You are on page 1of 318

File: VSTK Q12 edited và chính tả 20-11-2014 and refined on 15-01-2019.

doc
On: USB disk F

VIỆT SỬ TÂN KHẢO


CHÚ GIẢI & KHẢO LUẬN

VIỆT NAM
1954 – 1963
Quyển 12
(Từ trang 3698 – 4013)

PHẦN I

HỘI NGHỊ
& HIỆP ĐỊNH GENEVA 1954

BỘ MỚI
2019
VSTK - 3698
PHẦN I
HỘI NGHỊ GENEVA 1954
CHƯƠNG 1
ĐƯỜNG DẪN ĐẾN GENEVA
I/ TÌNH HÌNH TỔNG QUÁT TRƯỚC KHI ĐIỆN BIÊN PHỦ BỊ THẤT THỦ

1 1- Nước Pháp bị co cụm vì vấn đề Đông Dương và Việt nam


2 Quyết định đơn phương của chính phủ Pháp triệu tập một
3 hội nghị quốc tế giải quyết vấn đề Đông Dương vào ngày
4 18/02/1954 đã gây ra những hậu quả nghiêm trọng ở Việt Nam.
5 Tổng Cao Ủy Đông Dương DeJean và Tổng Tư Lệnh Quân đội
6 viễn chinh Pháp H.Navarre ở Đông Dương đã không được tham
7 khảo về việc chính phủ Pháp ở Paris triệu tập hội nghị nầy.
8 Tướng Navarre viết:
9 Vào giai đoạn cuộc chiến mùa xuân năm 1954 đang diễn
10 biến theo chiều hướng ổn định, thậm chí tốt hơn, và “mặt trận
11 chính” Điện Biên Phủ đang báo hiệu một trận đánh dữ dội
12 nhưng có nhiều thuận lợi thì một sự kiện quyết định đã diễn ra,
13 đã làm đảo lộn mọi vấn đề.
14 Ngày 18 tháng 2, nước Pháp đã chấp thuận, nếu không muốn
15 nói là đã gợi ý, một hội nghị sẽ được diễn ra tại Genève vào
16 cuối tháng 4 để bàn về hoà bình tại Đông Dương.
17 Cả ngài Tổng uỷ lẫn tôi đều không được thông báo trước về
18 sự việc này. Chúng tôi đã không được tham khảo về thời cơ của
19 hội nghị, quan trọng hơn là ý kiến của chúng tôi về thời điểm,
20 thời gian và các thành phần tham dự hội nghị.
21 Ngược lại, phía Việt Minh, Bộ Chỉ huy của họ được thông
22 báo về những gì họ có thể chờ đợi ở hội nghị này. Họ quyết
23 định lập tức kết nối các hoạt động quân sự với sự kiện này, mà
24 theo họ là một sự kiện quyết định và có khả năng mang lại
25 thắng lợi cuối cùng cho cuộc chiến tranh trong thời gian ngắn.
26 Bằng cách điều chỉnh tất cả các kế hoạch của họ, Việt Minh cho
27 tiến hành sớm hơn dự kiến (một hoặc hai năm) một cuộc tổng
28 tiến công nhằm mục đích đạt chiến thắng quyết định.
29 Do đó, hậu quả của một sáng kiến không đúng lúc của các
30 nhà lãnh đạo chính trị phía ta làm cho tình hình quân sự bất ngờ
31 chuyển biến một cách hết sức nghiêm trọng đối với chúng ta.
32 Trong những ngày đầu tiên của tháng ba, từ nguồn tin chắc
33 chắn ta biết được quyết định tổng tấn công của Việt Minh1.
34 Quyết định tổng tiến công này lập tức được thể hiện qua
35 nhiều dấu hiệu khác nhau.
36 Ta đã phát hiện Việt Minh đưa vào sử dụng một cách gấp rút
37 đủ các loại phương tiện phục vụ cho cuộc tiến công vào Điện
VSTK - 3699
1 Biên Phủ. Lực lượng vây hãm được các lực lượng chi viện rất
2 lớn đang tăng cường.
3 Chúng ta ghi nhận có một sự tuyên truyền rất mạnh nhắm
4 vào dân chúng, nhất là vào quân đội Quốc Gia Việt Nam. Nó
5 đã tạo ra một sự tan rã nhanh chóng trong hàng ngũ quân đội
6 này: việc tuyển mộ quân bị ngưng hẳn, một làn sóng đào ngũ
7 mạnh mẽ, việc từ chối ra mặt trận và nổi loạn ở một số đơn vị.1

8 Sau quyết định nầy của chính phủ Pháp ở Paris, tướng
9 H.Navarre biết chắc rằng sẽ có một trận chiến bùng nỗ dữ dội ở
10 Điện Biên Phủ và thân phận của nước Pháp ở Đông Dương sẽ
11 tùy thuộc vào kết cục của trận đánh quyết định nầy.
12 2- Anh-Mỹ bất nhất về vấn đề Đông Dương và Việt Nam
13 2.1- Điện Biên Phủ bị bao vây: Chiến trận Điện Biên Phủ bột
14 phát dữ dội từ ngày 13/03/1954 với những đợt tiến công biển
15 người của bộ đội CSVM kèm theo hỏa lực pháo binh khủng
16 khiếp mà quân Pháp không thể nào lường trước được và đã làm
17 hư hại, tê liệt các đường sân bay trong vòng không tới hai tuần
18 lễ.
19 Trong cơn nghèo ngặt của tập đoàn liên quân Pháp-Việt
20 đang phải đối phó tại cứ điểm Điện Biên Phủ, Tổng Tham Mưu
21 Trưởng Pháp tướng Paul Ély đã sang Hoa Thịnh Đốn vào ngày
22 20/03/1954 để cấp báo cho chính phủ Hoa Kỳ về tình hình
23 nghiêm trọng đang xảy ra ở Đông Dương và yêu cầu Hoa kỳ cần
24 phải can thiệp và hành động ngay để cứu vãng tình thế nguy
25 khốn của liên quân Pháp-Việt ở Điện Biên Phủ. Yêu cầu khẩn
26 yếu của tướng Ély là mưu tìm sự bảo đảm yểm trợ và can thiệp
27 của không lực Hoa Kỳ nếu CSTQ xử dụng không quân của họ để
28 tấn công các lực lượng quân đội Pháp ở Điện Biên Phủ. Tướng
29 Ély cũng yêu cầu Hoa Kỳ tăng cường viện trợ thêm loại phóng
30 pháo cơ B-26 và quân cụ. Ngoại trưởng Hoa Kỳ Dulles nói rằng
31 không thể trả lời cho tướng Ély về việc Hoa Kỳ phản ứng thế nào
32 trong trường hợp CSTQ xử dụng không quân trên chiến trường
33 Điện Biên Phủ. Nhưng theo hồi ức của Tướng Ély thì Chủ Tịch
34 Hội Đồng Tham Mưu Liên Quân Hoa Kỳ là Đô Đốc Radford có
35 hứa rằng sẽ thúc hối ngay chính phủ Hoa Kỳ chấp thuận sự ngăn
36 chận nếu có sử cố bất ngờ xảy ra.2
VSTK - 3700
1 2.2 – Chiến dịch Vulture giải vây Điện Biên Phủ:
2 Theo nhiều phúc trình từ phía người Pháp thì tướng Ély đã
3 được yêu cầu ở lại Hoa Thịnh Đốn thêm 24 giờ để bàn định một
4 kế hoạch không chính thức nhằm giải tỏa Điện Biên Phủ do đô
5 đốc Radford đề xướng. Phía người Pháp nói rằng Đô Đốc
6 Radford đã để xuất ra một cuộc oanh kích ban đêm của không
7 lực Hoa Kỳ và các máy bay từ các Hàng Không Mẫu Hạm nhắm
8 vào ngoại vi chung quanh cứ điểm Điện Biên Phủ. Kế hoạch
9 không kích nầy gọi là chiến dịch Kên Kên (Vulture) gồ có 60
10 pháo đài bay B-29 xuất phát từ căn cứ không quân Clark ở Phi
11 Luật Tân với 150 chiến đấu cơ hộ tống cất cánh từ Hạm Đội Hải
12 Quân thứ 7 để oanh kích và vội bôm tiêu diệt bộ đội CSVM đang
13 bao vây Điện Biên Phủ. Người Mỹ nói rằng theo những nguồn
14 tài liệu của người Pháp thì chiến dịch không kích Kên Kên là một
15 kế hoạch được nghĩ ra bởi ban hỗn hợp quân sự Pháp-Mỹ ở Sài
16 Gòn và ban nầy xác nhận có một kế hoạch đã được đưa ra như
17 thế một cách không chính thức nhưng chưa được Hoa Thịnh Đốn
18 chấp nhận như là một chủ trương của Hoa Kỳ. Không có tài liệu
19 văn thư lưu trữ nào trong các cơ quan chính quyền Hoa Kỳ đã
20 ghi chép hay đăng ký về một chiến dịch Kên Kên như thế. Trong
21 một cuộc phỏng vấn vào năm 1956, Đô đốc Radford xác định
22 rằng không có một kế hoạch nào để áp dụng cho chiến dịch Kên
23 Kên, bởi vì kế hoạch oanh kích bằng không lực để tiếp cứu Điện
24 Biên Phủ đã chưa bao giờ được thực hiện vượt quá quan điểm về
25 một giai đoạn. Tuy nhiên kế hoạch giải tỏa Điện Biên Phủ cũng
26 đã là đề tài được thảo luận một cách không chính thức ở Sài Gòn
27 và giữa Đề đốc Radford và tướng Cao Ủy Đông Dương Paul
28 Ély.3
29 Trong sách Histoire de la Guerre d’ Indochine, tướng
30 Yves Gras viết rằng trong suốt tháng 04/1954 người ta hy vọng
31 một cuộc không kích bằng loại pháo đài bay của Hoa Kỳ để giải
32 vây Điện Biên Phủ theo như sự khởi xướng của Đô đốc Radford
33 tham mưu trưởng liên quân Hoa Kỳ trong cuộc hội đàm vào ngày
34 23/04 với tướng Cao Ủy Đông Dương Paul Ély ở Hoa Thịnh
35 Đốn. Sau khi nhận được sự tham khảo ý kiến tán thành của tướng
36 Navarre về đề xướng nầy của Đô đốc Radfod, ngày 04/04/1954
VSTK - 3701
1 chính phủ Pháp từ Paris đã chính thức yêu cầu sự can thiệp của
2 Hoa Thịnh Đốn. Có lẽ vì tính cách khẩn cấp của vấn đề cần phải
3 được giải quyết nhanh chóng cho nên theo chỉ thị của Đô đốc
4 Radford, ngũ Giác Đài dự thảo những kế hoạch cho một chiến
5 dịch dội bom giải tỏa Điện Biên Phủ có tên là chiến dịch “Kên
6 Kên”. Chiến dịch nầy do 98 pháo đài bay B-29 cất cánh từ các
7 căn cứ không quân Hoa Kỳ ở Okinawa /Nhật Bản và Phi Luật
8 Tân, để dội 1,400 tấn bom lên các vị trí tập trung bộ đội của
9 CSVM chung quanh cứ điểm Điện Biên Phủ.4
10 Tuy nhiên, vấn đề Hoa Kỳ can dự trực tiếp bằng không lực
11 để giải tỏa vòng vây bộ đội CSVM ở Điện Biên Phủ đã bị phủ
12 lấp mất đi vì nội tình chính trị bất nhất và e dè của chính phủ
13 Hoa Kỳ.
14 Trước đó, vào ngày 10/03/1954, để trả lời câu phỏng vấn
15 của một phóng viên báo New York News, Tổng Thống
16 Eisenhower- Tổng Tư Lệnh Tối Cao Quân Đội Hoa Kỳ- đã tỏ
17 dấu hiệu cho thấy rằng Hoa Kỳ sẽ không can dự vào chiến tranh
18 Đông Dương nếu không có sự biểu quyết đồng ý của Quốc Hội
19 Hoa Kỳ:
20 “Q. James J. Patterson, New York News: Mr. President,
21 Senator Stennis said yesterday that we were in danger of
22 becoming involved in World War III in Indochina because of the
23 Air Force technicians there. What will we do if one of those men
24 is captured or killed? THE PRESIDENT. I will say this: there is
25 going to be no involvement of America in war unless it is a result
26 of the constitutional process that is placed upon Congress to
27 declare it. Now, let us have that clear; and that is the answer.”5
28 “ Câu hỏi của phóng viên James J. Patterson, Báo New Yok
29 News: Thưa Tổng Thống, Nghị Sĩ Stennis hôm qua tuyên bố rằng
30 chúng ta đang lâm nguy vì bị can dự vào cuộc chiến tranh thế
31 giới thứ III ở Đông Dương bởi vì hiện có những chuyên viên kỹ
32 thuật hàng không ở đó. Chúng ta sẽ làm gì nếu một trong những
33 chuyên viên đó bị bắt hoặc bị giết hại?
34 Tổng Thống trả lời: Bản chức sẽ nói điều nầy: Sẽ không có sự
35 đang can dự của Hoa Kỳ vào cuộc chiến ngoại trừ sự can dự nầy
36 là kết quả của phương cách hiến định trao cho Quốc Hội để tuyên
37 bố sự can dự đó. Nay thì, chúng ta hãy hiểu rõ; và đấy là câu trả
38 lời.”
39 Câu trả lời trên đây của Tổng Thống Mỹ có thể hiểu rằng
40 chính phủ Hoa Kỳ đã được Quốc Hội cho phép gửi chuyên viên
VSTK - 3702
1 kỹ thuật hàng không sang Đông Dương giúp cho người Pháp -
2 một sự chi viện kỹ thuật có tinh cách nhỏ giọt và chiếu lệ để khỏi
3 mang tiếng là bỏ rơi Đồng Minh. Tuy nhiên nếu người Pháp
4 muốn Mỹ can dự trực tiếp, quy mô và tích cực bằng quân sự để
5 chống lại CS ở Đông Dương thì cần phải có sự chấp thuận của
6 Quốc Hội Hoa Kỳ.
7 2.3 – Chính phủ Hoa Kỳ quyết định không can dự một mình vào
8 cuộc chiến chống Cộng Sản ở Đông Dương6
9 Kể từ đầu tháng 04/1954 hiển nhiên là vấn đề can thiệp
10 của Hoa Kỳ vào Đông Dương đã trở thành một đề mục cấp bách.
11 Cuộc chiến ở Điện Biên Phủ đã phát triển tới mức nghiêm trọng
12 khi mà trọng pháo do CSTQ chi viện cho bộ đội CSVN đã khóa
13 cứng và làm cho quân Pháp phải co cụm không còn xoay trở vào
14 đâu được nữa. Nếu không có được sự can thiệp sớm và nhanh
15 chóng từ một lực lượng hay một nhóm lực lượng bên ngoài
16 phòng tuyến thì cứ điểm Điện Biên Phủ sẽ bị tràn ngập và đè bẹp
17 bởi làn sóng biển người của quân đội CSVM. Vì có thái độ e dè
18 đối với sự yêu cầu cứu viện của Pháp, chính quyền của Tổng
19 Thống Eisenhower quyết định là cần phải hội ý với các lãnh tụ
20 dân biểu trong Quốc Hội Hoa Kỳ bởi vì Tổng Thống Hoa Kỳ cho
21 rằng hậu thuẫn tối đa từ Quốc Hội là yếu tố tối cần cho bất cứ vai
22 trò chủ động nào mà Hoa Kỳ có thể nấm giữ vào thời điểm hiện
23 nay ở Đông Dương.
24 Không có văn kiện hoặc tài liệu chính thức của chính phủ
25 Hoa Kỳ nói rõ chi tiết về cuộc gặp gỡ giữa các nhân vật có thẫm
26 quyền Hành Pháp và Lập Pháp hoặc giữa Tổng Thống Hoa Kỳ
27 và các thuộc hạ cao cấp của Ông. Tuy nhiên theo nhiều nguồn tin
28 đáng tin cậy đã được phổ biến thì:
29 Vào ngày 03/04/1954, Ngoại trưởng Dulles và Đô đốc
30 Radford đã hội kiến với 08 dân biểu Quốc Hội (03 thuộc đảng
31 Cộng Hòa và 05 thuộc đảng Dân Chủ) tại bộ Ngoại Giao Hoa
32 Kỳ. Trong cuộc hội kiến nầy, Tham Mưu Trưởng Liên Quân
33 Hoa Kỳ Đô đốc Radford đã tóm lược kế hoạch dự kiến xử dụng
34 200 phi cơ phát xuất từ 2 hàng không mẫu hạm (tàu sân bay)
35 Essex và Boxer ngoài khơi biển Nam Hải để không kích và dội
VSTK - 3703
1 bom quân đội nhân dân CSVM ở Điện Biên Phủ. Sẽ có thêm
2 một cuộc không kích và dội bom lần thứ nhì nếu lần đầu không
3 tạo ra được hiệu quả phá vỡ vòng vây của bộ đội CSVM. Không
4 có dự trù một kế hoạch một cuộc đỗ quân Hoa Kỳ vào chiến
5 trường Đông Dương vào thời điểm nóng bỏng nầy. Đã có sự xác
6 nhận rằng các tàu sân bay Hoa Kỳ trong vùng biển Nam Hải có
7 trang bị bom nguyên tử nhưng lúc đó không có tiết lộ nào cho
8 thấy là có dự kiến quan trọng xử dụng vũ khí hạt nhân tại chiến
9 trương Điện Biên Phủ hay bất cứ nơi nào ở Đông Dương. Tuy
10 nhiên, rất có thể là Hoa Kỳ sẽ dùng bom hạt nhân chiến lược dội
11 xuống những mục tiêu nằm trên đất Trung Quốc trong trường
12 hợp quân CSTQ tràn ngập tham chiến chung với bộ đội CSVM.
13 Có dư luận cho rằng vào ngày 08 /04/1954 khi Hoa Thịnh Đốn
14 thông tri bác bỏ yêu cầu của chính phủ Pháp ở Paris yêu cầu Hoa
15 Kỳ không kích và thả bom chung quanh Điện Biên Phủ theo kế
16 hoạch Kên Kên/Vulture, Ngoại Trưởng Foster Dulles đã đề nghị
17 với ngoại trưởng Pháp Georges Bidault rằng Hoa Kỳ trao cho
18 Pháp 2 quả bom nguyên tử để Pháp tự cứu nguy Điện Biên Phủ
19 nhưng chính phủ Pháp đã bác bỏ đề nghị nầy.6bis Trong sách
20 Vicitory at Any Cost, tác giả Cecile B.Curry cũng viết rằng đô
21 đốc Radford tuyên bố Hoa Kỳ sẽ phải nghĩ tới việc xử dụng vũ
22 khí hạt nhân nếu chiến dịch Kên Kên/Vulture không đạt được
23 kết quả mong muốn: “. . .If that did not work, Radford said, they
24 should consider the use of atomic wapons.”6ter
*
25 Các dân biểu Quốc Hội đã cật vấn Đô đốc Radford về mức
26 độ ủng hộ của các nước Đồng Minh của Hoa Kỳ như thế nào
27 đối với dự án hành động như vừa kể trên và thái độ của các
28 tướng lãnh đầu não khác trong Bộ Tham Mưu Liên Quân Hoa
29 Kỳ ra sao khi dự án đề cặp đến vấn đề đưa quân đánh bộ vào
30 chiến trường Đông Dương nếu cuộc oanh kích bộ đội CSVM
31 quanh cứ điểm Điện Biên Phủ lần thứ nhì cũng thất bại? Các dân
32 biểu cũng chất vấn về trường hợp CSTQ tràn ngập tham gia vào
33 cuộc chiến ở Đông Dương thì liệu rằng sẽ có nguy cơ xảy ra một
34 loại trận chiến Triều Tiên thứ hai ở Đông Dương hay không?
35 Đô Đốc Radford phải thú nhận với các dân biểu rằng kế
36 hoạch giải cứu Điện Biên Phủ là sản phẩm riêng của đương sự đề
VSTK - 3704
1 xuất và ngoài ý muốn của những tướng lãnh khác trong bộ Tổng
2 Tham Mưu Liên Quân Hoa Kỳ. Còn Ngoại Trưởng Hoa Kỳ
3 Dulles trong cuộc gặp mặt nầy cũng phải thú nhận với các dân
4 biểu rằng các Đồng Minh của Hoa Kỳ chưa được tham khảo ý
5 kiến về kế hoạch can thiệp trực tiếp của Hoa Kỳ vào chiến
6 trường Đông Dương và vì thế Dulles nghĩ rằng cần phải có một
7 nghị quyết chung giữa Hành Pháp và Quốc Hội cho phép không
8 lực và hải quân Hoa kỳ thực hiện một kế hoạch can thiệp như
9 thế. (Người ta suy định rằng Ngoại Trưởng Dulles đã có sẵn kế
10 hoạch đó trong cặp da của Ông ta.)
11 Rời khỏi cuộc hội kiến ở bộ Ngoại Giao, các dân biểu
12 Quốc Hội Hoa Kỳ đã không để lại cho Ngoại Trưởng Dulles và
13 Đô Đốc Radford một điều cam kết hay thỏa thuận quan trọng nào
14 và nêu ra 3 điều kiện để hành Pháp có được hậu thuẫn của Quốc
15 Hội Hoa Kỳ: (1) thiết lập một liên hiệp với các lực lượng của
16 các quốc gia Đồng Minh với Hoa Kỳ mà quan trọng hơn hết
17 trong số các quốc gia đồng minh chính là Anh Quốc; (2) Một sự
18 tuyên bố của nước Pháp ghi rõ thiện ý thực hiện nhanh chóng
19 tiến trình trả trao độc lập thực sự cho các Quốc Gia Đông
20 Dương; (3) nước Pháp phải cam kết rằng đoàn quân viễn chinh
21 của họ tiếp tục chiến đấu CS ở Đông Dương.
22 Ngay sau ngày hội kiến với các dân biểu Quốc Hội, ngày
23 04/04/1954 Ngoại trưởng Dulles và Đô Đốc Radford họp bàn
24 ngay với Tổng Thống Hoa Kỳ tại Nhà Trắng và Tổng Thống đã
25 đưa ra quyết định là cần phải thỏa đáng 3 điều kiện cần yếu là:
26 (1) phải có sự can dự liên đới với các quốc gia không Cộng Sản
27 trong khối Thịnh Vượng Chung Anh Quốc ở vùng Đông Nam Á
28 Châu kể cả Anh Quốc; (2) Phải hoàn toàn thông suốt về mặt
29 chính trị với Pháp và các Quốc Gia khác; (3) Cần phải được
30 Quốc Hội Hoa Kỳ quyết nghị và chuẩn phê.
31 2.4 – Anh Quốc bác bỏ đề nghị hành động chung chống CS ở Đông
32 Dương do Hoa Kỳ xướng xuất
33 Ngày 11/04/1954, Ngoại Trưởng Hoa Kỳ F.Dulles sang
34 Luân Đôn và Paris để mưu tìm sự thỏa thuận và nhất trí đề nghị
35 của Hoa Kỳ về một hành động chung chống CS ở Đông Dương.
VSTK - 3705
1 Anh từ chối, sự từ chồi chắc chắn sẽ phải xảy ra bởi ở đây là
2 trường hợp của kẻ ngu ngơ muốn đỗ trút trách nhiệm cho người
3 khác vì cứ tưởng người khác khờ dại hơn mình Rõ ràng là Hoa
4 Kỳ muốn đành lá bài co cụm mà Anh Quốc cũng muốn chơi trò
5 né tránh vì cả hai cường quốc Tư bản nầy đang e ngại hai khối
6 CS Quốc Tế khổng lồ đứng sau lưng CSVM đang làm mưa làm
7 gió ở Đông Dương và lan tràn ảnh hưởng CS cho nhiều nước
8 khác ở Đông Nam Á Châu như Mã Lai, Thái Lan, Phi Luật Tân,
9 Miến Điện. Tướng H. Navarre đã ghi nhận về việc “đánh bài né
10 chạy” của Anh và Hoa Kỳ như sau:7
11 Chính vì vậy, một cuộc tấn công ồ ạt của không lực Hoa Kỳ đã có lúc được
12 dự kiến một cách nghiêm túc. Báo chí ở Pháp cũng như ở Mỹ nhiều lần nói
13 đến sự gợi ý này. Tôi xin kể lại sự việc đó đã diễn ra như thế nào theo sự hiểu
14 biết của tôi.
15 Đề nghị đó được xuất phát từ Washington vào ngày đầu tháng tư khi tướng
16 Ély gửi khẩn cấp một sĩ quan trực tiếp đến gặp tôi với nhiệm vụ báo cho tôi
17 biết ý kiến của Lầu Năm Góc. Theo đó thì Lầu Năm Góc cho rằng sự can
18 thiệp trực tiếp của Trung Quốc có thể biện minh cho sự can thiệp của Mỹ. Là
19 người ủng hộ cuộc can thiệp của Mỹ, Ngoại trưởng Mỹ, lúc đó là ông Foster
20 Dulles, trong một phát biểu nảy lửa trước Ủy ban Ngoại giao Hạ Nghị Viện
21 đã tố cáo tính chất can thiệp trực tiếp qua sự chi viện của Trung Quốc, nhất là
22 qua sự hiện diện của binh lính Trung Quốc trong việc điều khiển hệ thống
23 phòng không tại các trận địa chung quanh Điện Biên Phủ.
(Những lý lẽ của ông Foster Dulles hoàn toàn đúng với thực tế, đã được thể hiện như sau:
24 1. Một tướng của Trung Quốc có mặt tại Tổng hành dinh Quân đội Việt Minh chung quanh
25 Điện Biên Phủ.
26 2. Dưới quyền ông là khoảng 20 chuyên gia kỹ thuật Trung Quốc cũng có mặt tại Bộ Chỉ huy
27 này. Những chuyên gia khác cũng có mặt ở cấp sư đoàn.
28 3. Các đường dây điện thoại đặc biệt được các chuyên gia Trung Quốc lắp đặt và bảo trì.
29 Những người điều hành đều là người Trung Quốc.
30 4. Một số lượng rất lớn súng cao xạ 37 ly được bố trí quanh Điện Biên Phủ. Các xạ thủ đều là
31 người Trung Quốc.
32 5. Để chi viện cho trận đánh, có đến khoảng 1000 xe tải tiếp tế mà một nửa đến đấy từ ngày 1
33 tháng 3. Toàn bộ do lái xe Trung Quốc điều khiển.
34 6. Tất cả những chi viện nói trên được cộng thêm vào lực lượng pháo binh, đạn dược và trang
35 thiết bị do quân đội Trung Quốc cung cấp).

36 Do tướng Ély yêu cầu tôi trả lời khẩn cấp quan điểm của mình, tôi đã phát
37 biểu là, một hành động quân sự ồ ạt của Không lực Hoa Kỳ, nếu được thực
38 hiện một cách nhanh chóng thì có khả năng giải cứu được Điện Biên Phủ. Cả
39 vị Tổng ủy Pháp, người được tôi thông báo về tin tức này và tôi đều không
40 tin rằng cuộc can thiệp của Mỹ vào lãnh thổ Việt Nam sẽ có nguy cơ tạo ra
41 một cuộc đối kháng toàn cầu. Cũng như ở Triều Tiên và Berlin vào thời kỳ
42 xảy cuộc phong tỏa Berlin, Chủ nghĩa Cộng sản sẽ không thể nào vì một sự
43 kiện như vậy mà phát động cuộc chiến tranh thế giới mà họ không hề muốn
44 nổ ra vào giai đoạn đó.
45 Chỉ riêng sự có mặt của các xạ thủ Trung Quốc sử dụng súng cao xạ là sự
46 thể hiện một cuộc can thiệp trực tiếp của Trung Quốc. Ngoài ra, tất cả những
47 gì họ làm đều tương tự như những gì chúng ta nhận được từ người Mỹ. Tuy
VSTK - 3706
1 nhiên, chỉ riêng sự hiện diện rõ ràng này đủ để biện minh cho một cuộc can
2 thiệp của Mỹ.
3 Chính phủ Pháp cho tôi biết là họ chia sẻ quan điểm này và họ yêu cầu sự
4 can thiệp của Mỹ. Nhưng hình như chính phủ Pháp chỉ nói để nói thôi, chứ
5 không nhấn mạnh đến việc này.
6 Một cuộc tấn công bằng không lực được nghiên cứu chi tiết ở Sài Gòn và
7 cả ở Hà Nội với sự có mặt của các chỉ huy không lực Mỹ tại Thái Bình
8 Dương. Trong thời gian chờ đợi họ được lệnh liên lạc với tôi. Họ dự kiến sử
9 dụng 300 máy bay khu trục ném bom xuất phát từ tàu sân bay và 60 máy bay
10 ném bom hạng nặng cất cánh từ Philippines.
11 Do sự yếu kém của cơ sở hạ tầng về Ra-đa của ta, nên không thể có chuyện
12 sử dụng hỏa lực của không quân Mỹ đánh vào các trận địa pháo mặt đất và
13 phòng không đối phương nằm cạnh cứ điểm Điện Biên Phủ, nhưng theo quan
14 điểm của các tướng Mỹ thì sử dựng không quân đánh vào các đường tiếp tế
15 và nhất là căn cứ Tuần Giáo là một điều khả thi và có khả năng rất hiệu quả.
16 Nhưng lệnh tấn công đã không bao giờ được ban ra.
17 Như vẫn xảy ra ở phương Tây, việc bàn tính như vậy luôn bị rò rỉ tin tức.
18 Các dân biểu ở cả Paris và Washington đều đã tỏ ra “xúc động” và có ý kiến
19 can thiệp ngay với chính phủ. Và lẽ tất nhiên báo chí cũng đã tiết lộ việc này.
20 Và sau nhiều sự do dự lâu dài - chỉ những do dự này cũng đủ làm cho cuộc
21 hành quân mất đi tính hiệu quả của nó. Chính phủ Mỹ không dám đi theo con
22 đường mà các cố vấn quân sự của họ đề xuất
23 Vào lúc này, người Mỹ phải che đậy sự tháo lui của mình. Để làm việc
24 này, người Mỹ tuyên bố họ chỉ can thiệp khi nào các nước khác chấp nhận
25 một hành động chung với họ. Thật ra đây cũng chỉ là một cái cớ thoái thác
26 dựa vào sự không can thiệp của nước Anh. Nếu không có sự có mặt của nước
27 Anh, thì không thể có một mặt trận thống nhất ở châu Á. Với lý lẽ đó, Mỹ đã
28 yêu cầu sự nhất trí của nước Anh, nếu không thì ít nhất cũng là sự tham gia
29 một cách tượng trưng của nước này, và người ta đã lấy cớ nước Anh từ chối
30 - sự từ chối chắc chắn đã được biết trước - để không can thiệp nữa. Việc
31 “đánh bài chuồn” của Anh và Mỹ đã gây ra ở Đông Dương một sự kinh ngạc
32 nặng nề về mặt tinh thần - đối với dân chúng và quân đội ở đấy.
33 Đây là bằng chứng cho thấy chúng ta phải chiến đấu một mình. Mỹ chỉ
34 muốn nhận sự rủi ro rất hạn chế, chỉ gánh vác về mặt tài chính thôi. Chính
35 sách này đã được khẳng định bằng một phát biểu trơ trẽn đến ngây ngô của
36 Phó Tổng thống Nixon trong một bài diễn văn ở Cincinnati ngày 20 tháng tư:
37 “Mục tiêu mà chính phủ Mỹ đặt ra là thi hành một chính sách để không phải
38 đưa binh sĩ Mỹ đến chiến đấu ở Đông Dương hay bất cứ một nơi nào khác”.
39 Người ta không thể nói một cái gì hay hơn những lời nói trên để biện minh
40 cho sự thoái thác này! Còn nước Anh thì không muốn nhận một sự rủi ro nào
41 cả. Điều này có nghĩa là họ muốn chúng ta làm “công chùa” cho họ trong
42 việc bảo vệ quyền lợi của họ ở vùng Đông Nam châu Á.

VSTK - 3707
II/ GIAI ĐOẠN CUỐI CÙNG NƠI MẶT TRẬN ĐIỆN BIÊN PHỦ

1 Đây là giai đoạn bộ đội CSVM đồng loạt tấn công tất cả các
2 phòng tuyến cứ điểm Điện Biên Phủ và là báo hiệu sự thất thủ
3 của toàn thể tập đoàn quân binh chiến đấu của Pháp-Việt đồn trú
4 tại nơi đây. Trong sách Đông Dương Hấp Hối, tướng Henri
5 Navarre đã viết lại sự thất thủ nầy như sau:8
6 Các đường hào song song để làm bàn đạp xuất kích của đối phương
7 áp sát phòng tuyến của ta. Các đơn vị của họ được bổ sung và viện trợ
8 quan trọng để bù vào thiệt hại. Kho đạn dược của họ được tổ chức lại.
9 Đối đầu với những đơn vị Việt Minh chỉ là những đơn vị bị suy yếu,
10 hoàn toàn đuối sức về mặt thể chất. Pháo binh của ta một phần đã bị tiêu
11 diệt và khả năng tiếp tế đạn rất hạn chế.
12 Ngày 1 tháng 5, Bộ Chỉ huy Việt Minh tung ra một cuộc tổng tấn
13 công. Sau những trận đánh kéo dài suốt ngày, tất cả vùng ngoại vi của
14 cụm trung tâm bị tràn ngập. Các cuộc phản công chỉ có thể chiếm lại
15 một số vị trí nhỏ.
16 Bị đặt vào một tình thế phải lựa chọn, hoặc nhìn thấy trận đánh chấm
17 dứt vì thiếu lương thực, hoặc kéo dài thêm vài ngày nhờ vào quân tiếp
18 viện, theo yêu cầu của tướng Cogny tôi quyết định thả thêm từ ngày 2
19 tháng 5 một tiểu đoàn thứ năm (tiểu đoàn 1 BPC). Nhưng vì khó khăn
20 càng lúc càng gia tăng - do sự thu hẹp các bãi đáp, chỉ phân nửa tiểu
21 đoàn được thả xuống.
22 Một sự yên tĩnh tương đối đã diễn ra từ ngày 3 đến ngày 6 tháng 5 và
23 trong đêm 6 rạng ngày 7 tháng 5, toàn bộ tập đoàn cứ điểm bị tấn công
24 khốc liệt ở khắp vòng chu vi. Những quả đấm chính được dồn về mặt
25 phía đông. Cùng lúc, pháo được bắn với cường độ khủng khiếp vào
26 “Isabelle”, nơi pháo binh ta gần như đã bị tiêu diệt hoàn toàn.
27 Vào rạng sáng, tình hình trở nên tuyệt vọng, các cuộc tấn công không
28 suy giảm chút nào. Chúng được nối tiếp nhau liên tục cho đến phút cuối
29 cùng. Cụm trung tâm của Điện Biên Phủ thất thủ ngày 7 tháng 5 khoảng
30 giữa 17 giờ và 19 giờ. Không có sự đầu hàng cùng một lúc, nhưng các
31 trận đánh đã dừng lại dần dần theo sự thất thủ của từng điểm tựa.
32 Lực lượng đồn trú tại “Isabelle” tìm cách mở đường máu khi màn
33 đêm buông xuống nhưng thất bại. Việc liên lạc vô tuyến với lực lượng
34 này chấm dứt vào lúc 2 giờ sáng ngày 8 tháng 5.
35 ***
36 Chúng ta bị thiệt hại khoảng 16.000 người, trong đó có 1500 người
37 chết, 4.000 người bị thương. Đó là quân số của 16 tiểu đoàn (có 7 tiểu
38 đoàn nhảy dù), hai đơn vị pháo 105 ly cộng với một khẩu đội 155 ly,
39 một phân đội xe tăng và các phân đội thuộc các binh chủng và đơn vị
40 phục vụ khác.
41 Rất khó xác định chính xác sự thiệt hại của đối phương. Một cuộc
42 nghiên cứu chi tiết cho thấy ít nhất 20.000 người đã bị loại ra khỏi vòng
43 chiến, trong đó có khoảng từ 8.000 đến 10.000 người chết. Những tin tức
44 sau này cho phép ước tính từ 10.000 đến 12.000 người chết. Đó là những
45 con số gần đúng với thực tế hơn, có khả năng cao hơn.
46 Về mặt số lượng, thiệt hại của Việt Minh cao hơn chúng ta rất nhiều.
47 Về chất lượng quân lính thì thiệt hại của họ cũng không thua gì chúng ta.
48

VSTK - 3708
1 Nếu ta mất những đơn vị thiện chiến (lính Lê dương, Bắc Phi và nhảy
2 dù) thì họ cũng bị mất một phần lớn các sư đoàn tinh nhuệ nhất (308-
3 312) cùng những cán bộ tốt nhất.

