You are on page 1of 57

Trường Đại học GTVT TP.HCM ThS.

Huỳnh Văn Tùng

MỤC LỤC

Chương 1. Quy hoạch tuyến tính ................................................... 4


1.1. Một số ví dụ thực tế dẫn đến bài toán qhtt ............................ 4
1.1.1. Bài toán lập kế hoạch sản xuất ................................... 4
1.1.2. Bài toán vận tải ........................................................... 5
1.1.3. Bài toán cắt vật liệu .................................................... 6
1.2. Mô hình toán của bài toán quy hoạch tuyến tính................... 6
1.2.1. Dạng tổng quát ........................................................... 6
1.2.2. Dạng chính tắc, dạng chuẩn tắc .................................. 7
1.2.3. Một số quy tắc đưa bài toán quy hoạch tuyến tính
dạng tổng quát về dạng chính tắc ............................... 9
1.2.4. Ẩn cơ bản, phương án cực biên ................................ 11
1.3. Một số tính chất của bài toán quy hoạch tuyến tính ............ 13
1.3.1. Cơ sở giải tích lồi ..................................................... 13
1.3.2. Một số tính chất của bài toán qhtt ............................ 14
1.4. Giải bài toán qhtt hai biến bằng phương pháp hình học ...... 14
1.4.1. Biểu diễn hình học tập phương án ............................ 14
1.4.2. Phương pháp hình học .............................................. 15
1.5. Phương pháp đơn hình ........................................................ 18
1.5.1. Cơ sở lý luận của phương pháp ................................ 18
1.5.2. Bảng đơn hình .......................................................... 20
1.5.3. Thuật toán đơn hình .................................................. 21
1.5.4. Phương pháp đơn hình giải bài toán quy hoạch tuyến
tính dạng tổng quát ................................................... 30
1.6. Bài toán qhtt chứa tham số ở hàm mục tiêu ........................ 36
1.6.1. Mở đầu ...................................................................... 36
1.6.2. Phương pháp giải ...................................................... 36
Bài tập chương 1 ...................................................................... 46
Chương 2. Bài toán vận tải ............................................................ 59

Toàn kinh tế – 2019 1


Trường Đại học GTVT TP.HCM ThS. Huỳnh Văn Tùng

2.1. Các khái niệm về bài toán vận tải.........................................59


2.1.1. Phát biểu bài toán vận tải ..........................................59
2.1.2. Mô hình toán học của bài toán vận tải ......................59
2.1.3. Bài toán vận tải cân bằng thu phát ............................60
2.1.4. Bài toán vận tải dạng bảng, dạng ma trận .................61
2.1.5. Bảng phân phối..........................................................62
2.2. Thuật toán thế vị giải bài toán vận tải đóng .........................63
2.2.1. Các khái niệm ............................................................63
2.2.2. Các tính chất của bài toán vận tải ..............................64
2.2.3. Hai phương pháp tìm phương án cực biên ban đầu...64
2.2.4. Cơ sở của thuật toán thế vị ........................................67
2.2.5. Thuật toán thế vị chi tiết ............................................70
2.3. Các trường hợp đặc biệt của bài toán vận tải .......................72
2.3.1. Bài toán vận tải không cân bằng thu phát .................72
2.3.2. Bài toán vận tải có hàm mục tiêu cực đại .................77
2.3.3. Bài toán vận tải có ô cấm ..........................................78
2.3.4. Bài toán vận tải có hạn chế khả năng thông qua .......79
2.4. Bài toán điều tàu rỗng ..........................................................87
2.4.1. Phát biểu bài toán ......................................................87
2.4.2. Mô hình toán .............................................................88
2.4.3. Phương pháp giải .......................................................89
2.5. Bài toán vận tải chứa tham số ở hàm mục tiêu.....................91
2.5.1. Mô hình toán học.......................................................91
2.5.2. Phương pháp giải .......................................................92
Bài tập chương 2 .......................................................................97
Chương 3. Bài toán phân phối .....................................................101
3.1. Bài toán phân phối .............................................................101
3.1.1. Bài toán dẫn ............................................................101
3.1.2. Mô hình toán học ....................................................102
3.1.3. Lập phương án tựa ban đầu .....................................103
3.2. Thuật toán thế vị giải bài toán phân phối ..........................107
2 Toàn kinh tế – 2019
Trường Đại học GTVT TP.HCM ThS. Huỳnh Văn Tùng

3.2.1. Xây dựng hệ thống thế vị ....................................... 107


3.2.2. Tiêu chuẩn tối ưu ................................................... 109
3.2.3. Xác định các lượng thay đổi tij tại ô (i,j) ............... 110
3.2.4. Thuật toán thế vị chi tiết giải bài toán phân phối ... 114
3.3. Một số bài toán thường gặp trong giao thông vận tải có dạng
bài toán phân phối ............................................................. 123
3.3.1. Bài toán phân phối tàu cho kỳ kế hoạch ................ 123
3.3.2. B.toán p.phối toa xe vào nhận hàng hoá tại cảng . . 125
3.3.3. Bài toán phân phối thiết bị xếp dỡ trên cầu tàu ...... 126
3.3.4. Bài toán p.phối chuyên môn hoá sửa chữa tàu ....... 127
3.3.5. Bài toán phân phối nguyên vậi liệu ........................ 128
Bài tập chương 3 .................................................................... 129
Chương 4. Sơ đồ mạng PERT ..................................................... 133
4.1. Giới thiệu ........................................................................... 133
4.2. Các khái niệm cơ bản về đồ thi ......................................... 134
4.2.1. Đồ thị có hướng, đồ thị vô hướng .......................... 134
4.2.2. Một số dạng đồ thị đặc biệt .................................... 136
4.3. Sơ đồ mạng PERT ............................................................. 137
4.3.1. Các định nghĩa........................................................ 137
4.3.2. Các bước lập sơ đồ mạng PERT ............................ 140
4.4. Các chỉ tiêu thời gian trên sơ đồ mạng PERT ................... 141
4.4.1. Thời điểm sớm nhất, thời điểm muộn nhất của một sự
kiện ......................................................................... 141
4.4.2. Cách ghi các tham số tại một sự kiện ..................... 141
4.4.3. Thời gian dự trữ ..................................................... 142
4.4.4. Đường găng ............................................................ 142
4.5. Sơ đồ mạng PERT có kèm theo trục thời gian .................. 145
Bài tập chương 4 .................................................................... 146
Tài liệu tham khảo ................................................................. 148

Toàn kinh tế – 2019 3


Trường Đại học GTVT TP.HCM ThS. Huỳnh Văn Tùng

CHƯƠNG 1
QUY HOẠCH TUYẾN TÍNH

1.1. Một số ví dụ thực tế dẫn đến bài toán quy hoạch tuyến tính
1.1.1. Bài toán lập kế hoạch sản xuất
a) Phát biểu bài toán: Một xí nghiệp muốn sản xuất 2 loại sản phẩm
S1 và S 2 bằng 3 loại nguyên liệu N1 , N 2 và N 3 . Nguyên liệu để sản
xuất một sản phẩm mỗi loại được thống kê theo bảng sau:
Sản phẩm S1 S2 Nguyên
Nguyên liệu liệu dự trữ
N1 7 6 100
N2 4 7 90
N3 6 10 150
Tiền lãi (triệu đồng/sp) 5 8
Hãy phân tích và lập mô hình toán cho bài toán tìm kế hoạch
sản xuất sao cho xí nghiệp thu tiền lãi lớn nhất với những hạn chế về
nguyên liệu như trên và thỏa mãn yêu cầu số sản phẩm S 2 không
quá 3 lần số sản phẩm S1 . Giả sử mọi sản phẩm sản xuất ra đều tiêu
thụ được hết.
Nhận xét: Việc phân tích và lập mô hình toán, hai vấn đề quan trọng
nhất là xác định được các ẩn số và mục tiêu của bài toán. Trong bài
toán trên, các tham số cần tìm là “số lượng sản phẩm S1 và S 2 ” cần
sản xuất. Khi đã biết số lượng sản phẩm mỗi loại cần sản xuất thì
việc thực hiện sản xuất theo quy trình là sễ dàng. Mục tiêu của bài
toán là “xí nghiệp thu tiền lãi lớn nhất”.
b) Mô hình toán: Gọi x1 , x2 tương ứng là số đơn vị sản phẩm S1 ,

4 Toàn kinh tế – 2019


Trường Đại học GTVT TP.HCM ThS. Huỳnh Văn Tùng

S 2 cần sản xuất.


Tổng tiền lãi thu được: 5 x1 + 8 x2 (triệu đồng)
Nguyên liệu N1 cần dùng: 7 x1 + 6 x2
Nguyên liệu N2 cần dùng: 4 x1 + 7 x2
Nguyên liệu N3 cần dùng: 6 x1 + 10 x2
Mô hình bài toán: Tìm x = ( x1 , x2 ) sao cho
f ( x) = 5 x1 + 8 x2 → max
7 x1 + 6 x2 ≤ 100
4 x + 7 x ≤ 90
 1 2

6 x1 + 10 x2 ≤ 150
3 x1 − x2 ≥ 0
x1 ≥ 0, x2 ≥ 0

1.1.2. Bài toán vận tải


Cần vận chuyển một loại hàng hóa từ hai kho chứa hàng (trạm
phát) A1 và A2 tới ba nơi tiêu thụ (trạm thu) B1 , B2 và B3 . Khả
năng cung cấp hàng hóa ở mỗi kho, nhu cầu cần sử dụng hàng ở mỗi
nơi tiêu thụ và cước phí vận chuyển một đơn vị hàng hóa từ mỗi
trạm phát tới mỗi trạm thu được cho trong bảng sau:
Trạm thu B1 B2 B3
Trạm phát 30 40 50
A1 : 60 3 2 7
A2 : 40 4 5 8
Hãy phân tích và lập mô hình toán cho bài toán tìm kế hoạch
vận chuyển sao cho thoả mãn tối đa yêu cầu bài toán và có tổng chi
phí vận chuyển là nhỏ nhất.

Toàn kinh tế – 2019 5


Trường Đại học GTVT TP.HCM ThS. Huỳnh Văn Tùng

1.1.3. Bài toán cắt vật liệu


Người ta cần cắt những thanh sắt dài 25m thành 300 đoạn, mỗi
đoạn dài 12m; 400 đoạn, mỗi đoạn dài 9m; 150 đoạn, mỗi đoạn dài
8m. Hãy phân tích và lập mô hình toán cho bài toán tìm phương án
cắt sắt sao cho tổng số sắt thừa là ít nhất. Cho rằng số lượng các
thanh sắt dài 25m hiện có là rất lớn.
1.2. Mô hình toán của bài toán quy hoạch tuyến tính
1.2.1. Dạng tổng quát
Qua các mô hình toán trong ba ví dụ mục 1.1, ta thấy rằng mô
hình toán của bài toán quy hoạch tuyến tính (qhtt) có dạng tổng quát
như sau:
Tìm x = ( x1 , x2 ,..., xn ) sao cho:
n
f ( x) = ∑ c j x j → min (max) (1)
j =1

∑a x
j =1
ij j = (≥, ≤) bi , i = 1, m (2)

x j ≥ 0 (≤ 0, ∈ ¡), j = 1, n (3)
Trong đó:
(1) là hàm mục tiêu, ký hiệu là f ( x) hay Z .
(2) là hệ ràng buộc cơ bản (hay hệ ràng buộc chung) .
(3) là các ràng buộc phụ (ràng buộc biến).
² Vector x = ( x1 , x2 ,..., xn ) thoả các ràng buộc (2) và (3) được gọi
là một phương án của bài toán.
² Phương án x* = ( x1 ,..., xn ) làm cho hàm mục tiêu f → min
hoặc ( f → max ) được gọi là một phương án tối ưu (patu) của

6 Toàn kinh tế – 2019


Trường Đại học GTVT TP.HCM ThS. Huỳnh Văn Tùng

bài toán. Phương án tối ưu cũng còn gọi là nghiệm của bài toán.
² Giải một bài toán quy hoặc tuyến tính là tìm patu (nếu có) của
bài toán đó hoặc chỉ ra rằng bài toán không có patu. Trong
trường hợp bài toán có patu thì ta nói bài toán giải được, ngược
lại ta nói bài toán không giải được.
Chú ý: Người ta gọi chung các bài toán như : bài toán quy hoạch
tuyến tính, bài toán vận tải min cước, bài toán phân phối,… là bài
toán tối ưu tuyến tính.
1.2.2. Dạng chính tắc, dạng chuẩn tắc
a) Dạng chính tắc:
Bài toán qhtt dạng chính tắc là bài toán có dạng:
n

f ( x) = ∑ c j x j → min (max) 
j =1

n 
∑ aij x j = bi , i = 1, m  (4)
j =1 
x j ≥ 0, j = 1, n 


Đặc trưng của dạng chính tắc là:
1) Các ràng buộc cơ bản đều là các phương trình.
2) Các ẩn số đều không âm.
Hệ ràng buộc của bài toán dạng chính tắc có thể viết lại dưới
dạng một hệ phương trình tuyến tính:
 a11 x1 + a12 x2 + ... + a1n xn = b1
 a x + a x + ... + a x = b
 21 1 22 2 2n n 2

