You are on page 1of 19

BỘ XÂY DỰNG CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

TỔNG CÔNG TY XI MĂNG VIỆT NAM Độc lập – Tự do – Hạnh phúc


CÔNG TY XI MĂNG BỈM SƠN
----------------o0o----------------
Bỉm sơn, ngày 10 tháng 10 năm 1996

GIÁM ĐỐC CÔNG TY XI MĂNG BỈM SƠN


- Căn cứ chức năng, nhiệm vụ của Công ty.
- Căn cứ vào đề nghị của Ông Trưởng phòng Kỹ thuật an toàn- VSCN, Trưởng
phòng Kỹ thuật sản xuất và Trưởng phòng cơ khí.

QUYẾT ĐỊNH
Điều 1: Nay ban hành “ Các quy trình kỹ thuật an toàn vận hành các thiết bị và quy định
cho các thợ ở xưởng nghiền xi măng”
Các quy trình này có hiệu lực kể từ ngày ban hành; những quy định trước đây trái
với quy định ở các quy trình này đều bãi bỏ.
Điều 2: Các quy trình này áp dụng cho tất cả các CBCNV ở xưởng nghiền xi măng
thuộc Công ty.
Trong quá trình thực hiện nếu thấy có những điều cần sửa đổi, bổ sung; Xưởng
nghiền xi măng cần đề nghị với Phòng KTAT – VSCN, Phòng Kỹ thuật sản xuất và
Phòng cơ khí tổng hợp và trình Giám đốc xin sửa đổi, bổ sung. Những sửa đổi, bổ sung
chỉ có hiệu lực khi được Giám đốc phê duyệt.
Điều 3: Tất cả các CBCNV Xưởng nghiền xi măng và các Phòng chức năng trong Công
ty chịu trách nhiệm thực hiện nghiêm túc quyết định này.

GIÁM ĐỐC CÔNG TY XM BỈM SƠN

Đã ký
MỤC LỤC
Phần I. Quy định chung cho các thợ trong xưởng
Phần II. Kỹ thuật an toàn vận hành máy nghiền xi măng
Phần III. KTAT vận hành bơm buồng khí nén
Phần IV. KTAT vận hành trạm bơm dầu bôi trơn tuần hoàn
Phần V. KTAT vận hành máy đập thạch cao phụ gia
Phần VI. KTAT vận hành băng cân, băng tải, tiếp liệu tấm
Phần VII. KTAT đối với thợ sữa chữa cơ khí
PHẦN I
QUY ĐỊNH CHUNG CHO CÁC THỢ TRONG XƯỞNG

(1). Tất cả các thợ vận hành, sữa chữa và mọi người khác chỉ tham gia làm việc
tại xưởng khi đã học xong chương trình đào tạo chuyên môn của mình, phải được học kỹ
thuật an toàn do nhà máy tổ chức và sát hạch lại bước 2 tại xưởng.
(2). Mỗi công nhân khi đi làm việc phải có đầy đủ phương tiện phòng hộ lao động
cá nhân, phải ăn mặc áo quần bảo hộ, đi dày hay dép 4 quai, đội mũ bảo hộ.
(3). Phải biết sử dụng các dụng cụ phòng chống chữa cháy và biết sơ cứu nạn
nhân bị tai nạn trong mọi trường hợp. Phải có trách nhiệm bảo vệ mọi tài sản chung
trong xưởng.
(4). Phải nắm vững cấu tạo, nguyên lý làm việc và biết sử dụng thiết bị do mình
vận hành hoặc sửa chữa cũng như phải biết vận hành thiết bị đó ở vị trí từ xa hoặc tại
chỗ.
(5). Thợ vận hành nắm vững quy trình, quy phạm vận hành thiết bị, biết bảo
dưỡng, tham gia sửa chữa và nghiệm thu thiết bị do mình phụ trách, biết khắc phục các
sự cố thông thường. Phải thường xuyên theo dõi hoạt động của thiết bị, không được bỏ
vị trí làm việc.
Thợ sửa chữa thiết bị phải thực hiện đầy đủ các khâu quy chế an toàn do xưởng
quy định.
(6). Tất cả thợ đi ca phải đến trước 15 phút để nhận ca, phải đi kiểm tra 1 vòng
những vị trí cần thiết trước khi nhận ca và phải giao, nhận ca tại nơi làm việc.
(7). Người nhận ca phải trao đổi ngắn gọn diễn biến hoạt động của thiết bị trong
ca, phải bàn giao toàn bộ dụng cụ đồ nghề và các phương tiện làm việc cho người nhận
ca. Phải ghi chép đầy đủ, ngắn gọn và chính xác tình trạng hoạt động của thiết bị vào sổ
giao ca. Nếu làm mất phải bồi thường và chịu kỷ luật trước xưởng.
(8). Tất cả những sự cố, hỏng hóc trong ca phải báo cáo trưởng ca để phối hợp
giải quyết kịp thời. Trường hợp giải quyết không kịp có thể bàn giao cho ca sau giải
quyết tiếp. Sau khi sửa chữa phải thu dọn toàn bộ dụng cụ đồ nghề, vật tư còn thừa và
làm vệ sinh hiện trường.
(9). Đến giờ giao ca, những người nhận ca chưa đến thì phải ở lại làm tiếp và báo
cáo với trưởng ca hoặc lãnh đạo xưởng chờ chỉ thị mới.
(10). Trong thời gian giao nhận ca là 15 phút trước giờ làm việc, nếu có sự cố xảy
ra thì cả hai bên phải chịu hoàn toàn trách nhiệm.
PHẦN II
KĨ THUẬT AN TOÀN VẬN HÀNH
MÁY NGHIỀN XI MĂNG SỐ 2 VÀ 3

