ
phận ổn định
cạnh hông

45
3.6 Bộ phận phun bột
Một vấn đề nữa cần giải quyết ở bàn nhận giấy là khắc phục hiện
tượng mực in truyền từ tờ in truớc sang mặt lưng của tờ sau. Để giải
quyết vấn đề này, giải pháp được đưa ra là sử dụng hệ thống phun bột.
Hệ thống này giúp ngăn cách các tờ in thành riêng biệt và cho phép
chúng có đủ thời gian để khô. Nguyên lý là thổi một dòng khí có trộn bột
phủ lên bề mặt của tờ in vừa in ra. Bột ngăn cách các tờ in và cho phép
không khí tiếp xúc với mực in hay, nói cách khác, lớp bột này đỡ các tờ
in không cho chúng đè trực tiếp lên nhau. Quá ít bột, quá nhiều bột hay
lượng khí thổi quá nhiều cũng sẽ ảnh huởng trực tiếp đến tờ in.
Lượng bột cung cấp phụ thuộc vào khổ giấy in, loại giấy in, số màu
mực chồng, nội dung của bài mẫu … Lượng
bột được điều chỉnh thông qua lượng hơi
thổi vào bình chứa bột. Một số máy sử
dụng hệ thống vành cam quay cùng tốc độ
với máy để điểu chỉnh thời điểm bắt đầu
phun và thời điểm kết thúc quá trình phun
bột và dùng bơm thổi hơi để dẫn bột phun
tới vòi phun. Một số khác sử dụng hệ thống
phun bột sử dụng nguồn khí nén để dẫn bột
đi, hệ thống này hoạt động một cách tự
động dựa vào thông số khổ giấy đã thiết lập
trong phần mềm điều khiển mà người vận Hình 31: Vòi phun bột
hành đã cài đặt. Bên cạnh việc phun bột,
trên máy in
một số nhà sản xuất còn đề xuất việc sử
dụng thêm thiết bị thu hồi lượng bột phun dư trong quá trình in nhằm
bảo vệ môi trường xung quanh và bản thân người vận hành.
3.7 Bộ phận hỗ trợ lấy giấy ra
Trong quá trình in cần phải lấy giấy ra để kiểm tra chất lượng tờ in.
Thực hiện việc lấy giấy ra khỏi chồng giấy trong lúc máy đang chạy sẽ
rất nguy hiểm vì rất dễ xảy ra tình trạng kẹt tay vào dàn nhíp vận chuyển
hoặc giấy bị kẹt không xuống đều tới chồng giấy, gây rối giấy tại bàn
nhận giấy. Để người vận hành có thể thực hiện điều này thì các nhà sản
xuất máy in lắp đặt thêm giải pháp hỗ trợ. Với máy sử dụng bàn nhận
giấy bố trí thấp, trên trục lắp các thanh chận đầu chồng giấy có thêm hai
thanh đỡ đầu giấy có thể xếp gọn lại khi không sử dụng. Trước khi muốn
lấy giấy ra khỏi chồng giấy, người vận hành kéo cần gạt để 2 thanh đỡ
này bật ra đỡ những tờ giấy đang được dàn nhíp sắp được thả xuống bàn,
sau đó lấy giấy từ chồng giấy ra một cách an toàn rồi trả 2 thanh đỡ về vị
trí ban đầu. Còn đối với máy in sử dụng bàn bố trí cao, thông thường có
46
bốn thanh đỡ ở bốn góc chéo nhau của tờ giấy, người vận hành chỉ việc
nhấn nút hoặc kéo cần gạt, bốn thanh này thường được truyền động bằng
khí nén sẽ bung ra tức thời và đỡ các tờ giấy sắp được thả xuống bàn
nhận. Sau khi lấy tờ giấy ra, người vận hành nhấn nút tắt chế độ đỡ giấy
hoặc kéo cần gạt về vị trí cũ thì bốn thanh đỡ này trở về vị trí cũ. Giấy
được thả xuống cây giấy bình thường.

1: thanh đỡ đầu giấy

2: thanh đỡ đuôi giấy

Hình 32: Vị
trí thanh đỡ
giấy trên máy
in Heidelberg Giấy
CD 102

3.8 Cam nhả giấy


Tại mỗi điểm giao trên hành trình của các dàn nhíp truyền, cam
điều khiển để dàn nhíp mở ra. Cam điều khiển nhíp mở lần đầu tại vị trí
nhận giấy từ ống ép in/ ống trung chuyển. Tại điểm này cam ở vị trí cố
định ít khi phải điều chỉnh. Vị trí thứ hai là nơi cam điều khiển dàn nhíp
mở ra để nhả tờ in vào chồng giấy (bàn nhận); ở điểm này cam có thể
điều chỉnh thường xuyên tùy vào lọai giấy in và tốc độ hoạt động.
Khi tốc độ máy in tăng, cam cần được dịch chuyển về phía sau làm
cho dàn nhíp mở ra sớm hơn để bù trừ khoản tịnh tiến do quán tính trong
lúc tờ in được dàn nhíp vận chuyển ra bàn và cho phép tờ in theo trọng
lực rơi xuống sớm hạn chế bị va đập mạnh vào thanh chặn đầu giấy.

47
Núm điều chỉnh vị
trí cam điều khiển
nhả giấy sớm / trễ

Cam thả giấy

Hình 33: Vị trí chỉnh cam điều khiển nhả giấy trên máy
MitsubishiDiamond 3000

48
B. PHẦN THỰC HÀNH
Quy trình thực hành
(Thực hiện lại bài thực hành theo bài thực hành số 1)
Một số yêu cầu kỹ năng cần thực hiện được:
a) Xử lý được các tình huống ở bộ phận cung cấp vật liệu:
- Tìm hiểu các nguyên nhân bị rối giấy, đúp giấy, giấy vào không
đều.
- SV tự đề ra cách khắc phục và trình tự có sự hỗ trợ của GV
hướng dẫn.
- Rút ra kết luận công việc đã thực hiện được.
- So sánh đặc điểm của hai hệ thống cung cấp vật liệu trên máy in
Komori và máy Auto Print.
b) Xử lý được các tình huống ở bộ phận nhận giấy:
- Tìm hiểu các nguyên nhân gây rối giấy ở bộ phận nhận giấy,
hiện tượng giấy ra không đều, giấy bị bể cạnh nhíp,…
- SV tự đề ra cách khắc phục và trình tự xử lý có sự hỗ trợ của
GV hướng dẫn.
- Rút ra kết luận công việc đã thực hiện được.

C. CÂU HỎI ÔN TẬP


- Hãy mô tả lại đặc điểm nhận biết các bàn nhận giấy của máy in
offset tờ rời.
- Hãy trình bày chức năng các bộ phận trong hệ thống ổn định tờ
in.
D. TÀI LIỆU THAM KHẢO
- Hanbook of Print Media - Helmut Kipphan
- Heidelberg Press Schematics - Print media Academy
- Mitsubishi Diamond 3000L operation manual – MHI

49
50
Bài 3
ĐƠN VỊ IN

Mục tiêu bài học


Sau bài học này người học có khả năng :
 Xác định được cơ cấu vận hành của bộ phận in đặc biệt là cơ cấu
ba ống đặc trung của offset tờ rời. Mối quan hệ giữa ba ống trong
truyền động cơ khí và bọc ống.
 Mô tả được cấu tạo và đặc điểm của từng ống; nêu được chức
năng và cách canh chỉnh, tháo lắp cao su và bản in; tính toán
được bọc ống.
 Từ những yếu tố trên đưa ra được nguyên lý đặc trưng của in
offset tờ rời.
 Thực hành tháo lắp bản in thuần thục.

A. PHẦN LÝ THUYẾT
CÁC THÀNH PHẦN CHÍNH CỦA ĐƠN VỊ IN
Một đơn vị in cơ bản gồm có năm thành phần chính:

1. ống bản
2. ống cao su Ống bản
3. ống ép in
4. bộ phận làm ẩm
5. bộ phận lô mực Ống cao su

Ống ép

Hình 33: Sơ đồ cấu tạo đơn giản của đơn vị in


51
Có hai dạng thiết kế :
- Dạng bố trí ba ống: ống bản, ống cao su, ống ép được sử dụng
rộng rãi.
- Dạng bố trí năm ống: hai ống bản, hai ống cao su sử dụng chung
một ống ép có đường kính gấp đôi ống bản và ống cao su, ít thông dụng.

Hình 34: Cấu hình 5 ống của máy in Roland 204

1. ỐNG BẢN
Đặc trưng của một đơn vị in trong máy in offset tờ rời là luôn sử
dụng ống bản, ống cao su, ống ép. Kích thước và cấu hình của chúng có
thể khác nhau nhưng nguyên tắc hoạt động của chúng luôn giống nhau
với hầu hết các máy in.
Chức năng của ống bản là mang bản in có các hình ảnh in trong
suốt quá trình in. Có hai dạng ống bản: loại có gờ và không có gờ. Tuỳ
thuộc vào dạng ống bản và ống cao su mà người ta phân loại máy in
offset tờ rời ra thành hai dạng: dạng máy in ép gờ và máy in không ép gờ.
Về cơ bản, ống bản có hình trụ tròn. Ở máy in ép gờ, hai đầu của ống bản
có hai vòng nhô cao hơn bề mặt bản đó là hai gờ ống bản còn máy in
không ép gờ thì ống bản là ống trụ tròn không có gờ nhô cao lên.
Thân ống được làm bằng thép đúc qua nhiệt luyện tăng độ cứng, bề
mặt được mài bóng, thậm chí mạ chrome để tăng thêm độ cứng bề mặt và
chống ăn mòn. Có nhà sản xuất còn chọn giải pháp sử dụng thép không
gỉ để làm thân ống bản.
52
Đa số các máy in offset ngày nay thường sử dụng loại ống bản có
gờ. Đường kính của gờ ống luôn lớn hơn đường kính thân ống. Mục đích
của gờ ống nhằm:
 Đảm bảo áp lực luôn đồng đều trong quá trình ép in do hai gờ
ống bản và ống cao su luôn tiếp xúc với nhau; đồng nghĩa với
việc không cho phép người vận hành thay đổi khoản cách giữa
hai ống với nhau.
 Giảm lực tải lên ổ bạc trượt hoặc bạc đạn ở hai đầu trục ống
nhằm tăng tuổi thọ máy.
 Cho phép sử dụng các lọai bản có độ dày khác nhau nhưng nằm
trong giới hạn cho phép.
 Cho phép tính toán và kết hợp độ dày của bản và độ dày lớp lót
(bọc ống) chính xác. Áp lực in được thay đổi nhờ vào việc thay
đổi độ dày lớp lót.

Gờ ống Ống bản Gờ ống Ống ép

Nhíp
ống ép
ống cao su Tờ in

Hình 35: Một đơn vị in của máy Heidelberg

1.1 Lòng máng


Ống bản có một khoảng trống hay vùng lõm theo chiều chu vi ống
và chạy dài theo đường sinh của ống được gọi là “lòng máng”. Lòng
máng chạy dọc theo chiều dài của ống tạo thành một rãnh xẻ trên bề mặt
ống, song song với trục ống.
53
Lòng máng có thể chiếm từ 1/5 đến ¼ chu vi ống. Lòng máng có hai
nhiệm vụ:
 Độ rộng đủ để nhíp trao có thể di chuyển để nhận tờ in kế tiếp.
 Đây là nơi đặt các thanh nẹp giữ bản in.

Hình 36: Hình vẽ minh


hoạ mặt cắt ngang và
hình chụp thực tế của
ống bản

Nẹp đầu Nẹp đuôi

1.2 Thanh nẹp bản in (nẹp kẽm)


Hai thanh nẹp này là bộ phận không thể thiếu trên ống bản, bản in
được gắn chặt trên ống bản là nhờ thiết bị này. Nẹp bản có hai mục đích
chính:
 Giữ bản in cố định và cố định trên ống bản.
 Bảo đảm cho bản in ôm sát vào bề mặt ống bản.
Ngoài ra, hai thanh nẹp này còn có chức năng dịch chuyển bản in,
trợ giúp cho việc canh chỉnh chồng màu chính xác. Một ống bản được lắp
hai thanh nẹp, một thanh đặt ở vị trí tương ứng với vị trí đầu nhíp của
ống ép, hay còn gọi là cạnh trước của lòng máng, được quy ước là thanh
nẹp đầu; thanh còn lại đặt ở cạnh đuôi hay ở cạnh sau của lòng máng quy
ước là thanh nẹp đuôi.

