You are on page 1of 23

PHẦN 1: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ THUYẾT TRÌNH TRONG KINH DOANH

1.1. KHÁI QUÁT VỀ THUYẾT TRÌNH TRONG KINH DOANH.

Trong từ điển, thuyết trình có rất nhiều nghĩa. Chúng ta sẽ hiểu “thuyết trình” theo nghĩa
xuất phát từ “trình bày”, có nghĩa là “ đưa cho ai một cái gì đó – nói điều gì đó với ai đó”.
Hay có thể hiểu là trình bày một cách có hệ thống, truyền tải một chủ đề tới khán giả. Nó
có thể là một một bài thuyết minh, một bài giới thiệu, bài giảng hoặc bài phát biểu nhằm
mục đích thông báo, thuyết phục, truyền cảm hứng, trình bày một ý tưởng hoặc một sản
phẩm mới. Trong kinh doanh, thuyết trình được coi là một kỹ năng quan trọng. Nó giúp
người thuyết trình truyền đạt thông tin đến khán giả của mình. Thuyết trình trong kinh
doanh có thể được sử dụng trong nhiều tình huống khác nhau như: thuyết trình sản phẩm,
thuyết trình dự án, thuyết trình báo cáo, thuyết trình bán hàng…

1.2. KHÁI NIỆM, VAI TRÒ, TẦM QUAN TRỌNG CỦA THUYẾT TRÌNH TRONG
KINH DOANH.
1.2.1. Khái niệm về thuyết trình trong kinh doanh.

Thuyết trình có khái niệm rất bao quát và được định nghĩa theo nhiều cách, sau đây là
một vài khái niệm về thuyết trình:

“Thuyết trình là cách trình bày một nhận định, quan điểm, chiến lược phát triển… nhằm
thuyết phục người nghe theo mình, chấp nhận quan điểm, cùng suy nghĩ với mình, hành
động theo ý muốn của mình.”

“Thuyết trình là trình bày bằng lời trước nhiều người nghe về một vấn đề nào đó nhằm
cung cấp thông tin hoặc thuyết phục, gây ảnh hưởng đến người nghe.”

Vậy có thể nói rằng, thuyết trình trong kinh doanh là quá trình trình bày và truyền đạt
thông tin, ý tưởng hoặc dữ liệu liên quan đến một vấn đề kinh doanh cụ thể cho công
chúng. Nó là một công cụ quan trọng để trình bày và chia sẻ các ý tưởng sản phẩm, dịch
vụ, kế hoạch hoặc báo cáo trong môi trường kinh doanh. Thông qua các phương tiện
truyền thông như slide, bài giảng hoặc trình diễn, thuyết trình trong kinh doanh giúp
người trình bày diễn đạt và truyền đạt thông tin một cách hiệu quả.

1.2.2. Vai trò của thuyết trình trong kinh doanh.

Ta có thể thấy, thuyết trình là một công cụ giao tiếp hiệu quả, đóng vai trò to lớn. Trong
kinh doanh cũng vậy, thuyết trình đóng một vai trò rất quan trọng vì nó có thể ảnh hưởng
đến sự thành công của một tổ chức hoặc cá nhân. Thuyết trình trong kinh doanh giúp:

Truyền đạt được thông tin: Người thuyết trình sử dụng các công cụ như slide, biểu đồ,
hình ảnh và video để minh họa ý tưởng, sản phẩm hoặc dịch vụ của mình.

Thuyết phục và bán hàng: Một buổi thuyết trình xuất sắc có thể thuyết phục khách hàng
về giá trị và lợi ích của ý tưởng, sản phẩm, dịch vụ và thúc đẩy khách hàng mua hàng.

Xây dựng lòng tự tin: Một buổi thuyết trình thành công có thể giúp xây dựng lòng tin với
người nghe. Thiết lập mối quan hệ kinh doanh bền vững và thu hút khách hàng.

Tạo ra sự tương tác và giao tiếp: Thuyết trình cung cấp cơ hội để tạo ra sự tương tác và
giao tiếp với khán giả.

1.2.3. Tầm quan trọng của thuyết trình trong kinh doanh.

Thuyết trình trong kinh doanh có một tầm quan trọng vô cùng đáng kể, đem lại nhiều lợi
ích quan trọng và tác động tích cực như:

Giao tiếp hiệu quả: Thuyết trình trong kinh doanh giúp giao tiếp thông tin một cách rõ
ràng, chính xác và hiệu quả.

Xây dựng hình ảnh và uy tín: Có một buổi thuyết trình xuất sắc có thể xây dựng được
hình ảnh và uy tín cho người thuyết trình và cả doanh nghiệp. Truyền tải được thông điệp
rằng người thuyết tình và tổ chức có năng lực, kiến thức và hiệu suất cao.

Xây dựng lòng tin với đối tác: Thuyết trình trong kinh doanh đem lại sự tin tưởng và tạo
ra những mối quan hệ đối tác bềnh vững khi buổi thuyết trình thành công.
1.3. CÁC GIAI ĐOẠN THUYẾT TRÌNH TRONG KINH DOANH
1.3.1. Giai đoạn chuẩn bị thuyết trình.

Để buổi thuyết trình thành công, việc chuẩn bị là hết sức quan trọng. Tùy thuộc vào qui
mô, mức độ và tầm quan trọng của buổi thuyết trình, bạn có thể bắt đầu công việc chuẩn
bị trước một ngày, một tuần, hoặc thậm chí trước hàng tháng.

Trước khi thuyết trình, diễn giả cần phải trả lời thỏa đáng 6 câu hỏi sau:

Ai? (WHO) = cử tọa là ai? Cái gì? (WHAT) = nội dung là gì?

Tại sao (WHY) = tại sao phải thuyết trình? Khi nào? (WHEN) = thời điểm?

Ở đâu? (WHERE) = nơi, bối cảnh? Làm thế nào (HOW) = cách tốt nhất để trình bày.

1.3.1.1. Xác định mục tiêu

Trước khi chuẩn bị buổi thuyết trình bạn cần xác định thật rõ ràng đâu là mục tiêu bạn
muốn đạt được. Việc xác định rõ mục tiêu sẽ giúp bạn hình thành nội dung và cách truyền
đạt đến người nghe một cách có hiệu quả nhất. Điều này lại có liên quan đến các yếu tố:
những thông tin bạn muốn truyền đạt là gì, người nghe là ai và bầu không khí tại địa điểm
thuyết trình như thế nào.

Khi xác định mục tiêu, bạn cần đảm bảo nguyên tắc SMART:

S (specific): rõ ràng, cụ thể M (measuarable): đo lường được

A (achievable): có thể đạt được R (realisitc): thực tế

T (time – bound); thời gian để đạt được mục tiêu đề ra

Mục tiêu bài thuyết trình có thể là: cung cấp thông tin, thuyết phục, huấn luyện, bán
hàng… Trong giao tiếp kinh doanh, mục tiêu không chỉ dừng lại ở chỗ làm cho cử tọa
hiểu vấn đề mà còn phải thúc đẩy họ hành động để đạt được mục tiêu.

Người thuyết trình cần chọn đề tài phù hợp với thế mạnh, kiến thức và kinh nghiệm của
mình. Không nên thuyết trình một vấn đề không nắm vững, không ngang tầm với mình.
Vận dụng quy tắc ABC để xác định chính xác chủ đề và nội dụng thuyết trình:

A (Analyse): Phân tích, so sánh những tên đề tài có liên quan đến chủ đề cần thuyết trình.
Trên cơ sở đó, lựa chọn đề tài thích hợp.

B (Brainstorm): Động não suy nghĩ về nội dung cần thuyết trình, những điểm cần nhấn
mạnh và nguồn tài liệu cần thiết.

