You are on page 1of 25

Trường Cao đẳng Công Nghiệp In Báo cáo thực tập tốt nghiệp

LỜI NÓI ĐẦU

Sự phát triển của khoa học kỹ thuật đã đem lại những tiến bộ vượt
bậc trong ngành in. Chất lượng sản phẩm in ngày càng được nâng cao rõ
rệt. Sản phẩm in không còn là những trang in đơn sắc thay vào những ấn
phẩm in màu sắc phong phú, thể hiện hình ảnh trung thực hấp dẫn độc giả
mọi lứa tuổi.
Công nghệ in ngày càng phát triển đã đáp ứng được sự hấp dẫn bạn
đọc. Những tiến bộ của khoa học kỹ thuật đang chuẩn hóa dần công việc
phục chế in ấn các ấn phẩm đạt tới sự tương đồng như mẫu.
Trong thời gian thực tập tại Công ty cổ phần In Hải Đạt em được
trực tiếp tham gia sản xuất tại Phòng Chế Bản, em thấy mình còn thiếu sót
rất nhiều kiến thức thực tế. Em thấy may mắn khi được thực tập trong một
môi trường làm việc có tính chuyên nghiệp cao, mọi yêu cầu trong công
việc đều khắt khe và nghiêm túc. Được sự quan tâm, dìu dắt và sự nhiệt
tình của cán bộ, công nhân viên của Phòng đã khích lệ em rất nhiều trong
công việc học tập tại Phòng, nơi đây như một đại gia đình luôn đoàn kết
cùng nhau hoàn thành xuất sắc mọi nhiệm vụ. Tuy cơ sở vật chất còn hạn
chế nhưng với trình độ tay nghề cao và lòng yêu nghề, cán bộ, công nhân
viên của Phòng đã chủ động, sáng tạo, tự lực, tự cường, khắc phục khó
khăn trong công việc.
Mặc dù đã nghiên cứu tổng hợp kiến thức đã được học nhưng do hạn
chế về năng lực cũng như sự trải nghiệm thực tiễn còn ít nên báo cáo không
tránh khỏi những sai sót. Vì vậy em mong nhận được những ý kiến nhận
xét của thầy cô để em có thể khắc phục hạn chế và nâng cao thêm hiểu biết
của mình.
Để có được kết quả như ngày hôm nay, em vô cùng biết ơn thầy, cô
giáo, Ban Giám hiệu Trường Cao đẳng Công nghiệp In và Công ty In Hải
Đạt đã truyền đạt cho em những kiến thức và kinh nghiệm quý báu, đã tận

Lê Thị Thu 1 Lớp: CĐ20 CNI -


Trường Cao đẳng Công Nghiệp In Báo cáo thực tập tốt nghiệp

tình hướng dẫn và giúp đỡ em trong quá trình học tập và thực hành tại cơ
sở.

Em xin chân thành cảm ơn !

Hà Nội, ngày tháng năm 2022


Sinh viên

Lê Thị Thu Trang

Lê Thị Thu 2 Lớp: CĐ20 CNI -


Trường Cao đẳng Công Nghiệp In Báo cáo thực tập tốt nghiệp

PHẦN I: GIỚI THIỆU CHUNG VỀ PHÒNG CHẾ BẢN


TRANG BỊ VẬT TƯ CÔNG TY IN HẢI ĐẠT

I. Quá trình hình thành và phát triển của công ty In Hải Đạt
1. Quá trình hình thành và phát triển
Ngày 19–8-2014 Công ty In Hải Đạt được thành lập. Tuy là một
công ty nhỏ, mới thành lập cán bộ công nhân viên có 15 nhân viên, nhưng
được sự quan tâm dìu dắt và chỉ đạo, quản lý chặt chẽ của lãnh đạo Công ty
cùng với trình độ được đào tạo bài bản, lòng yêu nghề của toàn thể cán bộ
công nhân viên nên kế hoạch đề ra luôn hoàn thành xuất sắc mọi nhiệm vụ,
vượt qua mọi khó khăn và thử thách. Tất cả những thành quả trên mà Công
ty đạt được là bằng sự cố gắng không mệt mỏi và sự sáng tạo có năng lực
thực thụ của các cấp lãnh đạo.
Với diện tích mặt bằng 800m 2 nhà xưởng được bố trí liên hoàn phù
hợp với sản xuất, quan hệ sản xuất đi lại thuận tiện.
* Trang thiết bị phục vụ chế bản điện tử
- Gồm 3 bộ máy vi tính phục vụ chế bản;
- Máy scan EPSON V700 (khổ A4);
- Máy in Laser HP 1320 (khổ A4)
- 1 máy in phun EPSON 1430 (khổ A3)
- Máy đột định vị bản: 02 bộ
- Máy ghi bản SCREEN-PlateRite 8600N: 01 máy
- Máy hiện bản kẽm CTP NR-940: 01 máy

Lê Thị Thu 3 Lớp: CĐ20 CNI -


Trường Cao đẳng Công Nghiệp In Báo cáo thực tập tốt nghiệp

Qui trình sản xuất:


a. Sơ đồ qui trình công nghệ chế bản hiện nay của Công ty In
Hải Đạt

Bài mẫu

Ch Ản

Nhập text Quét ảnh

Đặt trang - In bông Chỉnh sửa - In bông

Duyệt File

File PDF hoàn


In bông, làm
Bình trang điện tử

RIP, Phân màu điện


CT
Hiệ

Khuôn in

Hình 1.2: Quy trình chế bản

Lê Thị Thu 4 Lớp: CĐ20 CNI -


Trường Cao đẳng Công Nghiệp In Báo cáo thực tập tốt nghiệp

PHẦN 2: NỘI DUNG THỰC TẬP

A. Quá trình chế bản


Bảng 1: Thiết bị chế bản

STT Loại máy Số Phần mềm Thông số kỹ thuật


lượng sử dụng
1 Máy vi tính 03 Word 2010 Dùng soạn thảo, dàn trang,
Corell draw thiết kế, tạo mẫu…
INDESIGN,
illustrator,
photoshop
2 Máy in 02 dùng để in bông, maket,
Lazer+ máy in mẫu.
phun
3 Máy quét 01 Độ phân giải tư 300-1.800
phẳng dpi Với số bít là 30 bít
4 Máy hiện bản 01 Hiện khổ tối đa 1150 x
950mm
Thời gian hiện thực tế từ
300 x 1200mm/phút

