You are on page 1of 17

Tích hợp các bài toán thực tiễn trong giảng dạy toán học

Trần Nam Dũng, ĐH KHTN Tp HCM

1. Mở đầu

Kỹ năng giải quyết các bài toán thực tiễn, hay một khái niệm tương đồng là kỹ năng mô
hình hóa hiện đang được sự quan tâm của các nhà nghiên cứu giáo dục nói chung và các
nhà nghiên cứu giáo dục toán học nói chung.

Hiện có hai hướng tiếp cận chính cho vấn đề, đó là hướng tiếp cận: 1) lấy kỹ năng mô
hình hóa hay kỹ năng giải quyết các bài toán thực tiễn làm mục tiêu của Giáo dục toán
học; 2) lấy kỹ năng mô hình hóa hay kỹ năng giải quyết các bài toán thực tiễn làm
phương tiện để Giáo dục toán học.

Xét về lịch sử phát triển của toán học, đương nhiên hướng tiếp cận 1) là hướng tiếp cận lý
tưởng. Toán học không được nghĩ ra để cho vui mà là để giúp con người giải quyết các
vấn đề thực tế. Tuy nhiên, chúng ta cần có cái nhìn thực tiễn hơn. Khi cả hệ thống vẫn
còn chưa hình thành mục tiêu chung như thế, các chuẩn đầu ra của giáo dục toán học (cụ
thể nhất là các đề thi) vẫn nặng tính học thuật thì chúng ta cần tập trung đến hướng tiếp
cận thứ hai.

Đặc biệt, việc sử dụng thực tiễn, tích hợp thực tiễn để xây dựng và giải thích khái niệm là
vô cùng quan trọng, giúp các khái niệm mới được đến với người học một cách tự nhiên,
nhẹ nhàng, không áp đặt. Hơn nữa còn sử dụng được những kinh nghiệm, trải nghiệm có
sẵn của người học để xây dựng bài học mới. Nguyên tắc cơ bản là: dùng thực tiễn để
giải thích khái niệm, định nghĩa rồi lại dùng các khái niệm mới để giải quyết các bài
toán thực tiễn ở mức độ cao hơn.

Bài viết này tập trung phân tích ba vấn đề cơ bản sau:

1) Nguyên lý chung và các ví dụ cụ thể về việc tích hợp thực tiễn trong việc giải thích các
khái niệm toán học mới.

2) Tại sao chúng ta cần tích hợp các bài toán thực tiễn vào giáo dục toán học? Những lợi
ích đem lại là gì?

3) Làm thế nào để xây dựng được những ví dụ tốt, bài toán tốt nêu bật được những ưu
điểm đã nói đến ở câu hỏi 1)?
2. Nguyên lý và một số ví dụ tích hợp trong các bài giảng đã thực hiện
n

Như đã nói ở trên, các định


nh nghĩa
ngh và khái niệm được đưa vào mộtt cách khô khan, hình
thức sẽ khiến học sinh tiếp
p nhận
nh một cách máy móc, khiên cưỡng ng và không ttận dụng
được các kinh nghiệm có sẵnn của
c chúng. Nếu ta biết khai thác các ví dụ th
thực tiễn, các ví
dụ từ các môn học khác để tích hợp
h vào, chúng ta sẽ tránh đượcc tính hình th
thức hóa, xây
dựng được các khái niệm mớii một
m cách tự nhiên, nhẹ nhàng.

Dưới đây, trên cơ sở cách xây dựng d các ví dụ thực tiễn để giảii thích khái ni
niệm, định
nghĩa, chúng tôi đưa ra một số ố ví dụ trích từ các bài giảng đã được xây dự ựng ở phần “Các
phép tính với số tự nhiên”, cũng
c như ở phần về “Điểm và đường thẳng”. ng”. Nguyên ttắc
dùng thực tiễn để giảii thích khái niệm,
ni định nghĩa rồi lạii dùng các khái ni
niệm mới để giải
quyết các bài toán thực tiễn ở mức độ cao hơn luôn là nguyên tắc chủ đạoo ccủa nhóm biên
soạn SGK cấp 1 và cấp 2.

