Chương Iv. Công Ty TNHH

You might also like

You are on page 1of 14

CHƯƠNG 4.

CÔNG TY TRÁCH NHIỆM HỮU HẠN

I. CÁC NHẬN ĐỊNH SAU ĐÚNG HAY SAI? VÌ SAO?


1. Người thừa kế phần vốn góp của thành viên công ty TNHH 2 thành viên trở
lên sẽ trở thành thành viên của công ty đó.
NHẬN ĐỊNH SAI.
CSPL: điểm a khoản 4 Điều 53, khoản 5 Điều 53 Luật Doanh nghiệp 2020.
Giải thích: Người thừa kế không muốn trở thành thành viên, người thừa kế từ chối
hoặc truất quyền thừa kế thì cũng không trở thành thành viên

2. Công ty TNHH không được huy động vốn bằng cách phát hành chứng
khoán.
Nhận định SAI.
CSPL: khoản 4 Điều 46, khoản 3 Điều 74 Luật Doanh nghiệp 2020.
Theo đó, việc phát hành trái phiếu là một hình thức huy động vốn của công ty
TNHH (trái phiếu là một loại chứng khoán). Tuy nhiên việc phát hành trái phiếu không
làm tăng vốn điều lệ công ty TNHH. Vì vậy Công ty TNHH được huy động vốn bằng
cách phát hành chứng khoán.

3. Mọi tổ chức, cá nhân thuộc trường hợp cấm thành lập và quản lý doanh
nghiệp đều không thể trở thành thành viên công ty TNHH 2 thành viên trở lên.
Nhận định SAI.
CSPL: khoản 2,3 Điều 17; điểm b khoản 1 Điều 68 LDN 2020.
Việc xác lập tư cách thành viên công ty TNHH hai thành viên có thể bằng hình
thức góp vốn thêm (tức sau thành lập)… Có trường hợp tổ chức, cá nhân bị cấm thành lập
và quản lý doanh nghiệp nhưng vẫn có thể trở thành thành viên của công ty TNHH hai
thành viên trở lên bằng cách góp vốn thêm vào công ty. Ví dụ như người chưa thành niên,
người mất năng lực hành vi dân sự, người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự,… không có
quyền góp vốn thành lập công ty TNHH hai thành viên nhưng có thể trở thành thành viên
thông qua hình thức góp thêm vốn điều lệ vào công ty.

4. Các thành viên HĐTV của công ty TNHH 2 thành viên trở lên đều có thể
được bầu làm Chủ tịch HĐTV.
Nhận định SAI
CSPL: khoản 1 Điều 56, khoản 24 Điều 4, khoản 2 Điều 17 LDN 2020.
Do đó, để trở thành Chủ tịch hội đồng thành viên cần đáp ứng các điều kiện sau:
Là thành viên của Hội đồng thành viên.
Được các thành viên trong Hội đồng thành viên bầu.
Không thuộc đối tượng bị cấm trở thành người quản lý doanh nghiệp theo khoản 2
Điều 17 Luật Doanh nghiệp 2020.
VD: cán bộ, công chức, viên chức không phải NĐĐ, cấp phó của NĐĐ góp vốn
vào công ty TNHH 2 thành viên khi công ty tăng thêm vốn điều lệ bằng cách tiếp nhận
vốn góp từ các tổ chức, cá nhân bên ngoài => trở thành thành viên HĐTV của công ty
TNHH 2 thành viên => không được tham gia quản lí, điều hành công ty/giữ chức danh,
chức vụ quản lí, điều hành công ty (điểm b, d khoản 2 Điều 20 Luật phòng chống tham
nhũng).

5. Mọi tổ chức, cá nhân không thuộc trường hợp cấm thành lập và quản lý
doanh nghiệp đều có quyền thành lập và quản lý công ty TNHH 1 thành viên.
Nhận định ĐÚNG.
CSPL: khoản 2, 3 Điều 17 Luật Doanh nghiệp 2020.
Theo đó, các tổ chức cá nhân thuộc trường hợp cấm thành lập và quản lý doanh
nghiệp theo quy định tại khoản 2 Điều 17 LDN thì không có quyền thành lập và quản lý
doanh nghiệp. Tuy nhiên trong câu nhận định trên ghi nhận tổ chức, cá nhân không thuộc
trường hợp cấm (tức các đối tượng không thuộc khoản 2 Điều 17) mà các chủ thể bị cấm
thành lập và quản lý doanh nghiệp có thể thuộc đối tượng bị cấm theo luật chuyên ngành
mà không riêng gì LDN.

