You are on page 1of 31

NGÀNH KỸ THUẬT ROBOT VÀ TRÍ

TUỆ NHÂN TẠO.

- Tên ngành đào tạo tuyển sinh: KỸ THUẬ T ROBOT VÀ TRÍ TUỆ
NHÂ N TẠ O
- Mã ngành xét tuyển: 7520218
- Tổ hợp xét tuyển: A00, A01, D07, D01.
- Chỉ tiêu tuyển sinh: 50 sinh viên
- Thời gian đào tạo và bằng tốt nghiệp: 4 nă m - Bằ ng Cử nhâ n; 5 nă m -
Bằ ng Kỹ sư
- Tổng khối lượng kiến thức toàn khóa: 140 tín chỉ - Cử nhâ n, 180 tín
chỉ - Kỹ sư
hình
1. Nhu cầu việc làm trình độ đại học ngành Kỹ thuật robot và trí tuệ
nhân tạo
Kỹ thuật robot và trí tuệ nhân tạo là ngành mới, kết hợp giữa
kỹ thuật robot và trí tuệ nhân tạo nhằm tạo ra các robot, máy móc và
hệ thống tự động hóa sản xuất thông minh. Đây là ngành đào tạo
liên ngành điện-điện tử, cơ khí-tự động hóa và công nghệ thông tin.
Kỹ thuật robot và trí tuệ nhân tạo ở nước ta được xếp vào
nhóm ngành kỹ thuật điện, điện tử để “điều hướng” phần thông
minh của robot đồng thời lập trình cho robot những tính năng nhất
định phục vụ từng mục đích cụ thể. Để nâng cao khả năng cạnh
tranh kinh tế và đẩy nhanh tốc độ công nghiệp hóa, trong Chiến
lược phát triển khoa học và công nghệ giai đoạn 2011-2020, hướng
đến năm 2025, Việt Nam đặt ưu tiên vào robot công nghiệp và tự
động hóa công nghệ cao. Xu hướng sử dụng robot đòi hỏi doanh
nghiệp phải có lao động có tay nghề cao. Thực tế, nhiều doanh
nghiệp, đặc biệt những tập đoàn lớn như Samsung, Toshiba,
Vinfast, Trường Hải, … đang có nhu cầu rất cao về tự động hóa và
robot giữ vai trò chủ đạo. Đồng thời, doanh nghiệp cần các kỹ sư về
robot, dây chuyền sản xuất công nghiệp ... đòi hỏi khả năng xử lý
liên quan đến trí tuệ nhân tạo, điều khiển thông minh, … Trong lĩnh
vực giao thông vận tải, robot thông minh có nhiều ứng dụng mạnh,
đặc biệt là xe tự hành và các robot di động phục vụ vận tải hàng
hóa khoa bãi logistics.
Hình
Ngành Kỹ thuật robot và trí tuệ nhân tạo là lĩnh vực đào tạo
nguồn nhân lực mới chuyên sâu cho các nhà máy, doanh nghiệp
trong thời kì chuyển đổi số với mức độ tự động hóa cao tại Việt
Nam và trên thế giới. Đây là xu hướng phát triển tất yếu của các
máy móc - thiết bị công nghệ - dây chuyền sản xuất tiên tiến trong
các nhà máy hiện đại, trong thời kì công nghiệp 4.0. Ở đó, robot
không chỉ thực hiện các công việc nặng nề, nhàm chán lặp đi lặp lại,
các công việc độc hại nguy hiểm, mà robot ngày càng thông minh
nhờ trí tuệ nhân tạo. Với trí tuệ nhân tạo, từ ứng dụng chủ yếu trong
sản xuất công nghiệp, ngày nay robot được ứng dụng trong nhiều
lĩnh vực khác như nông nghiệp, xây dựng, giao thông vận tải, đặc
biệt trong cung ứng dịch vụ phục vụ con người mà điển hình là
robot lau rọn vệ sinh, robot phiên dịch, robot phục vụ tại quầy giao
dịch, robot tư vấn luật, robot bán hàng …
Dữ liệu của Liên đoàn robot quốc tế cho thấy, trong năm
2015, ngành công nghiệp sản xuất có 66 robot trên mỗi 10 000
người lao động. Năm 2017, dữ liệu tăng lên 77 robot trên 10 000
người lao động. Cũng theo IFR, năm 2017, số lượng robot được
bán ra trên toàn cầu là 381 ngàn, tăng 30% so với năm 2016, trong
đó có 126 ngàn robot được cung cấp cho ngành công nghiệp ô tô,
tăng 22% so với năm 2016; có 121 ngàn robot cho ngành công
nghiệp điện - điện tử, tăng 33% so với năm 2016; có 45 ngàn robot
cho ngành kim loại, tăng 55% so với năm 2016. Theo dự báo của
Tractica, thị trường robot toàn cầu sẽ tăng trưởng đều trong giai
đoạn 2016 - 2022 với doanh thu đạt khoảng 31 tỷ USD vào năm
2016 và 237.3 tỷ vào năm 2022. Giai đoạn 2018 - 2021 dự báo tăng
mỗi năm là 14% và có đến 1.7 triệu robot công nghiệp sẽ được lắp
mới trong các xưởng sản xuất trên khắp thế giới. Khu vực có tốc độ
tăng nhanh số lượng robot công nghiệp là châu Á, có mức tăng
37% so với 2016.
Ở Đông Nam Á, Singapore dẫn đầu việc sử dụng robot với
488 robot/10000 lao động, tiếp theo là Thái Lan và Malaysia với 45
robot và 34 robot. Việt Nam đứng vị trí thứ 7 trong các thị trường
robot công nghiệp hàng đầu thế giới trong năm 2017, với số lượng
robot được cung cấp cho các ngành công nghiệp là 8300 robot,
tăng 410% so với năm 2016. Thực tế, nhiều nhà máy của Việt Nam
đang dịch chuyển dần sang tự động hóa thay cho hoạt động sản
xuất thủ công trước đây. Chẳng hạn, Vinamilk, Trường Hải, Vinfast
… đã chi hàng ngàn tỉ đồng cho tự động hóa.
Hình
Tuy nhiên, việc triển khai robot ở Việt Nam vẫn còn thấp,
theo báo cáo mới đây của World Bank, robot được sử dụng trong
sản xuất tại Việt Nam thuộc nhóm thấp trong khối ASEAN-6. Vì vậy,
ứng dụng robot trong sản xuất và cuộc sống là xu hướng phát triển
tất yếu của thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng. Trong bối cảnh
bùng nổ kinh tế số, nhu cầu số hóa, nâng cao hiệu quả sản xuất
kinh doanh nhờ vào sức mạnh của các thiết bị máy móc ngày càng
cao, robot và trí tuệ nhân tạo thông minh trở thành giải pháp hàng
đầu cho mọi doanh nghiệp thúc đẩy hiệu quả kinh doanh. Robot và
các ứng dụng được thiết lập trên nền tảng công nghệ trí tuệ nhân
tạo, giúp doanh nghiệp ứng dụng máy móc để tối ưu hóa lợi nhuận.
Kết quả khảo sát nhu cầu nguồn nhân lực ngành Kỹ thuật
robot và trí tuệ nhân tạo của Trường Đại học GTVT tại các doanh
nghiệp, công ty, cơ quan đơn vị trên địa bàn thành phố Hà Nội và
một số tỉnh khác như Bắc Ninh, Vĩnh Phúc, TP. Hồ Chí Minh, … cho
thấy, từ nay đến năm 2030, tổng nhu cầu nhân lực ngành Kỹ thuật
robot và trí tuệ nhân tạo trình độ đại học, cần được đáp ứng cho thị
trường lao động Việt Nam là rất lớn. Nhu cầu nguồn nhân lực này
ngày càng trở nên cấp thiết trong bối cảnh đang diễn ra cuộc cách
mạng công nghiệp 4.0, quá trình chuyển đổi số doanh nghiệp, sự
dịch chuyển đầu tư nhà máy sản xuất từ nhiều nước trên thế giới
đến Việt Nam, chủ yếu trong các lĩnh vực: (i) Công nghệ thông tin,
công nghệ cao, như Intel, Samsung, Apple, …; (ii) Thiết bị điện tử
và phụ kiện, như Panasonic, Fujikin …; (iii) Logistics, thương mại
điện tử, như Alibaba…; (iv) Hàng tiêu dùng, bán lẻ, như Zara, H&M,
… Vì vậy kỹ sư ngành Kỹ thuật robot và trí tuệ nhân tạo có cơ hội
việc làm rất lớn và đa dạng, như làm công tác lãnh đạo, quản lý,
điều hành, thiết kế, tư vấn, …. tại các cơ quan tư vấn và chuyển
giao công nghệ, các tập đoàn, công ty, nhà máy, xí nghiệp, các đơn
vị có liên quan đến lĩnh robot - trí tuệ nhân tạo; làm công tác giảng
dạy, nghiên cứu tại các viện nghiên cứu thiết kế, các trường đại
học, cao đẳng, trung học và dạy nghề.
Hình
2. Mục tiêu đào tạo kỹ sư ngành Kỹ thuật robot và trí tuệ nhân
tạo
2.1. Mục tiêu chung
Mục tiêu chung của chương trình đào tạo kỹ sư ngành kỹ
thuật robot và trí tuệ nhân tạo là đào tạo ra những kỹ sư kỹ thuật
robot và trí tuệ nhân tạo có kiến thức chuyên sâu về robot và trí tuệ
nhân tạo, có kỹ năng thực hành nghề nghiệp, năng lực phát triển
các phần mềm ứng dụng thị giác máy, xử lý ngôn ngữ tự nhiên, học
máy, học sâu, các thuật toán điều khiển thông minh ứng dụng trí tuệ
nhân tạo để thiết kế, tích hợp, lập trình, vận hành, bảo dưỡng hệ
thống điều khiển robot trong công nghiệp, dân dụng và giao thông
vận tải; có trách nhiệm và đạo đức nghề nghiệp, thích nghi với môi
trường làm việc trong lĩnh vực robot và trí tuệ nhân tạo, có khả năng
tự học để thích ứng với sự phát triển của khoa học công nghệ trong
thời đại công nghiệp 4.0.
Kết quả của chương trình đào tạo kỹ sư ngành kỹ thuật robot
và trí tuệ nhân tạo là đào tạo nguồn nhân lực theo hướng chuyên
sâu nghề nghiệp và ứng dụng trong lĩnh vực robot và trí tuệ nhân
tạo, đáp ứng nhu cầu thị trường việc làm trong thời đại công nghiệp
4.0, phục vụ phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm anh ninh quốc
phòng và hội nhập quốc tế.
Sau khi tốt nghiệp, sinh viên được cấp bằng kỹ sư ngành kỹ
thuật robot và trí tuệ nhân tạo. Đây là một trong những lĩnh vực hấp
dẫn nhất của công nghiệp 4.0 và nhu cầu việc làm trong lĩnh vực
này được dự đoán sẽ tăng mạnh trong tương lai. Sinh viên ra
trường ngoài được trang bị các kiến thức, kỹ năng về robot và trí
tuệ nhân tạo, dự kiến sẽ có được kinh nghiệm thực tế trong các dự
án nghiên cứu về điều khiển robot, điều khiển tích hợp robot-PLC,
lập trình IoT, hệ nhúng, học máy, học sâu, khai phá dữ liệu, xử lý
ngôn ngữ tự nhiên, điện toán đám mây, tính song song-phân tán và
thị giác máy tính cho robot.
Hình
2.2. Mục tiêu cụ thể
Chương trình đào tạo kỹ sư ngành kỹ thuật robot và trí tuệ
nhân tạo được xây dựng theo hướng kỹ thuật, nhằm mục tiêu đào
tạo ra những kỹ sư theo hướng chuyên sâu nghề nghiệp về robot và
trí tuệ nhân tạo, bao gồm các lĩnh vực điện-điện tử, điều khiển tự
động, cơ khí-động lực học robot, công nghệ thông tin cho robot; có
kỹ năng thực hành nghề nghiệp, năng lực phát triển phần mềm về
trí tuệ nhân tạo, học máy, học sâu, khai phá dữ liệu, thị giác máy,
điện toán đám mây, xử lý ngôn ngữ tự nhiên, tính toán lưới cho hệ
thống robot và các thuật toán điều khiển thông minh trong việc thiết
kế, tích hợp, lập trình, vận hành, bảo trì các hệ thống robot trong
công nghiệp, dân dụng và giao thông vận tải; có trách nhiệm và đạo
đức nghề nghiệp, thích nghi với môi trường làm việc trong lĩnh vực
robot và trí tuệ nhân tạo, có khả năng tự học để thích ứng với sự
phát triển của khoa học công nghệ; đáp ứng nhu cầu thị trường việc
làm trong thời đại công nghiệp 4.0 về robot và trí tuệ nhân tạo cho
đất nước.
Cụ thể, sinh viên tốt nghiệp chương trình đào tạo ngành kỹ
thuật robot và trí tuệ nhân tạo, có:
+ Kiến thức cơ bản về toán lý tin, kiến thức cơ sở ngành,
kiến thức chuyên môn ngành và chuyên ngành nâng cao trong các
lĩnh vực điện-điện tử, điều khiển tự động, cơ khí-động lực học robot
và công nghệ thông tin cho robot, như là lập trình C, Java,
PHP&MySQL, cơ sở dữ liệu, cấu trúc dữ liệu và giải thuật, hệ thống
IoT, điện tử công suất robot, cảm biến và thiết bị chấp hành robot,
điều khiển truyền động robot, mạng truyền thông, lập trình robot và
lập trình tích hợp robot-PLC, xe tự hành & robot di động, robot bày
đàn; phát triển các thuật toán và phần mềm về trí tuệ nhân tạo, học
máy, học sâu, khai phá dữ liệu, thị giác máy, điện toán đám mây, xử
lý ngôn ngữ tự nhiên, tính toán lưới ứng dụng cho robot và các
thuật toán điều khiển thông minh để lập trình xử lý thông tin dữ liệu,
điều khiển robot thông minh, tích hợp robot trong các máy, dây
chuyền, hệ thống tự động hóa.
+ Kỹ năng và tố chất cá nhân, tư duy hệ thống và tư duy
phân tích vấn đề, độc lập tự chủ trong tiếp cận, tổ chức thực hiện và
giải quyết các vấn đề kỹ thuật của hệ thống robot và trí tuệ nhân tạo
thích ứng với môi trường làm việc liên ngành, quốc tế và thời đại
công nghiệp 4.0; tự đào tạo, tự cập nhật kiến thức, tự nghiên cứu
khoa học và triển khai các ứng dụng kỹ thuật, khả năng học tập ở
trình độ cao hơn.
+ Kỹ năng giao tiếp, sử dụng ngoại ngữ và làm việc nhóm đa
ngành, thảo luận và thuyết trình chuyên môn có hiệu quả trong môi
trường chuyên môn và trong cộng đồng.
+ Khả năng hình thành ý tưởng, phân tích mô tả đề xuất giải
pháp, thiết kế lại, thiết kế mới, triển khai, vận hành và đánh giá các
ứng dụng trí tuệ nhân tạo, các hệ thống robot, xe tự hành và hệ
thống tự động hóa sản xuất thông minh trong bối cảnh doanh
nghiệp và xã hội.

