You are on page 1of 36

Laptrinhcnc.

com Sử dụng tiện CNC OKUMA

BẢNG NỘI DUNG


I. AN TOÀN CHUNG VÀ CÁC THỦ TỤC VẬN HÀNH TIÊU CHUẨN……8
II. Hệ điều hành OSP……………………………………………………………...15
• Các chế độ sơ cấp và cơ sở
• Các thông số; Giới hạn mềm và kết thúc giới hạn đường chạy dao.
• Chức năng của tất cả các nút trên bảng điêu khiển máy tiện

III. Điều khiển thủ công máy tiện………………………………………………..41


• Thu hẹp cửa bằng khóa truyền động
IV. Hệ tọa độ và gốc phôi………………………………………………………….63
• Hệ tọa độ
• Ưu điểm của mã hóa vị trí tuyệt đối
V. Mã lệnh chương trình…………………………………………………………71
• Mã lệnh G
• Thêm mã lệnh G
• Mã lệnh M.
VI. Định dạng chương trình và dữ liệu ký tự/ địa chỉ…………………………..87
• Xemchương trình LB25-Tmin ở Mặt trước
• Bắt đầu các ví dụ đơn giản; lệnh T được đề cập chi tiết sau
• Thảo luận các nhận xét trong dấu ngoặc đơn
• Mối quan hệ giữa bù dao và gốc đặt.
VII. Lệnh điều khiển góc…………………………………………………………..95
VIII. Nội suy cung tròn……………………………………………………………..99
• Viết chương trình đơn giản trên bảng DR202-3
1. Loại bỏ tốc độ và phạm vi bánh răng.
2. Viết chương trình với gốc ở mặt trước và mặt sau.
• Viết chương trình trên bảng DR201-3
1. Có khóa học viên trong chương trình giả lập bạn viết
2. Thêm các câu lệnh hiển thị và chương trình mà không giải thích cho học
viên
• Gọi và kiểm tra chương trình
• Đánh giá.
IX. Hướng dẫn gia công………………………………………………………….115
• Chiều dài bền mặt, tốc độ tiến dao và chiều sâu cắt
• Bù bán kính dao cắt
1. CRC là gì; nó làm việc như thế nào; ưu điểm của nó
2. Quá trình hủy CRC
X. Vát góc tự động và bán kính tự động………………………………………133

Ungdungmaytinh.com (cachdung.com)
Laptrinhcnc.com Sử dụng tiện CNC OKUMA

XI. Các chu kỳ LAP………………………………………………………………139


• Khái niệm chu kỳ LAP
• Các loại chu kỳ LAP
• Viết một chương trình cho DR201-3 và sửa đổi để sử dụng chu kỳ LAP
XII. Các chu kỳ khác……………………………………………………………...165
• Chu kỳ phay
• Chu kỳ tạo rãnh
• Chu kỳ tạo côn
XIII. Chu kỳ tạo ren cố định……………………………………………………….179
XIV. Các chương trình con, lịch trình cương trình, và các loaij tệp bổ sung......197
• Trình tự chương trình – giải trình
• Các biến thông thường
• Biến cục bộ, sử dụng biến trong chương trình khoan chấu kẹp làm ví dụ
XV. Các lệnh hiển thị………………………………………………………………221
XVI. Phụ lục…………………………………………………………………………243

Ungdungmaytinh.com (cachdung.com)
Laptrinhcnc.com Sử dụng tiện CNC OKUMA

Lập trình và vận hành máy tiện 2 trục


Các mục tiêu của khóa học – Sau khi kết thúc hướng dẫn, cá nhân sẽ được thành
thạo tất cả các kỹ năng cơ bản cần thiết để có thể vận hành hoạt động máy tiện và
các bài thực hành liên quan tới tiêu chuẩn an toàn.
Khóa học được thiết kế để cung cấp kiến thức và các kỹ năng để “chuyển” một bản
vẽ kỹ thuật thành một sản phầm hoàn chỉnh. Cá nhân sẽ có khả năng xác định danh
sách các quy trình được yêu cầu, trình tự logic/tối ưu, tạo một chương trình CNC
hoàn thiện, cài đặt các công cụ thích hợp một cách chính xác, thiết lập chương
trình điểm gốc máy, và thực hiện các công cụ offset tương ứng
Điểm nhấn của khóa học là sự kết hợp của các giảng dạy trên lớp học, thời gian
thực hành với máy tiện và các kỹ năng cá nhân.
Thành thạo các chủ để trong khóa học được đánh giá bằng các ví dụ tế và thực
hành

AN TOÀN CHUNG VÀ CÁC THỦ TỤC VẬN HÀNH TIÊU CHUẨN


CÁC THỦ TỤC VỀ BIỆN PHÁP/TIÊU CHUẨN AN TOÀN TRONG VẬN
HÀNH
KIÊM TRA TRƯỚC KHI KHỞI ĐỘNG
BIỆN PHÁP AN TOÀN CHO MÂM CẶP
BIỆN PHÁP AN TOÀN KHI VẬN HÀNH MÁY TIỆN
THIẾT LẬP
ĐƯA PHÔI VÀO VÀ LẤY PHÔI RA
DANH SÁCH KIỂM TRA CUỐI NGÀY LÀM VIỆC
KHI MỘT VẤN ĐỀ XUÁT HIỆN
CÁC BIỆN PHÁP CHUNG KHÁC

CÁC BIỆN PHÁP AN TOÀN


Máy tiện Okuma được trang bị đầy đủ nhiều loại thiết bị an toàn để phòng ngừa tai
nạn cho chính máy tiện cũng như cho người vận hành. Tuy nhiên, người vận hành

Ungdungmaytinh.com (cachdung.com)
Laptrinhcnc.com Sử dụng tiện CNC OKUMA

máy luôn được yêu cầu phải chú ý đến an toàn. Tuân thủ nghiêm ngặt tất cả các
hướng dẫn về an toàn trong tài liệu kèm theo máy là điều cần thiết. Sau đây là một
số điểm cần chú ý khi làm việc với bất kỳ công cụ nào của máy tiện

CÁC KIỂM TRA TRƯỚC KHI BẬT NGUỒN


1) Đóng các cửa của tủ điều khiển điện và bảng điều khiển

2) Không bao giờ đặt các vật cản xung quanh máy tiện

3) Bật nguồn máy theo các trình tự dưới đây:


a) Ấn nút dừng khẩn cấp
b) Bật nút ngắt kết nối nguồn chính
c) Nút CONTROL ON trên bảng điều khiển. (nút POWER ON trên tủ
điều khiển ở trung tâm máy tiện)

4) Khi bảng điều khiển “khởi động”; nhả nút dừng khẩn cấp và nhấn nút
CONTROL ON

CÁC BIỆN PHÁP AN TOÀN CHO MÂM CẶP


1) Trược khi khởi động trục chính hoặc các thao tác cắt, đóng cánh cửa trước
lại

2) Tuân thủ nghiêm chỉnh tốc độ cho phép của trục chính có gắn mâm cặp.
Không bao giờ được vượt quá tốc độ tối đa cho phép