C (Choose): Lựa chọn. Trên cơ sở những số liệu, tài liệu có được, bạn hãy lựa chọn
những thông tin tốt nhất, thích hợp nhất. Lựa chọn những nội dung, điểm nhấn quan
trọng nhất, cần đặc biệt lưu ý.

1.3.1.2. Tìm hiểu thính giả

Quy mô người nghe cũng ảnh hưởng đến kết cấu của bài thuyết trình. Nếu có ít người
nghe, bạn có thể trả lời câu hỏi của người nghe một cách cụ thể, hoặc đông người nghe,
buổi thuyết trình phần lớn mang tính một chiều. Vì vậy, sự rõ ràng, chính xác, dễ hiểu là
những yếu tố quan trọng để duy trì sự chú ý của người nghe trong suốt buổi thuyết trình.

Có thể chia ra làm 4 nhóm thính giả chính: Thính giả biết ít – Diễn giả biết ít: vấn đề và ý
tưởng cần mới mẻ, cần có sự chuẩn bị công phu, phải chuẩn bị các ý tưởng rõ ràng và cần
có sự thảo luận nhóm. Thính giả biết ít – Diễn giả biết nhiều: vấn đề đưa ra cần trình bày
đơn giản, dễ hiểu và một lưu ý nhỏ là đừng quên rằng thính giả không hiểu biết như
mình. Thính giả biết nhiều – Diễn giả biết ít: đừng để rơi vào tình huống này, cố gắng tìm
hiểu xem thính giả cần gì, cần thảo luận nhóm. Thính giả biết nhiều – Diễn giả biết
nhiều: khả năng xảy ra tranh cãi sẽ là rất cao, kích thích đưa ra ý tưởng mới, dùng
phương pháp thảo luận nhóm.

Bên cạnh đó, cần xác định đối tượng nghe của buổi thuyết trình là người như thế nào và
thuộc nhóm đối tượng nào?

Người phản đối mạnh mẽ: sẵn sàng chống lại bạn, họ kêu gọi mọi người chống đối bạn.
Từ đó, bạn sẽ gặp thách thức. Người không thân thiện: không đồng ý với quan điểm của
bạn, họ không ủng hộ cũng như không có hành động gì chống đối lại bạn. Người trung
lập: họ hiểu vai trò của bạn nhưng không ủng hộ cũng như không chống đối lại bạn một
cách rõ ràng. Người chưa quyết định: họ băn khoăn giữa việc chống lại hay ủng hộ bạn,
chưa tìm ra cơ sở để có được quyết định của mình. Người ngoài cuộc: không có ý kiến rõ
ràng về vai trò của bạn vì họ không biết những gì bạn đang trính bày. Người ủng hộ: hơi
hiểu vai trò của bạn và ủng hộ bạn nhưng họ chưa hành động. Người ủng hộ mạnh mẽ: họ
không chỉ hiểu rõ vai trò của bạn mà còn sẵn sàng hành động để ủng hộ bạn.

Ngoài ra ta phải xác định được đối tượng nghe của buổi thuyết trình là ai. Ta cần nói
chuyện với họ, nói chuyện với những người biết họ và cần có sự quan sát tổng thể cũng
như một cách tỉ mỉ. Cũng như thuyết trình trong kinh doanh bạn sẽ xác định được đối
tượng nghe bao gồm:

Đối tượng bên tròn tổ chứ như: cấp trên, cấp dưới, đồng nghiệp.

Đối tượng bên ngoài tổ chứ như: Khách hàng, đối tác kinh doanh.

1.3.1.3. Soạn bài thuyết trình

Để nội dung thuyết trình có tính hấp dẫn và thuyết phục, việc thu thập thông tin về vấn đề
thuyết trình cũng rất quan trọng.

Phương pháp thu thập thông tin cho buổi thuyết trình:

Tìm kiếm: Phỏng vấn trao đổi, học hỏi những kinh nghiệm về lĩnh vực bạn sắp trình bày.
Tìm hiểu thông tin các công ty tư vấn, công ty nghiên cứu thị trường, tìm kiếm trên mạng
thêm thông tin về chủ đề. Nghiên cứu những ấn phẩm đã xuất bản và được lưu trữ.

Chọn lọc: Dựa trên những số liệu và tài liệu có được, lựa chọn thông tin tốt nhất, phù hợp
nhất cho bài thuyết trình.

Nội dung cần soạn

Bước 1: Soạn lời mở đầu cho bài thuyết trình

Viết từ 1 đến 3 câu nêu bật chủ đề thuyết trình. Trong phần này cần có: Đặt vấn đề, xác
định mục đích, đề nghị (nếu có), bày tỏ quan điểm.
Có các cách mở đầu trong phần này như sau: Mở đầu trực tiếp: giới thiệu trực tiếp vấn
đề mà nội dung bài nói muốn hướng đến. Mở đầu gián tiếp: đưa ra một luận đề nào đó rồi
dẫn dắt người nghe đến với chủ đề.

Có thể sử dụng những hình ảnh, âm thanh, mẩu chuyện… để kích thích và làm tăng dần
sự chú ý của người nghe nhưng không được lạm dụng.

Trong phần này mục tiêu cần đạt được là: thu hút sự quan tâm, tập trung của người nghe.
Tạo cảm giác thoải mái, sẵn sàng tiếp thu. Tạo niềm tin. Súc tích. Hướng người nghe vào
vấn đề và biến họ thành người chủ động lĩnh hội hay giải quyết.

Sau đó người thuyết trình cần giới thiệu số lượng và trình tự những nội dung sẽ trình bày.
Các điểm nội dung sẽ được sắp xếp theo mức độ quan trọng.

Đây là phần nhập đề, là bước tiếp xúc đầu tiên với người nghe, do đó bạn phải mở đầu
hấp dẫn, kích thích người nghe và làm rõ chủ đề của bài nói. Lời mở đầu cần tự nhiên,
ngắn gọn.

Bước 2: Soạn nội dung trình bày

Đây là phần quan trọng nhất, nội dung chính của phần thuyết trình thường sẽ chiếm 80 –
90% thời gian bài thuyết trình và cần đảm bảo các yêu cầu khi triển khai như sau:

Cung cấp cho thính giả những yêu cầu mới, đáp ứng cao nhất nhu cầu thông tin của khán
giả: sự kiện, câu chuyện, biểu diễn, trình bày bằng hình ảnh thuyết phục. Lập luận sắc
bén nhưng rõ ràng, dễ hiểu, dễ theo dõi. Gây sự chú ý của thính giả như: trao đổi, đặt câu
hỏi, yêu cầu người nghe tham gia vào các tiết mục biểu diễn. Tuyệt đối không nói một
cách chung chung. Dừng lại một chút sau mỗi ý trước khi chuyển sang ý sau. Kiểm tra
phản hồi của thính giả : thính giả đã nắm đã hiểu được vấn đề chưa. Mang tính cấp thiết,
phản ánh được vấn đề của buổi thuyết trình. Biết sử dụng các hình ảnh minh họa, các
phương tiện hỗ trợ trong trình bày như số liệu, dữ liệu thay vì chữ viết quá nhiều.

Bước 3: Soạn phần kết luận cho bài thuyết trình


Trong phần kết luận, người thuyết trình cần: Nhắc lại mục đích. Tóm tắt nội dung chính,
nhấn mạnh điểm cốt lõi. Nhắc lại đề xuất. Kết thúc bàng một nhận xét tích cực. Kết thúc
đúng lúc, không dài dòng và cảm ơn thính giả.

Nên chú ý đến 3 yếu tố:

Cách chuyển sang phần kết: để tránh cho thính giả không bị hụt hẫng, bất ngờ nên có câu
chuyển ý. Tóm tắt những nội dung chủ yếu của bài thuyết trình: nêu bật được những nội
dung hoặc mục đích chính. Câu kết: cần lưu ý đến bối cảnh, đối tượng nghe cụ thể để nêu
câu kết.

