You are on page 1of 36

HAHAKIGI

Cái tên “Genji rạng ngời” thì thật tuyệt, nhưng hoàng tử thì cũng có không ít khuyết
điểm bị người đời chỉ trích. Chàng lo ngại “không khéo rồi hậu thế sẽ truyền tụng nhau
rằng ta là một kẻ phóng túng và quá ư hiếu sắc”, nên cố gắng giữ kín mọi điều, nhưng rồi
người đời lắm chuyện vẫn cứ truyền tai nhau. Vả chăng, tuy e ngại miệng đời và tỏ ra
nghiêm túc nhưng biết đâu so với Katano no Shojo 1 thì chuyện phóng túng của hoàng tử
chẳng có gì đáng kể.

Trong thời gian còn giữ vị trí chujo 2, Genji hầu như ở suốt trong cung và ít khi về tư
dinh quan Daijin3, nên ngài cũng có khi dò hỏi “phải chăng có ai khác đáng ngờ?”, nhưng
Genji vốn không phải là người thích những chuyện trăng hoa tầm thường trong thiên hạ.
Chỉ có điều đáng tiếc là đôi khi chàng có những việc làm không chính đáng khác hẳn tính
cách vốn có, vì một tình cảm mãnh liệt làm cho chàng rất đỗi khổ tâm.

Vào độ mưa dầm cứ triền miên không dứt, nhân dịp lễ monoimi 4 khi mọi người đều
ở yên trong nhà thì Genji cũng ở mãi trong cung. Quan Daijin có ý trách chàng “sao
chẳng đến nhà”, nhưng mặt khác lại cho chuẩn bị y trang cùng những vật dụng đẹp và
sang trọng và cho các con trai mang vào cung cho chàng. Trong số các con trai của quan
Daijin có công tử Chujo5, con trai của phu nhân chính thất là có vẻ quen thân với Genji
hơn cả. Trong những dịp vui chơi ở cung đình, hai chàng thường chia sẻ với nhau thân
tình hơn hẳn những người khác. Tuy được quan Udaijin rất quý trọng và chăm sóc tận
tình6 nhưng có vẻ Chujo không hài lòng cho lắm, vả chăng chàng vốn là người đào hoa
có lối sống phong tình. Ở tư dinh của quan Sadaijin, chàng cũng sắm sửa và trang hoàng
lộng lẫy. Rồi mỗi khi Genji đến nhà thì Chujo lại đưa về phòng, cả ngày lẫn đêm cùng
hoàng tử đọc sách cũng như thưởng thức các thú vui tao nhã, tỏ ra không hề thua kém
Genji. Vì thân thiết ở mọi lúc mọi nơi nên hai chàng rất tự nhiên với nhau, chẳng có gì
phải ngại ngùng giữ kẽ, kể cả những tâm sự sâu kín trong lòng cũng thổ lộ cùng nhau.

1
Tên một nhân vật chính trong một truyện kể tình ái thời Heian.

2
Một vị trí trong hệ thống phẩm tước ở triều đình thời Heian.

3
Tức nhạc phụ của Hikaru Genji.

4
Một tập quán của thời Heian. Trong dịp này mọi người hạn chế đi lại, ăn uống v.v… và tập trung cho việc thanh
tẩy bản thân để tránh những chuyện xấu có thể xảy ra.
5
Chujo vốn là từ chỉ phẩm tước, nhưng thường được dùng để gọi riêng nhân vật này như danh xưng.

6
Chujo kết hôn với tiểu thư thứ tư của quan Udaijin và trở thành con rể của vị quan này.
1
Một ngày thong thả tịch lặng và mưa kéo dài rả rích cho đến tối. Nơi thiết triều
trong cung khá vắng lặng và cung phòng Genji thường lưu lại cũng có vẻ an nhàn hơn
hẳn mọi ngày. Genji ngồi bên ngọn đèn xem sách, gần cái tủ có đựng những lá thư đủ
màu. Chujo thấy thế cứ tò mò rút lấy những lá thư đòi xem.

“Loại thư ấy thì ngài cứ xem qua cũng chẳng sao. Chẳng phải là loại tuyệt đối cần
giữ kín”, Genji tỏ vẻ dễ dãi.

“Chính cái loại “tuyệt đối cần giữ kín” thổ lộ những điều sâu kín nhất trong lòng
mới là thứ mà tôi muốn xem kia! Nói chung phần lớn là loại thư đối đáp bình thường, tôi
cũng có nhiều vô số kể. Chỉ những lá thư riêng tư mà người viết cho thấy vẻ lạnh lùng
của đối phương và sự đau khổ trong lòng vì quá nôn nóng chờ đêm đến 7 mới là loại đáng
xem”, Chujo nói với vẻ khẩn thiết.

Nhưng nếu là thư của người có địa vị cao quý tột bậc, nhất thiết cần phải được giữ
kín thì chắc hẳn không thể để bừa bãi trong những cái tủ có vẻ hớ hênh như thế này mà
đã được cất kỹ nơi nào đó. Đây chỉ là loại thư hạng hai có thể cho người ngoài xem được.
Chujo xem qua vài lá, bảo rằng “Nhiều thư quá nhỉ!”, rồi suy đoán xem những thư ấy là
của “người này hay người kia”, và thỉnh thoảng cũng tình cờ đoán đúng. Đôi khi bị cho là
đoán sai nhưng chàng không tin và tỏ ra nghi hoặc. Genji thầm nghĩ “kỳ thật!”, nhưng
hầu như không nói gì, chỉ tỏ vẻ bí mật rồi thu lại và đem cất hết những lá thư.

“Chính ngài mới có nhiều thư chứ. Hãy cho tôi xem một chút nào! Nếu mà được thế
thì tôi cũng sẵn lòng mở cái tủ này cho ngài xem thư”, Genji nói.

“Chẳng có gì đáng cho ngài xem cả”.

Chujo bảo, rồi nhân đấy nói thêm: “Nữ giới thì hiếm có người được đánh giá rằng,
đây là kiểu người mà thiên hạ khó lòng chê trách. Rốt cuộc thì tôi cũng đã nhận ra điều
đó. Chỉ có điều, dẫu biết rằng nhiều cô chỉ có thứ tình cảm hời hợt bên ngoài mà cũng dễ
dàng viết được những lá thư ngọt ngào nồng nhiệt và có thể thấu hiểu lời thư ứng đáp,
nhưng thật ra thì khó mà có thể chọn lựa một người vì công nhận kiểu tài năng như thế.
Mà cũng nhiều lúc khó chịu khi thấy họ cứ tỏ vẻ đắt ý về bản thân và dè bỉu những người
xung quanh.

Còn những cô gái cấm cung cứ dựa thế gia đình, được ấp iu cho một tương lai đầy
hứa hẹn thì những người đàn ông nghe đến chút tài nghệ của họ cũng có thể xiêu lòng.
Lại có những cô dung nhan mỹ lệ, phong thái thong dong, trẻ trung và thuần khiết thì chỉ

7
Thời Heian, nam giới quý tộc thường tìm kiếm hay thăm hỏi người tình vào ban đêm.
2
cần dốc lòng học theo người khác là có thể sở đắc một ngón nghề nào đấy một cách tự
nhiên. Nhưng rồi những người hầu hạ không hề tiết lộ những chỗ còn kém cỏi ở những
cô gái ấy mà cứ tô hồng thêm những ưu điểm để truyền tụng về cô, thì những người đàn
ông nghe được sẽ tỏ ý nghi ngờ “liệu có thật thế chăng?”, tuy rằng họ cũng không có điều
kiện để xác định8. Họ tiến đến với cô ta trong tâm thế phân vân không rõ những lời đồn
đại ấy “có đúng sự thật chăng”, và không sao tránh khỏi bị thất vọng”.

Thấy Chujo thở dài ngao ngán, Genji cũng rụt rè bày tỏ: “Tuy không phải là tất cả
nhưng tôi cũng cảm thấy chia sẻ được phần nào” và mỉm cười đầy ngụ ý: “Đúng là có
những cô chẳng có gì hay ho cả”.

“Nếu có những cô gái tẻ nhạt đến thế thì hẳn là có những người đàn ông chỉ vì mắc
lừa mới tiến đến với họ mà thôi. Số người “tẻ nhạt đến mức chẳng khen được chỗ nào” và
số người “nổi trội đến mức được khen là xuất sắc” có lẽ cũng ngang nhau. Nói về các loại
phụ nữ thì, các cô được sinh ra trong những gia đình có địa vị cao, được nuôi dạy chu đáo
và không hề có khuyết điểm thì tất nhiên là quá tuyệt vời. Loại trung bình cũng có số
lượng khá đông là các cô thể hiện mình có cá tính riêng, có thể phân biệt được từng
người. Còn loại hạ cấp thì tôi chẳng dám tò mò nghe ngóng nữa!”

Genji thích thú khi thấy Chujo tỏ ra hiểu biết tường tận về phụ nữ:

“Chuyện phân chia ra các loại phụ nữ là thế nào ấy nhỉ? Làm thế nào để phân chia
ra làm ba cấp loại? Có những người được sinh ra trong gia đình có địa vị cao nhưng số
phận đen đủi, vị trí thấp kém chẳng bằng ai trong đời. Cũng lại có người sinh trưởng
trong gia đình tầm thường nhưng lại có công danh rạng rỡ 9, rồi tỏ ra tự mãn mà trang
hoàng tư dinh bề thế “chẳng kém ai”. Với những người như thế thì ta nên phân loại thế
nào?”

Genji nói đến đấy thì có hai vị quan là Sama no kami và Toshikibu no jo 10 bước
vào, lên tiếng:

“Các vị đều ở nhà nhân dịp lễ monoimi nhỉ!”

8
Theo phong tục thời Heian thì những cô gái quý tộc chỉ ở trong phòng riêng, không để nam giới nhìn thấy mặt, nên
ngoài quan hệ hôn nhân và quan hệ gia đình thì nam giới không có điều kiện tiếp xúc trực tiếp và nhận xét về nữ
giới mà thông thường chỉ biết về những cô gái qua lời đồn đại của những người xung quanh.
9
Trong nguyên tác là “đạt đến kandachime”, nghĩa là những quan lại có cấp bậc cao nhất trong triều đình.

10
Những trường hợp này cũng là tước vị được dùng thay cho tên riêng.
3
Những vị này là kiểu người hiếu sắc và có tài hùng biện, nên sự xuất hiện của họ rất
hợp ý Chujo, để cùng tranh luận trong vấn đề phán định về phụ nữ. Trong cuộc tranh luận
của họ cũng có nhiều lời rất khó nghe.

“Nếu vốn không phải là con nhà dòng dõi thì dù có tiến thân đến đâu chăng nữa
cũng bị người đời đánh giá khác với những người xuất thân từ gia đình có địa vị cao. Lại
có những người xuất thân tột cùng danh giá nhưng đời sống vật chất ngày càng sa sút nên
bị cuốn theo thời thế, và tiếng thơm ở đời cũng nhạt dần đi. Dẫu có giữ được phẩm chất
quý tộc trong tâm hồn thì cũng không tránh được những chuyện khó coi do đời sống chật
vật. Những trường hợp như thế đều được xếp vào loại trung lưu.

Giới quan lại chỉ biết lo công việc quản lý tại các địa phương thì thường được xếp
vào hạng trung lưu nhưng trong số đó cũng có thể phân thành nhiều thứ hạng. Thời bây
giờ thì người ta có thể nhìn ra những người đáng quý trong tầng lớp trung lưu. Vả chăng,
có những người tuy chỉ ở bậc tứ phẩm và chưa được bước vào hàng ngũ tham nghị 11 cũng
có thể được đánh giá tốt hơn những vị có công danh rạng rỡ nhưng chỉ là hình thức. Cũng
nhiều cô gái có nguồn gốc xuất thân không hèn kém mà lại được nuôi dạy trong đời sống
sung túc an nhàn, không cần phải dè dặt trong việc chi tiêu thì khó mà bị người đời chê
trách. Những cô gái như thế mà được tiến cung thì cũng nhiều khi gặp được diễm phúc
ngoài mong đợi”.

Khi Sama no kami nói thế thì Genji cười bảo:

“Vậy thì chẳng phải mọi chuyện tốt đẹp đều cần sự giàu có cả sao!”

“Ngài chẳng có quan điểm riêng mà cứ nói theo người khác” Chujo có vẻ không
được hài lòng.

“Những cô gái vừa có nguồn gốc xuất thân danh giá lại vừa được người đời kỳ vọng
cao mà lại kém cỏi trong xử thế thì chẳng cần phải nói gì thêm nữa. Có đặt câu hỏi “họ đã
được nuôi dạy ra sao” thì cũng chẳng có ý nghĩa gì.

Những cô gái sinh trưởng trong gia đình có địa vị cao mà thật sự xuất sắc, xứng
đáng với kỳ vọng của người đời thì âu cũng là “chuyện đương nhiên” mà thôi, chẳng phải
là “chuyện hiếm có” làm người ta phải ngạc nhiên vậy. Còn những cô gái ở thuộc tầng
lớp cao sang ngoài tầm với của ta thì đành thúc thủ vậy.

11
“Tham nghị” chỉ một hội đồng gồm những vị quan có cấp bậc cao, có quyền quyết định những vấn đề quan trọng
trong công việc chính trị của đất nước.
4
Tuy nhiên, chắc hẳn là rất hiếm có kiểu phụ nữ sống lặng thầm trong khung cảnh
ảm đạm giữa khu vườn um tùm cỏ dại, không hề được người đời biết đến nhưng lại đáng
yêu không ngờ. Vì mọi chuyện nằm ngoài dự đoán nên ta sẽ cảm thấy bị cuốn hút và kinh
ngạc tự hỏi “sao ở đây lại có được một cô như thế này?”. Lại có cô thì bố đã cao tuổi,
người đẫy ra còn anh thì có gương mặt khó coi. Nhưng ở trong căn nhà cứ ngỡ thuộc loại
xoàng xĩnh ấy lại là một tiểu thư cao sang và còn có đôi chút tài nghệ 12. Tuy rằng ta chỉ
xem đó là một chút tài mọn nhưng cũng cảm thấy bị thu hút bởi một cô gái như thế. Kiểu
người như vậy thì tuy khó được lựa chọn như là một nàng tiểu thư hoàn hảo không khiếm
khuyết nhưng cũng khó mà bị rũ bỏ”.

Sama no kami nói thế và đưa mắt nhìn Toshikibu no jo.

“Theo cách nghĩ như vậy thì hẳn là các em gái của ta sẽ được đánh giá cao”,
Toshikibu no jo thấy vui lòng khi nghĩ thế nhưng lại không nói gì.

Genji thì nghĩ thầm: “Ồ, thế thì thời bây giờ khó mà tìm được những cô gái thuộc
hàng thượng lưu nhỉ!”

Chàng mặc lớp trang phục màu trắng mềm mại bên trong, phía ngoài khoác áo
noshi 13có vẻ hơi xộc xệch vì không buộc dây, dáng ngồi tựa nghiêng dưới bóng đèn
trông tuyệt đẹp. Nếu là nữ giới thì không biết chàng còn đẹp đến mức nào. Với chàng thì
dẫu có chọn được những phụ nữ tột cùng danh giá cũng không sao có thể hài lòng.