1. Chế bản điện tử


Qui trình chế bản bắt đầu từ công việc sắp chữ vi tính: nạp bài từ bản
thảo  Dàn trang theo ma két  In bông để sửa lỗi  In bông cho khách
hàng. Các chương trình phần mềm đang sử dụng là Word 2010 và Coren
Draw, illustrator, Photoshop,QuarkXPress; In Design, Pagemaker….
- Công việc chủ yếu ở đây làm mẫu biểu, bao bì, hóa đơn, in sách, tài liệu.
Với số lượng trên việc sắp xếp phân việc cho từng máy chưa hợp lý
còn chồng chéo  máy làm việc quá tải hay bị treo hoặc giảm tốc độ truy
xuất giảm tiến độ công việc,

Lê Thị Thu 5 Lớp: CĐ20 CNI -


Trường Cao đẳng Công Nghiệp In Báo cáo thực tập tốt nghiệp

. Hệ thống thiết bị chế bản


* Máy vi tính DELL và HP
- Số lượng: 03 bộ
- Phần mềm sử dụng: Microsoft Office, CorelDRAW, illustrator,
Photoshop,QuarkXPress; In Design, Pagemaker…
- Nhiệm vụ thực hiện: Dùng để soạn thảo văn bản, chỉnh sửa, thiết kế
hình ảnh, dàn trang các ấn phẩm in. In thử sau khi kiểm tra soát lỗi chính
tả, lỗi font, và căn lề, dàn trang.

Các thông số kỹ thuật chính của thiết bị:

Hãng sản xuất DELL


PowerEdge
Chủng loại
T140
Part Number 70182408
Kiểu dáng Tower
Intel Xeon
Bộ vi xử lý
E-2134
Tên sản
HP All-in-One 24-df0041d
phẩm
Part
180P1AA
Number
Màn hình 23.8" diagonal FHD touch display (1920 x 1080)
Bộ vi xử lý Intel® Core™ i5-10400T
RAM 8 GB DDR4-2666 SDRAM (1 x 8 GB)
1
Đồ họa Intel® UHD Graphics 630
Ổ lưu trữ 512 GB PCIe® NVMe™ M.2 SSD
Cổng kết 2 SuperSpeed USB Type-A 5Gbps signaling rate; 2
nối ngoài USB 2.0 Type-A; 1 headphone/microphone combo
Khe mở
2 M.2 (1 for SSD, 1 for
WLAN) rộng
LAN Integrated 10/100/1000 GbE LAN

Lê Thị Thu 6 Lớp: CĐ20 CNI -


Trường Cao đẳng Công Nghiệp In Báo cáo thực tập tốt nghiệp

Không dây Bluetooth & Wireless


Ổ quang DVD-Writer
Thiết bị đọc HP 3-in-1 memory card reader
thẻ nhớ
Hệ điều Windows 10 Home 64
hành
Bàn phím & Có
chuột
Số lượng CPU
Mở rộng CPU tối đa 1
Bộ nhớ trong 8GB
Số khe cắm 4
Dung lượng tối đa 64GB
Raid Controller Perc S140
Số khay ổ cứng 4
Ổ cứng 1TB HDD
2 LAN
Giao tiếp mạng
100/1000
four PCI
express
Khe cắm mở rộng (PCIe)
Generation
3.
Ổ quang DVDRW

* Máy scan EPSON V700 (khổ A4)

-Số lượng: 01 bộ

Lê Thị Thu 7 Lớp: CĐ20 CNI -


Trường Cao đẳng Công Nghiệp In Báo cáo thực tập tốt nghiệp

+ Độ phân giải 6400 x 9600dpi


+ Bộ quét film khổ 4”x5”
+ Tốc độ quét 11 giây/trang A4 đen, 14 giây/trang A4 màu
+ Quét phim khổ 35mm dương bản 47 giây, âm bản 44 giây
+ Kết nối USB2.0, Fire wire, chất lượng cao và nhanh nhờ Duallens,
kỹ thuật Digital Ice cho phim.
* Máy in Laser HP 1320 (khổ A4)

- Thông số kỹ thuật:
Loại máy in Laser đen trắng

Cỡ giấy A4

Độ phân giải 1200x1200dpi

Mực in Hộp mực 49A

• USB 2.0
Kết nối • Parallel
• IEEE 1284

Tốc độ in 22tờ

Khay giấy 250 tờ

• In 2 mặt
Chức năng
• In tràn lề

Hệ điều hành Hỗ trợ mọi hệ điều hành

Bộ vi xử lý 166MHz

Bộ nhớ trong 16 Mb

Công suất 345W

Nguồn điện AC 220V

Lê Thị Thu 8 Lớp: CĐ20 CNI -


Trường Cao đẳng Công Nghiệp In Báo cáo thực tập tốt nghiệp

50/60Hz

Kích thước 350x355x256mm

Khối lượng 11.2kg

- Số lượng: 01 bộ
- Hãng sản xuất: HP
- Xuất xứ: Trung Quốc
* Máy in phun EPSON 1430 (khổ A3):

