You are on page 1of 10

Ngày soạn: 12/11/2022 GIÁO ÁN ĐẠI SỐ & GIẢI TÍCH - LỚP 11

Ngày giảng: 15/11/2022 Họ và tên giáo sinh: Vũ Quỳnh Anh

LUYỆN TẬP: XÁC SUẤT CỦA BIẾN CỐ

I. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức/Kĩ năng:
a. Kiến thức:
- Giúp HS nâng cao: sử dụng phép đếm, hoán vị, chỉnh hợp, tổ hợp để tìm được
Nâng cao khả năng phân tích bài toán tìm xác suất của biến cố.
- Biết được phép thử ngẫu nhiên, không gian mẫu, biến cố liên quan tới phép thử ngẫu
nhiên, định nghĩa cổ điển.
- Biết được các khái niệm: biến cố tổ hợp, biến cố xung khắc, biến cố đối, biến cố giao, biến
cố độc lập.
- Biết tính chất
- Biết định lí cộng xác suất và công thức nhân xác suất.
b. Kĩ năng:
- Xác định được: Phép thử ngẫu nhiên; không gian mẫu; biến cố liên quan đến phép thử
ngẫu nhiên.
- Biết vận dụng quy tắc cộng xác suất, quy tắc nhân xác suất trong bài tập đơn giản.
- Biết sử dụng máy tính bỏ túi hỗ trợ tính xác suất.
2. Năng lực:
a. Năng lực chung:
- Năng lực tự học: Học sinh xác định đúng đắn động cơ, thái độ học tập; tự đánh giá và
điều chỉnh được kế hoạch học tập; tự nhận ra những sai sót và khắc phục.
- Năng lực giao tiếp: Tiếp thu kiến thức, trao đổi học hỏi bạn bè thông qua việc thực
hiện nhiệm vụ trong các hoạt động cặp đôi, nhóm; có thái độ tôn trọng, lắng nghe, có
phản ứng tích cực trong giao tiếp.
- Năng lực hợp tác: Học sinh xác định được nhiệm vụ của tổ/nhóm, trách nhiệm của bản
thân đề xuất được những ý kiến đóng góp, góp phần hoàn thành nhiệm vụ học tập.
- Năng lực giải quyết vấn đề: Học sinh tiếp cận hệ thống câu hỏi và bài tập, những tình
huống có vấn đề. Phân tích được các vấn đề để đưa ra những giải pháp xử lí tình huống,
những vấn đề liên quan đến bộ môn và trong thực tế.
- Năng lực sáng tạo: Học sinh biết vận dụng tính sáng tạo để giải quyết tình huống của
từng bài toán cụ thể.
b. Năng lực riêng:
- Năng lực tư duy và lập luận toán học: So sánh, phân tích dữ liệu tìm ra mối liên hệ
giữa các đối tượng đã cho và nội dung bài học về tích của một vectơ với một số, từ đó
có thể áp dụng kiến thức đã học để giải quyết các bài toán.
- Năng lực mô hình hóa toán học, giải quyết vấn đề toán học: thể hiện điểm khối tâm
bằng phương trình vectơ, quy việc đi tìm điểm khối tâm về việc giải phương trình
vectơ.
3. Phẩm chất:
- Trách nhiệm: Biết chịu trách nhiệm với thành quả của cá nhân, tập thể; không đổ lỗi
cho người khác. Chủ động phát hiện, chiếm lĩnh tri thức mới, biết quy lạ về quen, có
tinh thần trách nhiệm hợp tác xây dựng cao.
- Trung thực: Học sinh biết tôn trọng kết quả của bản thân, tôn trọng lẽ phải; thật thà,
ngay thẳng trong học tập và làm việc, lên án sự gian lận.
- Chăm chỉ: Chăm làm, ham học, có tinh thần tự học, chăm chỉ tích cực xây dựng bài,
nhiệt tình tham gia các công việc của tập thể, tinh thần vượt khó trong công việc.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU:
1. Giáo viên: Giáo án, phiếu học tập, sách giáo khoa, bài giảng,..
2. Học sinh: Dụng cụ học tập, sách giáo khoa, chuẩn bị bài trước khi đến lớp...
III. PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC:
Phương pháp vấn đáp giải quyết vấn đề.
IV. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:
1. Ổn định lớp: Kiểm tra sĩ số lớp, ổn định chỗ ngồi, chia nhóm (4 nhóm).
2. Kiểm tra bài cũ: Lồng vào quá trình luyện tập.
3. Tiến trình dạy học:
HOẠT ĐỘNG 1: NHẮC LẠI KIẾN THỨC.
1. Mục tiêu:
Giúp học sinh nhớ lại kiến thức về xác suất của biến cố.
2. Nội dung:
H1: Muốn tính xác suất của biến cố A ta phải làm gì?
H2: Các tính chất của xác suất?
H3: A và B là hai biến cố độc lập khi nào?
3. Sản phẩm:
H1:
B1: Xác định Ω và tính n( Ω).
B2: Xác định A và tính n(A)

