You are on page 1of 3

2.2.

3
Cách mạng xã hội chủ nghĩa được thực hiện trên tất cả các lĩnh vực đời sống xã hội.
– Trên lĩnh vực chính trị:
Nội dung cơ bản của cách mạng xã hội chủ nghĩa về lĩnh vực chính trị là biến quần chúng
lao động từ thân phận nô lệ, làm công ăn lương, người bị áp bức, bóc lột thành người làm
chủ nhà nước và xã hội. Để đạt được mục tiêu này, giai cấp công nhân cùng với nhân dân
lao động phải dùng bạo lực cách mạng dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản để đập tan
guồng máy nhà nước tư sản. như C. Mác – Ph. Ăngghen nói: “Giai cấp vô sản mỗi nước
trước hết phải giành lấy chính quyền, phải tự vươn lên thành giai cấp dân tộc” (C. Mác –
Ph. Ăngghen: Toàn tập, Tập 4, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 1995, Tr. 623 – 624).
Bước tiếp theo là giai cấp công nhân phải xây dựng một nền dân chủ rộng rãi cho nhân
dân, đảm bảo cho nhân dân lao động thực hiện đầy đủ quyền làm chủ về chính trị, tham
gia vào công việc quản lý xã hội, quản lý nhà nước, làm cho nhà nước thực sự là của dân,
do dân và vì dân.
-Trên lĩnh vực kinh tế:
Các cuộc cách mạng ban đầu về cơ bản chỉ là các cuộc cách mạng chính trị, vì về cơ bản
chúng kết thúc bằng việc lật đổ và thay thế chế độ cai trị giai cấp. Cách mạng xã hội chủ
nghĩa thực chất là kinh tế. Việc giành chính quyền về tay giai cấp công nhân và nhân dân
lao động mới chỉ là bước đầu. Nhiệm vụ trọng tâm có tầm quan trọng quyết định thắng
lợi của cách mạng xã hội chủ nghĩa phải là phát triển kinh tế, không ngừng nâng cao năng
suất lao động, cải thiện mức sống của nhân dân.
Cách mạng xã hội chủ nghĩa trong lĩnh vực kinh tế, trước hết sẽ làm thay đổi vị trí, vai trò
của người công nhân đối với tư liệu sản xuất chủ yếu, chuyển chế độ chiếm hữu tư nhân
tư bản chủ nghĩa về tư liệu sản xuất bằng chế độ sở hữu xã hội chủ nghĩa với những hình
thức thích hợp; thực hiện các bước cần thiết để kết nối người lao động với tư liệu sản
xuất. Theo C.Mác và Ph.Ăngghen, "Giai cấp vô sản sẽ dùng sự thống trị chính trị của
mình để từng bước một đoạt lấy toàn bộ tư bản trong tay giai cấp tư sản, để tập trung tất
cả những công cụ sản xuất vào trong tay nhà nước... để tăng thật nhanh số lượng những
lực lượng sản xuất".
Bên cạnh việc cải tạo quan hệ sản xuất cũ, xây dựng quan hệ sản xuất mới xã hội chủ
nghĩa, Nhà nước xã hội chủ nghĩa phải tìm mọi cách để trên cơ sở những cơ hội đó phát
triển lực lượng sản xuất của mình, không ngừng nâng cao năng suất lao động, cải thiện
đời sống của nhân dân.
Do chủ nghĩa xã hội thực hiện nguyên tắc phân công lao động nên năng suất lao động,
hiệu quả lao động là thước đo đánh giá hiệu quả đóng góp của mỗi cá nhân cho xã hội.
- Trên lĩnh vực tư tương - văn hóa:

