You are on page 1of 35

YUGAO

Trong thời gian Genji thường bí mật qua lại dinh Rokujo 1, một với ý định “ghé
thăm nhũ mẫu Daini bị ốm khá nặng và đã xuống tóc làm ni 2”, bèn rẽ vào khu Gojo3
nằm ngay trên đoạn đường mà chàng qua lại. Vì cổng chính để đưa xe vào đang đóng
nên chàng phải cho tùy tùng đi gọi Koremitsu 4 ra mở cửa. Rồi trong khi chờ đợi,
chàng đưa mắt nhìn lướt quanh khung cảnh có phần ảm đạm ở nơi có con đường chạy
ngang, thì thấy gần nhà của nhũ mẫu lác đác mấy ngôi nhà có hàng rào dựng bằng tấm
phên tre còn khá mới. Nhìn qua phía trên hàng rào, chàng thấy bốn, năm ô cửa sập 5
đang mở, những bức mành tre còn mới tạo cho ngôi nhà cảm giác thoáng đãng, và
thấp thoáng gương mặt mấy cô gái có vẻ xinh tươi dường như cũng đang lấp ló nhìn
ra phía chàng. Các cô gái hình như đang đi đi lại lại, và chàng cảm thấy dường như họ
có chiều cao vượt hẳn vóc dáng của phụ nữ thông thường. “Không rõ họ là ai và từ
đâu đến nhỉ?” Genji tự hỏi vì chợt nảy tính hiếu kỳ. Xe của chàng đang dùng là loại có
kiểu dáng đơn sơ, chàng cũng không đem nhiều tùy tùng tiền hô hậu ủng nên có thể
yên tâm rằng “không ai nhận ra mình” và tò mò nhìn rốn thêm (về phía ngôi nhà kia)
một chút. Cổng vào gian nhà làm bằng gỗ được chống lên giống như cửa sập, nhìn
vào thì thấy nhà có vẻ khá sơ sài chật hẹp, nên Genji lấy làm cảm kích nghĩ thầm “(ở
đời) đâu cũng là cõi tạm”, thì lầu son gác tía cũng như gian nhà nhỏ bé này thôi.
Chàng trông thấy dây bìm bìm xanh tươi mơn mởn leo lên cánh cổng trông như tấm
ván được gác tạm trước hàng rào, và những bông hoa trắng đang xòe nở như những nụ
cười trong niềm hân hoan thầm lặng. Genji bất giác lẩm nhẩm một mình: “Ta những
muốn ghé thăm người bên ấy” 6, thì viên tùy tùng quỳ trước mặt chàng mới thưa rằng:
“Hoa màu trắng đang nở là hoa “yugao” 7 đấy ạ. Hoa có tên nghe rất giống tên người,
thường nở ở những nơi rào giậu quạnh hiu như thế”. Đúng là quanh khu ấy toàn
những gian nhà nhỏ trông rất “quạnh hiu”, đây đó còn có mấy gian trông tồi tàn xiêu
vẹo, và hoa yugao leo quấn quýt trên những mái nhà liêu xiêu ấy.

1
Ý nói thường đến thăm người tình ở Rokujo. Vì vậy Rokujo còn được dùng như tên gọi của nhân vật – nàng
Rokujo.
2
Phụ nữ quý tộc thời Heian theo đạo Phật thường xuống tóc và tu tại gia.
3
Là nơi nhũ mẫu Daini đang ở.
4
Koremitsu là con trai của nhũ mẫu Daini.
5
Loại cửa được gắn vào vách của gian nhà, làm bằng những thanh gỗ ghép ngang dọc với nhau, được chia làm
2 phần theo chiều ngang, phía dưới cố định như một phần vách nhà còn phía trên có thể mở bằng cách đẩy tấm
cửa lên, khi cần đóng thì sập xuống.
6
Dẫn ý thơ trong tập Kokinshu: “Thoáng nhìn qua, ta những muốn ghé thăm người bên ấy, để biết loài hoa nào
đang nở trắng đằng kia”, ý nói Genji nhìn hoa trắng trên bờ rào nên nhớ đến bài thơ cổ.
7
Hoa bìm bìm nở vào lúc hoàng hôn, “yugao” có nghĩa là “gương mặt buổi chiều tà”.
1
“Thật là một loài hoa có số phận hẩm hiu! Hãy hái giúp ta một nhánh nhỏ xem
nào”, Genji bảo. Viên tùy tùng bước vào bên trong cánh cổng giống như cửa sập để
hái hoa, thì thấy ở cửa trượt của ngôi nhà một chú tiểu đồng trông rất sáng sủa mặc
hakama8 dài may bằng tơ sống màu vàng bước ra vẫy anh ta lại. Cậu bé đưa cho anh ta
chiếc quạt xếp đang sực nức hương thơm, bảo rằng “Anh hãy đặt hoa lên chiếc quạt
này mà dâng tặng. Loại hoa này cành lá mỏng manh nên nếu chỉ dâng hoa suông thì
không được tao nhã lắm!” Vừa đúng lúc ấy thì Koremitsu ra mở cổng, nên viên tùy
tùng đưa chiếc quạt đựng hoa cho Koremitsu dâng tặng. “Vì quên mất nơi đặt chìa
khóa, phải tìm quanh nên đã thất lễ để quý ngài phải đợi lâu ở nơi đường sá quạnh hiu
và chẳng có ai sánh được với ngài ở đôi mắt tinh đời sắc sảo”, Koremitsu lễ phép
thưa. Rồi xe được đưa vào cổng để Genji bước xuống. Anh của Koremitsu là Azari,
anh rể là Mikaho no kami và các chị em trong nhà đều vô cùng cảm kích khi được
vinh dự đón ngài Genji đích thân đến nhà thăm hỏi. Nhũ mẫu cũng ngồi dậy tâm tình:
“Thân ta thì cũng chẳng còn gì đáng tiếc, nhưng (trước đây) chỉ có một điều khiến ta
còn vướng bận với cõi đời này, đó là ta đã lấy làm tiếc không còn được chăm sóc
hoàng tử như xưa nữa. Nhờ thụ giới tu hành và sám hối mà tâm hồn ta trở nên trong
sạch, và hôm nay ta lại may mắn được hoàng tử đến thăm. Thế là giờ đây lòng ta đã
hoàn toàn thanh thản để đón chờ giây phút được về nơi tịnh độ”, bà vừa nói vừa sụt
sùi rơi nước mắt. “Nghe tin mẹ bị ốm đã lâu không khỏi, con cũng canh cánh nỗi lòng
vì lo lắng. Giờ đây con rất lấy làm tiếc và khổ tâm khi nhìn thấy mẹ đã thụ giới và
quay lưng với cuộc đời. Xin mẹ hãy sống lâu để nhìn thấy con thành đạt trong đời, rồi
sau đó con sẽ nguyện cầu cho mẹ được nhẹ nhàng thác sinh vào nơi thanh cao nhất
trong tịnh thổ. Vì con được biết rằng, nếu còn vương lại dù chỉ một chút lòng sầu hận
nơi trần thế thì điều đó sẽ trở thành căn nghiệp của kiếp sau”, Genji cũng nói trong
nước mắt. Cho dù đứa con có điều kém cỏi đi chăng nữa, một khi đã làm mẹ để nuôi
nấng chăm nom thì người mẹ luôn nhìn thấy con mình rất tuyệt vời, hoàn hảo. Đằng
này lại được vinh dự làm nhũ mẫu để gần gũi chăm nom hoàng tử (là một người xuất
chúng), nên bà lại càng khổ tâm và tiếc nuối (khi phải xa con), và tự nhiên nước mắt
cứ tuôn trào.

Các con (của nhũ mẫu) thì “hết sức ái ngại” đối với Genji, nên đưa mắt và ra
hiệu cho nhau thầm nói: “dẫu muốn quay lưng với cuộc đời nhưng bà cụ vẫn nặng
lòng vương vấn, nên không khỏi lộ vẻ mặt sầu não và rơi nước mắt trước Genji”.

“Lúc con còn bé thì những người có trách nhiệm thương yêu chăm sóc con đã
lần lượt ra đi, bỏ con lại một mình, nên con phải nương nhờ sự bảo bọc chăm nom của
nhiều người khác, nhưng quả thật con cảm thấy yêu thương gắn bó với mẹ hơn tất cả
mọi người. Khi đến tuổi trưởng thành thì (cuộc sống) có nhiều hạn chế nên con không
có điều kiện đến thăm hỏi, vấn an mẹ thường xuyên như lòng con mong muốn. Tuy
8
Một loại trang phục truyền thống, được dùng để mặc choàng bên ngoài lớp áo kimono, có dây buộc ở thắt lưng
và phủ dài từ thắt lưng xuống chân để che nửa thân bên dưới.
2
nhiên, nếu khá lâu không được gặp lại mẹ thì con lại nghe lòng buồn bã và trống vắng.
Con cũng ước ao như mọi người rằng “giá như cuộc đời đừng có những chuyện chia
ly không tránh được”...”, Genji nhẹ nhàng khuyên giải. Hương thơm đã đượm vào tay
áo chàng giờ đây đang ướt đầm nước mắt vẫn ngào ngạt tỏa khắp gian phòng. Nghĩ lại
(trước cảnh Genji thực lòng quyến luyến nhũ mẫu), mọi người đều nhận thấy “niềm
vinh dự đặc biệt này hẳn là do phúc phận từ tiền kiếp của bà cụ mà có được chăng”,
rồi tất cả những người con vừa nháy mắt với nhau trước biểu hiện “khó coi” của bà cụ
giờ đây đều cảm động rơi nước mắt. Genji yêu cầu “hãy tiếp tục tiến hành lễ cầu đảo 9”
cho nhũ mẫu rồi từ biệt. Trong lúc Koremitsu chuẩn bị đuốc thì chàng ngắm lại chiếc
quạt vừa được trao tay ban nãy. Chiếc quạt vẫn nồng đượm hương thơm vì đã được sử
dụng lâu ngày10, gợi lên (trong lòng chàng) cảm giác bâng khuâng. Trên quạt còn có
bài thơ được ghi bằng nét chữ bay bướm rất đẹp:

Gương mặt tà dương11

Lấp lánh rạng ngời

Hoa trắng đẫm sương

Ta có nhầm chăng?

Lẽ nào người ấy?

Dạng chữ thảo liền nét rất khó nhận mặt chữ nhưng có vẻ quý phái và có phong
vị riêng, nên Genji chợt cảm thấy vô cùng thích thú. Chàng nói với Koremitsu:
“Ngươi có biết ai là chủ nhân của ngôi nhà ở phía tây nhà ta không vậy?” “Quả là một
tâm hồn bay bướm”, Koremitsu thầm nghĩ, nhưng chàng không nói ra điều đó mà từ
tốn thưa rằng: “Quả thật tôi có ở nhà năm, sáu ngày nay nhưng vì bận lo lắng cho
người ốm nên cũng chưa có dịp nghe chuyện về láng giềng xung quanh”. “(Ta nói
chuyện này) có thể gây cảm giác “khó chịu”. Nhưng vì ta có việc cần hỏi thăm về
chiếc quạt này, nên phiền ngươi cho gọi ai đó rành khu vực quanh đây mà hỏi giúp ta
một chút”, Genji đề nghị. Koremitsu vào trong gọi người quản gia ra hỏi chuyện, rồi
lên thưa lại (với Genji) rằng: “Bên ấy là nhà của quan Yomei 12 đấy ạ. Theo lời bác
quản gia thì gia chủ bên ấy đang đi công tác về dưới miền quê, nên hiện giờ ở nhà chỉ
có phu nhân trẻ tuổi và cũng là một phụ nữ phong tình. Các chị em trong nhà cũng có

9
Nghi lễ cúng thần Phật để cầu xin những điều tốt lành, thường được tổ chức như một phương cách chữa bệnh
cho người ốm (theo phong tục thời Heian).
10
Ý nói hương thơm từ cô gái là chủ nhân của chiếc quạt đã thấm vào vật mà cô quen cầm trên tay.
11
Trong nguyên tác là “yugao”, vừa là tên hoa vừa có nghĩa là “gương mặt trong buổi chiều tà”, ý nói Genji
xuất hiện lúc hoàng hôn.
12
Trên danh nghĩa là một chức quan trông coi địa phương, nhưng không có quyền lực và bổng lộc thực tế.
3
người ra vào phụng sự trong cung. Còn những điều chi tiết hơn thì bác quản gia cũng
không được tỏ tường đâu ạ”. “Nếu thế thì (bài thơ ấy) hẳn là của cô nào đang làm thị
nữ trong cung, giọng thơ có vẻ đắc ý với kiểu bông đùa quen thuộc. Nhưng chắc
không phải là người có thân thế cao sang”, Genji thầm nghĩ, nhưng rồi kiểu cách
buông lời đùa cợt như thế khiến cho chàng khó mà ghét bỏ hoặc làm ngơ, có lẽ vì
chàng vốn có trái tim dễ dàng xao động. Rút một tờ giấy mang theo trong túi áo, Genji
viết mấy dòng thơ bằng nét chữ khác với kiểu chữ quen thuộc của chàng:

Bóng hoa thấp thoáng

Trong ánh tà dương

Mờ tỏ chập chờn

Ta ghé lại gần

Nhìn rõ được chăng?

Rồi chàng cho viên tùy tùng lúc nãy đến trao thư. Các cô gái vẫn chưa được nhìn
rõ diện mạo của chàng, chỉ mới thấy thoáng qua vẻ mặt nhìn nghiêng mà suy đoán
(rằng chàng chính là hoàng tử Genji), rồi lại gửi thư làm cho chàng hết sức ngạc
nhiên, và cũng hơi buồn khi nghĩ rằng chàng sẽ không gửi thư hồi đáp, nên khi thấy
(tùy tùng của Genji) mang thư đến thì rất đỗi vui mừng. “Để xem thư trả lời ra sao?”
Các nàng thì thầm bàn tán với nhau như thế. Viên tùy tùng thì cảm thấy (lối hành xử
của các nàng) là “khó coi” nên vội vã quay ra (mà không đợi nhận thư trả lời).

Trên cỗ xe có treo ngọn đuốc dầu thông rọi sáng lờ mờ phía trước, Genji lẳng
lặng rời khỏi nhà nhũ mẫu. Những ô cửa sập (ở ngôi nhà phía tây) đã được hạ xuống.
Ánh đèn lập lòe lọt qua khe cửa còn mong manh mờ ảo hơn cả ánh sáng đom đóm,
gợi cảm giác u sầu và ảm đạm. Còn ở nơi mà chàng thường lui tới 13 thì vườn tược cây
cối không nơi đâu sánh bằng, tạo không gian vô cùng thanh tĩnh cho một nếp sống
nhàn nhã phong lưu. Sự chu đáo chỉnh tề ở nàng khác hẳn những cô gái khác, nên (lúc
ấy) chàng chưa có tâm trạng mà nghĩ đến nàng phu nhân sống ở ngôi nhà nằm sau bờ
giậu có vẻ tồi tàn kia.

Vì qua đêm hơi quá giấc nên đến lúc mặt trời đã lên cao thì Genji mới rời khỏi
(tư dinh của nàng Rokujo). Trông chàng đẹp rạng ngời trong buổi sớm mai mới thấy
miệng đời không ngoa khi mọi người cứ không tiếc lời tán tụng dung mạo của chàng.
Hôm nay chắc hẳn chàng cũng đi trên con đường chạy qua trước ngôi nhà có những ô
cửa sập. Trước đây chàng cũng đi qua con đường ấy, nhưng chỉ vì mấy lời vu vơ 14

13
Ý nói nơi ở của công nương Rokujo.
14
Ý nói có làm thơ trao đổi với nhau.
4
hôm trước mà chàng có đôi chút lưu tâm. Chàng tự hỏi “không biết chủ nhân ngôi nhà
ấy là người như thế nào”, và thường để mắt đến nơi này trên đường qua lại.

