You are on page 1of 49

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC

NGUYỄN NGỌC CHI

ĐỊNH LÝ ĐẾM POLYA

LUẬN VĂN THẠC SĨ TOÁN HỌC

Thái Nguyên - 2015


ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC

NGUYỄN NGỌC CHI

ĐỊNH LÝ ĐẾM POLYA

Chuyên ngành: Phương pháp Toán sơ cấp


Mã số: 60 46 01 13

LUẬN VĂN THẠC SĨ TOÁN HỌC

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC

TS. ĐOÀN TRUNG CƯỜNG

Thái Nguyên - 2015


i

Mục lục

Lời cam đoan iii

Lời cảm ơn iv

Mở đầu 1

1 Kiến thức chuẩn bị 3


1.1 Khái niệm và ví dụ về nhóm . . . . . . . . . . . . . . . . . 3
1.2 Định lý Lagrange . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 7
1.3 Tác động nhóm và công thức lớp . . . . . . . . . . . . . . . 10

2 Bổ đề Burnside 13
2.1 Bổ đề Burnside . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 13
2.2 Định lý Polya con (Polya’s Baby Theorem) . . . . . . . . . . 15
2.3 Ví dụ . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 16
2.4 Bài tập đề nghị . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 21

3 Định lý đếm Polya 23


3.1 Bổ đề Burnside với trọng . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 23
3.2 Định lý đếm Polya (Polya’s Enumeration Theorem) . . . . . 25
3.3 Ví dụ . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 27
3.4 Bài tập đề nghị . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 39
ii

Kết luận 41

Tài liệu tham khảo 43


iii

Lời cam đoan

Tôi xin cam đoan các số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn này là
trung thực và không trùng lặp với các đề tài khác. Tôi cũng xin cam đoan mọi
thông tin trích dẫn trong luận văn đã được chỉ rõ nguồn gốc.

Thái Nguyên, ngày 20 tháng 11 năm 2015


Họ và tên

Nguyễn Ngọc Chi


iv

Lời cảm ơn

Sau một năm nghiên cứu miệt mài luận văn thạc sỹ của tôi với chủ đề
"Định lý đếm Polya" đã được hoàn thành tại trường Đại học Khoa học - Đại
học Thái Nguyên. Những kết quả ban đầu mà luận văn thu được là nhờ sự
hướng dẫn tận tình và nghiêm khắc của thầy TS. Đoàn Trung Cường. Tôi xin
gửi lời cảm ơn sâu sắc đến thầy.
Tôi xin chân thành cảm ơn tới các thầy, cô giáo trong khoa Toán - Tin,
Phòng Đào tạo Khoa học và Quan hệ quốc tế, các bạn học viên lớp Cao học
Toán K7D và các bạn đồng nghiệp đã tạo điều kiện thuận lợi, động viên tác
giả trong quá trình học tập và nghiên cứu .
Tác giả cũng xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới gia đình và người thân
luôn khuyến khích, động viên tác giả trong suốt quá trình học tập và làm luận
văn.
Mặc dù có nhiều cố gắng nhưng luận văn khó tránh khỏi những thiếu sót
và hạn chế. Tác giả mong nhận được những ý kiến đóng góp quý báu của các
thầy cô và bạn đọc để luận văn được hoàn thiện hơn.

Thái Nguyên, 2015 Nguyễn Ngọc Chi

Học viên Cao học Toán K7D,


Trường ĐH Khoa học - ĐH Thái Nguyên
1

Mở đầu

Cấu trúc nhóm xuất hiện một cách tự nhiên trong Toán học và Toán học
phổ thông như Giải tích, Đại số, Số học, Tổ hợp. Một ví dụ tiêu biểu trong
Tổ hợp là ứng dụng lý thuyết nhóm vào bài toán tô mầu thông qua bổ đề
Burnside. Mục đích chính của luận văn này là trình bày bài toán tô mầu, bổ
đề Burnside, các định lý Polya và ứng dụng vào các bài tập cho học sinh phổ
thông.
Bổ đề Burnside là một kết quả cơ bản của lý thuyết nhóm khi vận dụng
vào bài toán tô mầu với hệ quả là định lý Polya. Bài toán đặt ra là tô mầu r
mảnh vải khác nhau bởi bộ n mầu. Nếu ta gọi G là một nhóm con của nhóm
Sr là nhóm các phép hoán vị r mảnh vải thì hai cách tô mầu là như nhau nếu
cách tô mầu này nhận được từ cách tô mầu kia bằng một phép hoán vị các
mảnh vải trong G. Hỏi có bao nhiêu cách tô mầu khác nhau? Nội dung của
luận văn chỉ ra được số cách tô mầu khác nhau chính là số quỹ đạo của tác
động nhóm G vào tập các mảnh vải và để đếm số quỹ đạo này ta sử dụng bổ
đề Burnside với hệ quả là định lý Polya.
Trong thực tế với các bài toán tô mầu ta thường gặp những yêu cầu kỹ hơn,
cụ thể hơn trong cách thức tô mầu. Cụ thể với bộ mầu M = {M1 , M2 , . . . , Mm }
và bộ số nguyên t1 , t2 , . . . , tn ≥ 0 khi tô r mảnh vải bởi bộ m mầu ở bài toán
trên kèm theo điều kiện mầu Mi xuất hiện đúng ti lần. Hỏi có bao nhiêu cách
tô mầu khác nhau? Để giải bài toán này ta cần sử dụng đến khái niệm hàm
sinh và đa thức chỉ số xích để đi đến một công cụ mạnh hơn bổ đề Burnside
2

đó chính là định lý đếm Polya.


Trong luận văn này bài toán tô mầu sẽ xuất hiện ở việc tô các đỉnh của
một đa giác đều, tô mầu vòng cổ, tô mầu các ô vuông của lưới vuông, hay
tô mầu các hình đa diện đều như tứ diện đều, khối lập phương, bát diện đều.
Đồng thời luận văn cũng đề cập đến việc ứng dụng của bài toán tô mầu vào
đếm số đồng phân của các phân tử hợp chất hóa học. Đây là bài toán khó
nhưng có nhiều ứng dụng trong việc tìm và đặt tên các hợp chất hóa học hữa
cơ.
Trên những cơ sở đó luận văn được chia thành ba chương với nội dung
chính như sau:
Chương 1: Trình bày một số khái niệm cơ bản về nhóm, định lý Lagrange,
tác động nhóm và công thức lớp.
Chương 2: Trình bày bổ đề Burnside, định lý Polya con và các ví dụ.
Chương 3: Là nội dung chính của luận văn, chương này trình bày định lý
đếm Polya và các ví dụ.

Thái Nguyên, ngày 20 tháng 11 năm 2015

Nguyễn Ngọc Chi


Email: ngocchigvt@gmail.com
3

Chương 1

Kiến thức chuẩn bị

Mục đích của chương này là nhắc lại một số kiến thức về nhóm, nêu và
chứng minh định lý Lagrange. Đồng thời cũng nêu định nghĩa tác động nhóm
và chứng minh công thức lớp. Kiến thức này là cần thiết cho những áp dụng
vào việc chứng minh các định lý ở chương sau.

1.1 Khái niệm và ví dụ về nhóm

Định nghĩa 1.1.1. Một nhóm gồm một tập hợp G 6= ∅ và một phép toán
G × G → G, (a, b) 7→ a ∗ b thỏa mãn các tiên đề:
(G1 ) Tính chất kết hợp: (a ∗ b) ∗ c = a ∗ (b ∗ c), với mọi a, b, c ∈ G.
(G2 ) Phần tử đơn vị: tồn tại e ∈ G sao cho e ∗ a = a ∗ e = a với mọi
a ∈ G. Phần tử e như vậy được gọi là phần tử đơn vị của G.
(G3 ) Phần tử nghịch đảo: với mọi a ∈ G, có một phần tử b ∈ G sao cho
a ∗ b = b ∗ a = e. Phần tử b được gọi là phần tử nghịch đảo của a và kí hiệu
là a−1 .
Một nhóm (G, ∗) được gọi là một nhóm Abel hoặc nhóm giao hoán nếu
tiên đề sau đây được thỏa mãn.
(G4 ) Tính chất giao hoán: a ∗ b = b ∗ a với mọi a, b ∈ G.

Về mặt kí hiệu, bên cạnh kí hiệu tích dạng a ∗ b, người ta còn sử dụng các
kí hiệu a + b, ab, a ◦ b, . . . tùy vào từng trường hợp cụ thể. Trong chương này,
4

với nhóm Abel nói chung ta sẽ dùng kí hiệu + để chỉ phép toán, phần tử đơn
vị được kí hiệu là 0 và gọi là phần tử trung hòa. Phần tử nghịch đảo của phần
tử a khi đó sẽ được kí hiệu là −a và gọi là phần tử đối. Trong trường hợp tổng
quát, tích sẽ thường được kí hiệu là ab, phần tử đơn vị đôi khi cũng được kí
hiệu là 1. Để chỉ một nhóm, ta dùng kí hiệu (G, ∗) hoặc đơn giản là G.