3. Chuẩn đầu ra chương trình đào tạo kỹ sư ngành Kỹ thuật


robot và trí tuệ nhân tạo
Sau khi hoàn thành chương trình đào tạo kỹ sư ngành kỹ
thuật robot và trí tuệ nhân tạo, người học có phẩm chất chính trị,
đạo đức và sức khoẻ tốt, có năng lực chuyên môn sâu để phát triển
thuật toán và phần mềm ứng dụng trí tuệ nhân tạo, học máy, học
sâu, khai phá dữ liệu, thị giác máy, điện toán đám mây, xử lý ngôn
ngữ tự nhiên, tính toán song song-phân tán ứng dụng cho robot,
đồng thời phát triển thuật toán điều khiển thông minh, thiết kế, tích
hợp, lập trình, vận hành, bảo dưỡng các hệ thống robot, xe tự hành
và hệ thống tự động hóa sản xuất thông minh.

Hình

3.1. Kiến thức


- Ứng dụng khối kiến thức cơ bản về toán học, vật lý, tin học trong
mô tả, phân tích, tính toán hệ thống điều khiển robot trong công
nghiệp, dân dụng và giao thông vận tải.
- Sử dụng khối kiến thức cơ sở ngành trong các lĩnh vực điện-điện
tử, điều khiển tự động, cơ khí-động lực học robot và công nghệ
thông tin cho robot để phân tích, tính toán, lập trình, mô phỏng hệ
thống điều khiển robot.
- Áp dụng khối kiến thức chuyên môn ngành và chuyên ngành trong
hai lĩnh vực robot và trí tuệ nhân tạo để tham gia thiết kế, phân tích
cấu trúc phần cứng và phát triển phần mềm robot, lập trình hệ
nhúng/Java/PHP/PLC cho các ứng dụng robot, học máy và trí tuệ
nhân tạo, chú trọng tham gia phát triển các ứng dụng của trí tuệ
nhân tạo trong xử lý thông tin và điều khiển robot.
- Vận dụng khối kiến thức chuyên môn ngành và chuyên ngành
nâng cao về học sâu, khai phá dữ liệu, thị giác máy, điện toán đám
mây, xử lý ngôn ngữ tự nhiên, tính toán lưới, IoT công nghiệp để
thiết kế, vận hành và đánh giá các ứng dụng trí tuệ nhân tạo, các hệ
thống robot và hệ thống tự động hóa sản xuất thông minh.

