You are on page 1of 3

Video 1:

0:00 -> 0:10: F-4 Phantom II với tốc độ cực đại lên tới hơn 2700km/h, được trang bị hệ
thống radar, máy tính cắt bom hiện đại và hệ thống tự động điều khiển đảm bảo cho
chúng có khả năng ném bom tự động cả khi đang bay, và có thể vận chuyển được một
lượng vũ khí lớn tầm 8.000kg vũ khí. Trở thành một chiến đấu cơ ném bom chính của lực
lượng Không quân Hoa Kỳ,hay còn được biết đến với cái tên Bóng Ma II

0:28:->1’-19 : Những chiến cơ thoăn thoắt “ Bóng ma” ấy lại rơi như sung rụng trên bầu
trời Việt Nam. Bắn rơi máy bay Mỹ nhiều nhất là bộ đội tên lửa, pháo cao xạ. Nhưng điều
làm cả thế giới phải kinh ngạc há hốc , là “ Bóng ma” tốc độ cùng với trang thiết bị tối
tân hiện đại , được điều khiển bởi những phi công Mỹ lão luyện đã có hàng ngàn giờ bay,
đã bại trận trước những chiếc MIG-17 nhỏ bé, do những phi công Việt Nam- những
người nông dân chân lấm tay bùn vừa dứt chân ra khỏi ruộng đồng đi tòng quân,cứu
nước. Trong số những phi công ưu tú ấy có đại tá Nguyễn Văn Bảy- anh hùng lực lượng
vũ trang nhân dân. Với chiếc MIG-17 của mình ông đã đọ cánh và bắn rơi 7 máy bay của
Mỹ, và luôn trở về cùng nụ cười chiến thắng.
Cái này mọi người kiếm ảnh nhé:
Ảnh 1: Tham khảo ảnh từ video: https://www.youtube.com/watch?v=E0xMYnIiXF0
0:27->0:45
Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân- Nguyễn Văn 7 sinh năm 1936. Năm 1960, ông
được chuyển binh chủng từ bộ binh sang không quân, học lái máy bay phản lực ở Liên
Xô trở về nước năm 1965, ông 7 thuộc biên chế của trung đoàn không quân 923 tham gia
bảo vệ miền Bắc. Với lối đánh ám sát đối đầu anh hùng Nguyễn Văn 7 luôn được đồng
đội khâm phục vì lối đánh bất ngờ sáng tạo trong kĩ thuật không chiến.
-Ảnh 2:
Trong năm 1965-1968, tổng 13 trận chiến trận không chiến bảo vệ bầu trời miền Bắc,
cánh én bạc-Nguyễn Văn 7 đã bắn rơi 7 máy bay đối phương gồm 2 chiếc- F105 và 5
chiếc F4 được xếp hạng đạt cấp "Ách" (Aces)
Phi công Nguyễn văn Bảy tham gia trận đánh đầu tiên cùng đồng đội vào ngày
6/10/1965 với nhiệm vụ dùng Mig-17 đánh chặn phi đội máy bay Mỹ đang xâm nhập
không phận Bắc Sơn- Chi Lăng. Khoảng 10h10 sáng, biên đội của Nguyễn văn bảy phát
hiện máy bay địch và quyết định tấn công. Tuy nhiên, mọi chuyện không hề dễ dàng, phi
đội máy bay của Mỹ không những hiện đại mà còn rất đông, vượt trội so với ta. Chúng
ngay lập tức phản công lại biên đội Mig-17. Máy bay Mig-17 của ông bị tấn công rất
nặng với 82 vết thủng. Ngoài ra, chiếc Mig-17 này đã bị chiếc F4 bắn tên lửa tuy không
trúng nhưng nổ ở phạm vi rất gần. Phi công nguyễn văn bảy đã hạ cánh an toàn với tình
trạng hư hại nặng nề . điều này khiến cho chuyên gia Liên Xô không khỏi kinh ngạc. Đây
được xem là kỳ tích hiếm có tại thời điểm đó khi chưa có phi công tiêm kích phản lực nào
trên thế giới cùng với chiếc máy bay đầy vết thương với phần đuôi bị bắn nát vẫn có thể
hạ cánh an toàn.
Chiến công đầu tiên: Bắn hạ “con ma” F4
Sau nhiều trận đối đầu với không quân Mỹ, Phi công Nguyễn Văn Bảy và đồng đội đã có
thêm nhiều kinh nghiệm chiến đấu quý báo, đặc biệt là tìm ra được cách khắc phục được
nhược điểm của Mig-17 trước các chiến đấu cơ hiện đại của Mỹ.
Video 3: https://www.youtube.com/watch?v=E0xMYnIiXF0. 0:47->1:04
