You are on page 1of 7

Quản trò là một công việc không phải quá xa lạ gì với chúng ta hiện

nay. Việc chơi các trò chơi tập thể và có sự điều hướng, hướng
dẫn của một người trở thành một việc quá quen thuộc. Vậy, công
việc của một quản trò sẽ gồm những gì? Liệu có phải chỉ hướng
dẫn thôi không?

Quản trò là gì? Bạn định nghĩa như thế nào về công việc này?

Quản là quản lý, hướng dẫn. Trò là trò chơi. Vậy nên, quản trò chính
là người trực tiếp hướng dẫn và quản lý trò chơi mà họ bày ra.
Những trò chơi này thường được tổ chức cho cả một tập thể với số
lượng người tham gia khá đông.

Nghe có vẻ khá đơn giản và công việc này không có gì khó khăn, hay đặc
biệt. Tuy nhiên, quản trò lại là một công việc có tính chất của một vấn đề
khoa học và nghệ thuật rất cao. Tại sao lại như vậy ư? Khoa học trong
công việc quản trò chính là việc họ phải nắm bắt được đối tượng người
chơi, tìm ra cách kích thích sự ham muốn một cách tích cực từ người chơi,
từ đó tạo ra một định hướng sự giáo dục về trí tuệ, thể chất và nhân cách
con người.

Để có thể làm được như vậy thì người quản trò phải thấu hiểu được trò
chơi cũng như những giá trị mà nó mang lại. Và từ đó, nghiên cứu một
cách sâu sắc sự tác động của những giá trị đó tới đời sống và sự phát triển
của người chơi. Yếu tố nghệ thuật ở công việc quản trò chính là việc khai
thác một cách có tính tuần tự các giá trị mà trò chơi tác động đến chức
năng, phong cách và cách sống tới các đối tượng tham gia.

Nhiều người cho rằng quản trò chỉ là người mua vui và thường làm các trò
hề để đem đến tiếng cười cho mọi người. Tuy nhiên, thực tế thì quản trò lại
có vai trò khá quan trọng trong Marketing - Pr. Bởi trong lĩnh vực Pr nói
chung thì sẽ bao gồm cả quan hệ công chúng nội bộ. Do vậy, việc trở
thành một quản trò để gắn kết mọi người trong một công ty, tổ chức bộ
phận là điều rất cần thiết.

Có thể nói, hiện nay quản trò là công việc chưa được thực sự đánh giá
cao. Tuy nhiên, đây là công việc có sự ảnh hưởng khá lớn tới việc phát
triển con người cũng như việc phát triển các mối quan hệ và sự gắn kết
của một tập thể nhất định

1.Công tác quản trò:

1.1. Thực hiện việc nghiên cứu đối tượng người chơi

Với người quản trò thì việc tìm hiểu đối tượng người chơi là rất quan trọng.
Bởi mỗi đối tượng ở độ tuổi, giới tính, công việc khác nhau sẽ có những trò
chơi và cách điều hướng, tổ chức khác nhau.
Là một tập thể gồm những học sinh tiểu học thì các trò chơi sẽ phải có sự
phù hợp với lứa tuổi và phát triển được các khía cạnh như thể lực và trí
tuệ của các em. Không thể là học sinh nhưng lại chơi các trò chơi mạo
hiểm hay có các yếu tố người lớn xen vào được.
Việc nghiên cứu đối tượng người chơi sẽ giúp người quản trò định hướng
được các trò chơi sẽ dự định tổ chức, cách thức tổ chức, hướng dẫn như
thế nào, mức độ trò chơi cũng như các hình thức thưởng, phạt phù hợp
với đối tượng đó. Nếu không có sự nghiên cứu, tính toán cụ thể thì trong
quá trình tổ chức, người quản trò sẽ khó kiểm soát được tình hình và dễ
đưa ra các trò chơi thiếu sự phù hợp và mang đến những hiệu quả không
tốt.
1.2. Thực hiện việc nghiên cứu và phát triển trò chơi

