You are on page 1of 12

TÀI LIỆU GIẢNG DẠY

ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC 2023 ĐH QUỐC GIA HÀ NỘI

BỘ MÔN: TƯ DUY ĐỊNH TÍNH


BIÊN TẬP: TS. ĐẶNG NGỌC KHƯƠNG

Câu 1: Chọn một từ KHÔNG cùng nhóm vè nghĩa với các từ còn lại
A. Nhập nhoạng: chưa tối hẳn, vẫn còn sáng nhờ nhờ. Đồng nghĩa: chạng vạng,
chập choạng, nhá nhem, nhọ mặt người, tranh tối tranh sáng. (Vd: trời nhập
nhoạng tối)
B. Nhoay nhoáy: rất nhanh, gọn và nhẹ nhàng. (Vd: Viết nhoay nhoáy 1 lúc là
xong)
C. Nháo nhào: (Khẩu ngữ) lộn xộn, lung tung, do bị đảo tung lên một cách vội
vã (Vd: quần áo bị bới nháo nhào)
D. Nhoáng nhoàng: rất nhanh và vội, chỉ trong chốc lát (Vd: ăn nhoáng nhoàng
cho xong bữa)
Lí giải: A chỉ đặc điểm không gian (sáng/tối). BCD chỉ đặc điểm hoạt động
nhanh.
Câu 2: Chọn một từ KHÔNG cùng nhóm vè nghĩa với các từ còn lại
A. tự kỉ: gần nghĩa với cụm từ “tự kỷ ám thị”: tự làm cho mình tiếp tiếp nhận
một cách thụ động những ý nghĩ (do tự kỉ ám thị nên lúc nào cũng nghĩ là mình
có bệnh)
B. vị kỉ: chỉ biết chăm lo đến lợi ích của cá nhân mình, xem thường lợi ích của
người khác, của xã hội. Đồng nghĩa: ích kỉ, vị ngã. Trái nghĩa: vị tha (Vd: lối
sống vị kỉ/ có đầu óc vị kỉ)
C. khắc kỉ: Kiềm chế mọi ham muốn, gò mình theo một khuôn đạo đức khổ
hạnh (Vd: một con người khắc kỉ)
D. ích kỉ: chỉ nghĩ đến, chỉ vì lợi cho riêng mình mà không biết đến người khác.
Đồng nghĩa: tư kỉ, vị kỉ. Trái nghĩa: vị tha (Vd: tính rất ích kỉ/ con người ích kỉ
Lí giải: ABD: đều mang nghĩa hướng về bản thân. C mang nghĩa kiểm soát bản
thân, không chiều theo ý muôn bản thân => C
Câu 3: Chọn một từ KHÔNG cùng nhóm vè nghĩa với các từ còn lại
A. thanh minh: bày tỏ cặn kẽ để mong người khác hiểu và thông cảm với mình
mà không nghĩ xấu về mình trong sự việc nào đó. Đồng nghĩa với: giãi bày, phân
bua, thanh minh (Vd: Lời nói như phân trần)
B. phân bua: nói, trình bày cho rõ để cho người ta đừng có nghĩ sai, nghĩ xấu
cho mình (Vd: Phân bua về sự đường đột của mình)
C. giải thích: làm cho hiểu rõ (Vd: Giải thích một số hiện tượng tự nhiên)

