You are on page 1of 3

Bài tập thể hiện năng lực giao tiếp toán học

n = 715101350 mod 5 = 0  LỚP 8

1. Nghe hiểu, đọc hiểu và ghi chép (tóm tắt) được những thông tin
toán học cơ bản, trọng tâm trong văn bản (ở dạng văn bản nói hoặc
viết). Từ đó phân tích, lựa chọn, trích xuất được các thông tin toán
học cần thiết ở dạng văn bản (ở dạng văn bản nói hoặc viết)

Trong dạy học những hằng đẳng thức đáng nhớ, GV chia lớp thành 3
nhóm, yêu cầu HS làm bài tập sau:

Cho hai số a, b thuộc R bất kì

Nhóm 1. Viết phép tính bình phương của tổng hai số a, b. Đáp án
mong đợi: (a+ b)2

Nhóm 2. Viết phép tính bình phương của hiệu hai số a, b. Đáp án
mong đợi: (a−b)2

Nhóm 3. Viết phép tính hiệu hai bình phương của a, b. Đáp án mong
đợi: a 2−b2

HS đã biết bình phương là cách gọi khác của mũ 2 ở phần lũy thừa lớp
6.

Qua bài tập này, HS có thể thấy sử dụng các thuật ngữ toán học tốt
hơn, nêu được sự khác nhau giữa bình phương của tổng/hiệu và
tổng/hiệu các bình phương. Đồng thời cũng làm quan được với các
hằng đẳng thức.

2. Thực hiện được việc trình bày, diễn đạt, nêu câu hỏi, thảo luận,
tranh luận các nội dung, ý tưởng, giải pháp toán học trong sự tương
tác với người khác (ở mức tương đối đầy đủ, chính xác)

Khi dạy học giá trị hàm số, GV chia lớp thành các nhóm 3-4 người thực
hiện bài tập nhóm sau trong vòng 7 phút.
Bác Ninh gửi tiết kiệm 50 triệu đồng ở ngân hàng với kì hạn 12 tháng
và không rút tiền trước kì hạn. Lãi suất ngân hàng cho kì hạn 12 tháng
là r%/năm.

a. Viết công thức biểu thị số tiền lãi y (đồng) mà bác Ninh nhận được
khi hết kì hạn 12 tháng. Hỏi y có phải hàm số của r không? Vì sao?

b. Tính số tiền lãi mà bác Ninh nhận được khi hết khi hết kì hạn 12
tháng, biết r = 5,6.

Bài tập trên gồm nhiều câu hỏi, yêu cầu HS phải phối hợp với nhau để
hoàn thành trong thời gian ngắn, các em cần tương tác, thảo luận giải
pháp, ý tưởng với nhau.

Sau khi thời gian thảo luận nhóm kết thúc, GV yêu cầu 2-3 nhóm trình
bày lời giải của mình lên bảng, các nhóm khác sẽ tự so sánh với bài
làm của mình và nhận xét. GV sẽ đưa ra lời nhận xét cuối cùng.

3. Sử dụng được ngôn ngữ toán học kết hợp với ngôn ngữ thông
thường để biểu đạt các nội dung toán học, cũng như thể hiện chứng
cứ, cách thức và kết quả lập luận.

Dựa vào ví dụ trên, bài làm của HS cần kết hợp ngôn ngữ toán học
(công thức biểu thị tiền lãi) và ngôn ngữ thông thường (lập luận).

Đáp án mong đợi:

a. Bác Ninh gửi tiền kì hạn 12 tháng với lãi suất r%/năm  Số tiền lãi
mà bác Ninh nhận được sau 1 năm (12 tháng) là y = 50.r%

HS đã có những lập luận về tiền gốc, lãi suất và tiền lãi cùng với việc
thể hiện những chứng cứ đề bài cho: tiền gốc 50 triệu, lãi suất r%,
không rút trước kì hạn.

Để trả lời y có phải hàm số của r không, HS cần so sánh với khái niệm
hàm số đã học để đưa ra được kết luận: đại lượng y phụ thuộc vào r,
với giá trị của r thì chỉ có một giá trị y nên y là hàm số của r.

b. Tiền lãi của bác Ninh với lãi suất 5,6%/năm là y = 50.5,6%
HS sử dụng hiệu quả ngôn ngữ toán học kết hợp kĩ năng tính toán để
hoàn thành bài tập.

4. Thể hiện được sự tự tin khi trình bày, diễn đạt, thảo luận, tranh
luận, giải thích các nội dung toán học trong một số tình huống không
quá phức tạp

Trước khi dạy học bài Hình đồng dạng trong thực tiễn, GV chia lớp
thành 6 nhóm và giao bài tập nhóm:

Nhóm 1+2: Tìm hiểu về hình đồng dạng trong thế giới tự nhiên

Nhóm 3+4: Tìm hiểu về hình đồng dạng trong nghệ thuật và kiến trúc

Nhóm 5+6: Tìm hiểu về hình đồng dạng trong khoa học và công nghệ

HS sẽ thực hành bài tập dưới dạng slide hoặc infographic và thuyết
trình trước lớp. GV sẽ đánh giá dựa bằng rubrics, công bố các tiêu chí
đánh giá, trong đó có 2 tiêu chí sau sẽ thể hiện được năng lực này của
HS:

1. Thuyết trình mạch lạc, tự tin, không phụ thuộc vào tài liệu

2. Trả lời tương đối tốt câu hỏi của các nhóm khác.

You might also like