You are on page 1of 3

Câu 1.

(1,5 điểm)
1. Hợp chất A có công thức MX2, trong A nguyên tố M chiếm 54,93% về khối lượng.
Hạt nhân nguyên tử M có số hạt không mang điện nhiều hơn số hạt mang điện là 1 hạt.
Hạt nhân nguyên tử X có số hạt mang điện bằng số hạt không mang điện. Tổng số proton
trong phân tử MX2 là 35.
a. Tìm công thức phân tử hợp chất A.
b. Hợp chất A được sử dụng trong tàu vũ trụ với mục đích hấp thụ khí B do con người
thở ra và sinh ra khí C cho con người hít vào nhằm đảm bảo sự hô hấp cho các phi hành
gia. Xác định các chất B, C và viết phương trình phản ứng xảy ra.
2. Hỗn hợp khí E gồm N2 và H2 có tỉ khối so với H2 bằng 3,6. Đun nóng E một thời
gian trong bình kín (có bột Fe làm xúc tác), thu được hỗn hợp khí F có tỉ khối so với H2
bằng 4. Tính hiệu suất của phản ứng tổng hợp NH3.
Câu 2. (2,5 điểm)
1. Cho hình vẽ thí nghiệm dưới đây:

Hãy chọn một cặp chất gồm chất lỏng A và chất rắn B phù hợp trong các trường hợp
sau:
a. Chất khí X làm giấy quỳ tím chuyển thành màu đỏ.
b. Chất khí X làm giấy quỳ tím mất màu.
c. Chất khí X làm giấy quỳ tím không đổi màu.
Hãy giải thích, viết phương trình hóa học minh họa.
2. Có 3 muối A1, A2, A3 kém bền nhiệt, biết rằng:
- Muối A1 là muối có thể dùng làm bột nở, phản ứng được với dung dịch HCl hoặc
dung dịch KOH dư, nung nhẹ đều có khí thoát ra.
- Muối A2 có trong thành phần thuốc chữa đau dạ dày, tạo sản phẩm khí với dung
dịch HCl và tạo kết tủa trắng với dung dịch Ba(OH)2 dư.
- Muối A3 là hóa chất có thể dùng để điều chế khí oxi trong phòng thí nghiệm.
Xác định các chất A1, A2, A3 phù hợp. Biết tổng khối lượng mol của ba muối là 285,5
(g/mol).
Viết các phương trình hóa học minh họa cho các phản ứng trên.
3. Hỗn hợp T gồm Al và Fe. Cho 16,6 gam T vào 500 ml dung dịch H2SO4 loãng aM
(vừa đủ), thu được 11,2 lít khí H 2. Nếu cho 16,6 gam T vào 200 ml dung dịch hỗn hợp
gồm Cu(NO3)2 bM và AgNO3 cM, thu được 46,4 gam chất rắn G gồm 3 kim loại. Cho
toàn bộ G vào dung dịch HCl dư, thu được 2,24 lít khí H 2. Biết các phản ứng xảy ra hoàn
toàn và thể tích khí đo ở điều kiện tiêu chuẩn. Viết các phương trình phản ứng và xác định
a, b, c.
Câu 3. (2,0 điểm)
1. Dùng V lít khí CO (ở đktc) khử hoàn toàn 16 gam oxit của kim loại R ở nhiệt độ
cao, phản ứng kết thúc thu được kim loại và hỗn hợp khí A. Tỉ khối của A so với H2 là 19.
Cho A hấp thụ hoàn toàn vào 5 lít dung dịch Ba(OH)2 0,05M thu được 39,4 gam kết tủa.
Xác định oxit của kim loại R trên và tính V.
2. Nung 23,7a gam hỗn hợp rắn X gồm Fe(OH)2 và Cu(OH)2 đến khối lượng không
đổi thu được 20a gam hỗn hợp rắn Y. Tính thành phần phần trăm khối lượng mỗi chất
trong Y.
Câu 4. (1,0 điểm)
Đốt cháy hoàn toàn 12 gam một chất hữu cơ A (chứa C, H, O), toàn bộ sản phẩm
cháy thu được đem hấp thụ hết vào dung dịch Ba(OH) 2 thu được 19,7 gam kết tủa và dung
dịch B, đồng thời thấy khối lượng dung dịch kiềm tăng 5,1 gam. Đun nóng B đến khi phản
ứng kết thúc thu được 29,55 gam kết tủa nữa.
a. Xác định công thức phân tử của A, biết tỉ khối của A so với H2 là 30.
b. Viết các công thức cấu tạo mạch hở có thể có của A.
Câu 5. (1,5 điểm)
1. Cho sơ đồ biến hóa:

R R1 R2 R3 R4 (7)
(5) R6
R5 R3
Biết: - R1 tác dụng với dung dịch iot thấy xuất hiện màu xanh.
- R là hợp chất vô cơ, các chất còn lại đều là hợp chất hữu cơ.
Tìm các chất ứng với các kí hiệu R, R1, R2, R3, R4, R5, R6. Viết các phương trình
phản ứng, ghi rõ điều kiện phản ứng (nếu có).
2. Chỉ dùng một hóa chất, em hãy phân biệt năm chất rắn gồm Al, CaC2, Fe, Al4C3,
ZnO đựng riêng biệt trong các lọ bị mất nhãn. Viết các phương trình hóa học xảy ra (nếu
có)
Câu 6. (1,5 điểm)
1. Đốt cháy hoàn toàn 3,36 lít hỗn hợp khí X gồm một ankan A và một anken B, thu
được 6,72 lít CO2 và 7,2 gam nước. Các thể tích khí đo ở điều kiện tiêu chuẩn. Tìm công
thức phân tử của A và B.
2. Cho 23,6 gam hỗn hợp G gồm một este đơn chức và một axit hữu cơ đơn chức có tỉ
lệ mol tương ứng là 1:2. Đun nóng G với 300 ml dung dịch NaOH 1M vừa đủ thu được
một ancol và 28,8 gam một muối.
Xác định công thức cấu tạo của các chất trong G.

Cho biết:
Khối lượng nguyên tử của các nguyên tố sau:
H=1; He =4; C=12; O=16; N=14, Na=23; Mg =24; Al = 27; S =32; Cl =35,5; K = 39;
Ca =40; Mn = 55; Fe = 56; Cu = 64; Zn = 65; Ag = 108; Ba = 137.
Số hiệu nguyên tử của một số nguyên tố sau:
H (Z=1); O (Z=8); S (Z=16); Cl (Z=17); K (Z=19);Ca (Z=20); Fe (Z=26).
------Hết------
- Thí sinh được sử dụng bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học.
- Thí sinh không sư dụng tài liệu, cán bộ coi thi không giải thích gì thêm.
Họ tên thí sinh: ........................................................Số báo danh....................................
Cán bộ coi thi thứ nhất............................................Kí tên...............................................
Cán bộ coi thi thứ hai..............................................Kí tên...............................................

You might also like