I. QUY ĐỊNH CHUNG:


1. Thợ vận hành máy nghiền chỉ được phép vận hành khi đã được học về chuyên
môn kỹ thuật công nghệ xi măng, kỹ thuật vận hành máy nghiền và các thiết bị phụ trợ
khác kèm theo ( trạm dầu, bơm buồng, băng tải, băng cân); có tay nghề bậc 3/7.
2. Chỉ làm việc khi đã được học và sát hạch về kỹ thuật an toàn dây chuyền máy
nghiền xi măng, quy trình, quy phạm vận hành do nhà máy và xưởng tổ chức mỗi năm 1
lần.
3. Phải nắm vững và sử dụng được các phương tiện phòng chống, chữa cháy, biết
sơ cấp cứu nạn nhân.
4. Phải có đầy đủ trang bị phòng hộ lao động, quần áo, đầu tóc, dầy mũ phải gọn
gàng.
5. Biết quán xuyến chặt chẽ công việc của thợ dầu, thợ băng cân, thợ bơm buồng.
II. YÊU CẦU AN TOÀN TRƯỚC KHI LÀM VIỆC
1. Phải có đầy đủ ánh sáng tại nơi làm việc và các vị trí. Cần kiểm tra các bộ phận
chuyển động, phải có hàng rào bảo hiểm; Phải có sổ giao ca, đèn và dây điện 12V,
thang, xẻng, xà beng.
2. Các đèn hiệu, còi hiệu phải đầy đủ và hoạt động bình thường. Bảng điều khiển
phải sạch sẽ.
3. Các động cơ điện của máy nghiền phải có tiếp địa, phải đáp ứng các thông số
kỹ thuật quy định cho loại động cơ 6KV.
4. Trước khi khởi động máy nghiền sau khi lắp ráp, sửa chữa lớn hoặc dừng lâu
phải:
- Kiểm tra sự hoàn chỉnh của bộ truyền động chính và phụ máy nghiền.
- Các thông số kỹ thuật của động cơ chính máy nghiền phải đạt yêu cầu quy định.
- Kiểm tra mức dầu trong bể chứa dầu, dầu phải sạch và đủ, dầu ở mắt kiểm tra ổ
đỡ động cơ chính phải chảy đều.
- Các thiết bị trước và sau máy nghiền trong dây chuyền liên động phải ở trạng
thái hoạt động bình thường.
- Các thiết bị bảo vệ và che chắn phải đầy đủ.
5. Kiểm tra hệ thống làm mát ổ đỡ máy nghiền, quạt làm mát động cơ, tải trọng
của dây cu roa quạt làm mát.
- Quay động cơ phụ khoảng 15 phút.
6. Kiểm tra lại chế độ làm việc của bơm buồng có hoàn chỉnh không?
- Kiểm tra chế độ làm việc của hệ thống băng cân.
7. Kiểm tra hệ thống thu lắng bụi trong các bunker có bị tắc không?
8. Kiểm tra xem các van nạp tải có nạp đúng xi lô không?
9. Kiểm tra hệ thống đường ống dẫn xi măng, khớp co giản xem có bị thủng hoặc
hở không?
III. KHỞI ĐỘNG MÁY NGHIỀN
Sau khi thông báo cho phòng Điều độ sản xuất, xưởng CTN – nén khí, việc khởi động
máy nghiền thực hiện theo các bước sau:
- Khởi động hệ thống bôi trơn tuần hoàn
- Đưa hệ thống bơm buồng vào chế độ làm việc
- Khởi động quạt hút, quạt làm mát động cơ
- Khởi động bộ truyền động chính của máy nghiền.
- Khởi động băng tải và các băng cân định lượng, đưa vật liệu vào máy nghiền.
* Khởi động hoặc dừng máy nghiền phải được lệnh của Điều độ sản xuất, Quản
đốc hoặc trưởng ca.
IV. YÊU CẦU AN TOÀN TRONG THỜI GIAN MÁY NGHIỀN ĐANG
LÀM VIỆC
1. Trong thời gian máy nghiền làm việc, thợ chính và phụ máy nghiền phải theo
dõi chặt chẽ chế độ hoạt động của máy nghiền.
Phải vận dụng mọi kiến thức đã học và kinh nghiệm nghề nghiệp để khai thác năng
xuất máy nghiền, đảm bảo cho máy hoạt động ổn định, đạt các thông số kỹ thuật vận
hành, các chỉ tiêu chất lượng sản phẩm, an toàn.
2. Thường xuyên theo dõi hoạt động của các bunker lắng bụi, các thông số kỹ
thuật, chỉ tiêu chất lượng như nhiệt độ ổ đỡ máy nghiền, ổ đỡ động cơ, nhiệt độ xi
măng, áp xuất, lưu lượng, tỷ lệ phối trộn vật liệu, chất lượng thành phẩm, cụ thể:
a/ Áp suất:
+ Sau máy nghiền: ≈ 50 ÷ 60 kg/cm²
+ Trước phin lọc > 120kg/cm²
+ Sau phin lọc: ≈ 160 ÷ 180 kg/cm²
( max ≈ 200 ÷ 220 kg/cm2 )
b/ Nhiệt độ:
- Ổ đỡ máy nghiền ≤ 65ºC