- 1 máy in phun EPSON 1430 (khổ A3): 01 máy


+ Công nghệ in phun 5 màu, MicroPiezo tối ưu hóa cho in ảnh
+ Độ phân giải tối đa: 5760 x 1440dpi tối ưu
+ Kích thước tối thiểu giọt mực: 1,5 picoliters.
+ Hình ảnh tốc độ in:
4” x 6” ảnh không viền 46 giây.
8” x 10” ảnh không viền 1 phút 51 giây
11” x 14” ảnh không viền 2 phút 53 giây
13” x 19” ảnh không viền 3 phút
* Máy đột định vị bản: 02 bộ
* Máy ghi bản SCREEN-PlateRite 8600N: 01 máy

Lê Thị Thu 9 Lớp: CĐ20 CNI -


Trường Cao đẳng Công Nghiệp In Báo cáo thực tập tốt nghiệp

Thông số kỹ thuật:
+ Hệ thống ghi: Trống ngoại
+ Khổ bản: Lớn nhất: 1160 x 924mm
+ Nhỏ nhất: 304 x 370mm
+ Độ dày bản: 0,15 đến 0,3mm
+ Năng suất ghi bản: 23 bản/giờ tại 2400dpi (với khổ bản
1030x800mm)
+ Kích thước: Đầu ghi: 2446 x 1295 x 1390mm.
Máy hút hơi: 693 x 675 x 550mm
+ Cơ cấu nạp bản: Bán tự động (tiêu chuẩn); Tự động hoàn toàn (tùy
chọn); Cầu chuyển bản ra (tùy chọn).
* Máy hiện bản kẽm CTP NR-940: 01 máy

Thông số kỹ thuật:
+ Kích thước: 2900 x 1420 x 1000mm

Lê Thị Thu 1 Lớp: CĐ20 CNI -


Trường Cao đẳng Công Nghiệp In Báo cáo thực tập tốt nghiệp

+ Loại bản kẽm: kẽm CTP dương bản


+ Chiều rộng bản lớn nhất: 880mm
+ Chiều dài bản nhỏ nhất: 430mm
+ Độ dày bản: 0,15 - 0,4mm
+ Tốc độ hiện: 12 - 65cm/phút
+ Dung tích bể chứa dung dịch hiện: 40–50 lít
+ Hệ thống bổ sung hóa chất: Tự động bổ sung hóa chất. Tự động bổ
sung hóa chất chống ôxi-hóa ngay khi bắt đầu vận hành. Có thể bổ sung thủ
công.

Hiện nay công ty in Hải Đạt sử dụng công nghệ CTP

- Cụng nghệ CTP- Compurter to Plate: là cụng nghệ chế bản số trong
đó dữ liệu từ máy tính được ghi trực tiếp lên bản in mà không thông qua
khâu trung gian là film. Bản in sau khi được ghi có thể được hiện ngay trên
hệ thống máy ghi bản hoặc được đưa tới máy hiện bản chuyên dụng. Sau
đó bản in được sử dụng in với máy in như bỡnh thường. Công nghệ này
hiện nay đang được ưa chuộng và khá phổ biến trên thế giới với những ưu
điểm vượt trội so với công nghệ CTF. Một hệ thống CTP thông thường
gồm: máy vi tính, hệ thống ghi bản và hiện bản, bản in.

Lê Thị Thu 1 Lớp: CĐ20 CNI -


Trường Cao đẳng Công Nghiệp In Báo cáo thực tập tốt nghiệp

II. Quy trình chế bản điện tử, quy trình số hóa tài liệu in.

Đầu vào (input) Xử lý (processing) Đầu ra (output)


Analog Digital Analog

Sơ đồ tổng quát công nghệ chế bản điện tử.

Đặc điểm của công nghệ chế bản điện tử là quá trình chuyển đổi liên
tục từ dạng tín hiệu analog sang digital và từ digital trở về analog.

Mẫu sau khi được số hóa qua các thiết bị đầu vào được xử lý dạng tớn
hiệu số bằng mỏy tớnh và cỏc phần mềm tương ứng. Tín hiệu số này qua
RIP (Raster Image Proceser) được xuất ra ở dạng Analog.

Số hóa tài liệu là quá trình chuyển dữ liệu analog của mẫu thành tín
hiệu số. Mẫu bao gồm các hình ảnh và chữ số. Ảnh được số hóa bằng các
máy quét, máy ảnh số. Chữ được nhập trực tiếp từ bàn phím hoặc các máy
nhận dạng chữ. Mẫu cũng có thể là tín hiệu số.

Quá trình xử lý là biên tập mẫu ở dạng tín hiệu số nhờ các thiết bị xử
lý như: máy vi tính, máy tính số... và các bộ phần mềm xử lý: xử lý ảnh
Vecto, ảnh Bitmap, phần mềm xử lý chữ, dàn trang kết xuất...

Xuất dữ liệu là đưa dữ liệu đó được xử lý ra tớn hiệu dạng analog qua
các thiết bị: máy in phun hoặc máy in laze, các máy ghi phim hay ghi bản
được t’ram hóa. Và tín hiệu xuất ra có thể chỉ là các file định dạng như
DOC, QXP, QPT, PDF, EPS... phục vụ lưu trữ.

Quá trình số hóa tài liệu bao gồm sắp chữ điện tử và chế bản ảnh
điện tử:

- Sắp chữ điện tử: mẫu do khách hàng cung cấp được chuyển đến
phòng chế bản. Tại đây nội dung trang chữ có thể đó được khách hàng số

Lê Thị Thu 1 Lớp: CĐ20 CNI -


Trường Cao đẳng Công Nghiệp In Báo cáo thực tập tốt nghiệp

hóa và chuyển đến hoặc nếu chưa thì ta nhập bằng bàn phím với nội dung
có sẵn theo mẫu. Sau khi số hóa và kiểm tra, chữ được đặt đúng bài, đúng
số trang, theo kích thước và khuôn khổ do khách hàng cung cấp. Sau đó in
ra để kiểm tra và nếu cần thiết có thể để khách hàng kiểm tra lại và lựa
chọn những thay đổi nếu có.

