You are on page 1of 7

1.

Giới thiệu sơ về nguồn góc của QFD

QFD được phát triển lần đầu tiên tại Nhật Bản bởi Yoji Akao vào cuối những năm
1960 khi đang làm việc cho nhà máy đóng tàu của Misubishi. Sau đó được các công ty
khác bao gồm Toyota và chuỗi cung ứng của nó áp dụng. Vào đầu những năm 1980, QFD
được giới thiệu ở Hoa Kỳ chủ yếu bởi ba công ty ô tô lớn và một số nhà sản xuất điện tử.
Việc chấp nhận và tăng trưởng việc sử dụng QFD ở Mỹ ban đầu khá chậm nhưng sau đó
đã trở nên phổ biến và hiện đang được sử dụng trong các tổ chức sản xuất, chăm sóc sức
khoẻ và dịch vụ.
QFD có tác dụng gì ? Trong thế giới kinh doanh và công nghiệp, mọi tổ chức đều
cần có khách hàng  làm hài lòng khách hàng  công cụ được lựa chọn là QFD. QFD
có rất nhiều tên : Matrix product planning, Decision Matrix, customer – Driven
engineering.
Tóm lại, QFD (Quality Function Deployment) là một công cụ lập kế hoạch và giải
quyết vấn đề và được sử dụng để xác định một cách hiệu quả các yêu cầu của khách hàng
và chuyển đổi chúng thành các thông số kỹ thuật chi tiết và kế hoạch chúng để sản xuất
các sản phẩm đáp ứng các yêu cầu đó.

Trong quá trình QFD, các thông số kỹ thuật thiết kế theo từng cấp độ, ở level
1(system) là ở cấp độ hệ thống đến hệ thống con ở lv2 (sub-system) và các thành phần ở
lv3(component). Cuối cùng ở lv4(production process control) các thông số kỹ thuật thiết
kế được kiểm soát trong suốt quá trình sản xuất và lắp ráp để đảm bảo đáp ứng nhu cầu
khách hàng.

2. Lợi ích khi sử dụng QFD

Giao tiếp hiệu quả là một trong những khía cạnh quan trọng có tác động lớn đến
sự thành công của bất kì tổ chức nào  Với phương pháp QFD, giúp truyền đạt hiệu quả
nhu cầu của khách hàng tới nhiều hoạt động kinh doanh trong toàn tổ chức bao gồm :
thiết kế, chất lượng, sản xuất, tiếp thị và bán hàng. Việc truyền đạt tiếng nói của khách
hàng một cách hiệu quả cho phép toàn bộ tổ chức làm việc cùng nhau và tạo ra những sản
phẩm có giá trị cảm nhận cao của khách hàng. Dưới đây là một số lợi ịch khi sử dụng
QFD
+ Customer Focused (tập trung vào khách hàng): Phương pháp QFD đặt tầm quan
trọng vào mong muốn và nhu cầu của khách hàng chứ không phải vào những gì công ty
có thể tin rằng khách hàng mong muốn. Qua sử dụng QFD, tiếng nói của khách hàng
(VOC) được chuyển thành thông số kỹ thuật thiết kế.
+ Competitor Analysis (phân tích đối thủ cạnh tranh): công cụ QFD cho phép so
sánh trực tiếp về cách thiết kế hay sản phẩm của bạn so sánh với đối thủ cạnh tranh trong
việc đáp ứng VOC. Những phân tích này có thể có ích trong việc đưa ra các quyết định
thiết kế có thể giúp bạn dẫn đầu.
+ Shorter Development Time and Lower Cost (Thời gian phát triển ngắn và chi
phí thấp hơn): QFD giảm khả năng thay đổi thiết kế muộn bằng cách tập trung vào các
tính năng và cải tiến sản phẩm dựa trên yêu cầu của khách hàng  giúp tránh lãng phí
thời gian và nguồn lực có giá trị của dự án vào phát triển các tính năng hoặc chức năng
không có giá trị gia tăng
+ Structure and Documentation (Cấu trúc và tài liệu): QFD cung cấp một phương
pháp và công cụ có cấu trúc để ghi lại các quyết định được đưa ra trong quá trình phát
triển sản phẩm
 QFD là một phương pháp dành cho các tổ chức nhằm lắng nghe tiếng nói của cách
hàng và đáp ứng nhu cầu của họ

3. Các giai đoạn của quá trình QFD

Quy trình triển khai phương pháp QFD gồm 4 giai đoạn bao gồm các hoạt động
trong suốt chu kỳ phát triển sản phẩm. Các ma trận được sử dụng ở mỗi giai đoạn với
mục đích để chuyển ý kiến của khách hàng sang các yêu cầu thiết kế cho từng hệ thống,
hệ thống con và thành phần
Giai đoạn 1: Product Definition : bắt đầu bằng việc thu thập VOC và chuyển mong
muốn và nhu cầu của khách hàng thành các thông số kỹ thuật của sản phẩm. Ở giai đoạn
này cũng phân tích cạnh tranh để đánh gía mức độ hiệu quả của sản phẩm của đối thủ
cạnh tranh trong việc đáp ứng mong muốn và nhu cầu của khách hàng
+ Collection of VOC
+ Translating VOC into product specifications
+ Competitive Analysis
+ Initial design concept about product performance and produc specifications
Giai đoạn 2: Product Development: ở giai đoạn này các bộ phận và cụm lắp ráp
quan trọng được xác định. Các đặc tính quan trọng của sản phẩm được xếp tầng và
chuyển thành các thông số kỹ thuật lắp ráp và bộ phận quan trọng. Các yêu cầu hoặc
thông số kỹ thuật chức năng sau đó được xác định cho từng cấp độ chức năng
+ The critical parts and assemblies are identified
+ Critical part and assembly specs
+ Specifications are then defined.
Giai đoạn 3: Process Development: trong giai đoạn này các qui trình sản xuất và
lắp ráp được thiết kế dựa trên các thông số kỹ thuật của sản phẩm và thành phần. Dòng
qui trình được phát triển và các đặc điểm quan trọng của qui trình được xác định
+ Designed Manufacturing & asembly processes
+ Developed Process flow
+ Identified Critical process characteristics
Giai đoạn 4: Process Quality Control: trước khi bắt đầu sản xuất, quy trình QFD
xác định các đặc điểm quan trọng của bộ phận và quy trình. Các thông số quy trình được
xác định và các biện pháp kiểm soatys quy trình thích hợp được phát triển và triển khai.
Ngoài ra mọi thông số kỹ thuật kiểm tra và thử nghiệm đều được phát triển. Quá trình sản
xuất hoàn chỉnh bắt đầu sau khi hoàn thành nghiên cứu về khả năng của quy trình.
+ Process parameter are determined
+ Process controls are developed & implement
+ Full product begins upon completion process capability studie.

