You are on page 1of 13

1.

THÔNG TIN TÀU


- M/T NORTHERN STAR
- TRỌNG TẢI: 13.000 MT
- TỔNG DUNG TÍCH: 8.500 GT
- TỔNG CÔNG SUẤT MÁY CHÍNH: 4.500 KW
- LOẠI TÀU: TÀU CHỞ DẦU VÀ HÓA CHẤT
- TUYẾN HOẠT ĐỘNG: QUỐC TẾ
- NƠI THUYỀN VIÊN NHẬN TÀU: TẠI SINGAPORE
2. ĐỊNH BIÊN AN TOÀN TỐI THIỂU CỦA TÀU
Theo thông tư 20/2023/TT-BGTVT, quy định chung về định biên an toàn tối thiểu
được thể hiện thông qua 2 bảng sau:
- Định biên an toàn tối thiểu bộ phận boong theo tổng dung tích (GT):

Từ 50 GT Từ 500 GT
Dưới 50 Từ 3000
Chức danh đến dưới 500 đến dưới 3000
GT GT trở lên
GT GT
Thuyền trưởng 01 01 01 01
Đại phó 01 01 01
Sỹ quan boong 01 02
Sỹ quan vô tuyến điện GMDSS (*) 01 01
Thuỷ thủ trực ca AB 01 01 01 01
Thủy thủ trực ca OS 01 01
Tổng cộng 02 03 06 07
(*) Trường hợp sỹ quan boong có chứng chỉ chuyên môn phù hợp để đảm nhiệm
nhiệm vụ khai thác thiết bị vô tuyến điện GMDSS trên tàu thì không phải bố trí chức
danh Sỹ quan vô tuyến điện GMDSS
- Định biên an toàn tối thiểu bộ phận máy theo công suất máy chính (KW):

Từ 75 kW Từ 750 kW
Dưới 75 Từ 3000 kW
Chức danh đến dưới đến dưới
kW trở lên
750 kW 3000 kW
Máy trưởng 01 01 01 01
Máy hai 01 01
Sỹ quan máy 01 01 01
Thợ máy trực ca AB 01 01 02
Thợ máy trực ca Oiler 01 01
Tổng cộng 01 03 05 06