Trong điều kiện xã hội mới - xã hội chủ nghĩa, giai cấp công nhân cùng với nhân dân lao
động là chủ thể sáng tạo ra các giá trị tư tưởng - văn hoá mới xã hội chủ nghĩa với những
nội dung cơ bản sau:
Đưa hệ tư tưởng khoa học của chủ nghĩa Mác - Lênin trở thành hệ tư tưởng chính thống
trong đời sống văn hóa tư tưởng của toàn xã hội. Trở thành thế giới quan khoa học phổ
biến và phương pháp luận định hướng mọi hoạt động sáng tạo của Đảng và quần chúng.
Trên cơ sở phê phán và kế thừa, phát huy giá trị tư tưởng và văn hóa truyền thống của đất
nước, tiếp thu tư tưởng và giá trị văn hóa tiến bộ của thời đại, cách mạng xã hội chủ
nghĩa trên lĩnh vực tư tưởng và văn hóa là việc giải phóng những người lao động về mặt
tinh thần thông qua xây dựng từng bước thế giới quan và nhân sinh quan mới cho người
lao động, hình thành những con người mới xã hội chủ nghĩa, giàu lòng yêu nước thương
dân, có bản lĩnh chính trị, nhân văn, nhân đạo, có hiểu biết, có khả năng giải quyết một
cách đúng đắn mối quan hệ cá nhân, gia đình và xã hội.
2.3
Học thuyết Mác - Lênin về cách mạng không ngừng là học thuyết soi đường cho sự phát
triển cách mạng ở các nước thuộc địa, chư hầu, các nước dân tộc còn lạc hậu về kinh tế
đương thời. Trong đó có Việt Nam ngày nay.
– Tính tất yếu của cuộc cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân ở Việt Nam
Xuất phát từ sự tiếp thu những quan điểm, tư tưởng của C.Mác-Ăngghen và V.I. Lê-nin
cho rằng phải tiến hành cách mạng không ngừng trên cơ sở thực tiễn của Cách mạng Việt
Nam cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX, đó là sự áp bức, bóc lột quần chúng lao động của
thực dân phong kiến,cực kỳ dã man và tàn bạo. Mặc dù các phong trào đấu tranh theo xu
hướng tư sản và phong kiến đều đã bị đánh bại, nhưng Đảng ta do Hồ Chí Minh đứng đầu
đã nhận rõ tính tất yếu lịch sử của con đường cách mạng Việt Nam, con đường cách
mạng vô sản (xã hội chủ nghĩa). Người nói: “Chỉ có chủ nghĩa cộng sản mới giải phóng
được các dân tộc bị áp bức”. Do vậy, người đã tích cực tuyên truyền chủ nghĩa Mác –
Lênin vào Việt Nam, đưa đến việc thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam vào ngày 03 – 02
– 1930.
Với sự ra đời của Đảng Cộng sản Việt Nam, cách mạng Việt Nam đã thoát khỏi sự khủng
hoảng về đường lối chính trị, sự nghiệp đấu tranh của nhân dân Việt Nam đã kết hợp
được hai nhiệm vụ: giải phóng dân tộc bị áp bức và giải phóng giai cấp những người lao
động. Trong đường lối đó, nhiệm vụ hàng đầu là tiến hành cách mạng dân tộc dân chủ
nhân dân (còn gọi là cách mạng giải phóng dân tộc) để thực hiện độc lập dân tộc, tự do
cho nhân dân, nhằm tạo tiền đề chuyển sang cách mạng xã hội chủ nghĩa.
– Tính tất yếu chuyển từ cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân lên cách mạng xã hội
chủ nghĩa
Ở thời đại chúng ta, độc lập dân tộc không thể tách rời khỏi chủ nghĩa xã hội và ở nước
ta, khi giai cấp công nhân thông qua đội tiên phong là Đảng Cộng sản giữ vai trò lãnh đạo
cách mạng, thì thắng lợi của cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân là sự khởi đầu của sự
nghiệp xã hội chủ nghĩa. Do đó, tính tất yếu của việc chuyển từ cách mạng dân tộc dân
chủ nhân dân sang cách mạng xã hội chủ nghĩa đã được khẳng định ngay từ Cương lĩnh
cách mạng đầu tiên của Đảng ta: Cách mạng Việt Nam phải trải qua hai giai đoạn: cách
mạng tư sản dân quyền và cách mạng xã hội chủ nghĩa.
Quan điểm tư tưởng đó lại một lần nữa được khẳng định trong Cương lĩnh xây dựng đất
nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội của Đảng Cộng sản Việt Nam được trình
bày tại Đại hội VII (1991): “Bài học xuyên suốt quá trình cách mạng nước ta là nắm vững
ngọn cờ độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội. Độc lập dân tộc là điều kiện tiên quyết để
thực hiện chủ nghĩa xã hội và chủ nghĩa xã hội là cơ sở đảm bảo vững chắc cho độc lập
dân tộc.
Những quan điểm tư tưởng trên đây của Đảng ta là sự vận dụng trung thành và sáng tạo
chủ nghĩa Mác - Lênin vào tiến trình cách mạng Việt Nam. Chúng ta hãy kiên quyết đưa
cách mạng Việt Nam tiến lên từng bước.”.

You might also like