4 Nếu điều tệ hại đã xảy ra, nếu các điều dự kiến bị đảo lộn ở
5 Điện Biên Phủ thì chính là do chính phủ Pháp đã không thèm
6 đếm xỉa gì tới ý kiến của các chức quyền quân sự ở Đông Dương
7 mà đã co cụm, vội vã một mình đưa đầu vào cái thòng lọng của
8 Hội Nghị Geneva khiến cho CSVM lên tinh thần và với sự thúc
9 giục của các cố vấn quân sự kèm theo sự tăng viện ồ ạt của
10 CSTQ từ phía bên kia biên giới Việt-Trung, CSVM đã tung ra
11 hết nhân lực và bộ đội của họ để triệt hạ cứ điểm Điện Biên Phủ,
12 tạo một chiến thắng vang dội với mục đích làm thành món quà
13 cho phái đoàn CS tham dự Hội Nghị Geneva về Đông Dương.
14 Khi Hội Nghị Geneva về Đông Dương đang trong tình trạng
15 chuẩn bị thì thủ tướng CSTQ Chu Ấn Lai gửi công điện hỏi
16 trưởng đoàn cố vấn quân sự CSTQ Vi Quốc Thanh như sau: “Để
17 giành chủ động về ngoại giao, có thể tổ chức mấy trận tháng đẹp
18 ở Việt Nam như trước khi đình chiến ở Triều Tiên không?”
19 Ngày 03/03/1954, sau khi nhận được bức điện chỉ thị đó của
20 Chu Ấn Lai do Bộ Tổng Tham Mưu CSTQ chuyển đến, Vi Quốc
21 Thanh cho rằng, để phối hợp với đấu tranh đàm phán ở hội nghị
22 Geneva, cần phải nỗ lực lớn nhất, tiêu diệt toàn bộ quân địch ở
23 Điện Biên Phủ.9 Đêm 06/5/1954, Vi Quốc Thanh cho rằng, thời
24 cơ tổng công kích Điện Biên Phủ đã chính muồi cho nên quyết
25 định ra lệnh cho bộ đội CSVM toàn lực tiến công. Lúc nầy bộ
26 đội đã ngày đêm cật lực đào xong đường hầm thông suốt tiến sát
27 vào trung tâm tập đoàn chỉ huy của Pháp của cứ điểm Điện Biên
28 Phủ và cuộc tổng công kích trên toàn tuyến bắt đầu. Tất cả hỏa
29 pháo của CSVM kể cả hỏa tiễn 17 óng phóng của CSTQ trang bị
30 vừa mới dược chở ra tiền tuyến cùng loạt nã vào trận địa quân
31 Pháp. Sáng ngày 07/05/1954 toàn bộ quân Pháp ở cứ điểm Châu
32 Ôn, Na Nông, Đồi 506 bị tiêu diệt toàn bộ, bộ đội CSVM tràn
33 ngập sân bay Mừng Thanh. Chiều ngày 7/05/1954, tiếng súng
34 kháng cự từ hầm chi huy của tướng De Castries ngừng nổ và
35 tiếng súng kháng cự khác cũng tắt hẳn: Điện Biên hoàn toàn thất
36 thủ, bộ đội CSVM phất cờ chiến thắng trên nóc hầm chỉ huy của
VSTK - 3709
1 tướng De Castries. Cùng ngày 07/04/1954, đại đoàn 304 bộ đội
2 CSVM pháo kích và xung phong biển người vào cứ điểm Hồng
3 Cúm (Isabelle), quân đồn trú mở đường máu, phá vòng vây để
4 chạy thoát nhưng cũng bị tràn ngập và không còn kháng cự từ lúc
5 2 giờ sáng 08/05/1954.9bis
6 Nếu không có hội nghị Geneva và viện trợ súng đạn ồ ạt
7 của CSTQ thì Võ Nguyên Giáp không bao giờ nghĩ tới việc dùng
8 chiến thuật biển người ở Điện Biên Phủ như trước đây trong các
9 trận đánh cứ điểm Nà Sản hay ở Cánh Đồng Chum.10 Tuy nhiên
10 khi viết lại chiến thắng Điện Biên Phủ, Đảng CSVN đã không đề
11 cặp gì đế sự viện trợ vũ khí và sự hiện diện của các cố vấn quân
12 sự của CSTQ trong các đơn vị bộ đội CSVM:11
13 Ngày 25/1/1954, các đơn vị bộ đội ta ở vị trí tập kết sẵn sàng nổ súng theo
14 phương châm tác chiến “đánh nhanh, giải quyết nhanh”. Nhưng nhận thấy
15 địch đã tăng cường lực lượng phòng ngự vững chắc, Bộ Chỉ huy và Đảng uỷ
16 chiến dịch đã đưa ra quyết định mới: giữ vững quyết tâm tiêu diệt tập đoàn
17 cứ điểm Điện Biên Phủ, thay đổi phương châm tác chiến sang “đánh chắc,
18 tiến chắc”. Thực hiện phương châm mới, trận quyết chiến Điện Biên Phủ đã
19 diễn ra trong 3 đợt:
20 Từ ngày 13 đến 17/3/1954, quân ta đã dũng cảm tiêu diệt gọn cứ điểm Him
21 Lam và đồi Độc Lập, bức hàng cứ điểm Bản Kéo, phá vỡ cửa ngõ phía bắc
22 của tập đoàn cứ điểm, diệt và bắt sống trên 2000 tên địch, phá hủy 25 máy
23 bay, xóa sổ 1 trung đoàn, uy hiếp sân bay Mường Thanh.
24 Từ ngày 30/3 đến ngày 30/4/1954, quân ta đồng loạt tiến công các cứ điểm
25 phía đông phân khu trung tâm, thắt chặt vòng vây, chia cắt và liên tục tiến
26 công, kiểm soát sân bay Mường Thanh, hạn chế tiếp viện của địch cho tập
27 đoàn cứ điểm. Đây là đợt tấn công dai dẳng, dài ngày nhất, quyết liệt nhất,
28 gay go nhất, ta và địch giành giật nhau từng tấc đất, từng đoạn giao thông
29 hào. Đặc biệt tại đồi C1 ta và địch giằng co nhau tới 20 ngày, đồi A1 giằng
30 co tới 30 ngày. Sau đợt tấn công thứ 2 khu trung tâm Điện Biên Phủ đã nằm
31 trong tầm bắn các loại pháo của ta, quân địch rơi vào tình trạng bị động, mất
32 tinh thần cao độ.
33 Từ ngày 1/5 đến ngày 7/5/1954, quân ta đánh chiếm các cứ điểm phía đông
34 và mở đợt tổng công kích. Đêm ngày 6/5, tại đồi A1 trận chiến đấu giữa ta và
35 địch diễn ra quyết liệt, quân ta xông lên tiêu diệt từng lô cốt, nổ phá từng
36 hầm ngầm. Tên quan tư chỉ huy đồi A1 và khoảng 400 tên địch còn sống sót
37 đã ra đầu hàng. 17 giờ 30 phút ngày 7/5, ta chiếm sở chỉ huy trung tâm,
38 tướng Đờ Ca-xtơ-ri cùng toàn bộ Bộ Tham mưu và binh lính tập đoàn cứ
39 điểm Điện Biên Phủ kéo cờ trắng ra hàng. Lá cờ “quyết chiến, quyết thắng”
40 của quân đội ta tung bay trên nóc hầm chỉ huy của địch. Ngay trong đêm đó
41 quân ta tiếp tục tiến công phân khu Nam, đánh địch tháo chạy về Thượng
42 Lào, đến 24 giờ toàn bộ quân địch đã bị bắt làm tù binh.
43 Sau 55 ngày đêm chiến đấu dũng cảm, mưu trí, sáng tạo quân và dân ta đã
44 đập tan toàn bộ tập đoàn cứ điểm Điện Biên Phủ, tiêu diệt và bắt sống 16.200
45 tên, bắn rơi 62 máy bay, thu 64 ô tô và toàn bộ vũ khí, đạn dược, quân trang,

VSTK - 3710
1 quân dụng của địch. Ngày 7/5/1954 trở thành ngày kỷ niệm kết thúc thắng lợi
2 cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp.
3 Trong lịch sử dựng nước và giữ nước của dân tộc ta, chiến thắng Điện Biên
4 Phủ là một trong những đỉnh cao chói lọi, một kỳ tích vẻ vang. Trong cuộc
5 kháng chiến chống thực dân Pháp, chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ là chiến
6 thắng vĩ đại nhất, giáng đòn quyết định, tạo bước ngoặt làm thay đổi cục diện
7 chiến tranh trực tiếp đưa đến việc ký kết Hiệp định Giơnevơ chấm dứt chiến
8 tranh, lập lại hòa bình ở Đông Dương.
9 Chiến thắng Điện Biên Phủ đã kết thúc thắng lợi cuộc kháng chiến chống
10 thực dân Pháp và can thiệp Mỹ; chấm dứt hoàn toàn ách xâm lược của thực
11 dân Pháp trên bán đảo Đông Dương; bảo vệ và phát triển thành quả Cách
12 mạng tháng Tám; giải phóng miền Bắc, tạo cơ sở vững chắc để tiến lên giành
13 thắng lợi trong cuộc kháng chiến chống đế quốc Mỹ giải phóng miền Nam,
14 thống nhất Tổ quốc.
15 Chiến thắng Điện Biên Phủ đã củng cố niềm tin tưởng vào sự lãnh đạo của
16 Đảng Cộng sản Việt Nam; cổ vũ toàn Đảng, toàn dân, toàn quân chiến đấu
17 dưới lá cờ vẻ vang của Đảng vì độc lập, tự do của Tổ quốc, vì hạnh phúc của
18 nhân dân.
19 Chiến thắng Điện Biên Phủ mang tầm vóc thời đại, góp phần to lớn vào
20 phong trào đấu tranh vì hoà bình, tiến bộ của nhân loại, đây là là chiến thắng
21 chung của các nước trên bán đảo Đông Dương, của phong trào cộng sản và
22 công nhân quốc tế, của phong trào đấu tranh vì hòa bình, tiến bộ xã hội trên
23 toàn thế giới. Chứng minh một chân lý của thời đại: các dân tộc bị áp bức, bị
24 xâm lược nếu có ý chí kiên cường và đường lối đúng đắn, sáng tạo, biết đoàn
25 kết đấu tranh vì độc lập tự do thì dân tộc đó nhất định giành thắng lợi.

*
26 III/ TÌNH HÌNH QUÂN SỰ, CHÍNH TRỊ TRƯỚC VÀ SAU KHI ĐIỆN BIÊN PHỦ
27 THẤT THỦ.
28 1- Tình hình quân sự
29 Kể từ lúc chiến sự Điện Biên Phủ gia tăng cường độ bởi
30 sự tấn công ồ ạt của bộ đội CSVM, tướng Navarre với sự tán
31 đồng của Tổng Cao ủy Dông Dương Dejean đã gửi một bức điện
32 tín đề ngày 16/03/1954 cho chính phủ Pháp ở Paris về tình hình
33 có thể xảy ra cho tập đoàn cứ điểm Điện Biên Phủ kèm theo đề
34 nghị những dự kiến mà chính phủ Pháp cần phải có để đối phó.
35 Những dự kiến nầy cũng được cá nhân tướng Navarre viết thư
36 riêng gửi đến Marc Jacket Tổng Trưởng đặc trách các Quốc Gia
37 Liên Kết, Thống Chế Juin và tướng Ély, Tổng Tham Mưu
38 Trưởng quân đội Pháp. Quan điểm mà tướng Navarre luôn luôn
39 nhấn mạnh có thể tóm tắt như sau:12
40 Nếu Điện Biên Phủ sụp đổ, chiến dịch 1953-1954 sẽ tự nó kết thúc từ một
41 sự xáo trộn chiến thuật rất nghiêm trọng, nhưng nó cứu được nước Lào và
42 giúp tránh được những sự xáo trộn quan trọng cho vùng châu thổ và vùng
43 trung tâm Đông Dương. Ngoài ra, trên tất cả những chiến tuyến khác ngoài
VSTK - 3711
1 Điện Biên Phủ, quân Pháp đã đứng vững và không có một cứ điểm nào bị
2 mất. Số binh đoàn tác chiến của Việt Minh bị thiệt hại đã vượt cao quá
3 nhiều so với sự thiệt hại của số binh đoàn tác chiến Pháp. Vậy thì, về mặt
4 chiến lược, quân Pháp sẽ không cần phải e ngại gì về sự thất bại không thể
5 khắc phục được.
6 Nhưng sự thất thủ của cứ điểm Điện Biên Phủ sẽ là một sự choáng váng
7 xúc động về mặt tâm lý vừa khắc nghiệt lại vừa có tính cách ngoạn mục rất
8 mạnh. Điều quan trọng là cần phải tránh được một một sự choáng váng xúc
9 động về mặt tâm lý gây ra sự sụp đổ về mặt tinh thần của nước Pháp dẫn
10 đến một sự thất bại về mặt quân sự, hoặc một sự chấp nhận bằng mọi giá
11 một nền hòa bình mà trên thực tế tình hình không đến mức tồi tệ để hành
12 động như thế.
13 Do đó, việc chủ yếu là nước Pháp và các Quốc gia Liên kết phải xác định
14 mạnh mẽ quyết tâm của mình theo đuổi cuộc chiến và thông cáo ngay lập
15 tức dự định của mình về những biện pháp cần thiết. Về mặt chính trị, quyết
16 tâm này phải được thể hiện bằng sự chuẩn bị về mặt tâm lý cho dư luận
17 quần chúng.* Về mặt quân sự, quyết tâm này phải được thực hiện bằng sự
18 giữ vững các vị trí của chúng ta trên toàn lãnh thổ Đông Dương; kế đến là
19 sự chuẩn bị để gửi thêm chi viện - trong trường hợp hội nghị Genève diễn
20 biến chậm.
21 Tất cả những việc trên không ngăn cản việc tìm kiếm hòa bình thông qua
22 thương thuyết, vì những cuộc thương thuyết đó đã bắt đầu, nhưng điều quan
23 trọng là chúng không được tiến hành trong không khí bại trận.
24 Cho dù chính phủ đã không làm gì để thực hiện những gợi ý nói trên và
25 cho dù họ đã không trả lời một cách chính thức nhưng qua thái độ của họ,
26 cũng như qua những bức thư có tính cách cá nhân được những nhân vật có
27 trách nhiệm gửi đến cho tôi, tôi có thể cho rằng quan điểm đó đã được chấp
28 thuận trên nguyên tắc.
-------------
* Trong một công văn đề ngày 21 tháng 4, báo cáo cho chính phủ, về tình hình ngay trước
khi hội nghị Genève nhóm họp, Navarre viết: “Vì sự thiệt hại của đối phương quá lớn nên lúc
này đã là quá trễ để các sư đoàn của Việt Minh sau khi dự xong chiến dịch Điện Biên Phủ có
thể tiến đánh vùng Bắc Lào hoặc quay trở về vùng châu thổ với những khả năng tấn công nguy
hiểm. Sự thất thủ Điện Biên Phủ có thể mang lại những hậu quả nghiêm trọng hơn vào thời
điểm này chỉ khi nào nước Pháp và Việt Nam để bị buông trôi theo tinh thần mệt mỏi và ý
muốn bỏ cuộc”.13

29 2- Tình hình chính trị


30 2.1- Liên Hiệp Pháp và Quốc Gia Việt Nam
31 Kể từ ngày 22/02/1954, Quốc Trưởng Bảo Đại (QTBĐ) chỉ
32 định một phái đoàn thương thuyết với Pháp để thu hồi chủ quyền
33 độc lập hoàn toàn cho Quốc Gia Việt Nam. Thủ tướng Bửu Lộc
34 trưởng đoàn, Nguyễn Trung Vinh phó trưởng đoàn và nhiều ủy
35 viên khác gồm có: Nguyễn Quốc Định, Phan Huy Quát, Nguyên
36 Đắc Khê, Dương Tấn Tài. Trước đây, ngày 17/12/1953 QTBĐ
37 yêu cầu cựu Thủ Tướng Nguyễn Văn Tâm từ chức và cử hoàng
38 thân Bửu Lộc từ Paris về nước lập nội các mới kể từ ngày
39 12/01/1954. Nội các Bửu Lộc gồm có:14
VSTK - 3712
1 Bửu Lộc: Thủ Tướng kiêm Tổng Trưởng Nội Vụ.
2 Nguyễn Trung Vinh: Phó Thủ Tướng kiêm Tổng Trưởng Canh Nông và Cải
3 Cách Điền Địa.
4 Nguyễn Đệ: Quốc Vụ Khanh.
5 Phan Huy Quát: Tổng Trưởng Quốc Phòng.
6 Nguyễn Đắc Khê: Tổng Trưởng Đặc Trách Thực Hiện Dân Chủ.
7 Nguyễn Quốc Định: Tổng Trưởng Ngoại Giao.
8 Dương Tấn Tài: Tổng Trưởng Tài Chánh.
9 Nguyễn Văn Tỵ: Tổng Trưởng Kinh Tế Quốc Gia.
10 Nguyễn Văn Đạm: Tổng Trưởng Tư Pháp.
11 Lê Thăng: Tổn Trưởng Thông Tin.
12 Lê Quang Huy: Tổng Trưởng Giao Thông và Công Chính.
13 Tấn Hàn Nghiệp: Tổng Trưởng Y Tế.
14 Phạm Văn Huyền; Quốc Vụ Khanh Đặc Trách Xã Hội.
15 Đinh Xuân Quảng: Quốc Vụ Khanh Phụ Trách Nội Vụ.
16 Vũ Quốc Thúc: Quốc Vụ Khanh Phụ Trách Quốc Gia Giáo Dục.
17 Các giáo phái từ chối không tham gia vào nội các mới của Bửu
18 Hội mặc dù có sự tham gia của 2 thành viên của đảng Đại Việt.
19 Cùng ngày 17/12/1953, ở Paris, quốc Hội Pháp sau hơn một tuần
20 lễ cải vã kỳ kèo giữa những đại biểu của các đảng phái, vào ngày
21 23/12/1953 René Coty đã được Quốc Hội biểu quyết chọn làm
22 Tổng Thống nước Pháp Đệ Tứ Cộng Hòa thay thế nguyên Tổng
23 Thống V.Auriol.15
24 Suốt trong tháng 02/1954, rất nhiều nhân vật quan trọng
25 trong chính phủ Pháp liên tiếp đến gặp QT Bảo Đại (QTBĐ) ở
26 Đà Lạt và ở Ban Mê Thuột; trong số đó có Bộ Trưởng Quốc
27 Phòng Pháp Pleven. Ngay sau khi Pleven trở về Paris, vào ngày
28 05/03/1954 thủ tướng Pháp Laniel đã tuyên bố trước Quốc Hội
29 Pháp một cách khẳng định rằng vấn đề xung đột ở Đông Dương
30 phải được Pháp giải quyết bằng con đường điều đình. Lời tuyên
31 bố nầy không những gây hoang mang lo nghĩ cho những người
32 Việt Nam không Cộng Sản nhất là trong quân đội non trẻ của
33 Quốc Gia Việt Nam đồng thời còn tạo thêm một hậu quả xấu
34 khác là tình trạng lợi dụng thời cơ đón gió của những phần tử
35 Quốc Gia Cực Đoan đòi hỏi quyền lực điều hành guồng máy
36 chính quyền hoặc khăn khăn đòi dứt khoác ngay tức thì với người
37 Pháp. Trong một bối cảnh bất lợi cho nền độc lập toàn vẹn lãnh
38 thổ của người dân Việt Nam như thế, sau khi đã cử Thủ Tướng
39 Bửu Hội cầm đầu một phái đoàn Việt Nam sang Paris để thương
40 thuyết với chính phủ Pháp về việc Pháp trao trả độc lập hoàn toàn
VSTK - 3713
1 cho Quốc Gia Việt Nam từ Nam chí Bắc, ngày 29/03/1954,
2 QTBĐ đã lập thêm một cơ quan mới gọi là Bộ Chiến Tranh các
3 do chính QTBĐ nấm giữ và bao gồm các nhân vật chủ yếu của bộ
4 Quốc Phòng và Tham Mưu Trưởng Quân Đội Quốc Gia Việt
5 Nam Nguyễn Văn Hinh và, để hỗ trợ cho phái đoàn thương
6 thuyết của Thủ Tướng Bửu Lộc, QTBĐ quyết định sang Pháp.
7 Ngày 11/04/1954 QTBĐ tới Cannes rồi tới Paris vào ngày
8 16/04/1954.16
9 Tại Paris, QTBĐ gặp Ngoại Trưởng Hoa Kỳ Foster Dulles
10 và được Dulles trấn an là Hoa Kỳ không có một sự nhân nhượng
11 nào đối với CSTQ. Ngày 24/04, Ngoại Trưởng Pháp G. Bidault
12 gửi văn thư đến Ngoại Trưởng Nguyễn Quốc Định trong phái
13 đoàn thương thuyết Việt Nam ở Paris để chính thức thông tri
14 những hoạch định của của chính phủ Pháp thực hiện trong tiến
15 trình hòa đàm nơi Hội Nghị Geneva về vấn đề Đông Dương.
16 Ngày 26/04/1954 Nội Các Chiến Tranh do QTBĐ thiết
17 lập đưa ra một Thông Tư để xác định lập trường của chính phủ
18 Quốc Gia Việt Nam về vấn đề hòa đàm tại Hội Nghị Geneva sắp
19 khai mạc. Nội dung Thông Tư nầy xác quyết rằng Quốc Gia Việt
20 Nam sẽ không chấp nhận bất cứ hình thức đàm phán nào do
21 chính phủ Pháp đưa ra trái ngược với các nguyên tắc của cộng
22 đồng Liên Hiệp Pháp để đàm phán với những tập đoàn quân
23 phiến loạn phản bội đất nước Việt Nam hay phải chịu đàm phán
24 với bất cứ những thế lực thù nghịch nào đối với đất nước nầy.
25 Thông Tư tố cáo những mưu đồ chia cắt đất nước Việt Nam
26 giống như đã xảy ra cho quốc gia Triều Tiên hoặc là những kế
27 hoạch tập trung quân từng phần trên những vùng lãnh thổ khác
28 nhau của Quốc Gia Việt. Thông Tư kết luận rằng Quốc Trưởng
29 cũng như Chính Phủ Quốc Gia Việt Nam không bị ràng buột bởi
30 những quyết định không đáp ứng được nền độc lập đích thực và
31 toàn vẹn đất nước.17
32 Những lời lẽ trong thông tư của QTBĐ chỉ là tiếng kêu gào
33 nổi lên trên “vùng đất hoang địa Đông Dương”, là những giọt
34 nước đỗ lên đầu vịt, là những tiếng đàn khảy tai trâu bởi vì mọi
35 sự việc sắp xảy ra trên phần đất Đông Dương đều đã được các thế
36 lực ngoại bang sừng sỏ kỳ kèo, trả giá và sắp xếp hết cả rồi trước
VSTK - 3714
1 khi Hội Nghị Geneva về Đông Dương bắt đầu. Việt Nam, Cao
2 Miên và Lào chỉ lả những vai phụ chầu rìa. Tổng Trưởng Quốc
3 Phòng Pháp Marc Jacquet đã đánh tiếng cho QTBĐ biết rằng
4 ngoại trưởng Pháp Bidault đã gặp ngoại trưởng CS Liên Sô
5 Molotov và Molotov ra điều kiện là CSVM phải có mặt nơi bàn
6 hội nghị Geneva. Hoa Kỳ và CS Liên Sô cũng đã có những thỏa
7 thuận từ Hội Nghị Berlin trong khi họp bàn về vấn đề Triều
8 Tiên: tất cả mọi việc đều đã được an bày. Marc Jacket còn lưu ý
9 thêm rằng chính Hoa Kỳ sẽ áp đặt nhiều điều kiện bất lợi cho
10 Quốc Gia Việt Nam. Đúng như lời báo động có tính cách hăm
11 dọa của M.Jacket, Bộ Trưởng Ngoại Giao Pháp đã phái Đổng Lý
12 Văn Phòng Pierre Falaise đến Cannes yêu cầu QTBĐ cắt cử một
13 phái đoàn chính phủ Quốc Gia Việt Nam tham dự Hội Nghị
14 Geneva đồng thời cũng phải cho Pháp biết QTBĐ đứng trên vị
15 thế nào và với tư cách gì để phản đối sự hiện diện của phái đoàn
16 CSVM tham dự Hội Nghị. Đại sứ Hoa Kỳ D.R.Healt cũng có
17 những lời lẽ can thiệp hăm dọa tương tựa. QTBĐ phải chịu
18 nhượng bộ cử nhiệm chính thức phái đoàn Quốc Gia Việt Nam
19 do Ngoại Trưởng Quốc Định cầm đầu tham dự Hội Nghị Geneva
20 nhưng không thể dị nghị gì thêm được nữa đối với sự hiện diện
21 của phái đoàn CSVM mặc dù Trưởng Đoàn Quốc Gia Việt Nam
22 Nguyễn Quốc Định có đặt vấn đề nầy với các trưởng đoàn Anh,
23 Pháp, Hoa Kỳ vào ngày 03/05/1954.18
24 Hoa Kỳ bỏ rơi Pháp nơi trận địa Điện Biên Phủ và Anh cũng
25 không cần biết là Điện Biên Phủ còn hay mất. Cả hai đại cường
26 quốc tư bản nầy chỉ chú tâm vào việc chận đứng làn sóng đỏ
27 CSTQ lan tràn xuống khắp Đông Nam Á, một vùng đất mà cả hai
28 nước nầy đều có quyền lợi cần phải bảo vệ. Hoa Kỳ chỉ hăm he
29 nhưng lại muốn trao tiếng ác cho Pháp bằng cách đánh tiếng
30 cung cấp cho Pháp một loại “vũ khí mới” bằng máy bay Hoa
31 Kỳ nhưng che giấu thân các máy bay bằng cách xoá bỏ phù hiệu
32 không quân Hoa Kỳ để dội “vũ khí mới” nầy lên các đơn vị bộ
33 đội CSVM đang bao vây cứ điểm Điện Biên Phủ. Dĩ nhiên là
34 Pháp không chấp nhận một đề nghị vô lương như thế. Tại sao
35 như thế? Hoa Kỳ sợ CSTQ? Hoa Kỳ không sợ CSTQ vì CSTQ
36 chưa có vũ khí hạt nhân nhưng sau lưng CSTQ là CS Liên Sô đã
37 có bôm hạt nhân từ 29/08/1949. Hơn nữa, Hoa Kỳ không muốn
VSTK - 3715
1 bị mang tiếng là chỉ dùng bôm nguyên tử để đè bẹp các dân tộc
2 chậm tiến ở Á Châu mà thôi. Mỹ chỉ hăm he, đe dọa dùng loại
3 “vũ khí mới” đối phó với CSTQ để khỏi mang tiếng là bỏ rơi
4 Đồng Minh của mình ở Đông Nam Á Châu. Một cố vấn quân sự
5 CSTQ là Trương Quảng Hoa trong bài viết Trần Canh Trong
6 Viện Trợ Việt Nam Chống Pháp đã ghi lại trong hồi ký như sau:
7 “Công sự của Việt Nam (tức CSVM) ngày càng áp sát địch, không
8 ít trận địa địch bị quân đội Việt Nam đánh chiếm, liên hệ giữa phân
9 khu Nam và phân khu trung tâm của địch bị cắt đứt, sân bay Mường
10 Thanh bị khống chế, cuối cùng diện tích địch khống chế ở phân khu
11 trung tâm Mường Thanh chỉ còn khoảng một cây số vuông. Vào giờ
12 phút quan trọng nầy để cứu vãn quân Pháp ở Điện Biên Phủ, đế quốc
13 Mỹ đưa hai tàu hàng không mẫu hạm vào vịnh Bắc Bộ để đe dọa, chủ
14 tịch Hội đồng tham mưu trưởng liên quân Mỹ đưa ra kế hoạch sử
15 dụng máy bay ném bom chiến lược B-29 dội bom xuống quân đội
16 Việt Nam ở Điện Biên Phủ và bắn tin sẽ sử dụng bom nguyên tử,
17 nhưng do sợ nhân dân thế giới phản đối trên thực tế không dám manh
18 động”.19

19 Riêng Anh Quốc thì còn dính líu nặng nề hơn với CSTQ vì
20 những quyền lợi từ Hồng Kong, một vùng lãnh thổ của Trung
21 Quốc đang bị đế quốc tư bản Anh khai thác dưới chiêu bài thuê
22 mướn dài hạn. Anh Quốc không muốn cứu nguy Pháp mà cũng
23 không theo lời đề nghị của Hoa Kỳ hành động chung ngay tức
24 khắc chống CS lan tràn khắp Đông Dương và Đông Nam Châu
25 Á. Thái độ của Anh Quốc là một thái độ ích kỹ, cháy nhà hàng
26 xóm bình chân như vại bởi vì lửa CS chỉ mới đang cháy mạnh
27 theo hướng gió thổi về hướng phần đất Đông Dương mà thôi chứ
28 chưa lan tràn mạnh khắp vùng Đông Nam Châu Á trong đó có
29 Thái Lan và Mã Lai là hai nơi mà Anh Quốc có quyền lợi. Thái
30 độ lạnh lùng đó của chính quyền vương quốc Anh đối với số
31 phận của Đông Dương có thể tìm thấy trong bản điều trần của
32 ngoại trưởng Anh Antony Eden ngày 25/04/1954 và được Toàn
33 thể Hội Đồng Chính Phủ và thủ tướng Anh W.Churchill tán thành
34 và phê chuẩn. Toàn văn bản điều trần gồm có 8 điều với nội
35 dung như sau: 20
36 1. Chính phủ Anh không coi Thông Cáo Chung Luân Đôn (giữa Hoa
37 Kỳ và Anh ngày 14/04/1954) như là sự thỏa thuận của Chính Phủ
38 Anh tham gia tiến trình bàn thảo về việc Đồng Minh có thể can dự
39 vào chiến cuộc Đông Dương.

VSTK - 3716
1 2. Hiện giờ Chính phủ Anh không sẵn sàng để tham gia bất cứ một
2 trách vụ nào có liên hệ đến hoạt động quân sự của Vương Quốc Anh
3 ở Đông Dương trước khi Hội Nghị Geneva khai mạc.
4 3. Tuy nhiên có thể chính phủ Anh sẽ ủng hộ tối đa phái đoàn Pháp về
5 mặt ngoại giao tại Hội Nghị Geneva trong những cố gắng đạt tới một
6 giải pháp danh dự.
7 4. Hiện giờ chính phủ Anh chỉ có thể xác quyết rằng, nếu đạt được một
8 giải pháp tại hội nghị Geneva, chính phủ Anh sẽ cùng chung tham
9 gia vào việc bảo đảm cho giải pháp đó và bằng cách thiết lập một sự
10 phòng thủ chung ở Đông Nam Á như đã đề ra trong Thông Cáo
11 Chung Luân Đôn trước đây, khiến cho sự cùng chung bảo đảm như
12 thế được hữu hiệu.
13 5. Chinh phủ Anh hy vọng rằng bất cứ sự dàn xếp nào tại Hội Nghị
14 Geneva thì ít ra nó sẻ có thể khiến cho sự bảo đảm chung được áp
15 dụng trên một phần lớn lãnh thổ Đông Dương.
16 6. Nếu đạt được sự dàn xếp như thế chính phủ Anh sẽ sẵn sàng vào
17 thời điểm đó để cứu xét với các Đồng Minh của Anh đề ra một hành
18 động chung cần thiết trong hoàn cảnh đang xảy ra.
19 7. Tuy nhiên, hiện giờ chính phủ Anh không thể xác quyết về phần
20 Vương Quốc Anh có thể sẻ có một hành động trong trường hợp sự
21 thỏa thuận đình chiến ở Đông Dương bị thất bại .
22 8. Hiện giờ Chính phủ Anh có thể sẵn sàng cùng chung với Chính phủ
23 Hoa Kỳ nghiên cứu các biện pháp để bảo đảm cho việc bảo vệ nước
24 Xiêm (Thái Lan) và phần còn lại của vùng Đông Nam Á, bao gồm
25 nước Mã Lai, trong trường hợp một phần hay toàn thể lãnh thổ Đông
26 Dương bị mất.
*
27 Pháp thì cứ khư khư muốn bám giữ Đông Dương và chê
28 trách, tố cáo Anh và Hoa Kỳ muốn ngồi nhà mát ăn bát vàng,
29 mặc kệ để cho Pháp một mình chống Cộng Sản ở Đông Dương.
30 Anh và Pháp ở Tây phương đã tự cách ly nhau, không thể nào tạo
31 thành một mặt trận chung.
32 Như vậy, nước Pháp phải đi đến tham dự Hội Nghị Geneva
33 “trong vị thế của kẻ bại trận mà trong tay chỉ có hai lá chủ bài là
34 2 chuồn và 3 rô”. (Aussi Bidault allait négocier non seulement dans la
35 défaite, mais avec“à peine une carte entre les mains, peut être tout au plus,
36 disait-il, un deux de trèfle, et un trois de carreau”.)21
37

KHẢO LUẬN
ĐIỆN BIÊN PHỦ VÀ BOM NGUYÊN TỬ
38 Câu hỏi đặt ra: Có khi nào bom nguyên tử được Hoa Kỳ đề nghị hay
39 dự định xử dụng trong chiến cuộc ĐBP hay không?
40 Đây là một câu hỏi gây ra nhiều thắc mắc nghi ngờ cho những người
41 viết sử chân chính kể từ năm 1945. Trong tập tài liệu “Commentaire”, De
VSTK - 3717
1 Berne à Paris (1952/1963) tác giả Jean Chauvel, nguyên là trưởng phái
2 đoàn Pháp ở Hội nghị Geneva/ 1954 đã kể lại vào ngày 24/04/1954 ngoại
3 trưởng Hoa Kỳ F.Dulles đề nghị với ngoại trưởng Pháp G. Bidault rằng
4 Hoa Kỳ chuyển giao cho Pháp “hai quả bom” nguyên tử”:
5 “Cuộc thảo luận về vấn đề Điện Biên Phủ diễn tiến trong mờ mịt. Sự
6 thất thủ của cứ điểm nầy có lẽ là không thể tránh khỏi. Có vẽ mọi người
7 đang xúc động mạnh. Đến một lúc, 3 Ngoại Trưởng đang bàn luận trong
8 phòng giải lao ( uống rượu bạc hà màu xanh lông két) quyết định cứ để
9 cho các chuyên gia bàn cãi với nhau. Ba người đi vào một căn phòng tiếp
10 khách nhỏ gần phòng ăn giành cho hàng Bộ Trưởng. Bản chức đi theo họ.
11 Khi đang đi ngoài hành lang dẫn tới căn phòng đó, Ông Dulles nói nhỏ
12 giọng với Ông Bidault: “Ngài có muốn 2 quả bom không?” Mãi tới lúc
13 lúc sau nầy, bản chức mới biết được điều đó. Trước đó, bản chức chỉ biết
14 được rằng các dụng cụ chiến tranh cần phải do hai phi công của Pháp thả
15 xuống. Đối với một địa điểm bị bao vây quá gần sát thì một sức tàn phá
16 gây hiệu quả rộng lớn rất khó ứng dụng. Lời đề nghị không được chấp
17 nhận. Đó là lần duy nhất, với sự hiểu biết của bản chức, vấn đề bom
18 nguyên tử được nêu ra. ”22
19 Chính ngay cả Ngoại trưởng Pháp G.Bidault cũng có kể lại đề nghị
20 nầy của Ngoại trưởng Hoa Kỳ.23
21 Những bàn luận trao đổi giữa bản chức và Foster Dulles chưa có sự mâu
22 thuẫn nào vào những lúc bản chức đang bị khủng hoảng cấp thiết. Bản
23 chức lại nêu ra cho Ông ấy thấy được sức mạnh của hạm đội Hoa Kỳ ở
24 vùng Thái Bình Dương nơi Vịnh Bắc Việt và bởi vì Ông đã nói với bản
25 chức và mọi người một cách riêng tư hay công khai rằng Hoa Kỳ không
26 thể tha thứ một sự lan tràn thêm nữa chủ thuyết Cộng Sản trên vùng đất
27 Đông Nam Á Châu cho nên đã có một phương cách phù hợp cho việc thực
28 hành lý luận đó: đó là giải tỏa Điện Biên Phủ đang bị bao vây bằng cách
29 gia tăng cường độ những phi vụ dội bom để cùng một lúc cứu nguy cho
30 quân đòn trú và nâng cao tinh thần cho các binh sĩ khác. Hiển nhiên , ý
31 thức được những trở ngại khó khăn để có thể thuyết phục Tổng Thống và
32 Quốc Hội Hoa Kỳ chấp nhận một sự đề xuất như thế cho nên Foster
33 Dulles đã nhăn mặt cau có mà cũng không hứa sẽ gửi đề nghị của bản
34 chức sang Hoa Thịnh Đốn.
35 Bù lại, Ông kéo bản chức ra chỗ khác rồi nói: “ Nếu chúng tôi giao cho
36 các ông hai quả bom nguyên tử thì thế nào?” Về sau, bản chức nghĩ rằng
37 Ông đã có nói như thế với những người khác, ít nhiều về điều giã định
38 nầy, bởi vì Ông hay có thói quen tìm những điều ngẫu hợp mà không cần
39 nghĩ tới đó chỉ là lời nói dí dỏm hay là đúng đắn thực sự. Dù thế nào thì
40 chính bản chức cũng đã trả lời và câu trả lời của bản chức không cần phải
41 bận tâm suy nghĩ: “Nếu người ta dội những quả bom đó trong vùng Điện
42 Biên Phủ thì những kẻ cố thủ cũng chịu chung sự đau khổ giống như
43 những kẻ tấn công. Nhược bằng người ta tấn kích trên các tuyến đường
44 giao thông phát xuất từ Trung Quốc thì lại có nguy cơ chiến tranh toàn
45 diện. Cả hai trường hợp, cứ điểm điên Biên Phủ, nếu chưa được cứu viện.,
46 sẽ bị rơi vào cùng một hoàn cảnh nghiêm trọng.”
47 Đây có thể chỉ là sự trao đổi dí dỏm ngoài hành lang phòng hội nghị
48 giữa Ngoại trưởng Hoa Kỳ và hai nhân vật cầm đầu phái đoàn Pháp ở Hội
VSTK - 3718
1 nghị Geneva. Trong nhiều Hội nghị Quốc tế, những sự xé rào “đi đêm”
2 riêng rẻ hoặc những gợi ý trao đổi nữa đùa nữa thật như thế thường xảy ra
3 và nhiều trường hợp lại trở thành một loại đàm phán hữu hiệu để giải quyết
4 nhanh chống những vấn đề tắt nghẽn mà với những lời ăn tiếng nói đàm
5 phán công khai giữa bàn Hội nghị đông người lại không thể giải quyết
6 được.
7 Trong hồi ký "Không có thêm những Việt Nam mới" (No more
8 Vietnams), Tổng thống Nixon viết: "Đô đốc Radford, chủ tịch Hội đồng
9 Tham mưu trương liên quân, đề nghị chúng ta dùng 60 máy bay ném bom
10 B-29 ở Philippines mở các cuộc đột kích vào ban đêm để tiêu diệt các vị trí
11 của Việt Minh. Và đặt ra kế hoạch mang tên "Cuộc hành binh Chim Kền
12 kền" (Opération Vautour) nhằm đạt cùng mục tiêu với ba quả bom nguyên
13 tử chiến thuật nhỏ".Một số tài liệu khác còn cho thấy kế hoạch Rát pho
14 được Hội đồng An ninh quốc gia phê chuẩn, và "trong thực tế, Mỹ đã co
15 quyết định tạm thời về việc tham chiến ở Đông Dương vào ngày 25 tháng 3
16 năm 1954"I, và l''trên văn bản của Hội đồng An ninh quốc gia có ba chữ
17 D.D.C (Dwight D.Eisenhower) phế chuẩn". 24
18 Trong một giác thư đề ngày 07/04/1954 của tướng Cố Vấn Mac
19 Arthur gửi cho Ngoại Trưởng Hoa Kỳ cho thấy rằng vào thời điểm nóng
20 bổng ở Điện Biên Phủ thì tại Ngũ Giác Đài có một nhóm nghiên cứu đặc
21 biệt Ủy Ban Hỗn Hợp Các Tham Mưu Trưởng được Tổng Tham Mưu
22 Trương Liên Quân Hoa Kỳ Đô Đố Radford chỉ định để nghiên cứu và dự
23 kiến về hiệu quả của các loại vũ khí hạt nhân sẽ được xử dụng để giải tỏa
24 Điện Biên Phủ. Nhóm nghiên cứu nầy phúc trình kết luận rằng chỉ cần ba
25 quả bom hạt nhân chiến lược là đủ nếu chúng được xử dụng đúng cách.
26 Nội dung giác thư nầy được trích dẫn tóm lược như sau:25
27 Đại úy Georges Anderson (Phụ tá Đặc Biệt của Đô Đốc Radford) yêu cầu
28 được gặp bản chức sáng nay về “một sự việc nhạy cảm”. Đương sự đã
29 chuyển trao cho bản chức một tài liệu mật để nói rằng Đô Đốc Radford dự
30 định đệ trình lên Ngoại Trưởng Dulles:
31 Ủy Ban nghiên cứu cao cấp trong Ngũ Giác Đài (Liên Ủy Ban Nghiên
32 Cứu Cao Cấp Lầu Năm Gốc tức Liên Ủy Ban các Tham Mưu Trưởng của
33 quân đội Hoa Kỳ) đã dự toán xem có nên xử dụng vũ khí hạt nhân để quét
34 sạch bộ đội CSVM trong vùng Điện Biên Phủ hay không. Ủy Ban Ngihên
35 Cứu nầy đã đi đến một kết luận rằng ba quả bom hạt nhân nếu được
36 xử dụng đúng cách cũng đủ đè bẹp sức chịu đựng của Việt Minh.
37 Cuộc nghiên cứu nầy lại khơi động suy nghĩ của Radfod đặt ra câu hỏi
38 trong trường hợp một liên minh hành động chung được thành hình ở Đông
39 Nam Á Châu trong đó có Hoa kỳ tham dự và gửi các lực lượng quân đội
40 của mình đến thì liệu rằng Hoa Kỳ có thể hay không xử dụng vũ khí hạt
41 nhân để giáng trả Việt Minh khi thấy rằng các loại vũ khí đó là phương
42 cách tốt nhất để đập tan bọn họ và quét sạch Đông Dương.

