You are on page 1of 53

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC THƯƠNG MẠI

----🙣🕮🙡----

BÀI THẢO LUẬN


HỌC PHẦN PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU KHOA
HỌC

Tên đề tài: Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến việc tự học của
sinh viên trường Đại học Thương Mại

Giảng viên giảng dạy: Vũ Thị Thùy Linh

Nhóm thực hiện: 03

Mã lớp: H2101SCRE0111

Hà Nội – Năm 2021


1

STT Họ và tên Nội dung công việc Đánh giá


21 Nguyễn Thị Song Hà (NT) Phần mở đầu, phụ lục,
tổng hợp word

22 Trần Đình Hiệp Phần mở đầu, lập


phiếu khảo sát

23 Ngô Thị Huệ Chương II, III

24 Nguyễn Việt Hưng Chương II, phỏng vấn sâu

25 Lê Khắc Quang Huy Chương II, gỡ băng

26 Nguyễn Thị Huyền Chương I, làm slide

27 Nguyễn Thu Huyền Chương I, thuyết trình,


lập phiếu khảo sát

28 Phan Văn Khải Chương III, thuyết trình

29 Hà Ngọc Khánh Chương II, IV, phụ lục

30 Hoàng Hà Tùng Lâm Chương III

2
MỤC LỤC

MỞ ĐẦU..................................................................................................................................5
1.1Đặt vấn đề........................................................................................................................5
1.2Xác lập vấn đề nghiên cứu ..............................................................................................5
1.2.1Mục đích nghiên cứu: ...............................................................................................5
1.2.2Mục tiêu nghiên cứu: ................................................................................................5
1.2.3Câu hỏi nghiên cứu ...................................................................................................6
1.3Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ...................................................................................6
1.3.1Đối tượng và khách thể nghiên cứu ..........................................................................6
1.3.2Phạm vi nghiên cứu: .................................................................................................6
1CHƯƠNG I: TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU ........................................................................7
1.1Các công trình nghiên cứu trong nước ............................................................................7
1.2Các công trình nghiên cứu nước ngoài............................................................................8
2CHƯƠNG II: KHUNG LÝ THUYẾT VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU:..................10
2.1Khung lý thuyết .............................................................................................................10
2.1.1Lý thuyết có liên quan đến vấn đề nghiên cứu .......................................................10
2.1.2Khái niệm tự học.....................................................................................................12 2.2Giả
thuyết và mô hình nghiên cứu.................................................................................13 2.2.1Giả
thuyết nghiên cứu .............................................................................................13 2.2.2Mô hình
nghiên cứu ................................................................................................15 2.3Các thang đo
..................................................................................................................16 2.4Phương pháp
nghiên cứu:..............................................................................................19 3CHƯƠNG III: KẾT
QUẢ PHÂN TÍCH SỐ LIỆU NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN ....23 3.1Thống kê tần
số..............................................................................................................23 3.1.1Các yếu tố tác
động đến việc tự học của sinh viên .................................................23 3.1.2Chuyên ngành
.........................................................................................................24 3.1.3Năm học
..................................................................................................................25 3.2Thống kê mô tả
..............................................................................................................26 3.2.1Phương pháp
giảng dạy...........................................................................................26

3
3.2.2Môi trường học tập..................................................................................................27
3.2.3Động cơ học tập ......................................................................................................27
3.2.4Nhận thức của bản thân...........................................................................................28
3.2.5Phương pháp học tập...............................................................................................28
3.2.6Việc tự học ..............................................................................................................29
3.3Độ tin cậy.......................................................................................................................29
3.3.1Kiểm định độ tin cậy Cronbach’s Alpha cho biến độc lập và biến phụ thuộc. ......29
3.3.2Phân tích nhân tố EFA ............................................................................................37
3.3.3Kiểm định lại mô hình và giả thuyết bằng phương pháp hồi quy...........................43
3.4Nhận xét.........................................................................................................................45
3.5Đánh giá nghiên cứu:.....................................................................................................45
3.5.1Hạn chế ...................................................................................................................45 3.5.2
Cách khắc phục .......................................................................................................46 3.6Phỏng
vấn sâu................................................................................................................46 4CHƯƠNG
IV: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ....................................................................48 TÀI LIỆU
THAM KHẢO......................................................................................................51 PHỤ
LỤC...............................................................................................................................53
4
MỞ ĐẦU
1.1 Đặt vấn đề

Ở nước ngoài, tự học và các kỹ năng tự học là một trong những vấn đề mang tính
lịch sử được nhiều nhà giáo dục trên thế giới quan tâm dưới nhiều góc độ khác nhau ngay
từ khi giáo dục chưa trở thành một khoa học.

Tại Việt Nam, trong 5 năm trở lại đây, các trường đại học, cao đẳng dần thay đổi
phương thức dạy học từ niên chế sang tín chỉ. Các triết lý làm nền tảng cho đào tạo theo
tín chỉ là cá thể hóa việc học tập nhằm phát huy tối đa khả năng tự học, chủ động lĩnh hội
kiến thức và tư duy sáng tạo của sinh viên. Việc tự học này không chỉ giúp nâng cao kết
quả học tập mà còn có ý nghĩa trong công việc sau khi sinh viên ra trường. Tuy nhiên,
thực tế cho thấy hiện nay, sinh viên vẫn rất bối rối trong việc tìm ra phương pháp tự học
cho mình hay thậm chí là không mặn mà gì với việc “tự học” mà thay vào đó là “tự chơi”
nhiều hơn. Đứng trước thực trạng trên, nhóm 3 chọn đề tài: “Nghiên cứu yếu tố ảnh hưởng
đến việc tự học của sinh viên trường Đại học Thương Mại” với mong muốn chỉ rõ nguyên
nhân chủ yếu ảnh hưởng đến việc tự học của sinh viên trường Đại học Thương Mại, từ đó
có những đề xuất thiết thực, góp phần nâng cao chất lượng dạy và học của sinh viên.

1.2 Xác lập vấn đề nghiên cứu

1.2.1 Mục đích nghiên cứu:

Đề tài nghiên cứu nhằm giúp nhà trường nắm bắt được khả năng, các yếu tố ảnh
hưởng đến việc tự học của sinh viên Đại học Thương Mại đồng thời giúp sinh viên có thể
nhận thức ý nghĩa và tầm quan trọng của việc học.

1.2.2 Mục tiêu nghiên cứu:

Nhóm nghiên cứu chúng tôi đã xác định mục tiêu chính là phải đánh giá được thực
trạng về việc tự học của sinh viên Đại học Thương Mại và các yếu tố ảnh hưởng đến việc
tự học của sinh viên. Từ đó nhóm sẽ rút ra các kết luận và giải pháp nhằm tạo điều kiện,
khai thác thời gian tự học của sinh viên. Cụ thể, nghiên cứu này gồm:

5
- Xác định các yếu tố ảnh hưởng đến việc tự học của sinh viên Đại học Thương Mại.

- Liệt kê và phân tích mức độ ảnh hưởng của từng yếu tố ảnh hưởng đến việc tự học
của sinh viên Đại học Thương Mại.

- Đưa ra các kết luận và nêu ra một số giải pháp nhằm giúp nâng cao chất lượng của
việc tự học của sinh viên Đại học Thương Mại.

1.2.3 Câu hỏi nghiên cứu


Đề tài này tập trung trả lời cho 3 câu hỏi:

- Những yếu tố nào ảnh hưởng đến việc tự học của sinh viên Đại học Thương
Mại?

- Mức độ ảnh hưởng của các yếu tố đến việc tự học của sinh viên Đại học
Thương Mại?

- Giải pháp giúp nâng cao chất lượng việc tự học của sinh viên Đại học Thương
Mại là gì?

1.3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

1.3.1 Đối tượng và khách thể nghiên cứu

- Đối tượng: các yếu tố ảnh hưởng đến việc tự học của sinh viên. -

Khách thể: Sinh viên trường Đại học Thương Mại.

1.3.2 Phạm vi nghiên cứu:

- Không gian: Nghiên cứu được tiến hành trong phạm vi trường Đại học
Thương Mại.

- Thời gian: Từ ngày 28/06/ 2021 đến ngày 5/7 /2021.

- Nội dung: Nghiên cứu đề cập tới thực trạng hoạt động tự học của sinh viên và
chủ yếu quan tâm tới sự ảnh hưởng của các yếu tố đến việc tự học.

6
1 CHƯƠNG I: TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU
1.1 Các công trình nghiên cứu trong nước

Tại Việt Nam, tự học đã trải qua một giai đoạn phát triển nghiên cứu lâu dài cả về
lý luận và thực tiễn, những thành quả nghiên cứu về hoạt động tự học cũng rất phong phú:

Vấn đề tự học được chủ tịch Hồ Chí Minh rất quan tâm. Trong các tác phẩm của
Người đã đề cập sâu sắc đến vấn đề tự học, đặc biệt là việc tự học của sinh viên, cán bộ
cách mạng. Tư tưởng giáo dục của Hồ Chí Minh được Đảng ta vận dụng trong chương
trình Giáo dục - Đào tạo, đặc biệt Nghị quyết TW 4 (khoá VIII) (năm 1996) chỉ rõ: “Phải
khuyến khích tự học, phải áp dụng những phương pháp giáo dục hiện đại để bồi dưỡng
cho học sinh năng lực tư duy sáng tạo, năng lực giải quyết vấn đề”.

Từ những năm 1960, nhà nghiên cứu Nguyễn Hiến Lê đã xuất bản cuốn sách Tự
học để thành công (sau đổi tựa thành Tự học, một nhu cầu của thời đại) bàn luận sâu sắc,
thấu đáo về ý nghĩa của việc tự học, làm thế nào để tự học tốt và đồng thời khẳng định
không có động cơ và phương pháp học tập thì không thể thành công.

Tác giả Trần Thị Minh Hằng (2011) đã dày công tập hợp cơ sở lý luận về tự học
trong cuốn sách “tự học và yếu tố tâm lý cơ bản trong tự học”. Tác giả đã phân tích các
yếu tố ảnh hưởng đến sự hình thành kĩ năng tự học của sinh viên sư phạm và mô tả cụ thể
cách tiến hành các kỹ năng tự học cơ bản gồm: Xây dựng kế hoạch tự học, đọc sách kèm
theo ghi chép, tự kiểm tra - đánh giá

ThS Nguyễn Hữu Dũng (2015) đã chỉ ra khái niệm của “tự học” cũng như vai trò
của tự học trong đào tạo theo chế tín chỉ ở bậc đại học. Nghiên cứu cũng chỉ ra các yếu tố
ảnh hưởng đến tính tự học của sinh viên bao gồm: Môi trường học tập; Điều kiện học tập;
Động cơ học tập của sinh viên; Phương pháp giảng dạy của giảng viên; Hình thức kiểm
tra, đánh giá trên lớp.

Bên cạnh đó, công trình nghiên cứu của các tác giả Nguyễn Hữu Đặng, Lê Tín,
Bùi Diên Giàu, Nguyễn Hồng Thoa, Hà Mỹ Trang, Lê Trần Phước Huy, Đặng Thị Ánh
Dương và Hồ Hữu Phương Chi (2014) cho thấy, các yếu tố như điểm đầu vào đại học,

7
điểm trung bình tích lũy trong thời gian học đại học, bài tập nhóm có ảnh hưởng tích cực
đến việc sử dụng thời gian tự học của sinh viên; trong khi đó, các yếu tố như số lượng tín
chỉ đăng ký học, đi làm thêm, học vượt tiến độ làm cho thời gian tự học của sinh viên sẽ ít
đi. Bên cạnh đó, nghiên cứu cũng phát hiện, sinh viên chưa khai thác tốt các thiết bị hỗ trợ
cho việc tự học.

Kết quả nghiên cứu của Phạm Văn Tuân (2013) cho thấy các yếu tố chủ quan ảnh
hưởng nhiều hơn các yếu tố khách quan đến tính tích cực tự học của sinh, trong đó “hứng
thú học tập, hứng thú nghề nghiệp”, “động cơ học tập” là các yếu tố có ảnh hưởng nhiều
nhất.

Tại Đại học An Giang, tác giả Nguyễn Kỳ (2012) đã viết các biến số của việc tự học
như: Môi trường học và cơ sở vật chất, Sự khen thưởng và khuyến khích tinh thần tự học,
Giáo trình và tài liệu tự nghiên cứu, Thời gian rảnh rỗi. Kết quả sau cuộc phỏng vấn cho
thấy chỉ có yếu tố Giáo trình và tài liệu tự nghiên cứu gây ảnh hưởng lớn đến phương
pháp học của sinh viên. Ngoài ra, biến số “Thời gian rảnh rỗi” cũng có ảnh hưởng, tuy
nhiên mức độ không cao nên sẽ không quá quan trọng việc quyết định tự học của sinh
viên.