Là người tổ chức, hướng dẫn các trò chơi nên việc hiểu rõ và nắm bắt số
lượng các trò chơi trong tay là điều rất cần thiết với quản trò.
Người quản trò sẽ có trách nhiệm nghiên cứu các trò chơi để biết được
những giá trị tích cực mà nó đem lại và thông qua trò chơi đó người chơi
có thể phát triển những yếu tố kỹ năng nào của bản thân. Việc nghiên cứu
trò chơi để giúp cho quản trò hiểu được về cách chơi và ứng dụng của nó
trong đời sống thực tiễn. Thêm vào đó, qua sự nghiên cứu này sẽ giúp cho
quản trò có thể phát triển trò chơi lên một bậc cao hơn, hoặc dựa vào đó
để tạo ra những trò chơi mới và có tác dụng lớn hơn, ý nghĩa hơn tới
người chơi.
Thêm vào đó, sáng tạo ra các trò chơi mới cũng là công việc của một quản
trò. Số lượng, hệ thống trò chơi đôi khi sẽ có hạn, việc chơi nhiều một trò
chơi sẽ gây nên sự nhàm chán. Vì thế, người quản trò cần tạo ra các trò
chơi mới để đem đến sự mới lạ và kích thích sự tò mò, chú ý của người
chơi. Tuy nhiên, trò chơi tạo ra cũng cần có những giá trị nhất định và đem
đến sự bổ ích cho đối tượng tham gia.

1.3. Thực hiện công tác tổ chức, hướng dẫn trò chơi

Đây được coi là công việc chính của quản trò.Với việc thực hiện tổ chức và
quản lý trò chơi cho một tập thể thì người quản trò sẽ phải thực hiện các
bước xác định theo công thức 5W và 1H. Công thức này có ý nghĩa:

- Who (ai): Đối tượng chơi là ai?

- What (cái gì): Dự định tổ chức cái gì?

- When (khi nào): Sẽ tổ chức vào thời gian nào?

- Where (ở đâu): Địa điểm tổ chức ở đâu?

- Why (tại sao): Lý do hay mục đích tổ chức là gì?

- How (như thế nào): Cách thức tổ chức ra sao?

Chỉ cần xác định được 6 yếu tố này thì việc tổ chức, hướng dẫn và quản lý
trò chơi của quản trò sẽ diễn ra một cách trơn tru nhất, tạo ra được một
hoạt động bổ ích nhất.

Việc tổ chức, thực hiện trò chơi cho một tập thể tham gia cần đảm bảo
được sự phù hợp với đối tượng đó và đem đến những giá trị nhất định sau
mỗi trò chơi. Hơn hết, trong quá trình tổ chức thì quản trò có nhiệm vụ
hướng dẫn cách chơi, là người trọng tài đảm bảo sự công bằng và cũng sẽ
là người đưa ra các hình thức thưởng, phạt với người chơi. Việc đưa ra
các hình thức thưởng phạt cũng cần có sự phù hợp với độ tuổi, giới tính và
tích chất của nghề nghiệp với đối tượng tham gia chơi.

1.4. Thực hiện công việc nghiên cứu xã hội

Nghiên cứu xã hội ở đây chính là việc nghiên cứu về xu hướng, sự phát
triển, trend và các yếu tố thịnh hành trong xã hội ở thời điểm hiện tại. Việc
này nhằm giúp cho quản trò có thể nắm bắt được các xu thế đang nổi và
sở thích của từng đối tượng ở thời điểm đó như thế nào.
Với việc có các thông tin về sở thích sẽ giúp quản trò có thể biết được cần
thiết kế những trò chơi như thế nào cho phù hợp với từng đối tượng cụ
thể. Thêm vào đó, việc này còn giúp cho quản trò có thể theo kịp được
những xu hướng của thời đại và tạo ra được những trò chơi hợp với xu
hướng

=Trên đây là những công việc cụ thể của quản trò. hầu hết, các công
việc đều liên quan đến việc nắm bắt nhu cầu, sở thích và xu thế của người
chơi. Qua đó, tạo nên những điều kiện thuận lợi để có thể phát triển công
việc của mình.

2.Bí quyết thành công:

Công việc quản trò tưởng chừng như đơn giản nhưng thực tế lại không hề
đơn giản một chút nào. Để có thể trở thành một người quản trò thì các ứng
viên cũng cần phải đáp ứng và thỏa mãn một số điều kiện nhất định. Công
việc này không đòi hỏi bằng cấp cao siêu mà chủ yếu là các kỹ năng và
một số tố chất nhất định. Vì vậy, với việc trở thành một quản trò thì ứng
viên sẽ cần thỏa mãn những tố chất cần có đó.
Đầu tiên chính là sự cởi mở, hoạt bát. Đây được coi là tố chất khá quan
trọng. Bởi việc hoạt bát, cởi mở sẽ giúp cho ứng viên có một tâm hồn thoải
mái, một nguồn năng lượng tích cực dồi dào. Vì vậy, việc truyền đi những
năng lượng tốt đẹp này sẽ giúp cho bạn có thể tạo được sự ảnh hưởng tới
người chơi, khiến họ trở nên hòa nhã hơn và tích cực hơn trong việc tham
gia trò chơi cũng như các hoạt động tập thể khác.

