You are on page 1of 3

ỦY BAN NHÂN DÂN QUẬN TÂY HỒ ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ I

TRƯỜNG THCS QUẢNG AN Năm học 2023 – 2024


Môn: Ngữ văn 9
Thời gian làm bài: 90 phút
Phần I (6.5 điểm):
Dưới đây là phần trích trong truyện ngắn “Làng” của nhà văn Kim Lân:
“Cổ họng ông lão nghẹn ắng hẳn lại, da mặt tê rân rân. Ông lão lặng đi, tưởng như đến
không thở được. Một lúc lâu ông mới rặn è è, nuốt một cái gì vướng ở cổ, ông cất tiếng hỏi,
giọng lạc hẳn đi:
- Liệu có thật không hả bác? Hay là chỉ lại…
- Thì chúng tôi vừa ở dưới ấy lên đây mà lại. Việt gian từ thằng chủ tịch mà đi cơ ông ạ.
Tây vào làng, chúng nó bảo nhau vác cờ thần ra hoan hô. Thằng chánh Bệu thì khuân cả tủ chè,
đỉnh đồng, vải vóc lên xe cam-nhông, đưa vợ con lên vị trí với giặc ở ngoài tỉnh mà lại.
Có người hỏi:
- Sao bảo làng Chợ Dầu tinh thần lắm cơ mà?
- Ấy thế mà bây giờ đổ đốn ra thế đấy!
Ông Hai trả tiền nước, đứng dậy, chèm chẹp miệng, cười nhạt một tiếng, vươn vai nói to:
- Hà, nắng gớm, về nào…”
(Trích Ngữ văn 9, tập một, NXB Giáo dục 2021)
Câu 1 (1.25 điểm): Hãy cho biết hoàn cảnh ra đời của truyện ngắn “Làng”. Nêu tình huống và ý
nghĩa của tình huống trong truyện ngắn này.
Câu 2 (0.5 điểm): Qua các chi tiết miêu tả của nhà văn Kim Lân “Cổ họng ông lão nghẹn ắng
hẳn lại, da mặt tê rân rân. Ông lão lặng đi, tưởng như đến không thở được”, em hình dung như
thế nào về tâm trạng của ông Hai?
Câu 3 (0.75 điểm): Theo em câu nói của ông Hai: “Hà, nắng gớm, về nào…” đã vi phạm
phương châm hội thoại nào? Vì sao ông vi phạm phương châm hội thoại đó?
Câu 4 (3.5 điểm): Hãy viết một đoạn văn khoảng 10 đến 12 câu theo phép lập luận tổng hợp –
phân tích – tổng hợp làm rõ tình yêu làng quê và lòng yêu nước, tinh thần kháng chiến của nhân
vật ông Hai khi nghe tin làng mình theo giặc. Trong đó có sử dụng câu hỏi tu từ và lời dẫn trực
tiếp. (gạch chân dưới câu hỏi tu từ và trợ từ).
Câu 5 (0.5 điểm): Kể tên một tác phẩm (nêu tên tác giả) viết về đề tài người nông dân mà em đã
được học trong chương trình Ngữ văn THCS.
Phần II (3.5 điểm):
Đọc bài thơ sau và trả lời các câu hỏi:
Yêu từng bờ ruộng, lối mòn,
Đỏ tươi bông gạo, biếc rờn ngàn dâu.
Yêu con sông mặt sóng xao,
Dòng sông tuổi nhỏ rì rào hát ca.
Yêu hàng ớt đã ra hoa
Đám dưa trổ nụ, đám cà trổ bông.
Yêu sao tiếng mẹ ru nồng,
Tiếng thoi lách cách bên nong dâu tằm.
(Ta yêu quê ta, Lê Anh Xuân, Thơ Thiếu nhi chọn lọc, NXB Văn học, 2017, tr.94)
Câu 1 (0.5 điểm): Chỉ rõ phương thức biểu đạt chính và thể thơ của bài thơ trên.
Câu 2 (1.0 điểm): Hai câu thơ:
“Yêu con sông mặt sóng xao,
Dòng sông tuổi nhỏ rì rào hát ca.”
sử dụng biện pháp tu từ nào? Nêu tác dụng của biện pháp tu từ đó.
Câu 3 (2.0 điểm): Từ nhân vật ông Hai và từ những câu thơ của nhà thơ Lê Anh Xuân có thể
thấy: Tình yêu Tổ quốc không chỉ là tình cảm lớn lao, thiêng liêng mà còn là những tình cảm rất
đỗi gần gũi, bình dị. Bằng hiểu biết thực tế, em hãy viết một đoạn văn (khoảng 2/3 trang giấy thi
trình bày những suy nghĩ của em về tình yêu quê hương, đất nước của thế hệ trẻ ngày nay.
---------------Hết---------------
HƯỚNG DẪN CHẤM KIỂM TRA HỌC KÌ I
MÔN NGỮ VĂN 9