Mấy hôm sau thì Koremitsu đến (gặp Genji). “Bà cụ đang ốm dạo này có vẻ yếu
đi, nên chúng tôi cũng đang cố gắng xoay sở để tìm cách chữa chạy”, chàng thưa
chuyện rồi nhân đấy hạ giọng cho biết thêm: “Sau bận ngài có lời hỏi thăm hôm trước,
tôi có cho gọi người nhà biết chuyện láng giềng xung quanh đến hỏi, thì anh ta kể
chuyện cũng chẳng rành mạch lắm, chỉ biết rằng “Từ hồi tháng năm có người kín đáo
chuyển đến ở trong nhà, nhưng thân thế của người này thì gia nhân trong nhà cũng
không được rõ”. Thỉnh thoảng khi nhìn qua khe hở nơi bờ giậu trước nhà, quả thật tôi
cũng thấy thấp thoáng bóng dáng một cô gái trẻ. Nhìn thấy các thị nữ mặc kiểu áo
mỏng để khoác bên ngoài, tôi đoán là họ đang hầu hạ một quý cô trẻ tuổi. Hôm qua,
khi ánh nắng chiều rọi sáng (cả gian nhà bên ấy) thì tôi trông thấy cô gái trẻ đang ngồi
viết thư, dung mạo trông khá là xinh đẹp. Dường như cô ấy đang có chuyện buồn.
Nhìn thấy rõ cả các thị nữ xung quanh cũng đang sùi sụt khóc”.

Nghe chuyện, Genji khẽ mỉm cười, trong lòng cảm thấy “muốn được biết thêm”
về cô gái trẻ trong ngôi nhà ấy. Còn Koremitsu thì lại nghĩ thầm: “Ai cũng biết hoàng
tử luôn phải giữ thể diện vì địa vị cao sang, nhưng ngài đang độ tuổi thanh xuân mà
lại có vẻ đẹp khiến cho muôn người đều thán phục. Người như thế mà nếu quá giữ gìn
theo khuôn phép thì (cuộc sống) chẳng phải là vô vị và đáng tiếc lắm sao! Ngay cả
những người không đáng được thông cảm (vì chuyện trăng hoa) mà còn sinh lòng tơ
tưởng khi gặp những cô nàng vừa mắt nữa là...”

Rồi Koremitsu lại nói thêm: “Tôi đã nghĩ rằng “biết đâu mình có thể biết thêm
điều gì (về cô gái ấy)”, và đã tìm được một dịp may ngắn ngủi để gửi thư sang, thì
nhận được thư trả lời với nét chữ khá là điêu luyện. Dường như cô nàng trẻ tuổi bên
nhà ấy tài nghệ cũng không đến nỗi nào”.

“Phải tìm hiểu (về cô nàng) thêm một chút. Nếu không hiểu rõ mọi chuyện thì
vẫn là chưa ổn”, Genji nói. Đây có lẽ là trường hợp bị xếp vào “tầng lớp hạ đẳng”
(theo cách phân biệt của Sama no kami), nhưng “biết đâu mình lại tình cờ gặp được
một cô nàng ưu tú trong tầng lớp ấy”, Genji thầm đánh giá cao về cô gái mà chàng
đang tìm hiểu.

Còn về cô nàng Utsusemi dạo trước, thì Genji cho rằng cô ta khác hẳn mọi người
xung quanh với thái độ lạnh lùng đến là khó hiểu. Nếu như cô nàng là người nhu
thuận thì có lẽ mọi chuyện sẽ chấm dứt sau lần chàng trót quá đà (trong đêm hôm ấy)
mà thôi, (nhưng vì nàng cố chấp để chàng) cứ mãi cay cú vì thua cuộc, nên chàng vẫn
không thôi nuối tiếc (khi nghĩ đến nàng). Trước đây chàng không để mắt đến những
cô nàng có thân thế tầm thường như vậy, nhưng sau khi được nghe chuyện đánh giá
nữ giới theo cấp bậc trong đêm mưa hôm ấy, chàng đâm ra để ý đến nhiều cô gái
5
thuộc nhiều cấp bậc khác nhau, và lại càng muốn tìm hiểu cho thật tỏ tường về họ.
Đối với người không có điều gì khuất tất, thật lòng mong đợi chàng 15 thì cũng không
hẳn là chàng không thương cảm. Nhưng vì không muốn phải xấu hổ khi nàng
Utsusemi tuy tỏ ra lạnh nhạt vô tình nhưng lại biết rõ (về mối quan hệ ấy), nên tự nhủ
rằng trước tiên “phải tìm hiểu cặn kẽ về cô nàng kia đã”.

(Đang lúc ấy thì) Iyo no kami vào cung. Trước hết, viên quan này vội vã tìm đến
tư dinh của Genji. Cuộc hành trình vất vả bằng đường thủy khiến ông ta có có màu da
rám nắng, trông có vẻ hơi thô kệch nên kém phần quý phái. Tuy vậy, ông vốn không
đến nỗi là kiểu người kém cỏi, tuy đã có tuổi nhưng dung mạo vẫn khá ấn tượng và tỏ
ra là một người có chiều sâu. Khi nói chuyện về xứ Iyo 16, Genji chợt muốn hỏi chuyện
“suối nước nóng ở Iyo”17 nhưng chàng bỗng lảng tránh và cảm thấy ngại ngùng, rồi
trong lòng chợt trĩu nặng ưu tư. Chàng cảm thấy xấu hổ trước một người lớn tuổi và
đứng đắn, có mặc cảm khi nghĩ rằng mình đã trót làm những điều dại dột 18. Rồi chàng
chợt nhớ ra, đúng như Sama no kami đã nói, rằng “đây là một lỗi lầm nghiêm trọng”.
Tuy thầm trách nàng Utsusemi đã quá lạnh lùng, nhưng chàng cũng cảm thấy “xúc
động” vì (sự chung thủy của nàng dành cho) Iyo no kami. Khi nghe Iyo no kami cho
biết “sẽ tìm nơi xứng đáng để gả cô con gái, và sẽ cùng phu nhân trở về nhiệm sở” thì
tâm tư chàng lại xáo trộn không nguôi. Ta đã bàn với Kogimi rằng “bây giờ liệu ta có
thể gặp lại nàng một lần nữa được chăng”, nhưng dẫu cho nàng ấy có thuận lòng với
chàng đi chăng nữa, thì cũng khó mà mạo hiểm để gặp gỡ lén lút như thế được. Huống
chi nàng đã cho rằng chuyện ấy là “không hợp lẽ”, nên “giờ đây lại càng không có hy
vọng gì (về chuyện gặp nhau)”, chàng tuyệt vọng nghĩ thầm. Nhưng rồi quả nhiên
nàng phu nhân trẻ lại nghĩ rằng: “Nếu chàng quên hẳn ta thì mọi chuyện thật đáng
buồn và vô vọng”, nên vào những thời điểm thích hợp nàng cũng đáp trả những lá thư
của chàng bằng giọng thơ đậm đà quyến luyến, với lời lẽ lịch thiệp trơn tru, khiến cho
chàng càng bị thu hút vì vẻ đáng yêu lạ lùng, để rồi trong lòng chàng càng thêm sầu
não. Cho nên tuy giận trách vì thái độ lạnh lùng nhưng chàng không sao có thể quên
nàng được. Về phần nàng tiểu thư trẻ tuổi, dẫu chuyện hôn nhân có được sắp đặt rồi
thì đối với chàng vẫn là người dễ dàng tiếp cận, nên có nghe nhiều tin tức về nàng thì
chàng cũng chẳng mấy động tâm.

Mùa thu đã đến. Vì có những điều khổ tâm dằn vặt trong lòng nên ít khi về tư
dinh quan Sadaijin, (làm cho nàng Aoi) cảm thấy phiền lòng. Về chuyện qua lại với
nàng Rokujo thì sau khoảng thời gian trở nên thân thiết với nhau, có vẻ như chàng

15
Ý nói cô em gái của Ki no kami.
16
Tức địa phận mà Iyo no kami quản lý.
17
Xem chi tiết có liên quan trong chương Utsusemi, ý nói muốn hỏi thăm về cô con gái của Iyo no kami.
18
Ý nói Genji đã có lỗi với những người phụ nữ trong gia đình Iyo no kami.
6
“thay đổi thái độ, không còn nồng nhiệt (với nàng) như trước, nên (hoàn cảnh của
nàng cũng) thật đáng thương. Tuy nhiên, nàng vẫn không hiểu vì sao chàng không còn
say đắm như thuở ban đầu, khi nàng còn ít nhiều bỡ ngỡ”. Nàng lại là kiểu người cả
nghĩ và rất hay lo lắng, cho rằng có lẽ chàng phật lòng vì mọi người đàm tiếu về tuổi
tác chênh lệch19 (nên lạnh nhạt với nàng). (Điều đó làm cho) nàng cứ trăn trở nhiều
đêm và không ngớt thở than phiền muộn. Vào một buổi sáng sương muối phủ dày, khi
được (thị nữa của nàng Rokujo) nhắc nhở (rằng đã đến lúc ra về), Genji, trong bộ dạng
còn ngái ngủ, vừa than thở vừa cất bước ra đi. Nàng Chujo 20 mở một cánh cửa rồi vén
cả tấm rèm che bên trong, ngụ ý “để cho công nương nhìn theo lúc tiễn chàng”. Và
công nương cũng nhỏm dậy nhìn ra cửa, trông thấy chàng dùng dằng như không nỡ
bước qua khu vườn có nhiều bông hoa đang khoe sắc. Quả thật không có gì sánh
ngang vẻ đẹp của chàng. Chujo đang tiễn chân chàng qua xuống dãy hành lang. Cô
mặc bộ áo mỏng màu tím pha xanh phù hợp với mùa thu được thắt dây rất đẹp. Trông
nàng rất trẻ trung duyên dáng. Genji quay lại nhìn Chujo rồi kéo nàng đứng lại một
thoáng ở góc hành lang, nhưng nhìn ngắm “nàng quả thật đoan trang đúng mực, lại
thêm món tóc rủ xuống gương mặt rất xinh tươi”.

“Gương mặt sớm mai

Bông hoa khoe sắc

Muốn vươn tay hái

Dẫu còn ngần ngại

Không nỡ rời chân

Ta biết phải làm sao bây giờ?”

Genji bày tỏ rồi nắm lấy tay nàng Chujo. Chừng như đã quen thuộc (trong tình
huống đối đáp), nàng có lời ngay:

Đưa chàng ra ngõ

Sương sớm chưa tan

Mong sao hoa thắm

Rạng ngời sớm mai

Chớ vướng chân chàng

19
Ý nói nàng Rokujo lớn tuổi hơn Genji khá nhiều.
20
Tên của một thị nữ ở tư dinh của nàng Rokujo.
7
Đúng là lời đáp của một thị nữ rất chừng mực. (Lúc ấy) chú tiểu đồng xinh xắn
(theo hầu Genji) với cử chỉ hết sức duyên dáng trong chiếc quần có dải rút buộc ở
chân, đang đi vào giữa vườn hoa để ngắt những đóa hoa bìm nở lúc sớm mai, mặc cho
sương mai ướt đẫm cả gấu quần. Trông khung cảnh cứ như là tranh vẽ. Người bình
thường chỉ cần được nhìn thấy Genji thì chẳng có ai là không bị chàng thu hút. Cũng
như ngay cả một kẻ quê mùa không hề biết cái thú thưởng thức ở đời khi gặp một vòm
cây đang nở hoa cũng muốn dừng chân nghỉ lại, những ai nhìn thấy vẻ đẹp rạng ngời
(ở Genji), tùy theo gia thế, đều thầm mong “giá như cô con gái đáng yêu của mình có
vinh dự được hầu hạ cho hoàng tử”, hoặc ao ước được đưa cô em gái mà mình vẫn
thấy là “chẳng đến nỗi nào” vào “hầu hạ cho ngài ở tư dinh”, cho dù vị thế có phần
thấp kém hơn người khác. Huống chi là những nàng (như Chujo ở dinh Rokujo) có
may mắn được nghe chàng đánh tiếng, được nhìn thấy dung mạo mà mình thầm mơ
tưởng, lại là người có chút ít tâm hồn thưởng ngoạn thì làm sao có thể hời hợt với
chàng! Hẳn là các nàng cũng luôn “nóng lòng mong đợi” Genji sớm tối qua lại thân
thiết với chủ nhân.

Koremitsu hôm trước có thông tin (với Genji) rằng “chuyện quả là như thế” 21,
sau thời gian để ý quan sát qua bức rèm che (của ngôi nhà bên cạnh) theo lời đề nghị
của Genji, giờ đã thu thập được khá nhiều chi tiết nên lại đến trình diện hoàng tử. “Tôi
vẫn chưa được biết rõ lắm về cô nàng ấy. Có vẻ như nàng đang lặng lẽ giấu mình,
tránh ánh mắt thế gian. Các thị nữ trong lúc nhàn rỗi thường sang khu nhà phía nam,
chỗ gian phòng rộng có cửa sập, rồi mỗi khi có tiếng xe (đi ngang qua con đường phía
trước) thì lại hé nhìn. Hình như đôi khi cô nàng có vẻ là “chủ nhân ngôi nhà” cũng
cùng sang thì phải. Tuy chỉ nhìn thấy lờ mờ thoáng qua nhưng cô nàng dường như rất
là xinh đẹp. Hôm nọ, khi nhìn thấy chiếc xe có lính dẫn đường đi qua trước nhà, một
cô thị nữ trẻ tuổi vội vàng cất tiếng gọi: “Dì Ukon 22 ơi, mau lại đây xem này! Ngài
Chujo đang đến đấy”. Rồi một thị nữ đứng tuổi vừa chạy ra đưa tay làm dấu: “Khẽ
chứ! Làm sao mà biết đấy là ngài Chujo? Ta cũng nhìn một chút xem nào”, rồi đi qua
chiếc cầu bắc ngang làm hành lang để bước sang gian phòng ở phía nam. Trong lúc
vội vàng, gấu áo của cô bị vướng làm cho cô bị mất thăng bằng, suýt ngã khỏi chiếc
cầu. Cô bực mình kêu lên: “Ôi, chiếc cầu của thần Kazuraki 23 sao mà nguy hiểm quá!”
và mất cả hứng thú tò mò về sự việc bên ngoài. Ngài Chujo đang mặc áo noshi, có cả
tùy tùng đi kèm nữa. Thị nữ trẻ tuổi cứ mải theo dõi xem “Ai ở đằng kia? Còn đây là
ai nhỉ?”, cho biết rõ ràng đấy là những tùy tùng và tiểu đồng theo hầu hạ Chujo”.

Nghe Koremitsu thuật lại, Genji bảo: “Ta cũng muốn nhìn chiếc xe ấy để xác
định xem đấy có phải là ngài Chujo hay không”. Rồi chàng thầm nghĩ: “Biết đâu nàng
21
Ý nói chuyện theo dõi tin tức và tìm hiểu về chủ nhân ngôi nhà bên cạnh.
22
Tên gọi của một thị nữ.
23
Ý nói người làm ra chiếc cầu rất nổi tiếng.
8
ấy chẳng người mà anh ta đã thú nhận rằng khó mà quên được 24?”, nên chàng càng tỏ
vẻ muốn được biết thêm (về chủ nhân ngôi nhà ấy).