 ............................................
 am1 x1 + am 2 x2 + ... + amn xn = bm

Dạng ma trận của bài toán qhtt dạng chính tắc là:
Toàn kinh tế – 2019 7
Trường Đại học GTVT TP.HCM ThS. Huỳnh Văn Tùng

f ( x) = cT x → min (max) 

Ax = b  (5)
x ≥0 

Trong đó
 a11 a12 ... a1n 
   x1   c1   b1 
, x =  M  , c =  M  , b =  M 
a a22 ... a2 n     
A =  21
 ... ... ... ...  x  c  b 
   n  n  m
 am1 am 2 ... amn 
b) Dạng chuẩn tắc:
Bài toán quy hoạch tuyến tính dạng chuẩn tắc là bài toán có
dạng chính tắc và thoả mãn 2 điều kiện sau:
1) bi ≥ 0, ∀i = 1, m .
2) Ma trận hệ số của hệ ràng buộc cơ bản chứa ít nhất một
ma trận đơn vị cấp m.
Ví dụ 1.1. Bài toán quy hoạch tuyến tính sau có dạng chính tắc:
f ( x) = x1 − x2 + x3 + 3 x4 → min
2 x1 + x2 − 3 x3 + x4 = 10

− x1 + 2 x2 + x3 + 5 x4 = 9
4 x − 7 x + 3x − 8 x = −5
 1 2 3 4

x1 ≥ 0, x2 ≥ 0, x3 ≥ 0, x4 ≥ 0
Ví dụ 1.2. Bài toán quy hoạch tuyến tính sau đây có dạng chuẩn tắc:
f ( x) = x1 − x2 + x3 + 3x4 − x5 → max
2 x1 + x2 − 3x3 + x5 = 10

− x1 + 2 x2 + x3 + x4 = 15
4 x1 − 7 x2 + 3x3 + x6 = 20
x j ≥ 0, j = 1,..., 6

8 Toàn kinh tế – 2019


Trường Đại học GTVT TP.HCM ThS. Huỳnh Văn Tùng

1.2.3. Một số quy tắc đưa bài toán quy hoạch tuyến tính dạng
tổng quát về dạng chính tắc
Mọi bài toán quy hoạch tuyến tính dạng tổng quát luôn đưa
được về dạng chính tắc bằng các quy tắc sau đây:
1) f ( x) → min(max) ⇔ g ( x) = − f ( x) → max(min)
n
2) Nếu có ∑a x
j =1
ij j ≥ bi , ta đưa vào ẩn phụ xn+1 ≥ 0 để cho

∑a x
j =1
ij j − xn+1 = bi .

n
3) Nếu có ∑a x
j =1
ij j ≤ bi , ta đưa vào ẩn phụ xn+1 ≥ 0 để cho

∑a x
j =1
ij j + xn +1 = bi .

4) Nếu có x j ≤ 0 thì đổi biến: x j' = − x j ≥ 0 .


5) Nếu có x j ∈ ¡ ( x j có dấu tùy ý) thì đặt:
x j = x /j − x //j ; x /j ≥ 0, x //j ≥ 0
Ví dụ 1.3. Cho bài toán quy hoạch tuyến tính
f ( x) = − x1 + 3 x2 + x3 − 2 x4 → max
2 x1 + x2 + 3 x3 + 5 x4 ≤ 30

−6 x1 + 2 x2 − x3 − x4 ≤ −4
 x + x − 5 x + 3 x = 15
 1 2 3 4

x1 ≥ 0, x2 ≥ 0, x3 ≤ 0
Hãy chuyển bài toán quy hoặc tuyến tính trên về dạng chính tắc
sao cho hàm mục tiêu có tính chất min và các số ở vế phải trong hệ
ràng buộc chung phải không âm.

Toàn kinh tế – 2019 9


Trường Đại học GTVT TP.HCM ThS. Huỳnh Văn Tùng

Lưu ý: Trong một số tài liệu, người ta định nghĩa bài toán quy hoạch
tuyến tính dạng chuẩn tắc là bài toán có dạng:
n

f ( x) = ∑ c j x j → min (max) 
j =1

n 
∑j =1
aij x j ≤ bi , i = 1, m 
 (6)

x j ≥ 0, j = 1, n 

bi ≥ 0, i = 1, m 
Áp dụng quy tắc 3 trong mục 1.2.3 ta chính tắc hóa bài
toán (6), thì bài toán thu được có dạng chuẩn tắc (theo định
nghĩa trong tài liệu này).
Ví dụ 1.4. Cho bài toán quy hoạch tuyến tính sau:
f ( x) = 7 x1 − 5 x2 + x3 → max
 x1 + 2 x2 − x3 ≤ 10

−3 x1 + x2 + 2 x3 ≤ 15
3 x − 5 x + x ≤ 20
 1 2 3

x1 ≥ 0, x2 ≥ 0, x3 ≥ 0
Dạng chính tắc của nó là:
f ( x) = 7 x1 − 5 x2 + x3 → max
 x1 + 2 x2 − x3 + x4 = 10

−3 x1 + x2 + 2 x3 + x5 = 15
3 x − 5 x + x + x6 = 20
 1 2 3

x1 ≥ 0, x2 ≥ 0, x3 ≥ 0
x4 ≥ 0, x5 ≥ 0, x6 ≥ 0 là ba ẩn phụ.
Bài toán cuối cùng này có dạng chuẩn tắc.

10 Toàn kinh tế – 2019


Trường Đại học GTVT TP.HCM ThS. Huỳnh Văn Tùng

1.2.4. Ẩn cơ bản, phương án cực biên


a) Đối với bài toán dạng chuẩn tắc:
² Ẩn cơ bản (acb) của một phương trình trong hệ ràng buộc chung
của bài toán dạng chuẩn tắc là ẩn chỉ có trong phương trình đó
với hệ số bằng 1 và không có trong phương trình khác của hệ
ràng buộc chung.
² Đối với bài toán qhtt dạng chuẩn tắc thì trong mỗi phương trình
của hệ ràng buộc luôn có ít nhất một ẩn cơ bản.
² Một phương án mà các ẩn không cơ bản đều bằng 0 được gọi là
phương án cực biên.
Ví dụ 1.5. Xét bài toán qhtt dạng chuẩn tắc trong ví dụ 1.2
Ẩn cơ bản trong các phương trình 1, 2, 3 trong hệ ràng buộc
chung tương ứng là: x5 , x4 , x6 . Phương án cực biên:
x (1) = ( x1 = x2 = x3 = 0, x4 = 15, x5 = 10, x6 = 20)
b) Đối với bài toán dạng tổng quát:
Gọi X là một phương án của bài toán qhtt dạng tổng quát (1),
(2) và (3).
Các định nghĩa:
² Nếu X làm thỏa mãn với dấu đẳng thức (=) thì phương án X
được gọi là làm thỏa mãn chặt ràng buộc tương ứng.
² Nếu X làm thỏa mãn với dấu bất đẳng thức thực sự (<, >) thì
phương án X được gọi là làm thỏa mãn lỏng ràng buộc tương
ứng.
² Phương án X được gọi là phương án cực biên nếu không thể
tìm được hai phương án khác nhau X 1 , X 2 sao cho
X1 + X 2
X= .
2
Toàn kinh tế – 2019 11
Trường Đại học GTVT TP.HCM ThS. Huỳnh Văn Tùng

² Xét phương án cực biên X = ( x1 ,..., xn ) . Ẩn x j được gọi là ẩn cơ


bản nếu x j > 0 .
Định lý:
1) Phương án X của bài toán qhtt dạng tổng quát (1), (2) và (3)
là phương án cực biên khi và chỉ khi X làm thỏa mãn ít
nhất n ràng buộc chặt, trong đó phải có n ràng buộc chặt có
ma trận hệ số tạo thành hệ n vector cột độc lập tuyến tính ( n
là số ẩn của bài toán).
2) Phương án cực biên có tối đa m thành phần dương ( m là số
ràng buộc chung của bài toán).
Ví dụ 1.6. Xét bài toán quy hoạch tuyến tính sau
f ( x) = 8 x1 + 2 x2 + 9 x3 − x4 → max
3 x1 + 2 x3 − x4 ≥ 14

 x1 − 4 x2 − 2 x4 = 8
 − x + 7 x + x + 3 x ≤ −7
 1 2 3 4

x1 ≥ 0, x2 ≤ 0, x3 ≥ 0
Chứng minh rằng vector x (0) = (4, 0, 0, −2) là phương án cực
biên của bài toán đã cho.
Giải. Thay x (0) = (4, 0, 0, −2) vào tất cả các ràng buộc của bài toán,
ta có:
3 x1 + 2 x3 − x4 = 14 = vp (1)
x − 4x
 1 2 − 2 x4 = 8 = vp (2)
− x1 + 7 x2 + x3 + 3x4 = −10 < vp = −7 (3)

 x1 =4>0 (4)
 x2 =0 (5)

 x3 =0 (6)

12 Toàn kinh tế – 2019


Trường Đại học GTVT TP.HCM ThS. Huỳnh Văn Tùng

Vector x (0) thỏa tất cả các ràng buộc của bà toán. Vậy x (0) là
một phương án.
Phương án x (0) là thỏa mãn chặt 4 ràng buộc (1), (2), (5) và
(6). Số ràng buộc chặt đúng bằng số ẩn của bài toán. Ma trận hệ số
của 4 ràng buộc này có định thức là:
3 0 2 −1
1 −4 0 −2
= −5 ≠ 0
0 1 0 0
0 0 1 0
Suy ra hệ các vector cột tương ứng độc lập tuyến tính.
Vậy x (0) là phương án cực biên của bài toán.

1.3. Một số tính chất của bài toán quy hoạch tuyến tính
1.3.1. Cơ sở giải tích lồi
a) Các khái niệm:
² Tập lồi: Tập S ⊂ ¡ n được gọi là tập lồi nếu tập tất cả các điểm
trên đoạn thẳng nối hai điểm x, y tùy ý trong S đều thuộc S ,
nghĩa là: λ x + (1 − λ ) y ∈ S ; ∀x, y ∈ S , ∀λ ∈ [0,1] .
² Tổ hợp lồi, đa diện lồi: Giả sử x1 ,..., x k là k điểm của ¡ n .
Điểm x được gọi là một tổ hợp lồi của k điểm trên nếu có bộ số
(λ1 ,..., λk ) ∈ ¡ k+ , λ1 + ... + λk = 1 sao cho x = λ1 x1 + ... + λk x k . Tập
hợp tất cả các tổ hợp lồi của k điểm x1 ,..., x k được gọi là đa
diện lồi sinh bởi hệ k điểm x1 ,..., x k .
² Điểm cực biên: Điểm x0 ∈ S được gọi là điểm cực biên của tập
lồi S nếu nó không là điểm trong của một đoạn thẳng nối hai
điểm phân biệt trong S .

Toàn kinh tế – 2019 13


Trường Đại học GTVT TP.HCM ThS. Huỳnh Văn Tùng

² Quy ước: Tập hợp rỗng và tập hợp chỉ có một phần tử được xem
là các tập lồi.
b) Các định lý về tập lồi:
1) Giao các tập lồi là tập lồi.
2) Nếu S là tập lồi thì S chứa mọi tổ hợp lồi của một họ điểm
bất kỳ trong S .
3) Đa diện lồi là một tập lồi.

1.3.2. Một số tính chất của bài toán quy hoạch tuyến tính

Định lý 1: (tính lồi của tập phương án)


1) Tập hợp các phương án của bài toán quy hoạch tuyến tính là
tập lồi.
2) Tập hợp các phương án tối ưu của bài toán quy hoạch tuyến
tính là tập lồi.
Định lý 2: (điều kiện tồn tại phương án cực biên tối ưu)
Nếu tập hợp các phương án của bài toán quy hoạch tuyến tính
là không rỗng và là đa diện lồi thì bài toán đó có ít nhất một phương
án cực biên tối ưu.
Định lý 3: (điều kiện có phương án tối ưu)
Điều kiện cần và đủ để bài toán quy hoạch tuyến tính có
phương án tối ưu là tập hợp các phương án của bài toán đó khác rỗng
và hàm mục tiêu bị chận.
1.4. Giải bài toán quy hoạch tuyến tính hai biến bằng phương
pháp hình học
1.4.1. Biểu diễn hình học tập phương án
a) Nửa mặt phẳng:
Trong mặt phẳng 0xy , đường thẳng ax + by + c = 0 chia mặt

14 Toàn kinh tế – 2019


Trường Đại học GTVT TP.HCM ThS. Huỳnh Văn Tùng

phẳng thành hai nửa mặt phẳng trái dấu nhau (một nửa là tập hợp các
điểm ( x, y ) thỏa ax + by + c > 0 , nửa còn lại sẽ thỏa ax + by + c < 0 ).
b) Biểu diễn hình học tập phương án:
Xét bài toán quy hoạch tuyến tính hai biến:
f ( x) = c1 x1 + c2 x2 → min (max) 

ai1 x1 + ai 2 x2 ≥ (≤) bi , i = 1, m  (1)
x j ≥ 0 (≤ 0, ∈ ¡) , j = 1, 2 

Trong mặt phẳng Οx1 x2 , ta xác định các nửa mặt phẳng thỏa
các ràng buộc của bài toán (1) (ràng buộc chung và ràng buộc biến).
Khi đó giao của các nửa mặt phẳng này chính là tập phương án của
bài toán (1).
1.4.2. Phương pháp hình học
Xét bài toán quy hoạch tuyến tính (1)
Bước 1: Biểu diễn tập phương án
Bước 2: Biểu diễn các đường mức
Đặt (∆ m ) : c1 x1 + c2 x2 = m (với m là tham số thực). Khi đó
đường thẳng (∆ m ) được gọi là đường mức (hay đường đồng mức –
là tập hợp các điểm mà hàm f nhận cùng giá trị m ). Các đường
mức là các đường thẳng song song nhau. Do đó khi vẽ các đường
mức, người ta thường vẽ chính xác một đường thẳng (∆ 0 ) để làm
phương, các đường khác chỉ cần vẽ song song (∆ 0 ) .
Bước 3: Xác định khoảng biến thiên của m và kết luận bài toán
Tìm giá trị của m tại các điểm cực biên, dựa vào hình vẽ để
xác định khoảng biến thiên của tham số m . Nếu tập phương án là bị
chặn thì tham số m sẽ giới nội, nghĩa là tồn tại m1 , m2 sao cho với

Toàn kinh tế – 2019 15


Trường Đại học GTVT TP.HCM ThS. Huỳnh Văn Tùng

mọi m thỏa m1 ≤ m ≤ m2 , đường mức (∆ m ) còn cắt tập phương án.