Ví dụ 1.1.1. Sau đây là một số ví dụ về nhóm.


a) Tập các số nguyên Z với phép + là một nhóm Abel. Phần tử trung hòa
là 0, phần tử đối của n ∈ Z là −n. Tương tự, tập các số hữu tỷ Q, tập các số
thực R với phép cộng đều là những nhóm Abel.
b) Tập G = {1, −1} ⊂ R với phép nhân. Chú ý (−1)−1 = −1.
c) Tập có một phần tử G = {e} với phép toán e ∗ e = e cũng là một nhóm.
Nhóm này được kí hiệu là e và gọi là nhóm tầm thường.
d) Tập R× := R\{0} với phép nhân. Tương tự đối với tập R+ := {x ∈
R : x > 0}.
e) Tập các lớp đồng dư Z/nZ với n ∈ Z cho trước, trong đó phép toán là
phép cộng (a + nZ) + (b + nZ) := a + b + nZ. Chú ý rằng các lớp đồng dư
a + nZ cũng hay được kí hiệu là a cho gọn.
g) Nhóm đối xứng: Xét tập khác rỗng X và đặt SX := {f : X →
X là song ánh}. Trên SX có phép hợp thành các ánh xạ (f • g)(x) = f (g(x))
và kí hiệu ánh xạ đồng nhất là idX . Khi đó (SX , •) là một nhóm với phần tử
đơn vị là idX . Nhóm này gọi là nhóm đối xứng trên các phần tử của tập X.
Đặc biệt nhóm SX là giao hoán khi và chỉ khi |X| = 1, 2.
h) Nếu X là tập hữu hạn có n phần tử tức là X = {1, 2, . . . , n} thì
nhóm SX còn được kí hiệu là nhóm Sn . Một phần tử của Sn là song ánh
ϕ : {1, 2, . . . , n} → {1, 2, . . . , n}. Do đó hoàn toàn xác định ảnh ϕ(1) =
a1 , ϕ(2) = a2 , . . . , ϕ(n) = an . Từ đó ta có thể biểu diễn ϕ dưới dạng
(a1 a2 . . . an ) là phép hoán vị n phần tử. Ngoài ra ϕ cũng có thể biểu diễn
5
 
1 2 ... n
dưới dạng   là phép thế n phần tử.
a1 a2 . . . an

Định nghĩa 1.1.2. Cho G là một nhóm. Một tập con H 6= ∅ của G là một
nhóm con nếu H với các phép toán trên G hạn chế trên tập đó là một nhóm.

Như vậy, nếu H là một nhóm con của G thì e ∈ H, với mọi a, b ∈ H thì
a−1 ∈ H, ab ∈ H. Ta có tiêu chuẩn hữu ích sau.

Bổ đề 1.1.1. Cho tập H khác rỗng là tập con của G. Những khẳng định sau
là tương đương
a) H là một nhóm con của G,
b) Với mọi a, b ∈ H, a−1 ∈ H, ab ∈ H,
c) Với mọi a, b ∈ H, ab−1 ∈ H.

Chứng minh. Các quan hệ a) ⇒ b) và b) ⇒ c) là hiển nhiên. Ta chứng minh


c) ⇒ a).
Với a ∈ H, ta có e = aa−1 ∈ H, suy ra a−1 = e.a−1 ∈ H. Với mọi
a, b ∈ H, b−1 ∈ H nên ab = a(b−1 )−1 ∈ H. Như vậy H đóng với phép toán
trong G. H thỏa mãn các tiên đề của nhóm (G1 ), (G2 ) như vừa được chứng
minh. Tiên đề (G3 ) về tính kết hợp luôn thỏa mãn trên G nên đương nhiên sẽ
thỏa mãn trên tập con H. Vậy H là một nhóm con của G.

Định nghĩa 1.1.3. Cho G là một nhóm. Cấp của một phần tử a ∈ G, kí hiệu
là ord(a) là lực lượng của nhóm xyclic hai.

Ví dụ, xét nhóm G := {1, −1} với phép nhân thông thường. Khi đó G là
một nhom xyclic sinh bởi phần tử −1.Vậy ord(−1) = 2. Chú ý rằng cấp của
một phần tử có thể không hữu hạn và được kí hiệu trong trường hợp đó là ∞.
6

Ví dụ 1.1.2. a) Xét nhóm Sn . Vì mỗi phần tử ϕ ∈ Sn hoàn toàn được xác


định khi biết dãy hoán vị (a1 a2 . . . an ). Ta có n! các hoán vị như vậy cấp của
nhóm Sn là n!.
b) Xét nhóm S3 gồm 6 phần tử
          
 1 2 3 1 2 3 1 2 3 1 2 3 1 2 3 
id;   ;   ;   ;   ;   .
 2 3 1 3 2 1 1 3 2 1 3 2 2 1 3 

Như vậy S3 có cấp 3! = 6. Về mặt hình học của nhóm S3 , kí hiệu ba đỉnh của
một tam giác đều là 1,2,3. Khi quay quanh tâm của tam giác phép quay τ với
góc quay 1200 theo chiều kim đồng hồ và ba phép đối xứng µ1 , µ2 , µ3 qua các
trục là đường thẳng nối đỉnh 1, 2, 3 với trung điểm cạnh đối diện thì ta có
     
1 2 3 1 2 3 1 2 3
id =  ;τ =   ; τ2 =  ;
1 2 3 2 3 1 3 1 2
     
1 2 3 1 2 3 1 2 3
µ1 =   ; µ2 =   ; µ3 =  .
1 3 2 3 2 1 2 1 3

c) Ta xét nhóm đối xứng Sn một phần tử ϕ ∈ Sn có thể mô tả dưới dạng


xích. Với i ∈ {1, 2, . . . , n} cho trước, các phần tử của dãy i, ϕ(i), ϕ2 (i), . . . ,
không thể hoàn toàn phân biệt. Chọn lũy thừa p nhỏ nhất sao cho ϕp (i) = i,
ta có một xích (i, ϕ(i), . . . , ϕp−1 (i)). Một cách tương đương ta cũng có thể
định nghĩa một xích (i, j, k, . . . , l) có nghĩa là ϕ chuyển i tới j, j chuyển tới
k, . . . và l quay trở về i.
Để minh họa ta xét nhóm S3 chẳng hạn ϕ ∈ S3 cho bởi

ϕ(1) = 2, ϕ(2) = 3, ϕ(3) = 1, ϕ(4) = 4, ϕ(5) = 5.

Khi đó viết dưới dạng xích thì ϕ = (123)(4)(5). Ta chú ý rằng hoán vị vòng
tròn các phần tử trong cùng một xích hay thay đổi thứ tự các xích với nhau đều
không làm ảnh hưởng đến hoán vị. Chẳng hạn: (123)(4)(5) = (4)(231)(5).
7

Một k - xích hay một xích độ dài k là một xích gồm k phần tử. 1 - xích
thường được bỏ đi trong kí hiệu xích. Chẳng hạn trong ví dụ trên thay vì viết
(123)(4)(5) ta chỉ viết (123).

1.2 Định lý Lagrange

Trong phần này ta nghiên cứu về lớp kề, từ đó đi định nghĩa nhóm thương
và áp dụng vào chứng minh định lý Lagrange.

Định nghĩa 1.2.1. Cho H là một nhóm con của nhóm G. Lấy một phần tử
a ∈ G.
a) Lớp kề trái của nhóm con H trong G với phần tử đại diện a là tập hợp
aH := {ab ∈ G : b ∈ H}.
b) Lớp kề phải của nhóm con H trong G với phần tử đại diện a là tập hợp
Ha := {ba ∈ G : b ∈ H}.

Mệnh đề sau đây đề cập đến một tính chất quan trọng của các lớp kề, mỗi
nhóm con đều ứng với một phân hoạch của nhóm G thông qua các lớp kề.

Mệnh đề 1.2.1. Cho H là một nhóm con của nhóm G.


a) Với mọi a, b ∈ G hoặc aH = bH hoặc aH ∩ bH = ∅. Trường hợp thứ
nhất xảy ra khi và chỉ khi a−1 b ∈ H.
b) Tương tự với lớp kề phải, hoặc Ha = Hb hoặc aH ∩ Hb = ∅. Trường
hợp thứ nhất xảy ra khi và chỉ khi ab−1 ∈ H.

Chứng minh. Do chứng minh cho a) và b) tương tự nhau nên ta chỉ trình bày
chứng minh cho khẳng định a).
Trước hết, nếu aH = bH thì b = ac ∈ aH với c ∈ H. Do đó c = a−1 b ∈
H. Ngược lại, nếu a−1 b ∈ H thì b ∈ aH. Do đó, theo lập luận trước thì
aH = bH.
8

Bây giờ, giả sử aH ∩ bH 6= ∅. Lấy một phần tử ah1 = bh2 ∈ aH ∩ bH


với h1 , h2 ∈ H nào đó. Khi đó b = a(h1 h−1
2 ) ∈ aH. Sử dụng lại kết quả đã

chứng minh trước ta suy ra aH = bH.

Theo Mệnh đề 1.2.1, các lớp kề trái (tương tự kề phải) của H lập thành
một phân hoạch trên G. Phân hoạch này khá đều theo nghĩa: Giả sử aH là
một lớp kề trái của H. Xét ánh xạ f : H → aH, b 7→ ab. Rõ ràng f là toàn
ánh. Luật giản ước suy ra f là đơn ánh, do đó là song ánh. Nói cách khác, mọi
lớp kề trái (tương tự kề phải) đều có cùng lực lượng và bằng lực lượng của H.

Định nghĩa 1.2.2. Cho H là một nhóm con của nhóm G. Chỉ số của H trong
G, kí hiệu là [G : H] là số lớp kề trái của H trong G.

Giữa lớp kề trái và kề phải có song ánh aH 7→ (aH)−1 = Ha−1 . Do đó


số lớp kề trái và số lớp kề phải là như nhau, ta có thể dùng lớp kề phải để định
nghĩa chỉ số [G : H].
Một nhóm G có hữu hạn phần tử được gọi là một nhóm hữu hạn. Khi đó,
số phần tử của nhóm được gọi là cấp của G và kí hiệu là |G|. Định lý sau đây
của Lagrange cho một quan hệ giữa cấp của G với cấp của nhóm con của nó.

Định lí 1.2.1 (Lagrange). Cho H là một nhóm con của nhóm hữu hạn G, ta

|G|
[G : H] =
.
|H|
Hệ quả là cấp của H là ước của cấp của G. Nói riêng, mọi phần tử đều có
cấp là ước của cấp của nhóm.