“Bản thân tôi cũng đang tìm hiểu (một thị nữ trong nhà bên ấy) và mọi chuyện
đang tiến triển tốt đẹp, nên tôi biết rất rõ mọi chuyện trong nhà. Tôi được biết rằng họ
đều là thị nữ (hầu hạ một chủ nhân), và không hề tỏ vẻ rằng mình có biết đến sự tồn
tại của một nữ chủ nhân trẻ tuổi thỉnh thoảng có nghe tiếng trong nhà, rồi cứ ra vào
nhà bên ấy với vẻ ngây thơ như vậy. Các thị nữ cho rằng mình rất “khéo che mắt
(người ngoài)”, nên tuy rằng thỉnh thoảng có lỡ lời về chuyện chăm sóc trẻ em thì
cũng nói đôi lời khỏa lấp, cố ý tỏ ra rằng chủ nhân không có mặt”, Koremitsu kể
chuyện và khẽ cười.

“Khi nào ta đến thăm nhũ mẫu thì hãy cùng ta ghé nhìn xem sao nhé!” Genji
bảo. Cho dù chỉ là sống tạm thời thì nhìn vào gia cảnh như thế cũng có thể đoán rằng
“cô nàng ấy thuộc hàng hạ lưu, theo cách phân định (của Sama no kami) dạo trước”.
Rồi chàng lấy làm thú vị khi nghĩ rằng, “biết đâu trong tầng lớp hạ lưu như thế mình
lại tình cờ gặp được một người đáng yêu”. Koremitsu thì thầm nghĩ “Chuyện nhỏ nhặt
thế này mà (ngài Genji) cũng phải bận lòng, thì một kẻ tham tài đắm sắc như mình lại
càng phải hết lòng tìm cách lo liệu mọi bề để ngài có thể tiếp cận (ngôi nhà ấy)”.
Nhưng nếu kể chi tiết về chuyện này thì quá ư vụn vặt, nên xin phép giản lược ở đây.

Vì đang lúc dò hỏi xem “nàng ấy” là ai, nên Genji cũng không để lộ danh tính
mà cứ tỏ dáng vẻ như người có thân phận thấp hèn, nhưng chàng lại tỏ ra quan tâm
đến nàng hơn bất cứ ai, nên Koremitsu nghĩ rằng, hẳn là nàng “không thể tỏ ra hời hợt
được”. Rồi chàng cũng trao cả ngựa của mình cho Genji và tình nguyện làm tùy tùng
cho hoàng tử.

“Nếu ta bị nàng kia25 bắt gặp trong bộ dạng lôi thôi thế này thì cũng khó xử
thật”, Koremitsu có hơi lo lắng, nhưng chàng vẫn giữ kín mọi chuyện trong khi làm sứ
giả (để tạo mối quan hệ giữa Genji) với nàng Yugao. Ngoài ra, tham gia vào chuyện
này chỉ có thêm một chú tiểu đồng luôn thận trọng không để người khác nhìn thấy
mặt. Để tránh làm cho đối phương “có ý nghi ngờ”, (chú tiểu đồng làm sứ giả) không
bao giờ ghé lại nghỉ chân ở nhà bên cạnh 26. Cô nàng bên kia cũng lấy làm thắc mắc,
không biết nên hiểu mọi chuyện thế nào cho phải. Dù đã cho người bám theo sứ giả,
hoặc cho người theo sau Genji khi chàng ra về lúc rạng đông để theo dõi đường đi và
hỏi thăm để “dò tìm nhà cửa”, nhưng nàng vẫn không biết được tông tích của chàng.
(Mặt khác), Genji quả thật đã sinh lòng tưởng nhớ, nếu không trông thấy nàng thì
24
Chỉ nhân vật trong câu chuyện mà Chujo đã kể vào lúc bốn người nói chuyện về tính cách phụ nữ - cô gái
được ví với hoa cúc hồng trong thơ.
25
Nói đến nàng thị nữ là người yêu của Koremitsu.
26
Tức nhà của nhũ mẫu Daini.
9
không thể cầm lòng. Luôn tơ tưởng đến nàng, trong lòng chàng cũng thầm lo lắng vì
biết rằng mình đang làm chuyện “khinh suất, không hay”, nhưng rồi chàng vẫn thường
xuyên qua lại (nhà nàng). Trong chuyện như thế này 27, cũng có những người vốn đứng
đắn nghiêm túc mà trở nên mù quáng, nên (trước đây) chàng luôn thận trọng giữ
mình, không làm điều gì khiến cho người đời phê phán, (nhưng lần này) thì chàng trở
nên mê đắm lạ thường, mải tơ tưởng về nàng đến mức “mới chia tay nàng lúc sáng mà
trong ngày lòng đã bồn chồn không yên”. Nhưng rồi có lúc chàng lại tự dằn vặt mình
vì “nàng cũng không hẳn là đối tượng khiến ta phải mê đắm đến mức cuồng si như
vậy”. Nàng thuộc kiểu người thành thật, nhu mì và trầm tĩnh nhưng không sâu sắc
lắm. Tuy còn rất trẻ trung thuần khiết nhưng không hẳn là nàng chưa hiểu biết chuyện
đời28. Nàng cũng không phải là một bậc mệnh phụ thuộc gia đình quyền quý. Nên
chàng cứ suy đi nghĩ lại (mà không hiểu) “vì sao mình lại bị cuốn hút dường này”.
(Khi đến gặp nàng) chàng phải nhọc công thay đổi y trang, ăn mặc như lúc đi săn và
không để cho người khác nhìn rõ mặt. Chàng thường đợi lúc đêm khuya, khi mọi
người đều đã ngủ yên, mới xuất hiện, cứ như là yêu quái trong truyện cổ, khiến cho
nàng không khỏi khó chịu và phiền trách. Nhưng cách hành xử của chàng, dù chỉ được
cảm nhận qua những động tác nhẹ nhàng, cũng thể hiện một phong thái đặc biệt, luôn
khiến nàng thắc mắc “không biết là ai”, rồi nghi ngờ “phải chăng là chuyện do anh
chàng có vẻ phong tình ở cạnh đây 29 xếp đặt?” Còn Koremitsu thì hết sức thản nhiên,
cứ tỏ vẻ như không hề biết chuyện gì, cũng không liên quan gì (đến sự xuất hiện của
Genji) mà cứ đều đặn vào ra vui vẻ (với thị nữ trong nhà), nên cô nàng khó mà hiểu
được “đầu đuôi mọi chuyện”, và vẫn ôm một nỗi niềm sầu muộn lạ lùng 30. Genji vẫn
thầm nghĩ trong lòng rằng “Tuy rằng hiện nay nàng chân thành và thân mật với ta như
thế, nhưng nếu nàng lánh mình (đi nơi khác) thì ta chẳng biết tìm manh mối ở đâu. Vì
đây chỉ là nơi nàng ẩn thân tạm thời, nên suy cho cùng thì dẫu có thế nào ta cũng
không biết được bao giờ nàng di chuyển”, lúc ấy “ta có nhọc công tìm kiếm cũng
không rõ được tông tích của nàng. Trong khi đó, nếu ta biết tự tiết chế tình cảm thì
không nên vượt quá mức thân mật hiện thời”, nhưng rồi chàng không thể nghĩ rằng
“mình sẽ bỏ ngang mọi chuyện ở đây”. Những đêm không gặp được nàng vì tránh làm
cho mọi người chú ý, chàng gần như không thể chịu được nỗi dày vò bởi nhớ nhung,
và đã tự nhủ rằng: “Hay là ta cứ bí mật đưa nàng về Nijo. Dù có bị người đời chỉ trích
thì ta cứ nghĩ chuyện này là duyên nợ không tránh được. Ta chưa từng say mê ai đến
thế, (nhưng lần này) không biết là nợ duyên kiếp trước thế nào đây!” Rồi chàng
khuyên nhủ “thôi ta hãy về một nơi thoải mái để thong thả cùng nhau tâm sự” thì nàng

27
Ý nói trong chuyện tình yêu.
28
Ý nói chưa biết gì trong chuyện tình yêu.
29
Chỉ Koremitsu.
30
Ý nói nàng Yugao buồn không phải vì bị bỏ rơi mà vì không biết rõ tông tích của người tình bí mật.
10
lại tỏ ra rất trẻ con mà bảo: “Mọi chuyện thật hết sức lạ lùng! Chàng nói thế nhưng lại
có cách cư xử hết sức khác thường, nên thiếp không thể nào thoát khỏi cảm giác lo
âu...” “Thì ra thế!”, Genji khẽ cười, rồi lại bảo: “Vậy thì ai mới là hồ ly hiện hình đây?
Nhưng nàng hãy cứ nghe theo lời ta nhé!” Nghe chàng nói có vẻ tha thiết, nàng cũng
xiêu lòng mà tự nhủ “thôi đành vậy”. Genji thầm nghĩ: “Cho dù có là người kỳ lạ,
hoặc là có khuyết điểm gì đi chăng nữa, nhưng nàng cứ răm rắp tin ta thế này thì thật
đáng yêu!”, rồi chàng lại ngờ rằng nàng chính là “đóa cúc hồng” mà To no Chujo nói
đến (trong đêm mưa dạo trước). Chàng nhớ ngay lời kể (của To no Chujo) về tính
cách của nàng, nhưng lại đoán “chắc hẳn là nàng không bộc lộ” nên còn chưa tiện hỏi.
(Hiện nay thì) nàng không có vẻ là kiểu người sẽ tỏ ra giận dỗi rồi đột ngột quay lưng
với chàng để lánh mình đi nơi khác, mà thậm chí còn khiến chàng nghĩ rằng “Nếu ta
lạnh lùng xa cách với nàng thì có thể nàng sẽ tỏ thái độ như thế, nhưng nếu ta có chút
gì thay lòng đổi dạ thì đáng thương cho nàng biết bao!”

Đêm rằm tháng tám, trăng rọi sáng vằng vặc khắp gian nhà bằng gỗ có nhiều khe
hở giữa các tấm ván ghép vào nhau. Gian nhà mà Genji nhìn vẫn chưa quen mắt chợt
trở nên lạ hẳn. Lúc ấy đã gần đến hừng đông. Những ngôi nhà xung quanh bỗng có
tiếng của những nông phu làm Genji thức giấc.

“Ôi, lạnh thật đấy!”

“Năm nay hình như mọi nghề đều thất thu thì phải”.

“Nếu thế thì cũng không thể nghĩ đến chuyện xuống miền quê buôn bán nhỉ. Gay
go thật!”

“Bên gian nhà phía bắc có nghe không đấy31?”

Genji nghe mọi người đang trò chuyện với nhau. Nàng Yugao thì lấy làm xấu hổ
vì mình đang ở ngay cạnh những người láng giềng nghèo khổ, mới sáng sớm đã thức
giấc làm ồn về chuyện sinh nhai. Nếu là người có tính sĩ diện hay làm dáng thì hẳn là
nàng sẽ cảm thấy hổ thẹn đến mức muốn độn thổ vì gia cảnh hèn kém của mình.
Nhưng trong trường hợp này nàng vẫn tỏ ra bình thản, như thể không hề có điều gì
khổ tâm, phiền muộn hay xấu hổ, vẫn hết sức ngây thơ và duyên dáng. Thay vì xấu hổ
đến đến đỏ mặt, nàng cứ tỏ vẻ như không hay biết gì về chuyện ồn ào lộn xộn của
những người láng giềng vô ý, nên trông càng trong trẻo đáng yêu.

Tiếng cối giã gạo điều khiển bằng chân nghe thình thịch thình thịch, còn ồn ào
hơn cả tiếng sấm, như vang lên ngay cạnh đầu giường. “Ôi, ồn quá!” Genji thầm nghĩ.
Chàng không rõ là tiếng động gì, chỉ nghe thấy “tiếng ồn ào khó chịu (khiến chàng)
tỉnh giấc”. Nơi nàng có khá nhiều chuyện lặt vặt gây ồn. Chàng nghe loáng thoáng đó

31
Ý muốn hỏi người bên gian nhà phía bắc đã dậy chưa.
11
đây có tiếng chày đập lên vải áo, tiếng kêu của những đàn chim nhạn bay qua bầu trời,
và nhiều thứ âm thanh trộn lẫn vào nhau như khơi dậy một nỗi buồn khó dứt. Vì đang
ở trong căn phòng phía đầu hồi nên chàng mở cửa và cùng nàng ngắm khung cảnh bên
ngoài. Những cây tre lá mảnh mọc sum xuê trong khu vườn rất hẹp, và những giọt
sương mai đọng trên hoa cỏ trong mảnh vườn nhỏ bé nơi đây cũng long lanh rạng rỡ
không kém gì quang cảnh ở Nijo. Tiếng kêu của nhiều loại côn trùng hòa lẫn vào
nhau. Ngay cả tiếng dế thường nghe thấy trong nhà cũng ít khi lọt đến tai chàng, nên
tiếng côn trùng rả rích ồn ã bên tai ở nơi này khiến chàng thấy lạ tai và thú vị. (Tâm
trạng ấy và) tình cảm sâu đậm dành cho nàng có thể làm cho chàng bỏ qua tất cả
những chuyện không hay. Nàng mặc chiếc áo khoác màu tím nhạt có vẻ thanh nhã bên
ngoài bộ kimono trắng, trông không thật rạng rỡ nhưng chàng lại thấy nàng có vẻ dịu
dàng và rất đáng yêu. Ở nàng không có điểm nào là ưu tú nổi bật, nhưng vóc dáng
mảnh mai thanh thoát và vẻ âm thầm lặng lẽ của nàng dễ làm “nao lòng” người khác,
nên lại càng trở nên duyên dáng trước mắt chàng. “Giá như nàng tỏ ra mạnh dạn hơn
một chút”, chàng nghĩ thế và trong thâm tâm càng muốn được gần gũi thân mật với
nàng hơn nữa.

“Nào, ta hãy chuyển đến một chỗ gần đây cho thoải mái và dễ bề tâm sự. Cứ ở
mãi nơi này ta cũng thấy ngột ngạt làm sao...”, Genji bảo nàng.

“Sao lại phải thế ạ? Làm thế thì e rằng đột ngột quá chăng!” Nàng vẫn nói với vẻ
dịu dàng trầm tĩnh. Khi Genji thuyết phục nàng rằng mối duyên của hai người không
chỉ là chuyện của kiếp này mà còn là sự hứa hẹn cho hậu kiếp, thì nàng đặc biệt tỏ ra
gần gũi và tin cậy với vẻ trong sáng ngây thơ, khác hẳn với những cô gái khác, nên
không thể cho rằng nàng là một thiếu phụ đã hiểu biết chuyện đời 32. Vì vậy, bất chấp
mọi người xung quanh đánh giá thế nào, chàng không còn cảm thấy do dự nữa, liền
bảo Ukon gọi tùy tùng cho xe vào (khuôn viên). Các thị nữ trong nhà thấy Genji tỏ ra
mặn nồng với chủ nhân thì vừa băn khoăn lo lắng (vì không rõ về thân thế của Genji)
vừa mong mỏi trông cậy vào chàng.

Trời đã gần sáng hẳn. Không nghe tiếng gà gáy nhưng dường như có tiếng người
cao tuổi đang vái lạy và cầu nguyện trong khi lễ bái. Động tác vái lạy có vẻ như khá là
nặng nhọc. Cảm thấy (những người đang lễ bái) thật đáng thương, Genji mới hỏi rằng
“họ cầu nguyện điều gì trong thế giới phù du tựa giọt sương buổi sớm?”, thì được trả
lời rằng, có lẽ họ đang khấn vái Phật A Di Đà theo nghi thức tu hành ở Kimpusen33.

“Hãy nghe xem kìa! Các cụ không chỉ lo cho cuộc đời hiện tại (mà còn lo đến cả
kiếp sau)!” Genji nói với vẻ cảm động. (Rồi chàng đọc bài thơ):
32
Ý nói là người đã kết hôn và có kinh nghiệm trong quan hệ tình cảm.
33
Kimpusen (金峰山) là tên gọi một dãy núi thuộc tỉnh Nara ngày nay, kéo dài từ ngọn Yoshino đến ngọn
Omine.
12
Theo gương các thiện nam34

Hướng lòng về cõi Phật

Nợ duyên càng sâu sắc

Kiếp sau vẫn chung đường

Lòng xin đừng phai nhạt

Vì theo tích cũ thì lời thề nguyện (của Đường Minh Hoàng và Dương Quý Phi) ở
điện Trường Sinh không linh ứng, nên Genji đã đổi lời thề ước “như chim liền cánh”
thành lời nguyện sẽ gắn bó (với nàng Yugao) cho đến khi Phật A Di Đà hiện thế 35 - lời
thề nghe có vẻ hết sức long trọng.