Tham gia group: LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC QGHN 2022 (NHÓM CHÍNH THỨC)
D. phân trần: bày tỏ cặn kẽ để mong người khác hiểu và thông cảm với mình
mà không nghĩ xấu về mình trong sự việc nào đó ( Vd: Phân trần về hành vi sơ
ý của mình)
Lí giải: C làm cho hiểu rõ 1 điều gì đó. ABD là nói để 1 người nào đó không
nghĩ sai/xấu về mình => chọn C
Câu 4: Xác định từ/cụm từ sai về: logi c, ngữ nghĩa, ngữ pháp, phong
cách….
Ở lĩnh vực dệt may, Nhà nước xác định rõ cần đầu tư vào nguyên phụ liệu.
A. lĩnh vực
B. xác định rõ
C. đầu tư
D. nguyên phụ liệu
Lí giải: thay “nguyên phụ liệu” thành “phụ liệu”
Câu 5: Chọn một từ KHÔNG cùng nhóm vè nghĩa với các từ còn lại
A. cách biệt: cách xa nhau hoàn toàn, không liên lạc gì được với nhau. Đồng
nghĩa với “xa cách”. (Vd: Sống cách biệt với mọi người)
B. dị biệt: khác hẳn hoặc trái ngược khi so sánh với nhau hoặc so với những cái
cùng loại. Đồng nghĩa với “khác biệt”, trái nghĩa với “tương đồng” (Vd: những
nét tương đồng và dị biệt giữa hai nền văn hoá)
C. khác biệt: khác nhau, có những nét riêng làm cho có thể phân biệt với nhau
(Vd: có sự khác biệt giữa thành thị và nông thôn)
D. riêng biệt: riêng của một sự vật, làm cho nó khác với những sự vật khác.
Đồng nghĩa với “biệt lập” (Vd: đặc điểm riêng biệt.)
Lí giải: BCD đều có nét nghĩa riêng biệt/ khác biệt. A không có nét nghĩa đó.
Câu 6: Đọc đoạn trích sau và trả lời câu hỏi:
" Xương mai một nắm hao gầy
Tóc mây một mái đã đầy tuyết sương"
Từ "tuyết sương " ám chỉ điều gì?
A. sự vất vả
B. sự già nua
C. sự mềm mại
D. sự yếu ớt
Lí giải: Đặt trong ngữ cảnh của câu thơ thì “tuyết sương” là hình ảnh ẩn dụ chỉ
đặt điểm của mái tóc đã điểm bạc => gợi sự già nua => chọn đáp án B
Câu 7: Chọn một từ KHÔNG cùng nhóm vè nghĩa với các từ còn lại
A. mơ màng: Đồng nghĩa với “mơ mòng”, “mơ tưởng”
1. thấy phảng phất, không rõ ràng, trong trạng thái không hoàn toàn tỉnh táo
(Vd: giấc ngủ mơ màng)
2. ở trạng thái say mê theo đuổi những hình ảnh xa xôi, thoát li thực tại
(Vd: đôi mắt mơ màng)

Tham gia group: LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC QGHN 2022 (NHÓM CHÍNH THỨC)
B. mơ mộng: say mê theo những hình ảnh tốt đẹp nhưng xa vời, không thực tế
(Vd: mơ mộng viển vông)
C. viển vông: không thiết thực, hết sức xa rời thực tế. Đồng nghĩa “hão huyền”
(Vd: mơ ước viển vông)
D. mơ tưởng: mong mỏi, ước mơ điều xa vời, chỉ có thể có trong tưởng tượng.
Đồng nghĩa với “tơ tưởng”, “mơ tưởng” (Vd: mơ tưởng hão huyền)
Lí giải: A có nét nghĩa phân biệt với BCD đó là chỉ trạng thái không hoàn toàn
tỉnh táo => chọn A (suy nghĩ thêm đáp án C)
Câu 8: Chọn một từ KHÔNG cùng nhóm vè nghĩa với các từ còn lại
A. bình dị: Đồng nghĩa với “dung dị”
1. (tác phong, thái độ của người có danh vọng) giản dị, khiêm tốn
lối sống bình dị
2. (có nội dung) dễ hiểu (Vd: câu thơ bình dị)
B. đơn giản: Đồng nghĩa với “giản đơn”. Trái nghĩa với “phức tạp”, “rắc rối”:
không có nhiều thành phần hoặc nhiều mặt, không rắc rối (Vd: phép tính đơn
giản; suy nghĩ đơn giản)
C. mộc mạc: giản dị, đơn sơ, giữ nguyên vẻ tự nhiên (Vd: ăn nói mộc mạc)
D. chất phác: bộc lộ bản chất tốt đẹp một cách tự nhiên, không giả dối, màu mè.
Đồng nghĩa “chân chất” (Vd: con người hiền lành, chất phác)

Lí giải: trong 4 đáp án chỉ có B là không mang nét nghĩa chỉ sự tự nhiên hay giản
dị, khiêm tốn => chọn B

