You are on page 1of 11

1

ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP TỐT NGHIỆP MÔN PHỨC ĐIỆU


Lớp: ĐH2 SCA
---------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------

Câu 1: Trình bày về các dạng chủ đề và đáp đề của hình thức Fuga
- Chủ đề là những nét giai điệu điển hình và dễ nhớ nhất
Các dạng của chủ đề: (3 dạng)
1. Chủ đề đồng chất được cấu tạo bởi một nhân tố độc nhất và chỉ có duy
nhất 1 hình tượng âm nhạc
VD: Fuga số 1 Cdur (t1) // Fuga số 2 cmoll (t1) // Fuga số 4 cismoll (t1) // Fuga
số 6 dmoll (t1) // Fuga số 23 Hdur (t1) // Fuga số 2 cmoll (t2)

2. Chủ đề tương phản là loại chủ đề được cấu tạo bởi ít nhất 2 nhân tố tương
phản nhau. Sự tương phản này được thể hiện bằng: âm điệu và tiết tấu.
VD: Fuga số 3 Cisdur (t1) // Fuga số 5 Ddur (t1) // Fuga số 9 Edur (t1) // Fuga
số 13 Fisdur (t1) // Fuga số 16 gmoll (t1) // Fuga số 21 Bdur (t1)

3. Chủ đề chuyển giọng / chuyển giọng tạm được sử dụng để tạo nên sự
phong phú về màu sắc
VD: Fuga số 7 Esdur (t1) / Fuga số 14 fismoll (t1) // Fuga số 24 hmoll

ĐÁP ĐỀ: Đáp đề là chủ đề xuất hiện lần thứ 2 ở bè khác, thường ở điệu tính Át
( có 2 dạng )
1. Đáp đề đúng là sự chuyển dịch nguyên xi chủ đề lên quãng 5, sang điệu
tính át
VD: Fuga số 1 Cdur (t1) // Fuga số 4 cismoll (t1) // Fuga số 5 Ddur (t1) // Fuga
số 6 dmoll (t1) // Fuga số 9 Edur (t1) // Fuga số 14 fismoll (t1) // Fuga số 2
cmoll (t2)
2

2. Đáp đề điệu tính thường được sử dụng khi chủ đề bắt đầu bằng âm 5 =>
đáp đề chỉ chuyển lên q4 thay vì q5
VD: Fuga số 2 cmoll (t1) // Fuga số 3 Cisdur (t1) // Fuga số 7 Esdur (t1)//
Fuga số 13 Fisdur (t1) // Fuga số 16 gmoll (t1) // Fuga số 21 Bdur (t1) // Fuga số
23 Hdur (t1) // Fuga số 24 hmoll (t1)
----------------------------------------------
Câu 2: Các dạng đối đề và các thủ pháp âm nhạc thường gặp ở các đoạn
chen
- Đối đề là phần giai điệu nối tiếp sau chủ đề và đối vị với chủ đề. Thường
được xây dựng bằng chất liệu chính hoặc nhân tố của CĐ
- Đối đề cố định khi chủ đề xuất hiện thì đối đề cũng xuất hiện cùng và được
lặp lại ít nhất 2 lần
VD:
- 1 đối đề cố định: Fuga số 9 Edur (t1) // Fuga số 2 cmoll (t2)
- 2 đối đề cố định: Fuga số 2 cmoll (t1) // Fuga số 14 fismoll (t1) // Fuga số 16
gmoll (t1) // Fuga số 21 Bdur (t1) // Fuga số 23 Hdur (t1)
- 3 đối đề cố định: Fuga số 3 Cisdur (t1) // Fuga số 13 Fisdur (t1) // Fuga số 24
hmoll (t1)

