You are on page 1of 5

TCT TÂN CẢNG SÀI GÒN CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

C.TY CPDV HÀNG HẢI TÂN CẢNG Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

Thành phố Hồ Chí Minh, ngày … tháng … năm 2020.

CÂU HỎI ÔN THI THỰC HÀNH NGÀNH MÁY


KHỐI TÀU LAI AZIMUTH
“ Hội thao cấp đơn vị ” năm 2021

Câu 1: Đồng chí trình bày hiểu biết về nội dung kỳ đăng kiểm hàng năm của tàu?
Các bước cơ bản chuẩn bị cho kỳ đăng kiểm hàng năm như thế nào?
Hướng dẫn:
- Mục đích: Để xác định trạng thái thân tàu, hệ thống động lực; trang thiết bị an
toàn… vẫn được duy trì phù hợp với cấp tàu ghi trong giấy chứng nhận Đăng kiểm.
- Nội dung kiểm tra: ở trạng thái chung, kiểm tra và thử hoạt động kết cấu tàu, các
trang thiết bị của tàu đến mức có thể khi tàu ở trạng thái nổi. Kiểm tra về mặt giấy tờ
liên quan tới các GCN phù hợp (VD: Chứng nhận Bảo dưỡng thiết bị Cứu sinh, cứu hỏa
và TTB Vô tuyến điện…)
- Thời gian thực hiện: Mỗi năm một lần trong khoảng thời gian trước 03 tháng và
sau 03 tháng tính từ ngày ấn định kiểm tra hàng năm được ghi trong "thông báo thời hạn
kiểm tra" của Đăng kiểm cấp.
- Hạng mục kiểm tra tại tàu: Tình trạng thân vỏ tàu, các kết cấu khoang/vách tôn;
tình trạng kín nước; trang thiết bị cứu sinh cứu hỏa; trang thiết bị hàng hải; trang thiết bị
an toàn hệ động lực (bao gồm thử hoạt động bơm cứu hỏa; hệ thống báo động bảo vệ;
van đóng nhanh; các thiết bị sự cố...).
- Yêu cầu ngành máy chuẩn bị: trang thiết bị an toàn hệ động lực bao gồm bơm
cứu hỏa; hệ thống báo động bảo vệ; van đóng nhanh; các thiết bị sự cố.. Ở tình trạng kỹ
thuật hoạt động bình thường. Buồng máy sạch sẽ, gọn gàn.
Lưu ý: Các tàu lai thuộc Công ty được đăng ký Đăng kiểm cấp tàu thuộc: Vùng
biển hạn chế III (TC A1, TC A2, TC A3, TC A6, TC A9, TC 08 và TC 04); Vùng biển hạn
chế I (TC 01) và Vùng biển không hạn chế (TC A5; TC A10).

1
Câu 2: Đồng chí trình bày hiểu biết về hệ thống dừng sự cố thiết bị buồng máy (ES-
Emergency Stop) bao gồm dừng những thiết bị gì? Nút ấn ES đặt ở những vị trí
nào trên tàu, thao tác thực hiện khi có sự cố và reset các thiết bị như thế nào?
Hướng dẫn:
- Mục đích: Khi có sự cố cháy nổ xảy ra trong buồng máy có thể ngay lập tức cách
ly các thiết bị tiềm tàng tham gia vào quá trình cháy nổ và có khả năng làm tăng thiệt hại
của hệ động lực.
- Thiết bị là đối tượng phải dừng trong hệ thống ES: dừng các thiết bị bơm dầu
đốt; quạt thông gió; máy lạnh…
- Vị trí đặt nút ấn ES trên tàu: Buồng lái, hành lang, buồng điều khiển máy.
- Thao tác thực hiện hoàn nguyên (reset) hệ thống tại từng thiết bị. Công tác kiểm
tra, xác nhận thiết bị hoạt động lại hay không, thuộc hệ thống ES thực hiện như thế
nào…..

Câu 3: Thao tác thử dừng máy chính (M.E) khẩn cấp (nếu có trên tàu của đồng
chí)? Thao tác vận hành van đóng nhanh (Shut-off Valve)?
Hướng dẫn:
- Thao tác vận hành và hoàn nguyên dừng máy chính (M.E) khẩn cấp: Ấn nút
dừng khẩn cấp máy chính (M.E) hoặc ấn nút Test trên van cấp gió dừng khẩn cấp (E.S
M.E đối với động cơ Niigata) > Reset (Hoàn nguyên) nút ấn dừng khẩn cấp hoặc vị trí
Test trên van gió dừng khẩn cấp (E.S M.E đối với động cơ Niigata) > kiểm tra lại hệ
thống khởi động M.E.
- Thao tác vận hành và hoàn nguyên van đóng nhanh: Giật dây > Reset (Hoàn
nguyên) van tại vị trí két dầu > kiểm tra hệ thống ống dầu thông suốt.