Câu 9: Chọn một từ KHÔNG cùng nhóm vè nghĩa với các từ còn lại
A. quyến rũ: làm cho người ta mê mẩn mà theo. Đồng nghĩa với “hấp dẫn”
(Vd: bị sắc đẹp quyến rũ)
B. lôi cuốn: làm cho có thiện cảm, ham thích đến mức bị cuốn theo. Đồng nghĩa
với “cuốn hút”, “thu hút”. (Vd: giọng nói có sức lôi cuốn)
C. thu hút: làm cho phải chú ý và bị cuốn theo. Đồng nghĩa với “lôi cuốn”, “thu
hút” (Vd: bộ phim cuốn hút người xem)
D. hấp dẫn:
1. (hiện tượng các vật có khối lượng) hút nhau (Vd: định luật vạn vật hấp dẫn)
2. có sức lôi cuốn, làm cho người ta ham thích (Vd: bộ phim hấp dẫn người xem)
Lí giải: Cả 4 đáp án đều có nét nghĩa cuốn hút/ hấp dẫn, nhưng “quyến rũ” chỉ có
thể dùng chỉ người.
Câu 10: Đọc đoạn trích sau và trả lời câu hỏi:
Nắng xuống trời lên sâu chót vót
Sông dài trời rộng bến cô liêu
Hai câu thơ trên sử dụng biện pháp nghệ thuật gì?
A. đối sánh B. đối lập

Tham gia group: LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC QGHN 2022 (NHÓM CHÍNH THỨC)
C. đối xứng D. tương phản

Lí giải: tương phản là có tính chất trái ngược, đối chọi nhau rõ rệt => “xuống”
với “lên”; “dài”, “rộng” với “cô liêu” mang ý nghĩa như thế => chọn D

Câu 11: Đọc đoạn trích sau và trả lời câu hỏi:
Con đường nhỏ nhỏ gió xiêu xiêu
Lả lả cành hoang nắng trở chiều
Buổi ấy lòng ta nghe ý bạn
Lần đầu rung động nỗi thương yêu
Cụm từ " nỗi thương yêu " chỉ cảm xúc gì ?
A. tình yêu đôi lứa
B. tình thương đồng loại
C. tình yêu thiên nhiên
D. tình yêu đất nước

Lí giải: Căn cứ vào ngữ cảnh. Câu trên có nhắc đến “tình ta”, “ý bạn” => A: tình
yêu đôi lứa

Câu 12: Chọn một từ KHÔNG cùng nhóm vè nghĩa với các từ còn lại
A. xấp xỉ: gần như ngang bằng nhau, hơn kém nhau không đáng kể. Đồng nghĩa
với “suýt soát”. (Vd: Hai đứa cao xấp xỉ nhau)
B. mấp mé: ở gần sát một mức giới hạn nào đó. Đồng nghĩa với “ngấp nghé”
(VD: Nước ngấp nghé mặt đê)
C. ngấp nghé:
1. (Ít dùng) như mấp mé (Vd: nước ngấp nghé mặt đê)
2. đến gần nhìn vào một cách kín đáo, rồi lại lùi ra, muốn vào mà chưa dám (Vd:
đứng ngấp nghé ngoài cổng)
3. để ý tới người con gái nào đó với ý muốn làm quen để đặt quan hệ yêu đương,
nhưng còn ngại ngùng (Vd: được nhiều chàng trai ngấp nghé)
D. suýt soát: gần bằng, chỉ hơn kém một ít. Đồng nghĩa với “xấp xỉ” (Vd: tuổi
suýt soát bốn mươi)
Lí giải: Chọn C vì C không mang nét nghĩa chỉ mức độ hơn – kém.
Câu 13: Chọn một từ KHÔNG cùng nhóm vè nghĩa với các từ còn lại
A. sơ cứu: cấp cứu sơ bộ (Vd: sơ cứu người bị bỏng)
B. sơ kết: nhìn lại một cách tổng quát phần việc đã làm sau một thời kì nào đó
để có sự đánh giá, rút ra những kết luận bước đầu (Vd: sơ kết học kì I)

Tham gia group: LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC QGHN 2022 (NHÓM CHÍNH THỨC)
C. sơ chế: chế biến qua cho nguyên liệu trở thành bán thành phẩm. Đồng nghĩa
với “thô chế” (Vd: qua khâu sơ chế)
D. sơ bộ: có tính chất bước đầu, chuẩn bị cho bước tiếp theo đầy đủ hơn (Vd:
tính sơ bộ)
Lí giải: Đáp án B có nét nghĩa “nhìn lại” một việc gì đó. Đáp án ACD không có
Câu 14: Đọc đoạn trích và trả lời câu hỏi:
(1) Ở ngoài kia đại dương
(2) Trăm nghìn con sóng đó
(3) Con nào chẳng tới bờ
(4) Dù muôn vời cách trở