6. Trong mọi trường hợp, thành viên hoặc nhóm thành viên công ty TNHH 2
thành viên trở lên sở hữu dưới 25% vốn điều lệ không có quyền yêu cầu triệu tập họp
HĐTV.
Nhận định SAI.
CSPL: điểm a khoản 2 Điều 49 LDN 2020 và khoản 1 Điều 57 LDN 2020.
Theo đó, thành viên hoặc nhóm thành viên công ty TNHH 2 thành viên trở lên có
quyền yêu cầu họp hội đồng thành viên nếu thỏa mãn các điều kiện: Thứ nhất, thành viên
hoặc nhóm thành viên đó sở hữu 10% số vốn điều lệ trở lên hoặc tỉ lệ khác nhỏ hơn theo
điều lệ vì vậy sở hữu dưới 25% hay thậm chí dưới 10% vốn điều lệ thì các chủ thể trên
vẫn có quyền yêu cầu triệu tập nếu điều lệ công ty quy định tỷ lệ nhỏ hơn. Thứ hai, để yêu
cầu họp hội đồng thành viên thì những yêu cầu đó phải là những vấn đề thuộc thẩm
quyền.
7. Mọi trường hợp tăng vốn điều lệ trong công ty TNHH 2 thành viên trở lên
đều làm thay đổi tỷ lệ vốn góp của các thành viên hiện hữu.
CSPL: Căn cứ khoản 2 Điều 68 Luật Doanh nghiệp năm 2020 quy định về việc
tăng vốn điều lệ của công ty TNHH 2 thành viên trở lên.
“Trường hợp tăng vốn góp của thành viên thì vốn góp thêm được chia cho các
thành viên theo tỷ lệ tương ứng với phần vốn góp của họ trong vốn điều lệ công ty”.
Tức là các thành viên hiện hữu của công ty sẽ góp thêm vốn vào công ty theo tỷ lệ
tương ứng với phần vốn góp của họ trong vốn điều lệ công ty, trong trường hợp này thì tỷ
lệ vốn góp của mỗi thành viên trong vốn điều lệ của công ty sẽ không thay đổi.

8. Công ty TNHH 1 thành viên không được quyền phát hành trái phiếu chuyển
đổi.
Nhận định ĐÚNG.
CSPL: khoản 4 Điều 74 Luật DN 2020, điểm a khoản 2 Điều 10 Nghị định
163/2018/NĐ–CP.
Giải thích: Bởi vì trái phiếu chuyển đổi là loại trái phiếu do công ty cổ phần phát
hành theo quy định tại NĐ 163/2018/NĐ - CP, ngoài ra điều kiện để phát hành trái phiếu
chuyển đổi cũng có quy định doanh nghiệp phát hành trái phiếu chuyển đổi phải là công
ty cổ phần.

9. Hợp đồng, giao dịch giữa công ty TNHH 1 thành viên là cá nhân với chủ sở
hữu công ty phải được sự phê duyệt của cơ quan đăng ký kinh doanh.
Nhận định SAI.
CSPL: khoản 6 Điều 86 LDN 2020.
Giải thích: Khác với hợp đồng giao dịch giữa công ty TNHH 1 thành viên do tổ
chức làm chủ sở hữu, đối với hợp đồng, giao dịch giữa công ty TNHH 1 thành viên do cá
nhân làm chủ sở hữu với chủ sở hữu công ty thì phải được ghi chép lại và lưu giữ thành
hồ sơ riêng của công ty mà không cần phải được sự phê duyệt của cơ quan đăng ký kinh
doanh.

10. Hợp đồng giữa công ty TNHH 1 thành viên với chủ sở hữu phải được
HĐTV hoặc Chủ tịch công ty, GĐ hoặc TGĐ và KSV xem xét quyết định theo nguyên
tắc đa số.
Nhận định SAI.
CSPL: khoản 1, 6 Điều 86 LDN 2020.
Vì công ty TNHH 1 thành viên có 2 loại hình: 1 là công ty TNHH 1 thành viên do
tổ chức làm chủ sở hữu, 2 là công ty TNHH 1 thành viên do cá nhân là chủ sở hữu.
Do đó, việc giao kết hợp đồng giữa công ty TNHH 1 thành viên với chủ sở hữu
cũng có 2 trường hợp khác nhau. Với trường hợp hợp đồng do công ty TNHH 1 thành
viên mà cá nhân làm chủ sỡ hữu với chủ sỡ hữu công ty, người có liên quan với chủ sỡ
hữu thì phải được ghi chép lại và lưu trữ thành hồ sơ riêng mà không cần HĐTV hoặc
Chủ tịch công ty, GĐ hoặc TGĐ và KSV xem xét quyết định theo nguyên tắc đa số như
đối với trường hợp chủ sỡ hữu là tổ chức.