1.2 Các công trình nghiên cứu nước ngoài

Sharma R. C. (1982) đã khẳng định: Người ta có thể dạy phương pháp cho sinh
viên bằng nhiều hình thức khác nhau tùy theo điều kiện, hoàn cảnh, tùy theo tính chất đặc
thù môn học và nội dung yêu cầu của bài học. Dạy phương pháp cho sinh viên phải thực
hiện theo 3 giai đoạn sau: (1) GV thiết kế bài tập, chỉ dẫn cụ thể những gì sinh viên
phải làm để hoàn thành bài tập. (2) GV tổ chức cho sinh viên tự nghiên cứu với sự hỗ trợ
của những thông tin có sẵn. (3) GV làm việc với sinh viên trên lớp theo hình thức cá nhân
hay tập thể.

Với Petrovski A. V. (1982), ông đã nghiên cứu những mức độ của hoạt động học
như: Mức độ nhận thức của việc học, mức độ trí tuệ của việc học, tính chất nhiều mức độ
của việc học. Từ những mức độ của việc học cho thấy hoạt động học đòi hỏi phải có tính
tự giác độc lập cao, để hoạt động học đạt kết quả thì học sinh phải tự học.

8
Theo Weiner (1983), việc học tập rèn luyện của người học bị phụ thuộc vào những
điều kiện như: Nguồn tri thức vốn có; tạo tình huống học tập, rèn luyện; làm xuất hiện,
phát huy yếu tố chủ động, tự giác, tích cực trong học tập, rèn luyện. Tính hiệu quả (của
việc học tập) hầu như phụ thuộc vào người học và sự khác biệt cá nhân của họ.

Ngoài ra, Ôkôn V. (1976) khẳng định rằng: “Để tự học có hiệu quả thì người học
phải biết kế hoạch hóa hoạt động tự học, tức là phải có kế hoạch tự học” . Theo ông, có kế
hoạch tự học sẽ giúp người học chủ động trong hoạt động và thể hiện tác phong khoa học
của bản thân.

Tự học là một quá trình lâu dài. Để người học kiểm soát tốt hơn việc tự học của
mình, phải giúp họ nhận thức và xác định các chiến lược đã sử dụng và có thể sử dụng.
Mỗi người học có sự khác nhau về thói quen học tập, nhu cầu và động lực học tập . Vậy
nên, Dimitrios Thanasoulas (2000) và Muhammad Yusuf (2011) đều cho ra kết quả với 3
yếu tố ảnh hưởng là: Năng lực cá nhân, Động lực học tập, Phương pháp học tập.
9
2 CHƯƠNG II: KHUNG LÝ THUYẾT VÀ PHƯƠNG PHÁP
NGHIÊN CỨU:

2.1 Khung lý thuyết

2.1.1 Lý thuyết có liên quan đến vấn đề nghiên cứu

a) Nghiên cứu định tính và nghiên cứu định lượng:

Nghiên cứu định tính là nghiên cứu được đặc trưng bởi mục đích của nghiên cứu và
phương pháp được tiến hành. Nghiên cứu thu thập, phân tích những dữ liệu mang tính
mô tả như những câu viết, hành vi, xử sự của con người được quan sát. Mục đích nghiên
cứu là những mặt, những vấn đề của cuộc sống, xã hội, quan tâm đến ý nghĩa của các
hiện tượng, tình huống, sự việc

Nghiên cứu định lượng được Burns & Grove định nghĩa: “nghiên cứu định lượng là
một quy trình nghiên cứu chính thức, khách quan và có hệ thống trong đó các dữ liệu số
được sử dụng để thu thập thông tin về thế giới” và “đó là một phương pháp được sử dụng
để mô tả và kiểm định các mối quan hệ, liên hệ nhân quả”. Phương pháp gắn với thu thập
và xử lý dữ liệu dưới dạng số, để kiểm định mô hình và các giả thuyết khoa học được suy
ra từ lý thuyết đã có

b) Dữ liệu sơ cấp và dữ liệu thứ cấp:

Dữ liệu sơ cấp là dữ liệu không có sẵn, bản thân nhà nghiên cứu phải đi thu thập
dữ liệu cho phù hợp với vấn đề nghiên cứu đặt ra để kiểm định các mô hình và giả thuyết
nghiên cứu

Dữ liệu thứ cấp là dữ liệu có sẵn, do người khác thu thập, sử dụng cho mục đích
nghiên cứu khác. Dữ liệu thứ cấp có thể là dữ liệu chưa xử lý (dữ liệu thô) hoặc dữ liệu
đã xử lý

c) Phương pháp chọn mẫu phi ngẫu nhiên:

Là phương pháp chọn mẫu mà các phần tử trong tổng thể không có khả năng ngang
nhau để được chọn vào mẫu nghiên cứu. Việc chọn mẫu này hoàn toàn phụ thuộc vào
kinh nghiệm và sự hiểu biết của nhà nghiên cứu nên thường mang tính chủ quan

10
Có 4 phương pháp chọn mẫu phi ngẫu nhiên, tuy nhiên, trong bài nghiên cứu, nhóm
sử dụng chủ yếu phương pháp chọn mẫu thuận tiện và chọn mẫu quả cầu tuyết.

Chọn mẫu thuận tiện: người điều tra lấy mẫu dựa trên sự tiện lợi hay khả năng tiếp
cận đối tượng điều tra ở những nơi mà người điều tra có thể dễ dàng tiếp cận đối tượng

Chọn mẫu quả cầu tuyết: Ban đầu nhà nghiên cứu tiếp cận một vài đối tượng và nhờ
họ chia sẻ, giới thiệu cho nhiều người khác cùng tham gia phỏng vấn cho đến khi đạt được
cỡ mẫu cần thiết.

d) Các cách xử lý dữ liệu định lượng:

Thống kê mô tả (phân tích thống kê): là kỹ thuật phân tích đơn giản nhất của một
nghiên cứu định lượng. Bất kì một nghiên cứu nào cũng đều tiến hành các phân tích này.
Tuy nhiên, hạn chế là khi mô tả tập hợp lớn các quan sát chỉ với một chỉ số duy nhất, có
nguy cơ sai lệch dữ liệu gốc hoặc bỏ só chi tiết quan trọng.

Phân tích chuyên sâu:

- Phân tích nhân tố:

o Giúp đánh giá hai loại giá trị quan trọng của thang đo là giá trị hội tụ và giá
trị phân biệt.

o Dùng để rút gọn tập k biến quan sát thành 1 tập F (F<k) các nhân tố có ý
nghĩa hơn. Cở sở của việc rút gọn này dựa vào mối quan hệ tuyến tính của các nhân tố
với các biến quan sát.

o Phân tích nhân tố cũng được sử dụng để kiểm định thang đo (phương
pháp phân tích nhân tố khám phá EFA)

- Phân tích độ tin cậy thang đo:

o Dùng để kiểm tra các biến quan sát của nhân tố mẹ có đáng tin cậy hay
không. Từ đó phản ánh mức độ tương quan chặt chẽ giữa các biến quan sát trong cùng
một nhân tố.

o Sử dụng các tiêu chuẩn trong kiểm định Cronbach Alpha:

▪ Loại các biến có hệ số tương quan biến tổng nhỏ hơn 0,3 và các biến

11
quan sát có tương quan biến tổng nhỏ hơn 0,4 vì biến này được xem là biến rác, không
đóng góp nhiều cho sự mô tả của khái niệm cần đo.

▪ Tiêu chuẩn chọn thang đo khi có độ tin cậy Alpha lớn hơn 0,6, tuy

nhiên lớn hơn 0,8 là thang đo lường tốt nhất, từ 0,7 – 0,8 là sử dụng được; từ 0,6 trở
lên là có thể sử dụng trong trường hợp khái niệm nghiên cứu là mới hoặc mới trong bối
cảnh nghiên cứu

- Phân tích hồi quy tuyến tính: Là phân tích để xác định quan hệ phụ thuộc của
biến độc lập và biến phụ thuộc, từ đây ta có thể dự báo về biến phụ thuộc dựa vào giá trị
cho trước của biến độc lập. Tuy nhiên, phương trình hồi quy không đem lại dự báo chính
xác. Trong nghiên cứu kinh doanh, phân tích hồi quy đa biến thường được sử dụng.
2.1.2 Khái niệm tự học

Nguyễn Kỳ (1998) đã đưa ra quan điểm rằng tự học là người học tích cực chủ động, tự
mình tìm ra tri thức kinh nghiệm bằng hành động của mình, tự thể hiện mình. Tự học là tự
đặt mình vào tình huống học, vào vị trí nghiên cứu, xử lý các tình huống, giải quyết các
vấn đề, thử nghiệm các giải pháp.

Hay tác giả Trần Phương (2005) cũng đề cao tính tự giác trong học. Ông cho rằng tự học
chính là biến kiến thức khoa học tích lũy từ nhiều thế hệ của nhân loại thành kiến thức của
bản thân và rèn luyện cho bản thân kỹ năng thực hành những tri thức đó.

Còn với tác giả Nguyễn Cảnh Toàn (1997) ông cho rằng tự học không chỉ là sự động não,
suy nghĩ sử dụng năng lực trí tuệ (quan sát, so sánh, phân tích…) và có khi cả cơ bắp (khi
sử dụng công cụ) cùng các phẩm chất chính của chính bản thân người học (tính trung
thực, khách quan, có chí tiến thủ, kiên trì, nhẫn nại, lòng say mê khoa học). Vì vậy, tự học
được coi là quá trình sử dụng cả động cơ, tình cảm, cả nhân sinh quan, thế giới quan để
chiếm lĩnh một lĩnh vực hiểu biết nào đó của nhân loại, biến lĩnh vực đó theo sở hữu của
mình.

Từ các quan điểm của 3 tác giả kể trên, nhóm xin đưa ra khái niệm về tự học. Tự học là
tự mình động não, suy nghĩ, học với sự tự giác và tích cực ở mức độ cao, là quá trình
người học tự tìm ra ý nghĩa của việc học để làm chủ hoạt động học tập của mình.
12
Bản chất của tự học là quá trình chủ thể người học cá nhân hóa việc học tự tìm ra
tri thức nhằm thỏa mãn các nhu cầu học tập. Nhu cầu tự học phải xuất phát từ mong muốn
làm phong phú sự hiểu biết của bản thân người học để hoàn thiện nhân cách của mình. Tự
học chỉ được thực hiện thông qua làm việc, tự học có hiệu quả khi người học biết cách
học, có ý chí học tập, có kỹ năng và biện pháp học và cũng có sự hướng dẫn của người
thầy.

2.2 Giả thuyết và mô hình nghiên cứu

Dựa trên các nghiên cứu trong và ngoài nước về các yếu tố ảnh hưởng tới việc tự học của
sinh viên, nghiên cứu này thực hiện khảo sát các yếu tố ảnh hưởng đến việc tự học của
sinh viên Đại học Thương Mại. Các giả thuyết trong bài sẽ dựa trên các nghiên cứu trước
và chọn lọc những biến được nghiên cứu lặp lại nhiều lần để khảo sát tại trường Đại học
Thương Mại. Cụ thể, các biến nghiên cứu có kết quả tác động đến việc tự học và được lặp
lại nhiều lần sẽ được đưa vào nghiên cứu.

