You are on page 1of 2

“ Hương gượng đốt hồn đã mê mải,

Gương gượng soi lệ lại châu chan.


Sắt cầm gượng gảy ngón đàn,
Dây uyên kinh đứt phím lan ngại chùng”

Khi đọc qua 2 câu thơ đầu cho ta thấy được rằng là điệp từ “gượng” được xuất hiện nhiều nhất
đã cho chúng ta thấy được rằng là nàng đang chỉ cố gắng để tự mình vượt qua nỗi cô đơn khi
chồng của đang ở nơi chiến tranh, nơi đất khác quê người mà không rõ tung tích ra sao. Người
chinh phụ lặp đi lặp lại những gì mình thường làm khi còn có chồng ở bên nhưng mà bây giờ đây
cô đang dùng chính những thói quen đó để chữa lành đi sự cô đơn của mình khi không có chồng
ở bên. Cô đốt hương để cho căn phòng trở nên ấm áp hơn giống như khi cô và chồng còn mặn
nồng bên nhau. Nhưng khi ngồi trước gương thì cô vẫn không thể giấu được cảm xúc thật của
mình, cô tự nhìn chính bản thân của mình trong gương mà nước mắt cứ tuôn trào ra. Những giọt
nước mắt ấy khóc vì tủi thân, cô đơn, lo lắng điều chẳng lành gì sẽ đến với chồng của mình, đau
xót đến thấu tim gan. Đến với 2 câu thơ cuối cho chúng ta thấy được tình yêu thuần khiết, tình
yêu lứa đôi như “ sắt cầm “ được biểu tượng cho tình yêu vợ chồng hòa hợp, “ dây uyên “ tượng
trưng cho sự gắn bó của tình yêu lứa đôi, “ phím lan “ biểu tượng cho tình yêu đôi lứa, qua đó
chúng ta có thể cảm nhận được tình yêu sâu sắc của người chinh phụ dành cho chồng là lớn lao
tới mức nào, khát khao được đoàn tụ, khát khao được chung sống, khát khao được hạnh phúc
được thể hiện qua 2 câu thơ cuối này.

“ Lòng này gửi gió đông có tiện?


Nghìn vàng xin gửi đến non yên.
Non yên dù chẳng tới miền,
Nhớ chàng thăm thẳm đường lên bằng trời

Khi đọc qua 4 câu thơ đầu cho thấy được là người chinh phụ sau khi dằn vặt, day dắt thì cũng
nghĩ ra được sáng kiến để gửi đi nỗi nhớ thương của mình đến với chồng, đó là gửi lòng mình
nhờ gió xuân gửi tới người chồng đang chiến đấu ở nơi xa, đang phải đối đầu với cái chết bất cứ
lúc nào. Cô chắc chắn rằng người chồng ở nơi xa xôi ấy vẫn luôn nhớ về mái ấm gia đình, tình
yêu vợ chồng, bóng dáng mẹ gia, vợ trẻ con thơ. Ngoài ra, tác giả còn cho ta thấy được hình ảnh
nỗi nhớ so sánh với hình ảnh vũ trụ vô biên: “ Nhớ chàng thăm thẳm đường lên bằng trời “, thăm
thẳm nỗi nhớ người iu, thăm thẳm con đường đến với người iu, thẳm thẳm con đường lên trời,
tâm trạng của người chinh phụ được bộc lộ trực tiếp qua 2 câu thơ này, nỗi nhớ da diết, nỗi nhớ
chàng đến đau cả tâm hồn.
Trời thăm thẳm xa vời khôn thấu
Nỗi nhớ chàng đau đáu nào xong.
Cảnh buồn người thiết tha lòng,
Cành cây sương đượm tiếng trùng mưa phun”.
Khi ta đọc 4 câu thơ cuối cho ta thấy được rằng đất trời thì bao la, bát ngát, không giới hạn, liệu
có thấu nỗi sinh li đau đớn đang giày vò ghê gớm cõi lòng người chinh phụ này chăng? Bởi vậy,
khi càng kéo dài qua nhiều năm tháng sự cô đơn, day dứt ấy càng được tích tụ nhiều hơn, càng
cuộn xoáy, gây nên nỗi đau cho thể xác lẫn tinh thần. 2 câu thơ cuối cho thấy rằng, giữa con
người và cảnh vật dường như có sự tương đồng với nhau khiến cho sự nhớ thương trở nên da
diết, bất tận. Cảnh vật xung quanh người chinh phụ đã hóa thành tâm trạng của nàng được nhìn
qua đôi mắt ướm lệ buồn thương cho cuộc sống bất hạnh của mình. Sự giá lạnh của tâm hồn đã
khiến cho cảnh vật cũng giá lạnh theo, cũng là những giọt sương đọng trên lá, những tiếng trùng
rả rích qua bao đêm mưa gió, những cảnh ấy như gợi lên hình ảnh sóng gió, bao nỗi cô đơn uất
ức của người chinh phụ. Tình cảnh ấy đã nói lên được rằng tâm trạng đã hóa thành bi kịch của
người chinh phụ trong xã hội cũ đầy cay nghiệt, chiến tranh, không được cuộc sống hạnh phúc,
ấm no.

You might also like