Chiến công đầu tiên được ghi nhận của anh hùng Nguyễn Văn Bảy là cuối tháng 4/1966,
trên một đợt xuất kích đánh chặn máy bay Mỹ trên bầu trời Bắc Sơn. Hôm ấy sở chỉ huy
mặt đất trên màn hình radar phát hiện máy bay Mỹ đang tiến vào không phận Bắc Sơn và
Đình Ca.Lập tức biên đội Mig-17 bao gồm 4 phi công là Nguyễn Văn Bảy, Lưu Huy
Chao, Trần Triềm theo sau biên đội trưởng Hồ Văn Quỳ lên đường xuất kích đánh chặn
địch. Chỉ ít phút sau, ta đã phát hiện tốp 8 chiếc máy bay F4 của địch. Sau khi quan sát,
Phi công Nguyễn Văn Bảy thấy một chiếc máy bay địch đang bay cách xa đội hình. Lập
tức chiếc Mig-17 của ông nhanh chống vòng phía sau và áp sát kẻ thù, khóa mục tiêu, khi
nhìn tháy chiếc F4 nằm gọn trong gọng kính chắn gió, ông nã đạn và chiếc F4 rơi. Đây là
máy bay Mỹ đầu tiên bị chiếc máy bay Mig bắn hạ.
5 lần bắn hạ tiêm kích F4 , chiến tích hiếm có
Ảnh 3
Sau chiến thắng đầu tiên trong trận không chiến ngày 21/6/1966, phi công Nguyễn Văn
Bảy tiếp tục thể hiện bản lĩnh của mình khi đối mặt với máy bay Mỹ. Nhiệm vụ của biên
đội Mig-17 của ông trận này là đánh chặn 1 tốp máy bay Mỹ hiện đại, đi đầu là 1 chiếc
trinh sát FR-8A, theo sau là 4 chiếc tiêm kích F8 với nhiệm vụ do thám hệ thống đường
sắt phía Đông bắc thị trấn Kép, Bắc Giang. Mặc dù bị địch áp đảo về cả số lượng lẫn hỏa
lực, nhưng các phi công tiêm kích VN không hề nao núng, họ đã rất bình tĩnh, hiệp đồng
tác chiếc bắn hạ 1 chiếc F-8E do viên phi công Cole Black điều khiển. Một chiếc RF- 8A
do viên trung úy phi công Leonard Eastman lái cũng bị phi công Phan Thành Trung dùng
Mig-17 tiêu diệt.
3 ngày sau , phi công Nguyễn Văn Bảy lại tiếp tục ghi chiến công vào bảng thành tích
nâng cao tầm hiệu quả của MIG-17. ông và đồng đội đã bất ngờ lao hẳng vào đội hình
địch, thoăn thoắt vút lên rồi bổ xuống, quân địch hoang mang. Nhân lúc đó ông đã nhấn
cò 1 chiếc F4 hiện đại bậc nhất của Mỹ đã dính đạn và bốc cháy ngay trên không trung.
Video 4: https://www.youtube.com/watch?v=mKaUVd_wris 3:06->4:00
Chiếc F4 Flantom II của Mỹ ở thời điểm đó vô cùng đáng gờm- là chiến đấu cơ tốt nhất
trong đội hình không quân Mỹ, được những phi công sừng sỏ điều khiển. Chính vì đó khi
nghe tin Nguyễn văn Byar hạ đo ván máy bay F4 đã khiến cho không chỉ phi công mà
toàn bộ lực lượng không quân Mỹ phải khiếp vía. Họ phải chấp nhận một sự thật rằng: họ
đã thất bại trước một người nông dân chân chất chưa hề có kinh nghiệm chiến đấu và số
lần không chiến chỉ vỏn vẹn chục lần.
Với những chiến công tuyệt vời của mình:
Ảnh 4
Ngày 1/1/1967, ông được tuyên dương Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân Việt
Nam .Khi được tuyên dương, ông mang cấp bậc thượng úy, đại đội phó đại đội 1 không
quân, thuộc trung đoàn 932 Bộ Tư lệnh phòng không- Không quân.
Ảnh 5
Thời gian sau đó ông dần được thăng lên cấp bậc đại tá và giữ nhiều chức vụ trong quân
chủng không quân như Trung đoàn Không quân 937, Phó tư lệnh Sư đoàn 372, Phó tham
mưu trưởng Quân chủng- Không quân.
Năm 1975, ông tiếp quản sân bay Cần Thơ và tham gia điều hành các sân bay khác như
Tân Sơn Nhất, Biên Hòa và chỉ huy làm nhiệm vụ tại Campuchia.
Video 5: https://www.youtube.com/watch?v=kBntnSzm544&t=123s 2:13->3:09

You might also like