(5) Cuộc đời tuy dài thế


(6) Năm tháng vẫn đi qua
(7) Như biển kia dẫu rộng
(8) Mây vẫn bay về xa

(9) Làm sao được tan ra


(10) Thành trăm con sóng nhỏ
(11) Giữa biển lớn tình yêu
(12) Để ngàn năm còn vỗ
Câu 13.1. Thể thơ của đoạn trích trên là gì?
A. 7 chữ b. năm chữ
C. lục bát D. tự do
Câu 13.2. Xác định các cặp thơ có sử dụng các hình ảnh đối sánh?
A. 1 và 2, 5 và 6, 10 và 11
B. 1 và 3, 5 và 6, 7 và 8
C. 1 và 4, 5 và 6, 9 và 10
D. 1 và 5, 7 và 8, 10 và 11
Câu 13.3. Hình tượng “sóng” trong bài thơ sử dụng biện pháp tu từ gì?
A. nhân hóa B. hoán dụ
C. so sánh D. Ẩn dụ
Câu 13.4. Nội dung chính của đoạn thơ: “Cuộc đời tuy dài thế/ Năm tháng
vẫn đi qua/ Như biển kia dẫu rộng/ Mây vẫn bay về xa” là gì?
A. Ý thức về sự trôi chảy của thời gian
B. Ý thức về sự rộng lớn của không gian
C. Ý thức về sự hữu hạn của đời người

Tham gia group: LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC QGHN 2022 (NHÓM CHÍNH THỨC)
D. Ý thức về sự hữu hạn của tình yêu
Chú ý: đáp áp sẽ liên quan đến cụm từ “ý thức về sự hữu hạn”
Câu 13.5. Hình tượng “sóng” trong đoạn trích tượng trưng cho ai?
A. Người con gái
B. Người con trai
C. Tác giả
D. Tất cả mọi người
13.6. Biện pháp nghệ thuật nào được sử dụng trong hai câu thơ: “Cuộc đời
tuy dài thế/ Năm tháng vẫn đi qua”?
A. đối sánh (so sánh, đối chiếu với nhau)
B. đối lập (có tính chất loại trừ nhau)
C. đối xứng (cân đối, hài hòa với nhau)
D. đối ngẫu (đối nhau một cách song hành, toàn diện)
Câu 14: Xác định từ/cụm từ sai về: logic, ngữ nghĩa, ngữ pháp, phong
cách….
Theo văn bia cúng ruộng của ..., người đỗ kì thi hội sau đó 2 năm được
triều đình bổ dụng làm quan tri Huyện, thuộc hàng tứ phẩm
A. theo văn bia B. sau đó
C. bổ dụng D. thuộc hàng tứ phẩm
Lí giải: Sai logic vì quan tri huyện thuộc hàng “bát phẩm”

Câu 15: Chọn một từ KHÔNG cùng nhóm vè nghĩa với các từ còn lại
A. độc đáo: có tính chất riêng của mình, không phỏng theo những gì đã có xưa
nay, không giống, không lẫn với những gì có ở người khác (Vd: một ý tưởng hết
sức độc đáo)
B. đặc sắc: có những nét riêng, tốt, đẹp hơn hẳn mức bình thường (Vd: tiết mục
văn nghệ đặc sắc)
C. độc đắc: (giải xổ số) đặc biệt, cao nhất (Vd: giải độc đắc)
D. đặc biệt: khác hẳn những trường hợp thông thường về tính chất, chức năng
hoặc mức độ (Vd: sự quan tâm đặc biệt)
Lí giải: Chọn C vì không có nét nghĩa khác với cái thông thường/riêng biệt giống
ABD.
Câu 16: Chọn một từ KHÔNG cùng nhóm vè nghĩa với các từ còn lại
A. càu nhàu: nói lẩm bẩm tỏ ý không bằng lòng. Đồng nghĩa: cảu nhảu, cảu rảu,
cằn nhằn, làu bàu (Vd: càu nhàu phản đối)