Ví dụ 1. Phép chia có dư.

Lan xếp 33 quả trứngng trong rổ


r vào các vỉ, mỗi vỉ đựng được 6 quả trứng.
ng. H
Hỏi Lan xếp
được bao nhiêu vỉ trứng?

Ví dụ 2. Lũy thừa.
Tính thể tích một hình khốii rubic (hình lập
l phương)
Có chiều dài, chiều rộng, chiềuu cao đều
đ bằng 6cm.
Nếu hình khối rubic có chiều u dài, chiều
chi rộng, chiều cao
đều bằng a thì thể tích bằng
ng bao nhiêu ?
Người ta viết gọn 6. 6. 6 = 63, a. a. a = a3.
Ta gọi 63, a3 là một lũy thừa.
a3 đọc là : a mũ ba hoặc a lũy
ũy thừa
th ba hoặc lũy thừa bậc ba của a.
Ví dụ 3. Toán học và âm nhạc
Ta đã biết quan hệ về trường
ng độ
đ của các nốt nhạc như sau :
1 nốt tròn = 2 nốt trắng = 4 nố
ốt đen = 8 nốt móc đơn = 16 nốt móc kép
= 32 nốtt móc ba = 64 nốt
n móc tư.
Em hãy dùng luỹ thừa của mộtt số
s tự nhiên để diễn tả mối quan hệ nói trên.
Ví dụ 4. Toán học và Sinh họcc

Sách giáo khoa Sinh họcc 6 trang 28 viết


vi :
Tế bào lớn lên đến mộtt kích thước
thư nhất định thì phân chia. Quá trình đó di diễn ra như sau :
+ Đầu tiên từ 1 nhân hình thành 2 nhân, tách xa nhau.
+ Sau đó chất tế bào đượcc phân chia, xuấtxu hiện mộtt vách ngăn, ngăn đôi tế bào cũ thành
2 tế bào con.
Các tế bào con tiếp tục lớn n lên cho đến
đ khi bằng tế bào mẹ. Các tế bào này llại tiếp tục
phân chia thành 4, rồii thành 8,
8 ... tế bào.
Với nội dung trên ta thấy từ một
m tế bào mẹ thì : Sau khi phân chia lầnn 1 đư được 2 tế bào
2 3
con; lần 2 được 2 = 4 tế bào con ; lần 3 được 2 = 8 tế bào con.
Các em hãy cho biết số tế bào con có đượcđư ở lần phân chia thứ 5, thứ 8, th
thứ 10.
Ví dụ 5. Cùng khám phá
Trong ngành thiên văn vì số lượng các ngôi sao, khoảng cách giữa các hành tinh cũng
như khối lượng của chúng là các con số thật lớn nên người ta thường dùng lũy thừa cơ số
10 để biểu diễn các con số đó

Dải Ngân Hà có đường kính khoảng 1021 m, có khối lượng khoảng bằng 1012 khối lượng
Mặt Trời, chứa khoảng 107 đến 1012 ngôi sao.

Khoảng cách giữa mặt trời và trái đất khoảng bằng 15.107 km

Ví dụ 6. Số 1,2,3

Để xây dựng số 1,2,3 gần gũi với học sinh, với hơi thở của cuộc sống;

Ta không đưa ra con số đơn thuần mà gắn với thiên nhiên với con người:

Chẳng hạn: bức tranh có ba học sinh đang chơi; hai con chim bay trên bầu trời; có 1 ông
mặt trời. Những hình ảnh này gắn liền với các em.

Tiếp theo dùng trò chơi Vỗ tay để học sinh thực hành và ghi nhớ.
Chủ đề: Điểm và đường thẳng

Ví dụ 7. Chấp hành luật giao thông

Trên đường bộ, những vạch phân tuyến là hình ảnh của đường thẳng, người điều khiển
giao thông phải đi theo làn của xe được vận hành, không được lấn sang làn khác.
Ví dụ 8. Tìm mật thư

X? Để chiến thắng trong trò chơi ngoài trời, các


bạn Tổ 1, lớp 6A, trường Cổ Luỹ phải tìm
được mật thư giấu trong khu vườn tại điểm
X. Để tìm được điểm X, các bạn ấy phải tìm
được các điểm N, P, Q, với một hình vẽ và
Bảng chỉ dẫn như sau :
 C, N, E cùng nằm trên một đường
thẳng
 A, N, P, Q cùng nằm trên một
đường thẳng
 C, P, B không cùng nằm trên một
đường thẳng
 Điểm X chưa được đặt tên trên hình
vẽ
Em hãy tìm giúp điểm X cho các bạn
nhé.