Sắp xếp thông tin

Đọc lại bản thảo để chắc chắn thông tin được sắp xếp theo trật tự ưu tiên hợp lý và mọi
thông tin cần thiết đều đã đưa vào. Các cấp độ ưu tiên của thông tin là:

Cần phải biết: thông tin quan trọng cần phải nói đầy đủ.

Nên biết: thông tin ít quan trọng, nên dành thời gian ít hơn và mức độ nhấn mạnh ít hơn.

Biết thì tốt: thông tin biết thì tốt mà không biết cũng không ảnh hưởng, còn giờ thì nói.

Viết tự nhiên

Bạn cần sử dụng cấu trúc câu đơn giản, thoải mái về những câu, từ đang trình bày. Hãy
xem người nghe như người đang đối thoại với mình, điều nảy giúp bạn tạo được không
khí thân mật. Nếu cảm thấy phần thuyết trình không được tự nhiên nên thử thu băng,
nghe lại và điều chỉnh những điều cần thiết.

Ngắt nhịp trình bày

Khi thuyết trình bạn nên đặt mình vào vị trí của người nghe. Bạn nên sắp xếp để có
những khoảng im lặng tại những thời điểm cần thiết, ví dụ khi muốn nhấn mạnh một ý
hay chuyển tiếp từ ý này sang ý khác. Tuy nhiên, thói quen ngắt nhịp khá khó thực hiện
cần cẩn thận vì nếu không thực hiện tốt, sự ngắt nhịp làm cho bài thuyết trình trở nên rời
rạc, không lôi cuốn và tệ hơn, bạn có thể trở nên “buồn cười” trước người nghe.
Chuẩn bị các mẩu giấy ghi chú

Ngoài bản chính, bạn có thể thêm những mẫu giấy nhỏ ghi các ý chính. Điều này sẽ giúp
bạn tránh hiện tượng đọc bài và có dụng ý nhắc nhở khi bạn quên mất các vấn đề và
khiến bạn dễ dàng có xu hướng đối thoại với người nghe hơn thay vì đọc thuộc lòng bài
viết. Những mẩu giấy có thể ghi lại những câu trích dẫn liên quan đến bài thuyết trình.

Thiết kế Power Point

Số lượng slide: 6 – 12 slide cho 10 phút thuyết trình, 30 – 70 slide cho 1 giờ. Hình thức
slide: Cỡ chữ từ 28 trở lên, chữ dùng cho tựa đề lớn hớn. Mỗi slide nên có khoảng 5 – 8
dòng (trừ tựa đề). Trên mỗi slide sử dụng tối đa 2 kiểu chữ. Tuân thủ nguyên tắc nền sáng
– chữ tối hoặc ngược lại. Tuyệt đối tránh lỗi chính tả, ngữ pháp và sử dụng quá nhiều
hiệu ứng đặc biệt vì sẽ làm người nghe mất tập trung vào bài nói.

1.3.1.4. Chuẩn bị nơi thuyết trình

Thiết kế không gian

Bao gồm: vị trí, tiếng ồn, ánh sáng, điều hòa nhiệt độ, cửa sổ, trang trí, âm thanh…Trước
khi buổi thuyết trình diễn ra cần chuẩn bị: chỗ ngồi đầy đủ và ngăn nắp. Phòng đủ ánh
sáng và vệ sinh. Mọi người có thể nhìn rõ thấy bạn và màn hình. Có đủ ổ cắm điện và ở
vị trí thuận tiện. Phòng có cách âm hay không. Hệ thống âm thanh tốt.

Bố trí bàn ghế

Tùy vào tính chất và nơi diễn ra bài thuyết tình ta cần có những cách bố trí sắp xếp bàn
ghế theo các phong cách khách nhau:

Kiểu nhà hát: Tốt cho các sự kiện đông người mà không cần ghi chép như hội thảo giới
thiệu sản phẩm. Linh hoạt cho mọi phòng hợp. Tuy nhiên, cần có sự thay đổi độ cao để
phía sau có thể nhìn thấy sân khấu để không bị chắn tầm nhìn. Kiểu chữ U: sử dụng cho
các cuộc họp, thảo luận nhóm giúp tương tác tốt giữa những người tham gia nhưng lại
không phù hợp cho những hội nghị lớn hơn 25 người. Kiểu lớp học: Lý tưởng cho các sự
kiện có ghi chép tài liệu hoặc dùng máy tính giúp người trình bày có thể nhìn thấy tất cả
mọi người tham gia. Tuy nhiên, nếu không khéo sắp xếp, đôi khi người tham gia chỉ nhìn
thấy lưng nhau.

Thiết bị và dụng cụ hỗ trợ

Cần tìm hiểu và kiểm tra kỹ lưỡng các thiết bị, dụng cụ hỗ trợ. Các thiết bị phải tương
thích với không gian và thời gian của buổi thuyết trình.

Thời gian

Lên kế hoạch về thời gian cho bài thuyết trình chỉ chiếm thời lượng 75% thời gian ước
lượng. Nếu bạn kết thúc sớm thì không sau nhưng kết thúc muộn thì sẽ rất tệ. Cần dành
50% trình bày và 25% để người nghe cùng tham gia để mọi người lắng nghe mình.

1.3.1.5. Luyện tập

Luyện tập trước khi thuyết trình là có hội tốt nhất để nắm vững nội dung, điều chỉnh thời
gian và bổ sung sửa đổi. Những cách mà bạn có thể tập luyện như: tập luyện trước gương
như đứng trước gương và quan sát cử chỉ, nét mặt né tránh những động tác thừa thãi. Hay
bạn có thể nhờ bạn bè, đồng nghiệp ngồi nghe và nhận xét, đánh giá về cách thức, nội
dung mà bạn trình bày. Đặt cho bạn những câu hỏi chất vấn qua đó bạn sẽ thu thập thêm
dược những ý kiến, ý tưởng bổ ích. Bạn cũng có thể ghi hình lại để phân tích và điều
chỉnh hành vi của mình. Quá trình tập luyện khiến bạn biến những động tác, cử chỉ thành
thói quen làm cho phần thuyết trình thêm sinh động.

1.3.2. Giai đoạn thuyết trình


1.3.2.1. Kiểm soát sự căng thẳng

Để bài thuyết trình đạt hiệu quả cao nhất việc kiểm soát sự căng thẳng là một yếu tố cực
kì quan trọng. Bạn nên tìm cách để kiểm soát cảm xúc bản thân, giải quyết trạng thái
căng thẳng thần kinh, xác định được những triệu chứng căng thẳng tác động đến bản thân
mình như: tay run, miệng khô…Nguyên nhân là do nỗi lo sợ sẽ có những vấn đề nảy sinh
trong buổi thuyết trình. Vì vậy, bạn cần chuẩn bị kỹ lưỡng, kiểm tra các công cụ, thiết bị
đã sẵn sàng chưa và nên động viên bản thân để trình bày một cách rõ ràng và thành công.
1.3.2.2. Thuyết trình một cách tự tin

Mở đầu một cách tự tin

Lời giới thiệu tốt sẽ tạo uy tín cho bạn, đồng thời kích thích người nghe có cảm giác
trông chờ vào những điều bạn sắp trình bày. Bạn hãy mở đầu một cách tự tin, to rõ với
tốc độ bình thường và cố gắng không nhìn vào bài thuyết trình. Điều này giúp bạn xây
dựng một không khí tự tin, cởi mở và lôi cuốn giúp bài thuyết trình được thực hiện tốt.

Tốc độ trình bày

Không nên tăng tốc hay giảm tốc độ mà không có chú ý. Bạn nên dừng một vài giây
trước khi chuyển ý và tận dụng để giao tiếp với mọi người. Điều này giúp bạn có cơ hội
nắm bắt những phản ứng đối với họ. Trong bài thuyết trình, bạn nên nói với tốc độ ổn
định, chỉ nhấn giọng khi bạn muốn nêu ý quan trọng.

