You are on page 1of 5

I.

Đảng lãnh đạo xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng Xã hội chủ
nghĩa.

1. Quá trình nhận thức của Đảng về KTTT từ ĐH VI đến ĐH VIII

-Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VI (12/1986) của Đảng chỉ rõ: Thực chất của
cơ chế mới về quản lý kinh tế là cơ chế kế hoạch hóa theo phương thức hạch
toán kinh doanh XHCN, đúng nguyên tắc tập trung dân chủ.

-Đại hội lần thứ VII (6/1991) Đảng khẳng định: tiếp tục xây dựng nền kinh tế
hàng hóa nhiều thành phần và đổi mới quản lý kinh tế. Cơ chế vận hành nền
kinh tế hàng hóa nhiều thành phần theo định hướng XHCN là cơ chế thị trường
có sự quản lý của Nhà nước. Trong cơ chế đó, các đơn vị kinh tế có quyền tự
chủ sản xuất, kinh doanh. Nhà nước quản lý nền kinh tế nhằm định hướng, dẫn
đắt các thành phần kinh tế, tạo môi trường và điều kiện thuận lợi cho hoạt động
sản xuất, kinh doanh theo cơ chế thị trường.

-Đại hội lần thứ VIII (6/1996) của Đảng chỉ rõ tiếp tục phát triển nền kinh tế
nhiều thành phần, vận hành theo cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước
theo định hướng XHCN.

=> Qua ba Đại hội lần VI, VII, VIII của Đảng cho thấy điểm nổi bật của thời
kỳ1986-1996 là Đảng thống nhất nhận thức về kinh tế thị trường, cụ thể như
sau:
+ Thứ nhất, Kinh tế thị trường không phải là cái riêng có của chủ nghĩa tư bản
mà là thành tựu phát triển chung của nhân loại, không đối lập với CNXH.
+ Thứ 2: Kinh tế thị trường tồn tại khách quan trong thời kỳ quá độ lên CNXH.
+ Thứ ba, có thể và cần thiết sử dụng kinh tế thị trường để xây dựng chủ nghĩa
xã hội ở nước ta. Kinh tế thị trường có vai trò to lớn đối với sự phát triển kinh tế
xã hội.

2. Quá trình lãnh đạo xây đựng nền KTTT định hướng XHCN từ ĐH IX
đến ĐH XIII
- Đại hội IX của Đảng (2001) lần đầu tiên xác định nền kinh tế hàng hóa nhiều
thành phần vận hành theo cơ chế thị trường có sự quản lý của nhà nước theo
định hướng xã hội chủ nghĩa chính là nền kinh tế thị trường định hướng xã hội
chủ nghĩa và đó là mô hình kinh tế tổng quát của nước ta trong thời kỳ quá độ
lên chủ nghĩa xã hội.
-Đại hội X của Đảng (2006) nêu rõ phát triển nền kinh tế thị trường định hướng
xã hội chủ nghĩa nhằm thực hiện mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội công
bằng, dân chủ, văn minh.

- Đại hội XI của Đảng (2011) xác định hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường
định hướng xã hội chủ nghĩa là một trong ba đột phá chiến lược để phát triển đất
nước. Đại hội chỉ rõ nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa là một
hình thức kinh tế thị trường vừa tuân theo những quy luật của kinh tế thị trường,
vừa dựa trên cơ sở và được dẫn dắt, chi phối bởi các nguyên tắc và bản chất của
chủ nghĩa xã hội và yêu cầu hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường đồng bộ và
hiện đại.

-Thống nhất nhận thức về nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa,
Đại hội XII (2016) của Đảng xác định: Nền KTTT định hướng XHCN Việt
Nam là nền kinh tế vận hành đầy đủ, đồng bộ theo các quy luật của KTTT, đồng
thời bảo đảm định hướng XHCN phù hợp với từng giai đoạn phát triển của đất
nước. Đó là nền KTTT hiện đại và hội nhập quốc tế; có sự quản lý của nhà nước
pháp quyền XHCN, do Đảng cộng sản Việt Nam lãnh đạo, nhằm mục tiêu “dân
giàu, nước mạnh, dân chủ, công băng, văn minh.