3.2. Kỹ năng
a). Kỹ năng, thái độ nghề nghiệp
- Khả năng nhận thức rõ ràng về mối liên hệ mật thiết và ảnh hưởng
của giải pháp khoa học kỹ thuật của hệ thống robot và trí tuệ nhân
tạo với các yếu tố kinh tế, xã hội và môi trường trong bối cảnh toàn
cầu hóa và cuộc cách mạng 4.0.
- Khả năng nhận biết vấn đề, hình thành ý tưởng, thiết lập các yêu
cầu, đề xuất giải pháp, xác định chức năng các thành phần của hệ
thống robot và trí tuệ nhân tạo.
- Khả năng tìm tòi, phát hiện các vấn đề thực tế, hình thành ý tưởng
giải pháp kỹ thuật tiên tiến trên nền tảng kiến thức chuyên môn
ngành, chuyên ngành nâng cao chuyên sâu về robot và trí tuệ nhân
tạo và đánh giá các giải pháp kỹ thuật được đề xuất cho hệ thống
robot và trí tuệ nhân tạo.
- Khả năng tham gia thiết kế các thành phần của hệ thống robot và
trí tuệ nhân tạo, chú trọng thiết kế chương trình phần mềm và các
thuật toán ứng dụng học máy và trí tuệ nhân tạo trong xử lý thông
tin và điều khiển robot.
- Khả năng vận dụng kiến thức chuyên môn ngành, chuyên ngành
nâng cao vào đánh giá quá trình thiết kế và thiết kế tối ưu hệ thống
robot ứng dụng trí tuệ nhân tạo.
- Khả năng tham gia triển khai, tích hợp phần cứng và phát triển
phần mềm ứng dụng học máy, trí tuệ nhân tạo, tập trung triển khai
phần mềm ứng dụng học máy, trí tuệ nhân tạo trong xử lý thông tin
và điều khiển robot.
- Khả năng vận dụng kiến thức chuyên môn ngành, chuyên ngành
nâng cao vào đánh giá quá trình triển khai tích hợp phần cứng và
phát triển phần mềm ứng dụng học máy, học sâu, khai phá dữ liệu,
thị giác máy, điện toán đám mây, xử lý ngôn ngữ tự nhiên, tính toán
lưới, IoT cho hệ thống robot.
- Khả năng vận hành và bảo trì các hệ thống robot và trí tuệ nhân
tạo.
- Khả năng vận dụng kiến thức chuyên môn ngành, chuyên ngành
nâng cao vào đánh giá quá trình vận hành và bảo trì hệ thống robot
và phần mềm trí tuệ nhân tạo.
b). Kỹ năng, tố chất cá nhân
- Kỹ năng phân tích, giải quyết vấn đề, xác định mô hình phù hợp
cho hệ thống robot và trí tuệ nhân tạo.
- Kỹ năng khảo sát, thực hiện các thí nghiệm, phân tích dữ liệu của
hệ thống robot và trí tuệ nhân tạo.
- Kỹ năng tư duy hệ thống để hiểu các tương tác và hoạt động giữa
các bộ phận trong robot.
- Khả năng tự nghiên cứu các giải pháp kỹ thuật công nghệ tiên
tiến, ứng dụng vào giải quyết các vấn đề của hệ thống robot và trí
tuệ nhân tạo.
- Khả năng tư duy chủ động để giải quyết các vấn đề của hệ thống
robot và trí tuệ nhân tạo, có đạo đức và trách nhiệm công việc, khả
năng quản lý tốt thời gian cá nhân, ý thức học tập suốt đời; Khả
năng tự nhận thức về đạo đức nghề nghiệp và sở hữu trí tuệ.
c). Kỹ năng mềm
- Kỹ năng làm việc độc lập, hợp tác làm việc nhóm, tổ chức và lãnh
đạo nhóm đa ngành đa lĩnh vực trong môi trường hội nhập quốc tế.
- Kỹ năng giao tiếp hiệu quả bằng văn bản, thuyết trình và thảo
luận, sử dụng hiệu quả thiết bị truyền thông đa phương tiện trong
học tập và tham gia các hội nghị, hội thảo khoa học; kỹ năng giao
tiếp bằng tiếng Anh phục vụ công việc và chuyên môn. Đạt trình độ
ngoại ngữ bậc 3 (tương đương B1 Châu Âu/CEFR) khung năng lực
ngoại ngữ Việt Nam 6 bậc theo quy định của Bộ giáo dục và Đào
tạo, có kiến thức cơ bản về ngoại ngữ trong lĩnh vực robot và trí tuệ
nhân tạo.
3.3. Năng lực tự chủ và trách nhiệm
- Có trách nhiệm công dân, có thái độ và đạo đức nghề nghiệp đúng
đắn, có ý thức tổ chức kỷ luật và tác phong công nghiệp.
- Có khả năng tự tiếp thu kiến thức nghề nghiệp và học tập suốt đời;
khả năng làm việc độc lập và hoạt động hiệu quả trong nhóm.
- Có phương pháp làm việc logic khoa học, khả năng xây dựng các
phương pháp luận và tư duy mới trong thiết kế, đánh giá, vận hành,
bảo dưỡng hệ thống robot và trí tuệ nhân tạo.

4. Chương trình đào tạo kỹ sư ngành Kỹ thuật robot và trí tuệ nhân
tạo
Kỹ thuật robot và trí tuệ nhân tạo là ngành đào tạo liên ngành
điện-điện tử, cơ khí-tự động hóa và công nghệ thông tin, trong đó:
khối kiến thức công nghệ thông tin chiếm 30% và khối kiến thức
điện-điện tử, cơ khí-tự động hóa chiếm 45%.
5. Vị trí việc làm của kỹ sư ngành Kỹ thuật robot và trí tuệ nhân
tạo
Các kỹ sư ngành Kỹ thuật robot và trí tuệ nhân tạo có cơ hội
việc làm rất lớn và đa dạng, cụ thể một một số vị trí việc làm đó là:
- Kỹ sư thiết kế, phát triển sản phẩm hệ thống robot và trí tuệ
nhân tạo: các công ty chế tạo robotics như Yaskawa, ABB, Fanuc,
Kuka, Kawasaki, Nachi, Epson, Mitsubishi Electric; các công ty công
nghệ về xe tự hành trong khu vực và trên thế giới; các công ty chế
tạo máy và công nghiệp phụ trợ như Trường Hải Auto, Thành Công
Group, Vietnam Autotech Machinery, ...
- Kỹ sư lập trình, vận hành chạy thử các hệ thống robot-PLC:
làm việc ở các công ty cung cấp dịch vụ và giải pháp kỹ thuật tự
động hóa như ATTS, …
- Kỹ sư thiết kế, tích hợp, lập trình hệ thống robot và trí tuệ
nhân tạo trong các dây chuyển sản xuất tự động: làm việc ở các
công ty chế tạo robotics; các công ty công nghệ về xe tự hành; các
công ty thương mại và kỹ thuật về robotics và trí tuệ nhân tạo.
- Kỹ sư thiết kế, lập trình hệ nhúng - IoT, phát triển phần
mềm học máy, học sâu, thị giác máy và trí tuệ nhân tạo: các công ty
làm về trí tuệ nhân tạo
- Kỹ sư quản lý dự án, kiểm định đánh giá dự án, tư vấn thiết
kế giám sát dự án về hệ thống robot - trí tuệ nhân tạo: các công ty
đầu tư và tư vấn thiết kế giám sát về về robot và trí tuệ nhân tạo
- Kỹ sư quản lý, vận hành, bảo trì bảo dưỡng, sửa chữa hệ
thống robot tại các nhà máy, dây chuyền sản xuất tự động: Vinfast
Vietnam, Viettel post, VNPT post, …
- Kỹ sư tư vấn giải pháp cho các doanh nghiệp trong lĩnh vưc
robot - trí tuệ nhận tạo
- Kỹ sư kinh doanh bán hàng, tư vấn kỹ thuật và cung cấp
dịch vụ kỹ thuật robotics: các công ty thương mại và kỹ thuật về
robot - trí tuệ nhân tạo
- Cán bộ giảng dậy, nghiên cứu tại các Trường Đại học - Cao
đẳng, các Viện - Trung tâm nghiên cứu trong - lĩnh vực robot - trí
tuệ nhân tạo.
- Khởi nghiệp, tự thành lập doanh nghiệp trong lĩnh vực robot
- trí tuệ nhân tạo.
Ngoài ra, kỹ sư ngành Kỹ thuật robot và trí tuệ nhân tạo có
thể tiếp tục học nâng cao ở bậc sau đại học: thạc sĩ, tiến sĩ ở các
trường đại học trong nước và quốc tế.

BÀI 2
Ngành Kỹ thuật Máy tính thuộc nhóm ngành Máy tính và Công nghệ
thông tin.
1. TỔNG QUAN CHƯƠNG TRÌNH:
Ngành Kỹ thuật Máy tính thuộc nhóm ngành Máy tính và Công nghệ thông tin. Mục tiêu
của chương trình ngành Kỹ thuật Máy tính là đào tạo ra những kỹ sư có chất lượng
cao, có khả năng thiết kế, xây dựng và triển khai những hệ thống phần mềm và phần
cứng cho máy tính và các thiết bị điều khiển nhằm đáp ứng nhu cầu trong nước và
quốc tế. Kỹ sư tốt nghiệp ngành Kỹ thuật Máy tính cũng được trang bị những kiến thức
cần thiết để có thể học tiếp cao học và tiến sỹ trong lĩnh vực Máy tính và Công nghệ
thông tin.

Chương trình sẽ trang bị cho sinh viên kiến thức nền tảng thuộc lĩnh vực Máy tính và
Công nghệ thông tin, kiến thức cốt lõi ngành Kỹ thuật Máy tính, và kiến thức, công nghệ
chuyên sâu của ngành như vi xử lý, vi điều khiển, thiết kế vi mạch, phần mềm nhúng,
phần mềm cho các thiết bị điều khiển tự động, robot công nghiệp.

- Triển vọng nghề nghiệp:


Sau khi tốt nghiệp chương trình ngành Kỹ thuật Máy tính của Trường Đại học Bách
Khoa, các kỹ sư có thể đảm nhiệm nhiều công việc trong lĩnh vực Máy tính và Công
nghệ thông tin như:

- Thiết kế và xây dựng các phầm mềm, phần cứng cho các thiết bị điều khiển tự động
như các thiết bị điều khiển trong ô tô, thiết bị điện tử, thiết bị đọc mã vạch, robot công
nghiệp, các dây chuyền công nghiệp.
- Thiết kế và xây dựng các hệ thống dựa trên nền tảng vạn vật kết nối phục vụ thành
phố thông minh như hệ thống giám sát môi trường, giám sát giao thông,…
- Quản trị và xây dựng các giải pháp đảm bảo an toàn cho các hệ thống máy tính và
mạng máy tính.
- Làm việc trong các công ty gia công phần mềm cho các thị trường Mỹ, Nhật và
Châu Âu.
- Tư vấn, thẩm định và phát triển các dự án, giải pháp công nghệ thông tin.

Theo số liệu thống kê những năm gần đây, 100% kỹ sư tốt nghiệp ngành Khoa học
Máy tính và Kỹ thuật Máy tính của trường có việc làm hoặc học tiếp sau đại học trong
vòng 1 năm sau khi tốt nghiệp. Mức lương của các kỹ sư mới tốt nghiệp từ hai ngành
nay thuộc hàng cao nhất trong nhóm các ngành kỹ thuật.