Khi đó: f min = m1 , f max = m2
Ví dụ 1.7. Giải bài toán quy hoạch tuyến tính sau bằng phương pháp
đồ thị
f ( x) = 5 x1 − x2 → min(max)
3 x1 + x2 ≥ 3
x + 2x ≥ 4
 1 2

 1 2 ≤1
x − x
x ≤ 5
 1
 x2 ≤ 5
x1 ≥ 0
Giải. Biểu diễn tập phương án H (phần tô màu – hình 1.1)
Đường mức (∆ m ) : 5 x1 − x2 = m
(∆ 0 ) : 5 x1 − x2 = 0

x2
(∆ 0 ) (∆ m )
Các điểm cực biên:
A(0,3) ∈ (∆ m ) ⇔ m = −3
B(0,5) ∈ (∆ m ) ⇔ m = −5
C (5,5) ∈ (∆ m ) ⇔ m = 20
x1 − x2 = 1
D(5, 4) ∈ (∆ m ) ⇔ m = 21
E (2,1) ∈ (∆ m ) ⇔ m = 9
2 9 1 x1
F  ,  ∈ (∆ m ) ⇔ m = 3 x1 + x2 = 3 x1 + 2 x2 = 4
5 5 5

16 Toàn kinh tế – 2019


Trường Đại học GTVT TP.HCM ThS. Huỳnh Văn Tùng

Đường (∆ m ) cắt tập phương án H khi và chỉ khi −5 ≤ m ≤ 21


Kết luân:
f max = 21 đạt được tại x1 = 5, x2 = 4
f min = −5 đạt được tại x1 = 0, x2 = 5

Ví dụ 1.8. Giải bài toán quy hoạch tuyến tính sau bằng phương pháp
đồ thị:
f ( x) = 3x1 + 2 x2 → min(max) x2
 x1 − x2 ≥ −3 x1 − x2 = −3
 x1 + x2 ≤ 5
 x ≥ −1
 1
 x1 ≤ 3
x1 + x2 = 5
Giải. Biểu diễn tập phương án H
(phần tô màu – hình 1.2)
x1
Nhận xét: Tập phương án trong (∆ m )
ví dụ này là không bị chặn (phía (∆ 0 )
x2 → −∞ ).
Đường mức (∆ m ) : 3x1 + 2 x2 = m
Các điểm cực biên:
A(1, 4) ∈ (∆ m ) ⇔ m = 11
B(−1, 2) ∈ (∆ m ) ⇔ m = 1
C (3, 2) ∈ (∆ m ) ⇔ m = 13
Đường (∆ m ) cắt tập phương án H khi và chỉ khi −∞ < m ≤ 13
Kết luân:
f max = 13 đạt được tại x1 = 3, x2 = 2
Không tồn tại f min

Toàn kinh tế – 2019 17


Trường Đại học GTVT TP.HCM ThS. Huỳnh Văn Tùng

1.5. Phương pháp đơn hình


1.5.1. Cơ sở lý luận của phương pháp
a) Khái niệm phương pháp đơn hình:

Xuất phát từ một phương án cực biên ban đầu x (0) = ( x10 ,..., xn0 )
nào đó, ta xây dựng tiêu chuẩn để đánh giá xem phương án đó đã tối
ưu hay chưa. Nếu nó chưa phải là phương án tối ưu thì biến đổi nó
để thu được một phương án cực biên mới x (1) = ( x11 ,..., x1n ) tốt hơn
(theo nghĩa giá trị hàm mục tiêu giảm đối với f ( x) → min và tăng
đối với f ( x) → max ). Quá trình này được lập lại chừng nào còn có
khả năng thực hiện sự di chuyển ấy và vì số phương án cực biên là
hữu hạn nên sau một số hữu hạn bước lặp sẽ thu được phương án tối
ưu của bài toán, hoặc sẽ kết luận bài toán không có phương án tối
ưu.
b) Tiêu chuẩn tối ưu:
Xét bài toán quy hoạch tuyến tính dạng chuẩn tắc sau:
n

f ( x) = ∑ c j x j → min 
j =1

n 
xi + ∑
j = m +1
aij x j = bi , i = 1, m  (P)


x j ≥ 0, j = 1, n ; bi ≥ 0 , i = 1, m 

Trong đó, x1 ,..., xm là m ẩn cơ bản.
Phương án cực biên ban đầu là: x (0) = (b1 , b2 ,..., bm , 0,...0)
Lấy một phương án x* = ( x1* ,..., xn* ) tùy ý của bài toán (P).
Ta có:

18 Toàn kinh tế – 2019


Trường Đại học GTVT TP.HCM ThS. Huỳnh Văn Tùng

n m  m n  m
f ( x* ) − f ( x (0) ) = ∑ c j x*j − ∑ cibi =  ∑ ci xi* + ∑ c j x*j  − ∑ ci bi
j =1 i =1  i =1 j = m +1  i =1
m  n
 n m
= ∑ ci  bi − ∑ aij x*j  + ∑ c j x*j − ∑ ci bi
i =1  j = m +1  j = m +1 i =1
n
 m
 * n
= − ∑  ∑ aij ci − c j  x j = − ∑ ∆ j x*j
j = m +1  i =1  j = m +1

m
Trong đó ∆ j = ∑ aij ci − c j gọi là số liệu kiểm tra của ẩn x j .
i =1

Dễ thấy rằng ∆ j = 0 nếu x j là ẩn cơ bản.


Như vậy nếu ∆ j ≤ 0, ∀j = m + 1, n thì f ( x 0 ) ≤ f ( x* ) , nghĩa là
x (0) là phương án tối ưu.
Định lý 1: (tiêu chuẩn tối ưu)
Xét một phương án cực biên x* tùy ý, có các số liệu kiểm tra
tương ứng là ∆ j , j = 1, n . Ta có ∆ j = 0 với mọi ẩn cơ bản x j .
(1) Nếu ∆ k < 0 với mọi xk là ẩn không cơ bản thì x* là phương
án tối ưu duy nhất. Ta gọi là phương án cực biên tối ưu.
(2) Nếu có ∆ k = 0 với xk là ẩn không cơ bản và tồn tại ai0 k > 0
thì bài toán có phương án tối ưu khác ngoài x* .
Định lý 2: (dấu hiệu bài toán không giải được)
Nếu với một phương án cực biên nào đó, tồn tại một ∆ j0 > 0
mà aij0 ≤ 0, ∀i thì ta có thể tìm được một dãy phương án mà trên đó
hàm mục tiêu giảm vô hạn, nghĩa là bài toán không giải được.
Định lý 3: (dấu hiệu bài toán có phương án tốt hơn)
Nếu với một phương án cực biên nào đó mà với mỗi ∆ j > 0
đều tồn tại ít nhất một aij > 0 thì có thể tìm được một phương án cực
biên tốt hơn.

Toàn kinh tế – 2019 19


Trường Đại học GTVT TP.HCM ThS. Huỳnh Văn Tùng

1.5.2. Bảng đơn hình


Xét bài toán qhtt dạng chuẩn trong trường hợp f ( x) → min
n
f ( x) = ∑ c j x j → min
j =1
n

∑a x
j =1
ij j = bi , i = 1, m

x j ≥ 0, j = 1, n
bi ≥ 0, i = 1, m
Chọn một phương án cực biên ban đầu và lập bảng tương ứng
có dạng sau được gọi là bảng đơn hình:
Hệ Ẩn c1 c2 … cs … cn
Phương
STT số cơ λi
Án x1 x2 … xs … xn
acb bản
c j1 x j1 b1 a11 a12 … a1s … a1n λ1
c j2 x j2 b2 a21 a22 … a2s … a2n λ2
… … … … … … … … … …
1 c jr x jr br ar 1 ar 2 … ars … arn λr
… … … … … … … … … …
c jm x jm bm am1 am 2 … ams … amn λm
Dòng kiểm tra ∆ j ∆1 ∆2 … ∆s … ∆n
² x jr là ẩn cơ bản của phương trình thứ r trong hệ dàng buộc.
² c jr ở cột hệ số của acb x jr trong hàm mục tiêu.
m
² Số liệu kiểm tra ∆ k = ∑ c ji aik − ck , k = 1, n
i =1

bi
² λi = (chỉ tính với ais > 0, s là chỉ số của cột ứng với ∆ s > 0
ais
lớn nhất)
20 Toàn kinh tế – 2019
Trường Đại học GTVT TP.HCM ThS. Huỳnh Văn Tùng

1.5.3. Thuật toán đơn hình


Xét bài toán chuẩn tắc trong trường hợp f ( x) → min .
Bước 1: Chọn phương án cực biên ban đầu và lập bảng đơn hình
tương ứng.
Bước 2: (Kiểm tra tính tối ưu của phương án)
Nếu ∆ j ≤ 0, ∀j thì phương án tối ưu.
(1) Nếu ∆ k < 0 với mọi xk là ẩn không cơ bản thì phương án
tương ứng là phương án tối ưu duy nhất.
(2) Nếu có ∆ k = 0 với xk là ẩn không cơ bản và tồn tại ai0 k > 0
thì bài toán có vô số phương án tối ưu.
Bước 3: (Kiểm tra bài toán không giải được)
Nếu có ∆ j0 > 0 mà aij0 ≤ 0, ∀i = 1, m thì bài toán không có
phương án tối ưu.
Nếu với mỗi ∆ j > 0 đều có ít nhất một aij > 0 thì chuyển sang
bước 4.
Bước 4: (Chọn ẩn đưa vào, xác định ẩn đưa ra khỏi hệ ẩn cơ bản)
Giả sử max ∆ j = ∆ s , khi đó ẩn xs được đưa vào hệ ẩn cơ bản,
∆ j >0

cột chứa xs gọi là cột xoay.


bi
Giả sử λr = min = min λi , khi đó ẩn x jr bị loại khỏi hệ ẩn
ais > 0 ais
cơ bản, dòng r được gọi là hàng xoay. Phần tử ars (giao giữa hàng
xoay và cột xoay) được gọi là phần tử trục.
Bước 5: (Biến đổi bảng đơn hình để thu được phương án cực biên
mới tốt hơn)
Bảng đơn hình mới có cấu trúc như bảng cũ, dòng đầu tiên

Toàn kinh tế – 2019 21


Trường Đại học GTVT TP.HCM ThS. Huỳnh Văn Tùng

không có gì thay đổi (do đó trong quá trình giải, các bảng được kẻ
nối tiếp nhau và sử dụng chung một dòng đầu).
² Cột ẩn cơ bản : thay x jr (ẩn ra) bởi xs (ẩn vào), các ẩn cơ bản
khác được giữ nguyên.
² Cột hệ số : thay cs cho c jr , giữ nguyên các hệ số khác.

² Hàng xoay: chia mỗi giá trị trên hàng xoay (gồm br , arj , j = 1, n )
cho phần tử trục ars .
² Cột xoay: trong bảng mới có ars/ = 1, ais/ = 0, i ≠ r
² Các phần tử trên các dòng còn lại được tính như sau:
bi ars − br ais / aij ars − arj ais
bi/ = , aij = , i ≠ r, j ≠ s
ars ars
Chú ý: Trường hợp f ( x) → max thì ta đổi sang bài toán tương
đương g ( x) = − f ( x) → min .