54
Nẹp bản: một thanh nẹp được cấu tạo bởi hai phần chính, phần nẹp
ốp ngoài và thân chính đều bằng thép.. Trên thân chính sẽ được lắp các
ốc giữ nẹp, ốc căng bản, ốc bắn bản (đẩy thanh nẹp dịch chuyển).
Với dạng nẹp có cơ cấu tháo lắp nhanh: Thân chính được thiết kế
để mang cơ cấu cam lệch tâm, ốc căng bản, ốc giữ nẹp. Khi xoay cam
nẹp bản, cam sẽ nâng một cạnh dài của thanh nẹp ốp lên, làm cho cạnh
còn lại của thanh nẹp ốp tì sát lên thân của thanh nẹp chính. Bản in được
đặt giữa hai thanh nẹp sẽ được giữ chặt lại. Ốc giữ nẹp có tác dụng tạo sự
liên kết giữa thanh nẹp ốp ngoài và phần nẹp chính với nhau. Ngoài ra,
nó còn có tác dụng giới hạn lực kẹp của thanh nẹp ốp lên tấm bản in. Các
ốc giữ nẹp được bố trí cách đều nhau theo chiều dài của thanh nẹp, số
lượng phụ thuộc vào khổ máy in. Ốc giữ nẹp đã được điều chỉnh ở vị trí
chuẩn từ nhà sản xuất, người vận hành không điều chỉnh ốc này trong
quá trình tháo lắp bản. Chỉ điều chỉnh trong trường hợp hiệu chuẩn lại
lực kẹp giữ bản.
Với dạng nẹp đơn giản: Thân chính không sử dụng cơ cấu cam mà
sử dụng vai trò của ốc giữ nẹp là chính. Khi ta siết chặt ốc giữ nẹp, ốc sẽ
kẹp chặt nẹp ốp ngoài, bản in với thân chính thành một khối, khi cần
tháo bản ra, ta chỉ cần vặn lỏng ốc giữ nẹp ra cả ba thành phần sẽ được
thả lỏng ra. Trên nẹp vẫn bố trí ốc căng bản và ốc bắn bản
Ốc căng bản: Ốc căng bản được lắp trên phần thân chính của thanh
nẹp đầu và thanh nẹp đuôi, một đầu ốc sẽ tì vào thân ống bản để đẩy
thanh nẹp tịnh tiến vào giữa tâm lòng máng của ống bản trong khi vẫn
giữ cho thanh cả thanh nẹp song song với tâm của trục ống bản để giúp
kéo căng hai cạnh của tấm bản ôm sát bề mặt ống bản. Tuỳ thuộc vào
khổ máy in và đặc điểm thiết kế của từng hãng chế tạo, trên ống bản sẽ
có hai, ba, hoặc bốn ốc căng bản trên mỗi thanh nẹ

55
Nẹp ốp ngoài

ốc giữ nẹp bản Thân nẹp Ốc căn bản


(cố định)

Dụng cụ chuyên dụng để


Cơ cấu cam nẹp bản
xoay cam

Hình 37: Cấu tạo nẹp bản sử dụng cơ cấu tháo lắp nhanh của máy in
Mitsubishi Diamond 3000L

56
Hình 38: Hình
minh họa việc
tháo lắp bản in
trên máy in
Ốc di chuyển bản (bắn bản): để trợ giúp cho việc canh chỉnh chồng
Heidelberg sử
màu chính xác giữa các đơn vị in (với máy in nhiều màu) hay giữa màu in
dụnginnẹp
trước với màu cơ màu in 1 màu) ở hai cạnh bên của thanh nẹp bản
saucó(với
được gắn haicấuốctháo
“ bắn
lắpbản”.
nhanh
Hai ốc bắn bản có khả năng đẩy thanh nẹp bản qua lại với một
khỏang cách nhất định, kết hợp với các ốc căng bản ta có thể đẩy lên
hoặc kéo xuống từng góc của bản in. Các ốc này luôn phải trả về giữa
hay vị trí “zero” khi thay bản in.

Ốc bắn bản

Ốc bắn bản

Hình 38: Vị trí của ốc bắn bản trên các thanh nẹp bản
1.3 Điều chỉnh ống bản theo chiều chu vi
Bộ phận điều chỉnh này nằm ở bên hông của ống bản; gồm có bốn
con ốc và một thước chỉ vị trí. Ba con ốc nằm ở viền ngòai có tác dụng
giữ thân ống bản vào bánh răng; con ốc ở giữa dùng để quay ống, khỏang
cách quay được xác định bởi thước chỉ vị trí.

57
Lưu ý: Khi thay đổi bài in luôn phải trả về vị trí trung tâm hay vị
trí “0” trên thước đo.
Thước chỉ vị trí

Ốc liên kết ống


bản với bánh răng
truyền động

Ốc quay ống bản

Hình 39 : Hình mô tả chức năng quay ống bản


Tóm tắt : Hệ thống nẹp bản có nhiệm vụ
1. Kéo căng bản in
2. Điều chỉnh bản in theo hai chiều ngang và chiều chu
vi ống (với mức độ micromet)
3. Giữ cho bản in nằm vuông góc với ống bản

2. ỐNG CAO SU
Ống cao su có cấu tạo giống ống bản, ở hai đầu ống là hai gờ ống,
độ cao gờ ống cao su lớn hơn độ cao gờ ống bản. Độ dày bọc ống cao su
tùy thuộc vào độ dày của tấm cao su và độ cao của gờ ống.
Diện tích lòng máng của ống cao su bằng diện tích lòng máng của
ống bản, trên ống cao su cũng được gắn hai thanh nẹp giữ tấm cao su.
Khác với nẹp bản, nẹp cao su là một trục thép tròn được xẻ rãnh hẹp để
gắn tấm cao su vào. Tấm cao su được căng trên ống khi các trục này
được xoay tròn quanh trục cố định của chúng. Khi đó, nó sẽ cuốn tấm
cao su lại và được giữ chống xoay ngược trở lại nhờ cơ cấu bánh cóc
nằm bên hông ống cao su.

58
Hình 40 : Sơ đồ bố
trí của nẹp căng cao
su.
Nẹp căng đầu
(dạng trục)
Ống cao su là ống
trung gian truyền mực từ
bản in qua ống ép, về cơ
bản phải đạt được với độ Tấm che lòng
căng trên bề mặt ống tốt ống
nhất với một lực kéo nhỏ
nhất. Tuy nhiên, trong
thực tế thì sau một số
vòng quay ép in nhất
định phải căng lại cao su Nẹp căng đuôi
và càng sử dụng lâu thì
lực căng cao su càng lớn. Tấm cao su
Là ống trung gian nên
cao su chịu áp lực rất lớn,
nó là một thành phần
quan trọng không thể thiếu trong in Offset.
Một tác dụng quan trọng nữa của ống cao su là tạo ra áp lực in.
Khi không ép in, ba ống không tiếp xúc với nhau. Khi cần tạo áp lực in,
ống cao su di chuyển vào trong tiếp xúc với ống bản và ống ép. Khi ngắt
chế độ ép in, ống cao su di chuyển ra khỏi vị trí tiếp xúc. Điều này cho
phép hình ảnh in chỉ có thể truyền đi khi có áp lực in.

Hình 41: Hình chụp bộ phận


căng cao su

59
Ống bản Ống bản

Ống ép Ống ép

Chưa ép in ép in

Hình 42: Cơ chế ép in trong máy in offset tờ rời

3. ỐNG ÉP IN
Ống ép in là ống nằm thấp nhất trong ba ống chính của đơn vị in,
nó có nhiệm vụ nhận và giữ giấy để thực hiện quá trình in và ống ép có ít
nhất một dàn nhíp bắt giấy đặt ở đầu lòng máng của ống. Dàn nhíp mở ra
khi nhận giấy và giữ chặt nó trong suốt quá trình in. Ống ép in cũng là
nơi tạo áp lực in để mực in có thể truyền đầy đủ từ ống cao su lên bề mặt
giấy.

Thân ống
Gờ ống

Ống ép

Hình 43: Hình vẽ minh hoạ hình dạng ống ép

60
Ống ép in có một số đặc điểm cấu tạo khác so với ống bản và ống
cao su:
- Ống ép in được
mài láng bề mặt, đôi khi
được mạ thêm một lớp
crom chống mài mòn, rỉ sét
và không được bọc ống
như ống bản và ống cao su.
- Diện tích phần lòng
máng cũng ít hơn so với
ống bản, ống cao su.
- Ống ép có thể có
cùng đường kính với ống
bản hoặc cũng có thể có
đường kính to gấp đôi hoặc
gấp ba lần đường kính ống
bản để giảm tác động uốn
cong, và sự dãn giấy khi in
giấy mỏng.
- Ống ép không có
gờ ống hay, nói chính xác
hơn, gờ ống của ống ép
thấp hơn thân ống ép. Nhờ
gờ ống ép thấp hơn thân
ống nên khi in giấy mỏng,
ống cao su có thể đi sâu
vào thân ống ép để bảo
đảm đủ áp lực in. Khi in
giấy dày hơn, khe hở giữa
thân ống ép và thân ống
cao su cần phải được tăng
lên nhưng vẫn phải đảm
bảo duy trì độ lún của tấm
cao su vào bề mặt giấy
một khoảng nhất định (0.1-
0.15mm) để tạo áp lực in
không đổi trong lúc ép in.
Hình 44: Một ví dụ thông số bọc ống

61
Việc điều chỉnh này được thực hiện bằng cách vặn đồng hồ điều
chỉnh áp lực ở hai bên thành máy tại đơn vị in. Giá trị thang đo trên đồng
hồ chính là giá trị độ dày giấy. Khi ta vặn đồng hồ, vị trí kim đo sẽ thay
đổi tương ứng với sự thay đổi độ rộng khe hở giữa thân ống ép và ống
cao su nhưng vẫn đảm bảo duy trì độ lún của tấm cao su lên giấy để tạo
áp lực in. Trên những máy in hiện đại, tại mỗi đơn vị in có thể có hoặc
không có một cặp đồng hồ để điều chỉnh áp lực in vì việc điều chỉnh này
sẽ được thực hiện một cách tự động. Khi người vận hành nhập giá trị độ
dày giấy, máy sẽ tự động điều chỉnh một cách nhanh chóng và chính xác.
Chú ý: Ống ép không dịch chuyển khi thay đổi độ dày giấy, chỉ có
ống cao su là dịch chuyển để đảm bảo tạo áp lực giữa ống bản - ống cao
su và giữa ống cao su - ống ép.

4. BÁNH RĂNG TRUYỀN ĐỘNG


Cả ba ống quay đồng bộ với nhau nhờ bánh răng. Bánh răng của
ống cao su tiếp xúc với bánh răng truyền động chính của máy và truyền
động cho hai bánh răng của hai ống còn lại quay theo. Trong in ấn đòi
hỏi độ chính xác rất cao về tốc độ quay của ba trục ống, điều này hoàn
toàn phụ thuộc vào sự liên kết của các bánh răng. Vấn đề thường gặp khi
các bánh răng ăn khớp không chính xác là trục bị rung động và lắc trong
khi in, bản in bị nhòe và đúp nép.
Để hạn chế điều này, các bánh răng hiện nay được chế tạo theo
dạng trụ ngiêng (hình 36). Kiểu bánh răng này tốt hơn các kiểu bánh răng
trụ thẳng khác vì nó cho phép lực truyền giữa các bánh răng nhẹ, êm và
chính xác hơn. Ba ống trên là phần chủ yếu của bộ phận in, chỉ cần một
lỗi nhỏ ở bất kỳ ống nào cũng gây ra những sự cố lớn trong hệ thống. Tất
cả thân ống, gờ ống phải được giữ sạch sẽ, không bị gỉ, dính mực, keo,
bụi; các vết mực hay keo khô trên bề mặt ống hoặc gờ ống dù rất nhỏ
cũng là nguyên nhân gây sự cố.

B. PHẦN THỰC HÀNH


Gồm 2 quy trình:
 Quy trình lắp bản in
 Quy trình tháo bản in

62
QUY TRÌNH LẮP BẢN IN
ST Các bƣớc Nội dung bƣớc công Yêu cầu kỹ thuật
T thực hành việc
Trả các ốc Dùng khóa chuyên Hai thanh nẹp phải trả
01 căng bản về dụng 17mm để xả các về đúng vị trí cỡ chặn
vị trí “0” ốc căng bản về vị trí chuẩn trên máy
“0”
Đưa nẹp Dùng khóa chuyên Nẹp phải ngay giữa,
02 bản về vị trí dụng 17mm để xả các vạch chuẩn trên nẹp
chuẩn trên ốc căng bản sao cho 2 phải ở đúng vị trí “0”
máy thanh nẹp về đúng vị trí trên lòng máng
chuẩn
Điều chỉnh các ốc bắn
bản để đưa 2 thanh nẹp
về vị trí giữa cách đều 2
bên thành ống
03 Lắp bản in  Nhấp máy tới vị trí Xác định cạnh đầu và
vào phù hợp dễ thao tác cạnh đuôi của bản in
nhất. Bản in phải nằm ngay
 Đặt bản in vào nẹp ngắn trong nẹp và cách
trước đều 2 thành ống bản
 Dùng cần tháo lắp Nẹp bản phải chặt,
bản chuyên dụng vặn dùng tay kéo bản
2 cam khóa nẹp bản không bị tuột ra khỏi
nẹp

 Nhấp máy tới vị trí đủ Tờ lót phải nằm giữa


04 Lắp tờ lót rộng để trải bản in ra, bản in và các cạnh của
bản in vào bỏ tờ lót vào tờ lót phải song song
với các cạnh của bản in.