Sama no kami lại nói về các kiểu phụ nữ khác nhau:

“Nếu chỉ tiếp xúc như mọi người bình thường khác thì không thấy có khuyết điểm
gì, nhưng nếu chọn người tin cậy để làm vợ thì khó mà tìm được trong số đông phụ nữ.
Về phía nam giới, muốn chọn ra những người có năng lực thật sự để làm rường cột cho
quốc gia trong việc triều chính cũng rất khó khăn. Dù có “thông minh” đi chăng nữa mà
chỉ có một, hai người thì không thể nào đảm đương việc nước, cho nên người trên phải
nâng đỡ cho kẻ dưới, rồi kẻ dưới cũng tuân phục người trên, kinh qua nhiều việc mà có
được sự khoan dung thông cảm. Còn thử nghĩ về chuyện chỉ có một người phụ nữ đảm
đương công việc quán xuyến nhà cửa trong gian nhà nhỏ hẹp, thì thấy có nhiều điều kiện
quan trọng không thể thiếu đối với người ở vị trí này. Người đáp ứng được điểm này thì
lại khiếm khuyết ở điểm khác. Loại phụ nữ có thể tạm chấp nhận được cũng rất là ít ỏi.
Nam giới không phải là “kiểu người trăng hoa hiếu sắc thường so sánh cô này với cô kia”
mà chỉ muốn “chọn một người làm vợ” thì luôn mơ ước tìm được người không có khuyết
12
Chỉ các môn nghệ thuật giải trí như chơi đàn, vẽ v.v…

13
Một loại trang phục thời cổ, thường dùng dây buộc khi mặc.
5
điểm, không cần phải dụng công uốn nắn mà vẫn có thể hài lòng, nhưng thật khó có thể
tìm được người như thế.

Những người không nhất thiết phải tìm người lý tưởng, không nỡ ruồng bỏ người
phụ nữ có duyên gắn bó với mình thì được xem là “kiểu người chân thật đứng đắn”. Vả
lại người phụ nữ không bị ruồng bỏ trong trường hợp ấy cũng sẽ được người đời đánh giá
là sâu sắc. Nhưng thật ra là thế nào? Tôi đã quan sát kỹ người đời, và không thể tưởng
tượng nổi rằng, trong thiên hạ chẳng có mấy trường hợp vợ chồng gắn bó hòa thuận với
nhau. Còn những bậc cao sang tột cùng như quý vị 14 thì lại càng không biết tìm người
như thế nào mới là xứng đáng. Tuy rằng tôi không phải thuộc loại kén chọn gì…

Lại có những tiểu thư với nét xinh đẹp trẻ trung riêng, được đánh giá là “không có
gì tệ cả”, biết ứng xử phải phép và dùng nét bút dịu dàng phớt nhẹ với ngôn từ trang nhã
khéo léo khi viết thư, sao cho người xem thư không đoán được ẩn ý mà phải nôn nóng
mong chờ “để được biết rõ hơn”, nhưng dù có đến gần để nghe ngóng thì cũng chỉ nghe
được dăm ba tiếng thì thào còn nhẹ hơn hơi thở. Những cô như thế thì có thể che giấu bản
thân mình rất khéo.

Những cô được khen là “dịu dàng mỹ lệ” thì lại quá sướt mướt trong tình cảm và
hay nũng nịu làm dáng. Đó là vấn đề đầu tiên. Trong số những điều kiện cần thiết ở một
người vợ thì có thể thấy rằng điều quan trọng nhất không thể bỏ qua là, để làm nội tướng
cho chồng thì “không cần phải hiểu biết tường tận mọi việc hay có tài nghệ và dốc tâm
cho các thú vui tao nhã”, mà cần thể hiện là người nghiêm túc, chuyên tâm vì chồng và là
một nhà nội trợ hết mình trong công việc gia đình đến mức tóc mái xõa xuống bết cả vào
tai làm mất đi vẻ đẹp ngoại hình. Đàn ông thì ngày ngày phải đi về vì công việc, có việc
công việc tư, nhưng dù là chuyện tốt hay xấu thì cũng không muốn kể lại những sự tình
mắt thấy tai nghe cho người ngoài biết mà chỉ muốn nói với người vợ gần gũi thân cận
bên mình và là người biết chia sẻ, và có thể mỉm cười hay rơi nước mắt một cách tự
nhiên. Cũng có nhiều lúc chán chường hay gặp chuyện bực mình trong công việc mà
không thể giữ mãi trong lòng, nhưng nếu nghĩ “nói ra cũng chẳng ích gì” (vì cho rằng
người vợ không chia sẻ được), thì đành phải quay lưng (với vợ), chỉ còn biết hồi tưởng và
cười thầm với riêng mình, hay chỉ biết buông lời tự thán rằng “buồn quá!”. Những lúc ấy
mà người vợ cứ thản nhiên ngoảnh nhìn và hỏi “chuyện gì vậy?” thì đáng buồn biết
chừng nào!

Nếu là kiểu người có tính trẻ con nhưng một mực hiền lành ngoan ngoãn thì (người
chồng) có thể chấp nhận và bổ khuyết cho những chỗ chưa thành thục. (Một người vợ
14
Chỉ Genji và Chujo, những người có địa vị cao trong giới quý tộc.
6
như thế) thì tuy rằng chưa hoàn toàn tin cậy được nhưng cũng đáng để bỏ công uốn nắn.
(Với người như vậy) những lúc sống gần nhau thì cảm nhận được vẻ khả ái, có thể bỏ qua
những sai lầm nhưng trong trường hợp xa nhau, tuy có dặn dò những điều cần thiết,
nhưng trước những việc cần xử lý vào lúc này hay lúc khác, người vợ không có suy nghĩ
sâu sắc và năng lực quyết đoán thì cũng rất đáng buồn, vì như thế cũng là kiểu người
không tin cậy được. Đúng là trường hợp khó xử!

Lại có trường hợp lúc bình thường thì không thật sự gắn bó hòa thuận (với người
vợ) nhưng khi hữu sự thì (người vợ ấy) lại có thể đảm đương xoay sở tốt”.

Tỏ ra hiểu biết tường tận (về phụ nữ) như Sama no kami mà cũng phải thở dài vì
khó đưa ra lời kết luận.

“Bây giờ ta tạm gác qua vấn đề gia thế và ngoại hình (của phụ nữ). Nếu không phải
là kiểu người quá tệ hay lòng dạ khuất tất, chỉ cần là người đứng đắn, trung thực, trầm
tĩnh và có tâm hồn trong sáng thì có thể trở thành người bạn đời tin cậy được rồi. Nếu
may mắn hơn, lại có thêm chút tài nghệ hay phẩm cách tốt đẹp thì càng đáng mừng, cho
dù có đôi chút khiếm khuyết thì cũng không nên làm to chuyện. Chỉ cần gặp người có thể
tin cậy, tính tình ôn hòa để có thể thong dong thì tình cảm sẽ thể hiện ra nét mặt một cách
tự nhiên vậy.

Nếu thuộc hàng tiểu thư đài các, dù có gặp chuyện không vui cũng vờ như không
biết, không thể hiện điều gì ra nét mặt, nhưng khi đã gặp chuyện không thể bỏ qua thì để
lại những bài thơ với lời lẽ thống thiết khó tả và những kỷ vật gợi nhớ rồi tìm đến bãi
biển hoang vu hay vùng núi xa xôi hẻo lánh mà ẩn dật. Thuở bé khi nghe nyobo 15 đọc
truyện, tôi đã cảm động đến rơi nước mắt và nghĩ rằng “người như thế thật là sâu sắc và
đáng thương làm sao!” Nhưng giờ đây nhớ lại thì cảm thấy đó chỉ là những chuyện hời
hợt do người đời bịa đặt.

Nếu đang được chồng yêu thương nhưng chỉ vì những điều khó chịu nhất thời mà
cho rằng mình không hiểu được tình cảm của chồng, vội vàng lánh thân đi nơi khác để
“thử lòng”, làm cho người chồng kia một phen khổ sở thì chính người ấy sẽ phải sống
buồn chán cả đời. Thật vô vị làm sao! Rồi (những người như thế) khi được khen là có suy
nghĩ sâu sắc thì được thể bèn xuất gia tu hành. Khi xuất gia thì tâm hồn trong sáng, không
vướng bận tâm tư về chuyện nhân gian nữa. Nhưng rồi những người quen đến thăm sẽ
bảo rằng “Thế này thì buồn quá! Đã quyết tâm dứt áo đến vậy sao?” Vả lại, những người
15
Nyobo là những phụ nữ thuộc dòng dõi quý tộc nhưng gia thế ở mức trung bình, có nhiệm vụ trợ giúp về đời sống
tinh thần (thưởng thức nghệ thuật, giải trí v.v…) cho những quý tộc có địa vị cao hơn (các cung tần, công chúa,
hoàng tử v.v…)
7
thân cận hầu hạ trước đây, biết rằng đức phu quân không nỡ cất lời oán thán về “nỗi sầu
dằng dặc” nhưng khi hay tin (người vợ đã xuất gia) thì không cầm được nước mắt, sẽ cho
rằng “được yêu thương như thế (mà lại dứt áo ra đi) thì đáng tiếc biết chừng nào!” Người
phụ nữ đã tự mình xuống tóc lúc ấy sẽ phải chau mặt đau khổ vì nỗi cô đơn trống trải
trong lòng.

Nếu nhiều lần phải rơi nước mắt thì không thể nào chịu đựng mãi được, rồi sẽ phải
hối hận mà thôi. Thế thì hẳn Đức Phật sẽ cho rằng “(xuất gia như vậy) thì tâm hồn càng
thêm phiền não”. (Xuất gia tu hành) nửa vời như thế thì lại còn dễ bị sa đọa hơn là vi
phạm ngũ giới khi sống đời phàm tục. Vả lại, dẫu vì duyên tiền kiếp còn sâu nặng chưa
dứt được mà người chồng trước đây có tìm đến (nơi ẩn tu) để đưa về thì vẫn không thể
xóa bỏ những phiền muộn trong lòng được. (Đã kết duyên cùng nhau) thì dù (người
chồng) có tốt xấu thế nào, dù cảnh ngộ ra sao vẫn khoan dung độ lượng để cùng nhau gắn
bó, có vậy thì (tình cảm vợ chồng) mới ngày càng bền chặt. Nếu có chuyện rạn nứt xảy ra
thì cả chồng lẫn vợ đều cảm thấy mất tự nhiên.

Hơn nữa, cho dù tình cảm (ở người chồng) có thay đổi đi chăng nữa, nếu (người vợ)
vì buồn lòng mà giận hờn ra mặt thì cũng không hay chút nào. Tuy rằng tình cảm có thay
đổi nhưng (người chồng) vẫn nhớ hình ảnh đáng yêu (của người vợ) khi mới cưới nhau
và vẫn giữ mối quan hệ vợ chồng, nên nếu gây ra những rạn nứt như thế thì sẽ làm cho
mối quan hệ này đổ vỡ. Nói chung là trong mọi trường hợp (người vợ) phải giữ thái độ
khoan hòa, dù có chuyện đáng giận 16 cũng chỉ thể hiện ngầm, bề ngoài không cỏ vẻ giận
hờn trách móc, nếu được như vậy thì tình cảm (của người chồng dành cho vợ) ngày càng
đậm đà hơn. Trong hầu hết những người hợp người chồng có mối quan hệ bên ngoài, thì
mọi chuyện đều phụ thuộc vào cách cư xử của người vợ. Người vợ mà dễ dãi quá mức
trong việc tha thứ cho chồng thì (đối với chồng) sẽ là người rộng lượng và đáng yêu
nhưng tất nhiên sẽ bị đánh giá là người hời hợt. Như trong thơ cổ có nói rằng “đưa đẩy
con thuyền không bến đỗ”17, rõ là không đúng đắn. Các vị nghĩ thế nào?”.

Nghe lập luận như thế thì Chujo gật đầu:

“Bây giờ thì (người chồng) thấy hài lòng vì (người vợ) xinh đẹp đáng yêu, nhưng
nếu mà có nghi vấn về một mối quan hệ khác thì quả là vấn đề nan giải đấy. Thiên hạ vẫn
cho rằng “nếu trong lòng mình không có gì khuất tất mà lại biết rộng lượng với đối
phương thì lẽ nào đối phương lại không nhìn nhận”, nhưng không hẳn là mọi trường hợp

16
Ý nói chuyện người chồng ngoại tình.

17
Theo chú thích trong nguyên tác thì câu trích dẫn ở đây có trong Văn tuyển và Bạch thị văn tập.
8
đều như thế. Dù sao đi nữa, nếu có gặp chuyện gì đáng buồn thì cũng phải kiên nhẫn chịu
đựng thôi, ngoài ra chẳng còn cách nào khác”.

Rồi Chujo nói thêm: “Cô em gái nhà tôi đúng là kiểu người như vậy đấy” 18. Nhưng
khi Chujo nói câu ấy thì Genji đang ngủ gật nên không lên tiếng, vì vậy Chujo cảm thấy
“hơi buồn vì không được hài lòng”.

Sama no kami, vốn là một người trác tuyệt về bình phẩm, lại sôi nổi trình bày.
Chujo thì bảo: “Ta hãy nghe cho hết chuyện này thôi”, và tỏ ra nhiệt tình hưởng ứng.

“Chúng ta hãy so sánh mọi chuyện và suy nghĩ xem nào. Người thợ mộc khi hành
nghề thì chế tác mọi vật theo ý mình, nhưng cũng có trường hợp làm ra những thứ đồ
chơi19 không theo khuôn mẫu định sẵn, nhìn bên ngoài (thì người ta tỏ vẻ thán phục
rằng): “Có thể làm ra những thứ như thế này, hay nhỉ!”, vậy đôi khi sự thay đổi hình thức
(theo kiểu tùy cơ ứng biến) có thể tạo ra cảm giác mới lạ gây hấp dẫn (đối với người
xem). Chỉ cần nhìn qua là phân biệt được ngay những đồ vật được chuẩn bị kỹ càng, chế
tác cẩn thận để làm đồ trang trí, được làm ra theo một khuôn mẫu nhất định với những đồ
vật đặc biệt tinh xảo được những bàn tay tài hoa chế tác ra một cách dễ dàng.