- Phần mềm sử dụng chủ yếu là word và exel: lợi thế của phân mềm
này là nhanh, nhưng chủ yếu được sử dụng khi dùng text và biểu đơn giản.
Sau khi khởi động phàn mềm lên ta sẽ khai bao khoảng cách lề của trang
chữ và nhập text hoặc đưa text của khách hàng vào và sửa chữa những lỗi
còn sai sót khi số hóa như khoảng cách dòng, khoảng cách chữ...

- Chế bản ảnh điện tử: hầu hết được thực hiện trên máy vi tính tại
phòng chế bản điện tử. Mẫu do khách hàng đưa đến khá đa dạng: ảnh chụp,
ảnh nghệ thuật, tranh vẽ, logo nhón hiệu... Mẫu ảnh có thể cần phải số hóa
bằng các máy quyét nhưng thông thường mẫu ảnh khách hàng gửi đến phần
lớn đều được số hóa sẵn. Sau đó ta xử lý mẫu theo yêu cầu của khách hàng
như tăng giảm kích thước hay độ phân giải của ảnh, biến thành ảnh màu
hoặc đen trắng... Đối với mẫu chưa được số hóa trong quá trình quét
chuyển dữ liệu ta lựa chọn chế độ phân giải, tỷ lệ thu phóng tùy theo khả
năng phân giải quang học của thiết bị hoặc ảnh mẫu, kích thước ảnh mẫu
cũng như yêu cầu cần xuất ảnh. Quá trình xử lý ảnh bao gồm xử lý ảnh
tầng thứ và ảnh vecto.

+ quá trình xử lý ảnh tầng thứ cực kỳ quan trọng do các màu CMYK
trên các máy in offset chỉ cho phép thể hiện được một khoảng tông màu
nhất định và giới hạn màu trên giấy. Nếu khác với mẫu thể hiện trên màn
hình, do đó cần phải tính toán, căn chỉnh xử lý để đảm bảo hình ảnh được
in ra giống với mẫu nhất, phù hợp với các yêu cầu đề ra. Quá trình xử lý
bao gồm các thao tác: cắt đúng tỷ lệ và kích thước của market, chỉnh sửa
tông màu... cũng như áp dụng hiệu ứng làm tăng sắc nét, thêm viền khung,
tăng giảm trạng thái màu theo yêu cầu của khách hàng... Trong thực tế ở
nước ta chưa có chuẩn mực nào cho quá trình in màu, chất lượng chế bản
chủ yếu vẫn dựa vào kinh nghiệm của người công nhân.

Lê Thị Thu 1 Lớp: CĐ20 CNI -


Trường Cao đẳng Công Nghiệp In Báo cáo thực tập tốt nghiệp

+ Quá xử lý ảnh nét: các phần mềm chuyên dụng được sử dụng để
vẽ lại các logo, mẫu quảng cáo và các tít chữ... Do ảnh vecto có độ sắc
nét cao mà ảnh tầng thứ không thể hiện được nên quá trình biên tập ảnh
vecto đơn giản hơn rất nhiều so với ảnh bitmap và cũng do thuộc tính
ảnh vecto là quản lý ảnh theo các đối tượng. Các mẫu nét chỉ chiếm một
phần nhỏ trong số những mẫu ảnh cần xử lý nhưng chúng cũng tương
đối quan trọng.
Ảnh và chữ sau khi được xử lý theo yêu cầu được dàn trang điện tử
theo market khách hàng. Chữ và ảnh được đặt đúng bài, đúng trang, đúng
vị trí, kích thước trên market. Đặt số trang, các dấu gấp, dấu chồng màu,
lên trang nhờ sử dụng phần mềm dàn trang kết xuất. Dữ liệu được chuyển
đến các máy ghi phim, ghi bản để in hoặc có thể được lưu lại dưới dạng file
trên máy vi tính.

- Phần mềm chủ yếu được sử dụng chủ yếu là photoshop. Phần mềm
này mạnh về ảnh có thể chỉnh độ phân giải cắt theo khu vực... có thể tăng
kích thước mà không thay đổi phân giải.

+sau khi khởi động phần mềm màn hình máy tính sẽ hiển thị các
thông số cơ bản để ta có thể cài đặt dùng để đúng vơi maket. Như độ phân
giải, kích thước hình ảnh...

+ phần mềm này ta có thể chỉnh sáng tối, tăng giảm từng màu sắc cho
ảnh, lấy nét.

+ sau khi chỉnh ảnh cho phù hợp ta tiến hành xuất file dưới dạng pdf
để sang quá trình dàn trang và dàn khuôn không bị ảnh hưởng tới chất
lượng.
. Hiện bản
Bản ghi xong được đưa vào thùng chuyên dụng đựng dung dịch hiện
hình NaOH nồng độ 0,8-1,2% nhúng cho đều bằng hệ thống kéo bản của
máy, thời gian hiện được tính từ lúc đưa bản vào dung dịch hiện đến khi
rửa sạch dung dịch hiện ra khỏi bề mặt bản, thời gian này vừa đủ để tẩy bỏ
hết toàn bộ màng nhạy sáng bị chiếu sáng ở phần tử không in, phần tử in
đảm bảo tính trung thực. Thời gian hiện tùy thuộc vào nồng độ dung dịch
hiện và loại màng nhạy sáng. Thông thường từ 30 - 60 giây, quá trình hiện
nồng độ dung dịch hiện trong thùng khi thời gian sử dụng đã lâu bị loãng
Lê Thị Thu 1 Lớp: CĐ20 CNI -
Trường Cao đẳng Công Nghiệp In Báo cáo thực tập tốt nghiệp