Hiện nay, những kỹ sư tốt nghiệp lĩnh vực Máy tính và Công nghệ thông tin của Trường
Đại học Bách Khoa đã được tuyển dụng và làm việc tại hầu hết các công ty lớn trong
lĩnh vực này tại Việt Nam và một số công ty lớn trên thế giới như công ty IBM (Mỹ), Intel
(Mỹ), NEC (Nhật), Renesas (Nhật), NTT Data (Nhật), ELCA (Thụy Sĩ), Tập đoàn Viettel,
Tập đoàn FPT, Mobifone, KMS Technology Vietnam, TMA Solutions, CSC Vietnam,
Global CyberSoft, Ngân hàng Đông Á, Ngân hàng Công thương, v.v.

Nhiều cựu sinh viên của Khoa Khoa học và Kỹ thuật Máy tính hiện phụ trách các vị trí
lãnh đạo, kỹ thuật quan trọng tại các tập đoàn, công ty lớn trong lĩnh vực công nghệ
thông tin ở Việt Nam.

- Các điểm đặc biệt:


Từ năm 2008, Trường Đại học Bách Khoa tiến hành xây dựng hai chương trình đào tạo
Khoa học Máy tính và Kỹ thuật Máy tính theo chuẩn ABET. Đây là một chuẩn dành cho
các chương trình đào tạo về kỹ thuật và công nghệ được áp dụng phổ biến tại các
trường đại học của Mỹ. Từ năm 2014, chương trình Kỹ thuật Máy tính cùng với chương
trình Khoa học Máy tính chính thức được kiểm định bởi ABET. Cho đến thời điểm này,
đây là hai chương trình đầu tiên và duy nhất tại Việt Nam được ABET kiểm định. Qua
hoạt động xây dựng chương trình đào tạo theo chuẩn ABET, chất lượng của hai
chương trình Khoa học Máy tính và Kỹ thuật Máy tính được nâng cao đến các chuẩn
mực quốc tế. Kỹ sư tốt nghiệp từ những chương trình được ABET kiểm định sẽ được
công nhận rộng rãi bởi các công ty và tổ chức của Mỹ.

Chương trình đào tạo ngành KTMT sẽ đóng góp nhân lực chủ yếu cho cuộc cách mạng
công nghiệp 4.0 và phát triển thành phố thông minh dựa trên công nghệ vạn vật kết nối
(Internet of Things – IoTs).
- Hoạt động nghiên cứu khoa học:
Bên cạnh việc học tập kiến thức chuyên môn trong các giờ học trên lớp, sinh viên Khoa
Khoa học và Kỹ thuật Máy tính rất tích cực tham gia các hoạt động nghiên cứu khoa
học cùng tập thể cán bộ giảng dạy của Khoa. Nhiều bạn sinh viên có được các bài báo
khoa học trong các hội nghị, tạp chí khoa học quốc tế có uy tín ngay trong thời gian còn
đang theo học chương trình đào tạo đại học. Một số sản phẩm các bạn tham gia xây
dựng có nhiều ý nghĩa trong thực tiễn như hệ thống thông tin giao thông cho địa bàn
TP.HCM (http://traffic.hcmut.edu.vn), ứng dụng hướng dẫn người đi đường trong đô thị
giúp tránh những điểm có tình hình giao thông phức tạp trên Android (ứng dụng Road
Maester trên Google Play), ứng dụng nhận diện và đếm xe trong đô thị qua các camera
giao thông, các hệ thống quan trắc môi trường tại các khu công nghiệp, ứng dụng xe
điều khiển không người lái, hệ thống điều khiển robot lặn biển, hệ thống lưu trữ dữ liệu
lớn, v.v…
- Hoạt động sinh viên:
Khoa Khoa học và Kỹ thuật Máy tính thường xuyên tổ chức các hoạt động chuyên môn
và hoạt động hướng nghiệp nhằm tạo điều kiện cho sinh viên chuẩn bị các kiến thức,
kỹ năng cần thiết cho nghề nghiệp tương lai của mình, và động thời làm cho môi trường
hoạt động của sinh viên được sinh động, cuốn hút hơn. Các hoạt động tiêu biểu được
tổ chức định kỳ hàng năm như Hội chợ việc làm, Tuần lễ công nghệ thông tin, các cuộc
thi chuyên môn như BKIT Car Rally, các seminar về công nghệ mới và kỹ năng nghề
nghiệp có sự tham gia của cộng đồng doanh nghiệp tại TP.HCM. Ngoài ra, sinh viên
Khoa Khoa học và Kỹ thuật Máy tính tích cực tham gia các hoạt động xã hội và các
hoạt động chuyên môn trong trường như tham gia các chiến dịch mùa hè xanh, xuân
tình nguyện, v.v…
Để đảm bảo chất lượng đào tạo, phù hợp xu thế phát triển mới của đất nước, đáp ứng
các quy định của nhà nước, cơ quan chủ quản, và đặc biệt là đáp ứng nhu cầu các bên
liên quan trọng yếu, từ đó giữ vững và phát huy vai trò và trách nhiệm của mình, nhà
trường chủ trương cung cấp các chương trình đào tạo (CTĐT) tiên tiến, cập nhật. Do
đó, sau khi hoàn thành một chu kỳ đào tạo, nhà trường sẽ tiến hành rà soát, đánh giá
CTĐT nhằm cập nhật và đổi mới trên phạm vi toàn trường. Cụ thể, trong những năm
gần đây nhà trường đã đổi mới CTĐT vào các năm 2002, 2008, và 2014. Quá trình này
có sự tham gia của các bên liên quan trọng yếu như: nhà sử dụng lao động, cựu sinh
viên, sinh viên, và giảng viên, và dựa trên các quy định của Luật Giáo dục đại học và
các cơ quan chủ quản. Trong lần đổi mới CTĐT vào năm 2014, nhà trường áp dụng mô
hình CDIO (Conceive – Design – Implement – Operate), để xây dựng CTĐT nhằm giúp
người học đáp ứng các yêu cầu của xã hội và các bên liên quan về kiến thức và kỹ
năng. Bên cạnh đó, trong quá trình vận hành, nhà trường cho phép thay đổi và hiệu
chỉnh nhỏ nhằm kịp thời đáp ứng nhu cầu phát sinh mới và cấp thiết.

Tính từ năm 2009 đến nay trường đã có 9 chương trình được công nhận đạt chuẩn
AUN-QA; 07 chương trình được công nhận bởi CTI – ENAEE (EUR-ACE); và đặc biệt
là 02 chương trình đầu tiên của Việt Nam đạt chuẩn ABET.
Đối với một chương trình đào tạo (CTĐT), mục tiêu đào tạo (MTĐT) đóng vai trò quan
trọng, bởi nó xác định rõ lĩnh vực nghề nghiệp cụ thể của CTĐT, bối cảnh hoạt động
nghề nghiệp; phản ánh sứ mạng của trường/khoa và nhu cầu của các bên liên quan về
những trình độ năng lực, phẩm chất … mà người học được trang bị. MTĐT sẽ quyết
định cấu trúc chương trình và nội dung giáo dục đại học. Do đó, tại trường ĐH Bách
Khoa tất cả CTĐT đều có MTĐT rõ ràng, cụ thể.

Theo đó, MTĐT được xây dựng dựa trên sứ mạng của trường và khoa và phù hợp với
sự phát triển của ngành, có thể thích nghi với sự phát triển nhanh chóng của công
nghệ. MTĐT của từng CTĐT được xây dựng mới/cập nhật cùng với việc xây dựng
mới/cập nhật CTĐT theo quy định và hướng dẫn của nhà trường. Các MTĐT sau khi
được xây dựng, được phản biện bởi các chuyên gia và được đánh giá bởi Hội đồng
Khoa học và Đào tạo của khoa.
Các MTĐT sau đó được cụ thể hoá thành các chuẩn đầu ra (CĐR) của CTĐT, trong đó
thể hiện cụ thể những trình độ năng lực chuyên môn về kiến thức, kỹ năng, thái độ mà
người học có thể đạt được vào thời điểm tốt nghiệp. Đối với các CTĐT 2014, các CĐR
được xây dựng theo một quy trình chặt chẽ, khoa học trong đó CĐR phù hợp với
MTĐT, phản ánh sứ mạng của trường, khoa. Trong quá trình xây dựng CĐR, các bên
liên quan bao gồm giảng viên, nhà tuyển dụng, cựu sinh viên, và sinh viên được lấy ý
kiến thông qua các hình thức khảo sát và/hoặc hội thảo, phỏng vấn sâu. CĐR được xây
dựng chi tiết đến cấp độ 3 (cho CTĐT) và cấp độ 4 (cho môn học).