Tuy vậy, ở nơi chế tác tranh20 thì có mặt nhiều người tài giỏi, nếu chỉ so sánh giữa
các bức họa đã được chọn thì không thể thấy được sự hơn kém một cách rạch ròi. Với các
loại tranh tạo cảm giác mạnh mẽ hay dữ dội ở người xem như tranh vẽ cảnh núi bồng lai
mà con người không biết đến, tranh vẽ kình ngư trên biển nổi sóng, những loài thú dữ ở
Trung Hoa hay những mặt quỷ mà con người không nhìn thấy được thì (có thể vẽ) theo ý
muốn của mình, miễn là gây tác động mạnh ở người xem, cho dù không giống với hình
ảnh thực tế thì cũng có thể xem là đã đạt rồi. Tuy nhiên, nếu là tranh vẽ những cảnh
thông thường như dáng núi hay dòng nước, cảnh gần gũi quen thuộc như nhà ở thì phải
đưa vào bức tranh tình cảm dịu dàng, (làm cho người xem) “ồ” lên vì cảm giác nhẹ nhàng
gần gũi với cảnh đời thường. Trường hợp tranh vẽ cảnh núi non không có gì là hiểm trở
với cây cối rậm rạp nhiều tầng lớp khác hẳn cảnh thường ngày, hay tranh vẽ cảnh hàng
rào ở ngay bên cạnh có chủ ý thêm vào những hình ảnh bài trí bên trong, thì tranh của
những bậc tài hoa sẽ có nhiều chỗ đặc biệt vượt trội mà hạng tầm thường không sánh kịp.

18
Theo chú thích trong nguyên tác thì câu này ám chỉ chuyện Genji có mối quan hệ ngoài hôn nhân.

19
Thường được hiểu theo nghĩa là đồ trang trí.

20
Khu vực trong cung đình được dành riêng cho việc vẽ và chế tác các loại tranh trang trí, thường là các loại tranh
cuộn và bích họa khổ lớn. Nhà truyền thống Nhật Bản có các vách trượt bằng gỗ, nên bích họa truyền thống là tranh
trên các vách trượt này. Ngoài ra còn có các dạng tranh trang trí trên những vật dụng nội thất.
9
Trong nghệ thuật viết chữ tuy không có tri thức gì sâu sắc, nhưng cứ viết liền tay từ
chữ này sang nét kia, thoạt nhìn có vẻ rất bay bướm như một nhà thư pháp lão luyện, còn
kiểu chữ viết chân phương21, rõ ràng tỉ mỉ thì nhìn qua có vẻ như bút lực hơi kém, nhưng
đưa ra so sánh mà xem kỹ lại thì (người xem) sẽ thiên về kiểu chữ nghiêm túc chân
phương.

Những chuyện vụn vặt chẳng đáng gì (mà cũng khác nhau) theo cách như vậy đấy.
Còn nói về tâm hồn, tình cảm con người thì lại càng có những trường hợp (người ta) thể
hiện tình cảm màu mè ở bề ngoài, nhưng (tôi cho rằng) không thể tin tưởng được. Xin kể
một câu chuyện về dạo ban đầu22, tuy rằng (chuyện này) có vẻ hơi nhuốm mùi phong
nguyệt”.

Sama no kami nói thế và ngồi xích lại gần Genji. Hoàng tử cũng mới vừa chợt tỉnh.
Chujo tỏ vẻ rất thán phục, ngồi chống cằm đối diện (với người kể). Cứ như là (mọi
người) đang lắng nghe một bậc đạo sư giảng pháp, có vẻ hơi buồn cười, nhưng đúng là
trong những lúc như thế này thì những chuyện tâm tình kín đáo chốn phòng the cũng
không thể nào giữ kín được.

“Trước đây, lúc còn ở địa vị thấp kém, tôi có biết một người khá là “đáng yêu”.
Như vừa mới trình bày, nàng là kiểu người có ngoại hình không thật xuất sắc nhưng cũng
ưa nhìn, vả lại chỉ là chuyện hoa bướm thời trẻ tuổi nên tôi không hề nghĩ rằng “mình sẽ
cưới cô nàng làm vợ”. Tuy cho rằng “có thể tin cậy được” (để duy trì mối quan hệ) nhưng
tôi vẫn không thật sự hài lòng nên vẫn có những chuyện qua lại bên ngoài. Khi nàng tỏ ra
oán trách nặng nề thì tôi không gắn bó nữa. Tôi cứ nghĩ “giá mà nàng tỏ ra điềm tĩnh dịu
dàng, không oán thán nặng nề như thế”, nhưng nàng thì cứ mãi ghen tuông và sầu muộn.
Cũng có lúc tôi lấy làm thương cảm mà nghĩ rằng “sao lại phải theo đuổi mãi một người
chẳng đáng giá gì như mình nhỉ?”, nhưng rồi tình cảm cứ nhạt dần một cách tự nhiên.

Cô nàng ấy là kiểu người ngay cả những việc mình vốn không tỏ tường cũng cứ băn
khoăn lo lắng “phải làm sao để chăm sóc chàng 23 chu đáo?”, rồi lại lo rối lên về chuyện
“làm sao để chàng không thất vọng?” vì những chỗ kém cỏi của mình, và đã dành cho tôi
sự chăm sóc chu đáo trong mọi việc, luôn mong rằng “chàng không có điều gì phải phật
lòng dù chỉ là chuyện nhỏ”. Tôi cũng nhận thấy nàng là người hơi giảo hoạt nhưng dù sao
cũng tỏ ra nhu mì ngoan ngoãn, cứ lo dung mạo mình xấu xí thì “chàng sẽ khó chịu khi

21
Viết đúng quy cách, thứ tự nét của chữ tượng hình.

22
Ý nói thời gian đầu mới quen biết nữ giới.

23
Chỉ người đang kể chuyện là Sama no kami
10
trông thấy mình”, nên cố hết sức để trang điểm cho đẹp, rồi lại còn xấu hổ giấu mặt đi vì
nghĩ rằng “sẽ làm mất thể diện của chàng nếu để cho người lạ nhìn thấy mặt”. Nàng luôn
cẩn thận ý tứ trong cách ứng xử đời thường, nên tôi nhận thấy nàng không phải là người
không tốt về tính cách, duy có tính hay ghen của cô nàng làm tôi không chịu nổi mà thôi.

Hồi ấy tôi đã nghĩ rằng: “nàng đã yêu thương và theo đuổi để gắn bó với mình đến
thế, mình phải làm sao để tình cảm ở nàng giảm bớt đi”. Tôi cho rằng nếu mình thử đe
dọa một chút thì nàng sẽ sửa đổi phần nào tật xấu vốn có, rằng “tính hay ghen quả thật là
một điều đáng tiếc ở nàng”, rằng “đã gắn bó sâu nặng với mình đến thế thì nếu mình tỏ
thái độ muốn dứt tình, hẳn là nàng sẽ nổi giận ngay”, và tôi cố ý tỏ thái độ lạnh lùng, thì
quả nhiên cô nàng bắt đầu giận hờn trách móc. Khi ấy tôi đã nói rằng: “Nếu mà nàng cứ
tỏ ra gai góc kiểu này, thì dù cho duyên nợ giữa hai ta sâu nặng đến chừng nào tôi cũng
phải đoạn tuyệt mối duyên này và không qua lại nữa. Nếu nghĩ rằng sẽ không gắn bó với
nhau thì có muốn nghi ngờ vô lý thế nào cũng được. Nhưng nếu muốn gắn bó lâu dài
trong tương lai thì cho dù tôi có những chuyện đáng trách nàng cũng phải cố gắng mà
chịu đựng. Nếu nàng sửa đổi được tính khí thất thường, hay ghen tuông hờn trách thì tôi
sẽ thấy nàng “đáng yêu biết bao nhiêu”. Cũng giống như mọi người, tôi sẽ dần dần cải
thiện vị trí xã hội của mình trong tương lai. Khi đó thì vị trí của nàng cũng chẳng có ai
sánh được24”. Tôi thầm nghĩ rằng mình đã biết cách khéo léo răn dạy cô nàng bằng những
lời đáng nể, nhưng nàng lại nhếch mép cười nhẹ mà nói rằng: “Nếu phải chịu đựng trong
thuở hàn vi, lúc chàng ở địa vị thấp kém và chẳng có gì trong tay để hy vọng đến một
ngày chàng được “bằng người khác”25 thì thiếp sẽ yên lòng chờ đợi và chẳng hề lấy làm
phiền. Nhưng cứ phải chịu đựng sự bạc bẽo của chàng, ngày tháng dằng dặc chờ đợi
chàng hồi tâm và mong được gặp chàng trong vô vọng thì đó mới là điều vô cùng khổ sở.
Nếu cứ phải như thế thì “đã đến lúc đôi ta ngoảnh mặt với nhau rồi”! Thấy cô nàng tỏ vẻ
oán trách mà nói vậy thì tôi cũng nổi giận và nói những lời khá nặng nề. Vì không thể
nào kiềm chế được, cô nàng bất chợt nắm lấy ngón tay tôi mà cắn. Khi ấy tôi làm ra vẻ
nghiêm trọng mà nói rằng: “Bị một vết thương như thế này thì tôi vốn có thân phận thấp
hèn không được ai tôn trọng lại càng không thể giao thiệp với mọi người (ở chốn công
đường) được nữa. Không còn chỗ tiến thân, tôi chỉ còn biết quay lưng với cuộc đời!” Tôi
đe dọa cô nàng như thế và bảo rằng: “Đã thế thì duyên nợ giữa chúng ta chấm dứt từ hôm
nay”, rồi gập ngón tay bị thương lại mà bỏ ra về.

Gập ngón tay26


24
Ý nói sẽ được làm vợ chính thất.

25
Ý nói có địa vị xã hội cao.

26
Cũng là một động tác quen thuộc khi đếm, ở đây ý nói đếm những lần gặp nhau.
11
Bao nhiêu lần gặp gỡ

Chuyện hờn ghen

Đâu phải chỉ lần này

Đừng trách gì tôi nhé

Khi tôi đọc bài thơ tạ từ như vậy thì quả nhiên nàng bật khóc mà đáp trả rằng:

Biết bao nhiêu phiền muộn

Chỉ thầm giấu trong tim

Trải qua bao ngày tháng

Sao chàng nỡ quay đi

Chỉ vì chuyện lần này

Thật tình thì lúc ấy tôi không nghĩ rằng “nhất định phải chia tay”, nhưng rồi thời
gian cứ trôi qua mà tôi chẳng nhận được tin tức gì từ nàng ấy, trong khi tôi vẫn gặp gỡ
nhiều người27. Rồi đến dịp lễ vào tháng mười một, sau một buổi tập nhạc thâu đêm, mọi
người chia tay nhau ra về khi trời đang đổ cơn mưa đá. Lúc ấy tôi bỗng chạnh nghĩ rằng:
“Mình chẳng còn nơi nào khác ngoài “lối về” dạo ấy. Ngủ tạm trong cung thì cũng chán,
mà tìm đến những chỗ xôn xao lòe loẹt28 thì lại càng lạnh lẽo. Tôi nghĩ thế và tự hỏi:
“(không biết bây giờ nàng ta29) nghĩ về mình thế nào?”, rồi chợt muốn thăm lại cố nhân
nên lặn lội trong tuyết mà tìm đến (nhà nàng). Tuy trong lòng có hơi e ngại nhưng tự nhủ,
(dù trước đây có chuyện không hay) nhưng mình tìm đến trong đêm (tuyết lạnh) như thế
này thì chắc hẳn nàng sẽ không nỡ giận. (Đến nơi thì thấy) trong phòng có đặt cây đèn
vặn nhỏ ở cạnh tường, áo đệm bông dày đang được hong trên lò hương 30 lớn và những
tấm rèm che31 được treo hờ như thể chủ nhân ngôi nhà đang chờ đợi “chàng sẽ đến đêm
nay”, khiến tôi thầm đắc ý “biết ngay mà!”, (nhưng rồi phát hiện ra rằng) trong phòng

27
Ý nói có nhiều mối quan hệ với những phụ nữ khác.

28
Ý nói những cuộc viếng thăm ban đêm mà đối tượng gặp gỡ là những phụ nữ quý tộc ưa trau chuốt về hình thức.

29
Chỉ người phụ nữ được nói đến ở đoạn trên.

30
Loại lò xông hương có khung lớn bên ngoài, có thể hong áo kinomo để ướp hương.

31
Loại màn che bằng vải hoặc vỏ áo kimono (không có lớp đệm bên trong), thường được treo phía ngoài phòng ở
của nữ giới để tạo vẻ kín đáo cho gian phòng.
12
không có mặt chủ nhân. Chỉ có mấy cô nyobo đang trông nhà, cho biết “đêm nay cô chủ
về bên nhà ông bà thân sinh rồi ạ”. Rồi từ dạo đó từ phía cô nàng chẳng hề có lấy một câu
thơ32 trau chuốt hay những tín hiệu liên lạc theo kiểu đỏng đảnh trước đây. Nàng hoàn
toàn lạnh lùng và bặt vô âm tín. Khi ấy trong tâm trạng khó chịu tôi đã nghĩ rằng, phải
chăng chuyện ghen tuông giận hờn trước đây cũng là vì cô nàng muốn thể hiện “hãy ghét
bỏ em đi!”, tuy rằng tôi chưa từng thấy cách biểu hiện như vậy. (Nhưng thấy) màu sắc và
dáng vẻ trang phục được nàng chuẩn bị công phu, hoàn hảo khác thường, thì hiểu rằng
(sau chuyện rạn nứt kia) quả nhiên nàng đã lo lắng chăm sóc cho cả người mà mình đã
quay lưng bỏ mặc. Vì cho rằng tuy có rạn nứt nhưng nàng “không hề có ý đoạn tuyệt với
mình” nên tôi đã gợi chuyện (để nối lại quan hệ) thì nàng chẳng tỏ vẻ cự tuyệt mà cũng
chẳng ẩn thân ra vẻ “xin đừng quấy rầy tôi!”, và tôi cũng chẳng tỏ ra ngại ngùng gì khi
viết thư hồi đáp. Rồi nàng lại có thư rằng: “Nếu chàng vẫn không sửa đổi tính nết vốn
có33 thì thiếp chẳng thể nào chịu được. Nhưng nếu chàng thay đổi tính tình, trở nên ôn
hòa nhã nhặn thì thiếp vẫn mong ngày gặp lại”. Tôi nghĩ rằng tuy nói thế nhưng nàng
không đành lòng dứt bỏ, và cố tình tỏ thái độ cứng rắn ít lâu, ra vẻ bỏ mặc cô nàng, chẳng
hề thể hiện “sẽ sửa đổi tính tình như nàng mong muốn”, thì nàng vì quá đau khổ mà
khuất bóng, khiến tôi phải thừa nhận rằng (trong chuyện ấy) việc đùa giỡn đã đi quá giới
hạn.

Cho đến nay tôi vẫn nghĩ rằng (cô gái ấy) đúng là kiểu phụ nữ có thể tin cậy hoàn
toàn để chọn làm nội tướng. Nàng là người xứng đáng để ta tin dùng từ chuyện vặt vãnh
cho đến việc trọng đại, (làm công việc nhuộm màu thì) có thể sánh với nữ thần mùa thu 34,
(còn tay nghề dệt vải thì) không thua kém gì Chức Nữ, là một người vô cùng khéo léo và
tinh tế”, Sama no kami tỏ vẻ luyến tiếc về một người phụ nữ “hết sức đáng yêu”.