- Đối đề tự do là đối đề chỉ sử dụng 1 lần không được nhắc lại


VD: Fuga số 1 Cdur (t1)
CÁC THỦ PHÁP SD TRONG ĐOẠN CHEN (NỐI):
+) Mô tiến
+) Mô phỏng
- Mô phỏng / Mô phỏng phản gương / Mô phỏng đảo đầu
- Stretto (Mô phỏng dồn)
+) Canon mô tiến
+) Đối vị chuyển chỗ (Chuyển động chiều dọc)
+) Tăng quãng
3

----------------------------------------------
Câu 3: Trình bày về các dạng cấu trúc trình bày bản Fugue.
PHẦN TRÌNH BÀY: có chủ đề thường được bắt đầu bằng âm 1 hoặc âm 5 của
điệu tính (3 loại: chủ đề tương phản / chủ đề đồng chất / chủ đề chuyển giọng)
// thường luân phiên mối qhệ điệu tính Chủ - Át
+) Phần trình bày ĐƠN GIẢN: Fuga có bao nhiêu bè thì xuất hiện bấy nhiêu
lần CĐ ở mqh T-D
VD: Fuga số 1 Cdur (t1) // Fuga số 2 cmoll (t1) // Fuga số 4 cismoll (t1) // Fuga
số 6 dmoll (t1) // Fuga số 14 fismoll (t1) // Fuga số 16 gmoll (t1) // Fuga số 23
Hdur (t1) // Fuga số 2 cmoll (t2)

+) Phần trình bày CÓ BỔ SUNG: Là phần trình bày sau khi CĐ đã trình bày
đủ ở các bè thì tiếp tục trình bày thêm ít hơn số lượng bè ban đầu
- Độ cao của chủ đề ở lần bổ sung không được lặp lại các độ cao đã có ở
phần trình bày.
- Số lần chủ đề bổ sung không có quy định, điệu tính trong các lần bổ sung
có qhe Chủ-Át nhưng k cần phải luân phiên.
VD: Fuga số 3 Cisdur (t1) // Fuga số 5 Ddur (t1) // Fuga số 7 Esdur (t1) // Fuga
số 13 Fisdur (t1) // Fuga số 21 Bdur (t1)

+) Phần trình bày CÓ PTB PHỤ: số lần xuất hiện chủ đề bổ sung bằng số
lượng bè
- Phần trình bày phụ các chủ đề vẫn ở điệu tính Chủ-Át nhưng không bắt
buộc phải luôn phiên ( T-D-T, T-T-D, v.v…).
- Các chủ đề có thể xuất hiện theo thứ tự tự do hơn. Độ cao của chủ đề
trong phần trình bày phụ thường không được trùng với độ cao đã có ở phần trình
bày chính.
VD: Fuga số 9 Edur (t1)
----------------------------------------------
4

Câu 4: Trình bày về phần phát triển và phần tái hiện của hình thức Fuga 1

PHẦN PHÁT TRIỂN: Tiếp tục tiến hành những chủ đề đã có từ phần trình bày
nhưng ở điệu tính mới (có quan hệ điệu tính cấp 1). (2 dạng)
+) Toàn bộ phần phát triển chỉ gồm các đoạn nhạc mô phỏng, mô tiến,
stretto,...
+) Giữa các lần xuất hiện chủ đề là các đoạn nối với các độ dài lớn.
=> Đôi khi có sự pha trộn giữa hai dạng trên.
! Số lần xuất hiện chủ đề không hạn chế và xuất hiện dưới nhiều dạng như: nguyên
dạng, phóng to/thu nhỏ tiết tấu, phản gương,...hoặc chủ đề có thể bị cắt xén, thay
đổi tự do một số nhân tố âm nhạc.