 Nhấp máy từ từ , một Bề mặt bản in không bị


tay giữ bản in không trầy xước.
cho bản bị va quẹt
vào thanhchắn an toàn
cho đến khi bản in và
tờ lót ôm sát hết phần
diện tích lắp.
63
 Đưa đuôi bản in đã
05 Hoàn tất lắp được bẻ mép vào
bản in trong khe nẹp sau của
- Kiểm tra thước chỉ
ống bản.
của nẹp trùng với
 Dùng cần tháo lắp vặn vạch chia giới hạn vị
chặt cam khóa nẹp để trí dịch chuyển của
giữ chặt bản in. nẹp bản.
 Dùng khóa 17mm siết
các ốc căng bản ở
- Lực siết vừa tay, bản
thanh nẹp sau đến khi
in không bị tuột khỏi
vừa cứng.
nẹp.
 Dùng khóa 17mm siết
các ốc căng bản ở
thanh nẹp trước đến
khi vừa đủ chặt.

- Bản in phải ôm sát


05 Kiểm tra  Nhấp máy một vòng vào thân ống bản,
bản và quan sát ống bản phẳng và không có
một vết cộm nào,
không bị trầy xước.

QUY TRÌNH THÁO BẢN IN


STT Các bƣớc Nội dung bƣớc công Yêu cầu kỹ thuật
thực hành việc
Tháo kẹp  Dùng thanh tháo lắp - Thanh kẹp bản trên
01 bản (nẹp bản chuyên dụng vặn nẹp phải trả mở rộng
ốp ngoài) cam khóa nẹp theo hoàn toàn
ở thanh hướng đi ra xa tâm
nẹp đầu ống
ống bản
trước
Tháo kẹp  Dùng thanh tháo lắp - Thanh kẹp bản trên
02 bản ở thanh bản chuyên dụng vặn nẹp phải trả mở rộng
nẹp đầu cam khóa nẹp theo hoàn toàn
ống bản hướng đi ra xa tâm ống

64
03 Lấy bản ra  Nhấp máy lùi đến khi
có khỏang trống đủ - Bản in phải nằm ngay
rộng để gỡ đuôi bản ngắn trong nẹp đầu và
ra khỏi thanh nẹp sau. cách đều hai thành
 Khi đã lấy được đuôi ống bản trong lúc lấy
bản ra nhấp máy một bản từ phía đuôi ra.
vòng để lấy toàn bộ - Bề mặt bản không bị
bản và tờ lót ra va quẹt vào thanh
chắn an toàn
04 Laøm veä Làm vệ sinh bằng cách Bề mặt ống phải sạch
sinh dùng giẻ dầu hoặc xăng bụi bẩn, vết mực.
lau sạch bề mặt của ống
bản.

C. CÂU HỎI ÔN TẬP


- Sau khi quan sát máy in offset tờ rời ở xưởng, hãy mô tả sơ lược
cấu tạo của ống bản, ống cao su, ống ép in.
- Hãy mô tả chức năng của các chi tiết trên bộ phận nẹp bản in.
- Tính toán được thông số bọc ống dựa vào sơ đồ có sẵn trên máy
in offset tại xưởng in.
- Quan sát và xác định vị trí bắt đầu vùng hình ảnh in trên bản của
từng máy in offset tại xưởng sau khi lắp được bản trên máy.
- Dựa vào cấu tạo của ống bản của máy in (phía truyền động) tại
xưởng, tìm ra quy trình quay ống bản để dịch chuyển vị trí hình
ảnh in theo chiều chu vi ống.

D. TÀI LIỆU THAM KHẢO


- Hanbook of Print Media – Helmut Kipphan
- Mitsubishi Diamond 3000L operation manual - MHI

65
66
Bài 4
HỆ THỐNG CẤP MỰC VÀ HỆ THỐNG CẤP ẨM

Mục tiêu bài học


Sau bài học này người học có khả năng :
 Mô tả được cơ cấu vận hành của bộ phận cấp mực, cấu tạo chung
của nó cũng như chức năng của từng loại lô, máng mực.
 Mô tả được cơ cấu vận hành của bộ phận cấp ẩm, cấu tạo chung
của nó cũng như chức năng của từng loại lô.
 Tìm ra cách thức điều chỉnh dàn lô trong việc cấp ẩm và cấp mực
 Chỉ ra được các nguyên nhân có thể gây ảnh hưởng đến chất
lượng in.
 Thực hiện thành thạo việc điều chỉnh này cho phép giữ đươc sự
ổn định mực – nước khi in sản lượng trong thực tế.

1. HỆ THỐNG CẤP MỰC


Nhiệm vụ cơ bản của
hệ thống cung cấp mực là
cung cấp một lớp mực đồng
đều đến phần tử in trên bản
in trong quá trình in. Có
nhiều cách bố trí hệ thống
lô mực; sự sắp xếp, số
lượng và kích thước lô luôn
khác nhau tuỳ theo thiết kế
của từng hãng chế tạo máy
nhưng sự khác biệt này
không nhiều. Vật liệu chế
tạo, chức năng của các
thành phần trong hệ thống
lô đều hoàn toàn giống
nhau. Yếu tố cơ bản quan Hình 45: hệ thống lô mực và lô cấp ẩm
trọng trong hệ thống vẫn
không đổi, đó là việc nhận mực từ máng mực và truyền mực qua hệ
thống lô đến bản in.
67
Mỗi một hệ thống cung cấp mực đều phải có máng mực chứa mực
có khả năng điều chỉnh lượng mực cung cấp qua lô lấy mực dao động
theo chu kỳ (hay còn gọi là lô cung cấp mực) vào cụm lô bố trí theo hình
tháp. Cụm lô này bao gồm: các lô sàng, lô phân phối mực (tích trữ mực
và chia mực theo từng nhánh) dẫn truyền mực đến các lô chà bản và các
lô chà có nhiệm vụ truyền mực trực tiếp lên bản in.
1.1 Máng mực và lô máng mực
Gồm có một lô máng mực bằng thép mạ chrome được đặt song
song với máng chứa mực. Máng mực được hình thành bởi mặt đáy là một
tấm thép hình chữ nhật có tính mềm dẻo, được gọi là dao mực, hai mặt
bên là hai khối chặn bằng gang đúc hoặc thép ngăn không cho mực đổ ra
ngoài. Mặt còn lại của máng bị giới hạn bởi cung tiếp xúc của bề mặt của
lô máng mực. Dao mực được đặt nghiêng một góc so với mặt phẳng nằm
ngang của máy, mép dao mực tiếp xúc với lô máng. Mực in được chứa
trong máng này, khoảng hở giữa máng mực và lô máng mực được dùng
để điều chỉnh lượng mực cung cấp vào hệ thống lô mực. Mực in “chảy”
qua khe hở này. Chiều rộng của máng mực bằng với chiều rộng của khổ
máy in. Dọc theo chiều dài của máng mực là các vít chỉnh khe hở giữa
lô máng và dao mực. Một số máy sử dụng cơ cấu cam thay cho vít chỉnh
khe hở.

Hình 46: Cấu tạo của máng chứa mực truyền thống

Hoạt động của vít chỉnh mực là điều chỉnh khoảng hở giữa lô máng
mực và máng mực, qua đó điều chỉnh lượng mực đưa vào hệ thống lô.
Nó cũng điều chỉnh lượng mực cung cấp cho từng vùng dọc theo chiều
dài trên bản in. Sự tiếp xúc giữa lô máng mực và máng mực sẽ làm cho
chúng bị mài mòn sau một thời gian sử dụng.

68
Độ dày màng mực

Mực in
trên giấy
Bề rộng
vùng Bề rộng sọc mực
chỉnh mực

Hình 47: Vít


chỉnh mực cho
phép chỉnh mực
ở từng khu vực
khác nhau dọc
theo chiều dài

Hình 48: Vùng chỉnh mực


tương ứng trên bài mẫu

1.2 Lô lấy mực (lô dao động)


Mực được truyền từ máng qua hệ thống lô nhờ sự di chuyển liên
tục qua lại của lô lấy mực tiếp xúc giữa lô máng mực và lô chuyền mực.
Lô lấy mực được làm từ một trục bằng thép, bên ngoài được đúc một lớp
cao su dày bao quanh, bề mặt lớp cao su được mài và tạo độ nhám.
Trong quá trình máy hoạt động ở chế độ lấy mực, lô lấy mực tiếp xúc
với lô máng mực để nhận mực rồi chuyền mực qua lô chuyền mực. Thời
69
gian tiếp xúc giữa lô lấy mực và lô máng phụ thuộc vào tốc độ của máy
in do chuyển động qua lại của lô lấy mực và chuyển động quay tròn của
lô máng được truyền động từ ống bản. Để tăng tổng lượng mực cấp từ lô
máng mực tới dàn lô, người vận hành sẽ tăng góc quay của lô máng, khi
đó bề rộng của sọc mực bám trên lô máng theo cung tròn sẽ tăng lên. Khi
lô lấy mực tiếp xúc với lô máng, nó sẽ quét một cung tương ứng với vòng
cung mực để lấy lượng mực nhiều hơn.
1.3 Lô phân phối mực
Hệ thống lô bố trí theo hình tháp này là các lô phân phối mực,
chúng có nhiệm vụ phân phối mực và tán nhuyễn mực thành một màng
mực mỏng, đều nhau. Hệ lô được sắp xếp xen kẽ nhau theo một quy tắc :
lô mềm - lô cứng - lô mềm. Lô “cứng” thường là lô bằng thép mạ đồng
hoặc lô bằng nhựa chống mài mòn có lõi trục bằng thép. Lô “mềm” là lô
có trục làm bằng thép, bên ngoài bọc cao su, lớp cao su được phủ bằng
phương pháp đúc sau đó mài bề mặt tạo độ nhám thích hợp. Lô cao su sử
dụng cho hệ lô mực có độ cứng 300 Shore A. Có ba loại cao su được sử
dụng làm lô cho máy in offset:
- Lô cao su sử dụng cho mực in offset gốc dầu thường có thành
phần cấu tạo chính là cao su Buna-N tổng hợp (NBR- Nitrile Butadien
Rubber). Cao su NBR có khả năng kháng Hydrocacbon cao phân tử như
dầu trong mực in và các dung môi tẩy rửa lô gốc dầu. NBR cũng có khả
năng kháng lại một số đặc tính của mực UV vì trong thành phần lô do có
sự kết hợp của nhựa PVC (poly vinyl Chloride). PVC có khả năng kháng
lại đặc tính của mực UV nhưng lại không có tính động học tốt nên NBR
không được dùng để in mực và tráng phủ UV. Trong thực tế kiểm
nghiệm thì lô cao su dạng này vẫn sẽ bị phá hủy bề mặt khi sử dụng để in
mực UV.
- EPDM : Vật liệu phổ biến làm lô và bề mặt tấm cao su dùng để
in mực UV và tráng phủ UV là cao su tổng hợp EPDM (Ethylene
Propylene Diene M-class). Do nó có khả năng kháng UV cao nhưng lại
không kháng được gốc dầu nên không được dùng để in mực offset gốc
dầu thông thường.
- Vật liệu được sử dụng để làm lô và bề mặt tấm cao su vừa dùng
cho in offset truyền thống vừa in mực/ verni UV là Vinyl Nitrile. Độ
cứng lô cao su sử dụng vật liệu này phải nhỏ hơn độ cứng lô cao su dùng
trong in offset truyền thống. Độ cứng lô cao su cho bộ phận cấp mực nhỏ
hơn 300 Shore A.

70
Hình 50:
Hình vẽ cụm
lô phân phối
(đánh số
màu xám)
trên máy
Heidelberg
SM52

Trong hệ lô phân phối có các loại: lô dẫn mực, lô tán mực và lô đè


(hay chặn):
 Lô dẫn mực / lô chuyền mực : Bề mặt bằng cao su mềm có
nhiệm vụ dẫn truyền mực đi xuống theo sự bố trí ban đầu nhờ
tiếp xúc với các lô khác. Nó được gắn lên các giá đỡ và có thể
điều chỉnh áp lực tiếp xúc với các lô khác.
 Lô tán mực (lô sàn mực): Bề mặt cứng được làm bằng thép mạ
đồng hay bọc nhựa Rilsan được lắp cố định vào thành máy, một
đầu trục lô được lắp bánh răng và cánh tay đòn giúp cho lô nhận
truyền động từ ống bản để chuyển động quay tròn và tịnh tiến
qua lại giữa hai bên thành máy nó. Lô tán có nhiệm vụ tán đều
lớp mực in để mực có độ dày đồng đều trên dàn lô.
 Lô đè (lô chặn, lô dằn): Thường có cả hai loại lô mềm và cứng
trong hệ thống lô. Hai đầu trục lô lắp bạc đạn và được gá trên
giá đỡ nhưng không được giữ chặt. Lô được giữ ổn định nhờ
chính trọng lượng của nó tác động lên các lô khác. Lô quay tự
do nhờ lực ma sát với các lô còn lại. Nó có nhiệm vụ chặn các
cặn, ké, bột giấy….và là nơi chứa lượng nước dư (nếu có) để
nước tự bay hơi.