3) Khi chỉ có một mâm cặp hoặc một kẹp duy nhất để gắn cào, kiểm tra tốc độ
tối đa cho phép và chạy trục với tốc độ trong khoảng cho phép. Chú ý tới lực
kéo và cân bằng của phôi

4) Tốc độ tối đa của trục có thể được giới hạn bằng cách nhập đầu vào tốc độ
trục với mã lệnh G50. Để chắc chắn đảm bảo an toàn trong vận hành, hãy
nhập lệnh giới hạn tốc độ của trục vào chương trình (G50S****)
5) Nếu trục được chạy với tốc độ gần bằng tốc độ tối đa cho phép:

Ungdungmaytinh.com (cachdung.com)
Laptrinhcnc.com Sử dụng tiện CNC OKUMA

Tránh làm mất cân bằng phôi được kẹp trong mâm cặp. Áp dụng mức áp lực
tối đa cho phép để giữ phôi khi gia tăng lực li tâm làm giảm lực kéo của
mâm cặp

Tốc độ tối đa cho phép của trục và áp lực tác dụng lên mâm cặp được chỉ ra
trên bảng tên gắn vào cửa trước cũng như trên thân mâm cặp. Tốc độ tối đa
cho phép và áp lực tác dụng đảm bảo lực tác dụng trên mâm cặp lớn hơn
một phần ba lực kéo với chấu kẹp tiêu chuẩn đặt ở biên dạng ngoài của mâm
cặp

Nếu đai kẹp chấu kẹp (đai chấu kẹp) nằm ngoài biên dạng của mâm cặp, chỉ
có nột chốt kẹp giữ chấu kẹp tại vị trí, gây ra trạng thái rất nguy hiểm. Các
đai chấu kẹp luôn phải được đặt cùng với biên dạng ngoài của thân mâm cặp

6) Khi chấu kẹp đặc biệt lớn hơn các chấu kẹp mềm tiêu chuẩn được sử dụng:
Giảm tốc độ của trục xuống vì lực kéo của mâm được giảm do tăng lực li
tâm và giảm hiệu suất

Gia công các chấu kẹp để hình thành biên dạng của phôi

7) Siết chặt các bu long trên thân mâm cặp, các chấu kẹp và cái khối an toàn.
Lực kẹp nên lớn hơn 40 đến 50 kg

KIỂM TRA ĐỊNH KỲ

1) Trước khi bắt đầu các thao tác vận hành, luôn kiểm tra mức dầu bôi trơn

2) Luôn sử dụng các tiêu chuẩn về nhãn hoặc loại dầu

3) Với chất lỏng làm mát, sử dụng các tiêu chuẩn được khuyến cáo của máy
Okuma bất cứ khi nào có thể

4) Thay và bổ sung dầu bôi trơn cho bình chứa dầu theo đúng lịch trình được
định trước trong hướng dẫn vận hành và bảo trì

5) Vệ sinh bộ lọc định kỳ theo đúng lịch trình được định trước trong hướng dẫn
vận hành và bảo trì

Ungdungmaytinh.com (cachdung.com)
Laptrinhcnc.com Sử dụng tiện CNC OKUMA

6) Kiểm tra đồng hồ đo áp suất không khí và các ống thủy lực để đảm bảo
chúng đọc đúng các giá trị theo tiêu chuẩn trong hướng dẫn vận hành và bảo
trì

7) Với bất kì thao tác nào yêu cầu bên trong cửa máy tiện, tắt nguồn và đảm
bảo an toàn trước khi gia công. Đối với các thao tác được thực hiện ở phía
sau máy tiện mà yêu cầu người vận hành phải ở trong khu vực gia công,
không được quên tắt nguồn trước khi bắt đầu bất kì thao tác nào.

CÁC BIỆN PHÁP ÁN TOÀN KHI VẬN HÀNH MÁY TIỆN

1) Luôn luôn làm theo hướng dẫn được đưa ra ở hướng dẫn vận hành

2) Không bao giờ chạy máy mà không có các cửa và tấm bảo vệ, như là cửa
trước và tấm phủ mâm cặp

3) Đóng cửa trước của máy trước khi vận hành máy tiện

4) Với một chương trình mới, không được thử gia công ngay lập tức. Đầu tiên
chạy chương trình mà không có phôi trong máy tiện để kiểm tra vận hành và
sự cố; sau khi chắc chắn chương trình chạy mà không có lỗi, gia công phôi
trong chế độ vận hành của một khối lệnh đơn. Chỉ sau khi đảm bảo phôi có
thể được gia công mà không gặp phải lỗi nào trong khối lệnh vận hành, thì
mới bắt đầu chế độ gia công tự động.

5) Sau khi làm theo các hướng dẫn trê, luôn đảm bảo rằng thao tác dưới đây có
thể được hoàn thành một cách an toàn:
Quay trục
Đặt phân độ đầu rơvonve
Dịch chuyển các trục

6) Trong khi trục đang xoay, không bao giờ được chạm vào phoi và phôi

7) Không bao giờ được cố gắng xoay đối tượng bằng tay hoặc bằng dao
8) Xác nhận điều kiện hoạt động của chấu kẹp, áp suất thủy lực, và tốc độ tối
đa cho phép của mâm cặp

Ungdungmaytinh.com (cachdung.com)
Laptrinhcnc.com Sử dụng tiện CNC OKUMA

9) Kiểm tra điều kiện cài đặt và hướng của dao tiện

10) Xác nhận dao tiện và thiết lập điểm gốc bù dao cắt

11) Đặt tốc độ trục và tốc độ tiến dao vượt quá lên đến 10 %

12) Trước khi cắt bằng đầu rowvone, xác nhận thiết lập giới hạn giới hạn
mềm và thiết lập công tắc giới hạn khẩn cấp cho cả trục X và trục Z

13) Xác nhận vị trí nơi cho phép quay hoặc đặt phân độ đầu rơvonve

14) Xác nhận vị trí ụ động

15) Đảm bảo rằng việc gia công được thực hiện trong khoảng công suất
và momen xoắn cho phép

16) Kẹp phôi trong mâm cặp hoặc cố định an toàn

17) Kiểm trra vị trí vòi phun chất lỏng làm mát khi tiện. Đặt ở vị trí để
cung cấp chat lỏng làm mát chính xác tới điểm gia công

THIẾT LẬP

1) Luôn đảm bảo rằng việc thiết lập được hoàn thành

2) Sau khi thay đổi thiết lập, vận hành máy tiện từng bước để đảm bảo quá
trình gia công có thể tiến hành mà không vấn đề gì

3) Trước khi thay thế mâm cặp với / hoặc chấu kẹp của mâm cặp, đảm bảo
rằng thiết lập mới phù hợp với công đoạn tiếp theo

4) Khi có 2 hoặc nhiều hơn 2 người vận hành làm việc trong một nhóm, cần
phải đặt các chú ý an toàn. Ví dụ: Khi xác nhận việc nâng hoặc đưa các
phôi nặng vào cùng với người vận hành khác xem có “ ổn” hay không để
bắt đầu quá trình tiếp theo.

