You are on page 1of 6

TÌNH CẢNH LẺ LOI CỦA NGƯỜI CHINH PHỤ

Mở Bài:
Nếu được chọn nơi để thả hồn mình vào tôi sẽ chọn đến với văn
chương.Bởi lẽ, văn chương là nơi các thi sĩ nói lên nỗi lòng sâu
thẫm,diễn đạt tâm trạng cũng như có thể bộc lộ hết cảm xúc của
mình và tác giả Đặng Trần Côn là 1 trong những người thành công
trong việc đấy với tác phẩm “ Chinh phụ ngâm” đặc biệt là đoạn trích
“ Tình Cảnh Lẻ Loi Của Người Chinh Phụ” được sáng tác vào nữa đầu
thế kỉ XVIII. Vào đầu đời vua Lê Hiến Tông có rất nhiều cuộc khởi
nghĩa ,trai tráng phải ra trận ,cảm nhận được nỗi đau của người phụ
nữ ĐTC đã viết về đề tài chia li trong chiến tranh được trích từ câu
193-216 nói về tâm trạng người chinh phụ lẻ loi,cô đơn, cùng những
nhớ mong trong thời gian dài người chồng đi đánh trận không 1 tin
tức
“Dạo hiên vắng thầm gieo từng bước
.......................................
Cành cây sương đượm tiếng trùng mưa phun”

Thân Bài:
Tác cho đã cho người đọc cảm nhận được nỗi đau đến từ 2
phía ,người ra trận và người ở lại.Nếu ở nơi chiến trường các người
chồng đối mặt với cái chết thì người chinh phụ ở nhà từng phút thấp
thỏm , lo lắng chờ đợi đợi trong vô vọng .Mở đầu đoạn trích sau khi
tiễn chồng thấy được người chinh phụ quanh quẩn với 4 bức tường
thể hiện qua hành động và không gian trong căn nhà của nàng
“ Dạo hiên vắng thầm gieo từng bước
Ngồi rèm thưa rủ thác đòi phen “
Khi nhìn vào hình ảnh người chinh phụ đi dạo trong hiên nhà để tâm
trạng được thư thái,nhẹ nhàng người ta cứ tưởng lòng nàng được
bình yên nhưng qua cụm từ “ gieo từng bước” có thể cảm nhận từng
bước chân như bị chùn xuống,bước đi nặng nề bi thương .Nàng hết
dạo hiên lại buông rèm ,rồi lại cuốn rèm hành động cho thấy đã quá
hy vọng,mong ngóng 1 tin tức từ người chồng ,không biết làm gì hơn
đến nỗi lặp đi lặp lại 1 hành động trong vô thức .Thân thể nàng ở đây
,nhưng tâm trí chỉ có thể ở người chồng ngoài mặt trận trong lòng
nàng không khác gì lửa đốt ,từng suy nghĩ,từng hành động đều bộc lộ
hết ra ngoài
“Ngoài rèm thước chẳng mách tin
Trong rèm dường đã có rèm biết chăng?