Cấu trúc của tất cả các CTĐT tại trường ĐHBK được xây dựng dựa trên cấu trúc CTĐT
khung quy định bởi trường ĐH Bách Khoa. Cấu trúc CTĐT khung bao gồm các khối
kiến thức từ kiến thức giáo dục đại cương đến khối kiến thức giáo dục chuyên nghiệp.
Trong đó, khối kiến thức giáo dục đại cương nhằm cung cấp nền tảng lý luận, toán và
khoa học tự nhiên, chính trị, xã hội …; còn khối kiến thức giáo dục chuyên nghiệp cung
cấp các kiến thức và kỹ năng cơ bản của ngành đào tạo theo diện rộng và sâu của lĩnh
vực đào tạo.
Đại học Bách Khoa Hà Nội luôn là trường đại học dẫn đầu về chất lượng giảng dạy
Công nghệ thông tin với chương trình học hiện đại và đội ngũ giảng viên dày dặn kinh
nghiệm. Đại Học Bách Khoa Hà Nội có 3 mã tuyển sinh dành cho ngành này là Công
nghệ thông tin (IT3), Khoa học máy tính (IT1), Kỹ thuật máy tính (IT2). Tuy nhiên từ
năm 2019 mã IT3 đã loại bỏ.
Việc bỏ mã ngành IT3 không có nghĩa là Đại học Bách Khoa Hà Nội không đào tạo
CNTT nữa đâu nhé. Thực tế thì đây chỉ là cách trường hệ thống lại các ngành đào tạo
để phù hợp với thực tế đào tạo và thông lệ quốc tế. Theo cách chia mới thì ngành
CNTT của ĐHBK HN sẽ gồm 3 ngành nhỏ:
– Khoa học máy tính (IT1): chuyên về hệ thống thông tin và phần mềm
– Kỹ thuật máy tính (IT2): chuyên sâu về mạng máy tính, hệ thống nhúng và IoT, an
toàn – an ninh thông tin
– Khoa học dữ liệu và trí tuệ nhân tạo (IT- E10): chuyên sâu về trí tuệ nhân tạo và khoa
học dữ liệu.

Việc chia ngành này sẽ giúp bạn dễ quy đổi bằng cấp tương đương để chuyển tiếp du
học các bậc cao hơn ở nước ngoài. Hơn nữa cũng giúp bạn định hướng ngay từ đầu
lĩnh vực mình theo đuổi trong sự nghiệp để nghiên cứu chuyên sâu hơn. Về 3 ngành
nhỏ này, Hocmai.vn đều đã có bài review chi tiết, các bạn quan tâm có thể tìm hiểu
thêm.
Đây là chương trình đào tạo có mức lương trung bình cao nhất trong khối ngành CNTT
của DDHBK HN. Một số đặc điểm của ngành này:
– Là chương trình học được xây dựng bởi các giáo sự hàng đầu của Nhật bản và Việt
Nam, dựa trên chuẩn kỹ năng công nghệ thông tin của Nhật Bản là ITSS, khi ra trường
sinh viên đạt ITSS tối thiểu 2.5
– Ngôn ngữ học bằng tiếng Nhật, sau khi tốt nghiệp bạn sẽ đạt trình độ tiếng Nhật tối
thiểu N3, thực tế nhiều sinh viên tốt nghiệp đã đạt trình độ N2, đủ điều kiện để làm việc
tại Nhật Bản
– Học phí 40-45 triệu đồng/năm
– Tiếng Nhật được giảng dạy bởi giảng viên người bản xứ, các môn chuyên ngành
bằng tiếng Nhật do giáo sư Nhật Bản đảm nhận
– 100% sinh viên tốt nghiệp có việc làm sau 1 năm, trong đó 70% làm việc tại Nhật Bản
với mức lương khởi điểm 50-60 triệu đồng/tháng, thậm chí có thể lên đến 100 triệu
đồng/ tháng
– Nhiều cơ hội thực tập thực tế tại các doanh nghiệp Nhật Bản đối tác của trường.
Ngành Công nghệ thông tin (Global ICT)
Đây là chương trình tiên tiến có tính quốc tế hóa nhất trong số các ngành Công nghệ
thông tin của Đại học Bách Khoa Hà Nội. Một số đặc điểm của ngành:
– Chương trình học chuyên ngành hoàn toàn bằng tiếng Anh (năm đầu là thời gian học
tăng cường tiếng Anh)
– Nội dung đào tạo chuẩn quốc tế với thời gian thực hành tương đương thời gian học lý
thuyết
– Bạn có thể chọn hệ cử nhân (4 năm), hệ kỹ sư (5,5 năm) hoặc hệ thạc sĩ (5,5 năm),
với mức học phí 40-45 triệu đồng/năm). Ngoài ra bạn có thể học chuyển tiếp 3+2 với
đại học Aizu của Nhật Bản.
– Được thực tập thực tế tại doanh nghiệp từ năm thứ 3
– Được liên tục tham gia nghiên cứu với giảng viên từ năm thứ 4.
Ngành công nghệ thông tin (Việt-Pháp)
Đây là chương trình đào tạo dựa trên nền tảng hợp tác truyền thống giữa ĐHBK HN và
Cộng hòa Pháp. Đặc điểm của chương trình:
– Ngôn ngữ đào tạo bằng tiếng Việt và học tăng cường tiếng Pháp
– Sinh viên có thể chọn hệ Cử nhân (4 năm), hệ kỹ sư (5.5 năm), hệ thạc sĩ (5.5 năm)
với mức học phí 40-45 triệu đồng/năm)
– Sau 4 năm học hệ cử nhân, bạn có thể chọn học kỹ sư trong nước hoặc học chuyển
tiếp tại Grenoble INP
– Chương trình đào tạo chuẩn quốc tế, thời gian thực hành tương đương thời gian học
lý thuyết
– Sinh viên tốt nghiệp hệ Kỹ sư có thể chuyển tiếp trực tiếp lên hệ cao học lấy bằng
thạc sĩ, được miễn toàn bộ các học phần và chỉ cần làm luận văn thạc sĩ.
– Có cơ hội học chuyển tiếp lấy bằng kỹ sư của Đại học Bách Khoa Grenoble (Pháp),
hoặc các trường đối tác của ĐHBK HN.

Học Công nghệ thông tin ra trường làm gì?


Trước sự phát triển của công nghệ số, sinh viên tốt nghiệp ngành Công nghệ thông tin
có cơ hội việc làm vô cùng rộng mở. Bạn có thể làm việc ở các vị trí:
– Lập trình viên viết phần mềm
– Chuyên gia kiểm thử phần mềm
– Kỹ sư phát triển dự án, thiết kế, chế tạo các thiết bị phần cứng
– Chuyên gia thiết kế hệ thống nhúng, hệ thống điều khiển, hệ thống số,…tại các doanh
nghiệp trong và ngoài nước
– Chuyên gia thiết kế, phân tích, quản trị, cài đặt, bảo đảm an ninh cho những hệ thống
mạng máy tính tại công ty, trường học, cơ quan,…
– Khi có trình độ ngoại ngữ, bạn có thể làm việc cho các công ty nước ngoài tại Việt
Nam hoặc ra nước ngoài làm việc với mức lương cực khủng
– Startup trong lĩnh vực Công nghệ thông tin
Năm 2021, Trường Đại học Công nghệ lấy 28,75 điểm vào ngành Công nghệ thông tin.
Ngoài ra, trường còn đào tạo ngành Công nghệ thông tin định hướng thị trường Nhật
Bản, cũng lấy mức điểm 28,75.

Đối với nhóm ngành Công nghệ thông tin chất lượng cao, bao gồm các ngành: Khoa
học máy tính, Hệ thống thông tin, Mạng máy tính và truyền thông dữ liệu, trường lấy
mức điểm chuẩn chung là 27,9 điểm.
Năm 2021, điểm chuẩn ngành Công nghệ thông tin là 25,65 điểm. Ngoài ra, trường còn
tuyển ngành Công nghệ thông tin (chương trình chất lượng cao Công nghệ thông tin
Việt – Anh) với mức điểm chuẩn là 25,35.

Mức học phí được nhà trường công bố khoảng 11,7 triệu/năm.

Năm 2021, ngành Công nghệ thông tin của Trường Đại học Công nghiệp Hà Nội lấy
điểm chuẩn là 26,05 điểm. Ngoài ra, trường còn một số ngành khác thuộc nhóm ngành
này như Khoa học máy tính điểm chuẩn là 25,65 điểm, ngành Kỹ thuật phần mềm lấy
25,4 điểm, ngành Công nghệ kỹ thuật máy tính lấy 25,1 điểm, Mạng máy tính và truyền
thông dữ liệu lấy 25,05 điểm.

Mức học phí của Trường Đại học Công nghiệp Hà Nội khoảng 18,5 triệu/năm.

Sinh viên học ngành này khi ra trường có thể làm các công việc như:

 Lập trình viên phần mềm


 Kiểm duyệt chất lượng phần mềm
 Chuyên viên phân tích thiết kế hệ thống,
 Cán bộ, chuyên viên quản lý dữ liệu, quản trị mạng
 Chuyên viên thiết kế website
 Chuyên viên tư vấn thiết kế các giải pháp mạng cho doanh nghiệp,...
 Chuyên viên phân phối và bảo trì máy tính, laptop,...
 Giảng viên chuyên về công nghệ thông tin tại các cơ sở đào tạo, trung tâm
giáo dục,...

Mức lương trung bình cho các nhân viên IT thường ở mức từ khá đến cao, dao
động từ khoảng 10-25 triệu đồng tùy theo từng vị trí, tính chất công việc và mức
lương này tất nhiên sẽ tăng dần theo thời gian, năng lực và kinh nghiệm.
Tuy nhiên, đối với sinh viên thực tập hoặc mới ra trường chưa có kinh nghiệm,
lương khởi điểm có thể nằm từ mức 4-6 triệu đồng/tháng.

Đặc biệt, đây là thành viên của Hiệp hội các trường đại học kỹ thuật hàng đầu của
Châu Á - Thái Bình Dương AOTULE.

Tiền thân của Viện Công nghệ Thông tin và Truyền thông ngày nay chính là Khoa Công
nghệ Thông tin của Trường Đại học Bách khoa Hà Nội.
Khoa này được thành lập vào tháng 3 năm 1995, được sáp nhập từ 3 đơn vị trực thuộc
trường, gồm: Khoa Tin học, Phòng thí nghiệm chuyên đề xử lý tin (Khoa điện tử – viễn
thông), và Trung tâm máy tính và tin học ứng dụng.