- Nhiệt độ xi măng: ≤ 120ºC
- Nhiệt độ klinker vào máy nghiền ≤ 90ºC
c/ Kích thước vật liệu:
- Kích thước vào máy nghiền: ≤ 25mm
d/ Chất lượng sản phẩm:
- Độ mịn trên sàng R008 ≤ 15%
- Hàm lượng S03 = 1,5 ÷ 2,5%
e/ Thực hiện nghiêm túc lệnh sản xuất như tỷ lệ phối liệu, chế độ pha phụ gia,
chất trợ nghiền, tháo klinker, nạp XMv..v…theo yêu cầu của TN – KCS và công nghệ
3. Thợ vận hành máy nghiền phải chịu hoàn toàn trách nhiệm về chất lượng sản
phẩm, về chế độ làm việc của máy nghiền.
V. YÊU CẦU AN TOÀN KHI MÁY NGHIỀN ĐANG LÀM VIỆC
1. Cấm sờ mó hoặc để đồ vật chạm vào phần quay, chuyển động của thiết bị, cấm
sửa chữa hoặc làm việc dưới máy nghiền đang vận hành.
2. Cấm làm việc khi không có phương tiện bảo vệ cá nhân.
3. Cấm đứng hoặc làm việc dưới máy nghiền đang quay hoặc dưới cửa máy
nghiền khi đang nạp bi đạn hoặc vật liệu, hoặc dưới cầu trục đang làm việc.
4. Cấm khởi động hoặc dừng thiết bị đang hoạt động khi không có đèn hiệu và còi
hiệu báo trước.
VI. YÊU CẦU PHẢI DỪNG MÁY
Phải dừng máy và báo cho trưởng ca khi xảy ra các hiện tượng hỏng hóc, sự cố
sau:
1. Động cơ điện 6 KV có bốc khói hoặc sự cố
2. Hộp giảm tốc có tiếng kêu gõ khác thường
3. Sắp xảy ra tai nạn, cần thiết sửa chữa, thiết bị có sứt mẻ, thiết bị bảo vệ che
chắn hỏng.
4. Các thiết bị thông gió, hệ thống dầu, làm lạnh hỏng, nhiệt độ ổ đỡ máy nghiền,
ổ đỡ hộp giảm tốc, ổ đỡ động cơ điện tăng nhanh và có bốc khói.
5. Các dụng cụ kiểm tra, đo lường tự động bị hỏng
6. Xi măng phụt qua cửa máy nghiền hoặc chân các bu lông rất nhiều, không khắc
phục được.
7. Có vết nứt trên vỏ máy nghiền, bu lông mặt bích gãy hoặc vật liệu tràn ra ngoài
qua cổ máy nghiền.
8. Có sự cố tắc hoặc hỏng thiết bị vận chuyển xi măng (Bơm buồng, đường ống,
van trên xi lô).
9. Hết vật liệu cung cấp cho máy nghiền hoặc hỏng các băng cân.
VII. YÊU CẦU AN TOÀN KHI SỬA CHỮA VÀ KẾT THÚC SỬA CHỮA
1. Chỉ được phép chui vào máy nghiền xem xét và sửa chữa khi đã cắt điện cao áp
và hạ áp, treo biển: “ cấm đóng điện, có người đang sửa chữa”.
Phải thông gió máy nghiền để nhiệt độ bên trong < 40 C và có đèn chiếu sáng 12V,
tháo khớp nối động cơ phụ ra.
2. Chui vào máy nghiền sửa chữa phải đội mũ, đi dầy và quần áo bảo hộ lao động
gọn gàng.
3. Phải ghi chép toàn bộ nội dung công việc sửa chữa, biện pháp sửa chữa và kết
quả công việc vào sổ trực ca, đồng thời cho trưởng ca biết và hạ biển cấm xuống khi đã
kết thúc.
4. Kết thúc sửa chữa hoặc kiểm tra phải thu dọn toàn bộ dụng cụ đồ nghề, vật liệu
lạ, cứng ra khỏi máy nghiền. Phải có chánh, phó quản đốc, kỹ thuật viên hoặc trưởng ca
xem xét xong mới được đóng nắp máy nghiền, phải đảm bảo không còn người bên
trong.
VIII. GIAO NHẬN CA
Thợ vận hành máy nghiền phải thực hiện đầy đủ 10 nhiệm vụ khi giao nhận ca do
xưởng quy định ( xem quy định chi tiết ở phần I )
IX. KỸ THUẬT AN TOÀN PHÒNG CHỐNG CHÁY
1. Các dụng cụ phòng chống cháy ở trạm dầu và các trạm điện, thợ vận hành phải
biết để sử dụng khi cần thiết.
2. Cấm đụng vào các bộ truyền động điện, dây cáp, cột đường điệnv..v…
3. Khi phát hiện có đường dây điện đứt phải rào chỗ đó lại cách xa 8m và báo cho
thợ trực điện biết.
4. Khi có tai nạn phải sơ cứu nạn nhân và báo ngay cho bác sỹ hoặc đưa nạn nhân
đó đi cấp cứu ngay.
5. Khi phát hiện có đám cháy phải thông báo ngay cho trưởng ca biết để cùng
nhau dập tắt đám cháy hoặc thông báo ngay cho công an phòng hỏa biết, hoặc đội phòng
cháy, chữa cháy Công ty ( số điệ

