You are on page 1of 5

1.

Tên học phần: Nhiệt động hóa học


2. Mã học phần:
3. Số tín chỉ: 3 (3,0,6)
4. Trình độ: Dành cho sinh viên năm thứ 1
5. Phân bố thời gian:
 Lên lớp: 45 tiết
 Thực tập phòng thí nghiệm: 0 tiết
 Thực hành: 0 tiết
 Tự học: 90 tiết
6. Điều kiện tiên quyết: 2104039(a)
7. Mục tiêu của học phần:
Trình bày và giải thích được cơ sở lý thuyết về mặt năng lượng các quá trình hóa
học, sự ảnh hưởng của các thông số vật lý, hóa học đến hệ hóa học.
8. Chuẩn đầu ra của học phần:
8.1. Kiến thức
 Trình bày và giải thích được các khái niệm cơ bản trong nhiệt động hóa học, nội
dung nguyên lý I, II, III, các loại hiệu ứng nhiệt
 Vận dụng các biểu thức toán học của các nguyên lý, định luật Hess để tính toán
các thông số của các quá trình hóa học, hiệu ứng nhiệt của phản ứng ở nhiệt độ
không đổi
 Trình bày và giải thích được sự phụ thuộc của hiệu ứng nhiệt phản ứng vào
nhiệt độ, tính toán được hiệu ứng nhiệt khi nhiệt độ thay đổi.
 Trình bày và giải thích được khái niệm nhiệt dung, biểu thức toán học và các
yếu tố ảnh hưởng.
 Trình bày được các quá trình tự xảy ra và không tự xảy ra trong tự nhiên, so
sánh được quá trình thuận nghịch và không thuận nghịch
 Trình bày và giải thích được mối quan hệ giữa entropy và chiều hướng diễn
biến trong hệ cô lập, tính được entropy của các quá trình thuận nghịch
 Trình bày được entropy tuyệt đối, biểu thức toán và ý nghĩa của entropy.
 Trình bày được thế đẳng áp, thế đẳng tích và mối quan hệ của chúng với nhiệt
độ và áp suất.
 Vận dụng được thế đẳng áp, thế đẳng tích để xét chiều của quá trình.
 Trình bày được các khái niệm cơ bản về quá trình cân bằng, trạng thái cân bằng.
 Thiết lập được phương trình đẳng nhiệt Van’t Hoff, các loại hằng số cân bằng
và mối quan hệ giữa chúng.
 Trình bày và giải thích được hằng số cân bằng trong phản ứng dị thể
 Trình bày và giải thích được các yếu tố ảnh hưởng đến cân bằng hóa học.
 Trình bày được các phương pháp xác định hằng số cân bằng
 Trình bày được các khái niệm về cân bằng pha.
 Trình bày và giải thích được một số đặc trưng của cân bằng pha, điều kiện để 2
pha cân bằng với nhau.
 Thiết lập được biểu thức tính bậc tự do, áp dụng để tính toán bậc tự do của hệ.
 Trình bày được khái niệm và ý nghĩa của giản đồ pha, cách biểu diễn các thông
số trên giản đồ pha, biểu diễn thành phần hệ 2 và 3 cấu tử.
 Trình bày được các qui tắc của giản đồ pha: qui tắc liên tục, qui tắc đường
thẳng liên hợp, qui tắc đòn bẩy và qui tắc khối tâm.Vận dụng để tính toán cho
các giản đồ pha.
 Trình bày và giải thích được các đặc điểm của cân bằng pha hệ 1 cấu tử.
 Thiết lập được phương trình Clausius – Clapeyron I và II.
 Giải thích được sự ảnh hưởng của áp suất đến nhiệt độ chuyển pha.
 Trình bày và giải thích được sự ảnh hưởng của nhiệt độ đến áp suất hơi bão hòa,
sự ảnh hưởng của áp suất tổng cộngtới áp suất hơi bão hòa, ảnh hưởng của nhiệt
độ đến nhiệt chuyển pha.