Ungdungmaytinh.com (cachdung.com)
Laptrinhcnc.com Sử dụng tiện CNC OKUMA

5) Khi làm việc với phôi nặng, sử dụng cần trục hoặc công cụ tương đương

6) Khi cố gắng đặt các thiết lập không giống bình thường, kiểm tra lại các
thiết lập và đi tới bước tiếp theo

ĐƯA PHÔI VÀO VÀ THÁO PHÔI

1) Đưa phôi vào và tháo phôi một cách an toàn

2) Rút đầu rơvonve trước khi đưa phôi vào vị trí mà dao tiện trên đầu
rơvonve không làm bị thương tay của người vận hành

3) Trước khi chuẩn bị đưa phôi vào và tháo phôi, đảm bảo trục đã tới điểm
dừng

4) Trước khi chạy một chương trình mới, đầu tiên chỉ xoay trục chính để
đảm bảo phôi được kẹp chắc chắn trong mâm cặp

5) Để gia công các phôi có biên dạng bất thường, đảm bảo phôi được kẹp an
toàn trong mâm cặp mà không bị mất cân bằng

6) Khi làm việc với phôi nặng, sử dụng cần trục, cần cẩu hoặc các công cụ
tương tự

7) Trước đặt phôi vào máy tiện, đảm bảo phôi có phần thừa ra để có thể gắn
vào mâm cặp

CUỐI NGÀY LÀM VIỆC


1) Vệ sinh máy tiện

2) Đặt đầu rơvonve lại vị trí ban đầu

3) Trước khi dừng gia công, tắt tất cả các công tắc nguồn

Ungdungmaytinh.com (cachdung.com)
Laptrinhcnc.com Sử dụng tiện CNC OKUMA

4) Tắt nguồn máy theo trình tự dưới đây:


Nhấn nút CONTROL OFF trên bảng điều khiển. Nguồn chính sẽ ngắt kết
nối

KHI XUẤT HIỆN VẤN ĐỀ

1) Dừng các trục và dịch chuyển trục bằng cách gạt công tắt
EMERGENCY STOP gần nhất

2) Liên lạc với nhân viên bảo trì để xác định cần phải làm gì

3) Chỉ sử dụng cầu chỉ hoặc các linh kiện thay thế được xác định

4) Cần thật cẩn thận khi làm việc với các đơn vị điện cao áp sau:
Atomat tổng
Đơn vị điều khiển động cơ Servo (BL-11D)
Đơn vị điều khiển VAC
Cáp nguồn

CÁC TIÊU CHUẨN AN TOÀN CHUNG KHÁC

1) Mặc đồ bảo hộ
2) Giữ khu vực cùng máy tiện sách sẽ
3) Không chạm vào các nút điều khiển khi tay ướt

HỆ ĐIỀU HÀNH OSP

CHẾ ĐỘ SƠ CẤP/CƠ SỞ

Các thông số - Các giới hạn

Chức năng của tất cả các nút điều khiển trong bảng điều khiển máy
tiện

Ungdungmaytinh.com (cachdung.com)
Laptrinhcnc.com Sử dụng tiện CNC OKUMA

Quay nút BẬT NGUỒN và TẮT NGUỒN

Quay nút BẬT NGUỒN


<Tiến trình>
1. Bật công tắc chính trên hộp điều khiển

2. Nhấn nút [CONTROL ON] trên bảng điều khiển của máy NC

3. Phấn mềm điều khiển của máy NC được tải lên từ bộ nhớ lưu trữ dữ liệu
tới bộ nhớ vận hành và máy NC bắt đầu hoạt động. Tên của thư mục
được hiển thị trên màn hình khi được tải lên bộ nhớ vận hành

4. SBP 6-A V*.**-*(???)


MEMORY TEST :0000
BOOTDEV FROA:
LOAD:SYS
OPERATING SYSTEM PROGRAM V*.**-*(???)
OKUMA 1997.**.**

Tên thư mục ứng dụng phần mềm của máy NC được tải lên
PBU FILE ON LOADING – Tệp PBU đang được tải
FIRMWARE FILE ON LOADING – Tệp chương trình đang được tải
GRAPHIC DATA ON INITIAL PROCESSOR – Dữ liệu hiển thị trên
quy trình đầu tiên

Quay nút TẮT NGUỒN

<Tiến trình>

1. Đảm bảo tất cả các lệnh điều khiển hoạt động của máy được hoàn thành

2. Nếu một thiết bị ngoại vi ( máy in, máy khoan, vv…) được kết nối với
máy NC, hãy tắt chúng

3. Tắt nút điều khiển trên hộp điều khiển

Ungdungmaytinh.com (cachdung.com)
Laptrinhcnc.com Sử dụng tiện CNC OKUMA

Chú ý: Dữ liệu điều khiển của máy NC và các dạng thông tin được sao lưu
tới bộ nhớ lưu trữ dữ liệu với khoảng thời gian được định sẵn. Vì vậy, dữ
liệu có thể không được sao lưu nếu nguồn bị tắt đột ngột sau khi thay đổi dữ
liệu. Để sao lưu dữ liệu, nhấn nút chức năng (BACK UP) trước khi tắt nguồn

Nút dừng khẩn cấp


1. Nút dừng khẩn cấp
Nhấn nút [EMERGENCY STOP] để dừng chương trình trong trường hợp
khẩn cấp. Máy tiện sẽ dừng đột ngột nesy nút [EMERGENCY STOP]
được nhấn

2. Khôi phục từ trạng thái dừng khẩn cấp


Nút [EMERGENCY STOP] là loại công tắc đẩy để khóa và nó bị khóa
khi được nhấn. Để mở khóa, xoay nút theo hướng được chỉ bởi mũi tên
trên nút.

Sau khi mở khóa nút [EMERGENCY STOP], nhấn nút [CONTROL ON]
trên bảng điều khiển máy NC để máy NC có thể khôi phúc lại từ trạng
thái dừng khẩn cấp

Vị trí gốc của đầu rơvonve

Chỉ ra vị trí nơi đầu rơvonve phải di chuyển tới trước khi đầu rơvonve có
thể đặt phân độ một dạo cắt được điều khiển tới vị trí gia công. Vị trí gốc
của đầu rơvonve cũng có thể được gọi là phân độ vị trí đầu rơvonve

Với đầu rơvonve có thể đặt phân độ, nó phải được đặt ở một trong 2 giới
hạn của chiều dương trục X hoặc Z
Bất cứ khi nào đường trượt của đầu rơvonve ở một “giới hạn”, đèn trên bảng
điều khiển OSP sẽ sang, thông báo một vị trí hợp lệ để đặt phân độ cho đầu
rơvonve
Vì các lí do rõ ràng, vị trí đặt phân độ của đầu rơvone được luôn cho phép
dao cắt dài nhất của đầu rơvone được trượt an toàn trên mâm cặp, vv… Đưa
các trục di chuyển nhanh thêm một khoảng 3 đến 4 inch bắt đầu từ phôi sẽ
cải thiện độ an toàn tổng thể và gây ra ít sự gia tăng chu kỳ thời gian