2.2.1 Giả thuyết nghiên cứu

❖ Phương pháp giảng dạy

Phương pháp là cụm từ dùng để chỉ các cách thức hoặc đường lối có tính hệ thống
đưa ra để có thể giải quyết một vấn đề nào đó. Nguyễn Ngọc Quang (1970) đã cho rằng
phương pháp dạy học là cách thức làm việc của thầy và của trò trong sự phối hợp thống
nhất và dưới sự chỉ đạo của thầy, nhằm làm cho trò tự giác, tích cực, tự lực đạt tới mục
đích dạy học. Nguyễn Hữu Dũng (2015) đã chỉ ra phương pháp giảng dạy của giáo viên
có ảnh hưởng tới việc tự học của sinh viên, dù học theo chế tín chỉ là lấy người học làm
trung tâm nhưng vai trò của người thầy trên lớp vẫn luôn được khẳng định và có tính định
hướng khá lớn với việc tự học của sinh viên. Hay đồng tác giả Phí Đình Khương và Lâm
Thùy Dương (2020) cũng thực hiện nghiên cứu và cho thấy phương pháp giảng dạy có
ảnh hưởng tới thời gian tự học của sinh viên. Chính vì vậy mà nhóm xin đưa ra giả thuyết:

H1: Phương pháp giảng dạy có ảnh hưởng đến việc tự học của sinh viên Đại học
Thương Mại

13
❖ Môi trường học tập

Môi trường học tập là tất cả mọi thứ xoay quanh việc học của chúng ta, tập hợp
của âm thanh xung quanh, ánh sáng, cơ sở vật chất, giáo trình, giáo án,… Các yếu tố này
sẽ góp phần làm cho môi trường học tập trở nên tích cực hoặc tiêu cực, ảnh hưởng lớn tới
tâm lý người học. Nhóm các tác giả Nguyễn Hữu Đặng, Lê Tín, Bùi Diên Giàu, Nguyễn
Hồng Thoa, Hà Mỹ Trang, Lê Trần Phước Huy, Đặng Thị Ánh Dương và Hồ Hữu Phương
Chi (2014) đã chỉ ra cơ sở vật chất hỗ trợ tự học là một trong các yếu tố ảnh hưởng đến
việc tự học của sinh viên. Giả thuyết được đưa ra là:

H2: Môi trường học tập có ảnh hưởng đến việc tự học của sinh viên Đại học
Thương Mại

❖ Động cơ học tập

Động cơ được hiểu là một biểu hiện tâm lý hoạt động liên quan đến nhu cầu và sự hứng
thú. Dương Thị Kim Oanh (2013) cho rằng động cơ học tập là yếu tố tâm lý phản ánh đối
tượng có khả năng thỏa mãn nhu cầu của người học, định hướng, thúc đẩy và duy trì hoạt
động học tập của người học nhằm chiếm lĩnh đối tượng đó. Nguyễn Đình Thọ (2009) dựa
theo nghiên cứu của Noe (1986) cho rằng động cơ học tập của sinh viên là lòng ham muốn
tham dự và học tập những nội dung của chương trình học. Nguyễn Hiến Lê (1960) cũng
đã bàn luận sâu sắc về vấn đề tự học rằng không có động cơ và cách tự học thì không thể
thành công. Muhammed Yusuf (2011) trong bài nghiên cứu của mình đã tìm ra rằng động
cơ học tập có ảnh hưởng tới việc tự học của sinh viên. Vì vậy, nhóm xin đưa ra giả thuyết:

H3: Động cơ học tập có ảnh hưởng đến việc tự học của sinh viên Đại học Thương
Mại
❖ Nhận thức của bản thân

Nhận thức là hành động hay quá trình tiếp thu kiến thức và những am hiểu thông qua
suy nghĩ, kinh nghiệm và giác quan, bao gồm các quy trình như tri thức, sự chú ý, trí nhớ,
sự đánh giá, sự ước lượng, sự lý luận, sự tính toán, việc giải quyết vấn đề, việc đưa ra
quyết định, sự lĩnh hội và việc sử dụng ngôn ngữ. Nhận thức còn được hiểu đơn giản là sự
hiểu biết, niềm tin và đánh giá cá nhân về sự vật, sự việc đang diễn ra. Phí
14
Đình Khương và Lâm Thùy Dương (2020) đã thực hiện nghiên cứu và chỉ ra khả năng
nhận thức có ảnh hưởng tới hoạt động tự học của sinh viên. Dimitrios Thanasoulas (2000)
cũng chỉ ra tự học là một quá trình lâu dài, để người học kiểm soát tốt hơn việc tự học của
mình, phải giúp họ nhận thức và xác định các chiến lược đã sử dụng và có thể sử dụng.
Giả thuyết được đưa ra là:

H4: Nhận thức có ảnh hưởng đến việc tự học của sinh viên Đại học Thương Mại ❖

Phương pháp học tập

Phương pháp học tập chính là phương thức để đạt được mục đích, nhiệm vụ học
tập theo một cách thức nào đó. Ngô Thế Lâm (2020) cho rằng phương pháp học tập là yếu
tố bên trong quyết định trực tiếp đến hiệu quả của hoạt động tự học, sinh viên phải có kế
hoạch học tập hợp lý, có sự phân phối thời gian và áp dụng các hình thức tự học phù hợp.
Mohammed Yusuf (2011) trong nghiên cứu của mình cũng đã chỉ ra phương pháp học tập
có ảnh hưởng tới việc học của sinh viên. Giả thuyết được đưa ra là:

H5: Phương pháp học tập có ảnh hưởng đến việc tự học của sinh viên Đại học
Thương Mại

2.2.2 Mô hình nghiên cứu

Phương pháp giảng dạy

Môi trường học tập

Việc tự học của sinh viên

Động cơ học tập pháp học tập

Nhận thức của bản thân Phương trường Đại học Thương Mại
15
Hình 2.1: Mô hình nghiên cứu

2.3 Các thang đo

1. Thang đo “Phương pháp giảng dạy” được đo lường dựa trên bài nghiên cứu của
Nguyễn Hữu Dũng (2010) về ảnh hưởng của phương pháp giảng dạy của giáo viên đến
tính tự học của sinh viên đại học. Thang đo gồm 4 biến quan sát được mã hóa từ PPGD1
đến PPGD4.

PPGD1 Phương pháp giảng dạy của giảng viên giúp bạn dễ dàng tiếp
thu kiến thức trên lớp.

PPGD2 Giảng viên tổ chức làm bài tập nhóm giúp bạn hứng thú trong
học tập, tìm kiếm tài liệu

PPGD3 Giảng viên hướng dẫn cụ thể, rõ ràng về việc tự học trong và
ngoài giờ lên lớp.

PPGD4 Giảng viên khuyến khích bạn chủ động, sáng tạo trong học tập.

2. Thang đo “Môi trường học tập” được đo lường dựa trên bảng khảo sát “Đặc điểm,
quá trình học tập và cơ sở vật chất hỗ trợ tự học của sinh viên” của nhóm tác giả Nguyễn
Hữu Đặng, Lê Tín, Bùi Diên Giàu, Nguyễn Hồng Thoa, Hà Mỹ Trang, Lê Trần Phước
Huy, Đặng Thị Ánh Dương và Hồ Hữu Phương Chi (2014). Thang đo gồm 5 biến quan
sát được mã hóa từ MT1 đến MT5.

MT1 Nhà trường cung cấp cho sinh viên đầy đủ cơ sở vật chất cho
việc tự học

16
MT2 Nhà trường tổ chức các hoạt động cung cấp và phát triển các
kỹ năng tự học cho sinh viên

MT3 Lịch học trên lớp thuận lợi cho việc tự học của bạn
MT4 Bạn có nhiều tài liệu tham khảo phục vụ cho việc tự học của
mình

MT5 Môi trường học tập tích cực thúc đẩy việc tự học của bạn

3. Thang đo “Động cơ học tập” được đo lường dựa trên thang đo “Động cơ học tập”
của ThS Võ Thị Tâm (2010). Thang đo gồm 5 biến quan sát được mã hóa từ ĐC1 đến
ĐC5

ĐC1 Bạn luôn coi việc tự học là ưu tiên số một của bản thân

ĐC2 Bạn luôn tự học để trau dồi thêm kiến thức và đạt kết quả cao
trong học tập

ĐC3 Có ý thức tự học cao để giúp việc học của bạn trở nên thú vị
hơn

ĐC4 Bạn luôn khát khao tìm tòi và tự học hỏi thêm kiến thức

4. Thang đo “Nhận thức của bản thân” được đo lường dựa trên kết quả bảng khảo sát
“Nhận thức về vai trò của hoạt động tự học đối với các kĩ năng học tập của sinh viên”

17
của Phí Đình Khương và Lâm Thùy Dương (2020). Thang đo gồm 4 biến quan sát được
mã hóa từ NT1 đến NT4

NT1 Tự học giúp bạn mở rộng kiến thức

NT2 Tự học giúp bạn rèn luyện được kỹ năng học tập và nhiều kỹ
năng quan trọng khác

NT3 Tự học giúp bạn giải quyết các vấn đề trong học tập dễ dàng
hơn
NT4 Tự học giúp bạn đạt kết quả tốt hơn trong học tập

5. Thang đo “Phương pháp học tập” được đo lường dựa trên thang đo “Phương pháp
học tập của sinh viên” của Võ Thị Tâm (2010) và lý thuyết về phương pháp học tập của
Ngô Thế Lâm (2020). Thang đo gồm 4 biến quan sát được mã hóa từ PPHT1 đến PPHT4

PPHT1 Bạn có kế hoạch và mục tiêu rõ ràng cho việc tự học

PPHT2 Bạn thường nghiên cứu trước bài giảng mới và ghi chép bài tập
đầy đủ

PPHT3 Bạn ôn lại bài cũ và hoàn thành bài tập

PPHT4 Bạn tự tìm tòi và mở rộng kiến thức cho bản thân, chủ động
đọc và tìm kiếm tài liệu tham khảo

PPHT5 Bạn luôn tranh luận và thảo luận với bạn bè về vấn đề tự học

18
6. Thang đo “Việc tự học” gồm 4 biến quan sát được mã hóa từ TH1 đến TH5
TH1 Tự học giúp bạn có kết quả học tập tốt

TH2 Tự học giúp bạn thuận lợi xin việc, làm việc ở tổ chức bạn
mong muốn.

TH3 Tự học giúp bạn tiết kiệm chi phí tham gia trung tâm, lớp học
bên ngoài nhà trường

TH4 Bạn muốn khám phá tri thức, mở rộng hiểu biết của bản thân

TH5 Bạn cảm thấy việc tự học của tôi đang bị chi phối cần có
phương án giải quyết.
2.4 Phương pháp nghiên cứu:

2.5.1. Phương pháp chọn mẫu

Phương pháp chọn mẫu: Sử dụng phương pháp chọn mẫu để thuận tiện kiểm tra trước
bảng hỏi nhằm hoàn chỉnh các câu hỏi cũng như ước lượng sơ bộ về đề tài nghiên cứu mà
không tốn nhiều chi phí, thời gian.

Đối với đề tài nghiên cứu này của nhóm, để đơn giản hóa quá trình thu thập dữ
liệu, nhóm nghiên cứu tiến hành chọn mẫu phi ngẫu nhiên. Cụ thể, nhóm sử dụng phương
pháp quả cầu tuyết đối với học sinh Thương Mại theo từng khóa (sinh viên năm nhất, sinh
viên năm hai, …) và chuyên ngành đào tạo.

2.5.2. Cách thức chọn mẫu


a) Khung mẫu:
- Tổng thể nghiên cứu: 2000 sinh viên chính quy Đại học Thương Mại -
Phần tử: Sinh viên chính quy Đại học Thương Mại

- Giới tính: Nam, Nữ


19
- Năm học: Sinh viên từ năm nhất đến năm bốn
- Khóa: A, B, C, D, IS, E, …
b) Kích thước mẫu: đề tài nghiên cứu 200 sinh viên chính quy tại Đại học
Thương Mại

2.5.3. Mô tả mẫu:

Đối với phân tích nhân tố khám phá EFA: Dựa theo nghiên cứu của Hair,
Anderson, Tatham và Black (1998) cho tham khảo về kích thước mẫu dự kiến. Theo đó
kích thước của mẫu tối thiểu là gấp 5 lần tổng số biến quan sát. Đây là cỡ mẫu phù hợp
cho nghiên cứu có sử dụng phân tích nhân tố (Comery,1973 và Roger, 2006). (Lưu ý m là
số lượng câu hỏi trong bài):

n =5 *m.

Ta có: n = 5 * 21= 105 là số mẫu tối thiểu cần khảo sát.

Đối với phân tích đa biến: cỡ mẫu tối thiểu cần đạt được tính theo công thức là
(theo Tabachnick và Fidell, 1996). (Lưu ý: m’ là số lượng nhân tố độc lập, chứ không phải
là câu hỏi độc lập):

n’ = 50 +8*m’

Ta có: n’ = 50 + 8*m’ = 50+ 8*5= 90 là số phiếu tối thiểu cần khảo sát.
Thông tin phiếu hỏi online nhóm nghiên cứu đưa ra: 200 phiếu (trong đó 154 phiếu
hợp lệ), phù hợp với số lượng phiếu tối thiểu đã đưa ra như trên.

2.5.4. Quy trình thu thập dữ liệu, thông tin và xử lý số liệu:

Dữ liệu thứ cấp: Thu thập thông tin qua việc tìm hiểu các đề tài nghiên cứu trước
đây đã từng nghiên cứu về vấn đề tự học của sinh viên. Qua đó nhóm sẽ tổng hợp 11 đề tài
có liên quan. Kế thừa và phát triển các yếu tố ảnh hưởng, từ đó định được các biến động
lập và biến phụ thuộc. Nguồn tài liệu được tham khảo từ các trang web: google,

20
google scholar, …; các bài báo khoa học, thư viện online của trường Đại học Thương
Mại.