-Đại hội Đảng XIII (2021) khẳng đình nền KTTT định hướng XHCN ở nước ta
là nền kinh tế thị trường hiện đại, hội nhập quốc tế, vận hành đầy đủ, đồng bộ
theo các quy luật của kinh tế thị trường, có sự quản lý của Nhà nước pháp quyền
xã hội chủ nghĩa, do Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo; bảo đảm định hướng
xã hội chủ nghĩa vì mục tiêu “dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn
minh" phù hợp với từng giai đoạn phát triển của đất nước. Nền kinh tế thị
trường định hướng xã hội chủ nghĩa Việt Nam có nhiều hình thức sở hữu, nhiều
thành phần kinh tế, trong đó: Kinh tế nhà nước giữ vai trò chủ đạo; kinh tế tập
thể, kinh tế hợp tác không ngừng được củng cố, phát triển; kinh tế tư nhân là
một động lực quan trọng; kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài ngày càng được
khuyến khích phát triển phù hợp với chiến lược, quy hoạch và kế hoạch phát
triển kinh tế - xã hội.

3. Kết quả thực hiện


3.1. Hoàn thiện nhận thức KTTT
-Trong hơn 35 năm đổi mới, nhận thức, quan điểm, chủ trương của Đảng, Nhà
nước ta về nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa Việt Nam đã
từng bước hình thành, được bổ sung, phát triển ngày càng hoàn thiện, phù hợp
với quy luật khách quan, thực tiễn của đất nước và xu hướng chung của thế giới,
của thời đại:
+ Từ nhận thức, quan điểm phủ nhận kinh tế thị trường, xem kinh tế thị trường
là đặc trưng riêng có của chủ nghĩa tư sản, đối lập kinh tế thị trường với chủ
nghĩa xã hội, Đảng đã từng bước thừa nhận sự tồn tại khách quan, tất yếu, cần
thiết của kinh tế thị trường trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở nước ta.
+ Nhận thức về vai trò và chủ trương phát triển đa dạng các hình thức sở hữu,
các thành phần kinh tế trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ
nghĩa. Từ chỗ thừa nhận, cho phép tồn tại, phát triển hai hình thức sở hữu toàn
dân (nhà nước) và tập thể về tư liệu sản xuất, hai thành phần kinh tế là kinh tế
nhà nước và kinh tế tập thể, Đảng đã thừa nhận sự tồn tại, khuyến khích phát
triển nhiều hình thức sở hữu, nhiều thành phần kinh tế trong nền kinh tế thị
trường định hướng xã hội chủ nghĩa.
+ Nhận thức về phát triển đồng bộ các yếu tố thị trường và các loại thị trường.
Từ chỗ tất cả giá cả sản phẩm hàng hóa mua bán, lưu thông đều do Nhà nước
quyết định, khi chuyển sang phát triển kinh tế hàng hóa, ban đầu, Đảng chủ
trương thực hiện cơ chế hai giá, một giá vẫn do Nhà nước quyết định (đối với
một số hàng hóa có ảnh hưởng, tác động lớn đến sản xuất và đời sống nhân dân)
và một giá do người sản xuất, kinh doanh quyết định (đối với các hàng hóa do
họ sản xuất kinh doanh).
+ Nhận thức về mối quan hệ giữa Nhà nước, thị trường và xã hội trong nền
kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. Từ chỗ không được thừa nhận,
rồi được xem chỉ là yếu tố hỗ trợ cho kế hoạch, vai trò, chức năng của thị
trường được nhận thức ngày càng đầy đủ; thị trường được xác định đóng vai trò
chủ yếu trong huy động và phân bổ các nguồn lực, xác định giá cả, điều tiết hoạt