71
Hình 51: Tác dụng của lô sàng mực làm cho lớp mực
mực mỏng dần từ lô máng mực (1) đến lô chà (3)
1.4 Lô chà mực
Đây là những lô nằm thấp nhất trong hệ thống lô hay đây là những
lô cuối cùng trong hệ thống lô cung cấp mực. Lô chà tiếp xúc với bản in,
có nhiệm vụ chính là chà mực lên phần tử in. Chúng cũng là những lô
“mềm”. Đường kính của các lô chà khác nhau để tránh hiện tượng sọc lô
và sự trùng khớp nhau do phần tử in từ bản in sau khi đã nhận mực tạo
ra bóng mờ trên bề mặt lô.
Lô chà mực chỉ tiếp xúc với bản in trong quá trình in. Nó được đưa
lên hay hạ xuống bản in nhờ thiết bị tự động hoặc điều chỉnh bằng tay,
phải luôn luôn chà ẩm trước khi chà mực.
Việc lắp đặt và canh chỉnh hệ thống lô mực đóng vai trò rất quan
trọng, ảnh hưởng đến chất lượng in. Trong thực tế, lô mực được canh
chỉnh theo hai cách :
 Dùng một miếng thép mỏng có độ dày đã định trước đặt vào khe
hở tiếp xúc giữa các lô ở gần hai đầu và kéo. Cách này không
cần có mực trên lô nhưng đòi hỏi cảm giác về lực kéo của người
thợ phải chính xác và có nhiều kinh nghiệm.
 Canh chỉnh bằng cách dùng thước đo bằng lá film đo chiều rộng
sọc mực tạo ra khi hai lô tiếp xúc với nhau. Cách làm này cho
hiệu quả tốt nhất, không phụ thuộc cảm tính của người thực hiện
72
nhưng nó đòi hỏi phải có mực trên lô khi thực hiện canh chỉnh.
Cách làm này được các nhà sản xuất khuyến cáo thực hiện theo
thông số đã cho trước trên các máy in hiện đại.

Hình 52: Cách


bố trí của lô chà
mực và tỷ lệ cấp
mực lên bản in
của từng lô

Hình 53: Thước


đo bề rộng sọc
mực bằng lá film

Tóm lại, hệ thống cung cấp mực có 5 chức năng chính.


1. Vận chuyển và tạo một lớp mực có độ dày đồng đều đến bản in.
2. Điều chỉnh chính xác lượng mực mà bản in cần.
3. Lưu trữ và giữ ổn định lượng mực cung cấp trong suốt quá trình in.
4. Trợ giúp hệ thống làm ẩm bản in bằng cách lấy bớt lượng nước
dư thừa khi máy in làm việc.
5. Giữ cho bản in sạch sẽ bằng cách lấy các chất bẩn ra khỏi bản in.

2. HỆ THỐNG LÀM ẨM BẢN IN


Hệ thống làm ẩm có hai nhiệm vụ chính là: vận chuyển, cung cấp
và kiểm soát độ dày cũng như sự đồng đều của dung dịch làm ẩm trên bề
mặt bản in. Có nhiều phương pháp để làm ẩm bản in nhưng tất cả đều
dựa trên nguyên lý của hệ thống làm ẩm truyền thống.
73
Hệ thống làm ẩm truyền thống dùng hai lô chà ẩm được bọc bằng
một lớp vải hay nỉ. Giống như hệ thống cấp mực, hệ thống cấp ẩm cũng
có lô máng. Trong lúc máy in hoạt động, lô máng quay tròn, dung dịch
làm ẩm tạo thành một lớp màng dày bám trên bề mặt lô. Khi đó, lô lấy /
lô chấm tiếp xúc với lô máng để nhận dung dịch làm ẩm và chuyền qua
lô sàng. Tại đây, dung dịch làm ẩm được tán đều thành lớp màng mỏng
hơn và sau đó được chuyền qua lô chà để cung cấp lên bản in.

Hình 54: Hệ thống


cấp ẩm truyền thống

Các thành phần của hệ lô ẩm truyền thống :


Máng nước: làm bằng thép không gỉ, có thể có lớp bọc bảo ôn giữ
nhiệt, chứa dung dịch làm ẩm.
Lô máng nước: được làm bằng kim loại, quay nhờ motor truyền
động riêng và có thể điều chỉnh được tốc độ quay tròn trong máng nước.
Bề mặt được mạ chrome để tăng khả năng bám nước trên bề mặt. 1/4 -
1/5 kích thước đường kính lô nằm ngập trong máng chứa dung dịch làm
ẩm.
Lô lấy nước: dao động qua lại tiếp xúc với lô máng nước và lô
sàng, trục bằng thép, lớp giữa bằng cao su đúc, bên ngoài cùng được bọc
nỉ. Mỗi một vòng quay của ống bản, lô chấm sẽ thực hiện một chu kỳ
chấm.
Lô tán (lô sàng ): bằng kim loại, lắp cố định trên máy tốc độ quay
phụ thuộc tốc độ máy, bề mặt được mạ chrome
Lô chà ẩm: trục bằng thép, lớp giữa bằng cao su đúc, bên ngoài
cùng được bọc nỉ, trực tiếp làm ẩm bản in.
Nỉ bọc lô cao su: gồm một lớp đế bằng vải coton dạng lưới móc, độ
co giãn cao có khả năng ôm sát vào bề mặt lô. Bề mặt ngoài làm bằng lớp

74
nỉ có tính giữ nước tốt và tạo được một lớp ẩm có độ dày đồng đều. Nỉ lô
phải có khả năng chống lại một cách hiệu quả tác động của dung dịch
làm ẩm mà không bị:
 Kéo dãn
 Tan rã hay phân hủy
 Mòn không đều
Nỉ lô không bị phồng khi nhúng trong nước, đây là nguyên nhân
gây ra bất lợi cho việc làm ẩm bản và nhận nước. Nỉ lô phải làm từ vật
liệu có tính háo nước hơn dầu, mỡ để dễ dàng loại bỏ mực khi giặt lô với
phương pháp thích hợp.
Ưu điểm :
 Nỉ bọc lô có dạng hình trụ với nhiều đường kính và độ dày
khác nhau phù hợp với nhiều loại máy, giá thành rẻ.
 Nếu bọc đúng với lô, độ dày lớp ẩm sẽ rất đều.
 Giữ ẩm được lâu. Ngay cả khi máy dừng với thời gian ngắn
vẫn còn một lượng dung dịch làm ẩm trên lô. Điều này đảm
bảo rằng luôn có một lượng ẩm cần thiết khi máy chạy lại
để không, phá vỡ sợ cân bằng mực nước.
Nhược điểm:
 Chúng thường bị đóngmực, phá vỡ sự cân bằng mực/nước.
 Chúng phải được liên tục kiểm tra vì bị mòn đi.
 Rất khó đạt được sự cân bằng khi máy bắt đầu in.
 Chỉ cho phép lượng dung dịch làm ẩm cung cấp một cách
trực tiếp, rất dễ thêm vào nhưng rất khó giảm xuống.
 Vì có nguồn gốc tự nhiên nên đường kính của nỉ dễ thay đổi
do sự co dãn của lớp sợi dệt.
 Phải giặt lô và thay mới sau một thời gian nhất định.
 Các sợi nỉ bị bứt ra gây dơ trên lô mực, bản in và tờ in.

75
Hình 55: Nỉ bọc lô
(tên thương mại:
sợi Molleton được
làm bằng 100% sợi
cotton)

Hiện nay, việc sử dụng cồn trong dung dịch làm ẩm đã dần dần
thay thế cho việc chỉ sử dụng nước để làm ẩm. Do vậy, hệ thống cấp ẩm
cũng phải thay đổi cho phù hợp. Hệ thống lô làm ẩm không dùng nỉ nữa
mà dùng lô cao su do sức căng bề mặt của dung dịch khi pha thêm cồn
thấp hơn so với nước nên tạo được lớp màng dung dịch mỏng hơn so với
màng nước thông thường. Nếu sử dụng lô nỉ, lượng dung dịch làm ẩm
(có pha cồn) sẽ tăng lên và khó kiểm soát, nên người ta chỉ sử dụng lô có
bề mặt ngoài là cao su. Ngoài ra, khi dung dịch làm ẩm được cấp lên bản,
cồn bay hơi nhanh có tác dụng giảm thiểu nhiệt sinh ra trên bản in do ma
sát với dàn lô và ống cao su. Bên cạnh đó, cồn bay hơi sẽ góp phần làm
giảm lượng dung dịch làm ẩm có trên bề mặt bản sau khi bản in đã được
cấp ẩm và cấp mực đầy đủ. Lúc này, mực truyền qua tấm cao su và tới bề
mặt vật liệu sẽ tạo ra hình dạng hạt trame với sắc nét hơn, không bị biến
dạng nhiều so với hình dạng trên bản in. Dưới đây là một số kiểu hệ
thống cấp ẩm có sử dụng cồn IPA( Iso propyl alchohol) .

76
a. Hệ thống làm ẩm không
liên tục, không kết hợp
a. với lô chà mực

b. b. Hệ thống làm ẩm liên


tục, kết hợp với lô chà
mực, có thêm lô lấy ké

c. Hệ thống làm ẩm liên


tục, không kết hợp với
c.
lô chà mực, nhưng có
thêm lô kết hợp với lô
chà mực khi cần thiết

Hình 52: Sơ đồ bố trí lô của hệ thống cấp ẩm dùng cồn

Hệ thống cấp ẩm sử dụng cồn đòi hỏi phải kèm theo thiết bị phụ trợ
để pha trộn dung dịch làm ẩm, nước, cồn và chất phụ gia. Thiết bị này
cung cấp dung dịch làm ẩm sau khi đã phối trộn theo tỉ lệ lên máng chứa
dung dịch của máy in. Dung dịch sau đó được tuần hoàn liên tục và được
duy trì nhiệt độ ổn định bởi bộ phận làm lạnh có trong thiết bị, đồng thời
bụi giấy, mực khô, mực bị nhũ tương hóa … lẫn trong dung dịch sẽ được
loại bỏ bởi lớp lưới lọc trong thiết bị trước khi được dẫn trở lại máng
chứa của máy in.

77
Bộ pha trộn & ổn định
nhiệt độ dung làm ẩm

Bộ phận phân phối cồn


tự động cho các bộ phận
pha trộn dung dịch

Hình 53: hệ thống phân phối cồn IPA và pha trộn dung dịch làm
ẩm của hãng Technotrans

Bên cạnh hệ thống cấp ẩm sử dụng cồn truyền thống trên, một số máy
in khổ nhỏ sử dụng hệ thống cấp ẩm dùng cồn đơn giản hơn không cần hệ
thống pha trộn và ổn định nhiệt độ. Dung dịch làm ẩm được pha trộn sẵn và
được cấp trực tiếp vào giữa lô định lượng và lô chà. Hệ thống này không sử
dụng máng chứa, không cần sử dụng motor để truyền động lô. Lô định
lượng nhận truyền động trực tiếp từ bánh răng của ống bản, lô sàng chuyển
động nhờ ma sát với lô chà, còn lô chà chuyển động nhờ ma sát với ống bản.
Khe hở giữa lô chà và lô định lượng được điều chỉnh để tăng hoặc giảm
lượng dung dịch làm ẩm trên bản in.