Chứng minh. Theo Mệnh đề 1.2.1, nhóm G được phân hoạch thành các lớp
r
kề rời nhau có cùng lực lượng với H. Tức là G = ai H. Với H = |ai H|
F
i=1
như lập luận ngay sau chứng minh của Mệnh đề 1.2.1 ta có
r
G
|G| = ai H = |a1 H| + |a2 H| + · · · + |ar H|,
i=1
9

|G| |G|
suy ra |G| = r|H|, suy ra r = hay [G : H] = .
|H| |H|
Hệ quả 1.2.1. Nếu |G| = n và a ∈ G thì an = e.

Hệ quả 1.2.2. Nếu |G| là một số nguyên tố thì G là một nhóm xyclic.

Chứng minh. Lấy một phần tử a ∈ G, a 6= e và đặt H = hai. Ta có |H| > 1


và |H| là ước của |G|. Do G có cấp là một số nguyên tố nên H = G hay G là
một nhóm xyclic.

Hệ quả 1.2.3. Cho G là một nhóm hữu hạn và K ⊆ H là các nhóm con của
G. Khi đó
[G : K] = [G : H].[H : K].

Chứng minh. Theo định lý Lagrange, ta có

|G| |H|
[G : H].[H : K] = . = [G : K].
|H| |K|

Kết quả trên đúng cho một nhóm G bất kì, không nhất thiết là hữu hạn.
Khi đó, để các biểu thức có nghĩa, ta xét các nhóm con có chỉ số hữu hạn
trong G.

Ví dụ 1.2.1. a) [Z : 2Z] = 2.
b) Xét G = GL(2, R), H = SL(2, R). Hai ma trận A, B ∈ G nằm trong
cùng lớp kề trái đối với H khi và chỉ khi A−1 B ∈ H. Điều này tương đương
với det(A) = det(B). Do đó có tương ứng 1-1 giữa tập các lớp kề của H và
R× . Ví dụ một tập đại diện của các lớp kề là
  
 a 0 
: a∈R ×
 .
 0 1 
10

1.3 Tác động nhóm và công thức lớp

Bản chất của bài toán tô màu xét trong các chương sau là bài toán đếm số
quỹ đạo của một tác động của một nhóm lên một tập hợp hữu hạn. Trong mục
này chúng tôi trình bày một số kiến thức về tác động nhóm. Kết quả chính của
mục này cũng như của chương 1 là công thức lớp. Đây là công cụ để chứng
minh các bổ đề và định lý ở chương sau.

Định nghĩa 1.3.1. Một tác động của một nhóm G lên một tập X là một đồng
cấu nhóm G → SX . Người ta cũng gọi một tác động là một biểu diễn đối
xứng của nhóm G.

Một tác động nhóm xác định một ánh xạ G × X → X sao cho qua ánh
xạ này, mỗi phần tử nhóm g ∈ G ứng với một song ánh, ta cũng kí hiệu là
g : X → X, x 7→ gx, thỏa mãn các tính chất:
a) (g1 g2 ).x = g1 (g2 x) với mọi g1 , g2 ∈ G và x ∈ X.
b) eG .x = x với mọi x ∈ X.
Ngược lại, những ánh xạ có hai tính chất a), b) như trên đều xác định một
tác động nhóm.

Định nghĩa 1.3.2. Cố định một tác động của một nhóm G lên một tập X. Với
mỗi x ∈ X, tập Ox := {g.x : g ∈ G} ⊆ X được gọi là quỹ đạo của X. Tập
StabG (x) := {g ∈ G : g(x) = x} được gọi là nhóm dừng của x dưới tác
động của nhóm G hay nhóm con ổn định của phần tử x.

Tập StabG (x) trong định nghĩa là một nhóm con của G. Thật vậy, rõ ràng
eG ∈ StabG (x). Nếu f, g ∈ StabG (x) thì (f ◦ g −1 )x = f (g −1 x) = f (x) = x
hay f ◦ g −1 ∈ StabG (x).
Chú ý: Với mỗi x ∈ X có một tác động của G hạn chế trên Ox . Tác động này
chỉ có một quỹ đạo là Ox .
11

Mệnh đề 1.3.1. Cho một tác động của một nhóm G lên một tập X. Với mỗi
phần tử x ∈ X, có một song ánh giữa tập các lớp kề trái của nhóm con
StabG (x) và quỹ đạo Ox .

Chứng minh. Giả sử g, g 0 ∈ G thỏa mãn gx = g 0 x. Tương đương, ta có


(g −1 g 0 )x = x hay g −1 g 0 ∈ StabG (x). Nói cách khác gx = g 0 x khi và chỉ khi
g, g 0 thuộc cùng một lớp kề trái của StabG (x) trong nhóm G. Ta thu được một
đơn ánh G/ StabG (x) → Ox , g 7→ gx, trong đó nhắc lại G/ StabG (x) là tập
các lớp kề của StabG (x). Từ định nghĩa của quỹ đạo ta suy ra ánh xạ trên là
một song ánh.

Theo Mệnh đề 1.2.1 dưới ngôn ngữ tác động ta có mệnh đề tiếp theo là
mệnh đề mở rộng của Mệnh đề 1.2.1.

Mệnh đề 1.3.2. Cho một tác động từ nhóm G lên tập X. Với mọi x, y ∈ X
thì hoặc Ox ∩ Oy = ∅ hoặc Ox = Oy .

Chứng minh. Giả sử Ox ∩ Oy 6= ∅, tức là tồn tại z ∈ Ox ∩ Oy , ta có gz = x


và hz = y với mỗi h, g ∈ G nào đó, suy ra y = hz = h(g −1 x) = hg −1 x.
Như vậy, mỗi phần tử ky của Oy được biểu diễn như sau: ky = k(hg −1 x) =
(khg −1 )x ∈ Ox hay Oy ⊆ Ox . Tương tự, ta có Ox ⊆ Oy . Vậy Ox = Oy .

Tương tự như các lớp kề thì tập X được phân hoạch thành các quỹ đạo rời
N
nhau {Ox1 , Ox2 , . . . , OxN }. Tức là X = Oxi . Như vậy, số các quỹ đạo có
F
i=1
thể tính như sau:
 
X 1 N
X X 1 N
X
=  = (1) = N,
|Ox | i=1
|Ox | i=1
x∈X x∈Oxi

hay số quỹ đạo của một tác động từ nhóm G lên tập X là

X 1
N= .
|Ox |
x∈X
12

Theo Mệnh đề 1.3.1 và định lý Lagrange thì

|G|
|Ox | = [G : StabG (x)] = .
| StabG (x)|

Nếu tập X là hữu hạn và G là nhóm hữu hạn thì


N
G
|X| = Oxi = |Ox1 | + |Ox2 | + · · · + |OxN |.
i=1

Suy ra
N
X N
X |G|
|X| = |Oxi | = .
i=1 i=1
| StabG (xi )|
Từ đó, ta có công thức lớp.

Định lí 1.3.1 (Công thức lớp). Cho G là một nhóm hữu hạn với một tác động
lên một tập hữu hạn X. Giả sử Ox1 , Ox2 , . . . , OxN là tất cả các quỹ đạo dưới
tác động này với x1 , x2 , . . . , xN ∈ X nào đó. Khi đó

N
X 1
|X| = |G| .
i=1
| StabG (xi )|
13

Chương 2

Bổ đề Burnside

Trong chương này chúng ta sẽ vận dụng định lý Lagrange và công thức
lớp vào xây dựng và chứng minh bổ đề Burnside và định lý Polya con. Kết
quả của chương sẽ cho chúng ta lời giải hay trong các bài toán xác định số
lượng quỹ đạo của tác động nhóm mà cụ thể trong các bài toán tô màu.

2.1 Bổ đề Burnside

Xét một nhóm G cùng với một tác động lên tập hữu hạn X. Công thức
lớp cho ta một cách để đếm số quỹ đạo của tác động của nhóm G thông qua
cấp của một số nhóm con dừng. Ta cũng có thể tính số quỹ đạo này bằng một
cách khác thông qua bổ đề Burnside.
Bổ đề Burnside là một kết quả cơ bản của lý thuyết nhóm với nhiều ứng
dụng trong tổ hợp. Một trong những ứng dụng tiêu biểu là bài toán tô màu.
Bổ đề Burnside được chứng minh bằng phương pháp cổ điển trong tổ hợp là
đếm bằng hai cách.
Với mỗi g ∈ G kí hiệu

Fix(g) := {x ∈ X : gx = x}
Z = {(g, x) ∈ G × X : x ∈ Fix(g)}.
14

Khi đó
X X
|Z| = |{x ∈ X : gx = x}| = | Fix(g)|.
g∈G g∈G

Mặt khác
X X
|Z| = |{g ∈ G : gx = x}| = | StabG (x)|.
x∈X x∈X

Như vậy
X X
|Z| = | Fix(g)| = | StabG (x)|.
g∈G x∈X

Với mỗi phần tử x ∈ X ta xét tác động của nhóm G hạn chế trên tập Ox .
Theo công thức lớp ở Định lý 1.3.1 thì

|G|
|Ox | = .
| StabG (x)|

Suy ra
|G|
| StabG (x)| = .
|Ox |
Vậy
X X X |G|
| Fix(g)| = | StabG (x)| = .
|Ox |
g∈G x∈X x∈X

Suy ra
1 X X 1
| Fix(g)| = = N,
|G| |Ox |
g∈G x∈X

là số quỹ đạo. Từ đó, ta có kết quả sau chính là bổ đề Burnside.