Đối chiếu thông tin tàu đã nêu ở phần trên, để tuân thủ theo Luật và khai thác tốt con
tàu, công ty bố trí cho tàu NORTHERN STAR là 23 thuyền bộ, bao gồm các chức danh
như sau:
- Bộ phận boong:
+ 1 Thuyền trưởng (Capt)
+ 1 Đại phó (C/O)
+ 1 Phó hai (2/O)
+ 1 Phó ba (3/O)
+ 1 Thủy thủ trưởng (BSN)
+ 2 Thủy thủ trực ca (AB)
+ 2 Thủy thủ bảo quản (OS)
+ 3 Sỹ quan thực tập boong (D/C)
- Bộ phận máy:
+ 1 Máy trưởng (C/E)
+ 1 Máy hai (2/E)
+ 1 Máy ba (3/E)
+ 1 Máy tư (4/E)
+ 1 Thợ cả (FTR)
+ 1 Thợ điện (EL/EL)
+ 2 Thợ máy trực ca (AB)
+ 1 Thợ máy trực ca oiler
- Bộ phận bếp:
+ 1 Bếp trưởng (COOK)
+ 1 Phụ bếp (M/M)
=> Tổng cộng là 23 người.
3. TUYỂN DỤNG THUYỀN VIÊN
Có thể lựa chọn tuyển dụng thuyền viên từ các trung tâm cung ứng thuyền viên, từ các
trường đại học có đào tạo chuyên ngành đi biển hoặc đăng thông tin tuyển dụng trên các
diễn đàn tuyển dụng v.v
Việc tuyển chọn, phỏng vấn thuyền viên có thể dựa theo các tiêu chí chung sau:
- Các giấy tờ và chứng chỉ hợp lệ theo vị trí của ứng viên và theo các quy định sửa
đổi mới của STCW.
- Kinh nghiệm
- Giấy khám sức khỏe do một cơ sở y tế được ủy quyền cấp giấy chứng nhận sức
khỏe phù hợp đi biển cho Thuyền viên; trước khi được điều động đi tàu thì tất cả các ứng
viên phải bắt buộc được kiểm tra sức khỏe theo các quy định y tế gồm cả ma túy và rượu
bia.
- Căn cứ vào đánh giá của các tàu đã từng trước đây.
- Kiểm tra trình độ chuyên môn – kiểm tra về SOLAS/MARPOL và ISM Code,
trình độ Tiếng Anh v.v
- Hồ sơ cá nhân – đánh giá chất lượng con người.
4. KHÁM SỨC KHỎE THUYỀN VIÊN
Để thuận tiện cho các thuyền viên khám sức khỏe theo đúng qui định, CỤC HÀNG HẢI
VIỆC NAM đã công bố danh sách các cơ sở y tê đạt tiêu chuẩn, cụ thể như sau:
I. Danh sách 05 bệnh viện GTVT:
- Bệnh viện GTVT Trung ương;
- Bệnh viện GTVT Hải Phòng;
- Bệnh viện GTVT Vinh;
- Bệnh viện GTVT Đà Nẵng;
- Bệnh viện GTVT TP. Hồ Chí Minh;
II. Danh sách các bệnh viện khác
- Bệnh viện y học biển;
- Bệnh viện Thống nhất;
- Bệnh viện Đa khoa Trương ương Cần Thơ;
- Bệnh viện Đa khoa Hữu nghị tỉnh Nghệ An;
- Bệnh viện Đa khoa tỉnh Kiên Giang;
- Bệnh viện C Đà Nẵng;
- Trung tâm Y tế Vietsovpetro thuộc Liên doanh Việt - Nga Vietsovpetro.
Căn cứ theo Thông tư số 22/2017/-BYT, có 2 kết luận tình trạng sức khỏe của thuyền
viên như sau:
“Đủ sức khỏe học tập/làm việc” và “Không đủ sức khỏe học tập/làm việc”;
và cả “Không hạn chế”, “Có hạn chế”, tùy vào sức khỏe mỗi thuyền viên, công ty có thể
sắp xếp vị trí làm việc cho họ.