Các ngành: Khoa học máy tính, Kỹ thuật máy tính, Công nghệ thông tin Việt -
Nhật, Global ICT, Việt - Pháp, An toàn không gian số,...
Học viện Công nghệ Bưu chính Viễn thông

Học viên Công nghệ Bưu chính Viễn thông là tổ chức Nghiên cứu - Giáo dục Đào tạo
với thế mạnh về Nghiên cứu và đào tạo Đại học, sau Đại học trong lĩnh vực Công nghệ
Thông tin và Truyền thông, xếp hạng thứ 17 các đại học hàng đầu Việt Nam. Học viện
là cơ sở đào tạo công lập trực thuộc Bộ Thông tin và Truyền thông.

Ngành đào tạo: Công nghệ thông tin, Công nghệ Kỹ thuật Điện điện tử, Công nghệ đa
phương tiện,...

Là một trong ba trường đại học bách khoa đào tạo về kỹ thuật và công nghệ của cả
nước. Trường Đại học Bách khoa, Đại học Đà Nẵng còn là trường đứng đầu trong số
các trường đại học đào tạo ngành Công nghệ thông tin tại miền Trung.

Trường là nơi hội tụ của các chuyên gia hàng đầu ngành công nghệ và những sinh viên
ưu tú nhất. Theo học tại đây, sinh viên có cơ hội tiếp cận với các doanh nghiệp lớn như
FPT, IBM, Axon… và tham gia các chương trình hợp tác quốc tế với các trường đại học
lớn như: ĐH công nghệ Nagaoka (Nhật Bản), ĐH Canberra (Úc)…

Trường Đại học Khoa học Tự nhiên - Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh có
2 cơ sở tại Quận 5 và Thành phố Thủ Đức ở Thành phố Hồ Chí Minh. Đây là ngôi
trường được tách ra từ Trường Đại học Tổng hợp Thành phố Hồ Chí Minh vào năm
1996.
Trường được xem là một trong những đơn vị đào tạo hàng đầu về việc nghiên cứu
và phát triển lĩnh vực Công nghệ thông tin.
Khi học ở trường, sinh viên không chỉ được trang bị những kiến thức lý thuyết về ngành
mà còn được phát triển khả năng tư duy phân tích nhờ vào chương trình học được thiết
kế bài bản và chuyên sâu.

Được sự tài trợ từ các doanh nghiệp và tập đoàn lớn cùng với sự đánh giá trực tiếp từ
các chuyên gia quốc tế, chất lượng chương trình học của trường luôn được đảm bảo
và thuộc hạng tiên tiến nhất trong khu vực.

Được đánh giá là 1 trong những trường đại học kỹ thuật đa ngành trọng điểm của Việt
Nam và là thành viên của Hiệp hội các trường đại học kỹ thuật hàng đầu của Châu Á –
Thái Bình Dương AOTULE (Asian-Oceania Top University League on Engineering)
cũng đủ khẳng định chất lượng giảng dạy của Đại học Bách Khoa Hà Nội.

Khoa Công nghệ Thông tin (tiền thân của Viện Công nghệ Thông tin và Truyền thông
ngày nay) – Đại học Bách khoa Hà Nội được thành lập vào tháng 3 năm 1995, trên cơ
sở sáp nhập 03 đơn vị thuộc Trường: Khoa Tin học, Phòng thí nghiệm chuyên đề xử lý
tin (Khoa điện tử – viễn thông), và Trung tâm máy tính và tin học ứng dụng. Tại thời
điểm thành lập, là một trong bảy khoa công nghệ thông tin trọng điểm được thành lập
tại Việt Nam.

Được đánh giá là 1 trong những trường đại học kỹ thuật đa ngành trọng điểm của Việt Nam
và là thành viên của Hiệp hội các trường đại học kỹ thuật hàng đầu của Châu Á – Thái Bình
Dương AOTULE (Asian-Oceania Top University League on Engineering) cũng đủ khẳng
định chất lượng giảng dạy của Đại học Bách Khoa Hà Nội.

Khoa Công nghệ Thông tin (tiền thân của Viện Công nghệ Thông tin và Truyền thông
ngày nay) – Đại học Bách khoa Hà Nội được thành lập vào tháng 3 năm 1995, trên cơ sở
sáp nhập 03 đơn vị thuộc Trường: Khoa Tin học, Phòng thí nghiệm chuyên đề xử lý tin
(Khoa điện tử – viễn thông), và Trung tâm máy tính và tin học ứng dụng. Tại thời điểm
thành lập, là một trong bảy khoa công nghệ thông tin trọng điểm được thành lập tại Việt
Nam.

Năm 2023, Nhà trường tuyển sinh các ngành với bốn hình thức: Tuyển thẳng và ưu tiên xét
tuyển (25% chỉ tiêu); xét tuyển dựa trên điểm thi (thi đánh giá năng lực, thi tốt nghiệp THPT,
60% chỉ tiêu); xét tuyển chứng chỉ quốc tế uy tín (15% chỉ tiêu); xét tuyển theo tiêu chí riêng
(chương trình liên kết với Đại học Birmingham City, Anh).

Về điểm chuẩn thì trường ở mức khá cao, từ 2020 – 2021 – 2022, ngành Công nghệ thông
tin lấy lần lượt là 27 – 27.3 – 27.9, ngành An toàn thông tin là 26.7 – 27 – 26.95 và cao nhất
là ngành Kỹ thuật phần mềm với 27.7 – 25.55 – 28.05. Nhưng bù lại cách cửa cơ hội việc
làm cho các bạn sau khi ra trường sẽ rất rộng mở.
Đại học Khoa học và Công nghệ Hà Nội (USTH) là một trong 3 trường đại học công
lập theo mô hình đào tạo quốc tế, thông qua sự hợp tác giữa Việt Nam và một quốc gia
khác có nền khoa học công nghệ tiên tiến. Hiện nay, Đại học Khoa học và Công nghệ
Hà Nội trực thuộc Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam, cơ quan nghiên
cứu hàng đầu quốc gia.

Từ khi thành lập trường đã xác định mục tiêu chính là phát triển một trung tâm chất
lượng cao kết hợp giữa nghiên cứu, giảng dạy và liên hệ chặt chẽ với giới công nghiệp
trong lĩnh vực khoa học và công nghệ, đồng thời phát triển một mô hình hợp tác giữa
khối tư nhân và nhà nước trong giáo dục đại học và các lĩnh vực nghiên cứu.

Các lĩnh vực đào tạo, nghiên cứu ban đầu của Trường được lựa chọn trên cơ sở các thế
mạnh khoa học và công nghệ của Pháp và nhu cầu đào tạo nguồn nhân lực và chiến lược
phát triển khoa học công nghệ của Việt Nam bao gồm: Công nghệ Sinh học và Dược học;
Vũ trụ và Hàng Không; Năng lượng; Công nghệ Thông tin và Truyền thông; Vật liệu – Công
nghệ nano; Nước – Môi trường – Hải dương học.

Với các bạn đam mê công nghệ, thì đây cũng là một trong những lựa chọn lý tưởng để hiện
thực hóa giấc mơ của mình, các bạn có thể học cử nhân Công nghệ thông tin và truyền
thông trong 3 năm sau đó học tiếp 2 năm thạc sĩ, như vậy thời gian học sẽ được rút ngắn
rất nhiều, và đồng thời khả năng ngoại ngữ cũng như các kỹ năng của bạn sẽ ngày càng
được trau dồi và tiến bộ đáng kể.

BÀI 3

Chương trình học ngành công nghệ thông tin ĐH Bách Khoa
HN
Kỹ năng cần thiết

Phân tích vấn đề: khả năng khảo sát, phân tích nhu cầu và xu hướng thị trường đối với
các hệ thống mạng và các hệ thống thông tin, truyền thông.

Giải quyết vấn đề: kỹ năng tư duy độc lập và hệ thống, tự tin khi tiếp cận tri thức mới và
khả năng giải quyết vấn đề đặt ra trong lĩnh vực công nghệ thông tin và truyền thông.

Giao tiếp: kỹ năng về soạn thảo văn bản, trình bày các báo cáo, giao tiếp với mọi người
xung quanh và biết cách tập hợp mọi người cùng tham gia làm việc để giải quyết công
việc.

Đại học chính quy: xét tuyển dựa trên kết quả kỳ thi THPT quốc gia hàng năm theo tổ
hợp xét tuyển khối A00, A01 dựa trên điểm chuẩn mà trường công bố hoặc tuyển thẳng
theo quy định của Nhà trường.
● Liên thông Trung cấp, Cao đẳng: Xét tuyển dựa trên hồ sơ đăng ký với các sinh viên
tốt nghiệp Trung cấp, Cao đẳng các ngành có liên quan hoặc ngành công nghệ thông
tin.

– Kiến thức giáo dục đại cương: trang bị cho sinh viên các kiến thức giáo dục đại
cương về Lý luận của Chủ nghĩa Mác Lênin và Tư tưởng Hồ Chí Minh; các kiến thức
cơ bản về Toán, Lý, tiếng Anh, .…

– Kiến thức cơ sở ngành: trang bị cho sinh viên những kiến thức về Toán chuyên
ngành công nghệ thông tin, cơ sở của Khoa học máy tính, Lập trình máy tính, Hệ thống
máy tính, Các ứng dụng quan trọng của công nghệ thông tin, .…

– Kiến thức chuyên ngành: trang bị cho sinh viên những kiến thức liên quan đến nghiên
cứu phát triển, gia công hay ứng dụng hệ thống phần mềm; kiến thức về thiết kế, xây
dựng, cài đặt, vận hành và bảo trì các thành phần phần cứng, phần mềm của hệ thống
máy tính và các hệ thống thiết bị dựa trên máy tính, kiến thức về mạng máy tính và
truyền thông, .…

Theo thống kê của Bộ Thông tin - Truyền thông, hướng quy hoạch nhân lực quốc gia
đến năm 2025, Việt Nam cần 1 triệu lao động trong lĩnh vực công nghệ thông tin, nhu
cầu nhân lực ngành này mỗi năm tăng 13%. Mặt khác, một “ưu ái” của thị trường lao
động đối với ngành này là: thực tế các cuộc khủng hoảng kinh tế gần đây đã chứng
minh, nhân lực ngành Công nghệ thông tin là một trong những ngành ít chịu ảnh hưởng
nhất.