4. House of quality

QFD LV1 ( house of quality) : được sử dụng để chuyển những mong muốn và
nhu cầu của khách hàng thành các đặc điểm thiết kế sản phẩm hoặc dịch vụ bằng cách sử
dụng ma trận mối quan hệ. HOQ thể hiện hiện mối quan hệ của khách hàng “What” và
các thông số thiết kế “How”
- What : Đây thường là phần đầu tiên được hoàn thành. Cột này là nơi liệt kê VOC
hoặc mong muốn và nhu cầu của khách hàng (VOC của khách hàng được liệt kê)
- Importance factor (Yếu tố quan trọng) : đánh giá từng chức năng dựa trên mức độ
quan trọng của chúng đối với khách hàng. (thường được đánh giá với thang điểm
từ 1 đến 5 với 5 thể hiện mức độ quan trọng cao nhất).
- Hows: ở mục này thể hiện các đặc điểm thiết kế và yêu cầu kỹ thuật của sản phẩm
sao cho phù hợp với VOC
- Body or main room: sẽ sắp xếp theo thứ hạng dựa theo mỗi tương quan ở mục
how để hoàn thành từng what. Được sắp xếp theo thứ hạng : Strong (9), Moderate
(3), Weak (1), None ()
- Roof: ma trận ở mục này được sử dụng để chỉ ra cách các yêu cầu thiết kế tương
tác với nhau

- Competitor comparison (so sánh đối thủ cạnh tranh): Phần này hiển thị so sánh sản
phẩm của đối thủ cạnh tranh liên quan đến việc đáp ứng nhu cầu của khách hàng
(VOC). Với thang điểm từ 1  5. Phần này phải được hoàn thành dựa trên phản
hồi trực tiếp từ khảo sát khách hàng.
- Relative Importance (tầm quan trọng tương đối): phần này chứa kết quả tính tổng
của mỗi cội bằng cách nhân Importance factor (hệ số tầm quan trọng) với điểm
của mỗi cột How  dùng kết quả này đê xếp hạng từng cột để xác định đâu là nơi
hiện đang mạnh nhất của công ty
- Lower level/ foundation: phần này liệt kê các giá trị mục tiêu cụ thể hơn cho các
thông số kỹ thuật
Dưới đây là HOQ của dự án drone delivery drone của nhóm tụi em:

5. QFD LV2

Ma trận QFD cấp 2 được sử dụng trong Giai đoạn phát triển thiết kế. Sử dụng
QFD cấp 2, nhóm có thể khám phá tổ hợp, hệ thống, hệ thống con và thành phần nào có
tác động nhiều nhất đến việc đáp ứng các yêu cầu thiết kế sản phẩm và xác định các đặc
điểm thiết kế chính. Thông tin được tạo ra từ việc thực hiện QFD cấp 2 thường được sử
dụng làm đầu vào trực tiếp cho quy trình DFMEA (Phân tích hiệu ứng và chế độ lỗi thiết
kế). QFD cấp 2 có thể được phát triển ở các cấp độ sau:
Design Failure Mode and Effects Analysis DFMEA.
System level: Các thông số kỹ thuật và yêu cầu chức năng hoặc “Cách thức” được
xác định và ưu tiên trong Ngôi nhà Chất lượng sẽ trở thành “Cái gì” cho QFD cấp hệ
thống. Sau đó, chúng được đánh giá theo hệ thống hoặc tổ hợp nào mà chúng tác động.
Bất kỳ hệ thống nào được coi là quan trọng sau đó sẽ chuyển sang QFD của hệ thống
phụ.
Sub system level: Các yêu cầu được xếp tầng từ cấp độ hệ thống được xác định lại
để phù hợp với cách hệ thống con đóng góp cho hệ thống đáp ứng các yêu cầu chức năng
của nó. Sau đó, thông tin này trở thành “Cái gì” cho QFD và các thành phần cũng như
“Cách thức” có thể khác được liệt kê và xếp hạng để xác định các thành phần quan trọng.
Các thành phần được coi là quan trọng sau đó sẽ yêu cầu tiến tới QFD cấp thành phần.
Component level: QFD cấp độ thành phần cực kỳ hữu ích trong việc xác định các
đặc điểm hoặc tính năng chính và quan trọng có thể được trình bày chi tiết trên bản vẽ.
Sau đó, các đặc điểm then chốt hoặc quan trọng sẽ chuyển xuống các hoạt động QFD Cấp
độ 3 để sử dụng trong việc thiết kế quy trình

You might also like