(Nghe Sama no kami kể chuyện thì) Chujo mới góp lời tán thưởng: “Cứ tạm bỏ qua
chuyện thạo nghề như nàng Chức Nữ thì mối duyên dài lâu (như chuyện tình Ngưu Lang
– Chức Nữ) cũng là điều đáng ao ước chứ. Hẳn là khó tìm được người có tài nghệ sánh
ngang với nữ thần. Dù chỉ “một chút sắc hoa hay màu lá mùa thu” nhưng nếu không hài
hòa hoặc không phù hợp với màu sắc theo mùa thì cũng chẳng có giá trị gì, rồi sẽ phôi
phai và tan biến mất. Trong “vô vàn đối tượng” của thế giới tầm thường thì khó mà lựa
chọn được (đối tượng lý tưởng như trong câu chuyện của Sama no kami)”.

32
Ý nói thư tình được viết bằng thơ.

33
Ý nói thói trăng hoa của Sama no kami.

34
Trong văn hóa Nhật Bản, nữ thần mùa thu được quan niệm là nữ thần đã nhuộm màu sắc mới cho cây lá.
13
“Thêm nữa, cũng vào dạo ấy, tôi có đi lại với một nàng, về thân thế thì có phần trội
hơn so với nàng kia, còn về tính cách thì cũng thể hiện là “thật sự có chiều sâu đáng được
ghi nhận”. Theo tôi được biết thì nàng ấy cũng thuộc loại thơ hay chữ tốt, lại có tài chơi
nhạc, nói chung là mọi chuyện đều không đến nỗi nào. Còn nói về dung mạo thì cũng
không đến mức khó coi, cho nên tôi cứ bỏ mặc cô nàng xấu tính 35 kia mà thường xuyên
vụng trộm với cô này, và cảm thấy thích thú hài lòng với mối quan hệ đó. Khi nàng kia
qua đời thì tôi cảm thấy buồn thương và chẳng biết phải làm thế nào, nhưng cứ mãi
thương tiếc người đã mất thì cũng chẳng ích gì, nên tôi năng đi lại với cô nàng đã từng
vụng trộm. Khi đó (tôi lại nhận thấy) cô này có vẻ hơi phô trương kiểu cách, hay làm
dáng pha chút lẳng lơ nên khó lòng tin cậy được, và mối quan hệ với nàng ta cũng lạnh
nhạt dần đi. Mà lúc ấy hình như cô nàng cũng đang được người khác quan tâm lui tới.
Vào một đêm trăng đẹp tháng mười36, khi tôi rời cung ra về thì có một vị quan trên bước
vào xe cùng với tôi. Vì có người đi cùng xe nên tôi định về nhà quan Dainagon 37 (thay vì
đến thăm người phụ nữ mà mình đã từng qua lại). Nhưng rồi người ấy 38 lại nói với tôi
rằng: “Nếu không ghé lại chỗ người đang chờ đợi tôi đêm nay thì trong lòng cứ bồn chồn
không yên được”. Mà ngôi nhà của cô gái ấy thì lại nằm trên đường về nhà quan
Dainagon (nên hai người đã cùng ghé lại).

Từ chỗ tróc lở trên bờ rào39 cũ kĩ có thể nhìn thấy bóng trăng rọi xuống ao. Thật khó
mà bỏ qua một gian nhà đang có bóng trăng trú ngụ, nên tôi cũng len lén theo người kia
xuống xe. Có lẽ hai người vốn có hẹn trước với nhau rồi, nên anh chàng kia có vẻ rất bồn
chồn, vội vã tiến đến vị trí có vẻ như là mép hành lang gần cổng giữa 40, rồi ngồi xuống
một lúc, vẻ như đang thong thả thưởng trăng. Những bông hoa cúc (đẫm sương) đã đổi
màu tạo vẻ hữu tình cho cảnh vật, lại thêm những đám lá rụng quyện vào nhau trong cơn
gió mùa thu, làm cho khung cảnh trước mắt càng tăng vẻ phong nhã đượm tình 41. Chàng
kia cầm lấy cây sáo vẫn giắt theo bên mình vừa thổi khúc “Thôi mã nhạc” 42 vừa hát đệm
vào. (Từ phía cô gái) tiếng đàn koto dịu dàng trong trẻo ngân lên hòa vào tiếng sáo tạo
35
Ý nói tính hay ghen.

36
Tháng mười âm lịch.

37
Theo chú thích trong nguyên tác thì có vẻ nhà quan Dainagon là nhà bố mẹ của Sama no kami.

38
Tức người đi cùng xe.

39
Loại bờ rào có phần cốt bên trong bằng tre hoặc gỗ và đắp đất bên ngoài.

40
Cổng giữa là một bộ phận trong kiến trúc nhà - vườn truyền thống Nhật Bản, thường là cổng dẫn từ hành lang khu
nhà ra chỗ vườn có ao.
41
Trong nguyên tác dùng từ “aware” thể hiện sự cảm thán của con người trước cảnh đẹp khơi gợi cảm xúc.
14
thành bản hợp âm khá êm tai. Âm điệu của tiếng đàn vang ra từ bên trong bức mành nghe
nhẹ nhàng thanh tân và êm ái, rất phù hợp với một đêm trăng sáng trời trong. Rồi chàng
trai trong lúc vô cùng phấn khích đã bước đến bên bức mành mà cất tiếng hỏi với vẻ
khiêu khích rằng: “Vườn thu lá đỏ thế này mà không thấy bước chân ai tìm đến nhỉ!”, rồi
lại ngắt một đóa hoa cúc (đưa về phía cô gái) và đọc thơ:

Gian nhà dưới trăng

Tiếng đàn thánh thót

Khôn dễ cầm lòng

Nhưng khách vô tình

Nỡ bước chân qua

Ôi, chỉ là những lời ngu ngốc!

Rồi anh chàng nói thêm với giọng đùa cợt thân mật: “Xin tiểu thư hãy đàn thêm một
khúc nữa đi. Khi có người biết thưởng thức tiếng đàn (như tôi) thì cũng chẳng nên tiếc
tay làm gì”. Cô nàng đáp lại với giọng đỏng đảnh:

Hòa với gió mùa thu

Phải chăng tiếng sáo kia

Cũng lạnh lùng khô khốc

Níu giữ tiếng sáo ư?

Thiếp chẳng có lời nào

Đúng là kiểu nói chuyện làm dáng đẩy đưa. Tôi cũng chẳng cảm thấy ghen ghét gì
đối với cô nàng ấy. Và lần này thì nàng chơi loại đàn mười ba dây với âm điệu mới mẻ
theo phong cách đương thời. Không phải là ngón đàn không thể hiện vẻ tài hoa, nhưng tôi
cảm thấy trong lòng hơi khó chịu. Thỉnh thoảng tôi cũng có những mối quan hệ thoáng
qua với những cô nàng trong cung, và đôi khi có những cô hay đỏng đảnh làm dáng và có
vẻ lẳng lơ nhưng nếu chỉ là gặp gỡ nhất thời thì tôi cũng cảm thấy có phần nào thú vị.
(Còn cô gái này) tôi cũng có gặp gỡ mấy lần, nhưng nếu nghĩ đến chuyện lựa chọn làm
điểm tựa để “suốt đời gắn bó” thì “không có vẻ gì tin cậy được, mọi chuyện sẽ đi quá giới

42
Điệu hát có nguồn gốc từ dân ca.
15
hạn và không thể chấp nhận”, nên tình cảm dần dần nguội lạnh đi, và tôi đã lấy chuyện
đêm hôm đó làm lý do để chấm dứt đi lại với cô nàng.

Nghĩ về hai trường hợp trên thì thấy rằng, lúc còn trẻ mà tôi đã cảm thấy kiểu phụ
nữ đỏng đảnh lẳng lơ như vậy là khó chấp nhận và không thể tin cậy được, nên từ giờ trở
đi thì tôi lại càng suy nghĩ theo hướng đó. Quý ngài ở đây có thể thấy thích thú với vẻ
đẹp mong manh như giọt sương trên cành hagi chỉ chực rơi hay sương giá “chóng tan”
trên đầu ngọn trúc43, có vẻ thật quyến rũ ngọt ngào. Nhưng chỉ độ bảy năm nữa thì các
ngài sẽ hiểu được những điều tôi nói. Xin lưu ý các ngài hãy thận trọng với những cô gái
có vẻ dễ dãi và phù phiếm. Nếu lỡ phạm sai lầm với các nàng như thế thì chắc chắn sẽ bị
đức lang quân của nàng sỉ vả không tiếc lời”. Đó là lời cảnh báo của Sama no kami.

Chujo lại gật đầu tán thưởng. Hoàng tử thì hơi cười mỉm như thể đang nghĩ rằng:
“Cũng có chuyện thế ư?”. (Biết đâu) chàng đang cười thầm trong bụng vì “chuyện về cả
hai nàng đều là những chuyện ngớ ngẩn tầm phào, chẳng hay ho gì cả!”

Chujo thì bảo: “Tôi xin góp thêm một câu chuyện tầm phào vụn vặt nữa đây”, (rồi
bắt đầu kể chuyện):

“Hồi mới bí mật qua lại (với một cô gái44) thì thấy nàng là cũng có vẻ đáng yêu. Tuy
không nghĩ đây là “mối quan hệ tao khang” , nhưng qua lại lâu dần thì càng có “ấn tượng
sâu sắc”. Tuy chỉ là mối liên hệ mong manh nhưng nàng có vẻ rất tin tưởng ở tôi. Trong
thâm tâm có nhiều lúc tôi thầm nghĩ: “Nếu trông cậy vào ta thì hẳn nàng có nhiều chuyện
phải “buồn lòng”45, nhưng nàng vẫn tỏ ra rộng lượng, dù tôi vắng mặt khá lâu thì vẫn
không phiền trách rằng sao chàng chẳng mấy khi ghé lại, vẫn kiên nhẫn chờ đợi mỗi
ngày. Tôi lấy làm cảm kích vì điều đó và cũng hứa hẹn với nàng chuyện gắn bó lâu dài.
Vì sống trong cảnh hiu quạnh không có người thân nên (tôi thấy nàng) rất đáng thương
khi nghĩ rằng “thế thì chỉ còn biết trông cậy vào chàng 46 mà thôi”. Cứ thế, bẵng đi một
dạo tôi không ghé thăm vì yên tâm với sự điềm tĩnh ở nàng thì nội tướng nhà tôi lại thừa
cơ làm chuyện nhẫn tâm, lạ đời là mượn lời người khác mà gây tiếng xấu cho người ấy.
Mãi sau này tôi mới biết rõ ngọn ngành mọi chuyện. Vì không hay biết nàng đã “gặp
chuyện bẽ bàng đến thế” nên tôi bặt tin khá lâu tuy trong lòng vẫn nhớ đến nàng. Thời

43
Cách nói hình tượng, chỉ những cô gái dễ nảy sinh tình cảm nhưng cũng dễ thay đổi tình cảm, nên khó tin cậy
được lâu dài.
44
Theo chú thích trong nguyên tác thì cô gái trong câu chuyện này là nhân vật Yugao ở chương thứ 4.

45
Ý nói Chujo vẫn có những mối quan hệ đồng thời với các cô gái khác.

46
Chỉ Chujo.
16
gian ấy nàng vô cùng sầu khổ trong cảnh đời hiu quạnh, lại thêm có con thơ nên càng lo
âu phiền não. Rồi nàng gửi đến cho tôi lá thư có kèm theo đóa cẩm chướng hồng 47”,
Chujo rơi nước mắt khi kể chuyện.

“Thế thì lá thư ấy bày tỏ điều gì?” Genji hỏi.

“Nói thế nào đây nhỉ! Cũng chẳng có gì đặc biệt cho lắm48

Gian nhà trên núi

Tường đổ giậu xiêu

Giá được đôi lần

Sương móc thương yêu

Thấm cành hoa nhỏ

Được (lá thư) gợi nhắc, tôi đến thăm thì thấy nàng vẫn giữ vẻ khoan hòa như trước
nhưng vẻ mặt có nét ưu tư. Nhìn cảnh gian nhà hiu quạnh trong khu vườn ngập cỏ đẫm
sương và nghe tiếng côn trùng rền rĩ, (tôi chợt) cảm thấy giống hệt như khung cảnh trong
truyện kể ngày xưa.

(Lúc ấy tôi đã có thơ rằng):

Hoa thắm đua tranh49

Bên nào cũng xinh

Nhưng ta vẫn tin

Không gì sánh được

Cúc hồng50 mong manh


47
Trong nguyên tác là hoa nadeshiko, một loại hoa thuộc họ cẩm chướng nhưng chỉ có một lớp cánh mỏng, thường
có màu hồng, đôi khi có màu tím nhạt hoặc màu trắng. Ở Nhật Bản hoa này thường nở vào lúc đầu thu. Chữ “nade”
có nghĩa là âu yếm, nên trong trường hợp này hoa nadeshiko là một hình ảnh ẩn dụ để nói đến tình yêu thương, sự
quan tâm chăm sóc.
48
Ý nói nội dung lá thư chỉ là một bài tanka bình thường.

49
Ý nói vợ chính thất và người tình là nàng Yugao.

50
Tác giả dùng một tên gọi khác (tokonatsu) để chỉ cùng một loài hoa (nadeshiko) đã nhắc đến ở trên. Theo chú
thích trong nguyên tác thì tên gọi này dùng để ám chỉ người mẹ, tức Yugao (nadeshiko trong bài thơ trên chỉ đứa
17
Tạm gác chuyện “cẩm chướng hồng” 51, trước mắt tôi muốn an ủi người mẹ bằng tứ
thơ “hạt bụi” trong một bài thơ cổ52.

Áo lau sạch bụi

Sương vẫn ướt đầm

Hoa cúc mong manh

Biết rồi gió thu

Có thành bão tố?

Nàng bày tỏ sự lo âu một cách chân thành mà vẫn không hề tỏ vẻ giận hờn trách
móc, và ngượng ngùng che giấu những giọt lệ trào ra. Biết rằng nàng “vô cùng đau khổ
nếu để chàng thấy (nàng sầu muộn) vì “thấu hiểu nỗi lòng chàng 53”, tôi cảm thấy nhẹ
nhõm trong lòng và lại vắng mặt một thời gian. Thế rồi nàng biến đi đâu mất, chẳng hề để
lại dấu vết gì. Nếu còn tồn tại trên cõi đời này thì chắc hẳn nàng phải trải qua một cuộc
đời lênh đênh vô vọng. Giá như trong thời gian “thắm thiết” mà nàng tỏ ra quyến luyến
đến mức phải sầu muộn vì tôi thì đã chẳng có ngày phải xa nhau như thế. (Nếu là như vậy
thì) tôi đã không bỏ mặc nàng trong thời gian dài mà tìm cho nàng một vị trí xứng đáng
để có thể gắn bó dài lâu. Bông cẩm chướng hồng ấy thật đáng yêu nên tôi những muốn
“làm sao để tìm gặp lại” (mẹ con nàng) nhưng hiện nay thì vẫn bặt vô âm tín. Cô nàng
này chắc cũng thuộc loại phụ nữ “chẳng đến đâu” (mà Sama no kami) đã nói khi nãy. Vì
không biết đến nỗi “sầu hận” giấu kín đằng sau vẻ mặt thản nhiên nên tôi cứ tiếp tục dành
tình cảm cho nàng, hóa ra chỉ là tình yêu đơn phương vô ích mà thôi. Giờ đây khi thời
gian đã làm phôi pha lòng thương nhớ, thì tôi lại nghĩ rằng “(cô nàng ấy) chắc không làm
sao nguôi quên hẳn được, và thảng hoặc lại có những chiều âm thầm nhớ thương đến
cháy lòng”. Kiểu như nàng ấy không phải là mẫu người cần được trân trọng để tin tưởng
và gắn bó dài lâu.

con của Chujo và nàng Yugao, sau này được gọi là nàng Tamakazura).
51
Ý nói chuyện về đứa con.