VSTK - 3719
1 Hoa Kỳ có cần phải hay không tham khảo sự chấp thuận của Pháp trước
2 để xử dụng vũ khí hạt nhân ở Đông Dương trong trường hợp cần thiết khi
3 liên minh cùng chung tham chiến ở các mặt trận . . . . . . . . .
4 Trong giác thư nầy tướng Cố Vấn Mc Arthur có những ý kiến như
5 sau:
6 - Việc xử dụng vũ khí hạt nhân trên chiến trường Đông Dương sẽ gây ra
7 những hậu quả nghiêm trọng cho vị thế lãnh đạo thế giới của Hoa Kỳ.
8 - Nước Pháp nhất định sẽ không đồng ý và không chấp nhận trách nhiệm
9 việc xử dụng vũ khí hạt nhân.
10 - Nếu Hoa Kỳ tham khảo ý kiến Pháp về kế hoạch xử dụng bom nguyên tử
11 thì chuyện nầy có nguy cơ lọt ra ngoài công chúng.
12 - Quốc hội của các nước không Cộng Sản sẽ lên tiếng phản đối, đặc biệt là
13 một số Đồng Minh của Hoa Kỳ trong khối Minh Ước Bắc Đại Tây Dương/ NATO
14 nhất là Anh Quốc. Quốc Hội của các nước nầy sẽ gây áp lực để buộc chính phủ
15 của họ đòi hỏi Hoa Kỳ bảo đảm không được tự quyền xử dụng vũ khí hạt nhân mà
16 không tham khảo ý kiến của các nước Đồng Minh NATO.
17 - CS Liên Sô sẽ hô hào tuyên truyền tố cáo Hoa Kỳ xử dụng vũ khí hạt nhân
18 có sức tàn phá khủng khiếp trên chiến trường Đông Dương để tiêu diệt người dân
19 bản xứ và là sự chuẩn bị vô trách nhiệm để trút loại bom nầy lên đất nước CS Liên
20 Sô bất cứ lúc nào mà Hoa Kỳ muốn.
21 Vấn đề xử dụng bom nguyên tử nơi chiến trường Đông Dương lại
22 được Hội Đồng An Ninh Quốc Gia Hoa Kỳ mang ra thảo luận trong một
23 buổi họp ngày 29/04/1954 dưới quyền chủ tọa của Cồ Vấn An Ninh Quốc
24 Gia (NSC/ HĐAQG) Robert Cutler. Bản thảo của buổi họp nầy đề ngày
25 30/04/1954 được trích dẫn tóm lược như sau:26
26 - Mặc dù Anh Quốc không chấp thuận hợp tác vào lúc nầy để cùng hành
27 động chung do Hoa Kỳ xướng xuất (tức là vào lúc tình hình Điện Biên Phủ bị
28 CSVM bao vây), nhưng không cần phải chờ kết quả hay những diễn biến nơi
29 bàn Hội Nghị Geneva, chính phủ Hoa Kỳ nên tiếp tục các nỗ lực thi hành bản kế
30 hoạch Hành Động của HĐAQG số 1086b ngày 06/04/1954: bản kế hoạch viết:
31 “HĐAQG đồng ý rằng Hoa Kỳ Trước khi có Hội Nghị Geneva, cần phải tiếp tục
32 mọi nỗ lực hướng đến việc thành lập một nhóm tổ chức hành động chung trong
33 vùng bắt đầu gồm có Hoa Kỳ, Anh, Pháp, ba quốc Gia Đông Dương, Úc, Tân Tây
34 Lan, Thái Lan và Phi Luật Tân để phòng chống CS trong vùng Đông Nam Á Châu
35 đang có ý đồ tìm mọi cách để kiểm soát các Quốc Gia trong vùng nầy.”
36 Tiếp theo là bản thảo Kế Hoạch của HĐAQG 29/04/ 1954 nêu lên
37 nhiều vấn đề có liên hệ với kế hoạch Hoa Kỳ xử dụng vũ khí hạt nhân ở
38 Đông Dương trong đó có những điểm đáng chú ý như sau:
39 - Hoa Kỳ có cần phải ngay bây giờ quyết định xử dụng loại “vũ khí
40 mới” để nhắm vào các mục tiêu quân sự vào lúc Hoa Kỳ có tham gia can
41 thiệp vào chiến trường Việt Nam?
42 - Dùng loại vũ khí mới nầy để dội lên những điểm tụ quân trù bị của
43 bộ đội CSVM phía sau chiến tuyến Điện Biên Phủ thì có hiệu quả quyết
44 định hay không và có tác dụng tâm lý nào gây ra cho bọn họ hay không?
VSTK - 3720
1 - Có thể nào Hoa Kỳ cho Pháp vay loại vũ khí mới đó và để cho
2 Pháp tự xử dụng một mình nhằm giải vây bộ đội CSVM ở Điện Biên Phủ
3 hay không?
4 - Chính phủ nước Pháp có chịu nhận và dám làm như thế hay
5 không?
6 -Trong trường hợp Hoa Kỳ nhất quyết sẽ sử dụng vũ khí mới để can
7 thiệp rồi mới báo cho Nhóm Đồng Minh hành động biết thì điều nầy có
8 làm cho Nhóm Đồng Minh hoang mang bất an hay không? Nhất lá Anh và
9 Pháp vì họ là thành viên trong khối NATO và hiện có các căn cứ Không
10 Quân Hoa Kỳ trên đặt trên lãnh thổ của họ (sợ liên lụy với CS Liên Sô ở Âu
11 Châu vì Liên Sô cũng đã có vũ khí hạt nhân từ năm 1949) khiến cho hai
12 thành viên nầy sẽ đóng cửa các căn cứ không quân chiến lược của Hoa Kỳ
13 ở hai nơi đó. Hoa kỳ có thể mất đi hai Đồng Minh quan trọng và hai căn cứ
14 Không Quân quý báu ở hãi ngoại.
15 - Bản Thảo Kế Hoạch kể trên của HĐANQG còn đưa thêm dự kiến
16 rằng quyết định xử dụng vũ khí mới của Hoa Kỳ là để trả đũa, răn đe
17 CSTQ. Tuy nhiên, nếu vũ khí mới của Hoa Kỳ không được xử dụng trên
18 chiến trường Việt Nam thì càng khiến cho CSTQ hung hăng gây hấn nhiều
19 hơn cho rằng Hoa Kỳ chỉ hăm he, đe dọa nhưng không dám làm vì sợ
20 dư luận tiến bộ thế giới lên án. Dự kiến nầy là một điều thực tế vì đó là ý
21 nghĩ được Mao Trạch Đông phát biểu để trả lời một trong những câu hỏi
22 của nữ phóng viên báo chí Hoa Kỳ Anna Louise Strong vào tháng 08/1946
23 vào lúc chiến cuộc Triều Tiên vừa mới chấm dứt: 27
24 “Strong: . . . .Nhưng nếu Hoa Kỳ sử dụng bom nguyên tử thì sao ? . . . . . . .
25 “Mao: Bom nguyên tử chỉ là thứ cọp bằng giấy mà bọn phản động Hoa Kỳ
26 dùng để đe dọa người ta. Nhìn hình dạng con cọp giấy thì khủng khiếp nhưng
27 sự thật thì nó không phải là như vậy. Hiển nhiên bom nguyên tử là một thứ
28 vũ khí có sức tàn phá, sát hại tập thể nhân loại nhưng kết cục trận chiến ra thế
29 nào thì chính là do nhân loại quyết định chứ không phải vì một hoặc hai loại
30 vũ khí mới.
31 “Tất cả bọn phản động đều là những con cọp giấy. Bộ dạng bề ngoài
32 bọn họ thì hung tợn nhưng thực tế thì bọn họ không được hùng hổ như
33 thế.
34 - Ngày 28/01/1955 trong buổi lễ tiếp nhận Ủy nhiệm thư của đại sứ
35 nước Phần Lan Carl-Johan (Cay) Sundstrom, Mao Trạch Đông trong cuộc
36 nói chuyện với viên đại sứ nầy đã tuyên bố rằng :28
37 “Ngày nay nguy cơ của một cuộc chiến tranh thế giới và những đe dọa cho
38 Trung Quốc đều phát xuất từ những kẽ hiếu chiến ở Hoa Kỳ. Bọn họ đã chiếm đóng
39 eo biển và đảo Đài Loan của Trung Quốc và đe một cuộc chiến nguyên tử. Chúng
40 tôi có hai nguyên lý: #1- Không muốn có chiến tranh, #2- Kiên quyết gián trả bất cứ
41 kẻ nào xâm lăng đất nước Trung Quốc. Đây là giáo điểu cho cán bộ Cộng Sản và
42 cho cả nước. Nhân dân Trung Quốc không chịu hèn yếu vì sự hăm dọa đen tối với
43 bom nguyên tử của Hoa Kỳ. Đất nước nầy có 600 triệu dân với một diện rộng
44 9,600,000 cây số vuông. Hoa kỳ không thể nào ngốn nghiến Trung Quốc bằng một
45 nhúm bom nguyên tử của họ. Cho dù bom nguyên tử của Hoa Kỳ có mạnh đến mức
46 nào thì khi nó dội lên lãnh thổ Trung Quốc nó chỉ tạo thành một cái hố trong lòng
47 đất, và cho dù nó nổ vang rền thì cũng không khác gì bất cứ điều gì đại thể xảy ra
VSTK - 3721
1 trong vũ trụ mênh mong, có thể xem như là một biến cố chính yếu trong quỹ đạo
2 mặt trời.
3 “Chúng tôi có câu thành ngữ với hạt kê thế gạ, mạnh bạo với súng trường . Còn
4 Hoa Kỳ thì pháo đài lượng bay thêm oai nguyên tử. Tuy nhiên nếu Hoa Kỳ dùng
5 mấy thứ đó để khiêu khích gây chiến với Trung Quốc thì Trung Quốc sẽ dùng gạo
6 kê và súng trường để kháng chiến và nhất định sẽ chiến thắng Hoa Kỳ bởi vì chúng
7 tôi có cả nhân dân khắp thế giới ủng hộ.

8 Năm 1946 trong lúc trả lời một câu phỏng vấn của nhà báo thân
9 Cộng Sản Anna Louise Strong (tháng 08/1946) Mao Trạch Đông đã tuyên
10 bố rằng bom nguyên tử của Hoa Kỳ chỉ là một con cọp giấy. Mười năm sau
11 trong tập tài liệu thường được gọi là Tuyển Tập Mao Trạch Đông, quyển V,
12 một bài viết của họ Mao đề ngày 14/07/1956 cũng mang tựa đề Đế Quốc
13 Hoa Kỳ Là Một Con Cọp Giấy.29
14 Vào thời điểm nầy, CSLS và CSTQ đang có mối bất đồng về ý thức
15 hệ đối với chủ nghĩa Công Sản Quốc Tế. Trùm CS Liên Sô Nikita
16 Khrushchev đã gây ra cuộc khủng hoảng căng thẳng với Hoa Kỳ bằng cách
17 chở nhiều tên lửa mang đầu đạn nguyên tử đặt trên lãnh thổ Cuba hướng về
18 lãnh thổ Hoa Kỳ. Tuy nhiên, Nikita Khrushchev phải nhượng bộ rút hết các
19 tên lửa về vì thái độ cứng rắn của Hoa Kỳ chuẩn bị một cuộc chiến tranh
20 nguyên tử với CS Liên Sô. Mao tố cáo Liên Sô, là bọn xét lại hèn nhát, rung
21 sợ vũ khí nguyên tử của đầu sỏ đế quốc Tư Bản Hoa Kỳ cho nên phải chịu
22 thỏa hiệp nhục nhã.
23 Trong bản điều trần trước Hội Đồng Sô Viết Tối Cao/USSR
24 Supreme Soviet, khóa họp thứ II ngày 12/12/1962, chủ tịch đảng CSLS
25 Nikita Khrushchev tuyên bố đối lại rằng: “Đế Quốc Hoa Kỳ Là Một Con
26 Cọp Giấy nhưng nó có hàm răng nguyên tử.”:30
27 Chắc thật là đúng ,dựa trên sự thật bản chất của bọn đế quốc vẫn không thay
28 đổi cho nên một vài kẻ nói rằng cần phải phanh phui nó ra, nghiền nát nó. Chế
29 độ đế quốc dĩ nhiên là cần phải được vạch trần bời vì nó là loại ác quỷ đối với
30 các dân tộc trên thế giới, tuy nhiên chỉ biết phỉ báng và dù có đúng thế mấy đi
31 chăng nữa thì cũng sẽ không làm cho chế độ dế quốc bị suy yếu.
32

33 Thật sự không thể chối cãi là bản chất chế độ đế quốc từ trước đến nay không
34 thay đổi, nhưng đế quốc ngày nay không giống như là đế quốc ngày xưa khi nó
35 nấm giữ một sự thống trị thế giới mà không có đối thủ. Nếu ngày nay nó là một
36 “con cọp giấy”, thì bất cứ kẻ nào bây giờ nói như thế thì kẻ đó phải biết rằng
37 “con cọp giấy” nầy có hàm răng nguyên tử. Nó vẫn có khả năng dung hàm răng
38 đó và chớ có khinh thường. Có thể thỏa thuận hổ tương với các đế quốc, nhưng
39 đồng thời cũng cần phải có những phương cách để đánh bại nhưng kẻ hiếu chiến
40 nếu chúng gây ra chiến tranh.

41 Pat Buchanan, từng là cố vấn cho 3 Tổng Thống Hoa Kỳ Nixon,


42 Reagan và Bush, hai lần là ứng viên tranh cử Tổng Thống Hoa Kỳ và hiện
43 nay là nhà bình luận chính trị của một Nghiệp Đoàn Cung Cấp tin tức, báo
44 chí và truyền thông có tên là CREATORS. Trong một bài bình luận có tựa
45 đề là The Most Dangerous Man in the World? Buchanan viết:
46

47 When Mao Zedong denounced Khrushchev's climb-down, calling America "a


48 paper tiger," Khrushchev is said to have reminded Mao, "This paper tiger has
VSTK - 3722
1 nuclear teeth." (Khi họ Mao tố cáo sự thối lui của Khrushchev, gọi Mỹ là “một con
2 cọp giấy”, Khrushchev đã nhắc cho họ Mao nhớ rằng, “Con cọp giấy nầy có hàm
3 răng nguyên tử.”)31

4 Theo như các tài liệu được truy cứu vừa kể trên thì kế hoạch Vulture
5 của Hoa Kỳ dùng pháo đài bay B-29 dội bom nguyên tử lên chiến trường
6 Điện Biên Phủ hoặc dọc theo các đường biên giới Việt-Trung là có thật
7 nhưng chỉ là một bước dọ dẫm ngầm trong nội bộ tham mưu quốc phòng
8 của Hoa Kỳ và cũng chỉ đánh tiếng riêng với Pháp về 2 quả bom nguyên tử
9 giao cho Pháp hành động. Như vậy, bí mật của kế hạch “dùng vũ khí mới”
10 để cứu nguy Điện Biên Phủ chỉ có Hoa Kỳ, Pháp và có thể là cả Anh Quốc
11 biết được mà thôi. Không có tài liệu viết nào của khối CS quốc tế kể cả
12 CSLS và CSTQ cho biết là kế hoạch nầy đã lọt đến tai của họ.
13 Vậy thì căn cứ vào đâu để CSTQ mạnh miệng gọi Hoa Kỳ là Con
14 Cọp giấy chỉ dùng để hăm dọa những quốc gia nhược tiểu và chậm tiến?
15 Vương Nghiên Tuyền, một cán bộ CS cao cấp của CSTQ là một
16 trong những cố vấn quân sự cho CSVM trong chiến dịch Tây Bắc/ Điện
17 Biên Phủ 1953-1954 đã viết một tập hồi ký ngắn Vấn Đề Phương Hướng
18 Chiến Lược và Chiến Dịch Điện Biên Phủ Trong Chiến Tranh Việt Nam
19 Chống Pháp được xuất bản ở Bắc Kinh vào năm 2002 trong đó có đoạn
20 viết như sau:32
21 Vào giờ phút quan trọng này để cứu vãn quân Pháp ở Điện
22 Biên Phủ, đế quốc Mỹ đưa hai tàu hàng không mẫu hạm vào vịnh
23 Bắc bộ để đe dọa, chủ tịch Hội đồng tham mưu trưởng liên quân
24 Mỹ đưa ra kế hoạch sử dụng máy bay ném bom chiến lược B-29
25 ném bom xuống quân đội Việt Nam ở Điện Biên Phủ và bắn tin
26 sẽ sử dụng bom nguyên tử, nhưng do sợ nhân dân thế giới phản
27 đối trên thực tế không dám manh động.
28

29 “Siêu pháo đài” B-29

30 Một cố vấn quân sự CSTQ khác là Trương Quảng Hoa trong bài viết
31 Trần Canh Trong Viện Trợ Việt Nam Chống Pháp cũng đã ghi lại trong hồi
32 ký của đương sự và cách viết cũng giống 100% với cách viết của Vương
33 Nguyên Tuyền:33
34 “Công sự của Việt Nam (tức CSVM) ngày càng áp sát địch, không ít trận địa địch
35 bị quân đội Việt Nam đánh chiếm, liên hệ giữa phân khu Nam và phân khu trung tâm
36 của địch bị cắt đứt, sân bay Mường Thanh bị khống chế, cuối cùng diện tích địch
37 khống chế ở phân khu trung tâm Mường Thanh chỉ còn khoảng một cây số vuông.
38 Vào giờ phút quan trọng nầy để cứu vãn quân Pháp ở Điện Biên Phủ, đế quốc Mỹ
39 đưa hai tàu hàng không mẫu hạm vào vịnh Bắc Bộ để đe dọa, chủ tịch Hội đồng tham
40 mưu trưởng liên quân Mỹ đưa ra kế hoạch sử dụng máy bay ném bom chiến lược B-
41 29 dội bom xuống quân đội Việt Nam ở Điện Biên Phủ và bắn tin sẽ sử dụng bom
42 nguyên tử, nhưng do sợ nhân dân thế giới phản đối trên thực tế không dám manh
43 động”.

44 Hoa Kỳ “bắn tin” bằng cách nào? Họp báo tuyên bố công khai? Qua
45 trung gian một nước thứ ba? Qua tin tình báo gián điệp? Hay là vì Hoa Kỳ
VSTK - 3723
1 đã phái hai tàu sân bay có chở theo vũ khí hạt nhân đến Vịnh Bắc Việt?
2 Hay là kế hoặc dội bom nguyên tử của Hoa Kỳ xuống Điện Biên Phủ đã bị
3 tiết lộ ra ngoài công chúng?
4 Như đã được trình bày trước đây, Tướng Cố Vấn Mc Arthur đã nêu
5 lên ý kiến với Hội Đồng An Ninh Quốc Gia Hoa Kỳ rằng: “Nếu Hoa Kỳ
6 tham khảo ý kiến Pháp về kế hoạch xử dụng bom nguyên tử thì chuyện nầy
7 có nguy cơ lọt ra ngoài công chúng.”. Năm 1973, Jean Chauvel trong tác
8 phẩm Commentaire, De Berne À Paris (1952-1962) đã kể lại chính tai
9 đương sự đã nghe vào ngày 24/04/1954 ngoại trưởng Hoa Kỳ F.Dulles đề
10 nghị với ngoại trưởng Pháp G. Bidault rằng Hoa Kỳ chuyển giao cho Pháp
11 “hai quả bom” nguyên tử”. Chính G. Bidault cũng đã xác nhận điều đó
12 trong tác phẩm của mình D’Une Résistance À L’Autre xuất bản vào năm
13 1965.
14 Stanley Karnow, tác giả sách VIETNAM, A History đã viết rằng
15 chính Ngoại trưởng Pháp G. Bidault đã để lộ bí mật về đề nghị của Ngoại
16 Trưởng Hoa Kỳ J.Foster Dulles trao cho Pháp hai quả bom nguyên tử và
17 khiến cho Dulles phải lên tiếng “chối tội” và chính quyền Pháp cũng phải
18 lên tiếng xác nhận là Ngoải trưởng Hoa Kỳ không có đề nghị như thế.
19 Nguyên văn đoạn viết nầy của S.Kanow như sau:34
20 Một nhóm nghiên cứu của tòa nhà Lầu Năm Gốc vào thời đó đã kết luận rằng
21 chỉ cần 3 quả bom nguyên tử chiến lược được dung đúng cách cũng sẽ đủ nghiền
22 nát các lực lượng Việt Minh ở Điện Biên Phủ. Ý nghĩ nầy cám giỗ Radford và
23 đương sực tán thành việc thông tri đề xuất của nhóm nghiên cứu cho người Pháp.
24 Tuy nhiên ý niệm nầy gây báo động cho các viên chức cao cấp bộ Ngoại Giao và
25 một trong các viên chức nầy đã cảnh cáo rằng nếu người Pháp biết được chuyện
26 nầy thì “câu chuyện nguyên tử nhất định sẽ bị tiết lộ” và làm nổ ra một phong
27 trào “phản đối và la hét rộng khắp trong các quốc hội của thế giới tự do.” Vài
28 tháng sau, Georges Bidault đã tiết lộ rằng đương sự đã bát bỏ
29 một đề nghị của Dulles (vào ngày 24/04/1954 = ghi chú của
30 soạn giả Nguyễn Công Tánh) trao tặng vũ khí nguyên tử
31 trong những cuộc hội đàm vào tháng Tư trước đây. Dulles bát
32 bỏ sự tiết lộ của Bidault và chính quyền Pháp đã xác nhận sự
33 bát bỏ của Dulles, tuyên bố rằng lúc đó Bidault đang bị bối
34 rối khích động, quá mệt mõi và đã hiểu lầm. Thuy nhiên,
35 Bidault đã lập lại đề nghị đó của Dulles trong quyển hồi ký
36 của đương sự
37 Đô đốc Radford
(http://en.wikipedia.org/wiki/Arthur_W._Radford)
38 Stanley Karnow không trích dẫn nguồn tư liệu nào để chứng minh là
39 G.Bidault vài tháng sau (kể từ sau 24/04/1954) đã tiết lộ đề nghị của J.Foster
40 Dulles.
41 Võ Nguyên Giáp trong Hồi Ký Điện Biên Phủ, Điểm hẹn Lịch Sử
42 cũng có đề cặp như sau:
43 Trong hồi ký "Không có thêm những Việt Nam mới" (No more Vietnams),
44 Tổng thống Nixon viết: "Đô đốc Rátpho, chủ tịch Hội đồng Tham mưu trương
45 liên quân, đề nghị chúng ta dùng 60 máy bay ném bom B-29 ở Philippines mở
46 các cuộc đột kích vào ban đêm để tiêu diệt các vị trí của Việt Minh. Và đặt ra kế

VSTK - 3724
1 hoạch mang tên "Cuộc hành binh Chim Kền kền" (Opération Vautour) nhằm
2 đạt cùng mục tiêu với ba quả bom nguyên tử chiến thuật nhỏ". Một số tài liệu
3 khác còn cho thấy kế hoạch Rát pho được Hội đồng An ninh quốc gia phê chuẩn,
4 và "trong thực tế, Mỹ đã có quyết định tạm thời về việc tham chiến ở Đông
5 Dương vào ngày 25 tháng 3 năm 1954", và ''trên văn bản của Hội đồng An ninh
6 quốc gia có ba chữ D.D.C (Dwight D.Eisenhower) phế chuẩn".
7 . . . . .. . . . . . . . . . .
8 Trong cuốn "Những bí mật quốc gia''' (Secrets d'État), Raymông Tuốcnu
9 (Raymond Tournoux) đưa ra một sự kiện theo tác giả đã được thu thập "từ những
10 nguồn tin có thẩm quyền, và sau đó không ai cải chính" :
11 Ngày 14 tháng 4 năm 1954, tại Pari, ngoại trưởng Mỹ Đalét đã nói bằng tiếng
12 Pháp với Biđôn:
13 - Nếu bây giờ chúng tôi cho ngài hai trái bom nguyên tử ?
14 Biđôn đã khẳng định điều này trong cuốn "Từ cuộc kháng chiến này đến cuộc
15 khác" (D'une résistance à l’autre), bằng cách dẫn lại câu trả lời của mình với đa lét:
16 "Nếu ném bom [A] xuống vùng Điện Biên Phủ, người phòng ngự cũng như người
17 tiến công đều hứng chịu hậu quả như nhau. Nếu đánh vào tuyến giao thông bắt
18 nguồn từ Trung Hoa, sẽ có nguy cơ dẫn tới một cuộc chiến tranh toàn bộ. Trong cả
19 hai trường hợp, quân đồn trú ở Điện Biên Phủ, còn xa mới được cứu nguy, mà sẽ
20 lâm vào tình trạng nghiêm trọng hơn".

21 Võ Nguyên Giáp đã phải diện dẫn 3 nguồn tư liệu: l/ hồi ký của của
22 cựu Tổng Thống Mỹ Richard Nixon, 2/ sách của Raymond Tounoux, 3/
23 Hồi ký của G.Bidault để viết lại kế hoạch của Hoa Kỳ dùng vũ khí nguyên
24 tử giải tỏa chiến trường Điện Biên Phủ hay nói khác đi Võ Nguyên Giáp
25 và CSVM vào thời điểm sôi động ở Điện Biên Phủ đã không hay biết gì
26 về kế hoạch xử dụng bom nguyên tử của Hoa Kỳ dội lên các đơn vị bộ
27 đội CSVM đang vây quanh cứ điểm Điện Biên Phủ.
28 Cộng Sản Trung Quốc thì chỉ dựa vào sự kiện Hoa Kỳ hăm dọa xử
29 dụng bom nguyên tử trong chiến tranh Tiều Tiên nhưng lại e ngại không
30 dám thực hiện vì sợ phản ứng của CS Liên Sô lúc đó cũng đã có bom
31 nguyên tử cho nên CSTQ mới mạnh miệng hô hào Hoa Kỳ là Con Cọp
32 Giấy, chỉ biết nhe nanh múa vuốt chứ không làm được gì. Từ đó, người ta
33 có thẻ suy định rằng, CSTQ cũng không biết gì nhiều về kế hoạch không
34 kích Điện Biên Phủ theo kế hoạch Vulture với vũ khí hạt nhân của Hoa Kỳ.
35 Hoa Kỳ Kỳ hăm dọa CSTQ có thể được tìm thấy trong một tài liệu đề
36 ngày 18/12/1953 đã được giải mật của Lầu Năm Gốc như sau:35
37 DỰ ƯỚC ĐẶC BIỆT
38 KHẢ NĂNG PHẢN ỨNG CỦA CỘNG SẢN TRONG MỘT SỐ HÀNH ĐỘNG
39 CỦA HOA KỲ CÓ THỂ ÁP DỤNG Ở ĐÔNG DƯƠNG TRONG CẢ NĂM 1954
............
............
40 Để dự ước những phản ứng của CSTQ và CSLS về việc:
41 a. Hoa kỳ can dự vào Đông Dương từ trước và cuối năm 1954 bằng các lực bộ
42 binh, hải quân, không quân với một tầm mức đủ để đánh bại một cách dứt khoác
43 lực lượng bộ đội của Việt Minh.
44 b. Hoa kỳ can dự vào Đông Dương từ trước và cuối năm 1954 bằng các lực bộ
45 binh, hải quân, không quân với một tầm mức đủ để giám sát cho đến thời điểm
46 mà Hoa Kỳ phát triển lực lượng quân đội Quốc Gia Việt Nam đến mức có thể
47 đánh bại một cách dứt khoác lực lượng bộ đội của Việt Minh.
48 NHỮNG GIẢ ĐỊNH
VSTK - 3725
1 Cả hai trường hợp a. và b kể trên theo những gỉã định như sau:
2 1. Không có lực lượng CSTQ đã can dự vào Đông Dương.
3 2. Sự can dự của các lực lượng Hoa Kỳ phải được chính phủ Pháp và chính phủ
4 Quốc Gia Việt Nam yêu cầu một cách công khai.
5 3. Vào thời điểm Hoa Kỳ can dự thì các lực lượng của Liên Hiệp Pháp vẫn còn
6 tiếp tục lưu giữ vị thế chủ yếu hiện nay nơi vùng đồng bằng Bắc Bộ.
7 4. CSTQ và CSLS cần phải được lưu ý trước về ý đồ của Hoa Kỳ đưa các lực
8 lượng của Hoa Kỳ vào Đông Dương.
9 5. am à i có sự can dự của Hoa Kỳ, thì sẽ phải có một sự thực hiện từng giai
10 đoạn rút lui các lực lượng của Pháp ra khỏi Đông Dương.
11 6. Hoa Kỳ sẽ cảnh cáo CSTQ rằng nếu họ can dự một cách công khai qua việc
12 chiến đấu ở Đông Dương thì Hoa Kỳ sẽ không phải chỉ giới hạn các hành động
13 quân sự của mình trên Đông Dương mà thôi.
DỰ ƯỚC
14 1. . . . . . .
15 2. . . . . . . .
16 . . . . . . . . . Hoa Kỳ cảnh cáo về sự can dự của CSTQ bằng binh lực có thể
17 tạo ra một hiệu quả ngăn chận mạnh mẽ.3*
............
___________
18 *(Ghi chú số 3 nơi trang 430 của tài liệu nầy ghi rõ: Những lời cảnh cáo nầy
19 càng củng cố cho lời cảnh cáo của của Ngoại Trưởng Dulles trong bài diễn
20 thuyết của Ông trước Công Đoàn Cựu Chiến Binh ở Saint Louis (Missouri)
21 vào ngày 02/09/1953: “Cộng Sản Trung Quốc đã và đang huấn luyện, viện trợ và
22 trang bị cho các lực lượng Cộng Sản ở Đông Dương. Giống như ở Triều Tiên, có
23 nguy cơ rằng, Trung Quốc Đỏ rât có thể sẽ đưa quân CSTQ sang Đông Dương.
24 Chế độ CSTQ cần nên nhận thức rõ rằng một sự gây hấn lần thứ nhì không thể
25 nào có thể xảy ra mà không phải gánh chịu hậu quả nghiêm trọng không phải chỉ
26 riêng ở trên lãnh thổ Đông Dương mà thôi. Bản chức nói như thế một cách hòa
27 nhã vì danh nghĩa hòa bình với niềm hy vọng ngăn chận được một mưu toan gây
28 hấn nhằm lẫn.”

29 Như vậy, trong cuộc chiến ở Điện Biên Phủ, CSTQ chỉ có thể biết
30 được sự hăm dọa của Hoa Kỳ một các gián tiếp qua lời cảnh cáo công khai
31 của ngoại trưởng Hoa Kỳ Dulles ngày 02/09/1953 ở Saint Louis như vừa kể
32 trên và qua sự hiện diện của các tàu sân bay có trang bị vũ khí hạt nhân
33 ngoài khơi vịnh Bắc Việt
34 Để kết luận, hiển nhiên là Hoa Kỳ có kế hoạch xử dụng vũ khí hạt
35 nhân trên chiến trường Đông Dương nhưng lại một lần nữa, sau chiến tranh
36 Triều Tiên, hoa kỳ lại trở thành Con Cọp Giấy thực sự, với hàm răng
37 nguyên tử của mình nhưng không dám vồ thêm được ai ngoại trừ hai con
38 mồi khốn khổ đầu tiền là Hiroshima và Nagasaki bởi vì lúc đó chưa có con
39 gấu nguyên Tử Liên Sô. Ngay cả Con Gấu nguyên Tử Liên Sô cũng trở
40 thành Con Gấu Giấy với móng vuốt nguyên tử sau cuộc khủng hoảng giữa
41 Hoa Kỳ và Liên Sô (tháng 10/1962) về sự việc tên lửa hạt nhân của Liên Sô
42 đặt trên đảo Cuba.

VSTK - 3726
CHƯƠNG 2

HỘI NGHỊ GENEVA


1 I - Các diễn tiến đưa đến Hội nghị Geneva
2 Mặc dù đã có dư luận bàn tán thường xuyên về việc thương
3 lượng ở Đông Dương sau cuộc ngưng bắn ở Triều Tiên vào
4 tháng 07/1953, kể từ đầu tháng 11/1953 viễn ảnh hòa bình vẫn
5 còn mờ mịt
6 1. Chủ trương không thương lượng của Hoa Kỳ
7 Chính sách cứng rắn của Hoa Kỳ vào lúc nầy là phản đối
8 mọi hình thức thương lượng về vấn đề Việt Nam nếu quân đội
9 Pháp chưa gặt hái được một chiến thắng đáng kể đối với quân
10 CSVM.
11 Đã có một cuộc gặp gỡ song phương giữa ngoại trưởng Pháp
12 Bidault với ngoại trưởng Hoa Kỳ Dulles vào tháng 07/1953 trong
13 lúc Hội Nghị ở Bàn Môn Điếm ở Triều Tiên vẫn còn đang tiếp
14 diễn. Trong cuộc nói chuyện, ngoại trưởng Pháp gợi ý rằng vấn
15 đề Đông Dương cần được đưa ra để giải quyết cùng một lúc vào
16 lúc nầy với vấn đề Triều Tiên bởi vì dân chúng Pháp có thể sẽ bị
17 hoang mang đặt nghi vấn tại sao chỉ có một giải pháp danh dự để
18 chấm dứt tiếng súng ở Triều Tiên còn ở Đông Dương thì không
19 như thế. Một cuộc ngừng bắn ở Triều Tiên mà lại không có triển
20 vọng cho một cuộc ngưng bắn như thế ở Đông Dương nhất định
21 sẽ khiến cho chính phủ của đương sự không thể nào tồn tại.
22 Ngoại Trưởng Dulles đáp lại rằng, ở bàn hội nghị về Triều
23 Tiên Hoa Kỳ ở thế mạnh vì có phương tiện hăm dọa “Hoa Kỳ sẽ
24 xử dụng những phương cách không đẹp” mà đối phương hiểu rõ
25 đó là những phương cách gì. Hiện nay, Pháp chưa có được một
26 thế đứng mạnh trên bình diện quân sự để làm hậu thuẫn cho một
27 cuộc đàm phán giống như trường hợp của Hoa Kỳ ở Triều Tiên.
28 Dulles thuyết phục rằng Pháp cần nên khai thác kế hoạch của
29 tướng Navarre không những chỉ vì mục đích lợi ích quân sự mà
30 còn có mục đích cãi thiện vị thế đàm phán của Pháp trong tương
31 lai. Đương sự khẳng định dứt khoác là không có vấn đề Đông
32 Dương trên bàn Hội Nghị ở Bàn Môn Điếm/ Triều Tiên. Hoa Kỳ
VSTK - 3727
1 sẽ đóng cửa không cứ xét tới những đề nghị đàm phán về Đông
2 Dương cho đến khi nào mà CSTQ loại bỏ hoặc cắt giảm viện trợ
3 cho CSVM. Nói một cách tổng quát là Hoa Kỳ tìm cách thuyết
4 phục Pháp rằng chỉ có một chiến thắng quân sự mới có thể bảo
5 đảm cho Pháp thành công trong những cuộc đàm phán ngoại
6 giao.36
7