5. KIỂM TRA HỒ SƠ, CHỨNG CHỈ, KINH NGHIỆM ĐI BIỂN VÀ PHỎNG VẤN
THUYỀN VIÊN
Các giấy chứng nhận cần có theo chức danh (theo STCW): Gồm các giấy chứng nhận
huấn luyện nghiệp vụ cơ bản, nghiệp vụ đặc biệt và nghiệp cụ chuyên môn, cụ thể như
sau:
- Thuyền trưởng (Capt), Đại phó (C/O):
+ STCW Certificate of Competency (CoC)
+ Giấy chứng nhận Officer in Charge of a Navigational Watch (OICNW)
+ Giấy chứng nhận Basic Training
+ Giấy chứng nhận Advanced Fire Fighting
+ Giấy chứng nhận Proficiency in Survival Craft and Rescue Boats (viết tắt là
PSCRB)
+ Giấy chứng nhận Medical Care
+ Giấy chứng nhận Radar Navigation, Radar Plotting, and Use of ARPA
+ Giấy chứng nhận Ship Security Officer (SSO)
- Phó 2, Phó 3:
+ STCW Certificate of Competency (CoC)
+ Giấy chứng nhận Officer in Charge of a Navigational Watch (OICNW)
+ Giấy chứng nhận Basic Training
+ Giấy chứng nhận Proficiency in Survival Craft and Rescue Boats (viết tắt là
PSCRB)
+ Giấy chứng nhận Medical Care
+ Giấy chứng nhận Radar Navigation, Radar Plotting, and Use of ARPA
- Thủy thủ trưởng (Bosun):
+ STCW Basic Safety Training (BST)
+ STCW Proficiency in Survival Craft and Rescue Boats other than Fast Rescue
Boats (PSCRB)
+ Chứng chỉ Thủy thủ trưởng (Bosun Certificate)
+ Các chứng chỉ hoặc đào tạo khác theo yêu cầu cụ thể của từng quốc gia hoặc
do quy định nội bộ của công ty vận tải
- Thủy thủ trực ca (OS, AB):
+ Basic Safety Training (BST)
+ Security Awareness Training for Seafarers
+ Proficiency in Survival Craft and Rescue Boats (PSCRB)
- Máy trưởng, Máy 2, Máy 3:
+ STCW Certificate of Competency (CoC)
+ First-Class Engineer's Certificate of Competency
+ Engine Room Resource Management (ERM)
+ Advanced Fire Fighting
+ Medical First Aid
+ Security Training for Seafarers with Designated Security Duties
- Máy 4:
+ Sỹ quan Cơ sở (Engine Rating Certificate)
+ Chứng chỉ cơ bản STCW cho Sỹ quan Cơ (STCW Basic Training for Engine
Officers)
+ Chứng chỉ Sỹ quan Cơ cao cấp (Chief Engineer Officer Certificate)
- Thủy thủ trực ca (AB, Oiler):
+ STCW Certificate of Proficiency in Survival Craft and Rescue Boats other than
Fast Rescue Boats (PSCRB)
+ STCW Certificate of Proficiency in Fast Rescue Boats (FRB)
+ Basic Safety Training (BST)
+ Security Training for Seafarers with Designated Security Duties
+ Medical First Aid
- Thợ máy (WRP):
+ STCW Basic Safety Training (BST)
+ Chứng chỉ Watchkeeping Personnel Ratings (WPR Certificate)
+ Các chứng chỉ hoặc khóa đào tạo khác (nếu có yêu cầu cụ thể)

