You are on page 1of 3

Nằm trong khu vực Đông Nam Á, chịu ảnh hưởng

sâu sắc của văn hóa, tư tưởng phương Đông, đặc biệt là
Trung Quốc với sự thống trị hàng ngàn năm của hệ tư
tưởng Nho giáo, xã hội Việt Nam đã sớm lấy gia đình
làm đơn vị gốc. Nho giáo cho rằng, gia đình có vị trí
quan trọng trong sự ổn định của xã hội. Vì vậy, những
hành vi ứng xử và giao tiếp của mỗi thành viên trong gia
đình được Nho giáo quy định chặt chẽ, phụ thuộc vào
danh phận mỗi người. Những quy định này, nếu loại bỏ
yếu tố bảo thủ, mất dân chủ thì cho đến nay, vẫn còn giá
trị. Gia đình truyền thống Việt Nam đã gắn bó các thành
viên bằng những quan hệ chặt chẽ từ những nguyên lí
Nho giáo vừa cố kết bằng tình cảm kính trọng yêu
thương giữa các thế hệ khác nhau trong quá khứ, hiện tại
và tương lai. Thể hiện qua việc người ta thờ cúng tổ tiên như hành động tiếp tục
phụng dưỡng những người đã khuất, cũng như tin vào sự hiện diện của tổ tiên luôn
bên họ, phù hộ độ trì cho con cháu. Để đáp lại sự lo toan từ ông bà tổ tiên, thế hệ
con cháu từ đó đề ra những quan điểm đề cao việc nối dõi tông đường, trọng nam
trọng trưởng, gánh trên vai trách nhiệm làm rạng danh cho gia tộc.
Theo quan niệm Nho
giáo, mọi người trong xã hội
đều bị trói buộc bởi năm mối
quan hệ tự nhiên (gọi là ngũ
luân): bố mẹ - con cái, vợ -
chồng, anh – em, vua – tôi,
bạn – bè. Trong năm mối quan
hệ này gia đình đã chiếm ba
“luân”, sự gắn bó của những
người cùng sống trong gia
đình biểu hiện chủ yếu trong
hai quan hệ cơ bản là bố mẹ -
con cái và vợ - chồng. Nho giáo cho rằng gia đình là một cái nước nhỏ. Vì thế, nếu
“một nhà nhân hậu thì cả nước nhân hậu, một nhà lễ nhượng thì cả nước ăn ở đều
có lễ nhượng, một người tham lam thì cả nước bị rối loạn”, do đó xã hội muốn
thanh bình thì trước hết cần có những gia đình hòa thuận.
Gia đình hòa thuận là gia đình mà
mội thành viên luôn quan tâm đến
nhau, chăm lo cho nhau. Trong gia
đình đó, vợ chồng sống hòa thuận
thương yêu nhau, phu xướng phụ tùy,
cùng nhau chăm lo dạy dỗ con cái nên
người. Cha mẹ phải luôn giữ lời ăn
tiếng nói cũng như tác phong làm việc
để làm tấm gương cho con cái noi
theo. Ngược lại, con cái phải luôn
hiếu kính với cha mẹ, vâng lời và
phụng dưỡng cha mẹ lúc về già. Còn đối với quan hệ vợ chồng, vai trò của người
vợ được đề cao mặc dù vai trò của người vợ chỉ giới hạn công việc trong phạm vi
chăm sóc gia đình, chồng con. Sự bền chặt của hai mối quan hệ này cùng với một
nền giáo dục gia đình tỉ mỉ và hiểu quả đã cũng cố tính vững chắc của gia đình như
một tế bào cơ sở của xã hội.

Bên cạnh đó, Nho giáo cho rằng muôn vật gốc ở trời, con người gốc ở tổ “vạn
vật bản hồ thiên, nhân bản hồ tổ - Lễ ký”. Hiếu vốn là tinh thần, là nội dung của
đạo đức gia đình truyền thống Việt Nam hình thành từ rất xa xưa trong phong tục
và tín ngưỡng như “thờ cúng tổ tiên”, “trọng lão”, nhưng về sau lại được giáo lý
Nho giáo khẳng định thêm sâu sắc, chi Các nhà nước thời Lê đến Nguyễn đều lấy
hiếu đễ củng cố gia đình... lấy hiếu làm
chuẩn mực cho những giá trị xã hội, làm
tiêu chuẩn để rèn luyện nhân cách. Hiếu
là nhân cách con người, là gốc của nhân
luân, là một giá trị xã hội cao quý. Đạo
hiếu là của đất trời, lâu dài như trời đất,
là bậc thang giá trị trọng yếu nhất trong
cuộc đời. Kẻ bất hiếu được xem là xấu xa
nhất, có tội danh trong pháp luật.
Triều Nguyễn dưới thời vua Gia Long coi
hành vi bất hiếu là một trong 10 tội đại ác,
ngang hàng với mưu phản, đại nghịch. Người
có hành vi bất hiếu sẽ bị xử tội lăng trì (xẻo
từng miếng thịt cho đến chết); nếu do lầm lỡ,
vô ý thì bị xử đánh 100 cái bằng sợi dây mây
lớn, đưa đi đày nơi xa, suốt đời không được về
nhà. Người phạm tội không được bỏ tiền để
chuộc lỗi.

Gia đình mở rộng thành gia tộc (họ hàng), cơ bản dựa trên mối quan hệ huyết
thống gần gũi đến một chừng mực nào đó (thường trong phạm vi 9 thế hệ cùng
chung một vị tổ phụ xa nhất). Trên
nguyên tắc, một dòng họ có thể phân
bố thành nhiều làng, thậm chí ở nhiều
địa phương xa cách nhau, nhưng trong
thực tế, sự cố kết gắn bó của dòng họ
thường chỉ trong một thôn làng hoặc
một xã. Trong mỗi làng xưa thường có
nhiều dòng họ, tập trung vào họ mạnh,
những họ này thường cạnh tranh thế
lực với nhau. Cũng có những làng chỉ
có một dòng họ duy nhất, gọi là làng
họ. Bởi thế, nhiều nơi lấy tên dòng họ đặt tên cho làng, ví dụ: Bùi xá, Nguyễn xá…

You might also like