52
Chữ “hạt bụi” trong câu này là dẫn ý thơ trong tập Kokinshu. Bài thơ được dẫn ở đây có đại ý nói về việc giữ gìn
tình cảm vợ chồng trong sáng, không có hạt bụi nào làm vẩn đục, giống như những đóa hoa tokonatsu trong vườn
được chăm sóc chu đáo.
53
Tức Chujo
18
Như vậy, với kiểu người hay ghen 54 thì tuy rằng có những kỷ niệm sâu sắc khó quên
nhưng nếu là người thân cận55 thì sẽ lắm chuyện phiền hà, và nếu mọi chuyện không suôn
sẻ thì cũng có thể đi đến chỗ dứt tình với nhau. Còn như nàng có ngón đàn hay nhưng lại
có điểm xấu là tính lẳng lơ thì cũng khó mà chấp nhận được. Rồi người mà ta không biết
rõ tâm tình56 thì cũng có phần khiến ta nghi ngại 57. Rốt cuộc thì trong thế gian này ta
không thể chọn được “nàng nào” trong số những kiểu người như thế. Cứ mỗi người mỗi
vẻ nên khó bề so sánh được. Trong thế giới muôn hình muôn vẻ ấy, chẳng biết tìm đâu
những cô nàng chỉ toàn ưu điểm mà chẳng có gì đáng phải chê trách. Còn như mơ tưởng
đến tiên nữ chốn thiên đình thì chắc là kiểu người đã thoát ly cõi thế mà hóa thành thần
Phật gì chăng! Đúng là chẳng biết tin cậy vào đâu được”.

Chujo nói thế làm ai ai cũng phải bật cười.

Rồi Chujo hướng về phía Toshikibu no jo, gặng hỏi: “Ngài Shikibu chắc cũng có
chuyện gì thú vị chứ. Ngài cứ thong thả kể ra xem nào”.

“Thân phận thấp bé như tôi thì làm sao mà có chuyện đáng để mua vui cho quý ngài
được nhỉ!” Toshikibu trả lời như thế nhưng To no Chujo cứ một lòng hối thúc “Kể nhanh
đi nào!”

Toshikibu nghĩ quanh xem “nên kể chuyện gì bây giờ nhỉ”, (rồi bắt đầu câu
chuyện):

“Dạo còn là một chàng thư sinh 58 tôi đã gặp một cô nàng phải nói là rất tuyệt. Như
ngài Sama no kami có đề cập (trong câu chuyện), cô nàng là kiểu người có thể cùng đàm
luận việc công59, đồng thời lại rất sâu sắc về chuyện riêng tư trong vấn đề đối nhân xử
thế. Trình độ học vấn của nàng khiến cho những kẻ có công danh mà hiểu biết còn nông
cạn phải lấy làm hổ thẹn, nên nàng chưa từng phải hỏi đến tôi trong bất cứ việc gì.

Đó là chuyện xảy ra trong khoảng thời gian tôi năng lui tới để thọ giáo một quan
thầy. Nghe nói gia môn của thầy có mấy tiểu thư nên tôi thường tranh thủ những dịp may
54
Ý nói thứ nhất trong câu chuyện của Sama no kami

55
Ý nói trở thành vợ chính thất

56
Chỉ nàng Yugao

57
Ý nói không biết rõ cô gái ấy có còn mối quan hệ nào khác hay không

58
Tức đang thời kỳ học tập ở cấp độ tương đương với bậc đại học hiện nay.

59
Ý nói việc quan ở triều đình.
19
nho nhỏ để tiếp cận. Biết được chuyện ấy, thầy bèn mang cốc chén ra và đọc cho chúng
tôi nghe bài thơ: “Cùng nhau ta nghe khúc song hành” 60. Tôi chưa có ý định gắn bó lâu
dài nhưng vì lòng nể trọng đối với thầy nên vẫn giữ mối quan hệ ấy. Trong thời gian ấy
nàng yêu thương chăm sóc tôi hết mực. Lúc nghỉ ngơi cùng nhau ở chốn khuê phòng
nàng cũng luận đàm về học vấn và chỉ bảo cho tôi đường đi nước bước trong việc quan ở
triều đình. Nàng viết thư bằng chữ Hán rất đẹp, không hề lẫn một chữ kana 61. Vì những
bức thư trao đổi có nét chữ đẹp một cách sắc sảo như vậy mà cô nàng vẫn có sức hút với
tôi. Đến bây giờ tôi vẫn nghĩ về nàng như một bậc thầy về văn chương chữ nghĩa mà
mình đã từng học hỏi từ những chuyện viết lách nhỏ nhặt. Nhưng một kẻ bất tài như tôi
nếu cứ phải nương tựa vào người phụ nữ gắn bó với mình và phơi bày những khiếm
khuyết của mình trước mặt người ấy thì thật đáng xấu hổ. Như quý ngài 62 ở đây thì chắc
hẳn lại càng không cần đến một nội tướng thành thạo và chỉn chu đến thế. Tuy có nghĩ
rằng một người vợ kiểu ấy thì “chẳng có gì thú vị” nhưng mặt khác tôi cũng cảm thấy hài
lòng và cho rằng chúng tôi vốn có duyên nợ từ tiền kiếp. Đúng là nam nhi thì chẳng biết
đâu là giới hạn”.

Toshikibu kể đến đấy thì (những người nghe) muốn giục chàng “kể nốt phần cuối”
nên tỏ vẻ trầm trồ: “Thế cơ à? Đúng là một cô nàng thú vị đấy chứ!” Biết rằng họ đang
giả vờ tâng bốc nhưng chàng Toshikibu cũng phổng mũi nên cao hứng tiếp tục:

“Bẵng đi một dạo tôi không đến thăm nàng. Nhân khi có việc tiện thể ghé qua thì
không được gặp nàng trong căn phòng thoải mái trước đây mà chỉ được tiếp chuyện qua
bức màn ngăn, có vẻ thật xa cách. “Nàng tỏ thái độ bực mình 63 chăng? Nếu mà có vẻ rộn
chuyện ngớ ngẩn như thế thì đây cũng là dịp tốt (để chấm dứt mối quan hệ) vậy”, tôi nghĩ
thế nhưng lại nhận thấy cô nàng thông minh này không có vẻ là người khiếm nhã vì
không biết kiềm chế. Nàng tỏ ra là người hiểu đạo lý 64 nên chẳng oán trách gì tôi (dù đã
lâu không gặp). Và bằng giọng nói trong trẻo, nàng giải thích: “Mấy tháng nay thiếp bị
ốm khá nặng, lại bị sốt cao phải uống thuốc giải nhiệt 65 nên cơ thể có mùi, vì vậy mà
60
Dẫn ý thơ trong Bạch thị văn tập, ám chỉ việc xe duyên cho đôi nam nữ.

61
Loại văn tự do người Nhật sáng tạo để ghi âm tiếng Nhật, ký tự đơn giản hơn chữ Hán. Thời Heian thì chữ Hán
vẫn là văn tự chính thức trong công việc hành chính quốc gia, còn chữ kana thường được nữ giới sử dụng để sáng
tác văn chương hoặc trao đổi thư từ trong đời sống hàng ngày.
62
Chỉ Genji và Chujo là những người có địa vị cao trong giới quý tộc.

63
Ý nói chuyện ghen tuông.

64
Ý nói biết cách cư xử trong mối quan hệ.

65
Theo chú thích trong nguyên tác thì thuốc giải nhiệt ở đây là tỏi được sao khô.
20
không thể diện kiến chàng như mọi bận. (Vì hoàn cảnh) nên không thể giáp mặt nhau, có
điều gì xin chàng lượng thứ”. Nàng trình bày một cách lễ phép và dịu dàng. Tôi bối rối
không biết thể hiện thái độ ra sao, nên chỉ nói “Ta hiểu”, rồi đứng dậy ra về, thì nàng có
vẻ buồn và lại thỏ thẻ bằng chất giọng trong trẻo: “Mong chàng lại đến chơi sau khi thiếp
thoát khỏi thứ mùi khó chịu này”. (Lúc ấy) tôi không nỡ bỏ ngoài tai những lời nàng nói,
nhưng cũng không thể nán lại lâu hơn được. Vì quả nhiên mùi (tỏi) cứ tỏa ra nồng nặc
nên tôi chẳng có cách nào khác là phải lánh đi (với bài thơ từ biệt):

Khi ta ghé thăm

Trời đã hoàng hôn

Giăng giăng tơ nhện

Sao nàng lại hẹn

Hãy đợi qua ngày?66

Chuyện này nên hiểu thế nào đây?

Tôi nói chưa dứt lời thì đã dợm bước đi, nhưng nàng đã cho người đuổi theo (đưa
bài thơ đáp lại):

Nếu không cách biệt

Ngày đêm thắm thiết

Thì giữa đôi ta

Có gì e ngại

Dẫu ngày chưa qua

Quả đúng là một cô nàng có tài ứng đối!”.

Toshikibu thong thả kết thúc câu chuyện. Quý công tử nghe chuyện thì tỏ vẻ “lạ
lùng”, cười bảo: “Chắc là chuyện bịa thôi”. Rồi lại còn nói đùa để trêu chọc Toshikibu,
rằng: “Ở đâu mà lại có một cô nàng như thế nhỉ? Liệu trên đời có một cô nàng như thế
thật không?”. Có chàng còn búng ngón tay67 ra vẻ trêu chọc, bảo: “Nếu quả thật (có người
66
Trong bài thơ có chơi chữ. “Hãy đợi qua ngày” vừa có nghĩa là đợi cho đến khi hết mùi khó chịu trên cơ thể, vừa
có nghĩa là đợi ngày trôi qua, vì ban đêm mới là lúc hẹn hò.
67
Một cử chỉ tỏ thái độ không vừa ý.
21
như thế), thì thà rằng diện kiến với quỷ còn hơn! Rõ là chuyện đáng ngờ!”. Lại có chàng
mỉa mai: “Không biết phải nói làm sao nữa!” Rồi có người lên tiếng giục: “Ngài hãy kể
chuyện gì có vẻ bình thường thôi”, thì Toshikibu đáp: “Chẳng có chuyện gì hay hơn đâu
ạ”.

(Sama no kami lại trình bày):

“Tất cả mọi người, nam cũng như nữ, vốn là người ít học lại muốn “thể hiện tối đa
vốn hiểu biết nông cạn của mình”. Nhiều chuyện khó xử cũng là vì cách nghĩ như thế.
(Một cô gái) cho dù có thông tỏ hết mọi lẽ đời trong tam sử, ngũ kinh thì cũng chẳng vì
thế mà trở nên đáng yêu. Bởi vì đã là phụ nữ thì chẳng hiểu gì về việc công việc tư ở đời,
nên dù thế nào cũng có những chỗ không tường tận được. Tuy rằng không nhọc công đèn
sách nhưng nếu là người có tài thì cũng tự nhiên tiếp thu được (kiến thức Hán học) đáng
kể thông qua việc nghe nhìn. Nhưng nếu mà (cô gái ấy) cứ vô tư (với chữ nghĩa mình đã
học), để rồi khi viết thư cho các bạn nữ đồng trang lứa không dùng chữ Hán thì bức thư
ngắn ngủn68 vì quá nửa số chữ dùng là Hán tự. Người xem thư sẽ cho rằng: “Thật đáng
tiếc, nếu mà nàng viết chữ mềm mại hơn thì hay biết bao nhiêu!” Trong thâm tâm, người
viết có thể không nghĩ đến điều này, nhưng (khi đọc thư) thì âm điệu tự nhiên trúc trắc
khó nghe, và có vẻ tu sức văn chương quá. Kiểu thể hiện như vậy trong giới thượng lưu
cũng có khối người.

Những cô nàng “sính thơ” thì hay dẫn thơ, và còn mượn cả những từ cổ bay bướm
trong bản gốc, rồi cứ ngâm nga những câu chữ (mà đối với nam giới) chẳng lấy gì làm
thú vị thì đúng là không hay chút nào. Mặt khác, nếu như (nam giới) mà không làm được
thơ đối đáp, không có chút tài nghệ phong lưu thì lại bị đánh giá là không ổn. Vào những
dịp lễ tiết69 quan trọng, chẳng hạn như vào dịp tết Đoan Ngọ nhưng vì bận rộn công việc
(mà ta) chẳng biết gì đến hoa diên vỹ70, thì lại nhận được một nhánh hoa71 tuyệt đẹp (do
cô nàng gửi tặng). Hoặc là trong buổi tiệc mừng tết Trùng Dương, lúc ta đang chật vật
tìm tứ thơ thì (cô nàng) lại gửi đến bài thơ tả giọt sương trên hoa cúc 72. Nếu không bị thúc
ép không đúng lúc như vậy thì về sau, khi thong thả mà tự nhiên ngẫm lại, hẳn (ta) cũng

68
Thư bị ngắn lại là vì chữ Hán được dùng thay cho chữ kana. Chữ kana là chữ ghi âm tiết nên sẽ làm cho lời văn có
vẻ mềm mại hơn và câu văn dài hơn (cùng một từ nếu viết bằng chữ kana thì số lượng mẫu tự sẽ nhiều hơn).
69
Những dịp lễ tiết trong năm theo phong tục cổ truyền như Tết Đoan ngọ, Tết Trùng dương v.v…

70
Hoa nở vào tháng năm nên là một hình ảnh gắn với Tết Đoan ngọ.

71
Ý nói một bài thơ hay về hoa diên vỹ.

72
Ngụ ý than thở vì sầu muộn, cô đơn (giọt sương là hình ảnh ẩn dụ, chỉ nước mắt).
22
cảm cảm nhận rằng đấy là những bài thơ hay và khiến ta xúc động. Nhưng (cô nàng) vì
thiếu cân nhắc mà gửi thơ không phải lúc, làm cho người nhận không được hài lòng nên
bị chê là thiếu chín chắn.

Trong bất cứ việc gì, nếu là kiểu người không biết cân nhắc băn khoăn rằng “Vì sao
mà phải làm việc ấy?” , thấu hiểu việc lựa chọn thời điểm (để hành xử thích hợp) thì nên
tránh những chuyện có vẻ phô trương, làm dáng là hơn. Và trong mọi trường hợp, dù có
biết thì cũng nên tỏ ra không biết, còn khi nói thì mười phần cũng nên giữ lại một, hai.