8 - Ngày 4-8-1953 Liên Xô đề nghị 5 cường quốc Anh, Pháp,


9 Hoa Kỳ, Liên Xô và Cộng Sản Trung Hoa hội nghị vào tháng
10 09/1953 để tiếp tục giải quyết những tranh chấp ở Triều Tiên,
11 đồng thời tại tìm giải pháp chấm dứt tranh chấp ở vùng Đông
12 Nam Á Châu, nhất là vấn đề chiến tranh ở Đông Dương. Đề nghị
13 nầy bị Hoa Kỳ bác bỏ ngày 020/09/1953. Trong cuộc họp tay ba
14 Anh, Pháp và Hoa Kỳ trong ba ngày kể từ 16-10-1953, cả ba
15 nước đưa ra tuyên bố không chấp nhận đề nghị của Liên Xô, chủ
16 yếu vì các cường quốc Tây phương không muốn thừa nhận
17 CHNDTQ là một cường quốc ngang hàng với họ. Lúc đó,
18 CHNDTQ chưa được vào Liên Hiệp Quốc (LHQ). Chiếc ghế
19 thường trực tại Hội đồng Bảo an LHQ do Trung Hoa Dân Quốc
20 (Đài Loan) nắm giữ.
21 Lúng túng trong chiến tranh Việt Nam, ngày 27/10/1953,
22 trong buổi điều trần trước Quốc Hội Pháp, thủ tướng Pháp là
23 Joseph Laniel tuyên bố sẵn sàng tìm kiếm cơ hội tái lập hòa
24 bình ở Đông Dương. Ông được quốc hội Pháp ủng hộ để thương
25 thuyết và đi đến một giải pháp chính trị. Ra trước thượng viện
26 Pháp ngày 12/11/1953, thủ tướng Laniel lập lại ý kiến trên thêm
27 một lần nữa. Laniel hy vọng kế hoạch hành quân của đại tướng
28 Henri Navarre tại Việt Nam sẽ có thể đem lại thành công trên
29 chiến trường, để có thể thương thuyết trong thế mạnh.
30 Đề nghị của Laniel được phía cộng sản đáp ứng ngay. Trong
31 một cuộc phỏng vấn của phóng viên của báo Expressen /Thụy
32 Điển vào cuối tháng 11/1953, Hồ Chí Minh cho biết rằng chính
33 phủ Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa (VNDCCH) do đảng Lao
34 Động (LĐ) và mặt trận Việt Minh (VM) điều khiển, sẵn sàng tìm
35 hiểu các đề nghị của Pháp và chỉ thương thuyết với Pháp.37
Về phía Liên Xô, vừa trả lời cho tam cường Tây phương,
VSTK - 3728
1 vừa trả lời cho đề nghị của thủ tướng Pháp (Laniel), ngoại
2 trưởng Mikhailovich Molotov tuyên bố ngày 26/11/1953 đồng ý
3 tham dự hội nghị tứ cường Anh, Pháp, Hoa Kỳ, và Liên Xô,
4 nhưng dành quyền sẽ triệu tập hội nghị ngũ cường sau đó. Mãi
5 đến ngày 29/11/1953, bài phỏng vấn Hồ Chí Minh mới được báo
6 Expressen công bố, và được Nhân Dân Nhật Báo ở Bắc Kinh
7 đăng lại ngày 10/12/1953, kèm theo bài xã luận hoàn toàn ủng
8 hộ lập trường của CSVM.
9 Trong khi CSVM dồn bộ đội tấn công phía tây-bắc Bắc Việt
10 và đưa bộ đội vào nước Lào thì quân Pháp cũng phản ứng lại
11 bằng cách chiếm đóng Điện Biên Phủ vào ngày 20/11/1953 để
12 tạo nơi đây thành một cứ điểm kiên cố chận đường quân CSVM
13 xâm nhập quốc gia Lào.
14 Tình hình chung thay đổi vào cuối tháng 11/1953 khi CSVM
15 tỏ ý muốn thương lượng song phương với Pháp qua cuộc phỏng
16 vấn Hồ Chí Minh bởi một phóng viên tờ báo Expressen của Thụy
17 Điển. Sự kiện nầy bắt cầu cho bốn cường quốc Anh, Pháp, Hoa
18 Kỳ, Liên Sô đang bàn thảo ở Hội Nghị Berlin từ ngày
19 25/02/1954 đến 18/02/1954 đã đi đến thỏa thuận sẽ triệu tập một
20 Hội Nghị ở Geneva vào cuối tháng 04/1954 để bàn thảo vấn đề
21 ngưng chiến ở Triều Tiên và tìm một giải pháp cho cuộc chiến ở
22 Đông Dương đã kéo dài từ tám năm qua: lý do là vì Chính phủ
23 Laniel bị áp lực dư luận Pháp đòi kết thúc chiến tranh Đông
24 Dương cho nên tại Berlin, đoàn đại biểu Pháp khẳng định, bất
25 chấp sự phản đối của Mỹ, vấn đề Đông Dương phải được ghi vào
26 chương trình nghị sự ở Geneva. Ngoại trưởng Bidault đã cảnh
27 báo rằng nếu Hoa Kỳ không đồng ý ở điểm này thì Pháp sẽ rút
28 khỏi Cộng Đồng Phòng Thủ Âu Châu (European Defense
29 Community /EDC), một hình thức tổ chức phòng thủ cho Âu Châu
30 sau thế chiến II ở Âu Châu mà Hoa Kỳ đang quan tâm một cách
31 đặc biệt.38
32 Cũng trong phiên họp đầu tiên trong ngày 25/02/1954 hội
33 nghị tứ cường ở Berlin/Đông Đức, ngoại trưởng CSLS Molotov
34 đề xuất cho CSTQ là một trong thành viên 5 “cường quốc” phải
35 được mời có mặt trong Hội Nghị Geneva sắp tới với mục đích
36 làm giảm căng thẳng trên khắp thế giới.
VSTK - 3729
1 2. Hoa Kỳ chủ trương “Hành động chung” như là một giải pháp
2 thay thế cho việc đàm phán hoặc cho việc Hoa Kỳ đơn phương can
3 thiệp.
4 2.1- Sự hình thành Chính Sách của Hoa Kỳ đối với nguy cơ Cộng Sản
5 lan tràn khắp Đông Nam Á Châu39
6 Cuối tháng ba, một cuộc tranh luận nội bộ trong chính quyền
7 Eisenhower đã đưa đến một sự nhận định chung rằng:
8 (a) sự can thiệp đơn phương của Hoa Kỳ trong chiến tranh
9 Đông Dương sẽ không có hiệu quả nếu không có lực lượng bộ
10 binh,
11 (b) sự tham gia của lực lượng đường bộ của Hoa Kỳ về mặt
12 tiếp vận và chính trị là không thích hợp,
13 (c) tốt nhất là "thế giới tự do" can thiệp vào Đông Dương để
14 bảo vệ khu vực nầy khỏi bị nhuộm đỏ vì chủ nghĩa cộng sản và
15 đây chính là những đề xuất từ Hội Đồng An Ninh Quốc gia, từ
16 phúc trình Ridgway, từ phúc trình Ủy Ban Đặc Biệt của phó
17 ngoại trưởng Hoa Kỳ W.Bedell Smith và cũng là chiều hướng
18 của Tổng Thống Eisenhower về chủ trương của Hoa kỳ đối với
19 vấn đề Đông Dương.
20 Từ chủ trương đó, Ngoại Trưởng Dulles trong cuộc thảo
21 luận với tướng Ély đã đi ra ngoài vấn đề hỗ trợ ngay lập tức cho
22 Pháp đồn trú tại Điện Biên Phủ lại còn đề cập tới việc có thể
23 thành lập một tổ chức phòng thủ cho khu vực Đông Nam Á.
24 Đề xuất này đã được đưa ra công khai trong bài diễn văn
25 ngày 29/03 của Ngoại Trưởng Dulles tại Câu lạc bộ Báo chí
26 nước ngoài. Dulles đã mô tả tầm quan trọng của việc chống lại sự
27 xâm lược của cộng sản ở Đông Dương bằng những lời lẽ như
28 sau:
29 Nếu các thế lực Cộng sản giành được quyền kiểm soát không có kháng cự
30 nào trên Đông Dương hoặc bất kỳ phần đáng kể nào ở nơi đó đó thì bọn họ
31 nhất định sẽ tiếp tục dùng cùng một kiểu mẫu xâm lược đối với các dân tộc
32 khác trong khu vực đó.
33 Những luận điệu tuyên truyền của CSTQ và CSLS hoàn toàn cho thấy rõ
34 mục đích của bọn họ là thống trị toàn vùng vực Đông Nam Á.
35 Hiện nay vùng Đông Nam Á là một phần quan trọng của thế giới, được gọi
36 là “kho lúa"… Đây là một khu vực phong phú có nhiều nguyên liệu thô
37 phong phú.

VSTK - 3730
1 Và ngoài những giá trị kinh tế to lớn, khu vực này có rất nhiều giá trị chiến
2 lược… Cộng sản kiểm soát Đông Nam Á sẽ thực hiện một mối đe dọa nghiêm
3 trọng cho Phi Luật Tân, Úc và Tân Tây Lan... Toàn bộ các khu vực phía tây
4 Thái Bình Dương, bao gồm cả cái gọi là "chuỗi đảo ngoài khơi," về mặt
5 chiến lược sẽ có thể bị đe dọa.

6 Trong phần tiếp theo của bài diễn văn, Dulles đã kêu gọi
7 một "hành động chung". Những tuần lễ sau đó, mục tiêu ngoại
8 giao của Hoa Kỳ, trước khi hội nghị Geneva bắt đầu vào
9 tháng 04/1954, là phải tìm được một hậu thuẫn tập thể quân
10 sự, qua việc thỏa thuận liên minh dưới hình thức một hiệp ước
11 phòng thủ chung bao gồm mười quốc gia: Mỹ, Pháp, Anh, Úc,
12 Tân Tây Lan, Phi Luật Tân, Thái Lan, và ba nước không CS
13 Việt, Miên Lào của Liên hiệp Đông Dương. Ngoại trưởng Dulles
14 trình bày riêng đề xuất “Hành động chung” của chính phủ Hoa
15 Kỳ với Đại sứ Anh Sir Roger Makins và Đại sứ Pháp Henri
16 Bonnet.
17 Tổng thống Eisenhower gửi một tin nhắn riêng cho Thủ
18 tướng Churchill giải thích về đề xuất một liên minh hành động
19 chung. Tổng thống lưu ý rằng: chỉ có 2 phương cách để chấm
20 dứt cuộc chiến ở Đông Dương: #1- Hoặc là đầu hàng mà không
21 làm cho Pháp mất mặt; #2- Hoặc là Cộng Sản phải rút lui mà
22 không bị mất mặt. Giải pháp #1 không thể chấp nhận được vì
23 hậu quả nghiêm trọng trên bình diện chiến lược rộng lớn và vì
24 vậy phải có một cách nào đó để lựa chọn giải pháp thứ #2. Ông
25 nhắc lại trường hợp không thống nhất hành động chung và kịp
26 thời của các nước đồng minh Âu Châu để ngăn chận trục phát xít
27 quân phiệt Đức-Ý Nhật:
28 Nếu tôi có thể tham khảo lại lịch sử, chúng ta đã thất bại trong việc ngăn
29 chặn Hirohito, Mussolini và Hitler bằng cách không hoạt động thống nhất
30 chung và kịp thời. Điều đó đã đánh dấu sự khởi đầu của nhiều năm thảm
31 kịch khắc nghiệt và nguy hiểm tuyệt vọng. Quốc gia của chúng ta đã không
32 học được một cái gì từ bài học đó sao? (If I may refer again to history; we
33 failed to halt Hirohito, Mussolini and Hitler by not acting in unit and in
34 time. That marked the beginning of many years of stark tragedy and
35 desperate peril. May it not be that our nations have learned something from
36 that lesson? . . .)40

37 2.2- Đáp ứng đầu tiên của các nước Đồng Minh về đề xuất “Hành
38 Động Chung” của Hoa Kỳ

VSTK - 3731
1 Thái Lan và Philippines đã đưa ra một đáp ứng thuận lợi về
2 sự kêu gọi thống nhất hành động .
3 Đáp ứng của Anh thận trọng và do dự. Churchill chấp nhận
4 đề xuất của Eisenhower và rằng Ngoại trưởng Dulles cần sang
5 Luân Đôn để bàn thảo thêm, tuy nhiên người Anh đã nhìn thấy
6 mối nguy hiểm về sự hối thúc cho một liên minh phòng thủ trước
7 khi hội nghị Giơ-ne-vơ. Ngoại trưởng Anh Eden xác định là
8 không được "hối hả đi vào các quyết định quân sự thiếu cân
9 nhắc" bởi vì theo Ông ta thì việc hình thành và công bố một liên
10 minh phòng thủ trước khi Hoa Kỳ và Anh đến bàn hội nghị, sẽ
11 không giúp ích gì về quân sự mà sẽ gây tổn hại cho về mặt
12 chính trị, bởi vì điều đó gay giao động các đồng minh tương lai
13 quan trọng.41
2.3- Đáp ứng của Pháp về “Hành Động Chung”
14

15 Với tình trạng hấp hối tuyệt vọng của tập đoàn quân sự
16 Pháp tại cứ điểm Điện Biên Phủ hiện giờ, Ngoại Trưởng Pháp
17 tuyên bố với đại sứ Hoa Kỳ Douglas Dillon vào ngày
18 05/04/1954 rằng Hoa Kỳ cần phải hành động can thiệp vũ trang
19 ngay bằng các phi vụ từ các tàu sân bay của Hạm đội thứ 7
20 ngoài khơi biển Đông gần vịnh Bắc Kỳ, bởi vì thời gian không
21 còn kịp nữa để chờ đợi sự thành hình của một liên minh Hành
22 Động Chung. “Số phận của khu vực Đông Nam Á hiện nay nằm
23 ở Điện Biên Phủ, và rằng Geneva sẽ chiến thắng hoặc bị mất là
24 tùy thuộc vào kết quả của trận chiến.”42
25 2.4- Các điều
kiện để Hành Pháp Hoa Kỳ có thể can thiệp vào
26 Đông Dương
27 Như đã được trình bày trước đây (xin đọc lại từ trang 3702), các
28 dân biểu đầu não trong Quốc Hội Hoa Kỳ đã đưa ra 3 điểu kiện
29 cần yếu mà phía Hành Pháp Hoa Kỳ phải hội đủ để được Quốc
30 Hội ủng hộ việc Hoa Kỳ can dự trực tiếp vào chiến trường Đông
31 Dương: (a) thành lập được một lực lượng "đồng minh" loại liên
32 kết; (b) Pháp phải tuyên bố rõ rệt ý định thúc đẩy độc lập cho ba
33 nước Đông Dương; (c) Pháp phải thỏa thuận tiếp tục để đoàn
34 quân viễn chinh của họ ở Đông Dương. Do đó, Hoa Kỳ không
35 thể nghe theo lời của Pháp ngay cả trong trường hợp Điện Biên
VSTK - 3732
1 Phủ sắp bị thất thủ. Nói khác đi, tổng thống Hoa Kỳ cần phải có
2 sự chấp thuận của quốc Hội Hoa Kỳ mới có thể can dự trực tiếp
3 vào chiến cuộc Đông Dương.
4 2.5- Anh Quốc không theo hình thức Hành Động Chung
5 Từ ngày 11 đến ngày 14 tháng 4, Ngoại trưởng Dulles đã đi
6 sang Luân Đôn và Paris để cố gắng tìm được sự cam kết của Anh
7 và Pháp đồng ý đề xuất " hành động thống nhất." Theo nhận định
8 riêng của Tổng thống Eisenhower thì Dulles nghĩ rằng sẽ được
9 Quốc hội Hoa Kỳ bảo đảm và hậu thuẫn cho "hành động thống
10 nhất" sau khi kế hoạch nầy cũng đã được các đồng minh của
11 Hoa Kỳ mà quan trọng nhất là Anh Quốc phê duyệt.
12 Tại Luân Đôn, Ngoại trưởng Hoa Kỳ đã diện dẫn nhiều lý
13 do để thuyết phục người Anh bước lên con thuyền “hành động
14 thống nhất” do Hoa Kỳ ra kiểu mẫu: (i) Pháp đã kiệt quệ trên mọi
15 lãnh vực chính trị và quân sự cho nên không còn có thể tiếp tục
16 cáng đáng một mình tình hình rắc rối nguy kịch ở Đông Dương
17 hiện nay; (ii) Nếu Đông Dương bị sụp đỗ thì các vùng còn lại ở
18 khu vực Đông Nam Á Châu sẽ gánh chịu những hậu quả trầm
19 trọng; (iii) Không lực và hạm đội hải lực Hoa Kỳ đã sẵn sàng để
20 can thiệp kèm theo nhiều tàu sân bay từ căn cứ quân sự Hoa Kỳ
21 ở Phi Luật Tân đã được phái tới vùng biển Đông Dương Dulles
22 nói rằng khi hồi tưởng lại của thì Ông đã nghĩ rằng Hoa Kỳ
23 không nên hành động một mình về vấn đề nầy và một liên minh
24 có thể được thành lập trước “ad hoc”để dùng vào mục đích đó
25 rồi sau nầy sẽ phát triển thêm trở thành một tổ chức phòng thủ
26 quân sự cho Đông Nam Á Châu. Làm như thế là để ngăn chận
27 CSTQ can dự thêm hơn nữa ở Đông Dương đồng thời làm tăng
28 thêm lợi thế của các thành viên Âu Châu nơi bàn Hội Nghị
29 Geneva qua tinh thần đoàn kết của họ.43
30 Ngoại trưởng Anh Quốc Eden không bị thuyết phục với lối
31 viện dẫn chào hàng của ngại trưởng Hoa Kỳ Dulles. Eden cho
32 rằng không nên trộn lẫn 2 việc khác nhau vào một: (i) việc tổ
33 chức phòng thủ chung dài hạn trong tương lai sau Hội Nghị
34 Geneva khác với (ii) việc phải có một tổ chức Hành Động Chung
35 để xử dụng ngay trên hiện trường Đông Dương như Hoa Kỳ
VSTK - 3733
1 mong muốn và chủ trương trước khi Hội Nghị Geneva khai mạc.
2 Eden còn cho rằng Tổ chức Hành Động Chung trước khi Hội
3 Nghị sẽ không những phá hủy cơ hội cho một giải pháp hòa bình,
4 mà còn làm trầm trọng hơn nguy cơ mở rộng chiến tranh trước
5 mắt là với CSTQ. Eden hữu lý vì nguy cơ mở rộng chiến tranh
6 nầy chính ngay cả tình báo trung ương Hoa Kỳ cũng đã dự ước
7 như thế.
8 Thái độ nghi ngờ của Anh Quốc còn đi xa hơn nữa đối với
9 hậu ý của Hoa Kỳ và phản biện rằng thất thủ Điện Biên Phủ
10 không nhất thiết là sẽ phải mất toàn vẹn Đông Dương xuyên qua
11 Hội Nghị Geneva với lý do là không có Hàng Động Chung theo
12 ý của Hoa Kỳ. Ngoài ra Eden còn cho rằng dù bị thất một trận
13 lớn ở Điện Biên Phủ thì nước Pháp vẫn còn đủ sức để ngăn ngừa
14 Cộng Sản xâm chiếm toàn thể Đông Dương. Anh Quốc cũng
15 không chấp nhận lý thuyết “domino” của Hoa Kỳ – một con bài
16 ngã thì liên lũy kéo theo các con bài khác ngã theo- mặc dù Anh
17 Quốc thừa nhận rằng An ninh của vùng Đông Nam Châu Á là rất
18 quan trọng thiết yếu cho thế giới tự do Tư Bản. Và theo nhận
19 định của Hoa Kỳ thì đối với người Anh kết quả từ việc thương
20 lượng để phân chia lãnh thổ là giải pháp mà người Anh xem là
21 hợp lý và tốt nhất để thoát khỏi một tình hình chính trị quân sự
22 nhiêu khê phức tạp ở Đông Dương.44
23 2.6- Pháp không theo hình thức Hành Động Chung
24 Pháp không tán thành Hình thức Hành Động Chung bởi vì:
25 (i) Người Pháp đang tìm kiếm một hành động nhanh chóng để
26 thoát khỏi một thất bại quân sự không thể tránh khỏi ở Điện Biên
27 Phủ; (ii) Pháp lo ngại rằng một thỏa thuận liên minh sẽ đưa tới
28 tình trạng quốc tế hóa cuộc chiến khiến cho việc kiểm soát độc
29 quyền của Pháp ở Đông Dương rời khỏi tầm tay của họ. Do đó,
30 họ chỉ mong muốn hỗ trợ cục bộ tại Điện Biên Phủ theo đường
31 hướng của chiến dịch Kên Kên /Vulture do đô dốc chủ tịch Hội
32 Đông Tham Mưu Trương Liên Quân Hoa Kỳ lập đề án trước
33 đây.45
34 2.7-Ngoại Trưởng Hoa Kỳ tự động tổ chức họp sơ bộ với các đại sứ
35 Đồng Minh ở Hoa Thịnh Đốn vào ngày 20/04/1954 để lập dự thảo kế
36 hoạch tổ chức trước/ad hoc Tổ chức Phòng Thủ Chung ở Đông Nam Á.
VSTK - 3734
1 Theo ý của Dulles thì đây chỉ là một hình thức tham khảo
2 và chuẩn bị trước cho sự hình thành tổ chức Hoạt Động Chung
3 mà không cần phải tham khảo trước ý kiến bộ ngoại giao của các
4 nước Anh, Pháp, 3 Quốc Gia Đông Dương, Úc, Tân Tây Lan, Phi
5 Luật Tân và Thái Lan. Việc làm nầy của Ngoại Trưởng Hoa Kỳ
6 cũng bị Ngoại trưởng Anh Quốc không chấp thuận vào ngày
7 18/04/1954 trước khi phiên họp sơ bộ kể trên khai mạc ở Hoa
8 Thịnh Đốn với lý do là không hay biết gì về việc quy tụ trước/ad
9 hoc một nhóm dự thảo cho kế hoạch Hành Động Chung như thế
10 và Anh Quốc cũng chưa có một thỏa thuận nào để làm một
11 thành viên như thế. Do đó phiên họp sơ bộ kể trên do Hoa Kỳ tự
12 ý quy tụ đã tự động hủy bỏ để trở thành một buổi họp hướng dẫn
13 cho các thành viên sẽ tham dự Hội Nghị Geneva sắp tới.46
14 3. Vị thế cuối cùng của Hoa Kỳ, Anh Quốc, CS Liên Sô và CS
15 Trung Quốc trước khi hội ngũ cường khai mạc ở Geneva
16 - Cả ba Hoa Kỳ, CS Liên Sô và Anh Quốc đều là cường
17 quốc có vũ khí hạt nhân: Anh Quốc thử nghiệm quả bom nguyên
18 tử đầu tiên với sức nổ plutonium mạnh 25 ngàn tấn vào ngày
19 03/10/1953 trên một hải đảo thuộc chủ quyền của nước Úc. 47 Do
20 đó có thể xem Anh Quốc như một lực lượng nguyên tử đối trọng
21 giữa Hoa Kỳ và Liên Sô khiến cho Hoa Kỳ phải tìm đủ mọi cách
22 để lôi kéo Anh Quốc theo hẳn về phía mình trong cuộc họp bàn
23 ở Hội Nghị Geneva sắp tới.
24 - Mặc dù tình trạng chiến sự ở Điện Biên Phủ trở thành khẩn
25 cấp nhưng Hoa Kỳ vẫn nhất quyết không can thiệp một mình và
26 ngay tức khắc vào Điện Biên Phủ mặc dù có sự yêu cầu cấp thiết
27 của Pháp và lại còn thêm rằng Pháp nên thuyết phục cho Anh
28 Quốc cũng hành động can thiệp như Pháp yêu Cầu với Hoa Kỳ.48
29 - Ngày 25/04/1954, Ngoại Trưởng Anh Eden tuyên bố với
30 ngoại Trưởng Hoa Kỳ rằng Anh Quốc không muốn can dự vào
31 chiến cuộc ở Đông Dương. Ngày 27/04/1954, Thủ Tướng Ang
32 W.Churchill khi điều trân trước Nhị Viên Anh Quốc đã tuyên bố
33 rằng chính phủ Anh chưa sẵn sàng để xử dụng lực lượng của
34 Vương Quốc Anh vào chiến trường Đông Dương trước khi Hội
35 Nghị Geneva nhóm họp mà cũng sẽ không tham dự vào bất cứ
VSTK - 3735
1 tiến trình nào mới về mặt chính trị hay quân sự.49 Trước đó, để
2 lôi kéo Anh Quốc, Hoa Kỳ cũng đã ngầm ý đe dọa rằng nếu
3 Đông Dương mất vào tay Cộng Sản thì Mã Lai hiện đang dưới
4 quyền giám hộ của Anh Quốc cũng bị vạ lây. Nhưng Anh Quốc
5 đã thẳng thừng bồi đáp rằng Anh Quốc dư sức một mình “nắm
6 chắc trong tay “well in hand” bảo đảm an ninh cho Mã Lai.50
7 Phải chăng Anh Quốc ngụ ý rằng Anh Quốc không cần sự che
8 chở dưới cây dù nguyên tử của Hoa Kỳ bởi vì Anh Quốc cũng đã
9 có sẵn và riêng của mình loại dù đó?
10 - CS Liên Sô mặc dù đã có cây dù nguyên tử nhưng cũng
11 không khiến cho CSTQ khiếp phục hoàn toàn để đi đúng theo
12 chủ nghĩa Cộng Sản Quốc Tế do CS Liên Sô lãnh đạo nhất là sau
13 biến cố tên lửa hạt nhân của Liên Sô phải chịu nhịn nhục Hoa Kỳ
14 mà rút hết đi khỏi Cuba khiến cho CSTQ bêu rêu xa gần lên án
15 CSLS là những kẻ theo chủ nghĩa xét lại vì sợ con cọp giấy
16 nguyên tử Hoa Kỳ. Dù sao thì CSTQ cũng còn lệ thuộc nhiều
17 vào viện trợ của CSLS bao gồm cả chương trình thiết lập lò phản
18 ứng nguyên tử vì thế CSTQ tạm thời phải tiếp tục ép mình trong
19 tình trạng cùng chung giường với CSLS nhưng không còn cùng
20 chung một giấc mộng thế giới đại đồng như trước. Liên Sô muốn
21 ép buộc CSVM phải ngồi vào bàn Hội nghị Geneva để chấp
22 nhận việc chia 2 nước Việt Nam bằng áp lực của CSTQ và
23 CSTQ đã phải làm theo sau khi đã được CSLS nâng lên hàng
24 cường quốc và đưa vào cùng ngồi với Hoa Kỳ, Anh, Pháp và
25 Liên Sô nơi bàn Hội Nghị Geneva sắp tới. Một thâm ý khác của
26 CSLS là làm giảm bớt việc đi đêm bành trướng thế lực của
27 CSTQ ở vùng Á Châu và gây ảnh hưởng chủ nghĩa Mao đến các
28 nước CS đàn em khác trên khắp thế giới.
29 Việc CSLS sắp xếp đặt cho CSTQ được trở thành một trong
30 5 cường quốc tại bàn Hội Nghị Geneva và chuẩn bị cho Việt
31 Nam Dân Chủ Cộng Hòa được có mặt tại hội nghị nầy có thể tìm
32 thấy (i) trong Lời Tuyên Bố của ngoại trưởng CSLS Molotov
33 sau ngày Hội Nghị Berlin chấm dứt và (ii) trong một Công Điện
34 của Thường Vụ Trung Ương Đảng CSLS gửi cho đảng Thường
35 Vụ Trung Ương Đảng CSTQ như sau:
36

VSTK - 3736
1 (i) Tuyên bố của V.M.Molotov sau Hội Nghị Berlin
2 Bản Tuyên bố nầy được đang trên báo Investia ở Cộng Hòa
3 Liên Bang Sô Viết (USSR) ngày 05/03/1954 trong đó có đoạn
4 viết như sau:51
5 Chính phủ Sô Viết đề xuất một Hội Nghị các Ngoại Trưởng của 5
6 Cường Quốc Pháp, Anh, Hoa Kỳ, Công Hòa Liên Sô và Cộng Hòa Nhân
7 Dân Trung Quốc để họp bàn về những phương cách làm giản căn thẳng
8 quốc tế, và một Hội Nghị các Ngoại Trưởng Tứ Cường để bàn thảo về
9 vấn đề nước Đức . . . .
10 . . . .Hoa Kỳ, Anh và Pháp đã cực lực phản đối một Hội Nghị 5 Cường
11 Quốc mà trong đó có Cộng Hòa Nhân Dân Trung Quốc được tham dự.
12 .......
13 Cũng đã đạt tới thỏa thuận triệu tập một Hội Nghị ở Geneva từ ngày
14 26/04/1954. Đây sẽ là một Hội Nghị với những đại biểu của Cộng Hòa
15 Liên Sô, Hoa Kỳ, Pháp, Anh và Cộng Hòa Nhân Dân Trung Quốc với
16 sử tham dự của Cộng Hòa Triều Tiên, Dân Chủ Cộng Hòa Nhân Dân
17 Triều Tiên và những nước khác có lực lực lượng quân sự tham đã có và
18 những hoạt động thù địch ở Triều Tiên nhưng cũng mong muốn tham dự
19 Hội Nghị nhằm đạt tới một sự giàn xếp một cách Hòa Bình vấn đề Triều
20 Tiên, đồng thời còn có mục đích cùng với những quốc gia có liên quan
21 với tiến trình tái lập hòa bình ở Đông Dương.
22 Hội Nghị như vậy mà nơi đó các cường quốc tham dự sẽ gặp nhau vào
23 ngày 26/04 để bàn thảo trên hai tranh cãi thúc bách nhất ở Á Châu: vấn
24 đề Triều Tiên và tình hình ở Đông Dương.
25 Và Cộng Hòa Nhân Dân Trung Quốc tại nơi Hội Nghị nầy sẽ chiếm
26 giữ vị thế hợp pháp của mình bên cạnh các Cường Quốc khác.

27 (ii) Công điện của Thường Vụ Trung Ương Đảng CSLS gửi
28 cho Thường Vụ Trung Ương Đảng CSTQ do tòa đại sứ Liên Sô ở
29 Trung Quốc chuyển đạt đến CS Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa52
30 Công điện nầy đề ngày 26/02/ là một trong những tài liệu của
31 văn khố Bộ Ngoại Giáo CSTQ (PRCFMA) vừa mới được giải mật
32 gần dây và được tiến sỹ Chen Zhihong đại học Cornell Hoa Kỳ
33 dịch ra tiếng Anh đăng trên tập san CWIHP Bulletin số 16 phát
34 hành Thu 2007/ Đông 2008 nơi trang 12 như sau:
35 Các Đồng Chí Thường Vụ Trung Ương Đảng CSTQ:
36 Chúng tôi yêu các đồng chí chuyển đến [Dân Chủ Cộng Hòa Việt Nam
37 (VNDCCH) đồng chí chủ tịch Hồ Chí Minh tiến trình đàm phán tại tại
38 Hội Nghị Berlin của các ngoại trưởng về vấn đề đại biểu của Liên Sô,
39 Cộng Hòa Nhân Dân Trung Quốc, Hoa Kỳ, Anh và Pháp và những quốc
40 gia khác có liên hệ tham dự một Hội Nghị ở Geneva vào ngày
41 26/041/954 (hội nghị nầy, ngoài việc bàn thảo vấn đề Triểu Tiên, cũng sẽ
42 bào thảo vấn đề tái lập hòa bình ở Đông Dương).Trước đây chúng tôi đã
43 thông báo với các đồng chí rằng “những quốc gia liên hệ khác” ở Đông
44 Dương, theo như sự hiểu biết của chúng tôi sẽ gồm có Dân Chủ Cộng
VSTK - 3737
1 Hòa Việt Nam và 3 Quốc Gia con rối: Việt Nam của Bảo Đại, Lào và
2 Cao Miên.
3 Chúng tôi biết răng những đồng chí Việt Nam của chúng ta đã quan
4 tâm lo ngại về việc hội họp ở Geneva, và không biết được liệu họ sẽ
5 được đến dự Hội Nghị hay không. Chúng tôi tin rằng Trung Ương Đảng
6 CSTQ sẽ cùng quan điểm với chúng tôi.
7 Cho tới lúc nầy,vị thê của Pháp tại Hội Nghị Geneva cũng như điều
8 mà Hoa Kỳ và Anh Quốc quan tâm, chúng tôi không có nhiều dữ liệu
9 vào lúc nầy. Để chúng ta có thể tìm cách nào dùng Hội Nghị nầy để
10 mang lợi ích cho nhân dân Việt Nam, chúng tôi rất mong muốn được
11 tiếp nhận những kiến nghị của các đồng chí Việt Nam

12 4. Vị thế sau cùng của Pháp, của chính quyền Quốc Gia Việt
13 Nam và của chính quyền CSVM Dân Chủ Cộng Hòa trước khi Hội
14 Nghị Geneva khai mạc
15 - Vào lúc nầy, nước Pháp đứng vào vị thế yếu nhất trong
16 “năm cường quốc”. CSTQ lệ thuộc Liên Sô nhưng còn khá hơn
17 là sự lệ thuộc của Pháp vào Hoa Kỳ. Tuy nhiên Pháp luôn luôn
18 nghi ngờ Hoa Kỳ muốn hất chân mình ra khỏi Đông Dương qua
19 chiêu bài Hành Động Chung trước khi có Hội Nghị Geneva cho
20 nên đã không chấp nhận chiêu bài nầy mà cũng không muốn Hoa
21 Kỳ dùng chính sách đối ngoại hiện giờ của họ như là một phương
22 tiện giải quyết chiến trận ở Điện Biên Phủ bằng một giải pháp
23 chính trị thay vì giúp Pháp giải quyết chiến trường ngay bằng
24 một hành động quân sự. Đối với Pháp, đi tìm một giải pháp chính
25 trị chính trị vào giờ phút khẩn trương nấy có hai điều phiền phức
26 chính yếu như là: (i) làm chậm trễ trầm trọng thời điểm đúng lúc
27 đã có thể phát động can thiệp; (ii) sự biểu lộ quan điểm chính trị
28 bằng một hình thức chống đối CSTQ trước khi Hội Nghị Geneva
29 khai mạc bằng cách đưa ra một minh ước phòng thủ Đông Nam
30 Á đe dọa nhằm đòi hỏi CSTQ phải chấm dứt mọi hình thức viện
31 trợ cho CSVM tức là một hình thức làm mất thể diện của CSTQ
32 trầm trọng hơn là áp dụng một hành động quân sự trực tiếp vào
33 Điện Biên Phủ để bắt các lực lượng bộ đội CSVM phải gánh chịu
34 một sự thảm bại chiến thuật. Chính ví những lẽ đó mà Pháp đã
35 không đồng tình một giải pháp hành động chung “ngoạn mục”
36 nhằm bảo vệ phần lãnh thổ nầy của thế giới trước khi kết thúc
37 Hội Nghị Geneva. Thái độ hiện giờ của chính phủ Pháp là ước
38 vọng tránh khỏi một tình trạng thất bại nghiêm trọng ở Điện
39 Biên Phủ: “Dans toute hypothèse, c’est le désir d’éviter un grave échec à
40 Dien Bien Phu qui commandait l’attitude du gouvernement frangcais:53
VSTK - 3738
1 - Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa của CSVM chỉ là một quân
2 tốt cảm tử trên bàn cờ quốc tế mà trong đó CS Liên Sô là tướng
3 Tổng Tư Lệnh Thế giới CS và CSTQ là một tướng phụ tá được
4 Liên Sô giao trách nhiệm kiềm hãm và sai phái CS Đông Dương
5 đang núp dưới chiêu bài CSVM. Bộ Đội CSVM cần phải hy sinh
6 bằng mọi giá để hạ cho bằng được cứ điểm Điện Biên Phủ trước
7 khi phe phái Cộng Sản tới tham dự Hội Nghị Geneva và đó là ý
8 muốn nếu không muốn nói là nghiêm lệnh của CSTQ truyền
9 xuống cho CSVM qua trung gian các cố vấn quân sự CSTQ nơi
10 chiến trường tây bắc Việt Nam và Điện Biên Phủ. CSVM phải
11 có mặt nơi bàn Hội Nghị Geneva và đó là quyết định của CSLS.
12 - Vị thế Quốc Gia Việt Nam cũng lâm vào tình trạng bị chèn
13 ép nặng nề bởi Hoa Kỳ và Pháp không thua kém gì so với Việt
14 Nam Dân Chủ Cộng Hòa bị kiềm kẹp bởi CSLS và CSTQ. Trong
15 Hồi Ký Le Dragon d’Annam,54 QT Bảo Đại cho biết rằng vào
16 tháng 02/1954, sau khi sang Việt Nam hội kiến với QT Bảo Đại
17 ở Cao nguyên Ban Mê Thuột, bộ trưởng Quốc Phòng Pháp
18 Pleven trở về Paris điều trần trước quốc hội về vấn đề Đông
19 Dương và Điện Biên Phủ đã đưa đến một quyết định của thủ
20 tướng Pháp Laniel vào ngày 05/03/1954 là cần phải giải quyết sự
21 tranh chấp ở Đông Dương bằng con đường thương lượng. Để đối
22 phó với tình hình mới nầy và cũng lã để tỏ rõ cho dư luận thế
23 giới thấy ý chí kiên quyết chống Cộng Sản cũng như chủ trương
24 không tham dự thương lượng hòa bình dưới bất cứ hình thức nào
25 không bảo đảm được độc lập đích thật và toàn vẹn lãnh thổ của
26 Quốc Gia Việt Nam, ngày 29/03/1954 QT Bảo Đại lập ra một
27 Hội đồng Quốc Phòng với các sở bộ cơ cấu của bộ Quốc Phòng
28 cùng với tướng Nguyễn Văn Hinh và đích thân QT kiêm nhiệm
29 Chủ tịch Hội Đồng nầy.
30 Sau khi tới Pháp, ngày 21/04/1954, QT Bảo Đại gặp thủ
31 tướng Laniel và ngoại trưởng Bidault để đặt điều kiện rằng: (i)
32 Quốc Gia Việt Nam chi tham dự Hội Nghị thương lượng khi nào
33 có lời mời chính thức và công khai của mỗi thành viên Quốc Gia
34 tham dự Hội Nghị; (ii) không có sự tham dự của CSVM phiến
35 loạn.
VSTK - 3739
1 Ngày 24/04/1954, ngoại trưởng Quốc Gia Việt Nam Nguyễn
2 Quốc Định được ngoại trưởng Pháp thông báo cho biết chương
3 trình nghị sự của Pháp trong Hội Nghị sắp khai mạc ở Geneva.
4 Trong khi Hội Nghị Geneva đã bắt đầu được vài ngày với
5 năm cường quốc, Marc Jacquet, quốc vụ khanh đặc trách các
6 Quốc gia Liên Hiệp Đông Dương đến gặp QT Bảo Đại ở Cannes
7 để cho biết rằng ngoại trưởng CS Liên Sô Molotov đã gặp và đòi
8 hỏi với ngoại trưởng Pháp Bidault phải thỏa thuận để cho phái
9 đoàn CSVM của Viện Nam Dân Chủ Cộng Hòa tham dự Hội
10 Nghị Geneva bên cạnh các phái đoàn của 3 Quốc Gia Đông
11 Dương. M.Jacquet cảnh báo rằng Hoa Kỳ và Liên Sô đã sắp xếp
12 trước hết rồi từ Hội Nghị Berlin. Trưởng phái đoàn Hoa Kỳ
13 Bedell Smith tại Hội Nghị Geneva cũng gây áp lực trong chiều
14 hướng theo như lời của J.Jacquet cảnh báo ở Cannes: “Ce sonts
15 les Américains qui vont vous imposer pas mal de choses. Vous
16 allez voir l’ ambassadeur américain venir vous informer au fur et
17 à mesure pour obtenir votre assentiment, mais tout est déjà réglé
18 entre eux et les participants du clan communiste.”55
19 5. Tính cách chính danh của Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa
20 CSVM và của Quốc Gia Việt Nam để tham dự Hội Nghị Geneva.
21 Vấn đề nầy đã được 4 nước Hoa Kỳ, Anh, Pháp Mỹ ấn định
22 một cách chung chung, lơ lửng, mơ hồ ở Hội Nghị Berlin qua
23 Tuyên bố chung đề ngày 18/02/1954 và được trích dẫn như sau:56
24 Berlin, ngày 18/02/1954
25 Cuộc họp giữa các Ngoại Trưởng Hoa Kỳ, Pháp, Vương Quốc Anh và
26 Liên Sô, Ông John Foster Dulles, Ông Georges Bidault, Ông Anthony Eden
27 và Ông M.Vyacheslav Molotov đã được thực hiện tại Berlin trong khoảng
28 thời gian 25/01 và 18/02/1954. Các viên chức nầy đã đạt tới những thỏa
29 thuận như sau:
30 (a)
31 ........
32 Xét rằng . . . . .
33 Đề nghị rằng . . . . .
34 Thỏa thuận rằng . . . . . .
35 . . . . . .Vấn đề vãng hồi hòa bình ở Đông Dương cũng sẽ mang ra thảo
36 luận tại bàn Hội Nghị với các phái đoàn đại diện của Hoa Kỳ, Pháp, Vương
37 Quốc Anh, Cộng Hòa Xã Hội Liên Sô, Cộng Hòa Nhân Dân Trung Quốc và
38 các Quốc Gia khác có liên quan sẽ được mời.
39 ...........
40 ...........
VSTK - 3740
KHẢO LUẬN
1 DẠO TẤU KHÚC “ĐÔNG DƯƠNG” CỦA BẦY CHỒN SÓI
2 Số phận đau buồn của nước Việt Nam và dân chúng Việt Nam đã đến
3 lúc bị các thế lực chồn sói đầu xỏ Âu Á Mỹ xâu xé dưới chiều bài hấp dẫn:
4 Tái lập Hỏa bình và ổn định tình hình an ninh thế giới.
5 Ngày18/02/1954, một bản thông tư liên đới 4 nước đầu xỏ Hoa Kỳ,
6 Anh, Liên Sô, Pháp từ Hội Nghị Berlin tuyên bố
7 rằng một Hội Nghị sẽ được tổ chức vào cuối
8 tháng 04/1954 ở thủ đô Geneva của Thụy Sĩ cùng
9 với sự tham dự của những quốc gia nhược tiểu
10 khác có liên hệ để tìm một giải pháp hòa bình cho
11 cuộc chiến Đông Dương đã từng kéo dài từ tám
12 năm qua tức là kể từ năm 1946 khi tướng tổng
13 quản quân sự Võ Nguyên Giáp ra quân lệnh cho
14 bộ đội CSVM rút ra hết ra khỏi thủ đô Hà Nội để khởi phát cuộc chiến
15 tranh Đông Dương lần I. Cuộc rút lui của CSVM ra khỏi Hà Nội vào ngày
16 ấy rất an toàn bởi vì có những cảm tử quân miệng còn hơi sửa – Những
17 Chiến Sĩ Vệ Quốc Đoàn- bám trụ ở lại Hà Nội làm vật cản đường địch truy
18 kích, hăng sai, mù quáng vì bị mờ mắt bởi lời kêu gọi bất hủ Quyết tử để Tổ
19 quốc quyết sinh trong một bức thư của Hồ Chí Minh gửi các thanh niên
20 chưa tới tuổi cầm súng của CSVM ở Hà Nội những ngày đầu chiến của cuộc
21 Đông Dương lần I . Câu nói nầy đã được nhắc đi nhắc lại như một biểu
22 tượng cho sự hy sinh vì nền độc lập đất nước của chế độ Công Sản Việt
23 Nam:
24 “Các em ăn Tết thế nào? Vui vẻ lắm chứ? Tôi và nhân viên chính phủ vì
25 nhớ đến các em nên cũng không ai nỡ ăn tết. Còn 90 phần trăm đồng bào ở
26 hậu phương cũng giảm bớt 90 phần trăm mâm cỗ tiệc tùng, ai cũng dự bị
27 cho công cuộc trường kỳ kháng chiến. (Ảnh bên đây được cơ quan truyền
28 thông của CSVN ghi chú là Các chiến sĩ vệ quốc đoàn chiến đấu giành giật từng
29 căn nhà, góc phố với địch trong những ngày đầu kháng chiến tại Thủ đô, năm
30 1946-1947.)
31 Các em là đội cảm tử. Các em cảm tử để cho Tổ quốc quyết sinh. Các
32 em là đại biểu cái tinh thần tự tôn tự lập của dân tộc ta mấy nghìn năm để
33 lại, cái tinh thần quật cường đó đã kinh qua Hai Bà Trưng, Lý Thường
34 Kiệt, Trần Hưng Đạo, Lê Lợi, Quang Trung, Phan Đình Phùng, Hoàng Hoa
35 Thám truyền lại cho các em. Nay các em gan góc tiếp tục cái tinh thần bất
36 diệt đó, để truyền lại cho giống nòi Việt Nam muôn đời về sau.
37 Chí kiên quyết dũng cảm, các em đã sẵn có, đây tôi chỉ nhắc lại một vài
38 điều mà các em phải nhớ luôn luôn:
39 1. Phải hết sức không khéo, nhanh chóng, bí mật, phải biết cách hóa
40 chính vi linh (phân tán và sử dụng lực lượng một cách khôn khéo)