B3: Áp dụng định nghĩa: để tính xác suất của biến cố.
H2:
a) .
b) với mọi biến cố .
c) Nếu và xung khắc, thì
(công thức cộng xác suất).
d) Với mọi biến cố , ta có:
.
H3:
A và B là hai biến cố độc lập khi và chỉ khi:

4. Tổ chức thực hiện:


Chuyển giao nhiệm vụ Giáo viên đưa ra các câu hỏi.
Thực hiện nhiệm vụ GV: Điều khiển và đôn đốc HS thực hiện theo yêu cầu.
HS: Trả lời các câu hỏi.
Báo cáo kết quả HS trả lời.
Đánh giá, nhận xét, Giáo viên, nhận xét câu trả lời của HS.
tổng hợp

HOẠT ĐỘNG 2: LUYỆN TẬP.


Hoạt động thành phần 2.1: Tính xác suất nhờ liệt kê các phần tử của biến cố.
1. Mục tiêu: HS biết áp dụng định nghĩa cổ điển của xác suất để tính được xác suất của biến
cố.
2. Nội dung:
Bài 1: Gieo ngẫu nhiên một con súc sắc cân đối và đồng chất hai lần.
a) Hãy mô tả không gian mẫu.
b) Xác định biến cố:
A: “Tổng số chấm xuất hiện trong hai lần gieo không bé hơn 10”.
B: “Mặt 5 chấm xuất hiện ít nhất một lần”.
c) Tính
Bài 2: Có 4 tấm bìa được đánh số từ 1 đến 4. Rút ngẫu nhiên 3 tấm.
a) Hãy mô tả không gian mẫu.
b) Xác định các biến cố sau:
A: "Tổng các số trên 3 tấm bìa bằng 8"
B: "Các số trên 3 tấm bìa là ba số tự nhiên liên tiếp"
c) Tính
Bài 3: Một người chọn ngẫu nhiên hai chiếc giày từ bốn đôi giày cỡ khác nhau. Tính xác
suất để hai chiếc chọn được tạo thành một đôi.
3. Sản phẩm:
Bài 1: Phép thử T: “Gieo một con súc sắc cân đối và đồng chất hai lần”

a) ={(i,j)∣ i = ,j= }
 = {(1,1), (1,2), (1,3), (1,4), (1,5), (1,6), (2,1), (2,2), (2,3), (2,4), (2,5), (2,6), (3,1), (3,2),
(3,3), (3,4), (3,5), (3,6), (4,1), (4,2), (4,3), (4,4), (4,5), (4,6), (5,1), (5,2), (5,3), (5,4),
(5,5), (5,6), (6,1), (6,2), (6,3), (6,4), (6,5), (6,6)}.
Sử dụng quy tắc đếm để xác định số phần tử của không gian mẫu.
Số phần tử của không gian mẫu là: = 6.6 = 36.
b)
A = {(4, 6), (5, 5), (5, 6), (6, 4), (6, 5), (6, 6)}

B = {(1, 5), (2, 5), (3, 5), (4, 5), (5, 5), (6, 5), (5, 1), (5, 2), (5, 3), (5, 4), (5, 6)}

c)

Bài 2: Phép thử T được xét là: "Từ bốn tấm bìa đã cho, rút ngẫu nhiên ba tấm".
a) = {(1, 2, 3), (1, 2, 4), (1, 3, 4), (2, 3, 4)}.
Mỗi một kết quả có thể có của phép thử T là một tổ hợp chập 3 của 4 số 1, 2, 3, 4.