Ví dụ 9. Khi nào thì ba điểm thẳng hàng ?

Quan sát đồng hồ ta thấy kim giờ và kim


phút có cùng một trục quay, ta gọi đó là
điểm O. Đầu mút của kim giờ được đặt
tên là điểm A, đầu mút của kim phút
được đặt tên là điểm B.

Bạn Trí Toàn thức dậy lúc 6 giờ. Toàn


quan sát thấy lúc này A, O, B cùng nằm
trên một đường thẳng. Bạn Toàn lại nghĩ,
thế thì từ sau 6 giờ sáng tới 6 giờ chiều
ba điểm A, O, B có thẳng hàng nữa
không ? Nếu có thì lần gần nhất xảy ra
lúc mấy giờ ?

Ví dụ 10. Trồng rừng ở Cần Giờ


Khu dự trữ sinh quyển Cần Giờ là một quần thể gồm các loài động, thực vật rừng trên
cạn và thuỷ sinh, được hình thành trên vùng châu thổ rộng lớn của các cửa sông Đồng
Nai, Sài Gòn và Vàm Cỏ Đông, Vàm Cỏ Tây. UNESCO đã công nhận đây là khu dự trữ
sinh quyển thế giới với hệ động thực vật đa dạng độc đáo điển hình của vùng ngập mặn.
Nơi đây được công nhận là một khu du lịch trọng điểm quốc gia Việt Nam.
Để có một khu sinh quyển như thế, người ta phải trồng, chăm sóc rừng theo đúng với quy
trình và thiết kế. Thông thường thì trồng rừng với mật độ 30 000 – 40 000 cây/ha ; thiết
kế theo kích thước 0,73m x 0,5m hoặc 0,5m x 0,5m. Sau vài năm tiến hành tỉa thưa, chặt
bỏ những cây xấu, cong, nhỏ. Mật độ còn lại sau khi tỉa 10 000 – 15 000 cây/ha là phù
hợp.
Dưới đây là sơ đồ của một đám rừng được thiết kế theo kích thước 0,5m x 0,5m. Em hãy
đếm xem bao nhiêu hàng có đúng 3 cây ; bao nhiêu hàng có đúng 4 cây ; bao nhiêu hàng
có đúng 5 cây.

3. Tại sao cần tích hợp các bài toán thực tiễn trong giảng dạy toán học

Học toán, suy cho cùng là để áp dụng trong các vấn đề của cuộc sống: trong nghiên cứu,
giảng dạy, trong kinh doanh, trong sản xuất, trong đời sống hàng ngày. Kiến thức và kỹ
năng toán học cộng với kinh nghiệm sống, kiến thức nghiệp vụ sẽ giúp chúng ta giải
quyết các vấn đề một cách khoa học, bài bản, có năng suất cao, giải thích được ý nghĩa
của các con số.

Ví dụ 1. Về ý nghĩa phép chia 9 nghìn tỷ cho 6 triệu (Văn Như Cương)

Ví dụ 2. Về buffet sáng ở nhà hàng Lotus Mui Ne Resort & Spa

Ví dụ 3. Về kỹ thuật tính tiền ở quán ăn Bà cả Đọi, Sài Gòn

Các ví dụ trên cho thấy các ứng dụng toán học đôi khi rất đơn giản, bất ngờ nhưng không
phải ai cũng biết để vận dụng. Đương nhiên là càng học cao hơn, các ứng dụng sẽ càng
sâu sắc hơn nhưng dẫn nhập vào ứng dụng toán học nên là các vấn đề đơn giản, dễ hiểu.
Bên cạnh góc nhìn các bài toán thực tiễn như các ứng dụng của toán học vào đời sống, ta
còn quan tâm đến góc nhìn: các bài toán thực tiễn như phương tiện để dạy học.