Câu 4: Nếu các thông số cơ bản thường được bảo vệ của động cơ diesel máy chính,
máy đèn? Kiểm tra và thử các thông số vừa nêu như thế nào trên tàu của đồng chí
đang công tác?
Hướng dẫn:
a) Các thông số:
- Thông số về áp suất thấp: Áp suất dầu nhờn (Báo động & Tắt máy); Áp suất
nước làm mát (Báo động); Áp suất dầu đốt (Báo động); Áp suất dầu nhờn Tuabin (Báo
động).
- Thông số nhiệt độ cao: Nhiệt độ dầu nhờn (Báo động); Nhiệt độ nước làm mát
(Báo động & Tắt máy); Nhiệt độ dầu đốt (Báo động); Nhiệt độ khí xả của từng xi lanh,

2
trước & sau Tuabin tăng áp (Báo động); Nhiệt độ khoang gió quét (Báo động); Nhiệt độ
bệ đỡ chặn (Báo động); Nhiệt độ dầu nhờn làm mát piston (Báo động)….
- Thông số khác: Bảo vệ quá tốc (Over Speed), báo động dầu tràn (Over-Flow /
Leak-Oil nếu có)….
b) Kiểm tra và thử:
- Đối với các Rơ le áp suất: Chạy bơm dầu nhờn ngoài (nếu có) hoặc máy chính,
nới lỏng đầu nối ống cấp dầu vào Rơ-le để tạo tín hiệu báo động. Kiểm tra và đặt lại giá
trị báo động hoặc bảo vệ đúng với tài liệu của hãng.
- Đối với Rơ le nhiệt: Thử bằng cách đặt lại giá trị báo động ; hoặc dùng thiết bị
tạo nguồn gia nhiệt cho cảm biến (chú ý an toàn cháy nổ trong buồng máy khi thử).
- Thiết bị bảo vệ quá tốc: Việc thử phải tuân thủ theo hướng dẫn của nhà chế tạo,
không nên tăng vòng quay để thử quá tốc, có thể tác động vào nút overspeed test (nếu
có) trên bo mạch thử.

Câu 5: Đồng chí trình bày hiểu biết về hệ thống truyền động từ máy chính tới chân
vịt; nêu cấu tạo, nguyên lý hoạt động của ly hợp và chân vịt Azimuth trên tàu đang
công tác? Các thông số cần theo dõi thường xuyên của cụm ly hợp? Các hư hỏng/sự
cố đã gặp của ly hợp trên tàu?
Hướng dẫn:
- Tìm hiểu và trình bày được kết cấu của ly hợp, kết cấu của hệ bánh răng truyền
động hình chữ Z, nguyên lý hoạt động của hệ bánh răng hình chữ Z (hoặc kết cấu trục
chân vịt dạng thường).
- Tìm hiểu và trình bày đúng về nguyên lý hoạt động của ly hợp.
- Trình bày được các thông số cơ bản cần theo dõi thường xuyên trong quá trình
vận hành về ly hợp và hệ chân vịt…
- Trình bày được các thông số cơ bản cần theo dõi thường xuyên trong quá trình
vận hành, các hư hỏng & sự cố đã gặp…
Ghi chú:
Đối với tàu Azimuth tìm hiểu và trình bày về ly hợp và chân vịt Azimuth, Z-peller;
Đối với tàu lai thường tìm hiểu và trình bày về hộp số và chân vịt định bước dạng
thường.