Ví dụ 1.9. Giải bài toán quy hoạch tuyến tính sau:


f ( x ) = 2 x1 + x2 + x5 + 7 x6 → min
 2 x1 − x2 + x3 + x6 = 12

 x1 + x2 + 2 x3 + x4 = 15
 −3 x + 2 x + x − x5 + x7 = 8
 1 2 3

x j ≥ 0, j = 1, 7
Giải. Đây là bài toán quy hoạch tuyến tính có dạng chuẩn tắc.
Phương án cực biên ban đầu là:
x = ( x1 = x2 = x3 = x5 = 0, x4 = 15, x6 = 12, x7 = 8)
Bảng đơn hình:

22 Toàn kinh tế – 2019


Trường Đại học GTVT TP.HCM ThS. Huỳnh Văn Tùng

Hệ Ẩn 2 1 0 0 1 7 0
Ph. λi
STT số cơ
án x1 x2 x3 x4 x5 x6 x7
acb bản
7 x6 12 [2] -1 1 0 0 1 0 6
0 x4 15 1 1 2 1 0 0 0 15
1
0 x7 8 -3 2 1 0 -1 0 1 -
Dòng kiểm tra ∆ j 12 -8 7 0 -1 0 0
2 x1 6 1 -1/2 ½ 0 0 1/2 0 12
0 x4 9 0 3/2 [3/2] 1 0 -1/2 0 6
2
0 x7 26 0 1/2 5/2 0 -1 3/2 1 52/5
Dòng kiểm tra ∆ j 0 -2 1 0 -1 -6 0
2 x1 3 1 -1 0 -1/3 0 2/3 0 -
0 x3 6 0 1 1 2/3 0 -1/3 0 -
3
0 x7 11 0 -2 0 -5/3 -1 7/3 1 -
Dòng kiểm tra ∆ j 0 -3 0 -2/3 -1 -17/3 0
Kết luận: Trong bảng 3 có ∆ j < 0 với mọi x j là ẩn không cơ bản
nên bài toán có phương án tối ưu duy nhất là:
x* = ( x1 = 3, x2 = 0, x3 = 6, x4 = x5 = x6 = 0, x7 = 11)
với f min = f ( x* ) = 6
Ví dụ 1.10. Giải bài toán quy hoạch tuyến tính sau:
f ( x) = 5 x1 − 5 x2 + 9 x3 − 3x4 → max
 −3 x1 + 2 x3 − x4 ≥ −13
 4 x − 3 x + x ≤ 25
 1 3 4

 x2 − 2 x3 + 2 x4 = 4
 −2 x1 + x3 − 3 x4 ≥ −13

x j ≥ 0, j = 1, 4

Toàn kinh tế – 2019 23


Trường Đại học GTVT TP.HCM ThS. Huỳnh Văn Tùng

Giải. Đưa bài toán về dạng chuẩn tắc.


g ( x) = − f ( x) = −5 x1 + 5 x2 − 9 x3 + 3x4 → min
3 x1 − 2 x3 + x4 + x5 = 13
 4 x1 − 3 x3 + x4 + x6 = 25
x − 2x + 2x = 4
 2 3 4
 2 x1 − x3 + 3 x4 + x7 = 13
x j ≥ 0, j = 1, 7 ; x5 , x6 , x7 là ba ẩn phụ.
Phương án cực biên ban đầu là:
x = ( x1 = x3 = x4 = 0, x2 = 4, x5 = 13, x6 = 25, x7 = 13)
Bảng đơn hình:
Hệ Ẩn -5 5 -9 3 0 0 0
Ph. λi
STT số cơ
án x1 x2 x3 x4 x5 x6 x7
acb bản
0 x5 13 3 0 -2 1 1 0 0 13
0 x6 25 4 0 -3 1 0 1 0 25
1 5 x2 4 0 1 -2 [2] 0 0 0 2
0 x7 13 2 0 -1 3 0 0 1 13/3
Dòng kiểm tra ∆ j 5 0 -1 7 0 0 0
0 x5 11 3 -1/2 -1 0 1 0 0 -
0 x6 23 4 -1/2 -2 0 0 1 0 -
2 3 x4 2 0 1/2 -1 1 0 0 0 -
0 x7 7 2 -3/2 [2] 0 0 0 1 7/2
Dòng kiểm tra ∆ j 5 -7/2 6 0 0 0 0
0 x5 29/2 4 -5/4 0 0 1 0 1/2 -
0 x6 30 6 -2 0 0 0 1 1 -
3 3 x4 11/2 1 -1/4 0 1 0 0 1/2 -
-9 x3 7/2 1 -3/4 1 0 0 0 1/2 -
Dòng kiểm tra ∆ j -1 1 0 0 0 0 -3
24 Toàn kinh tế – 2019
Trường Đại học GTVT TP.HCM ThS. Huỳnh Văn Tùng

Trong bảng 3, có ∆ 2 = 1 > 0 mà a12 < 0, a22 < 0, a32 < 0, a42 < 0
nên bài toán không có phương án tối ưu.
Lưu ý: Giả sử x (1) ,..., x ( N ) là N phương án tối ưu khác nhau của bài
toán qhtt (P) nào đó. Khi đó theo tính lồi của tập phương tối ưu thì tổ
hợp lồi: X = λ1 x (1) + ... + λN x ( N ) , với λ1 ,..., λN ∈ [0,1], λ1 + ... + λN = 1
cũng là phương án tối ưu của bài toán.
Ví dụ 1.11. Cho bài toán quy hoạch tuyến tính sau:
f ( x) = −15 x1 − 6 x2 − 10 x3 → min
2 x1 + 4 x2 + 3x3 ≤ 46

4 x1 + 2 x2 + 3x3 ≤ 38
3x + x ≤ 21
 1 3
x j ≥ 0, j = 1,3
Tìm tập hợp tất cả các patu của bài toán trên.
Giải. Đưa bài toán về dạng chuẩn tắc.
f ( x) = −15 x1 − 6 x2 − 10 x3 → min
2 x1 + 4 x2 + 3x3 + x4 = 46

4 x1 + 2 x2 + 3x3 + x5 = 38
3x + x + x = 21
 1 3 6
x j ≥ 0, j = 1, 6
x4 , x5 , x6 là ba ẩn phụ.
Phương án cực biên ban đầu là:
x = ( x1 = x2 = x3 = 0, x4 = 46, x5 = 38, x6 = 21)
Bảng đơn hình:

Toàn kinh tế – 2019 25


Trường Đại học GTVT TP.HCM ThS. Huỳnh Văn Tùng

Hệ Ẩn -15 -6 -10 0 0 0
Ph. λi
STT số cơ
án x1 x2 x3 x4 x5 x6
acb bản
0 x4 46 2 4 3 1 0 0 23
0 x5 38 4 2 3 0 1 0 19/2
1
0 x6 21 [3] 0 1 0 0 1 7
Dòng kiểm tra ∆ j 15 6 10 0 0 0
0 x4 32 0 4 7/3 1 0 -2/3 8
0 x5 10 0 [2] 5/3 0 1 -4/3 5
2
-15 x1 7 1 0 1/3 0 0 1/3 -
Dòng kiểm tra ∆ j 0 6 5 0 0 -5
0 x4 12 0 0 -1 1 -2 2 -
-6 x2 5 0 1 5/6 0 1/2 -2/3 -
3
-15 x1 7 1 0 1/3 0 0 1/3 -
Dòng kiểm tra ∆ j 0 0 0 0 -3 -1
Trong bảng 3 có ∆ j ≤ 0, ∀j nên bài toán ban đầu có phương án
tối ưu là: x (1) = ( x1 = 7, x2 = 5, x3 = 0) với f min = f ( x (1) ) = −135 .
Mặt khác, trong bảng 3 có ∆ 3 = 0 (ứng với x3 không là ẩn cơ
bản) mà có a23 = 5 / 6 > 0, a33 = 1/ 3 > 0 . Do đó bài toán còn có patu
khác x (1) .
Ẩn x3 vào thay cho ẩn x2 ra (vì có λ2 = 6 < λ3 = 21 ), ta có
bảng 4 sau:
0 x4 18 0 6/5 0 1 -7/5 6/5 -
-10 x3 6 0 6/5 1 0 3/5 -4/5 -
4
-15 x1 5 1 -2/5 0 0 -1/5 3/5 -
Dòng kiểm tra ∆ j 0 0 0 0 -3 -1

26 Toàn kinh tế – 2019


Trường Đại học GTVT TP.HCM ThS. Huỳnh Văn Tùng

Trong bảng 4 có ∆ j ≤ 0, ∀j nên bài toán ban đầu có phương án


tối ưu là: x (2) = ( x1 = 5, x2 = 0, x3 = 6) với f min = f ( x (2) ) = −135 .
Vậy bài toán có vô số các patu. Tập hợp tất cả các patu của nó
là: X = λ x (1) + (1 − λ ) x (2) = (7 − 2λ ,5 − 5λ , 6λ ), ∀λ ∈ [0,1]
Ví dụ 1.12. Cho bài toán quy hoạch tuyến tính sau:
f ( x) = 5 x1 + 2 x2 + 4 x3 + 4 x4 − 2 x5 → min
 x1 − x2 + 4 x3 − 2 x5 ≥ −4

3x1 + 2 x2 − x3 + x4 ≤ 24
5 x + 3x + x + 2 x − x = 46
 1 2 3 4 5

x j ≥ 0, j = 1,5

a) Chứng minh rằng vector x (0) = (2, 0, 0,18,0) là một phương


án cực biên của bài toán.
b) Xuất phát từ x (0) , hãy giải bài toán trên.
c) Tìm tập phương án tối ưu của bài bài toán trên.
Giải
a) Thay x (0) = (2, 0, 0,18,0) vào tất cả các ràng buộc của bài toán, ta
có:
 x1 − x2 + 4 x3 − 2 x5 = 2 > vp = −4 (1)
 +
3 x1 2 x2 − x3 + x4 = 24 = vp (2)
5 x1 + 3 x2 + x3 + 2 x4 − x5 = 46 = vp (3)

 x1 =2>0 (4)

 x2 =0 (5)
 x3 =0 (6)

 x4 = 18 > 0 (7)
 x5 = 0 (8)

Toàn kinh tế – 2019 27


Trường Đại học GTVT TP.HCM ThS. Huỳnh Văn Tùng

Vector x (0) thỏa tất cả các ràng buộc của bà toán. Vậy x (0) là
một phương án. Phương án x (0) là thỏa mãn chặt 5 ràng buộc (2),
(3), (5), (6) và (8). Số ràng buộc chặt đúng bằng số ẩn của bài toán.
Ma trận hệ số của 5 ràng buộc này có định thức là:
3 2 −1 1 0
5 3 1 2 −1
0 1 0 0 0 =1≠ 0
0 0 1 0 0
0 0 0 0 1
Suy ra hệ các vector cột tương ứng độc lập tuyến tính.
Vậy x (0) là phương án cực biên của bài toán.
b) Dạng chính tắc của bài toán:
f ( x) = 5 x1 + 2 x2 + 4 x3 + 4 x4 − 2 x5 → min
− x1 + x2 − 4 x3 + 2 x5 + x6 = 4

3x1 + 2 x2 − x3 + x4 + x7 = 24
5 x + 3x + x + 2 x − x = 46
 1 2 3 4 5

x j ≥ 0, j = 1, 7

Thay x (0) = (2, 0, 0,18,0) vào hệ ràng buộc của bài toán chính
tắc, ta được: x6 = 6, x7 = 0 .
Biến đổi hàng của ma trận liên kết ( A | B) để thu được các cột
đơn vị tương ứng x1 , x4 , x6 > 0 :

 −1 1 −4 0 2 1 0 4 
 
 3 2 −1 1 0 0 1 24 
 5 3 1 2 −1 0 0 46 
 

28 Toàn kinh tế – 2019


Trường Đại học GTVT TP.HCM ThS. Huỳnh Văn Tùng

 −1 1 −4 0 2 1 0 4
h 3− 2 h 2 → h 3  
  →  3 2 −1 1 0 0 1 24 
 −1 −1 3 0 −1 0 −2 −2 
 
 0 2 −7 0 3 1 2 6 
h1− h 3→ h1

h 2 + 3 h 3→ h 2 

→  0 −1 8 1 −3 0 −5 18 
− h 3→ h 3
 1 1 −3 0 1 0 2 2 
 
Xuất phát từ x (0) , ta lập bảng đơn hình sau:
Hệ Ẩn 5 2 4 4 -2 0 0
Ph. λi
STT số cơ
án x1 x2 x3 x4 x5 x6 x7
acb bản
0 x6 6 0 2 -7 0 3 1 2 -
4 x4 18 0 -1 [8] 1 -3 0 -5 9/4
1
5 x1 2 1 1 -3 0 1 0 2 -
Dòng kiểm tra ∆ j 0 -1 13 0 -5 0 -10
0 x6 87/4 0 9/8 0 7/8 3/8 1 -19/8 58/3
4 x3 9/4 0 -1/8 1 1/8 -3/8 0 -5/8 -
2
5 x1 35/4 1 [5/8] 0 3/8 -1/8 0 1/8 14
Dòng kiểm tra ∆ j 0 5/8 0 -13/8 -1/8 0 -15/8
0 x6 6 -9/5 0 0 1/5 3/5 1 -13/5 -
4 x3 4 1/5 0 1 1/5 -2/5 0 -3/5 -
3
2 x2 14 8/5 1 0 3/5 -1/5 0 1/5 -
Dòng kiểm tra ∆ j -1 0 0 -2 0 0 -2
Trong bảng 3 có ∆ j ≤ 0, ∀j nên bài toán ban đầu có patu là:

x (1) = (0,14, 4, 0, 0) với f min = f ( x (1) ) = 44


c) Trong bảng 3 có ∆ 5 = 0 (ứng với x5 không là ẩn cơ bản) mà có
a15 = 3 / 5 > 0 . Do đó bài toán còn có patu khác x (1) .
Toàn kinh tế – 2019 29
Trường Đại học GTVT TP.HCM ThS. Huỳnh Văn Tùng