Bổ đề 2.1.1 (Bổ đề Burnside). Số quỹ đạo của tác động nhóm G lên tập X là

1 X 1 X
N= | StabG (x)| = | Fix(g)|.
|G| |G|
x∈X g∈G
15

2.2 Định lý Polya con (Polya’s Baby Theorem)

Bài toán tô màu: Tô r mảnh vải bởi một bộ n màu. Nếu ta gọi G ⊆ Sr là
một nhóm những phép hoán vị các mảnh vải thì hai cách tô màu là như nhau
nếu cách tô này nhận được từ cách tô kia bằng một phép hoán vị trong G. Hỏi
có bao nhiêu cách tô màu khác nhau?
Bài toán tô mầu được phát biểu theo nhiều cách với những tình huống
khác nhau như ta sẽ thấy trong các mục sau. Bằng ngôn ngữ toán học bài toán
được phát biểu lại như sau:
Tô r mảnh vải bởi bộ n mầu, ta kí hiệu số mảnh vải là v1 , v2 , . . . , vr và các
màu là c1 , c2 , . . . , cn .
Xét tập hợp các ánh xạ: X = {f : {v1 , v2 , . . . , vr } → {c1 , c2 , . . . , cn }}.
Mỗi cách tô màu tương ứng 1-1 với một hàm f ∈ X. Nhóm G ⊆ Sr
tác động lên tập {v1 , v2 , . . . , vr } nên có tác động tự nhiên lên tập X cho bởi
(g, f ) ∈ G × X 7→ f ◦ g ∈ X. Hai cách tô màu là như nhau khi và chỉ khi
ánh xạ tương ứng nằm trong cùng một quỹ đạo. Do đó số cách tô màu khác
nhau là số các quỹ đạo của tác động này. Theo bổ đề Burnside số quỹ đạo của
tác động này là
1 X
NG = | Fix(δ)|,
|G|
δ∈G

với Fix(δ) = {f ∈ X : f (δ(vi )) = f (vi ), i = 1, 2, . . . , n}.


Gọi chu trình của δ là V1 , V2 , . . . , Vt . Khi đó f ∈ Fix(δ) khi và chỉ khi f
là ánh xạ hằng khi hạn chế lên từng chu trình V1 , V2 , . . . , Vt hay có thể hiểu
nếu δ có chu trình là k thì nk là số ánh xạ f được cố định bởi δ.
Như vậy | Fix(δ)| = nc(δ) với c(δ) = t là số chu trình của δ. Từ đó, ta đi
đến kết quả quan trọng sau đây chính là nội dung định lý Polya con.
16

Định lí 2.2.1 (Định lý Polya con). Ta luôn có số phép tô màu khác nhau là

1 X
NG = nc(δ) .
|G|
δ∈G

Bây giờ chúng ta đi xét một số ví dụ cụ thể mà bổ đề Burnside và định lý


Polya con được sử dụng để tìm lời giải.

2.3 Ví dụ

Ví dụ 2.3.1. (Đề thi HSGQG 2010) Người ta dùng n màu để tô các ô vuông
con của bảng ô vuông 3 × 3. Mỗi ô được tô bởi một màu. Hai cách tô màu là
giống nhau nếu cách tô này nhận được từ cách tô kia nhờ một phép quay tâm
hình vuông. Hỏi có bao nhiêu cách tô màu khác nhau.

Giải. Giả sử các ô vuông được đánh số từ 1 đến 9 như hình vẽ.

1 2 3
4 5 6
7 8 9

Mỗi phép quay của bảng ô vuông có thể được mô tả thông qua các phép hoán
vị các ô vuông như sau:
Gọi τ i là phép quay quanh tâm của hình vuông theo chiều kim đồng hồ

góc với i = 0, 1, 2, 3. Ta có
2
τ 0 = id, τ 1 = (1397)(2684), τ 2 = (19)(37)(28)(46), τ 3 = (1793)(2486)
Ta có G = {id, τ 1 , τ 2 , τ 3 } là một nhóm cấp 4 và id có 9 chu trình, τ 1 và
τ 3 có 3 chu trình, τ 2 có 5 chu trình.
Theo định lý Polya con, ta có số cách tô màu khác nhau là:

1
N = (n9 + n5 + 2n3 ).
4
17

Ví dụ 2.3.2. Ta tô màu 4 đỉnh của một hình vuông bởi n màu sao cho mỗi
đỉnh tô một màu trong n màu. Hai cách tô màu là như nhau nếu cách tô này
có được từ cách tô kia thông qua phép quay quanh tâm hoặc phép đối xứng
qua trục đối xứng của hình vuông đó. Hỏi có bao nhiêu cách tô màu khác
nhau.

Giải. Ta kí hiệu 4 đỉnh hình vuông là 1,2,3,4 như hình vẽ. Mỗi phép quay hay
lấy đối xứng các đỉnh của hình vuông có thể được mô tả thông qua các phép
hoán vị các đỉnh của vuông như sau:


Gọi τ i là phép quay quanh tâm hình vuông góc với i = 0, 1, 2, 3.
2
Gọi δj là phép đối xứng qua trục là đường nối trung điểm cạnh đối diện
với j = 1, 2.
Gọi µk là phép đối xứng qua trục là đường chéo với k = 1, 2.
Như vậy τ 0 = id, τ 1 = (1234), τ 2 = (13)(24), τ 3 = (1432),
δ1 = (12)(34), δ2 = (14)(23), µ1 = (24), µ2 = (13).
Xét tập G = {id, τ 1 , τ 2 , τ 3 , δ1 , δ2 , µ1 , µ2 }. Ta có bảng nhân các phần tử
18

của tập G như sau:

id τ 1 τ 2 τ 3 δ1 δ2 µ1 µ2
id id τ 1 τ 2 τ 3 δ1 δ2 µ1 µ2
τ 1 τ 1 τ 2 τ 3 id µ2 µ1 δ1 δ2
τ 2 τ 2 τ 3 id τ 1 δ2 δ1 µ2 µ1
τ 3 τ 2 id τ 1 τ 2 µ1 µ2 δ2 δ1
δ1 δ1 µ1 δ2 µ2 id τ2 τ1 τ3
δ2 δ2 µ2 δ1 µ1 τ 2 id τ3 τ1
µ1 µ1 δ2 µ 2 δ1 τ 3 τ 1 id τ2
µ2 µ1 δ1 µ 1 δ2 τ 1 τ 3 τ 2 id

Từ bảng nhân ta thấy G đóng với phép nhân và phép lấy nghịch đảo, theo
Bổ đề 1.1.1 thì G là một nhóm với |G| = 8. Số phép quay và đối xứng có 1
chu trình là 2, có 2 chu trình là 3, có 3 chu trình là 2 và có 4 chu trình là 1.
Như vậy, theo định lý Polya con số cách tô màu 4 mảnh vải khác nhau là:

1
N = [n4 + 2n3 + 3n2 + 2n].
8
Ví dụ 2.3.3. Ta có một vòng cổ gồm 7 hạt cườm và có n màu khác nhau.
Người ta trang trí chiếc vòng cổ bằng cách tô mỗi hạt cườm bởi một màu. Hai
chiếc vòng cổ là giống nhau nếu cách tô màu này nhận được từ cách tô màu
kia thông qua phép xoay hoặc lấy đối xứng qua trục chiếc vòng cổ. Hỏi có
bao nhiêu chiếc vòng cổ khác nhau?

Giải. Ta có thể mô phỏng chiếc vòng cổ gồm 7 hạt cườm như là 7 đỉnh của
một thất giác đều và đánh số từ 1 đến 7 (như hình vẽ). Mỗi phép quay hay lấy
đối xứng các đỉnh của thất giác đều có thể được mô tả thông qua các phép
hoán vị các đỉnh của thất giác đều như sau:
Gọi τ i là phép quay quanh tâm thất giác đều góc i2π
7 với i = 0, 1, 2, 3, 4, 5, 6.
19

Gọi δj là phép đối xứng qua trục là đường nối đỉnh và trung điểm cạnh
đối diện với j = 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7.
Như vậy τ 0 = id, τ 1 = (1234567), τ 2 = (1357246),
τ 3 = (147362), τ 4 = (152637), τ 5 = (1642753), τ 6 = (1765432).
δ1 = (27)(36)(45), δ2 = (13)(74)(56), δ3 = (24)(15)(67),
δ4 = (35)(26)(17), δ5 = (46)(37)(12), δ6 = (57)(14)(23),
δ7 = (16)(25)(34).
Ta có G = {id, τ 1 , τ 2 , τ 3 , τ 4 , τ 5 , τ 6 , δ1 , δ2 , δ3 , δ4 , δ5 , δ6 , δ7 } là một nhóm
với |G| = 14. Số phép quay và đối xứng có 1 chu trình là 6, có 4 chu trình là
7, có 7 chu trình là 1.
Như vậy, theo định lý Polya con số vòng cổ khác nhau là:

1
N= [n7 + 7n4 + 6n].
14

Ví dụ 2.3.4. Có bao nhiêu cách sơn 6 mặt của một hình lập phương bằng 8
màu khác nhau với điều kiện mỗi mặt sơn đúng 1 màu và hai cách sơn là như
nhau nếu sai khác một phép xoay khối lập phương trong không gian.

Giải. Khi xoay một khối lập phương trong không gian, ta có các loại phép
xoay sau đây:
a) Phép xoay 1: Xoay quanh trục là đường nối tâm hai mặt đối diện với

góc xuay , (i = 1, 2, 3), ta có 3 trục loại này.
2
20

b) Phép xoay 2: Xoay quanh trục là đường chéo của khối lập phương với
k2π
góc xuay , (k = 1, 2), ta có 4 trục loại này.
3

c) Phép xoay 3: Xoay quanh trục là đường nối trung điểm hai cạnh đối
diện với góc xuay π, ta có 6 trục loại này.

Bây giờ, ta đánh số các mặt của hình lập phương là từ 1 đến 6 (như hình
vẽ).
21

Mỗi phép quay hay lấy đối xứng các mặt của khối lập phương có thể được
mô tả thông qua các phép hoán vị các mặt của khối lập phương như sau:
Các phép xoay loại 1 bao gồm:

(2645); (24)(56); (2546); (1234); (13)(24); (1432); (1536);

(13)(56); (1635).

Các phép xoay loại 2 bao gồm:

(145)(263); (154)(236); (152)(364); (125)(346);

(146)(253); (164)(235); (126)(345); (162)(354).