Lô sàng

Lô dịnh
lượng
Hình 54: Hệ thống cấp ẩm tự
Lô chà
động có sử dụng cồn trong
dung dịch làm ẩm
78
Hình 55: Hệ thống cấp ẩm tự động
được lắp trên máy Heidelberg GTO

3. ĐIỀU CHỈNH LƯỢNG MỰC VÀ LƯỢNG DUNG DỊCH LÀM ẨM


3.1 Cách điều chỉnh lƣợng mực
3.1.1 Điều chỉnh lô máng mực
Điều chỉnh góc quay của lô máng mực, qua đó điều chỉnh tổng
lượng mực cấp cho dàn lô.
3.1.2 Điều chỉnh lô lấy mực
Bằng cách cho lô lấy ngưng hoạt động hoặc dao động liên tục để
ngắt hoặc cung cấp lượng mực. Khi ngắt chế độ lấy mực, lô lấy sẽ không
hoạt động, lúc này mực sẽ không vào hệ lô mà chỉ duy trì ở lô máng ngay
cả khi ép in. Khi chọn chế độ auto, lô lấy sẽ hoạt động khi máy in chạy ở
chế độ ép in. Còn lại, khi chọn chế độ lấy mực liên tục, lô chấm sẽ dao
động thường xuyên khi máy chạy bất kể có ép in hay không ép in, lúc
này lượng mực sẽ được cấp cho hệ lô nhiều hơn.
3.1.3 Điều chỉnh vít chỉnh mực
Vít chỉnh mực cho phép điều chỉnh lượng mực cung cấp từng phần
trên toàn bộ chiều dài của khổ in bằng cách thay đổi khoảng hở giữa dao
máng mực và lô lấy mực.
79
3.2 Cách điều chỉnh lƣợng dung dịch làm ấm
3.2.1 Điều chỉnh lô máng nước
Điều chỉnh tốc độ quay của lô máng nước, qua đó điều chỉnh tổng
luợng dung dịch làm ẩm đưa vào dàn lô.
3.2.2 Điều chỉnh lô lấy nước
Bằng cách cho lô lấy ngưng hoạt động hoặc dao động, lượng dung
dịch làm ẩm đưa vào sẽ được điều tiết. Khi sử dụng chế độ lấy liên tục, lô
lấy sẽ dao động liên tục để lấy dung dịch cung cấp ẩm từ lô máng truyền
qua dàn lô. Khi ngắt chế độ lấy, lô lấy sẽ được đưa lên dàn lô chà để
cung cấp cho bản in ngay cả khi máy đang hoạt động ở chế độ ép in.
3.2.3 Điều chỉnh các phím nhựa chặn nước
Các phím nhựa đặt dọc theo chiều dài của lô máng nước cho phép
điều chỉnh lượng dung dịch làm ẩm theo từng vùng trên bản in.
Một số máy in sử dụng quạt thổi khí bố trí trong một ống rỗng
được đặt song song với lô dằn, trên ống có các cửa sổ có thể điều chỉnh.
Người sử dụng sẽ điều chỉnh độ mở các cửa sổ thổi khí để tăng giảm
lượng khí thổi lên bề mặt lô dằn nhằm tăng sự bay hơi của lượng dung
dịch làm ẩm thừa góp phần giảm lượng dung dịch làm ẩm theo từng vùng
của bản in.

B. PHẦN THỰC HÀNH


1. CUNG CẤP MỰC

STT Các bƣớc Nội dung bƣớc Yêu cầu kỹ thuật


thực hành công việc
 Nâng máng mực - Máng mực phải vào
lên vị trí sử dụng. đúng vị trí.
Chuẩn bị  Vặn chặt 2 ốc giữ - 2 ốc giữ máng phải
01 máng mực và máng mực được siết chặt
cấp mực lên  Cho máy chạy ở - Không để vấy bẩn
máng chứa tốc độ vận hành mực lên mép ngoài
(3000 vòng/h) của máng chứa và
 Dùng dao múc hai bên thành máy.
mực từ lon mực - Mực phải dàn đều
cho vào máng dọc theo chiều dài
chứa
80
 Dùng tay kéo cần của lô máng
gạt lô máng mực
để mực dồn về
giữa lưỡi dao
máng và lô máng
máng mực
Luyện tập  Vặn vít chỉnh - Lưỡi dao gạt của
02 thao tác mực và quan sát máng mực không
chỉnh mực độ dày lớp mực được tì sát vào hai
theo từng trên lô máng mực đầu lô máng, phải
vùng của bản duy trì một lớp mực
in thật mỏng ở hai bên
đầu lô
 Cho máy chạy ở
03 Cấp mực cho tốc độ vận hành
hệ thống lô (5000 vòng/ h),
mực kéo cần gạt về
chế độ lấy mực
liên tục.
 Xoay đồng hồ
chỉnh góc quay
của lô máng về vị
trí 8
 Quan sát hoạt
động của lô lấy
mực
 Sau 5-10 phút
quan sát lượng
mực trên dàn lô

2. CUNG CẤP DUNG DỊCH LÀM ẨM

STT Các bƣớc Nội dung bƣớc Yêu cầu kỹ thuật


thực hành công việc
 Lắp máng chứa - Máng chứa phải vào
vào máy đúng vị trí.
Chuẩn bị  Pha dung dịch - Dung dịch phải thấp
làm ẩm: pha tỉ lệ
81
01 máng chứa 2 nắp chứa dung hơn thành máng
dung dịch dịch Micro Fount chứa và phải ngập
làm ẩm Solution vào bình lên 1/3 đường kính
chứa nước (5%) lô
 Mở valve ở bình
chứa để cấp dung - Không để dung dịch
dịch vào máng tràn qua máng chứa

 Cho máy chạy ở


02 Cấp dung chế độ vận hành
dịch làm ẩm (3000 vòng/h)
lên hệ thống  Vặn núm chỉnh
lô tốc độ lô máng ở
vị trí “1” và quan
sát tốc độ quay
của lô máng
 Kéo cần gạt để lô
lấy nước tiếp xúc
với lô sàng
 Điều chỉnh tốc độ
lô máng từ “1”
đến “8” và quan
sát lượng dung
dịch làm ẩm trên
dàn lô.
 Giảm tốc độ lô
máng về “1”
 Kéo cần gạt cho
lô chà tiếp xúc
với bản và quan
sát lượng dung
dịch làm ẩm ở
trên bản
 Tăng dần tốc độ
lô máng và quan
sát

82
3. RỬA MÁY

STT Các bƣớc Nội dung bƣớc Yêu cầu kỹ thuật


thực hành công việc
 Cho máy dừng - Máy phải ngừng
hằn hoàn toàn trong lúc
Vệ sinh máng  Dùng dao múc làm vệ sinh lô
01 chứa mực mực ra khỏi
máng chứa
 Mở ốc giữ và lật
máng chứa về vị
- Nhấn nút “ E-stop”
trí nằm ngang
khi tiến hành vệ sinh
 Dùng vải thấm lô máng
dầu lửa và vải khô
lau sạch máng
chứa
 Dùng vải thấm
dầu lửa và vải khô
lau sạch lo máng
 Lắp máng rửa
02 Rửa mực trên mực vào máy
dàn lô mực.  Cho máy chạy ở - Dầu không được dổ
tốc độ vận hành tràn trên bề mặt bản
(5000 vòng/h) in khi máy đang chạy
 Cho dầu rửa máy - Mép lưỡi dao trên
vào lô chuyền máng rửa mực phải
mực đầu tiên gạt sạch mực trên bề
 Vặn hai ốc chỉnh mặt lô sàng.
vị trí tiếp xúc của - Mực trên dàn lô phải
máng rửa và lô được chuyền hoàn
sàng cho tới khi toàn sang máng rửa.
thấy mực được
chuyền từ lô sàng - Không để dàn lô bị
sáng máng rửa. khô lại khi vẫn còn
lớp mực trên bề mặt
các lô.

83
 Cho nước vào dàn
lô mực để tiếp tục
rửa máy.
 Quan sát khi thấy
lớp mực tại mép
dao rửa trở nên
đặc hơn lần cho
dầu đầu tiên thì
cho tiếp một
lượng dầu vào lô Lưu ý: Không được để
chuyền đầu tiên lô mực quá khô tiếp
để tiếp tục rửa. xúc với dao bằng cao
 Lặp lại quá trình su vì nó sẽ làm hỏng
cấp dầu rửa máy dao khi quay.
cho tới khi không
còn thấy màng
mực bám trên các

 Giảm tốc độ và
dừng máy.
 Lấy máng rửa ra,
đổ bỏ mực trong
máng và dùng vải
thấm dầu lau sạch
mép lưỡi dao rữa
và bên trong máng - Không còn mực bám
rửa . trên mép lưỡi dao
rửa.

Vệ sinh lô cấp  Mở valve xả để xả


03 dung dịch làm bỏ dung dịch làm
ẩm và máng ẩm.
chứa  Mở 2 ốc giữ để
lấy máng chứa ra
khỏi máy
 Đổ bỏ dung dịch
còn dư và cặn trong
máng ra ngoài.

84
 Dùng vải khô lau - Không còn mực bám
sạch máng chứa bên trong và ngoài
 Ngắt chế độ chà máng chứa.
của lô chà ẩm và
chế độ tiếp xúc
giữa lô lấy và lô
sàng.
 Dùng vải thấm
dầu và vải khô lau
sạch bề mặt lô
sàng, lô chà và lô - Không còn mực bám
máng của hệ trên bề mặt của các
thống cấp ẩm. lô

C. CÂU HỎI ÔN TẬP


- Hãy vẽ và chú thích sơ đồ bố trí hệ thống lô mực và lô cấp ẩm
của máy in Fuji, Komori và máy autoprint.
- Hãy tìm hiểu và liệt kê các thành phần chính của dung dịch làm
ẩm.

D. TÀI LIỆU THAM KHẢO


- Hanbook of Print Media – Helmut Kipphan
- Heidelberg profi tip 2 – Print media Academy

85
86
Bài 5
CHUẨN BỊ CHO QUÁ TRÌNH IN VÀ SỰ CÂN
BẰNG MỰC - NƯỚC

Mục tiêu bài học


Sau bài học này, người học có khả năng :
 Xây dựng các buớc thực hiện quá trình chuẩn bị máy in và mối
quan hệ giữa quá trình này với quá trình in.
 Xác định trình tự các bước tiến hành việc ổn định mực/nước. Ý
nghĩa của sự cân bằng này và chất lượng in.
 Nhận thức tầm quan trọng của việc vệ sinh công nghiệp.

1. CHUẨN BỊ CHO QUÁ TRÌNH IN


Không có quy tắc nào hoàn toàn chính xác liên quan đến việc sắp
đặt, chuẩn bị và thực hiện quá trình in, cũng như có rất nhiều sự thay đổi
khác nhau tùy theo tình huống trong suốt quá trình in. Việc sắp đặt,
chuẩn bị cho quá trình in rất quan trọng và có ảnh hưởng lớn đến hiệu
quả hoạt động sản xuất, chúng phụ thuộc nhiều vào kỹ năng của người
thợ và cách thức thực hiện.
Người vận hành máy in phải luôn luôn quan tâm đến tốc độ vận
hành sản xuất và chất lượng của sản phẩm trong khi chuẩn bị cho quá
trình in. Mỗi máy in có cách chuẩn bị khác nhau, nhưng nói chung các
bước cơ bản đều giống nhau. Ở đây sẽ chỉ ra những bước chung nhất cho
quá trình chuẩn bị.
Quá trình chuẩn bị qua ba bước chính:
1.1 Chuẩn bị giấy dơ
Mục đích của việc sử dụng giấy dơ (giấy đã sử dụng rồi) là tiết
kiệm giấy tốt (giấy trắng chưa in) trong quá trình ổn định mực nước,
canh chỉnh chồng màu. Giấy dơ phải cùng khổ, độ dày, định lượng và
cùng loại giấy với giấy cần in.
Giấy dơ được lồng với giấy trắng ở khâu đưa giấy vào bàn chứa
giấy tại máy in. Khi mới bắt đầu thực hiện việc ép in, thông thường
người vận hành sẽ cho vài tờ giấy dơ từ bàn nạp đi vào đơn vị in trước
87
các tờ giấy trắng. Lúc này sự cân bằng mực nước chưa thực sự ổn định
nên không thể tiến hành in với giấy tốt mà phải thực hiện trước với giấy
dơ, sau khi loạt giấy dơ đã đi qua các đơn vị in thì tiếp đến là đợt giấy
trắng cần in. Tùy thuộc vào đặc điểm từng thiết bị, tình trạng sử dụng,
tình huống cụ thể mà lựa chọn số lượng giấy dơ để dùng. Trong điều kiện
lý tưởng, có máy in chỉ cần dùng đến tờ giấy thứ 3 hoặc tờ thứ 5 đi qua
máy là đã có thể dùng để kiểm tra và canh chỉnh màu sắc được nên chỉ
cần ít giấy dơ hơn.
1.2 Canh chỉnh vị trí hình ảnh in
Hình ảnh in phải đặt đúng vị trí trên tờ giấy in, phải ngay ngắn so
với hai cạnh tờ in, khoảng cách hai đầu nhíp phải bằng nhau. Việc canh
chỉnh dựa theo sự so sánh với các tiêu chuẩn sau: bố trí theo Marquett,
theo tờ in trước đây hay theo sản phẩm đã in, hoặc theo chỉ dẫn. Hình
ảnh hay khoảng cách các point phải được điều chỉnh chính xác với các
yêu cầu của Marquett, giống tờ in trước để phù hợp với các công đoạn
sau in.
Việc lồng giấy để canh chỉnh thường được thực hiện theo thứ tự
như sau:
- 10 tờ giấy dơ.
- 2 tờ giấy tốt.
- 10 tờ giấy dơ.
- 2 tờ giấy tốt.
- …
Được lót xen kẽ nhau, giấy dơ sẽ lấy sạch hình ảnh in cũ dính trên
cao su, tờ giấy tốt sẽ thực hiện vị trí mới của hình ảnh in sau khi được
canh chỉnh.
1.3 Canh chỉnh màu sắc
Mức độ cung cấp mực (màu sắc), độ che phủ của mực so với bài
mẫu và phần tử không in sạch sẽ luôn là yếu tố cần thiết phải đạt được
khi in trên chính loại giấy sẽ in sản lượng. Thợ in không sử dụng giấy dơ
để kiểm tra màu, giấy một chỉ nhằm bổ sung số lượng tờ giấy cần thiết
trong quá trình in để canh chỉnh màu. Vì trong lúc điều chỉnh lượng mực
theo từng vùng trên bản hoặc tổng lượng mực, lượng dung dịch làm ẩm,
lúc này lớp mực trên dàn lô sẽ có sự thay đổi và phải mất một khoảng
thời gian nhất định mới đạt được sự ổn định, sự cân bằng mực nước sau
khi canh chỉnh, chính vì vậy sẽ phải cần đến một số lượng giấy dơ trong
lúc ép in để lấy bớt lượng mực/nước chưa ổn định này. Màu sắc của hình
88
ảnh in được điều chỉnh theo bài mẫu hay những tờ in trước đó, việc canh
chỉnh màu tuỳ theo loại máy (nhiều màu hay một màu).
Việc canh chỉnh thường được thực hiện như sau:
- 100 tờ giấy dơ.
- 2 tờ giấy tốt.
- 100 tờ giấy dơ.
- 2 tờ giấy tốt.
- …
Hai loại giấy sắp xếp xen kẽ với nhau, lượng giấy dơ càng nhiều thì
người thợ càng có điều kiện điều chỉnh màu sắc tốt hơn trước khi tiếng
hành in sản lượng.
1.4 Lƣu giữ tờ in
Sau khi canh chỉnh màu, chọn ra một vài tờ in đúng màu nhất để
làm mẫu trong suốt quá trình in. Phải luôn luôn kiểm tra sự đồng đều
màu sắc của các tờ in bằng cách so sánh với tờ mẫu này. Khi hoàn tất
việc in sản lượng, cần lưu giữ các tờ mẫu này cùng các ghi chú cần thiết
để những lần tái bản kế tiếp các tờ mẫu này sẽ là bài mẫu phục vụ cho
quá trình in.
Số lượng tờ in lưu lại trung bình khoảng 10 tờ/màu.
Lưu ý: Người thợ in cần phải có sự đồng ý của người quản lý hay
khách hàng về màu sắc và kích thước tờ in trước khi in sản lượng. Tờ in
được làm mẫu này phải có chữ ký của người có trách nhiệm.