(Thơ của nàng Yugao):

Đã biết mình phận mỏng

Duyên tiền kiếp định rồi

Chuyện gắn bó chung đôi

Dễ đâu được vẹn lời

Biết chốn nào nương tựa

Theo như lời thơ thì có vẻ như nàng vẫn còn cảm giác trống vắng trong tâm hồn
(vì chưa tin tưởng). Trong lúc vầng trăng đang khuất dần (sau đỉnh non Tây), nàng
Yugao vẫn còn chưa hết băn khoăn vì bị đưa đi đột ngột, và Genji khuyên giải đôi câu
để trấn an nàng, thì bất chợt trăng bị mây che khuất, để lộ khung cảnh tuyệt đẹp khi
bầu trời đang sáng dần ra. Với ý định “tranh thủ trước khi có chuyện gì không hay”,
chàng vẫn vội vã đưa nàng rời khỏi gian nhà. Chàng nhẹ nhàng bế nàng lên xe và cả
Ukon cũng ngồi vào xe đi cùng. Họ đến một gian nhà gần đó. Trong lúc đợi người
trông nhà (ra mở cổng), (từ trong xe) mọi người nhìn thấy cổng nhà hoang phế phủ
đầy loài dương xỉ thân leo, (xung quanh) nhiều cây cối mọc um tùm nên trông rất tối.
Sương đang phủ dày mà rèm xe lại bị vén lên nên tay áo (Genji) ướt đẫm.

“Ta chưa từng trải qua chuyện thế này 36, (nên lần này) mới biết đây là chuyện
khó khăn thật!

34
Trong nguyên tác là 優婆塞 (Ưu bà tắc), thuật ngữ Phật giáo chỉ những nam giới tu tại gia.
35
Một số bản dịch kim văn chú thích rằng Phật A Di Đà hiện thế sau 5.670.000.000 so với thời hiện tại. Câu này
ý nói Genji thề nguyện gắn bó lâu dài với nàng Yugao.
36
Ý nói chuyện đưa một người phụ nữ đi ra khỏi nhà.
13
Phải chăng từ thuở trước

Chuyện lạc lối đã nhiều

Đây con đường mờ tối

Gian khó nẻo thương yêu

Ta chưa từng nếm trải

Liệu nàng có bao giờ trải qua những chuyện thế này chăng?”

Khi Genji hỏi thế thì nàng có vẻ e lệ đáp:

Đỉnh non Tây chưa tỏ

Trăng tà vội trôi sang

Vòm trời rộng mênh mang

Hẳn rồi trăng khuất bóng

Biết chìm đắm phương nào

Lòng thiếp vẫn còn rất hoang mang”.

Thấy nàng có vẻ lo sợ và tỏ ra cảnh giác, Genji thầm cảm thấy thú vị vì cho rằng
“nàng đã quen cảnh sống chung với nhiều người trong một gian nhà nhỏ hẹp”. Xe
được đưa vào vườn. Rồi trong khi chờ đợi người trong nhà sửa soạn chỗ nghỉ ngơi ở
gian phòng phía Tây, chàng vẫn ở trong chiếc xe đang được ghếch càng lên thanh vịn
lan can ở ngoài thềm. Nàng Ukon với tâm hồn bay bướm lại kín đáo nghĩ đến những
chuyện về vị quan đã từng qua lại37 (với nàng Yugao). Nhìn người giữ nhà tất bật lo
chuẩn bị mọi việc chu đáo, (nàng Ukon) đã đoán biết được (vị thế, thân phận của)
Genji. Khi cảnh vật xung quanh dần trở nên sáng rõ thì Genji và nàng Yugao được
đón vào nhà. Căn phòng được chuẩn bị vội vàng nhưng khá là tươm tất.

“Không có ai theo hầu hạ ngài thế này thì thật là bất tiện” - người trông nhà ở
nơi này vốn là gia nhân thân thuộc đã từng phục vụ ở tư dinh (quan Sadaijin) nên ghé
lại gần Genji gợi ý – “xin được tìm người xứng đáng đến hầu hạ quý ngài”.

“Ta đã nhọc công tìm kiếm một nơi không có người lui tới, nên mới đến nghỉ lại
nơi này. Nhất định ngươi không được hé lộ chuyện này cho ai biết”, Genji yêu cầu giữ
kín bí mật. Người trông nhà vội mang bữa cháo đến (chỗ Genji) nhưng không có
người hầu cận để dọn bữa tươm tất. Vì (hai người) chưa từng trải qua cảnh nghỉ tạm ở
bên ngoài (nên lần này) cả hai cứ mãi thề thốt chuyện gắn bó dài lâu.
37
Theo chú thích trong nguyên tác thì câu này nói đến To no Chujo.
14
Khi mặt trời đã lên cao, chàng mới tỉnh giấc và đưa tay vén rèm. Bên ngoài là
khu vườn hoang vắng không một bóng người. Chàng phóng tầm mắt nhìn ra xa thì
thấy nhiều cây cối lâu năm um tùm có vẻ rất hoang vu. Những cây cỏ ở khoảng vườn
gần đấy cũng chẳng có gì là tươi đẹp. Cả khu vườn như cánh đồng hoang giữa tiết thu.
Ao trong vườn cũng bị các loài rong rêu phủ lấp. (Chàng thấy) cảnh vật ở nơi này thật
thê lương và có vẻ gì đáng sợ. Hình như người trông nhà đang sống ở phía dãy phòng
biệt lập (so với gian nhà chính), nhưng hai khu nhà lại cách nhau khá xa.

“Nơi này có vẻ hoang vu đáng sợ thật! Nhưng nếu có ma quỷ xuất hiện thì ta
cũng chẳng bỏ qua đâu!” Genji trấn an nàng Yugao. Chàng vẫn giấu mặt cho đến lúc
ấy, nhưng biết rằng nàng sẽ “oán trách nặng nề” vì cách hành xử của mình, chàng tự
nhủ “đã thân thiết đến thế này mà còn giữ khoảng cách thì không hợp lẽ chút nào

Như hoa nở sương chiều

Nhụy không còn phong kín38

Đường xa thẳm mai sau

Duyên phận dẫu thế nào

Cũng vì trông dáng ngọc39

Nàng thấy hạt sương lấp lánh thế nào?” Chàng hỏi.

“Ngỡ là sương lấp lánh

Cánh hoa lúc hoàng hôn

Biết đâu là ngộ nhận

Vì dõi mắt xa xôi

Trong nhập nhoạng bóng chiều”

Nàng trả lời thật khẽ. Chàng cảm thấy lời thơ của nàng “thú vị làm sao”! Dung
mạo đã trở nên vô cùng thân thuộc của chàng quả là một vẻ đẹp trên đời hiếm thấy,
trong khung cảnh (đáng sợ này) lại càng (rạng rỡ khác thường) đến mức gợi lên trong
nàng những dự cảm không may.

“Ta rất phiền lòng với vẻ e ngại, giữ khoảng cách ở nàng, nên đã định không để
cho nàng trông tận mặt. Vậy bây giờ nàng hãy tiết lộ danh tính cho ta biết đi nào. Kẻo
rồi ta cứ phải nặng lòng vì sầu hận...”, chàng nói với nàng.
38
Ý nói Genji quyết định tháo mạng che để nàng Yugao trông thấy mặt.
39
Ý nói về sau có xảy ra chuyện gì thì cũng vì chàng đã để nàng trông thấy mặt hôm nay.
15
“Thiếp chỉ là một kẻ lưu lạc vô danh tính mà thôi”, nàng vẫn không chịu hé lộ
danh phận và còn tỏ ra nũng nịu với chàng.

“Được rồi. Chắc (nàng giấu tên) là vì ta không xứng đáng”, chàng tỏ vẻ giận dỗi,
nhưng rồi vẫn dịu dàng thủ thỉ với nàng suốt hồi lâu. Rồi Koremitsu tìm đến thăm hỏi
Genji, mang theo hoa quả đến biếu chàng. Hẳn là vì sợ phải khó xử khi giáp mặt Ukon
và bị nàng nhận rõ chân tướng40 nên chàng không trực tiếp đến gần chỗ Genji. Nghĩ
đến cảnh Genji phải nhọc công di chuyển đến tận nơi này để ẩn thân kín đáo,
Koremitsu lấy làm thú vị, rồi tưởng tượng rằng “Hẳn nàng (Yugao) phải là người có
sức thu hút chàng (Genji) đến thế”, và ngạc nhiên thầm nghĩ “nhường cho hoàng tử
một cô nàng mà mình có khả năng tiếp cận và chinh phục, hóa ra mình cũng là một kẻ
có tâm hồn hào hiệp nhỉ!” Genji đang ngắm bầu trời hoàng hôn trong khung cảnh tĩnh
mịch lạ thường thì nàng Yugao kêu rằng “Thiếp thấy hơi sợ vì trong góc nhà tối quá”,
nên chàng cho cuốn bức mành che phía ngoài lên, rồi nằm xích lại gần nàng. Cả hai
cùng nhìn nhau trong ánh nắng buổi chiều tà. Nàng Yugao vẫn còn cảm thấy mọi việc
đang xảy ra là hết sức lạ lùng, ngoài khả năng tưởng tượng, nhưng rồi nàng cũng quên
đi những chuyện buồn khổ (trước đây)41 mà bắt đầu tỏ ra thân mật với Genji hơn
trước, (khiến cho chàng cảm thấy nàng) rất đỗi dễ thương. Cái vẻ nàng cứ nép sát vào
chàng và “cảm thấy sợ hãi” điều gì đó khiến cho chàng cảm thấy nàng đáng thương vì
yếu đuối. Chàng cho buông mành che cửa và bảo gia nhân thắp đèn.

“Đã thân thiết với nhau đến mức này mà nàng vẫn còn giữ khoảng cách tình cảm
với ta, quả thực ta buồn lắm”, chàng có ý trách nàng. Rồi chàng lo ngại mà thầm nghĩ
“Chắc là phụ hoàng đang lo lắng tìm ta ở trong cung. Không biết mọi người đang tìm
kiếm những nơi nào?” Mặt khác, chàng lại tự nhủ rằng: “Ta cũng thật lạ lùng (khi bị
cuốn hút bởi cô nàng này đến thế)! Công nương ở Rokujo hẳn là đang buồn bực lắm
đây. Ta có bị nàng oán hận thì cũng rất khổ tâm, nhưng điều đó âu cũng là chuyện
thường tình vậy”. Quả thật trước hết chàng thấy cảm thương (cho nàng Rokujo).
Nhưng chàng vẫn cảm thấy nàng Yugao ngây thơ trong trẻo là “đáng yêu” hơn hết.
“Tình cảm (của công nương) quá sâu đậm, cho nên người thân thiết với nàng 42 cũng
mong sao cho (sự đau khổ vì quá yêu) giảm bớt đi”, chàng thầm so sánh (công nương
với nàng Yugao hiện tại).

Vào khoảng nửa đêm, Genji vừa chợp mắt ít lâu thì thấy có một cô nàng rất đẹp
đang ngồi bên đầu giường. “Ta đã hết lòng yêu quý chàng đến thế, nhưng chàng chẳng
đoái hoài đến ta mà lại đi dan díu say mê một người tầm thường như thế này thì thật là
thái quá! Ta đau khổ và hết sức oán hận chàng!” Trong giấc mơ, chàng thấy cô nàng
40
Ý nói bị Ukon phát hiện rằng Koremitsu đã dẫn đường cho Genji đến gặp gỡ nàng Yugao.
41
Ý nói chuyện buồn về mối quan hệ của nàng với To no Chujo.
42
Ý nói là tình nhân của nàng, tức Genji.
16
kia nói thế và lay lay nàng Yugao đang nằm cạnh bên mình. Có cảm giác khó chịu khi
mình đang bị một cái gì đó tấn công, Genji choàng tỉnh giấc thì đèn thắp trong phòng
cũng vừa tắt phụt. Chàng cảm thấy bất an nên rút thanh kiếm dài ra đặt ở đầu giường
rồi gọi Ukon dậy. Ukon cũng có vẻ “sợ hãi” ghé lại gần chàng. “Hãy gọi người trực
đêm ở dưới nhà ngang, bảo anh ta thắp đèn mang lên nhé”, chàng ra lệnh. “Phải đi thế
nào đây, thưa ngài? Nhà tối quá!” Ukon nói. “Ôi dào, trẻ con quá đi thôi!” Genji khẽ
cười rồi vỗ hai bàn tay (để gọi). Âm thanh dội lại nghe có vẻ rất lạ lùng. Người trực
đêm, có lẽ vì không nghe tiếng vỗ tay, nên không thấy xuất hiện. Nàng Yugao thì
đang run cầm cập, khiến chàng lo lắng “không biết phải làm sao!” Nàng vã mồ hôi
đầm đìa và rơi vào trạng thái mê sảng.

“Có một sức mạnh đáng sợ nào đó đang quấy phá. Tình trạng này không biết sẽ
ra sao!” Ukon nói. “Nàng yếu ớt biết bao! Suốt ngày hôm nay nàng chỉ biết nhìn ngắm
bầu trời (nên hẳn là nàng rất sợ hãi trong đêm). Thật tội nghiệp cho nàng!” Genji thầm
nghĩ. Rồi chàng bảo Ukon: “Ta sẽ đi gọi người trực đêm. Nếu cứ vỗ tay để gọi thì âm
thanh dội lại sẽ gây ồn. Hãy cứ ở cạnh nàng tại đây và trông chừng nàng một lúc nhé”.
Chàng bảo Ukon xích lại gần nàng Yugao rồi đẩy cánh cửa phía Tây, thì thấy đèn thắp
dưới nhà ngang cũng đã tắt. Gió thổi vào nhè nhẹ. Người trực đêm đã ít mà đều đã say
ngủ cả rồi. Chỉ có một thanh niên còn trẻ tuổi là con của người trông giữ ngôi nhà,
vốn là người hầu cận thân thiết (của Genji), và một tiểu đồng thường hầu hạ trong
cung là tùy tùng thân tín của chàng. Khi chàng cất tiếng gọi thì (con của người trông
nhà) thức giấc và lên tiếng. “Hãy thắp đèn mang lên, rồi bảo tùy tùng của ta bật dây
cung43 và cất tiếng đánh động. Ở nơi vắng vẻ thế này mà các ngươi vẫn nghỉ ngơi
thoải mái được sao? Nghe nói có quan Koremitsu ghé đến, giờ đang ở đâu rồi?” Genji
hỏi.

“Lúc trước (Koremitsu) có đến nhưng đã ra về và có nhắn lại rằng “vì không có
mệnh lệnh gì (từ phía Genji) nên (ta về nhà) và sẽ quay lại đón ngài khi trời sáng”,
người hầu cận trả lời. Chàng thanh niên này vốn là lính canh trong hoàng cung nên bật
dây cung rất thành thạo, rồi vừa cất tiếng hô liên hồi “Lửa cháy, tránh ra!” vừa chạy
về phía khu phòng dành cho người trông nhà (để gọi bố sang). Nhớ đến nghi thức
trong cung, Genji đoán “có lẽ giờ này (lính canh trong hoàng cung) đã làm xong nghi
thức điểm danh trước chỉ huy44, đang bật dây cung và điểm danh tại vị trí canh gác”.
Nếu thế thì lúc này chắc là vẫn chưa đến nửa đêm. Chàng trở về phòng xem xét lại
tình hình thì thấy nàng Yugao vẫn nằm nguyên như trước, còn Ukon thì đang sấp ngay
bên cạnh.

