You are on page 1of 6

Tên đầu bài: Thiết kế hệ thống thiết bị cô đặc và sấy đường mía với 3 nồi cô

đặc dạng buồng đốt trong kiểu treo với năng suất đầu vào là 2500 kg/h

I TỔNG QUAN:
1) Giới thiệu về ngành công nghiệp mía đường
2) Tổng quan về nguyên liệu sản xuất
Mía là nguyên liệu chế biến đường, do đó quá trình gia công và điều kiện kỹ
thuật chế biến đường đều căn cứ vào mía, đặc biệt là tính chất và thành phần
Của nước mía. Thành phần hóa học của mía phụ thuộc vào giống mía, đất đai,
khí hậu, mức độ chín, sâu bệnh,..
Lúc mía chín, phần đường cao, chất không đường thấp, do đó độ tinh khiết
tương đối cao, đồng thời phần nước giảm, phần xơ cũng tăng lên.
3) Tổng quan về sản phẩm

4) Biến đổi của nguyên liệu trong quá trình cô đặc


Trong quá trình cô đặc, tính chất cơ bản của nguyên liệu và sản phẩm biến đổi
không ngừng.
Biến đổi tính chất vật lý
Độ nhớt tăng, nhiệt độ sôi,…
Biến đổi tính chất hóa học
Trong tổ chức tế bào mía, có rất nhiều vật chất nguyên là không màu, nhưng
cùng các hợp chất khác kết hợp, sau khi phản ứng hoặc phân hủy tạo thành chất
màu, chủ yếu là poliphenon, hợp chất amin và caramen đường. Poliphenon kết
hợp sắt tạo thành hợp chất màu nâu đậm. Axit amin kết hợp với đường khử
theo phản ứng Maillard tạo thành chất màu melanoidin có màu nâu xẩm. Ở nhiệt
độ cao khoảng 200o C đường mất nước tạo thành dạng keo. Chúng là những chất
có hại cho sản xuất đường.

Thay đổi pH môi trường: thường là giảm pH do các phản ứng phân hủy
amit (Vd: asparagin) của các cấu tử tạo thành các acid.
Tăng màu do caramen hóa đường, phân hủy đường khử, tác dụng tương hỗ giữa
các sản phẩm phân hủy và các amino acid.
Biến đổi sinh học
- Tiêu diệt vi sinh vật (ở nhiệt độ cao).
- Hạn chế khả năng hoạt động của các vi sinh vật ở nồng độ cao.

5) Tiêu chuẩn đối với chất lượng sản phẩm


Nước mía sau khi làm sạch có nồng độ chất khô khoảng 6Bx như đề bài. Để đáp
ứng yêu cầu nấu đường, cần cô đặc nước mia đến khoảng 60Bx gọi là mật chè.
Do đó cần bốc hơi một lượng lớn nước và phải tiết kiệm hơi bốc ( quá trình cô
đặc)

I GIỚI THIỆU TỔNG QUAN VỀ CÔ ĐẶC


a) Định nghĩa: Cô đặc là phương pháp thường được dùng để tăng nồng độ một
cấu tử nào đó trong DD hai hay nhiều cấu tử. Qúa trình cô đặc của DD lỏng -
rắn hay DD
lỏng - lỏng mà có sự chênh lệch nhiệt độ sôi rất cao thì thường được tiến hành
bằng cách tách một phần dung môi. Tùy thep tính chất của cấu tử
Khó bay hơi (hay không bay hơi trong quá trình đó) Ta có thể tách một phần
dung môi (Cấu tử dễ bay hơi hơn) bằng phương pháp nhiệt độ ( đun nóng) hay
Bằng phương pháp lạnh (kết tinh).
Trong công nghệ hóa học và thự phẩm thì cô đặc được sử dụng rất phổ biến với
mục đích:
- Làm tăng nồng độ chất tan
- Tách chất rắn hòa tan ở dạng tinh thể (kết tinh)
- Thu dung môi ở dạng nguyên chất.