PHẦN TÁI HIỆN: Chủ đề được tái hiện lại ở điệu tính chủ và quay lại quan hệ
điệu tính Chủ và Át.
+) Số lần xuất hiện không giới hạn (có thể nhiều hoặc ít hơn số lượng bè).
Một số bài không tái hiện chủ đề hoàn chỉnh hoặc rất ngắn coi như là Coda.
Thường không nhắc lại chủ đề theo cao độ và thứ tự như phần trình bày hoặc một
số Fuga sẽ nhắc lại hoàn toàn phần trình bày nhưng có dùng thêm các bè đối vị.
+) Thủ pháp hòa âm được sử dụng trong kết / Stretto
Câu 6: Trình bày các dạng cấu trúc Fuga 2 CĐ.
(2 dạng)
CÙNG PTB: Thường dùng để viết cho hợp xướng. Số lượng bè của loại Fuga
này phải là chẵn (thường là 4 bè).
+ Cấu trúc gồm 3 phần:
Phần trình bày: thường là PTB đơn giản
- CĐ xuất hiện lần lượt ở các bè theo điệu tính chủ (T) và át (D)
- Mỗi lần xuất hiện gồm cả 2 CĐ, có thể không vào cùng một lúc nhưng kết thúc
phải cùng một thời điểm
- 2 CĐ luôn đi cùng lúc nên phải đối vị với nhau
5

Phần phát triển: thường đưa CĐ sang điệu tính phụ


- 2 CĐ có thể đi cặp // phát triển riêng
- Số lần xuất hiện CĐ không quy định
- Trong quá trình phát triển, các CĐ được sử dụng với các dạng như phóng to,
thu nhỏ, phản gương… chỉ cần giữ lại những nét cơ bản nhất
- Thủ pháp: chuyển chỗ chiều dọc, ngang, mô phỏng, mô tiến, canon, stretto,
các thủ pháp hòa âm…
Phần tái hiện:
- 2 CĐ bắt buộc phải xuất hiện ở các điệu tính chủ và át
VD: Requiem dmoll - Kyrie (Mozart)
PTB RIÊNG BIỆT: Thường được viết cho khí nhạc. Số lượng bè có thể là chẵn
hoặc lẻ. Loại Fuga này có câu trúc dài hơn Fuga 2CĐ cùng PTB.
+ Cấu trúc gồm 3 phần:
Phần 1: Trình bày + phát triển CĐ1 (điệu tính T)
Phần 2: TB + phát triển CĐ2 (điệu tính D)
- CĐ 2 vừa phải tưởng phản với CĐ 1 và đối vị được với CĐ 1
Phần 3: Tái hiện
- CĐ1 + CĐ2 (điệu tính T) cùng xuất hiện ở các bè
VD: Fuga số 18 gismoll (t2) // Fuga số 4 emoll (Shostakovich)

Câu 7: Trình bày các dạng cấu trúc của Fuga 3 chủ đề. Cho ví dụ?
Có 2 dạng:
- CÙNG PHẦN TRÌNH BÀY: gồm 3 phần
+ Trình bày: 3 bè đi đối vị với nhau (chủ đề), chủ đề xuất hiện đủ ở các bè với
quan hệ chủ - át. Độ dài ngắn của chủ đề khác nhau, có thể vào trước hoặc sau
nhưng kết thúc cùng nhau.
+ Phát triển: 3 chủ đề chuyển sang điệu tính phụ, có thể lược bớt đi chủ đề.
+ Tái hiện: 3 chủ đề đi đối vị vs nhau ở điệu tính chủ.
6

+ Thủ pháp: chuyển động chiều dọc, ngang 3 bè, mô phỏng, mô tiến, canon,
stretto, các thủ pháp hòa âm…
+ Ví dụ: Prelude số 19 A dur ( Bình quân luật tập 1 )
- PHẦN TRÌNH BÀY RIÊNG BIỆT:
+ Phần 1: trình bày + phát triển chủ đề 1 ở điệu tính CHỦ
+ Phần 2: trình bày + phát triển chủ đề 2 ở điệu tính CHỦ HOẶC //, trình bày +
phát triển chủ đề 3 ở điệu tính ÁT
+ Phần 3: 3 chủ đề xuất hiện cùng vs nhau ở điệu tính CHỦ
+ Ví dụ: fuga số 14 fis moll ( tập 2 )
Câu 8: Trình bày những đặc điểm khác nhau cơ bản của phức điệu nghiêm
khắc và phức điệu tự do.