Ví dụ 4. Hoạt cảnh ông chồng (do Hoài Linh đóng) dạy vợ cách cộng 26 + 38 thông qua
việc đi chợ.

Tiếp theo, chúng ta sẽ tập trung phân tích động cơ của việc tích hợp bài toán thực tiễn
trong giáo dục toán học thông qua ví dụ sau

Bài toán 1. Một nhà địa chất đang ở vị trí A trong sa mạc, cách con đường thẳng 10km
(AN = 10km). Trên con đường thì xe của nhà địa chất có thể chạy với vận tốc 50km/h
nhưng trên sa mạc thì nó chỉ chạy được với vận tốc 30km giờ.

Nhà địa chất đang rất khát nước và ông biết rằng có một trạm xăng P ở vị trí xuôi theo

đường 25 km (NP = 25 km) và ở đó có xá xị Chương Dương ướp lạnh.

a) Nhà địa chất tốn bao nhiêu phút để đi từ A đến P theo đường sa mạc?
b) Nếu nhà địa chất đi từ A đến N, sau đó sử dụng con đường để đến P thì có nhanh
hơn không?
c) Hãy tìm một cách đi nhanh hơn cho nhà địa chất. Cách của bạn đã là nhanh nhất
chưa?
Đáp án
a) Ta có theo định lý Pythaogre thì AP  102  252  5 19 ~ 26.93 . Từ đó suy ra thời
gian nhà địa chất tốn để đi từ A đến P theo sa mạc mà 26.93/30 (giờ), tương đương
khoảng 54 phút.

b) Nếu đi theo lộ trình AN, NP thì thời gian đi tương ứng là

10 25
 (giờ), tương đương 50 phút, nhanh hơn phương án đi thẳng.
30 50
c) Ta có thể đi nhanh hơn, bằng cách đi chéo từ điểm A đến điểm M nằm trên đoạn
NP. Ví dụ sao cho MN = 10. Khi đó AM  10 2, MP  15 và thời gian đi theo lộ trình
2 10 15
AM, MP bằng  giờ, tương đương 46.3 phút. Nếu muốn tìm phương án tối ưu,
30 50
ta đặt NM = x và thời gian đi theo lộ trình AM, MP là

100  x 2 25  x
t ( x)   .
30 50

Khảo sát hàm số t(x), ta dễ dàng tìm được min t(x) bằng 23/30 (tương ứng 46
phút), đạt được khi x = 15/2. Đó chính là phương án tốt nhất.

Ngoài phương pháp khảo sát hàm số, ta có thể dùng bất đẳng thức Cauchy

Schwarz để đánh giá t(x) như sau

100  x 2 25  x 100  x 2 . 100  7, 52 25  x 100  7,5 x 25  x 23


t ( x)        .
30 50 30. 100  7,52 50 30.12, 5 50 30

Thang điểm: a) 0.5, b) 0.5 c) 0.5 nếu đưa ra một phương án nào đó tốt hơn phương án b
và 1 điểm nếu tìm ra phương án tốt nhất.

Ghi chú: Một câu hỏi được đặt ra là làm sao nghĩ ra được lời giải Cauchy-Schwarz nếu
không biết điểm rơi x = 7.5?
Qua ví dụ này, chúng ta thấy những lợi ích sau đây của việc đưa bài toán thực tiễn vào
giảng dạy
 Tạo sự hấp dẫn, lôi cuốn (Atttracting)
 Các câu hỏi đầu tiên vừa dẫn dụ, vừa gợi mở để học sinh có thể tự tin tham gia
(Involving)
 Qua lời giải ở các cách khác nhau, giúp học sinh hiểu được ý nghĩa của các kiến
thức được học (bất đẳng thức, bất phương trình, phương trình, đạo hàm …)
 Làm dễ bài toán vì sử dụng được kinh nghiệm của học sinh, qua đó giảm tải, giảm
áp lực