Ungdungmaytinh.com (cachdung.com)
Laptrinhcnc.com Sử dụng tiện CNC OKUMA

Vị trí đặt phân độ đầu rơvone có thể đặt ở bất kì đâu trong vùng gia công. Để
đặt phân độ khoảng cách xá nhất từ mâm cặp, đầu rơvone được di chuyển
đến vị trí cuối của giới hạn hành trình the chiều dương trong trong khoảng X
và Z

Giới hạn mềm do người dùng đặt/Giá trị giới hạn mềm
Bên trong vùng giới hạn hành trình của máy tiện, có thể thiết lập/xác nhận một
“cửa sổ” nhỏ hơn để xác định một vùng giá công nhỏ hơn. Ranh giới của của sổ
nhỏ hơn này được gọi là các giới hạn mềm
Lí do chính để thiết lập cửa một “soft limit” này là để giảm khoảng cách mà đầu
rơvonve phải chạy để “ở một giới hạn” và nhận tín hiệu xác nhận, do vậy một lệnh
đặt phân độ đầu rơvonve được thực hiện
Đầu rơvonve của máy tiện sẽ không được đặt phân độ cho tới khi điều kiện giới
hạn theo chiều dương của trục X hoặc trục Z được thỏa mãn

Ungdungmaytinh.com (cachdung.com)
Laptrinhcnc.com Sử dụng tiện CNC OKUMA

Hình minh họa sau mô tả “pham vi gia công” trong khoảng đầu rơvonve có thể di
chuyển, dựa trên các “soft limit” đã được xác định trong hệ thống điều khiển OSP

Chú ý: Trong hình minh họa trên, “mâm cặp” không được nhìn thấy vì hiển thị
không rõ ràng

Ungdungmaytinh.com (cachdung.com)
Laptrinhcnc.com Sử dụng tiện CNC OKUMA

Để khiến đầu rơvonve di chuyển tới giới hạn [X+, Z+] của nó, người vận hành sẽ
sử dụng câu lệnh điều khiển dưới đây:
G00 X50 Z50
Lệnh điều khiển này sẽ đặt đầu rơvonve tại soft limit hiện tại, có thể hoặc không
biểu diễn điểm cuối giới hạn hành trình tối đa của máy tiện
Chú ý:
1. Đặt đầu rơvonve vào “giới hạn” không thể thực hiện bằng mã lệnh điều
khiển G01

2. Người vận hành phải chọn một giá trị “X” hoặc “Y” sẽ luôn vượt quá phạm
vi gia công của máy tiện. Quy tắc chúng là nhân đôi giá trị hành trình hiện
thời của trục. Sử dụng X50, Z50 sẽ thỏa mãn hầu hết các trường hợp, ngoại
trừ những máy có độ dài thân đáng kể
Các vấn đề
1) Nếu phôi có gốc phôi ở mặt trước, giải thích tại sao các trục Z trong chương
trình có dấu âm trước các các giá trị?

2) Soft limits có nghĩa là gì?

3) Vị trí gốc của đầu rơvonve ở đâu?

4) Làm sao ta biết bàn trượt của đẩu rơvonve ở một giới hạn bàn trượt

5) Kết thúc giới hạn hành trình theo chiều dương có nghĩa là gì

6) Ta có thể làm gì với đầu rơvonve khi nó chạm giới hạn

7) Dòng mã nào cho phép ta đặt số hiệ cho đầu rơvonve

VẬN HÀNH
Cấu trúc cơ bản của các bảng điều khiển

Ungdungmaytinh.com (cachdung.com)
Laptrinhcnc.com Sử dụng tiện CNC OKUMA

Để vận hành máy tiện, bốn loại giao diện giữa máy với người được cung cấp dưới
đây:
1) Bảng điều khiển máy NC
Được sử dụng cho thư mục vận hành và thiết lập dữ lieu

2) Bảng điều khiển gia công


Các nút và công tắc được dùng chủ yếu cho vận hành thủ công. Chúng được
đặt trong bảng điều khiển hoạt động

3) Bảng tùy chọn


Một bảng tùy chọn được cung cấp, bao gồm các công tắc và đèn báo được
yêu cầu cho các tùy chọn xác định của người vận hành. Vệc sắp xếp các
công tắc và đèn báo tùy thuộc và tiêu chuẩn tùy chọn đã dược lựa chọn

4) Bàn đạp (công tắc chân)


Một công tắc dùng chân được cung cấp để điều khiển đóng/mở mâm cặp và
nâng lên/ hạ xuống trục ụ động
Các loại bảng điều khiển khác nhau được bao gồm, phụ thuộc vào hình dạng
của bảng và cách sắp xếp các nút điều khiển. Tổng quan của các bảng điều
khiển được cung cấp trong phụ lục của hướng dẫn này

Các phần chính của bảng điều khiển vận hành


Chế độ lựa chọn các nút lệnh vận hành
1) Nút TỰ ĐỘNG

Lựa chọn chế độ tự động khi vận hành máy sử dụng chương trình
đã được lưu trữ

2) Nút MDI

Chọn chế độ MDI cho khối lệnh vận hành, cho phép nhập dữ liệu
Cần thiết cho quá trình vận hành bằng bàn phím trong bảng điều
khiển của máy NC

Ungdungmaytinh.com (cachdung.com)
Laptrinhcnc.com Sử dụng tiện CNC OKUMA

3) Nút VẬN HÀNH THỦ CÔNG

Lựa chọn chế độ vận hành thủ công bằng các công tắc trên bảng
điều khiển gia công

Chế độ thiết lựa chọn các nút thiết lập dữ liệu


1. Nút THIẾT LẬP AUX.

Chọn chế độ chương trình vận hành cho các thư mục vận chương
trình vận hành và các tệp chứa dữ liệu. Trong chế độ chương trình vận hành
này, có thể tùy chỉnh đẩu vào/đầu ra, hiển thị hoặc xóa một tệp chương trình

2. Nút THÔNG SỐ

Chọn chế độ thông số để tùy chỉnh, thay đổi hoặc hiển thị dữ
liệu thông só cần thiết cho điều khiển máy NC

3. Nút ĐẶT GỐC

Chọn chế độ đặt điểm gốc để tùy chỉnh, thay đổi hoặc kiểm
tra dữ liệu gốc bù dao hoặc gốc hành trình dao được xác định trong hệ tọa độ
phôi

4. DỮ LIỆU DAO

Chọn chế độ dữ liệu dao để tùy chỉnh, thay đổi hoặc hiện thị dữ
liệu bù dao, dữ liệu bù mũi R, biên dạng dao và tải dữ liệu theo dõi
5. MacMan

Chọn MacMan (chức năng quản lí gia công)

Đèn thông báo trạng thái của máy NC

Ungdungmaytinh.com (cachdung.com)
Laptrinhcnc.com Sử dụng tiện CNC OKUMA

1) Đèn RUN
Đèn RUN sáng khi máy tiện đang hoạt động trong chế độ tự động
hoặc MDI

2) Đèn S.T.M
Đèn báo S.T.M bật khi chức năng hoạt động phụ trợ như thay đổi
phạm vi trục chính, thay dao, xoay trục được thực hiện
Khi một lệnh di chuyển trục được xác định với lệnh S, T hoặc M
, một lệnh dịch chuyển trục được thực hiện sau khi hoàn thành việc
xác định lệnh S,T và M trong cùng một khối lệnh
3) Đèn SLIDE HOLD