Dữ liệu sơ cấp: Thông tin thu thập thông qua phiếu điều tra khảo sát online bằng
bảng hỏi và phỏng vấn sinh viên. Trong bảng câu hỏi, nhóm đưa ra thang đo 5 điểm để đo
lường mức đô sinh viên đánh giá nhân tố tác động đến việc tự học của mình. 1 điểm (1):
hoàn toàn không đồng ý; 2 điểm (2): không đồng ý; 3 điểm (3): phân vân; 4 điểm (4):
đồng ý; 5 điểm (5): hoàn toàn đồng ý. Ngoài ra, với phỏng vấn sinh viên, nhóm lựa chọn
hình thức phỏng vấn sâu có cấu trúc với bộ câu hỏi có sẵn.

Kết quả khảo sát được rà soát kiểm tra tính hợp lệ: Trả lời đầy đủ câu hỏi, điền đầy
đủ thông tin phù hợp với nghiên cứu. Kết quả khảo sát: 200 phiếu hỏi học sinh Thương
Mại, trong đó 154 phiếu hợp lệ (chiếm 77%) trả lời đầy đủ thông tin phù hợp với yêu cầu
của phiếu hỏi, 23% phiếu khảo sát không hợp lệ bị loại bỏ.

Phỏng vấn 3 bạn sinh viên bất kỳ trong lớp học phần H210SCRE0111 qua phần
mềm Messenger

Số liệu được nhóm xử lý thông qua phần mềm hỗ trợ như: Excel, SPSS, …

Xử lý số liệu bằng phần mềm SPSS:


- Thống kê tần số
- Thống kê mô tả
- Kiểm định đánh giá thang đo
- Phân tích hồi quy
2.5.5. Phương pháp nghiên cứu cụ thể trong đề tài:
Đề tài sử dụng hỗn hợp hai phương pháp định tính và định lượng. Trong đó, nhóm sử
dụng 4 phương pháp nghiên cứu cụ thể.
Phương pháp nghiên cứu lí luận: Sử dụng dữ liệu thứ cấp làm cơ sở lý luận cho đề tài,
hình thành giả thuyết khoa học, dự đoán về thuộc tính và xây dựng mô hình lý thuyết ban đầu

21
Phương pháp khảo sát (survey): tìm kiếm dữ liệu nghiên cứu phổ biến nhất trên các
bảng hỏi (questionnaire), tìm một lượng nhỏ dữ liệu dưới dạng được tiêu chuẩn hóa từ một
mẫu tương đối lớn và quá trình chọn mẫu mang tính đại diện

Phương pháp thu thập dữ liệu: Nhóm tìm kiếm dữ liệu sơ cấp và thứ cấp bằng nhiều
hình thức khác nhau

Phương pháp thống kê toán học: Thông qua phần mềm như Excel, SPSS, …

22
3 CHƯƠNG III: KẾT QUẢ PHÂN TÍCH SỐ LIỆU NGHIÊN CỨU
VÀ THẢO LUẬN

3.1 Thống kê tần số

3.1.1 Các yếu tố tác động đến việc tự học của sinh viên
Bảng 3.1: Thống kê tần số các yếu tố tác động đến việc tự học của sinh viên
Frequency Percent Valid Cumulative
Percent Percent

Phương pháp học tập 36 21.2 21.2 21.2


Môi trường học tập 35 20.6 20.6 41.8

Phương pháp giảng dạy 8 4.7 4.7 46.5


Valid
Nhận thức của bản thân 58 34.1 34.1 80.6

Động cơ học tập 33 19.4 19.4 100.0

Total 170 100.0 100.0

(Nguồn: Kết quả phân tích dữ liệu trên SPSS)

Hình 3.1: Biểu đồ minh họa cho thống kê tần số về các yếu tố tác động đến
việc tự học của sinh viên

23
Kết quả tổng hợp cho thấy yếu tố có ảnh hưởng nhất đến việc tự học của sinh viên
là yếu tố nhận thức của bản thân với 58 phiếu, chiếm 34.12%. Theo sau là phương pháp
học tập với 36 phiếu, chiếm 21.18%. Tiếp đến là môi trường học tập với 35 phiếu, chiếm
20%; động cơ học tập với 33 phiếu chiếm 19.41%. Yếu tố ít ảnh hưởng nhất đến việc tự
học của sinh viên là phương pháp giảng dạy với 8 phiếu, chiếm 4.706%. Như vậy, với
việc tự học của sinh viên thì yếu tố ảnh hưởng nhất là nhận thức của bản thân sinh viên.
Bản thân sinh viên cần phải có nhận thức rõ về việc tự học, vai trò của việc tự học để chủ
động hơn trong việc học của mình.

3.1.2 Chuyên ngành

Bảng 3.2: Thống kê tần số về chuyên ngành của sinh viên


Frequency Percent Valid Percent Cumulative
Percent

Marketing 10 5.9 5.9 5.9


Quản trị kinh
27 15.9 15.9 21.8
doanh
Tiếng Anh thương
50 29.4 29.4 51.2
mại
Valid
Kinh tế quốc tế 51 30.0 30.0 81.2

Kinh tế luật 18 10.6 10.6 91.8

Thương mại điện tử 14 8.2 8.2 100.0

Total 170 100.0 100.0

(Nguồn: Kết quả phân tích dữ liệu trên SPSS)

24
Hình 3.2: Biểu đồ minh họa cho thống kê tần số về chuyên ngành của sinh
viên
Kết quả cho thấy trong tổng số 170 sinh viên trường Đại học Thương Mại được
khảo sát thì có tới 51 sinh viên thuộc chuyên ngành Kinh tế quốc tế, chiếm 29.41%. Tiếp
đến là 50 sinh viên khoa Tiếng Anh thương mại chiếm 29.41%; 27 sinh viên thuộc khoa
Quản trị Kinh doanh chiếm 15.88%; 18 sinh viên khoa Kinh tế Luật chiếm 10.59%; 14
sinh viên khoa Thương mại điện tử chiếm 8.235% và 10 sinh viên khoa Marketing
5.882%. Qua biểu đồ cho ta thấy số lượng sinh viên được khảo sát chủ yếu là sinh viên
khoa Tiếng anh thương mại và khoa Kinh tế quốc tế. Số sinh viên được khảo sát của khoa
Marketing là ít nhất với 10 sinh viên trên tổng số 170 sinh viên được khảo sát.

3.1.3 Năm học


Bảng 3.3: Thống kê tần số về năm học
Frequency Percent Valid Percent Cumulative

Năm 1 55 32.4 32.4 32.4


Valid
Năm 76 44.7 44.7 77.1
2 29 17.1 17.1 94.1
Năm 10 5.9 5.9 100.0
3 170 100.0 100.0
Năm 4
Total

(Nguồn: Kết quả phân tích dữ liệu trên SPSS)

25
Hình 3.3: Biểu đồ minh họa cho thống kê tần số về năm học
Kết quả tổng hợp cho thấy trong tổng số 170 sinh viên của trường Đại học Thương
Mại được khảo sát thì có 55 sinh viên năm 1, chiếm tỷ lệ 32.35% và sinh viên năm 2 có
76 sinh viên chiếm tỷ lệ 44.71%. Sinh viên năm 3 là 29 sinh viên, chiếm 17.06%, còn lại
là sinh viên năm tư với 10 sinh viên chiếm tỷ lệ 5.882%. Qua biểu đồ cho thấy tỷ lệ sinh
viên được khảo sát ở năm thứ 1 và thứ 2 là chủ yếu. Số sinh viên được khảo sát của
năm thứ tư là ít nhất với 10 sinh viên trên tổng 170 sinh viên tham gia khảo sát.

3.2 Thống kê mô tả

3.2.1 Phương pháp giảng dạy


Bảng 3.4: Thống kê mô tả về yếu tố Phương pháp giảng dạy
N Minimum Maximum Mean Std.
Deviation

PPGD1 170 1.00 5.00 3.9412 .96511


PPGD2 170 1.00 5.00 3.9529 .98396
PPGD3 170 2.00 5.00 3.8471 .64369
PPGD4 170 2.00 5.00 3.7706 .72182
Valid N
170
(listwise)

(Nguồn: Kết quả phân tích dữ liệu trên SPSS)

26
Kết quả khảo sát cho thấy yếu tố Phương pháp giảng dạy có giá trị trung bình tương
đối cao, từ 3.7706 đến 3.9529. Biến quan sát PPGD1 và PPGD2 trong bảng đều có giá trị
min 1.00 đến max 5.00 trong khi đó 2 biến quan sát PPGD3 và PPGD4 có giá trị min 2.00
và max 5.00, độ lệch chuẩn ở đây dao động ở mức trung bình từ 0.64369 đến mức cao
0.96511 cho thấy với biến quan sát PPGD1 và PPGD2 sinh viên không đồng nhất quan
điểm với nhau, có người đồng ý nhưng cũng có người rất không đồng ý.

3.2.2 Môi trường học tập


Bảng 3.5: Thống kê mô tả về yếu tố Môi trường học tập
N Minimum Maximum Mean Std.
Deviation

MT1 170 1.00 5.00 3.9941 1.02914


MT2 170 1.00 5.00 3.8824 1.16570
MT3 170 2.00 5.00 3.9706 .58001
MT4 170 1.00 5.00 3.7000 .89608
MT5 170 1.00 5.00 4.0882 1.01956
Valid N
170
(listwise)

(Nguồn: Kết quả phân tích dữ liệu trên SPSS)


Kết quả khảo sát cho thấy yếu tố Môi trường học tập có giá trị trung bình tương đối
cao, từ 3.7000 đến 3.9941. Độ lệch chuẩn dao động ở mức trung bình từ 0.58001 đến mức
cao 1.16570 cho thấy với biến quan sát MT3 sinh viên không có sự chênh lệch nhiều về
quan điểm, với các biến quan sát còn lại sinh viên không đồng nhất quan điểm với nhau,
có người rất đồng ý nhưng cũng có người rất không đồng ý.

3.2.3 Động cơ học tập


Bảng 3.6: Thống kê mô tả về yếu tố Động cơ học tập
N Minimum Maximum Mean Std. Deviation

ĐC1 170 1.00 5.00 4.1000 1.03575


ĐC2 170 3.00 5.00 3.9647 .58476
ĐC3 170 2.00 5.00 3.8706 .70983
ĐC4 170 1.00 5.00 3.4353 .84191
Valid N
170
(listwise)

(Nguồn: Kết quả phân tích dữ liệu trên SPSS)

27
Kết quả khảo sát cho thấy yếu tố Động cơ học tập có giá trị trung bình từ 3.4353
đến 4.1000. Độ lệch chuẩn dao động ở mức trung bình từ 0.58476 đến mức cao 1.03575.
Biến quan sát ĐC1 và ĐC4 có min là 1.00 và max là 5.00, trong khi đó ĐC2 có giá trị min
là 3.00 và max là 5.00, ĐC 3 có giá trị min là 2.00 và max là 5.00. Điều này cho thấy với
biến quan sát ĐC2 sinh viên không có sự chênh lệch nhiều về quan điểm, sinh viên hầu
hết đều phân vân, đồng ý hoặc rất đồng ý với biến quan sát đưa ra. Với biến quan sát ĐC3
sinh viên cũng có sự chênh lệch về quan điểm nhưng không nhiều như biến quan sát ĐC1
và ĐC2
3.2.4 Nhận thức của bản thân
Bảng 3.7: Thống kê mô tả về yếu tố Nhận thức của bản thân
N Minimum Maximum Mean Std. Deviation

NT1 170 1.00 5.00 3.2412 .90073


NT2 170 1.00 5.00 3.2706 .98975
NT3 170 1.00 5.00 3.4176 .98313
NT4 170 1.00 5.00 4.0529 1.05618
Valid N
170
(listwise)

(Nguồn: Kết quả phân tích dữ liệu trên SPSS)


Kết quả khảo sát cho thấy mức độ đánh giá tương đối về nhận thức của bản thân
sinh viên về vấn đề tự học là trên trung bình, dao động từ 3.2412 đến 4.0529. Trong đó,
nhận thức vấn đề Tự học giúp bạn đạt kết quả tốt hơn trong học tập có giá trị trung bình
cao nhất là 4.0529/5. Điều này đã nói lên hầu như sinh viên đang có nhận thức rất rõ về
các lợi ích trong việc tự học, việc tự học giúp ích rất nhiều cho kết quả trong học tập.