PHẦN III
KỸ THUẬT AN TOÀN VẬN HÀNH BƠM BUỒNG KHÍ NÉN

I. QUY ĐỊNH CHUNG


(1). Thợ vận hành bơm buồng khí nén chỉ được phép làm việc khi đã được học về
kỹ thuật vận hành bơm buồng và được hướng dẫn về kỹ thuật vận hành.
Việc sử dụng các bình áp lực phải tuân theo các văn bản pháp quy của Nhà nước về
an toàn lao động và kiểm tra định kỳ theo quy định hiện hành.
(2). Thợ bơm buồng phải nắm vững quy trình, quy phạm vận hành bơm buồng, sử
dụng bình áp xuất, về kỹ thuật an toàn.
(3). Thợ bơm buồng phải biết sử dụng các phương tiện phòng chống chữa cháy,
biết sơ cứu người bị điện giật, bị ngã từ trên cao xuống, bị bỏng, bị ngạt do khí gây ra.
(4). Nơi làm việc phải có đầy đủ dụng cụ đồ nghề cần thiết để khắc phục nhanh
khi có sự cố xảy ra như cờ lê, kìm, đèn 36V…
(5). Trong khi làm việc tại vị trí của mình phải có đầy đủ trang bị phòng hộ lao
động theo quy định do nhà máy cấp phát.
(6). Thợ bơm buồng không được làm những công việc khác ngoài phạm vi được
phân công, không làm việc khi các thiết bị không có tiếp địa.
Trong khi làm việc không được nói chuyện riêng, phải chấp hành đúng các biện
pháp phòng hộ cá nhân.
(7). Phải biết các quy định về kỹ thuật an toàn khi vận hành các bình áp lực và các
van bộ định trị, các công tắc, máy làm sạch khí và bảo quản chúng.
(8). Phải thành thạo về kỹ thuật bảo dưỡng và đảm bảo cho máy bơm luôn luôn ở
trạng thái tốt.
(9). Phải thường xuyên theo dõi tình trạng hoạt động của máy bơm, phải tự khắc
phục được những hỏng hóc nhỏ và phải tham gia vào nhóm sửa chữa.
(10). Thợ bơm buồng phải thực hiện đầy đủ chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn
của mình, phải thực hiện 10 nhiệm vụ giao nhận ca do xưởng quy định.
II. NHỮNG QUY ĐỊNH AN TOÀN ĐỐI VỚI BÌNH CHỊU ÁP LỰC
(1). Bơm buồng phải có đầy đủ các áp kế theo dõi, chế độ làm việc của máy với
cấp chính xác theo quy định đối với đồng hồ đo áp suất > 2,5 at. Các đống hồ đo áp suất
phải đánh dấu bằng các vạch đỏ tại vị trí thang đo tương ứng với áp lực làm việc tới 6 at.
Thực hiện chế độ kiểm tra, bảo dưỡng, kiểm định và cấp giấy phép sử dụng định kỳ cho
áp kế 12 tháng 1 lần. Ngoài ra cứ 6 tháng nhà máy phải có trách nhiệm kiểm tra đối
chứng với áp kế mẫu để xác định độ chính xác của áp kế đang sử dụng.
(2). Các bình áp lực phải có đầy đủ giấy chứng nhận cho phép làm việc theo định
kỳ. Phòng KTAT nhà máy phải định kỳ kiểm tra bình áp lực và cho phép sử dụng.
(3). Đơn vị chủ quản phải tiến hành kiểm tra bên tròng các bình áp lực của máy
bơm, 12 tháng kiểm tra 1 lần.
(4). Các bình áp lực phải có giấy bảo đảm an toàn do cán bộ an toàn nhà máy xác
định và có sự hiện diện của thợ vận hành bơm buồng khí nén.
(5). Kết quả và định kỳ kiểm tra xác nhận các bình áp lực phải ghi vào lý lịch của
máy, đồng thời phải kiểm tra kể cả máy đang làm việc.
III. NHỮNG ĐIỀU NGHIÊM CẤM
(1). Cấm sửa chữa bình áp lực và các chi tiết bên trong khi máy đang làm việc.
(2). Phải có đủ ánh sáng ở vị trí đặt các đồng hồ đo để quan sát.
(3). Trong khi sửa chữa cấm đóng điện điều khiển bơm buồng.
(4). Cấm mở vòi dẫn khí chính vào máy khi máy không làm việc. Tất cả các van
dẫn khí phải đóng chặt.
(5). Cấm những người không có nhiệm vụ đến gần bơm sau khi sửa chữa, lắp đặt
xong.
(6). Không được gõ vào bình áp lực và các đường ống khi nó đang làm việc.
(7). Không được thử rò rỉ bình áp lực hoặc van khi lắp đặt, sửa chữa chưa xong.
(8). Khi hàn không được để các tia lửa hàn hoặc xỉ rơi vào hộp thông khí và đai
đệm của van tháo tải.
(9). Cấm hàn trong bình áp lực khi không có giấy phép.
(10). Không được bỏ các vật liệu lạ trong bình bơm. Chỉ cho máy bơm hoạt động
khi máy đã sửa chửa hoàn chỉnh và có đủ điều kiện làm việc.
IV. YÊU CẦU DỪNG BƠM BUỒNG
Phải có tín hiệu và phải dừng bơm buồng trong những trường hợp sau:
(1). Có sự đe dọa xảy ra sự cố hoặc tai nạn.
(2). Các doăng, van bị hỏng, đường ống hở, phụt xi măng ra ngoài và không khắc
phục được.
(3). Các dụng cụ đo lường bị hỏng, các áp kế vượt quá mức quy định
(4). Khi phát hiện trong máy bơm có tiếng va chạm khác thường và rung động
mạnh.
(5). Độ cách điện của các thiết bị không đảm bảo và có xuất hiện dòng điện trên
các thiết bị.
(6). Khi áp suất khí vượt quá 6 at.
(7). Khi van bảo hiểm bị hỏng, thiết bị bảo vệ không làm việc.
(8). Khi có các vết nứt, hoặc rò rỉ trên thành bình. Khi có hỏa hoạn đe dọa bình
bơm có áp suất.
V. YÊU CẦU AN TOÀN TRƯỚC KHI LÀM VIỆC
Trước khi làm việc thợ vận hành bơm buồng phải:
(1). Thông báo cho trạm khí nén biết và kiểm tra áp suất khí nén phải đạt 4 ÷ 6 at.
(2). Kiểm tra toàn bộ các van cấp khí chính, cấp khí cho bơm buồng, van an toàn,
van nạp tải, van tháo tải, van xả khí dư.
(3). Kiểm tra các đồng hồ đo lường tự động
(4). Kiểm tra đường ống dẫn khí, đường ống tải xi măng, bình ngưng khí, bộ lọc
khí, khớp co dãn, van trên xi lô xi măng.
(5). Có đủ hệ thống chiếu sáng, sổ giao ca, dụng cụ đồ nghề, đèn 12V.
(6). Táp lô điều khiển phải đủ đèn hiệu
(7). Hệ thống cân tự động phải làm việc tốt
(8). Vận hành không tải máy bơm, nếu đủ điều kiện thì báo cáo trưởng ca đưa
máy vào hoạt động.
VI. YÊU CẦU AN TOÀN KHI LÀM VIỆC
Theo dõi chặt chẽ chế độ hoạt động của bơm buồng, vận hành đúng quy trình, quy
phạm.
Nạp xi măng từ 12 ÷ 15 tấn/ bình theo yêu cầu của từng máy đã đặt rơ le tự động
trước. Áp lực chỉ đảm bảo từ 4 ÷ 6 at.
Bơm xi măng phải thông sạch đường ống từ 2 ÷ 3 phút. Chỉ để P = 0,9 ÷ 1,0 at là
dừng và chuyển nạp xi măng vào bình khác.
VII. YÊU CẦU AN TOÀN KHI SỬA CHỮA
Chỉ được tiến hành sửa chữa bơm buồng khi đã cắt hệ thống khí nén và điều khiển
và treo biển: “ Cấm đóng điện, có người đang sửa chữa”.
Chui vào trong bình bơm khi nhiệt độ bên trong ≤ 40ºC, có điện chiếu sáng 12V và
có một người trực tại cửa chui bơm buồng.
VIII. YÊU CẦU AN TOÀN KHI KẾT THÚC SỬA CHỮA
Kết thúc sửa chữa phải thu dọn toàn bộ dụng cụ đồ nghề và các vật liệu khác ra
khỏi bình bơm.
Trước khi đóng nắp bình bơm phải có kỹ thuật viên hoặc Chánh phó quản đốc
kiểm tra và đồng ý cho đóng.
Nội dung công việc sửa chữa phải ghi vào sổ và báo cáo cho trưởng ca, tổ trưởng
hoặc lãnh đạo xưởng biết.
IX. GIAO NHẬN CA
Việc nhận ca chỉ được tiến hành khi đã thu dọn sạch sẽ, ngăn nắp tại địa điểm làm
việc, nhà cửa và máy móc thiết bị.
Khi có những hỏng hóc lớn thì người nhận ca không nhận mà phải báo cáo ngay
với trưởng ca biết và do trưởng ca quyết định.
Việc nhận ca phải có chữ ký của người giao ca trong sổ và sổ phải ghi đầy đủ,
chính xác những hỏng hóc, khuyết tật xảy ra trong
PHẦN IV
KỸ THUẬT AN TOÀN VẬN HÀNH TRẠM DẦU BÔI TRƠN TUẦN HOÀN