Các phép xoay loại 3 bao gồm:

(13)(26)(45); (14)(23)(56); (12)(34)(56); (13)(25)(46);

(16)(24)(35); (15)(24)(36).

Đồng thời, ta có phép đồng nhất id.


Như vậy, tập G gồm 23 phép xoay như trên cùng với phép đồng nhất lập
thành một nhóm có cấp |G| = 24. Ta thấy số phép xoay có 6 chu trình là 1,
có 4 chu trình là 3, có 3 chu trình là 12 và có 2 chu trình là 8. Theo định lý
Polya con số cách sơn màu khác nhau là

1
N= (86 + 3.84 + 12.83 + 8.82 ) = 11712 cách.
24

2.4 Bài tập đề nghị

Bài toán tô màu xuất hiện khá thường xuyên trong thực tế, do đó có nhiều
cách đưa ra các bài tập với những tình huống khác nhau. Một cách tương đối
đơn giản là tìm cách tô màu những vật đối xứng với G là nhóm các phép đối
22

xứng quay của vật thể đó. Trường hợp thường xuyên gặp là các bảng ô vuông,
đây có thể coi là vật thể hai chiều. Ta cũng có thể xét các vật thể một chiều
như chiếc vòng hoặc vật thể ba chiều như các khối lập phương. Dưới đây là
một số bài tập đề nghị.
Bài 1. Tô màu vòng cổ gồm 6 hạt đá, mỗi viên được tô một màu trong các
màu xanh, đỏ, tím, vàng. Hỏi có bao nhiêu cách tô màu khác nhau, biết hai
cách tô màu là như nhau nếu cách này nhận được từ cách kia thông qua phép
xoay chuỗi hạt?
Bài 2. Tô màu 8 đỉnh của một hình lập phương bởi hai màu xanh và đỏ, ta
thu được bao nhiêu cách tô màu khác nhau? Hai cách tô màu là như nhau nếu
cách này có được từ cách kia thông qua phép xoay khối lập phương.
Bài 3. Tô màu các cạnh của khối lập phương bởi 3 màu, ta thu được bao nhiêu
cách tô màu khác nhau? Hai cách tô màu là như nhau nếu cách này có được
từ cách kia thông qua phép xuay khối lập phương.
Bài 4. Dùng 2 màu xanh và hồng tô các ô vuông của bảng ô vuông kích thước
5 × 5 sao cho mỗi ô tô một màu. Hỏi có bao nhiêu cách tô màu khác nhau
biết rằng hai cách tô màu là như nhau nếu cách này nhận được từ cách kia qua
phép xuay hình vuông quanh tâm?
23

Chương 3

Định lý đếm Polya

Như trong chương 2 ta đã trình bày thì khi vận dụng bổ đề Burnside với
hệ quả là định lý Polya con vào bài toán tô mầu thì ta có thể đếm được số cách
tô mầu khác nhau với sự lựa chọn n mầu. Nhưng điều gì xảy ra nếu chúng ta
muốn đếm số cách tô mầu với những hạn chế về việc phân bổ số lượng mầu,
ví dụ như mầu đỏ tô 1 lần, mầu xanh tô 2 lần, mầu vàng tô 3 lần..... Trong
chương này chúng ta sẽ đưa ra lời giải đầy đủ cho những bài toán tô mầu với
các hạn chế số lượng mầu đó dựa vào định lý đếm Polya.

3.1 Bổ đề Burnside với trọng

Bài toán tô mầu được phát biểu lại như sau: Tô r mảnh vải bởi bộ m
mầu, ta kí hiệu bộ màu M = {M1 , M2 , . . . , Mm } và bộ số nguyên t1 , t2 , . . . ,
tn ≥ 0. Bài toán đặt ra là có bao nhiêu cách tô màu khác nhau mà màu Mi
được tô đúng ti lần.
Như vậy bài toán ở chương 3 này yêu cầu chặt chẽ hơn bài toán tô màu ở
mục 2.2 mà ta đã xét ở Chương 2 bởi vì đáp án cần cụ thể mỗi màu phải tô bao
nhiêu lần. Bằng cách tính tổng tất cả các cách tô màu theo trọng t1 , t2 , . . . , tn
ta sẽ có kết quả của bài toán trong mục 2.2.
Lời giải của bài toán trên là nội dung định lý đếm Polya. Để phát biểu và
chứng minh định lý đó ta cần sử dụng khái niệm hàm sinh và đa thức chỉ số
24

xích cũng như một phiên bản mạnh hơn bổ đề Burnside gọi là bổ đề Burnside
theo trọng.
Ta kí hiệu fG (t1 , t2 , . . . , tn ) là số cách tô màu khác nhau với trọng ω =
(t1 , t2 , . . . , tn ), nghĩa là màu Mi được tô ti lần. Xét hàm sinh
X
FG (x1 , x2 , . . . , xn ) = fG (t1 , t2 , . . . , tn )xt11 xt22 . . . xtnn ,
ω=(t1 ,t2 ,...,tn )

trong đó t1 + t2 + · · · + tn = m với |X| = m.


Với mỗi trọng ω = (t1 , t2 , . . . , tn ), ta kí hiệu Cω là tập tất cả các phép tô
màu mà màu Mi được tô ti lần.
Tác động của G lên tập X cảm sinh một tác động của G lên tập Cω . Hơn
nữa, số quỹ đạo của tác động này chính là số các cách tô màu khác nhau mà
màu Mi được tô ti lần với i = 1, 2, . . . , n, nghĩa là bằng fG (t1 , t2 , . . . , tn ).
Áp dụng bổ đề Burnside, ta có

1 X
fG (t1 , t2 , . . . , tn ) = | Fix(g)ω |.
|G|
g∈G

trong đó Fix(g)ω là tập các phép tô mầu trong Cω bất động dưới tác động
của g ∈ G. Vậy
 
X 1 X
FG (x1 , x2 , . . . , xn ) =  | Fix(g)ω | xt11 xt22 . . . xtnn
|G|
ω=(t1 ,t2 ,...,tn ) g∈G
 
1 X X
=  | Fix(g)ω |xt11 xt22 . . . xtnn  .
|G|
g∈G ω=(t1 ,t2 ,...,tn )

Đặt Fix(g)(x1 , x2 , . . . , xn ) := | Fix(g)ω |xt11 xt22 . . . xtnn .


P
ω=(t1 ,t2 ,...,tn )
Từ lập luận trên ta có kết quả sau đây thường gọi là bổ đề Burnside với
trọng.
25

Bổ đề 3.1.1 (Bổ đề Burnside với trọng). Với các giả thiết và cách gọi như trên
ta luôn có

1 X
FG (x1 , x2 , . . . , xn ) = Fix(g)(x1 , x2 , . . . , xn ).
|G|
g∈G

Như vậy, để tính hàm FG (x1 , x2 , . . . , xn ), ta sẽ tính hàm Fix(g)(x1 , x2 , . . . , xn ).


Hàm này sẽ được tính thông qua các đa thức chỉ số xích trong mục sau.

3.2 Định lý đếm Polya (Polya’s Enumeration Theorem)

Định nghĩa 3.2.1. Giả sử có tác động của nhóm G lên tập X, với mỗi g ∈ G
ta kí hiệu ci (g) là số các xích của g có độ dài i. Khi đó, đa thức n biến

1 X c (g) c (g)
ZG (x1 , . . . , xn ) = x11 x22 . . . xcnn (g) ,
|G|
g∈G

được gọi là đa thức chỉ số xích của G, hay có người còn gọi đó là đa thức chỉ
số các chu trình của G.

Ví dụ, xét nhóm xyclic G = {id; (1234); (13)(24); (1423)}. Khi đó |G| =
4, dễ thấy phép đồng nhất id có 4 xích độ dài 1; các hoán vị (1234) và (1423)
có 1 xích độ dài 4; hoán vị (13)(24) có 2 xích độ dài 2. Vậy đa thức chỉ số
xích của G là
1
ZG (x1 , x2 , x3 , x4 ) = (x41 + x22 + 2x4 ).
4
Xét bài toán tô mầu trong tiết trước để tính đa thức Fix(g)(x1 , x2 , . . . , xn ) :=
| Fix(g)ω |xt11 xt22 . . . xtnn (∗), ta cần xét xem khi nào một phép
P
ω=(t1 ,t2 ,...,tn )
tô mầu T ∈ F ix(g)ω . Với mỗi g ∈ G, ta phân tích g thành tích các xích
g1 g2 . . . gr (xem Ví dụ 1.1.2 (c)). Khi đó T ∈ Fix(g) tức là những mảnh vải
thuộc cùng một xích gi sẽ được tô cùng một mầu qua cách tô T .
26

Như vậy một phép tô mầu T ∈ F ix(g)ω khi và chỉ khi những mảnh vải
thuộc cùng một xích thì tô cùng một mầu và mầu Mi được tô ti lần. Thay vào
công thức (*) ta có
X
Fix(g)(x1 , x2 , . . . , xn ) = | Fix(g)ω |xt11 xt22 . . . xtnn
ω=(t1 ,t2 ,...,tn )

= (x1 + x2 + · · · + xn )c1 (g) .(x21 + x22 + · · · + x2n )c2 (g)


. . . (xm m m cm (g)
1 + x2 + · · · + xn ) .

Vậy

1 X
FG (x1 , x2 , . . . , xn ) = Fix(g)(x1 , x2 , . . . , xn )
|G|
g∈G

= ZG (x1 + · · · + xn ; x21 + · · · + x2n ; . . . ; xm m


1 + · · · + xn ).

Kết quả của bài toán này chính là nội dung định lý đếm Polya (Polya’s Enu-
meration Theorem).