II. TÌNH HUỐNG.


1. TÌNH HUỐNG 1
Chế độ tài chính công ty TNHH 2 thành viên trở lên
Công ty TNHH X (Công ty X) có 04 thành viên với tỷ lệ vốn góp như sau: A
(10% vốn điều lệ), B (20% vốn điều lệ), C (30% vốn điều lệ), D (40% vốn điều lệ).
Giá trị vốn điều lệ công ty là 02 tỷ đồng.
(1) Nếu công ty này tăng vốn điều lệ thêm 1 tỷ đồng thì có những cách thức tăng
vốn điều lệ nào?
Có 2 cách tăng (khoản 1 Điều 68 LDN 2020).
- Cách 1: Tăng vốn góp của các thành viên hiện hữu: PVG thêm là A: 100tr, B: 200tr, C:
300tr; D: 400tr.
- Cách 2: Nhận thêm vốn góp từ thành viên mới.
Giả sử Công ty X tăng vốn điều lệ bằng cách điều chỉnh tăng mức vốn điều lệ
tương ứng với giá trị tài sản tăng lên của công ty thì có phù hợp với quy định của Luật
Doanh nghiệp không? Giải thích.
Không phù hợp với quy định pháp luật do không thuộc 2 trường hợp tăng vốn điều
lệ quy định tại khoản 1 Điều 68 LDN 2020. Cách thức trên không được chấp nhận bởi
tổng tài sản = Vốn điều lệ + Tài sản khác, vậy nên phần giá trị tài sản tăng lên không phải
là vốn điều lệ mà vốn điều lệ bằng tổng phần vốn góp của các thành viên cho nên khi giá
trị tài sản tăng lên thì tổng tài sản công ty tăng lên mà không tăng vốn điều lệ. Như vậy
vốn điều lệ sẽ tăng lên trong hai trường hợp: Tiếp nhận thêm thành viên mới và tăng vốn
góp của thành viên.
(2) A muốn chuyển toàn bộ phần vốn góp của mình cho người khác thì A phải làm
gì?
- CSPL: Theo Điều 52 LDN 2020 : A có PVG tương đương 10% VĐL là 200tr
- B1: A chào bán với các thành viên còn lại là B,C,D tương ứng với tỷ lệ sở hữu PVG của
họ với cùng điều kiện chào bán
- B2: Sau 30 ngày, nếu các thành viên B,C,D không mua hoặc mua không hết thì chào
bán cho người bên ngoài với cùng điều kiện như đã chào bán cho các thành viên còn lại
A có thể chuyển nhượng toàn bộ phần vốn góp của mình với giá 01 tỷ đồng hoặc 100 triệu
đồng hay không? Nếu A chuyển nhượng với giá đó thì vốn điều lệ của công ty có thay đổi
không?
- CSPL: Điều 52 LDN 2020.
- A có thể chuyển nhượng phần vốn góp của mình với giá 01 tỷ đồng hoặc 100 triệu đồng
là phù hợp bởi đây là giá thị trường của phần vốn góp 200 triệu mà A sỡ hữu trong công
ty, việc chuyển nhượng trong giao dịch dân sự là do thỏa thuận của đôi bên. Việc A
chuyển nhượng với giá trên thì vốn điều lệ công ty không thay đổi vì tổng tài sản công ty
bằng tổng phần vốn góp các thành viên + tài sản khác. Do phần vốn góp của A là 200
triệu cho nên việc chuyển nhượng phần vốn này với bất cứ giá nào cho ai thì phần vốn
góp đó vẫn không thay đổi mà việc chuyển nhượng chỉ thay đổi chủ sỡ hữu phần vốn góp
200 triệu từ A sang người khác, việc thay đổi vốn điều lệ chỉ xảy ra khi thuộc trường hợp
tại k1 điều 68 LDN 2020.

(3) B bỏ phiếu không tán thành quyết định của HĐTV, thì B có thể yêu cầu Công
ty mua lại phần vốn góp của mình để rút khỏi Công ty hay không?
- CSPL: k1 điều 51 LDN 2020
Theo đó, B có thể yêu cầu công ty mua lại phần vốn góp của mình để rút khỏi công ty nếu
B bỏ phiếu không tán thành quyết định của HĐTV về các vấn đề sau:
+ Sửa đổi, bổ sung các nội dung trong Điều lệ công ty liên quan đến quyền và nghĩa vụ
của thành viên, Hội đồng thành viên
+ Tổ chức lại công ty
+ Trường hợp khác theo quy định tại Điều lệ công ty
- Nếu B thuộc trường hợp được quyền yêu cầu công ty mua lại phần vốn góp, B có thể
bán phần vốn góp của mình với giá 01 tỷ đồng hay không?
+ CSPL: K3 điều 51 LDN 2020
B có thể bán phần vốn góp của mình với giá 1 tỷ đồng vì về bản chất đây là giao
dịch dân sự do các bên thỏa thuận và thực hiện. Nếu phía công ty đồng ý với mức giá B
đưa ra thì B hoàn toàn có thể bán với giá 01 tỷ đồng.
- Nếu Công ty mua lại vốn của B với giá 01 tỷ thì vốn điều lệ của công ty có thay đổi
không?

(4) Anh/chị hãy cho biết những người sau đây có được trở thành thành viên công
ty X không?
- M được A tặng toàn bộ phần vốn góp của A?
Theo khoản 6 Điều 53 LDN 2020 sẽ có 2 trường hợp. Trường hợp 1 nếu M được
tặng cho thuộc đối tượng thừa kế theo pháp luật do BLDS 2015 quy định thì đương nhiên
là thành viên của công ty. Trường hợp 2 nếu M không thuộc đối tượng thừa kế theo BLDS
thì chỉ xác lập tư cách thành viên khi được HĐTV chấp thuận
- N được thừa kế phần vốn góp của B?
Theo khoản 1 Điều 53 LDN 2020 thì N là người thừa kế phần vốn góp của B sẽ
đương nhiên xác lập tư cách thành viên mà không cần sự chấp thuận của bất kì ai.
- Y được C trả nợ bằng toàn bộ phần vốn góp của C?
Theo khoản 7 Điều 53 LDN thì Y sẽ xác lập tư cách thành viên nếu được HĐTV
đồng ý. Ngoài ra, Y có thể chào bán và chuyển nhượng phần vốn góp theo quy định tại
Điều 52 LDN 2020.