Trong khi Sama no kami trình bày như thế thì Genji vẫn đang mơ tưởng về hình
bóng một người73. “Ở nàng chẳng hề có khuyết điểm, mà nàng cũng chẳng bao giờ hành
xử thái quá. Đúng là một hình ảnh tuyệt vời”, chàng nghĩ thế và nghe tình cảm trỗi dậy
trong lòng, rồi lại bị nỗi khổ tâm dằn vặt. Mọi người cứ phát biểu mà chẳng kết luận được
điều gì, cuối lại chuyển sang những câu chuyện kỳ cục, rồi ánh bình minh đã rạng lên.

Rốt cuộc rồi cũng sang một ngày quang đãng. Nghĩ rằng đã làm cho đại quan hết
sức lo lắng vì ở lại quá lâu trong cung, Genji lại về thăm nhà 74. Mọi người (trong tư dinh)
và tiểu thư75 đều rạng rỡ quý phái, không hề để lộ chút khiếm khuyết nào. “Nội tướng của
ta đúng là kiểu người mà bọn họ76 cho là khó lòng rời bỏ, quả là một người vợ đứng đắn
có thể tin cậy được”. Nhưng vẻ đẹp dường như hoàn hảo của nàng khiến cho Genji cảm
thấy kém thân mật, và chàng không hài lòng trọn vẹn với sự chỉn chu đài các ở nàng.
Genji trò chuyện và vui đùa với các thị nữ cũng rất đỗi xinh đẹp quý phái đến từ những
gia đình quyền thế như quan Chunagon, quan Nakatsukasa. Nhìn hoàng tử trong trang
phục xuề xòa vì tiết trời đang nóng, các thị nữ kháo nhau rằng chàng có một vẻ đẹp “đáng
để chiêm ngưỡng!” Đại quan cũng ghé đến hỏi thăm, vì ngại đang lúc (Genji) mặc quần
áo mỏng do trời nóng nên ngài cho kéo rèm giữa hai người rồi cùng trò chuyện.

Genji tỏ vẻ khó chịu, kêu “Đang lúc nóng thế này!”. Các thị nữ bật cười khiến
chàng phải nhắc: “Khẽ thôi!” trong lúc ngồi tựa lưng vào ghế thấp, trông có vẻ vô cùng
thoải mái.

Lúc đêm đến, chàng nghe các thị nữ bảo rằng: “Đêm nay là thời điểm có sự xuất
hiện của thần Nakagami, mà so với hoàng cung thì nơi này nằm ở hướng cần phải kiêng

73
Ý nói Fujitsubo.

74
Ý nói đến nhà quan Sadaijin.

75
Tức Aoi no ue.

76
Những người đã cùng tranh luận trong đêm hôm trước.
23
kỵ77”. “Quả đúng vậy”, hoàng tử nói. Như mọi khi thì chàng đã tránh hướng phải kiêng.
(Nhưng hôm nay thì) “Nijo thì cũng nằm cùng một hướng với nơi này (nên ta không thể
về đấy được). Thế thì ta chẳng biết phải đi đâu, mà ta cũng mệt mỏi quá rồi”, chàng nói
thể rồi đi nghỉ.

Các thị nữ lo lắng bảo nhau: “Thế này thì chẳng hay chút nào”. Rồi cận vệ cùng đi
với Genji góp ý: “Ki no kami là chỗ thân tình với hoàng tử, có tư dinh ở bên kia sông
Nakagawa, dạo gần đây có khai mương dẫn nước sông vào vườn nên cũng là một nơi rất
mát mẻ đấy ạ”. Chàng bảo: “Thế thì tốt quá! Vì đang mệt mỏi nên ta muốn đến chỗ nào
có thể đi xe kéo vào tận nơi”. Hoàng tử có nhiều nơi kín đáo78 để đến nghỉ nếu tránh
hướng kiêng kỵ, nhưng chàng lại đang rất ưu tư vì lo ngại quan Sadaijin sẽ nghĩ rằng “đã
lâu mới ghé về nhưng lại nhằm ngày kỵ hướng, rồi lại chuyển đến chỗ khác ngay”.

Nhận được tin (về việc Genji đến nghỉ đêm), Ki no kami ưng thuận nhưng e ngại
bày tỏ (với tùy tùng của Genji) rằng: “Bên tư dinh Yo no kami 79 có việc bất thường nên
các thị nữ đang trú tạm bên này. E rằng nhà chật thì sẽ thất lễ với bề trên”. Nghe Ki no
kami thì thầm to nhỏ, Genji mới bảo rằng: “Nếu được ở gần các quý cô thì vui quá! Phải
ngủ trọ ở nơi vắng bóng các nàng mới là đáng sợ. Ta muốn có chỗ nghỉ ngay cạnh phòng
của quý cô”, nên tùy tùng của chàng mừng rỡ bảo: “Vậy là có chỗ tươm tất rồi!”, và phái
người đưa tin đến tư gia Ki no kami.

Genji muốn giữ kín mọi chuyện, vì di chuyển đến một nơi “chẳng đáng phải cất
công đến thế80”, nên chàng đi vội mà không thưa với đại quan, chỉ đem theo những tùy
tùng thân tín.

“Việc gấp gáp quá!”, Ki no kami buông lời than thở nhưng mọi người xung quanh
không ai nghe thấy. Rồi ngài cho gia nhân sửa soạn gian phòng hướng đông và sắp đặt
các vật dụng cần thiết trong phòng. Khu vườn quả có vẻ đẹp riêng nhờ dòng nước chảy
qua. Bờ giậu được làm bằng những cành khô đan vào nhau trông có vẻ quê mùa giản dị.
Sân trước thì cây cối sum xuê trông rất thích mắt. Tiếng côn trùng không biết từ đâu cứ
vang lên ra rả, lại thêm cảnh đom đóm bay lượn vòng tuyệt đẹp. Mọi người vừa uống
rượu vừa ngắm dòng suối chảy qua phía dưới đoạn hành lang nối giữa hai khu nhà. Chủ

77
Đây là một tập quán theo tín ngưỡng âm dương thời Heian, có quy định thời gian kiêng kỵ tương ứng với các
hướng tính từ điểm gốc là hoàng cung.
78
Ý nói nơi ở của những người tình bí mật.

79
Chức vụ của bố Ki no Kami.

80
Ý nói không phải nơi quyền quý.
24
nhân ngôi nhà thì tất bật lo “kiếm thêm thức nhắm”. Hoàng tử thì thong dong ngắm cảnh
và thầm nghĩ: “Bậc trung lưu theo cách xếp hạng trong câu chuyện hôm trước chính là
kiểu tư gia thế này đây”. Rồi chàng chợt nhớ đã từng nghe tiếng về cô nàng quý phái 81 và
rất mong được biết nàng nên chú tâm nghe ngóng, và nhận thấy hình như nàng đang nghỉ
tại gian phòng phía Tây thì phải. Tiếng y trang sột soạt và chất giọng trẻ trung cuốn hút
người nghe. Cái cách nàng cố nén tiếng cười quả là thể hiện vẻ đoan trang hiếm có. Tấm
bình phong (chắn tầm mắt nhìn vào gian phòng phía tây) có một khoảng hở bên dưới
nhưng Ki no kami đã trách gia nhân “vô ý” và cho kéo kín lại (làm cho gian phòng tối
đi). Hoàng tử đoán rằng nếu ghé mắt nhìn theo ánh đèn lọt vào phòng từ phía trên tấm
cửa shoji82 thì “may ra nhìn thấy” (những cô gái trong phòng), nhưng chẳng có khe hở
nào cả. Chàng chỉ nghe những tiếng thì thào trong một lúc, và nhận thấy hình như các
nàng đang nghỉ ở ngay gian phòng bên cạnh. Lắng nghe tiếng thì thầm trò chuyện, hoàng
tử nhận ra các nàng đang bàn tán về chàng.

“Ngài rất mực nghiêm trang, mà từ lúc còn rất trẻ đã cưới một tiểu thư vô cùng danh
giá, kể cũng đáng tiếc thật83! Nhưng chắc hẳn ngài vẫn có những nơi kín đáo để mà qua
lại chứ”.

Nghe các nàng nói với nhau như vậy, Genji lại nhớ về hình bóng mà chàng thầm
mơ tưởng bấy lâu84, và thoáng chốc tâm hồn chàng trĩu nặng. Chàng lo lắng nghĩ rằng
“Trong lúc (kiêng cữ bất thường) như thế này mà ta cũng nghe thiên hạ đồn đại (về
chuyện bí mật của mình) thì biết làm thế nào được nhỉ!” Rồi câu chuyện tiếp theo chẳng
có gì thú vị nên chàng thôi lắng tai nghe. Khi đó chàng còn nghe loáng thoáng các nàng
đọc cho nhau nghe bài thơ mà chàng đã chép tặng cho tiểu thư là con gái của hoàng thân
Shikibukyo85 cùng với đóa asagao86, lời thơ được nhắc lại có ít nhiều sai lệch. “Các tiểu
thư ở đây cũng có vẻ cái thú ưa ngâm ngợi thi ca nhỉ”, hoàng tử nghĩ thầm, “nhưng quả
thật là không thể nào hoàn hảo được”.

81
Chỉ nàng Utsusemi.

82
Loại cửa trượt làm bằng những thanh gỗ ghép ngang dọc, có dán giấy che kín các ô vuông ở giữa.

83
Ý nói Genji không có cơ hội cho những mối quan hệ phóng túng trong thời gian còn trẻ.

84
Tức Fujitsubo

85
Theo chú thích trong nguyên tác thì đây là em gái của vua Kiritsubo.

86
Asagao là hoa bìm bìm nở vào buổi sớm mai. Tên loài hoa này cũng được dùng để gọi nàng quận chúa, tức nhân
vật Asagao trong truyện.
25
Ki no kami đến (chỗ Genji) treo thêm đèn lồng và khêu đèn cho sáng thêm lên, rồi
dọn mời hoàng tử một chút hoa quả.

“Giá mà có giăng thêm mấy bức rèm 87 thì hay nhỉ! Phong cảnh hữu tình thế này mà
chủ nhà không thấy động lòng thì kể cũng đáng trách thật đấy!”, hoàng tử nói đùa.

“Vì không được biết sở nguyện của quý ngài nên tiện nhân xin thất lễ vì tiếp đãi
chưa được chu đáo”, Ki no kami kính cẩn đáp lời.

Khi Genji đến chỗ góc phòng gần đầu hồi nằm yên vờ ngủ thì những người tùy tùng
cũng đều nằm yên lặng. Các con của Ki no kami đều có dung mạo xinh tươi. (Trong số
đó) có một chú tiểu đồng vẫn hầu hạ trong cung mà Genji quen mặt. Lại có một chú là
con của Iyo no kami. Chú khoảng mười hai, mười ba tuổi và nổi bật hẳn so với nhiều
thiếu niên đồng trang lứa vì dung mạo khôi ngô. Genji hỏi “Cậu nào là con của nhà nào
ấy nhỉ?” thì chủ nhân thưa rằng: “Cháu bé này là con út của ngài Emon 88, thuở nhỏ rất
được cưng chiều nhưng bố chẳng may mất sớm. Giờ thì cháu theo cô chị đến ở đây. Kể ra
cháu cũng là một thiếu niên có học, lại hoạt bát thông minh nên cũng mong cho cháu
được vào cung hầu hạ, nhưng vì thiếu người hậu thuẫn nên mọi việc không thể nào suôn
sẻ như mong muốn”.

“Thế thì thật đáng thương. Thế ra chị của cậu bé89 ấy là kế mẫu của ngài?” Hoàng tử
nói.

“Đúng thế ạ”, Ki no kami đáp.

“Ngài có mẹ kế trẻ quá nhỉ! Phụ hoàng ta trước đây cũng có nghe nói về nàng ấy và
cũng đã từng đánh tiếng về chuyện “đưa nàng vào cung”, rồi sau đó có lúc hỏi thăm
“nàng ấy dạo này ra sao rồi nhỉ?” Đúng là chuyện ở đời 90 chẳng mấy khi được như mình
mong muốn”, hoàng tử nói với vẻ già dặn hiểu đời.

“Chuyện này đúng là cũng khó mà ngờ được. Quả thật chuyện (tình duyên) ở đời
hầu như đều là chuyện như thế cả. Xưa nay chỉ toàn thấy những chuyện trái với mong
muốn của con người. Riêng phận nữ nhi thì lại càng trôi nổi và đáng thương hơn cả”, Ki
no kami nói thêm vào.

87
Dẫn ý từ ca dao, nói về cảnh nam nữ tụ họp vui đùa.

88
Bố của nàng Utsusemi.

89
Tức là nàng Utsusemi.

90
Ý nói chuyện tình duyên nam nữ.
26
“Ngài Iyo đối đãi với nàng có được tử tế chăng? Liệu nàng có được quý trọng như
một người vợ chính thất không nhỉ?”

“Thưa ngài, làm sao có thể thất lễ với nàng được ạ! Nàng được trân trọng ở ngôi
chính thất hẳn hoi đấy chứ. Nếu mà có điều “nguyệt nọ hoa kia” thì mọi người đều tỏ ý
bất đồng”, Ki no kami thưa với hoàng tử.

“Thì nói thế, nhưng biết đâu rồi chẳng đến lúc (Iyo) nghĩ đến chuyện nhường nàng
ấy lại cho những người tân thời thuộc lớp trẻ như ngài. Ngài Iyo cũng là một bậc phong
lưu tài tình đấy chứ”, Genji bình luận như vậy rồi hỏi thêm: “các nàng ấy bây giờ đang
nghỉ ở đâu?”

“Tôi đã sắp xếp cho mọi người xuống nghỉ ở nhà dưới hết rồi, nhưng có thể còn một
vài người ở lại khu nhà này đấy”, Ki no kami trả lời. Lúc này mọi người đã thấm rượu và
lần lượt đi ngủ, nên không gian vô cùng thanh vắng.

Genji thao thức không thể nào ngủ được. Cứ nghĩ rằng mình đang chịu cảnh “canh
khuya một bóng” thì mắt cứ mở chong chong. Hình như có người ở phía bên kia vách
ngăn hướng bắc của gian phòng. Genji đoán rằng đấy là mấy cô nàng lúc nãy thì thầm
bàn tán về chàng. Hoàng tử lấy làm cảm động vì thấy các nàng “thật đáng thương”.
Chàng rón rén nhỏm dậy nghe ngóng, thì nghe tiếng cậu thiếu niên lúc nãy đang gọi:
“Chị ơi! Chị đang ở chỗ nào đấy ạ?” Tiếng cậu thì thào nghe rất đáng yêu.

Rồi tiếng nàng ấy đáp lại: “Chị đang nghỉ bên này. Quý ngài 91 chắc đã đi nghỉ rồi
phải không? Cứ ngỡ là “ở ngay cạnh đây” nhưng hóa ra cũng khá là cách biệt”. Giọng nói
của nàng có vẻ uể oải vì ngái ngủ nhưng nghe vẫn rất giống giọng của chú tiểu đồng, nên
có thể biết rằng họ là chị em với nhau.