Đèn có biết dường bằng chẳng biết
Lòng thiếp riêng bi thiết mà thôi
Buồn rầu nói chẳng nên lời
Hoa đèn kia với bóng người khá thương”
Vì quá bồn chồn , hoài mong nàng buông lời trách chim thước là loài
chim được xem là báo tin lành, khi có người từ xa trở về nàng đã
mong ngóng từ ngày sang đêm chỉ để đợi bóng của chim thước báo
cho nàng biết người chồng đi bao ngày sắp quay về . Nội tâm càng
dằn xé cùng muôn vàn câu hỏi trong đầu.Tại sao chim thước chẳng
mách tin liệu người chồng ở chiến trận có an toàn hay không? Và
hiện thực quá phũ phàng đến cuối cùng chẳng một tin tức gì nỗi
buồn nhân đôi gấp bội.Trong bài tác giả đã dùng câu hỏi tu từ”Trong
rèm dường đã có đèn biết chăng?” nói lên sự buồn tủi trong lòng
người chinh phụ. Cô đơn đến nổi bầu bạn với đèn,đem tâm sự chia
sẻ với 1 vật vô tri vô giác, nàng chỉ muốn mình có thể được sưởi ấm
về thể xác lẫn tinh thần từ chiếc đèn nhưng chính vì chỉ là 1 đồ vật
nên không nhận được hồi đáp song đồng cảm chỉ biết gặm nhắm nổi
cô đơn 1m không ai hay biết. Ở đây thấy được hình ảnh “hoa đèn”
vật đồng hành cùng nàng trong căn nhà cô đơn . Ngọn lửa của đèn
dường như đã tắt nhưng lại được nung lên trông như hoa giống như
việc người chinh phụ vụt tắt hi vọng rồi lại lóe lên lần nữa
“Gà eo óc gáy sương 5 trống
Hòe phất phơ rũ bóng 4 bên
Khắc giờ đằng đẵng như niên
Mối sầu dằng dặc tựa miền biển xa”
Khi người chinh phụ đã quá cô đơn trong chính căn nhà của mình tác
giả mở ra không gian bên ngoài để giúp nàng vơi đi 1 phần nào sầu
muộn. Thế nhưng chính không gian bên ngoài đã nói lên nỗi buồn
trong lòng nàng, được diễn tả rõ nét qua từng âm thanh của những
sự vật quen thuộc cụ thể là “gà eo óc gáy’ gợi cho ta thấy nàng đã
trằn trọc suốt đêm không tài nào ngủ được.Bên cạnh đó tác giả còn
sử dụng từ láy “phất phơ” kết hợp với hình ảnh bóng hòe rũ
xuống.Trong bài “Cảnh ngày hè” của nhà thơ Nguyễn Trải cũng có
nhắc đến cây hòe
“Hòe lục đùn đùn tán rợp giương”
Cây hòe được Nguyễn Trải miêu tả vô cùng căng tràn nhựa sống, tươi
mới, như có cái gì cứ thoi thúc cứ giương lên đùn hết lớp này đến lớp
khác. Còn cây hòe trong bài “TCLLCNCP” của Đặng Trần Côn lại thấy
rõ sự héo úa sơ xác phai tàn theo tâm trạng của người chinh phụ .Tác
giả đã sử dụng từ láy “ đằng đẵng”,”dằng dặc” sự chờ đợi không hồi
kết từ ngày này qua ngày khác cứ lặp lại như 1 thói quen ,điều đáng
nói trước hết chính là xung đột do những người cầm quyền gây nên ,
điều mà nhân dân gánh chịu là phải xả thân cho các cuộc chiến tranh
phi nghĩa. Biện pháp so sánh “khắc giờ như niên”,”mối sầu tựa miền
biển xa” cho thấy được mỗi 1 giây 1 phút trôi qua đối với người
chinh phụ nó như cả 1 thập kỉ. Trong bản gốc của ĐTC ông viết:
“Sầu tựa hải, khắc như niên”
So với tất cả những bản dịch thì bản dịch của Đoàn Thị Điểm đã làm
điều không phải ai cũng làm được chính là có sự sáng tạo trong ngôn
từ và vô cùng sát nghĩa với bản gốc
“Hương gượng đốt hồn đà mê mải
Gương gượng soi lệ lại châu chan
Sắt cầm gượng gảy ngón đàn
Dây uyên kinh đứt phím loan ngại chùng”
Đặng Trần Côn đã dùng điệp từ “gượng” vô cùng khéo léo để nhấn
mạnh hành động gượng ép bản thân phải cố gắng vượt qua nỗi
đau.Từ gượng được thể hiện qua từng hành động của nàng. Người
chinh phụ gượng soi gương để ngắm nhìn nhan sắc nhưng soi đến
đâu thì “lệ lại châu chan” đến đấy vì dáng vẻ ngày càng tiều tụy, trên
gương mặt thì lại toát lên nỗi muộn phiền. Nàng gượng đốt hương
mong cho lòng được an nhiên thư thái nhưng càng lại “mê mải “
trong tâm hồn. Nàng lại tiếp tục tìm đến cây đàn mong rằng những
âm thanh trầm bổng,giai điệu ngân nga thoát ra sẽ kéo nàng thoát
khỏi tâm trạng sầu não nhưng chẳng may “dây uyên kinh đứt” gợi
lên những điều chẳng lành. Người chinh phụ cảm nhận thời gian như
được kéo dài ra cùng với đó là tâm trạng khắc khoải lo lắng trước sự
ra đi trong “sinh ly tử biệt của người chồng”
“Lòng này gửi gió đông có tiện?