2. TÌNH HUỐNG 2
Cuộc họp HĐTV công ty TNHH 2 thành viên trở lên:
Công ty TNHH X (Công ty X) có 05 thành viên, vốn điều lệ là 1 tỷ đồng.
(1) A sở hữu 10% vốn điều lệ của Công ty X thì A có quyền triệu tập họp HĐTV
không?
- A chỉ có quyền yêu cầu triệu tập mà không có quyền triệu tập họp HĐTV
Theo điểm a khoản 2 Điều 49 LDN 2020 thì thành viên, nhóm thành viên sở hữu
10% số VĐL trở lên hoặc Điều lệ công ty có quy định một tỷ lệ khác nhỏ hơn, có quyền
yêu cầu triệu tập họp HĐTV. Theo khoản 1 Điều 57 LDN 2020 thì trong thời hạn 15 ngày
kể từ ngày nhận được yêu cầu triệu tập họp HĐTV của thành viên, nhóm thành viên mà
chủ tịch HĐTV không triệu tập thì thành viên đó có quyền triệu tập họp HĐTV. Tức là A
chỉ có quyền yêu cầu triệu tập họp. Sau 15 ngày kể từ khi A yêu cầu mà chủ tịch HĐTV
không triệu tập thì A được quyền triệu tập.
(2) Cuộc họp HĐTV của Công ty X được triệu tập và chỉ có 1 thành viên dự họp
có thể hợp lệ không?
- Nếu cuộc họp lần 1 diễn ra mà thành viên dự họp đó sỡ hữu từ 65% vốn điều lệ trở lên
thì vẫn hợp lệ căn cứ khoản 1 điều 58 LDN 2020.
- Theo điểm b khoản 2 Điều 58 LDN 2020 thì cuộc họp lần thứ ba chỉ cần đáp ứng điều
kiện phải được gửi trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày dự định họp lần hai và lần họp này
KHÔNG PHỤ THUỘC vào số thành viên dự họp và số VĐL đại diện bởi số thành viên
dự họp. Vì những lý do nêu trên, nếu cuộc họp này diễn ra lần 3 thì hợp lệ.
(3) Cuộc họp HĐTV chỉ có số thành viên đại diện cho 10% vốn điều lệ dự họp thì
có thể hợp lệ không?
- Có thể hợp lệ nếu rơi vào trường hợp quy định tại điểm b khoản 2 điều 58 LDN 2020.
Cuộc họp HĐTV của Công ty X được triệu tập và chỉ có 1 thành viên dự họp có
thể hợp lệ. Theo điểm b khoản 2 Điều 58 LDN 2020 thì cuộc họp lần thứ ba chỉ cần đáp
ứng điều kiện phải được gửi trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày dự định họp lần hai và lần
họp này KHÔNG PHỤ THUỘC vào số thành viên dự họp và số VĐL đại diện bởi số
thành viên dự họp. Vì những lý do nêu trên, nếu cuộc họp này diễn ra lần 3 thì hợp lệ.
(4) Cuộc họp HĐTV đầu tiên dự định tổ chức vào ngày 03/03/2016 nhưng chỉ có
số thành viên đại diện cho 50% vốn điều lệ dự họp. Cho nên, ngày 30/03/2016 công
ty tổ chức cuộc họp khác và cũng chỉ có số thành viên dự họp đại diện cho 50% vốn
điều lệ của công ty. Cuộc họp ngày 30/03/2016 có hợp lệ không?
Chia làm hai trường hợp:
- Trường hợp 1: Cuộc họp ngày 30/03/2016 không hợp lệ nếu thông báo mời họp được
gửi sau thời hạn 15 ngày kể từ ngày 3/3/2016 căn cứ điểm a khoản 2 điều 58 LDN 2020.
Theo đó thông báo mời cuộc họp lần 2 phải được gửi trong thời hạn 15 ngày kể từ
ngày dự định họp lần 1 tức ngày 03/3/2016. Tuy nhiên đến ngày 30/3/2016 công ty tổ
chức cuộc họp khác và cũng chỉ có số thành viên dự họp đại diện cho 50% vốn điều lệ do
đã quá thời hạn 15 ngày nên ngày 30/3/2016 không được coi là cuộc họp lần 2 mà là
cuộc họp lần 1 và số thành viên dự họp đại diện cho 50% vốn điều lệ cũng không thõa
mãn điều kiện để cuộc họp lần 1 được tiến hành. Cuộc họp ngày 30/3/2016 hợp lệ khi
thành viên dự họp sỡ hữu từ 65% vốn điều lệ trở lên căn cứ khoản 1 điều 58 LDN 2020.
- Trường hợp 1: Cuộc họp ngày 30/03/2016 hợp lệ nếu thông báo mời họp được gửi trong
thời hạn 15 ngày kể từ ngày 3/3/2020 và tới 30/3/2016 mới tổ chức căn cứ điểm a khoản 2
điều 58 LDN 2020.
Theo đó thông báo mời cuộc họp lần 2 đã được gửi trong thời hạn 15 ngày kể từ
ngày dự định họp lần 1 tức ngày 03/3/2016. Vậy nên không phụ thuộc vào ngày tổ chứ
mà phải căn cứ vào thời điểm thông báo mời họp lần 2, do vậy 30/3/2016 công ty tổ chức
cuộc họp khác và có số thành viên dự họp đại diện cho 50% vốn điều lệ đã thõa mãn điều
kiện này nên ngày 30/3/2016 được coi là cuộc họp lần 2 và số thành viên dự họp đại diện
cho 50% vốn điều lệ đã thõa mãn điều kiện để cuộc họp lần 2 được tiến hành.