 Mô tả, phân tích và giải thích được giản đồ pha của hệ một cấu tử.
 Trình bày và phân loại được dung dịch, tính toán được các loại nồng độ.
 Trình bày và giải thích được sự ảnh hưởng của áp suất và nhiệt độ tới quá trình
hòa tan khí trong lỏng.
 Trình bày và giải thích được đặc điểm và tính chất của hệ dung dịch lí tưởng tan
lẫn vô hạn, mô tả và giải thích được các giản đồ: “áp suất – thành phần’’,
“thành phần hơi – thành phần lỏng”, “nhiệt độ sôi – thành phần”
 Giải thích được sự sai lệch về áp suất hơi của dung dịch thực so với dung dịch lí
tưởng, hệ có điểm cực đại và điểm cực tiểu.
 Trình bày được nguyên tắc của sự chưng cất (trên giản đồ)
 Trình bày được các tính chất của hệ hai chất lỏng hoàn toàn không tan lẫn và
tan lẫn có giới hạn, xây dựng và giải thích được giản đồ pha của hệ tan lẫn có
giới hạn.
 Trình bày được nguyên tắc của quá trình chiết tách (trích ly) và nội dung của
định luất phân bố.
 Trình bày và giải thích được các tính chất của dung dịch loãng chứa chất tan
không bay hơi: độ giảm áp suất hơi, độ tăng nhiệt độ sôi và độ hạ băng điểm, áp
suất thẩm thấu.
 Giải thích được các yếu tố ảnh hưởng đến độ hòa tan của chất rắn.
 Trình bày được các trường hợp của sự kết tinh của dung dịch 2 và 3 cấu tử.
 Trình bày được nguyên tắc xây dựng đường nguội lạnh, mô tả và giải thích
được giản đồ “nhiệt đồ - thành phần” của các hệ: 2 cấu tử kết tinh tạo thành
dung dịch rắn tan lẫn hoàn toàn, 2 cấu tử kết tinh không tạo dung dịch rắn
không tạo hợp chất hóa học, 2 cấu tử kết tinh tạo hợp chất hóa học bền và
không bền và hệ 2 cấu tử kết tinh tạo dung dịch rắn tan lẫn vô hạn.
 Vận dụng được phương pháp phân tích nhiệt để xây dựng các giản đồ pha.
 Khảo sát được các quá trình đa nhiệt và đẳng nhiệt, trình bày được tính chất và
ứng dụng của hỗn hợp eutecti.
8.2. Kỹ năng cứng
 Tìm kiếm tài liệu tiếng Việt, tiếng Anh
 Sử dụng được tiếng Anh trong làm bài tập, đọc tài liệu và kiểm tra
 Tính toán được các đại lượng nhiệt động của các quá trình hóa học.
 Dự đoán được chiều hướng và giới hạn của các quá trình hóa học.
8.3. Kỹ năng mềm
 Học và tự học bằng tiếng Việt/Anh
 Tư duy hiệu quả
 Giải quyết vấn đề
 Làm việc nhóm, giao tiếp nhóm
 Làm việc độc lập
 Trình bày và thuyết trình
8.4. Thái độ
 Yêu thích môn học
 Nghiêm túc trong thi cử đánh giá
9. Nhiệm vụ của sinh viên:
Tham dự học, thảo luận, kiểm tra theo quy chế 43/2007-QĐ-BGD&ĐT ngày
15/08/2007 của Bộ giáo dục và Đào tạo, quyết dịnh số 235/QĐ-ĐHCN-ĐT ngày
30/08/2007 của Truờng ĐHCN Tp.HCM và quy chế học vụ hiện hành của trường.