Định lí 3.2.1. Định lý đếm Polya (Polya’s Enumeration Theorem) Cho tập
màu M gồm n màu và tập X có m đối tượng cần tô màu và G là một nhóm
các hoán vị trên tập X. Khi đó

FG (x1 , x2 , . . . , xn ) = ZG (x1 + · · · + xn ; x21 + · · · + x2n ; . . . ; xm m


1 + · · · + xn ).

Kết quả của định lý đếm Polya là số cách tô màu khác nhau sao cho màu
Mi được tô đúng ti lần chính là hệ số của đơn thức chứa xt11 xt22 . . . xtnn trong
đa thức trên.
Chú ý, nếu x1 = x2 = · · · = xn = 1 thì ta có định lý Polya con.
Kết quả của định lý đếm Polya áp dụng vào bài toán tô mầu cụ thể được
minh họa qua các ví dụ dưới đây.
27

3.3 Ví dụ

Ví dụ 3.3.1. Tô 4 đỉnh của một hình vuông bởi ba màu xanh, vàng, đỏ. Hỏi
có tất cả bao nhiêu cách tô màu khác nhau sao cho có đúng 2 đỉnh tô màu
đỏ. Hai cách tô màu là như nhau nếu cách này có được từ cách kia thông qua
phép xoay hình vuông quanh tâm hay phép đối xứng qua trục là các trục đối
xứng của hình vuông đó.

Giải. Quay lại Ví dụ 2.3.2 thì số cách tô màu khác nhau với 3 màu xanh, đỏ,
1
vàng là (34 + 2.33 + 3.32 + 2.3) = 21 cách tô màu khác nhau. Nhưng vấn
8
đề ở đây là ta phải tô sao cho có đúng 2 đỉnh mang màu đỏ. Vậy vấn đề này
theo định lý đếm Polya ta sẽ giải quyết như sau:


Gọi τ là phép quay hình vuông góc
i
với i = 0, 1, 2, 3.
2
δj là phép lấy đối xứng qua trục với j = 1, 2.
µk là phép lấy đối xứng qua đường chéo với k = 1, 2.
Mỗi phép quay hay lấy đối xứng các đỉnh của hình vuông có thể được mô
tả thông qua các phép hoán vị các đỉnh của vuông như sau:
Ta có τ 0 = id, τ 1 = (1234), τ 2 = (13)(24), τ 3 = (1432),
δ0 = (12)(34), δ1 = (14)(23), µ1 = (24), µ1 = (13).
Như vậy tập G = {id, τ 1 , τ 2 , τ 3 , δ1 , δ2 , µ1 , µ2 } là một nhóm với |G| = 8.
Trong 8 phần tử của nhóm G có:
28

2 phần tử có 1 xích độ dài 4; 3 phần tử có 2 xích độ dài 2; 2 phần tử có 3


xích gồm 2 xích độ dài 1 và 1 xích độ dài 2; 1 phần tử có 4 xích độ dài 1.
Áp dụng định lý đếm Polya, ta có

FG (x, y, z) = ZG (x + y + z, x2 + y 2 + z 2 , x3 + y 3 + z 3 , x4 + y 4 + z 4 )

1
= [(x + y + z)4 + 3(x2 + y 2 + z 2 )
8
+ 2(x + y + z)2 (x2 + y 2 + z 2 ) + 2(x4 + y 4 + z 4 )]
= x4 + y 4 + z 4 + 2(x2 y 2 + y 2 z 2 + z 2 x2 )
+ (x3 y + y 3 x + y 3 z + z 3 y + x3 z + z 3 x) + 2(x2 yz + xy 2 z + xyz 2 ).

Theo định lý đếm Polya thì hệ số của xa y b z c là số cách tô màu sao cho màu x
xuất hiện a lần; mầu y xuất hiện b lần; mầu z xuất hiện c lần.
Vì vậy để tìm số cách tô màu mà có đúng hai đỉnh màu đỏ ta chỉ tìm hệ
số của tất cả các số hạng chứa x2 đó là 2x2 y 2 , 2x2 yz, 2z 2 x2 .
Như vậy, số cách tô màu khác nhau thu được là N = 2 + 2 + 2 = 6 cách.

Ví dụ 3.3.2. Trong một cuộc hội thảo có 7 nhà toán học, trong đó có 4 nhà
toán học nữ; 3 nhà toán học nam. Người ta bố trí xếp chỗ ngồi cho 7 người
vào một bàn tròn có 7 ghế. Hỏi có bao nhiêu cách xếp khác nhau? Hai cách
xếp chỗ ngồi là như nhau nếu cách này nhận được từ cách kia thông qua phép
xoay chỗ ngồi.

Giải. Ta coi 7 chỗ ngồi được xếp cho các nhà toán học là 7 đỉnh của một thất
giác đều. Hai chất màu để tô là x = Nữ, y = Nam. Như vậy, bài toán quay về
tìm cách tô màu 7 đỉnh của thất giác đều với hai màu x, y và có đúng 4 đỉnh
màu x, 3 đỉnh màu y.
Như vậy hai cách tô hay cách xếp chỗ ngồi là như nhau nếu cách này nhận
được từ cách kia qua phép quay thất giác quanh tâm hay phép đối xứng qua
trục.
29

Như Ví dụ 2.3.3, kí hiệu τ i là các phép xoay hình thất giác đều quanh tâm
i2π
với góc quay với i = 0, 1, 2, 3, 4, 5, 6. Như vậy
7
τ 0 = id, τ 1 = (1234567), τ 2 = (1357246), τ 3 = (147362)
τ 4 = (152637), τ 5 = (1642753), τ 6 = (1765432).
Phép lấy đối xứng qua trục δj tương ứng với trục là đường nối đỉnh j và trung
điểm cạnh đối diện với j = 1, 2, . . . , 7. Như vậy
δ1 = (27)(36)(45), δ2 = (13)(74)(56), δ3 = (24)(15)(67),
δ4 = (35)(26)(17), δ5 = (46)(37)(12), δ6 = (57)(14)(23),
δ7 = (16)(25)(34).
Ta có tập G = {id, τ 1 , τ 2 , τ 3 , τ 4 , τ 5 , τ 6 , δ1 , δ2 , δ3 , δ4 , δ5 , δ6 , δ7 } là một nhóm
và có cấp |G| = 14.
Trong 14 phần tử của nhóm G có:
1 phần tử có 7 xích độ dài 1; 7 phần tử có 4 xích gồm 3 xích độ dài 2 và
1 xích độ dài 1; 6 phần tử có 1 xích độ dài 7.
Áp dụng định lý đếm Polya, ta có

FG (x, y) = ZG (x + y, x2 + y 2 , x3 + y 3 , x4 + y 4 , x5 + y 5 , x6 + y 6 , x7 + y 7 )

1
(x + y)7 + 7(x + y)(x2 + y 2 )3 + 6(x7 + y 7 )

=
14
= x7 + x6 y + 3x5 y 2 + 4x4 y 3 + 4x3 y 4 + 3x2 y 5 + xy 6 + y 7 .

Như vậy, số cách tô màu để có đúng bốn đỉnh tô màu x chính là tổng hệ số
30

của các số hạng chứa x4 . Vậy có 4 cách xếp chỗ ngồi khác nhau.

Ví dụ 3.3.3. Dùng hai màu xanh và đỏ tô các ô vuông của một lưới vuông
kích thước 3 × 3. Hỏi có bao nhiêu cách tô màu khác nhau sao cho trong 9
ô vuông có đúng 4 ô tô màu đỏ. Hai cách tô màu là như nhau nếu cách này
nhận được từ cách kia qua phép xoay hình vuông quanh tâm.

Giải. Giả sử các ô vuông được đánh số từ 1 đến 9 như hình vẽ.
1 2 3
4 5 6
7 8 9
Mỗi phép quay của bảng ô vuông có thể được mô tả thông qua các phép hoán
vị các ô vuông như sau:

Khi xoay hình vuông quanh tâm góc quay , với i = 0, 1, 2, 3, ta có:
2
τ 0 = id; τ 1 = (1397)(2684); τ 2 = (19)(37)(28)(46); τ 3 = (1793)(2486).

Vậy G = {id, τ 1 , τ 2 , τ 3 } là một nhóm với |G| = 4.


Trong 4 phần tử của nhóm G có:
1 phần tử có 9 xích độ dài 1; 2 phần tử có 3 xích gồm 2 xích độ dài 4 và
1 xích độ dài 1; 1 phần tử có 5 gồm 4 xích độ dài 2 và 1 xích độ dài 1.
Theo định lý đếm Polya, ta có

FG (x, y) = ZG (x + y, x2 + y 2 , . . . , x9 + y 9 )

1
(x + y)9 + 2(x + y)(x2 + y 2 )4 + (x4 + y 4 )2 (x + y)

=
4
= x9 + 3x8 y + 11x7 y 2 + 23x6 y 3 + 35x5 y 4 + 35x4 y 5 + 23x3 y 6
+ 11x2 y 7 + y 9 .

Như vậy, số cách tô màu khác nhau mà có đúng 4 ô tô màu đỏ chính là hệ số


của x4 . Ta có 35 cách tô khác nhau.
31

Ví dụ 3.3.4. Dùng 3 màu xanh, đỏ và vàng để tô 4 đỉnh của một tứ diện đều.
Trong đó có đúng 2 đỉnh tô màu xanh. Hỏi có bao nhiêu cách tô khác nhau.
Biết hai cách tô là như nhau nếu cách này nhận được từ cách kia thông qua
phép xoay khối tứ diện đều trong không gian.

Giải. Khi xoay khối tứ diện đều, ta có hai phép xoay sau đây:

Mỗi phép xoay các đỉnh của tứ diện đều có thể mô tả thông qua các phép
hoán vị các đỉnh của tứ diện đều như sau:
Phép quay quanh đường thẳng nối đỉnh và tâm mặt đáy. Ta có 3 trục xoay
i2π
như vậy với góc xoay với i = 1, 2. Như vậy, ta có các kết quả sau:
3
(234); (243); (134); (143); (124); (142); (123); (132).