b) Phương pháp:
Tùy theo tính chất của cấu tử khó bay hơi (hay không bay hơi trong quá trình
đó) ta có thể tách một phần dung môi (cấu tử dễ bay hơi hơn) bằng phương pháp
Nhiệt độ (đun nóng) hay bằng phương pháp làm lạnh kết tinh.
Trong phương pháp nhiệt, dưới tác dụng của nhiệt ( do đun nóng), dung môi
chuyển từ trạng thái hơi khi áp suất riêng phần của nó bằng áp suất
Bên ngoài tác dụng lên mặt thoáng DD (tức là khi DD sôi). Để cô đặc các DD
không chịu được nhiệt độ cao (như DD đường) đòi hỏi phải cô đặc ở nhiệt độ
đủ thấp ứng với áp suất cân bằng ở mặt thoáng thấp, hay thường là ở chân
không (p < 1 ata hay atmosphere absolute)

Trong phương pháp lạnh, khi hạ thấp nhiệt độ đến một mức độ yêu cầu nào đó
thì một cấu tử sẽ tách ra dưới dạng tinh thể đơn chất tinh khiết -
Thường là kết tinh dung môi để tăng nồng độ chất tan ( trước khi xảy ra kết tinh
ơtecti ) Tùy theo tính chất của các cấu tử - nhất là kêt tinh dung môi
Và điều kiện áp suất bên ngoài tác dụng lên DD mà các quá trình kết tinh đó có
thể xảy ra ở nhiệt độ cao hay tháo và có khi phải dùng dùng đến máy lạnh\
( như kết tinh nước để cô đặc nước quả ép giàu sinh tố)

Cô đặc được tiến hành ở nhiệt độ sôi, ở mọi áp suất như: áp suất chân không, áp
suất thường (áp suất khí quyển hya áp suất dư), trong hệ thống
Thiết bị cô đặc 1 nồi, hay trong hệ thống thiết bị cô đặc nhiều nồi. Qúa trình cô
đặc có thể gián đoạn hay liên tục. Hơi bay ra trong quá trình cô đặc thường là
hơi nước
Gọi là "hơi thứ" thường có nhiệt độ cao, ẩn nhiệt hóa hơi lớn nên được sử dụng
làm hơi đốt cho các nồi cô đặc. Nếu "hơi thứ" được sử dụng ngoài dây
Chuyền cô đặc thì gọi là "hơi phụ"
Cô đặc chân không dùng cho các dung dịch có nhiệt độ sôi cao và dụng dịch dễ
bị oxy hóa hoặc thủy phân về nhiệt. Ngoài ra còn để tăng hiệu số nhiệt độ của
hơi đốt và nhiệt độ trong bình của dung dịch hay còn gọi là hiệu số nhiệt độ hữu
ích, dẫn đến giảm bề mặt truyền nhiệt của thiết bị cô đặc. Mặt khác cô đặc chân
không thì nhiệt độ sôi của dung dịch thấp nên có thể tận dụng nhiệt thừa của các
quá trình sản xuất khác hoặc sử dụng hơi thứ cho quá trình cô đặc

Cô đặc ở áp suất cao hơn áp suất khí quyển thường cho các dung dịch không bị
phân hủy ở nhiệt độ cao như các dung dịch muối vô cơ, để sử dụng hơi
thứ cho cô đặc và cho các quá trình đun nóng khác.

Còn cô đặc ở áp suất khí quyển thì hơi thứ không được sử dụng mà được thải ra
ngoài không khí. Đây là phương pháp tuy đơn giản nhưng không kinh tế.

Trong hệ thống cô đặc nhiều nồi thì nồi đầu tiên làm việc ở áp suất lớn hơn khí
quyển và những nồi sau làm việc ở áp suất chân không.