I. QUY ĐỊNH CHUNG


(1). Thợ vận hành trạm dầu chỉ được phép làm việc khi đã được học về chuyên
môn kỹ thuật bôi trơn, được hướng dẫn về các quy định kỹ thuật an toàn trong trạm dầu,
trong xưởng và trong nhà máy.
(2). Thợ dầu phải nắm vững quy trình, quy phạm vận hành trạm dầu, nắm vững
tính năng, tác dụng và phạm vi sử dụng từng loại dầu trong phạm vi mình quản lý.
(3). Thợ dầu phải nắm vững và sử dụng thành thạo các phương tiện phòng chống
chữa cháy, biết sơ cứu nạn nhân bị điện giật, bị bỏng, bị ngã từ trên cao xuống.
(4). Nơi làm việc phải có đầy đủ các phương tiện phòng chống chữa cháy, có đầy
đủ hệ thống chiếu sáng, dụng cụ đồ nghề làm việc, sổ giao nhận ca. Cấm người không
nhiệm vụ vào trạm dầu.
(5). Từ khi nhận làm việc phải có đầy đủ các trang bị phòng hộ lao động theo quy
định cho thợ dầu do nhà máy cấp phát.
(6). Thợ dầu phải thực hiện đầy đủ chức năng nhiệm vụ và quyền hạn của mình,
thực hiện 10 nhiệm vụ giao nhận ca do xưởng quy định.
II. YÊU CẦU VỀ AN TOÀN THIẾT BỊ
(1). Các thiết bị của trạm dầu: máy bơm, máy phân ly, bể lắng, bộ lọc, thiết bị làm
nguội, các van, các đồng hồ đo…phải ở trạng thái làm việc tốt. Dầu phải sạch.
(2). Lưu lượng dầu trong bể phải bảo đảm trong mức quy định, thiếu dưới mức
phải bổ sung ngay.
(3). Nhiệt độ dầu đưa đi bôi trơn từ 35 ÷ 45ºC. Áp suất quy định từ 1÷ 4 KG/cm²
Nhiệt độ dầu cho phép tại ngỗng trục máy nghiền, ổ đỡ hộp giảm tốc ≤ 65ºC.
(4). Phải thực hiện nghiêm túc chế độ thay dầu mỡ định kỳ. Chỉ được phép dùng
đúng loại dầu quy định.
III. YÊU CẦU KHI CÓ LỆNH CHẠY MÁY NGHIỀN
Trước khi chạy máy nghiền phải:
(1). Kiểm tra hoạt động của máy bơm dầu ở vị trí từ xa, tại chỗ.
(2). Kiểm tra các van, các khóa, các đồng hồ đo, đèn tín hiệu, đường ống dẫn dầu,
mức dầu và nước làm mát.
(3). Những vị trí dò rỉ dầu phải khắc phục ngay.
IV. YÊU CẦU TRONG KHI LÀM VIỆC
Khi máy nghiền hoạt động bình thường thì từ 30 phút đến 1 giờ phải đi kiểm tra
dầu ở các điểm bôi trơn 1 lần theo sơ đồ kiểm tra của cá nhân. Nếu máy làm việc không
bình thường thì 15 phút đến 30 phút 1 lần kiểm tra.
Kiểm tra các điểm bôi trơn phải vớt dầu lên xem xét kỹ, sờ tay vào xem các đồng
hồ đo như đã hướng dẫn, thăm lượng dầu ở gối đỡ động cơ điện qua mắt dầu.
Ghi chép đầy đủ tình trạng làm việc của thiết bị trong ca vào sổ giao nhận ca.
Những sự cố hoặc thay đổi về dầu phải báo ngay cho trưởng ca biết để giải quyết.
V. YÊU CẦU KHI SỬA CHỮA HỆ THỐNG BÔI TRƠN
(1). Ngắt mạch trạm dầu, hạ áp suất, đóng van theo yêu cầu của người sửa chữa
và biển: “ CẤM ĐÓNG ĐIỆN, CÓ NGƯỜI ĐANG LÀM VIỆC”.
(2). Cấm vận hành trạm dầu khi chưa có lệnh của quản đốc hoặc trưởng ca.
(3). Cấm người không có trách nhiệm vào trạm dầu.
(4). Cấm đưa các vật liệu dễ cháy, dễ nổ vào trạm.