Ẩn x5 vào thay cho ẩn x6 ra, ta có bảng 4 sau:


-2 x5 10 -3 0 0 1/3 1 5/3 -13/3 -
4 x3 8 -1 0 1 1/3 0 2/3 -7/3 -
4
2 x2 16 1 1 0 2/3 0 1/3 -2/3 -
Dòng kiểm tra ∆ j -1 0 0 -2 0 0 -2
Trong bảng 4 có ∆ j ≤ 0, ∀j nên bài toán ban đầu có patu là:

x (2) = (0,16,8, 0,10) , f min = f ( x (2) ) = 44


Vậy bài toán có vô số các patu. Tập hợp tất cả các patu của nó
là: X = λ x (1) + (1 − λ ) x (2) = (0,16 − 2λ ,8 − 4λ , 0,10 − 10λ ), ∀λ ∈ [0,1]

1.5.4. Phương pháp đơn hình giải bài toán quy hoạch tuyến tính
dạng tổng quát
a) Bài toán M: Xét bài toán quy hoạch tuyến tính có dạng tổng quát
(gọi là bài toán ban đầu hay bài toán gốc). Đưa bài toán gốc về bài
toán chính tắc có dạng:
n
f ( x) = ∑ c j x j → min
j =1
n

∑a x
j =1
ij j = bi , i = 1, m

x j ≥ 0, j = 1, n ; bi ≥ 0, i = 1, m
² Nếu có bi0 < 0 thì nhân hai vế của phương trình thứ i0 của hệ
ràng buộc với (–1).
² Bây giờ ta đưa bài toán chính tắc về bài toán chuẩn tắc (gọi là
bài toán M) như sau: Trong hệ ràng buộc chung, nếu ở phương
trình nào đó chưa có ẩn cơ bản thì cộng vào phương trình đó một
ẩn không âm mới có hệ số bằng 1, ký hiệu là xn+ k ( k = 1, 2,...)
gọi là ẩn giả, đồng thời phải cộng thêm vào hàm mục tiêu một
30 Toàn kinh tế – 2019
Trường Đại học GTVT TP.HCM ThS. Huỳnh Văn Tùng

lượng là M .xn + k , trong đó M > 0 lớn tuỳ ý.


Bài toán M có dạng chuẩn tắc nên áp dụng phương pháp đơn
hình để giải.
Chú ý:
² Ta viết ∆ j = Aj + M .B j , dòng kiểm tra được tách thành hai dòng
chứa Aj và B j .
² Do M là số dương lớn tuỳ ý cho nên :
+ Nếu B j > 0 hoặc ( B j = 0, Aj > 0 ) thì ∆ j > 0 .
+ Nếu B j < 0 hoặc ( B j = 0, Aj < 0 ) thì ∆ j < 0 .
+ ∆ j > ∆ k khi B j > Bk hoặc B j = Bk , Aj > Ak .
² Các số liệu ở hai dòng trong dòng kiểm tra có thể tính độc lập.
² Một ẩn giả xn + k nào đó sau khi bị đưa ra khỏi cột ẩn cơ bản thì sẽ
không bao giờ trở lại cột này. Do đó trong bảng đơn hình ta bỏ
các cột chứa ẩn giả.
b) Quan hệ giữa bài toán gốc và bài toán M:
² Nếu bài toán M không có phương án tối ưu thì bài toán gốc
cũng không có phương án tối ưu.
² Nếu bài toán M có phương án tối ưu mà trong đó có ít nhất một
ẩn giả nhận giá trị dương thì bài toán gốc không có phương án tối
ưu.
² Nếu bài toán M có phương án tối ưu và tất cả các ẩn giả đều
bằng không thì bài toán gốc cũng có phương án tối ưu; bỏ các ẩn
giả và ẩn phụ (nếu có) trong phương án tối ưu của bài toán M ,
ta thu được phương án tối ưu của bài toán gốc.

Toàn kinh tế – 2019 31


Trường Đại học GTVT TP.HCM ThS. Huỳnh Văn Tùng

Ví dụ 1.13. Giải bài toán quy hoạch tuyến tính sau:


f ( x) = 2 x1 − 3 x2 + 5 x3 → min
 2 x1 + 4 x2 + 3x3 ≤ 18

 − x1 + 3x2 − 2 x3 = −13
2 x + x + x ≥ 16
 1 2 3
x j ≥ 0, j = 1, 2,3
Giải
² Đưa bài toán về dạng chính tắc:
f ( x) = 2 x1 − 3x2 + 5 x3 → min
2 x1 + 4 x2 + 3x3 + x4 = 18

 x1 − 3x2 + 2 x3 = 13
2 x + x + x − x5 = 16
 1 2 3
x j ≥ 0, j = 1, 2,3
x4 ≥ 0, x5 ≥ 0 là hai ẩn phụ
² Đưa bài toán chính tắc về bài toán M :
f ( x ) = 2 x1 − 3 x2 + 5 x3 + M .x6 + M .x7 → min
 2 x1 + 4 x2 + 3 x3 + x4 = 18

 1x − 3 x2 + 2 x 3 + x6 = 13
 2 x1 + x2 + x3 − x5 + x7 = 16
x j ≥ 0, j = 1, 2,3 ; x4 ≥ 0, x5 ≥ 0 là hai ẩn phụ
x6 ≥ 0, x7 ≥ 0 là hai ẩn giả
² Giải bài toán M :
Phương án cực biên ban đầu là:
x = ( x1 = x2 = x3 = x5 = 0, x4 = 18, x6 = 13, x7 = 16)
Các bảng đơn hình:

32 Toàn kinh tế – 2019


Trường Đại học GTVT TP.HCM ThS. Huỳnh Văn Tùng

Hệ số Ẩn Phương 2 -3 5 0 0
STT λi
acb cơ bản án x1 x2 x3 x4 x5
0 x4 18 2 4 3 1 0 9
M x6 13 1 -3 2 0 0 13
1 M x7 16 [2] 1 1 0 -1 8
Aj -2 3 -5 0 0
∆ j = Aj + M .B j
Bj 3 -2 3 0 -1
0 x4 2 0 3 [2] 1 1 1
M x6 5 0 -7/2 3/2 0 1/2 10/3
2 2 x1 8 1 1/2 1/2 0 -1/2 16
Aj 0 4 -4 0 -1
∆ j = Aj + M .B j
Bj 0 -7/2 3/2 0 1/2
5 x3 1 0 3/2 1 1/2 ½ -
M x6 7/2 0 -23/4 0 -3/4 1/4 -
3 2 x1 15/2 1 -1/4 0 -1/4 -3/4 -
Aj 0 10 0 2 1
∆ j = Aj + M .B j
Bj 0 -23/4 0 -3/4 -1/4
² Kết luận: Trong bảng 3 có ∆ j ≤ 0, ∀j nên phương án
x = ( x1 = 15 / 2, x2 = 0, x3 = 1, x4 = x5 = 0, x6 = 7 / 2, x7 = 0)
là phương án tối ưu của bàn toán M . Trong phương án này có
ẩn giả x6 = 7 / 2 > 0 nên bài toán gốc không có phương án tối ưu.
Lưu ý: Trong quá trình giải, ta có thể viết trực tiếp bài toán M mà
không cần viết bài toán dạng chính tắc.

Toàn kinh tế – 2019 33


Trường Đại học GTVT TP.HCM ThS. Huỳnh Văn Tùng

Ví dụ 1.14. Giải bài toán quy hoạch tuyến tính sau:


f ( x) = 3x1 + 2 x2 → max
 x1 − x2 ≥ 2
 x1 + x2 ≤ 7
 x ≥ −1
 1
 x1 ≤ 4
Giải. Đặt x1 = x3 − x4 ; x2 = x5 − x6
² Đưa bài toán về dạng chính tắc:
g ( x) = − f ( x) = −3( x3 − x4 ) − 2( x5 − x6 ) → min
( x3 − x4 ) − ( x5 − x6 ) − x7 = 2
( x − x ) + ( x − x ) + x = 7
 3 4
; x j ≥ 0, j = 4,10
5 6 8

−( x3 − x4 ) + x9 = 1
( x3 − x4 ) + x10 = 4

² Đưa bài toán chính tắc về bài toán M :


g ( x) = −3 x3 + 3 x4 − 2 x5 + 2 x6 + M .x11 → min
 x3 − x4 − x5 + x6 − x7 + x11 = 2
 x3 − x4 + x5 − x6 + x8 =7
− x + x + x9 =1
 3 4
 x3 − x4 + x10 =4
x4 ≥ 0, x5 ≥ 0, x6 ≥ 0, x7 ≥ 0
x7 ≥ 0, x8 ≥ 0, x9 ≥ 0, x10 ≥ 0 là 4 ẩn phụ
x11 ≥ 0 là ẩn giả
² Giải bài toán M :
Phương án cực biên ban đầu là: x = (0, 0, 0, 0, 7,1, 4, 2)
Các bảng đơn hình:

34 Toàn kinh tế – 2019


Trường Đại học GTVT TP.HCM ThS. Huỳnh Văn Tùng

Hs Ẩn Ph. -3 3 -2 2 0 0 0 0
STT λi
acb cb án x3 x4 x5 x6 x7 x8 x9 x10
M x11 2 [1] -1 -1 1 -1 0 0 0 2
0 x8 7 1 -1 1 -1 0 1 0 0 7
0 x9 1 -1 1 0 0 0 0 1 0 -
1
0 x10 4 1 -1 0 0 0 0 0 1 4
Aj 3 -3 2 -2 0 0 0 0
∆ j = Aj + M .B j
Bj 1 -1 -1 1 -1 0 0 0
-3 x3 2 1 -1 -1 1 -1 0 0 0 -
0 x8 5 0 0 2 -2 1 1 0 0 5/2
0 x9 3 0 0 -1 1 -1 0 1 0 -
2
0 x10 2 0 0 [1] -1 1 0 0 1 2
Aj 0 0 5 -5 3 0 0 0
∆ j = Aj + M .B j
Bj 0 0 0 0 0 0 0 0
-3 x3 4 1 -1 0 0 0 0 0 1 -
0 x8 1 0 0 0 0 -1 1 0 -2 -
0 x9 5 0 0 0 0 0 0 1 1 -
3
-2 x5 2 0 0 1 -1 1 0 0 1 -
Aj 0 0 0 0 -2 0 0 -5
∆ j = Aj + M .B j
Bj 0 0 0 0 0 0 0 0
² Kết luận: Trong bảng 3 có ∆ j ≤ 0, ∀j nên phương án
x = ( x3 = 4, x4 = 0, x5 = 2, x6 = x7 = 0, x8 = 1, x9 = 5, x10 = 0, x11 = 0)
là phương án tối ưu của bàn toán M . Trong phương án này có
tất cả các ẩn giả bằng 0 nên bài toán gốc có phương án tối ưu là:
x* = ( x1 = x3 − x4 = 4, x2 = x5 − x6 = 2)
với f max = f ( x* ) = 16

Toàn kinh tế – 2019 35


Trường Đại học GTVT TP.HCM ThS. Huỳnh Văn Tùng

1.6. Bài toán quy hoạch tuyến tính chứa tham số ở hàm mục tiêu
1.6.1. Mở đầu
Trong thực tế, ở một số mô hình bài toán tối ưu tuyến tính, các
hệ số ban đầu như aij , bi c j (i = 1, m ; j = 1, n) có thể không được cho
biết một cách chính xác hoặc giá trị của chúng thường phụ thuộc vào
sự thay đổi của một hay nhiều tham số như thời gian, thời tiết, chất
lượng nguyên liệu, nhiên liệu v.v… Nếu phải tiến hành việc giải bài
toán ứng với từng giá trị khác nhau của các tham số đó thì khối
lượng các phép toán sẽ rất lớn và phức tạp, tốn nhiều thời gian, kéo
theo chi phí tính toán lớn, làm mất đi ý nghĩa kinh tế của vấn đề
nghiên cứu.
Để khắc phục khó khăn này người ta đã phát triển một phương
pháp gọi là phương pháp giải bài toán tối ưu tuyến tính chứa tham.
Phương pháp này xuất phát từ việc giải bài toán tối ưu tuyến tính đối
với một giá trị xác định của tham số cần khảo sát bằng phương pháp
đơn hình thông thường, sau đó sẽ tìm khoảng biến thiên của tham số
để cho phương án hiện có vẫn còn là phương án tối ưu của bài toán
mới hoặc sẽ trực tiếp tìm ra phương án tối ưu mới dựa trên phương
án tối ưu hiện có. Bằng cách đó, người ta sẽ tìm ra phương án tối ưu
của các bài toán tối ưu tuyến tính ứng với từng giá trị khác nhau của
tham số cần khảo sát.
Người ta phân biệt thành bài toán qui hoạch tuyến tính chứa
một tham số ở hệ số hàm mục tiêu (c j ) , ở vế phải (bi ) , ở hệ số các
ràng buộc (aij ) , chứa một tham số ở cả hàm mục tiêu và ở vế phải
hoặc chứa hai tham số cùng biến thiên độc lập, v.v… Trong phạm vi
bài giảng này chúng tôi chỉ xét loại bài toán đầu tiên.
1.6.2. Phương pháp giải
Xét bài toán quy hoạch tuyến tính dạng chính tắc có hệ số hàm
36 Toàn kinh tế – 2019
Trường Đại học GTVT TP.HCM ThS. Huỳnh Văn Tùng

mục tiêu phụ thuộc tham số t , ký hệu bài toán là P(t ) .