động của doanh nghiệp, lưu thông của hàng hóa, là động lực chủ yếu để giải
phóng sức sản xuất.
+ Nhận thức về hội nhập kinh tế quốc tế. Nhận thức của Đảng đã phát triển từ
mở rộng quan hệ kinh tế quốc tế tới chủ động, tích cực hội nhập kinh tế quốc tế;
từ đẩy mạnh các hoạt động xuất nhập khẩu, thu hút đầu tư nước ngoài tới ký kết
các hiệp định thương mại, đầu tư song phương, đa phương, tham gia vào các tổ
chức kinh tế quốc tế; đa dạng hóa, đa phương hóa quan hệ kinh tế quốc tế.
+ Nhận thức về định hướng xã hội chủ nghĩa của nền kinh tế thị trường. Định
hướng xã hội chủ nghĩa là yêu cầu được Đảng đặt ra ngay từ khi xác định nền
kinh tế nước ta là nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần (Đại hội VII) và nền
kinh tế thị trường (Đại hội IX). Tuy nhiên, nhận thức về những yếu tố bảo đảm
định hướng xã hội chủ nghĩa cũng chỉ được hoàn thiện từng bước.
+ Nhận thức về yêu cầu nâng cao năng lực lãnh đạo của Đảng, hiệu lực, hiệu
quả quản lý của Nhà nước với nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ
nghĩa. Đảng cần phải nâng cao năng lực hoạch định đường lối, chủ trương phát
triển kinh tế - xã hội; đẩy mạnh, nâng cao chất lượng công tác tuyên truyền, vận
động, tạo sự đồng thuận trong Đảng và trong xã hội để thực hiện thắng lợi chủ
trương, đường lối của Đảng.
3.2. Hoàn thiện thể chế KTTT
+ Đã hình thành hệ thống pháp luật về kinh tế khá đầy đủ, tạo cơ sở pháp lý cho
các doanh nghiệp thuộc mọi loại hình sở hữu hoạt động. Vai trò của nhà nước
đã được điều chỉnh phù hợp hơn với cơ chế thị trường, về cơ bản, đã thiết lập
được khung pháp luật và bộ máy thực thi hiệu quả hơn.
+ Các yếu tố thị trường và các loại thị trường hàng hoá, dịch vụ từng bước hình
thành đồng bộ, vận hành cơ bản thông suốt và bước đầu có sự gắn kết với thị
trường khu vực và quốc tế.
+ Thể chế phát triển thị trường bất động sản và quyền sử dụng đất được hoàn
thiện và hoạt động bền vững hơn, huy động được nguồn vốn cho phát triển kinh
tế - xã hội.
+ Các giải pháp phát triển thị trường lao động được chú trọng thực hiện; công
tác nghiên cứu, dự báo, khớp nối cung - cầu lao động và cập nhật hệ thống
thông tin thị trường lao động được tăng cường. Thể chế thị trường khoa học và
công nghệ ngày càng được hoàn thiện và phát triển.
+ Nhìn chung, thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa đang dần
được hoàn thiện theo hướng hiện đại, đồng bộ và hội nhập tuy nhiên thể chế
kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa vẫn chưa đồng bộ, đầy đủ để bảo
đảm thị trường vận hành thông suốt, hiệu quả. Một số thị trường chậm phát
triển, vận hành còn nhiều vướng mắc, nhất là thị trường quyền sử dụng đất và
thị trường khoa học, công nghệ. Một số quy định pháp luật, cơ chế, chính sách
còn chồng chéo, thiếu chặt chẽ, chưa ổn định. Vẫn còn các điều kiện đầu tư kinh
doanh bất hợp lý, ban hành giấy phép con trái quy định. Thiếu cơ chế, chính
sách thí điểm các mô hình kinh doanh mới, mô hình hợp tác xã hoạt động hiệu