Vận dụng ngôn ngữ cơ thể

Trong thuyết trình, chúng ta có thể vận dụng ngôn ngữ cơ thể để khẳng định thêm thông
điệp muốn truyền tải. Sử dụng cử chỉ bàn tay và luôn giữ mình ở tư thế mở với mục đích
nhấn mạnh, nhưng không nên lạm dụng quá khiến người nghe mất tập trung.

Yếu tố phi ngôn ngữ hỗ trợ

Bạn cần có trang phục lịch sự, phù hợp. Ánh mắt quan sát bao quát thính giả với vẻ mỉm
cười tưởi để tạo thiện cảm. Tránh những cử chỉ vô thức như gãi đầu, vuốt tóc, dấu tay
sau lưng… Tư thế đứng thẳng vai, cánh tay thả lỏng, không gò bó, thoải mái.

Giao tiếp bằng ánh mắt

Giao tiếp bằng ánh mắt có hiệu quả rất tốt trong việc xây dựng mối quan hệ với mọi
người. Bạn hãy nhìn bao quát người nghe, cố gắng thu hút sự chú ý của những người
ngồi xa. Nên quan tâm với những người cảm thấy không được diễn giả quan tâm và
thường có xu hướng phản ứng tiêu cực nhiều hơn.

Sử dụng cử chỉ
Với số lượng người nghe có quy mô lớn bạn cần có những động tác mang tính khuếch
trương cao. Có thể thời gian đầu thực hiện không tự nhiên nhưng cần trở thành thói quen
để tạo sức thuyết phục với người nghe. Hãy luyện tập thường xuyên để có thể sử dụng
nhuần nhuyễn, nhằm đạt hiệu quả cao.

1.3.2.3. Kết luận đạt hiệu quả cao

Bài thuyết trình được kết thúc mạnh mẽ và ấn tượng là rất quan trọng. Bạn hãy điểm lại
các ý chính để giúp người nghe ghi nhớ rõ ràng. Trước khi kết luận, bạn hãy bước lên
phía trước, giữ dáng tự tin, đưa ra câu kết một cách dứt khoát. Chẳng may bạn quên mất
một ý, thì hãy bỏ qua luôn, không nên xin lỗi rồi trình bày lại. Bạn nên lưu ý rằng chính
ấn tượng cuối cùng trong tâm trí người nghe về bài thuyết trình sẽ lưu lại lâu nhất.

1.3.3. Kiểm soát và trả lời câu hỏi của khán thính giả
1.3.3.1. Kiểm soát người nghe

Cố gắng xét đoán tâm trạng của người nghe để xác định cách thức truyền tải thông điệp
phù hợp nhất. Bạn rất dễ nhận biết những biểu hiện hứng thú của người nghe chẳng hạn
như họ mỉm cười, gật đầu hoặc nhìn một cách chăm chú. Tuy nhiên, bạn cần quan sát một
số người nghe thiếu tập trung hay uể oải bạn hãy tìm cách khích lệ họ, chẳng hạn đặt câu
hỏi đề nghị mọi người giơ tay hay có thể kể một câu chuyện vui để không khí vui vẻ hơn.

1.3.3.2. Trả lời câu hỏi

Đã có những bài thuyết trình gặp thất bại do diễn giả không trả lời thỏa đáng các câu hỏi
người nghe. Do đó, bạn cần học cách xử lý những câu hỏi khó và rắc rối để rèn luyện
thêm sự tự tin. Bạn nên dự kiến các câu hỏi hoặc nhờ bạn bè đồng nghiệp phản biện trước
cho bạn. Không nên cho phép hai hay nhiều người nói cùng một lúc, nếu không tình hình
sẽ rất dễ vượt khỏi tầm kiểm soát. Bạn cần tỉnh táo để tránh bị cuốn vào câu hỏi dông dài,
nhưng nếu mọi người lại quan tâm đến điều này bạn nên để vào cuối buổi thuyết trình
(nếu còn thời gian). Có những câu hỏi chỉ để chứng tỏ người hỏi hiểu biết nhiều bạn nên
lịch sự với những câu hỏi “phô trương” và gợi ý vào trọng tâm. Nếu gặp phải câu hỏi khó
bạn nên cố gắng bình tĩnh, đôi khi đừng ngại xem lại bài thuyết trình trước khi trả lời.
Trong trường hợp bạn không thể trả lời câu hỏi này thì hãy thẳng thắng thừa nhận thay vì
cố vòng vo, tránh né. Điều này cũng không quá nghiêm trọng vì bạn không thể biết hết
mọi điều. Cần lưu ý cảnh giác với những câu hỏi nhằm chỉ ra điểm yếu trong lập luận, hạ
thấp uy tín. Đối với những câu hỏi kiểu này bạn cần chuẩn bị sẵn sàng một số câu trả lời.
Nhắc lại mọi người mục đích bài thuyết trình để họ trở lại đúng hướng đi của bạn. Khi xử
lý các câu hỏi bạn cần nghiên cứu tài liệu và thông tin liên quan, hãy bình tĩnh trước khi
đưa ra câu trả lời. Nếu cần hãy đề nghị người hỏi làm rõ nghĩa câu hỏi. Nên dùng giọng
điều có thiện chí tạo sự ôn hòa. Với những người đặt câu hỏi rụt rè bạn nên khen ngợi,
khích lệ họ. Chú ý không để bị lôi kéo vào cuộc tranh cãi với người hỏi.

1.3.3.3. Ứng xử với báo chí

Nên cố gắng ứng xử với báo chí một cách tự tin, trả lời hết câu hỏi một cách nhẹ nhàng,
lịch sự nhưng luôn phải cảnh giác không để phóng viên “bẫy” hay “mớm lời” mình.

PHẦN 2: GIỚI THIỆU VỀ CÔNG TY TNHH MỸ PHẨM NATURE STORY COCOON

2.1. TỔNG QUÁT VỀ DOANH NGHIỆP

Những năm gần đây, mỹ phẩm thuần chay bắt đầu được nhiều người tiêu dùng Việt đón
nhận. Trong đó, Cocoon một trong những thương hiệu nội địa ghi được nhiều dấu ấn
trong giới skincare Việt được xem như một hiện tượng mới trong nền mỹ phẩm nước nhà.
Cocoon Việt Nam là thương hiệu mỹ phẩm thuần chay nổi tiếng, ra đời từ năm 2013 với
trụ sở chính nằm ở 38C – 39C, Khu Phố 1, Quốc Lộ 1A, Phường Tân Thới Hiệp, Quận
12, Thành phố Hồ Chí Minh, Việt Nam. Trong mỗi sản phẩm của Cocoon đều thể hiện rõ
tinh thần Việt với nguồn nguyên liệu hoàn toàn thiên nhiên từ cà phê Đắk Lắk đến dừa
Bến Tre; từ bơ ca cao Tiền Giang đến hoa hồng Cao Bằng. Rồi các nguyên liệu từ tự
nhiên như bưởi, rau má, sachi, bí đao… Thành công của Cocoon không chỉ từ khía cạnh
câu chuyện đẹp mà còn nhờ sự cam kết rõ ràng từ thương hiệu về chất lượng sản phẩm
đều đáp ứng các tiêu chí CGMP của Bộ Y Tế, minh bạch về thông tin.