VSTK - 3741
1 2. Phải rút kinh nghiệm hàng ngày hàng giờ. Phải đề phòng Việt
2 gian trinh thám.
3 3. Phải hết sức cẩn thận. Phải luôn có sáng kiến để lợi dụng thời cơ.
4 4. Tuyệt đối đoàn kết.
5 Các em hăng hái tiến lên, lòng Già Hồ, lòng chính phủ và lòng toàn thể
6 đồng bào luôn ở bên cạnh các em.
7 Tôi thay mặt Chính phủ và đồng bào gửi cho các em lời chào thân ái và
8 quyết thắng”.57
9 Trong khoảng thời gian từ tháng 02/1954 đến hạ tuần tháng 04/1954
10 các thế lực thực dân Âu Châu đồng minh của tư bản Hoa Kỳ trong thế
11 chiến I, ngoại trừ Liên Sô, đã cùng nhau thực hiện những cuộc bàn luận
12 kiểu ông nói gà bà nói vịt vì ít lợi vị kỹ riêng tư chung quanh đề nghị của
13 thực dân Pháp yêu cầu Hoa Kỳ can thiệp trực tiếp vào chiến trường Đông
14 Dương để giải cứu Điện Biên Phủ đang bị CSVM bao vây qua sự viện trợ
15 đáng kể về vũ khí đạn dược cũng như cố vấn quân sự của CSTQ. Tổng
16 thống Hoa Kỳ đã không thể thuyết phục được các dân biểu lãnh tụ đảng
17 phái trong Quốc Hội Hoa Kỳ hậu thuẫn cho Hành Pháp Hoa Kỳ toàn quyền
18 hành động can thiệp trực tiếp vào Đông Dương mà cũng không thể hành
19 động một mình mà phải có sự tham dự của Anh Pháp trong một kế hoạch
20 Hành Động Chung do Hoa kỳ đề xuất. Lý do tại sao chính quyền Hoa Kỳ
21 đưa ra những điều kiện như thế? Vì các lý do: (i) Sau hai quả bom nguyên
22 tử đổ xuống nhân dân vô tội ở thành phố Hiroshima và Nagasaki của Nhật,
23 Hoa Kỳ sợ mang tiếng với dư luận của thế giới kết án Hoa Kỳ chỉ giỏi xử
24 dụng vũ khí mới hạt nhân trên các nước ở vùng Á Châu chậm tiến và phải
25 chịu mang tiếng là con cọp giấy; (ii) Hoa Kỳ muốn nhưng chưa dám xử
26 dụng vũ khí hạt nhân đơn phương thêm một lần nữa ở Á Châu vì e dè
27 CSLS cũng đã có vũ khí hạt nhân mặc dù CSLS có số lượng ít hơn và rồi
28 sau nầy không lâu cũng bị xem như là một con gấu giấy sau vụ khủng
29 hoảng tên lửa ở Cuba vào năm 1962; (iii) Muốn kéo lôi thêm Anh Quốc
30 vào cùng thuyền với mình để làm nghiên lệch cán cân nguyên tử về phía
31 Đồng Minh vì Anh Quốc cũng đã có vũ khí hạt nhân; (iv) Hoa Kỳ không
32 muốn chống Cộng Sản ở Đông Nam Á Châu một mình vì Hoa Kỳ chưa có
33 được một quyền lợi béo bở gì ở đó giống như Pháp có Đông Dương và
34 Anh có Mã Lai và Thái Lan. Anh không dễ dàng để cho Hoa Kỳ lôi kéo vào
35 đường hầm đen tối Điện Biên Phủ.
36 Hoa Kỳ gặp khó khăn với Pháp kể từ giữa năm 1953 khi chính quyền
37 của Tổng Thống Eisenhower đặt điều kiện để viện trợ cho Pháp thi hành kế
38 hoạch của tướng NavarreTổng Tư Lệnh quân sự Pháp ở Đông Dương. Hoa
39 Kỳ muốn rằng với việc viện trợ cho quân viễn chinh Pháp về súng óng đạn
40 dược và phương tiện cũng như tiền bạc trong chương trình huấn luyện một
41 quân đội riêng của Quốc Gia Việt Nam chiến đấu sẽ thu hút dân chúng Việt
42 Nam đang sống dưới chế độ Quốc Gia tham gia nhiệt tình vào công cuộc
VSTK - 3742
1 chống Cộng Sản Đông Dương đang ẩn mình dưới lớp da CSVM. Ước
2 muốn nầy của Hoa Kỳ bị chính phủ Pháp của thủ tướng Laniel nghi ngờ,
3 cho rằng Hoa Kỳ muốn chen chân vào để chia phần quyền sở hữu thực dân
4 của Pháp trên 3 quốc gia Đông Dương.
5 Người Pháp đang tìm kiếm một hành động nhanh chóng để thoát khỏi
6 một thất bại quân sự không thể tránh khỏi ở Điện Biên Phủ; Pháp lo ngại
7 rằng một thỏa thuận liên minh sẽ đưa tới tình trạng quốc tế hóa cuộc chiến
8 khiến cho việc kiểm soát độc quyền của Pháp ở Đông Dương rời khỏi tầm
9 tay của họ. Do đó, họ chỉ mong muốn Hoa Kỳ tiếp trợ ngay tức khắc và
10 cục bộ tại Điện Biên Phủ đang hấp hối vì sự bao vây của bộ đội CSVM với
11 vũ khí đạn dược và sự có mặt của đoàn cố vấn quân sự của CSTQ ngay trên
12 chiến tuyến Điện Biên Phủ.
13 Trong khi đó thì khối CSLS, CSTQ, hợp tác với nhau rất sát để có thể
14 tiến bước một cách ăn khớp và nhiều ưu thế vào bàn Hội Nghị sắp tới ở
15 Geneva. Điểm nổi bật hơn hết là CSTQ – con rồng đỏ- chỉ một sớm một
16 chiều bỏng nhiên trở thành một trong 5 cường quốc sừng sỏ nhất thế giới
17 mặc dù con rồng đỏ nầy chưa có khả năng phun ra lửa nguyên tử - nhờ công
18 lao của CSLS qua một công hàm (Note) ngày 22/04/1954 đề bạt với Hoa
19 Kỳ, Anh Pháp sau Hội Nghị nghị tứ cường Anh, Pháp, Hoa Kỳ và Liên Sô ở
20 Berlin. Vị thế cường quốc thứ 5 của CSTQ trong Hội Nghị Geneva sắp tới
21 đã bị Hoa Kỳ phản đối mạnh mẽ và sự phản đối nầy có thể tìm thấy qua
22 một Công Điện đề ngày 26/03/1954 của bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ gửi cho tòa
23 Đại sứ Hoa Kỳ ở Luân Đôn trong đó phần kết luận viết rằng “ Để kết luận,
24 Hoa Kỳ sẽ phải bát bỏ bất cứ đề nghị nào, bất cứ thủ tục nào hay bất cứ
25 điều gì tạo cho Cộng sản Trung Quốc một vị thế đặc biệt hoặc được mặc
26 nhiên có được một quan niệm như là “một nhóm 5 cường quốc”(To sum up
27 we would reject any proposal, procedural or otherwise, which would give
28 Communist China a special place or imply a ‘Five Power’concept.)58
29 Mặc dù vậy, CSTQ đã không cần chờ đợi lâu hơn nữa để tự nâng cao
30 vị thế của mình bằng cách lên tiếng với CSLS rằng chỉ mới có một việc
31 Cộng Hòa Nhân Dân Trung Quốc tham dự vào Hội Nghị Geneva sắp tới
32 cũng đã là một bước tiến vĩ đại trên tiến trình giảm hạ tình trạng khủng
33 hoảng căng thẳng quốc tế hiện giờ và nhờ vậy đã chiếm được lòng ủng hộ
34 rộng khắp của tất cả nhân dân và quốc gia yêu chuộng hòa bình trên khắp
35 mặt địa cầu. Riêng đối vấn đề tái lập Hòa Bình ở Đông Dương, CSTQ đã
36 góp ý với CSLS rằng cả hai đảng CS phải cùng một lòng dùng mọi nỗ lực
37 để gặt hái kết quả mong muốn; ngay cả việc sau khi hội nghị chấm dứt mà
38 vẫn chưa đạt đến một thỏa thuận chung nào thì cả hai đang CS Trung Quốc
39 và Liên Sô cũng không nản lòng bỏ rơi hoàn toàn vấn đề thương lượng để
40 tái lập hòa bình ở Đông Dương nhưng cần phải tạo ra một hoàn cảnh “vừa
41 đánh vừa đàm phán” nhằm gây thêm khó khăn trong nội tình quân sự và
42 chính trị của Pháp đồng thời gây mâu thuẫn giữa Pháp và Hoa Kỳ và như
VSTK - 3743
1 thế sẽ trợ giúp cho nhân dân Đông Dương tiếp tục thực hiện mục tiêu giải
2 phóng đất nước của họ. Về các vấn đề riêng biệt liên quan đến tái lập hòa
3 bình tại Đông Dương, ngừng bắn tại chỗ không tốt bằng phân chia một lằn
4 ranh giữa nam và bắc, chẳng hạn như từ vĩ tuyến 16. 59
5 Vào lúc nầy, vị thế của CSVM tại Hội Nghị Geneva cũng còn rất mù
6 mịt mà ngay cả ngoại trưởng Molotov của CSLS sau ngày Hội Nghị Berlin
7 chấm dứt cũng chưa có được cơ sở vững chắc để xác quyết rằng một phái
8 đoàn của Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa chắc chắn sẽ có mặt tại bàn Hội
9 Nghị Geneva sắp tới. Tình trạng nầy kéo dài có thể nhận thấy được qua biên
10 bản của một cuộc họp riêng Hoa Kỳ, Anh Pháp tại Paris, ngày 22/04/1954.
11 Trong cuộc họp nầy lần lược các quan điểm và chủ trưởng của mỗi ngoại
12 trưởng như sau:60
13

14 - Ngoại trưởng Pháp Bidault cho rằng cần đánh tan các luận điểm sai
15 lệch cố ý của CSLS khi diễn đạt về thành phần các bên tham dự Hội Nghị
16 Geneva. Bidault nhấn mạnh rằng bất cứ ai ai cũng hiểu là trách nhiệm đặc
17 biệt đã được ủy thác cho 4 cường quốc trong Hội Nghị Berlin và rằng đối
18 với bất cứ sự việc nào thì tứ cường cũng sẽ không thể khai mạc Hội Nghị
19 Geneva bằng cách vi phạm nền tảng của sự thông hiểu mà dựa vào đó Hội
20 Nghị được xếp đặt.
21 -Thủ tướng Anh A.Eden phát biểu rằng Hội Nghị Geneva phải được tổ
22 chức trên căn bản đã chấp nhận nơi Hội Nghị Berlin
23 - Ngoại trưởng Pháp chuyển qua đề mục những thành viên tham dự họp
24 nghị đề Đông Dương và nói rằng Anh, Pháp, Hoa Kỳ xét định thành phần
25 sau đây như là một mô thức gồm có 4 cường quốc của Hội Nghị Berlin và 3
26 Quốc Gia Liên Hiệp ở Đông Dương cùng với những quốc gia giáp giới như
27 Cộng Sản Trung Quốc (đã được mời tham dự), Thái Lan và Miến Điện.
28 Bidault cũng nói rằng có một vấn đề không liên hệ tới chính phủ Pháp
29 nhưng lại có dính líu với chính quyền Quốc Gia Việt Nam: sự hiện diện của
30 Việt Minh tạ bàn Hội Nghị. Hiển nhiên Việt Nam đã là một quốc gia độc
31 lập trong Liên Hiệp Pháp và quốc gia đó không muốn có sự hiện diện của
32 Hồ Chí Minh. Do đó, vì vị thế trong khối Liên Hiệp Pháp, Pháp sẻ phải
33 chống đối sự hiện diện của Việt Minh và đề nghị mời 3 Quốc Gia của Liên
34 Hiệp Pháp tham dự. Nếu Liên Sô chống đối việc tham dự của 3 quốc gia
35 Đông Dương thì Pháp, sẽ tìm một phương thức nào đó để biểu hiện sự ngăn
36 chận Việt Minh tham dự trong cùng một vị thế ngang hàng.
37 Cũng Theo Bidault thì Pháp không đối xử Việt Nam Dân Chủ Cộng
38 Hòa của Việt Minh như là một quốc gia hợp pháp mặc dù đã được Liên Sô
39 và Cộng Sản Trung Quốc thừa nhận. Pháp xem các chính phủ của 3 quốc
40 gia Đông Dương trong khối Liên Hiệp Pháp với 33 phiếu của nhiều quốc
41 gia thành viên trong tổ chức Liên Hiệp Quốc chấp nhận đơn xin gia nhập tổ
42 chức nầy và được nước Pháp xem là 3 Chính phủ hợp pháp chính thức trên
VSTK - 3744
1 bình diện ngoại giao trong vùng Đông Dương. Như vậy, theo nhận định của
2 Pháp về thân trạng hợp pháp của một Quốc Gia thì chế độ của Ông Hồ sẽ bị
3 loại trừ. Tuy nhiên, Pháp cũng sẻ chấp nhận sự hiện diện của Ông Hồ nếu
4 sự chấp nhận nầy sẽ có thể trợ giúp cho việc chấm dứt chiến tranh Đông
5 Dương một cách suông sẻ mặc dù trên thực tế de-facto đương nhân không
6 thể được công nhận như là người đại diện của một Quốc Gia.
7 Như vậy, qua cuộc họp Anh, Pháp, Hoa Kỳ ngày 22/04/1954 như vừa
8 kể trên thì vị thế của Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa của CSVM sẽ gặp sự
9 chống đối của 3 đế quốc tư bản nầy. Tuy nhiên, không hẳn là như vậy bởi
10 vì vào ngày 31/04/1954 Ngoại Trưởng Anh Eden lại đơn phương gặp riêng
11 CSLS và CSTQ ngay sau phiên họp đầu tiên ở Geneva bắt đầu từ 26
12 /04/1954. Cuộc xé lẽ tay ba nầy đã được ghi lại qua một bức Công Điện đề
13 ngày 01/05/1954 của ngoại trưởng CS Trung Quốc Chu Ấn Lai từ Geneva
14 gửi về cho Mao Trạch Đông, Lưu Thiếu Kỳ và Ban Chấp hành Trung Ương
15 Đảng CSTQ.61
16 Công Điện vừa kể trên báo cáo về những đề mục mà 3 ngoại trưởng
17 Anh Eden, Trung Quốc Chu Ấn Lai và Liên Sô Molotov thảo luận trong đó
18 có đề mục bàn bạc về Đông Dương. Ngoại trưởng Eden nói rằng “đương sự
19 không đề cập đến vấn đề thành phần các quốc gia được mời tham dự họp
20 bàn về vấn đề Đông Dương nhưng chỉ muốn hỏi hai phía Liên Sô và Trung
21 Quốc có thể nào thúc đẫy việc di tản tù binh Pháp bị thương nơi mặt trận
22 Điện Biên Phủ hay không. Molotov trả lời rằng chuyện nầy Anh Quốc có
23 thể bàn thảo với phái đoàn Việt Nam còn Chu Ấn Lai thì nói rằng đây là
24 việc do hai bên chủ thể tham chiến ở đó thương lượng trực tiếp với nhau
25 giống như trường hợp giải quyết vấn đề thương binh nơi chiến trường Triều
26 Tiên trước đây.” Về thành phần tham dự Hội Nghị Geneva về Đông Dương
27 thì Chu Ấn Lai cho rằng “đã có 5 nước được mời tham dự họp bàn về vấn
28 đề Đông Dương. Vấn đề còn bỏ trống là sự quyết định mời thêm các quốc
29 gia có liên hệ tham dự vẫn chưa dược thực hiện. Rõ rang là có kẻ nào đó
30 ngăn cản không muốn hai phía có liên hệ tham dự vào tiến trình thương
31 lượng.” Eden nói: “Bản chức không có làm chuyện đó.’
32 Như vậy, theo tài liệu kể trên thì rõ ràng là CSLS và CSTQ quyết tâm
33 đề nghị cho Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa của CSVM được tham dự ngang
34 hàng với Pháp trong Hội Nghị Geneva và Anh Quốc xác định là không
35 ngăn cản đề nghị nầy của hai nước lớn CS. Như vậy cán cân thỏa thuận cho
36 CSVM tham dự vào Hội Nghị Geneva đã tỏ rõ với 3 phiếu thuận của ba
37 “cường quốc” Liên Sô, Trung Quốc và Anh với 2 phiếu chống của của hai
38 “cường quốc” Hoa Kỳ và Pháp nếu vấn đề nầy được đưa ra biểu quyết công
39 khai tại một phiên họp nghị Geneva về Đông Dương. Ngoài ra, ngoại
40 trưởng Anh cũng xác định rằng vị thế của CSTQ được đối xử hay không
41 như là một trong 5 cường quốc vai chính trong bàn Hội Nhị Geneva cũng
42 chẳng có được sự chú ý nào của Anh để ngăn cản hay chống đối. Sự xác
VSTK - 3745
1 định nầy của Eden đã được Molotov khen ngợi: “Đây là một thái độ tốt
2 .Nhưng có kẻ lại không muốn đề cặp đến trường hợp Năm Cường Quốc.”
3 Theo tài liệu của Lầu Năm Gốc Hoa Kỳ đã được giải mật thì nếu theo
4 đúng thông cáo chung cuối cùng tại Hội Nghị Berlin trước đây không lâu thì
5 chỉ có 4 cường quốc Anh, Hoa Kỳ, Liên Sô và Pháp mới có quyền đề nghị
6 và quyết định định việc mời những quốc gia khác có liên hệ trong vấn đề
7 Đông Dương chứ không phải do Bắc Kinh đề nghị mặc dù CSTQ đã được 4
8 cường quốc kể trên đồng thuận cho tham dự Hội Nghị Geneva. Do đó, Hoa
9 Kỳ đã cực lực phản đối việc Trung Quốc đề nghị cho Việt Nam Dân Chủ
10 Cộng Hòa tham dự Hội Nghị Geneva. Mặc dù vậy, vẫn chưa có một dự định
11 chính thức nào để ngăn chận CSVM không được tham dự vào hội nghị
12 Geneva.62
13 Tài liệu kể trên của Lầu Năm Gốc cũng cho biết thêm rằng, mặc dù có
14 sự phản kháng mãnh liệt của chính phủ Quốc Gia Việt Nam cho rằng
15 CSVM chỉ là một nhóm vũ trang phản loạn ngoài vòng pháp luật không thể
16 ngồi chung trong bàn hội nghị để thương lượng, nhưng Việt Nam Dân Chủ
17 Cộng Hòa trên bình diện tổng quát thường được xem như là một trong
18 những chủ thể của cuộc chiến cũng đồng ý có một cuộc đình chiến vì thế
19 cho nên sự tham dự của họ vào Hội Nghị được đánh giá như là rất hữu ích.
20 Tài liệu cho biết thêm là CSLS đã cảnh báo với Pháp rằng các quốc gia
21 Đông Dương trong khối Liên Hiệp Pháp cũng sẽ bị Liên Sô phản đối không
22 dược tham dự vào Hội Nhị Geneva nếu không có sự tham dự của Việt Nam
23 Dân Chủ Cộng Hòa. Tình trạng lơ lững nầy kéo dài cho đến khi cứ điểm
24 Điện Biên Phủ bị mất vào tay bộ đội CSVM khiến cho tất cả phe hai bên
25 đều phải chấp nhận rằng sẽ có 9 phái đoàn (thay gì gọi là những Quốc
26 Gia) bàn thảo về vấn đề Đông Dương; và khóa hợp đầu tiên về vấn đề Đông
27 Dương khởi phát kể từ 08/05/1954.

VSTK - 3746
CHƯƠNG 2
(Tiếp theo)
HỘI NGHỊ GENEVA
II - Hội nghị Geneva về Đông Dương Đợt I
Từ 08/05/1954 đến 04/06/1954
1 A- Thành phần các phái đoàn ngoại giao tại Hội Nghị
2 Mặc dù Hội Nghị Geneva về Cao Ly đã bắt đầu từ ngày
3 26/04/1954 nhưng vì nhiều vấn đề có liên quan đến thủ tục đã
4 làm chậm trễ việc khai mạc đàm phán về vấn đề Đông Dương
5 Mãi cho đến một ngày sau khi cứ điểm Điện Biên Phủ bị thất thủ
6 Hội Nghị Geneva về Đông Dương mới khởi sự và kéo dài hơn
7 hai tháng kể từ ngày 08/05/1954. Trên thực tế, tiến trình đàm
8 phán về Đông Dương đã được thực hiện gắp rút bởi vì hầu hết
9 các cường quốc đóng vai đạo diễn hiện diện trong Hội Nghị nầy
10 tin rằng việc thỏa hiệp nhất định phải đạt được. Trong giai đoạn
11 nầy, người ta thấy có 2 sự kiện mới: (i) Hoa Kỳ tự ý rút lui khỏi
12 vai trò lãnh đạo trong các cuộc thương thảo ở bàn Hội Nghị bằng
13 cách hạ thứ bậc trưởng phái đoàn Hoa Kỳ và (ii) Một nội các
14 chính phủ mới của Pháp được thành hình ở Paris mà trong đó tân
15 thủ tướng Mendès France kiêm nhiệm luôn chức Bộ Ngoại Giao.
16 Chính hai sự kiện nầy đã giúp cho tiến trình thỏa hiệp ở Hội
17 Nghị Geneva kết thúc nhanh chóng.
18 Trở ngại làm chậm trễ chính là cuộc tranh luận khởi đầu của
19 các nước lớn trong hội nghị nầy chung quanh vấn đề “những ai
20 là kẻ có liên hệ” sẽ được ngồi vào cùng chung một bàn Hội Nghị
21 với họ. Kết quả là có 9 phái đoàn sẽ có mặt nơi bàn Hội Nghị
22 Geneva. Hai nhóm CS Khmer Issarak ở Cao Miên và CS Pathet
23 ở Lào do CSVN xướng xuất đề nghị không được chấp nhận là 2
24 phái đoàn riêng trong phe CS. Như vậy, các phái đoàn chính thức
25 của Hội Nghị Geneva về Đông Dương là:
26 - Vương Quốc Anh: Anthony. Eden
27 - Hoa Kỳ: tướng Walter Bedell Smith, U.Alexis Johnson
28 - Pháp: Georges Bidault,Jean Chauvel, Mandès France
29 - Liên Sô: Vyacheslav Molotov
30 - Cộng Hòa Nhân Dân Trung Quốc: Chu Ấn Lai, Chang Wen-t’iên
31 - Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa: Phạm Văn Đồng
32 - Quốc Gia Việt Nam: Nguyễn Đắc Khê, Trần Văn Đỗ
VSTK - 3747
1 - Quốc Gia Cao Miên: Tep Phan, Sam Sary
2 - Quốc Gia Lào: Phoui Sananikone
3 Cùng với một thỏa thuận chung là Liên Sô và Anh Quốc sẽ
4 thay phiên nhau chủ trì các phiên họp toàn thể công khai.
5 Điện Biên Phủ thất thủ vào ngày 07/05 như tiếng sét đánh
6 vào tinh thần mà người Pháp không còn có thể gượng dậy nổi.
7 Khi điều trần trước quốc hội Pháp trong ngày 07/05/1954 về
8 thảm bại của quân Pháp ở Điện Biên Phủ, thủ tướng Laniel đã
9 xác quyết rõ rệt là quân đội Pháp vẫn tiếp tục chiến đấu trong khi
10 chính phủ mưu tìm một cuộc ngừng bắn tại Hội Nghị Geneva.63
“. . . . . . . . . .
11 Trước sự thất thế nầy không thể đạt được chiến thắng chiến thắng bất tử
12 của những chiến sĩ cố thủ của căn cứ Điện Biên Phủ, nước Pháp sẽ có sự
13 phản ứng cứng cỏi của một đại cường quốc. Nước Pháp sẽ ưu tiên lư tâm
14 tới tới các quân binh trong đoàn quân viễn chinh của mình ở Đông Dương.
15 Những sự bố trí cần yếu đang đực xúc tiến để cho sức mạnh của đoàn quân
16 viễn chinh nầy không bị sút giảm. Nước Pháp xác quyết với các thành viên
17 phái đoàn Pháp dự Hội Nghị Geneva bằng những chỉ thị là không chấp
18 nhận việc thất thủ Điện Biên Phù sẽ không có thể làm cho Pháp bị co cụm
19 một chút nào trong con đường mà mình đã hoạch định để tiến bước.
20 Mọi sự thanh thỏa sẽ phải bao gồm những điều kiện cần yếu để bảo vệ
21 các đoàn quân binh của khối Liên Hiệp Pháp, bảo vệ tự do của nhân dân mà
22 nước Pháp bảo vệ nền độc lập và quyền chọn lựa số phận của họ.
23 Sau cùng, nước Pháp nhắc nhở với các nước Đồng Minh của Pháp rằng,
24 trong 7 năm dài, quân đội Liên Hiệp Pháp đã không ngừng bảo vệ một trong
25 những vùng rất căn thẳng thần kinh trên lục địa Á Châu và khi làm như vậy,
26 nước Pháp đã đơn độc chống giữ một minh cho tất cả các nước Đồng
27 Minh.”
28 “Devant ce revers qui ne peut atteindre la gloire immortelle des
29 défenseurs de Dien Bien Phu, la France aura la reactionvirile d'une grande
30 nation.Elle pensera, d'abord, à ses soldats du corps expéditionnaire en
31 Indochine. Les dispositions nécessaires sont déjà en cours pour que la
32 force de celui-ci ne soit point amoindrie. Elle confirmera, à ses délégués à
33 Genève ses instructions, sans admettre que la chute de Dien Bien Phu
34 entraîne le moindre infléchissement de la ligne qu'elle se proposait de
35 suivre.
36 Tout règlement devra comprendre les conditions necessaries à la
37 sauvegarde des troupes de l'Union française, à la liberté des peuples dont
38 elle protège l'indépendance et à leur droit de choisir leur destin.
39 Enfin, la France rappellera à ses alliés que, pendant sept ans, l'armée de
40 l'Union française n'a cessé de protéger une des régions névralgiques du
41 continent asiatique et que, ce faisant, elle a défendu seule les intérêts de
42 tous.”

43 Tiếp theo phiên họp điều trần kể trên, một phiên họp
44 khoáng đại của Quốc Hội Pháp đã được triệu tập vào ngày
45 13/05/1954 để chất vấn và biểu quyết tính nhiệm nội các hiện tại
46 của thủ tướng Laniel sau khi Điện Biên Phủ thất thủ. Trong khi
VSTK - 3748
1 trả lời những cuộc chất vấn của các dân biểu, thủ tướng Laniel
2 đã trình bày cho Quốc Hội thấy là chính phủ Pháp hiện tại đang
3 nỗ lực thực hiện những kế hoạch quân sự và chính trị cần thiết
4 để bảo tồn lực lượng chiến đấu và giữ vững tinh thần các chiến
5 binh của Liên Hiệp Pháp với quết tâm nhằm ngăn chận không
6 cho CSVM thừa thắng xốc tới:64
7 Công việc bận tâm thứ nhất của chính phủ phải là cung ứng cho
8 cấp chỉ huy những phương tiện mà họ cần phải có để đối diện với
9 tình thế quân sự hiện nay. Một ưu tiên khác nữa là giao quyền hạn tối
10 đa cho các chức quyền của nước Pháp tại Hội Nghị Geneva để ăn
11 nói, để tại nơi đó tìm những giải pháp chấm dứt 7 năm chiến tranh
12 đồng thời đáp ứng được nguyện ước vọng của nước Pháp và của
13 những cố gắng hy sinh của các quân binh ở đó.
14 Về mặt quân sự, các đồng sự của bản chức sẽ hiểu rằng bản chức sẽ
15 không thể đi vào chi tiết ngoại trừ việc xác nhận lời tuyên bố của của
16 mình trong ngày thứ Sáu vừa qua, theo những lời lẽ mà bản chức đã
17 báo trình đã có những biện pháp nào đang được xử dụng để đoàn
18 quân lực của chúng ta không bị giảm sút. Ngày hôm nay bản chức có
19 thể bổ túc thêm những chỉ điểm sau đây: chính phủ đã và đang gửi từ
20 nhiều ngày qua nhiều tiểu đoàn quân nhảy dù, hàng trăm chuyên viên
21 kỹ thuật cơ khí và đoàn viên phi hành để yểm trợ và trang bị cho 25
22 phóng pháo cơ cùng với phi đoàn phóng pháo cơ hạng nặng của
23 binh chủng hải quân. Những lực lượng thủy quân cũng khởi phát lên
24 đường. Trong một thời hạn rất ngắn nhiều tiểu đoàn mới và nhiều đơn
25 vị pháo binh, thiết giáp xa và các loại súng tự động sẽ được gửi đến
26 tăng cường Hai tuần dương hạm cũng sẽ có mặt tại vịnh Bắc Việt.
27 Mặc khác, bản chức cũng sẽ triệu tập vào ngày mai một ủy ban quốc
28 phòng để thi hành nhiệm vụ lựa chọn trong số hàng loạt quết định
29 khác nhau có tầm hiệu quả lớn lao để dựa vào đó chính phủ có thể
30 chủ yếu tham kiến của quý vị vào một ngày được lựa chọn.64.

31 Từ 08/05/1954 đến 21/07/1954 có tất cả 8 phiên họp toàn thể


32 công khai và 21 phiên họ giới hạn.
33 B - Những đề xuất, tranh luận và mặc cả tại Hội Nghị
(Các phiên họp trong những ngày 08 và 10/05/1954)
34 - Phái đoàn Pháp (08/05/1954)65
35 Ngày đầu tiên 08/05/1954, như đã được ước định, ngoại
36 trưởng Bidault đọc diễn văn trình bày đề cương của chính phủ
37 Pháp và đưa ra những đề nghị để bàn thảo như sau:
38 (a) - Vấn đề Việt Nam
39 1. Tập trung những đơn vị quân chính quy tại những vùng do

VSTK - 3749
1 hội nghị Geneva chỉ định qua những ý kiến và đề nghị của các
2 chức quyền chỉ huy Tối Cao Quân Đội.
3 2. Giải giới những phần tử không thuộc quân đội hoặc cảnh
4 sát.
5 3. Trả tự do ngay cho các tù binh chiến tranh và dân sự bị
6 giam giữ.
7 4. Kiểm soát việc thi hành các điều khoản nầy bởi các ủy ban
8 kiểm soát quốc tế.
9 5. Chấm dứt những hành động thù nghịch ngay sau khi thỏa
10 ước được ký kết.
11 Việc tập trung các lực lượng và giải giới như đề nghị kể trên
12 sẽ được khởi sự ngay trong vòng không quá 10 ngày.
13 (b) - Vấn đề Cao Miên và Lào
14 1. Rút hết các lực lượng bộ đội chủ lực và du kích của Việt
15 Minh xâm nhập vào đất nước Cao Miên và Lào.
16 2. Giải giới những phần tử không thuộc quân đội hoặc cảnh
17 sát.
18 3. Trả tự do ngay cho các tù binh chiến tranh và dân sự bị
19 giam giữ.
20 4. Kiểm soát việc thi hành các điều khoản nầy bởi các ủy ban
21 kiểm soát quốc tế.
22

23 5. Việc bảo đảm các thỏa ước phải được các quốc gia thành
24 viên Hội Nghị Geneva cam kết. Bất cứ vi phạm nào xảy ra sẽ
25 phải ngay tức khắc đưa ra hội ý giữa các Quốc Gia thành viên
26 ký bảo đảm nầy để tìm phương cách thích hợp cho từng mỗi
27 trường hợp cá thể hay tập thể.
28 Trong bản đề nghị của Bidault không thấy đề cặp tới một giải
29 pháp chính trị nào song song với giải pháp ngừng bắn.
30 - Phái đoàn Liên Sô Và Hoa Kỳ (08/05/1954)
31 Trong phiên họp đầu tiên nầy, ngoại trưởng Liên Sô Molotov
32 đã biện luận rằng tất cả các thành viên “có liên hệ” đều phải
33 được mời tham dự tại bàn Hội Nghị Geneva về Đông Dương tức
34 là bao gồm cả hai nhóm kháng chiến du kích CS Khmer Issarak
35 Cao Miên và CS Pathet Issara Lào với lý do họ cũng là hai
VSTK - 3750
1 chính quyền của 2 Mặt Trận Giải Phóng Dân Tộc của hai Quốc
2 Gia nầy ở Đông Dương. Molotov cũng biện luận rằng hai chính
3 quyền Quốc Gia Quân chủ Cao Miên và Lào đang cộng tác với
4 Pháp đã được mời chính thức vào bàn Hội Nghị thì không có lý
5 do nào Issarak và Issara lại bị bỏ rơi không được phép tham dự.
6 Đề nghị kể trên của Molotov đã bị trưởng phái đoàn Hoa Kỳ
7 Smith phản đối và yêu cầu hủy bỏ bởi vì Hoa Kỳ cho rằng 2
8 chính quyền Giải Phóng Dân Tộc tại hai vương quốc nầy không
9 hiện hữu. Nếu có ý kiến chống đối yêu cầu nầy của Hoa Kỳ thì
10 Hoa Kỳ đề nghị đình chỉ ngay kỳ họp khai mạc hôm nay cho đến
11 khi nào vấn đề ai là kẻ được mời chính danh đẻ tham dự Hội
12 Nghị được sáng tỏ. Vấn đề nầy vốn đã được giải quyết thỏa đáng
13 bởi 4 cường quốc nơi Hội Nghị Berlin và Geneva trước đây
14 không bao lâu.65bis
15 - Phái đoàn Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa (08/05/1954)
16 Trong bài diễn văn tiếp theo, trưởng phái đoàn Phạm Văn
17 Đồng đã đề xuất mời 2 phái đoàn CS Khmer Cao Miên và Pathet
18 Lào tham dự chính thức vào Hội Nghị Geneva. Phần cuối bài
19 diễn văn viết:
20 Theo tình hình hiện tại của các quốc gia Đông Dương và vì lợi ích
21 thông suốt và cụ thể của việc cứu xét vấn đề chấm dứt những sụ thù
22 nghịch và tái lập hòa bình ở Đông Dương, Hội Nghị nhận thức được sự
23 cần thiết mời những đại diện của những chính phủ kháng chiến của
24 Khmer Cao Miên và Pathet Lào để họ dự phần vào công việc của Hội
25 Nghị trong vấn đề tái lập Hòa Bình ở Đông Dương.66

26 Tuy nhiên đề xuất nầy không được ai chú ý một cách nghiêm
27 chỉnh - vì vị thế vệ tinh quỹ đạo yếu kém không chính danh của
28 phái đoàn VNDCCH cho nên khối CS khổng lồ đàn anh Liên Sô
29 thấy cần phải chính mình lên tiếng trong vấn đề đưa CS Khmer
30 và Pathet gọi là cho lấy có tại bàn Hội Nghị Geneva. Nếu nhìn
31 xa hơn một bước nữa thì rõ ràng là CSTQ và CSLS không muốn
32 để CSVM qua mặt họ để tự động xác định mình là độc lập đồng
33 thời cũng là lãnh tụ của 3 nhóm CS ở Đông Dương. Hai văn kiện
34 của CSTQ ngày nay đã được giải mật cho biết như thế:
35 - Văn kiện (1): Phái đoàn VNDCCH của CSVM là một nhóm nằm
36 trong phái đoàn CSTQ. Văn kiện đã được nữ tiến sỹ Chen Zhihong
VSTK - 3751
1 chuyển dịch sang Anh ngữ và điều rất đáng chú ý là đề mục của
2 văn kiện nầy ghi như sau:
3 Văn kiện Số 4
4 Dự thảo Giác Thư ngày 04/04/1954, “Một Giải pháp thông suốt cho việc tái lập Hòa Bình ở
5 Đông Dương,” do nhóm Việt Nam của phái đoàn Trung Quốc tham dự Hội Nghị Geneva soạn
6 thảo.
7 DOCUMENT No. 4
8 Draft Memorandum, “A Comprehensive Solution for
9 Restoring Peace in Indochina,” Prepared by the Vietnam
10 Group of the Chinese Delegation Attending the Geneva Conference, 4 April 1954
11 [Source: PRCFMA 206-00055-04; P1-4. Obtained by CWIHP
12 and translated for CWIHP by Chen Zhihong.]