Việc hoạt bát cởi mở không chỉ là trong công việc mà còn là ở cuộc sống
thường ngày nữa. Tố chất này cần phải có từ chính bản chất của bạn và
được phát triển, rèn luyện theo thời gian và bây giờ tố chất ấy giúp ích cho
công việc của bạn.

Tố chất cần thiết thứ hai chính là khiếu ăn nói. Hầu hết những người
quản trò đều khá hoạt ngôn và có tài ăn nói khéo léo. Sự khéo léo của họ
khiến cho mọi người cảm thấy thoải mái và vui vẻ, cho dù có là người thua
cuộc cũng rất dễ chịu mà không hề tỏ ra cáu gắt. Không chỉ vậy, việc có tài
ăn nói sẽ giúp quản trò thu hút được sự chú ý và hấp dẫn được người
chơi, giúp cho không khí của trò chơi trở nên náo nhiệt, kịch tính hơn rất
nhiều.

Tiếp theo chính là sự công bằng. Bởi là người hướng dẫn, tổ chức trò
chơi nhưng quản trò cũng đóng vai trò là người phân xử thắng thua trong
trò chơi đó. Do vậy, phải luôn luôn công bằng để đảm bảo quyền lợi cho
người chơi cũng như tạo sự thoải mái giữa những người chơi với nhau.

Sáng tạo là một tố chất không thể thiếu với một người quản trò. Sáng
tạo giúp họ có được những trò chơi hấp dẫn, sáng tạo giúp họ thu hút
được người chơi, sáng tạo giúp họ thể hiện được phong cách và chất
riêng của mình. Nhìn chung, yếu tố sáng tạo là tố chất không thể thiếu nếu
muốn trở thành quản trò.

Bên cạnh đó, một người quản trò cũng cần có sự khiêm tốn. Việc quá
lố sẽ gây nên sự mất thiện cảm của người chơi với quản trò, dẫn đến việc
họ không có hứng thú tham gia các trò chơi. Vì thế, cần phải khiêm tốn và
đưa ra những lời hài hước nhưng có giáo dục để gây cười cho mọi người.
Như vậy mới tạo nên sự thoải mái giữa đôi bên và kích thích được nhu cầu
tham gia trò chơi của họ.

Vì là công việc không yêu cầu bằng cấp nên quản trò sẽ đòi hỏi ở ứng viên
các kỹ năng và tố chất rất nhiều. Thỏa mãn được những yêu cầu về kỹ
năng và tố chất đó sẽ giúp bạn có thể tự tin để trở thành một người quản
trò thực thụ.

3.Lỗi thường mắc phải:

 Tỏ ra thiếu tự tin: Khi một quản trò không tin tưởng vào khả năng lãnh
đạo của mình, do đó họ không thể đưa ra quyết định mạnh mẽ và tự tin.
Điều này có thể dẫn đến sự không chắc chắn và mất nhất quán trong
việc quản lý nhóm, gây ảnh hưởng tiêu cực đến hiệu suất làm việc và
tinh thần đồng đội.
 Nói quá nhỏ và không có nhiệt huyết

Ví dụ:Hãy tưởng tượng bạn là một quản trò trong một trò chơi nhóm trong
một buổi tiệc sinh nhật. Bạn được giao nhiệm vụ chỉ đạo trò chơi "Câu đố
và Phát động" trong đó bạn cần đọc một loạt câu đố cho các khách mời và
khuyến khích họ tham gia.Tuy nhiên, khi bạn đứng trước đám đông, bạn
bắt đầu nói rất nhỏ và mờ ám, không có sự nhiệt huyết và sự kích động
cần thiết để làm cho trò chơi trở nên thú vị. Câu đố được đưa ra bị mất đi
sự hấp dẫn và các khách mời cảm thấy thiếu động lực để tham gia.

 Nói quá to như quát vào mặt mọi người

Giả sử bạn là một quản trò trong một cuộc thi trò chơi trong một trại hè cho
trẻ em. Trong quá trình điều hành trò chơi "Dòng chảy vận động", một
trong các trò chơi yêu cầu trẻ em phải di chuyển nhanh chóng qua các
trạm khác nhau để hoàn thành nhiệm vụ.Tuy nhiên, khi thấy một số trẻ em
không tuân thủ luật chơi và chậm chạp trong việc hoàn thành nhiệm vụ,
bạn bắt đầu nói quá to và quát vào mặt mọi người, làm tăng thêm áp lực
và gây cảm giác không thoải mái cho cả trẻ em và người tham gia khác.