Số phần tử của không gian mẫu là:


b) A = {(1, 3, 4)}

B = {(1, 2, 3), (2, 3, 4)}

c)
Bài 3: Phép thử T được xét là: "Lấy ngẫu nhiên 2 chiếc giày từ 4 đôi giày có cỡ khác nhau".
Mỗi một kết quả có thể xảy ra là một tổ hợp chập 2 của 8 chiếc giày. Do đó số các kết quả
có thể có thể có của phép thử T là:
Gọi A là biến cố: "Lấy được hai chiếc giày tạo thành một đôi".
Mỗi một kết quả có thể có thuận lợi cho A là một đôi giày trong 4 đôi giày đã cho. 
Do đó số các kết quả có thể có thuận lợi cho A là:

Phương pháp :
Sử dụng quy tắc đếm để xác định số phần tử của không gian mẫu và biến cố.
Liệt kê các phần tử của biến cố rồi chúng ta đếm.

Sau đó áp dụng định nghĩa cổ điển để tính xác suất của biến cố: .
4. Tổ chức thực hiện:
- GV: Chia lớp thành 4 nhóm. Yêu cầu học sinh thảo luận
Chuyển giao
bài tập theo nhóm.
- HS: Nhận nhiệm vụ của GV
- HS thực hiện nhiệm vụ.
- GV quan sát, theo dõi HS. Giải thích câu hỏi nếu HS chưa
Thực hiện
hiểu rõ nội dung vấn đề nêu ra.

- Thực hiện được Bài 1, 2, 3 và đại diện nhóm lên bảng trình
Báo cáo thảo luận
bày lời giải chi tiết.
- Các nhóm khác theo dõi, nhận xét, hoàn thành sản phẩm.
- GV nhận xét thái độ làm việc, phương án trả lời của học
Đánh giá, nhận xét, sinh.
tổng hợp - Trên cơ sở câu trả lời của học sinh, GV chốt lại kiến thức
trọng tâm cần nhớ.

Hoạt động thành phần 2.2: Tính xác suất nhờ các quy tắc đếm và tính chất của xác
suất.
1. Mục tiêu: HS biết áp dụng các quy tắc đếm và tính chất của xác suất để tính được xác
suất của biến cố.
2. Nội dung:
Bài 5: Từ cỗ bài tú lơ khơ 52 con, rút ngẫu nhiên cùng một lúc bốn con. Tính xác suất sao
cho:
a) Cả bốn con đều là át.
b) Được ít nhất là một con át.
c) Được hai con át và hai con K
Bài 6: Hai bạn nam và hai bạn nữ được xếp ngồi ngẫu nhiên vào bốn ghế xếp thành hai dãy
đối diện nhau. Tính xác suất sao cho:
a) Nam, nữ ngồi đối diện nhau.
b) Nữ ngồi đối diện nhau.
3.Sản phẩm:
Bài 5: Phép thử T được xét là: "Từ cỗ bài tú lơ khơ 52 con bài, rút ngẫu nhiên cùng một
lúc 4 con".
Mỗi kết quả có thể có là một tổ hợp chập 4 của 52 con bài.

Do đó
Gọi biến cố A: "Rút được bốn con át"

Gọi biến cố : "Rút được ít nhất một con át".


Ta có:
: "Rút được 4 con bài đều không là át".
Mỗi kết quả có thể thuận lợi cho  là một tổ hợp chập 4 của 48 con bài không phải là át.

Suy ra số các kết quả có thể có thuận lợi cho là:

Gọi C là biến cố: "Rút được hai con át và hai con K".