2. SỰ CÂN BẰNG MỰC NƢỚC


Nhũ tương là hỗn hợp của mực và
dung dịch làm ẩm. Trong quá trình in
dung dịch làm ẩm phân bố thành những
giọt rất nhỏ bên trong lớp mực có trên
lô và chiếm tỉ lệ 20% trong hỗn hợp
nhũ tương được hình thành này, lúc này
mực sẽ truyền tới bản in tốt. Nếu lượng
dung dịch làm ẩm chiếm tỉ lệ nhiều
hơn, lượng nhũ tương sẽ trở nên không
ổn định, khả năng tách dính của mực
giảm đồng nghĩa khả năng truyền mực

89
sẽ bị giảm theo: Mực sẽ bị nhũ tương nhiều hơn, khi nhũ tương hình
thành nhiều sẽ gây ra hiện tượng bắt dơ trên bản in. Nếu lượng nhũ tương
hình thành quá ít, mực sẽ không thể truyền tới những điểm trame của
vùng hình ảnh in trên bản và sẽ xuất hiện hiện tượng màu sắc bị nhòe,
mốc trắng ở vùng tối, mất trame ở vùng sáng trên tờ in.
Một việc khó khăn mà chúng ta gặp phải trong in offset là tìm được
sự cân bằng giữa vùng phần tử in (có mực) và không in (có dung dịch
làm ẩm) trên bản trong suốt quá trình in. Vấn đề này làm nảy sinh hai câu
hỏi:
a. Phần tử in cần bao nhiêu mực để thể hiện đúng màu sắc?
b. Phần tử không in cần bao nhiêu lượng dung dịch làm ẩm để giữ
sạch bản in?
Sự giao động phải thoả mãn các điều kiện của phương pháp in
phẳng, đó là cần phải làm ẩm toàn bộ vùng không in trên bản và mực in
phải đủ tại vùng in. Nếu có quá nhiều mực hoặc nước cung cấp cho bản
in, các sự cố sẽ xảy ra.

a. b.
Hình 56: a: Cân bằng mực/nước ổn định b: Mất cân bằng mực/nước
(mực bị nhũ tương hóa nhiều)

Dấu hiệu nhận biết sự mất cân bằng mực nước:


1. Mực tích tụ trên lô chà nước
2. Bản in sáng bóng, có quá nhiều dung dịch làm ẩm
3. Mực văng lên các tấm chắn xung quanh
4. Vùng tối khi in ra có đốm sáng, mật độ không đồng đều
5. Vùng tối không đủ độ đậm, mật độ không đủ
6. Mất điểm trame
7. Mất chi tiết ở vùng sáng của hình ảnh

90
Các bước điều chỉnh cơ bản để đạt sự cân bằng mực nước:
1. Quan sát và điều chỉnh vít chỉnh mực trên máng mực sao cho
lớp mực đồng đều nhau tại những nơi có phần tử in dọc theo
chiều dài khổ giấy in.
2. Giữ lượng nước máng cung cấp cho bản ở mức tối thiểu cho
đến khi bản bắt đầu nhận nước.
3. Tăng dần dần lượng dung dịch làm ẩm cho đến khi trên bề mặt
bản có một lớp màng nước thật mỏng nếu tờ in xuất hiện màng
mực mờ tại vùng trắng của giấy.
Lƣu ý: Có thể kiểm tra lượng mực và nước cung cấp trên bản bằng
cách hạ lô mực chà bản (bằng tay), tuy nhiên cách kiểm tra này phụ
thuộc nhiều vào kỹ năng của người thợ. Cũng cần nhớ rằng trong suốt
quá trình in, ranh giới giữa hai trạng thái dư hoặc thiếu nước rất nhỏ.
Trong khi in, có rất nhiều yếu tố tác động liên tục làm thay đổi sự
cân bằng mực nước. Ví dụ:
- Điều kiện canh chỉnh đúng với loại bản in này nhưng không
đúng với loại bản in khác. Bản in của từng màu in cũng đều
khác nhau về lượng mực và nước cung cấp.
- Sự thay đổi của nhiệt độ, pH, độ ẩm không khí, sự thay đổi tỉ lệ,
đặc tính của các thành phần có trong dung dịch làm ẩm.
- Với máy in sử dụng hệ thống cấp ẩm truyền thống, nếu thay lô
nỉ làm ẩm mới, bề mặt mới mịn hơn và cũng cứng hơn, vì vậy
nó cũng làm thay đổi điều kiện cấp ẩm.
Tất nhiên là những sự khác nhau lớn sẽ được nhận biết ngay khi các
điều kiện in đều đúng và khi chúng đáp ứng được các điều kiện tiêu chuẩn.
Khi muốn thay đổi điều kiện in cần phải tuân theo nguyên tắc: “ xác lập
một yếu tố làm chuẩn và thay đổi từng bước các yếu tố khác rồi mới tính
đến việc thay đổi từng bước yếu tố chuẩn này”.
Những sự thay đổi khác, dù nhỏ, sẽ thể hiện trên tờ in hoặc khi quan
sát bản in, sự nhận biết và điều chỉnh hoàn toàn phụ thuộc vào kỹ năng và
kinh nghiệm của người thợ in. Trong suốt quá trình in, những sự thay đổi
này liên tục diễn ra với nhiều tình huống khác nhau.
Mỗi hãng sản xuất thiết bị đều cung cấp cho người vận hành hướng
dẫn cơ bản về việc xử lý các tình huống có thể xảy ra trong quá trình vận
hành và quá trình in. Muốn thực hiện được việc xử lý tình huống một cách
hiệu quả nhất, người vận hành cần phải tuân thủ triệt để khuyến cáo, lời
khuyên về các thông số canh chỉnh, hiệu chuẩn, tính năng sử dụng, bảo
91
quản lưu trữ vật tư của thiết bị và vật tư sản xuất. Bên cạnh việc quan sát
hiện tượng, phân tích nguyên nhân để tìm hướng giải quyết, sử dụng
phương pháp loại trừ khả năng cũng là một cách để giải quyết vấn đề tốt
mà thợ in cần nắm.
Lưu ý: Tập quan sát bản in và tờ in kỹ lưỡng giúp chúng ta có khả
năng nhận biết những thay đổi của cân bằng mực/nước.

Hình 57: hiện tượng dư


nước thể hiện trên hình
ảnh in.

B. PHẦN THỰC HÀNH


THỰC HÀNH IN MỘT MÀU
1. QUY TRÌNH CHUẨN BỊ

STT Các bƣớc Nội dung bƣớc Yêu cầu kỹ thuật


thực hành công việc
01 Nhận giấy và  Đo kích thước
bản in. giấy
 Kiểm tra kích
thước bản in
 Kiểm tra vị trí
hình ảnh so với
mép bản.
 Kiểm tra nội
dung trên bản có
bị mất chi tiết hay
không.

02 Vỗ giấy và  Thực hiện vỗ Sinh viên phải tự


lồng giấy dơ. giấy, kiểm tra xác định được số
kích thước giấy, lượng giấy dơ cần
92
loại bỏ giấy bị thiết để lồng vào
nhăn, gấp mép. chồng giấy.
 Đếm số lượng
giấy được cấp
03 Canh chỉnh  Điều chỉnh vị trí
bộ phận tách của cụm hút tách
tờ phù hợp khổ giấy
 Thiết lập độ cao
chân vịt, lưỡi gà
tách tờ
 Chỉnh lượng hơi
hút và thổi để
tách tờ
 Điều chỉnh độ
cao đầu hút nâng
và đầu hút đưa
04 Canh chỉnh  Điều chỉnh vị trí,
bàn dây băng áp lực các bánh
và áp lực in xe dẫn giấy, bánh
xe chổi lông, tay
kê hông
 Điều chỉnh đồng
hồ áp lực in phù
hợp với độ dày
giấy.
 Điều chỉnh đầu Đầu dò phải hoạt
dò đúp tờ. động đúng với độ
 Điều chỉnh vị trí dày của giấy đang
tay kê hông sử dụng
 Trả các đồng hồ
chỉnh tinh vị trí
tay kê đầu và tay
kê hông về “0”
05 Canh chỉnh  Điều chỉnh vị trí Giấy không bị dập
bàn nhận hai thanh vỗ hông mép, cong vênh
giấy và thanh chặn
đuôi về đúng vị

93
trí của khổ giấy
 Điều chỉnh lượng
hơi hút đuôi cho
phù hợp
Chạy thử  Quan sát giấy Giấy di chuyển phải
06 giấy không được vận chuyển thật ổn định.
ép in trên bàn nạp và Áp dụng kinh nghiệm
tại bàn nhận giấy xử lý tình huống từ
 Tiến hành điều bài thực hành “vận
chỉnh lại cho phù chuyển vật liệu”
hợp
07 Lắp bản in  Lắp bản in và tấm Bản in phải nằm giữa
lên ống bản support vào ống và cách đều hai bên
bản gờ ống.
Lựa chọn đúng loại
support (0.1mm)
tương ứng với độ dày
bản in.
08 Lắp máng  Lắp máng chứa
chứa nước vào máy Pha theo tỉ lệ đã
vào máy.  Châm đầy bình hướng dẫn ở bài thực
chứa nước dự trữ hành “ Cung cấp dung
phía trên đơn vị dịch làm ẩm”
in
 Pha và châm
dung dịch làm ẩm
theo đúng tỉ lệ
09 Cấp mực vào  Lựa chọn màu Mực phải dàn đều
máng chứa mực phù hợp với trên máng dọc theo
mực bản in được cung chiều dài lô máng
cấp
 Cấp mực vào
máng chứa.