“Ngài đang nghỉ ở gian nhà phía đông. Em đã nhìn được dung mạo của quý ngài nổi
tiếng rồi. Quả là tuấn tú tuyệt vời thật đấy!” Cậu em trai lại thì thầm với chị.

“Nếu là ban ngày thì chị cũng muốn ghé mắt trộm nhìn cho biết”, vẫn là giọng nói
của người đang dở ngủ dở thức, và hình như còn đang vùi mặt trong chăn đệm. “Thật
đáng buồn! Nàng chẳng có vẻ gì là quan tâm cả”, Genji thất vọng nghĩ thầm.

91
Chỉ Genji
27
“Em ngủ ở đây92 thôi. Ồ, tối quá!” Cậu bé kêu lên, rồi hình như cậu khêu lại bấc
đèn. Cô chị thì có lẽ đang ở vị trí xéo góc với gian phòng phía đông, chỗ cửa trượt nối
giữa hai gian phòng.

“Chujo93 đâu rồi nhỉ? Nếu không có ai ở gần đây thì sợ lắm!” Cô chị cất tiếng hỏi,
và từ gian phòng phía dưới – phòng ngủ của các thị nữ - có tiếng trả lời: “Chị ấy đang
xuống dưới phòng tắm, có nhắn rằng “sẽ trở lại ngay””.

Khi mọi người đã ngủ yên, Genji thử kéo chốt cửa thì cánh cửa mở xịch ra (vì phía
bên kia không cài chốt). Ở chỗ cửa ngăn có treo một bức rèm. Chàng nhìn trong bóng đèn
mờ nhạt thì thấy có những vật giống như những chiếc rương đặt bừa bộn trong phòng.
Chàng lách mình qua các đồ vật để bước đến chỗ có người, thì quả nhiên thấy một cô gái
nhỏ nhắn đang nằm ngủ. Nàng tỏ vẻ hơi khó chịu, nhưng cứ nghĩ rằng người vừa đến là
cô thị nữ mà nàng vừa gọi, cho đến lúc bộ áo của nàng bị vén lên.

“Nàng cần Chujo thì đã có đây94. Chắc nàng đã biết ta từ lâu vẫn mơ tưởng một
người chưa được gặp”, hoàng tử nói thế nhưng cô gái vẫn chưa nhận biết được chuyện gì.
Nàng chỉ cảm thấy rằng mình đang bị một cái gì đáng sợ tấn công, nên vội kêu “ối!”,
nhưng vì tấm áo đang che ngang mặt nàng nên tiếng kêu không vang ra được.

“Chắc là nàng muốn trốn tránh vì cho rằng ta chỉ “đùa vui nhất thời và chẳng có gì
sâu sắc”, nhưng ta mong nàng hiểu cho “tấm lòng ta bấy lâu luôn mơ tưởng đến nàng”.
Hãy hiểu rằng ta mong đợi dịp này đã lâu, “và tình cảm của ta chẳng phải là hời hợt!”
Genji bày tỏ rất dịu dàng. Dung mạo của chàng khiến cho ngay cả quỷ dữ cũng chẳng
dám làm điều gì gây kinh động, nên nàng chỉ sợ hãi nghĩ rằng “Người ta vào tận chỗ này
sao!”, nhưng vẫn không dám kêu to tiếng. Trong tâm trạng rối bời, nàng thầm nghĩ
“không thể có chuyện thế này được, rồi nàng hoảng hốt nói với giọng thì thào còn nhẹ
hơn hơi thở: “Chắc là chàng đã nhầm thiếp với ai rồi!”

Trông nàng hoảng sợ đến gần như ngất xỉu, Genji động lòng thương và cảm thấy
“thật tội nghiệp” cho nàng. “Làm gì có chuyện nhầm lẫn với ai. Nàng vẫn không hiểu cho
tấm lòng chân thành của ta thì phải. Ta không muốn bị xem là một kẻ hiếu sắc và hời hợt.
Chỉ mong nàng hiểu cho nỗi lòng ta một chút”, Genji bày tỏ. Rồi trông vóc dáng nàng
nhỏ nhắn, chàng bế nàng lên, ra đến chỗ cửa trượt thì gặp cô thị nữ mà lúc nãy nàng đã
gọi tìm.
92
Ở vị trí gần đầu hồi của gian phòng.

93
Thị nữ của Utsusemi.

94
Genji dùng cách nói chơi chữ, vì tước vị của Genji đang là Saisho chujo, trùng với tên gọi của cô thị nữ.
28
“Hừm!”, Genji buột miệng. Thị nữ nghi ngại ghé lại gần thì nghe mùi hương nồng
nàn tỏa khắp. Nghe cả hương thơm thoảng ngang qua mặt, thị nữ lờ mờ hiểu ra và kinh
ngạc nghĩ thầm: “Biết làm thế nào đây!”, nhưng vì quá đỗi bất ngờ nên cũng không thốt
ra lời được.

Nếu là một kẻ tầm thường nào đó 95 thì hẳn là cô đã vội vã giằng ngay lại. Nhưng
(trong trường hợp này) nếu mà nhiều người biết thì không biết mọi chuyện sẽ ra sao. Vì
thế Chujo trong lòng hoảng hốt nhưng chỉ biết đi theo (hai người). Genji thì cứ thản nhiên
đi vào trong góc phòng96 rồi kéo cánh cửa trượt ngăn giữa hai phòng lại. “Hãy sang đón
nàng lúc rạng sáng ngày mai nhé”, chàng nói (với Chujo). Nghe thấy thế, phu nhân trẻ
tuổi xấu hổ đến mức chỉ muốn mình chết đi ngay, vì biết rằng thị nữ của nàng cũng đã
biết chuyện này. Người nàng vã mồ hôi đầm đìa và có vẻ vô cùng khổ não. Genji hết sức
thương cảm cho nàng, và vẫn như thường lệ, chàng thủ thỉ với nàng những lời không biết
tuôn ra từ đâu, những tưởng sẽ làm cho nàng hết mực cảm động, nhưng phu nhân trẻ tuổi
thì vẫn hoảng sợ và bối rối. “Thiếp không thể tin chuyện này là sự thật. Làm sao thiếp có
thể nghĩ rằng thân phận thấp hèn của mình lại may mắn được bậc bề trên đoái tưởng.
Làm sao thiếp dám tin rằng đây không phải chỉ là chuyện tình cờ thoáng qua. Kẻ hèn
mọn thì chỉ dám sống với duyên phận thấp hèn”, nàng nói.

Genji cứ nài ép nhưng nàng lại càng tỏ ra dằn vặt đau khổ: “Sao lại nỡ đối xử với
thiếp thế này! Thật đáng buồn cho thân phận thiếp!” Hoàng tử cũng cảm thấy khổ tâm
trước dáng vẻ đáng thương của nàng, chàng bảo: “Ta chưa từng biết thế nào là “duyên
phận thấp hèn” mà chỉ nghĩ đến nàng với tình cảm trong sáng của buổi ban đầu mà thôi.
Nếu nàng cứ một mực cho ta là kẻ trăng hoa tầm thường thì đáng buồn biết mấy! Chắc
hẳn nàng đã nghe nhiều lời đồn đại về ta. Ta chưa bao giờ hành xử như một kẻ trăng hoa
tùy tiện, nhưng chuyện này hẳn là do cơ duyên đưa đẩy. Dẫu có bị cho là điên rồ ta cũng
đành chịu vậy. Chính ta cũng phải kinh ngạc khi tâm hồn ta vốn biết điều lẽ phải lại trở
nên điên đảo thế này!” Genji dùng nhiều lời lẽ nghiêm túc để thuyết phục nàng. Nhưng vì
hoàng tử có dung mạo không ai bì kịp nên nàng càng cảm thấy đau khổ vì nghĩ mình
không sao có thể gần gũi với chàng. Nàng “quyết không thuận lòng” vì cho rằng dẫu
mình có vinh dự được chàng để mắt đến thì mình cũng “không ở địa vị xứng đáng để trò
chuyện với chàng thì làm sao giữ trái tim chàng được”, nên trước sau vẫn giữ thái độ lạnh
lùng. Đúng là dùng tình cảm cuồng nhiệt để chinh phục người mềm mỏng mới thấy tâm
hồn (người ấy) như thân tre, mảnh dẻ mềm mại nhưng khó mà bẻ gãy. Cách hành xử đột
ngột của Genji làm cho nàng khổ sở “không thể nào nói hết”, chỉ biết khóc lóc trông thật
95
Nghĩa là một người không sánh bằng Genji.

96
Ý nói căn phòng phía đông được bố trí cho Genji nghỉ đêm.
29
đáng thương. Genji thì đau khổ nghĩ rằng “Nếu không đến với nàng thì ta sẽ hoài nuối
tiếc”. Còn với nàng thì “nỗi buồn này khó mà nguôi dịu được”.

“Sao nàng lại tỏ vẻ khó chịu với ta đến thế? Sao nàng không nghĩ rằng chuyện gặp
gỡ bất ngờ như thế này là do duyên tiền định? Nàng phản ứng thái quá, cứ như một cô bé
chưa hề biết chuyện đời, làm ta cũng hết sức khổ tâm!” Genji tỏ ra phật ý.

“Nếu thiếp không phải là thân cá chậu chim lồng như hiện nay, nếu còn được tự do
như ngày xưa mà may mắn được ngài đoái tưởng, thì cũng được an ủi khi nghĩ rằng “lần
này thất lễ vì bị bất ngờ nhưng có thể cố gắng sửa đổi vào dịp khác”. Còn như bây giờ cứ
nghĩ thân mình đã trót lầm lỡ thì lòng dạ thiếp rối bời không thể nào tả được. Sự thể đã
đến thế này, thiếp chỉ mong ngài đừng nhắc gì đến chuyện ta “gặp gỡ” ở đây”, nàng nói
thế với dáng vẻ sầu não vô cùng, kể ra thì cũng là (cách cư xử) hợp tình hợp lý97.

Hẳn là lúc ấy đã không hề tỏ ra hời hợt mà còn an ủi nàng với nhiều lời hứa hẹn
thắm thiết. Rồi tiếng gà gáy sớm đã vang lên. Và có tiếng của gia nhân, tùy tùng (của
Genji) vừa thức dậy: “Một đêm ngủ thật là đẫy giấc! Giờ phải đi chuẩn bị cỗ xe thôi”.

Ki no kami cũng bước vào khuyên bảo: “Nếu đến nhà phụ nữ vì kiêng kỵ hướng
thần linh thì lại là chuyện khác. Nhưng lần này thì (ngài Genji) đâu có việc gì mà phải đi
vội vàng lúc tối trời như vậy!”98

“Thật hiếm khi có dịp như thế này. Chẳng biết ta có còn được gặp lại nàng không?
Mà cũng không thể nào liên lạc với nàng qua thư từ được”, Genji thầm nghĩ và cảm thấy
rất đau lòng.

Chujo đã qua đêm ở gian trong của căn phòng bên cạnh cũng bước sang. Lúc ấy
Genji đã định buông (phu nhân trẻ tuổi) lúc chia tay, nhưng vì quyến luyến lại níu giữ lấy
nàng.

“Dù sao ta vẫn mong tin tức của nàng. Thái độ kiên quyết chưa từng thấy (của
nàng) và sự đau khổ vì tình cảm (của ta) đều không phải chỉ là chuyện chơi đùa chốc lát.
Đây quả là một kỷ niệm hiếm có trong chuyện tình cảm ở đời”, Genji đã rơi nước mắt khi
nói những lời như thế. Trông dáng vẻ của chàng vô cùng sầu não.

Tiếng gà buổi sớm lại vang lên rộn rã.

Trong lúc vội vàng, (Genji để lại mấy câu thơ):


97
Ý nói biểu hiện của một người phụ nữ đoan chính khi đã có chồng.

98
Lời Ki no kami nói với tùy tùng của Genji.
30
Nàng lạnh lùng sao

Lòng ta ủ dột

Chưa điều gửi trao

Tiếng gà gọi sáng

Bất ngờ xôn xao

Phu nhân trẻ tuổi thấy Genji đối xử quá đặc biệt và nồng hậu nhưng điều đó không
phù hợp với thân phận của nàng thì không hề lay chuyển, vẫn cứ cho rằng “thật là chuyện
chẳng ra thể thống gì, chỉ làm cho mình thêm khó chịu”. Nàng chỉ một lòng nghĩ đến Iyo
no kami, và sợ hãi thầm ước “giá như mình không gặp phải cơn ác mộng này!”

(Thơ của phu nhân)

Chưa kịp kể sầu

Mà đêm đã rạng

Gà đã gáy vang

Canh dài vọng tiếng

Thổn thức tấc lòng

Vì trời đã rạng sáng nên Genji phải đưa nàng sang chỗ cửa trượt ngăn giữa hai
phòng. Đây đó trong nhà đã có tiếng người xôn xao, nên chàng đành phải khép cửa tạm
biệt nàng. Lòng cô đơn trống trải, chàng thấy cánh cửa là “lằn ranh chia cắt” giữa hai
người. Chàng sửa sang y phục rồi ra hành lang phía nam nhìn ngắm xung quanh một lúc.
Sau bức bình phong ở dãy hành lang của khu nhà phía tây hình như có nhiều thị nữ đang
xôn xao trộm nhìn chàng. Trong số những thị nữ đứng bên trong cửa trượt và nhìn qua
phía trên của bức bình phong thấp để nhìn thấp thoáng dung mạo của chàng có cả những
cô nàng hiếu sắc cảm thấy vẻ đẹp ở chàng như thấm sâu vào bản thân mình. Lúc này mọi
vật vẫn đang được rọi sáng dưới trăng, càng tạo nên phong cảnh buổi hừng đông tuyệt
đẹp. Đúng là do tâm trạng của người đang ngắm nhìn mà cảnh thiên nhiên vô cảm cũng
trở thành diễm lệ. Trong lòng Genji vẫn đang âm ỉ mối sầu, lúc ra về chàng vẫn còn nghĩ
đến chuyện khó mà liên lạc thư từ với nàng phu nhân trẻ.

Về đến tư dinh Sadaijin nhưng chàng vẫn chưa đi ngủ ngay mà còn mải nghĩ ngợi
để tìm cơ hội gặp lại nàng. Chàng lại càng thêm thương cảm cho nàng phải “đau khổ biết
31
bao nhiêu”. “Dù không phải là kiểu người đặc biệt xuất sắc, nàng ấy cũng thuộc loại ưa
nhìn và cũng biết điều hay lẽ phải, đúng là một phụ nữ thuộc hàng trung lưu. Lời nói của
người có hiểu biết tường tận (về phụ nữ)99 quả là thuyết phục”, Genji lại nhớ về câu
chuyện của hôm trước.

Dạo này chàng ở suốt tại tư dinh quan Sadaijin. Vì chẳng nhận được tin tức gì từ
phu nhân trẻ tuổi, chàng bồn chồn muốn biết tâm tư của nàng nên lại càng khổ tâm phiền
muộn. Rồi chàng cho mời Ki no kami đến bảo:

“Ta muốn gặp cậu bé mà nói đến hôm trước ấy, xem dung mạo cậu ta có tươi tắn dễ
nhìn không. Nếu được thì ta sẽ thu dụng làm gia nhân và trình bày sự việc với phụ
hoàng”.