43
Kéo căng dây cung rồi buông tay để tạo âm thanh như lúc bắn cung – một hành động trừ tà.
44
Nghi thức này thường được thực hiện lúc 10 giờ đêm.
17
“Sao thế này? Lại hoảng sợ đến phát ốm rồi ư? Nhà ở đây hoang vu nên đáng sợ
vì có thể hồ ly xuất hiện “quấy phá con người”. Nhưng có ta bên cạnh thì những loài
yêu tinh ấy không phá hại được đâu”, chàng nói rồi gọi Ukon dậy.

“Ôi, đúng là khó ở thật! Vì quá mệt nên tôi mới nằm sấp như vậy, thưa ngài.
Không biết phu nhân còn mệt mỏi và hoảng sợ đến đâu!” Ukon thưa với chàng.

“Đúng thế thật. Không biết vì sao nàng lại bị trấn áp thế này?” Chàng nói và rờ
rẫm xem tình trạng của nàng ra sao, thì thấy nàng không còn thở nữa. Chàng lay gọi
nhưng cơ thể nàng cứ lả oặt và không còn sinh khí. Chàng rụng rời cả chân tay khi
thầm nghĩ “nàng ngây thơ giống hệt trẻ con nên có lẽ đã bị ma quỷ bắt mất hồn”. (Lúc
đó thì người hầu cận) mang đèn đến. Ukon cũng gần như không còn cử động được nên
Genji kéo bức rèm ngay cạnh đấy che lại (để người hầu không trông thấy nàng
Yugao).

“Nào, mang đèn lại gần đây”, chàng bảo. Nhưng vì chưa từng được phép đến
trước mặt Genji nên người hầu cận ngần ngại không dám bước vào phòng.

“Cứ mang lại đây nào! (Giữ lễ cũng phải) tùy trường hợp chứ”, Genji bảo người
hầu cận đưa đèn lại gần (để quan sát), thì thấy trên đầu giường có một bóng người
trông giống cô nàng mà chàng đã nhìn thấy trong mơ vừa vụt biến. “Trong những
chuyện kể đời xưa cũng có nói đến tình trạng này”, Genji nghĩ thầm và vô cùng sợ
hãi, hoang mang. Nhưng trước mắt, chàng còn phải lo lắng chuyện “nàng (Yugao) có
mệnh hệ gì chăng?” Trong lúc bấn loạn, Genji chưa kịp nghĩ cho bản thân mình mà cứ
nằm xuống bên cạnh nàng Yugao lay gọi “Dậy đi nào!”, nhưng cơ thể nàng cứ lạnh
dần và nàng đã tắt thở thật sự. Tình thế (lúc này) thật vô phương cứu chữa. Và cũng
chẳng có người nào đáng tin cậy để giúp cho chàng biết “nên xử lý mọi chuyện thế
nào”. Chàng thầm ước giá mà tìm được ai đó như pháp sư có thể giúp đỡ trong chuyện
này để chàng nhờ cậy. Tuy tỏ ra cứng cỏi như thế nhưng tâm hồn (Genji) vẫn còn non
trẻ, nên trước hình hài không còn sinh lực (của nàng Yugao) thì chàng bấn loạn không
biết phải làm thế nào, bèn ôm chặt lấy nàng mà gọi: “Nàng ơi, hãy sống lại đi nào!
Đừng bắt ta phải nhìn đôi mắt nàng u sầu đến thế!” Nhưng cơ thể nàng đã nguội lạnh
và khí sắc nhợt nhạt hẳn đi. Ukon từ nãy cứ phấp phỏng trong lòng vì “sợ quá!”, (khi
nhận ra nàng Yugao đã chết thì) sực tỉnh và khóc lóc vô cùng thảm thiết. Chợt nhớ
đến chuyện đã từng có con quỷ đến uy hiếp vị quan đại thần nào đó ở điện phía nam45
(mà rốt cuộc lại còn bị viên quan kia mắng đuổi), Genji cảm thấy trong lòng cứng cỏi
hơn một chút, bèn nói với Ukon: “Tuy thế nhưng nàng chưa tuyệt mệnh hẳn đâu.
Tiếng khóc trong đêm thế này nghe thật là đáng sợ. Ngươi đang làm ồn đấy!” (Nói
vậy) nhưng trong lòng chàng đang thảng thốt hoang mang. Chàng cho gọi người hầu
cận ban nãy đến.

45
Một kiến trúc nằm ở khu trung tâm của hoàng cung Nhật Bản thời Heian.
18
“Vì ở đây có người bị yêu quái tấn công, đang vật vã đau đớn, nên ngươi hãy
bảo tùy tùng của ta nhanh chóng đến nhà quan Koremitsu gọi ông ấy đến đây. Bên ấy
hình như đang có cả ngài Azari, nên phải dặn tùy tùng nói nhỏ (với Koremitsu) bảo
ông ta đưa cả (ngài Azari) đến. Đừng nói lớn tiếng kẻo nhũ mẫu của ta biết chuyện.
Nếu nhũ mẫu mà biết được thì sẽ không tha thứ cho ta trong chuyện này đâu”, chàng
dặn dò người hầu cận nhưng cảm xúc vẫn đang nghẹn lại trong lòng. Nghĩ rằng mình
đã đưa nàng vào cõi hư vô, chàng càng thêm đau khổ và cảm thấy mọi thứ nặng nề
không thể nào tả được.

Dường như lúc này đã quá nửa đêm vì gió đã bắt đầu thổi mạnh hơn một chút.
Tiếng gió hú âm âm phía rừng thông nghe càng rõ rệt cùng với tiếng kêu khô khan,
trống vắng của một loài chim lạ. “Tiếng cú rúc là như thế này chăng”, chàng tự nhủ.
Nghĩ đi nghĩ lại thì nhận ra ở mọi phía quanh đây đều hoang vắng cô liêu, chẳng hề có
tiếng người. “Sao ta lại chọn một nơi quạnh quẽ thế này cơ chứ?” Chàng ân hận
nhưng chẳng biết làm sao. Ukon thì mất cả tinh thần, cứ tựa sát vào Genji mà run rẩy
như sắp chết. “Lại thế nào nữa đây?” Genji lo lắng ôm lấy Ukon, trong lúc chàng cũng
đang rối bời hoảng hốt. (Ở đây) ta chỉ có một mình, chẳng tìm được người nào nhanh
nhẹn, tháo vát (để mà trông cậy). Có ánh đèn le lói sáng lên trong khoảng không gian
(mà Genji cảm thấy) tối mờ phía trên bức bình phong ngăn giữa gian phòng phía Tây
và phòng chính, rồi ở góc này góc khác trong phòng. Rồi chàng nghe thấy có tiếng
bước chân nằng nặng từ phía sau tiến đến. Chàng thầm mong “giá Koremitsu đến
được ngay lúc này”. Nhưng vì không biết Koremitsu hiện đang ở đâu nên lúc ấy tùy
tùng của chàng còn đang phải hỏi han tìm kiếm từ nơi này sang nơi khác. Chàng cảm
thấy khoảng thời gian phải chờ đợi cho đến khi trời sáng như dài cả nghìn đêm. Mãi
rồi cũng nghe văng vẳng có tiếng gà gáy sáng. “Không biết duyên nợ kiếp trước ra sao
mà ta lại gặp cả chuyện nguy hiểm đến tính mạng thế này. Tuy là chuyện tình cảm mà
chính ta đã gây ra, nhưng chuyện như vậy mà lại gặp kiểu báo ứng vô cớ và kỳ lạ đến
thế thì chắc cũng giống như những chuyện lạ lùng mà người đời vẫn truyền tụng cho
nhau từ trước và sẽ còn kể lại đến đời sau. Chuyện đã xảy ra trên đời thì dù có giấu
giếm thế nào cũng đến tai mọi người ở trong cung, rồi từ đó sẽ thành chuyện đàm tiếu
của người đời, và chắc hẳn sẽ là chuyện mua vui cho đám gia nhân không biết cách
giữ mồm giữ miệng. Cứ thế rồi sớm muộn ta cũng bị mang tiếng xấu như một kẻ điên
rồ”, chàng miên man nghĩ ngợi. Rồi rốt cuộc Koremitsu cũng đến. Thường thì chàng
luôn kề cận và làm theo yêu cầu của Genji bất kể lúc nửa đêm hay khi rạng sáng, thế
nhưng đêm nay chàng đã không túc trực để hầu hạ mà còn đến muộn ngay cả khi
Genji đã cho tùy tùng đến gọi, nên hoàng tử “giận lắm” nhưng vẫn cho gọi vào phòng.
Genji định nói chuyện (của ngày hôm qua) nhưng nỗi buồn chán trong lòng khiến
chàng không thể nói nên lời lúc ấy. Ukon biết có quan Koremitsu đến thì chợt nhớ lại
chuyện (Genji gặp gỡ nàng Yugao) lúc ban đầu và bật khóc, làm cho Genji cũng
không thể nén lòng được nữa. (Cho đến lúc ấy) chàng vẫn một mình tỏ ra cứng cỏi và
19
ôm chặt lấy Ukon (để trấn an) nhưng khi Koremitsu đến thì chàng thở hắt ra (vì giảm
bớt căng thẳng) và chợt thấy lòng buồn vô hạn. Suốt một lúc lâu, chàng cứ khóc nức
nở không cầm được nước mắt. Khi đã bình tâm lại phần nào, chàng mới bảo:

“Ở đây đã xảy ra một chuyện vô cùng kỳ quái. Nói là “kinh khủng” cũng vẫn
chưa diễn tả chính xác những gì đã xảy ra. Trong trường hợp có người đột tử thì
thường “phải tổ chức lễ đọc kinh”, nên ta muốn “thực hiện nghi lễ ấy” và cũng muốn
tổ chức cả lễ dâng lời cầu nguyện (để phục sinh cho người mới chết), vậy ngươi có thể
mời sư Azari vào đây giúp ta không?”

“Hôm qua sư đã lại lên núi (ẩn tu) rồi ạ. Nhưng lại có chuyện lạ lùng hy hữu đến
thế chăng? Trước đây phu nhân có lúc nào đặc biệt thấy khó ở không, thưa ngài?”

“Không có chuyện (trầm trọng) đến thế đâu”.

Dáng vẻ chàng trong khi than khóc trông càng đẹp và hết sức đáng thương,
khiến người chứng kiến46 cũng cảm thấy đau lòng mà bật khóc nức nở. Dẫu sao,
những người có tuổi thì đã quen với mọi chuyện xảy ra ở đời nên khi gặp trắc trở bất
ngờ còn có thể vững vàng bình tĩnh. (Nhưng ở đây) cả hai 47 đều còn trẻ nên lúng túng
không biết nên xoay sở thế nào.

“Tốt nhất là không nên để cho những người trông nhà ở đây biết chuyện. Bản
thân họ là chỗ thân cận (với ta), nhưng biết đâu quanh họ còn có những người thân
hay làm lộ chuyện vì nói năng khinh suất. Trước mắt ta phải rời khỏi ngôi nhà này
thôi ạ”, Koremitsu thưa với Genji.

“Nhưng liệu có nơi nào kín đáo hơn ngôi nhà này không?” Genji hỏi.

“Quả đúng là như thế ạ. (Nếu đưa về) ngôi nhà bên ấy 48 thì các thị nữ trong nhà
sẽ không chịu đựng nổi chuyện buồn mà khóc lóc ầm lên, lại thêm hàng xóm đông
đúc và có nhiều người nhà quê hay bàn tán những chuyện xấu ở đời, nên mọi chuyện
sẽ lan truyền thành lời đồn đại mất. Tuy nhiên, chùa trên núi thường là nơi tổ chức
những nghi lễ kiểu này49 nên sẽ không bị người đời chú ý”, Koremitsu toan tính mọi
chuyện, rồi lại bảo:

“Có một thị nữ mà tôi khá thân thiết trước đây đang xuất gia tu hành ở vùng núi
Higashi. Ta hãy đưa (thi hài) đến đó vậy. Ni sư sống ở đó vốn là nhũ mẫu của cha tôi

46
Tức Koremitsu.
47
Chỉ Genji và Koremitsu.
48
Tức ngôi nhà nàng Yugao đang ở.
49
Ý nói lễ cầu kinh hoặc lễ tang.
20
nên là người đã rất cao tuổi. Tuy xung quanh cũng có nhiều nhà dân nhưng (nơi mà ni
sư đang sống) thì rất là tĩnh lặng”.

Rồi tranh thủ lúc trời tờ mờ sáng, họ đưa xe vào sát gian phòng ngủ. Vì Genji
không thể ôm thi hài người quá cố trên xe được, nên chàng cho đặt thi hài trong tấm
đệm rồi để Koremitsu mang lên xe. Trông nàng thật nhỏ bé và xinh xắn, không hề gợi
cảm giác ghê sợ. Vì xếp đặt không thật sự chỉn chu nên có một món tóc còn rơi ra bên
ngoài. Genji nhìn thấy thế thì chứa chan nước mắt vì “đau xót, khổ tâm”. Chàng
những muốn “trông theo nàng đến phút cuối cùng” nhưng Koremitsu khuyên: “Xin
ngài hãy mau chóng lên ngựa trở về Nijo, trong lúc mọi người còn chưa ồn ào nhộn
nhịp (khi thức giấc)”. Koremitsu để Ukon ngồi trên xe (bên cạnh thi hài), trao ngựa
cho Genji rồi kéo cao chỗ buộc ở ống quần, đi theo sau cỗ xe. Một mặt, chàng cảm
thấy đây là một lễ tang kỳ quặc mà mình không thể nào nghĩ đến, nhưng mặt khác khi
nhìn thấy Genji quá đau khổ (trước cái chết của nàng Yugao) thì chàng sẵn sàng hy
sinh bản thân để đi (theo cỗ xe lên vùng núi). Genji một mình về đến Nijo trong lúc
tinh thần còn hoang mang thảng thốt. Mọi người trong nhà (nhìn thấy thế) thì xôn xao
nói: “Không rõ ngài mới ở đâu về. Trông sắc diện có vẻ sầu thảm quá!” Genji vội lánh
vào buồng ngủ, vừa nén tiếng trống ngực vừa cảm thấy đau khổ vô cùng. “Sao ta
không lên xe mà đi cùng nàng nhỉ? Nếu mà tỉnh dậy thì không biết nàng sẽ nghĩ thế
nào? Chắc nàng đau khổ lắm vì cho rằng ta đã bỏ mặc nàng mà trở gót ra đi”. Trong
lúc lòng dạ rối bời, chàng đã thương tiếc cho nàng (và tự trách mình như vậy), và cảm
xúc trong lòng cứ dâng lên như thể muốn trào thoát ra ngoài. Chàng cảm thấy nhức
đầu và hơi sốt, nên càng khổ sở và bấn loạn vô cùng. “Cứ vô vọng thế này thì ta cũng
đến chết mất thôi!” Chàng nghĩ. Các thị nữ (ở Nijo) lấy làm lạ vì mặt trời đã lên cao
mà Genji chưa dậy, nên đến khuyên chàng nên dùng cháo buổi sáng. Chàng vẫn đang
âm thầm cô độc trong đau khổ, thì có sứ giả (từ trong cung) được phái đến hỏi thăm.
Hôm qua (sứ giả) không tìm thấy Genji nên nhà vua có vẻ rất lo lắng. Các con trai của
quan Sadaijin đều vâng mệnh nhà vua đến hỏi thăm, nhưng Genji chỉ gọi riêng To no
Chujo lại. “Ngài cứ đứng như thế nhưng hãy xích lại gần đây một chút”, Genji nói,
trong lúc vẫn ẩn mình sau tấm rèm50:

“Nhũ mẫu của tôi hồi tháng năm bị ốm khá nặng, đã xuống tóc và thụ giới làm
ni, và có lẽ nhờ công đức ấy mà có phần hồi phục. Nhưng gần đây người lại trở bệnh
và yếu hẳn đi. Người có lời nhắn rằng rất mong tôi “đến thăm lần nữa”. Vì là người
thân thiết với tôi từ thuở bé, nên tôi biết rằng (nếu không đến thăm) lúc người sắp rời
bỏ cuộc đời thì hẳn người sẽ “giận tôi là kẻ vô tình bạc nghĩa”, và tôi sang bên ấy mới
về. Trong nhà bên ấy có một người hầu bị ốm, vừa được đưa ra khỏi nhà 51 thì chết.