(5) Công ty X dự định bán một tài sản có giá trị 05 tỷ đồng > 50% Tổng TS
Tại cuộc họp này, có sự tham gia của A, B, C và chỉ A, C tán thành thông qua; D gửi
phiếu tán thành thông qua email. Hợp đồng có được thông qua hay không? Biết
rằng: A (10% vốn điều lệ), B (20% vốn điều lệ), C (30% vốn điều lệ), D (30% vốn
điều lệ); E: 10% Vốn điều lệ.

- CSPL: điểm b khoản 3 và điểm d khoản 4 điều 59 LDN 2020, khoản 1 điều 58 LDN
2020. Hợp đồng được thông qua
+ Cuộc họp hợp lệ: bởi có sự tham gia của A,B,C và D gửi phiếu qua email được coi là
thành viên tham dự và biểu quyết tại cuộc họp hội đồng thành viên theo điểm d k4 điều 59
LDN 2020 và tổng số thành viên tham gia sỡ hữu trên 65% vốn điều lệ ( Cụ thể là 90%
vốn điều lệ ) cho nên cuộc họp hợp lệ và được tiến hành.
+ Hợp đồng bán tài sản được thông qua:
Theo đó, đối với nghị quyết, quyết định bán tài sản có giá trị từ 50% tổng giá trị tài
sản trở lên phải được các thành viên dự họp sở hữu từ 75% tổng số vốn góp của tất cả
thành viên dự họp trở lên tán thành. Do có sự tham gia của A,B,C và D (gửi phiếu qua
email được coi là thành viên tham dự và biểu quyết tại cuộc họp hội đồng thành viên)
chiếm 90% tổng số vốn góp và có sự tán thành của A, C và D (thông qua email) chiếm
77,78 % (X = 70 * 100 / 90 = 77.78%) tổng số vốn góp của thành viên dự họp tán thành
tức tỉ lệ lớn hơn 75% tổng số vốn góp của tất cả thành viên dự họp trở lên tán thành cho
nên hợp đồng bán tài sản được thông qua.
(6) Ông A là thành viên sở hữu 10% vốn điều lệ của Công ty X, ông cũng là Giám
đốc công ty. Công ty X thuê nhà của ông A để mở chi nhánh. Hợp đồng này có cần
được HĐTV Công ty X thông qua hay không? Nêu điều kiện để nghị quyết HĐTV
được thông qua?
- CSPL: Điểm a k1 điều 67 LDN 2020 và điểm a khoản 3 điều 59 LDN 2020
Theo đó, đây là hợp đồng giao dịch giữa công ty và giám đốc công ty thuộc trường hợp
tại điểm a k1 điều 67 LDN 2020 cho nên hợp đồng giao dịch phải được hội đồng thành
viên thông qua.
+ Điều kiện để nghị quyết HĐTV được thông qua: đó là phải được các thành viên dự họp
sở hữu từ 65% tổng số vốn góp của tất cả thành viên dự họp trở lên tán thành sử dụng
điểm a khoản 3 điều 59 mà loại trừ điểm b khoản 3 điều này bởi trường hợp trên không
phải nghị quyết bán tài sản từ 50% tổng giá trị tài sản.
? Tại cuộc họp HĐTV, có sự tham gia của A, B, C và chỉ A, C tán thành thông qua
HĐ; D gửi phiếu tán thành thông qua email. Hợp đồng có được thông qua hay
không? Biết rằng: A (10% vốn điều lệ), B (20% vốn điều lệ), C (30% vốn điều lệ), D
(30% vốn điều lệ); E: 10% vốn điều lệ; VĐL= 1 tỷ.
- CSPL: điểm a khoản 3 và điểm d khoản 4 điều 59 LDN 2020, khoản 1 điều 58
LDN 2020. Hợp đồng không được thông qua
+ Cuộc họp hợp lệ: bởi có sự tham gia của A,B,C và D gửi phiếu qua email được coi là
thành viên tham dự và biểu quyết tại cuộc họp hội đồng thành viên theo điểm d k4 điều 59
LDN 2020 và tổng số thành viên tham gia sỡ hữu trên 65% vốn điều lệ ( Cụ thể là 90%
vốn điều lệ ) cho nên cuộc họp hợp lệ và được tiến hành.
+ Hợp đồng thuê tài sản được thông qua:
Theo đó, hợp đồng thuê tài sản thuộc trường hợp loại trừ theo quy định tại điểm b
k3 điều 59 LDN 2020 cho nên căn cứ điểm a k3 điều 59 LDN thì để hợp đồng thuê tài sản
được thông qua phải được các thành viên dự họp sỡ hữu từ 65% tổng số vốn góp của tất
cả thành viên dự họp trở lên tán thành. Do có sự tham gia của A,B,C và D (gửi phiếu qua
email được coi là thành viên tham dự và biểu quyết tại cuộc họp hội đồng thành viên)
chiếm 90% tổng số vốn góp và có sự tán thành của A, C và D (thông qua email) chiếm
77,78 % (X = 700 * 100 / 900 = 77.78%) tổng số vốn góp của thành viên dự họp tán
thành tức tỉ lệ lớn hơn 65% tổng số vốn góp của tất cả thành viên dự họp trở lên tán thành
cho nên hợp đồng thuê tài sản được thông qua.
? Tại cuộc họp này, có sự tham gia của A, B, C và chỉ A, C tán thành thông qua; D
gửi phiếu tán thành thông qua email. Hợp đồng có được thông qua hay không? Biết
rằng: A (10% vốn điều lệ), B (20% vốn điều lệ), C (30% vốn điều lệ), D (30% vốn
điều lệ); E: 10% Vốn điều lệ.