Phép quay quanh đường thẳng nối trung điểm 2 cạnh đối diện, ta có 3 trục
xoay như vậy với góc quay π. Như vậy, ta có các kết quả sau:

(12)(43); (14)(23); (12)(34).

Ta có nhóm G là tập hợp tất cả các phép xoay trình bày ở trên cùng với phép
đồng nhất và |G| = 12.
Trong 12 phần tử của nhóm G có:
1 phần tử có 4 xích độ dài 1; 8 phần tử có 2 xích gồm 1 xích độ dài 1 và
1 xích độ dài 3; 3 phần tử có 2 xích độ dài 2.
32

Theo định lý đếm Polya, ta có

FG (x, y, z) = ZG (x + y + z, x2 + y 2 + z 2 , x3 + y 3 + z 3 , x4 + y 4 + z 4 )

1
(x + y + z)4 + 8(x + y + z)(x3 + y 3 + z 3 ) + 3(x2 + y 2 + z 2 )2

=
12
= x4 + x3 y + x2 y 2 + xy 3 + y 4 + x3 z + x2 yz + xy 2 z + y 3 z
+ x2 z 2 + xyz 2 + y 2 z 2 + xz 3 + yz 3 + z 4 .

Như vậy, số cách tô màu thỏa mãn chính là tổng hệ số của các biểu thức chứa
là x2 , vậy có 1 + 1 + 1 = 3 cách tô mầu thỏa mãn có đúng hai đỉnh tô mầu
xanh.

Ví dụ 3.3.5. Tô 12 cạnh của hình lập phương bởi hai màu đỏ và đen, ta có
bao nhiêu cách tô màu khác nhau sao cho có ít nhất một nửa số cạnh được
tô màu đỏ? Hai cách tô màu là như nhau nếu cách này nhận được từ cách kia
qua phép xoay khối lập phương.

Giải. Ta đánh số các cạnh của khối lập phương như hình vẽ và như phân tích
ở Ví dụ 2.3.5. Khi xoay khối lập phương trong không gian ta có 3 phép xoay
được mô tả cụ thể thông qua các phép hoán vị các cạnh của khối lập phương
như sau:

a) Phép xoay quanh trục là đường thẳng nối tâm hai mặt đối diện góc quay

với i = 1, 2, 3. Ta có 3 trục như vậy, cụ thể
2
33

(1234)(5678)(9 10 11 12); (1432)(5876)(9 12 11 10);


(13)(24)(57)(68)(9 11)(10 12); (184 12)(263 10)(57 11 9);
(1 12 48)(2 10 36)(59 11 7); (14)(23)(5 11)(6 10)(79)(8 12);
(1925)(374 11)(68 12 10); (1526)(3 11 47)(6 10 12 8);
(12)(34)(59)(6 12)(7 11)(8 10).

j2π
b) Phép xoay quay quanh đường nối hai đỉnh đối diện góc quay , j=
3
1, 2. Ta có 4 trục như vậy, cụ thể

(185)(2 12 7)(3 10 11)(469); (158)(27 12)(3 11 10)(496);


(17 10)(256)(398)(4 11 12); (1 10 7)(265)(389)(4 12 11);
(1 12 9)(28 11)(367)(4 10 5); (19 12)(2 11 8)(376)(45 10);
(16 11)(2 10 9)(3 12 5)(487); (1 11 6)(29 10)(35 12)(478).

c) Phép xoay quanh đường thẳng nối trung điểm hai cạnh đối diện góc
quay π. Ta có 6 trục như vậy, cụ thể ta có

(24)(5 12)(6 11)(7 10)(89); (13)(5 10)(69)(7 12)(8 11);


(1 11)(27)(35)(49)(8 10); (17)( 2 11)(39)(45)(6 12);
(1 10)(2 12)(38)(46)(5 11); (16)(28)(3 12)(4 10)(79).

Như vậy, ta xác định nhóm G là tập hợp 23 các phép xoay và phép đối
xứng ở trên cùng với phép đồng nhất id vậy |G| = 24.
Trong nhóm G có: 1 phần tử có 12 xích độ dài 1; 6 phần tử có 7 xích gồm
2 xích độ dài 1 và 5 xích độ dài 2; 3 phần tử có 6 xích độ dài 2; 8 phần tử có
4 xích độ dài 3; 6 phần tử có 3 xích độ dài 4.
Theo định lý đếm Polya, ta có

FG (x, y) = ZG (x + y, x2 + y 2 , . . . , x12 + y 12 )

1
= [(x + y)12 + 6(x + y)2 (x2 + y 2 )5 + 3(x2 + y 2 )6
24
34

+ 8(x3 + y 3 )4 + 6(x4 + y 4 )3 ]
= x12 + x11 y + 5x10 y 2 + 13x9 y 3 + 27x8 y 4 + 38x7 y 5 + 48x6 y 6
+ 38x5 y 7 + 27x4 y 8 + 13x3 y 9 + 5x2 y 10 + xy 11 + y 12 .

Như vậy, số cách tô màu khác nhau để ít nhất một nửa số cạnh được tô màu
đỏ là tổng hệ số của các số hạng xa y b mà a ≥ 6. Vậy có

48 + 38 + 27 + 13 + 5 + 1 + 1 = 133 cách.

Trong hóa học, định lý Polya có thể dùng để xác định số lượng đồng phân
của một phân tử hợp chất. Hai phân tử được gọi là đồng phân nếu chúng được
cấu tạo cùng một loại các nguyên tử nhưng có câu trúc khác nhau. Để minh
họa điều này, chúng ta quan sát hai đồng phân tử của C5 H12 trong hình vẽ
dưới đây.

Ví dụ 3.3.6. Xét phân tử Benzen C6 H6 có cấu trúc như hình vẽ sau:

Bây giờ ta thay 3 nguyên tử H bởi 3 gốc OH, hỏi ta thu được bao nhiêu
đồng phân khác nhau.
35

Giải. Do cấu tạo phân tử của Benzen như trên nên ta coi 6 nguyên tử H nằm
ở 6 đỉnh của một lục giác đều nên hai phần tử là đồng phân của nhau nến cấu
tao phân tử này nhận được từ cấu tạo phân tử kia thông qua phép xoay lục
giác đều quanh tâm hoặc đối xứng qua trục đối xứng của lục giác đều.

Đánh số 6 đỉnh của lục giác đều là 1, 2, 3, 4, 5, 6. Khi đó, ta có các phép
quay và đối xứng được mô tả qua các phép hoán vị các đỉnh của lục giác đều
như sau:

Gọi τ i là phép quay quanh tâm góc quay với i = 0, 1, 2, 3, 4, 5. Cụ thể
3
τ 0 = id, τ 1 = (123456), τ 2 = (135)(246),
τ 3 = (14)(25)(37), τ 4 = (153)(264), τ 5 = (165432).
Gọi δj là phép đối xứng qua đường thẳng nối trung điểm hai cạnh đối diện
với j = 1, 2, 3. Ta có 3 trục loại này, cụ thể
δ1 = (12)(36)(45), δ2 = (23)(14)(56), δ3 = (34)(25)(16).
Gọi µk là phép đối xứng qua đường thẳng nối hai đỉnh đối diện với k =
1, 2, 3. Ta có 3 trục loại này, cụ thể
µ1 = (26)(35), µ2 = (13)(46), µ3 = (15)(24).
Ta có nhóm G = {id, τ 1 , τ 2 , τ 3 , τ 4 , τ 5 , τ 6 , δ1 , δ2 , δ3 , µ1 , µ2 , µ3 } với |G| = 12.
Trong nhóm G có: 1 phần tử có 6 xích độ dài 1; 3 phần tử có 4 xích gồm 2
xích độ dài 1 và 2 xích độ dài 2; 4 phần tử có 3 xích độ dài 2; 2 phần tử có 2
xích độ dài 3; 2 phần tử có 1 xích độ dài 6. Theo định lý đếm Polya, ta có:

FG (x, y) = ZG (x + y, x2 + y 2 , . . . , x6 + y 6 )
36

1
= (x + y)6 + 4(x2 + y 2 )3 + 2(x3 + y 3 )2 + 3(x + y)2 (x2 + y 2 )2
12
+ 2(x6 + y 6 )


= x6 + x5 y + 3x4 y 2 + 3x3 y 3 + 3x2 y 4 + xy 5 + y 6 .

Bây giờ, ta muốn tìm số đồng phân của hợp chất khi thay 3 nguyên tử hyđrô
bởi 3 gốc OH ta tìm hệ số của x3 y 3 . Vậy có 3 đồng phân khác nhau.

Ví dụ 3.3.7. Naphthalene là hợp chất hữu cơ có công thức hóa học là C10 H8
được sử dụng nhiều trong thuốc trừ sâu, nhưng khi thay thế 1 nguyên tử H
bởi 1 gốc OH thì ta thu được các hợp chất Naphthol dùng để tạo các hiệu
ứng đặc biệt mô phỏng các vụ nổ và khói đen. Hãy tìm số các đồng phân của
Naphthol khi thay một nguyên tử H trong Naphthalene bởi bởi một gốc OH.

Giải. Ta có cấu trúc của hợp chất C10 H8 gồm 10 nguyên tử Cacbon xếp ở các
đỉnh của một hình lục giác đều đôi và liên kết với 8 nguyên tử Hydro như
hình vẽ mô phỏng dưới

Ta có thể đánh số các đỉnh của hình lục giác đôi như sau.
37

Như vậy, ta có các phép quay theo trục x góc π hay trục y góc π hay thực
hiện đồng thời cả x và y.
Cụ thể, ta mô tả thông qua các phép hoán vị các đỉnh như sau:

x = (18)(27)(36)(45); y = (23)(14)(58)(67); xy = (15)(26)(37)(48).

Cùng với id, ta có nhóm G = {id, x, y, xy}, suy ra |G|=4.