10 Cấp mực vào  Kéo cần gạt


hệ lô chuyển chế độ Áp dụng kinh nghiệm
cho lô chấm mực từ bài thực hành “ cấp
94
làm việc liên tục. mực”
 Vặn đồng hồ điều
chỉnh tốc độ lô
máng về số “8”
 Quan sát lớp mực
được truyền tới
dàn lô.
 Chuyển cần gạt
về chế độ chấm
mực “Auto”
11 Canh chỉnh  Điều chỉnh sơ bộ Hai đầu lô máng tại vị
lượng mực độ dày của lớp trí bên ngoài vùng in
xuống lô mực trên lô máng của bản vẫn phải có
(canh mực theo vị trí phần từ một lớp mực thật
đều bằng vít in của bản in. mỏng 0.05mm để
chỉnh mực tại tránh tình trạng lưỡi
những nơi có dao máng mực bị mòn
phần tử in). khi tiếp xúc với lô
máng mực.

2. QUY TRÌNH IN

STT Các bƣớc Nội dung bƣớc Yêu cầu kỹ thuật


thực hành công việc
01 Vệ sinh bề  Dùng bông đá Bản in không bị xước
mặt bản in và thấm nước sạch sau khi lau.
ống cao su lau sạch gôm bảo
vệ bản
 Dùng bông đá
thấm nước lau
sạch bụi bám trên
bề mặt tấm cao
su.

95
Cấp dung  Cho máy chạy ở Áp dụng kinh
02 dịch làm ẩm tốc độ tối thiểu nghiệm quan sát lớp
cho bản in (make-ready màng dung dịch làm
(chà nước speed). ẩm từ bài thực hành
thấm ướt bản  Vặn núm điều “ cấp dung dịch làm
in) chỉnh cho lô ẩm” để điều chỉnh
máng quay ở tốc tốc độ lô máng.
độ thấp nhất.
 Dùng tay kéo cần
gạt cho lô chà
tiếp xúc với bản
in
 Quan sát lượng
dung dịch làm ẩm
trên bản in.
 Điều chỉnh lượng
nước cung cấp.

Cấp mực lên  Cho lô chà mực Tập quan sát lượng
03 bản tiếp xúc bản in để mực và dung dịch làm
kiểm tra lượng ẩm trên bản in
mực và nước đã
ổn định sang
bước kế tiếp.
04 Thực hiện  Nhấn nút cho dây Phải thực hiện theo
cấp giấy vào băng hoạt động trình tự dây băng
đơn vị in phải hoạt động trước
rồi mới tới bước
 Cấp hơi hút và
cấp hơi hút-thổi.
hơi thổi cho bộ
phận hút tách tờ

05 Thực hiện ép  Quan sát giấy tới Sinh viên tự quyết


in tay kê đầu thật ổn định số lượng giấy đi
định vào đơn vị in cho tới
 Tiến hành nhấn khi nhận được từ 1-2
nút ép in tờ in có đầy đủ chi tiết
cần thiết để thực hiện
việc canh bài
96
06 Dừng máy  Nhấn nút ngừng Phải thực hiện đúng
cung cấp hơi trình tự dừng máy
 Chờ tới khi giấy
di chuyển hết vào
đơn vị thì nhấn
nút dừng dây
băng
 Kéo cần gạt
chuyển chế độ chà
của lô chà nước về
vị trí “off”
08 Lau keo bảo  Dùng bông đá thấm Phải kiểm kỹ bề mặt
vệ bản in ướt dung dịch keo bông đá không bị dính
bảo vệ bản bụi, dị vật cứng trước
 Lau keo bảo vệ khi lau để tránh gây
lên bản xước bản

09 Lấy giấy vừa  Kéo thanh chặn Tránh để giấy bị trầy


in được để phía trước bàn xước trong lúc lấy
kiểm tra nhận giấy để lấy giấy ra.
giấy ra

3. QUY TRÌNH CANH BÀI (ĐIỀU CHỈNH VỊ TRÍ PHẦN TỬ IN)

STT Các bƣớc Nội dung bƣớc Yêu cầu kỹ thuật


thực hành công việc
01 Kiểm tra tổng  Kiểm tra sơ bộ
thể tờ in những dấu hiệu Đặt giấy trên bàn canh
bất thường: dơ, bài đúng quy tắc: cạnh
thiếu chi tiết, mực nhíp bắt quay về phía
bám dơ… người quan sát.
 Đo và kiểm tra sự Xoay tờ giấy một góc
cách đều của hai 900 và gấp đôi tờ giấy
point định vị của để kiểm tra point như
hình ảnh so với giáo viên hướng dẫn
cạnh nhíp của giấy
 Kiểm tra sự cách Sử dụng thước để đo
đều hai point định khoảng cách giữa hai
97
vị của hình ảnh in point địnhvị hai bên so
so với hai cạnh với hai cạnh hông của
hông của tờ giấy. giấy.
Hoặc kiểm tra sự trùng
khớp của point định vị
ở cạnh nhíp so với
đường gấp đôi tờ giấy
Thực hiện  Đưa hình ảnh dịch Ốc giữ ống bản phải
02 điều chỉnh chuyển theo chiều được siết chặt sau khi
hình ảnh in chu vi bằng cách thực hiện quá trình
trên giấy quay ống bản quay ống.
 Dịch chuyển hình Sau khi điều chỉnh lại
ảnh về phía hai tay kê, cần phải khoá
bên cạnh hông chặt vị trí của tay kê
bằng cách dịch lại.
chuyển tay kê
hông trên máy. Sinh viên phải phân tích
 Thực hiện việc và lựa chọn giải pháp
xoay hình ảnh giữa điều chỉnh méo tay
theo để point định kê đầu và việc bắn bản.
vị cách đều cạnh Giải thích được ý nghĩa
nhíp bằng cách của các giá trị trên đồng
bắn bản. hồ tinh chỉnh.

03 Tiến hành in  Dùng vải thấm Phối hợp lại các bước
lại và kiểm dầu lau sạch hình của quá trình in để
tra kết quả ảnh trên bề mặt thực hiện quá trình in
điều chỉnh ống cao su. lại. Mỗi lần thực hiện
 Dùng bông đá in lại kết quả với 1 tờ
thấm nước lau giấy tốt. Chú ý lồng
sạch bản in giấy canh bài để tránh
hao phí giấy.
 Tiến hành lại các
bước trong quá Quan sát lại kết quả tờ
trình in in sau khi đã tiến hành
điều chỉnh.

98
4. QUI TRÌNH CANH MÀU

STT Các bƣớc Nội dung bƣớc Yêu cầu kỹ thuật


thực hành công việc
01 Kiểm tra  Quan sát tổng Vận dụng kiến thức
tổng thể tờ thể màu sắc đã học để quan sát và
in hình ảnh trên nhận diện sự mất cân
tờ in. bằng mực nước.
Quan sát ô 25%, 50%
 Quan sát, so và ô 75%
sánh mức độ
đậm nhạt của
các ô vuông
theo từng
vùng trên
thang kiểm
tra màu đặt ở
đuôi tờ in.

Thực hiện  Cho máy Sau khi thực hiện


02 điều chỉnh chạy ở tốc độ việc điều chỉnh
màu sắc 3000 tờ /h lượng mực/nước, cần
 Thực hiện phải sử dụng thêm
điều chỉnh nhiều giấy dơ lồng
lượng mực vào với giấy tốt để
theo 3 cách chạy trước khi đạt
đã học được sự cân bằng
mực nước mới trong
 Lồng giấy dơ quá trình in thì việc
vào chồng giấy canh chỉnh mới cho
 Tiến hành in kết quả tin cậy.
thử màu theo Sinh viên hội ý nhóm
bước số 3 trước khi đưa ra giải
của quy trình pháp canh chỉnh để
canh bài hình thành được kinh
nghiệm trong quá
trình canh màu.

99
5. IN SẢN LƢỢNG

STT Các bƣớc Nội dung bƣớc Yêu cầu kỹ thuật


thực hành công việc
01 Kiểm soát  Quan sát quá Kiểm tra hoạt động
hoạt động trình vận chuyển của tay kê hông và tay
của máy giấy từ cụm hút kê đầu: giấy phải được
tách tới bàn nạp định vị chính xác vào
và từ bàn nạp vào tay kê.
đơn vị in
 Thực hiện tăng tốc Sinh viên tự quyết
độ máy khi quá định số lần lấy giấy ra
trình vận chuyển kiểm tra.
và quá trình in đã
ổn định.
02 Thực hiện xử  Sinh viên làm Thực hiện dừng máy
lý tình huống việc nhóm và đưa đúng trình tự sau khi
nếu có ra giải pháp cho đã phát hiện sự cố và
giáo viên hướng tiến hành xử lý.
dẫn trước khi
thực hiện
03 Dừng máy  Sau khi đã đủ sản
lượng, tiến hành Sinh viên phải thực
dừng máy theo hiện theo đúng trình
trình tự: tự.
 Giảm tốc độ máy
về tốc độ thấp
nhất.
 Ngừng việc cấp
hơi
 Dừng dây băng
 Kéo cần gặt ngắt
chế độ chà nước
 Nhấn nút tắt máy

100
 Thu hồi giấy dư
 Lấy giấy đã in ra
 Lau sạch bản in, lau
keo bảo vệ bản.
 Dùng vải thấm
dầu lau ống cao
su và ống ép
 Dọn dẹp khu vực
làm việc

C. CÂU HỎI ÔN TẬP


- Hãy liệt kê những lỗi xảy ra trong quá trình in một màu, phân
tích nguyên nhân và giải pháp xử lý.
- Hãy viết lại quy trình in sản phẩm một màu từ khâu chuẩn bị
đến khâu hoàn thành việc in sản lượng.

D. TÀI LIỆU THAM KHẢO


- Hanbook of Print Media – Helmut Kipphan
- Heidelberg profi tip 2 – Print media Academy
- Press Doctor 2009 – Us Ink
- New ink trouble shooting guide – Flint group

101
102
PHẦN 2
HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG THIẾT BỊ

103
104
TÊN THIẾT BỊ: MÁY IN KOMORI SPRINT 26

THÔNG SỐ KỸ THUẬT

Khổ giấy max: 480x660mm

Diện tích vùng in max: 470x660mm

Khổ bản in: 560x670mm

Độ cao chồng giấy tại bàn nạp: 800mm

Độ cao chồng giấy tại bàn nhận: 620mm

Tốc độ max: 8000tờ/h

Số đơn vị in : 1

105
1. BỐ TRÍ TỔNG QUAN CỦA MÁY

Phía truuyền động (gear


side/drive side)

Phía người vận hành

(operation side)

106
Cần chuyển Cần gài
chế độ chấm lô lấy dd Bình chứa Đồng hồ
mực làm ẩm dd làm ẩm chỉnh tinh
vị trí tay kê
Cần đầu
chuyển
chế độ
dàn lô
chà mực Cụm hút tách tờ

Cần gài
lô chà
mực

Cần gài lô chà


dd làm ẩm

Đồng hồ
chỉnh tinh vị Bàn điều
Bơm cấp hơi
trí tay kê đầu khiển chính

107
Đồng hồ điều
chỉnh tốc độ
Công tắc lô máng mực
nguồn điện
chính
Đồng
hồ điều
chỉnh
đô dày
giấy

Valve điều
chỉnh lượng
Cửa quan sát khi bột phun
quay ống bản
Bảng điều Bộ phun bột
khiển phụ

Sơ đồ bố trí ốngbản,
Bộ phận ống cao su
đóng số
nhảy
(sprint 28)

108
2. CANH CHỈNH BỘ PHẬN CẤP GIẤY

Điều chỉnh vị trí chân vịt:

- Phần đầu của chân vịt cách


mép đuôi của chồng giấy từ
9-10mm.

- Khoảng cách từ mép trên


của lược chặn giấy tới chồng
giấy từ 3-5mm
Độ cao của núm hút tách tờ:

- Độ cao của núm hút tùy


thuộc vào độ dày giấy

- Đối với giấy dày thì


khoảng cách giữ núm hút với
chồng giấy = 0

Độ cao của núm hút đưa:

- Khoảng cách từ núm hút


đưa với chồng giấy 10-
15mm

109
Điều chỉnh độ nghiêng của
núm hút nâng:

a. Đối với giấy mỏng (độ


dày từ 0.04-0.09 mm)
thì điều chỉnh núm hút
nâng nghiêng sao cho
khoảng cách từ mép của
núm hút tới mép đuôi
của chồng giấy 1-2mm.
b. Đối với giấy dày trung
bình từ 0.09 trở lên, nên
để đầu hút nâng ở vị trí
thẳng đứng.

Độ dày A mm H mm
giấy

0.04 - 0.07 5-7 0 -1

0.07 – 0.10 5-7 0 -1

0.10 – 0.30 5-7 0 -5

0.30 – 0.60 5-7 5 -6

110
Điều chỉnh vị trí đầu thổi hơi ở
đuôi chồng giấy:

Khoảng cách từ chồng giấy tới


mép dưới của đầu thổi hơi: 10mm

Điều chỉnh vị trí cụm hút tách:

- Vặn núm khóa vị trí của cụm


hút tách (*) ngược chiều kim
đồng hò để cụm hút trượt dễ
dàng, sau khi di chuyển vị trí
cụm hút tách phù hợp khổ
giấy, vặn núm khóa theo
chiều kim đồng hồ để cố
định vị trí của cụm.
- Vặn núm điều chỉnh độ
cao(**) theo chiều kim đồng
hồ để nâng cụm hút lên.
- Vặn núm điều chỉnh độ cao
ngược chiều kim đồng hồ để
hạ thấp cụm hút .