Đèn báo SLIDE HOLD bật khi nút [SLIDE HOLD] được nhấn
trong chế độ tự động hoặc chế độ MDI

Với tùy chọn 2 bàn trượt, nó cũng sẽ tiếp tục nếu sự vận hành của một trong
2 bàn trượt trong trạng thái slide hold với bàn trượt kia có chế độ vận hành
của khối lệnh hoàn thiện trong chế độ tự động

4) Đèn DỪNG CHƯƠNG TRÌNH

Đèn báo PROGRAM STOP bật trong suốt quá trình thực hiện chức
năng dừng chương trình (M00) hoặc tùy chọn dừng (M01) trong chế
độ tư động hoặc MDI

5) Đèn GIỚI HẠN

Đèn báo LIMIT bật khi trục X hoặc trục Z chạm tới vị trí giới hạn
của nó
Với tùy chọn 2 bàn trượt, đèn báo được bật nếu bất kỳ trục XA, ZA,XB, ZB
chạm tới giới hạn
Đèn báo sẽ chớp nếu tốc độ hiện thời của trục chạm tới tốc độ tối đa hoặc tối
thiểu trong vùng gia công được chọn, hoặc khi nó chạm tới tốc độ trục được
xác định bằng cách sử dụng chức năng xác định tốc độ trục tối thiểu

Ungdungmaytinh.com (cachdung.com)
Laptrinhcnc.com Sử dụng tiện CNC OKUMA

6) Đèn THÔNG BÁO

Đèn báo ALARM sang khi chu trình gia công hoặc một chương

trình sai được đưa vào. Nó cũng bật khi máy tính chạy chức năng sai

Đèn báo trạng thái Điều kiện bật Điều kiện nháy
RUN - Máy tiện chạy bình thường - Lệnh lựa chọn chương
trong chế độ tự động hoặc MDI trình là một chương trình
(ngoại trừ trong chế độ SILDE lịch trình đang được thực
HOLD và PROGRAM STOP) thi
S.T.M - Máy tiện đang chờ hoàn thành - Các mục dưới đây bị
vận hành với một mã lệnh M ( thay đổi trong quá trình
lệnh xoay trục, lệnh điều khiển vận hành thủ công
dao,vv…) Số dao
- Lệnh điều khiển tốc độ trục Lệnh xoay
được đưa vào (lệnh S) trục/điều khiển dao
- Lệnh điều khiển xoay đầu Chỉ áp dụng với tiêu
rơvonve được đưa vào (lệnh T) chuẩn gia công đa chức
Chỉ với các tùy chọn trong gia năng
công đa chức năng: Giao trục C
- Máy tiện đang chờ để hoàn Kẹp trục C
thành vận hành của mã lệnh M Lệnh M điều khiển
điều khiển gia công đa chức dao/xoay trục
năng. (Lệnh giao trục C, mã
lệnh M điều khiển xoay dao,
vv…)
- Một mã lệnh M điều khiển tốc
độ trục được đưa vào ( lệnh
SB)
-Áp suất phanh hãm trục C
được chuyển đổi giữa cao và
thấp
- Máy tiện đang chờ hoàn thành
vận hành của lệnh MG, MT
hoặc TN

Ungdungmaytinh.com (cachdung.com)
Laptrinhcnc.com Sử dụng tiện CNC OKUMA

SLIDE HOLD - Nút SLIDE HOLD được nhấn Không nháy


trong chế độ tự động hoặc MDI
- Một khối lệnh chứa các lệnh
điều khiển được thực hiện trên
một bàn trượt trong khi bàn
trượt còn lại được đặt trong chế
độ slide hold với một khối lệnh
chức năng đơn được kích hoạt
trong chế độ tự động
PROGRAM STOP - M00 hoặc M01 được xác định Lệnh dừng (G04) được
trong chế độ tự động hoặc MDI thực hiện
LIMIT - Hoặc trục X hoặc trục Z đã - Tốc độ trục đạt giới hạn
chạm tới vị trí giá trị giới hạn trong vùng gia công
mềm - Tốc độ trục đạt giới hạn
được xác định bởi chức
năng xác định tốc độ tối
đa của trục
- Vị trí trục được điều
khiển sau khi hoàn thành
định hướng trục
ALARM - Bất kì sự vận hành sai nào Không nháy
được thực hiện ( một đèn báo
thuộc các mức độ A, B, C hoặc
D

Các nút điều khiển khác trong bảng điều khiển của máy NC
1) Các nút chức năng: F1 đến F8
Có 8 nút chức năng trong bảng điều khiển
Khi người vận hành chọn một chế độ vận hành mong muốn, màn hình hiển
thị các chức năng vận hành ở dòng cuối cùng. Mỗi chức năng tương ứng với
một nút chức năng (F1 đến F8). Chọn chức năng cần thực hiện và nhấn nút
chức năng tương ứng
Nếu tẩ cả các chức năng được gọi ra bằng cách chọn môt chế độ, thì tất cả
không thể được hiện thị đồng thời, hộp thoại [EXTEND] được hiển thị với
nút chức năng [F8]. Trong trường hợp này, nhần [F8] để hiển thị các chức
năng còn lại
[F1] [F2] [F3] [F4] [F5] [F6] [F7] [F8]
2) Nút ? (Giúp đỡ)

Ungdungmaytinh.com (cachdung.com)
Laptrinhcnc.com Sử dụng tiện CNC OKUMA

Nút này được dùng để hiện thị mô tả của đèn báo xuất hiện trong quá trình
vận hành máy và cả đèn báo lịch sử
Nó chỉ ra dữ liệu vị trí hiện thời, dữ liệu gia công, dữ liệu khối lệnh, các giá
trị gốc bù, các giá trị bù dao, dữ liệu thông số, mô tả đèn báo, vv…
Định dang cơ bản của hiển thị trên màn hình được thể hiện bên dưới

3) Nút GHI

Nút [WRITE] để lựa chọn một thao tác và đồng thời xác
nhận dữ liệu đầu

4) Nút BS ( Nút xóa)

Nút [BS] được dùng khi dữ liệu sai được nhập. Mỗi khi
nút này được nhấn, dữ liệu nhập cuối cùng bị xóa bỏ
với việc hiển thị phân độ và danh sách, nút này được dùng để
hiển thị trang kế tiếp

5) Nút CAN

Nút CAN được dùng khi dữ liệu sai được nhập. Mỗi khi nút
này được nhấn, một dòng dữ liệu được xóa
6) Các nút chọn đầu rơvonve

Ungdungmaytinh.com (cachdung.com)
Laptrinhcnc.com Sử dụng tiện CNC OKUMA

Các nút này dùng để chọn đầu rơvonve thích hợp hoặc bàn
trượt (bàn trượt bên A, bàn trượt bên B) cho hệ thống điều
khiển của máy NC của chế độ 2 bàn trượt hoặc 2 đầu rơvonve

