You are on page 1of 3

SEMINAR HỌC PHẦN DƯỢC LIỆU 2

Bài: Nguồn nguyên liệu khai thác alcaloid làm thuốc điều trị
(Đối tượng SV K76 ngành Dược - Năm học 2023-2024)

1. Nội dung seminar: Nguồn nguyên liệu khai thác alcaloid làm thuốc điều trị

Mục tiêu

- Tổng hợp được thông tin về nguồn nguyên liệu khai thác alcaloid làm thuốc điều trị,
gồm các nội dung sau: Tên hoạt chất (alcaloid); Cấu trúc hóa học; Tên nguyên liệu (tên
thường dùng, tên khoa học); Bộ phận khai thác alcaloid; Nguyên tắc chiết xuất; Định tính
và định lượng alcaloid trong nguyên liệu; Tác dụng và Công dụng; Chế phẩm.

- Danh mục các hoạt chất là alcaloid sử dụng làm thuốc điều trị: được ghi trong
bảng phân công chủ đề seminar cho các nhóm.

2. Hướng dẫn seminar


- Sinh viên mỗi buổi thực tập chia thành 3 nhóm, mỗi nhóm chuẩn bị một trong các nội
dung được phân công cụ thể trong phần “Nội dung seminar”.
- Các nhóm sẽ trình bày nội dung của nhóm trên file ppt. Mỗi nhóm cần có một bảng
phân công nhiệm vụ của từng thành viên trong nhóm.
- Gợi ý kết cấu của phần trình bày bao gồm:
+ Tên seminar và chủ đề của nhóm “Nguồn nguyên liệu khai thác…(tên hoạt chất)
làm thuốc điều trị”, người thực hiện
+ Đặt vấn đề: lý do, mục tiêu
+ Hoạt chất: cấu trúc, đặc điểm, tính chất
+ Nguồn nguyên liệu khai thác: tên thường dùng, tên khoa học của cây, bộ phận
khai thác
+ Nguyên tắc chiết xuất; định tính và định lượng alcaloid trong nguyên liệu
+ Công dụng (dược liệu và hoạt chất);
+ Chế phẩm
+ Bàn luận,
+ Kết luận theo mục tiêu đề ra
+ Danh mục TLTK
- Trình bày: Mỗi nhóm chuẩn bị trình bày chủ đề được giao trong thời gian không quá 30
phút/nhóm. Tối đa 2 sinh viên thuyết trình/ 1 chủ đề.
- Thảo luận: các nhóm còn lại phản biện, đặt câu hỏi, giảng viên đặt câu hỏi, giải đáp các
tranh luận hoặc thắc mắc của sinh viên (không quá 30 phút).
- Tổng kết: Giảng viên chốt lại các nội dung quan trọng cần lưu ý (không quá 10 phút).
Lưu ý: Sinh viên không sử dụng điện thoại trong buổi seminar. Bài trình bày cần nộp
trước buổi thực tập vào đường link do Bộ môn cung cấp. Thống nhất cách đặt tên file
theo buổi thực tập (T2.1: ca sáng thứ 2; T2.2: ca 1 chiều thứ 2; T2.3: ca 2 chiều thứ
2...) và theo tên hoạt chất. Ví dụ: nhóm làm tiểu luận về hoạt chất pilocarpin sáng thứ
3 sẽ đặt tên file như sau: T3.1-Pilocarpin).
3. Lượng giá

3.1 Nội dung chuẩn bị bài (6 điểm)


- Nội dung
+ Đầy đủ, phù hợp với yêu cầu (1,5 điểm)
+ Thông tin chính xác (2 điểm)
- Có phân tích, bàn luận phù hợp (1 điểm)
- Trích dẫn tài liệu tham khảo đầy đủ, chính xác (0,5 điểm)
- Chất lượng TLTK tốt (0,5 điểm)
- Bảng phân công rõ ràng nhiệm vụ cho từng thành viên nhóm (0,5 điểm)
3.2 Tác phong, trình bày (2 điểm)
- Slide bố cục logic, rõ ràng (0,5 điểm)
- Hình ảnh minh họa đẹp, chính xác (0,5 điểm)
- Trình bày lưu loát, rõ ràng, tương tác hiệu quả (1 điểm)
3.3 Trả lời câu hỏi, phản biện (2 điểm)
- Trả lời câu hỏi chính xác
- Đưa ra câu hỏi hay, đúng trọng tâm

You might also like