4. Làm thế nào để xây dựng các bài toán thực tiễn

Sau khi đã xác định được tầm quan trọng và lợi ích của các bài toán thực tiễn, ta cần
nghiên cứu cách thức xây dựng các bài toán thực tiễn sao cho các bài toán và ví dụ đó có
được các tính chất đã nhắc tới ở cuối phần 2.
Có hai cách chính để thực hiện điều này, đó là

Cách 1. Tìm trong các vấn đề thực tiễn như trong tài chính ngân hàng, toán cuộc sống
(thuế thu nhập, cước taxi), toán sản xuất (các bài toán cân bằng đầu vào, đầu ra, quy
hoạch tuyến tính), các trò chơi cá cược (đánh bài, tung xúc sắc) … các vấn đề thực tiễn
rồi đặt các vấn đề toán học tương ứng. Đây là cách làm dễ hơn cả. Quan trọng là chúng ta
xem lời giải của các bài toán sẽ liên quan đến mô hình toán học nào. Có thể liệt kê ra đây
một số mô hình cơ bản:

 Cấp số nhân như mô hình mô tả sự tăng trưởng


 Hàm số như mô hình mô tả sự thay đổi
 Mô hình thí nghiệm Bernoulli trong xác suất
 Mô hình hệ phương trình hay hệ bất phương trình trong bài toán sản suấ
 Sinh học (mô hình phân chia tế bào, gene), vật lý (các bài toán chuyển động,
quang học, điện từ …), hóa học (cân bằng phản ứng), địa lý (tọa độ địa lý), lịch sử
(các năm âm lịch, dương lịch, trước công nguyên, sau công nguyên, thế thứ ….)

Một số ví dụ

1. (Đề thi thử THPT quốc gia, Đại học Vinh 2015) Giải bóng chuyền VTV Cup gồm 9
đội bóng tham dự, trong đó có 6 đội nước ngoài và 3 đội của Việt Nam. Ban tổ chức cho
bốc thăm ngẫu nhiên để chia thành 3 bảng A, B, C; mỗi bảng có 3 đội. Tính xác suất để 3
đội bóng của Việt Nam ở ba bảng khác nhau.
2. Trong ngày Tết, tại các điểm vui chơi thường có trò chơi bầu cua tôm cá nai gà. Luật
chơi của trò này như sau: Có 1 tờ giấy lớn trải trên bàn, trên đó có 6 ô vẽ các hình Bầu –
Cua – Tôm – Cá – Nai – Gà. Có 3 quân xúc sắc trên đó cũng ghi đủ 6 con và vật nói trên
bỏ trên một cái đĩa và được úp lại bằng 1 cái tô.
Người chơi đặt tiền vào các cửa. Sau đó nhà cái lắc đĩa và mở ra. Nếu người chơi đặt
1.000 vào cửa tôm mà ra 1 con tôm sẽ được trả 1.000, ra 2 con tôm được trả 2.000, ra 3
con tôm được trả 3.000.
Nhiều người cho rằng đây là một trò chơi công bằng, 50-50. Nhà cái chỉ lấy của người
này trả cho người khác. Sở dĩ có thắng thua là vì người chơi đặt không đều. Thực ra
không phải vậy.
Giả sử có 6 người chơi, mỗi ván đặt 1.000 vào 6 cửa (mỗi người một cửa). Nếu họ chơi
như vậy với số ván đủ nhiều thì tỷ lệ thắng của nhà cái là bao nhiêu?
3. Một người nông dân mang đến cho bác thợ rèn một miếng thép kích thước 60cm ×
96cm và nhờ bác làm thành một chiếc máng hình hộp chữ nhật không nắp với yêu cầu
“Bác cứ làm sao để nhà em đựng được nhiều nước nhất là được. Chí ít cũng được 300 lít
nhé bác”.
Bác thợ rèn dự định sẽ cắt ở 4 góc 4 hình vuông cạnh x như hình dưới đây

Sau đó gấp 4 hình chữ nhật (màu nhạt) ở 4 phía lên và hàn mép lại thành chiếc máng.
Hỏi bác thợ rèn phải chọn x bằng bao nhiêu cm để chiếc máng có thể tích lớn nhất?
4. Nhà địa chất đang ở địa điểm A trong sa mạc, cách con đường đất 10km (AB = 10km,
với B là điểm trên con đường đất gần A nhất). Ông đang cần đi về điểm C, nằm trên con
đường đất và cách B 50km. Biết rằng nhà địa chất có thể di chuyển trên sa mạc với vận
tốc 30km/h còn trên con đường đất với vận tốc 50km/h. Hãy tìm phương án để nhà địa
chất về đến C sau thời gian ít nhất.