7) Các nút mũi tên

4 nút mũi tên được dùng để di chuyển con trỏ hiện thị trên
màn hình

8) Các nút chuyển trang

Nếu thông tin được gọi ra được hiển thị trong hơn một
trang, các nút chuyển trang sẽ chuyển trang hiển thị

9) Các nút thao tác

Các nút này được dùng khi một người vận hành chỉnh sửa
chương trình hoặc nhập dữ liệu

10) Các nút ký tự

Các nút ký tự dùng để nhập một ký tự cho dữ liệ đầu vào


, chương trình vận hành, và thao tác chỉnh sửa tệp

a) Để nhập ký tự được hiển thị bên trên góc phải của


một ký tự chính, dùng nút [UPPER CASE]

b) Khi nút [CAPS LOCK] được nhấn (đèn báo ở góc


trên bên trai sang), ký tự in hoa từ A đến Z
của bảng chữ cái được nhâp.
Khi nút [CAPS LOCK] không được nhấn, ký tự thường được nhập

Ungdungmaytinh.com (cachdung.com)
Laptrinhcnc.com Sử dụng tiện CNC OKUMA

11) Bàn phím số

Các nút này dùng để nhập số cho dữ liệu đầu vào


, thao tác chương trình và thao tác chỉnh sửa tệp

12) Các nút điều chỉnh tương phản


(Chỉ cho bảng điều khiển với màn hình Monochrome STN)

Các nút này dùng để điều chỉnh độ tương phản khi hiển thị

Các nút điều khiển trên bảng điều khiển gia công
Các nút phẳng được sử dụng trên bảng điều khiển gia công có các chức năng
được mô tả bên dưới tùy thuộc vào việc chúng có đèn báo hay không
<Các nút phẳng với một đèn báo>

Đèn báo trong một nút chỉ ra chức năng của nút
có hiệu lực hay không
Đèn báo sáng ………………. Nút chức năng có hiệu lực
Đèn báo không sáng ………...Nút chức năng không có hiệu lực

<Các nút phẳng không có một đèn báo>

Chức năng của chỉ có hiệu lực trong khi nút được nhấn giữ xuống.
Nếu nút không được nhấn, chức năng không có hiệu lực.

Ungdungmaytinh.com (cachdung.com)
Laptrinhcnc.com Sử dụng tiện CNC OKUMA

1) Công tắc BẬT BẢNG ĐIÊU KHIỂN

Công tắc điều khiển[CONTROL ON] được dùng để bật


nguồn hệ thống điều khiển của máy NC sau khi bật công tắc chính của
máy.

Đèn hoa tiêu trong công tắc này sang khi nguồn được bật
Nếu nút [ EMERGENCY STOP] được nhấn, đèn hoa tiêu trong công
tắc này sẽ tắt. Để bỏ chế độ dừng khẩn cấp, nhấn công tắc
[CONTROL ON]

2) Công tắc TẮT ABRNG ĐIỀU KHIỂN

Công tắc điều khiển [CONTROL OFF] dùng để tắt


nguồn điều khiển của máy NC

Khi tắt nguồn, tắt nguồn hệ thống điều khiển trước bằng cách nhấn
công tắc [CONTROL OFF] trước khi tắt nguồn chính của máy tiện

3) Nút KHỞI ĐỘNG LẠI

Máy NC sẽ khởi động lại khi nút [RESET] được nhấn


Nút này được dùng để đặt lại đèn báo
4) Công tắc BẢNG ĐIỂU KHIỂN MÁY NC

a) Vị trí MỞ KHÓA

Bật tất cả các nút điều khiển trên máy NC và các


bảng vận hành gia công

b) Vị trí TÙY CHỈNH KHÓA


Các thao tác trong chế độ chương trình vận hành

Ungdungmaytinh.com (cachdung.com)
Laptrinhcnc.com Sử dụng tiện CNC OKUMA

(EDIT AUX) và chế độ thiết lập thông số được


hiển thị
c) Vị trí KHÓA

Tất cả các nút điều khiển trên bảng điểu khiển máy NC được tắt

5) Nút CHU KỲ KHỞI ĐỘNG

Nút [CYCLE START] được dùng để bắt đầu việc thực hiện
chương trình
Tín hiệu CYCLE START là đầu ra khi nút được nhấn và thả

6) Nút SLIDE HOLD

Các dịch chuyển cảu trục X, Z và C dừng đột ngột khi nút
[SLIDE HOLD] được nhấn. Để bắt đầu lại các dịch chuyển,
nhấn nút [CYCLE START]

7) Nút DỪNG KHẨN CẤP

Nhấn nút [EMERGENCY STOP] khi một trường hợp


khẩn cấp xuất hiện
Nguồn cấp cho máy NC bị ngắt khi nút [EMERGENCY STOP] được
nhấn
Để thoát chế độ dừng khẩn cấp, mở khóa nút [EMERGENCY STOP]
và nhấn nút [CONTROL ON]

8) Các nút TRƯỢT NHANH

Các nút này được dùng để chạy một trục trong chế độ

Ungdungmaytinh.com (cachdung.com)
Laptrinhcnc.com Sử dụng tiện CNC OKUMA

thủ công

Nút lệnh có hiệu lực chỉ trong khi nó được nhấn và thiết lập ghi đè
vượt quá TỐC ĐỘ CHẠY DAO thích hợp cho vận hành chạy dao.
Với tùy chọn 2 bàn trượt, bàn trượt được chọn bởi các nút di chuyển
đầu rơvonve

Chú ý: Tốc độ tiến dao khác nhau phụ thuộc vào loại máy tiện và các
tùy chọn. Với một số loại máy được đặt riêng đặc biệt, các kiểu tiến dao
sẽ khác với các minh họa bên dưới

a) Các loại máy tiện có thân phẳng khác

b) Các máy tiện có thân phẳng

9) TỐC ĐỘ TIẾN DAO

Ghi đè vượt quá TỐC ĐỘ TIẾN DAO vượt quá tốc độ


tiến dao được xác dịnh trong khoảng 0 đến 200% trong 15 bước

Chú ý: Trong khối lệnh đơn TẮT quá trình vận hành trong chế
độ tự động, vượt quá tốc độ tiến dao không có hiệu lực với một
lệnh tiến dao nhanh (G00)

Ungdungmaytinh.com (cachdung.com)
Laptrinhcnc.com Sử dụng tiện CNC OKUMA

Vượt quá tốc độ tiến dao không có hiệu lực với thao tác tiện ren

10) Nút TẠO XUNG THỦ CÔNG TRỤC X

Chọn nút này để vận hành trục X bằng cách tạo xung bằng tay

11) Nút TẠO XUNG THỦ CÔNG TRỤC Z

Chọn nút này để vận hành trục X bằng cách tạo xung bằng tay

12) Nút TẠO XUNG THỦ CÔNG TRỤC 1/1

Chọn nút này để di chuyển trục bằng cách sử dụng tạo xung
thủ công ở tốc độ đơn vị cho mỗi xung

13) Nút TẠO XUNG THỦ CÔNG TRỤC 10/1

Chọn nút này để mở rộng chuyển động trục cho mỗi xung đến

10 lần đơn vị khoảng cách

14) Nút TẠO XUNG THỦ CÔNG TRỤC 50/1

Chọn nút này để mở rộng chuyển động trục cho mỗi xung đến
50 lần đơn vị khoảng cách