3. TÌNH HUỐNG 3
Công ty TNHH Sông Tranh (Công ty Sông Tranh) có trụ sở chính tại tỉnh Bình
Dương và được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp vào ngày 21/12/2015.
Công ty có vốn điều lệ là 01 tỷ đồng, có 04 thành viên với vốn góp như sau: ông M sở
hữu 91% vốn điều lệ, ông N sở hữu 04% vốn điều lệ, ông E sở hữu 03% vốn điều lệ
và ông F sở hữu 02% vốn điều lệ. Các thành viên bầu ông M làm Chủ tịch HĐTV;
ông M cũng là Giám đốc của Công ty. Giả định Điều lệ của Công ty Sông Tranh
không có quy định khác với Luật Doanh nghiệp, anh/chị hãy cho biết ý kiến của
mình về các sự việc sau đây:
1. Tháng 2/2016, ông E và ông F có dự định gửi văn bản yêu cầu Chủ tịch HĐTV
triệu tập họp HĐTV để giải quyết một số vấn đề liên quan đến hoạt động của
Công ty. Ông E và ông F có thể thực hiện việc này hay không? Vì sao?
- CSPL: K2 k3 điều 49 LDN 2020
Ông E và ông F không có quyền yêu cầu triệu tập họp HĐTV. Bởi vì căn cứ vào khoản
3 Điều 49 Luật Doanh nghiệp về quyền của thành viên Hội đồng thành viên thì trường
hợp công ty có một thành viên sở hữu trên 90% vốn điều lệ và Điều lệ công ty không quy
định một tỷ lệ khác nhỏ hơn theo quy định tại khoản 2 Điều này thì nhóm thành viên còn
lại đương nhiên có quyền yêu cầu triệu tập. Trong trường hợp này nếu muốn triệu tập họp
HĐTV thì phải có yêu cầu của cả ba ông là ông N, ông E, ông F.

2. Tháng 7/2016, ông M đã nhân danh Công ty Sông Tranh ký hợp đồng thuê một tài
sản của ông N
Các thành viên còn lại cho rằng việc làm này của ông M là trái với quy định của
pháp luật, bởi vì đây là loại hợp đồng phải được sự chấp thuận của HĐTV Công ty
Sông Tranh. Anh/chị hãy cho biết ý kiến của mình về việc làm của ông M và ý kiến
của các thành viên còn lại?
- Việc làm của ông M là không đúng với quy định của pháp luật
- Căn cứ pháp lý: Điểm a Khoản 1 Điều 67 LDN 2020
- Giải thích: Vì hợp đồng này là giao dịch giữa công ty Sông Tranh và và ông N -
một thành viên của công ty nên căn cứ theo điều luật trên, hợp đồng này bắt
buộc phải có sự chấp thuận của Hội đồng thành viên. Ý kiến của các thành viên
còn lại là đúng và việc làm của ông M là không đúng với quy định của pháp
luật.

3. Giả sử HĐTV Công ty họp để xem xét việc thông qua hợp đồng nêu trên, nhưng
ông F không tham gia, anh/chị hãy nêu điều kiện để hợp đồng được thông qua.
- Căn cứ theo khoản 1 Điều 58 LDN 2020, Cuộc họp Hội đồng thành viên được
tiến hành khi có số thành viên dự họp sở hữu từ 65% vốn điều lệ trở lên. Khi
ông F không tham gia, nghĩa là số thành viên dự họp sở hữu 98% vốn điều lệ.
Do đó, cuộc họp được tiến hành.
- Căn cứ theo điểm a khoản 1 Điều 59, hợp đồng trên phải được, Được các thành
viên dự họp sở hữu từ 65% tổng số vốn góp của tất cả thành viên dự họp trở lên
tán thành.

4. TÌNH HUỐNG 4
A, B, C cùng góp vốn thành lập Công ty TNHH X kinh doanh thương mại và dịch
vụ. Ngày 05/02/2021, Công ty được Sở Kế hoạch và Đầu tư Tp. Hồ Chí Minh cấp
Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp. Theo Giấy chứng nhận đăng ký doanh
nghiệp thì phần vốn góp của các bên vào vốn điều lệ được xác định như sau:
• A góp bằng một căn nhà tại đường Nguyễn Tất Thành, Quận 4, trị giá 400
triệu đồng, chiếm 40% vốn điều lệ. Căn nhà này được Công ty sử dụng làm trụ sở
giao dịch.
• B góp vốn bằng một số máy móc xây dựng trị giá 300 triệu đồng, chiếm 30%
vốn điều lệ.
• C góp 300 triệu đồng tiền mặt, chiếm 30% vốn điều lệ.
Sau khi Công ty được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, các thành viên đã thực
hiện thủ tục góp vốn vào Công ty theo đúng quy định của Luật Doanh nghiệp. Để tổ chức
bộ máy quản lý nội bộ Công ty, các thành viên nhất trí cử A làm Chủ tịch HĐTV, B làm
Giám đốc, và C là Kế toán trưởng Công ty. Điều lệ của Công ty quy định B là người đại
diện theo pháp luật của Công ty.
Do sự biến động trên thị trường bất động sản nên giá trị thực tế của căn nhà mà A mang ra
góp vốn đã lên tới 1 tỷ đồng. Với lý do trước đây không có tiền mặt để góp vốn nên phải
góp bằng căn nhà, nay đã có tiền mặt, A yêu cầu rút lại căn nhà trước đây đã mang góp
vốn, và góp thế bằng 500 triệu đồng tiền mặt. B và C không đồng ý.