Tham gia group: LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC QGHN 2022 (NHÓM CHÍNH THỨC)
B. xì xèo: bàn tán nhỏ to và dai dẳng với nhau, với ý phàn nàn hoặc chê bai, gây
cảm giác khó chịu. Đồng nghĩa: ì xèo (Vd: xì xèo thắc mắc)
C. eo sèo:
1. Tính từ: từ mô phỏng tiếng người ồn ào, lộn xộn từ xa vọng lại
"Lặn lội thân cò khi quãng vắng, Eo sèo mặt nước buổi đò đông."
2. Động từ : kêu ca, phàn nàn một cách khó chịu
D. ỉ eo: từ gợi tả những âm thanh nhỏ và kéo dài, gây cảm giác sốt ruột, khó chịu
(Vd: ỉ eo xin tiền)
Lí giải: D không mang nét nghĩa kêu ca/phàn nàn như ABC.
Câu 16: Đọc đoạn trích và trả lời câu hỏi:
Đất là nơi “con chim phượng hoàng bay về hòn núi bạc”
Nước là nơi “con cá ngư ông móng nước biển khơi”
Hai câu thơ trên sử dụng chất liệu dân ca (hò) của vùng nào?
A. Nam Trung Bộ B. Bình Trị Thiên (Bắc Trung bộ)
C. Tây Nguyên D. Đồng bằng Bắc bộ

Câu 17: Đọc đoạn trích và trả lời câu hỏi:


Khi hai đứa cầm tay
Đất Nước trong chúng mình hài hoà nồng thắm
Khi chúng ta cầm tay mọi người
Đất nước vẹn tròn, to lớn

Mai này con ta lớn lên


Con sẽ mang đất nước đi xa
Đến những tháng ngày mơ mộng
Em ơi em Đất Nước là máu xương của mình
Phải biết gắn bó san sẻ
Phải biết hoá thân cho dáng hình xứ sở
Làm nên Đất Nước muôn đời...
Câu 17.1. Nội dung chính của đoạn trích trên là gì?
A. Tình yêu và niềm tự hào về tương lai Đất Nước
B. Mối quan hệ và trách nhiệm của cá nhân với Đất Nước
C. Khát vọng hóa thân cho quê hương, Đất Nước
D. Khát vọng gắn bó, dựng xây Đất Nước
Câu 17.2. Từ nào sau đây không liên quan đến trách nhiệm?
A. gắn bó B. san sẻ
C. hóa thân D. xứ sở
Câu 17.3. Biện pháp tu từ nào được sử dụng trong hai câu thơ: “Mai này
con ta lớn lên/ Con sẽ mang đất nước đi xa”?
A. nhân hóa B. hoán dụ

Tham gia group: LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC QGHN 2022 (NHÓM CHÍNH THỨC)
C. so sánh D. ẩn dụ

Lí giải: “mang đất nước đi xa” là cách nói ẩn dụ. “mang” ở đây có thể hiểu khi
“con” không lớn trưởng thành con sẽ mang niềm tự hào của Đất Nước đi khắp
năm châu bốn biển.
Câu 17.4. Giọng điệu chủ đạo của đoạn thơ là gì?
A. hào hùng, sôi nổi B. mạnh mẽ, quyết liệt
C. dịu dàng, sâu lắng D. tâm tình, thiết tha
Lí giải: Giọng điệu bao trùm bài “Đất Nước” là giọng tâm tình

Câu 17.5. Tác dụng của điệp từ “phải” trong đoạn thơ là gì?
A. nhấn mạnh trách nhiệm của cá nhân với Đất Nước
B. nhấn mạnh tình yêu của cá nhân với Đất Nước
C. nhấn mạnh mối quan hệ của cá nhân với Đất Nước
D. nhấn mạnh ý nghĩa của sự hóa thân cho Đất Nước

Câu 18: Chọn một từ KHÔNG cùng nhóm vè nghĩa với các từ còn lại
A. thoáng mát: vừa thoáng, rộng rãi và mát mẻ
B. thoãng đãng: thoáng, rộng rãi và sáng sủa, gây cảm giác dễ chịu
căn phòng thoáng đãng. Đồng nghĩa: khoáng đãng, thoáng đạt (Vd: không gian
thoáng đãng)
C. thông thoáng:
1. rộng rãi, thoáng đãng, có nhiều khoảng trống tạo điều kiện cho việc lưu thông
một cách dễ dàng (Vd: đường sá thông thoáng)
2. rộng rãi, không bảo thủ, không gò bó, tạo điều kiện thuận lợi cho sự phát triển
(Vd: chính sách thông thoáng)
D. thông thốc: một cách nhanh, mạnh, liên tiếp, như không gì ngăn giữ nổi
nhà trống. (Vd: gió thổi thông thốc)