Mỗi kết quả có thể có thuận lợi cho C là một tổ hợp gồm 2 con át và 2 con K.
Áp dụng quy tắc nhân tính được số các kết quả có thể có thuận lợi cho C là:
Vậy
Bài 6: Mỗi cách xếp 4 bạn vào 4 chỗ ngồi là một hoán vị của 4 phần tử, vì vậy không gian
mẫu có: 4! = 24 phần tử.
a) Gọi biến cố : “Nam, nữ ngồi đối diện nhau”.
=> Biến cố đối : “Nam ngồi đối diện nam, nữ ngồi đối diện nữ”
Có 4 chỗ để cho bạn nữ thứ nhất chọn.
Có 1 cách chọn cho bạn nữ thứ hai (đối diện với bạn nữ thứ nhất).
Sau khi hai bạn nữ đã được chọn (ngồi đối diện nhau) thì còn lại 2 chỗ đối diện nhau để xếp
2 bạn nam và có 2! cách xếp 2 bạn nam này.
Theo quy tắc nhân có: 4.1.2! = 8 cách xếp chỗ sao cho nam ngồi đối diện nam, nữ ngồi đối
diện nữ.

Do đó,
Suy ra, xác suất biến cố A là:

b) Vì chỉ có 4 người: 2 nam và 2 nữ nên nếu 2 nữ ngồi đối diện nhau thì 2 nam cũng ngồi
đối diện nhau.
Do đó  cũng là biến cố: "Nữ ngồi đối diện nhau".

Xác suất xảy ra biến cố này là:


Phương pháp:
+ Xác định không gian mẫu bằng quy tắc đếm.

+ Sau đó sử dụng công thức biến cố đối:  có nghĩa là ta tìm xác suất của biến
cố A từ biến cố đối của A.
4.Tổ chức thực hiện:
- GV: Chia lớp thành 4 nhóm. Yêu cầu học sinh thảo luận
Chuyển giao
bài tập theo nhóm.
- HS: Nhận nhiệm vụ của GV
Thực hiện - HS thực hiện nhiệm vụ.
- GV quan sát, theo dõi HS. Giải thích câu hỏi nếu HS chưa
hiểu rõ nội dung vấn đề nêu ra.
- Thực hiện được Bài 5, 6 và đại diện nhóm lên bảng trình
Báo cáo thảo luận
bày lời giải chi tiết.
- Các nhóm khác theo dõi, nhận xét, hoàn thành sản phẩm.
- GV nhận xét thái độ làm việc, phương án trả lời của học
Đánh giá, nhận xét, sinh.
tổng hợp - Trên cơ sở câu trả lời của học sinh, GV chốt lại kiến thức
trọng tâm cần nhớ.

Hoạt động thành phần 2.3: Tính xác suất của biến cố bằng công thức nhân xác suất.
1. Mục tiêu: HS biết áp dụng công thức nhân xác suất để tính được xác suất của biến
cố.
2. Nội dung:
Bài 7: Có hai hộp chứa các quả cầu. Hộp thứ nhất chứa 6 quả trằng, 4 quả đen. Hộp thứ hai
chứa 4 quả trằng, 6 quả đen. Từ mỗi hộp lấy ngẫu nhiên một quả. Kí hiệu:
A là biến cố: "Quả lấy từ hộp thứ nhất trằng"
B là biến cố: "Quả lấy từ hộp thứ hai trắng"
a) Xét xem A và B có độc lập không.
b) Tính xác suất sao cho hai quả cầu lấy ra cùng màu.
c) Tính xác suất sao cho hai quả cầu lấy ra khác màu.
3. Sản phẩm:
Bài 7: Phép thử T: “Từ mỗi hộp lấy ngẫu nhiên một quả”.
+ Có 10 cách lấy 1 quả cầu bất kì ở hộp 1 và có 10 cách lấy 1 quả cầu bất kì ở hộp 2
Nên số phần tử của không gian mẫu là:
a) Biến cố A: "Quả cầu lấy từ hộp thứ nhất có màu trắng".
Mỗi một kết quả có thể có thuận lợi cho A gồm 2 thành phần là:
1 quả cầu trắng ở hợp thứ nhất và 1 quả cầu (nào đó) ở hộp thứ 2.
+ Vận dụng quy tắc nhân ta tìm được số các kết quả có thể có thuận lợi cho A là:

+ Biến cố B: "Quả cầu lấy từ hộp thứ hai có màu trắng".