Học ngành Công nghệ thông tin sinh viên có thể nghiên cứu chuyên sâu về Khoa học
máy tính, Công nghệ phần mềm, Kỹ thuật máy tính, Hệ thống thông tin, Mạng máy tính
và truyền thông, An toàn thông tin mạng ở các trường đại học có đào tạo ngành công
nghệ thông tin trên toàn quốc. Phần kiến thức chuyên ngành sẽ trang bị cho sinh viên
những kiến thức liên quan đến việc nghiên cứu phát triển, gia công hay ứng dụng hệ
thống phần mềm; kiến thức về thiết kế, xây dựng, cài đặt, vận hành và bảo trì các thành
phần phần cứng, phần mềm của hệ thống máy tính và các hệ thống thiết bị dựa trên
máy tính; kiến thức về mạng máy tính và truyền thông.

Ngoài ra, tại những trường đại học đào tạo ngành Công nghệ thông tin uy tín như Đại
học Bách khoa – ĐHQG TP.HCM, Đại học Khoa học tự nhiên, Đại học Công nghệ
TP.HCM (HUTECH),… sinh viên còn được chú trọng phát triển các kỹ năng: kỹ năng tư
duy logic, kỹ năng tư duy sáng tạo, kỹ năng làm việc nhóm, kỹ năng quản lý thời gian,
… Đây là những kỹ năng hết sức cần thiết nhằm giúp sinh viên phát huy tối đa những
tố chất, khả năng mà một người Kỹ sư IT cần phải có. Bên cạnh đó, sinh viên còn được
tham gia rèn luyện kỹ năng thực hành thường xuyên tại các doanh nghiệp, hệ thống
trung tâm thực hành hiện đại.

Theo thống kê của Bộ Thông tin - Truyền thông, hướng quy hoạch nhân lực quốc gia
đến năm 2025, Việt Nam cần 1 triệu lao động trong lĩnh vực công nghệ thông tin, nhu
cầu nhân lực ngành này mỗi năm tăng 13%. Mặt khác, một “ưu ái” của thị trường lao
động đối với ngành này là: thực tế các cuộc khủng hoảng kinh tế gần đây đã chứng
minh, nhân lực ngành Công nghệ thông tin là một trong những ngành ít chịu ảnh hưởng
nhất.

Học ngành Công nghệ thông tin sinh viên có thể nghiên cứu chuyên sâu về Khoa học
máy tính, Công nghệ phần mềm, Kỹ thuật máy tính, Hệ thống thông tin, Mạng máy tính
và truyền thông, An toàn thông tin mạng ở các trường đại học có đào tạo ngành công
nghệ thông tin trên toàn quốc. Phần kiến thức chuyên ngành sẽ trang bị cho sinh viên
những kiến thức liên quan đến việc nghiên cứu phát triển, gia công hay ứng dụng hệ
thống phần mềm; kiến thức về thiết kế, xây dựng, cài đặt, vận hành và bảo trì các thành
phần phần cứng, phần mềm của hệ thống máy tính và các hệ thống thiết bị dựa trên
máy tính; kiến thức về mạng máy tính và truyền thông.

Ngoài ra, tại những trường đại học đào tạo ngành Công nghệ thông tin uy tín như Đại
học Bách khoa – ĐHQG TP.HCM, Đại học Khoa học tự nhiên, Đại học Công nghệ
TP.HCM (HUTECH),… sinh viên còn được chú trọng phát triển các kỹ năng: kỹ năng tư
duy logic, kỹ năng tư duy sáng tạo, kỹ năng làm việc nhóm, kỹ năng quản lý thời gian,
… Đây là những kỹ năng hết sức cần thiết nhằm giúp sinh viên phát huy tối đa những
tố chất, khả năng mà một người Kỹ sư IT cần phải có. Bên cạnh đó, sinh viên còn được
tham gia rèn luyện kỹ năng thực hành thường xuyên tại các doanh nghiệp, hệ thống
trung tâm thực hành hiện đại

Kỹ thuật robot và trí tuệ nhân tạo là ngành mới, kết hợp giữa kỹ thuật robot và trí tuệ
nhân tạo nhằm tạo ra các robot, máy móc và hệ thống tự động hóa sản xuất thông
minh. Đây là ngành đào tạo liên ngành điện-điện tử, cơ khí-tự động hóa và công nghệ
thông tin.

Kỹ thuật robot và trí tuệ nhân tạo ở nước ta được xếp vào nhóm ngành kỹ thuật điện,
điện tử để “điều hướng” phần thông minh của robot đồng thời lập trình cho robot những
tính năng nhất định phục vụ từng mục đích cụ thể. Để nâng cao khả năng cạnh tranh
kinh tế và đẩy nhanh tốc độ công nghiệp hóa, trong Chiến lược phát triển khoa học và
công nghệ giai đoạn 2011-2020, hướng đến năm 2025, Việt Nam đặt ưu tiên vào robot
công nghiệp và tự động hóa công nghệ cao. Xu hướng sử dụng robot đòi hỏi doanh
nghiệp phải có lao động có tay nghề cao. Thực tế, nhiều doanh nghiệp, đặc biệt những
tập đoàn lớn như Samsung, Toshiba, Vinfast, Trường Hải, … đang có nhu cầu rất cao
về tự động hóa và robot giữ vai trò chủ đạo. Đồng thời, doanh nghiệp cần các kỹ sư về
robot, dây chuyền sản xuất công nghiệp ... đòi hỏi khả năng xử lý liên quan đến trí tuệ
nhân tạo, điều khiển thông minh, … Trong lĩnh vực giao thông vận tải, robot thông minh
có nhiều ứng dụng mạnh, đặc biệt là xe tự hành và các robot di động phục vụ vận tải
hàng hóa khoa bãi logistics.

Theo thống kê của Bộ Thông tin - Truyền thông, hướng quy hoạch nhân lực quốc gia đến năm
2025, Việt Nam cần 1 triệu lao động trong lĩnh vực công nghệ thông tin, nhu cầu nhân lực ngành
này mỗi năm tăng 13%. Mặt khác, một “ưu ái” của thị trường lao động đối với ngành này là: thực tế
các cuộc khủng hoảng kinh tế gần đây đã chứng minh, nhân lực ngành Công nghệ thông tin là một
trong những ngành ít chịu ảnh hưởng nhất.
Học ngành Công nghệ thông tin sinh viên có thể nghiên cứu chuyên sâu về Khoa học máy tính,
Công nghệ phần mềm, Kỹ thuật máy tính, Hệ thống thông tin, Mạng máy tính và truyền thông, An
toàn thông tin mạng ở các trường đại học có đào tạo ngành công nghệ thông tin trên toàn quốc.
Phần kiến thức chuyên ngành sẽ trang bị cho sinh viên những kiến thức liên quan đến việc nghiên
cứu phát triển, gia công hay ứng dụng hệ thống phần mềm; kiến thức về thiết kế, xây dựng, cài đặt,
vận hành và bảo trì các thành phần phần cứng, phần mềm của hệ thống máy tính và các hệ thống
thiết bị dựa trên máy tính; kiến thức về mạng máy tính và truyền thông.

Ngoài ra, tại những trường đại học đào tạo ngành Công nghệ thông tin uy tín như Đại học Bách
khoa – ĐHQG TP.HCM, Đại học Khoa học tự nhiên, Đại học Công nghệ TP.HCM (HUTECH),… sinh
viên còn được chú trọng phát triển các kỹ năng: kỹ năng tư duy logic, kỹ năng tư duy sáng tạo, kỹ
năng làm việc nhóm, kỹ năng quản lý thời gian,… Đây là những kỹ năng hết sức cần thiết nhằm
giúp sinh viên phát huy tối đa những tố chất, khả năng mà một người Kỹ sư IT cần phải có. Bên
cạnh đó, sinh viên còn được tham gia rèn luyện kỹ năng thực hành thường xuyên tại các doanh
nghiệp, hệ thống trung tâm thực hành hiện đại.

Ngành Kỹ thuật robot và trí tuệ nhân tạo là lĩnh vực đào tạo nguồn nhân lực mới
chuyên sâu cho các nhà máy, doanh nghiệp trong thời

Để khám phá sâu hơn về lĩnh vực Công nghệ thông tin, chúng ta cần bắt đầu từ việc

hiểu rõ Công nghệ thông tin là gì. Ngành Công nghệ thông tin (viết tắt là IT, với "IT"

đứng cho Information Technology) là lĩnh vực sử dụng máy tính, phần mềm và hệ

thống mạng internet để quản lý, xử lý, lưu trữ, trao đổi, thu thập, và đảm bảo tính bảo

mật cho thông tin. Công nghệ thông tin có sự ứng dụng ngày càng rộng rãi trong cuộc

sống và hoạt động doanh nghiệp, và điều này tạo ra nhu cầu ngày càng lớn về nhân

lực trong ngành này.

Trong lĩnh vực Công nghệ thông tin, có nhiều chuyên ngành khác nhau mà bạn có thể

theo đuổi. Lựa chọn chuyên ngành trong CNTT có thể là một quyết định quan trọng, vì

vậy để giúp các bạn hiểu rõ hơn về CNTT và có thể lựa chọn chuyên ngành phù hợp

với mình, chúng tôi sẽ cung cấp thông tin chi tiết về những chuyên ngành trong ngành

Công nghệ thông tin và giới thiệu về cơ hội việc làm trong từng chuyên ngành.