3.2.5 Phương pháp học tập


Bảng 3.8: Thống kê mô tả về yếu tố Phương pháp học tập
N Minimum Maximum Mean Std.
Deviation

PPHT1 170 1.00 5.00 4.1353 .92911


PPHT2 170 1.00 5.00 4.0118 .91657
PPHT3 170 3.00 5.00 4.0294 .84564
PPHT4 170 1.00 5.00 3.8118 .97900
PPHT5 170 1.00 5.00 3.6882 .99251
Valid N
170
(listwise)

28
(Nguồn: Kết quả phân tích dữ liệu trên SPSS)
Kết quả khảo sát cho thấy giá trị trung bình của thang đo Phương pháp học tập của
sinh viên là cao, dao động từ 3.68 đến 4.13. Trong đó, phương pháp Bạn luôn tranh luận
và thảo luận với bạn bè về vấn đề tự học có giá trị trung bình thấp nhất là 3.68/5.00 và
phương pháp Bạn có kế hoạch và mục tiêu rõ ràng cho việc tự học có giá trị trung bình
cao nhất là 4.13. Điều này đã nói lên việc lên kế hoạch và có mục tiêu rõ ràng cho việc tự
học là rất quan trọng.

3.2.6 Việc tự học


Bảng 3.9: Thống kê mô tả về Việc tự học
N Minimum Maximum Mean Std. Deviation
TH1 170 1.00 5.00 4.0176 1.08499
TH2 170 1.00 5.00 4.0824 1.01132
TH3 170 1.00 5.00 3.8353 .90164
TH4 170 1.00 5.00 3.7588 .96419
TH5 170 3.00 5.00 4.0471 .82714
Valid N
170
(listwise)

(Nguồn: Kết quả phân tích dữ liệu trên SPSS)

Theo kết quả bảng khảo sát, giá trị trung bình của thang đo Việc tự học là từ
3.7588 đến 4.0824. Trong đó biến quan sát TH2 - Tự học giúp bạn thuận lợi xin việc, làm
việc ở tổ chức bạn mong muốn. Biến quan sát TH4 - Bạn muốn khám phá tri thức, mở
rộng hiểu biết của bản thân có giá trị trung bình nhỏ nhất là 3.7588. Trong khi các biến
TH1, TH2, TH3, TH4 đều có min là 1.00 và max là 5.00 thì TH5 có min là 3.00 và max là
5.00. Điều này cho thấy trong 170 sinh viên được khảo sát, hầu như sinh viên đều phân
vân, đồng ý hoặc rất đồng ý với biến quan sát TH5 - Bạn cảm thấy việc tự học của bản
thân đang bị chi phối cần có phương án giải quyết.

3.3 Độ tin cậy

3.3.1 Kiểm định độ tin cậy Cronbach’s Alpha cho biến độc lập và biến phụ thuộc. Sử
dụng Cronbach’s Alpha để tiến hàng kiểm tra độ tin cậy của các mục hỏi trong bảng hỏi
thông qua các hệ số sau:

29
- Hệ số Cronbach’s Alpha: Thang đo được chấp nhận khi hệ số tổng thể > 0,6 - Hệ
số tương quan biến tổng (Corrected Item – Total Correlation) >0.3 - Hệ số
Cronbach's Alpha if Item Deleted < Hệ số Cronbach’s Alpha tổng

❖ Phương pháp giảng dạy


Reliability Statistics

Cronbach's Alpha N of Items

.825 4

Item-Total Statistics

Scale Mean Scale Variance Corrected Item Cronbach's


if Item if Item Deleted Total Correlation Alpha if Item
Deleted Deleted

PPGD1 11.5706 3.714 .750 .731


PPGD2 11.5588 3.775 .704 .758

PPGD3 11.6647 5.431 .530 .831

PPGD4 11.7412 4.785 .674 .775

Hệ số Cronbach’s Alpha đạt 0.825 >0.6 thỏa mãn điều kiện thang đo và bốn biến
quan sát đều có hệ số tương quan biến tổng lớn hơn 0.3, thỏa mãn điều kiện đưa vào phân
tích nhân tố, nên toàn bộ các biến quan sát có thể sử dụng cho lần phân tích tiếp theo.

❖ Môi trường học tập


Reliability Statistics

Cronbach's Alpha N of Items

.663 5

Item-Total Statistics

30
Scale Mean Scale Variance Corrected Item Cronbach's
if Item if Item Deleted Total Correlation Alpha if Item
Deleted Deleted

MT1 15.6412 5.711 .615 .507

MT2 15.7529 5.205 .608 .504

MT3 15.6647 8.260 .360 .646

MT4 15.9353 6.037 .671 .495

MT5 15.5471 8.770 -.002 .792


Hệ số Cronbach’s Alpha đạt 0.663 >0.6 thỏa mãn điều kiện thang đo và bốn biến
quan sát MT1, MT2, MT3 và MT4 đều có hệ số tương quan biến tổng phù hợp lớn hơn
0.3, riêng biến quan sát MT5 có hệ số tương quan biến tổng <0.3, không thỏa mãn điều
kiện đưa vào phân tích nhân tố nên nhóm loại bỏ biến quan sát MT5 và chạy lần 2 CHẠY
LẠI LẦN 2: LOẠI MT5

Reliability Statistics

Cronbach's Alpha N of Items

.792 4

Item-Total Statistics

Scale Mean if Scale Corrected Item Cronbach's


Item Deleted Variance if Total Alpha if Item
Item Correlation Deleted
Deleted

MT1 11.5529 4.568 .714 .680

MT2 11.6647 4.059 .714 .687

MT3 11.5765 7.358 .342 .843

MT4 11.8471 5.113 .704 .692

31
Sau khi loại bỏ biến quan sát MT5 thì kết quả thu được Cronbach’s Alpha của
thang đo là 0.792 >0.6 thỏa mãn điều kiện thang đo. Các hệ số tương quan biến tổng của
các biến quan sát trong thang đo đều lớn hơn 0.3 và không có trường hợp loại bỏ biến
quan sát nào khác. Vì vậy, tất cả các biến quan sát (trừ biến quan sát MT5) đều được chấp
nhận và sử dụng được trong phân tích nhân tố tiếp theo.

❖ Động cơ học tập


Reliability Statistics

Cronbach's Alpha N of Items

.349 4

Item-Total Statistics

Scale Mean if Scale Corrected Item Cronbach's


Item Deleted Variance if Total Correlation Alpha if Item
Item Deleted
Deleted

ĐC1 11.2706 1.654 .313 .090

ĐC2 11.4059 2.633 .308 .198

ĐC3 11.5000 2.027 .509 -.072a

ĐC4 11.9353 3.434 -.187 .662

Hệ số Cronbach’s Alpha đạt 0.349<0.6 chưa thỏa mãn điều kiện thang đo. Các hệ
số tương quan biến tổng của các biến quan sát trong thang đo đều lớn hơn 0.3 trừ biến ĐC4
có hệ số tương quan biến tổng là -0.187<0.3 nên nhóm loại biến quan sát ĐC4 và chạy lại
lần 2

CHẠY LẠI LẦN 2: LOẠI ĐC4


Reliability Statistics

Cronbach's Alpha N of Items

32
.662 3

Item-Total Statistics

Scale Mean Scale Corrected Item Cronbach's


if Item Variance if Total Alpha if Item
Deleted Item Deleted Correlation Deleted

ĐC1 7.8353 1.298 .450 .697


ĐC2 7.9706 2.289 .454 .622

ĐC3 8.0647 1.765 .618 .397

Sau khi loại bỏ biến quan sát ĐC4 thì kết quả thu được Cronbach’s Alpha của
thang đo là 0.662 >0.6 thỏa mãn điều kiện thang đo. Các hệ số tương quan biến tổng của
các biến quan sát trong thang đo đều lớn hơn 0.3 và không có trường hợp loại bỏ biến
quan sát nào khác. Vì vậy, tất cả các biến quan sát (trừ biến quan sát ĐC4) đều được chấp
nhận và sử dụng được trong phân tích nhân tố tiếp theo.

❖ Nhận thức của bản thân


Reliability Statistics

Cronbach's Alpha N of Items

.535 4

Item-Total Statistics

Scale Mean Scale Corrected Item Cronbach's


if Item Variance if Total Correlation Alpha if Item
Deleted Item Deleted
Deleted

NT1 10.7412 4.098 .427 .379

NT2 10.7118 3.757 .451 .345

NT3 10.5647 3.774 .452 .345

NT4 9.9294 5.178 .036 .701

33
Hệ số Cronbach’s Alpha đạt 0.535<0.6 chưa thỏa mãn điều kiện thang đo. Các hệ
số tương quan biến tổng của các biến quan sát trong thang đo đều lớn hơn 0.3 trừ biến NT4
có hệ số tương quan biến tổng là 0.036<0.3 nên nhóm loại biến quan sát NT4 và chạy lại
lần 2

CHẠY LẠI LẦN 2 – LOẠI NT4


Reliability Statistics

Cronbach's Alpha N of Items

.701 3
Item-Total Statistics

Scale Mean Scale Variance Corrected Item Cronbach's


if Item if Item Deleted Total Correlation Alpha if Item
Deleted Deleted

NT1 6.6882 2.831 .507 .625

NT2 6.6588 2.321 .623 .468

NT3 6.5118 2.784 .435 .713

Sau khi loại bỏ biến quan sát NT4 thì kết quả thu được Cronbach’s Alpha của
thang đo là 0.701 >0.6 thỏa mãn điều kiện thang đo. Các hệ số tương quan biến tổng của
các biến quan sát trong thang đo đều lớn hơn 0.3 và không có trường hợp loại bỏ biến
quan sát nào khác. Vì vậy, tất cả các biến quan sát (trừ biến quan sát NT4) đều được chấp
nhận và sử dụng được trong phân tích nhân tố tiếp theo.

❖ Phương pháp học tập


Reliability Statistics

Cronbach's Alpha N of Items

.657 5

Item-Total Statistics

34
Scale Mean Scale Variance Corrected Item Cronbach's
if Item if Item Deleted Total Correlation Alpha if Item
Deleted Deleted

PPHT1 15.5412 5.705 .591 .516


PPHT2 15.6647 6.212 .468 .577

PPHT3 15.6471 8.798 -.064 .781

PPHT4 15.8647 5.526 .588 .512

PPHT5 15.9882 5.692 .531 .542

Hệ số Cronbach’s Alpha đạt 0.657>0.6 thỏa mãn điều kiện thang đo. Các hệ số
tương quan biến tổng của các biến quan sát trong thang đo đều lớn hơn 0.3 trừ biến
PPHT3 có hệ số tương quan biến tổng là -0.064<0.3 nên nhóm loại biến quan sát PPHT3
và chạy lại lần 2

CHẠY LẠI LẦN 2 – LOẠI PPHT3


Reliability Statistics

Cronbach's Alpha N of Items

.781 4

Item-Total Statistics

Scale Mean if Scale Corrected Cronbach's


Item Deleted Variance if Item Total Alpha if Item
Item Deleted Correlation Deleted

PPHT1 11.5118 5.316 .611 .715

PPHT2 11.6353 5.724 .509 .765

PPHT4 11.8353 5.144 .607 .716

PPHT5 11.9588 5.057 .617 .711

35
Sau khi loại bỏ biến quan sát PPHT3 thì kết quả thu được Cronbach’s Alpha của
thang đo là 0.781 >0.6 thỏa mãn điều kiện thang đo. Các hệ số tương quan biến tổng của
các biến quan sát trong thang đo đều lớn hơn 0.3 và không có trường hợp loại bỏ biến
quan sát nào khác. Vì vậy, tất cả các biến quan sát (trừ biến quan sát PPHT3) đều được
chấp nhận và sử dụng được trong phân tích nhân tố tiếp theo.

❖ Tự học
Reliability Statistics

Cronbach's Alpha N of Items


.709 5

Item-Total Statistics

Scale Mean Scale Corrected Item Cronbach's


if Item Variance if Total Alpha if Item
Deleted Item Deleted Correlation Deleted

TH1 15.7235 6.391 .569 .614

TH2 15.6588 6.676 .572 .614

TH3 15.9059 7.009 .601 .608

TH4 15.9824 6.822 .583 .611

TH5 15.6941 9.799 .040 .797

Hệ số Cronbach’s Alpha đạt 0.709>0.6 thỏa mãn điều kiện thang đo. Các hệ số tương
quan biến tổng của các biến quan sát trong thang đo đều lớn hơn 0.3 trừ biến TH5 có hệ số
tương quan biến tổng là 0.040<0.3 nên nhóm loại biến quan sát TH5 và chạy lại lần 2

CHẠY LẠI LẦN 2 – LOẠI TH5


Reliability Statistics
Cronbach's Alpha N of Items

.797 4

Item-Total Statistics

36
Scale Mean Scale Corrected Item Cronbach's
if Item Variance if Total Alpha if Item
Deleted Item Deleted Correlation Deleted

TH1 11.6765 5.510 .611 .747

TH2 11.6118 5.754 .623 .739

TH3 11.8588 6.264 .603 .751

TH4 11.9353 6.014 .604 .748

Sau khi loại bỏ biến quan sát TH5 thì kết quả thu được Cronbach’s Alpha của thang
đo là 0.797 >0.6 thỏa mãn điều kiện thang đo. Các hệ số tương quan biến tổng của các
biến quan sát trong thang đo đều lớn hơn 0.3 và không có trường hợp loại bỏ biến quan sát
nào khác. Vì vậy, tất cả các biến quan sát (trừ biến quan sát TH5) đều được chấp nhận và
sử dụng được trong phân tích nhân tố tiếp theo.