2.2. TẦM NHÌN, SỨ MỆNH, LỊCH SỬ HÌNH THÀNH PHÁT TRIỂN CÔNG TY
Tầm nhìn: Chúng tôi là những người yêu thiên nhiên, luôn say đắm trong việc khám phá
các nguyên liệu quen thuộc trong đời sống hằng ngày của người Việt Nam từ rau củ, trái
cây, để đưa chúng vào trong các sản phẩm mỹ phẩm mà các chất dinh dưỡng của chúng
được giữ lại một cách và hoàn hảo. Những thực phẩm này rất giàu vitamin, chất chống
oxi hóa và các khoáng chất để tăng cường sức khỏe của làn da. Qua quá trình nghiên cứu
và thử nghiệm, những công thức được hình thành và trở nên hoàn hảo. Chúng đã phát
huy tác dụng và đáp ứng được mong mỏi của người Việt: an toàn và hiệu quả. Đối với
chúng tôi, những gì đưa lên da phải an toàn, hiệu quả và không có nguồn gốc từ động vật.

Sứ mệnh: Chúng tôi được sinh ra để mang lại cho bạn một làn da, một mái tóc luôn khỏe
mạnh, trẻ trung và tràn đầy sức sống từ những nguồn nguyên liệu đơn giản và gần gũi mà
bạn ăn hằng ngày. Chúng tôi luôn giữ một nhiệm vụ trong tâm trí: áp dụng các lợi ích của
thực phẩm quanh ta kết hợp với sự hiểu biết khoa học để tạo ra các sản phẩm mỹ phẩm
an toàn và hiệu quả cho tất cả mọi người. Hành trình gian nan tìm đến vẻ đẹp thật sự
không phải là nhiệm vụ của riêng bạn, chúng tôi sẽ cùng bạn đi trên hành trình đó.

Lịch sử hình thành phát triển: Ban đầu công ty là cơ sở nhỏ làm sản phẩm handmade.
Sau nhiều nỗ lực cố gắng phát triển, công ty chính thức thành lập trụ sở Công ty TNHH
Mỹ phẩm Nature Story tại 38C - 39C, khu phố 1, quốc lộ 1A, Phường Tân Thới Hiệp,
Quận 12, Hồ Chí Minh Nature Story. Năm 2013, với triết lý "Thật thiên nhiên", công ty
cho mắt thành công thương hiệu mỹ phẩm hữu cơ (Organic) đến từ Việt Nam - “Cocoon”
chuyên cung cấp sản phẩm làm đẹp sản xuất 100% từ thiên nhiên. Với cam kết không sử
dụng nguyên liệu động vật và không thử nghiệm trên động vật, Cocoon là thương hiệu
Việt Nam đầu tiên đạt được chứng nhận không thử nghiệm trên động vật và thuần chay
của tổ chức bảo vệ động vật toàn cầu PETA. Đáng ý vào năm 2017 - 2020, Cocoon vinh
dự lọt Top 11 thương hiệu mỹ phẩm thiên nhiên người tin dùng Việt Nam" thấu hiểu da
người Việt điều kiện khí hậu Việt Nam, Cocoon chiếm lĩnh hình ảnh ấn tượng trong mắt
người tiêu dùng Việt.

PHẦN 3: VẬN DỤNG THUYẾT TRÌNH VÀO SẢN PHẨM CỦA DOANH NGHIỆP
Sản phẩm em chọn của công ty là sản phẩm kem chống nắng bí đao quang phổ rộng, bảo
vệ làn da rất cao. Với công thức đột phá kết hợp các màng lọc thế hệ mới, chiết xuất bí
đao và các thành phần chống oxi hoá, kem chống nắng bí đao mang lại khả năng bảo vệ
phổ rộng chống lại bức xạ UVA và UVB là nguyên nhân gây ra tác hại lên da như bỏng
rát, cháy nắng, kích ứng, lão hoá và tổn thương tế bào da.

3.1. GIAI ĐOẠN CHUẨN BỊ

3.1.1. Xác định mục tiêu của bài thuyết trình

Mục tiêu thuyết trình của sản phẩm kem chống nắng Bí Đao Cocoon là: Giới thiệu được
về sản phẩm kem chống nắng, tăng cường được sự nhận thức của con người về tác hại
của tia tử ngoại (UV), giải thích được những lợi ích và điểm nổi bật của sản phẩm so với
các sản phẩm khác trên thị trường, hướng dẫn mọi người sử dụng để có được hiệu quả
tốt, cuối cùng là thúc đây quá trình tiếp thị và bán sản phẩm.

3.1.2. Phân tích thính giả

Phân tích thính giả của bài thuyết trình về kem chống nắng Bí Đao Cocoon đòi hỏi sự
hiểu biết về khán giả tiềm năng và mục tiêu của công ty.

Nhóm thính giả là đối tượng khách hàng tiềm năng như: Người trẻ, phụ nữa, người sống
ở khu vực có khí hậu nắng nóng.

Nhóm thính giả là đối tượng có kiến thức sâu về da: Có kiến thức về các thành phần và
công dụng của kem chống nắng. Quan tâm đến các sản phẩm chất lượng và hiệu quả cao
trong việc bảo vệ da khỏi tác động của tia tử ngoại.

Nhóm thính giả mới bắt đầu quan tâm đến chăm sóc da: Khám phá thông tin về kem
chống nắng và những lợi ích của việc sử dụng nó. Cần hướng dẫn và giải đáp các câu hỏi
cơ bản về chọn mua và sử dụng kem chống nắng.

Nhóm thính giả đã có kinh nghiệm với các sản phẩm chăm sóc da khác: Muốn so sánh và
đánh giá sự khác biệt của kem chống nắng Bí Đao Cocoon so với các sản phẩm khác.
Quan tâm đến các tính năng và công nghệ tiên tiến có trong sản phẩm. Cần sự thuyết
phục về sự hiệu quả và giá trị của sản phẩm.

3.1.3. Soạn bài thuyết trình giới thiệu sản phẩm kem chống nắng Bí Đao Cocoon

Để giới thiệu sản phẩm kem chống nắng Bí Đao Cocoon với thính giả phần này được mở
đầu bằng cách trực tiếp.

"Xin chào quý vị và các bạn! Rất vui khi mọi người đã có mặt trong buổi thuyết trình giới
thiệu sản phẩm của công ty chúng em. Em là Huỳnh Phương An, đại diện cho công ty xin
được giới thiệu đến mọi người sản phẩm chăm sóc da không chỉ mang lại sự bảo vệ cho
da khỏi tác động của ánh nắng mặt trời mà còn là một biểu tượng của sự tự nhiên. Đó
chính là kem chống nắng Bí Đao Cocoon.

Trong cuộc sống hiện đại ngày nay, việc bảo vệ làn da trước tác động của ánh nắng mặt
trời đã trở thành một yêu cầu thiết yếu. Với hàng ngàn sản phẩm kem chống nắng trên thị
trường, Bí Đao Cocoon tự hào mang đến một lựa chọn đáng tin cậy, ưu việt cho chúng ta.

Bí Đao Cocoon không chỉ chứa các thành phần tự nhiên và an toàn, mà còn có khả năng
bảo vệ da khỏi tác động của tia UVA và UVB, ngăn ngừa sự tấn công của gốc tự do và
giúp duy trì làn da mềm mịn, tràn đầy sức sống.

Trong buổi thuyết trình hôm nay, chúng ta sẽ cùng nhau tìm hiểu về thành phần và công
dụng của kem chống nắng Bí Đao Cocoon, được xây dựng trên nền tảng của nghiên cứu
khoa học và công nghệ tiên tiến nhất. Chúng ta sẽ cùng khám phá sự khác biệt và lợi ích
mà sản phẩm mang lại cho làn da của chúng ta.

Hãy cùng nhau đi vào cuộc hành trình này để tìm hiểu sự kỳ diệu của kem chống nắng Bí
Đao Cocoon và khám phá những bí quyết chăm sóc da hiệu quả. Xin mời các bạn cùng
tôi bước vào thế giới hấp dẫn của Bí Đao Cocoon."