NGHIÊM KHẮC TỰ DO

Ra đời Phục Hưng (TK16) TK17 - nay

Nội dung Phục vụ âm nhạc nhà thờ // Ca ngợi Chúa Đề cập đến mọi mặt về cuộc sống.

Đ.tượng Hát hợp xướng, thánh ca Hát hợp xướng, khí nhạc

Ngôn ngữ ÂN - Giai điệu: đi bình ổn, nếu có bước nhảy phải - Giai điệu: có nhiều âm điệu độc đáo; có
có bước phản hồi (từ quãng 3 trở lên là bước tính chất chủ đề rõ ràng; vấn đề điệu tính
nhảy); luôn phải tạo thành hình làn sóng, cấm được đặt lên hàng đầu
tất cả các quãng nghịch (tăng, giảm); bước đi
chromatic; cao độ không được lặp lại nốt
nhiều lần; giai điệu không được tiến hành mô
tiến,không được tạo các quy luật,...

- Tiết tấu: không được sử dụng một loại tiết - Tiết tấu: phong phú, đơn giản tới phức
tấu (giai điệu không được ngân hoặc ngừng tạp; đảo phách, nghịch phách được dùng
nghỉ quá lâu); cấm đảo phách, nghịch phách; nhiều. Sử dụng tất cả các loại nhịp: nhịp lớn
phải dùng đan xen các trường độ tiết tấu với (2/2, 3/2), nhịp đơn đến các loại nhịp phức,
nhau. Sử dụng các loại nhịp lớn (2/2, 3/2,...); hỗn hợp
Các bè phải tương phản về tiết tấu
7

Tiến hành bè Sử dụng quãng


+ Do sự kết hợp giữa các
bè với nhau => quãng thuận/nghịch.
+ Các quãng nghịch phải giữa hai quãng
thuận, có chuẩn bị và giải quyết.
+ Cấm các tr.hợp đi song song, cùng hướng
các quãng thuận hoàn toàn (1Đ, 5Đ,8Đ)

Quy tắc (được + Sự thay đổi về chính trị đời sống kinh tế,
phá bỏ) xã hội => Nội dung sáng tác.
+ Khí nhạc:
- Chơi được các quãng xa => Thay đổi về
quy tắc tiến hành => Các nốt có thể chạm
nghịch, 2 nốt vang lên,…
- Tiết tấu, trường độ phong phú,...

Kế thừa + Thủ pháp phát triển của phức điệu nghiêm


khắc: tương phản, chuyển chỗ, chuyển gần,
chuyển xa, thủ pháp mô phỏng, canon, mô
tiến.

Câu 9: Giải thích một số thuật ngữ dùng trong âm nhạc phức điệu.
+) Phức điệu TƯƠNG PHẢN: là sự kết hợp hai hay nhiều giai điệu có cá tính
riêng và sự phát triển tương đối độc lập.
+) Phức điệu MÔ PHỎNG: là sự xuất hiện lần lượt của cùng một giai điệu ở các
bè khác nhau.
+) Đối vị ĐƠN GIẢN: cấu tạo h.thành dựa trên sự khác nhau giữa hai giai điệu
cùng xuất hiện và sự kết hợp của hai bè chỉ sử dụng một lần.
+) Đối vị PHỨC TẠP: cấu tạo h.thành dựa trên sự khác nhau giữa hai g.điệu
cùng xuất hiện và sự kết hợp của hai bè được dùng thêm một hay nhiều lần nữa
với các phương thức trình bày khác nhau. (3 loại)
- Chuyển động chiều dọc: là hình thức đối vị khi sang biến thể giai điệu
không thay đổi nhưng quan hệ quãng hai bè có thể rộng/hẹp lại, hoặc hai bè đổi
chỗ nhau.
+ Đối vị Chuyển chỗ (Chuyển gần // Chuyển xa)
8