❖ KẾT LUẬN: Sau khi kiểm định xong 6 thang đo, nhóm nghiên cứu thu được

kết quả là hệ số Cronbach’s Alpha tổng dao động từ 0.662 – 0.825 (>0.6), chứng tỏ các
thang đo có độ tin cậy cao. Ngoài ra tất cả các biến trong thang đo của các nhân tố đều
có hệ số tương quan biến tổng >0.3 ngoại trừ các biến MT5, ĐC4, NT4, PPHT3, TH5
không thỏa mãn yêu cầu, vậy nên nhóm sẽ loại bỏ các nhân tố này cho lần phân tích tiếp
theo.

3.3.2 Phân tích nhân tố EFA


Phân tích nhân tố khám phá EFA (Exploratory Factor Analysis) là một kỹ thuật phân tích
nhằm thu nhỏ và tóm tắt các dữ liệu rất có ích cho việc xác định các tập hợp, các biến cần thiết
cho vấn đề nghiên cứu. Mỗi một biến quan sát sẽ được tính một tỷ số gọi là hệ số tải nhân tố
(Factor Loading). Hệ số này cho người nghiên cứu biết được mỗi biến đo lường thuộc về nhân
tố nào.
Trong phân tích nhân tố, yêu cầu cần thiết như sau:
- Hệ số KMO (Kaiser – Meyer – Olkin) phải có giá trị 0.5 trở lên (0.5 ≤ KMO ≤ 1) thể hiện
nhân tố phù hợp.
- Kiểm định Bartlett (Bartlett’s test) có ý nghĩa thống kê (sig =0.55 (theo Hair & ctg,
(1998,111), Multivariate Data Analysis Prentice – Hall Internation).

37
- Eigenvalue (đại diện cho phần biến thiên được giải thích bởi mỗi nhân tố) >1 thì nhân tố
rút ra có ý nghĩa tóm tắt thông tin tốt nhất.
- Kết quả phân tích nhân tố được thực hiện qua 2 lần. Mỗi lần loại bớt một số biến có hệ số
nhân tố không phù hợp, cứ như vậy đến lúc không còn biến nào bị loại.

❖ Phân tích nhân tố cho biến độc lập

Bảng 3.10: Kết quả kiểm định KMO và Bartlett của biến độc lập
Kaiser-Meyer-Olkin Measure of Sampling .642
Adequacy.

Bartlett's Test of Approx. Chi-Square 1133.918


Sphericity df 153

Sig. .000

(Nguồn: Kết quả phân tích dữ liệu trên SPSS)


Kiểm định Bartlett’s cho thấy giữa các biến trong tổng thể có mối tương quan với nhau (sig
=0.000) và hệ số KMO bằng 0.642 thỏa mãn điều kiện (0.5 ≤ KMO ≤1 ) chứng tỏ sự thích hợp
của EFA.
Bảng 3.11: Bảng phương sai trích khi phân tích nhân tố
Total Variance Explained
Com Initial Eigenvalues Extraction Sums of Rotation Sums of
po Squared Loadings Squared Loadings
nent
Tota % of Cumul Total % of Cumul Total % of Cumul
l
Varia at ive Varia at ive Varia ati ve
nc e % nc e % nc e %

1 3.13 17.410 17.410 3.134 17.410 17.410 2.676 14.869 14.869


4

2 2.44 13.559 30.970 2.441 13.559 30.970 2.463 13.682 28.551


1

3 2.29 12.720 43.689 2.290 12.720 43.689 2.430 13.499 42.050


0

4 2.11 11.726 55.415 2.111 11.726 55.415 1.966 10.922 52.972


1

5 1.67 9.300 64.715 1.674 9.300 64.715 1.928 10.711 63.683


4

6 1.03 5.726 70.441 1.031 5.726 70.441 1.217 6.758 70.441


1

7 .887 4.925 75.366

38
8 .721 4.005 79.371

9 .600 3.334 82.705

10 .547 3.041 85.746

11 .514 2.857 88.603

12 .405 2.251 90.854

13 .371 2.060 92.913

14 .345 1.919 94.833

15 .292 1.622 96.455

16 .263 1.463 97.917

17 .228 1.268 99.185


18 .147 .815 100.00
0

Extraction Method: Principal Component Analysis.

(Nguồn: Kết quả phân tích dữ liệu trên SPSS)


Từ bảng trên cho thấy từ 18 biến quan sát đã nhóm thành 6 nhân tố với giá trị tổng
phương sai trích =70.441% >50% nên đạt yêu cầu với tổng Initial Eigenvalues của các nhân tố
đều đạt giá trị lớn hơn 1
-> Kết quả phân tích nhân tố được chấp nhận
Bảng 3.12: Bảng phân tích nhân tố tương ứng với các biến quan sát
Rotated Component Matrixa

Component

1 2 3 4 5 6

PPGD4 .848

PPGD1 .808 .240 -.202

PPGD2 .787 .225 -.286

PPGD3 .778 .334

MT2 .914

MT1 .873

MT4 .777 .311

PPHT1 .795

39
PPHT5 .790

PPHT4 .789 -.212

PPHT2 .726 .245

ĐC3 .866

ĐC2 .773

ĐC1 .715

NT2 .858

NT1 .771
NT3 .724

MT3 .305 .835

Extraction Method: Principal Component Analysis.


Rotation Method: Varimax with Kaiser Normalization.

a. Rotation converged in 6 iterations.

(Nguồn: Kết quả phân tích dữ liệu trên SPSS)

Các hệ số tải đều lớn hơn 0,5 thỏa mãn yêu cầu. Khoảng cách giữa hệ số tải lớn nhất và lớn nhì
lớn hơn 0.3 và không có trường hợp biến nào cùng lúc tải lên cả hai nhân tố với hệ số tải gần
nhau. Vì vậy các nhân tố đảm bảo được giá trị hội tụ và phân biệt khi phân tích EFA.

❖ Phân tích nhân tố cho biến phụ thuộc

Bảng 3.13: Kết quả kiểm định KMO and Bartlett của biến phụ thuộc
KMO and Bartlett's Test

Kaiser-Meyer-Olkin Measure of Sampling .727


Adequacy.

Bartlett's Test of Approx. Chi-Square 216.029


Sphericity df 6

Sig. .000

(Nguồn: Kết quả phân tích dữ liệu trên SPSS)

40
Kiểm định tính thích hợp của mô hình phân tích nhân tố EFA, thước đo KMO có giá trị =
0.727, thỏa mãn điều kiện (0.5 ≤ KMO ≤ 1).
- Kết luận: phân tích nhân tố là phù hợp với dữ liệu thực tế.
- Kiểm định tính tương quan giữa các biến quan sát, kết quả kiểm định Bartlett’s Test có giá trị
Sig = 0.00
Bảng 3.14: Bảng phân tích nhân tố tương ứng với biến phụ thuộc
Total Variance Explained

Component Initial Eigenvalues Extraction Sums of Squared


Loadings
Tota % of Cumulativ Total % of Cumulativ
l
Variance e % Variance e %

1 2.49 62.352 62.352 2.494 62.352 62.352


4

2 .722 18.039 80.391

3 .432 10.803 91.193

4 .352 8.807 100.000

Extraction Method: Principal Component Analysis.

(Nguồn: Kết quả phân tích dữ liệu trên SPSS)


Kiểm định phương sai trích của các yếu tố, tiêu chuẩn chấp nhận phương sai trích là
>50%. Trong bảng kết quả cho thấy, tổng phương sai trích là 62.352%, đáp ứng đủ tiêu chuẩn.

❖ Tương quan Pearson (r có giá trị dao động từ -1 đến 1; sig<0.05)

− Nếu r càng tiến về 1, -1: tương quan tuyến tính càng mạnh, càng chặt chẽ. Tiến về 1

là tương quan dương, tiến về -1 là tương quan âm.

− Nếu r càng tiến về 0: tương quan tuyến tính càng yếu.

− Nếu r = 1: tương quan tuyến tính tuyệt đối, khi biểu diễn trên đồ thị phân tán

Scatter như hình vẽ ở trên, các điểm biểu diễn sẽ nhập lại thành 1 đường thẳng. − Nếu

r = 0: không có mối tương quan tuyến tính. Lúc này sẽ có 2 tình huống xảy ra. Một,
không có một mối liên hệ nào giữa 2 biến. Hai, giữa chúng có mối liên hệ phi tuyến.
41
Bảng 3.15: Sự tương quan giữa các biến độc lập và biến phụ thuộc
X1 X2 X3 X4 X5 Y

X1 Pearson 1 .144 -.114 -.069 -.041 -.065


Correlation

Sig. (2-tailed) .061 .139 .375 .594 .397

N 170 170 170 170 170 170

X2 Pearson .144 1 .251** .019 -.006 -.070


Correlation

Sig. (2-tailed) .061 .001 .808 .942 .364


N 170 170 170 170 170 170

X3 Pearson -.114 .251** 1 -.143 .006 .032


Correlation

Sig. (2-tailed) .139 .001 .063 .943 .676

N 170 170 170 170 170 170

X4 Pearson -.069 .019 -.143 1 -.032 -.008


Correlation

Sig. (2-tailed) .375 .808 .063 .681 .917

N 170 170 170 170 170 170

X5 Pearson -.041 -.006 .006 -.032 1 .694**


Correlation

Sig. (2-tailed) .594 .942 .943 .681 .000

N 170 170 170 170 170 170

Y Pearson -.065 -.070 .032 -.008 .694** 1


Correlation

Sig. (2-tailed) .397 .364 .676 .917 .000

N 170 170 170 170 170 170

**. Correlation is significant at the 0.01 level (2-tailed)

(Nguồn: Kết quả phân tích dữ liệu trên SPSS)

42
Kết quả cho thấy các giá trị sig của biến X1, X2, X3, X4 với biến Y đều lớn hơn 0.05 =>
Các cặp biến không có mối quan hệ tương quan tuyến tính với nhau. Riêng biến X5 có giá trị sig
<0.05 => X5 và Y có mối quan hệ tương quan tuyến tính với nhau.

❖ Mô hình hiệu chỉnh

Phương pháp học


tậpViệc tự học
Hình 3.4: Mô hình hiệu chỉnh

3.3.3 Kiểm định lại mô hình và giả thuyết bằng phương pháp hồi quy
Kết quả chạy hồi quy đa biến
Bảng 3.16: Đánh giá sự phù hợp của mô hình hồi quy
Model Summaryb
Mod R R Square Adjusted R Std. Error Durbin
el
Square of the Watson
Estimate

1 .694a .482 .479 .56482 2.216

a. Predictors: (Constant), X5

b. Dependent Variable: Y

(Nguồn: Kết quả phân tích dữ liệu trên SPSS)

∙ R square: Bình phương R.

∙ Adjusted R Square: R bình phương hiệu chỉnh.

∙ Adjusted R Square (R bình phương hiệu chỉnh): phản ánh độ ảnh hưởng của các biến độc

lập lên các biến phụ thuộc. Ở đây, ta có R bình phương hiệu chỉnh= 0,479, có 1 biến
độc lập và ảnh hưởng đến 47,9% sự thay đổi của biến phụ thuộc. Còn lại 52,1% là do
các biến ngoài mô hình và sai số ngẫu nhiên.

43
Bảng 3.17: Kiểm định giả thuyết về độ phù hợp với tổng thể mô hình
ANOVAa

Model Sum of df Mean F Sig.