13 Trong toàn thể nội dung của giác thư nầy không có chỗ nào
14 nói rằng CSVM có quyền đơn phương đề nghị lung tung tại bàn
15 Hội Nghị Geneva mà chưa tham khảo ý kiến trước với CSTQ.67
16 - Văn kiện (2): Công Điện đề ngày 09/05/1954 của trưởng phái
17 đoàn CSTQ Chu Ấn Lai báo cáo về tình hình buổi họp đầu tiên
18 tại Hội Nghị Geneva về vấn đề Đông Dương vào ngày
19 08/05/1954 gửi về cho chủ tịch Mao Trạch Đông, phó chủ tịch
20 Lưu Thiếu Kỳ và Ban Chấp hành Trung Ương đảng CSTQ.
21 Trong công điện nầy có đoạn báo cáo về việc Phạm Văn Đồng tự
22 quyền đề nghị cho 2 nhóm CS Khmer Cao Miên và Pathet Lào
23 như sau:68
24 Văn kiện Số 9
25 Công Điện ngày 09/05/1954, Chu Ấn Lai
26 gửi Mao Trạch Đông và nhiều người khác
27 Về Tình hình xảy ra trong phiên họp toàn thể lần thứ nhất.
28 (Tối mật)
29 (1) . . . . . . .
30 (2) Sau bài diễn văn của Bidault, [Ngoại Trưởng Việt Nam Dân Chủ
31 Cộng Hòa] đồng chí Phạm Văn Đồng đã phát ngôn, nêu lên vấn đề mời
32 đại diện hai chính phủ kháng chiến Lào và Cao Miên tham dự nơi bàn hội
33 nghị. Ngay tức khắc đã xảy ra một cuộc tranh cãi tại buổi họp hội nghị. Chi
34 tiết (xin đọc) bài tường thuật của Thông Tấn Xã Xihua (Tân Hoa Xã). Sau
35 cùng, chủ tịch điều khiển buổi họp Eden đã phải tuyên bố rằng vấn đề
36 đang gây tranh cãi cần nên thảo luận và tìm giải pháp ngoài lề bàn hội
37 nghị.
38 (3) Xét tình hình tranh cãi tại Hội Nghị ngày hôm nay, thấy rằng không
39 đúng cách để tiếp tục nêu lên vấn đề để yêu cầu hội nghị đưa ra những
40 quan điểm về việc mời đại biểu của hai chính phủ kháng chiến Lào và Cao
41 Miên đến tham dự chính thức tại bàn hội nghị. Vì thế, bản chức dự định
42 chuyển đề nghị [mời những đại biểu hai chính phủ kháng chiến tham dự
43 hội nghị Geneva] bằng công văn để phía Liên Sô nêu lên vấn đề nầy trong
44 những cuộc thảo luận ngoài lề bàn hội nghị.

45 Đúng như lời báo cáo kể trên của Chu Ấn Lai, ngay sau khi
46 Phạm Văn Đồng phát biểu đề nghị, trưởng đoàn chính thức của
VSTK - 3752
1 chính phủ Vương Quốc Cao Miên là Sam Sary đã phát biểu phản
2 đối và gọi nhóm kháng chiến CS Khmer (thường gọi là Khmer
3 Rouge: Khmer Đỏ hay Khmer Issarak) là tay say của một tập
4 đoàn ngoại bang và tố cáo rằng bất cứ sự hợp tác nào với ngoại
5 bang đều có hại cho đất nước của Cao Miên bởi vì theo quan
6 điểm của đại biểu vương quốc Cao Miên thì những kẻ ngoại bang
7 thì lúc nào cũng phải là tay sai của một tập đoàn ngoại bang. Cần
8 lưu ý rằng, Sam Sary dùng từ tập đoàn ngoại bang (a foreign
9 bloc) để ám chỉ CSVM và CSTQ chứ không nêu đích danh Việt
10 Nam Dân Chủ Cộng Hòa cùng với Cộng Hòa Nhân Dân Trung
11 Quốc. Kẻ cầm đầu Khmer đỏ Sơn Ngọc Minh và một nhân vật
12 khác đối lập với quốc vương Cao Miên Sihanouk là Sơn Ngọc
13 Thành đều là những kẻ ngoại bang vì họ là những người mang
14 hai dòng máu Miên - Việt được sinh ra, sinh sống, ăn học và
15 trưởng thành trên đất nước Việt Nam: “Finally, these Free Khmer are
16 foreingners, who are being manipulated by a foreign bloc,a foreign bloc
17 incidentally, which has always worked to the harm of our country. . . . .the
18 delegation of Cambodia would appeal to the members of the Conference to
19 reject the proposal made by the delegation of the Democratic Republic of
20 Viet Nam.”69 Nếu suy diễn rộng ra thêm và theo dòng lịch sử ban
21 giao giữa hai nước Việt - Miên từ thời phong kiến lâu đời đến nay
22 thì tập đoàn ngoại bang chính yếu là tất cả những người Việt
23 Nam nói chung không cần phân biệt là Cộng Sản hay không
24 Cộng Sản cùng với ngoại bang đế quốc thực dân Pháp xâm lược
25 và một ngoại bang đế quốc bành trướng mới xuất hiện là CSTQ.
26 Trường hợp của nhóm CS Pathet Lào của Hoàng thân
27 Souphanugvong cũng bị trưởng phái đoàn chính thức của Quốc
28 Gia Lào Phoui Sananikone phản kháng và tố cáo rằng
29 Souphanugvong là một kẻ sống lưu vong, là tay sai hoàn toàn và
30 tùy thuộc vào quyền lực của những phần tử ngoại bang nhất là
31 vào lúc CSVM đưa bộ đội ồ ạt lấn chiếm lãnh thổ Lào từ tháng
32 04/1953. Sanikhone nhấn mạnh rằng nhóm Pathet Lào chẳng là
33 cái gì cả và thực khôi hài nếu nhóm phản loạn ngoại lai nầy được
34 thừa nhận.70
35 Có một sự trùng hợp lịch sử đáng chú ý là phái đoàn Việt
36 Minh và phái đoàn Pháp ngồi cùng một bàn kể từ sau Hội Nghị
37 Fontainebleau 1946 ở Pháp và vào mùa Hè lúc đó Bidault là chủ
VSTK - 3753
1 tịch tướng nội các lâm thời của Pháp còn Phạm Văn Đồng lại là
2 trưởng đoàn thương thuyết của CSVM tại Hội Nghị
3 Fontainebleau. Ngày nay, hai đối thủ Pháp-Việt nầy lại ngồi cùng
4 bàn ở Hội Nghị Geneva còn Nguyễn Quốc Định trước đây là cố
5 vấn pháp lý cho phái đoàn CSVM ở Hội Nghị Fontainebleau thì
6 nay lại là ngoại trưởng của Quốc Gia Việt Nam tại Hội Nghị
7 Geneva.
8 Trong phiên họp toàn thể thứ #2 vào ngày 10/05/1954, Phạm
9 Văn Đồng đưa ra đề nghị 8 điểm của. Nội dung và hình thức
10 những đề nghị nầy không khác mấy với dự thảo 7 điểm của
11 nhóm CSVM thuộc phái đoàn CSTQ phát thảo theo chỉ thị của
12 CSLS và CSTQ từ trước khi Hội Nghị Geneva khai mạc.
13 Trước đó, để thống nhất quan điểm tại bàn Hội Nghị Geneva
14 sắp tới, một cuộc họp trù bị đã được tổ chức vào ngày
15 22/04/1954 ở Moscôva. Ngoại trưởng Chu Ân Lai, Phó ngoại
16 trưởng Wang Jiaxiang thay mặt cho CSTQ, Hồ Chí Minh và
17 Phạm Văn Đồng thay mặt cho CSVM. Phía CSLS gồm có Chủ
18 tịch Liên Sô Malenkov, Ngoại trưởng Molotov, Bí thư thứ nhất
19 N. Khruschev, ủy viên trung ương đảng Suslov. Hồ Chí Minh
20 cùng với Phạm Văn Đồng từ Việt Nam sang Bắc Kinh rồi từ đó
21 đi Moscôva và có thể là họ đã mang theo bản dự thảo 7 điểm kể
22 trên. Bản dự thảo nầy ngày nay đã được CSTQ giải mật (xem nội
23 dung đã chuyển sang Anh ngữ nơi phần Chú Giải # 67). Một
24 Công điện tối mật của Chu Ấn Lai nay đã được giải mật đề ngày
25 23/04/1954 từ Moscôva gửi về Bắc Kinh cho Mao Trạch Đông
26 để báo cáo ngắn gọn về cuộc họp trù bị ở Moscôva:71
27 Công điện, ngày 23/04/1954
28 Chu Ấn Lai, gửi Chủ Tịch CHNDTQ Mao Trạch Đông, phó Chủ Tịch Lưu
29 Thiếu Kỳ, Thường Vụ Trung Ương Đảng CSTQ
30 Về cuộc hội kiến giữa Chủ tịch Sô Viết Georgy.M.Malenkov và ngoại trưởng
31 Chu Ấn Lai về vấn đề Việt Nam
32 Tối Mật.
33 Thưa Chủ Tịch Mao, Đồng chí Lưu Thiếu Kỳ và Ủy Ban Trung Ương
34 Đảng:
35 (1)Ngày hôm qua Malenkov, Molotov,đệ nhất bí thư Nikita S.Khrushev
36 và Ủy viên Chính trị Trung Ương Đảng Mikhail Suslov đã thảo luận về vấn
37 đề Việt Nam với Đồng chí Ding (bí danh của Hồ Chí Minh) cùng với tôi và
38 phó ngoại trưởng Wang Jiaxang.
39 (a) Họ biểu hiện sự đồng ý hoàn toàn đối với “những ý kiến về tình hình
40 Đông Dương cũng như sách lược của chúng ta, ” và họ tin rằng những ý
VSTK - 3754
1 kiến được trinh bày trong tài liệu nầy hoàn toàn đúng. Đồng chí Khuschev
2 nhân mạnh rằng tài liệu cần phải được bảo mật và khi giải thích nó cho các
3 cấp cán bộ thuộc quyền thì cần theo một phương hướng thật sát, không che
4 dấu nhưng phải giải thích thật khéo.
5 (b) Các yêu cầu của Đồng chí Ding có thể được thực hiện.
6 (2)Họ đồng ý (phía Liên Sô) trong vòng 4 tháng sẽ thông báo cho chúng
7 ta biết ý kiến của họ về bản Dự thảo Hiếp Pháp của Trung Quốc.
8 (Đồng chí Ding sẽ trở về Bắc Kinh trong vòng 2 ngày sắp tới và hy vọng
9 rằng đồng chí ấy sẽ quay về Việt Nam ngay tức khắc sau khi hội kiến với
10 Chủ tịch và Đồng Chí Lưu Thiếu Kỳ.

11 Trong tập hồi ký Khrustchev Souvenirs, Tổng Bí thư đảng


12 CSLS Nikita Khruschev, đã kể lại rằng sau một buổi họp tại Hội
13 Nghị Sơ Bộ Moscôva kể trên, HCM đã yêu cầu CSTQ đưa quân
14 sang Việt Nam để đánh quân Liên Hiệp Pháp giống như trước
15 đây CSTQ đã đưa quân chí nguyện sang Cao Ly giúp CS Bắc
16 Hàn đánh quân Liên Hiệp Quốc do tướng Mac Arthur của Hoa
17 Kỳ làm Tổng Tư lệnh: 72
18 (...) Hồi đó chúng tôi (Liên Sô) còn có những mối giao hảo tốt đẹp với
19 đảng cộng sản Trung quốc. Một cuộc họp sơ thảo trước ngày họp Hội nghị
20 ở Genève đã được tổ chức ở Moscou. Chu ân Lai đại diện Trung quốc, Hồ
21 chí Minh, Phạm văn Đồng đại diện Việt Nam. Chúng tôi xét duyệt tình hình
22 Việt Nam để quyết định, tùy thế yếu mạnh của Việt nam, một thái độ chung
23 ở Genève. Tình hình VN thật là trầm trọng. Phong trào kháng chiến Việt
24 Nam lúc bấy giờ sắp bị sụp đổ. Những người kháng chiến hy vọng Hội nghị
25 Genève mang lại một cuộc ngưng bắn để họ có thể giữ những phần đất đã
26 chiếm được trong cuộc chiến đấu chống Pháp. Pháp chiếm đóng Hà nội.
27 Trên bản đồ ghi những đề nghị để giải quyết chiến sự, chúng tôi thấy những
28 phần đất Pháp chiếm đã ăn sâu vào lãnh thổ.
29 Sau một buổi họp tại Moscou, trong phòng Catherine, điện Kremlin, Chu
30 ân Lai kéo tôi (Khrouchtchev) bước ra xa để nói riêng với tôi rằng "Đồng
31 chí Hồ chí Minh nói với tôi (Chu ân Lai) là tình hình ở Việt Nam đã thất
32 vọng, nếu chúng ta không đòi được ngưng bắn thì Việt Nam không còn có
33 thể kháng cự chống Pháp lâu dài được nữa. Vì vậy họ (Việt minh) định rút
34 về phía biên giới Hoa Việt khi cần thiết và họ mong chúng tôi sẵn sàng
35 mang quân sang Việt Nam như khi trước chúng tôi đã mang quân sang Bắc
36 Cao Ly . Nói rõ là họ muốn chúng tôi giúp họ đánh đuổi Pháp. Nhưng
37 chúng tôi không thể nào thoả mãn lời yêu cầu ấy của đồng chí Hồ chí Minh
38 được. Chúng tôi đã phải trả giá rất đắt chiến tranh ở Cao Ly, chúng tôi đã
39 thiệt hại nhiều sinh mạng ở đó.Trong tình trạng hiện nay, chúng tôi không
40 thể nào bước chân vào một cuộc xung đột mới nào nữa."
41 - Tôi (Khrouchtchev) cũng có một lời yêu cầu với đồng chí Chu ân Lai.
42 Tôi nói : Cuộc chiến đấu hiện tại quan hệ bực nhất, người Việt nam đã
43 chiến đấu giỏi, người Pháp đã thiệt hại nhiều. Đồng chí không có lý nào từ
44 chối không giúp đỡ quân của đồng chí Hồ chí Minh nếu họ phải rút về phía
45 biên giới Hoa Việt. Trái lại đồng chí hãy làm cho họ tin tưởng rằng đồng
46 chí lúc nào cũng sẵn sàng giúp đỡ khi nào họ cần tới, như thế sẽ làm cho họ
47 tăng tinh thần trong cuộc chiến đấu chống Pháp.

VSTK - 3755
1 Chu ân Lai đồng ý không nói cho đồng chí Hồ chí Minh biết là Trung
2 quốc không muốn tham dự vào cuộc chiến chống Pháp trên lãnh thổ Việt
3 nam.
4 Rồi một phép lạ đã xảy ra.
5 Trong khi đại biểu các nước tới Genève phó hội thì Việt minh thắng một
6 trận lớn tại Điện biên Phủ.
7 Ngay từ phiên họp đầu, thủ tướng chính phủ Pháp, Mendès France, đã đề
8 nghị ngay rút quân xuống dưới vĩ tuyến 17. Thú thật rằng, khi hay tin đó
9 chúng tôi đã vô cùng ngạc nhiên và sung sướng hết sức. Chúng tôi chẳng
10 bao giờ hi vọng được đến như thế.
11 Việc rút quân xuống dưới vĩ tuyến 17 là điều căn bản chúng tôi lợi dụng
12 tối đa để đòi hỏi trong cuộc điều đình. Chúng tôi đã chỉ thị cho các nhà đại
13 diện ngoại giao của chúng tôi phải cứng rắn nêu lên việc đó. Sau vài lần
14 mặc cả, chúng tôi chấp thuận đề nghị của Mendès France, thế là Thỏa hiệp
15 được ký kết. Chúng tôi đã củng cố được những thắng lợi của những người
16 cộng sản Việt Nam.(...)
*
17 Nội dung của bản đề nghị 8 điểm của Phạm Văn Đồng tại
18 phiên họp toàn thể ngày 10/05/1954 gồm có phần dẫn nhập thật
19 dài chỉ dùng để tuyên truyền về lịch sử thành hình Việt Nam Dân
20 Chủ Cộng Hòa, về chiến tranh Đông Dương và tố cáo Hoa kỳ tạo
21 áp lực tiếp tục chiến tranh để lôi kéo các quốc gia khác tham gia
22 vào cuộc chiến. Những đề nghị đòi hỏi cho một một cuộc ngưng
23 bắn và một giải pháp chính trị ở Việt Nam do Phạm Văn Đồng
24 đề xướng với các điểm chính như :73
25 (1) Thỏa Hiệp chung cuộc rút tất cả quân ngoại quốc ra khỏi
26 các quốc gia Đông Dương trong một thời hạn ấn định qua việc
27 thực hiện tập kết quân tại những khu vực tập trung.
28 (2) Triệu tập một Hội Nghị tham vấn bao gồm những thành
29 phần đại biểu các chính phủ hai phía của mỗi Quốc Gia Đông
30 Dương nhằm mục đích tổ chức những cuộc tổng tuyển cử đưa
31 đến việc thành lập các chính quyền thống nhất.
32 (3) Kiểm soát các cuộc tuyển cử do các ủy ban địa phương
33 đảm trách.
34 (4) Trước khi có chính quyền thống nhất, các chức quyền quản
35 trị hành chính địa phương của của hai phía tạm thời tiếp tục giữ
36 nhiệm vụ quản trị hành chánh của mình.
37 (5) Cuộc ngừng bắn trên toàn khắp Đông Dương được giám sát
38 bởi các ủy ban hỗn hợp gồm có những thành viên của các quốc gia
39 tham chiến. Cuộc ngừng bắn sẻ có hiệu lực khi tất cả các biện pháp
40 khác đã được hoàn tất. Không có những lực lượng mới quân đội hay
41 quân cụ được xâm nhập vào Đông Dương trong thời gian ngừng bắn.
VSTK - 3756
1 Và để xoa dịu phía người Pháp, Phạm Văn Đồng đánh tiếng chính
2 phủ VNDCCH sẵn sàng cứu xét vấn đề gia nhập vào khối Liên Hiệp
3 Pháp.
4 Ý đồ VNDCH của CSVM được thể hiện qua bản đề nghị 8
5 điểm vừa kể trên của Phạm Văn Đồng: thực hiện một giải pháp
6 chính trị trước khi đi đến một thỏa thuận ngừng bắn tức là đi
7 ngược lại với chủ trương và đề nghị của Pháp nhưng thật mỉa
8 mai là ý đồ nầy của CSVM lại đi đúng theo với chủ trương và
9 chính sách của Hoa Kỳ vào lúc nầy. Tuy vậy, ý đồ của CSVM
10 còn sâu xa hơn: chỉ chịu ngừng bắn khi nào Pháp phải chịu chấp
11 nhận rút hết quân khỏi Việt Nam và CSVM đã có được những
12 điều kiện chính trị thuận lợi do chính họ xếp đặt. Trước hết là
13 loại trừ quân Pháp rồi thay thế tất cả những thành viên giám sát
14 việc ngưng bắn, việc tập kết và tổng tuyển cử cộng thêm số cán
15 bộ du kích bí mật nằm vùng còn để lại tại những nơi vị trí cũ
16 chung lộn với thường dân, như thế là CSVM đã có thể cô lập, lấn
17 áp đoàn quân đội non trẻ của Quốc Gia Việt Nam để đi đến việc
18 giành lấy chính quyền một cách hợp pháp, dễ dàng, nhanh chóng.
19 Bản đề nghị gồm có nhiều phần, dài hơn 13 trang giấy của
20 Phạm Văn Đồng đã được báo News Times (Moscow) ở Liên Sô
21 đăng tải bằng Anh ngữ vào ngày 15/05/1954. Phần đề nghị 8
22 điểm như sau:74

VSTK - 3757
1 Cũng trong bản đề nghị 8 điểm nầy, Phạm Văn Đồng còn đi
2 xa hơn để cho mọi người thấy được vai trò lãnh đạo và phát ngôn
3 nhân của CSVM đối với hai nhóm CS Khmer (Khmer Issarak)
4 Cao Miên và CS Pathet (Issara) Lào. Cho đến đầu năm 1954,
5 CSVM đã hợp tác một cách áp đặt với các nhóm kháng chiến
6 CS Pathet và CS Khmer ít ra là đã được 3 năm rồi tức là kể từ
7 khi bản tuyên cáo chính thức ngày 11/03/1951 của một tổ chức S
8 Đông Dương mới gồm có CSVM, CS Khmer và CS Pathet được
9 thành lập trá hình dưới chiêu bài “Mặt Trận Liên Minh Nhân
10 Dân Việt - Miên - Lào, nhằm để “tăng cường khối đoàn kết ba
11 nước đấu tranh chống Pháp và can thiệp Mỹ.” Khối liên minh CS
12 Việt Nam - Lào – Cao Miên. Theo chỉ thị của Đảng Lao Động
13 Việt Nam tức đảng CSVM, ngày 11-3-1951 “Hội nghị liên minh
14 nhân dân ba nước Đông Dương” khai mạc tại xã Kim Bình,
15 huyện Chiêm Hóa, tỉnh Tuyên Quang để định ra chương trình
16 hành động chung, lập ra Uỷ ban liên minh nhân dân Việt - Lào -
17 Miên và bầu ra Ban chỉ đạo chung gồm có các cán bô cao cấp CS
18 Phạm Văn Đồng, Hoàng Quốc Việt, Souphanouvong, Sơn Ngọc
19 Minh, Tuxa Mut, vv . . .75 Bộ đội và cán bộ của CSVM đã tham
20 gia chiến đấu tích cực ngay trong lòng lãnh thổ của hai vương
21 quốc nầy.

22 Hơn nữa, Võ Nguyên Giáp đã ra lệnh cho bộ đội CSVM xâm


23 lăng lãnh thổ Vương Quốc Lào vào tháng 04/1953 và tháng
24 12/1953 và xâm nhập lãnh thổ Vương Quốc Cao Miên vào tháng
25 04/1954 đến mức độ chính phủ Hoàng Gia Cao Miên phải phản
26 kháng đến Hội Đồng Liên Hiệp Quốc vào ngày 23/04/1954.
27 Trong hai tháng 05 và tháng 06/1954 bộ đội của CSVM vẫn còn
28 tiếp tục hoạt động trên lãnh thổ của hai vương quốc nầy nhất là ở
29 Lào. Như vậy, ngoài vai trò phát ngôn nhân cho hai nhóm du
VSTK - 3758
1 kích kháng chiến CS Miên-Lào không được phép có mặt ở bàn
2 Hội Nghị Geneva, Phạm Văn Đồng lại còn cho thấy là CSVM có
3 những quyền lợi riêng trên 2 quốc gia đo cho nên CSVM đã nhất
4 quyết biện luận rằng Khmer Issarak Cao Miên và Pathet Issara
5 Lào không phải nhưng hai tổ chức quân sự của “ngoại bang”
6 nhưng đây mới chính là hai chính quyền hợp pháp của 2 quốc
7 Gia Miên-Lào, được đa số nhân dân yêu nước ủng hộ và đi theo
8 tại các vùng lãnh thổ an toàn đã được giải phóng, giống như
9 chính quyền VNDCH của CSVM. Vì thế Khmer Issarak và
10 Pathet Issarat có quyền tham dự và phải được chính thức mời
11 tham dự tại bàn Hội Nghị Geneva. Hậu quả đề xuất nầy của
12 Phạm Văn Đồng khiến tiến trình hội Nghị Geneva bị giậm chân
13 tại chỗ vì có quá nhiều tranh luận khiến cho CSLS và CSTQ phải
14 ra tay can thiệp nhằm làm tan biến tham vọng “tiểu bá quyền làm
15 vua một cõi” của CSVM.76
16 - Phản ứng của Hoa Kỳ tại phiên họp ngày 10/05/1954
17 Phái đoàn Hoa Kỳ ủng hộ đề nghị của phái đoàn Pháp trong
18 phiên họp đầu tiên ngày 08/05/1954 và xem những đề nghị của
19 Pháp như là nền tảng để cứu xét và thương lượng tại bàn Hội
20 Nghị mặc dù không có một dấu hiệu tối thiểu nào cho thấy là
21 Hoa Kỳ cam kết sẽ bảo đảm cho một sự hòa giải chung cuộc cho
22 chiến tranh ở Việt Nam nói riêng và cho toàn Đông Dương nói
23 chung. Hoa Kỳ hoan hô những đề nghị liên quan đến vấn đề di
24 tản thương binh đang phải chịu đựng sự đau đớn thể xác quá lâu
25 nơi chiến trường Điện Biên Phủ và thành thật mong rằng việc di
26 tản nầy được thực hiện không chút chậm trễ. Nhưng khốn thay,
27 trong hai tiếng đồng hồ tiếp theo của bài diễn văn của Phạm Văn
28 Đồng, mọi người chỉ được nghe thấy một loạt bóp méo đáng kể
29 về những biến cố đã xảy ra trong vòng 2 năm qua ở Đông
30 Dương. Người phát ngôn của Việt Minh đã được nhồi sọ chu đáo
31 kỹ thuật đổi trắng thay đen lịch sử theo giáo điều của chủ nghĩa
32 Cộng Sản. Cả thế giới đã từng được nghe những luận điệu giả
33 dối như thế. Tướng Smith trưởng đoàn Hoa Kỳ tố giác rằng
34 những điều phát biểu của kẻ cầm đầu phái đoàn CSVM trong
35 ngày khai mạc Hội Nghị Geneva về Đông Dương để buộc tội
36 Hoa Kỳ giống như khuôn đúc với một đại biểu CS khác trong
VSTK - 3759
1 ngày khai mạc Hội Nghị giải quyết vấn đề ngừng bắn ở Triều
2 Tiên. Với đề xuất của phái đoàn CSVM như thế, Hoa Kỳ nhận
3 định rằng rất khó có thể tin tưởng được thiện ý của đại biểu Việt
4 Minh đến với Hội Nghị nầy là để thương thảo cho một cuộc Hòa
5 Bình công chính và bền vững. Hoa Kỳ hoan hô và tin tưởng
6 thiện chí của phái đoàn Pháp đã dẫn đầu trong việc đóng góp cho
7 tiến trình tái lập hòa bình ở Đông Dương và do đó phái đoàn Hoa
8 Kỳ đề nghị Hội Nghị thu nhận đề nghị của phái đoàn Pháp làm
9 nền tảng thương lượng và hy vọng rằng tất cả thành viên nơi bàn
10 Hội Nghị nầy sẽ tiến hành một cách xây dựng và nhanh chóng sự
11 tái lập hòa bình ở Đông Dương. Phái đoàn Hoa Kỳ đã nghe một
12 cách thiện cảm sự việc trình bày trung thực của các đại biểu
13 chính thức của Cao Miên và Lào và Hoa Kỳ sẽ xem xét một cách
14 nghiêm chỉnh những đề nghị của họ nhằm tái lập hòa bình ở Cao
15 Miên và Lào.77
16 - Phái đoàn Quốc Gia Việt Nam (12/05/1954)
17 Trong phiên họp toàn thể ngày 12/05/1954, Trưởng phái
18 đoàn Nguyễn Quốc Định trình bày những đề xuất của chính phủ
19 Quốc Gia Việt Nam với các điểm chính yếu như sau:
20 Hội Nghị Berlin đã đề nghị việc tái lập Hòa bình ở Đông
21 Dương. Việc tái lập nầy bao gồm :
22 - Một thỏa hiệp quân sự để chấm dứt các thù nghịch.
23 - Một thỏa hiệp chính trị để tạo dựng hòa bình thực sự đặt
24 trên những nền tảng vững bền..
25 a/. Thỏa hiệp quân sự:
26 - phải có tính cách nghiêm túc, cố gắng tích cực, để có thể đi
27 đến một thỏa hiệp quân sự chân thật và thỏa đáng.
28 - phải được bảo đảm đầy đủ để có được hòa bình thực sự lâu
29 bền và ngăn ngừa hành vi khiêu khích mới
30 có thể xảy ra.
31 - thỏa hiệp không thể đưa tới việc chia cắt lãnh thổ quốc gia
32 một cách trực tiếp hay gián tiếp, vĩnh viễn hay tạm thời, theo
33 hiện trạng hay luật pháp
VSTK - 3760
1 - phải có tổ chức kiểm soát quốc tế trong khi thi hành các
2 điều khoản ấn định chấm dứt những sự thù nghịch.
3 b/. Thỏa Hiệp Chính Trị:
4 - Đối với những mối liên hệ giữa Quốc Gia Việt Nam và Pháp
5 Những mối liên hệ nầy sẽ được giải quyết trên căn bản của
6 Bản Tuyên Ngôn Chung (Pháp-Việt) ký kết ngày 28/04/1954
7 dùng để thực hiện việc ký kết 2 thỏa hiệp nền tảng: thỏa Hiệp thứ
8 nhứt công nhận nền độc lập và chủ quyền toàn vẹn của Quốc
9 Gia Việt Nam; thỏa Hiệp thứ hai thiết lập một Hiệp Hội trong
10 khối Liên Hiệp Pháp đặt trên nền tảng bình đẳng. Hai văn kiện
11 nầy chỉ vừa mới được công khai hóa bởi Ngoại Trưởng Nguyễn
12 Quốc Định trong khi đương sự trình bày những đề nghị của Quốc
13 Gia Việt Nam trong buổi họp toàn thể Hội Nghị Geneva về Đông
14 Dương ngày 12/05/1954.
15 - Đối với những dàn xếp chính trị của Quốc Gia Việt Nam
16 1. Bởi vì Việt Nam là một Quốc Gia thống nhất về lãnh thổ
17 chính trị cho nên, theo nguyên tắc luật pháp, chỉ có một Quốc
18 Gia Việt Nam hiện nay do Hoàng Đế Bảo Đại làm Quốc Trưởng
19 được công nhận mà thôi. Chỉ có Quốc Gia nầy mới được trao
20 quyền lực về chủ quyền đối nội và đối ngoại của Việt Nam.
21 2. Công nhận nguyên tắc một quân đội duy nhất trên toàn cõi
22 lãnh thổ. Quân Đội Quốc Gia Việt Nam nầy đặt dưới quyền
23 kiểm soát và trách nhiệm bởi Quốc Gia Việt Nam.
24 Quy chế sáp nhập bộ đội của Việt Minh vào quân đội hợp
25 pháp của Quốc Gia Việt Nam phù hợp với nguyên tắc một quân
26 đội duy nhất vừa kể trên và theo những phương cách sẽ được xác
27 định.
28 Phải có kiểm soát quốc tế về sự thực hiện kể trên.
29 3. Trong phạm vi cơ cấu và theo, những cuộc bầu cử càng
30 sớm càng tốt trên toàn quốc theo pháp chế của Quốc Gia Việt
31 Nam ngay sau khi Hội Đồng Liên Hiệp Quốc xác nhận quyền
32 lực Quốc Gia đã được thể hiện trên toàn lãnh thổ và những điều
33 kiện về tự do đã được thực thi đầy đủ. Để bảo đảm tính cách
34

VSTK - 3761
1 trung thật và lương thiện cho các cuộc bầu cử, sự giám sát quốc
2 tế sẽ hoạt động dưới quyền tổ chức và điều động của Liên Hiệp
3 Quốc.
4 4. Chính quyền đại diện được thành lập dưới quyền đức vua
5 Bảo Đại, Quốc Trưởng Quốc Gia Việt Nam, sau những cuộc bầu
6 cử và phù hợp với kết quả của những cuộc bầu cử đó.
7 5. Quốc Gia Việt Nam cam kết kiềm chế tất cả mọi sự ngược
8 đãi hành hạ những cá nhân đã hợp tác với Việt Minh trong giai
9 đoạn các hành động thù nghịch xảy ra.
10 6. Bảo đảm quốc tế về sự toàn vẹn Chính trị và Lãnh thổ của
11 Quốc Gia Việt Nam.
12 7. Giúp đỡ của các quốc gia hữu nghị để mở mang thịnh
13 vượng và nâng cao mức sống của đất nước.78
14 - Phái đoàn Cộng Hòa Nhân Dân Trung Quốc (12/05/1954)
15 Ngoại trưởng CSTQ Chu Ấn Lai tố cáo rằng trưởng đoàn
16 Pháp G. Bidault khi phát biểu và trình bày những đề nghị của
17 Pháp trong ngày 08/05/1954 vẫn giữ thái độ của kẻ thực dân xâm
18 lược, làm ngơ sự có mặt của VNDCCH vốn đã được chính phủ
19 của nước Pháp thừa nhận và thực tế là chính phủ VNDCCH đang
20 được đa số lòng dân Việt Nam ủng hộ. Chu Ấn Lai cũng tố giác
21 thêm rằng G.Bidault không chịu chấp nhận sự tham dự vào cùng
22 một bàn Hội Nghị Geneva của hai nhóm CS Cao Miên và Lào và
23 rằng Bidault đã bỏ qua một bên những nền tảng cơ bản chính trị
24 cho vấn đề tái lập hòa bình ở Đông Dương, tự ý xử sự như một
25 kẻ chiến thắng, đơn phương áp đặt những điều kiện bắt nhân dân
26 Đông Dương phải chấp nhận để những hành động thù nghịch
27 được chấm dứt. Xu hướng xử sự như, thế là không thực tế, vô lý
28 và bất ổn đối nghịch với những nguyên tắc thương thảo và quyền
29 bình đẳng trong khi thương thảo. Chu Ấn Lai kết thúc bài diễn
30 văn rằng phái đoàn CHNDTQ tuyên bố hoàn toàn ủng hộ những
31 đề nghị của trưởng đoàn VNDCCH Phạm Văn Đồng và nhận
32 định rằng những đề nghị nầy có thề dùng làm nền tảng cho Hội
33 Nghị bàn thảo chấm dứt chiến tranh và tái lập hòa bình ở Đông
34 Dương.79
VSTK - 3762
1 Sau đó, trong một công điện tối mật đề ngày 12/05/1954 vào
2 lúc 12 giờ trưa gửi về Bắc Kinh để báo cáo với Mao Trạch
3 Đông, Lưu Thiếu Kỳ và Thường Vụ Trung Ương Đảng CS
4 Trung Quốc về diễn tiến buổi họp toàn thể hội nghị lần thứ nhì
5 (10/05/1954). Trong công điện nầy có đoạn báo cáo rằng trong
6 bản đề nghị ngày 10/05/1954, chính Phạm Văn Đồng đã trước
7 tiên nêu ra vấn đề trao trả các tù binh đau yếu và bị thương nơi
8 chiến trường Điện Biên Phủ. Anh và Hoa Kỳ phát biểu ủng hộ
9 các đề nghị của Pháp. Trưởng đoàn Nguyễn Quốc Định yêu cầu
10 phải giải quyết luôn cùng một lúc vấn đề tù binh đau yếu và bị
11 thương của quân đội Quốc Gia Việt Nam chứ không phải chỉ
12 giới hạn riêng cho một mình tù binh Pháp. Phạm Văn Đồng giữ
13 yên lặng không đáp ứng sự yêu cầu nầy. Tuy nhiên, sau khi buổi
14 họp chấm dứt, phái đoàn VNDCCH đã ra tuyên bố rằng tù binh
15 đau yếu và bị thương của Quốc Gia Việt Nam cũng sẽ được trao
16 trả cùng một lúc với tù binh Pháp. 80
17 - Phái đoàn Cộng Hòa Liên Bang Sô Viết (14/05/1954)
18 Trường phái đoàn Molotov tố cáo nguy cơ quân sự của Hoa
19 Kỳ can dự vào cuộc chiến ở Đông Dương và cảnh giác Hội Nghị
20 rằng cần phải sớm chấm dứt xung đột ở Đông Dương qua một
21 thỏa hiệp thỏa đáng với nguyện vọng của nhân dân Đông
22 Dương. Molotov lại phê phán rằng đề nghị của Pháp đã không
23 chú trọng đến sự giải quyết các vấn đề chính trị còn Hoa Kỳ thì
24 lại đang tìm đủ mọi cách, mọi lý do để can thiệp quân sự vào
25 Đông Dương. Điều đáng chú ý hơn nữa là Hoa Kỳ không cảm
26 thấy bị cô lập hoàn toàn đối với những mưu đồ mới gây chiến ở
27 vùng Á Châu vì thế cho nên Hoa Kỳ hô hào thành lập một tập
28 đoàn lien minh quân sự nhằm đè bẹp các phong trào Quốc Gia
29 Giải phóng của nhân dân Đông Dương và Đông Nam Á Châu.
30 Rõ ràng là sự thành lập tập đoàn quân sự mới nầy là chỉ phục vụ
31 cho mục tiêu chiến lược của Hoa Kỳ hay nói khác đi là để Hoa
32 Kỳ có thể thiết đặt thêm nhiều căn cứ quân sự trong vùng nầy.
33 Hoa Kỳ cho rằng tập đoàn quân sự mới nầy cùng với sự can dự
34 của Hoa Kỳ là dùng để bảo vệ nhân dân vùng Đông Nam Á
35 chống lại một nguy cơ từ bên ngoài. Tập đoàn nầy chỉ nhằm mục
36 đích lôi kéo những quốc gia muốn duy trì chế độ thực dân thuộc
VSTK - 3763
1 địa và vì thế tập đoàn nầy chuẩn bị để nới rộng chiến tranh ở Á
2 Châu. Hoa Kỳ can dự vào Đông Dương hiện nay đã tăng gia một
3 cách thường xuyên dưới hình thức cung cấp vũ khí đạn dược,
4 quân cụ, cố vấn quân sự, huấn luyện viên, kỹ thuật viên . . .
5 Hành động nầy của Hoa Kỳ là trở ngại chính cho việc tái lập hòa
6 bình ở Đông Dương.
7 Sau khi tiếp tục tố cáo tham vọng của Hoa Kỳ, Molotov
8 tuyên bố rằng đề nghị của trưởng đoàn VNDCCH Phạm Văn
9 Đồng chính là nền tảng giải quyết vấn đề Đông Dương và là một
10 khả năng bảo đảm cho việc tái lập hòa bình ở Đông Dương. Đối
11 với tình trạng của 2 nhóm CS Cao Miên và Lào, Molotov cho
12 rằng giải quyết vấn đề Đông Dương không thể nào chỉ thu hẹp
13 trong việc giải quyết các biến cố đang xảy ra ở Việt Nam. Đối
14 với vấn đề bảo đảm thỏa hiệp sẽ ký kết ở Geneva, Molotov đề
15 nghị rằng việc nầy nên giao cho các ủy ban kiểm soát gồm có
16 các thành viên của những Quốc Gia Trung Lập.81
17 - Phản ứng của Pháp trong phiên họp ngày 14/05/1954
18 Phê phán nặng nề để phủ nhận các đề nghị của Phạm Văn
19 Đồng đưa ra trong phiên họp toàn thể ngày 10/05/1954, ngoại
20 trưởng Bidault trưởng phái đoàn Pháp tại Hội Nghi Geneva đã
21 đòi hỏi rằng giải pháp chính trị chỉ có thể bàn tới khi nào đã thỏa
22 thuận xong giải pháp ngưng bắn chứ không thể có giải pháp
23 chính trị trước khi ngưng bắn. Bidault cũng ủng hộ lập trường
24 của phái đoàn Quốc Gia Việt Nam do ngoại trưởng Nguyễn
25 Quốc Định trình bày và khẳng định rằng Quốc Gia Việt Nam chỉ
26 có một chính quyền hợp pháp hiện tại do Hoàng đế Bảo Đại lãnh
27 đạo, đã được 35 quốc gia khác trên thế giới thừa nhận và đang là
28 thành viên chính thức của nhiều tổ chức quốc tế. Và phần sau
29 cùng của bài phát biểu ngày hôm nay, Bidault đã trả lời 5 vấn đề
30 do trưởng đoàn Anh Quốc A.Eden nêu lên như sau:
31 -Vấn đề 1: Pháp cho rằng ở Việt Nam thì các đội binh của 2 phía
32 phải được tập kết vào những vùng được chỉ định.
33 -Vấn đề 2: Pháp đã từng đề nghị là vấn đề Cao Miên cần phải
34 được giải quyết riêng rẽ và đề nghị rằng các lực lượng bộ đội Việt
35 Minh phải rút hết ra khỏi các vùng lãnh thổ của 2 Quốc Gia nầy.