n

f ( x) = ∑ (c j + d j .t ) x j → min 
j =1

n 
∑ aij x j = bi , i = 1,..., m  P (t )
j =1

x j ≥ 0, j = 1,..., n 

α ≤t ≤β 
Trong đó aij , bi , c j , d j (i = 1, m ; j = 1, n); m, n, α , β là các hằng
số cho trước, α có thể là −∞ , β có thể là +∞ ; t là tham số. Ứng
với mỗi giá trị cố định của tham số t = t0 ∈ [α , β ] , bài toán P (t0 ) là
bài toán quy hoạch tuyến tính bình thường và áp dụng phương pháp
đơn hình để giải nó.
Để giải bài toán P(t ) , chúng ta chia làm 2 bước như sau :
Bước 1: Cho t = t0 ∈ [α , β ] (chú ý nếu 0 ∈ [α , β ] thì chọn t0 = 0 ,
nếu 0 ∉ [α , β ] và α hữu hạn thì chọn t0 = α hoặc β hữu hạn thì
chọn t0 = β ). Áp dụng phương pháp đơn hình để giải bài P (t0 ) .
Bước 2: Giải bài toán P(t ), α ≤ t ≤ β
Trường hợp 1. Bài toán P (t0 ) có phương án tối ưu x (0) .
Trong bảng đơn hình tương ứng với x (0) , thay c j + d j .t0 bởi
c j + d j .t và tính lại lượng kiểm tra ∆ j (t ) = Aj + B j .t . Giải hệ
∆ j (t ) = Aj + B j .t ≤ 0, j = 1, n thu được t1 ≤ t ≤ t2 . Khi đó x (0) cũng là
phương án tối ưu của bài toán P(t ) với mọi t1 ≤ t ≤ t2 .
+ Nếu [α , β ] ⊂ [t1 , t2 ] thì bài toán đã giải xong.
+ Nếu α < t1 hoặc t2 < β thì ta khảo sát bài toán P(t ) với
Toàn kinh tế – 2019 37
Trường Đại học GTVT TP.HCM ThS. Huỳnh Văn Tùng

t ∈ [α , t1 ] hoặc t ∈ [t2 , β ] . Chọn ẩn vào, ẩn ra và lập bảng đơn


hình mới. Trong bảng mới ta lại giải hệ bất phương trình
∆ j (t ) = Aj + B j .t ≤ 0, j = 1, n ,…
Trường hợp 2. Bài toán P (t0 ) không có phương án tối ưu.
Tồn tại ∆ k (t0 ) = Ak + Bk .t0 > 0 mà aik ≤ 0, ∀i .
+ Nếu Bk = 0 thì bài toán P(t ) không có phương án tối ưu với mọi
t ∈ [α , β ]
+ Nếu Bk < 0 thì bài toán P(t ) không có phương án tối ưu với mọi
t mà ∆ k (t ) = Ak + Bk .t > 0 ⇔ t < t1 = − Ak / Bk . Giải bài toán P(t )
với t ≥ t1 làm tương tự như trường hợp 1.
+ Nếu Bk > 0 thì bài toán P(t ) không có phương án tối ưu với mọi
t mà ∆ k (t ) = Ak + Bk .t > 0 ⇔ t > t2 = − Ak / Bk . Giải bài toán P(t )
với t ≤ t2 làm tương tự như trường hợp 1.

Ví dụ 1.15. Một Xí nghiệp dự định trong thời gian tới, mỗi tháng sẽ
sản xuất x1 đơn vị sản phẩm loại I và x2 đơn vị sản phẩm loại II.
Để sản xuất 1 đơn vị sản phẩm loại I cần 1 tấn nguyên liệu, sản
phẩm loại II cần 1,2 tấn nguyên liệu. Giá mua nguyên liệu loại I là t
usd/tấn; giá mua nguyên liệu loại II cũng là t usd/tấn, nhưng mỗi
đơn vị sản phẩm làm ra được khuyến mại 3 usd. Trong thời gian tới,
giá nguyên liệu có khả năng biến động từ 10 đến 20 usd/tấn.
Vậy với nguyên liệu biến động trong khoảng đó thì mỗi tháng
Xí nghiệp cần sản xuất bao nhiêu sản phẩm loại I và loại II để tổng
chi phí mua nguyên liệu là thấp nhất? Biết rằng:
− Số lượng sản phẩm loại II không ít hơn 30% tổng sản phẩm;
− Tổng sản phẩm không nhỏ hơn 450;
38 Toàn kinh tế – 2019
Trường Đại học GTVT TP.HCM ThS. Huỳnh Văn Tùng

− Mỗi sản phẩm loại I và loại II tiêu thụ điện năng tương ứng
là 30 kwh và 40 kwh, trong khi chỉ tiêu điện năng hàng
tháng của Xí nghiệp không vượt quá 20000 kwh.
Giải. a) Phân tích và lập mô hình toán:
Tổng chi phí mua nguyên liệu là:
t.x1 + (1, 2t − 3) x2 , 10 ≤ t ≤ 20 (usd)
Điều kiện của số lượng sản phẩm loại II:
x2 ≥ 30%( x1 + x2 ) ⇔ 3x1 − 7 x2 ≤ 0
Điều kiện của điện năng tiêu thụ:
30 x1 + 40 x2 ≤ 20.000 ⇔ 3x1 + 4 x2 ≤ 2000
Mô hình toán: Tìm x = ( x1 , x2 ) sao cho
f ( x) = t.x1 + (1, 2t − 3) x2 → min 

3 x1 − 7 x2 ≤ 0 
 
 1 2
x + x ≥ 450
3 x + 4 x ≤ 2000  P(t )
 1 2 
x1 ≥ 0, x2 ≥ 0 

10 ≤ t ≤ 20 

b) Giải bài toán P(t)


Đưa bài toán về dạng chuẩn tắc (bài toán M)
f ( x) = t.x1 + (1, 2t − 3) x2 + M .x6 → min
3 x1 − 7 x2 + x3 =0

 x1 + x2 − x4 + x6 = 450
3 x + 4 x + x5 = 2000
 1 2

x1 ≥ 0, x2 ≥ 0 ; 10 ≤ t ≤ 20
x3 ≥ 0, x4 ≥ 0, x5 ≥ 0 là 3 ẩn phụ
Toàn kinh tế – 2019 39
Trường Đại học GTVT TP.HCM ThS. Huỳnh Văn Tùng

x6 ≥ 0 là ẩn giả
M > 0 lớn tùy ý
Giải bài toán ứng với t = 10
Hệ số Ẩn Phương 10 9 0 0 0
STT λi
acb cơ bản án x1 x2 x3 x4 x5
0 x3 0 3 -7 1 0 0 -
M x6 450 1 [1] 0 -1 0 450
1 0 x5 2000 3 4 0 0 1 500
Aj -10 -9 0 0 0
∆ j = Aj + M .B j
Bj 1 1 0 -1 0
0 x3 3150 10 0 1 -7 0 -
9 x2 450 1 1 0 -1 0 -
2 0 x5 200 -1 0 0 4 1 -
Aj -1 0 0 -9 0
∆ j = Aj + M .B j
Bj 0 0 0 0 0
Phương án tối ưu là : x (0)
= ( x1 = 0, x2 = 450); f min = 4050
Trong bảng 2, thay các hệ số c j + d j .0 bởi c j + d j .t và tính lại
lượng kiểm tra ∆ j (t ) , ta có bảng 3:

Hệ số Ẩn Ph. t 1, 2t − 3 0 0 0
STT λi
acb cb án x1 x2 x3 x4 x5
0 x3 3150 [10] 0 1 -7 0 315
1,2t − 3 x2 450 1 1 0 -1 0 450
3 0 x5 200 -1 0 0 4 1 -
Aj 0, 2t − 3 0 0 3 − 1,2t 0
∆ j = Aj + M .B j
Bj 0 0 0 0 0

40 Toàn kinh tế – 2019


Trường Đại học GTVT TP.HCM ThS. Huỳnh Văn Tùng

Giải hệ bất phương trình:


t ≤ 15
 ∆ j (t ) ≤ 0, j = 1, 5 
 ⇔  2,5 ≤ t ⇔ 10 ≤ t ≤ 15
10 ≤ t ≤ 20 10 ≤ t ≤ 20

Vậy với mọi t ∈ [10;15] bài toán P(t ) có phương án tối ưu là
x (0) , với f min (t ) = f ( x (0) ) = 540t − 1350 .
+ Xét trường hợp 15 < t ≤ 20 , trong bảng 3 có ∆1 (t ) = 0, 2t − 3 > 0
nên ẩn vào sẽ là x1 và thay ẩn ra là x3 .
Ta có bảng 4:
Hệ số Ẩn Ph. t 1, 2t − 3 0 0 0
STT λi
acb cb án x1 x2 x3 x4 x5
t x1 315 1 0 0,1 -0,7 0 -
1,2t − 3 x2 135 0 1 -0.1 -0,3 0 -

4 0 x5 515 0 0 0,1 3,3 1 -


3 − 0, 2t 9 − 10,6t
Aj 0 0 0
∆ j = Aj + M .B j 10 10
Bj 0 0 0 0 0
Trong bảng 4, có ∆ j (t ) ≤ 0, j = 1,5 ; t ∈ [15; 20] . Vậy bài toán
P(t ) có phương án tối ưu là x (1) = ( x1 = 315, x2 = 135) , với mọi
t ∈ [15; 20] , f min (t ) = f ( x (1) ) = 477t − 405 .
Kết luận:
t Phương án tối ưu f min (t )

10 ≤ t ≤ 15 x (0) = ( x1 = 0, x2 = 450) 540t −1350


15 ≤ t ≤ 20 x (1) = ( x1 = 315, x2 = 135) 477t − 405

Toàn kinh tế – 2019 41


Trường Đại học GTVT TP.HCM ThS. Huỳnh Văn Tùng

Ví dụ 1.16. Giải bài toán quy hoạch tuyến tính chứa tham số t sau:
f ( x) = (2 − t ) x1 + (6t − 1) x2 + (7t − 4) x3
 3t 
+ (2t − 1) x4 + (2 − t ) x5 +  2 −  x6 → min
 2

2 x1 + x2 + 4 x3 + x4 = 5

 x1 + x2 − 2 x3 + x5 = 2
2 x − 3x + x + x = 1
 1 2 3 6

x j ≥ 0, j = 1,..., 6
−2 ≤ t ≤ 8
Gọi bài toán trên là bài toán P(t ) với −2 ≤ t ≤ 8
Giải
Bước 1: Áp dụng phương pháp đơn hình giải bài toán P(0) (ứng với
t = 0 ).
Phương án cực biên ban đầu là: x = (0, 0, 0,5, 2,1)
Các bảng đơn hình:
Hệ Ẩn 2 -1 -4 -1 2 2
Phương λi
STT số cơ
Án x1 x2 x3 x4 x5 x6
acb bản
-1 x4 5 2 1 4 1 0 0 5/2
2 x5 2 1 1 -2 0 1 0 2
1
2 x6 1 [2] -3 1 0 0 1 1/2
Dòng kiểm tra ∆ j 2 -4 -2 0 0 0
-1 x4 4 0 4 3 1 0 -1 -
2 x5 3/2 0 5/2 -5/2 0 1 -1/2 -
2
2 x1 ½ 1 -3/2 1/2 0 0 1/2 -
Dòng kiểm tra ∆ j 0 -1 -3 0 0 -1
42 Toàn kinh tế – 2019
Trường Đại học GTVT TP.HCM ThS. Huỳnh Văn Tùng

Trong bảng 2 có ∆ j ≤ 0, ∀j bài toán P(0) có patu là:

1 3
x (0) = ( x1 = , x2 = 0, x2 = 0, x4 = 4, x5 = , x6 = 0)
3 2
f min = f ( x (0) ) = 0

Bước 2: Trong bảng 2, thay các hệ số c j + d j .0 bởi c j + d j .t và tính


lại lượng kiểm tra ∆ j (t ) , ta có bảng 3 sau:
Hệ Ẩn 3t
Ph. 2 − t 6t − 1 7t − 4 2t − 1 2 − t 2 −
STT số cơ 2 λi
án
acb bản x1 x2 x3 x4 x5 x6
2t − 1 x4 4 0 4 3 1 0 -1 1
2−t x5 3/2 0 [5/2] -5/2 0 1 -1/2 3/5
3 2−t x1 1/2 1 -3/2 ½ 0 0 1/2 -
t
Dòng kiểm tra ∆ j 0 t −1 t −3 0 0 −1 −
2
Giải hệ bất phương trình:
t ≤ 1
∆ j (t ) ≤ 0, j = 1,6 t ≤ 3

