You are on page 1of 1

I.

Mở đầu
Tư tưởng Hồ Chí Minh là "Một hệ thống quan điểm toàn diện và sâu sắc về những vấn đề cơ bản
của cách mạng Việt Nam, kết quả của sự vận dụng và phát triển sáng tạo chủ nghĩa Mác-Lênin vào
điều kiện cụ thể của nước ta, kế thừa và phát triển các giá trị truyền thống tốt đẹp của dân tộc, tiếp thu
tinh hoa văn hóa nhân loại; là tài sản tinh thần vô cùng to lớn và quý giá của Đảng và dân tộc ta, mãi
mãi soi đường cho sự nghiệp cách mạng của nhân dân ta giành thắng lợi
Nhà văn Nga Oxip Mandenxtam đã nhận xét về Hồ Chí Minh như sau: “Từ Nguyễn Ái Quốc tỏa
ra một nền văn hóa, không phải văn hóa Âu châu mà có lẽ là một nền văn hóa tương lai ... Qua cử chỉ
cao thượng, tiếng nói trầm lắng của Nguyễn Ái Quốc, tôi như thấy được ngày mai, như thấy được viễn
cảnh trời yên biển lặng của tình hữu ái toàn thế giới bao la như đại dương” (“Thăm một chiến sĩ cộng
sản” Bảo Ogoniok, số 39. Ngày 23/12/1923).
Nhận định trên đã khẳng định văn hóa Hồ Chí Minh được kết tinh từ tinh hoa văn hóa của nhân
loại, đã thấm nhuần tư tưởng tiến bộ của những nhà hiền triết.Trong hệ thống tư tưởng Hồ Chí Minh,
tư tưởng về văn hóa chiếm một vị trí quan trọng. Nó là sự chắt lọc, tổng hợp và kết tinh những giá trị
văn hóa của Việt Nam với văn hóa phương Đông và phương Tây, là sự kết hợp của truyền thống và
hiện đại
Nhà sử học Willam Duiker đã viết: “Hồ Chí Minh là sự kết tinh của nhân dân và hiện thân của khát
vọng đấu tranh cho tự do và cho đấu tranh bền bỉ của nhân dân” (Ho Chi Minh – A life – tr 562)
Nhận xét trên đã khẳng định được tinh thần yêu nước và khát vọng đấu tranh cho độc lập dân tộc và tự
do cho nhân dân được Hồ Chí Minh kế thừa trong giá trị truyền thống của dân tộc.Dân tộc Việt Nam
trong hàng ngàn năm lịch sử dựng nước và giữ nước đã tạo lập cho mình một nền văn hóa riêng, phong
phú và bền vững với những truyền thống tốt đẹp và cao quý. Đó là chủ nghĩa yêu nước với ý chí bất
khuất, tự lực, tự cường để dựng nước và giữ nước tồn tại trong suốt lịch sử của dân tộc, là Tinh thần
nhân nghĩa, truyền thống đoàn kết, tương thân, tương ái, lạc quan yêu đời và ham học hỏi mở rộng cửa
đón nhận tinh hoa văn hóa của nhân loại.

II. Sự thông thái của Hồ Chí Minh về văn hóa phương Đông và phương Tây
Trong cuộc đời hoạt động cách mạng của Chủ tịch Hồ Chí Minh, gồm 30 năm sống ở nước ngoài,
Người đã dày công học tập để trở thành một nhà văn hóa lớn, tiếp thu lấy những cái hay, cái tốt, cái
phù hợp với truyền thống nhân ái, khoan dung của văn hóa Việt Nam để phục vụ cho sự nghiệp đấu
tranh giải phóng dân tộc và canh tân đất nước.
Hồ Chí Minh đã biết làm giàu vốn văn hóa của mình bằng cách học hỏi, tiếp thu tư tưởng văn hóa
phương Đông và phương Tây.

• Về tư tưởng và văn hóa phương Đông,


Hồ Chí Minh đã tiếp thu những mặt tích cực của Nho giáo về triết lý hành động, nhân nghĩa, ước
vọng về một xã hội bình trị, hòa mục, thế giới đại đồng; về một triết lý nhân sinh, tu thân, tề gia; đề cao
văn hóa trung hiếu “dân vi quý, xã tắc thứ chi, quân vi khinh”.
Người nói: “Tuy Khổng Tử là phong kiến và tuy trong học thuyết của Khổng Tử có nhiều điều
không đúng song những điều hay trong đó thì chúng ta nên học”. Người dẫn lời của VI. Lênin: “Chỉ có

You might also like