“Thật vinh dự được bề trên chiếu cố. Chúng tôi sẽ chuyển lời của quý ngài đến chị
của cậu ta”, Ki no kami đáp, khiến Genji cũng hồi hộp trong lòng (nhưng vẫn tỏ vẻ tự
nhiên):

“Chẳng hay chị của cậu bé đã sinh cho ngài cậu em trai nào chưa nhỉ?”

“Thưa, chưa có ạ. Nàng trở thành kế mẫu của tôi đã hai năm, nhưng nghe đâu vì
phải “trái ý của thân phụ” muốn nàng vào hầu hạ trong cung nên nàng vẫn âu sầu phiền
muộn”.

“Thế thì nàng quả là đáng thương thật. Ta đã được nghe nhiều tiếng tốt về nàng.
Chắc là nàng cũng xinh đẹp thật chứ?” Genji lại hỏi.

“Thưa, cũng không đến nỗi nào. Nhưng vì theo lẽ đời thì luôn có khoảng cách giữa
kế mẫu và con trai, nên tôi cũng không được tường tận lắm”, Ki no kami trả lời.

Năm, sáu ngày sau thì Ki no kami dẫn Kogimi100 đến trình diện Genji. Cậu có dáng
người nhỏ nhắn và ngoại hình không thật nổi bật nhưng trông cũng tươi tắn và “ra dáng
quý tộc”. Genji gọi cậu bé lại gần và thân mật hỏi han. Với tâm hồn ngây thơ, cậu bé
cũng cảm thấy “thật vui sướng khi được diện kiến một vẻ đẹp rạng rỡ khác thường”.
Genji cũng hỏi han nhiều điều về cô chị của cậu bé. Với những chuyện nên nói thì cậu bé
cũng trả lời hoàng tử, nhưng cậu vẫn còn khá e ngại trước chàng và rất ít nói, nên cũng có
những chuyện cậu khó mà bộc bạch. Genji thì tâm sự với cậu bé khá nhiều.

99
Chỉ Sama no kami

100
Kogimi 小君 là từ dùng để gọi thiếu niên thuộc gia đình quý tộc, nhưng trong trường hợp này được dùng để gọi
nhân vật em trai của nàng Utsusemi.
32
“Lại có chuyện như thế được sao?”, Kogimi ngẩn ngơ trước câu chuyện mà cậu
không hề nghĩ đến, nhưng vì tâm hồn vẫn còn rất ngây thơ nên cậu cũng không để tâm
suy xét kỹ. Khi Kogimi mang thư (của Genji) đến thì chị của cậu sửng sốt đến nỗi rơi
nước mắt. Nàng xấu hổ mở rộng tờ thư che ngang mặt. Thư viết khá dài:

Như một giấc mơ

Bao giờ gặp lại

Ta thở than hoài

Mộng còn chưa đến

Ngày tháng vụt trôi

Ta chẳng có đêm nào ngon giấc...”

Thư viết bằng nét chữ bay bướm đến choáng ngợp, nhưng (mắt nàng nhòa lệ) không
thể nào đọc hết. Rồi nàng cứ nằm xoài trong buồng mà ngậm ngùi vì nỗi duyên phận trái
ngang.

Ngày hôm sau, Genji lại cho người gọi Kogimi, nên cậu phải giục chị viết thư trả
lời. “Em cứ thưa rằng không gặp người nhận thư ngài gửi”, nàng bảo em trai như thế
nhưng cậu em tủm tỉm cười: “Ngài đã không thể có chuyện nhầm lẫn, thì làm sao em có
thể trả lời như thế được!” Nghe cậu em nói vậy, nàng lại thấy bất an và vô cùng đau khổ
vì nghĩ rằng “cậu bé này đã được nghe thổ lộ ngọn ngành mọi chuyện”.

“Cậu không được nói năng vô phép như thế! Nếu cậu không thể nói khác được thì
đừng đến (chỗ ngài Genji) nữa!”

Thấy chị tỏ ta giận dữ, Kogimi nói: “Nhưng ngài đã cho gọi thì em không thể nào
không đến”, rồi cứ thế ra đi.

Ki no kami thì có tính hiếu sắc, lại bắt đầu mơ tưởng đến dung nhan nàng kế mẫu
xinh đẹp nên hết lòng chăm sóc Kogimi và đi đâu cũng dẫn theo cậu bé.

Hoàng tử gọi Kogimi đến bảo: “Hôm qua ta cứ thắc thỏm mong chờ, mà người ta
thì có nghĩ về mình đến thế đâu!” Nghe chàng nói với giọng hờn trách, Kogimi đỏ cả
mặt.

Chàng lại hỏi: “(Nàng trả lời) thế nào?”

33
Kogimi kể lại “đầu đuôi sự tình”, thì chàng bảo: “Ta không ngờ lại thế! Liên lạc
(như cậu) thì chả nên tích sự gì!”

Rồi chàng lại đưa thư khác, nói rằng: “Cậu không biết mọi chuyện đấy thôi. Ta vốn
là người thân thiết với nàng trước cả lão phu xứ Iyo 101 kia đấy. Nhưng dạo ấy nàng cảm
thấy “bất an”, (cho rằng ta) “chưa phải là chỗ dựa vững chắc” nên đã tìm nơi nương tựa
vững chãi hơn, rồi chẳng màng đến ta đấy chứ. Nhưng cậu cứ xem như ta đã nhận cậu
làm con, vì chỗ dựa của nàng hiện nay cũng chẳng có tương lai lâu dài là mấy”. Nói thế
rồi Genji thích thú nhìn Kogimi (như đang thầm nghĩ) “Có chuyện thế thật ư? Nếu thế thì
ngài Iyo thật là quá đáng!”

(Từ dạo đó) Genji luôn giữ cậu bé bên mình, khi vào cung cũng dẫn cậu vào theo.
Chàng dẫn cậu bé về cung Kushige, ban cho cậu trang phục mới, đúng như một người
cha chăm sóc cho con. Và chàng vẫn thường xuyên nhờ cậu đưa thư (cho cô chị). Nhưng
nàng cứ nghĩ rằng: “Cậu em ta vẫn còn trẻ dại, nếu sơ sẩy để lọt tai thiên hạ điều gì thì
thân ta không khỏi mang tiếng là một kẻ hời hợt khinh suất đi làm những trò lố bịch”,
rằng “dù tình cảm của chàng có đáng quý đến đâu thì cũng không phù hợp với vị thế của
mình”, nên chẳng hề thổ lộ tâm tình bằng thư hồi đáp. Hình bóng chàng mờ ảo (trong lần
gặp đầu tiên) không khỏi khiến cho nàng phải công nhận “chàng thật khác với kiểu người
tầm thường như mọi người hằng tưởng”, nhưng rồi nàng cứ suy đi nghĩ lại rằng “cho dù
ta có được chàng đoái tưởng thì cũng chẳng ích gì”. Genji thì chẳng lúc nào là không mơ
tưởng đến nàng và ray rứt về nàng. Chàng thấy cảm thương cho vẻ sầu muộn ảo não của
nàng (đêm hôm ấy) nhưng không biết phải làm thế nào để tươi vui hơn nên trong lòng
vẫn không thôi áy náy. Dẫu ta có liều lĩnh tìm đến chỗ nàng thì cũng sẽ bị cho là “làm
chuyện đường đột vô lối ở chốn đông người, lại càng gây bất tiện cho nàng nữa”, Genji
buồn bã nghĩ thầm.

Như mọi khi, chàng ở lại trong cung mấy ngày liên tiếp. Chàng đã mong chờ thời
điểm thuận lợi là ngày cần tránh hướng cấm kỵ, và khi đến ngày ấy chàng lập tức giả vờ
rời cung để về tư dinh quan Sadaijin, nhưng trên đường đi lại ghé đến chỗ nàng. Ki no
kami rất đỗi ngạc nhiên, nhưng cho rằng “nhờ có cảnh sông nước trong vườn” (mà hoàng
tử lại quá bước đến thăm) nên cũng thầm vui sướng trong lòng.

Từ lúc trưa chàng đã giao hẹn cùng Kogimi: “Chúng ta chắc chắn sẽ làm như đã
định”. Vì Genji sớm hôm thân thiết với Kogimi luôn có mặt bên mình nên hôm ấy chàng
cũng cho gọi Kogimi trước nhất. Khi Genji nhắn tin trước cho biết chàng sẽ đến, phu
nhân trẻ tuổi biết chàng vẫn tha thiết với mình. Nàng không còn nghĩ chàng là người hời
101
Tức Iyo no kami.
34
hợt, nhưng nàng lại băn khoăn vì “dẫu là chàng có ý, nhưng nếu ta tỏ ra thân mật với
chàng, để chàng nhìn ta như một kẻ chẳng giống ai thì có ý nghĩa gì đâu, kẻo rồi lại qua
một đêm như mộng mị để lại thêm buồn bã trách than cho duyên phận của mình”. Rồi
quả nhiên vì e ngại khi Genji đến nhà đúng như lời nhắn, nên lúc Kogimi được hoàng tử
gọi sang thì nàng có lời rằng “Ta không được khỏe trong người nên muốn nhờ (các thị
nữ) tẩm quất giúp cho, nhưng ở đây gần phòng nghỉ dành tiếp khách (nên bất tiện), vậy ta
phải chuyển đến chỗ nào xa xa một chút”, rồi xuống lánh mình ở phòng của thị nữ Chujo
dưới dãy nhà ngang. Vì đã có dụng ý nên Genji cho các tùy tùng đi nghỉ sớm rồi gửi lời
nhắn đến phu nhân trẻ tuổi, nhưng Kogimi không tìm gặp được nàng. Cậu bé phải đi tìm
khắp nơi, rồi cuối cùng vào đến dãy nhà ngang thì mới tìm thấy chị. “(Cách xử sự của
chị) thật là kỳ cục và quá lố”, Kogimi thầm nghĩ. “Ngài (Genji) lại cho rằng em là đồ vô
tích sự mất thôi!”, cậu mếu máo nói. “Lại có người kỳ lạ đến thế sao! Cậu vẫn còn trẻ con
mà lại đi đưa tin liên lạc như thế là chuyện chẳng hay tí nào”, nàng răn đe cậu em, rồi lại
bảo: “Hãy thưa lại với ngài rằng ta bị mệt nên cần có nhiều thị nữ cận kề chăm sóc. Cậu
mà cứ nấn ná ở đây thì mọi người sẽ cho là kỳ cục đấy!” Nàng nói thẳng thừng như vậy,
rồi trong thâm tâm lại nghĩ: “Giá như ta không ở trong cảnh ngộ ván đã đóng thuyền mà
ở tại quê nhà còn in bóng dáng mẹ cha, thì dẫu chỉ được gặp chàng một đôi khi cũng là
niềm hân hạnh. Ta cố tỏ ra lạnh nhạt, làm ngơ (trước tình cảm của chàng) thì hẳn chàng
cho rằng ta là kẻ không biết thân biết phận”. Tuy đã quyết tâm từ trước nhưng quả thật
nàng vẫn thấy đau lòng và không thôi dằn vặt. “Dù có thế nào đi chăng nữa thì (trong
cảnh ngộ) bây giờ, ta có nói gì cũng chỉ là vô ích, vì mọi chuyện đã do duyên phận đặt
định rồi. Ta đành giữ thái độ vô tình, làm ngơ cho đến lúc mọi chuyện chấm dứt mà
thôi”, nàng quyết định trong lòng.

Genji đi nằm nhưng vẫn đợi (thư hồi âm), thầm nghĩ “Không biết cậu bé có thể
thuyết phục nàng đến đâu”, và có ý lo vì Kogimi vẫn còn trẻ con quá. Rồi cậu bé (trở về)
cho biết chuyện không thành. “Ta không ngờ nàng lại có thái độ lạ lùng đến thế! Nàng
khiến ta cũng lấy làm hổ thẹn cho bản thân mình!” Chàng nói với vẻ mặt vô cùng sầu
muộn. Sau một hồi im lặng, chàng buông tiếng thở dài sầu não, “phũ phàng thay!”

“Ôi, cỏ phấn hương102

Nàng như ảo ảnh

102
Nguyên văn là “Hahakigi” 帚木 , tên một loài cây bụi, thân có nhiều cành tạo thành hình cầu hoặc hình kim tự
tháp, thường chuyển sang màu đỏ khi thời tiết lạnh, thường được trồng làm cảnh (tiếng Việt có nhiều cách gọi như
“rau chổi”, “cỏ lửa”, “cỏ phấn hương” v.v... Trong văn hóa Nhật Bản thì cây này được ví như một người có vẻ bề
ngoài thu hút nhưng không có thực chất bên trong. Ở đây ý nói nàng Utsusemi là một người phụ nữ xinh đẹp nhưng
vô tình.
35
Ta ngẩn ngơ tìm

Đường qua vườn ấy

Sao chẳng gần thêm

Ta chẳng còn biết nói gì hơn nữa!”

Chàng bày tỏ nỗi lòng bằng mấy câu thơ. Nàng cũng không thể nào yên giấc, nên có
thơ đáp lại rằng:

Loài cỏ phấn hương

Vườn thưa phận mỏng

Dẫu vướng chân người

Chỉ thêm buồn tủi

Đành giấu mình thôi

Kogimi ái ngại cho hoàng tử đang sầu muộn nên cũng chẳng có lòng dạ nào đi ngủ.
Thấy cậu bé cứ qua lại để đưa thư, phu nhân trẻ lại lo phiền vì “mọi người nhìn thấy thì
sẽ cho là chuyện “kỳ quặc””. Như mọi khi, các tùy tùng của Genji đều say ngủ, chỉ còn
mỗi mình chàng ngậm ngùi bâng khuâng. “Với cách xử sự khác thường như vậy, kỳ thực
nàng không thể “giấu mình” mà ngược lại còn làm tăng sức ám ảnh”, Genji thầm trách.
“Nàng càng lẩn tránh thì tình cảm trong ta càng khó mà nguôi dịu”, chàng nghĩ thế và
cũng tự nhủ rằng, nếu nàng chẳng đoái hoài gì đến ta thì thôi “cứ mặc lòng”, nhưng rồi
chàng vẫn không thể nào bình tâm được. “Nàng ấy đang ẩn mình ở đâu? Hãy đưa ta đến
đó xem nào”, chàng bảo Kogimi. “Chị ấy đang khó ở nên cứ đóng chặt cửa phòng, vả lại
xung quanh có nhiều thị nữ nên e rằng khó vào đấy ạ”, Kogimi đáp, và cảm thấy “hết sức
mủi lòng” (cho tình cảnh của chàng). “Thôi được. Nhưng con đừng phụ ta đấy nhé!”
Chàng bảo thế rồi cho Kogimi nằm ngủ ngay bên cạnh. Trước vẻ trẻ đẹp của Genji, cậu
bé tỏ ra “vui sướng lạ lùng”, nên hoàng tử chợt cảm thấy cậu đáng yêu hơn nhiều so với
cô chị lạnh lùng kia.

36

You might also like