15) Tạo xung bằng tay

Nút [CÔNG CỤ PHÂN ĐỘ] được dùng để xoay đầu

Ungdungmaytinh.com (cachdung.com)
Laptrinhcnc.com Sử dụng tiện CNC OKUMA

rơvonve một cách tự động. Đầu rơvonve sẽ xoay liện tục nếu nút này
được giữ nhấn

16) Nút CÔNG CỤ PHÂN ĐỘ

Sử dụng nút [TOOL INDEX] để xoay đầu rơvonve một


cách Thủ công. Đầu rơvonve sẽ được xoay liên tục nếu nút này được
nhấn giữ

17) Nút DỪNG TRỤC

Sử dụng nút [SPINDLE STOP] để dừng trục một cách thủ


công

Với các chế độ gia công đa chức năng, nút này cũng được dùng để bắt
đầu trục dao M

18) Nút TRỤC CW

Được dùng để khởi động trục theo chiều tiến về phía trước
(CW)

Với các chế độ gia công đa chức năng, nút này cũng được dùng để bắt
đầu trục dao M theo chiều ngược lại(CCW)

19) Nút TRỤC CCW

Được dùng để khởi động trục theo chiều ngược lại (CCW)

Với các chế độ gia công đa chức năng, nút này cũng được dùng để bắt
đầu trục dao M theo chiều ngược lại(CCW)

Ungdungmaytinh.com (cachdung.com)
Laptrinhcnc.com Sử dụng tiện CNC OKUMA

20) Nút CHẠY TRỤC

Nút [SPINDLE JOG] dùng để chạy trục ở tốc độ được thiết


lập với một thông số
Với các chế độ gia công đa chức năng, nút này cũng được dùng để
chạy trục dao M

21) Nút ĂN KHỚP BÁNH RĂNG CỦA TRỤC

Với các máy tiện có hộp số, nhấn nút này để ăn


khớp các bánh răng điều khiển của trục

Một đèn báo ở góc trái bên trên của nút sang khi đầu ra của phạm vi
bánh răng và đầu vào của các công tắc xác nhận giới hạn các thành
phần của bánh răng khớp với nhau. Đèn nháy nếu chúng không khớp

22) Nút TRUNG HÒA BÁNG RĂNG CỦA TRỤC


Với các máy được trang bị hộp sô, nhấn nút này đặt

Các bánh răng điều khiển của trục ở trạng thái trung hòa

23) Ghi đè VƯỢT QUÁ TỐC ĐỘ TRỤC

Vượt quá tốc độ tiến dao được xác nhận trong 10 bước
từ 50 đến 200%.

Nếu tốc độ trục đạt mức tốc độ tối đa cho phép hoặc tốc độ tối thiểu
cho phép được đặt bởi mã lệnh G50 khi nó được vượt quá, tốc độ trục
hiện thời được giới hạn đến tốc độ tối đa hoặc tối thiểu cho phép

24) Nút LÀM NGUỘI PHOI THỦ CÔNG

Ungdungmaytinh.com (cachdung.com)
Laptrinhcnc.com Sử dụng tiện CNC OKUMA

Khi nút [COOLANT-MANUAL] được nhấn


(đèn báo ở góc trái bên trên sang), làm nguội phoi có thể được cung
cấp độc lập trong chế độ vận hành

Nút này không thể được BẬT nếu nút [COOLANT-AUTO] đang
BẬT
25) Nút LÀM NGUỘI PHOI TỰ ĐỘNG
26)
Khi nút [COOLANT-AUTO] được nhấn (đèn báo ở góc trái bên trên
sang),làm nguội phoi được cung cấp theo lệnh điều khiển làm nguội
phoi được đưa vào trong chế độ MDI hoặc tự động

27) Nút ĐÈN

Nút [NIGHTING] được dùng để bật hoặc tắt đèn


khi gia công

28) Nút TẮT HIỂN THỊ

Nút này có hiệu lực làm tắt hiển thị trên màn hình
(Đèn báo ở góc trái bên trên sang)

29) Các nút THIẾT LẬP TỰ ĐỘNG/GIÁM SÁT

Sử dụng các nút này cho máy tiện được trang bị với
các tùy chọn tải

30) Nút THỔI KHÍ

Ungdungmaytinh.com (cachdung.com)
Laptrinhcnc.com Sử dụng tiện CNC OKUMA

Máy thổi khí được hoạt động khi nút này được nhấn
với tùy chọn máy thổi khí trang bị trên máy tiện

31) Các nút ĐÓNG/MỞ CỬA

Dùng các nút này cho máy tiện được trang bị tùy chọn
mở/đóng cửa tự động

32) Công tắc BẬT/TẮT KHÓA CỬA TRUYỀN ĐỘNG

Công tắc này được dùng để lựa chọn có hay không


chức năng khóa cửa truyền động được vận hành.

Để biết thêm chi tiết về chức năng khóa cửa truyền động, xem Hướng
dẫn chức năng Khóa cửa truyền động

Các nút lựa chọn chế độ

Để vận hành một máy tiện sử dụng mội chương trình, có nhiều chế độ
vận hành được cung cấp

1) Nút KHỐI LỆNH ĐƠN

a. Khi nút [SINGLE BLOCK] được bật


(đèn báo góc trái bên trên sáng), một chương trình được
thực hiện trong các đơn vị khối lệnh. Để thực hiện từng
khối lệnh, nhán nút [CYCLE START]

Ungdungmaytinh.com (cachdung.com)
Laptrinhcnc.com Sử dụng tiện CNC OKUMA

b. Khi nút [SINGLE BLOCK] tắt (đèn báo góc trái bên trên
sáng), các khối lệnh của chương trình được thực hiện liên
tiếp
c.
2) Nút XÓA KHỐI LỆNH

a. Khi nút [BLOCK DELETE] được bật


(đèn báo góc trái bên trên sáng), các lệnh điều khiển giữa
dấu gạch chéo (/) và mã “ER” bị bỏ qua

Chú ý: Dấu gạch chéo (/) phải được đặt ở vị trí bắt đầu khối
lệnh chương trình hoặc ngay lập tức đằng sau số thứ tự (
hoặc thứ tự tên) của một khối lệnh

b. Khi nút [BLOCK DELETE] tắt (đèn báo góc trái bên
trên sáng), các lệnh được nhập đằng sau dấu gạch chéo
(/) được thực thi
c.
3) Nút TÙY CHỌN DỪNG

a. Khi nút [OPTIONAL STOP] có hiệu lực


(đèn báo góc trái bên trên sáng), các thao tác dừng lại sau
khi thực hiến khối lệnh chương trình M01. Xoay trục và
cung cấp làm mát cũng dừng lại

Khi nút [CYCLE STOP] được nhấn, trạng thái trước đó


được khôi phục và chương trình tiếp tục được thực thi

b. Khi nút [OPTIONAL STOP] tắt (đèn báo góc trái bên
trên sáng),chương trình tiếp tục được thực hiện cho dù
khối lệnh M01 được thực thi