5. Tìm chiều dài bé nhất của cái thang để có thể tựa vào tường và mặt đất, ngang qua cột
đỡ có chiều cao 3 3 m và cách tường 1m kể từ tim cột đỡ.
6. Công ty sữa Vinamilk muốn thiết kế bao bì để đựng sữa với thể tích 1dm3. Bao bì được
thiết kế bởi một trong hai mẫu sau: hình hộp chữ nhật có đáy là hình vuông hoặc dạng
hình trụ và được sản xuất cùng một nguyên vật liệu. Hỏi thiết kế theo mô hình nào sẽ tiết
kiệm được nguyên vật liệu nhất? và thiết kế mô hình đó theo kích thước như thế nào?
Ở đây chúng ta hiểu rằng chi phí nguyên vật liệu sẽ tỷ lệ với diện tích toàn phần của bao
bì, và trong mỗi mô hình, ta luôn chọn kích thước bao bì sao cho thể tích hộp là 1dm3 và
diện tích toàn phần là nhỏ nhất.
7. Người Mỹ rất chặt chẽ trong tài chính, vì thế quy tắc tính tiền trả góp của họ cũng hết
sức rành mạch và hợp lý. Cụ thể nếu ta nói mua một món hàng giá trị là A với lãi suất
r%/tháng và trả đều trong n tháng thì số tiền trả của tháng thứ nhất (sau đó 1 tháng) sẽ
tính bằng cách sau
 Tính số tiền A’ gồm cả vốn lẫn lãi, tức là A’ = A + A  r/100.
 Lấy A’ chia cho n sẽ ra số tiền phải trả sau tháng đầu.
Đến tháng sau lại tính như vậy với số tiền còn lại. Chú ý tháng sau thì ta chỉ còn n-1
tháng. Và cứ như vậy.

Có một người mua trả góp một món đồ trị giá 1000$ với lãi suất 1% tháng và trả đều
trong 24 tháng. Hỏi với quy tắc tính tiền trả góp như trên, tổng cộng anh ta sẽ phải trả bao
nhiêu tiền?
8. Bài toán tính thuế thu nhập cá nhân
Trong năm 2016, việc tính thuế thu nhập cá nhân đối với tiền lương hằng tháng sẽ thực
hiện theo biểu thuế lũy tiến từng phần với 7 bậc khác nhau, căn cứ vào Luật Thuế thu
nhập cá nhân 2007 và Luật Thuế thu nhập cá nhân sửa đổi 2012.
Cụ thể, thu nhập đến 60 triệu đồng/năm, tương đương mức 5 triệu đồng/tháng có mức
thuế suất là 5%. Thu nhập trên 60 triệu đến 120 triệu đồng/năm, tương đương mức trên 5
đến 10 triệu đồng/tháng có mức thuế suất là 10%.
Thu nhập trên 120 triệu đến 216 triệu đồng/năm, tương đương mức trên 10 đến 18 triệu
đồng/tháng có mức thuế suất là 15%. Thu nhập trên 216 triệu đến 384 triệu đồng/năm,
tương đương mức trên 18 đến 32 triệu đồng/tháng có mức thuế suất là 20%.
Thu nhập trên 384 triệu đến 624 triệu đồng/năm, tương đương mức trên 32 đến 52 triệu
đồng/tháng có mức thuế suất là 25%. Thu nhập trên 624 triệu đến 960 triệu đồng/năm,
tương đương mức trên 52 đến 80 triệu đồng/tháng có mức thuế suất là 30%. Thu nhập
trên 960 triệu đồng/năm, tương đương mức trên 80 triệu đồng/tháng có mức thuế suất là
35%.
Đồng thời, mức giảm trừ gia cảnh được áp dụng như sau: mức giảm trừ đối với đối tượng
nộp thuế là 9 triệu đồng/tháng (108 triệu đồng/năm). Mức giảm trừ đối với mỗi người
phụ thuộc là 3,6 triệu đồng/tháng.
Ta cũng giả định rằng mỗi người hàng tháng sẽ đóng bảo hiểm xã hội và bảo hiểm ý tế
bằng 6% thu nhập.
a) Một người có thu nhập 30 triệu đồng 1 tháng, có 1 người phụ thuộc thì phải đóng
thuế bao nhiêu?
b) Một người có 1 người phụ thuộc và phải đóng 2.350.000 tiền thuế thu nhập cá
nhân. Hỏi thu nhập của người đó là bao nhiêu?
9. Một đơn vị muốn gửi vào ngân hàng một khoản tiền với lãi suất 10% năm để trong
vòng 10 năm, vào cuối mỗi năm sẽ rút ra 50.000.000 VNĐ để làm học bổng. Hỏi số tiền
ban đầu phải gửi là bao nhiêu để sau 10 năm là vừa hết?