Câu Yêu cầu Điểm

Phần I 6,5 đ
- Hoàn cảnh sáng tác:
+ 1948 – thời kì đầu của cuộc kháng chiến chống Pháp 0,5
Câu 1 - Tình huống truyện:
1,25 đ + Ông Hai nghe tin làng mình theo giặc 0,25
- Ý nghĩa tình huống truyện: bộc lộ rõ tình yêu làng, yêu nước và lòng trung thành với kháng 0,5
chiến, với cụ Hồ của nhân vật ông Hai
Câu 2 - Tâm trạng ông Hai qua các chi tiết: sững sờ, tủi hổ, đau đớn 0,5
0,5 đ
Câu 3 - Câu nói của ông Hai vi phạm phương châm: quan hệ 0,25
0,75 đ - Lý giải: ông Hai đánh trống lảng, nói sang chủ đề khác để che giấu nỗi đau đớn, tủi hổ đang 0,5
dâng lên trong lòng khi nghe tin làng theo giặc
* Hình thức: 1,5
- Đúng cấu trúc, đủ số câu, 0,5
Câu 4 - Diễn đạt trôi chảy, mạch lạc 0,5
3, 5 đ - Có 1 lời dẫn trực tiếp và 1 câu hỏi tu từ – chú thích (không gạch chân, chú thích 0,5
không cho điểm).

* Nội dung: HS làm rõ được tình yêu làng quê và lòng yêu nước, tinh thần kháng chiến 2,0
của nhân vật ông Hai khi nghe tin làng theo giặc theo gợi ý:
- Tình yêu làng của ông Hai :
+ mới nghe tin làng theo giặc : sững sờ, đau đớn, tủi hổ 1,0
+ mấy ngày sau : tin dữ luôn ám ảnh ông, làm ông day dứt, rơi vào khủng hoảng, bế tắc, tuyệt
vọng khi nghĩ tới tương lai
- Lòng yêu nước, tinh thần kháng chiến
+ Cuộc đấu tranh nội tâm của ông Hai  quyết định “Làng thì yêu thật, nhưng làng theo Tây
mất rồi thì phải thù”  tình yêu nước mạnh mẽ, thiêng liêng bao trùm lên tình yêu làng 1,0
+ Cuộc trò chuyện với đứa con nhỏ : khẳng định lòng trung thành với kháng chiến, với cụ Hồ
của bố con ông
Lưu ý : HS biết khai thác nghệ thuật của truyện để làm sáng tỏ nội dung đoạn : sử dụng các
hình thức ngôn ngữ (đối thoại, độc thoại, độc thoại nội tâm), đặt điểm nhìn vào nhân vật ông
Hai, nghệ thuật miêu tả tâm lí nhân vật tinh tế…
- HS nêu được tên tác phẩm/tác giả viết về đề tài người nông dân 0,5
Câu 5 + Lão Hạc – Nam Cao
0, 5 đ + Tắt đèn – Ngô Tất Tố
Phần II 3,5 đ
Câu 1: - Phương thức biểu đạt chính: biểu cảm 0,25
0,5 đ - Thể thơ: lục bát 0,25
- Biện pháp nhân hóa: nhân hóa dòng sông qua từ hát ca 0,5
- Tác dụng: 0,5
Câu 2:
+ Gợi hình: dòng sông trở nên sinh động, gần gũi, thân thiết với con người
1.0 đ
+ Gợi cảm: sự gắn bó, tình yêu của tác giả với dòng sông, với thiên nhiên của quê hương, đất
nước
Học sinh viết một đoạn văn hoàn chỉnh. Diễn đạt trôi chảy, rõ ý. Lập luận, dẫn chứng, liên 0,5 đ
hệ thực tế đầy đủ, sáng tạo.
* Hình thức:
+ Đoạn văn, viết đúng độ dài 2/3 trang giấy
+ Không sai chính tả, ngữ pháp, lỗi diễn đạt.
* Nội dung: 1,5 đ
Câu 3:
HS làm rõ được tình yêu quê hương, đất nước của thế hệ trẻ ngày nay theo một số gợi ý
2,0 đ
sau
+ Giải thích về tình yêu quê hương, đất nước/thế hệ trẻ. 0,25
+ Tại sao thế hệ trẻ ngày nay cần nuôi dưỡng lòng yêu quê hương, đất nước 0,25
+ Những biểu hiện cụ thể lòng yêu nước ở thế hệ trẻ 0,5
+ Phản đề / Bàn luận mở rộng 0,25
+ Bài học nhận thức và hành động / Liên hệ… 0,25
* Lưu ý: Tùy thuộc vào bài làm của học sinh GV cho điểm phù hợp, khuyến khích những
bài viết sáng tạo, lập luận chặt chẽ.

You might also like