Nghìn vàng xin gửi đến non Yên
Non Yên dù chẳng tới miền
Nhớ chàng thăm thẳm đường lên bằng trời”
Những hình ảnh thiên nhiên biểu hiện ước muốn của người chinh
phụ. Gió đông là gió mùa xuân mang theo hơi ấm và sự sống, gió báo
tin vui thể hiện sự sum hợp đoàn viên .”Non Yên” một điển tích chỉ
núi An Nhiên,nơi biên ải mà người chồng đang chinh chiến .Hình ảnh
ẩn dụ “nghìn vàng” tượng trưng cho tấm lòng của người chinh
phụ.Nàng gửi gấm niềm hi vọng thương nhớ vào ngọn gió xuân mang
đến nơi chiến trường xa xôi để người chồng thấu hiểu và trở về cùng
nàng.
“Trời thăm thẳm xa vời khôn thấu
Nỗi nhớ chàng đau đáu nào xong
Cảnh buồn người thiết tha lòng
Cành cây sương đượm tiếng trùng mưa phun”
Không gian mênh mông vô tận , không chỉ không gian ngăn cách 2 vợ
chồng mà còn là nỗi nhớ không nguôi được tác giả thể hiện qua các
từ láy “thăm thẳm,đau đáu” diễn tả cung bậc của nỗi nhớ, 1 nỗi nhớ
sâu thẳm triền miền. Nỗi nhớ gắn với nỗi đau được cụ thể hóa bằng
không gian xa vời” đường lên bằng trời” cho ta thấy khoảng cách của
hạnh phúc không có điểm cuối. Nhấn mạnh tình yêu và nỗi nhớ da
diết của người chinh phụ sắc thái càng ngày tăng lên dồn nén trở
thành đau thương. Cụm từ” cảnh buồn”, “người thiết tha lòng” đều
gặp nhau ở nỗi buồn và niềm đau. Cảnh vốn là vật vô tri nhưng tâm
trạng của con người đã nhuộm sầu cảnh vật khiến nó trở nên não nề
Để nói đoạn trích thành công là một phần sử dụng các biện pháp tài
tình của tác giả điệp ngữ liên hoàn xen kẽ từ láy và thủ pháp tả cảnh
ngụ tình vô cùng tinh tế. Giọng điệu da diết đau thương giúp người
đọc hiểu hơn về nhân vật
Kết Bài:
Chủ đề người phụ nữ trong xã hội phong kiến không còn xa lạ với độc
giả hiện nay.Nếu nói tác phẩm “CNCGNX” của Nguyễn Dữ mang cho
ta làn gió uất ức,đau khổ thì ở bài “TCLLCNCP” thấy được nỗi buồn
tủi cô đơn man mác là nỗi đau thầm kín không được giải thoát nó
lưng chừng tạo cho người đọc bức rức khó tả . Bên cạnh đó ta thấy
được nhân phẩm của người phụ nữ được nâng cao với sự chung thủy
chờ đợi đồng thời phản ánh những thế lực ngầm của xã hội gián tiếp
đạp đổ hạnh phúc cần có của tất cả người phụ nữ.

You might also like