 ⇔  ⇔ −2 ≤ t ≤ 1
−2 ≤ t ≤ 8  t ≥ − 2
−2 ≤ t ≤ 8

Vậy bài toán P(t ) có patu là x (0) với mọi t ∈ [−2;1] ,


với f min (t ) = f ( x (0) ) = 6t
+ Xét trường hợp t > 1 , trong bảng 3 có ∆ 2 (t ) = t − 1 > 0 nên ẩn
vào sẽ là x2 và thay ẩn ra là x5 .
Ta có bảng 4:

Toàn kinh tế – 2019 43


Trường Đại học GTVT TP.HCM ThS. Huỳnh Văn Tùng

Hệ Ẩn 3t
S
Ph. 2 − t 6t − 1 7t − 4 2t − 1 2−t 2−
T số cơ 2 λi
án
T acb bản x1 x2 x3 x4 x5 x6
2t − 1 x4 8/5 0 0 [7] 1 -8/5 -1/5 8/35
6t − 1 x2 3/5 0 1 -1 0 2/5 -1/5 -
4 2−t x1 7/5 1 0 -1 0 3/5 1/5 -
2 − 2t −12 − 3t
Dòng kt ∆ j 0 0 2t − 4 0
5 10
Giải hệ bất phương trình:
t ≤ 2
 ∆ j (t ) ≤ 0, j = 1, 6 t ≥ 1
 ⇔ ⇔1< t ≤ 2
1 < t ≤ 8 t ≥ −4

1 < t ≤ 8
Vậy bài toán P(t ) có phương án tối ưu là
7 3 8
x (1) = ( x1 = , x2 = , x3 = 0, x4 = , x5 = x6 = 0), ∀t ∈ (1; 2]
5 5 5
3
f min (t ) = f ( x (1) ) = (9t + 1) .
5
+ Xét trường hợp t > 2 , trong bảng 4 có ∆ 3 (t ) = 2t − 4 > 0 nên ẩn
vào sẽ là x3 và thay ẩn ra là x4 . Ta có bảng 5:

Ẩn 3t
S Hệ
Ph. 2−t 6t − 1 7t − 4 2t − 1 2−t 2−
T số cơ 2 λi
án
T acb bản x1 x2 x3 x4 x5 x6
7t − 4 x3 8/35 0 0 1 1/7 -8/35 -1/35 -
6t − 1 x2 29/35 0 1 0 1/7 6/35 -8/35 -
5 2−t x1 59/35 1 0 0 1/7 13/35 6/35 -
4 − 2t 2t − 18 −92 − 17t
Dòng kt. ∆ j 0 0 0
7 35 70
44 Toàn kinh tế – 2019
Trường Đại học GTVT TP.HCM ThS. Huỳnh Văn Tùng

Trong bảng 5, có ∆ j (t ) ≤ 0, j = 1, 6 ; t ∈ (2;8] .


Vậy bài toán P(t ) có phương án tối ưu là
59 29 8
x (2) = ( x1 = , x2 = , x3 = , x4 = x5 = x6 = 0), ∀t ∈ (2;8]
35 35 35
57
f min (t ) = f ( x (2) ) =
(1 + 3t )
5
Nhận xét: Từ bảng 4, có thể suy ra X 1 cũng là phương án tối ưu của
bài toán P(1) . Từ bảng 5, có thể suy ra X 2 cũng là phương án tối ưu
của bài toán P(2) .
Kết luận:
t PATU f min (t )
−2 ≤ t ≤ 1 x (0)
6t
3
1≤ t ≤ 2 x (1) (9t + 1)
5
57
2≤t ≤8 x (2) (1 + 3t )
35
1 3
Trong đó: x (0) = ( x1 = , x2 = 0, x2 = 0, x4 = 4, x5 = , x6 = 0)
3 2
7 3 8
x (1) = ( x1 = , x2 = , x3 = 0, x4 = , x5 = x6 = 0)
5 5 5
59 29 8
x (2) = ( x1 = , x2 = , x3 = , x4 = x5 = x6 = 0)
35 35 35

Toàn kinh tế – 2019 45


Trường Đại học GTVT TP.HCM ThS. Huỳnh Văn Tùng

BÀI TẬP CHƯƠNG 1

Phân tích lập mô hình toán


1.1. Một xí nghiệp sản xuất 3 loại sản phẩm A, B, C với các số liệu
cho trong bảng sau:
Loại sản phẩm A B C
Giá bán (ngàn đồng/sp) 68 120 150
Chi phí sản xuất (ngàn đồng/sp) 30 42 56
Thời gian hoàn thành 1 sản phẩm (giờ) 2 3 4
Biết rằng xí nghiệp có số vốn dùng cho sản xuất là 500 triệu
đồng, quỹ thời gian sản xuất là 240 giờ. Theo các hợp đồng đã ký
với khách hàng, yêu cầu tổng sản phẩm A và B phải có lượng sản
xuất ít nhất là 100 sản phẩm và nhiều nhất là 200 sản phẩm. Giả sử
mọi sản phẩm sản xuất ra đều tiêu thụ được hết. Hãy phân tích và lập
mô hình toán cho bài toán tìm kế hoạch sản xuất sao cho tổng lợi
nhuận lớn nhất.
1.2. Một công ty có ba xí nghiệp A, B, C có khả năng sản xuất được
ba loại sản phẩm: I, II, III. Biết rằng nếu đầu tư một đơn vị tiền
vào xí nghiệp A trong một năm sẽ sản xuất được 1700 sản phẩm
loại I, 1300 sản phẩm loại II và 2000 sản phẩm loại III; đầu tư
vào xí nghiệp B, được 1500 sản phẩm loại I, 1350 sản phẩm loại
II và 1900 sản phẩm loại III; đầu tư vào xí nghiệp C, được 1750
sản phẩm loại I, 1250 sản phẩm loại II và 1800 sản phẩm loại
III. Định mức tiêu hao nguyên liệu (kg/ sản phẩm) và lao động
(giờ/ sản phẩm) của mỗi xí nghiệp được cho trong bảng sau:
Xí Định mức hao phí nguyên liệu và lao động
nghiệp I II III
A 3 kg 4,5 giờ 2,5 kg 3 giờ 4 kg 5 giờ
B 2,8 kg 4 giờ 2,7 kg 3,5 giờ 3,8 kg 4 giờ
C 3,4 kg 5 giờ 2 kg 2,7 giờ 3 kg 3,5 giờ
46 Toàn kinh tế – 2019
Trường Đại học GTVT TP.HCM ThS. Huỳnh Văn Tùng

Nguyên liệu, lao động hàng năm của Công ty có thể cung cấp
cho sản xuất ba loại sản phẩm này là 400 tấn nguyên liệu và 250
ngàn giờ công. Theo kế hoạch phải sản xuất ít nhất là 25000 đơn vị
sản phẩm loại I, 17000 đơn vị sản phẩm loại II và 23000 đơn vị sản
phẩm loại III.
Hãy phân tích và lập mô hình toán cho bài toán tìm kế hoạch
sản xuất sao cho đảm bảo kế hoạch của Công ty mà vốn đầu tư ít
nhất.
1.3. Một xí nghiệp quân đội có 4 loại máy: A, B, C, D sản xuất ra sáu
loại sản phẩm: I, II, III, IV, V, VI. Số giờ của mỗi loại máy để
sản xuất mỗi loại sản phẩm và giá tiền (triệu đồng/ sản phẩm)
mỗi loại sản phẩm được cho như sau:
Sản phẩm
Số giờ sx I II III IV V VI
1 sp trên máy
A 0,01 0,01 0,01 0,03 0,03 0,03
B 0,02 0,05
C 0,02 0,05
D 0,03 0,08
Giá 1 sản phẩm 0,40 0,28 0,32 0,72 0,64 0,60
Năng lực sản xuất của mỗi máy đều có hạn, nếu dùng quá sẽ bị
hỏng. Giả sử trong một tuần, mỗi máy loại A, B, C, D làm việc
không quá 800, 750, 200 và 950 giờ. Các sản phẩm sản xuất ra đều
tiêu thụ hết.
Hãy phân tích và lập mô hình toán cho bài toán tìm kế hoạch
sản xuất sao cho doanh thu của xí nghiệp là lớn nhất mà vẫn đảm bảo
an toàn các loại máy.
1.4. Một xí nghiệp sản xuất giấy có 3 phân xưởng. Do trang bị kỹ
thuật khác nhau nên mức hao phí tre gỗ, axit để sản xuất 1 tấn
giấy thành phẩm cũng khác nhau. Mức hao phí được cho trong

Toàn kinh tế – 2019 47


Trường Đại học GTVT TP.HCM ThS. Huỳnh Văn Tùng

bảng sau:
Nguyên Mức hao phí nguyên liệu cho 1 tấn giấy thành phẩm
liệu Phân xưởng I Phân xưởng II Phân xưởng III
Tre gỗ 1,45 (tấn) 1,4 1,3
Axit 0,12 (tấn) 0,15 0,16
Số lượng tre gỗ có trong năm là 2.000.000 tấn, axit là 600.000
tấn. Hãy phân tích và lập mô hình toán sao cho tổng số giấy sản xuất
trong năm của xí nghiệp là nhiều nhất biết rằng số lượng giấy thành
phẩm trong năm do phân xưởng I sản xuất không vượt quá tổng số
lượng giấy của phân xưởng II và III.
1.5. Một công ty muốn quảng cáo (QC) một loại sản phẩm trong 1
tháng với tổng chi phí 150 triệu đồng. Các phương tiện được
chọn để quảng cáo là: Truyền hình, Phát thanh và Báo với các số
liệu sau:
Chi phí Số lần QC Dự kiến số
Phương tiện mỗi lần QC tối đa trong người tiếp
(triệu đ/lần) 1 tháng nhận/1lần QC
Truyền hình
2 70 20000
(1phút/lần)
Phát thanh
0,7 90 11000
(1 phút/lần)
Báo
1 26 35000
(1/2trang/lần)
Do chiến lược tiếp thị, công ty phải có ít nhất 30 lần QC trên
truyền hình trong 1 tháng. Hãy phân tích và lập mô hình bài toán xác
định số lần QC trên mỗi phương tiện trong 1 tháng sao cho số người
dự kiến tiếp nhận QC là lớn nhất.
1.6. Một xưởng mộc có 3 công nhân A, B, C chuyên làm bàn ghế,
mỗi công nhân đều làm việc không quá 8 giờ mỗi ngày. Thời
gian hoàn thành 1 cái bàn (1 cái ghế) của mỗi công nhân được
48 Toàn kinh tế – 2019
Trường Đại học GTVT TP.HCM ThS. Huỳnh Văn Tùng

cho trong bảng sau:


Công nhân Bàn Ghế
A 2 giờ 15 phút
B 1 giờ 40 phút 20 phút
C 1 giờ 30 phút 30 phút
Khách hàng thường mua nhiều nhất là 6 ghế kèm theo 1 bàn do
đó tỷ lệ sản xuất giữa ghế và bàn nhiều nhất là 6:1. Giá bán một cái
bàn là 500 ngàn đồng, một cái ghế là 100 ngàn đồng. Hãy phân tích
và lập mô hình toán cho bài toán tìm kế hoạch sản xuất (số lượng
bàn ghế) trong một ngày để xưởng mộc đạt doanh thu cao nhất, biết
rằng mỗi sản phẩm do mỗi công nhân làm.
1.7. Một người có 200 triệu đồng muốn cho vay theo các loại hình
sau: tiết kiệm không kỳ hạn với lãi suất 5% ; tiết kiệm có kỳ hạn
với lãi suất 10,2% ; mua tín phiếu với lãi suất 12%. Thời gian
đáo hạn của ba loại hình này là như nhau. Để giảm rủi ro, người
này cho vay theo sự chỉ dẫn tư vấn như sau: mua tín phiếu và
tiết kiệm có kỳ hạn ít nhất 70% vốn; số tiền mua tín phiếu không
vượt quá tổng hai loại hình còn lại. Cho vay toàn bộ số tiền. Hãy
phân tích và lập mô hình bài toán sao cho lợi nhuận cao nhất.
1.8. Cần phải phân công 30 công nhân nam và 20 công nhân nữ vận
hành trên 23 máy A, 15 máy B, 12 máy C. Bảng năng suất (chi
tiết/giờ) được cho như sau:
Máy
A B C
Công nhân
Nam 60 57 52
Nữ 45 37 43
Hãy phân tích và lập mô hình bài toán phân công công nhân
đứng máy sao cho sử dụng tối đa nguồn tài nguyên và tổng chi tiết
được sản xuất trong một giờ là lớn nhất, biết rằng mỗi công nhân

Toàn kinh tế – 2019 49


Trường Đại học GTVT TP.HCM ThS. Huỳnh Văn Tùng

đứng 1 máy.
1.9. Công ty trang trại Cao Nguyên dự định trồng 2 loại cây cà phê
và tiêu trên 3 khu đất A, B, C có diện tích tương ứng là 60, 70,
50 ha. Do đặc điểm của các khu đất khác nhau nên chi phí sản
xuất (triệu đồng/ha) và năng suất (tạ/ha) khác nhau và cho trong
bảng sau:
Cà phê Tiêu
Khu đất
Chi phí Năng suất Chi phí Năng suất
A 3 7 2,5 6
B 3,4 9 2,1 5
C 3,7 11 1,9 4
Yêu cầu sản lượng của cà phê tối thiểu là 10,5 tấn và không
vượt quá 3 lần sản lượng của tiêu. Hãy phân tích và lập mô hình bài
toán xác định phương án phân phối đất trồng sao cho đảm bảo yêu
cầu về sản lượng với chi phí thấp nhất.
1.10. Có 3 loại thức ăn I, II, III dùng trong chăn nuôi. Mức yêu cầu
cần phải có đủ các chất cho gia súc trong một ngày đêm và giá
mỗi đơn vị thức ăn mỗi loại được cho trong bảng sau:
Lượng chất (đv: g) có
Lượng yêu cầu
Chất trong 1đv thức ăn mỗi loại
trong 1 ngày đêm
I II III
Albumin Ít nhất 250g 0,5 0,9 1,5
Chất béo Không quá 160g 6 3 1
Chất đạm Đúng 180g 2 10 3
Giá 1đv thức ăn (ngàn đồng) 7 13 18
Hãy xác định lượng thức ăn cần dùng mỗi loại sao cho tổng chi
phí thấp nhất mà vẫn đảm bảo được mức yêu cầu cho gia súc về các
chất trong một ngày đêm.