+ Đối vị Phản gương: hình thức đối vị mà ở biến thể, giai điệu đc thay đổi
bằng cách đối xứng trên một trục và hai bè đổi chỗ cho nhau mà vẫn đảm bảo mối
tương quan về quãng giữa hai bè NT và BT.
+ Đối vị Tăng quãng: hình thức đối vị mà ở biến thể, một hay cả hai bè của
NT đc tăng cường thêm một bè đi song song với nó. Khoảng cách giữa bè chính
với bè tăng thêm thường là các quãng thuận không hoàn toàn. (quãng 3 và quãng
6)
- Chuyển động chiều ngang: khi sang biến thể độ cao của biến thể không
thay đổi nhưng các bè có thể xuất hiện chậm hơn hoặc nhanh hơn so với thời điểm
xuất phát của nó ở nguyên thể và biến thể cũng khác nhau.
- Chuyển động ngang dọc: là sự kết hợp đối vị chuyển động dọc và ngang.
Ở biến thể hai bè vừa đổi chỗ cho nhau vừa thay đổi cách xuất phát mà vẫn bảo
đảm các nguyên tắc đối vị.
+) Mô phỏng ĐƠN GIẢN: viết một bè giai làm mở đầu (P), đưa giai điệu
lên/xuống làm bè mô phỏng (R) một quãng tùy chọn (x) rồi viết đối vị với một
bè P, giai điệu mở đầu (P) chỉ được nhắc lại một lần ở bè khác (R).
- Mô phỏng Nguyên dạng // Phản gương
- Mô phỏng Phóng to trường độ // Rút ngắn trường độ.
- Mô phỏng Ngược hướng.
- Mô phỏng Tiết tấu.
- Mô phỏng Tổng hợp.
+) Mô phỏng PHỨC TẠP (CANON): giai điệu mở đầu được nhắc lại nhiều lần
nữa ở các bè khác nhau một cách có chu kỳ. (2 loại)
- Canon Vô tận: là hình thức canon mà giai điệu mở đầu trong mỗi chu kỳ
lại được quay trở lại cao độ ban đầu. Loại canon này phần kết thúc của mỗi bè có
thể quay lại trở về phần mở đầu và có thể nhắc lại nhiều lần không ngừng. (2 loại)
+ Loại 1: là loại canon mà khoảng cách thời gian từ bè mở đầu (P) đến bè
mô phỏng ( R ) = thời gian từ bè (R) quay lại (P)
P - R = R - P’
9

+ Loại 2: là loại canon mà khoảng cách thời gian từ bè mở đầu (P) đến bè
mô phỏng ( R ) < thời gian từ bè mô phỏng quay lại bè (P)
P – R < R – P’
- Canon Mô tiến: là hình thức canon mà sau mỗi chu kỳ, giai điệu được
nhắc lại ở một cao độ mới. (2 loại)
+ Loại 1: là loại canon sử dụng đối vị chuyển chỗ có P và P’ khác về độ
cao nên xuất hiện Iv lẻ (quãng 2) và Iv chẵn (quãng 3).
P – R (x) // R – P’ (y) => Iv = x + y
+ Loại 2: là loại canon sử dụng đối vị đơn giản có P và P’(P”) khác về độ
cao => xác định quãng x và quãng y => bè giả.
- Mô tiến quãng 2 => x và y cách nhau 1 số
- Mô tiến quãng 3 => x và y cách nhau 2 số
+) Mô tiến: là sự khác nhau về cao độ của giai điệu giữa 2
lần nhắc lại, trong phức điệu nghiêm khắc, chủ yếu dùng mô tiến quãng 2 và 3
trên cùng một bè.
+) Stretto: là một thủ pháp mô phỏng, bè sau lặp lại giai điệu của bè trước trong
lúc giai điệu bè đó chưa kết thúc.
+) Mô phỏng: là sự nhắc lại 1 nét giai điệu của bè này ở một bè khác

Câu 5: Trình bày các dạng cấu trúc Fuga 1 CĐ.