dần do trung hòa nồng độ NaOH do có tác dụng hóa học vơi lớp màng
diazo, bay hơi nên phải linh hoạt xử trí thời gian hiện bản thích hợp.
. Xử lý bản
• Tút bản: Là quá trình sửa chữa các phần tử in trên bản. Đó là việc
tẩy bỏ các lớp diazô còn lại trên các phần tử không in (tẩy bỏ các phần tử in
không cần thiết trên bản).
Sau khi hiện bản xong những phần tử không cần thiết dùng bút lông
mềm tút, sau đó tút sạch phải dùng nhiều nước để rửa sạch thuốc ra ngoài
mặt bản.
• Gôm bản: Là quá trình dùng dung dịch keo có tính ưa nước xoa
một màng mỏng phủ kín bề mặt bản. Nhằm mục đích tạo một màng bảo vệ
mặt bản không bị ảnh hưởng bởi môi trường bên ngoài trong lúc bảo quản,
vận chuyển và lúc lắp bản.
Yêu cầu chất lượng của công đoạn chế bản

- Khuôn in sau khi xuất phải đảm bảo yêu cầu trung thành với bản mẫu.

- Khuôn in phải sạch sẽ, phần tử không in sạch (không còn màng diazo bám
lại sau khi hiện), phần tử in không bị mất mát chi tiết, không có sự hư
hỏng, lồi lõm do va chạm cơ học, không có vết bẩn.

- Khuôn in có sự thấm ướt đồng đều, chất làm ẩm thấm ướt đều và mỏng
trên bản in. Phần tử in phải sắc nét, phần tử trắng phải sạch.

- Khuôn in phải đủ các dấu ốc cần thiết cho các khâu sau như: ốc màu, vạch
gấp, dấu cắt, dấu tay kê...

- Khuôn in phải được phủ lớp gôm Arabic mỏng đều để bảo vệ phần tử in,
làm cho phần tử in bền chắc, tránh bị hư hỏng do va chạm trong quá trình
vận chuyển.

. Quy trình chung của quá trình gia công sau in

Chuẩn bị sản xuất, kiểm tra chất lượng tờ in

Lê Thị Thu 1 Lớp: CĐ20 CNI -


Trường Cao đẳng Công Nghiệp In Báo cáo thực tập tốt nghiệp

a. Chuẩn bị sản xuất: Trước khi đi vào sản xuất ta cần làm một số
công tác chuẩn bị như sau.
- Xem sổ giao ca, nhận phiếu sản xuất. Xem phiếu sản xuất mẫu để
biết được kích thước và yêu cầu kỹ thuật của từng loại sản phẩm từ đó xác
định quy trình công nghệ gia công đối với mỗi sản phẩm.
- Sử dụng trang thiết bị an toàn lao động, không hút thuốc lá ở nơi
làm việc.
- Kiểm tra máy, tra dầu mỡ cho máy. Nếu thiết bị nào không đảm
bảo chất lượng phải thay thế tránh sai hỏng trong qua trình sản xuất.
- Nhanh chóng đi nhận tài liệu về để bắt đầu sản xuất.
b. Kiểm tra chất lượng tờ in: Tờ in cần được kiểm tra để loại bỏ
những tờ không đủ tiêu chuẩn kỹ thuật, tránh sai hỏng, lãng phí nguyên liệu
thời gian gia công sau in. Tờ in phải đạt những tiêu chuẩn sau:
- Các dấu trên tờ in: dấu tay kê phải đều trong cả số lượng in. Kiểm
tra xem dấu gấp, dấu pha cắt, dấu gáy, dấu nội dung của từng tay sách có
đầy đủ không.
- In phải đủ và đều mực trong từng tờ in và cả số lượng in. In nền,
chữ, hình ảnh không để đứt nét và hằn sang mặt sau. Không để bết mực,
lấm lưng, mực phải khô v.v.
- Nếu có in hình ảnh, chữ, đường kẻ nối từ trang này sang trang kia
thì sau khi gấp, xén hình ảnh, chữ, đường kẻ nối phải trùng khớp nhau và
thẳng hàng.
- Các khoảng trắng giữa các bát chữ và đầu, chân, bụng sách phải
đều nhau để khi gia công sách được cân đối.
- Tờ in nhiều màu thì các mầu phải trùng khớp nhau.
- Số lượng tờ in phải đủ, đúng với số lương jghi trong phiếu sản
xuất.
- Yêu cầu sau khi kiểm tra xong không để sót tờ in hỏng, xếp tờ in
đạt tiêu chuẩn lên bàn giấy cạnh có dấu tay kê để cùng một chiều, không để
lẫn tài liệu khác.
Gia công định hình các bán sản phẩm

Lê Thị Thu 1 Lớp: CĐ20 CNI -


Trường Cao đẳng Công Nghiệp In Báo cáo thực tập tốt nghiệp

Gia công định hình các bán sản phẩm tức là từ tờ in hay tờ gấp ta pha
cắt và gấp tạo thành tay sách, mỗi một tay sách riêng lẻ được gọi là bán sản
phẩm, đối với sản phẩm là các loại bao bì thì mỗi tờ in cũng được gọi là
một bán sản phẩm.