Lí giải: ABC có chung nét nghĩa miêu tả không gian rộng. D diễn tả tốc độ gió
thổi nhanh, mạnh.
Câu 19: Chọn một từ KHÔNG cùng nhóm vè nghĩa với các từ còn lại
A. tinh luyện:
1. Động từ: khử các tạp chất bằng một quy trình công nghệ để có một chất có độ
sạch cao (Vd: tinh luyện thiếc). Đồng nghĩa: tinh chế
2. Tính từ: được rèn luyện đạt đến trình độ cao (Vd: ngôn ngữ tinh luyện)

Tham gia group: LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC QGHN 2022 (NHÓM CHÍNH THỨC)
B. tinh chất: (Danh từ) chất đã được làm cho sạch các tạp chất (Vd: vàng tinh
chất)
C. tinh chế: làm cho tinh khiết bằng cách loại bỏ những tạp chất (Vd: đường
tinh chế). Đồng nghĩa: tinh luyện
D. tinh lọc: (Động từ) làm cho trong sạch, tinh khiết bằng cách lọc bỏ những
tạp chất hoặc những thứ không cần thiết (Vd: tinh lọc không khí)
Lí giả: ACD đều có nét nghĩa chung là chỉ cách làm sạch/tinh 1 chất nào đó. B
chỉ chất đã được làm tinh/sạch.
Câu 20: Chọn một từ KHÔNG cùng nhóm vè nghĩa với các từ còn lại
A. đĩnh đạt: đàng hoàng và đầy vẻ tự tin (Vd: đi đứng đĩnh đạc)
B. chín chắn: (Tính từ) thận trọng, không nông nổi, không bộp chộp (Vd: suy
nghĩ chín chắn)
C. chững chạc: (Tính từ) đứng đắn, đàng hoàng. (Vd: đi đứng chững chạc).
Đồng nghĩa: chững chàng
D. đứng đắn (Tính từ)
1. tỏ ra có sự chú ý đúng mức tới những gì cần được coi trọng trong quan hệ đối
xử và có ý thức trách nhiệm về thái độ, hành vi của mình (Vd: làm ăn đứng đắn)
2. tỏ ra đúng mực trong quan hệ nam nữ, không có thái độ, hành vi suồng sã hay
mờ ám (Vd: thái độ cợt nhả, thiếu đứng đắn)
Lí giải: Đáp án D nghiêng về chuẩn mực đạo đức và hành vi ứng xử. Ba đáp án
còn lại nghiêng về diễn tả vẻ bề ngoài của con người.

Câu 21: Chọn một từ KHÔNG cùng nhóm vè nghĩa với các từ còn lại
A. màu mè: Tính từ
(Ít dùng) có cái đẹp nhờ tô vẽ nhiều màu sắc (thường hàm ý chê)
trang trí rất màu mè
(cách nói năng, cư xử) có tính chất hình thức, khách sáo, không chân thật
ăn nói màu mè
lối sống chân chất, không màu mè
Đồng nghĩa: màu mẽ
B. loè loẹt:
C. sặc sỡ: Tính từ
có nhiều màu sắc sáng, chói xen lẫn nhau
quần áo sặc sỡ
D. chói lói: Tính từ

Tham gia group: LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC QGHN 2022 (NHÓM CHÍNH THỨC)
(Ít dùng) như chói lọi (sáng và đẹp rực rỡ. Vd: nắng hè chói lọi)
mặt trời chói lói
Lí giải: Đáp án D nghiêng miêu tả mức độ ánh sáng. 3 đáp án còn lại nghiêng về
miêu tả sự đan xen màu sắc

Câu 22: Xác định từ/cụm từ sai về: logic, ngữ nghĩa, ngữ pháp, phong
cách….
“Rừng xà nu” là bản trường ca của người dân Tây Nguyên trong kháng
chiến chống Mĩ
A. rừng xa nu
B. bản trường ca
C.Tây nguyên
D. kháng chiến chống Mĩ
Lí giải: Trường ca tác phẩm dài bằng thơ, có nội dung ý nghĩa xã hội rộng lớn.
“Rừng xà nu” là truyện ngắn về đề tài cách mang, mang màu sắc sử thi và
thường được ví như bản “hùng ca” (cách nói ẩn dụ) => thay “trường ca” = “hùng
ca”