Cách 2. Từ các bài toán lý thuyết “thổi” tình huống thực tiễn vào. Cách này khó hơn, đòi
hỏi người xây dựng phải nắm rất vững thực tiễn và cách thức “dịch” tình huống.

Ví dụ từ bài toán sau:

Bài toán 2. (IMO 1983) Cho a, b, c là các số nguyên dương đôi một nguyên tố cùng
nhau. Chứng minh rằng 2abc – ab – bc – ca là số nguyên lớn nhất không biểu diễn được
dưới dạng abx + bcy + caz với x, y, z là các số nguyên không âm.
Đây là mộtt bài toán khó, là bài số
s 3 trong đề thi toán quốc tế. Nếu ra trựcc ti
tiếp như vậy thì
sẽ rất ít học sinh làm đượcc và ta
t sẽ không đạt được điều mong muốn. Để làm ddễ bài toán,
ta thực hiện đặc biệt hóa.

Bài toán 2’. Chứng minh rằng ng 29 là số


s nguyên lớn nhất không biểu diễnn đư
được dưới dạng
6x + 10y + 15y vớii x, y, z là các số
s nguyên không âm.

Và cuối cùng, từ bài toán này, ta “thổi” thực tiễn vào để được bài toán sau

Bài toán 3. (Olympic Trạii hè phương Nam 2016)

Cửaa hàng cá viên chiên “Fried Fish Rolls of the South” đóng cá viên chiên thành 3 lo
loại
hộp: hộp 6 viên, hộp
p 10 viên và hộp
h 15 viên. Một nhân viên tập sự của cửaa hàng thắc mắc
với cửa hàng trưởng “Nếu chẳẳng hạn khách hàng muốnn mua 19 viên thì ta không ththể bán
cho họ bằng những hộp p nguyên được,
đư chắc chắn phải xé 1 hộpp ra bán llẻ”. Cửa hàng
trưởng trả lời “Đúng là có nhữ
ững rắc rối như vậy. Nhưng cửaa hàng chúng ta ch
chủ yếu bán
cho các trường học, họ đặtt hàng số
s lượng đủ lớn và hầu như không xảyy ra chuy
chuyện đó”.
Hãy tìm số N0 lớn nhất mà nếếu khách hàng đặt hàng số lượng N0 viên, ccửa hàng không
thể phục vụ mà không xé lẻ một
m hộp nào đó.

4. Một số ví dụ tích hợp p trong các bài


b giảng đã thực hiện
Dưới đây, trên cơ sở cách xây dựngd các ví dụ thực tiễn để giảii thích khái ni
niệm, định
nghĩa, chúng tôi đưa ra một sốố ví dụ trích từ các bài giảng đã được xây dựựng ở phần “Các
phép tính với số tự nhiên”. Nguyên tắc
t dùng thực tiễn để giảii thích khái ni
niệm, định nghĩa
rồi lại dùng các khái niệm mớii để
đ giải quyết các bài toán thực tiễn ở mứcc đđộ cao hơn luôn
là nguyên tắc chủ đạo củaa nhóm biên soạn
so SGL cấp 1 và cấp 2.