PHẦN III
KĨ THUẬT AN TOÀN VẬN HÀNH
MÁY NGHIỀN XI MĂNG SỐ 4

I. YÊU CẦU AN TOÀN TRƯỚC KHI LÀM VIỆC


Phòng Điều hành sản xuất sau khi thông báo cho trưởng ca lệnh chạy máy, trưởng
ca sản xuất chỉ huy nhóm thợ tại chỗ thực hiện các bước sau:
1. Phải có đầy đủ ánh sáng tại nơi làm việc và các vị trí. Cần kiểm tra các bộ phận
chuyển động, phải có hàng rào bảo hiểm; Phải có sổ giao ca, đèn và dây điện 12V,
thang, xẻng, xà beng.
2. Các đèn hiệu, còi hiệu phải đầy đủ và hoạt động bình thường. Bảng điều khiển
phải sạch sẽ.
3. Các động cơ điện của máy nghiền phải có tiếp địa, phải đáp ứng các thông số
kỹ thuật quy định cho loại động cơ 6KV.
4. Trước khi khởi động máy nghiền sau khi lắp ráp, sửa chữa lớn hoặc dừng lâu
phải:
- Kiểm tra sự hoàn chỉnh của bộ truyền động chính và phụ máy nghiền.
- Các thông số kỹ thuật của động cơ chính máy nghiền phải đạt yêu cầu quy định.
- Kiểm tra mức dầu trong bể chứa dầu, dầu phải sạch và đủ, dầu ở mắt kiểm tra ổ
đỡ động cơ chính phải chảy đều.
- Các thiết bị trước và sau máy nghiền trong dây chuyền liên động phải ở trạng
thái hoạt động bình thường.
- Các thiết bị bảo vệ và che chắn phải đầy đủ.
5. Kiểm tra hệ thống làm mát ổ đỡ máy nghiền, quạt làm mát động cơ, tải trọng
của dây cu roa quạt làm mát.
- Quay động cơ phụ khoảng 5 phút.
6. Kiểm tra lại chế độ làm việc của bơm buồng có hoàn chỉnh không?
- Kiểm tra chế độ làm việc của hệ thống băng cân.
7. Kiểm tra hệ thống thu lắng bụi trong các bunker có bị tắc không?
8. Kiểm tra xem các van nạp tải có nạp đúng xi lô không?
9. Kiểm tra hệ thống đường ống dẫn xi măng, khớp co giản xem có bị thủng hoặc
hở không?
II. TÌNH TỰ KHỞI ĐỘNG MÁY NGHIỀN
..............................................................................................................................................
..............................................................................................................................................
...............................................................................................................................
IV. YÊU CẦU AN TOÀN TRONG THỜI GIAN MÁY NGHIỀN ĐANG
LÀM VIỆC
1. Trong thời gian máy nghiền làm việc, thợ chính và phụ máy nghiền phải theo
dõi chặt chẽ chế độ hoạt động của máy nghiền.
Phải vận dụng mọi kiến thức đã học và kinh nghiệm nghề nghiệp để khai thác năng
xuất máy nghiền, đảm bảo cho máy hoạt động ổn định, đạt các thông số kỹ thuật vận
hành, các chỉ tiêu chất lượng sản phẩm, an toàn.
2. Thường xuyên theo dõi hoạt động của các bunker lắng bụi, các thông số kỹ
thuật, chỉ tiêu chất lượng như nhiệt độ ổ đỡ máy nghiền, ổ đỡ động cơ, nhiệt độ xi
măng, áp xuất, lưu lượng, tỷ lệ phối trộn vật liệu, chất lượng thành phẩm, cụ thể:
a/ Áp suất:
+ Sau máy nghiền: ≈ 50 ÷ 60 kg/cm²
+ Trước phin lọc > 120kg/cm²
+ Sau phin lọc: ≈ 160 ÷ 180 kg/cm²
( max ≈ 200 ÷ 220 kg/cm2 )
b/ Nhiệt độ:
- Ổ đỡ máy nghiền ≤ 65ºC
- Nhiệt độ xi măng: ≤ 120ºC
- Nhiệt độ klinker vào máy nghiền ≤ 90ºC
c/ Kích thước vật liệu:
- Kích thước vào máy nghiền: ≤ 25mm
d/ Chất lượng sản phẩm:
- Độ mịn trên sàng R008 ≤ 15%
- Hàm lượng S03 = 1,5 ÷ 2,5%
e/ Thực hiện nghiêm túc lệnh sản xuất như tỷ lệ phối liệu, chế độ pha phụ gia,
chất trợ nghiền, tháo klinker, nạp XMv..v…theo yêu cầu của TN – KCS và công nghệ
3. Thợ vận hành máy nghiền phải chịu hoàn toàn trách nhiệm về chất lượng sản
phẩm, về chế độ làm việc của máy nghiền.
V. YÊU CẦU AN TOÀN KHI MÁY NGHIỀN ĐANG LÀM VIỆC
1. Cấm sờ mó hoặc để đồ vật chạm vào phần quay, chuyển động của thiết bị, cấm
sửa chữa hoặc làm việc dưới máy nghiền đang vận hành.
2. Cấm làm việc khi không có phương tiện bảo vệ cá nhân.
3. Cấm đứng hoặc làm việc dưới máy nghiền đang quay hoặc dưới cửa máy
nghiền khi đang nạp bi đạn hoặc vật liệu, hoặc dưới cầu trục đang làm việc.
4. Cấm khởi động hoặc dừng thiết bị đang hoạt động khi không có đèn hiệu và còi
hiệu báo trước.
VI. YÊU CẦU PHẢI DỪNG MÁY
Phải dừng máy và báo cho trưởng ca khi xảy ra các hiện tượng hỏng hóc, sự cố
sau:
1. Động cơ điện 6 KV có bốc khói hoặc sự cố
2. Hộp giảm tốc có tiếng kêu gõ khác thường
3. Sắp xảy ra tai nạn, cần thiết sửa chữa, thiết bị có sứt mẻ, thiết bị bảo vệ che
chắn hỏng.
4. Các thiết bị thông gió, hệ thống dầu, làm lạnh hỏng, nhiệt độ ổ đỡ máy nghiền,
ổ đỡ hộp giảm tốc, ổ đỡ động cơ điện tăng nhanh và có bốc khói.
5. Các dụng cụ kiểm tra, đo lường tự động bị hỏng
6. Xi măng phụt qua cửa máy nghiền hoặc chân các bu lông rất nhiều, không khắc
phục được.
7. Có vết nứt trên vỏ máy nghiền, bu lông mặt bích gãy hoặc vật liệu tràn ra ngoài
qua cổ máy nghiền.
8. Có sự cố tắc hoặc hỏng thiết bị vận chuyển xi măng (Bơm buồng, đường ống,
van trên xi lô).
9. Hết vật liệu cung cấp cho máy nghiền hoặc hỏng các băng cân.
VII. YÊU CẦU AN TOÀN KHI SỬA CHỮA VÀ KẾT THÚC SỬA CHỮA
1. Chỉ được phép chui vào máy nghiền xem xét và sửa chữa khi đã cắt điện cao áp
và hạ áp, treo biển: “ cấm đóng điện, có người đang sửa chữa”.
Phải thông gió máy nghiền để nhiệt độ bên trong < 40 C và có đèn chiếu sáng 12V,
tháo khớp nối động cơ phụ ra.
2. Chui vào máy nghiền sửa chữa phải đội mũ, đi dầy và quần áo bảo hộ lao động
gọn gàng.
3. Phải ghi chép toàn bộ nội dung công việc sửa chữa, biện pháp sửa chữa và kết
quả công việc vào sổ trực ca, đồng thời cho trưởng ca biết và hạ biển cấm xuống khi đã
kết thúc.
4. Kết thúc sửa chữa hoặc kiểm tra phải thu dọn toàn bộ dụng cụ đồ nghề, vật liệu
lạ, cứng ra khỏi máy nghiền. Phải có chánh, phó quản đốc, kỹ thuật viên hoặc trưởng ca
xem xét xong mới được đóng nắp máy nghiền, phải đảm bảo không còn người bên
trong.
VIII. GIAO NHẬN CA
Thợ vận hành máy nghiền phải thực hiện đầy đủ 10 nhiệm vụ khi giao nhận ca do
xưởng quy định ( xem quy định chi tiết ở phần I )

