You are on page 1of 14

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐỀ THI GIỮA KÌ

TRƯỜNG ĐẠI HỌC MÔN: GIÁO DỤC THỂ CHẤT ( CỜ VUA)


NGUYỄN TẤT THÀNH LỚP: K04
Thời gian: 90 phút

I. CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM


Câu 1: Cờ Vua xuất xứ từ đâu?
a.Trung Quốc
b. Nga
c.Ytalia
d. Ấn Độ
Câu 2: Cờ Vua ra đời khi nào?
a.Thế kỷ V
b. Thế kỷ VI
c.Thế kỷ VI TCN
d. Thế kỷ VI SCN
Câu 3: Vào thế kỷ XVIII, nước nào là trung tâm Cờ Vua?
a.Anh
b. Pháp
c.Đức
d. Ý
Câu 4: Ai là người có công hoàn thiện các ký hiệu (hàng, cột, ô) trên bàn Cờ Vua?
a. Philip Xtamma
b. Uynxơn
c.Stâynhic
d. APhiliđô
Câu 5: Năm 1886, tổ chức Giải vô địch Cờ Vua thế giới dành cho:
a. Nam
b. Nữ
c.Nam U10
d. Cả a và b
Câu 6: Thế vận hội Olympic Cờ Vua được tổ chức lần đầu tiên vào năm nào?
a. 1886
b. 1924
c. 1927
d. 1929
Câu 7: Liên đoàn Cờ Việt Nam được thành lập vào năm nào?
a. 1965
b. 1978
c. 1980
d. 1988
Câu 8: Xu hướng nào không phải là xu hướng phát triển Cờ Vua ở Việt Nam?
a.Quần chúng hoá
b.Thương mại hoá
c.Hội nhập trình độ thế giới
d.Cả a và c
Câu 9: Trung tâm chính của bàn Cờ Vua có bao nhiêu ô?
a. 16
b. 8
c. 4
d. 2
Câu 10: Phát biểu nào sau đây là sai?
a.Không được đi quân vào ô có quân cùng màu đang đứng
b.Không được nhảy qua đầu quân khác để đi
c. Được đi quân vào ô có quân khác màu đang đứng (gọi là bắt quân)
d. Chỉ có quân Tốt không được đi lùi
Câu 11: Tác dụng của môn học Cờ Vua?
a.Phát triển tư duy lôgic, bổ trợ tiếp thu các môn khoa học tự nhiên và xã hội tốt hơn
b. Là môn thể thao giải trí lành mạnh, giáo dục tính tổ chức kỷ luật, kiên cường,
bình tĩnh
c.Tăng cường sự phì đại của các cơ
d. Cả a và b
Câu 12: Phát biểu nào sau đây là đúng?
a. Khi Tốt tiến đến hàng ngang cuối cùng thì được quyền phong cấp thành một trong
bốn quân Hậu hoặc Xe hoặc Tượng hoặc Mã
b. Khi Tốt tiến đến hàng ngang cuối cùng thì phải chờ đối phương đi một nước
mới được phong cấp
c. Khi Tốt tiến đến hàng ngang cuối cùng muốn được phong cấp hay không phong
cấp cũng được
d. Khi Tốt tiến đến hàng ngang cuối cùng thì được quyền phong cấp thành một trong
bốn quân Hậu hoặc Xe hoặc Tượng hoặc Mã, đồng thời nó phát huy tác dụng ngay tại
thời điểm đó
Câu 13: Có bao nhiêu nước đi đặc biệt?
a.1
b.2
c. 3
d.4
Câu 14: Khi bị chiếu đôi, đưa Vua thoát khỏi nước chiếu bằng cách nào?
a.Vua hoặc quân của mình ăn quân đối phương
b.Lấy quân của mình chặn quân đối phương
c.Vua phải di chuyển (tự thoát thân)
d.Không có cách nào để thoát
Câu 15: Tàn cuộc kỹ thuật và tàn cuộc chiến thuật – chiến lược khác nhau ở điểm nào?
a. Tàn cuộc kỹ thuật: bên có ưu thế tuyệt đối về lực lượng đủ sức chiếu hết Vua đối
phương ngay; Tàn cuộc chiến thuật – chiến lược: bên có ưu thế về lực lượng chưa đủ
sức chiếu hết Vua đối phương ngay
b. Tàn cuộc kỹ thuật: chiếm số lượng rất ít trong các thế cờ tàn; Tàn cuộc chiến thuật
– chiến lược: bao gồm phần lớn các thế cờ tàn
c. Cả a, b đều đúng
d.Tất cả đều sai
Câu 16: Trường hợp chiếu hết bằng Tượng + Mã, nếu Tượng đứng ở ô cờ màu trắng
thì phải dồn Vua đối phương vào một trong hai ô cờ nào?
a.a1 hoặc a8
b.a1 hoặc
h8 c. h1
hoặc a8 d.h1
hoặc h8