quả tạo thuận lợi cho doanh nghiệp, hợp tác xã.
3.3. Hoàn thiện các thành phần kinh tế:
-Trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở nước ta, các thành
phần kinh tế vừa hợp tác, vừa cạnh tranh bình đẳng theo pháp luật, đều là những
bộ phận hợp thành của nền kinh tế; khi tuân thủ đầy đủ luật pháp, chính sách
của nhà nước, đóng góp tích cực vào phát triển đất nước, nâng cao đời sống
nhân dân đều được khuyến khích và trân trọng. Tuy nhiên, mỗi thành phần kinh
tế, đồng thời, có vai trò riêng, khác nhau. Kinh tế nhà nước được xác định giữ
vai trò chủ đạo, cùng với kinh tế tập thể là nền tảng, kinh tế tư nhân được xác
định là một động lực quan trọng của nền kinh tế:
+ Đối với kinh tế tư nhân, từ chủ trương phát triển kinh tế hộ gia đình trong
nông nghiệp, Đảng ta thừa nhận sự tồn tại lâu dài, khuyến khích phát triển kinh
tế tư nhân trong các lĩnh vực, các ngành kinh tế, rồi đi tới xác định kinh tế tư
nhân có vai trò quan trọng, là một động lực của nền kinh tế. Hiện nay, kinh tế tư
nhân được xác định là một động lực quan trọng của nền kinh tế thị trường định
hướng xã hội chủ nghĩa. Doanh nghiệp tư nhân được kinh doanh ở mọi ngành,
lĩnh vực mà pháp luật không cấm.
+ Kinh tế nhà nước được xác định có vai trò chủ đạo, cùng với kinh tế tập thể
từng bước trở thành nền tảng của nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ
nghĩa; đồng thời, Đảng yêu cầu phải tăng cường quản lý tài sản công, các nguồn
lực nhà nước (đất đai, tài nguyên, vốn nhà nước); cơ cấu lại, nâng cao hiệu quả
đầu tư công và đẩy mạnh sắp xếp lại, đổi mới, nâng cao hiệu quả các doanh
nghiệp nhà nước.
+ Đối với các tổ chức kinh tế tập thể, kinh tế hợp tác, Đảng chủ trương đổi mới
cả về tổ chức và phương thức hoạt động phù hợp với cơ chế thị trường. Các hợp
tác xã phải hình thành trên cơ sở liên kết tự nguyện của các thành viên, làm
chức năng cung cấp dịch vụ cho các thành viên, hỗ trợ cho các thành viên trong
vay vốn, ứng dụng tiến bộ khoa học - công nghệ, tiêu thụ sản phẩm... để giảm
chi phí, nâng cao năng suất, chất lượng và hiệu quả sản xuất kinh doanh.
3.4. Hội nhập kinh tế quốc tế:
+ Trong hơn 30 năm vừa qua, kể từ khi bắt đầu công cuộc đổi mới, Việt Nam đã
tiến từ chỗ phá thế bao vây cấm vận, bình thường hóa quan hệ ngoại giao với
các nước sang việc đàm phán, ký kết gia nhập các tổ chức khu vực và quốc tế,
ký kết các hiệp nghị thương mại tự do thế hệ mới với các nước và khu vực, đặc
biệt là Hiệp định Đối tác toàn diện và tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP)
và Hiệp định thương mại tự do giữa EU và Việt Nam (EVFTA).
+ Tuy nhiên, trên thực tế, chúng ta mới đang dừng ở cấp độ nông của hội nhập
kinh tế quốc tế, nghĩa là mới từng bước dỡ bỏ các rào cản đối với thương mại và
đầu tư quốc tế. Hội nhập kinh tế quốc tế theo chiều sâu đòi hỏi phải có sự hài
hòa chính sách các tiêu chuẩn, phải nâng cấp thể chế hành chính và kinh tế lên
tầm hiện đại và quốc tế, gia tăng hiệu quả của quá trình tự do hóa thương mại và
đầu tư.

You might also like