Ví dụ 1. Phép chia có dư.

Lan xếp 33 quả trứngng trong rổ


r vào các vỉ, mỗi vỉ đựng được 6 quả trứng.
ng. H
Hỏi Lan xếp
được bao nhiêu vỉ trứng?
Ví dụ 2. Lũy thừa.
Tính thể tích một hình khốii rubic (hình lập
l phương)
Có chiều dài, chiều rộng, chiềuu cao đều
đ bằng 6cm.
Nếu hình khối rubic có chiều u dài, chiều
chi rộng, chiều cao
đều bằng a thì thể tích bằng
ng bao nhiêu ?
Người ta viết gọn 6. 6. 6 = 63, a. a. a = a3.
Ta gọi 63, a3 là một lũy thừa.
a3 đọc là : a mũ ba hoặc a lũy
ũy thừa
th ba hoặc lũy thừa bậc ba của a.
Ví dụ 3. Toán học và âm nhạc

Ta đã biết quan hệ về trường


ng độ
đ của các nốt nhạc như sau :
1 nốt tròn = 2 nốt trắng = 4 nố
ốt đen = 8 nốt móc đơn = 16 nốt móc kép
= 32 nốtt móc ba = 64 nốt
n móc tư.
Em hãy dùng luỹ thừa của mộtt số
s tự nhiên để diễn tả mối quan hệ nói trên.
Ví dụ 4. Toán học và Sinh họcc
Sách giáo khoa Sinh học 6 trang 28 viết :
Tế bào lớn lên đến một kích thước nhất định thì phân chia. Quá trình đó diễn ra như sau :
+ Đầu tiên từ 1 nhân hình thành 2 nhân, tách xa nhau.
+ Sau đó chất tế bào được phân chia, xuất hiện một vách ngăn, ngăn đôi tế bào cũ thành
2 tế bào con.
Các tế bào con tiếp tục lớn lên cho đến khi bằng tế bào mẹ. Các tế bào này lại tiếp tục
phân chia thành 4, rồi thành 8, ... tế bào.
Với nội dung trên ta thấy từ một tế bào mẹ thì : Sau khi phân chia lần 1 được 2 tế bào
con; lần 2 được 22 = 4 tế bào con ; lần 3 được 23 = 8 tế bào con.
Các em hãy cho biết số tế bào con có được ở lần phân chia thứ 5, thứ 8, thứ 10.
Ví dụ 5. Cùng khám phá
Trong ngành thiên văn vì số lượng các ngôi sao, khoảng cách giữa các hành tinh cũng
như khối lượng của chúng là các con số thật lớn nên người ta thường dùng lũy thừa cơ số
10 để biểu diễn các con số đó

Dải Ngân Hà có đường kính khoảng 1021 m, có khối lượng khoảng bằng 1012 khối lượng
Mặt Trời, chứa khoảng 107 đến 1012 ngôi sao.
Khoảng cách giữa mặt trời và trái đất khoảng bắng 15.107 km

Tài liệu tham khảo

[1]. Ayhan Kürşat ERBAŞ, Mahmut KERTİL, Bülent ÇETİNKAYA, Erdinç


ÇAKIROĞLU, Cengiz ALACACI, Sinem BAŞ, Mathematical Modeling in Mathematics
Education, Basic Concepts and Approaches, Educational Sciences: Theory & Practice,
14(4), 1621-1627.

[2]. Trần Nam Dũng, Các mô hình giải bài toán thực tiễn, đề cương bài giảng dành cho
học sinh tại Titan Education, tháng 6/2016.

[3]. Trần Nam Dũng, Các bài toán thực tiễn gắn liền chương trình Toán THCS, THPT,
bài giảng bồi dưỡng giáo viên THCS, THPT, Tp HCM, tháng 8/2016.

[4] Nhóm tác giả SGK cấp 2, Các bài giảng mẫu.

You might also like