VSTK - 3764
1 -Vấn đề 3: Đối với Việt Nam, Pháp chủ trương trao phó cho Hội
2 Nghị hoạch định các vùng tập kết quân theo đề nghị của các Chỉ huy
3 trưởng quân đội của hai phía. Các Chỉ huy trưởng có bổn phận cung
4 cấp những chi tiết về việc tập kết.
5 - Vấn đề 4: Pháp đã đề nghị giải giới tất các lực lượng không
6 chính quy. Ở Việt Nam, thủ tục giải giới nầy sẽ phải được quyết định
7 trong khuôn khổ của sự sắp xếp vấn đề tập kết các đội quân binh.
8 - Vấn đề 5: Pháp đã đề nghị kiểm soát quốc tế và sẵn sàng cứu xét
9 tất cả những đề nghị có liên quan đến thành phần của những Ủy ban
10 và phương thức áp dụng để kiểm soát. Nếu nguyên tác kiểm soát quốc
11 tế được chấp nhận thì lúc đó ở Việt Nam có thể có những bộ phận
12 liên hợp được xử dụng với những điều kiện được quy định bởi những
13 thỏa thuận hổ tương để làm việc dưới quyền của những Ủy Ban Kiểm
14 Soát Quốc tế và phụ tá những Ủy Ban nầy thì hành nhiệm vụ của
15 họ.82
16 C – Ngoại giao cửa sau giữa các “Cường Quốc” trong lúc Hội Nghị
17 Geneva đang diễn tiến
18 Sau buổi họp toàn thể ngày 14/05/1954, trưởng đoàn Anh Quốc A.Eden đã chỉ
19 thị viên bí thư của mình đánh tiếng với phái đoàn Trung Quốc là đương sự muốn
20 hội kiến riêng với Chu Ấn Lai vào sáng ngày hôm sau tại trụ sở của phái đoàn
21 Trung Quốc và Chu Ấn Lai đã đồng ý.83 Đây là một Hội Nghị Geneva theo kiểu
22 truyện Kiều của thi hào Nguyễn Du “Đưa người cửa trước, rước người cửa sau”
23 âm thầm chỉ có hai phái đoàn đầy đủ của Anh Quốc và Trung Quốc tại nơi trú ngụ
24 của Chu Ấn Lai ở Thụy Sĩ. Diễn tiến cuộc “đi đêm” nầy như sau:84
25 - Eden: Cám ơn Ngài đã cho phép bản chức đến diện kiến. Từ trước tới nay
26 bản chức chưa có được đàm thoại với Ngài. Hôm nay bản chức tới đây để gặp
27 Ngài trước khi bản chức đến gặp Ngài V.M Molotov, trên cương vị là đồng
28 chủ tịch, chính yếu là thảo luận phương cách nào để Hội Nghị tiếp tục tiến
29 hành. Bản chức quan tâm nhiều hơn đối với vấn đề Đông Dương. Bản chức e
30 ngại nguy hiểm cho tất cả mọi người nếu cứ đưa ra những giọng điệu tố cáo
31 buộc tội lẫn nhau. Vì thế bản chức đề nghị chúng ta có những buổi họp giới
32 hạn để giảm thiểu những cuộc thương thảo như hiện nay. Bản chức đã nêu lên
33 5 vấn đề. Nếu Ngài thấy các vấn đề được nêu ra nầy không hợp thức, Bản
34 chức không biết rằng Ngài có những phương thức nào khác để điều hướng
35 các mục đàm thoại giữa chúng ta hay không..
36 - Chu Ấn Lai: Vào buổi đầu khai mạc Hội Nghị, hai phía cần phải xác định
37 vị thế của mình. Đối với vấn đề Triều Tiên, nếu tất cả các phe đều có cùng
38 chung một ước vọng để thống nhất lãnh thổ Triều Tiên một cách hòa bình thì
39 vấn đề Triều Tiên đã có thể giải quyết một cách êm thấm. Phái đoàn Trung
40 Quốc ủng hộ đề nghị của Ngoại trưởng Nam II của Dân Chủ Nhân Dân Cộng
41 Hòa Triều Tiên. Phái đoàn Trung Quốc đang xem xét 5 vấn đề của Ngài nêu
42 ra ngày hôm qua. Vấn đề Triều Tiên, Trung Quốc chúng tôi đã có một lần thử
43 nghiệm phiên họp giới hạn và chúng tôi có thể thử nghiệm thêm một vài lần
44 nữa.
VSTK - 3765
1 - Eden: Bản chức quan tâm nhiều đối với vấn đề Đông Dương bởi vì ít ra là
2 chúng ta không còn kéo dài đánh nhau ở Triều Tiên. Dù vậy, bản chức ghi
3 nhận những phát biểu của Ngài về việc thử nghiệm thêm buổi họp giới hạn
4 khác về vấn đề Triều Tiên. Lý do tại sao bản chức lưu tâm đến vấn đề Đông
5 Dương không phải là vì những rắc rối địa phương - bản chức vốn không quan
6 với các rắc rối kiểu đó - nhưng chính là vì bản chức e ngại rằng những cường
7 lực chính yếu sẽ đòi hỏi những vị thế cho trên toàn cầu.
8 - Chu Ấn Lai: Trung Quốc đã xác định quan điểm về vấn đề Đông Dương.
9 Như Ngài đã biết, chúng tôi ủng hộ lập trường của VNDCCH do trưởng đoàn
10 Phạm Văn Đồng đề xuất bởi vì chúng tôi tin tưởng rằng đó là đề xuất sáng ý.
11 Đối với vấn đề Đông Dương, nhiều người mông muốn hòa bình, nhưng lại có
12 những kẻ lại muốn tiếp tục chiến tranh. Điều đó đưa tới những nguy cơ. Về
13 điểm nầy, thưa Ngài Eden, ngài biết rõ hơn là bản chức.
14 - Eden: Cho đến nay, theo như bản chức biết thì mọi người đều mong
15 muốn chiến tranh phải chấm dứt.
16 - Chu Ấn Lai: Trong số 5 vấn đề Ngài nêu lên, chúng tôi không hiểu thực
17 sự ra sao về một vấn đề và đó là vấn đề tập kết quân binh của hai bên tại
18 những địa điểm được chỉ định trước. Bản chức yêu cầu Ngài giải thích điểm
19 đó.
20 - Eden: Bản chức sẵn sang thảo luận về điểm nầy. Ý nghĩ của chúng tôi là
21 tập kết các đội quân binh của hai bên tại những vùng được chỉ định trước
22 nhằm để tránh xung đột. Những vùng nầy sẽ được bàn thảo bởi các chỉ huy
23 trưởng quân đội của 2 bên và được phê chuẩn bởi Hội Nghị của chúng ta.
24 Mục đích là để ngăn ngừa những xung đột.
25 - Chu Ấn Lai: Như bản chức đã nói trước đây rằng giải pháp cho vấn đề
26 Đông Dương cần phải công bằng, hợp lý và danh dự cho cả hai bên. Chúng
27 tôi tin tưởng rằng Vương Quốc Anh có thể làm thêm nhiều hơn nữa với vị thế
28 hiện tại của mình để cho hai bên hiểu biết rằng những sự thương lượng cần
29 phải định hướng trên nền tảng bình đẳng. Trong những tình huống hiện tại,
30 phía bên kia không có sự suy xét như thế và muốn áp đặt nhiều điều cho phía
31 bên nầy.
32 - Eden: Ngài nhìn thấy chỗ nào gọi là không bình đẳng?
33 - Chu Ấn Lai: Là phía Pháp đã không đề cặp gì đến giải pháp chính trị kèm
34 theo việc ngừng bắn.
35 - Eden: Ồ, hóa ra Ngài đang đề cặp về sự việc nầy. Việc nầy cả hai bên đều
36 có những cáo giác qua lại.
37 - Chu Ấn Lai: Không phải bản chức có ý đó. Bản chức muốn nói rằng Pháp
38 không đáp ứng giải pháp chính trị do trưởng đoàn Phạm Văn Đồng đề xuất
39 trong khi họ lại công nhận Bảo Đại là kẻ thay mặt cho toàn cõi nước Việt
40 Nam thống nhất dưới sự lãnh đạo của Ông ấy. Đây là một ý tưởng hoàn toàn
41 không phù hợp với lý trí.
42 - Eden: Phía Pháp muốn để cho các Quốc Gia Liên Hiệp phát biểu trước.
43 Theo hiểu biết của bản chức thì phía Pháp có thể sẽ phát biểu trước vào buổi
44 chiều hôm nay. Trước hết chúng ta dự định giải quyết cho xong việc ngưng
45 bắn quân sự rồi kế đến là bàn thảo về giải pháp chính trị. Có lẽ là việc ngừng
46 bắn quân sự là vấn đề thực tế ưu tiên cần được bàn thảo trong những phiên
47 họp giới hạn. Những phiên họp giới hạn có thể khởi sự vào tuần tới bởi vì
48 cuộc tranh luận tổng quát sẽ còn kéo dài từ buổi chiều ngày hôm nay.
49 - Chu Ấn Lai: Về việc các phiên họp giới hạn, bản chức sẽ phải hội ý với
50 phái đoàn Liên Sô và Việt Nam.
51 - Eden: Nhất định là phải như thế, nhất định là phải như thế.

VSTK - 3766
1 - Chu Ấn Lai:Bản chức muốn biết những dự án của Ngài tại các buổi họp
2 giới hạn.
3 - Eden: Theo thiển ý thì bên cạnh những trưởng đoàn thì chỉ cần thêm 2
4 hoặc 3 các cố vấn cho mỗi phái đoàn. Diễn tiến buổi họp sẽ không tuyên bố
5 với báo chí. Chúng tôi đã áp dụng phương thức nầy nơi Hội Nghị Berlin và
6 thật là hữu dụng. Thỏa ước tại hội nghị Geneva cần phải đạt tới theo phương
7 thức hội họp giới hạn nầy.
8 - Chu Ấn Lai: Bản chức muốn thêm một đôi điều. Trung Quốc muốn
9 chung sống hòa bình với các lân bang ở Á Châu. Thỏa ước ký kết gần đây
10 giữa Trung Hoa với Ân Độ để trao đổi Tây Tạng đủ để chứng tỏ điểm nầy.
11 Trong phần mở đầu của thỏa ước nầy, Trung Quốc và Ấn Độ đã xác định sự
12 tôn trọng hổ tương chủ quyền lãnh thổ, không gây hấn, không can thiệp vào
13 công việc nội bộ của mỗi nước, tương giao trên căn bản bình đẳng và chung
14 sống hòa bình.
15 - Eden: Đúng vậy.
16 - Chu Ấn Lai: Đối với vấn đề Triều Tiên, Trung Quốc chúng tôi cũng đã đề
17 nghị rút hết các quân ngoại nhập kể cả chí nguyện quân Trung Quốc. Và có
18 như vậy mới được hòa bình và an ninh được bảo đảm
19 - Eden: Với cương vị là Ngoại trưởng Anh Quốc bản chức muốn nói một
20 đôi điều. Chúng tôi rất hy vọng nhìn thấy 4 Cường Quốc, xin lỗi, tôi đã nói
21 sai. Chúng tôi rất hy vọng nhìn thấy 5 Cường Quốc đó là Vương Quốc Anh,
22 Hoa Kỳ, Trung Quốc, Pháp Quốc và Liên Sô cùng chung làm việc với nhau
23 để làm giảm bớt căn thẳng tình hình thế giới và cùng nhau thực hiện bình
24 thường hóa những thỏa hiệp. Nhưng trước khi hy vọng đó có thể được thực
25 hiện thì một quyết nghị giải quyết vấn đề Đông Dương phải cần phải đạt tới.
26 Riêng trường hợp Đông Dương cũng là quan trọng, nhưng điều quan trọng
27 hơn là vấn đề Đông Dương phải không gây ảnh hưởng tới những sự bang giao
28 giữa 5 cường quốc.
29 - Chu Ấn Lai: Bản chức nghĩ rằng kẻ đòi hỏi nhiều không phải là Hồ Chí
30 Minh nhưng chính là Bảo Đại. Trong phần đề nghị của đoàn đại biểu Quốc
31 Gia Việt Nam, trưởng đoàn của họ không phải chỉ đòi hỏi rằng Bảo Đại phải
32 được công nhận là người lãnh đạo duy nhất của Việt Nam mà lại còn đòi hỏi
33 thêm rằng Liên Hiệp Quốc phải bảo đảm địa vị của Ông ấy như là người lãnh
34 đạo duy nhất sau các cuộc tuyển cử. Hồ Chí Minh không đặt ra những đòi hỏi
35 giống như vậy.
36 - Eden: từ trước tới bây giờ, điều mà bản chức đã suy nghĩ là lúc nầy
37 không phải là nội dung của bài diễn văn nhưng chính là những hàm ý phía
38 sau của bài diễn văn.
39 - Chu Ấn Lai: Bản chức phân vân không biết Ngài Eden cho tới nay đã có
40 cứu xét hay chưa đề nghị của Ông Phạm Văn Đồng. Ông ấy đã đề cặp trong
41 đề nghị rằng trước thống nhất, mỗi bên tự quyền quản trị những vùng hiện
42 đang kiểm soát của mình. Đề nghị nầy là công bình hợp lý.
43 - Eden: Hy vọng của chúng tôi tập kết quân của hai bên vào những vùng
44 được xác định cũng là một ý như thế. Có lẽ đề nghị của phái đoàn Pháp không
45 loại bỏ điểm vừa kể, và như vậy chúng ta cũng có một số lập trường tương
46 đồng về điểm nầy.
47 - Chu Ấn Lai: Phía Pháp yêu cầu trưởng đoàn của Bảo Đại đáp ứng đề nghị
48 của Phạm Văn Đồng về một giải pháp chính trị. Nhưng Trưởng phái đoàn của
49 Bảo Đại đã đáp ứng một cách vô lý. Đáp ứng của đương sự rất quen thuộc đối
50 với chúng tôi. Tưởng Giới Thạch cũng đã có lần đòi hỏi kiểu đó: một chính
51 phủ, một nhà lãnh đạo, một quân đội còn tất cả những thứ khác đều bị hủy bỏ.
52 Bản chức tin rằng các Ông Allen và Trevelyan nhất định đã quá quen thuộc
VSTK - 3767
1 với những chuyện đó. Tuy nhiên, chúng ta đều thấy Tưởng Giới Thạch đã bị
2 thanh lý như thế nào rồi.
3 - Eden: Theo ý của chúng tôi là phải đạt tới tới sự ngưng bắn trước rồi sau
4 mới bàn thảo đến giải pháp chính trị. Vấn đề ngưng bắn có thể là mục tiêu khả
5 thi thứ nhất để bàn thảo trong các phiên họp giới hạn.
6 - Chu Ấn Lai: Vấn đề chính trị phải được giải quyết song đôi với vấn đề
7 giải quyết ngưng bắn.
8 - Eden: Bản chức lại cám ơn Ngài đã cho phép bản chức đến thăm. Nếu
9 Ngài nghĩ ra được điều gì mà bản chức có thể thực hiện được cho thì Bản
10 chức lại sẽ đế thăm Ngài nữa.
11 - Chu Ấn Lai: Chúng tôi hân hoan đón tiếp Ngài. Nếu ngày hân hoan đón
12 tiếp bản chức thì bản chức sẽ đến thăm Ngài.
13 - Eden: Chúng tôi hân hoan đón tiếp. Bản chức cũng cám ơn Ngài đã cử
14 nhiệm nhân sự dưới quyền của Ngài để nói chuyện với Ông Trevelyan. Họ
15 bàn bạc với nhau rất tốt và cả hai bên đều thỏa mãn..
16 - Chu Ấn Lai: Ông Trevelyan có nêu ra một số vấn đề trong buổi nó chuyện
17 với Ông Huân Xiang. Đa số các vấn đề đó sẽ được giải quyết. Trong vài ngày,
18 Ông Huân Xiang lại phải nói chuyện thêm với Ông Trevelyan.
19 - Eden: Thật là tuyệt hảo.
20 - Chu Ấn Lai: Cả đôi bên chúng ta cần phải làm việc để cãi thiện những mối
21 giao hảo Hoa-Anh.
22 - Eden: Đồng ý, và từ đó cũng lôi kéo thêm các nước khác hưởng ứng.
23 - Chu Ấn Lai: Không sai! (tay chỉ về hướng Eden).
24 - Eden: Đúng vậy, đó mới chính là trách vụ của bản chức. Bây giờ bản chức
25 sẽ đến thăm Ngài Molotov. Hy vọng rằng chúng tôi có thể đóng góp một vài ý
26 kiến sau buổi nói chuyện giữa Ngài và Bản Chức.

KHẢO LUẬN

27 Sau ba tuần lễ kể từ khi khai mạc vào ngày 26/04/1954 cho đến
28 15/04/1954, Hội Nghị Geneva vẫn chưa có một kết quả cụ thể nào về vấn đề
29 Đông Dương. Tuần lễ đầu của Hội Nghị trôi nhanh với vấn đề Triều Tiên.
30 Hai tuần lễ kế tiếp là thời gian các phái đoàn tham dự Hội Nghị về vấn đề
31 Đông Dương tố cáo, phê phán và dọ dẫm lẫn nhau về những mưu đồ của họ
32 được đưa ra tại bàn hội nghị dưới danh nghĩa là những lập trường, những đề
33 nghị được coi là tốt nhất, là hợp với lý tri và lương tâm con người để giải
34 quyết vấn đề tranh chấp tại bán đảo Đông Dương. Ai cũng muốn lấy về cho
35 mình phần lợi tối đa và loại bỏ đối thủ của mình. Giống như một ván cờ
36 quốc tế gồm có 2 phía: Một bên là Cộng Sản gồm có Trung Quốc, Liên Sô,
37 VNDCCH cùng với Khmer CS Issarak, Pathet CS Issara và bên kia là Tư
38 Bản. gồm có Pháp, Hoa Kỳ và Quốc Gia Việt Nam cùng với 2 vương Quốc
39 Miên, Lào. Cầm cờ trọng tài cho ván cờ nầy là Vương Quốc Anh. Mới nhìn
40 qua thi người ta tưởng rằng kẻ tám lạng, người nửa cân.

VSTK - 3768
1 Tuy nhiên nếu truy xét xa hơn thì thấy cán cân đã nghiên về phía Cộng
2 Sản kể từ khởi đầu cuộc đánh cờ. Anh Quốc thì không nghe theo Hoa Kỳ vì
3 còn dính líu quyền lợi trên mãnh đất Hồng Kong của Trung Quốc, không
4 muốn va chạm với Trung Cộng mà cũng không muốn va chạm với cường
5 quốc nguyên tử Liên Sô vì tầm đạn hỏa tiễn mang đầu đạn nguyên tử của họ
6 quá sát kề với Anh quốc. Hoa Kỳ thì chỉ thể hăm dọa chứ không giám hành
7 động một mình để chống “hiểm họa” Cộng Sản mộc cách đơn phương với
8 lý do là Quốc Hội Hoa Kỳ không cho phép và các đồng minh trong thế
9 chiến I nhất là Anh Quốc. Pháp cũng không muốn nghe theo Hoa Kỳ để
10 “hành động chung” vì sợ Hoa Kỳ hất chân mình ra khỏi Đông Dương mà
11 cũng không khờ dại gì mà chống Cộng Sản một mình ở Đông Dương để hai
12 đồng minh Anh, Hoa Kỳ ngồi không hưởng những mối lợi mà họ đang có ở
13 Phi Luật Tân, Mã Lai, Miến Điện và Thái Lan. Có thể nói rằng nhóm cường
14 quốc tư bản Anh, Pháp, Hoa Kỳ luôn luôn vẫn là một nhóm đồng minh lỏng
15 lẽo, thiếu kết hợp vì bản chất thực dân vị kỹ và tham lam của họ.
16 Pháp bị thế giới kể cả Hoa Kỳ và nhất là khối Cộng Sản buộc tội là thực
17 dân thuộc địa ở Đông Dương vậy mà Pháp vẫn còn cố tình bám víu ở lại
18 dưới chiêu bài Liên Hiệp Pháp khiến bị rơi vào tình trạng há miệng mắc
19 quay trên ván cờ Đông Dương. Thêm vào đó, nội bổ chính quyền Pháp đang
20 bị phe đối lập và CS Pháp gây áp lực chống đối chính sách của nội các hiện
21 tại của thủ tướng Laniel trong vấn đề giải quyết chiến tranh Đông Dương
22 đặc biệt là cứ điểm Điện Biên Phủ đang trong tình trạng hấp hối gây xôn
23 xao dư luận khắp nơi trong dư luận quần chúng ở Pháp. Pháp thua trận là
24 thấy rõ, do đó Pháp muốn có một giải pháp danh dự với bất cứ giá nào -
25 ngoại trừ rút hết quân Pháp ra khỏi Đông Dương nhường chân cho Hoa Kỳ
26 xử sự - để khỏi mất uy thế cường quốc và không mất mặt với thế giới vì bị
27 đánh bại bởi CSVM. Chính phủ Pháp hiện tại phải miễn cưỡng ủng hộ Quốc
28 Gia Việt Nam do hoàng đế Bảo Đại lãnh đạo bởi vì chỉ như thế Pháp mới có
29 cớ để ở lại Việt Nam nói riêng và Đông Dương nói chung. Thái độ nầy của
30 Pháp đã bị ngoại trưởng CSTQ Chu Ấn Lai trong một công điện báo cáo từ
31 Geneva gửi vê Bắc Kinh cho Mao Trạch Đông và Lưu Thiếu Kỳ đã lên án
32 Pháp là vẫn còn hành động giống như là một kẻ thực dân thuộc địa qua việc
33 trưởng đoàn Pháp Ngoại trưởng Bidaul không thừa nhận quyền lãnh đạo của
34 HCM và tuyên bố chính quyền VNDCCH là không hợp pháp, không chính
35 danh trên toàn cõi Việt Nam. Tuy nhiên Pháp lại tiếp tục thừa nhận và ủng
36 hộ chế độ Quốc Gia Việt Nam Thống Nhất do Hoàng đế Bảo Đại lãnh đạo
37 trong nhiệm vụ Quốc Trưởng cùng với 2 vương quốc Cao Miên và Lào.85
38 VNDCCH dù có biện bạch thế nào thì cũng không khỏi mang tiếng với
39 công luận thế giới là một cơ cấu chính trị không chính danh, không hợp
40 pháp bởi vì họ đã “nổi loạn” cướp chính quyền hợp pháp của một nước Việt
41 Nam Độc Lập và Thống Nhất kể từ 12/03/1945 ngay sau khi quân phiệt
42 Nhật làm chủ toàn vùng Đông Dương. Bản Tuyên ngôn độc lập đầu tiên của
VSTK - 3769
1 Việt Nam trong thế kỷ 20 được tuyên xưng vào ngày 27/03/1945 trong niên
2 hiệu Bảo Đại thứ 20 của Hoàng đế Nguyễn Vĩnh Thụy, và mặc dù với
3 những bước đi mò mẫm, khó khăn ban đầu, chính phủ của thủ tướng Trần
4 Trọng Kim đã lần lược khôi phục chủ quyền toàn vẹn lãnh thổ Nam, Trung,
5 Bắc cho một nước Việt Nam thống nhất dưới quyền lãnh đạo của Hoàng đế
6 Quốc trưởng Bảo Đại.
7 Nhật đầu hàng, CSVM đã thừa cơ hội cướp chính quyền ở Hà Nội trong
8 vòng hai ngày 18 và 19/08/45, lập ủy ban Cách Mạng Lâm Thời, cờ đỏ sao
9 vàng đỏ rực khắp nơi. Trong Nam, tại Sài Gòn-Gia Định của CSVM do
10 Trần Văn Giàu lãnh đạo cũng nổi dậy thành lập ủy ban kháng chiến lâm thời
11 Nam Bộ. Ở miền Trung, cán bộ CSVM nằm vùng ra mặt đe dọa rồi đòi hỏi
12 Hoàng Đế Quốc Trưởng Bảo Đại trao quyền cho những người Cách Mạng
13 của CSVM. Ngày 25/08/1954, cán bộ CSVM Hà Huy Liệu và Cù Huy Cận
14 của “Việt Nam Độc Lập Đồng Minh” thay mặt chủ tịch ủy ban kháng chiến
15 Hồ Chí Minh đến Huế để thu nhận ấn tín của Hoàng Đế Bảo Đại. Tiến trình
16 cướp chính quyền của CSVM đã hoàn tất một cách êm thấm trong khi quân
17 đội viễn chinh thực dân Pháp ở Việt Nam - cũng thừa cơ hội Nhật thua trận
18 đầu hàng và được quân đội giải giới Anh giúp đỡ - đã hồi sinh nhanh chóng
19 để “thay thế” quân đội giải giới Anh ở Nam Việt và quân giải giới thổ phỉ
20 Trung Hoa Quốc Dân Đảng ở Bắc Việt. Nước Việt Nam một lần nữa lại mất
21 chủ quyền độc lập vào tay người Pháp, Bảo Đại phải lưu vong ra nước
22 ngoài để cho CS và thực dân thuộc địa đối đầu dây dưa với với nhau ở Việt
23 Nam. Sau cùng, thất bại nơi bàn Hội Nghị Fontainebleau với CSVM, Pháp
24 đành phải ký kết trao trả quyền bính cai trị toàn thể nước Việt Nam cho cựu
25 Hoàng Bảo Đại. Như vậy, chính cựu Hoàng Bảo Đại một lần nữa đã hồi
26 phục độc lập và chủ quyền cho nước Việt Nam từ tay thực dân Pháp.
27 Rõ ràng là vị thế hợp pháp và chính danh của chính quyền Quốc Gia
28 Việt Nam đã liên tục hiện hữu kể từ sau thế chiến thứ I chấm dứt. Do đó đối
29 với quốc tế, phái đoàn Quốc Gia Việt Nam được xem là đại biểu duy nhất
30 và chính danh của nước Việt Nam tại bàn Hội Nghị Geneva và do đó phái
31 đoàn nầy có thể mạnh dạng phản đối sự hiện diện VNDCCH của CSVM tại
32 bàn Hội Nghị. Tuy nhiên, dưới áp lực của những con cá mập “5 cường quốc
33 thế giới”, hai chính quyền Việt Nam thắp cổ bé họng đành phải chịu đứng
34 chung trên một bàn cờ quốc tế Geneva để làm quân chốt cho bọn cá mập
35 mặc tình đẩy tới đẩy lui rồi xuyên qua những cuộc đi đêm riêng rẽ, sắp xếp
36 tùy tiện bất công, âm mưu chia chác quyền lợi riêng tư. Cuộc đi đêm giữa
37 Eden và Chu Ấn Lai mở màng cho hàng loạt tiếp theo các trò đi đêm mờ ám
38 để chia cắt nước Việt Nam.
39 D – Những phiên họp giới hạn và những cuộc xé lẽ đi đêm tiếp theo
40 tại Hội Nghị Geneva trong tháng 05 và 06/1954

VSTK - 3770
1 Vào giữa tháng 05/1954, tại bàn hội nghị Geneva, vấn đề
2 quan yếu, gây tranh luận dây dưa hơn hết chính là giải pháp
3 chính trị cho Việt Nam phải được thực hiện vào lúc nào. Trong
4 bản đề nghị của trưởng đoàn VNDCCH Phạm Văn Đồng, vốn đã
5 được soạn thảo theo chỉ thị và phê duyệt bởi 2 đảng CS Trung-
6 Sô, lập trường về giải pháp chính trị được trình bày trong phần
7 cuối của bản đề nghị và có đoạn viết như sau: “Cuộc ngừng bắn
8 sẻ có hiệu lực sau khi tất cả các biện pháp khác đã được hoàn
9 tất.” Trong số các biên pháp khác mà phía CS đã đề cặp có cả
10 biện pháp giải quyết ưu tiên vấn đề chính trị hay nói khác đi phía
11 CS chỉ chịu thảo luận về việc nhưng bắn sau khi đã có một giải
12 pháp chính trị có lợi cho họ trên thực tế và tại bàn Hội Nghị tiếp
13 theo sau đó.
14 Ngược lại, lập trường của Pháp, Anh và kể cả Hoa Kỳ thì cần
15 phải có ngay một cuộc ngừng bắn tại Đông Dương rồi sau đó
16 mới tổ chức thực hiện một giải pháp chính trị cho mỗi Quốc Gia
17 Đông Dương. Riêng đề nghị của phái đoàn Quốc Gia Việt Nam
18 thì thật là độc đáo và kiên định: “Một chính phủ, một nhà lãnh
19 đạo, một quân đội còn tất cả những thứ khác đều bị hủy bỏ.” (Ghi
20 chú: Đây là lời phát biểu của Chu Ấn Lai khi gặp riêng với Eden như đã
21 trình bày trước đây). Nhà lãnh đạo đó phải hợp pháp, chính danh và
22 hiện tại chính là Quốc Trưởng đương nhiệm Bảo Đại của Quốc
23 Gia Việt Nam. Với vị thế chính danh nầy, Quốc Trưởng sẽ lựa
24 chọn nhân sự để thành lập nội các chính phủ. Một quân đội Quốc
25 Gia tức là tất cả bộ đội của CSVM phải sáp nhập vào tổ chức của
26 Quân Đội Quốc Gia. Lập trường nầy thể hiện uy thế chính trị độc
27 lập của Quốc Gia Việt Nam trên chính trường quốc tế so với vị
28 thế quỹ đạo lệ thuộc của VNDCCH.
29 Trong giai đoạn nầy, chưa có một phe CS nào mạnh miệng tố
30 cáo Chính quyền và Quân đội Quốc Gia Việt Nam dưới quyền
31 lãnh đạo của Bảo Đại là Ngụy Quyền và Ngụy Quân. Pháp
32 không dám phê phán, Anh và Hoa Kỳ không thể phê phán.
33 CSTQ và CSLS khó chịu, bực tức nhưng không thể chối bỏ tư
34 cách chính danh và hợp pháp của Quốc Gia Việt Nam tại bàn Hội
35 Nghị Geneva và họ bắt buộc phải tố cáo là những lập trường của
36 phái đoàn Quốc Gia Việt Nam là vô lý, làm chậm trễ tiến trình
VSTK - 3771
1 đàm phán của Hội Nghị Geneva. Sự tố cáo nầy của CS thể hiện
2 qua cuộc hẹn hò đi đêm giữa 2 ngoại trưởng Anh và Trung Quốc
3 vào giữa tháng 05/1954 như đã kể và trong dịp nầy Chu Ấn Lai
4 đã yêu cầu Eden can thiệp để giải quyết tình trạng giậm chân tại
5 chỗ nơi bàn Hội Nghị toàn thể. Do đó, Eden đã đề nghị cần có
6 những phiên họp giới hạn ít người tham dự, không lập biên bản
7 về các cuộc bàn luận, không họp báo tuyên bố đề mục và kết quả
8 của các buổi họp giới hạn nầy. Kể từ đây những phiên họp toàn
9 thể nếu có thì chỉ là hình thức.
10 - Phiên họp giới hạn thứ #1 ngày 17/05/1954
11 Trong phiên họp nầy, để đáp ứng lời tuyên bố của ngoại
12 trưởng Pháp Bidault cho rằng chính VNDCCH đã gây ra tình
13 trạng ngưng trệ tại Hội Nghị với lập trường cố chấp đòi nối kết
14 chung hai vấn đề quân sự và chính trị trong khi phía Pháp đề
15 nghị cần nên khởi động việc bàn thảo vấn đề ngưng bắn trước khi
16 bàn tới một giải pháp chính trị, trưởng đoàn Liên Sô Molotov
17 luận điệu rằng mặc dù các vấn đề quân sự và chính trị hiển nhiên
18 là có liên hệ với nhau chặt chẽ, Hội Nghị có thể tốt nhất là giải
19 quyết vấn đề quân sự trước, bởi vì đây là một điểm mà phía
20 Pháp và phía Việt Minh đã cùng nêu ra. Phạm Văn Đồng phản
21 bác cho rằng hai vần đề quân sự và chính trị đan rối vào với nhau
22 không thể tách rời ra được. Tuy nhiên đương sự phải miễn cưỡng
23 đồng thuận rằng hai vấn đề vừa kể có thể giải quyết theo trình tự
24 như trưởng đoàn Liên Sô Molotov đề xuất. Trở ngại chính khiến
25 cho Hội Nghị không thể tiến triển đã được giải quyết, tất cả đều
26 đi đến một sự đồng ý là vấn đề ngưng bắn cần phải được ưu tiên
27 thảo luận trong tiến trình bàn thảo nhiều vấn đề trong Hội Nghị.
28 Theo tài liệu mật của Ngũ Giác Đài thì ngày 20/05/1954 Chu Ấn
29 Lai nói với Eden rằng vấn đề quân sự và chính trị nên giải quyết
30 tách riêng ra để ưu tiên giải quyết vấn đề ngưng bắn. Tuy nhiên
31 phía Cộng Sản cũng lưu ý ngay rằng việc cứu xét giải pháp trị
32 không được bỏ qua và trong phiên họp giới hạn thứ 5, chính
33 Molotov lại đề cặp đến vấn đề nầy trong khi phía Anh, Pháp đã
34 không chần chừ để đặt hết nỗ lực giải quyết vấn đề ngưng bắn rồi
35 mới quay trở lại bàn thảo về giải pháp chính trị. Với mục tiêu đề
36 ra như thế, các vấn đề chủ yếu như tập kết và giải giới các lực
VSTK - 3772
1 lượng vũ trang quân sự đã được đưa ra để bắt đầu bàn thảo một
2 cách nghiêm chỉnh.86
3 - Phiên họp giới hạn thứ #2 ngày 18/05/195487
4 Trong phiên họp nầy chủ yếu được nêu ra là vấn đề của 2
5 vương quốc Miên-Lào có phải được giải quyết cùng một lúc với
6 vấn đề Việt Nam hay phải giải quyết riêng rẻ. Anh, Pháp, Hoa
7 Kỳ và 3 Quốc Gia Đông Dương Việt-Miên-Lào chủ trương phải
8 giải quyết riêng biệt và tuyên bố rằng không có quân đội viễn
9 chinh Pháp tại 2 vương quốc Miên-Lào và chỉ cần tất cả các bộ
10 đội của CSVM rút hết ra khỏi 2 vương quốc nầy thì mọi vấn đề
11 rắc rối ở 2 nơi đó sẽ được giải quyết. “Tất cả các bộ độ CSVM”
12 cũng hàm chứa thêm ý nghĩa là bao gồm cả các bộ đội du kích
13 kháng chiến CS Issarak Miên và – Issara Lào cũng là bộ đội của
14 CSVM.
15 Chu Ấn Lai, Molotov và Phạm Văn Đồng phản bác và biện
16 luận rằng các phong trào vũ trang kháng chiến của nhân dân
17 Miên Lào là để đánh đuổi quân Pháp xâm lược. Chính quyền
18 kháng chiến ở hai nơi đó có quân đội riêng của họ, vì thế ngừng
19 bắn cũng phải thực hiện cùng một lúc trên quê hương của họ
20 giống như trường hợp của Việt Nam và có nghĩa là không có vấn
21 đề các bộ đội của Việt Minh như các luận điệu xuyên tạc trong
22 buổi họp giới hạn ngày hôm nay. Hòa bình phải được tái lập trên
23 toàn cõi Đông Dương chứ không chỉ riêng ở Việt Nam. Các vấn
24 đề của 3 quốc gia không thể được bàn thảo một cách tách riêng.
25 Hai phía đã tranh luận với nhau trong 3 tiếng đồng hồ và phải
26 tạm ngưng buổi họp mà không gặt hái được một kết quả nào.
27 Phía CS tố cáo rằng phía đối phương lợi dụng đề tài nầy để thăm
28 dò trắc nghiệm phản ứng của họ. Trước khi phiên họp bị đình
29 hoãn, chủ tịch phiên họp Molotov đề nghị rằng phiên họp ngày
30 19/05 hôm sau sẽ giành cho việc bàn thảo về vấn đề Cao Ly. Tuy
31 nhiên, Eden sợ rằng một cảm tưởng tiêu cực sẽ xuất hiện vì cho
32 rằng vấn đề ngưng bắn đã bị bế tắt ngày từ lúc vừa mới khởi sự
33 thảo luận., Vì thế Eden đề nghị phiên họp ngày hôm sau 19/05
34 phải tiếp tục thảo luận vấn đề ngưng bắn ở Đông Dương. Chu Ấn
35 Lai đồng ý với đề nghị của Eden.