Tương tự như trên ta tìm được số các kết quả có thể thuận lợi cho B là:

Gọi là biến cố: “Cả hai quả cầu lấy ra đều trắng”.
Suy ra có 6 cách lấy quả cầu màu trắng ở hộp A và 4 cách lấy quả cầu ở hộp B
Ta có:
Vậy A và B là hai biến độc lập với nhau.
b) Gọi C là biến cố: “Lấy được 2 quả cùng màu”
là biến cố: “Cả hai quả cầu lấy ra đều trắng”
là biến cố: “Cả hai quả cầu lấy ra đều đen”
Suy ra
Do

Do và là hai biến cố xung khắc và A, B là hai biến độc lập nên:

Vậy xác suất để lấy được cầu sao cho hai quả cầu lấy ra cùng màu là 0,48.
c) Gọi   là biến cố: “Lấy được 2 quả khác màu”
Suy ra 
Vậy xác suất để lấy được cầu sao cho hai quả cầu lấy ra khác màu là 0,52.
Phương pháp:
+ Xác định không gian mẫu bằng cách sử dụng quy tắc đếm.
+ Cần nằm rõ định nghĩa biến cố độc lập.
+ Sử dụng công thức nhân xác suất và định nghĩa để xác định biến cố và tính xác suất.
4. Tổ chức thực hiện:
- GV: Chia lớp thành 4 nhóm. Yêu cầu học sinh thảo luận
Chuyển giao
bài tập theo nhóm.
- HS: Nhận nhiệm vụ của GV
- HS thực hiện nhiệm vụ.
Thực hiện - GV quan sát, theo dõi HS. Giải thích câu hỏi nếu HS chưa
hiểu rõ nội dung vấn đề nêu ra.
- Thực hiện được Bài 7 và đại diện nhóm lên bảng trình bày
Báo cáo thảo luận
lời giải chi tiết.
- Các nhóm khác theo dõi, nhận xét, hoàn thành sản phẩm.
- GV nhận xét thái độ làm việc, phương án trả lời của học
Đánh giá, nhận xét, sinh.
tổng hợp - Trên cơ sở câu trả lời của học sinh, GV chốt lại kiến thức
trọng tâm cần nhớ.

4. Củng cố:
- Nhấn mạnh nội dung trọng tâm bài học.
- Nhắc lại các dạng bài tập cơ bản
5. Hướng dẫn về nhà:
- Học bài cũ
- Làm BTVN trong phiếu học tập.
Phiếu học tập
Câu 1: Cho A là một biến cố liên quan phép thử T. Mệnh đề nào sau đây là mệnh đề đúng ?
A. là số lớn hơn 0. B. .
C. D. là số nhỏ hơn 1.

Câu 2: Cho là hai biến cố xung khắc; Đẳng thức nào sau đây đúng?
A. B.
C. D.
Câu 3: Một hộp chứa 11 quả cầu gồm 5 quả cầu màu xanh và 6 quả cầu màu đỏ. Chọn ngẫu
nhiên lần lượt hai quả cầu từ hộp đó. Xác suất để hai quả cầu được chọn ra cùng màu bằng:

A. B. C. D.
Câu 4: Sắp 3 quyển sách Toán và 3 quyển sách Vật Lí lên một kệ dài. Xác suất để 2 quyển
sách cùng một môn nằm cạnh nhau là:

A. B. C. D.
Câu 5: Một tổ học sinh có 7 nam và 3 nữ. Chọn ngẫu nhiên 2 người. Tính xác suất sao cho 2
người được chọn có đúng một người nữ.

A. B. C. D.

Vĩnh Phúc, ngày 12 tháng 11 năm 2022


Duyệt của Giáo viên hướng dẫn Người soạn

Đào Thuỳ Linh Vũ Quỳnh Anh

You might also like