Giá trị căn nhà tăng lên thuộc về A hay thuộc về công ty?
A không thể rút căn nhà trước đây đã mang góp vốn để góp thế bằng 500 triệu đồng
tiền mặt được không?
Giả sử B và C đồng ý cho A rút lại căn nhà và góp tiền thay thế vào thì có đúng pháp
luật không?

- Giá trị căn nhà tăng lên thuộc về công ty. Bởi vì căn cứ theo khoản 1 Điều 47 LDN 2020
“Vốn điều lệ của công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên khi đăng ký thành
lập doanh nghiệp là tổng giá trị phần vốn góp của các thành viên cam kết góp và ghi
trong Điều lệ công ty.” thì căn nhà thuộc vào vốn điều lệ của công ty, là một phần trong
tổng giá trị phần vốn góp để thành lập công ty. Do đó, khi giá trị căn nhà tăng lên nó sẽ
thuộc về công ty.
- A không thể rút căn nhà trước đây đã mang góp vốn để góp thế bằng 500 triệu đồng tiền
mặt. Căn cứ pháp lí: Điểm a khoản 1 điều 35 LDN năm 2020: “Đối với tài sản có đăng ký
quyền sở hữu hoặc quyền sử dụng đất thì người góp vốn phải làm thủ tục chuyển quyền
sở hữu tài sản đó hoặc quyền sử dụng đất cho công ty theo quy định của pháp luật. ”
Chính vì vậy, khi A thực hiện góp vốn bằng một căn nhà (tài sản có đăng kí quyền sở hữu)
thì A phải làm thủ tục chuyển quyền sở hữu đó cho công ty, khi đó A không còn là chủ sở
hữu của căn nhà đó nữa mà nó đã thuộc về công ty và công ty sẽ có quyền định đoạt nó
nên ông A không thể rút lại căn nhà và thay thế bằng 500 triệu đồng tiền mặt nếu k có sự
đồng ý của công ty.
- Giả sử B và C đồng ý cho A rút lại căn nhà và góp tiền thay thế vào thì vẫn đúng theo
quy định của pháp luật. Bởi vì, dựa vào khoản 2 Điều 47 LDN 2020 “Thành viên phải
góp vốn cho công ty đủ và đúng loại tài sản đã cam kết khi đăng ký thành lập doanh
nghiệp trong thời hạn 90 ngày kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh
nghiệp, không kể thời gian vận chuyển, nhập khẩu tài sản góp vốn, thực hiện thủ tục hành
chính để chuyển quyền sở hữu tài sản. Trong thời hạn này, thành viên có các quyền và
nghĩa vụ tương ứng với tỷ lệ phần vốn góp đã cam kết. Thành viên công ty chỉ được góp
vốn cho công ty bằng loại tài sản khác với tài sản đã cam kết nếu được sự tán thành của
trên 50% số thành viên còn lại.”, theo đó trong thời hạn 90 ngày kể từ ngày được cấp
Giấy chứng nhận đăng kí doanh nghiệp thì thành viên góp vốn phải góp đủ và đúng số
vốn đã cam kết khi đăng kí thành lập công ty. Nếu như thay đổi vốn góp bằng tài sản khác
thì cũng phải trong thời hạn 90 ngày và có sự đồng ý của trên 50% số thành viên còn lại
tán thành. Tại trường hợp trên giả sử B và C đã tán thành thì đã đạt yêu cầu trên 50% số
thành viên tán thành. A cần phải làm thủ tục thay đổi vốn góp trong vòng 90 kể từ ngày
nhận Giấy chứng nhận đăng kí kinh doanh thì việc thay thế vốn góp là căn nhà thành tiền
sẽ đúng pháp luật.