Chú ý: Việc điều chỉnh vị trí của cụm hút phụ thuộc vào vị trí chân
vịt đối với chồng giấy như hình vẽ.
Trước khi di chuyển vị trí của cụm hút tách vào đúng vị trí phù hợp
với khổ giấy, nhấn nút Ready (màu vàng) – Slow (chạy rùa), sau đó nhấn
nút Feeder. Quan sát thấy lúc này chồng giấy sẽ tự động nâng và chân vịt
bắt đầu hoạt động. Chờ đến khi chân vịt chạm vào chồng giấy và dừng
hẳn, ta mới dịch chuyển cụm hút ra vào cho phù hợp.

111
Điều chỉnh tay kê đầu:
Tay kê đầu
Giấy - Vặn đồng hồ hiển thị
theo chiều kim đồng
hồ để đưa tay kê đầu
tiến ra xa bàn nạp
giấy

- Vặn đồng hồ hiển thị


ngược chiều kim đồng
hồ để đưa tay kê về
gần bàn nạp giấy

- Khoảng dịch chuyển


cho phép của tay kê
đầu: +/- 1mm.

- Số chỉ 6 trên đồng hồ


hiển thị vị trí chuẩn
của tay kê đầu.
Nhíp chao
Giấy
- Tương ứng khi tay kê
đầu dịch chuyển ra xa
Khoản nhíp bắt bàn nạp giấy nhất thì
kim đồng hồ sẽ chỉ ở
số 7, gần bàn nạp thì
Khe hở 1.5-2mm sẽ chỉ ở số 5 ứng với
khoản mà nhíp chao
(balace) sẽ bắt giấy.

112
Điều chỉnh tay kê hông:

- Tay kê hông cho
phép kéo giấy trong
khoản 5-8mm.
- Vặn núm nhựa (*)
ngược chiều kim
đồng hồ để thả lỏng
tay kê trước khi dịch
chuyển phù hợp với
kích thước khổ giấy.
- Vị trí tay kê được
xác định theo hình vẽ
bên.

Điều chỉnh áp lực các bánh


xe

(2) - Vặn núm 1 ngược chiều


kim đồng hồ: để mở
(3) khóa gài cụm bánh xe
trên giá đỡ. Sau đó vặn
theo chiều kim đồng hồ
(1) để khóa vị trí khi đã
chỉnh vị trí phù hợp với
khổ giấy.
- Vặn núm 2 theo chiều
kim đồng hồ để tăng áp
lực bánh xe chổi lông.
- Vặn núm chỉnh 3 theo
chiều kim đồng hồ để
tăng áp lực bánh xe dẫn
giấy.

113
3.CANH CHỈNH BỘ PHẬN CẤP MỰC, CẤP ẨM

Sơ đồ bố trí lô mực/ nước

114
a. Hệ thống lô mực
Kí hiệu Tên gọi Vật liệu Đường kính Số lượng
A Cao su 64.5 1
B 70 1
Lô chà
C 60 1
D 75 1
E Lô chấm Cao su 60 1
F Cao su 65 2
G Lô chuyền 60 2
H 82 1
I Thép mạ 75 1
đồng
J Lô sàng Thép mạ 80.4 4
đồng
K Lô chuyền Cao su 60 1
L Lô máng Thép 80 1
M Lô chuyền Cao su 50 1
N Cao su 50 1

O 45 1
P Lô dằn, lấy Thép mạ 50 1
ké đồng
Q 50 1

b. Hệ thống lô cấp ẩm
Kí hiệu Tên gọi Vật liệu Đường kính Số lượng
V Lô chà Cao su 62 1

W Lô chà Cao su 53 1

X Lô chấm Cao su 55 1

Y Lô sàng Thép mạ 70.35 1


Chrome

115
Chuẩn bị mực trên máy:

- Đẩy máng chứa mực lên


theo hình mũi tên
- Vặn núm gài máng mực
theo chiều kim đồng hồ để
gài chặt máng chứa vào
đúng vị trí.
- Dùng tay vặn các khóa mực
để điều chỉnh độ dày lớp
mực trên lô máng

- Vặn ngược chiều kim đồng


hồ để tăng độ dày lớp mực.
- Vặn theo chiều kim đồng hồ
để giảm độ dày lớp mực trên
lô máng

- Kéo cần gạt mực bên tay trái


để quay lô máng mực giúp
cho lớp mực được dàn trải
trên bề mặt lô máng.
- Cần gạt được cấu tạo đặc
biệt chỉ cho phép quay lô
máng mực theo một chiều
nhất định.

- Quan sát độ dày lớp mực


theo từng vùng của khóa
mực và xoay các khóa mực
để có được độ dày lớp mực
mong muốn.

116
Điều chỉnh lô chấm mực:

Cần gạt 3 vị trí:

- ON: (gạt về bên trái) cho


phép lô chấm mực hoạt
động liên tục khi máy hoạt
động.
- OFF: (gạt về bên phải)
ngừng hoàn toàn hoạt động
của lô chấm dù máy có hoạt
động hay không.
- Vị trí giữa: (auto) lô chấm
chỉ hoạt động khi máy đang
chạy và đang ép in.

Canh chỉnh áp lực lô chấm:

- Ốc chỉnh áp lực 1:
chỉnh áp lực giữa lô
chấm với lô máng mực

- Ốc chỉnh áp lực 2:
chỉnh áp lực giữa lô
chấm với lô sàng

117
Canh chỉnh áp lực của các lô
chuyền mực:

- Nới lỏng đai ốc B (vặn


ngược chiều kim đồng hồ)

- Vặn ốc chỉnh A theo chiều


kim đồng hồ để tăng áp lực
của lô chuyền.

- Vặn ốc chỉnh A ngược


chiều kim đồng hồ để gảim
áp lực của lô chuyền.

- Sau khi đã điều chỉnh xong


áp lực, vặn đai ốc B theo
chiều kim đồng hồ để khóa
chặt ốc chỉnh A

118
Canh chỉnh lô chà mực:

- Cần chuyển chế độ có 2 vị


trí
- Vị trí Auto: cho phép lô
chà mực tự động thực hiện
chức năng chà mực đồng
bộ khi máy thực hiện quá
trình ép in. Khi đó cần gạt
lô chà sẽ tự động gài vào
vị trí. Khi máy nhả ép in,
lô chà mực sẽ tự động ngắt
quá trình chà và can gạt lô
chà sẽ tự động trả về vị trí
off.
- Vị trí Manual cho phép
người vận hành chủ động
thực hiện tắt mở quá trình
chà mực bằng cách kéo
cần gạt lô chà mực.
- Điều chỉnh áp lực lô chà
mực bằng các ốc vặn 2 bên
thành máy
- A: chỉnh áp lực lô chà
mực 1
- B: chỉnh áp lực lô chà
mực 2
- C: chỉnh áp lực lô chà
mực 3
- D : chỉnh áp lực lô chà
mực 4
- Vặn ốc chỉnh cùng chiều
kim đồng hồ để giảm áp
lực giữa lô chà với bản in
- Vặn ốc chỉnh ngược chiều
kim đồng hồ để tăng áp lực
giữa lô chà và bản in.

119
Canh chỉnh lô chấm dd làm ẩm:

- Để cần gạt lô chấm mực ở chế


độ ON

- Nhấp máy cho tới khi lô chấm


tiếp xúc với lô sàng

- Đặt 2 lá film có kích thước


30 x 300 x 0.15 mm vào chỗ
tiếp xúc ở gần hai đầu lô chấm
và lô sàng. Điều chỉnh áp lực
sao cho lực kéo ở 2 lá film
bằng nhau và hơi rít một tí.

120
Để điều chỉnh áp lực lô chấm
và lô sàng, ta nới lỏng đai ốc
khóa như hình vẽ.

Điều vặn ốc chỉnh D để tăng


Ốc khóa giảm áp lực. Sau đó khóa đai
ốc lại.

Ốc chỉnh - Nhấp máy tới vị trí lô chấm


tiếp xúc với lô máng. Dùng
lá film để kiểm tra áp lực
giữa hai lô giống như cách
kiểm tra ở phần trên.

- Nếu cần điều chỉnh áp lực,


ta mở đai ốc khóa và vặn ốc
chỉnh như hình bên: Vặn ốc
chỉnh theo chiều kim đồng
hồ để giảm áp lực giữa lô
chấm và lô máng

- Vặn ốc chỉnh ngược chiều


kim đồng hồ để tăng áp lực
giữ lô chấm và lô máng

121
Canh chỉnh lô chà dung dịch
làm ẩm:

- Kéo cần gạt để cho lô chà


không tiếp xúc ống bản
- Dùng lá film như trên để
kiểm tra áp lực giữa lô chà
và lô sàng
- Nếu cần phải điều chỉnh áp
lực thì dùng tay vặn các ổ
bạc lệch tâm 2 đầu trục lô
để điều chỉnh

Điều chỉnh áp lực lô chà với


bản in:

- Ta phải lắp bản in vào


- Kéo cần gạt để lô chà tiếp
xúc với bản in

- Đặt lá film vào giữa lô chà


và bản
- Kiểm tra lực kéo lá film
phải đều nhau
- Vặn núm chỉnh để điều
chỉnh áp lực như hình vẽ
bên dưới.

122
4. ĐIỀU CHỈNH BỘ PHẬN NHẬN GIẤY
Điều chỉnh bộ phận nhận giấy:

- Sử dụng tay quay để di chuyển


vị trí thanh chặn đuôi theo khổ
Tay quay giấy.

- Sử dụng 3 nút nhấn để nâng hạ


bàn nhận giấy. Nút bên trái: Bàn
đi lên. Nút giữa: Tắt mở nguồn
cung cấp motor nâng-hạ bàn..
Nút bên phải: Bàn đi xuống.

Chú ý: Thanh chặn đầu giấy phải


vào đúng vị trí chặn thì bàn mới
có thể được nâng nên.

- Vặn ốc hãm ngược chiều kim


đồng hồ để mở khoá cho trục
xoay chỉnh vị trí thanh vỗ hông.

- Xoay núm chỉnh ở đầu trục theo


chiều kim đồng hồ đề đưa thanh
vỗ hông tiến về hai bên thành
Nút máy.
khoá vị
- Xoay núm chỉnh ở đầu trục theo
trí thanh
ngược chiều kim đồng hồ để đưa
vỗ hông
thanh vỗ hông tiến về phía tâm
máy.

- Sau khi đã điều chỉnh thanh vỗ


hông vào đúng vị trí, vặn ốc hãm
theo chiều kim đồng hồ để khoá
chặt trục xoay giữ cho thanh vỗ
hông không bị xê dịch khi máy
chạy.

123
GIÁO TRÌNH

THỰC TẬP CƠ BẢN IN OFFSET TỜ RỜI


KS. Nguyễn Minh Nhật - KS. Trương Thế Trung

NHÀ XUẤT BẢN


ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
Khu Phố 6, Phường Linh Trung, Quận Thủ Đức, TPHCM
Số 3, Công trường Quốc tế, Quận 3, TP Hồ Chí Minh
ĐT: 38239171 – 38225227 - 38239172
Fax: 38239172
Email: vnuhp@vnuhcm.edu.vn

PHÒNG PHÁT HÀNH NHÀ XUẤT BẢN


ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
Số 3 Công trường Quốc tế - Quận 3 – TPHCM
ĐT: 38239170 – 0982920509 – 0913943466
Fax: 38239172 – Website: www.nxbdhqghcm.edu.vn

Chịu trách nhiệm xuất bản:


NGUYỄN HOÀNG DŨNG
Chịu trách nhiệm nội dung:
HUỲNH BÁ LÂN
Tổ chức bản thảo và chịu trách nhiệm về tác quyền
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM KỸ THUẬT TP. HCM
Biên tập:
PHẠM ANH TÚ
Sửa bản in:
THÙY DƯƠNG
Trình bày bìa
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM KỸ THUẬT TP. HCM

Mã số ISBN: 978-604-73-1679-3

Số lượng 300 cuốn; khổ 16 x 24cm.


Số đăng ký kế hoạch xuất bản: 126-2013/CXB/154-07/ĐHQGTPHCM. Quyết
định xuất bản số: 165 ngày 06/09/2013 của Nhà xuất bản ĐHQGTPHCM.
In tại Công ty TNHH In và Bao bì Hưng Phú.
Nộp lưu chiểu quý IV năm 2013.
ISBN: 978-604-73-1679-3

9 786047 316793

You might also like