 Dự lớp: trên 80%
 Bài tập trên lớp và về nhà
 Dụng cụ học tập
 Khác: theo yêu cầu của giảng viên
10. Tài liệu học tập
 Sách, giáo trình chính:
[1]. Giáo trình hoá lý 1, khoa Công nghệ hoá học, trường ĐHCN TPHCM
 Tài liệu tham khảo:
[1]. Organic chemistry, Fourth editor, 2002
[2]. Nguyễn Hạnh – Cơ sở lý thuyết hóa học – NXB GD Hà Nội, 2000.
[3]. Nguyễn Minh Tuyển – Giáo trình hóa lý – NXB Xây dựng Hà Nội, 2000.
[4]. Trần Văn Nhân, Nguyễn Thạc Sửu, Nguyễn Văn Tuế - Hóa lý tập 1 và 2,
NXB GD Hà Nội, 2001.
[5]. Nguyễn Hữu Phú – Giáo trình Hóa lý và hóa keo, NXB KHKT Hà Nội,
2002.
11. Tiêu chuẩn đánh giá sinh viên
 Dự lớp: trên 80%
 hảo luận theo nhóm
 iểu luận: không
 huyết trình
 Bản thu hoạch
 Kiểm tra thường xuyên
 Thi giữa học phần
 Thi kết thúc học phần
 Khác: theo yêu cầu của giảng viên
12. Thang điểm thi: Theo qui chế tín chỉ
13. Nội dung chi tiết học phần
Chương Tên chương Lý thuyết Thực hành
Chương 1. Nguyên lý thứ nhất của nhiệt động
1 7
hóa học
Chương 2. Nguyên lý thứ 2 của nhiệt động hóa
2 7
học
3 Chương 3. Cân bằng hóa học 5
4 Chương 4.Cơ sở lý thuyết cân bằng pha 3
5 Chương 5. Cân bằng pha của hệ một cấu tử 5
6 Chương 6. Cân bằng pha dung dịch lỏng - hơi 10
7 Chương 7. Cân bằng pha dung dịch lỏng - rắn 8
Tổng cộng: 45 0
1. Nguyên lý thứ nhất của nhiệt động hóa học
1.1. Các khái niêm cơ bản
1.2. Nguyên lý thứ nhất của nhiệt động hóa học
1.2.1. Nội dung nguyên lý thứ nhất
1.2.2. Áp dụng nguyên lý thứ nhất cho một số qúa trình (tham khảo)
1.3. Định luật Hess
1.3.1 Nội dung định luật Hess
1.3.2. Các hệ quả của định luật Hess
1.3.2.1. Các dạng hiệu ứng nhiệt
1.3.2.2. Hệ quả định luật Hess
1.3. Nhiệt dung (tham khảo)
1.4. Nhiệt dung
1.4.1 Định nghĩa
1.4.2. Ảnh hưởng của nhiệt độ đến nhiệt dung
1.5. Định luật Kirchhoff
2. Nguyên lý thứ 2 của nhiệt động hóa học
2.1. Khái niệm cơ bản
2.2. Entropy (tham khảo)
2.2.1. Entropy và các tính chất của Entropy
2.2.2. Tính toán Entropy cho một số quá trình thuận nghịch
2.2.3. Tiên đề Plank về Entropy tuyệt đối
2.3. Nguyên lý thứ 2
2.4. Các hàm đặc trưng và phương trình cơ bản của nhiệt động hóa học
2.5. Ảnh hưởng của nhiệt độ đến thế nhiệt động hóa học
2.6. Ảnh hưởng của áp suất đến thế đẳng áp
2.7. Đại lượng mol riêng phần và thế hóa học
3. Cân bằng hóa học
3.1. Các khái niệm cơ bản (phản ứng thuận nghịch, cân bằng hóa học, độ chuyển
hóa) (tham khảo)
3.2. Cân bằng hóa học của phản ứng đồng thể
3.2.1. Quan hệ giữa thế đẳng áp và hằng số cân bằng của phản ứng-phương trình