5. TÌNH HUỐNG 5
Công ty TNHH Phương Đông
An, Bình, Chương và Dung thành lập công ty TNHH Phương Đông kinh doanh mua
bán thủy sản, vật tư ngành thủy sản với vốn điều lệ là 1 tỉ đồng.
An góp 200 triệu đồng bằng tiền mặt (20% vốn điều lệ);
Bình góp một chiếc ô tô được định giá 200 triệu đồng (20% vốn điều lệ);
Chương góp kho bãi kinh doanh, một số thiết bị vật tư được định giá 500 triệu
đồng (50% vốn điều lệ);
Dung góp 100 triệu đồng bằng tiền mặt (10% vốn điều lệ).
Theo Điều lệ công ty, Chương là Chủ tịch HĐTV, Bình là giám đốc, An là Phó giám
đốc; Giám đốc là người đại diện theo pháp luật cho công ty. Sau một năm hoạt động
phát sinh mâu thuẫn giữa Chương và Bình.
Với tư cách là Chủ tịch HĐTV và là người góp nhiều vốn nhất, Chương ra một
quyết định cách chức Giám đốc của Bình và bổ nhiệm An làm Giám đốc thay thế.
Không đồng ý với quyết định kể trên, Bình vẫn tiếp tục giữ con dấu của công ty. Sau
đó với danh nghĩa công ty Phương Đông, Bình kí hợp đồng vay 700 triệu đồng của
công ty TNHH Trường Xuân. Theo hợp đồng, công ty Trường Xuân chuyển trước
300 triệu đồng cho công ty Đông Phương. Toàn bộ số tiền này được Bình chuyển
sang tài khoản cá nhân của minh. Theo sổ sách, tài sản của công ty Phương Đông
vào thời điểm này khoảng 1,2 tỷ đồng.
Chương kiện Bình ra Tòa án, yêu cầu Bình nộp lại con dấu cho công ty, phải hoàn
trả số tiên 300 triệu đồng cho công ty và bồi thường thiệt hại cho công ty. Thêm nữa,
công ty TNHH Trường Xuân cũng khởi kiện công ty Phương Đông, yêu cầu hoàn trả
số tiền 300 triệu đồng mà Trường Xuân đã cho Phương Đông vay.
Câu hỏi:
1. Quyết định cách chức giám đốc Bình và bổ nhiệm giám đốc An có đúng
không? Tại sao?
- Quyết định cách chức giám đốc Bình và bổ nhiệm giám đốc An không đúng theo quy
định của pháp luật.
- Cơ sở pháp lý: khoản 2 Điều 56, điểm a khoản 3 Điều 59, điểm c khoản 2 Điều 59 LDN
2020
- Căn cứ theo quy định của pháp luật tại khoản 2 Điều 56 LDN 2020, quyền của Chủ tịch
hội đồng thành viên không quy định việc cách chức, bổ nhiệm giám đốc, nên Chương
không thể sử dụng quyền hạn của mình để cách chức giám đốc Bình cũng như bổ nhiệm
giám đốc An.
- Với việc ông Chương sở hữu nhiều phần vốn góp nhất trong công ty (50%), ông Chương
cũng có thể tự mở cuộc họp để thông qua quyết định cách chức giám đốc An và bổ nhiệm
giám đốc Bình bởi căn cứ vào điểm c khoản 2 Điều 59 LDN 2020 thì việc bầu, miễn
nhiệm, bãi nhiệm Chủ tịch Hội đồng thành viên; bổ nhiệm, miễn nhiệm, bãi nhiệm Giám
đốc hoặc Tổng giám đốc đều phải mở cuộc họp HĐTV và theo khoản 2 Điều 58 thì ông
Chương có thể mở cuộc họp HĐTV lần 2 nếu lần thứ nhất không ai tham dự và lần thứ
hai cũng thế. Tuy nhiên, ông Chương vẫn không thể tự thông qua được nghị quyết vì căn
cứ theo điểm a khoản 3 Điều 59 thì một mình ông Chương bỏ phiếu thì không đủ điều
kiện để nghị quyết được thông qua do ông Chương chỉ sở hữu 50% vốn điều lệ trong khi
tỉ lệ cần là 65%.

2. - Việc Bình nhân danh công ty Phương Đông ký hợp đồng vay nợ của Trường
Xuân có đúng pháp luật không?
“Điều 63. Giám đốc, Tổng giám đốc:
1. Giám đốc hoặc Tổng giám đốc là người điều hành hoạt động kinh doanh hằng
ngày của công ty, chịu trách nhiệm trước Hội đồng thành viên về việc thực hiện quyền và
nghĩa vụ của mình.
2. Giám đốc hoặc Tổng giám đốc có quyền và nghĩa vụ sau đây:
[…]
e) Ký kết hợp đồng nhân danh công ty, trừ trường hợp thuộc thẩm quyền của Chủ
tịch Hội đồng thành viên”.
=> Không có giá trị pháp lý vì nó không do hội đồng thành viên quyết định thông
qua. Không có sự ký kết của Hội đồng thành viên phê duyệt.
Theo khoản 2 Điều 67 Luật doanh nghiệp 2020:
“Điều 67. Hợp đồng, giao dịch phải được Hội đồng thành viên chấp thuận:
2. Người nhân danh công ty ký kết hợp đồng, giao dịch phải thông báo cho các
thành viên Hội đồng thành viên, Kiểm soát viên về các đối tượng có liên quanvà lợi ích
có liên quan đối với hợp đồng, giao dịch đó; kèm theo dự thảo hợp đồnghoặc nội dung
chủ yếu của giao dịch dự định tiến hành. Trường hợp Điều lệ công ty không quy định
khác thì Hội đồng thành viên phải quyết định chấp thuận hoặc không chấp thuận hợp
đồng, giao dịch trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày nhận được thông báo và thực hiện theo
quy định tại khoản 3 Điều 59 của Luật này. Thành viên Hội đồng thành viên có liên quan
đến các bên trong hợp đồng, giao dịch không được tính vào việc biểu quyết”.

- Giả sử: HĐTV Công ty Phương Đông họp để quyết định việc thông qua hợp đồng
vay. Cuộc họp có sự tham gia của An, Chương, Dung. Chỉ có Chương, Dung biểu
quyết tán thành. Anh/chị hãy cho biết quyết định trên có được thông qua không?
Quyết định trên vẫn không được thông qua vì theo quy định điểm a khoản 3 Điều
59 LDN 2020 thì tỷ lệ đạt được phải là 65%, nhưng của Chương và Dung chỉ có 60%.

You might also like