3.1.4. Soạn nội dung trình bày

“Để mọi người hiểu rõ hơn về sản phẩm kem chống nắng Bí Đao Cocoon thì bài thuyết
trình của em đã chia ra làm 4 phần chính để giúp mọi người tiếp cận một cách dễ dàng.”
1. Giới thiệu sản phẩm kem chống nắng Bí Đao Cocoon

“Như mọi người đã biết, khi tiếp xúc với ánh nắng mặt trời, làn da của chúng ta luôn bị
ảnh hưởng bởi những tia tử ngoại gây ảnh hưởng đến tình trạng da vốn có của bản thân.
Từ đó, kem chống nắng là một dụng cụ rất cần thiết để bảo vệc chính làn da của mình. Vì
vậy, với sự cấp thiết đó Công ty mỹ phẩm Nature Story (Cocoon) đã cho ra mắt sản phẩm
kem chống nắng được chiết xuất chính từ bí đao một loại thực vật được sử dụng phổ biến
ở Việt Nam, Thái Lan, Ấn Độ và những nước nhiệt đới khác và các thành phần chống ôxi
hoá gồm: Vitamin E, Vitamin B3, Hydroxymethoxyphenyl Decanone, Tetrahexyldecul
Ascorbate. Hệ thống màng lọc gồm: Tinosorb S, Tinosorb A2B, Uvinul T150, Uvinul A+,
Parsol 1789. Khiến cho kem chống nắng Bí Đao Cocoon trở thành một sản phẩm thuần
chay từ thiên nhiên không ảnh hưởng đến động vật và là sản phẩm lí tưởng cho làn da cần
bảo vệ trước tia UV mỗi ngày.”

2. Nhận thức về tác hại của tia tử ngoại (UV) đối với làn da

“Vâng phần trên em đã giới thiệu với anh chị dòng sản phẩm kem chống nắng Bí Đao
Cocoon bên em tiếp theo đây em nói về những vấn đề mà tác hại của tia UV có thể gây ra
với làn da. Theo như nhận định của các chuyên gia, tia tử ngoại (UV) là một trong những
yếu tố gây tác hại lớn đối với làn da. Chúng có thể ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe và
nhan sắc của chúng ta. Gây ra những tình trạng xấu cho làn da như: Gây cháy nám và tàn
nhang: Tia UVB có khả năng thâm nhập vào lớp biểu bì da, gây ra việc sản xuất quá mức
melanin - chất gây sự đen màu cho da. Sự tích tụ quá mức melanin dẫn đến hiện tượng
cháy nám, tàn nhang, và làm mất đi sự đồng đều của màu da. Gây lão hóa da: Tia UVA
có tác động sâu hơn, có thể xuyên qua lớp biểu bì da và tác động đến lớp thượng bì. Nó
gây hại collagen và elastin - hai chất giúp da căng bóng và đàn hồi. Kết quả là da mất đi
độ săn chắc và xuất hiện nếp nhăn, lão hóa sớm. Gây ung thư da: Tia UV có khả năng
gây ra tổn thương DNA trong tế bào da. Sự tổn thương này có thể dẫn đến sự phát triển
của các khối u ác tính, gây ra ung thư da. Gây thiếu dưỡng cho da: Tia UV có thể làm
giảm lượng nước và chất lipid có trong da, gây ra việc mất đi độ ẩm tự nhiên. Điều này
dẫn đến da khô, căng rát, và có thể khiến da nhạy cảm hơn đối với các kích thích bên
ngoài. Gây bỏng da: Tia UVB có khả năng gây cháy da, gây ra việc bỏng ngoại da và gây
ra những vết đỏ, đau và sưng tấy. Vì vậy, để bảo vệ làn da khỏi tác hại của tia UV, việc sử
dụng kem chống nắng là rất quan trọng. Kem chống nắng không chỉ giúp ngăn ngừa cháy
nám, tàn nhang và lão hóa da, mà còn giúp bảo vệ da khỏi nguy cơ ung thư da.”

3. Lợi ích mà kem chống nắng Bí Đao Cocoon mang lại so với những sản phẩm
khác trên thị trường.

“Từ những tác hại của tia UV gây ảnh hưởng cho làn da nêu trên và với mong muốn đem
lại những sản phẩm được chiết xuất từ thiên nhiên mang đến cho con người. Từ đó, công
ty đã làm cho sản phẩm kem chống nắng Bí Đao Cocoon có những lợi ích khác biệt so
với những sản phẩm có mặt trên thị trường như: Chiết xuất từ bí đao: Kem chống nắng Bí
Đao Cocoon được làm từ chiết xuất tự nhiên của bí đao, một loại quả giàu chất dinh
dưỡng và vitamin. Bí đao chứa nhiều vitamin A, C và E, các chất chống oxi hóa và
khoáng chất, giúp nuôi dưỡng da và bảo vệ khỏi tác nhân gây hại từ môi trường. Tính
dưỡng da: Kem chống nắng Bí Đao Cocoon không chỉ bảo vệ da khỏi tác hại của tia UV
mà còn cung cấp độ ẩm cho da. Các chất dưỡng ẩm như glycerin và dầu khoáng trong sản
phẩm giúp duy trì độ ẩm tự nhiên, làm mềm và giữ cho làn da luôn mịn màng. Công thức
nhẹ nhàng: Kem chống nắng Bí Đao Cocoon có công thức nhẹ nhàng, không gây bít tắc
lỗ chân lông và dễ thẩm thấu vào da. Việc sử dụng kem này mang lại cảm giác thoải mái
và không làm da bị nhờn rít. Cảm giác sảng khoái: Sản phẩm có kết cấu mỏng nhẹ và
không gây cảm giác nặng nề trên da. Nó hấp thụ nhanh chóng và tạo cảm giác sảng
khoái, không gây cảm giác nhờn dính hay bết bám. Không chứa các chất gây kích ứng:
Kem chống nắng Bí Đao Cocoon không chứa paraben, sulfate và các chất phụ gia gây
kích ứng da. Điều này làm cho sản phẩm phù hợp với nhiều loại da, kể cả da nhạy cảm.
Với những lợi ích độc đáo này, công ty tin rằng sản phẩm kem chống nắng Bí Đao
Cocoon đem lại những điều tốt nhất đối với làn da.

4. Hướng dẫn người sử dụng để có được hiệu quả


“Và cuối cùng chúng ta sẽ đi vào cách sử dụng kem chống nắng Bí Đao Cocoon. để kem
chống nắng có thể phát huy được hết những công dụng mà nó đem lại cho làn da, bạn cần
tuân thủ theo những nguyên tắc để có được một trải nghiệm tốt nhất như: Làm sạch da
trước khi sử dụng kem chống nắng. Sau đó, lấy một lượng kem chống nắng Bí Đao
Cocoon vừa đủ cho toàn bộ khuôn mặt và cổ. Nhẹ nhàng tán kem chống nắng lên da, đảm
bảo phân phối đều trên toàn bộ khuôn mặt, cổ và dùng tay massage nhẹ nhàng để kem
chống nắng thấm vào da. Để có hiệu quả chống nắng liên tục, bôi lại kem chống nắng
trong ngày, đặc biệt khi có các hoạt động ngoài trời hoặc đi bơi. Đặc biệt để đem lại hiệu
quả tốt nhất bạn nên sử dụng hằng ngày để bảo vệ da khỏi tác động của tia UV.”