đẳng nhiệt Van't Hoff
3.2.2. Các dạng hằng số cân bằng
3.3. Cân bằng hóa học trong các phản ứng dị thể
3.3.1. Biễu diễn hằng số cân bằng
3.3.2. Áp suất phân ly
3.3.3. Một vài phản ứng dị thể thường gặp
3.4. Các yếu tố ảnh hưởng đến cân bằng hóa học (tham khảo)
3.4.1. Ảnh hưởng của nhiệt độ đến hằng số cân bằng
3.4.2. Ảnh hưởng của áp suất
3.4.3. Ảnh hưởng của thành phần hỗn hợp đầu
3.4.4. Ảnh hưởng của khí trơ
3.5. Các phương pháp xác định hằng số cân bằng
4. Cơ sở lý thuyết cân bằng pha
4.1. Các khái niệm về cân bằng pha
4.2. Điều kiện của cân bằng pha
4.2.1. Một số đặc trưng của cân bằng pha
4.2.2. Điều kiện của cân bằng pha
4.2.3. Qui tắc pha Gibbs
4.3. Giản đồ pha
4.3.1. Phương pháp biễu diễn giản đồ pha
4.3.2. Các qui tắc giản đồ pha
5. Cân bằng pha của hệ một cấu tử
5.1 Các đặc điểm cơ bản của cân bằng pha hệ một cấu tử
5.2. Phương trình Clausius – Clapeyron
5.2.1. Ảnh hưởng của áp suất đến nhiệt độ chuyển pha
5.2.2. Ảnh hưởng của nhiệt độ đến áp suất hơi bão hòa
5.3 Ảnh hưởng của áp suất tổng cộng đến áp suất hơi bão hòa
5.4 Ảnh hưởng của nhiệt độ đến nhiệt chuyển pha
5.5 Biểu đồ trạng thái của hệ một cấu tử (tham khảo)
6. Cân bằng pha dung dịch lỏng – hơi
6.1. Đại cương về dung dịch (tham khảo)
6.1.1. Định nghĩa dung dịch
6.1.1. Cách biễu diễn thành phần dung dịch
6.1.3. Phân loại dung dịch
6.2. Cân bằng pha của quá trình hòa tan khí trong dung dịch lỏng
6.2.1. Ảnh hưởng của áp suất
6.2.2. Ảnh hưởng của nhiệt độ
6.3. Sự hòa tan của lỏng trong lỏng và cân bằng lỏng-hơi
6.3.1. Hệ dung dịch lý tưởng tan lẫn vô hạn
6.3.2. Hệ dung dịch thực tan lẫn vô hạn
6.3.3. Sự chưng cất dung dịch
6.3.4. Hệ hai chất lỏng hoàn toàn không tan lẫn
6.3.5. Hệ hai chất lỏng tan lẫn có giới hạn
6.3.6. Hệ ba chất lỏng tan lẫn có giới hạn
6.3.7. Quá trình chiết tách, trích ly và định luật phân bố
7. Cân bằng pha dung dịch lỏng - rắn
7.1. Tính chất dung dịch loãng của các chất hòa tan không bay hơi
7.2. Các yếu tố ảnh hưởng đến độ hòa tan của các chất rắn
7.3. Sự kết tinh của dung dịch hai cấu tử
7.3.1. Hệ hai cấu tử kết tinh không tạo dung dịch rắn và hợp chất hóa học
7.3.2. Hệ hai cấu tử kết tinh tạo hợp chất hóa học bền
7.3.3. Hệ hai cấu tử kết tinh tạo hợp chất hóa học không bền
7.3.4. Hệ hai cấu tử kết tinh tạo dung dịch rắn tan lẫn vô hạn
7.4. Sự kết tinh của dung dịch ba cấu tử
14. Phê duyệt
Tp HCM, ngày ... tháng ... năm …...
Trưởng đơn vị đào tạo Trưởng bộ môn

You might also like