Trong đó x, y, xy đều có 4 xích độ dài 3; id có 8 xích độ dài 1.
Theo định lý đếm Polya ta có

FG (x, y) = ZG (x + y, x2 + y 2 , . . . , x8 + y 8 )

1
(x + y)8 + 3(x2 + y 2 )4

=
4
= x8 + 2x7 y + 10x6 y 2 + 14x5 y 3 + 22x4 y 4 + 14x3 y 5 + 10x2 y 6
+ 2xy 7 + y 8 .

Như vậy, khi thay 1 nguyên tử Hydro bởi một gốc Hydroxyl (OH) thì số đồng
phân chính là hệ số của đơn thức x7 y . Vậy ta có 2 đồng phân tương ứng. 
Trong thực tế hình bát diện đều là hình có cấu trúc rất đẹp và được sử
dụng rất nhiều trong chế tác đá quý, kim cương. Trong hóa học hai hợp chất
(phổ biến) có cấu trúc phân tử là hình bát diện đều là SF6 - Sulphur Hex-
afluoride (chất sử dụng để cách nhiệt cách điện tại các máy biến áp điện) và
KCL(SO4 )2 - Chrome alum (chất sử dụng thuộc da và mạ kim loại). Bây giờ
ta xét ví dụ cụ thể sau đây để xét nhóm các phép quay của bát diện đều.

Ví dụ 3.3.8. Ta có một viên kim cương chế tác thô ở dạng một hình bát diện
đều. Để tăng vẻ đẹp cho nó ta tô các mặt của viên kim cương bởi 3 màu đen,
hồng và tím. Hỏi có thể có được bao nhiêu viên kim cương có màu sắc khác
nhau, biết mỗi viên có đúng 2 mặt tô màu đen, 3 mặt tô màu hồng và 3 mặt
còn lại tô màu tím. Lưu ý rằng hai viên kim cương là như nhau nếu viên này
nhận được từ viên kia thông qua phép xoay viên kim cương trong không gian.
38

Giải. Giả sử ta có khối bát diện đánh dấu 8 mặt như hình vẽ.

Khi xoay khối bát diện đều trong không gian các phép xoay được mô tả
thông qua các phép hoán vị các mặt của khối bát diện đều như sau:
+ Ta có phép đồng nhất id
+Với trục quay x là trục nối 2 đỉnh đối diện góc quay iπ
2 (i = 1, 2, 3). Ta
có 3 trục loại này. Cụ thể, ta có các kết quả sau
(1234)(5678); (13)(24)(57)(68); (1432)(5876)
(1256)(3478); (15)(26)(37)(48); (1652)(3874)
(1485)(2376); (18)(45)(27)(36); (1584)(2675)
+Với trục xoay y là trục nối trung điểm 2 cạnh đối diện góc quay π. Ta có
6 trục loại này. Cụ thể ta có các kết quả sau:
(15)(28)(37)(46); (17)(26)(35)(48); (12)(78)(35)(46)
(17)(34)(28)(56); (14)(67)(28)(35); (23)(58)(17)(26)
j2π
+Với trục xoay z là trục nối tâm hai mặt đối diện góc xoay 3

(i = 1, 2). Ta có 4 trục loại này. Cụ thể, ta có các kết quả sau:


(254)(368); (245)(386); (136)(475); (163)(457)
(247)(186); (274)(168); (183)(257); (138)(275)
Như vậy tập G gồm 23 phép xoay ở trên và id lập thành một nhóm có
|G| = 24.
39

Trong 24 phần tử của nhóm G có:


1 phần tử có 8 xích độ dài 1; 8 phần tử có 4 xích gồm 2 xích độ dài 3 và
2 xích độ dài 1; 6 phần tử có 2 xích độ dài 4; 9 phần tử có 4 xích độ dài 2.
Theo định lý đếm Polya ta có

FG (x, y, z) = ZG (x + y + z, x2 + y 2 + z 2 , . . . , x8 + y 8 + z 8 )

1
= ((x + y + z)8 + 6(x4 + y 4 + z 4 )2 + 9(x2 + y 2 + z 2 )
24
+ 8(x + y + z)2 (x3 + y 3 + z 3 )2 )
= x8 + x7 y + 3x6 y 2 + 3x5 y 3 + 7x4 y 4 + 3x3 y 5 + 3x2 y 6 + xy 7
+ y 8 + x7 z + 3x6 yz + 7x5 y 2 z + 13x4 y 3 z + 13x3 y 4 z + 7x2 y 5 z
+ 3xy 6 z + y 7 z + 3x6 z 2 + 7x5 yz 2 + 22x4 y 2 z 2 + 24x3 y 3 z 2
+ 22x2 y 4 z 2 + 7xy 5 z 2 + 3y 6 z 2 + 3x5 z 3 + 13x4 yz 3 + 24x3 y 2 z 3
+ 24x2 y 3 z 3 + 13xy 4 z 3 + 3y 5 z 3 + 7x4 z 4 + 13x3 yz 4 + 22x2 y 2 z 4
+ 13xy 3 z 4 + 7y 4 z 4 + 3x3 z 5 + 7x2 yz 5 + 7x2 yz 5 + 7xy 2 z 5
+ 3y 3 z 5 + 3x2 z 6 + 3xyz 6 + 3y 2 z 6 + xz 7 + yz 7 + z 8 .

Ta coi biến màu x là đen; y là hồng và z là tím. Vậy số cách tô màu thỏa mãn
là hệ số của x2 y 3 z 3 . Vậy có 24 viên kim cương được tô màu khác nhau với 2
mặt tô màu đen, 3 mặt tô màu tím và 3 mặt tô màu hồng.

3.4 Bài tập đề nghị

Như vậy trong chương này chúng ta giải quyết được các bài toán tô mầu
với nhiều tình huống khác nhau và những yêu cầu khác nhau nhờ định lý đếm
Polya. Bài toán tô mầu không chỉ dừng lại ở tô mầu các đỉnh, các cạnh của
hình đa giác đều, vòng cổ, lưới vuông mà nó còn tô mầu các đỉnh, các cạnh,
các mặt của các khối đa diện đều. Hơn nữa nó còn ứng dụng sang các lĩnh
40

vực khác ví dụ như đếm đồng phân của phân tử hợp chất hóa học, xếp chỗ
ngồi trên bàn tròn. Để kết thúc trọn vẹn cho mục này tôi xin giới thiệu một số
bài tập đề nghị sau:
Bài 1. Chúng ta tô mỗi mặt của khối lập phương bởi 1 mầu xanh hoặc đỏ. Hỏi
có bao nhiêu cách tô màu khác nhau nếu ta tô đúng 2 mặt màu xanh và 6 mặt
màu đỏ. Biết hai cách tô mầu như nhau nếu sai khác một phép xoay khối lập
phương trong không gian
Bài 2. (AIME 1996) Hai ô của hình vuông kích thước 7 × 7 được tô màu
vàng, các ô còn lại được tô màu đỏ. Hai cách tô màu là giống nhau nếu chúng
có thể thu được từ nhau bằng một phép quay quanh tâm của hình vuông. Hỏi
có tất cả bao nhiêu cách tô màu khác nhau.
Bài 3. Dùng 3 màu xanh, đỏ, tím vàng để tô các hạt cườm trong vòng cổ có 8
hạt, mỗi hạt tô đúng 1 mầu ta thu được bao nhiêu cách tô màu khác nhau mà
có 3 hạt tô màu xanh, 1 hạt tô màu tím và 4 hạt tô màu vàng. Biết rằng hai
cách tô mầu như nhau nếu sai khác một phép xoay chuỗi hạt quanh tâm hoặc
qua phép đối xứng qua trục.
Bài 4. Xác định số đồng phân của hợp chất C4 H8 (Xyclobutan) nếu ta thay 5
nguyên tử Hydro (H) bởi 2 gốc Hydroxyl (OH) và 3 nguyên tử Nitơ (N). Biết
cấu trúc của hợp chất C4 H8 gồm 4 nguyên tử Cacbon nằm ở tâm của khối lập
phương, còn 8 nguyên tử Hydro nằm ở 8 đỉnh của khối lập phương đó.
41

Kết luận

Trong luận văn tôi đã trình bày được các kết quả sau:
(1) Phát biểu và chứng minh một số kết quả về nhóm, địnhlý Lagrange và
công thức lớp.
(2) Phát biểu và chứng minh bổ đề Burnside, định lý Polya con.
(3) Phát biểu và chứng minh định lý đếm Polya.
(4) Vận dụng kết quả của bổ đề Burnside, định lý Polya con và đính lý
đếm Polya vào các bài toán tô màu cụ thể với nhiều đòi hỏi khác nhau về cách
thức tô màu.
(5) Đặt ra bài toán đếm số đồng phân của phân tử hợp chất trong hóa học
bằng định lý đếm Polya.
Việc áp dụng định lý đếm Polya vào các bài toán tổ hợp sẽ được tác giả
tiếp tục nghiên cứu.
42
43

Tài liệu tham khảo

Tiếng Việt

[1] Đoàn Trung Cường (2011), "Cấu trúc nhóm trong một số bài toán sơ
cấp I”. Thông tin Toán học Tập 15(3), trang 21 - 27.

[2] Đoàn Trung Cường (2011), "Cấu trúc nhóm trong một số bài toán sơ
cấp II". Thông tin Toán học Tập 15(4), trang 19 - 24.

[3] Đoàn Trung Cường (2012), Bài giảng Đại số.

Tiếng Anh

[4] Williams E. C (2005), "A Study of Pólya’s Enumeration Theorem".


Master thesis. Auburn University, US (2005).

[5] Yuan Qiaochu, The Polya Enumeration Theorem and application,


https://qchu.wordpress.com/2009/06/13/gila.

[6] Phần mềm tính toán CoCoA-4.7.5 (Computations in Commutative Al-


gebra), http://cocoa.dima.unige.it.

You might also like