Câu 17: Có mấy quy tắc cần tuân thủ trong cờ tàn Vua + Tốt chống Vua?
a.1
b.2
c. 3
d.4
Câu 18: Trong cờ tàn chiếu hết bằng Xe, kỹ thuật di chuyển của Vua đi cách Vua
đối phương một nước đi của quân Mã là để:
a.Chủ động chiếm thế đối Vua
b.Thụ động chiếm thế đối Vua
c.Dễ dàng dồn Vua đối phương vào góc hay ra cạnh của bàn cờ
d. Cả b và c
Câu 19: Để tuân thủ nguyên tắc “Phát triển nhanh chóng và hài hoà toàn bộ lực
lượng” trong khai cuộc, hãy sắp xếp trình tự ra quân cho hợp lý? (1) đưa quân nặng
ra tham chiến; (2) tiến Tốt c, hoặc d, hoặc e; (3) nhập thành; (4) phát triển quân nhẹ.
a. 2-4-3-1
b. 1-3-4-2
c. 4-1-3-2
d.1-4-3-2
Câu 20: Nước đi đầu tiên nào thuộc hệ thống khai cuộc kín?
a. 1.e4 e5
b. 1.d4 d6
c.1. e4 e6
d.1. e4 g6
Câu 21: Khai cuộc Phòng thủ Pháp thuộc hệ thống khai cuộc gì?
a.Kín
b. Thoáng
c. Nửa thoáng
d. Tất cả đều đúng
Câu 22: Trong khai cuộc, nước đi đầu tiên Tốt g4 có nên hay không?
a.Nên
b. Không nên
a. Không quan trọng
c.Phụ thuộc vào lối chơi của đối thủ
Câu 23: Nhân tố nào sau đây không phải là nhân tố chiến thuật trong giai đoạn trung
cuộc?
a.Tình thế bó buộc
b. Sự đe doạ
c.Thời gian
d. Đòn phối hợp
Câu 24: Để thực hiện đòn thắt cổ, quân cờ nào quyết định thắng cờ ở nước cuối cùng?
a.Hậu
b. Xe
c.Tượng
d. Mã
Câu 25: Thế nào là đòn bắt đôi
a. Là đòn phối hợp thu hút quân đối phương vào một vị trí bất lợi để sau đó tấn
công vào quân khác
b. Là đòn phối hợp thu hút quân đối phương vào một vị trí bất lợi để sau đó tấn
công vào một vị trí quan trọng
c. Là đòn phối hợp thu hút quân đối phương vào một vị trí bất lợi để sau đó tấn
công vào quân đó.
d. Là đòn đánh của một quân tấn công cùng một lúc vào hai quân của đối phương
Câu 26: Phương pháp chiếu hết bằng hai Tượng:
a.Hai Tượng dồn Vua đối phương vào một góc bàn cờ và thực hiện nước chiếu
hết
b. Hai Tượng cùng với Vua dồn Vua đối phương vào một cạnh bàn cờ và
thực hiện nước chiếu hết
c. Hai Tượng cùng với Vua dồn Vua đối phương vào một góc hoặc cạnh bàn cờ
và thực hiện nước chiếu hết
d. Hai Tượng cùng với Vua dồn Vua đối phương vào một góc bàn cờ và thực
hiện nước chiếu hết
Câu 27: Nội dung của quy tắc “hình vuông của Tốt” là:
a. Nếu Vua bên yếu đứng trong hình vuông của Tốt đối phương thì cản được Tốt
của đối phương (ở đây không tính đến sự hỗ trợ của Vua đối phương và Vua đối phương
ở vị trí bất lợi nhất)
b. Nếu Vua bên yếu đứng trong hình vuông của Tốt đối phương thì cản được Tốt của
đối phương.
c.Hình vuông của Tốt là một hình vuông được tạo bởi các cạnh, có chiều dài là số ô
cờ được tính từ vị trí đứng của Tốt đến hàng ngang cuối mà Tốt sắp tiến lên để phong
cấp
d. Tất cả đều đúng

Câu 28: Phương tiện để tạo tình thế bó buộc:


a.Sự đe doạ
b. Đòn phối hợp
c.Thế biến
d. Yếu tố thời gian

Câu 29: Mục đích của đòn phối hợp là gì?


a.Đạt được thế chiếu hết
b. Đạt được thế hoà cờ
c.Đạt được ưu thế
d. Tất cả đều đúng

II. Bài tập 1 nước chiếu hết


Câu 30:

Câu trả lời:


Câu 31:

Câu trả lời:

Câu 32:

Câu trả lời:


Câu 33:

Câu trả lời:

Câu 34:

Câu trả lời:


Câu 35:

Câu trả lời:

Câu 36:

Câu trả lời:


Câu 37:

Câu trả lời:

Câu 38:

Câu trả lời:


Câu 39:

Câu trả lời:

Câu 40:

Câu trả lời:

You might also like