3.1.5. Soạn phần kết cho bài thuyết trình

“Tóm lại, trong bài thuyết trình này chúng ta đã tìm hiểu lợi ích đặc biệt mà sản phẩm
mang lại so với những sản phẩm khác trên thị trường. Sản phẩm không chỉ bảo vệ da khỏi
tác động của tia UV, mà còn cung cấp dưỡng chất và độ ẩm cho làn da. Với chiết xuất từ
bí đao giàu chất dinh dưỡng, không có những thành phần từ động vật tạo nên một sản
phẩm thuần chay hỗ trợ trong việc ngăn chặn quá trình lão hóa, duy trì làn da tươi sáng
và trẻ trung. Công thức nhẹ nhàng và không gây kích ứng giúp sản phẩm phù hợp với
nhiều loại da, kể cả da nhạy cảm. Để có hiệu quả tốt nhất khi sử dụng kem chống nắng Bí
Đao Cocoon, hãy tuân thủ các bước hướng dẫn sử dụng như làm sạch da trước, sử dụng
đúng lượng kem, phân phối đều, massage nhẹ nhàng và áp dụng trước khi tiếp xúc với
ánh nắng. Ngoài ra, việc tái áp dụng kem định kỳ và sử dụng hàng ngày là lời khuyên
quan trọng để bảo vệ da một cách toàn diện. Kem chống nắng Bí Đao Cocoon không chỉ
là một sản phẩm bảo vệ da, mà còn mang lại cảm giác thoải mái và không gây nhờn dính.
Với những ưu điểm và lợi ích độc đáo này, kem chống nắng Bí Đao Cocoon là một lựa
chọn lý tưởng để duy trì làn da khỏe mạnh và trẻ trung. Hãy trải nghiệm sản phẩm này và
tận hưởng lợi ích mà kem chống nắng Bí Đao Cocoon mang lại cho làn da của bạn. Bạn
sẽ không chỉ có một làn da mịn màng và rạng rỡ, mà còn tự tin hơn khi tiếp xúc với ánh
nắng mặt trời. Hãy đặt niềm tin vào kem chống nắng Bí Đao Cocoon và bước ra ánh sáng
một cách an tâm!”
3.1.6. Chuẩn bị hội trường

Hội trường được chuẩn bị để thuyết trình giới thiệu sản phẩm kem chống nắng Cocoon
được bố trí như sau: Địa điểm: Trung tâm hội nghị tiệc cưới Luxury Palace tại địa chỉ 171
Nguyễn Thái Sơn, Phường 7, Quận Gò Vấp, TP. Hồ Chí Minh với không gian gợi mở và
sang trọng. Phòng được bố trí theo kiểu lớp học với khoảng 150 chỗ cho khán giả để
người trình bài có thể nhìn thấy tất cả những người tham gia. Trang trí: Trang trí phòng
theo phong cách chuyên nghiệp, hợp với sản phẩm kem chống nắng Bí Đao Cocoon. Sử
dụng các banner hay bảng hiệu mang logo của sản phẩm để tăng tính thương hiệu. Đặt
cây xanh hoặc hoa tươi để tạo cảm giác tươi mát và gần gũi. Âm thanh: Đảm bảo hệ
thống âm thanh hoạt động tốt và phù hợp với không gian. Có microphone cho diễn giả để
tiếng nói được truyền tải rõ ràng và một loa lớn để khán giả có thể nghe được. Ánh sáng:
Đảm bảo ánh sáng trong phòng đủ sáng nhưng không quá chói. Sử dụng ánh sáng tự
nhiên nếu có thể hoặc sử dụng đèn chiếu sáng để tạo điểm nhấn cho diễn giả và hình ảnh
trình chiếu.

3.1.7. Luyện tập thuyết trình

Để buổi thuyết trình được diễn ra thành công việc luyện tập thuyết trình là rất quan trọng.
Cách thức luyện tập thuyết trình được sử dụng là tập luyện trước một nhóm bạn, mời một
nhóm bạn để trở thành khán giả mô phỏng buổi thuyết trình. Trình bày một cách tự tin
như buổi thuyết trình thật, yêu cầu nhận xét, phản hồi về cách diễn đạt, nội dung và sự
tương tác. Sau đó, chú ý lắng nghe và cải thiện những lỗi của bản thân bài thuyết trình.

3.2. GIAI ĐOẠN THUYẾT TRÌNH

3.2.1. Trang phục

Buổi thuyết trình giới thiệu sẩn phẩm được diễn ra trong không gian của một hội trường
tổ chức sự kiện sang trọng nên việc lựa chọn trang phục để trình bày là vô cùng quan
trọng, nên lựa chọn những trang phục trang trọng và lịch sự như: áo sơ mi kèm váy hoặc
quần âu cho nam giới, áo vest hoặc váy công sở cho nữ giới. Điều này giúp tạo ấn tương
tốt và tập trung vào nội dung thuyết trình.
3.2.2. Thời gian thuyết trình

Thời gian thuyết trình giới thiệu sản phẩm kem chống nắng Bí Đao Cocoon được diễn ra
trong khoảng ước lượng 30 phút kể từ lúc nhấn máy. Vậy việc thuyết trình một bài hoàn
hảo chỉ nên chiếm khoảng 23 phút với thời gian ước lượng trên. Nếu kết thúc muộn sẽ rất
tệ. Nên dành khoảng 7 phút để tương tác với người nghe sẽ tạo được bầu không khí sôi
nổi hơn.

3.2.3. Tương tác, kiểm soát thính giả

Để việc tương tác và kiểm soát thính giả được thực hiện một các tốt nhất việc cần làm đó
chính là: Sử dụng câu hỏi: Thực hiện các câu hỏi đặt cho khán giả để kích thích sự tương
tác như những câu hỏi liên quan đến sản phẩm kem chống nắng Bí Đao Cocoon được nêu
trong bài thuyết trình trên. Sử dụng ví dụ và hình minh họa: Sử dụng các ví dụ cụ thể,
hình ảnh hoặc video để minh họa tính năng, lợi ích và kết quả của việc sử dụng kem
chống nắng Bí Đao Cocoon. Điều này giúp thính giả hiểu rõ hơn về sản phẩm. Tạo không
gian cho sự trao đổi ý kiến: Mời khán giả chia sẻ ý kiến, câu chuyện hoặc kinh nghiệm cá
nhân của họ liên quan đến việc sử dụng kem chống nắng như những câu chuyện về da khi
sử dụng, kinh nghiệm chọn kem chống nắng của bạn là gì? Sử dụng ngôn ngữ cơ thể tích
cực: Sử dụng biểu cảm khuôn mặt, cử chỉ tay và di chuyển trong không gian để tạo sự lôi
cuốn và tăng cường tương tác với thính giả. Hãy giữ liên lạc mắt và nói một cách rõ ràng
và tự tin.

3.3. KIỂM SOÁT THÍNH GIẢ VÀ TRẢ LỜI CÂU HỎI CỦA THÍNH GIẢ

3.3.1. Kiểm soát câu hỏi của thính giả

Để kiểm soát câu hỏi của khán thính giả một cách tốt nhất có thể thì việc đầu tiên có thể
làm đó chính là cố gắng giữ bình tĩnh và dùng biện pháp để kiểm soát câu hỏi của thính
giả: Trước khi bắt đầu thuyết trình, thông báo cho thính giả về quy định câu hỏi. Điều này
có thể bao gồm yêu cầu thính giả viết xuống câu hỏi hoặc chỉ chấp nhận câu hỏi được
trình bày rõ ràng. Chọn một người điều phối để quản lý câu hỏi từ thính giả. Người này
sẽ chọn ra những câu hỏi phù hợp và truyền đạt chúng cho bạn. Đặc biệt trong trường
hợp có quá nhiều câu hỏi cần giải đáp bạn nên thiết kế một buổi hỏi đáp vào cuối buổi để
việc trả lời câu hỏi một cách hiệu quả nhất.

3.3.2. Trả lời câu hỏi của khán thính giả và báo chí

Việc trả lời câu hỏi của thính giả là vô cùng quan trọng sau khi trình bày xong bài thuyết
trình sản phẩm. Vì vậy, ta cần liệt kê những câu hỏi khán thính giả có thể hỏi và cần có
những câu trả lời phù hợp như:

- Có thể sử dụng kem chống nắng Bí Đao Cocoon cho loại da nào? Có phù hợp với da
nhạy cảm không?