Thiết bị cô đặc một nồi thường chỉ dùng khi năng suất thấp và khi không dùng
hơi thứ là chất tải nhiệt khi đun nóng. Trong thực tế sản xuât khi cần cô đặc một
DD có nồng độ khá loãng lên nồng độ khá đặc thì người ta hay dùng các hệ cô
đặc nhiều nồi công nghiệp. Hệ nhiều nồi xuôi chiều thích hợp để cô đặc các DD
mà chất tan dễ biến tính vì nhiệt độ cao vì trong hệ xuôi chiều các nồi dầu có p
và t cao hơn các nồi sau nên sản phẩm tạo thành ở nồi cuối có nhiệt độ thấp
nhất. Trong thực tế sản xuât khi cần cô đặc một DD có nồng độ khá loãng lên
nồng độ khá đặc thì người ta hay dùng các hệ cô đặc nhiều nồi công nghiệp có
thể hoạt động xuôi chiều và ngược chiều. Hệ nhiều nồi xuôi chiều thích hợp để
cô đặc các DD mà chất tan dễ biến tính vì nhiệt độ cao vì trong hệ xuôi chiều
các nồi dầu có áp suất và nhiệt cao hơn các nồi sau nên sản phẩm tạo thành ở nồi
cuối có nhiệt độ thấp nhất. Số nồi thích hợp trong hệ thống cô đặc nhiều nồi nằm
ở khoảng 2 đến 4 nồi

c) Các thiết bị cô đặc:


Có nhiều cách phân loại khác nhau nhưng tổng quát lại cách phân loại theo đặc
điểm cấu tạo sau đây là dễ dàng và tiêu biểu nhất. Thiết bị cô đặc (TBCĐ) được
chia làm sau loại thuộc ba nhóm chủ yếu sau đây:
Nhóm 1: Dung dịch được đối lưu tự nhiên (hay tuần hoàn tự nhiên) đối với
nhóm này thường có hai loại như sau:
*Loại 1: Có buồng đốt trong (đồng trục với buồng bốc hơi); có thể có ống tuần
hoàn trong hay ống tuần hoàn ngoài.
*Loại 2: Có buồng đốt ngoài (không đồng trục với buồng bốc hơi)
Nhóm 2: Dung dịch đối lưu cưỡng bức (tức tuần hoàn cưỡng bức) đối với nhóm
này thường có hai loại như sau:
*Loại 3: Có buồng đốt trong, có ống tuần hoàn ngoài
*Loại 4: Có buồng đốt ngoài, có ống tuần hoàn ngoài.
Nhóm 3: Dung dịch chảy thành màng mỏng, loại này cũng có hai loại.
*Loại 5: Màng dung dịch chảy ngược lên, có thể có buồng đốt trong hay buồng
đốt ngoài.
*Loại 6: Màng dung dịch chảy xuôi, có thể có buồng đốt trong hay buồng đốt
ngoài.
d) Một số yêu cầu đối với thiết bị cô đặc
-Sản phẩm có thời gian lưu nhỏ: giảm tổn thất, tránh phân hủy sản phẩm.
- Cường độ truyền nhiệt cao trong giới hạn chênh lệch nhiệt độ.
- Đơn giản, dễ sửa chữa, tháo lắp, dễ làm sạch bề mặt truyền nhiệt.
- Phân bố hơi đều.
- Thu hồi bọt do hơi thứ mang theo.
- Tổn thất năng lượng là nhỏ nhất.
- Thao tác, khống chế, tự động hóa dễ dàng..

e) Thiết bị cô đặc được sử dụng trong đồ án


Trong đồ án này chúng em sử dụng thiết bị cô đặc
buồng đốt trong kiểu treo với quá trình cô đặc ở áp
suất chân không.
Hình trên là thiết bị cô đặc phòng đốt treo. Phòng
đốt 2 đặt ở giữa thiết bị, khoảng trống vành khăn ở
giữa phòng đốt và vỏ đóng vai trò như là 1 ống
tuần hoàn. Hơi đốt đi vào phòng theo ống 4.
Phòng đốt có thể lấy ra ngoài khi cần sửa chữa
hoặc làm sạch. Vận tốc tuần hoàn lớn hơn so với
dạng thiết bị ống tuần hoàn trung tâm vì vỏ ngoài
không bị đốt nóng. Tuy nhiên dạng thiết bị này có
khuyết điểm là cấu tạo phức tạp và kích thước lớn
do có khoảng trống hình vành khăn.

Ngoài ra còn có một số thiết bị phụ:


-Bể chứa sản phẩm, nguyên liệu.
-Các loại bơm: bơm dung dịch, bơm nước, bơm
chân không.
-Thiết bị gia nhiệt.
-Thiết bị ngưng tụ Baromet.
-Thiết bị đo và điều chỉnh.
II

You might also like