You are on page 1of 2

Phần 1: Những nhận định sau là đúng hay sai và giải thích

Câu 1: Cách tốt nhất để giữ tiền theo kinh tế học là cất vào dưới gối!
Câu 2: Kinh tế vĩ mô nghiên cứu về một bộ phận kinh tế trong tổng thể nền kinh tế
Câu 3: Tổng lượng tiết kiệm sẽ lớn hơn tổng lượng đầu tư vì chỉ có tiết kiệm tư nhân mới có thể
sử dụng để đầu tư
Câu 4: Loại tiền được sử dụng để thanh toán rộng rãi nhất là tiền M1
Câu 5: Trong đo lường GDP thì GDP danh nghĩa phản ánh rõ nét hơn về thực trạng của một nền
sản xuất.

Phần 2:

1. Trong mô hình tiết kiệm và đầu tư, niềm tin của nhà đầu tư vào nền kinh tế tăng lên sẽ
tác động đến tiết kiệm và đầu tư như thế nào. Giải thích và có sử dụng đồ thị mô hình
tiết kiệm đầu tư?
2. Hiện tượng giá cả tăng lên đối với các mặt hàng đóng góp vào quá trình sản xuất như
máy móc, công nghệ sẽ có tác động rõ nét hơn đến CPI hay chỉ số điều chỉnh GDP. Giải
thích bằng cách nếu định nghĩa hoặc công thức tính.
3. Chúng ta có bảng sau

Loại hang Sản lượng Giá 2022 Sản lượng Giá 2021 Giá năm gốc
2022 2021
Giày 1000 đôi 500.000 800 đôi 550.000 450.000
VND/ đôi VND/ đôi VND/ đôi
Gạo 200 tấn 15.000.000 180 tấn 14.000.000 12.000.000
VND/ tấn VND/ tấn VND/ tấn
Xe 30 chiếc 50.000.000 35 chiếc 48.000.000 45.000.000
VND/ chiếc VND/ chiếc VND/ chiếc

a. Tính GDP thực tế của năm 2022?


b. GDP danh nghĩa 2022?
c. Tính chỉ số điều chỉnh GDP của năm 2022?
Tính lạm phát của năm 2022?

4. Tại một quốc gia có nền kinh tế đóng X, GDP= 300 tỉ USD; chi tiêu của người tiêu dùng là
160 tỉ, đầu tư là 100- 10r ( r là lãi suất cân bằng); chi tiêu của chính phủ là 80 tỉ USD. Tiền
thuế thu được của chính phủ là 50 tỉ USD.
a. Tính lãi suất cân bằng.
b. Tính tiết kiệm tư nhân và tiết kiệm của chính phủ
c. Nếu lãi suất cân bằng tăng lên them 1% so với hiện tại, thì hiện tượng gì sẽ xảy ra đến
với tiêu dùng nếu giả thiết chi tiêu chính phủ và GDP không thay đổi. Từ đó chúng ta có
thể đưa ra kết luận gì giữa mối quan hệ giữa lãi suất và chi tiêu trong nền kinh tế? Tại
sao lại như vậy?

You might also like