a. Pha cắt tờ in
 Tờ in sau khi in được dỗ bằng hai cạnh chuẩn rồi đem đi pha cắt,
tuỳ vào từng đặc điểm của tờ in cần pha cắt mà ta quyết định pha cắt tờ in
đó làm bao nhiêu phần.
 Tờ in trở khác có một dấu chấm gáy ở giữa trang nhỏ nhất và
trang lớn nhất thì dỗ xong mang gấp không phải pha cắt.
 Tờ in trở nó sau khi dỗ cần pha cắt thành các tờ gấp:
 Tờ in mỗi mặt đều có một dấu chấm gáy ở giữa trang nhỏ nhất và
trang lớn nhất pha cắt một nhát được hai tờ gấp.
 Tờ in mỗi mặt có hai dấu chấm gáy ở giữa trang nhỏ nhất và trang
lớn nhất pha cắt 2 nhát được 4 tờ gấp .v.v.
Công thức tính số tờ gấp trong tờ in:

2T

tg =

tr

 tg là số tờ gấp cần pha cắt


 T là số trang của một mặt tờ in
 tr số trang trong một tay sách

 Pha cắt đối với từng loại sản phẩm


 Pha cắt bao bì, tem nhãn hàng hoá: Đặc điểm của sản phẩm trên
là in ghép trên cùng một tờ in nhiều màu, xung quanh có khung, viền nền,
bo trắng. Khi pha cắt không để hỏng, sản phẩm, sai khuôn khổ các khung
nền, bo trắng phải cách đều. Pha cắt đúng khổ, đúng mẫu và yêu cầu về kỹ
thuật của từng loại.

Lê Thị Thu 1 Lớp: CĐ20 CNI -


Trường Cao đẳng Công Nghiệp In Báo cáo thực tập tốt nghiệp

 Pha cắt bìa sách: Bìa khớp với ruột, không bị thừa, lệch bìa so với
ruột sách. Chữ tít, chữ trình bày trên bìa 1 và chữ gáy cân đối giữa đầu và
chân, gáy và bụng.
Đối với bìa cho sách không khâu: tay kê bìa, khổ bìa phải đều và
bằng nhau trong cả số lượng. Bìa cắt phải bằng ruột hoặc dài hơn 12 mm,
để vào bìa keo hồ không tràn ra ngoài dính vào máy.

 Pha cắt tờ in tạp chí, ruột sách phải theo dấu chấm gáy trên tờ in.
b. Gấp tờ in và tờ gấp
 Tờ in hay tờ gấp được gấp theo thứ tự, từ số trang nhỏ nhất đến số
trang lớn nhất tạo thành tay sách.
 Số trang trong mỗi tay sách phụ thuộc vào số đường gấp còn gọi
là số vạch gấp.
 Gấp 1 vạch được tay sách 4 trang, áp dụng để gấp phụ bản, tờ gấp
tờ lồng, bìa v.v.
 Gấp 2 vạch được 8 trang, áp dụng để gấp báo, tay sách giấy có
định lượng cao, tay sách in trên máy vừa và nhỏ v.v.
 Gấp 3 vạch được tay sách 16 trang, áp dụng gấp sách, giấy có
định lượng từ 60 g/m2 trở xuống, gấp tạp chí, truyện tranh, sách khoa học
kỹ thuật, văn học v.v.
 Gấp 4 vạch được 32 trang.
Quá trình gấp sẽ định hình tạo thành các bán sản phẩm, sau khi gấp
xong các tay sách sẽ được tập hợp ép bó để tiếp tục được gia công các công
đoạn tiếp theo.

Tập hợp, lắp ghép bán thành phẩm và gia công định hình ấn phẩm.
Quy trình chung này gồm các công đoạn sau như bắt lồng tay sách,
liên kết các bán sản phẩm (khâu thép, khâu chỉ, không khâu), vào bìa, xén
ba mặt.

a. Bắt tay sách: Tập hợp những bán sản phẩm theo thứ tự số trang,
số tay từ 1 đến tay cuối cùng được một ruột sản phẩm có nội dung như sản

Lê Thị Thu 1 Lớp: CĐ20 CNI -


Trường Cao đẳng Công Nghiệp In Báo cáo thực tập tốt nghiệp

phẩm mẫu là bắt những sản phẩm. Tuỳ vào kiểu liên kết các bán sản phẩm
mà chúng ta chọn cách bắt các bán sản phẩm như sau:
- Bắt cho khâu lồng nghĩa là lồng ruột với bìa. Tay 1 lồng vào giữa
bìa, tay 2 lồng vào giữa tay1, tay 3 lồng vào giưaz tay 2 v.v. , mang khâu
gọi là khâu lồng. áp dụng để bắt cho khâu tạp chí, thông báo, tranh truyện
ít trang, v.v.
- Bắt cho khâu kẹp, khâu chỉ và không khâu: để tay 2 dưới tay 1,
tay 3 dưới tay 2, tay 4 dưới tay 3 được ruột sách chuyển khâu kẹp, khâu
chỉ, v.v. áp dụng cho sách: giáo khoa, khoa học, kỹ thuật, văn học nghệ
thuật, từ điển, kinh điển, tuyển tập,văn kiện v.v.
- Bắt tay sách có thể bắt bằng tay hoặc bắt bằng máy.
b. Liên kết các bán sản phẩm: có rất nhiều kiểu liên kết các bán sản
phẩm, đó là khâu thép, khâu chỉ, không khâu, khâu kẹp, khâu lồng. Với
mỗi loại sản phẩm ta có một kiểu liên kết khác nhau, ví dụ như tạp chí thì
khâu lồng bằng thép, sách giáo khoa thì khâu chỉ hoặc không khâu. Mục
đích là để cho các bán sản phẩm liên kết chặt với nhau.
c. Vào bìa, xén ba mặt
- Các bán sản phẩm sau khi được liên kết chặt với nhau sẽ được
vào bìa. Có hai cách vào bìa là vào bìa bằng keo hồ nóng và vào bìa bằng
keo hồ nguội.
Quy tắc vào bìa chung là chà mỏng keo lên gáy ruột sách sau đó gắn
bìa vào gáy rồi ép chặt, cách làm này đối với vào bìa bằng keo hồ nóng và
bằng máy. Hoặc là chà keo lên gáy bìa sau đó đặt gáy ruột sách lên rồi
miết, cách này dùng cho vào bìa bằng tay bằng keo hồ nguội.

