You are on page 1of 2

Nền kinh tế thị trường tư bản chủ nghĩa là nền kinh tế hàng hóa phát triển cao, do đó

có biểu hiện giống như nền kinh tế hàng hóa thông qua sự vận động của các yếu tố cơ bản
là hàng hóa và tiền tệ, những hoạt động kinh tế cơ bản là mua và bán, những quan hệ
kinh tế cơ bản là giữa người mua và người bán vừa có điểm giống với kinh tế hàng
hóa về yếu tố, chủ thể, quan hệ kinh tế, vừa khác về mục đích biểu hiện thông qua
phạm trù giá trị thặng dư. Điều kiện căn bản để hình thành nền kinh tế thị trường tư
bản chủ nghĩa cũng như sự vận động, phát triển của kinh tế thị trường là sức lao động
phải trở thành hàng hóa phổ biến
Ví dụ minh hoạ quá trình sx ( mở rộng)
- Để sản xuất ra 10 kg sợi nhà tư bản phải bỏ ra (mua đúng giá trị):
+ 10 kg bông: 10 USD
+ Khấu hao máy: 2 USD
+ Thuê công nhân một ngày 3 USD
---------
15 USD
Trong 6 giờ người công nhân đã sản xuất được 10kg sợi.
Giá trị của 10kg sợi là:
+ Giá trị cũ - giá trị của tư liệu sản xuất dịch chuyển vào: 12 USD
+ Giá trị mới do lao động của công nhân tạo ra trong 6 giờ (mỗi giờ 0, 5 USD): 3 USD
Tổng giá trị 10kg sợi là 15 USD.
Nhà tư bản bán 10kg sợi đúng giá trị thu được 15USD, so với tư bản đã bỏ ra 15 USD-
15USD = 0. Nhà tư bản không thu được gì, cuộc vận động không đạt mục đích.
Kết luận: Nếu giá trị mới tạo ra bằng giá trị sức lao động thì không có giá trị thặng dư.
Câu hỏi 1. Quá trình sản xuất giá trị thặng dư được hiểu là:
->Quá trình sản xuất là sự thống nhất của quá trình tạo ra và làm tăng giá trị.
Câu 2: Mục đích của sản xuất tư bản là gì?
Mục đích của sản xuất tư bản chủ nghĩa không phải là giá trị sử dụng, mà là giá trị, hơn
nữa, cũng không phải là giá trị đơn thuần mà là giá trị thặng dư. Nhưng để sản xuất giá trị
thặng dư, trước hết, nhà tư bản phải sản xuất ra một giá trị sử dụng nào đó, vì giá trị sử
dụng là vật mang giá trị và giá trị thặng

You might also like