50
Theo phong tục thời kỳ này, mọi người tránh tiếp xúc, gần gũi nhau trong lúc đang đau ốm hoặc đang bị uế
tạp. Genji không được khỏe nên không trực tiếp gặp mặt các sứ giả và To no Chujo.
51
Theo phong tục thời kỳ này, khi người hầu trong nhà bị ốm nặng thì được đưa về nhà cha mẹ trước khi chết.
21
Tôi trộm nghe (gia nhân nói) rằng vì ngại (lúc tôi đang có mặt) nên phải đợi một ngày,
đến tối mới đưa thi hài về (cho gia chủ). Biết rằng “lúc trong cung đang có nhiều thần
linh, (nếu bị uế tạp mà vào cung) thì không tốt”, nên tôi e ngại mà không trở về cung
(ngày hôm qua). Rồi sáng nay có lẽ tôi bị cảm nên nhức đầu kinh khủng và cảm thấy
khó chịu vô cùng, nên đành thất lễ với ngài (khi nói chuyện qua bức rèm ngăn) vậy”.

Nghe Genji nói thế, Chujo bảo:

“Nếu là chuyện như thế thì chúng tôi sẽ tấu trình lại với hoàng thượng như ngài
đã kể. Tối qua (trong cung) có tổ chức chơi nhạc, hoàng thượng đã lo lắng cho tìm
ngài, (và vì không tìm thấy) nên người càng có vẻ lo ngại lắm!” Chujo nói thế rồi
đứng lên dợm quay đi, nhưng lại nói thêm rằng: “Nhưng mà ngài đã gặp chuyện uế
tạp nào vậy? Những chuyện ngài đã kể xem ra khó mà có thể tin”.

Genji giật thót (nhưng vẫn bảo rằng):

Ngài không cần giãi bày chi tiết mà cứ tấu trình rằng ta vì gặp chuyện uế tạp bất
ngờ (nên chưa về cung được). Tôi vô cùng thất lễ và vô phép trong chuyện này”.

Tuy tỏ ra thản nhiên như thế nhưng (lúc ấy) trong lòng Genji cảm thấy chán
chường không muốn nói gì thêm nữa, vì lại nhớ đến chuyện buồn. Vì đang rất đỗi khổ
tâm nên chàng chẳng muốn gặp ai. (Tuy vậy), chàng vẫn cho gọi quan Kura’udo 52 để
nhờ tấu trình nghiêm túc với phụ hoàng lý do chàng vắng mặt. Chàng cũng cho người
gửi thư đến quan Sadaijin để thưa rằng vì gặp chuyện không hay nên chưa đến trình
diện được.

Lúc chiều tối thì Koremitsu đến (Nijo). Vì Genji thoái thác với lý do “đang bị uế
53
tạp” nên mọi người đến hỏi thăm chỉ đứng lại (bên ngoài rèm) một lúc rồi ra về, và
(Nijo) có vẻ không đông người cho lắm. Genji gọi Koremitsu đến gần.

“Mọi chuyện thế nào rồi? Đã biết là “không cứu vãn được” ư?” Chàng hỏi và
đưa ống tay áo lên lau nước mắt. Koremitsu cũng khóc mà thưa rằng:

“Đúng là bây giờ không thể nào vãn hồi được nữa. Dù (tôi) có ẩn mình (trên núi
ấy) mà đợi mãi thì cũng chẳng ích gì. Ngày mai lại là ngày tốt nên tôi đã giãi bày mọi
chuyện với một lão tăng cao đạo vốn là chỗ thân thiết (để nhờ lo liệu đám tang)”.

“Thế còn cô gái đi cùng thì sao?” Genji lại hỏi.

“Cô ấy cũng chưa chắc có thể hồi phục ạ. Cô cứ bấn loạn vì cho rằng “mình phải
đi theo phu nhân”. Sáng nay mọi người còn trông thấy cô ấy “định nhảy xuống hẻm

52
Tức em trai của To no Chujo.
53
Ý nói không thể giáp mặt người khác trực tiếp.
22
núi (để tự sát)”. Cô bảo rằng “muốn báo tin cho người nhà (của nàng Yugao)” nhưng
tôi đã khuyên rằng “hãy cứ bình tĩnh ít lâu. Mọi việc đều cần phải suy xét cẩn thận”
nên có vẻ như (cô ấy) cũng nguôi dịu phần nào”.

Nghe Koremitsu nói thế, Genji cảm thấy “thật tội nghiệp” (cho nàng Ukon).

“Ta cũng đang cảm thấy rất khó ở, chẳng biết rồi đây sẽ ra sao54”, chàng nói.

“Phải chăng vẫn còn có điều gì khiến ngài lo lắng và phiền muộn? Mọi chuyện
xảy ra đều theo lẽ đời hết cả55. Vì lo sợ “mọi người biết chuyện” nên Koremitsu này
đã đích thân dàn xếp ổn thỏa cả rồi”, Koremitsu thưa.

“Đúng thế thật. Ta cũng nghĩ mọi chuyện là như thế 56, nhưng ta vì một chút lòng
si mê hời hợt mà khiến cho người khác phải thiệt thân thì không khỏi bị người đời chê
trách. Điều đó làm cho ta khổ sở vô cùng. Đừng để cho nàng Shosho 57 (và những
người xung quanh) biết chuyện đã xảy ra. Nhũ mẫu lại càng hay phê phán những
chuyện thế này, nếu người mà nghe chuyện thì ta xấu hổ không thể nào tả hết”, Genji
dặn dò cẩn thận.

“(Không chỉ với nhũ mẫu Daini mà) với cả các vị pháp sư, (để không bị lộ bí
mật), tôi cũng đã giải thích mọi chuyện với họ theo cách khác”.

Nghe Koremitsu thưa chuyện, Genji đã thấy yên tâm được phần nào. Còn những
thị nữ trong nhà loáng thoáng nghe chuyện (giữa hai người) thì xì xào thắc mắc với
nhau: “Không biết có chuyện gì mà kỳ lạ thế nhỉ? (Ngài Genji) bảo là bị vướng uế tạp
nên không vào cung. Rồi (hai ngài) lại thì thầm than thở với nhau thế này”.

“Chuyện ngày mai ngươi cũng phải lo chu đáo nhé”, Genji dặn Koremitsu về
việc lo liệu đám tang.

“Có chuyện gì đáng phải lo lắng đâu, thưa ngài? Vì lần này có phải là tang lễ
hoành tráng gì đâu ạ”, Koremitsu nói rồi đứng lên (chuẩn bị ra về), nên Genji càng
cảm thấy đau buồn vô hạn.

“Có lẽ ngươi cho rằng “không tiện”, nhưng bây giờ nếu không được nhìn thấy
thi hài nàng (lần cuối) thì lòng ta không thể nào yên, nên ta sẽ dùng ngựa mà đi vậy”.

Nghe Genji nói thế, Koremitsu cho là “việc chẳng hợp lẽ chút nào”, nhưng vẫn
thưa:
54
Ý nói có thể không sống nổi.
55
Ý nói mọi chuyện đều có nguyên nhân từ kiếp trước.
56
Nghĩa là do định mệnh.
57
Tức em gái của Koremitsu, con của nhũ mẫu Daini.
23
“Ngài đã lo nghĩ đến vậy thì biết làm thế nào đây! Nếu thế thì (bây giờ) chúng ta
nên đi sớm rồi trở về trước lúc nửa đêm vậy”.

Genji đổi sang loại trang phục đi săn thường dùng cho những chuyến đi bí mật
dạo gần đây rồi (cùng với Koremitsu) chuẩn bị ra đi. Trong lòng Genji vẫn đang sầu
muộn, đau thương đến mức khó mà chịu nổi, và chàng thầm lo rằng, mình đi vào con
đường trái khoáy thế này58, không biết có phải gặp chuyện gì nguy hiểm đáng sợ nữa
hay không, nhưng rồi không có cách nào xoa dịu được nỗi đau khổ trong lòng nên
chàng đành phải chịu đựng nỗi bất an mà thầm nhủ “chỉ còn một dịp cuối cùng này
mà thôi, nếu ta không đến nhìn mặt nàng lần cuối thì chẳng bao giờ được nhìn thấy
nàng trên cõi đời này nữa”, rồi cùng với Koremitsu và viên tùy tùng quen thuộc rời
khỏi Nijo. Đường đi xa thẳm.

Trăng mười bảy đã lên. Lúc đi qua bãi sông (Kamo), ngọn đèn thắp trước xe chỉ
sáng lờ mờ, nhưng khi nhìn thấy vùng Toribeno 59 chàng chẳng hề có cảm giác sợ hãi
mà cứ đăm đăm với những lo nghĩ rối rắm trong lòng, mãi đến lúc xe lên đến tận nơi.
Quang cảnh ở vùng này thật là quạnh quẽ. Nơi dành cho việc tu hành và thờ cúng
được dựng kề bên gian nhà gỗ, trông ảm đạm vô cùng. Ngọn đèn (từ bàn thờ Phật) hắt
ra chút ánh sáng lờ mờ le lói. Chỉ nghe vẳng ra từ gian nhà tiếng một cô gái khóc. Phía
ngoài có vài ba vị pháp sư vừa trò chuyện với nhau vừa cố gắng hạ giọng thật thấp khi
niệm Phật. Những ngôi chùa xung quanh đều đã xong lễ tụng kinh lúc đầu hôm và
không gian trở nên vô cùng tĩnh mịch. Riêng về phía chùa Kiyomizu thấy có nhiều
ánh đèn và nhiều bóng người thấp thoáng. Nghe tiếng đọc kinh thanh thoát của vị cao
tăng vốn là con trai của ni sư ở nơi này, Genji lại khóc đến cạn khô dòng lệ. Bước vào
gian nhà thì thấy Ukon đặt cây đèn quay vào trong vách, đang nằm quay lưng về phía
thi hài, sau một tấm bình phong (ngăn cách giữa Ukon và thi hài nàng Yugao), trông
(tình cảnh của nàng) “xiết bao sầu thảm”. Chàng không hề có cảm giác ghê sợ trước
thi hài, chỉ thấy nàng vẫn xinh xắn đáng yêu, không thay đổi chút nào (so với khi còn
sống). Chàng nắm lấy tay nàng:

“Hãy cho ta được nghe tiếng nói của nàng thêm lần nữa. Chẳng biết định mệnh
của nàng ra sao (mà xảy ra chuyện thế này). Mới gặp nàng ít lâu mà ta đã dành cho
nàng tất cả yêu thương từ tận đáy lòng. Nàng bỏ ta mà đi như thế khiến cho ta thảng
thốt và vô cùng sầu não”, chàng than vãn hết lời và khóc lóc thảm thiết khôn nguôi.
Các vị hòa thượng không biết gì về thân thế (của Genji và nàng Yugao) cũng thấy
(tình cảnh đáng thương đến mức) “lạ lùng”, nên mọi người đều rơi nước mắt vì
thương cảm.

58
Ý nói đang làm chuyện không hợp đạo lý.
59
Toribeno là tên gọi của vùng đất phía Tây ở chân núi Higashiyama, thuộc thành phố Kyoto ngày nay. Vùng
này thời Heian có nghĩa trang và nơi làm lễ hỏa táng.
24
Genji bảo Ukon “Thế này thì nàng hãy (cùng ta) về Nijo vậy”.

“Đã bao nhiêu năm, từ thuở còn thơ bé tôi đã gắn bó cùng phu nhân, không hề
rời xa nhau dù chỉ trong thoáng chốc. Giờ đột nhiên phải chia tay vĩnh viễn với người,
tôi còn biết phải về nơi nào nữa! (Vả chăng) tôi cũng nên báo tin cho người nhà của
phu nhân nữa chứ. (Người ra đi) đã khiến tôi vô cùng đau khổ, nhưng nếu bị người
thân của phu nhân làm to chuyện (vì có liên quan đến cái chết của người) thì tôi lại
càng khổ sở hơn gấp mấy lần”, Ukon khóc nức nở khi thưa chuyện, “Tôi chỉ muốn
hòa mình vào làn khói (khi hỏa táng thi hài) mà đi theo người (sang bên kia thế giới)!”

“(Những điều nàng nói) quả thật rất hợp tình, nhưng lẽ đời vốn là như thế đấy 60.
Chuyện biệt ly chẳng bao giờ là không sầu khổ. Dù chấm dứt cuộc sống lúc này hay
lúc khác thì mỗi người đều có một cuộc đời giới hạn. Vì vậy nàng hãy tìm cách giải
khuây và hãy trông cậy vào ta (trong quãng đời còn lại)”, Genji nói những lời an ủi
Ukon, nhưng chàng lại tiếp lời “Tuy nói được những lời như thế nhưng chính bản thân
ta cũng chẳng còn lòng dạ nào mà ở lại trên cõi đời này nữa!” Trông chàng cô độc và
trống trải vô cùng. Koremitsu lên tiếng:

“Có lẽ trời cũng sắp sáng rồi. Xin ngài hãy nhanh chóng quay về (Nijo)”.

Nghe vậy, Genji, trong lúc cứ ngoảnh nhìn (về phía thi hài nàng Yugao) với nỗi
buồn đau tràn ngập trong lòng, đành lui gót. Đường về ướt đẫm sương khuya, lại thêm
sương mù buổi rạng đông giăng kín, (khiến cho Genji) tâm thần mông lung không còn
nhận ra mình đang đi ở quãng đường nào. Nhớ lại hình ảnh nàng (Yugao) với dáng
nằm giống hệt khi còn sống, trên mình vẫn còn khoác tấm áo màu hồng của chàng khi
hai người đổi áo cho nhau (trong ngôi nhà vắng người hôm trước), trên bước đường về
chàng cứ luôn tự hỏi “không biết (giữa đôi ta) có duyên nợ thế nào?” Vì (Genji) ngồi
trên lưng ngựa cũng không được vững vàng nên Koremitsu lại hộ tống chàng (trở về
Nijo). Khi đi đến quãng đường đê thì chàng bị trượt ngã và tâm thần trở nên bấn loạn.
“Đường đi như thế này thì chắc ta phải trở thành kẻ ăn gió nằm sương mất! Ta linh
cảm rằng mình sẽ không còn trở về (Nijo) được nữa!” Nghe chàng nói thế, Koremitsu
cũng tâm trạng rối bời, thầm nghĩ: “Mình điên rồ quá đi mất! Lẽ ra (ngài Genji) có nói
thế nào đi nữa thì cũng không được đưa ngài vào con đường (hiểm trở khó đi) thế
này”. Vì trong lòng bất an nên tuy đã rửa tay bằng nước sông và cầu nguyện đức Quan
âm ở chùa Kiyomizu mà đầu óc vẫn mịt mờ rối loạn. Genji cũng cố gắng tự lay tỉnh
và thầm niệm Phật trong lòng, rồi nhờ sự trợ giúp của Koremitsu mà trở về đến Nijo.
Các thị nữ trong nhà phàn nàn về chuyện Genji hay ra ngoài lúc đêm khuya với dáng
vẻ rất đáng ngờ: “Đúng là chuyện khó mà chấp nhận. Dạo gần đây (ngài Genji) đặc
biệt thường hay đi vắng, (cứ như đang có điều gì) thắc thỏm không yên. Đang lúc

60
Ý nói cuộc đời vốn vô thường.
25
thường đi ra ngoài như thế thì hôm qua ngài lại có vẻ sầu não một cách khác thường,
vậy mà không hiểu sao (đêm nay) ngài vẫn cứ tiếp tục đi loanh quanh như thế?”

