You are on page 1of 2

Đề cương

Chương 1. Mở đầu vật lý học (1/0/0)


1.1. Đối tượng, phương pháp của vật lý học. Quan hệ giữa vật lý học và các ngành
khoa học, kỹ thuật khác
1.2. Đo lường và thứ nguyên của các đại lượng vật lý. Hệ đơn vị quốc tế SI
Chương 2. Động học chất điểm (2/2/0)
2.1. Chuyển động cơ học, chất điểm, hệ quy chiếu, véc tơ dịch chuyển, phương
trình chuyển động, phương trình quỹ đạo
2.2. Vận tốc. Gia tốc
2.3. Một số chuyển động cơ thường gặp: chuyển động của vật bị ném xiên,
chuyển động tròn
Chương 3. Động lực học chất điểm (3/2/0)
3.1. Ba định luật Newton và áp dụng
3.2. Động lượng, xung lượng của lực. Định luật biến thiên và bảo toàn động
lượng
3.3. Chuyển động của vật có khối lượng thay đổi (tên lửa)
3.4. Chuyển động trong các hệ quy chiếu phi quán tính. Lực quán tính, lực quán
tính ly tâm, lực Coriolis
Chương 4. Công và năng lượng (2/2/0)
4.1. Năng lượng, công và công suất
4.2. Động năng. Định lý động năng
4.3. Lực thế. Thế năng. Định lý thế năng
4.4. Cơ năng. Định luật biến thiên và bảo toàn cơ năng
4.5. Va chạm
Chương 5. Chuyển động của vật rắn (3/1/0)
5.1. Hệ chất điểm. Khối tâm. Phương trình chuyển động của khối tâm
5.2. Vật rắn. Chuyển động tịnh tiến của vật rắn
5.3. Phương trình cơ bản của vật rắn quay quanh một trục cố định
5.4. Mômen quán tính của vật rắn. Định luật Steiner - Huygen
5.5. Mômen động lượng. Định luật biến thiên và bảo toàn mô men động lượng
5.6. Động năng của vật rắn quay
Chương 6. Trường hấp dẫn và chuyển động trong trường xuyên tâm (2/1/0)
6.1. Định luật hấp dẫn vũ trụ
6.2. Trường hấp dẫn. Thế năng trong trường hấp dẫn
6.3. Chuyển động trong trường xuyên tâm. Các định luật Kepler
6.4. Các vận tốc vũ trụ cấp một và cấp hai
Chương 7. Cơ sở của thuyết tương đối hẹp (3/1/0)
7.1. Nguyên lý tương đối và phép biến đổi Galileo
7.2. Các tiên đề của thuyết tương đối hẹp
7.3. Phép biến đổi Lorentz
7.4. Tính tương đối của không gian và thời gian
7.5. Định luật cơ bản của động lực học tương đối tính
7.6. Mối quan hệ giữa khối lượng và năng lượng
Chương 8. Nhiệt độ (1/0/0)
8.1. Nguyên lý số (0) của nhiệt động lực học
8.2. Các thang nhiệt giai
8.3. Sự nở vì nhiệt của chất rắn và chất lỏng
Chương 9. Nhiệt và nguyên lý thứ nhất của nhiệt động lực học (3/2/0)
9.1. Nhiệt, công và nội năng hệ nhiệt động
9.2. Nhiệt dung của vật chất
9.3. Nguyên lý thứ nhất của nhiệt động lực học
9.4. Áp dụng nguyên lý 1 trong các quá trình của khí lý tưởng
9.5. Các hiện tượng truyền nhiệt
Chương 10. Thuyết động học chất khí (4/2/0)
10.1. Phương trình trạng thái của khí lý tưởng. Chuyển động nhiệt. Quãng đường
tự do trung bình.
10.2. Áp suất và nhiệt độ theo quan điểm của thuyết động học phân tử. Phương
trình cơ bản của thuyết động học phân tử
10.3. Định luật phân bố phân tử theo vận tốc của Maxwell
10.4. Định luật phân bố phân tử theo thế năng của Boltzman
10.5. Sự phân bố đều của năng lượng theo bậc tự do
10.6. Nhiệt dung khí lý tưởng
10.7. Công trong quá trình đẳng nhiệt, đoạn nhiệt. Phương trình đoạn nhiệt
Chương 11. Entropi và nguyên lý thứ hai của nhiệt động lực học (4/2/0)
11.1. Quá trình thuận nghịch và bất thuận nghịch
11.2. Động cơ nhiệt và máy lạnh. Hai cách phát biểu nguyên lý thứ 2 nhiệt động
lực học theo Thomson và theo Clausius
11.3. Chu trình Carnot
11.4. Định lý Carnot về hiệu suất của động cơ nhiệt
11.5. Entropy. Nguyên lý tăng Entropy
11.6. Ý nghĩa của Entropy

Tài liệu tham khảo:


1. Nguyễn Viết Kính, Bạch Thành Công, Phan Văn Thích, Vật lý học đại cương
Tập 1, NXB ĐHQGHN, 2005.
2. Nguyễn Huy Sinh, Giáo trình Cơ-Nhiệt đại cương Tập 1 và Tập 2, NXB Giáo
dục Việt nam, 2010.
3. Lương Duyên Bình (Chủ biên), Vật lý đại cương Tập 1 Cơ –Nhiệt, NXB Giáo
dục, 2007.
4. Đàm Trung Đồn và Nguyễn Viết Kính, Vật lý phân tử và Nhiệt học, NXB
ĐHQGHN, 1995.
5. Nguyễn Huy Sinh, Giáo trình Nhiệt học, NXB Giáo dục, 2009.
6. Nguyễn Ngọc Long (chủ biên), Vật lý học đại cương Tập 1, NXB ĐHQGHN,
2005.
Điểm: KT giữa kỳ 20%, KT thường xuyên 20%, Thi cuối kỳ 60%

You might also like