Squares Square

1 Regressio 49.911 1 49.911 156.450 .000b


n

Residual 53.595 168 .319

Total 103.506 169

a. Dependent Variable: Y

b. Predictors: (Constant), X5
(Nguồn: Kết quả phân tích dữ liệu trên SPSS)
Nhìn vào bảng có thể thấy trị số F có mức ý nghĩa với Sig. = 0.000 < (0.05) có nghĩa mô
hình hồi quy tuyến tính đưa ra là phù hợp với dữ liệu thực tế thu thập được và các biến đưa vào
đều có ý nghĩa trong thống kê với mức ý nghĩa 5%. Như vậy mô hình hồi quy tuyến tính cho
mẫu này có thể suy rộng và áp dụng được cho tổng thể.
Bảng 3.18: Kiểm định giả thuyết
Coefficientsa

Model Unstandardized Standardi t Sig. Collinearity


Coefficients ze d Statistics
Coefficient
s

B Std. Error Beta Tolera VIF


nc e

1 (Constant) 1.057 .233 4.530 .000

X5 .733 .059 .694 12.50 .000 1.000 1.000


8

a. Dependent Variable: Y

(Nguồn: Kết quả phân tích dữ liệu trên SPSS)


Trong mô hình, biến Phương pha
ṕ hoc t ̣ âp̣ có Sig < 0,05 nên có ý nghĩa và không bị loại
bỏ. Đồng thời hệ số VIF nhỏ hơn 2 do vậy sẽ không có hiện tượng đa cộng tuyến xảy ra. Ta kết
luận:
44
Giả thuyết Phát biểu Kết luận

H5 Phương pháp học tập có ảnh hưởng lớn đến việc Chấp nhận
tự học của sinh viên Đại học Thương Mại

Như vậy ta có phương trình hồi quy chưa chuẩn hóa là:
Y = 1.057 + 0.733*X5
* Giải thích: Hệ số biến X5 là 0.733 cho biết khi các điều kiện khác không thay đổi, hệ số biến
X5 tăng thêm 1 đơn vị thì sẽ làm cho Y tăng lên 0.493 đơn vị.
Phương trình hồi quy đã chuẩn hóa là:
Y = 0.694*X5

* Giải thích: Khi biến X5 tăng 1 đơn vị độ lệch chuẩn thì biến Y tăng 0.694 đơn vị độ lệch
chuẩn.
cho thấy rằng trong tất cả các biến thì X5- “Phương pha
Thông qua bảng Coefficientsa ́p
học tập” là biến tác động mạnh nhất mà hầu hết các sinh viên Đại học Thương Mại lựa chọn
(với trọng số 0,694).

3.4 Nhận xét


Sinh viên đại học Thương Mại đánh giá cao về vai trò của tựhoc. T ̣ ựhoc phù hợp với ̣ mỗi
lớn.
sinh viên đai ḥ ọc Thương Mai ̣ và tự hoc̣ ở sinh viên đại hoc̣ Thương Mai là xác xuất rất ̣

Do đó, sinh viên thường có phương pha t trươ


ṕ hoc t ̣ ập thật tố ć khi tựhoc. Những kết quả ̣ của
nghiên cứu này giúp trường đại học Thương Maị, các cơ quan, ban ngành xây dựng chính sách
phù hợp, các chương trình hỗ trợ hiệu quả nhằm thúc đẩy, hỗ trợ sinh viên tựhoc.̣

3.5 Đánh giá nghiên cứu:

3.5.1 Hạn chế


Mặc dù đã rất cố gắng nhưng công trình nghiên cứu của nhóm không tránh khỏi những
hạn chế:
- Bảng câu hỏi chưa chau chuốt về từ ngữ khiến người tham gia khảo sát dễ hiểu lầm, dẫn
tới kết quả khảo sát chưa chính xác hoàn toàn với thực tại
- Mẫu nghiên cứu khá bé so với tổng thể nghiên cứu nên chưa thể mang ý nghĩa tổng

45
quát
- Đối tượng nghiên cứu chỉ được thực hiện ở 1 bộ phận sinh viên, khó tránh khỏi kết quả
bị phiến diện

3.5.2 Cách khắc phục


Để đánh giá tốt hơn ở những nghiên cứu tiếp theo, nhóm có một số đề xuất: - Mở
rộng đối tượng khảo sát: giảng viên đại học Thương Mại, thầy cô phụ trách lớp, …
- Tăng kích thước mẫu: tối thiểu là 300
- Hoàn thiện thang đo: lập phiếu thử cho 5 người, khảo sát trước và tiếp tục hoàn thiện
thang đo

3.6 Phỏng vấn sâu


1. Phương pháp giảng dạy:

∙Việc tự học trên giảng đường dưới sự hướng dẫn giảng dạy của giảng viên thực sự cần

thiết và nó giúp sinh viên hiểu sâu, tiết kiệm thời gian, tiền bạc, công sức. ∙Giảng viên sẽ là cơ

sở thức đẩy tinh thần tự học của sinh viên bằng những câu hỏi thực tiễn hay tạo ra những bài tập
tình huống. Chỉ tự học mới khiến sinh viên đạt được kết quả tốt nhất.
∙Hiện nay, sinh viên vẫn thụ động khi trả lời và đặt câu hỏi với giảng viên 2.

Môi trường học tập:

∙Nếu bạn cùng phòng có tính tự giác học sẽ ảnh hưởng đến việc tự học của sinh viên đó.

∙Hiện nay, thư viện của nhà trường còn khá bé, không đủ chỗ cho sinh viên học tập và tìm

kiếm tài liệu.

∙Việc tự học môn thể chất còn hạn chế vì không có đủ sân tập, dụng cụ tập, …

∙Gia đình luôn ưu tiền giành thời gian để sinh viên tự học.

3. Động cơ học tập:

∙Tự học giúp tiết kiệm chi phí vì không cần tham gia các trung tâm, lớp học thêm bên

ngoài

∙Có kết quả tốt khi xin việc

46
4. Phương pháp học tập:

∙Sử dụng sơ đồ tư duy để hệ thống bài học

∙Đọc bài trước khi tới lớp

∙Sử dụng app ôn thi (onthiEZ)

∙Đặt câu hỏi cho giảng viên và tham gia phản biện với các sinh viên khác .

∙Tải slide bài giảng và ghi chú ngay trong slide đó

5. Yếu tố khác:

∙Sức khỏe người học

∙Có rất nhiều thiết bị điện tử ảnh hưởng đến việc tự học của sinh viên
47
4 CHƯƠNG IV: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
4.1. Kết quả.
4.1.1. Kết quả nghiên cứu định lượng
Vậy từ giả thuyết trên sau khi phân tích và đánh giá thì giả thuyết được chấp nhận :
Gỉa thuyết Phát biểu Kỳ vọng

H5 Phương pháp học tập có ảnh hưởng lớn đến Chấp nhận
việc tự học của sinh viên Đại học Thương Mại

Căn cứ vào kết quả của mô hình nghiên cứu, yếu tố Phương pháp học tập, Môi trường học tập,
Động cơ học tập và Nhận thức bản thân là các biến độc lập có tác động cao đến việc tự học
nhất, yếu tố Phương pháp giảng dạy là biến độc lập có tác động thấp nhất. Trong đó, tính hữu
dụng của Nhận thức bản thân có ảnh hưởng mạnh nhất đến việc tự học của sinh viên Thương
Mại. Thông qua nghiên cứu cho thấy mối quan hệ tích giữa các nhân tố đi đến các yếu tố tác
động tiêu cực đến việc tự học của sinh viên.

Việc tự học là một thuộc tính vốn có của con người, là con đường phát triển khả năng mỗi cá
nhân, là động lực chính của giáo dục – đào tạo. Tự học có thể mang đến cho học sinh, sinh viên
rất nhiều giá trị tích cực, bao gồm lợi ích và hứng thú của nó. Tự học rèn luyện tính chủ động,
chủ động tìm hiểu, học tập, nghiên cứu. Tự học giúp bản thân khám phá thêm nhiều tri thức mới
đồng thời củng cố và làm sâu sắc hơn kiến thức đã tiếp thu. Từ đó giúp chúng ta phát triển khả
năng độc lập trong tư duy, hành động trong công việc và cuộc sống. Nếu thiếu đi tính tự học thì
mỗi sinh viên không thể thực hiện được việc học tập suốt đời, học tập độc lập, không thể giải
quyết các vấn đề khi gặp khó khăn thiếu sự giúp đỡ của người khác mà trong khi đó tính tự học
không thể tự có được mà được mà chịu sự tác động, ảnh hưởng từ nhiều yếu tố khách quan, chủ
quan mang lại bởi tự học là một quá trình phấn đấu đòi hỏi sự kiên trì và nỗ lực to lớn của bản
thân, là chìa khóa quan trọng để mở ra cách cửa thành công cho thế hệ trẻ - thế hệ tương lai của
Việt Nam.

Ngoài ra, vai trò của người dạy học rất cần thiết trong việc hệ thống kiến thức cho sinh viên,
đặt ra các vấn đề để sinh viên tự nghiên cứu phát triển các kỹ năng cần thiết giúp học sinh có ý
thức và kỹ năng tốt hơn trong việc tự học.

48
4.1.2. Kết quả nghiên cứu định tính:
Người được phỏng vấn cảm thấy đề tài nghiên cứu là một vấn đề khá cấp thiết đối với
các sinh viên nói chung và sinh viên Thương Mại nói riêng. Họ dành từ 2-3 tiếng hằng ngày cho
việc tự học và 5-7 tiếng/ngày trong giai đoạn ôn thi hết môn. Với kinh nghiệm của bản thân,
sinh viên này đã chia sẻ với các sinh viên rằng tự học là yếu tố quan trọng để có thể có kết quả
cao trong học tập cũng như những hiểu biết hơn trong cuộc sống và công việc.
4.2. Kiến nghị

Qua kết quả khảo sát được tại Trường Đại học Thương Mại, nhóm nghiên cứu đưa ra một
số giải pháp sau đây:

4.2.1. Đối với sinh viên Thương Mại


- Cần có cái nhìn đa chiều về các yếu tố học tập , nhân thức rõ lợi ích của việc tự học
đối với học tập , từ đó có thể lựa chọn cách học tập bổ ích để có kết quả học tập
tốt.
- Sinh viên phải xác định sự thành công chủ yếu là sự nỗ lực của bản thân , vì vậy
học sinh phải xây dựng cho bản thân các phương pháp học tập hiệu quả . Ngoài
những kiến thức đã học trên lớp , hãy dành thời tự học bất cứ thời gian nào có thể
.
- Tích cực tham gia các hội thảo , buổi chia sẻ , hoạt động ngoại khóa trong và phạm
vi ngoài trường về các cách học tập hiệu quả , từ đó những cách học giúp củng
cố kiến thức và đạt kết quả cao.
- Tự mình nâng cao ý thức học một cách hiệu quả nhất , có mục đích , biết quản lý
thời gian tự học , tránh gây lãng phí thời gian ảnh hưởng đến sức khỏe . 4.2.2. Đối với
nhà trường và giáo viên
- Nhà trường tăng cường tổ chức các hoạt động lành mạnh , phong phú , dự thảo ,
các câu lạc để học sinh trao đổi kinh nghiệm học tập , thể hiện bản thân, tạo ra
những hứng thú trong việc học tập .
- Cải tiến các phương pháp giảng dạy , nâng cao hiệu quả trong học tập . - Giảng viên
cần tăng cường giao nhiệm vụ học tập cho sinh viên, tăng cường công tác kiểm tra
hoạt động tự học của sinh viên; động viên, khích lệ sinh viên trong tự học; xây dựng
phong trào tự học trong sinh viên.

49
- Hướng dẫn phương pháp, kỹ năng tự học cho sinh viên.
- Đổi mới phương pháp và hình thức tổ chức dạy học theo hướng lấy hoạt động tự
học của sinh viên làm trung tâm.
- Nhà trường có thể tạo ra những không gian tự học cho học sinh , sinh viên
50
TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Tài liệu Tiếng Việt

Dương Thị Kim Oanh (2013), Một số hướng tiếp cận trong nghiên cứu động cơ học tập, Tạp
chí Khoa học, Đại học Sư phạm TP. Hồ Chí Minh.

Ngô Thế Lâm (2020), Một số vấn đề lý luận về tự học và kỹ năng tự học của sinh viên ở trường
đại học, Trường ĐH Khánh Hòa.

Nguyễn Ngọc Quang (2000), Bản chất quá trình dạy học, sách GD học ĐH, Hà Nội.

Nguyễn Đình Thọ và Nguyễn Thị Mai Trang (2009), Nghiên cứu khoa học trong Quản trị kinh
doanh, NXB Thống kê, Hà Nội.

Nguyễn Hiến Lê (1960), Tự học để thành công (Tự học, một nhu cầu của thời đại), Nxb Hồng
Đức.

Nguyễn Hữu Dũng (2015), Yếu tố ảnh hưởng đến tính tự học của sinh viên đại học đào tạo theo
tín chỉ, Tạp chí Quản lý Giáo dục.

Nguyễn Hữu Đặng, Lê Tín, Bùi Diên Giàu, Nguyễn Hồng Thoa, Hà Mỹ Trang, Lê Trần Phước
Huy, Đặng Thị Ánh Dương và Hồ Hữu Phương Chi (2014), Các yếu tố ảnh hưởng đến thời
gian tự học của sinh viên: trường hợp của sinh viên khoa Kinh tế và Quản trị kinh doanh,
Trường Đại học Cần Thơ, Tạp chí Khoa học Trường Đại học Cần Thơ.