6. HỢP ĐỒNG THUYỀN VIÊN


Hợp đồng này thường sẽ bao gồm các nội dung như sau:
- Thông tin bên thuê lao động (chủ tàu): Tên công ty, Địa chỉ, Số điện thoại, gmail,
Mã số thuế...
- Thông tin người lao động (thuyền viên): Tên, Quê quán, Thông tin liên hệ...
- Thời hạn hợp đồng, nơi làm việc và chức vụ
- Lương và nghĩa vụ của thuyền viên
- Quyền và nghĩa vụ của chủ tàu: phải được nêu rõ trong hợp đồng ví dụ như:

 Thanh toán phần chi phí đồng chi trả và những chi phí không nằm trong danh mục
do bảo hiểm y tế chi trả gồm điều trị y tế, phẫu thuật, nằm viện, các loại thuốc,
trang thiết bị điều trị cần thiết, chi phí ăn, ở của thuyền viên từ khi sơ cứu đến khi
thuyền viên bình phục hoặc đến khi xác định là mãn tính.
 Trả đủ tiền lương ghi trong hợp đồng lao động thuyền viên trong thời gian điều trị.
 Thanh toán chi phí mai táng trong trường hợp thuyền viên bị tử vong trên tàu hoặc
trên bờ trong thời gian đi tàu.
 Chủ tàu không phải thanh toán chi phí cho thuyền viên trong trường hợp sau đây:
Bị thương xảy ra ngoài thời gian đi tàu; Bị thương, ốm do hành vi cố ý của thuyền
viên.
 Bảo vệ và trả lại tài sản của thuyền viên để lại trên tàu cho thuyền viên hoặc thân
nhân của họ trong trường hợp thuyền viên rời tàu khi bị bệnh, bị thương hoặc tử
vong.
- Hồi Hương: cũng phải nêu rõ theo quy định của pháp luật ví dụ như: chủ tàu có
trách nhiệm bố trí cho thuyền viên hồi hương và thanh toán chi phí khi: Hợp đồng lao
động của thuyền viên hết hạn; Thuyền viên bị ốm đau, tai nạn lao động hàng hải cần
phải hồi hương; Tàu bị chìm đắm; Bán tàu hoặc thay đổi đăng ký tàu; Tàu hoạt động
tại khu vực chiến tranh mà thuyền viên không đồng ý tiếp tục làm việc trên tàu; ....
- Điều khoản chấm dứt hợp đồng
- Khiếu nại và quy trình kỷ luật
- Các quy định khác
Về tiền lương thuyền viên, theo quy định tại điều 3, Nghị định 38/2022/NĐ-CP thì
mức lương tối thiểu theo tháng và mức lương tối thiểu theo giờ đối với người lao động
làm việc cho người sử dụng lao động theo vùng như bảng sau:

Lương dự kiến theo thị trường:


Chức danh Số ngày làm việc Tiền Lương/tháng
Thuyền trưởng (caption) 30 3500 $
Đại phó (chief officer) 30 3000 $
2/0 30 2200 $
3/0 30 1800 $
Máy trưởng 30 3800 $
Máy 2 30 2800 $
Máy 3 30 2000 $
Máy 4 30 1600 $
Sỹ quan kỹ thuật điện
30 1600 $
(ECLECT)
Thủy thủ trưởng 30 1400 $
Thợ máy chính 30 1200 $
Pump man 30 1100 $
Thủy thủ (AB) 30 1200 $
Thủy thủ (OS) 30 1200 $
Thợ máy (OLR) 30 1100 $
Thợ máy (WPR) 30 1000 $
Đầu bếp (COOK) 30 1000 $
Phụ bếp (M/M) 30 800 $

7. CÔNG TÁC ĐỊNH HƯỚNG CHO THUYỀN VIÊN TRƯỚC KHI NHẬP TÀU
(PRE ONBOARD TRAINING)
Yếu tố con người (human factor) đóng vai trò quyết định về an toàn trong mọi hoạt
động trên tàu. Mọi tai nạn trên tàu đều có yếu tố “thiếu hiểu biết” của con người gây ra.
Bởi vậy, trước mỗi khi nhập tàu, thuyền viên cần được cung cấp những thông tin cần thiết
liên quan đến tàu mới; được nhắc nhở hay hâm nóng những kiến thức cơ bản về an toàn
làm việc trên tàu; và cần được cập nhật các qui định mới liên quan đến luật lệ hiện hành.
Mục đích của “Pre-Onboard Training” là trang bị cho mỗi thuyền viên trước khi nhập
tàu một “hành trang an toàn”; một kỹ năng sẵn sàng ứng phó và ngăn ngừa hiệu quả tai
nạn, rủi ro trên biển. Và cuối cùng, sẽ giúp họ “ đi đến nơi, về đến chốn” an toàn.
Nội dung huấn luyện này sẽ được lưu giữ cùng tài liệu của Hệ thống quản lý an toàn
trên tàu.
Xây dựng chương trình huấn luyện trước khi nhập tàu cho thuyền viên về các nội dung
như sau:
- Đặc điểm của con tàu mà thuyền viên sẽ làm việc:
+ Tên tàu, quốc tịch
+ Loại tàu
+ Các thông số kỹ thuật của tàu
+ Loại hàng hóa mà tàu chuyên chở
+ Tuyến hoạt động chính của tàu
+ Thông số kỹ thuật của các thiết bị, máy móc trên tàu
+ v.v
- Thông tin của các bên liên quan:
+ Tên công ty quản lý tàu – chủ tàu
+ Thông tin bên phụ trách khai thác tàu
+ Thông tin bên quản lý thuyền viên
+ Thông tin bên quản lý kỹ thuật
+ Thông tin bên thuê tàu (nếu có)
+ Thông tin của DPA, CSO
+ v.v
- Nội quy, chính sách công ty liên quan đến hoạt động tàu, hệ thống quản lý an toàn
và an ninh:
+ Giới thiệu cho thuyền viên những chính sách và đãi ngộ làm việc của công ty
(nếu đã nói trong lúc phỏng vấn thì vẫn có thể trình bày lại một lần nữa)
+ Cho thuyền viên làm quen với Sổ tay quản lý an toàn, Hệ thống quản lý an toàn
của công ty…
+ Giúp thuyền viên hiểu và nắm rõ nhiệm vụ của họ theo Hệ thống quản lý an
toàn và an ninh.
+ Các báo cáo về an toàn và an ninh cần theo dõi trong thời gian làm việc trên
tàu.
+ Các biểu mẫu báo cáo cụ thể về an toàn và an ninh trên tàu.
+ Đinh kỳ kiểm tra nội bộ về hệ thống quản lý an toàn.
+ Định kỳ đánh giá nội bộ về an ninh.
+ v.v
- Những nhắc nhở cần thiết về an toàn, ngăn ngừa ô nhiễm và an ninh trước mỗi
khi nhập tàu như là: thông qua các câu hỏi như:
+ Bạn sẽ làm gì ngay sau khi nhập tàu?
+ Bạn sẽ làm gì ngay sau khi phát hiện cháy trên tàu?
+ Bạn sẽ làm gì ngay sau khi thấy người rơi xuống biển?
+ Bạn sẽ làm gì ngay sau khi thấy người bị thương?
+ Bạn sẽ làm gì ngay trước khi làm việc dưới hầm sâu?
+ Bạn sẽ làm gì ngay trước khi tiến hành công việc phát nhiệt, phát tia lửa?
+ Bạn sẽ làm gì khi phát hiện dấu hiệu vi phạm an ninh?
+ Bạn sẽ làm gì để ngăn ngừa sự xâm nhập trái phép lên tàu?
+ Bạn sẽ làm gì để ngăn ngừa ô nhiễm khi tàu neo đậu trong cảng?
+ Bạn sẽ làm gì khi xảy ra tai nạn tràn dầu trên biển?
+ v.v
- Phổ biến những thông tin mới cần bổ sung, cập nhật liên quan đến các qui tắc,
hướng dẫn, công ước quốc tế và chính sách công ty(updating requirements):
Công ước, qui tắc, các qui định quốc tế, chính sách công ty… luôn được sửa đổi.
Bởi thế, thuyền viên cần nắm được những sửa đổi, bổ sung mới nhất trước mỗi khi nhập