Genji cứ nằm suốt trong nhà (ở Nijo), có vẻ đau đớn và mệt mỏi vô cùng, rồi sau
hai, ba ngày thì trông chàng gầy yếu đi quá đỗi. Nhà vua nghe tin thì lo lắng thở than
khôn tả xiết. Nhiều vị tăng sư (được lệnh) cho tiến hành lễ tụng kinh cầu nguyện
không lúc nào ngừng nghỉ. Không thể tả hết (không khí bận rộn) vì các nghi thức cúng
tế, trừ tà. Vì hoàng tử vốn có dung mạo tuấn tú đến mức cứ như là điềm gở, nên thiên
hạ cứ xôn xao lo lắng, rằng “Biết đâu người chẳng ở lại lâu trên thế gian này”. Trong
lúc đau đớn và sầu não như vậy, Genji vẫn cho gọi Ukon đến, giao cho nàng công việc
hầu hạ thân cận ngay trong cung phòng chàng ở. Koremitsu cũng hoang mang lo lắng
nhưng cố dằn lòng. Nghĩ rằng nàng thị nữ kia “không nơi nương tựa” (vì nữ chủ nhân
đã mất), (Koremitsu) cố gắng động viên, giúp đỡ nàng (trong công việc hầu hạ ở
Nijo). Thỉnh thoảng vào những lúc cảm thấy dễ chịu, Genji lại cho gọi Ukon đến nhờ
việc này việc khác, nên nàng trở thành thị nữ đặc biệt thân cận với chàng. Nàng
thường mặc trang phục màu đen61. Tuy không phải là người có dung nhan nổi bật
nhưng (Ukon) cũng là một cô gái trẻ trung và khá ưa nhìn.

“Bị cuốn vào mối duyên lạ lùng và ngắn ngủi (với nàng Yugao), dường như ta
cũng không còn đủ sức mà sống tiếp trên cõi đời này. Cám cảnh nàng cô độc vì mất
chỗ nương tựa bấy lâu, ta trộm nghĩ “nếu đời ta còn dài thì sẽ đỡ cho nàng nhiều
việc”, để mong giúp nàng khuây khỏa phần nào. Nhưng chẳng bao lâu nữa ta cũng đi
theo nàng ấy thì (cảnh ngộ của nàng) quả thật đáng thương!” Genji vừa khóc vừa thủ
thỉ tâm tình, trông chàng rất yếu ớt nên Ukon tạm thời gác lại chuyện đã không còn
cách vãn hồi62 và chỉ lo (nếu chẳng may hoàng tử mà có mệnh hệ nào thì sẽ là chuyện)
“đáng tiếc biết bao nhiêu!” Mọi người trong tư dinh (Nijo) đều cuống cuồng lo lắng
(vì Genji lâm bệnh). Các sứ giả của nhà vua thì vội vàng tất bật hơn còn cả mưa tuôn.
Được tin phụ hoàng đang rối bời sầu não, Genji cảm thấy hổ thẹn vô cùng nên cũng
cố gắng để gượng lên đôi chút. Quan Sadaijin cũng tất bật lo việc chăm sóc (Genji),
hàng ngày đều quá bộ đến (Nijo) trông coi các nghi thức tụng kinh, cầu nguyện. Phải
chăng (những nghi thức được tiến hành) có phần hiệu nghiệm, nên sau hơn hai mươi
ngày bệnh tình trầm trọng thì cơn đau đã gần như chấm dứt (và tình hình sức khỏe của
Genji) có vẻ khá dần lên. Khi hết thời hạn kiêng kỵ (vì tiếp xúc với thi hài nàng
Yugao)63 cũng là lúc chàng khỏe lên đôi chút, vả lại vì đã làm cho phụ hoàng lo lắng
bấy lâu nên tối hôm ấy Genji buộc lòng phải trở về cung thất của chàng trong nội điện.
Quan Sadaijin dùng xe của ngài đến rước chàng về tư dinh, rồi dặn dò kỹ lưỡng
chuyện kiêng kỵ ra sao (khi vừa khỏi bệnh), có vẻ cẩn trọng vô cùng. Genji thì suốt
61
Vì đang lúc có tang.
62
Ý nói chuyện nàng Yugao đã chết.
63
Theo chú thích trong nguyên tác thì khoảng thời gian kiêng kỵ là 30 ngày.
26
hồi lâu vẫn cảm thấy cứ như mình không phải là mình, như là mình đã được tái sinh
vào một thế giới khác (trong mơ) vậy.

Vào khoảng hai mươi tháng chín thì (bệnh tình của chàng) đã thuyên giảm hẳn.
Chàng gầy đi khá nhiều và trông càng ảo não phong tình rất mực, thường nhìn xa vắng
bâng quơ rồi bật lên tiếng lòng thổn thức. Các thị nữ của chàng trông thấy liền bàn tán
với nhau. Cũng có người cho rằng “Chắc là ngài vẫn còn bị yêu quái theo quấy phá”.
Genji cho gọi Ukon đến trong một buổi chiều muộn thanh bình, rồi mở lời tâm sự: “Ta
thật sự lấy làm thắc mắc. Tại sao nàng ấy cứ một mực giấu giếm “không cho người
khác biết” (tên)? Cho dù nàng có thật sự là một “kẻ lưu lạc vô danh tính” 64 đi chăng
nữa, thì việc giấu tên và giữ kẽ khi đã biết rõ tình cảm của ta (đối với nàng) quả thật
đáng buồn biết bao nhiêu!”

“Có lẽ phu nhân chẳng có lý do đặc biệt nào để phải giấu kỹ (tên tuổi) với ngài
đâu. Chắc hẳn phu nhân cũng định vào dịp nào đấy sẽ thổ lộ với ngài danh xưng hèn
mọn. Ngay từ dạo ban đầu (gặp gỡ) phu nhân đã thấy mọi chuyện hết sức lạ lùng, và
bảo rằng “không dám nghĩ chuyện này là sự thật”. Phu nhân bảo “tuy người giấu tên
nhưng ta cũng thầm đoán được danh phận của người”, nhưng rồi lại buồn bã nghĩ rằng
“không nên để lộ danh tính vì chắc gì người đã thật lòng với ta đâu”, Ukon kể chuyện.

“Rõ là (hai người) toàn căng thẳng vì những chuyện không đâu. Ta chẳng hề có
ý định giấu nàng điều gì cả. Chẳng qua vì thiếu kinh nghiệm (về chuyện đời) nên ta cứ
sợ mình đang làm những điều sẽ bị người đời phê phán. Trước hết ta sợ bị phụ hoàng
nhắc nhở, rồi còn rất nhiều điều phải cẩn trọng (với xung quanh). Ở địa vị của ta, chỉ
cần buông lời đùa cợt thoáng qua cũng có thể bị thế gian nhỏ hẹp này xôn xao đàm
tiếu. Ta rất buồn lòng khi nhớ lại rằng “từ buổi chiều (đánh tiếng) thoáng qua lần nọ,
ta đã bị cuốn hút một cách lạ lùng, đã bất chấp tất cả để được gặp nàng (Yugao), và
cũng do duyên tiền định mà mọi chuyện mới diễn ra như thế”. Nhưng mặt khác,
(những hoài nghi thắc mắc) vẫn thường xuyên khiến ta khó chịu trong lòng. Sao một
mối duyên ngắn ngủi mong manh đến thế lại làm cho ta phải nặng lòng “yêu thương”
đến vậy? Hãy cho ta biết thêm chi tiết (về nàng ấy). Lúc này thì có còn gì phải giấu
giếm nữa đâu. Nàng cũng nên biết rằng vào dịp cúng thất hàng tuần, cần phải nêu tên
(người đã qua đời) để thần Phật còn chứng giám”, Genji bảo Ukon.

“Tôi thì có chuyện gì mà phải giấu giếm ngài đâu ạ. Chẳng qua vì tôi trộm nghĩ
rằng, những điều mà phu nhân vẫn muốn giữ kín trước đây, thì sau khi người qua đời
(tôi cũng không nên) vì “miệng mồm khinh suất” (mà tiết lộ). Song thân của phu nhân
đều đã sớm qua đời. Chỉ được biết thân phụ của người là quan Chujo tam cấp 65. Ngài
Chujo rất yêu quý tiểu thư, nhưng trong khi còn đang lo lắng cho danh phận thấp kém
64
Lời nàng Yugao đã nói trước đây.
65
Tức là bậc thứ 3 trong hệ thống cấp bậc của quan lại quý tộc đương thời.
27
của mình thì cả sinh mệnh cũng xa lìa cõi thế. Sau khi ngài Chujo 66 qua đời, vì một
chút nhân duyên mà ngài To no Chujo, lúc ấy mới giữ chức Shosho, đã để mắt (đến
tiểu thư). Ngài qua lại thân thiết được ba năm, nhưng rồi từ mùa thu năm ngoái thì có
những lời đe dọa đáng sợ từ chỗ quan Udaijin 67, khiến cho phu nhân, vốn là người yếu
đuối và rất hay lo sợ, vô cùng lo lắng nên đã đến ẩn thân chỗ nhũ mẫu của người đang
sống ở khu nhà phía Tây. Tuy nhiên, vì (nhà của nhũ mẫu) quá sơ sài và cuộc sống
kham khổ nên phu nhân lại nghĩ đến việc “chuyển về làng quê sinh sống”. Nhưng vì
năm nay lại nhằm thời điểm kỵ hướng nên chúng tôi đành tạm lánh ở khu nhà nghèo
nàn hôm nọ68 cho qua lúc kiêng khem, rồi (phu nhân) “đã bị ngài phát hiện”, như
người vẫn hay buồn rầu than thở. Không giống như những người bình thường khác,
phu nhân rất hay e ngại nên sẽ rất xấu hổ nếu trót để người đời nhìn thấy dáng vẻ sầu
muộn của mình. Vì vậy mà người luôn giữ ý (về cách biểu hiện bên ngoài) để (Genji
nhìn thấy nàng) có vẻ như không hề có chuyện gì (lo lắng)”.

Nghe Ukon kể lại sự tình, Genji chợt nhớ lại (câu chuyện của To no Chujo dạo
69
trước ). Chàng thầm nghĩ “Thì ra thế”, và mối sầu trong lòng lại càng thêm dằng dặc.

“Ngài Chujo có nỗi buồn về “ấu nhi thất lạc”. Vậy thì nàng (Yugao) đã có con
thật chứ?” Genji hỏi.

“Thưa có ạ. Hài nhi được hạ sinh vào mùa xuân hai năm về trước, là một tiểu thư
xinh xắn dễ thương”, Ukon trả lời.

“Cô bé ấy bây giờ đang ở đâu? Hãy để (cô bé) cho ta trông nom, đừng cho người
khác biết. Ta sẽ rất vui khi có được hình ảnh thay thế cho (người mẹ) yểu mệnh, đáng
thương (nay đã qua đời)”, Genji bảo, rồi chàng lại tiếp lời:

“Dĩ nhiên là cần phải cho ngài Chujo biết chuyện (về đứa bé), nhưng chắc hẳn ta
không tránh khỏi bị (ngài Chujo) oán trách về chuyện vô vọng70 vừa qua. Dù thế nào
đi nữa, chẳng có gì không hay nếu ta nhận chăm nuôi đứa bé. Vậy nên nàng hãy tìm
cách nói khéo đừng để lộ sự thật, rồi cứ đưa ấu nhi và cả nhũ mẫu đang chăm bé về
đây”.

“Nếu được thế thì (chính tôi cũng) vô cùng sung sướng. Tiểu thư hiện giờ đang
được gửi tạm chỗ nhũ mẫu (của phu nhân) ở khu nhà phía Tây, tình cảnh thật hết sức
66
Tức là thân phụ của nàng Yugao.
67
Tức nhà vợ của To no Chujo.
68
Tức ngôi nhà ở Gojo.
69
Câu chuyện về người con gái được ví với hoa cẩm chướng hồng, được To no Chujo kể trong đêm mưa, khi
bốn chàng trai bình luận về phụ nữ.
70
Ý nói chuyện Genji đã làm xảy ra cái chết của nàng Yugao.
28
đau lòng. Vì trong nhà (ở Gojo) chỉ toàn thị nữ trẻ tuổi, không ai có thể chăm nom tiểu
thư chu đáo nên (phu nhân) phải gửi sang nhà nhũ mẫu nhờ trông coi giúp ạ”, Ukon
thưa.

Trong buổi hoàng hôn tĩnh mịch, cảnh trời chiều cũng man mác gợi sầu. Từ
khoảng vườn trước nhà nghe vẳng lại tiếng côn trùng rả rích. Lá mùa thu đang lúc
chuyển màu nên khu vườn trông đẹp như tranh vẽ. Ngắm khu vườn, Ukon thầm nghĩ
“Mình không ngờ lại được ở một nơi vương giả thế này”, rồi bất giác nhớ lại ngôi nhà
trước đây nàng Yugao tá túc mà lấy làm hổ thẹn. Genji nghe từ trong bụi tre vang ra
tiếng gù chắc nịch và thô vụng của loài cu đất, chợt nhớ đến lúc nghe tiếng chim kêu
trong gian nhà quạnh quẽ hôm nào, và hình bóng (nàng Yugao) “đầy vẻ sợ hãi” vẫn
hết sức đáng yêu trong ký ức của chàng.

“Nàng ấy đã bao nhiêu tuổi đời rồi nhỉ? Vẻ mong manh yếu đuối lạ thường ở
nàng phải chăng là biểu hiện của định mệnh ngắn ngủi thế này chăng?” Genji bảo.

“Có lẽ phu nhân khoảng chừng mười chín tuổi. Ukon tôi sớm phải ly biệt với
người mẹ vốn là nhũ mẫu của người và được Tam cấp phu nhân 71 thương tình bảo
bọc, vì vậy mà trong cuộc sống tôi luôn luôn kề cận bên người. Nhớ lại (những ngày
tháng ấy), tôi tự hỏi vì sao mình vẫn cứ tồn tại trên thế gian này (sau khi phu nhân đã
mất đi), và lấy làm hối tiếc vì (trước đây) đã “hết mực gắn bó” 72 với người. Thế mà tôi
đã nương tựa vào cuộc đời mong manh ấy, nhờ tình thương của người mà trải đời từ
bấy đến nay”, Ukon kể lể.

“Thật đáng thương cho các nàng trong hoàn cảnh không nơi nương tựa. Còn
những cô tính tình cứng nhắc, không chịu thuận lòng (theo nam giới) mà cứ tỏ vẻ thờ
ơ vô tình thì (khiến cho đối phương) khó chịu. Ta vốn không phải là kiểu người mạnh
mẽ dứt khoát, nên thoạt tiên cứ ngỡ nữ giới các nàng đều nhu mì và dễ bị người khác
lừa phỉnh, không ngờ (trông bề ngoài như thế) mà hóa ra (có nàng) lại vô cùng thận
trọng, một lòng chung thủy với đấng nam nhi làm điểm tựa cho mình. (Nếu được thế
thì) đấng trượng phu kia có thể động lòng thương cảm, để tâm uốn nắn (tính cách của
vợ mình), mà quý phu nhân thì cũng cảm thấy gắn bó với ân nhân của mình hơn”,
Genji nói.