Nguyễn Kỳ (1998), Tự học, Tạp chí Nghiên cứu giáo dục số 07/ 1998.

Nguyễn Kỳ, (2012), Luận văn Quản lý hoạt động tự học của sinh viên trường Đại học An
Giang đáp ứng yêu cầu đào tạo theo học chế tín chỉ. Trường Đại học An Giang.

Ôkôn (1976), Những cơ sở của dạy học nêu vấn đề, Nxb Giáo dục, Hà Nội.

Petrovxki A. V. (1982), Tâm lý học lứa tuổi và tâm lý học sư phạm, tập I, Nxb Giáo dục, Hà
Nội.

51
Phí Đình Khương, Lâm Thùy Dương (2020), Nâng cao biện pháp quản lý hoạt động tự học của
sinh viên trường Đại học Khoa học- Thái Nguyên.

Phạm Văn Tuân, Trường Đại học Trà Vinh (2013), Các yếu tố ảnh hưởng đến tính tích cực tự
học của sinh viên trường Đại học Trà Vinh, Tạp chí Khoa học Trường Đại học An Giang.
Trần Phương (2005), Nâng cao chất lượng dạy học tổ chức, hội thảo ĐH Huế.

Trần Thị Minh Hằng (2011), Tự học và yếu tố tâm lý cơ bản trong tự học của sinh viên sư
phạm, Nxb Giáo dục Việt Nam.

Võ Thị Tâm (2010), Các yếu tố tác động đến kết quả học tập của sinh viên chính quy trường
Đại học Kinh tế TPHCM, Trường Đại học Quốc gia Hà Nội, Nghị quyết TW khóa VIII, 1996.

Weinet F.E. (1983), Các lý thuyết về học tập và mô hình giảng dạy, Nxb Giáo dục, Hà Nội. 2.

Tài liệu nước ngoài

Dimitrios Thanasoulas (2000), What is Learner Autonomy and How Can It Be Fostered?, The
Internet TESL Journal.

Muhammed Yusuf (2011), The impact of self-efficacy, achievement motivation, and self
regulated learning strategies on students’ academic achievement, Journals & Books.

Sharma R. C. (1988), Population, resources, environment and quality of life, New Dehlt, India.

52
PHỤ LỤC
PHỤ LỤC 1: DANH MỤC BẢNG BIỂU, HÌNH VẼ, BIỂU ĐỒ
DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU
Bảng 3.1: Thống kê tần số các yếu tố tác động đến việc tự học của sinh viên
Bảng 3.2: Thống kê tần số về chuyên ngành của sinh viên

Bảng 3.3: Thống kê tần số về năm học


Bảng 3.4: Thống kê mô tả về yếu tố phương pháp giảng dạy
Bảng 3.5: Thống kê mô tả về yếu tố môi trường
Bảng 3.6: Thống kê mô tả về yếu tố động cơ học tập
Bảng 3.7: Thống kê mô tả về yếu tố nhận thức của bản thân
Bảng 3.8: Thống kê mô tả về yếu tố phương pháp học tập
Bảng 3.9: Thống kê mô tả về việc tự học
Bảng 3.10: Kết quả kiểm định KMO và barlett của biến độc lập
Bảng 3.11: Bảng phương sai trích khi phân tích nhân tố
Bảng 3.12: Bảng phân tích nhân tố tương ứng với các biến quan sát
Bảng 3.13: Kết quả kiểm định KMO and Barlett của biến phụ thuộc
Bảng 3.14: Bảng phân tích nhân tố tương ứng với biến phụ thuộc
Bảng 3.15: Sự tương quan giữa các biến độc lập và biến phụ thuộc
Bảng 3.16: Đánh giá sự phù hợp của mô hình hồi quy
Bảng 3.17: Kiểm định giả thuyết về độ phù hợp với tổng thể mô hình
Bảng 3.18: Kiểm định giả thuyết

DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ, BIỂU ĐỒ


Hình 2.1: Mô hình nghiên cứu
Hình 3.1: Biểu đồ minh họa cho thống kê tần số về các yếu tố tác động đến việc tự học của sinh
viên

Hình 3.2: Biểu đồ minh họa cho thống kê tần số về chuyên ngành của sinh viên
53
Hình 3.3: Biểu đồ minh họa cho thống kê tần số về năm học
Hình 3.4: Mô hình hiệu chỉnh
54
PHỤ LỤC 2:
PHIẾU KHẢO SÁT

CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN VIỆC TỰ HỌC CỦA SINH VIÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC THƯƠNG MẠI

Nhóm chúng mình đang nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến việc tự học của sinh
viên Đại học Thương Mại. Mong các anh/chị/em/bạn vui lòng bớt chút thời gian điền vào
phiếu khảo sát dưới đây. Xin chân thành cảm ơn!

I. Thông tin

Khoa: .................................................. Ngành:.................................................................

Khóa: .................................................. Lớp: ..................................................................... II.

Nhận xét về các yếu tố ảnh hưởng đến tự học

Hãy cho biết mức độ đồng ý của bạn bằng cách đánh dấu X vào ô bạn lựa chọn cho các
tiêu chí từ 1 đến 5

1. Hoàn toàn không đồng ý

2. Không đồng ý

3. Phân vân

4. Đồng ý

5. Hoàn toàn đồng ý


STT Các mục hỏi 1 2 3 4 5

Phương pháp giảng dạy 1 2 3 4 5

1 Phương pháp giảng dạy của giảng viên giúp bạn dễ dàng
tiếp thu kiến thức trên lớp.

2 Giảng viên tổ chức làm bài tập nhóm giúp bạn hứng thú
trong học tập, tìm kiếm tài liệu

55
3 Giảng viên hướng dẫn cụ thể, rõ ràng về việc tự học trong
và ngoài giờ lên lớp.

4 Giảng viên khuyến khích bạn chủ động, sáng tạo trong học
tập.

Môi trường học tập 1 2 3 4 5

5 Nhà trường cung cấp cho sinh viên đầy đủ cơ sở vật chất
cho việc tự học

6 Nhà trường tổ chức các hoạt động cung cấp và phát triển
các kỹ năng tự học cho sinh viên

7 Lịch học trên lớp thuận lợi cho việc tự học của bạn

8 Bạn có nhiều tài liệu tham khảo phục vụ cho việc tự học của
mình

9 Môi trường học tập tích cực thúc đẩy việc tự học của bạn

Nhận thức của bản thân về việc tự học 1 2 3 4 5

10 Bạn coi việc tự học là ưu tiên số một của bản thân

11 Bạn luôn tự học để trau dồi thêm kiến thức và đạt kết quả
cao trong học tập

12 Ý thức tự học cao để giúp việc học trở nên thú vị hơn

13 Bạn luôn khao khát tìm tòi và tự học hỏi thêm kiến thức

Động cơ cho việc tự học 1 2 3 4 5

14 Tự học giúp bạn mở rộng kiến thức

15 Tự học giúp bạn rèn luyện được kỹ năng học tập và nhiều
kỹ năng quan trọng khác

16 Tự học giúp bạn giải quyết các vấn đề trong học tập dễ dàng
hơn

17 Tự học giúp bạn cải thiện cũng như đạt được kết quả tốt hơn
trong học tập

Phương pháp tự học 1 2 3 4 5

18 Bạn có kế hoạch và mục tiêu rõ ràng để nâng cao chất lượng


của hoạt động tự học

56
19 Bạn nghiên cứu trước bài giảng mới và ghi chép bài tập đầy
đủ giúp cho việc tự học

20 Bạn ôn lại bài cũ và hoàn thành đầy đủ bài tập

21 Bạn chủ động đọc và tìm kiếm tài liệu tham khảo , tự tìm tòi
và mở rộng kiến thức cho bản thân

22 Bạn luôn tranh luận và thảo luận với bạn bè về vấn đề tự


học

Tự học của sinh viên 1 2 3 4 5

23 Tự học giúp bạn có kết quả học tập tốt

24 Tự học giúp bạn thuận lợi xin việc, làm việc ở công ty lớn.

25 Tự học giúp bạn tiết kiệm chi phí tham gia trung tâm, lớp
học bên ngoài nhà trường

26 Bạn muốn khám phá tri thức, mở rộng hiểu biết của bản
thân

27 Bạn muốn học theo phương pháp tự học của những người
thành công.

* Theo bạn, yếu tố nào tác động lớn nhất đến việc tự học của sinh viên? ◻

Phương pháp giảng dạy

◻ Môi trường học tập

◻ Nhận thức của bản thân

◻ Động cơ học tập

◻ Phương pháp học tập

57
PHỤ LỤC 3:

PHIẾU PHỎNG VẤN


CÁC SINH VIÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC THƯƠNG MẠI
A.GIỚI THIỆU

Tôi tên là……., là thành viên nhóm 3 của lớp học phần: H2101…

Hiện nay, nhóm 3 đang thực hiện đề tài nghiên cứu khoa học: “Nghiên cứu yếu tố ảnh
hưởng đến việc tự học của sinh viên Đại học Thương Mại”, vì vậy, có một số nội dung
cần được tham vấn các bạn sinh viên để kết quả nghiên cứu có ý nghĩa cao hơn về lý
luận và thực tiễn.

Cuộc phỏng vấn này chỉ phục vụ cho mục đích nghiên cứu khoa học và được ghi chép
lại đầy đủ; từ đó làm cơ sở để xác định tiêu chí đánh giá yếu tố ảnh hưởng tới việc tự học
của sinh viên tại trường Đại học Thương Mại.

Thông tin người được phỏng vấn:

Họ và tên: ...............................................................................................................

Lớp: ........................................................................................................................ B. NỘI

DUNG PHỎNG VẤN:

1. Câu hỏi lớn:

a. Theo bạn yếu tố nào ảnh hưởng đến việc tự học của sinh viên Đại học Thương Mại? b.

Các yếu tố sau đây tác động như thế nào đến việc tự học của bạn? (nhiều hay ít) -

Phương pháp giảng dạy

- Môi trường học tập

- Động cơ học tập

- Nhận thức bản thân

- Phương pháp học tập

c. Đâu là yếu tố tác động mạnh mẽ nhất đến việc tự học của bạn?

58
2. Câu hỏi nhỏ:

2.1. Phương pháp giảng dạy

a. Việc tự học trên giảng đường dưới sự hướng dẫn của giảng viên có quan trọng,
cần thiết không?

b. Nếu có thì nó quan trọng, cần thiết như thế nào?

c. Giảng viên của bạn thường làm gì để thúc đẩy tinh thần tự học của sinh viên?

d. Những thông tin, phương pháp học, nguồn tài liệu tham khảo mà giảng viên đề
xuất giúp đỡ bạn như thế nào trong quá trình tự học của mình?

2.2. Môi trường học tập

a. Bạn nghĩ môi trường sống ảnh hưởng như thế nào đến khả năng tập trung làm
việc, tự học của bạn?

b. Theo bạn đâu là địa điểm tự học thuận lợi nhất?

c. Nhà trường đã thực hiện điều gì để đáp ứng nhu cầu tự học của bạn d.

Trong thời gian thi cử thì đâu là địa điểm bạn thường lui tới để tự ôn thi? 2.3.

Động cơ học tập

a. Bạn tự học nhằm mục đích gì?

b. Tự học có khả năng cải thiện những kết quả bạn mong muốn như thế nào? c.

Thành quả mà bạn gặt hái được qua việc tự học?

2.4. Nhận thức bản thân

a. Bạn đã dành bao nhiêu thời gian cho việc tự học của mình?

b. Bạn có coi đầu tư thời gian cho việc tự học là xứng đáng hay không? Vì sao? c.

Những khó khăn bạn gặp phải trong quá trình tự học là gì?

d. Cách bạn đã làm để khắc phục những khó khăn đó?

2.5. Phương pháp học tập

59
a. Trước khi lên giảng đường bạn đã làm gì để chuẩn bị những gì để nắm bắt kiến
thức mà giảng viên truyền tải dễ hơn?

b. Bạn thường ghi chép bài như thế nào? (Đầy đủ chi tiết hay chỉ ghi những ý chính,
quan trọng)

c. Bạn có thường xuyên đặt câu hỏi cho giảng viên của mình hay tham gia phản biện
với các sinh viên khác không? Việc làm đó mang lại tác dụng như thế nào?

d. Ngoài những tài liệu trong sách thì bạn thường tìm kiếm thêm tài liệu không? Đâu
là nơi bạn thường xuyên tìm kiếm tài liệu phục vụ cho quá trình tự học của mình?
60

You might also like