- Sản phẩm sau khi được vào bìa sẽ được đem đi xén ba mặt. Quy
trình chung của máy xén ba mặt là:
+ Công nhân dỗ đều tập sản phẩm đặt lên bàn cắt, sát vào 2 tay kê
đầu và bụng, bấm nút cho máy hoạt động.
+ Lưới bảo hiểm hạ xuống đảm bảo an toàn cho người công nhân.
+ Bàn ép hạ xuống ép chặt tập bán sản phẩm lên bàn cắt.

Lê Thị Thu 1 Lớp: CĐ20 CNI -


Trường Cao đẳng Công Nghiệp In Báo cáo thực tập tốt nghiệp

+ Đầu tiên máy xén đầu và chân tập bán sản phẩm, sau đó lưỡi dao
thứ ba hạ xuống xén bụng.
+ Cuối cùng sau khi cắt lưỡi dao va bàn ép trở về vị trí cũ, dây vận
chuyển đưa sản phẩm hoàn chỉnh ra ngoài.
Kiểm tra chất lượng
Sản phẩm được kiểm tra ở từng công đoạn trong quá trình sản xuất
và được kiểm tra lần cuối trước khi đóng gói giao cho khách hàng. Mục
đích kiểm tra sản phẩm lần cuối là để không bị sót sản phẩm sai hỏng. Yêu
cầu kỹ thuật của sản phẩm hoàn chỉnh:

- Sản phẩm được kiểm tra ở từng công đoạn và phải đạt tiêu chuẩn.
- Sản phẩm đúng khổ quy định.
- Mép bìa và ruột trùng khớp nhau, các cạnh đối song song và hai
cạnh kề tạo góc 900.
- Gáy không bị dính keo hồ, không bị vỡ nát, nhăn, phồng, rộp. Sản
phẩm không có vết xước bẩn.
- Chữ, hình ảnh, khung nền v.v. trình bày trên bìa và gáy phải cân
đối hài hoà.
Đóng gói thành phẩm
Quy định chung:

- Quy trình về việc đóng gói sách báo tạp chí văn hoá phẩm bao bì
bằng thủ công.
- Sản phẩm của khách hàng phải được đóng gói cẩn thận.
- Số lượng gói phải thống nhất và có etyket rõ ràng.
- Gói kín, gói hở, hay gói theo kiểu nào phải ghi rõ ràng trong hợp
đồng giữa nhà in với khách hàng.
Yêu cầu kỹ thuật đối với vật liệu dùng để đóng gói:

- Dây gói phải là loại tốt, có chiều dài thích hợp với chồng sản
phẩm.
- Giấy gói dùng giấy bình thường, kích thước thích hợp cách gói.

Lê Thị Thu 2 Lớp: CĐ20 CNI -


Trường Cao đẳng Công Nghiệp In Báo cáo thực tập tốt nghiệp

- Nhãn dán lên gói sản phẩm có kích thước 70x120 mm, nội dung
ghi: Tên nhà in, tên ấn phẩm, số lượng ấn phẩm, tên người gói.
- Hồ dán nhãn phải đảm bảo nhãn được dính chắc.
Thiết lập quy trình gia công sau in
Quy trình gia công sau in của từng nhóm sản phẩm.
a. Nhóm sản phẩm là bao bì, tem nhãn hàng hoá.
Tùy vào từng loại nhãn hàng và bao bì mà ta chọn quy trình công
nghệ gia công sau in. Nhìn chung đối với nhóm sản phẩm này quy trình gia
công bao gồm một số công đoạn như: nhận tờ in, đếm dỗ tờ in, cán phủ
màng mỏng, pha cắt, bế hộp đối với bao bì là bìa cat-tông, bấm răng cưa,
v.v.

b. Nhóm sản phẩm là sách và văn hoá phẩm.

Kiểm tra đếm tờ in

Dỗ và cắt tờ in

Gấp tờ in thành tay


Vào bìa
Bắt lồng các tay sách

Xén tra
Kiểm 3 mặt
soạn ruột

Khâu sách

Khâu thép Khâu chỉ Không khâu

Khâu lồng Khâu kẹp Keo hồ nóng Gắn chỉ nhiệt

Lê Thị Thu 2 Lớp: CĐ20 CNI -


Trường Cao đẳng Công Nghiệp In Báo cáo thực tập tốt nghiệp

Ảnh hưởng của các yếu tố và thông số kỹ thuật đến việc thiết lập
quy trình gia công sau in của một sản phẩm cụ thể.
Một số yếu tố và thông số kỹ thuật sau:

- Tính chất của sản phẩm đó: phải xem sản phẩm cụ thể đó thuộc
nhóm sản phẩm nào thuộc nhóm sản phẩm sách hay nhóm sản phẩm bao bì
nhãn hàng, từ đó ta sẽ thiết lập quy trình gia công.
- Market của khách hàng, các yêu cầu về khuôn khổ, kỹ thuật, chất
lượng trong hợp đồng ký giữa nhà in với khách hàng.
- Máy móc thiết bị: ta phải thiết lập quy trình gia công phụ thuộc
vào tình trạng thiết bị mà chúng ta có. Nếu máy móc không đủ hay không
đảm bảo kỹ thuật sẽ làm sản phẩm sai hỏng nhiều và năng suất thấp. Lúc
đó chúng ta không thể gia công những sản phẩm phức tạp chất lượng cao.
- Nguyên vật liệu: phải phù hợp với yêu cầu của sản phẩm cụ thể.
Việc thiết lập quy trình gia công sau in sẽ phải dựa vào các thông số kỹ
thuật của nguyên vật liệu, dựa vào số lượng của nguyên vật liệu có đủ để
sản xuất không, chất lượng của nguyên vật liệu. Yếu tố ảnh hưởng không
lớn.
- Trình độ tay nghề của người công nhân: yếu tố này có ảnh hưởng
nhiều đến việc thiết lập quy trình. Nếu trình độ người công nhân không đáp
ứng được thì ta cũng không thể thiết lập quy trình gia công được.