PHẦN V
KỸ THUẬT AN TOÀN VẬN HÀNH MÁY ĐẬP THẠCH CAO, PHỤ GIA

I. QUY ĐỊNH CHUNG


1. Thợ vận hành máy đập chỉ được phép làm việc khi đã được học chuyên môn về
kỹ thuật vận hành máy đập và các thiết bị kèm theo; được hướng dẫn về các quy định an
toàn kỹ thuật đối với máy đập và các thiết bị trong dây chuyền; có tay nghề từ bậc 3 trở
lên.
2. Thợ máy đập phải nắm vững quy trình, quy phạm vận hành máy đập.
3. Phải biết sử dụng các dụng cụ phòng chống chữa cháy, biết sơ cứu nạn nhân bị
tai nạn.
4. Trong khi làm việc phải có quần áo và các trang bị phòng hộ lao động khác
theo quy định do nhà máy cấp như dày, mũ…
5. Phải thực hiện đầy đủ nhiệm vụ, chức năng quyền hạn của mình, phải thực hiện
10 nhiệm vụ giao nhận ca do xưởng quy định
6. Thợ máy đập không phụ thuộc vào tuổi nghề và kinh nghiệm công tác, đều phải
được hướng dẫn định kỳ về kỹ thuật an toàn 12 tháng 1 lần và ít nhất là 10 giờ về an
toàn lao động.
7. Nơi làm việc phải có tủ thuốc đựng các thứ thuốc cần thiết và các phương tiện
băng bó.
II. KỸ THUẬT AN TOÀN KHI VẬN HÀNH THIẾT BỊ
1. Cấm khởi động máy đập khi:
- Các thiết bị kỹ thuật quy định cho động cơ 6KV không đảm bảo.
- Khi có sự cố hỏng hóc nào đó trong máy đập hay các các cơ cấu có liên quan.
- Khi các chi tiết đập bị mài mòn, búa bị hỏng, dù chỉ một búa.
- Khi có vật liệu lạ cứng rơi vào máy đập.
- Khi có bất kỳ một hỏng hóc nào của hệ thống bôi trơn.
- Khi có hỏng ở hàng rào bảo vệ.
- Khi có hệ thống tín hiệu, âm thanh, ánh sáng bị hỏng.
- Khi các băng tải chuyển phụ gia, thạch cao vào kho bị hỏng.
- Khi các bu lông lắp ở bệ máy bị hỏng.
2. Phải dừng máy đập khi:
- Khi bị đe dọa tai nạn, sự cố đối với động cơ 6KV.
- Khi xuất hiện có tiếng đập lạ trong máy đập, động cơ điện, Rô tô rung mạnh.
- Khi vật liệu bị rò vào, phải dỡ tải.
- Khi gẫy các cơ cấu máy đập, hay các máy khác có liên quan theo sơ đồ công
nghệ.
3. Khi các máy đập đang làm việc cấm:
- Mở các cửa nhỏ và nhìn vào khoang làm việc phía trong.
- Sờ mó vào các phần tiếp địa và dẫn điện của thiết bị điện.
- Lấy các vật lạ trên băng đang làm việc hoặc trong phễu nạp liệu.
- Thu dọn chỗ đổ, chỉnh các cơ cấu bảo vệ và bôi trơn các phần quan trọng của
thiết bị.
III. KỸ THUẬT AN TOÀN KHI SỬA CHỮA MÁY ĐẬP VÀ KẾT THÚC
SỬA CHỮA
1. Kiểm tra, sửa chữa bên trong máy đập chỉ được mắc điện 12V.
Khi bôi trơn, bảo dưỡng, lau chùi thiết bị, dọn dẹp chỗ vật liệu đổ và các cơ cấu
khởi động phải treo biển: “ cấm đóng điện, có người đang sửa chữa”.
2. Khu vực xung quanh máy đập phải sạch sẽ, không có rơi vãi, các vật liệu khác
phải thu dọn sạch.
3. Yêu cầu an toàn khi kết thúc công việc:
a/ Khi kết thúc công việc phải kiểm tra, xem xét các thiết bị với mục đích loại trừ
các hỏng hóc.
b/ Tất cả những nhận xét hư hỏng, trục trặc xẩy ra của thiết bị khi làm việc cần
phải ghi vào sổ trực ca. Những hư hỏng chưa giải quyết, bắt đầu và kết thúc sửa chữa
ngoài việc ghi vào sổ giao nhận ca cần phải báo cho tổ trưởng biết.
IV. QUY ĐỊNH KHI GIAO NHẬN CA
1. Thu dọn, làm vệ sinh máy móc thiết bị và chỗ làm việc của mình cho gọn gàng,
sạch sẽ.
2. Người nhận ca cần làm quen nhanh và nắm trạng thái công việc của thiết bị.
Người giao ca cần thông báo cho người nhận ca biết những sự việc không bình thường
của thiết bị để có biện pháp xử lý.
3. Chuyển giao dụng cụ đồ nghề cho người nhận ca.
4. Nếu người nhận ca không đến nhận ca đúng giờ thì phải báo cho tổ trưởng,
trưởng ca hoặc lãnh đạo xưởng biết và phải ở làm việc cho đến khi có lệnh mới của
trưởng ca.

PHẦN VI
KỸ THUẬT AN TOÀN VẬN HÀNH
CÁC THIẾT BỊ BĂNG CÂN, BĂNG TẢI, TIẾP LIỆU TẤM

I. QUY ĐỊNH CHUNG


(1). Trước khi làm việc phải mặc quần áo bảo hộ lao động gọn gàng, dầy mũ và
các trang bị được cấp khác.
(2). Thợ vận hành băng tải, băng cân, tiếp liệu phải được đào tạo chuyên môn;
được học kỹ thuật an toàn theo quy định và phải thi kiểm tra sát hạch định kỳ.
(3). Nơi làm việc phải có tủ thuốc và các thứ thuốc cần thiết cùng với các phương
tiện băng bó.
(4). Phải biết sơ cứu nạn nhân bị điện giật, biết quy tắc sơ cứu nạn nhân bị bỏng
và bị tai nạn.
(5). Khi có sửa chữa, hoặc bảo dưỡng ở tiếp liệu tấm, băng tải, băng cân, dọn vệ
sinh vật liệu vương vãi trong các tấm kim loại, các phễu rót liệu, phải cắt điện và treo
biển: “ CẤM ĐÓNG ĐIỆN, CÓ NGƯỜI ĐANG LÀM VIỆC”. Biển này phải do chính
tay người treo biển tháo xuống sau khi làm xong công việc.
II. QUY TRÌNH CỤ THỂ
(6). Đối với tiếp liệu tấm, nghiêm cấm:
- Giao việc vận hành máy cho người không được phép sử dụng máy.
- Sờ mó vào các phần tiếp địa và dẫn điện khi máy đang làm việc.
- Mở nắp hoặc mở vỏ các bộ phận che chắn khi máy đang làm việc.
- Chạm tay vào các cơ cấu chuyển động, thu vật liệu vương vãi, điều chỉnh, nắn
sửa các bộ phận đang chuyển động và bôi trơn dầu mỡ khi máy tiếp liệu đang làm việc.
(7). Trong các trường hợp sau đây phải cấp tốc báo cho trưởng ca biết để dừng
máy:
a) Nguy cơ có sự cố hoặc tai nạn.
b) Tấm của máy tiếp liệu hoặc các cơ cấu khác bị vỡ có thể gây nguy hiểm cho
công việc.
c) Phát hiện có vật liệu lạ trên băng tải.
d) Thấy độ rung tăng, có tiếng kêu khác lạ và có sự va chạm ở chi tiết bắt giữ ổ
máy, trong động cơ, trong hộp giảm tốc.
(8) Khi vận hành các băng tải, phải tuân theo các quy định an toàn sau:
a) Các phần quay phải có che chắn cẩn thận.
b) Tang quay phải che chắn kín hoặc bằng lưới chắn, có mắt lưới tối đa là 20 mm.
Phải chắn kín cả hai bên băng tải và nắp hộp ở trên với khoảng cách tối thiểu là 1000 mm
kể từ đường tâm tang dọc theo khung băng tải.
(9) Các thành phễu rót và tháo liệu không để chạm vào băng, các con lăn phải
định vị chắc chắn trong ổ đỡ con lăn.
(10) Sau khi kiểm tra băng tải phải kiểm tra phần tiếp đất, các tín hiệu âm thanh,
ánh sáng cũng như các khóa ngắt sự cố và các thiết bị khởi động. Chỉ khi nào làm xong
các việc này mới được đóng điện cho băng tải làm việc.
(11) Trong thời gian máy đang làm việc cấm:
a) Làm sạch các con lăn đỡ, tang truyền động, tang bị động, thu dọn các vật liệu
dưới gầm băng tải.
b) Đặt lại con lăn đỡ, kéo và cân bằng băng tải bằng tay.
c) Chỉ được làm các công việc trên khi ngắt mạch điện và treo biển: “ CẤM
ĐÓNG ĐIỆN, CÓ NGƯỜI ĐANG LÀM VIỆC”
(12) Chỉ được dừng băng tải sau khi dừng cấp liệu vào băng
(13) Cấm bước qua băng tải, chui qua gầm, đứng trên khung động cơ, bộ giảm tốc
khi máy đang làm việc.
(14) Khi thả người xuống các phễu tiếp liệu để giải quyết việc gì đó phải có sự
giám sát của trưởng ca; và tối thiểu có hai người bảo vệ nhau.
(15) Khi làm việc trong các phễu tiếp liệu phải đeo dây an toàn, buộc dây an toàn
vào một kết cấu chắc chắn ít nhất là một vòng, làm sạch thành phễu phải làm sạch từ
trên xuống dưới.
(16) Khi vào trong các phễu này phải có thang, thang phải đặt chắc chắn xuống
mặt bằng, mặt vật liệu, phía trên phải móc vào miệng phễu.
(17) Các phương tiện chống cháy phải để vào nơi quy định và luôn ở trạng thái
sẵn sàng làm việc.