50 Toàn kinh tế – 2019


Trường Đại học GTVT TP.HCM ThS. Huỳnh Văn Tùng

1.11. Một nhà máy sản xuất hai loại đá xây dựng: loại cỡ lớn K1 và
loại cỡ nhỏ K2. Để sản xuất một đơn vị đá loại K1 cần 3 giờ để
nghiền, 4 giờ để phân loại và 5 giờ để làm sạch; Loại K2 cần 5
giờ để nghiền, 3 giờ để phân loại và 2 giờ để làm sạch. Lợi
nhuận khi bán một đơn vị đá loại K1, K2 tương ứng là 2 triệu, 3
triệu. Khả năng cho phép sử dụng thiết bị trong một tuần là: 50
giờ để nghiền, 40 giờ để phân loại và 60 giờ để làm sách.
a) Hãy phân tích và lập mô hình bài toán tìm phương án sản
xuất đá xây dựng (số đơn vị K1, K2) sao cho nhà máy thu lợi
nhuận trong một tuần là cao nhất, biết rằng sản lượng loại K1
không vượt quá 2/3 tổng sản lượng.
b) Đưa bài toán ở câu a) về dạng chuẩn tắc (bài toán M) và chỉ
rõ ẩn phụ, ẩn giả.
Đưa về dạng chính tắc
1.12. Đưa các bài toán sau về dạng chính tắc sao cho hàm mục tiêu
có tính chất min và các số vế phải trong hệ ràng buộc chung
không âm.
a) f ( x) = x1 − x2 + 2 x3 − 5 x4 → max
 x1 − x2 + 2 x3 − 3 x4 ≤ −15
 −2 x + x − 3 x + x ≥ 7
 1 2 3 4

 3 x2 + 4 x3 − 5 x4 = −20
3 x1 − x3 + 7 x4 ≥ −2
x1 ≥ 0, x2 ≥ 0, x3 ≤ 0
b) f ( x) = −3x1 + 4 x2 + 3x4 → max
4 x1 + x2 − 3 x3 ≤ −8
 x1 + 5 x2 + 4 x3 − 7 x4 ≥ 10

 x3 − 3 x4 ≤ −9
 x2 ≥ −2
x ≤ 7
 4
x1 ≤ 0, x3 ≥ 0, x4 ≥ 0
Toàn kinh tế – 2019 51
Trường Đại học GTVT TP.HCM ThS. Huỳnh Văn Tùng

Phương pháp hình học


1.13. Giải các bài toán quy hoạch tuyến tính sau bằng phương pháp
hình học:
a) f ( x) = 5 x1 + 6 x2 → (min) max b) f ( x) = −2 x1 − x2 → min(max)
 x1 + 2 x2 ≤ 6
 x1 − 2 x2 ≥ 2 
  x1 − x2 ≥ 3
 −2 x1 + 3 x2 ≥ 2  x2 ≥ −1
c) f ( x) = − x1 + x2 → min(max) d) f ( x) = x1 − 3 x2 → min(max)
−2 x1 + x2 ≤ 2 4 x1 + 3 x2 ≤ 12
 − x + x ≤ 5
 x1 − 2 x2 ≤ 2  1 2
x + x ≤ 5 
 1 2  x1 + 5 x2 ≤ 6
x1 ≥ 0 ; x2 ≥ 0  x1 ≥ −4
e) f ( x) = 3x1 − 4 x2 → min(max) f) f ( x) = 4 x1 + 3x2 → min(max)
 x1 − x2 ≥ −5 2 x1 − 3 x2 ≥ −12
2 x + 3x ≤ 12 2 x + 3 x ≤ 24
 1  1 2

3 x1 − x2 ≤ 14
2

 x1 ≤ 3  x1 + 4 x2 ≥ 9
 x1 ≥ −4 
2 x1 + x2 ≥ 4
Phương pháp đơn hình giải bài toán qhtt dạng chuẩn tắc
1.14. Áp dụng phương pháp đơn hình hãy giải các bài toán qhtt sau:
a) f ( x) = 4 x1 + 2 x2 − x3 + 2 x4 + x5 → min
 x1 + x2 + 3 x3 + x4 = 30

4 x1 − 3 x2 + x3 + x5 = 15

−2 x1 + 2 x2 − x3 + x6 = 5
x j ≥ 0, j = 1, 6

52 Toàn kinh tế – 2019


Trường Đại học GTVT TP.HCM ThS. Huỳnh Văn Tùng

b) f ( x) = − x1 + x2 → min
− x1 + x3 + x5 = 5

3 x1 − x4 + 5 x5 ≤ 10
x − x = 1
 2 5
x j ≥ 0, j = 1,5
c) f ( x) = 2 x1 + x2 + 2 x3 + 5 x4 − 5 x5 − 5 x6 → max
−2 x1 + 3x2 + x3 + x6 = 1

 x1 + 4 x2 + x3 + x5 = 4
− x − 3x + x + x = 4
 1 2 3 4

x j ≥ 0, j = 1, 6
d) f ( x) = x1 + 3 x2 − 2 x3 → min
2 x1 + x2 − x3 ≤ 10

 x1 − 2 x2 + 3 x3 ≤ 15
− x + 4 x + 5 x ≤ 30
 1 2 3

x j ≥ 0, j = 1,3
e) f ( x) = 2 x1 + x2 − x3 − x4 → max
 x1 + x2 + 2 x3 − x4 ≤ 5

 x1 + 2 x2 + x4 ≤ 7
x + x + 2x ≤ 3
 1 3 4

x j ≥ 0, j = 1, 4
f) f ( x) = − x1 − 2 x2 + 2 x4 + x5 + 3x6 → max
 x1 + x2 + x4 − x6 = 2

 x4 + x5 + x6 = 12

4 x1 + x3 + 2 x4 + 3 x6 = 9
x j ≥ 0, j = 1, 6

Toàn kinh tế – 2019 53


Trường Đại học GTVT TP.HCM ThS. Huỳnh Văn Tùng

g) f ( x) = x1 − x2 + x3 + 3x4 − x5 → max
2 x1 + x2 − 3 x3 + x5 = 10

− x1 + 2 x2 + x3 + x4 = 15
4 x − 7 x + 3x + x6 = 20
 1 2 3

x j ≥ 0, j = 1,..., 6

Phương pháp đơn hình giải bài toán qhtt dạng tổng quát
1.15. Áp dụng phương pháp đơn hình, hãy giải các bài toán qhtt
trong bài tập 1.13
1.16. Áp dụng phương pháp đơn hình, hãy giải các bài toán qhtt sau:
1) f ( x) = 2 x1 + 7 x2 − 5 x3 + 9 x4 → min
 x1 − 2 x2 − x3 + 3 x4 = 14
x − 4x + x ≤ 8
 2 3 4

 x2 − 2 x3 + 3 x4 = 4
 −2 x1 + x3 − 3 x4 ≥ −20

x j ≥ 0, j = 1, 4
2) f ( x) = 2 x1 + x2 − 2 x3 → max
 2 x1 + 3x2 + x3 = 8

 −3 x1 + x2 − 2 x3 ≤ 5
x + 2x + x ≥ 10
 1 2 3

x j ≥ 0, j = 1, 2,3

3) f ( x) = −2 x1 + x2 + 2 x3 → min

54 Toàn kinh tế – 2019


Trường Đại học GTVT TP.HCM ThS. Huỳnh Văn Tùng

 3 x1 + 2 x2 − x3 ≤8

− x1 + 4 x2 + 3 x3 + x4 = 10
 x −x +x ≥2
 1 2 3
x j ≥ 0, j = 1, 2,3, 4

4) f ( x) = 2 x1 + 3x3 → max
 x1 + x2 + x3 = 5
 x1 + 3 x2 + x4 = 9
x − x = 4
 1 5
 x1 + 2 x2 ≤ 8
x j ≥ 0, j = 1,5
5) f ( x) = 5x1 − 3x2 + 7 x3 → max
 3x1 − x2 + 4 x3 ≥ −6

 − 5 x1 + 9 x2 + x3 ≤ 8
 4 x − 13x − 3x = 7
 1 2 3

x1 ≥ 0, x2 ≥ 0, x3 ≥ 0
6) f ( x) = 2 x1 + 3x2 − x4 → max
 x1 − x2 + 2 x3 ≤4

2 x1 + x2 − x3 + x4 = 7
 x + 2x − 2x ≥ 12
 1 2 3

x j ≥ 0, j = 1, 2,3, 4
7) f ( x) = 2 x1 − 7 x2 + 4 x3 → max
−3 x1 + 2 x2 + x3 = 20

11x1 + x2 + 2 x3 ≤ 15
2 x + 2 x + x = 13
 1 2 3

x j ≥ 0, j = 1, 2,3
8) f ( x) = 2 x1 − 3x2 + 5 x3 → max

Toàn kinh tế – 2019 55


Trường Đại học GTVT TP.HCM ThS. Huỳnh Văn Tùng

2 x1 + 4 x2 + 3 x3 ≤ 18

−4 x1 + 3 x2 − 2 x3 = −12
2 x + 7 x + x ≥ 15
 1 2 3

x j ≥ 0, j = 1, 2,3
9) f ( x) = −2 x1 + x2 + 2 x3 → min
 3x1 + 2 x2 − x3 ≤8

− x1 + 4 x2 + 3 x3 + x4 = 10
 x −x +x = −5
 1 2 3
x j ≥ 0, j = 1, 2,3, 4
10) f ( x) = 3x1 − 12 x2 − 11x3 → min
5 x1 + x2 + x3 + x4 = 2

2 x1 − 4 x3 + 3 x4 ≥ 12
 −2 x + 3 x + x ≤ 1
 1 3 4

x j ≥ 0, j = 1, 4
11) f ( x) = − x1 − 5 x2 + 4 x3 − 2 x4 → min
 x1 − 4 x2 + x3 − 6 x4 ≤ 13

 x1 + 2 x2 + 3x4 ≤ 9
 −3 x − x − x + 2 x ≤ 8
 1 2 3 4

x j ≥ 0, j = 1, 4
1.17. Áp dụng phương pháp đơn hình, hãy giải bài toán qhtt sau. Tìm
tập hợp tất cả các patu của bài toán.
a) f ( x) = 3x1 + x2 + x4 → min

56 Toàn kinh tế – 2019


Trường Đại học GTVT TP.HCM ThS. Huỳnh Văn Tùng

 x1 + x2 + x3 + x4 = 20

 2 x1 − x3 + 3 x4 ≥ 12
 −2 x + x + x ≤ 10
 1 3 4

x j ≥ 0, j = 1, 4

b) f ( x) = x1 + 2 x2 + 3x 4 → min
 x1 − x2 + x3 ≤ 10

2 x1 + x2 + 3 x3 + x4 ≥ 5
3x + x − x = 5
 1 2 4
x j ≥ 0, j = 1, 4

c) f ( x) = − x1 − 2 x2 − x4 → max
2 x1 + 3 x2 − 4 x3 ≤ 5

−3 x1 − 5 x2 + x3 ≤ −3

 x1 + x2 − x4 = 6
x j ≥ 0, j = 1, 4

d) f ( x) = 2 x1 + 3x2 − 6 x3 + 4 x4 → max
2 x1 + 3 x2 − x3 + x4 = 1

4 x1 + 6 x2 + 3 x3 − 2 x4 = 3
x j ≥ 0, j = 1, 4
1.18. Cho bài toán quy hoạch tuyến tính sau:
f ( x) = x1 + 2 x2 + x3 + 3x4 − 2 x5 → max

Toàn kinh tế – 2019 57

You might also like