3.2.3. Thiết lập quy trình gia công sau in của một sản phẩm cụ thể
Quy trình gia công sau in của một sản phẩm là tạp chí:

Kiểm Pha Gấp Bắt


tra cắt tờ tờ in lồng Khâu Xén
đếm in thành các thép ba
tờ in nếu có tay tay mặt
sách sách

Lê Thị Thu 2 Lớp: CĐ20 CNI -


Trường Cao đẳng Công Nghiệp In Báo cáo thực tập tốt nghiệp

KẾT LUẬN

Qua học tập ở trường và thực tập ở cơ sở in em thấy:


Trong những năm gần đây, ngành công nghiệp in có những bước tiến
mạnh mẽ về công nghệ cũng như đổi mới trang thiết bị.
Đặc biệt quá trình offset hoá diễn ra trong cả nước, làm rút ngắn thời
gian, sản xuất in và chất lượng sản xuất được nâng lên rõ rệt.
Trong quá trình sản xuất ngoài yếu tố công nghệ, trang thiết bị thì tay
nghề của người thợ có vai trò rất quan trọng trong việc hình thành một sản
phẩm có chất lượng cao. Việc sử dụng máy cũng như quy trình công nghệ
thành thạo nắm vững các bước trong sản xuất và có sự hiểu biết, sử dụng
nguyên vật liệu, hoá chất trong từng trường hợp, cho mỗi sản phẩm là rất
cần thiết đối với người thợ in.
Là một sinh viên sắp ra trường, tay nghề và kiến thức chuyên ngành
còn hạn chế, nên việc học hỏi kinh nghiệm của những người đi trước là một
điều hết sức cần thiết. Để khi bước vào nghề sẽ giúp chúng em tự tin hơn
trong công việc.
Muốn phát huy được thế mạnh của ngành in nói riêng và ngành công
nghiệp trong nước nói chung thì phải có sự kết hợp của rất nhiều yếu tố.
Quan trọng nhất đó là kiến thức lý luận phải gắn liền với thực tiễn.
Trong thời gian học tập và thực hành tại trường, em đã được các thầy
cô trang bị cho em những kiến thức cơ bản về công nghệ in, về việc vận
hành, chăm sóc, bảo dưỡng máy in cũng như các bước kỹ thuật và quy trình
công nghệ để in ra sản phẩm yêu cầu chất lượng cao.
Về thực tập tại Công ty In Hải Đạt em đã mạnh dạn trực tiếp tham
gia sản xuất. Trong thời gian thực tập vừa qua với sự dìu dắt, chỉ bảo cặn
kẽ và tận tình của các cô, các chú, anh, chị về những qui trình sản xuất. Đã
giúp em có thêm được nhiều kiến thức thực tế bổ ích, làm hành trang cho
thời gian làm việc sau này. Đặc biệt là sự quan tâm của cô Vi (Xưởng
trưởng) đã khích lệ em rất nhiều trong công việc cũng như việc làm quen
với công việc của Xưởng và đi vào nề nếp kỷ luật lao động mà mỗi người
sinh viên cần phải thực hiện khi tốt nghiệp ra trường được tham gia sản xuất.

Lê Thị Thu 2 Lớp: CĐ20 CNI -


Trường Cao đẳng Công Nghiệp In Báo cáo thực tập tốt nghiệp

Em xin chân thành cảm ơn!


LỜI CẢM ƠN

Sau một thời gian học tập tại trường, được sự quan tâm tận tình chỉ
bảo, dạy dỗ của các thầy cô trường Cao đẳng Công nghiệp in, cùng với sự
giúp đỡ của các bạn giúp em hiểu rõ hơn về những gì mình đã học. Qua đó
em đã trang bị thêm cho mình được những kiến thức quan trọng.
Trong quá trình mà em thực tập tại Công ty In Hải Đạt em đã được
học hỏi, áp dụng tiếp xúc và hoà nhập với môi trường làm việc thực tế,
được tiếp xúc với lao động thực sự, tiếp xúc với máy móc mà đòi hỏi kinh
nghiệm tay nghề của người công nhân cao. Qua một thời gian học tập tại
Xưởng in - Học viện Quân y em đã rút ra được những kinh nghiệm, bài học
quý báu, vì trước đó em không tránh khỏi những sai sót do kinh nghiệm
còn ít.
Được sự quan tâm của lãnh đạo Phòng và Xưởng trưởng cúng các cô
chú, anh chị trong Xưởng in em đã hoàn thành đợt thực tập này, em phần
nào được học hỏi kinh nghiệm để em có thể trở thành một người công nhân
thực sự và có tác phong làm việc tốt.
Em xin chân thành cảm ơn toàn thể các thầy cô giáo trường Cao
đẳng Công nghiệp In và lãnh đạo Phòng, cùng toàn thể các cô chú, anh chị
công tác tại Xưởng in Phòng Đào tạo đã giúp đỡ em trong suốt quá trình
học tập và thực tập tại Xưởng vừa qua

Hà Nội, ngày tháng năm 2022


Học sinh

Lê Thị Thu Trang

Lê Thị Thu 2 Lớp: CĐ20 CNI -


Trường Cao đẳng Công Nghiệp In Báo cáo thực tập tốt nghiệp

Lê Thị Thu 2 Lớp: CĐ20 CNI -

You might also like