PHẦN VII
KỸ THUẬT AN TOÀN ĐỐI VỚI THỢ SỬA CHỮA CƠ KHÍ

I/ Kỹ thuật an toàn cho thợ nguội sửa chữa:


(1). Chỉ được phép sửa chữa các thiết bị công nghệ, khi có phiếu giao việc và kèm
theo các biện pháp an toàn lao động.
(2). Kiểm tra các dụng cụ và phương tiện, không được dùng các dụng cụ và
phương tiện bị hỏng vào công việc sửa chữa.
(3). Thợ sửa chữa chỉ được phép sửa chữa khi quần áo, dầy, mũ…đầy đủ và gọn
gàng, không được phép đi guốc, dép tụt quai.
(4). Trước khi bắt đầu làm việc phải kiểm tra, cấm đóng điện. Phải treo biển báo:
“ Có người đang làm việc”, báo cho phòng điều khiển ngắt điện đưa vào máy. Việc treo
biển báo do tổ trưởng treo và chính người đó tháo ra khi công việc kết thúc, đưa máy
vào hoạt động.
(5). Kiểm tra và sửa chữa máy phải dùng điện áp thấp, chỉ được dùng bóng đèn có
điện áp 12V ÷ 24V.
(6). Khi làm việc trên cao phải đeo dây an toàn, dây phải căng không được trùng,
buộc vào cột.
(7). Khi bảo dưỡng, sửa chữa trong si lô, bunker, các ống phễu trút liệu phải có
người gác ở trên để tránh vật lạ rơi xuống và tiếp vật liệu nhầm vào. Phải có biển báo “
có người làm việc ở phía dưới”.
(8). Chỉ làm việc trong máy nghiền, trong bình bơm buồng xi măng khi nhiệt độ
nhỏ hơn 41ºC.
(9). Khi làm việc trong bộ phận trạm dầu có chất dễ cháy, không được hút thuốc
hoặc gây ra lửa. Có biện pháp và dụng cụ, vật tư chữa cháy.
(10). Làm việc trong điều kiện nóng bụi phải đi găng tay và khẩu trang.
(11). Khi sửa chữa có chi tiết cần phải nâng cẩu không được đứng dưới vật đang
được di chuyển.
(12). Khi sửa chữa bơm buồng phải cắt điện và đóng van cấp khí hoặc báo với
trạm cấp khí cắt khí cho bơm và treo biển báo: “ Cấm mở van có người đang làm việc”.
(13). Biết phương pháp phòng và cứu hỏa.
(14). Biết phương pháp sơ cứu người bị điện giật
(15). Không được hàn các bình bơm khi trong bình đang có khí áp suất cao.
(16). Không được hàn các đường ống dẫn dầu và dẫn khí khi các ống đó đang làm
việc.
(17). Bình ô xy để hàn, axetylen phải để nơi an toàn cách xa nơi làm việc 20÷30
m để tránh nổ khi lửa cháy.
(18). Khi thực hiện các công việc hàn điện nhất thiết phải đeo gang tay và quần áo
đúng yêu cầu trang bị cho thợ.
II/ An toàn cho thợ trực nguội
(1). Máy nghiền, máy đập và các thiết bị phụ quanh khu vực cần được giữ gìn
hoàn thiện và sạch sẽ. Khi có nguy cơ xảy ra tai nạn hoặc sự cố của thiết bị cần phải
nhanh chóng dừng thiết bị và kịp thời thông báo cho trưởng ca.
(2). Các rào chắn bảo vệ, các cơ cấu cần ở trạng thái hoàn thiện và lắp đúng vị trí.
Không được dùng các cơ cấu với các thiết bị bảo vệ bị hỏng, tháo lắp không đúng.
(3). Khi kiểm tra các cơ cấu chỉ được phép sử dụng điện chiếu sáng có điện áp
thấp 12V÷24V.
(4). Cấm sửa chữa, bôi trơn và làm sạch các phần quay và chuyển động của máy
móc đang làm việc.
(5). Trước khi bắt đầu công việc sửa chữa cần phải:
- Treo biển báo có người làm việc trên các phần điều khiển, ngắt điện đưa vào
máy
- Kiểm tra trạng thái các dụng cụ và phương tiện.
(6). Dừng thiết bị để kiểm tra hay sửa chữa, giải quyết sự cố cần phải ngắt tất cả
các mạng lưới điện dẫn đến thiết bị, trên thiết bị khởi động phải treo biển báo: “ cấm
khởi động, có người làm việc”, do trưởng ca treo và do chính trưởng ca tháo ra.
(7). Khi giải quyết các công việc trong si lô, bunke, ống, phễu rót liệu, phải có
biển báo: “ có người đang làm việc ở dưới” và có người gác đề phòng vật lạ rơi xuống
và tiếp nhầm vật liệu khác vào.
(8). Biết phương pháp phòng và cứu hỏa.
(9). Biết phương pháp sơ cứu người bị điện giật.
(10). Không được tự ý bỏ đi khỏi khu vực sữa chữa, thường xuyên kiểm tra trong
ca trực mình phụ trách.

You might also like