tàu:
+ Những bổ sung mới nhất cần cập nhật liên quan đến “Công ước về bảo đảm an
toàn sinh mạng trên biển”(SOLAS & new amendments)
+ Những bổ sung mới nhất cần cập nhập liên quan đến “Công ước ngăn ngừa ô
nhiễm biển”(MARPOL & new amendments)
+ Những bổ sung mới nhất cần cập nhật liên quan đến Công ước về “Tiêu chuẩn
huấn luyện, cấp bằng và trực ca cho thuyền viên”(STCW & new amendments)
+ Những bổ sung mới nhất cần cập nhật liên quan đến Công ước về “Lao động
Hàng hải”(MLC & new requirements)
+ Những bổ sung mới nhất cần cập nhật liên quan đến các Công ước hàng hải
quốc tế liên quan khác
+ Những bổ sung mới nhất của các Tổ chức hàng hải quốc tế liên quan đến chủng
loại tàu, tuyến hoạt động, loại hàng hóa chuyên chở trên tàu mà bạn sẽ làm việc.
+ Những sửa đổi mới nhất liên quan đến Hệ thống quản lý an toàn, Kế hoạch an
ninh và Chính sách của công ty
+ Những thông tin mới nhất liên quan đến tình trạng an ninh, cướp biển…trên thế
giới.
+ v.v
- Ngoài ra cũng cần xây dựng chương trình huấn luyện, đào tạo cho thuyền viên về
việc sử dụng, vận hành một số loại thiết bị đặc biệt trên tàu.
8. CÔNG TÁC CHO THUYỀN VIÊN NHẬP TÀU
- Thông báo cho thuyền viên thời gian và địa điểm tập trung để ra sân bay (địa điểm
tập trung có thể là ở công ty hay bất kỳ chỗ nào thuận tiện nhất)
- Có thể hỗ trợ, đưa ra hướng dẫn cho thuyền viên nên mang theo hành lý gì (nếu họ
cần sự hướng dẫn)
- Chuẩn bị xe đưa rước thuyền viên ra sân bay, có thể chuẩn bị chút đồ ăn nhẹ cho
thuyền viên.
- Trước đó thì cần hỗ trợ thuyền viên các thủ tục liên quan đến xuất nhập cảnh (hộ
chiếu, vé máy bay…)
- Những người có liên quan sẽ đi cùng thuyền viên lên máy bay để qua Singapore nhập
tàu (người của phòng thuyền viên)
- Khi đến Singapore rồi thì cần có xe trung chuyển đã chuẩn bị trước đó để đưa thuyền
viên đến khách sạn nghỉ ngơi (vì chưa đến thời gian nhập tàu)
- Khi gần tới thời điểm lên tàu thì chuẩn bị xe đưa thuyền viên đến cảng mà tàu neo
đậu, hoàn tất thủ tục vào cảng cho thuyền viên và các công việc liên quan khác sau đó
cho thuyền viên lên tàu.
- Trước đó thì phải đảm bảo tàu đủ các yêu cầu về kỹ thuật để có thể hành hải, đảm
bảo đã cung cấp cho tàu những vật tư, trang thiết bị cần thiết cũng như thực phẩm và
nước ngọt cũng phải được cung cấp đầy đủ.
9. CÔNG TÁC ĐÀO TẠO CỨU SINH, CỨU NẠN, CỨU HỎA, CHO THUYỀN
VIÊN SAU KHI XUỐNG TÀU:
Tất cả thuyền viên sẽ phải tham gia luyện tập rời tàu và cứu hoả ít nhất một lần trong
một tháng (SOLAS, Chapter III, Reg. 19.3) và tham gia thực tập vào không gian kín và
cứu nạn tối thiếu 2 tháng 1 lần (SOLAS, Reg 19.3.3). Thuyền trưởng phải tổ chức thực
tập rời tàu và cứu hoả trong vòng 24 tiếng sau khi tàu rời cảng nếu có hơn 25% số thuyền
viên chưa tham gia vào việc luyện tập này ở trên tàu đó trong tháng trước.
Tối thiểu một lần trong 3 tháng, mỗi xuồng cứu sinh phải được hạ với số thuyền viên
vận hành được phân công ở xuồng đó và xuồng được điều động chạy ở dưới nước trong
thời gian luyện tập. Nếu có thể, hàng tháng phải hạ và vận hành xuồng cấp cứu dưới
nước, nhưng tối đa 3 tháng phải thực hiện một lần. Trong quá trình thực tập phải lưu ý
đến các hướng dẫn trong Thông tư 1206 của ủy ban An toàn Hàng hải (MSC/Circ. 1206).
Trong vòng 2 tuần, thuyền viên mới xuống tàu phải được huấn luyện cách sử dụng các
trang thiết bị cứu sinh trên tàu (SOLAS, Chapter III, Reg. 19.4). Thuyền trưởng và Máy
trưởng tiến hành thực tập máy lái sự cố dưới tàu ít nhất 4 tháng một lần (SOLAS,
ChapterV, Reg.26). Việc luyện tập các tình huống khẩn cấp giả định theo Kế hoạch ứng
cứu sự cố có thể tiến hành đồng thời với việc luyện tập cứu sinh, cứu hoả, hoặc bất cứ lúc
nào.

You might also like