3
Câu 6: Đồng chí trình bày hiểu biết về nguyên lý và kết cấu của hệ thống tời trên
tàu đang công tác? Thao tác cơ bản vận hành của hệ thống tời? Các lưu ý về vận
hành hệ thống và các hư hỏng/sự cố đã gặp phải?
Hướng dẫn:
A. Tàu lai Azimuth:
1. Thành phần, kết cấu:
- Kết cấu phần cơ khí: Chân bệ; trống tời dây; trống tời neo; kết cấu phanh tời; kết
cấu của móc kéo…
- Kết cấu phần thủy lực: Động cơ thủy lực lai tời; các van thủy lực phân phối điều
khiển; van điều khiển tốc độ tời (nếu có); thủy lực phanh tời (hoặc cơ cấu cơ khí phanh
tời)…
- Điện – thủy lực điều khiển: Motor điện lai bơm; tủ điện điều khiển; hệ thống
điều khiển từ xa tại buồng lái (nếu có)…
2. Nguyên lý hoạt động, thao tác vận hành:
- Tìm hiểu và trình bày nguyên lý hoạt động của hệ thống thủy lực tời, móc kéo
sau lái…
- Tìm hiểu và trình bày nguyên lý của hệ thống điện - thủy lực điều khiển từ xa…
- Trình bày thao tác vận hành hệ thống trong quá trình làm việc hàng ngày…
- Trình bày hoạt động và thao tác vận hành móc kéo sau lái.
3. Nêu được các lưu ý đặc trưng của hệ thống tời thực tế trên tàu khi vận hành phù
hợp với tình trạng kỹ thuật hiện tại. Nêu được các hư hỏng/sự cố của hệ thống đã xảy ra
với hệ thống tời trên tàu.
B. Tàu lai thường:
1. Thành phần, kết cấu:
- Kết cấu phần cơ khí: Chân bệ; trống tời dây; trống tời neo; kết cấu phanh tời; cơ
cấu móc kéo…
Kết cấu phần điện động lực, điều khiển: Động cơ điện lai (1 pha hay 3 pha); tủ
điện điều khiển; hệ thống điều khiển từ xa (nếu có)…
2. Nguyên lý hoạt động, thao tác vận hành 02 loại tời (mũi, lái):
- Trình bày nguyên lý của hệ thống cơ khí tời dây, tời neo mũi; Các lưu ý vận
hành…
- Trình bày thao tác vận hành hệ thống tời dây sau lái, các lưu ý vận hành….
- Trình bày được hoạt động và thao tác vận hành móc kéo, các lưu ý vận hành….

4
Câu 7: Nêu các bước sửa chữa bao gồm: chuẩn bị và tháo nhóm piston - biên của
động cơ Diesel? Nêu các thông số cơ bản cần đo đạc kiểm tra của piston? Các lưu ý
khi tháo lắp bulong mặt quy lát, bulong biên, bulong bạc trục của động cơ máy
chính?
Hướng dẫn:
1. Công tác chuẩn bị:
- Dừng máy để trạng thái nhiệt của động cơ về gần nhất với nhiệt độ môi trường.
- Chuẩn bị nhân lực sửa chữa, mặt bằng, ánh sáng; Dụng cụ, vật tư, phụ tùng
thay thế; Đóng/ cách ly các hệ thống/van cần thiết; Xả nước làm mát.
- Lưu ý thuyền viên chuẩn bị: các loại sách hướng dẫn, sách phụ tùng và các
dụng cụ chuyên dùng theo máy (nếu có).
2. Thao tác sửa chữa:
- Tháo chướng ngại vật: Tháo nắp các te; Tháo các đường ống, chi tiết có liên
quan đến nắp xi-lanh; Tháo đai ốc nắp xi-lanh (đánh dấu vị trí nếu không có cờ lê lực)…
- Nhấc nắp xi-lanh ( nắp quy lát); Vệ sinh sơ-mi, xi-lanh (khu vực phía trên đỉnh
piston); Treo piston vào palăng…
- Via máy và tháo nửa dưới đầu tay biên (đánh dấu vị trí bu lông biên nếu không
có cờ lê lực)…
- Via máy và rút piston ra ngoài; Đặt piston vào đúng vị trí, giá đỡ được chuẩn
bị.
- Các lưu ý về thao tác rút piston máy chính trên tàu của đồng chí đang công
tác…
3. Các thông số cần kiểm tra, đo đạc:
- Kiểm tra bằng mắt thường các bề mặt.
- Kiểm tra thẩm thấu các vết nứt của chi tiết máy: nắp quy lát, tay biên; piston;
xuppap;….
- Đo khe hở miệng xéc măng; Đo chiều dày xéc măng; Đo chiều rộng xéc măng;
đo piston; đo xilanh; đo bạc trục, bạc biên…
- Các lưu ý về lực siết bulong mặt quy lát, bulong biên, bulong bạc trục (thành
viên ngành máy tự tìm hiểu trên model động cơ tàu mình…).
BAN GIÁM KHẢO

You might also like