You are on page 1of 2

 Biện pháp 1: Rèn luyện cho hs khả năng suy diễn

Như chúng ta đã biết suy diễn là đi từ cái chung đến cái riêng và quy tắc chúng ta thường sử
dụng nhất đó là tam đoạn luận: tam đoạn luận khẳng định, tam đoạn luận phủ định (lq đến luật
phản đảo), tam đoạn luận lựa chọn và tam đoạn luận có điều kiện (lq đến tc bắc cầu)
Nhưng mà khi dạy chúng ta không thể dạy học sinh những quy tắc trên, ví lý do thời gian, vì
chương trình khung, và cũng không thể dạy dạng tổng quát khái quát là A suy ra B,v.v
Do đó, chúng ta có thể lồng ghép vào chương trình dạy
Mình có 1 vd đó là khi dạy bài luyện tập về dấu hiệu chia hết thì ta có 1 mệnh đề sau “Nếu a
chia hết cho 6 thì a chia hết cho 3” và mệnh đề trên dễ dàng chứng minh được bằng tính chất
bắc cầu
Với mệnh đề trên thì ta có thể lồng ghép tam đoạn luận khẳng định và tam đoạn luận phủ định
vào đó. Mình nói cho học sinh là mệnh đề trên có thể tách thành 2 vế, 1 vế trước chữ thì và 1
vế sau chữ thì. Như vậy nếu ta có 1 số nào đó nó đúng với vế trước chữ thì thì nó sẽ đúng với
vế sau chữ thì. Chẳng hạn như số 36, nó chia hết cho 6 thì đúng là nó sẽ chia hết cho 3. Mình
thấy là có 1 số học sinh hay mắc các sai lầm về tam đoạn luận phủ đinh, ta có A=>B thì
không B=>không A, nhưng các em lại nghĩ là không A=>không B. Thì cũng ở vd này, ta lấy
số 9 để các em hs thấy là không A =>không B là sai vì 9 không chia hết cho 6 nhưng 9 chia
hết cho 3. Ở đây mình đang cụ thể hoá các quy tắc tam đoạn luận trong toán học để các em dễ
dàng ghi nhớ hơn. Và đã dùng từ rèn luyện thì không thể ngày 1 ngày 2 được mà nó cần cả
quá trình mình làm như vậy để giúp các em hình thành phản xạ về tư duy
• Biện pháp 2: Rèn luyện cho học sinh năng lực kết hợp giữa dự đoán và suy diễn trong quá
trình giải quyết vấn đề . Mình sử dụng lại 1 ví dụ trước đó của cô. Đó là tính tổng của các lập
phương của n số tự nhiên đầu tiên. Mình sẽ đặt các câu hỏi để dẫn dắt hs nhận ra được kết quả
sẽ là bình phương của tổng n số hạng. Dự đoán ở đây có thể là đúng hoặc có thể là sai nhưng
nó giúp hs xác định phương hướng khi giải bài tập, để rồi sau đó áp dụng các suy luận suy
diễn chứng minh để làm bài
• Biện pháp 3: Tập luyện cho học sinh phân chia các trường hợp riêng trong quá trình giải
Toán. VD như khi xét 1 số tự nhiên thì có thể là có 2 trường hợp là số tự nhiên chẵn hoặc số
tự nhiên lẻ hoặc là như bài toán hôm trước là đặt T 1 phân thức theo biến x và điều kiện là T
>0 và khi đó ta phải xét đủ các trường hợp là tử mẫu cùng dương hoặc tử mẫu cùng âm, có thể
là các em sẽ bị sót trường hợp tử mẫu cùng âm
• Biện pháp 4: Tập cho học sinh diễn đạt một số định nghĩa, định lý theo những cách
khác nhau; rèn khả năng sử dụng chính xác các phép biến đổi, khả năng ý thức được mối quan
hệ tương hỗ giữa hai biến lượng để từ đó rèn luyện cho học sinh khả năng chuyển bài toán
ban đầu sang bài toán tương đương. Ở đây thì mình mới chỉ ngẫm ra được việc diễn đạt định
lý định nghĩa khác nhau khía cạnh ngôn ngữ VD:Mỗi góc ngoài của tam giác bằng tổng
hai góc trong không kề với nó hoặc có thể nói cách khác làTổng số đo hai góc trong của một
tam giác bằng số đo góc ngoài không kề với nó. Mình có thể để cho hs diễn đạt theo cách
riêng của các bạn nhỏ để các bạn dễ ghi nhớ miễn sao là nội dung phải đúng và đầy đủ.
• Biện pháp 5: Tập cho học sinh biết sử dụng các ký hiệu của lôgic toán để diễn đạt các mệnh
đề toán học. VD:
Chúng ta thấy rằng ở vd trên 2 dấu hoặc và dấu và nó khác xa nhau 1 trời 1 vực. Cái đầu thì
tập x của ta là – vô cùng tới + vô cùng. Còn cái thứ 2 là tập x là khoảng từ -3 đến 6. Do đó
việc hiểu và sử dụng đúng các ký hiệu logic toán học rất là quan trọng. Xin chia sẻ 1 xíu là
ngày xưa mình đi học mình nhớ là mình chưa lần nào được thầy cô dạy kỹ về phần sử dụng
các ký hiệu này cả. Cái này là chia sẻ riêng về bản thân mình thôi, vì nó cũng cách đây khác
lâu rồi, và gần đây mình cũng không có điều kiện tiếp cận với môi trường sư phạm toán học
nên mình cũng không có nắm được tình hình bây giờ ntn. Vd như ngày xưa khi giải phương
trình bậc 2, khi ra nghiệm 1 và nghiệm 2 thì tới đoạn đó thầy vẽ cái dấu ngoặc vuông ra rồi thì
ghi x1=, x2=, rồi mình cũng ghi theo chứ thực sự lúc đó mình không hiểu tại sao, và cái dấu
ngoặc vuông đó nó có ý nghĩa gì, và mình cứ sử dụng nó 1 cách chấp nhận cho đến sau này
khi học lên các lớp lớn hơn. Hôm rồi học môn thầy Cảm, thầy Cảm có dùng 1 từ mà mình
cảm thấy rất là thích, đó là tử tế, những cuốn sách tử tế, nó làm mình suy nghĩ rất nhiều và ít
nhiều nó cũng ảnh hưởng đến cách mình dạy học nếu như sau này mình có cơ hội trở thành 1
nhà giáo. Ví dụ như lúc mà giải phương trình bậc 2, mình sẽ giải thích là ở đây các bạn sẽ
dùng ngoặc vuông để biễu diễn nghiệm của 2 phương trình, vì sao? Vì hoặc là x1 hoặc là x2
sẽ làm cho phương trình của chúng ta bằng không, chỉ cần 1 trong 2 đúng thì mình dùng
ngoặc vuông. Hay là khi dạy tới bài tìm tập xác định mình sẽ giải thích cho các em hiểu vì sao
ở đây mình phải sử dụng dấu ngoặc nhọn. Những cái mình trình bày ở đây nó thiên về kiểu
người dạy truyền đạt cho người học hơn, vì là nếu ở trong trường sẽ bị ràng buộc và chi phối
bởi các yếu tố khác vd như áp lực giáo án, tiến độ, đối tượng học sinh không đồng đều…
Phần trình bày của mình đến đây là hết và cũng là phần kết thúc của nhóm 7. Xin cảm ơn cô
và các thầy cô khác trong lớp đã lắng nghe.

You might also like