Khoa học máy tính (Computer Science) là một chuyên ngành tập trung vào nghiên cứu

cơ sở lý thuyết về thông tin và tính toán, cũng như việc thực hiện và áp dụng kiến thức
này vào các hệ thống máy tính. Học khoa học máy tính mở ra rất nhiều cơ hội việc làm

với mức lương hấp dẫn tại các vị trí sau:

- Kỹ sư thiết kế và phát triển phần mềm máy tính cho các tổ chức trong lĩnh vực hành

chính, tài chính và thương mại. Công việc này bao gồm việc tạo ra các ứng dụng và hệ

thống phần mềm quan trọng cho hoạt động kinh doanh.

- Kỹ sư thiết kế và phát triển ứng dụng và trò chơi. Trong vai trò này, bạn sẽ tham gia

vào việc tạo ra các ứng dụng di động, ứng dụng web, trò chơi điện tử và nhiều sản
phẩm công nghệ giải trí khác.

- Chuyên viên bảo mật mạng máy tính: Các chuyên gia bảo mật mạng tham gia vào

việc xây dựng và duy trì hệ thống mạng máy tính an toàn, đảm bảo rằng thông tin quan

trọng không bị đánh cắp hoặc tấn công.

- Người tư vấn và giải pháp trong việc phát triển các dự án công nghệ thông tin. Vai trò

này đòi hỏi khả năng cung cấp lời khuyên về việc triển khai công nghệ mới, tối ưu hóa

hệ thống và đảm bảo dự án được thực hiện hiệu quả.

Hiện nay, mạng internet đóng vai trò quan trọng trong việc kết nối mọi khía cạnh của

cuộc sống do đó ngành Mạng máy tính và Truyền thông dữ liệu đang trên đà phát triển

mạnh mẽ. Đây là một ngành chuyên sâu tập trung vào nghiên cứu các nguyên lý cơ

bản của mạng, thiết kế, xây dựng và quản lý toàn bộ hệ thống mạng, bao gồm từ mạng

nội bộ cho đến mạng diện rộng với kết nối toàn cầu. Học chuyên ngành Mạng máy tính

và Truyền thông dữ liệu mở ra nhiều cơ hội việc làm hấp dẫn, và sau khi tốt nghiệp,

bạn có thể tìm đến các vị trí công việc như:


- Chuyên viên quản trị mạng và hệ thống tại các trung tâm dữ liệu hoặc các nhà cung

cấp dịch vụ Internet (ISP). Nhiệm vụ của họ là đảm bảo rằng mạng máy tính hoạt động

trơn tru và an toàn.

- Chuyên viên thiết kế và xây dựng các mạng máy tính an toàn và hiệu quả cho các tổ

chức có nhu cầu. Công việc này đặc biệt quan trọng trong bảo vệ thông tin và dữ liệu.

- Chuyên viên phát triển phần mềm mạng, và cũng phát triển các ứng dụng trên nền

tảng di động và mạng không dây.

- Chuyên viên tham gia vào việc xây dựng và phát triển các ứng dụng truyền thông, ví

dụ như hội nghị truyền hình và các giải pháp truyền thông khác.

Kỹ thuật mạng là một ngành đào tạo nhằm hình thành chuyên viên có kiến thức và kỹ

năng trong việc thiết kế, triển khai, và quản lý các hệ thống mạng. Chuyên ngành này

bao gồm nhiều khía cạnh quan trọng như thiết kế mạng, cung cấp dịch vụ internet, đảm

bảo an ninh mạng và quản lý hệ thống mạng. Các chuyên viên kỹ thuật mạng thường

thực hiện các nhiệm vụ quan trọng như:

- Kết nối đường truyền: Điều này bao gồm việc xây dựng và duy trì cơ sở hạ tầng

mạng, đảm bảo rằng dữ liệu và thông tin có thể được truyền qua mạng một cách hiệu

quả và đáng tin cậy.

- Quản lý cơ sở dữ liệu và hệ thống lưu trữ thông tin: Chuyên viên kỹ thuật mạng đảm

bảo rằng cơ sở dữ liệu và hệ thống lưu trữ thông tin hoạt động một cách ổn định, đảm

bảo rằng dữ liệu có sẵn và an toàn.

- Bảo vệ an toàn và an ninh mạng: Việc này là một phần quan trọng của công việc,

nhằm đảm bảo rằng hệ thống mạng không bị tấn công hoặc xâm nhập mạng thường
tham gia vào việc phát triển các biện pháp bảo vệ mạng và đảm bảo tính bảo mật của

thông tin.Chuyên viên kỹ thuật mạng thường tham gia vào việc phát triển các biện pháp

bảo vệ mạng và đảm bảo tính bảo mật của thông tin.

Khi nói đến lĩnh vực công nghệ thông tin, thường có một số chuyên ngành được nhắc

đến nhiều hơn và chuyên ngành quản lý thông tin (viết tắt: MIS - Management

Information Systems) thường không nhận được sự chú ý xứng đáng. MIS là một lĩnh

vực ứng dụng trực tiếp vào quá trình kinh doanh và liên quan mật thiết đến nhiều ngành

kinh tế. Nhiệm vụ chính của MIS là tổng hợp thông tin và dữ liệu theo nhu cầu của
doanh nghiệp, đặc biệt là trong quá trình vận hành và sản xuất kinh doanh. Trong lĩnh

vực này, bạn có thể đảm nhận các vị trí công việc như:

- Lập trình viên cơ sở dữ liệu: Công việc này liên quan đến phát triển và duy trì cơ sở

dữ liệu để lưu trữ thông tin liên quan đến hoạt động của doanh nghiệp. Bạn sẽ phải xây

dựng và quản lý cơ sở dữ liệu sao cho dữ liệu có sẵn và dễ truy cập.

- Quản lý hệ thống cơ sở dữ liệu: Trong vai trò này, bạn sẽ đảm bảo rằng hệ thống cơ

sở dữ liệu của các doanh nghiệp, công ty, tổ chức hoạt động một cách ổn định, đảm

bảo tính bảo mật và khả năng sao lưu dữ liệu.

- Đào tạo và kiểm định nghiệp vụ: Bạn có thể tham gia vào việc đào tạo người dùng

cuối và kiểm định nghiệp vụ, đảm bảo rằng họ sử dụng hệ thống MIS một cách hiệu

quả và đáp ứng được nhu cầu kinh doanh.

Trí tuệ nhân tạo (AI) đại diện cho một trong những ngành khoa học hiện đại đầy tiềm

năng. Robot và Trí tuệ nhân tạo kết hợp chuyên sâu các lĩnh vực công nghệ điện tử

trong việc nghiên cứu và phát triển sự thông minh và bộ não nhân tạo của robot. Đồng
thời, nó còn liên quan đến lĩnh vực lập trình cho robot và các thiết bị tự động hóa sử

dụng robot. Kỹ sư trí tuệ nhân tạo thường tham gia vào các nhiệm vụ như:

- Huấn luyện máy tính: Điều này bao gồm việc đào tạo máy tính để thực hiện các nhiệm

vụ dựa trên dữ liệu và thuật toán. Bằng cách này, máy tính có thể học và cải thiện khả

năng thực hiện các công việc phức tạp.

- Thu thập và phân tích dữ liệu: Kỹ sư trí tuệ nhân tạo thường xuyên làm việc với các

bộ dữ liệu lớn và phức tạp để trích xuất thông tin quan trọng. Việc này đòi hỏi kỹ năng
phân tích sâu và hiểu biết vững về thuật toán.

- Dự đoán xu hướng kinh doanh và thị trường: Thông qua việc sử dụng các mô hình dự

đoán và thuật toán máy học, kỹ sư trí tuệ nhân tạo giúp doanh nghiệp đưa ra các quyết

định chiến lược dựa trên dữ liệu hiện tại và dự đoán tương lai.

Trí tuệ nhân tạo đang là một ngành mới và đầy tiềm năng, và đặc biệt là trong tình hình

thiếu nguồn nhân lực hiện nay. Có vị thế vững chắc trên thị trường việc làm, kỹ sư trí

tuệ nhân tạo thường đảm nhận các vị trí như:

- Kỹ sư phát triển ứng dụng AI: Tập trung vào việc tích hợp trí tuệ nhân tạo vào các

phần mềm và ứng dụng, tạo ra các sản phẩm thông minh và tự động.

- Phát triển robot và hệ thống tự động hóa: Tham gia vào việc nghiên cứu và xây dựng

các robot thông minh và hệ thống tự động hóa sử dụng trí tuệ nhân tạo.

- Kiến trúc sư mảng dữ liệu: Tập trung vào việc xây dựng các hệ thống dữ liệu phức tạp

và mạnh mẽ để hỗ trợ quá trình phân tích và dự đoán trong lĩnh vực trí tuệ nhân tạo.

Lĩnh vực công nghệ thông tin là một ngành học đa dạng, luôn thay đổi với sự tiến bộ

liên tục. Kiến thức bạn thu thập tại trường chỉ là bước đầu, giúp bạn nắm vững cơ bản.
Tuy nhiên, thực tế làm việc trong lĩnh vực công nghệ thông tin đòi hỏi khả năng tự học

và liên tục rèn luyện kỹ năng. Điều này là cần thiết để bạn có thể bám sát với sự phát

triển của ngành, cải tiến kiến thức và kỹ năng và đạt được sự tiến bộ đáng kể trong sự

nghiệp. Hãy nhớ rằng khả năng tự học và thực hành là điểm mạnh giúp bạn tạo sự

vững chắc và gia tăng thu nhập trong lĩnh vực này.

You might also like