 Nói quá nhanh không ai nghe kịp


 Nói quá chậm làm mọi người chán nản
 Nóng giận và tỏ ra bất lực khi tập thể không làm theo bạn và không
tập trung

Ví dụ :Bạn là một quản trò trong một trò chơi nhóm tại một sự kiện gây quỹ
từ thiện. Bạn được giao nhiệm vụ dẫn dắt trò chơi "Truy tìm kho báu" với
mục tiêu là kêu gọi các nhóm tham gia tập trung và làm việc cùng nhau để
tìm ra các mảnh ghép và giải mã các câu đố để tìm kho báu ẩn.Tuy nhiên,
trong quá trình trò chơi, một số nhóm không chú ý đến hướng dẫn của bạn
và không làm theo, dẫn đến sự bất mãn và cảm giác bất lực của bạn. Bạn
cảm thấy nóng giận và bị mất kiểm soát với tình hình, và bắt đầu tỏ ra bất
lực và tiêu cực trong cách thái độ và hành động của mình.

 Quá nôn nóng khi lao vào chơi mà chưa khởi động :Bạn không đảm
bảo rằng mọi người đã được khởi động và chuẩn bị tâm lý cho trò chơi
trước khi bắt đầu. Bạn bắt đầu trò chơi mà không có lời giới thiệu hoặc
hướng dẫn ban đầu, dẫn đến sự lơ là và thiếu tập trung từ phía các
nhóm.
 KHông phổ biến luật chơi rõ ràng trước khi chơi,không công bằng
khi phạt thưởng: Bạn không cung cấp thông tin đầy đủ về luật chơi và
các quy định trước khi bắt đầu trò chơi, gây ra sự bất ổn và hiểu lầm
trong quá trình diễn ra. Đồng thời, việc áp dụng các biện pháp phạt
thưởng không công bằng và không rõ ràng, dẫn đến sự phản đối và
không hài lòng từ phía các nhóm.
 Phạt người chơi quá lâu hoặc quá khó ,tạo cho người chơi cảm
thấy bị lố bịch: Trong quá trình chơi, bạn đã áp dụng các biện pháp
phạt quá nặng nề hoặc quá lâu, làm cho người chơi cảm thấy bị trừng
phạt một cách không công bằng. Điều này gây ra sự bất mãn và cảm
giác không được đối xử công bằng từ phía người chơi.
 Tranh cãi với người chơi hoặc quyết tâm bắt được cho một
người/nhóm cho rằng họ hay ăn gian,hay cãi: Khi gặp phải sự phản
kháng hoặc không tuân thủ từ phía một nhóm hoặc người chơi, bạn tỏ
ra nóng nảy và tranh cãi một cách không kiểm soát. Bạn quyết tâm bắt
phải một nhóm hoặc người chơi mà bạn cho rằng họ ăn gian hoặc cố ý
làm trái luật chơi, dẫn đến mất lòng tin và gây ra một không khí căng
thẳng trong sự kiện.
 Chơi những trò chơi mà mình không biết rõ ,hoặc không rành về
những kiến thức của trò đó.

Trong một sự kiện văn hóa của trường, một nhóm sinh viên được giao
nhiệm vụ tổ chức một trò chơi về văn hóa địa phương. Trong quá trình
chuẩn bị, nhóm quản trò đã quyết định chọn một trò chơi dân gian truyền
thống mà họ không quen thuộc và không biết rõ về luật chơi và cách thức
thực hiện.Khi bắt đầu trò chơi, nhóm quản trò đã thất bại trong việc giải
thích rõ ràng luật chơi cho người tham gia. Họ chỉ đưa ra một số thông tin
mơ hồ và không cung cấp các hướng dẫn cụ thể. Kết quả là, người chơi
đã bắt đầu cảm thấy mơ hồ và không biết cách tham gia vào trò
chơi.Nhóm quản trò đã tỏ ra nóng nảy và bất lực trước tình huống này. Họ
bắt đầu tranh cãi với nhau và với người chơi về việc giải thích luật chơi.
Một số thành viên trong nhóm quản trò còn áp đặt các quy định mới một
cách ngẫu nhiên, làm cho tình hình trở nên hỗn loạn hơn.

4.Thực hành

You might also like