“(Nếu vậy thì) “phu nhân (Yugao) quả đúng là kiểu người đáp ứng được lòng
mong đợi của ngài”, tôi vừa nghĩ thế thì lại thấy (chuyện đã xảy ra là) đáng tiếc biết
bao!” Ukon nói rồi lại khóc. Bầu trời chợt nặng mây và gió thổi qua lành lạnh. Genji
ngắm nhìn phong cảnh với dáng vẻ trầm lặng ưu tư. (Chàng có thơ rằng):

Người thân dạo trước


71
Tức thân mẫu của nàng Yugao.
72
Cụm từ được trích dẫn từ một bài thơ cổ.
29
Đã thành khói mây

Nên áng mây chiều

Ta ngắm giờ đây

Sao mà thân thiết!

Chàng lẩm nhẩm đọc mấy câu thơ nhưng không thấy Ukon lên tiếng trả lời 73.
“Giá như phu nhân cũng có mặt ở nơi này”, Ukon nghĩ đến đó thì (nỗi buồn) bỗng
dâng nghẹn trong lồng ngực. Cả tiếng chày đập vải rất ồn (mà Genji nghe thấy từ căn
nhà ở Gojo), giờ đây khi nhớ lại cũng cảm thấy thân thương quá đỗi. Và chàng cứ lẩm
nhẩm đọc thơ “... đêm dài làm sao!”74 cho đến lúc đi nằm.

Dạo ấy cậu tiểu đồng Kogimi có đến Nijo, nhưng vì không thấy tin tức gì đặc
biệt (từ phía Genji) nên (nàng Utsusemi) nghĩ rằng chàng đã quên hẳn mình vì chuyện
“đáng buồn” dạo trước, để rồi càng cảm thấy “sầu não vô cùng”. Khi nghe tin chàng
bị ốm, quả nhiên nàng (Utsusemi) cũng hết sức buồn lo. Đã quyết định đi xa 75 nhưng
nàng không thể tránh được cảm giác phiền muộn thắc thỏm trong lòng. Với nỗi lo
rằng mình “sẽ bị chàng quên bẵng”, (nàng viết một lá thư): “Nghe tin ngài không
được khỏe, thiếp không khỏi lo lắng nhưng chẳng biết bày tỏ thế nào...

Người không vương vấn

Dù chẳng tăm hơi

Tháng ngày vô vọng

Lòng dạ rối bời

Biết lúc nào nguôi

(Tâm trạng thiếp lúc này) quả đúng như lời thơ Masuda thể hiện”.

(Chuyện nhận thư từ nàng Utsusemi) thật là điều hiếm có, và Genji cảm thấy
mình vẫn không thể quên được phu nhân trẻ tuổi này.

“Đời chẳng có gì đáng sống. Chẳng biết (giữa ta và nàng) ai nói điều ấy thì hợp
lẽ hơn.

Dù đã biết rằng

73
Ý nói Ukon không có thơ đáp lại.
74
Ý thơ trong bài “Đêm nghe tiếng chày” của Bạch Cư Dị.
75
Ý nói theo chồng đến nhiệm sở ở Iyo, cũng là để xa cách Genji.
30
Đời rỗng xác ve

Mối sầu dằng dặc

Cũng nhờ lời ngọc

An ủi thân này

Cõi đời này trống rỗng làm sao!”

Tay chàng hơi run (vì mới vừa khỏi bệnh) nên chữ viết không ngay hàng thẳng
lối mà nguệch ngoạc phóng túng trông càng đẹp lạ thường. Phu nhân trẻ tuổi thì hết
sức cảm động khi biết chàng vẫn không quên tấm áo “xác ve” hôm nọ. (Kể từ lúc ấy)
hai người đã trút bỏ mọi vướng mắc và vẫn thư đi tin lại với nhau, nhưng không còn
nghĩ đến chuyện “tiếp cận” như trước nữa. (Tuy vậy nhưng) quả thật phu nhân trẻ tuổi
vẫn âm thầm day dứt vì nỗi “không đành lòng để chàng nghĩ về ta như một kẻ (vô
tình) chẳng đáng bận tâm”. Còn tiểu thư trẻ tuổi 76 thì nghe đâu “đã kết duyên với một
người giữ chức Kuroudo no Shosho”.

“Kể cũng lạ đời! (Nếu vị Shosho kia mà biết chuyện 77) thì không biết chàng ta
cảm thấy thế nào?” Genji thầm nghĩ, và vì cũng muốn thăm dò tâm trạng của cô nàng,
nên nhờ Kogimi đưa giúp lá thư: “Lòng ta buồn khổ tưởng chừng như chết đi sống lại,
liệu nàng có thấu tỏ được chăng?

Chuyện ngọn cỏ tranh78

Dẫu là loáng thoáng

Nhưng lá vô tình

Thì sương mai ấy

Thiết gì long lanh!”

Chàng gửi thư kèm với một cọng cỏ tranh cao lớn, và dặn Kogimi “giữ kín
chuyện này”. Nhưng rồi chàng lại nghĩ “Cho dù may cậu bé vì sơ xuất mà để Shosho
phát hiện đi chăng nữa, nếu đoán được (người có mối quan hệ với nàng ấy) là ta thì có
lẽ anh ta cũng “bỏ qua mọi chuyện””. Quả là kiểu tự phụ không đúng chỗ. Kogimi
nhân lúc Shosho vắng mặt (đã chuyển thư cho nàng Kinoba). Nàng xem thư và tỏ vẻ
“buồn lòng” nhưng quả thật cũng lấy làm cảm động trước sự biểu lộ tình cảm ấy.
Nàng trao ngay (cho Kogimi) mấy dòng thư hồi đáp tỏ vẻ phân trần:
76
Tức nàng Kinoba, con gái của Iyo no kami, đã nói đến trong chương trước.
77
Ý nói biết được mối quan hệ của nàng với Genji trước đó.
78
Chỉ nàng Kinoba, con gái Iyo no kami. Câu này nói đến chuyện nàng Kinoba kết hôn.
31
Thấp bé cỏ tranh

Nửa thân đón gió

Dẫu biết phận mình

Nửa gốc đẫm sương

Thân gầy héo úa

Chữ viết không đẹp được che đậy bằng nét bút hoa mỹ, trông chẳng có vẻ gì là
cao quý. Genji nhớ lại gương mặt nàng dưới ánh đèn (đêm nọ). “Cô nàng kín đáo khó
gần (khi ấy) ngồi đối diện (với nàng Kinoba)79 vẫn có vẻ trầm tĩnh chín chắn (khiến
ta) khó mà quên lãng được. Còn cô này thì dường như không có chiều sâu tâm hồn, cứ
tỏ vẻ khoa trương hời hợt làm sao ấy”, chàng thầm nghĩ và cảm thấy không được hài
lòng lắm (về nàng Kinoba). Có lẽ trong thâm tâm, “chàng vẫn chưa nản chí trên con
đường chinh phục80”.

Vào dịp kỵ bốn mươi chín ngày sau đám tang (nàng Yugao), Genji bí mật cho tổ
chức lễ cúng trọng thể tại sảnh chùa Pháp Hoa trên núi Hie. Chàng cho chuẩn bị hết
sức chu đáo từ trang phục đến những lễ vật cần thiết cho cúng tế. Lễ đọc kinh cũng
được tiến hành đầy đủ. Chàng còn lo chu tất cả kinh sách và những vật dụng trang trí
ở nơi thờ Phật. Sư Azari, anh của Koremitsu, nổi tiếng là nhà sư đạo cao đức trọng,
đảm nhận mọi việc trong lễ cúng lần này. Genji còn cho mời một vị Đại học sĩ 81 vốn là
chỗ thân tình đến giúp chàng viết bức nguyện thư 82 dùng trong lễ cúng. Với tâm trạng
buồn bã, chàng đã viết (đại ý) rằng, “người ấy” mà chàng thương yêu nhưng chưa
được biết tên đã sớm xa lìa trần thế, cầu mong Đức Phật che chở cho nàng (ở kiếp
sau).

“Xin cứ giữ nguyên lời nguyện thế này. Tôi không thấy có điều gì cần bổ sung
đâu ạ”, quan Đại học sĩ thưa.

Genji để rơi những giọt lệ không thể kìm nén nổi. “Người (đã khuất) có thể là ai
nhỉ? Tuy chưa từng nghe nói về “người ấy”, nhưng thấy ngài Genji sầu não đến thế
này thì chắc hẳn mối duyên (giữa hai người) phải vô cùng sâu đậm”, quan Đại học sĩ
nói thầm. Rồi Genji cầm lấy chiếc hakama lẫn trong các loại y trang đã được chuẩn bị
trong bí mật:

79
Tức là nàng Utsusemi.
80
Dẫn ý thơ trong Kokinshu (Cổ kim tập).
81
Tiếng Nhật là “Monjo hakase” 文章博士, một chức quan có nhiệm vụ giảng dạy văn chương và lịch sử.
82
Thư viết những điều mong ước của người chủ trương tổ chức lễ cúng.
32
“Lệ sầu thánh thót

Buộc mối dây83 này

Từ tạ hôm nay

Cõi nào xa khuất

Bao giờ tái hợp

Vong hồn vất vưởng bấy lâu, giờ sẽ đi theo một trong những ngả đường 84 đã
định”, Genji thầm nghĩ và nghiêm chỉnh thực hiện nghi thức đọc kinh.

(Sau đó) Genji có gặp To no Chujo và (mỗi lần như thế) không hiểu vì sao chàng
lại bối rối khác thường, nên trong lòng tuy cũng muốn cho (ngài Chujo) biết tin về sự
tồn tại của “bông cẩm chướng hồng”85 nhưng vì sợ phải nghe những lời oán trách nên
vẫn chưa thổ lộ.

Ở ngôi nhà mà nàng Yugao đã lánh thân, mọi người hoang mang không biết
nàng “bỗng đi đâu mất”, nhưng từ bấy đến nay vẫn không thể nào dò hỏi được. Cả
Ukon cũng chẳng thấy quay trở lại, nên (các thị nữ) lại càng phiền lo vì “chuyện lạ
đời”. Tuy không xác định được rõ ràng nhưng vì nghe những lời đồn đại (về người đã
đi lại với nàng Yugao86) nên gia chủ có dò ý Koremitsu nhưng chàng tỏ ra không hề
biết chuyện và khẳng định chẳng có liên hệ gì, rồi vẫn tiếp tục qua lại nhà như trước,
(vì vậy gia chủ) cảm thấy mọi chuyện cứ như là một giấc mơ, và nghi ngờ rằng: “Biết
đâu con trai của một vị quan trấn thủ vùng nào đó có tính trăng hoa (và đã vụng trộm
với nàng) nhưng sợ uy thế ngài To no Chujo nên đã lén đưa nàng về địa phương (mà
gia đình đang cư trú)?” Gia chủ vốn là con gái của nhũ mẫu (nàng Yugao) đang sống
ở khu nhà phía Tây. Nhũ mẫu có ba người con, còn Ukon là con của một nhũ mẫu
khác (đã sớm qua đời), nên nàng cứ khóc lóc vì thương nhớ, (than rằng) “Vì xa cách
(trong tình cảm) mà không hay biết gì về tình trạng (của phu nhân)”. Ukon thì cũng sợ
(mọi người trong ngôi nhà ở Gojo) làm ầm ĩ (nếu nàng thưa chuyện), vả lại Genji
cũng dặn “từ giờ trở đi không được tiết lộ chuyện này” nên đành giữ kín, vì vậy mà
cũng không thể hỏi tin tức về tiểu thư nhỏ tuổi 87, cứ giấu mình (trong tư dinh của
Genji) mà sống qua ngày đoạn tháng. Genji thầm mong “được thấy (nàng Yugao)

83
Buộc dài rút hakama là một trong những nghi thức của lễ cúng này.
84
Ý nói sẽ được đầu thai vào một trong sáu cõi (địa ngục, ngạ quỹ, súc sinh, tu la, nhân gian, thiên đàng), theo
quan niệm Phật giáo.
85
Ý nói thông tin về con gái của nàng Yugao hiện đang còn sống.
86
Ý nói có sự nghi ngờ rằng người đó là Genji.
87
Tức con gái của nàng Yugao.
33
trong mơ”, rồi trong đêm sau khi làm lễ cúng bốn mươi chín ngày, trong giấc mơ chập
chờn chàng lại thấy khung cảnh gian nhà quạnh quẽ 88 và cô gái xuất hiện bên cạnh
(nàng Yugao) với dung mạo giống hệt hình ảnh trong giấc mơ lần trước. “Có lẽ yêu
tinh trú ngụ ở chốn hoang vu ấy vì muốn đeo đuổi ta mà đã làm cho nàng phải thiệt
thân như vậy”, chàng nghĩ thầm và cảm thấy nặng nề sợ hãi.

Khoảng mồng một tháng mười thì quan Iyo trở lại nhiệm sở ở địa phương. Vì
biết rằng “có các thị nữ cùng đi89” nên Genji cho gửi quà đưa tiễn khá long trọng. Quà
biếu gồm nhiều chiếc lược và quạt xếp rất đẹp và tinh xảo cùng những phẩm vật để
dâng cúng thần linh (trên đường đi), được cắt và gấp bằng giấy trắng, cũng là những lễ
vật được chế tác công phu. Chàng cũng gửi lại cho nàng tấm áo khoác mà bấy lâu vẫn
giữ làm kỷ niệm (và có thơ rằng):

Những tưởng làm lưu vật

Mong ngày gặp lại nhau

Nhưng bấy lâu ấp ủ

Tay áo đẫm lệ sầu

Rã rời trong thương nhớ

Chàng còn có nhiều lời bày tỏ tâm tình tha thiết, nhưng vì tránh rườm rà nên
không kể hết ở đây. Sứ giả (của Genji) đi gửi các tặng vật đã trở về, nhưng (nàng
Utsusemi) lại nhờ Kogimi gửi riêng cho chàng lời đáp cho bài thơ trả áo:

Ôi cánh ve mùa cũ

Đã xa rời bấy lâu

Chợt hôm nay gặp lại

Áo mùa hạ thuở nào

Tiếng lòng chan nước mắt

Càng nghĩ lại càng thấy kỳ lạ vì thái độ cứng rắn của nàng chẳng giống người
nào khác. Chắc nàng đã quyết tâm xa hẳn ta rồi!” Genji vẫn bâng khuâng nghĩ ngợi.
Hôm ấy vừa đúng ngày lập đông, trời lất phất mưa và phong cảnh thật là ảm đạm.
(Còn Genji) thì cứ ngắm nhìn cảnh vật với vẻ ưu tư.

88
Là nơi mà Genji đưa nàng Yugao đến, hôm xảy ra sự cố khiến nàng qua đời.
89
Theo chú thích trong nguyên tác thì Genji nghĩ đến nàng Utsusemi phải theo chổng nhưng không tiện nói ra
nên chỉ nói “các thị nữ”.
34
(Bài thơ của chàng viết lúc hoàng hôn):

Người đã khuất xa

Kẻ nay ly biệt90

Hai lối mịt mù

Biết đâu phương hướng

Chiều tàn mùa thu

Và chàng nhận ra rằng, “(cứ giấu trong lòng chuyện tình cảm) không thể nói
cùng ai thì thật là đau khổ!”

Với những chuyện tạp nhạp thế này, (Genji) sẽ bị phê phán là đã giấu giếm bao
nhiêu chuyện không hay. Vì cám cảnh (cho chàng) mà tôi đã định giữ kín mọi chuyện.
Nhưng biết đâu có người lại bảo rằng: “Dẫu có là hoàng tử đi chăng nữa, nếu ngay cả
những người mà chàng quen biết cũng chẳng có vẻ gì khiếm khuyết, thì chẳng phải là
(tác giả) chỉ biết khen ngợi một bề sao?”, và cho rằng (sách này) chỉ là chuyện bịa đặt,
(nên tôi mới kể rõ mọi điều), dù vẫn biết rằng mình sẽ không được tha thứ vì đã thiếu
thận trọng khi kể chuyện.

90
Ý nói hai nàng Yugao và Utsusemi đều rời xa Genji.
35

You might also like