Câu 21: Chọn một từ KHÔNG cùng nhóm vè nghĩa với các từ còn lại
A. nhá nhem: (Tính từ): (trời) mờ mờ tối, khó nhìn rõ mọi vật, lúc mặt trời đã
lặn (Vd: trời nhá nhem tối). Đồng nghĩa: chạng vạng, chập choạng, nhập
nhoạng, nhọ mặt người, tranh tối tranh sáng
B. nhập nhoạng: (Tính từ): chưa tối hẳn, vẫn còn sáng nhờ nhờ (vd: trời nhập
nhoạng tối). Đồng nghĩa: chạng vạng, chập choạng, nhá nhem, nhọ mặt người,
tranh tối tranh sáng
C. nhem nhuốc: (Tính từ) (người, quần áo) bị dây bẩn nhiều chỗ (Vd: quần áo
nhem nhuốc dầu mỡ/ mặt mày nhem nhuốc) Đồng nghĩa: chèm nhèm, lem luốc,
lem nhem, tèm lem
D. chập choạng:
1. Tính từ: mờ mờ tối, dở tối dở sáng (thường nói về lúc chiều tối) (Vd: trời vừa
chập choạng tối). Đồng nghĩa: chấp choá, chạng vạng, nhá nhem
2. Tính từ: có những động tác không vững, không đều do không giữ được thăng
bằng trong khi di chuyển (Vd: trời tối, bước đi chập choạng)
Lí giả: Đáp án ABD đều tả đặc điểm không gian vào lức gần tối. Đáp án B chỉ
tình trạng bị dính bẩn.
Câu 22: Điền từ/cụm từ vào chỗ trống

Tham gia group: LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC QGHN 2022 (NHÓM CHÍNH THỨC)
“Vội vàng” của Xuân Diệu không chỉ thể hiện tình yêu cuộc sống đến
cuồng nhiệt mà còn thể hiện một quan niệm____________mới mẻ.
A. quan niệm nhân sinh
B. quan niệm nghệ thuật
C. quan niệm tình yêu
D. quan niệm tiến bộ
Lí giải: “Vội vàng” thể hiên quan niệm nhân sinh (quan niệm sống): trân trọng
từng phút giây của cuộc sống, tận hưởng mọi vẻ đẹp của cuộc sống trần gian
Câu 23. Đọc đoạn trích và trả lời câu hỏi:
Ôi Tổ quốc, ta yêu như máu thịt
Như mẹ cha ta, như vợ như chồng
Ôi Tổ quốc, nếu cần, ta chết
Cho mỗi ngôi nhà, ngọn núi, con sông

Tổ quốc trong cảm nhận của tác giả có đặc điểm gì?
A. tĩ đại lớn lao
B. thiêng liêng, cổ kính
C. gắn bó, máu thịt
D. gần gũi, thiêng liêng
Lí giải: đáp án đã được gợi dẫn từ ý nghĩa 2 câu thơ đầu
Câu 24: Chọn một từ KHÔNG cùng nhóm vè nghĩa với các từ còn lại
A. kiêu ngạo: tự cho là mình hơn người, sinh ra coi thường những người khác
(Vd: tính kiêu ngạo). Đồng nghĩa: kiêu căng. Trái nghĩa: khiêm tốn
B. kiêu căng: tự cho mình hơn người nên xem thường người khác một cách lộ
liễu, khiến người ta khó chịu (Vd: thái độ kiêu căng). Đồng nghĩa: kiêu ngạo.
Trái nghĩa: khiêm tốn
C. kiêu bạc: kiêu ngạo với vẻ khinh bạc (Vd: giọng kiêu bạc)
D. kiêu hùng: (Tính từ) (Văn chương, Ít dùng) như hùng dũng (Vd: khí phách
kiêu hùng)

Lí giải: ABC đều có nét nghĩa kiêu ngạo, coi thường người khác. D mang nét
nghĩa riêng.
Câu 25: Xác định từ/cụm từ sai về: logic, ngữ nghĩa, ngữ pháp, phong
cách….

Tham gia group: LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC QGHN 2022 (NHÓM CHÍNH THỨC)
Các cụ không ngại tuổi cao sức yếu truyền dạy con cháu lối hát giao
duyên, chế tác tượng gỗ.
A. không ngại B. truyền dạy
C. lối hát giao duyên D. chế tác tượng gỗ
Lí giải: Đáp án A: “không ngại” => “không quản”

Tham gia group: LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC QGHN 2022 (NHÓM CHÍNH THỨC)

You might also like