Trả lời “Theo đặc điểm về thành phần và tính chất của kem chống nắng Bí Đao Cocoon
có thể được sử dụng cho mọi loại da, bao gồm cả da nhạy cảm. Đặc điểm của kem chống
nắng Bí Đao Cocoon là nó thường nhẹ nhàng, không gây kích ứng và dịu nhẹ cho da. Sản
phẩm thường chứa các thành phần tự nhiên như bí đao, vitamin E và các chiết xuất thảo
dược giúp dưỡng ẩm và làm dịu da.Vì kem chống nắng Bí Đao Cocoon thường không
chứa hóa chất gây kích ứng, nên sản phẩm này thích hợp cho da nhạy cảm. Tuy nhiên,
nếu bạn có da cực kỳ nhạy cảm hoặc bị dị ứng với một thành phần cụ thể, nên thử nghiệm
sản phẩm trên một vùng nhỏ của da trước khi sử dụng toàn bộ sản phẩm.Nếu bạn có lo
ngại về việc sử dụng kem chống nắng Bí Đao Cocoon cho da nhạy cảm, tôi khuyến nghị
bạn tìm hiểu thêm thông tin về thành phần của sản phẩm và tham khảo ý kiến của bác sĩ
da liễu hoặc chuyên gia chăm sóc da trước khi sử dụng.”

- Sản phẩm kem chống nắng Bí Đao Cocoon đã được kiểm định và có chứng nhận an
toàn từ các tổ chức uy tín không?
Trả lời “Vâng đây là một câu hỏi rất hay để chứng minh được độ an toàn của sản phẩm.
Kem chống nắng Bí Đao Cocoon chứng nhận "Không thử nghiệm trên động vật và thuần
chay" do tổ chức bảo vệ quyền lợi động vật toàn cầu PETA cấp. Đồng thời, Cocoon cũng
là thương hiệu được chứng nhận thuần chay do The Vegan Society (Hiệp hội thuần chay
quốc tế) phê duyệt. Từ quá trình kiểm tra độ chống nắng tại trung tâm kiểm nghiệm
Eurofins - Tây Ban Nha, Kem Chống Nắng Bí Đao đã xác định được các chỉ số ấn tượng:
SPF 50+ và UVA-PF 37, quang phổ rộng mang lại khả năng bảo vệ rất cao chống lại bức
xạ UVA và UVB là nguyên nhân gây ra tác hại lên da như bỏng rát, cháy nắng, kích ứng,
lão hoá và tổn thương tế bào da.”
- Kem chống nắng Bí Đao Cocoon đạt hiệu quả tối ưu trong bao nhiêu tiếng sau khi thoa?
Trả lời “Đối với thời gian tối đa mà kem chống nắng đem lại cho chúng ta hiệu quả tốt
nhất là 4 giờ.Tuy nhiên, bạn nên sử dụng trước từ 20-30 phút trước khi làn da tiếp xúc với
ánh nắng trực tiếp. Thoa lại sản phẩm sau mỗi 4 giờ để bảo vệ da một cách tốt nhất khi
tiếp xúc với ảnh nắng.”
3.3.2. Kết luận
“Hy vọng, sau buổi thuyết trình về sản phẩm hôm này đã giúp cho mọi người có được
một cách nhìn tổng quan về sản phẩm kem chống nắng Bí Đao Cocoon của công ty
chúng tôi. Tôi cũng rất chân thành cảm ơn quý vị, khán thính giả đã giành những thời
gian quý báo để có mặt trong buổi thuyết trình ngày hôm nay. Xin chân thành cảm ơn!”
PHẦN 4: KẾT LUẬN
Để xây dựng một bài thuyết trong kinh doanh là một việc vô cùng quan trọng đối với một
doanh nghiệp. Về việc xây dựng một bài thuyết trình về giới thiệu sản phẩm luôn có
những điểm thuận lợi và khó khăn nhất định.
4.1. Thuận lợi

Khi xây dựng một bài thuyết trình giới thiệu sản phẩm trong kinh doanh sẽ đem lại cho
doanh nghiệp được nhiều lợi ích đáng có như: Tăng cơ hội kinh doanh: Một bài thuyết
trình kinh doanh thành công có thể tạo ra cơ hội kinh doanh mới. Nó có thể thu hút sự
quan tâm từ khách hàng tiềm năng, tạo điều kiện thuận lợi để đàm phán và ký kết hợp
đồng, hoặc tạo ra sự hợp tác với đối tác và nhà đầu tư. Xây dựng hình ảnh thương hiệu:
Một buổi thuyết trình kinh doanh có thể giúp xây dựng hình ảnh và nhận diện thương
hiệu. Bằng cách sử dụng màu sắc, font chữ, logo và các yếu tố hình ảnh phù hợp với
thương hiệu của bạn, bạn có thể tạo ra một bài thuyết trình độc đáo và gắn kết với thương
hiệu của mình. Truyền tải thông tin hiệu quả: Bằng cách sử dụng bài thuyết trình, bạn có
thể truyền đạt thông tin về sản phẩm một cách rõ ràng, cụ thể và logic. Điều này giúp
người nghe hiểu được những ưu điểm, tính năng và giá trị của sản phẩm một cách chi tiết.

4.2. Khó khăn

Ngoài những thuận lợi có được trong việc xây dụng một bài thuyết trình giới thiệu sản
phẩm trong kinh doanh thì còn rất nhiều tiềm ẩn khó khăn mà người thuyết trình cần phải
đối mặt như: Tổ chức thông tin: Xử lý lượng thông tin lớn và tổ chức nó thành một bài
thuyết trình logic và hấp dẫn có thể là một thách thức. Thiết kế slide: Việc thiết kế slide
hấp dẫn và chuyên nghiệp cũng có thể gây ra khó khăn. Thời lượng và thời gian: Xác
định thời lượng thích hợp cho bài thuyết trình là một thách thức vì nếu thời gian không
phù hợp sẽ gây ra cảm nhận tệ với người nghe. Giao tiếp và sự tự tin: Đôi khi, việc giao
tiếp trước đám đông và giữ được sự tự tin có thể làm khó khăn cho một số người. Đòi hỏi
kiến thức về sản phẩm, kỹ năng giao tiếp và thực hành để trình bày một cách rõ ràng và
chuyên nghiệp. Tương tác và phản hồi: Trong quá trình thuyết trình, có thể xảy ra tình
huống không mong muốn như câu hỏi phức tạp hoặc phản hồi tiêu cực từ khán giả.

4.3. Biện pháp khắc phục

Từ những khó khăn trên, ta có thể đưa ra được một số biện pháp khắc phục để bài thuyết
trình được hoàn thiện hơn như: Tổ chức thông tin một cách logic: Xác định các điểm
quan trọng và sắp xếp thông tin theo một trình tự hợp lý. Sử dụng cấu trúc bài thuyết
trình như giới thiệu, nội dung chính và kết luận để tổ chức các phần của bài thuyết trình.
Thiết kế slide hấp dẫn: Chọn màu sắc, font chữ và hình ảnh phù hợp với thông điệp và
thương hiệu của bạn. Tạo slide sạch sẽ, dễ đọc và hấp dẫn bằng cách sử dụng hình ảnh,
biểu đồ và đồ hoạ một cách chính xác và hợp lý. Xác định thời lượng và quản lý thời
gian: Chia nhỏ nội dung thành các phần ngắn gọn. Quản lý thời gian trình bày bằng cách
phân bổ thời gian cho từng phần theo mức độ quan trọng và tính ưu tiên của thông tin.
Luyện tập và cải thiện kỹ năng giao tiếp: Luyện tập trước gương hoặc với nhóm bạn để
rèn kỹ năng giao tiếp và sự tự tin. Tìm hiểu cách diễn đạt một cách rõ ràng, sử dụng ngôn
ngữ phù hợp và có khả năng tương tác với khán giả.

You might also like