You are on page 1of 3

Chủ đề 5: Dân cư và đô thị hóa ở tp.

HCM
1. Dân cư:

Cộng đồng:

Theo kết quả điều tra dân số sơ bộ vào năm 2021 thì dân số thành phố là
9.166.800 người (chiếm 9,3% dân số Việt Nam), mật độ dân số trung bình
4.375 người/km² (cao nhất cả nước). Tuy nhiên, nếu tính những người cư
trú không đăng ký hộ khẩu thì dân số thực tế của thành phố này năm 2018
là gần 14 triệu người. ( Hiện HCM có tổng dân số 9.389.700 người. Trong
đó, dân số sống tại thành thị đạt gần 7.297.900 người, chiếm khoảng
77,7% dân số toàn thành phố. Dân số sống tại nông thôn đạt 2.091.900
người, chiếm khoảng 22,3% dân số toàn thành phố.)*

Phân bố:

Dân số Sài Gòn phân bố theo khu vực. Dân số Hồ Chí Minh được phân
chia thành 2 khu vực: khu vực thành thị và khu vực nông thôn. Theo Niên
giám thống kê 2022, TP. HCM có tổng dân số 9.389.700 người. Trong đó,
dân số sống tại thành thị đạt gần 7.297.900 người, chiếm khoảng 77,7%
dân số toàn thành phố.

Mật độ dân số:

Mật độ dân số thành phố Hồ Chí Minh ước tính đạt 4.375 người/km². Theo
đó, TP.HCM là khu vực có mật độ dân số cao nhất cả nước hiện nay ( tính
đến ngày 01.06.2023)

Quy mô dân số:


Tổng dân số ở Tp.HCM tính đến ngày 01.06.2023 là 8.6 triệu dân ( cụ thể
là 8.899.866 người)

2. Đô thị hóa:

Kiến trúc:

Kiến trúc Hiện tiếp tục phản ánh dấu ấn hội nhập của các trào lưu nghệ thuật
hiện đại trên thế giới vào kiến trúc Sài Gòn đương thời. Nhiều thành tựu kiến
trúc mới vừa đáp ứng tốt những nguyên tắc công năng của trào lưu Hiện đại,
vừa chủ động chuyển tải sắc thái địa phương, thích ứng với điều kiện khí
hậu địa phương, hình thành nên đặc điểm kiến trúc hiện đại “nhiệt đới
hoá”.Sự kết hợp các thiết kế hiện đại phương Tây với khai thác các đặc
trưng văn hoá truyền thống một cách tinh tế đã tạo nên những tác phẩm
đáng được trân trọng.Trong thời gian gần đây, nhu cầu phát triển cùng với
sự đa dạng nguồn đầu tư đã đẩy mạnh diễn tiến xây dựng tại TP.HCM. Công
trình kiến trúc có quy mô và số lượng tăng vọt.Quá trình này đã đóng góp
cho thành phố những công trình, khu đô thị như những điểm nhấn hiện đại
hoá, như toà tháp Saigon Financial Tower, khu căn hộ City Garden, khu đô
thị Phú Mỹ Hưng …

Cơ sở hạ tầng:

Với việc xác định hạ tầng đô thị đóng vai trò là “đòn bẩy” đối với sự phát
triển kinh tế - xã hội, thời gian qua, TPHCM đã tập trung mọi nguồn lực,
cũng như kêu gọi các nguồn vốn đầu tư từ xã hội để phát triển cơ sở hạ
tầng đô thị. Qua đó, đã hình thành nên những công trình mang tầm cỡ khu
vực Đông Nam Á và góp phần rất lớn vào việc giải quyết những vấn đề
vốn đang là “điểm nghẽn” của TPHCM như kẹt xe, ngập nước, quá tải
bệnh viện… góp phần phát triển nhanh, bền vững cho TP, nâng cao chất
lượng đời sống của người dân. Một số công trình tiêu biểu như: Hầm vượt
sông Sài Gòn, Tuyến Metro Bến Thành - Suối Tiên, Cầu vượt chữ Y,...
Nghề nghiệp:
Với thời đại công nghệ không ngừng phát triển và sản sinh ra những
ngành nghề mới, song song với đó là những ngành nghề được cho là "Hot"
và được giới trẻ theo đuổi theo phong trào. Người dân sau đô thị hóa chú
trọng vào những xu hướng thịnh hành và có tính ứng dụng cao trong đời
sống như là IT, các ngành về truyền thông, Marketing,.. Đều là các ngành
có tiềm năng phát triển trong tương lai gần ở TP.HCM.

You might also like