Ungdungmaytinh.com (cachdung.com)
Laptrinhcnc.com Sử dụng tiện CNC OKUMA

c.
4) Nút CHẠY DAO KHÔ

a. Khi nút [DRY RUN] bật


(đèn báo góc trái bên trên sáng), trục tiến dao được thực
hiện tại lượng đơn vị ăn dao được đặt bởi thông số với sự
cho phép của mã lệnh ăn dao G00 và điều khiển ăn dao
thủ công

b. Khi nút [DRY RUN] tắt (đèn báo góc trái bên trên sáng),
lượng tiến dao được thực thi ở tốc độ đã được xác định
c.
Chú ý: Để thay đổi trạng thái tắt/bật chạy dao khô, cần nhấn nút
[DRY RUN] trong khi giữ nút [INTERLOCK] xuống
5) Nút KHÓA MÁY TIỆN

a. Khi nút [MACHINE LOCK] được bật


(đèn báo góc trái bên trên sáng), tất cả các lệnh điều
khiển trong chương trình được thực hiện mà không có sự
vận hành máy tiện hiện thời

Tuy nhiên, dữ liệu vị trí hiện thời và dữ liệu hiển thị


trong khối lệnh được cập nhật như khi chương trình được
thực hiện. Dữ liệu hiển thị quay trở lại trạng thái khi máy
NC khởi động lại

b. Khi nút [MACHINE LOCK] tắt (đèn báo góc trái bên
trên sáng), tất cả các lệnh điều khiển trong chương trình
được thực hiện bình thường
c.
Chú ý: Để thay đổi trạng thái bật/tắt của khóa máy tiện,
cần nhấn nút [MACHINE LOCK] trong khi giữ nút
[INTERLOCK] xuốn

Ungdungmaytinh.com (cachdung.com)
Laptrinhcnc.com Sử dụng tiện CNC OKUMA

6) CHẾ ĐỘ RIÊNG – Các nút ĐẦU RƠVONVE A/ ĐẦU


RƠVONVE B

Chức năng vận hành đầu rơvonve cá nhân


có hiệu lực chỉ với tùy chọn 2 bàn trượt
Tùy chọn 2 bàn trượt cho phép việc gia công có thể được
thực hiện bằng cách điều khiển 4 trục đồng thời. Bằng
cách sử dụng các nút này, các chế độ vận hành dươi đây
được chọn
a. Chế độ vận hành riêng đầu rơnvonve A
Trong chế độ vận hành tự động hoặc MDI, chỉ vận
hành đầu rơvonve A
Nút [UPPER A]: Bật (đèn báo góc trái bên trên
sáng)
Nút [UPPER B]: Tắt (đèn báo góc trái bên trên
không sáng)

b. Chế độ vận hành riêng đầu rơnvonve B


Trong chế độ vận hành tự động hoặc MDI, chỉ vận
hành đầu rơvonve B
Nút [UPPER A]: Tắt (đèn báo góc trái bên trên
không sáng)
Nút [UPPER B]: Bật (đèn báo góc trái bên trên
sáng)

c. Tùy chọn chế độ vận hành riêng đầu rơvonve A/


đầu rơvonve B
Nút [UPPER A]: Bật (đèn báo góc trái bên trên
sáng)
Nút [UPPER B]: Bật (đèn báo góc trái bên trên
sáng)
d. Chế độ vận hành bình thường
Vận hành 4 trục được thực hiện theo chương trình

Ungdungmaytinh.com (cachdung.com)
Laptrinhcnc.com Sử dụng tiện CNC OKUMA

Nút [UPPER A]: Tắt (đèn báo góc trái bên trên
không sáng)

Nút [UPPER B]: Tắt (đèn báo góc trái bên trên
không sáng)
7) Nút TRÌNH TỰ KHỞI ĐỘNG

Nút [SEQUENCE RESTART] dùng để


Khởi động lại chương trình trong một khối lệnh xác định
8) Nút CHUYỂN ĐỔI VẬN HÀNH THỦ CÔNG

Để thực hiện vận hành thủ công trong


chế độ vận hành tự động hoặc MDI, nhấn nút [MID AUTO
MANUAL]
9) Nút KHÓA MÓC

Để thay đổi trạng thái bật/tắt của chế


độ chạy dao khô, chế độ khóa máy tiện và chế độ vận hành độc
lập đầu rơvonve A/B, vần nhấn nút [INTERLOCK] cùng lúc
với nút chế độ tương ứng được nhấn

Các nút điều khiển trên bảng bổ sung (Bảng trục C)

Một bảng điều khiển bổ sung được cung cấp chỉ cho các máy tiện
được trang bị chức năng tiện đa chức năng

1) Nút TRỤC PHAY

Ungdungmaytinh.com (cachdung.com)
Laptrinhcnc.com Sử dụng tiện CNC OKUMA

Khi nút [MILLING SPINDLE] được bật


(đèn báo góc trái bên trên sáng), các nút [SPINDLE - START],
[SPINDLE - CCW], [SPINDLE - CW], và [SPINDLE - JOG]
và phần ghi đè [SPINDLE OVERRIDE] có hiệu lực với trục
dao M

2) Nút TRỤC C

Bật nút này đẻ vận hành trục C một cách


thủ công bằng cách điều khiển xung bằng tay.
Nút chức năng này chỉ có trong chế độ điều khiển trục C

3) Nút KẸP TRỤC C

Nút [C- AXIS CLAMP] được dùng để kẹp trục C


một cách thủ công. Nút chức năng này chỉ có trong chế độ điều
khiển trục C

4) Nút BỎ KẸP TRỤC C

Nút [C- AXIS UNCLAMP] được dùng để bỏ kẹp


trục C một cách thủ công. Nút chức năng này chỉ có trong chế
độ điều khiển trục C
Đèn báo ở góc trái phía trên được bật khi trục C trong trạng thái
không được kẹp

5) Các nút CHẠY TRỤC C - +/-

Các nút chạy dao trục C được dùng để vận

Ungdungmaytinh.com (cachdung.com)
Laptrinhcnc.com Sử dụng tiện CNC OKUMA

hành thủ công. Chạy dao xuất hiện khi nút này được giữ xuống.
Thiết lập ghi đè vượt quá TỐC ĐỘ TIẾN DAO tren bảng điều
khiển máy tiện có hiệu lực với chạy dao trục C. Các nút này có
chức năng chỉ trong chế độ điều khiển trục C

8. Bàn đạp
Bàn đạp được bổ sung vào bảng điều khiển để vận hành máy tiện
1) Kiêm tra mở/đóng bàn đạp
2)
Có 2 loại bàn đạp được sử dụng để mở và đóng mâm cặp. một
loại bàn đạp chuẩn giống với loại được dùng để mở và đóng
mâm cặp, loại còn lại là loại bàn đạp đôi được dùng để đóng
mở mâm cặp

3) Bàn đạp nâng lên/hạ xuống trục ụ động


4)
Bàn đạp được dùng cho vận hành ụ động có thẻ nâng lên , hạ
xuống và dịch từ từ trục ụ động

Ungdungmaytinh.com (cachdung.com)

You might also like