PHẦN TRÌNH BÀY: có chủ đề thường được bắt đầu bằng âm 1 hoặc âm 5 của
điệu tính (2 loại: chủ đề tương phản / chủ đề đồng chất / chủ đề chuyển giọng
hay chuyển giọng tạm) // thường luân phiên mối quan hệ điệu tính Chủ - Át
+) Phần trình bày ĐƠN GIẢN: Fugue có bao nhiêu bè ở phần trình bày thì
có bấy nhiêu lần xuất hiện chủ đề ở quan hệ Chủ-Át.
+) Phần trình bày CÓ BỔ SUNG: Là PTB sau khi chủ đề xuất hiện đủ ở các
bè, chủ đề tiếp tục được trình bày thêm 1, 2 hoặc 3 lần nữa ở điệu tính Chủ-Át.
- Độ cao của chủ đề ở lần bổ sung không được lặp lại các độ cao đã có ở
phần trình bày.
10

- Số lần chủ đề bổ sung không có quy định, điệu tính trong các lần bổ sung
không bắt buộc luân phiên Chủ-Át và có thể xuất hiện tự do.
+) Phần trình bày CÓ PTB PHỤ: Trong các PTB mà phần trình bày bổ sung
có số lần xuất hiện chủ đề bổ sung bằng số lượng bè.
- Phần trình bày phụ các chủ đề vẫn ở điệu tính Chủ-Át nhưng không bắt
buộc phải luôn phiên ( T-D-T, T-T-D, v.v…).
- Các chủ đề có thể xuất hiện theo thứ tự tự do hơn. Độ cao của chủ đề
trong phần trình bày phụ thường không được trùng với độ cao đã có ở phần trình
bày chính.
PHẦN PHÁT TRIỂN: Tiếp tục tiến hành những chủ đề đã có từ phần trình bày
nhưng ở điệu tính mới (có quan hệ điệu tính cấp 1). (2 dạng)
+) Toàn bộ phần phát triển chỉ gồm các đoạn nhạc mô phỏng, mô tiến,
stretto,...
+) Giữa các lần xuất hiện chủ đề là các đoạn nối với các độ dài lớn.
=> Đôi khi có sự pha trộn giữa hai dạng trên.
! Số lần xuất hiện chủ đề không hạn chế và xuất hiện dưới nhiều dạng như:
nguyên dạng, phóng to/thu nhỏ tiết tấu, phản gương,...hoặc chủ đề có thể bị cắt
xén, thay đổi tự do một số nhân tố âm nhạc.
PHẦN TÁI HIỆN: Chủ đề được tái hiện lại ở điệu tính chủ và quay lại quan hệ
điệu tính Chủ và Át.
+) Số lần xuất hiện không giới hạn (có thể nhiều hoặc ít hơn số lượng bè).
Một số bài không tái hiện chủ đề hoàn chỉnh hoặc rất ngắn coi như là Coda.
Thường không nhắc lại chủ đề theo cao độ và thứ tự như phần trình bày hoặc một
số Fuga sẽ nhắc lại hoàn toàn phần trình bày nhưng có dùng thêm các bè đối vị.
+) Thủ pháp hòa âm được sử dụng trong kết / Stretto
* Các dạng cấu trúc của Fuga 1 chủ đề:
1. Fuga có cấu trúc 3 phần
2. Fuga có cấu trúc 2 phần: Có kết nhỏ giữa bài (không cần là Át, có thể giọng //
rồi về T luôn)
11

3. Fuga có cấu trúc 2 phần Sonate cổ: Có kết nhỏ giữa bài (ở Át) rồi về T luôn
4. Fuga có tính Rondo điệu tính: Nhắc lại 1 lần điệu tính chính rồi phát triển tiếp
5. Fuga cùng điệu tính: Chỉ viết ở điệu tính chính (D-T), luôn có PTB đơn giản
----------------------------------------------

You might also like