You are on page 1of 2

Toán bồi dưỡng lớp 8 CLB Toán bồi dưỡng – MathExpress

ĐƯỜNG TRUNG BÌNH CỦA TAM GIÁC

I. LÝ THUYẾT
 Đường trung bình của tam giác là đoạn thẳng nối trung điểm hai cạnh của tam giác.
 Định lí 1: Đường trung bình của tam giác thì song song với cạnh thứ ba và bằng nửa cạnh
đó.
 Đính lí 2: Đường thẳng đi qua trung điểm một cạnh của tam giác và song song với cạnh
thứ hai thì đi qua trung điểm cạnh thứ ba.

II. BÀI TẬP TRÊN LỚP


Bài 1. Tính độ dài x trong các hình sau:

Bài 2. Cho tam giác ABC, lấy D, E thuộc AC sao cho AD  DE  EC . Gọi M là trung điểm của BC,
I là giao điểm của BD và AM. Chứng minh:
a) ME // BD b) AI = IM
Bài 3. Cho tứ giác ABCD. Gọi M, N, P, Q lần lượt là trung điểm của các cạnh AB, BC, CD, DA. Chứng
minh tứ giác MNPQ là hình bình hành.
Bài 4. Cho tam giác ABC, các đường trung tuyến BD, CE. Gọi M, N theo thứ tự là trung điểm của
BE và CD. Gọi I, K theo thứ tự là giao điểm của MN với BD và CE. Chứng minh MI  IK  KN .
Bài 5. Cho tam giác ABC. Trên tia đối của tia BC lấy điểm D sao cho BD = AB. Trên tia đối của tia
CB, lấy điểm E sao cho CE = AC. Gọi H là chân đường vuông góc kẻ từ B đến AD, K là chân đường
vuông góc kẻ từ C đến AE.
a) Chứng minh HK // DE
b) Tính độ dài HK, biết chu vi tam giác ABC bằng 10cm.
Bài 6. Cho tam giác ABC có AM là đường trung tuyến. Trên cạnh AB lấy các điểm N , P sao

cho AP  PN  NB. Gọi Q là giao điểm của AM và CP, chứng minh rằng

a) MN // CP. b) AQ  QM . c) CP  4 PQ.

GV: Nguyễn Ngọc Ánh – SĐT: 0339 148 928 Page 1


Toán bồi dưỡng lớp 8 CLB Toán bồi dưỡng – MathExpress

III. BÀI TẬP VỀ NHÀ


Bài 1. Cho tam giác ABC có AB  15 cm; AC  20 cm; BC  25 cm. Gọi D , E , F lần lượt là trung

điểm của AB , AC , BC .

a) Tính độ dài các cạnh của tam giác DEF .


b) Chứng minh tam giác DEF vuông.
Bài 2. Cho tam giác ABC có hai đường trung tuyến BE và CF cắt nhau tại G.
a) Biết EF  12 cm, tính độ dài cạnh BC.

b) Gọi P , Q lần lượt là trung điểm của BG và CG. Chứng minh PQ // EF .

Bài 3. Cho hình thang vuông ABCD có AB // CD. Gọi E , F lần lượt là trung điểm của AD, BC.
AB  CD
a) Chứng minh: EF // CD và EF  .
2
b) Tính diện tích hình thang ABCD biết EF  12 cm và AD  8 cm.
Bài 4. Cho tam giác ABC có AB  5 cm, AC  7 cm, BC  9 cm. Trên tia đối của tia BA lấy điểm D

sao cho BD  BA, trên tia đối của tia CA lấy điểm E sao cho CE  CA. Gọi M là trung điểm DE ,

trên tia đối của tia MA lấy điểm I sao cho MI  MA.
a) Tính độ dài các cạnh của tam giác ADE.
b) Chứng minh: DI // AE .

c) Tứ giác ABMC là hình gì? Vì sao?


Bài 5. Cho tam giác ABC  AB  AC  nhọn có trực tâm H . Gọi M , N , P, Q lần lượt là trung điểm

AB, BH , CH , AC. Chứng minh:

a) MN  NP. b) MNPQ là hình chữ nhật.

Bài 6. Cho hình thang ABCD có AB // CD. Gọi E , F , G , H lần lượt là trung điểm của

AD, BD, AC , BC . Chứng minh rằng:

a) EF // AB. b) FG // CD. c) Các điểm E , F , G , H thẳng hàng.

GV: Nguyễn Ngọc Ánh – SĐT: 0339 148 928 Page 2

You might also like