VSTK - 3773
1 Tất cả diễn tiến vừa kể trên của phiên họp giới hạn ngày
2 18/05/1954 đã được Chu Ấn Lai báo cáo bằng Công Điện MẬT
3 gửi về Bắc Kinh ngày 20/05/1954. Trong Công điện nầy, Chu Ấn
4 Lai còn báo cáo thêm rằng trong những ngày qua phía đối
5 phương đã dùng các đối tượng thương binh và đau yếu ở chiến
6 trường Điện Biên Phủ để tạo áp lực chính trị và tuyên truyền
7 xuyên tạc gây hoang mang dư luận quốc tế. Để đối phó lại
8 chuyện nầy, đại sứ ở Trung Quốc Hoàng Văn Hoan hiện có mặt
9 trong đoàn VNDCCH ở Thụy Sĩ đã triệu tập một cuộc họp báo
10 để tố cáo âm mưu của Pháp. Phái đoàn Pháp ngay sau đó cũng
11 mở một cuộc họp báo để làm sáng tỏ những điều do Hoàng Văn
12 Hoan tố giác nhất là đối với việc phi cơ của Pháp vào ngày 18/05
13 lại oanh kích và thả bom các tuyến đường di chuyển của bộ đội
14 CSVM kéo theo các tù binh Pháp bị bắt tại mặt trận Điện Biên
15 Phủ khiến cho 15 tù binh Pháp bị tử nạn vì bom đạn của phi cơ
16 oanh kích. Biến cố nầy đã gây một hậu quả phẫn kích dữ dội.
17 Thông tấn xã CSLS Pravda đã viết bài bình luận phê phán nặng
18 nề và Tân Hoa Xã CSTQ cũng khai thác triệt về vụ nầy để tuyên
19 truyền hạ uy thế quốc tế của Pháp tại bàn Hội Nghị Geneva.
20 Công điện báo cáo của Chu Ấn Lai còn cho biết rằng phái
21 đoàn Pháp đã đơn phương cử người đại diện đi tiếp xúc với phái
22 đoàn của VNDCCH.88 Người Pháp xé rào bắt đầu đi đêm với
23 CSVM. Hành động đen tối nầy của Pháp không thể qua mặt được
24 cơ quan tình báo của Hoa Kỳ: Một giác thư MẬT của cố vấn đặc
25 biệt phái đoàn Donald R.Health ngày 21/05/1954 gửi cho phái
26 đoàn Hoa Kỳ tại Hội Nghị Geneva đã cho thấy rằng Hoa Kỳ đã
27 biết được việc phái đoàn Pháp xé rào đi đêm tiếp xúc với CSVM
28 nhưng Quốc Vụ Khanh của chính phủ Pháp đặc trách liên lạc với
29 3 Quốc Gia Liên Kết Đông Dương Marc Jacquet vẫn cố tình lắp
30 liếm vòng co, lên tiếng trước để đỗ tội cho phái đoàn Quốc Gia
31 Việt Nam bằng cách nói rằng “có tin đồn là đã có sự tiếp xúc
32 riêng rẽ giữa hai phái đoàn Việt Nam và điều nầy khiến cho phía
33 Pháp phải báo động lo sợ.” Cuối giác thư, Heath viết lời phê
34 luận một cách mỉa mai rằng: “Chẳng thà được nghe một cách thú
35 vị Jacquet lo âu tả oán về những tiếp xúc riêng rẽ của hai phía
36 Việt Nam.” Theo một giác thư của L.Chester Cooper – một nhân
37 viên của Trung Ương Tình Báo Hoa Kỳ/ CIA và hiện giờ cũng
VSTK - 3774
1 là một thành viên của Nhóm Hành Động trong phái đoàn của
2 Hoa Kỳ tham dự Hội Nghị Geneva – thì Marc Jacquet đã qua mặt
3 ngoại trưởng Pháp Bidault đã cử nhiệm 2 thuộc hạ dưới quyền
4 của mình là Michel Audiat và Tezenas du Montcel đi tiếp xúc với
5 Việt Minh ở Geneva. Bảo Đại e ngại trò dàn xếp theo kiểu nầy.”
6 Nội dung bản giác thư nầy như sau:
7 396.1 GE/5-2154
8 Memorandum of (Conversation, by the Special Adviser
9 to the United States Delegation (Heath)
10 SECRET GENEVA, May 21, 1954.
11 Participants:
12 M. Marc Jacquet, French State Secretary for the Associated States.
13 Donald R. Heath, Ambassador to Vietnam and Cambodia.
14 During the conference intermission today I spoke with Jacquet. He said:

15 1. The political situation in Paris was very shaky.


16 2. Reports of political deterioration in Vietnam were very disquieting.
17 3. He was also disturbed by the friction between Generals Cogny and Navarre.
18 The latter had lost much of his former moral authority over his command.
19 4. To my question whether he had heard rumors of the reconciliation between
20 Bao Dai and Ngo Dinh Diem, he said that last December he would have favored
21 Bao Dai's appointing Ngo Dinh Diem as Prime Minister, now he is not so sure it
22 would be a good idea to change Buu Loc.
23 5. He had heard rumors of contacts between members of the Vietnamese
24 and Vietminh Delegations which he found alarming. If there was a conciliation
25 of the two factions it would be the Bao Dai crowd which would lose out. In that
26 connection he recalled that Bao Dai, during a recent conversation had made a
27 cryptic remark which had disturbed him. Bao Dai had said "we should approach this
28 situation as we did in 1945". Bao Dai would not explain this statement and Jacquet
29 recalled that in 1945 Bao Dai had abdicated and accepted a job as Political
30 Counselor to Ho Chi Minh.
31 Conmment: It was rather interesting to hear Jacquet worry about contacts
32 between the Vietminh and Vietnam Delegations. According to a memorandum 1
33 from Chester L. Cooper, "M. Marc Jacquet, with out Bidault's knowledge, has
34 designated staff members Michel Audiat and Tezenas du Montcel for secret contacts
89
35 with the Vietminh in Geneva. Bao Dai is aware of this arrangement".

36 - Phiên họp giới hạn thứ #3 ngày 19/05/1954


37 Theo một công điện mật của Chu Ấn Lai đề ngày 20/05/1954
38 thì trong phiên họp giới hạn nầy vấn đề Miên-Lào có phải được
39 giải quyết cùng chung một lúc với vấn đề ở Việt Nam hay không
40 lại tiếp tục bị đưa ra bàn cãi. Sau 3 giờ tranh luận không thu gặt
41 một kết quả nào, trưởng đoàn Pháp Bidault đề nghị rằng vấn đề
42 Miên-Lào sẽ được bàn thảo bởi một ủy ban do toàn thể Hội Nghị
43 bầu ra nhưng cũng khuyến cáo thêm rằng việc giải quyết vấn đề
44 Miên-Lào không thể được xem như là một điểu kiện tiên quyết
45 để giải quyết vấn đề Việt Nam. Chu Ấn Lai nói rằng cuộc ngưng
46 bắn phải được thực hiện trên toàn cõi Đông Dương và không
VSTK - 3775
1 đồng ý đề nghị giải quyết riêng biệt vấn đề ngừng bắn cho Miên-
2 Lào. Công điện mật của Chu Ấn Lai nầy còn báo cáo về Bắc
3 Kinh rằng có tin đồn là 2 ngoại trưởng Anh-Pháp muốn rời
4 Geneva trở về nước vào cuối tuần và đương sự dự định đến gặp
5 riêng ngoại trưởng Anh Eden vào sáng ngày 20/05/1954.90
6 - Phiên họp giới hạn thứ #4 ngày 21/05/1954
7 Trong phiên họp nầy, phía CSTQ vẫn tiếp tục đòi hỏi vấn đề
8 ngừng bắn ở Miên-Lào phải được giải quyết cùng một lúc với
9 vấn đề ngừng bắn ở Việt Nam. Sau những lần bàn cãi, tất cả đều
10 đồng ý trên 2 điểm:
11 (a) Thảo luận quy tắc tổng quát vấn đề ngừng bắn cho cả 3
12 Quốc Gia Đông Dương rồi tiếp tục thảo luận để hoàn chĩnh
13 những quy tắc nầy đề tìm thấy rõ những vấn đề nào của mỗi
14 quốc gia cần phải được giải quyết.
15 (b) Cuộc thảo luận sẽ khởi sự từ điều khoản #1 và #5 trong
16 bản đề nghị của phái đoàn Pháp đồng thời cũng thảo luận điểm
17 số 1 nơi điều khoản thứ #8 trong bản đề nghị của phái đoàn
18 VNDCCH. Tuy nhiên những gợi ý khác cũng có thể được lưu
19 tâm trong lúc thảo luận.
20 Sau khi bàn cãi tới lui, với cương vị là chủ tịch buổi họp,
21 trưởng phái đoàn Liên Sô Molotov đã đúc kết tất cả ý kiến và
22 gom lại thành năm vấn đề như sau:
23 (1) Vấn đề thực hiện ngưng bắn trên toàn khắp lãnh thổ của
24 Đông Dương.
25 (2) Vấn đề xác định thế nào gọi là những vùng tập kế quân.
26 (3) Vấn đề có được phép hay không chuyển nhập bộ đội, vũ
27 khí đạn dược từ bên ngoài vào vùng tập kết.
28 (4) Vấn đề thiết lập một cơ quan quốc tế để giám sát thi hành
29 những thỏa ước.
30 (5) Vấn đề bảo đảm các thỏa ước.
31 Molotov tuyên bố rằng ngoài 5 vấn đề kể trên thì có thể nêu
32 lên những vấn đề khác để cùng chung thảo luận.

VSTK - 3776
1 Hai vương quốc Cao Miên và Lào vẫn giữ vững lập trường của
2 họ trong khi Bidault đề nghị lập ngay một ủy ban soạn thảo một
3 chương trình bàn luận nhưng Trung Quốc không đồng ý. Eden
4 nêu lên vấn đề đại diện chỉ huy quân sự của 2 phía tại Hội Nghị
5 Geneva . Phạm Văn Đồng đáp ứng rằng Hội Nghị nầy chỉ bàn
6 định những mặt thuộc về nguyên tắc còn các chỉ huy quân sự hai
7 phía sẽ bàn thảo cụ thể dựa trên thực tế nơi hiện trường, nhưng
8 các cố vấn quân sự do mỗi nước cắt cử để phụ tá làm việc cho
9 mình.
10 Có một điểm đặc biệt là trong công điện mật đề ngày
11 22/05/1954 gửi về Bắc Kinh để báo cáo diễn tiến thảo luận trong
12 ngày họp giới hạn vừa kể trên, Chu Ấn Lai đã cho biết có một
13 buổi gặp mặt riêng và ăn tối giữa Eden và Molotov vào tối
14 20/05/1954 để thống nhất và kết hợp lập trường giữa Anh và Liên
15 Sô.91
16 - Phiên họp giới hạn thứ #5 ngày 24/05/1954
17 Trong buổi họp giới hạn nầy, ngoài những vấn đề đã được
18 Molotov đúc kết trong buổi họp trước đây, ngoại trưởng Pháp
19 Bidaul đã đề nghị thêm là cần phải quy định trước để phân biệt
20 rõ ràng giữa “các lực lượng chính quy” và “các lực lượng không
21 chính quy”. Theo Bidault lực lượng chính quy bao gồm tất cả các
22 lực lượng có tổ chức như trong trường hợp của CSVM có nghĩa
23 là bao gồm luôn cả các đơn vị bộ đội hiện dịch và lực lượng trừ
24 bị ở địa phương. Từ đó Bidault nêu ý kiến rằng tất cả các lực
25 lượng bộ đội như thế đều phải được tập kết vào những vùng phi
26 quân sự trong khi mà các lực lượng quân sự không có tổ chức
27 phải được giải giới dưới sự giám sát bằng một hình thức nào đó.
28 Phạm Văn Đồng trong khi đáp ứng đề nghị của Bidault đã
29 chấp nhận việc ngưng bắn là điều khẩn thiết cần phải thực hiện;
30 đương sự cũng chấp nhận việc giải giới các lực lượng trù bị
31 nhưng ngược lại ý kiến của Bidault để nói chắc chắn rằng nếu
32 mỗi bên phải chịu trách nhiệm đối với tất cả các lực lượng trong
33 vùng lãnh thổ dưới quyền kiểm soát của mình sau khi ngưng bắn
34 thì việc giải giới sẽ được tiến hành một cách đương nhiên tức là
35 Phạm Văn Đồng muốn ngụ ý rằng không cần phải có một tổ

VSTK - 3777
1 chức nào để giám sát việc giải giới. Như vậy Phạm Văn Đồng lại
2 đặt vấn đề giải giáp sau khi đã có ngừng bắn.
3 Hội nghi giới hạn lần nầy lại bế tắt vì vấn đề tập kết quân và
4 giải giáp.92
5 - Phiên họp giới hạn thứ #6 ngày 25/05/1954
6 Trong phiên họp nầy Phạm Văn Đồng bất ngờ thay đổi lập
7 trường về vấn đề tập kết để đề nghị một giải pháp chia cắt lãnh
8 thổ Việt Nam nói riêng và Dông Dương nói chung trái ngược hẳn
9 với những đề nghị của ngoại trưởng Quốc Gia Việt Nam Nguyễn
10 Quốc Định trước đây không bao lâu nơi bàn Hội Nghị toàn thể
11 Geneva. Đương sự đề nghị rằng trong khi tập kết thì những
12 quyền hạn nhất định trong phạm vi lãnh thổ phải được thiết đặt
13 bằng cách nào đó để cho mỗi phía sẽ có được quyền kiểm soát
14 kinh tế và hành chánh không kém gì so với quyền hạn quân sự.
15 Và để không bị lẫn lộn, đương sự thúc hối phải có một giới
16 tuyến tạm thời được vẽ ra trên địa hình phù hợp cho vấn đề lưu
17 thông và vận chuyển trong phạm vi của mỗi khu vực tập kết. Giải
18 pháp thay đổi nầy của Phạm Văn Đồng bao gồm trong 6 điểm
19 sau đây:
20 a. Phải có sự công nhận những nguyên tắc điều chĩnh các lãnh
21 giới dưới quyền kiểm soát của mỗi quốc gia.
22 b. Việc điều chĩnh sẽ có nghĩa là khi trao đổi lãnh giới thì phải
23 tôn trọng những vùng hiện đang được kiểm soát bao gồm dân cư
24 và những tiện ích chiến lược.
25 c. Mỗi phía sẽ phải được tiếp nhận một lãnh giới nguyên vẹn
26 bao gồm có quyền kiểm soát kinh tế và hành chính.
27 d. Đường ranh lãnh giới phải được vẽ ra theo đường vẽ trên
28 bản đồ địa dư của lãnh giới để cho trong phạm vi của mỗi lãnh
29 giới có thể thực hiện được sự giao thông và vận tãi của mình.
30 e. Sau khi đường ranh lãnh giới đã được ấn định xong thì mỗi
31 phía sẽ rút quân về vùng lãnh giới của mình kể cả không lực và
32 hải lực, các căn cứ quân sự cùng với các lực lượng cảnh sát.
33 f. Khu vực dưới quyển cai trị hành chánh của một phía nào thì
34 sẽ được tiếp tục dưới quyền cai trị hành chánh của phía đó cho
VSTK - 3778
1 đến khi nào quân của mình đã được rút đi hết và liền ngay sau
2 khi rút hết quân, quyền cai trị hành chánh nơi đó phải được
3 chuyển giao cho phía bên kia.
4 Ngoài ra Phạm Văn Đồng còn đòi hỏi thêm rằng mọi sắp xếp
5 về vấn đề ngưng bắn phải bao gồm cả những sắp xếp cho hai
6 nhóm CS Miên-Lào.93
7 “.........
8 a. Must be recognition of the principles of readjusting areas under
9 control each state.
10 b. Readjustment would mean exchange of territory taking into account
11 actual areas controlled including population and strategic interests.
12 c. Each side would get territory in one piece to include complete control
13 of the area both economic and administrative.
14 d. Line of demarcation should be established following the
15 topographical line of territory to make transportation and communications
16 possible within each state.
17 e. When the demarcation lines are determined each side would withdraw
18 its troops into its own area including all air and sea forces, military facilities
19 and police forces.
20 f. Territory under administration of one side would continue under the
21 control of that side until its troops were withdrawn, immediately after
22 which administration would be transferred to control of the other side.
23 In conclusion, stated that agreement must be worked out on a ceasefire
24 and once principle is agreed to by Geneva Conference, the commanders of
25 both sides should meet and make recommendations to the conferees on the
26 terms of the armistice. Conferees could then agree on final terms of
27 settlement. Pointed out that any arrangement for ceasefire must include
28 arrangements for Khmer and Pathet Lao.”

29 Tướng Smith trưởng đoàn Hoa Kỳ đã bác bỏ ngay tức khắc lập
30 luận và đề nghị mới nầy của Phạm Văn Đồng và yêu cầu tất cả
31 các thành viên trong buổi họp quay trở lại thảo luận vấn đề
32 ngưng bắn đã được đặt ra trước đây.
33 -Phiên họp giới hạn thứ #7 ngày 27/05/1954
34 Vào buổi sáng của phiên họp, ngoại trưởng Pháp Bidault đã
35 đưa ra một bản đề nghị về vấn đề tiếp xúc giữa các chỉ huy quân
36 sự để quy định những vùng tập kết ở Việt Nam. Với một cách
37 nhìn tổng quát thì rõ ràng là đề nghị của Bidault đã hướng theo
38 lập trường của phái đoàn VNDCCH: trao đổi vùng lãnh giới kèm
39 theo những nguyên tắc về chính trị, kinh tế và lãnh thổ.
40 Phái đoàn Quốc Gia Việt Nam đã phản đối thái độ chấp nhận
41 của Pháp sát cạnh với đề nghị của Phạm Văn Đồng bởi vì chia
42 cắt lãnh giới dưới bất cứ hình thức nào cho CSVM thì chẳng
VSTK - 3779
1 khác gì giúp CSVM lấy đà chiếm gọn hết cả nước Việt Nam một
2 cách nhanh chóng.
3 Ngoại trưởng Anh lặp lại đề nghị của phái đoàn Anh đã dưa ra
4 trong phiên họp ngày 25/05/1954: “Đại diện chỉ huy quân sự của
5 Pháp và Việt Minh gặp nhau ngay tại Geneva để bàn định các vùng tập kết
6 quân ở Việt Nam rồi báo cáo và đưa ra những đề nghị cho Hội Nghị
7 Geneva càng sớm càng tốt. Đồng thời Hội Nghị cần bàn thảo vấn để giám
8 sát quốc tế đối với những thỏa thuận vừa mới đạt được.”
9 Pháp đồng ý với Anh và đề nghị 2 bên chỉ huy quân sự Việt
10 Minh và Pháp sẽ gặp nhau vào ngày 01/06/1954 nhưng không đề
11 cặp tới là sẽ gặp nơi mặt trận ở Việt Nam như Phạm Văn Đồng
12 đòi hỏi. Phạm văn Đồng không đáp ứng ngay đề nghị của Bidault
13 về ngày họp của các chỉ huy quân sự mà chỉ tuyên bố rằng sẽ có
14 phúc đáp vào trước ngày 01/06/1954.
15 Để đáp ứng đề nghị của Eden trong phiên họp nầy, Phạm
16 Văn Đồng nói rằng: “. . . tiếp xúc trực tiếp là phương cách rất tốt. Tiến
17 trình giải quyết tại chỗ vấn đề thương bệnh binh ở mặt trận Điện Biên Phủ
18 là một thí dụ. Vì thế phía VNDCCH đồng ý những cuộc tiếp xúc trực tiếp
19 giữa hai lực lượng quân đội của 2 bên tại hội nghị nầy và ở Đông Dương.”

20 Chu Ấn Lai cũng đưa ra một bản đề nghị 6 điểm: (1) Tất cả
21 các lực lượng lần lược ngừng bắn hoàn toàn trên khắp lãnh thổ
22 Đông Dương; (2) Hai phía bắt đầu thương thảo những điều
23 chỉnh một cách thích hợp những lãnh vực trú đóng của mình, các
24 tuyến giao thông dùng để di chuyển binh đội của mỗi bên trong
25 khi thi hành việc điều chĩnh cùng với những vấn đề liên hệ khác
26 có thể xảy ra; (3) Ngừng tất cả các sự chuyển nhập từ bên ngoài
27 vào lãnh thổ Đông Dương các loại lực lượng quân binh chủng,
28 nhân sự quân đội, tất các loại vũ khí đạn dược trong khi có sự
29 ngừng bắn; (4) Ủy ban liên hợp gồm có những đại diện các chỉ
30 huy quân sự của 2 phía được trao nhiệm vụ kiểm soát việc thi
31 hành những điều khoản đã được thỏa hiệp để chấm dứt những
32 hành động thù nghịch. -Ủy ban kiểm soát quốc tế do các quốc gia
33 trung lập như đã được đề xuất trước dây cũng phải được tiến
34 hành.-Thành phần ủy ban kiểm soát bởi các quốc gia trung lập
35 phải được thảo luận riêng biệt.(5) Các quốc gia thành viên tham
36 dự hội nghị Geneva bảo đảm việc thực thi hiệp ước. Vấn đề
VSTK - 3780
1 nhiệm vụ bảo đảm của các quốc gia có liên hệ phải theo cách nào
2 thì cần phải được cứu xét riêng rẽ.(6) Hai phía phải tha hết các tù
3 binh chiến tranh và thường dân bị giam cầm.93bis
4 Trưởng đoàn Liên Sô Molotov tán thành ý kiến của Phạm
5 Văn Đồng nhưng lại thêm rằng vấn đề tập kết nên thảo luận riêng
6 ở hai nơi cùng một lúc: ở hiện trường Việt Nam và ở bàn Hội
7 Nghị Geneva. Vào cuối buổi họp, một thông cáo chung đã được
8 ghi nhận như sau:93ter
9 “Để tạo dễ dàng cho một cuộc chấm dứt nhanh chóng và cùng một lúc những
10 thù nghịch, Hội nghị đề nghị rằng:
11 a. Các Chỉ huy quân sự đại diện sẽ gặp nhau ngay tại Geneva và mọi sự
12 tiếp xúc cũng phải được thực hiện ngay tại hiện trường.
13 b. Họ sẽ phải nghiên cứu việc xếp đặt như thế nào cho các lực lượng vào
14 lúc chấm dứt các sự thù nghịch, khởi đầu cho trường hợp các vùng tập kết
15 quân ở Việt Nam.
16 c. Họ phải báo cáo những gì họ tìm thấy và trình lên Hội nghị những đề
17 xuất vào lúc sớm nhất thì càng tốt.
18 Hội nghị đồng ý rằng lần họp đầu tiên của những Chỉ Huy Quân Sư đại
19 diện ở Geneva phải được ấn định trước ngày 01/06/1954.”

VSTK - 3781
KHẢO LUẬN
1

2 ÂM MƯU CHIA CẮT NƯỚC VIỆT NAM


3 Như vậy là lá bài tẩy chia cắt đất nước Việt Nam của phía CSVM tại hội
4 nghị Geneva đã được Phạm Văn Đồng lật ngữa ra một cách bất ngờ vào
5 phiên họp giới hạn thứ #6 ngày 25/05/1954.
6 Điều gì đã xảy ra khiến phía CSVM đã phải hối hả đòi hỏi như thế?
7 Theo tài liệu của Ngũ Giác Đài Hoa Kỳ thì nhật báo Nhân Dân của hảng
8 Thông Tấn Xả CSVM đã cho phát hành một bản tin bằng tiếng Anh phổ biến
9 trong vùng Đông Nam Á vào ngày 07/06/1954 để biện minh rằng đề nghị
10 của Phạm Văn Đồng kể trên chỉ là một đề nghị “điều chỉnh vùng” cần thiết
11 cho việc ngưng bắn. Sự điều chỉnh chỉ là một giai đoạn trong khi chuẩn bị
12 các cuộc tổng tuyển cử với một cái nhìn hướng về việc thực hiện thống nhất
13 Quốc Gia. (Xem phần Chú Giải số #94).
14 Phải chăng CSVM đã bị áp lực của CSSV và CSTQ bắt phải đưa ra một
15 đề nghị phân vùng lãnh giới như thế?
16 Cũng theo tài liệu của Ngũ Giác Đài, vấn đề chia cắt nước Việt Nam,
17 đặc biệt là từ vĩ tuyến thứ 16, đã được một tùy viên đại sứ Liên Sô ở Luân
18 Đôn vào đầu tháng 03/1954 gợi ý với các viên chức Hoa Kỳ mà không cần
19 quan tâm đến những phản đối của Pháp và Hoa Kỳ về một giải pháp liên
20 hiệp cho Việt Nam. Cũng ngay từ phiên hợp khai mạc Hội Nghị Geneva,
21 các viên chức phái đoàn CSLS cũng đã đánh tiếng gợi ý như thế với những
22 viên chức của phái đoàn Hoa Kỳ để khuyến cáo rằng việc lập một vùng lãnh
23 thổ quốc gia trái độn an toàn ở phía Nam Trung Quốc cũng khiến cho CSTQ
24 hài lòng và an tâm. Như thế, có thể nói rằng đề nghị chia cắt lãnh giới của
25 Phạm Văn Đồng nếu không phải là sản phẩm của CSLS và CSTQ thì đề
26 nghị nầy của CSVM, mặc dù là chỉ là chia cắt tạm thời, ít ra cũng làm cho 2
27 khối CS khổng lồ nầy cảm thấy vui lòng .94
28 Cho dù thế nào chăng nữa thì đề nghị chia lãnh giới của phái đoàn
29 VNDCCH cũng là một sự thách đố đối với Pháp đối với những gì mà Pháp
30 “đã gọi là long trọng cam kết” với Quốc Gia Việt Nam do Quốc Trưởng
31 Bảo Đại lãnh đạo. Pháp đã hứa, đã cam kết rất nhiều để chiêu dụ Quốc Gia
32 Việt Nam chấp nhận phái đoàn của “tổ chức phiến loạn CSVM” được ngồi
33 cùng chung bàn tại Hội Nghị Geneva. Tuy nhiên Nhà lãnh đạo Quốc Gia
34 Việt Nam đã luôn kiên định lập trường không để cho nước Việt Nam bị chia
35 cắt như trường hợp của các quốc gia Triều Tiên và Đức. Và bởi vì không
36 thể tin tưởng những trò chính trị lật lộng của “những con cá mập cường
37 quốc thế giới” cho nên Quốc Trưởng Bảo Đại đã ra tuyên cáo ngay tại thủ
38 đô nước Pháp để xác định rõ ràng vị thế hợp pháp, chính danh của chính
39 quyền Quốc Gia Việt Nam trên chính trường thế giới và yêu cầu người Pháp
40 phải bảo đảm bằng bút mực và chữ ký rằng chính phủ của họ sẽ không
41 không bao giờ tìm cách hoặc chịu chấp nhận một giải pháp chia cắt đất
VSTK - 3782
1 nước vì như thế là phản bội dân tộc nước Việt Nam đã tự mình xác quyết
2 tình cảm mãnh liệt đối với nền độc lập và thống nhất đất nước của mình.
3 Chính phủ Quốc Gia Việt Nam cũng chính tức cảnh cáo rằng chính quyền
4 Quốc Gia Việt Nam sẽ tuyệt đối không thừa nhận bất cứ một loại thỏa thuận
5 nào nhằm âm mưu chia cắt và làm tổn hại sự toàn vẹn thống nhất lãnh thổ
6 của đất nước Việt Nam. “ Ngay cả vị Quốc Trưởng hay Nội các của chính
7 quyền Quốc Gia Việt Nam cũng không có quyền tự mình chấp nhận những
8 điều kiện đi ngược lại với quyền lợi, nền độc lập và sự thống nhất của Quốc
9 Gia Việt Nam bởi vì như thế chính là một sự ban thưởng cho một sự gây hấn
10 trái ngược với những nguyên tắc đã được đề ra trong bản Hiến Chương của
11 tổ chức Liên Hiệp Quốc đề ra.”95
12 Để đáp ứng lập trường kiên định của Quốc Gia Việt Nam, ngày
13 03/05/1954, Cao Ủy Pháp ở Đông Dương Maurice Dejean đã tuyên bố ở Sài
14 Gòn rằng : “Chính phủ của nước Pháp không có ý định mưu tìm một giải
15 pháp cho vấn đề Đông Dương bằng cách dựa trên nền tảng một sự chia cắt
16 lãnh thổ của nước Việt Nam.” Những lời bảo đảm chính thức về việc nầy
17 trước đây đã được Ngoại trưởng Pháp phát biểu với ngoại trưởng Quốc Gia
18 Việt Nam vào ngày 01/05/1954 để xác nhận chính thức lập trường của
19 Pháp.96
20 Ngày 06/05/1954, ngoại trưởng Pháp Bidault lại gửi một tư văn cho QT
21 Bảo Đại để xác định rằng nhiệm vụ của chính phủ Pháp là tạo dựng hòa
22 bình ờ Đông Dương chứ không phải là dung hội nghị Geneva để mưu tìm
23 một giải pháp chính trị vĩnh viễn. Do đó mục tiêu hướng đến là một cuộc
24 ngưng bắn có được những thành viên của hội nghị bảo đảm cho 3 Quốc Gia
25 liên hiệp, với hy vọng một cuộc tổng tuyển cử trong tương lai. Do đó, với vị
26 thế hiện tại của mình, Ngoại trưởng Bidault xác định với “đức vua” rằng “sẽ
27 không có điều gì vô lý hơn để chuẩn bị cho một sự thiết đặt 2 Quốc Gia
28 được Quốc tế biết đến mà phải hy sinh nền thống nhất của nước Việt Nam.
29 Bidault tiếp tục ủng hộ lập trường không chia cắt đất nước của chính quyền
30 Quốc Gia Việt Nam khi gặp riêng với hai ngoại trưởng Anh và Hòa Kỳ
31 trong Hội Nghị Geneva và lập trường nầy sẽ bị hủy bỏ khi một tân thủ
32 tướng của nước Pháp gốc người Do Thái lên cầm quyền nội các chính phủ ở
33 Paris vào giữa tháng 06/1954.” 97
34 Ý đồ chia cắt lãnh thổ của CSVM cũng dược tỏ hiện một cách tách bạch
35 không e dè chút nào đến tình cảm dân tộc Việt Nam khi hai ủy viên quân sự
36 Pháp - Việt Minh tại Hội Nghị Geneva gặp riêng nhau để thương lượng về
37 vấn đề trao đổi tù binh bị đau ốm và bị thương nơi mặt trận Điện Biên Phủ.
38 Trong khi họp bàn riêng ngày 10/06/1954 tại một ngôi biệt thự ở ngoại ô
39 Geneva, thứ trưởng bộ quốc phòng CSVM, ủy viên quân sự của phái đoàn
40 VNDCCH tại Hội Nghị Geneva Tạ Quang Bửu, đã lật ra một tấm bản đồ
41 Đông Dương, đưa tay chỉ vào vùng lãnh thổ nước Việt Nam trên bản đồ cho
42 đại tá de Brebisson, Michel, cố vấn của phái đoàn Pháp đặc trách các vấn
VSTK - 3783
1 đề quân sự Đông Dương tại hội nghị Geneva, rồi nói: “Chúng tôi phải có
2 riêng một lãnh thổ, một thủ đô và một hải cảng.” (Il nous faut un territoire,
3 une capitale et un port.)98
4 Trước khi có hội nghị Geneva, chính quyền của nước Pháp chỉ có 2 giải
5 pháp để chọn lựa để chấm dứt chiến tranh với CSVM vốn đang được CSTQ
6 yễm trợ mạnh mẽ để tấn công quy mô quân đội viễn chinh Pháp ở Bắc Việt
7 nhất là tại mặt trận Điện Biên Phủ. Giải pháp #1: cố giữ toàn vẹn lãnh thổ
8 Việt Nam với một chính phủ “Liên Hiệp Quốc Gia Việt Nam” với sự tham
9 dự của CSVM; giải pháp #2: chia cắt Việt Nam giống như trường hợp của
10 quốc gia Triều Tiên.
11 Đối với giải pháp #1, nhất định là người Pháp đã trải qua nhiều kinh
12 nghiệm với bao nhiêu lần Chính Phủ Liên Hiệp Quốc Gia theo kiểu mẫu
13 của CSVM từ các thời Phan Bội Châu, Thanh Niên Cách Mạng Đồng Minh
14 Hội, Việt Nam Quốc Dân Đảng, Việt Cách v.v… và kể cả ngay sau khi có
15 cuộc cướp chính quyền ở miền Bắc Việt Nam vào mùa Thu năm 1945.
16 Người Pháp thấy rõ giải pháp Liên Hiệp rất bắp bênh và nguy hiểm với tình
17 trạng yếu kém “bẩm sinh” của chính quyền Quốc Gia hiện nay do quốc
18 trưởng Bảo Đại lãnh đạo: CSVM sẽ nhận chìm và lấn áp chính quyền Liên
19 Hiệp Quốc Gia với những kỹ xảo như họ từng ứng dụng nhiều lần trong quá
20 khứ để cướp chính quyền rồi tiêu diệt tất cả các thành phần không Cộng sản
21 đứng trung lập lưng chừng đón gió.
22 Đối với giải pháp thứ #2 nếu được lựa chọn thì người Pháp được lợi hơn
23 là vì họ có thể ở lại miền Nam Việt Nam mà trên lý thuyết thì đây là một
24 nơi trú đóng an toàn không có ảnh hưởng của chủ nghĩa Cộng Sản và là nơi
25 mà các căn cứ quân sự của phe Âu Châu, kể cả Hoa Kỳ sẽ được thiết đặt.
26 Giải pháp thứ #2 nầy cũng được Hoa Kỳ đang hướng tới nhưng chưa có cơ
27 hội thuận lợi để công khai hóa ý muốn của họ vì họ e dè sẽ đụng chạm đến
28 đa số dư luận quần chúng Việt Nam vốn rất thiết tha với sự thống nhất lâu
29 đời của đất nước mình và sẽ rất nhậy cảm nỗi giận nếu đất nước nầy bị chia
30 cắt phân ly. Anh quốc cũng cùng tâm trạng như Hoa Kỳ cho nên họ giữ thái
31 độ “chờ xem.”

32

VSTK - 3784
1 - Phiên họp giới hạn thứ #8 ngày 29/05/1954
2 Molotov chủ tọa phiên họp nầy. Eden nhắc lại thông cáo
3 chung ba điểm trong buổi họp giới hạn thứ #7 ngày 27/05/1954
4 về vấn đề ấn định các vùng tập kết quân sự của hai phía và rằng
5 nếu tất cả đồng ý thì cần phải ấn định ngày họp mặt của các đại
6 biểu chi huy quân sự. Thông cáo chung nầy dựa trên bản đề nghị
7 của Eden với bút tích sữa đổi của Molotov.99
8 Công điện của Chu Ấn Lai ngày 30/05/1954 gửi về Bắc Kinh
9 báo cáo rằng trong buổi họp giới hạn 29/05/1954 phía đối
10 phương vẫn tiếp tục ngoan cố giữ lập trường rằng họ có quyền
11 giữ riêng lập trường của họ đối với trường hợp của quốc gia
12 Miên và Lào và chủ trương rằng việc tập kết quân sự chính thức
13 ở Việt Nam sẽ không được gây thiệt hại đến tình trạng nguyên
14 vẹn chính trị, kinh tế của Việt Nam. Chu Ấn Lai báo cáo tiếp
15 rằng tướng Smith đặc biệt nhấn mạnh Hội Nghị Geneva có toàn
16 quyền quyết định đối những đề nghị của các đại biểu chỉ huy
17 quân sự hai phía đối với quốc gia Việt Nam và Lào.100 Trong
18 công điện báo cáo nầy Chu Ấn Lai cũng cho biết thêm rằng
19 Molotov ủng hộ từng điểm một trong bản đề nghị 6 điểm của
20 CSTQ đã được đưa ra trong phiên họp giới hạn thứ #7.100
21 Sau khi Molotov đúc kết tất cả các ý kiến và đề nghị đã nêu
22 lên trong buổi họp và đọc lên một bản dự thảo nghị quyết chung,
23 trưởng đoàn Hoa Kỳ tướng Smith công khai tỏ thái độ không hài lòng
24 tuyên bố rằng chính phủ Hoa Kỳ có toàn quyền quyết định chấp thuận
25 hay bác bỏ nghị quyết nầy kể cả những quy tắc đề nghị của trưởng
26 đoàn Anh Quốc và trưởng đoàn Hoa Kỳ sẽ giành quyền tuyên bố với
27 báo chí lập trường của Hoa Kỳ trong buổi hội trước đây.101
28 Cũng theo báo cáo của tướng Smith gửi về Hoa Thịnh Đốn thì
29 trong buổi họp nầy,trưởng đoàn Quốc Gia Việt Nam Nguyễn Quốc
30 Định đã khuyến cáo rằng chính phủ Quốc Gia Việt Nam sẽ nhất quyết
31 không chấp nhận mọi dự mưu có hại đến tình trạng thống nhất và toàn
32 vẹn lãnh thổ của Việt Nam.102
33 - Phiên họp giới hạn thứ #9 ngày 30 và 31/05/1954
34 Sáng ngày 30/05/1954, Molotov trở về Moscova sau khi hội ý
35 riêng với ngoại trưởng Anh Eden. Gromiko thay thế Molotov
VSTK - 3785
1 trong buổi họp giới hạn sáng ngày hôm nay cho đến trưa cùng
2 ngày thì Molotov quay trở lại bàn hội nghị Geneva.103
3 Phái đoàn Hoa Kỳ đồng ý có 2 điểm quan trọng nhất trong số
4 6 điểm trong bản đề nghị của CHNDTQ: đó là vấn đề kiểm soát
5 và vấn đề bảo đảm. Các ủy ban kiểm soát cần phải được thực
6 hiện ngay sau khi ngưng tiếng súng. Ủy ban nầy có thể là ủy ban
7 kiểm soát lâm thời của địa phương nhưng việc điều hành phải
8 kiểm soát phải giao lại cho ủy hội quốc tế kiểm soát đình chiến
9 quốc tế càng sớm càng tốt. Tướng Smith nhắc lại kinh nghiệm
10 không tốt đẹp về Ủy Ban Trung lập Giám sát (NNSC) đình chiến
11 ở Cao Ly trong đó có 2 thành viên của 2 nước CS Ba Lan và
12 Tiệp Khắc đã không thực sự trung lập để thi hành nhiệm vụ giám
13 sát một cách vô tư không thiên vị. Tướng Smith cũng nói thêm
14 rằng Ủy ban kiểm soát của tổ chức Liên Hiệp Quốc thi hành ngay
15 thẳng nhiệm vụ của họ ở triều Tiên. Theo Smith thì (i) Ủy Ban
16 Quốc Tế Kiểm Soát Đình Chiến phải gồm có những thành phần
17 quốc gia trung lập thực sự; (ii) Việc thỏa thuận về tổ chức kiểm
18 soát vấn đề tăng viện quân lực không thể chỉ đặt vào sự ngay
19 thẳng của lực lượng đối nghịch; (iii) Thành viên Ủy Ban Kiểm
20 Soát có quyền hoạt động không bị giới hạn trên bình diện địa dư
21 lãnh thổ. Chu Ấn Lai ngược lại cho rằng chính lực lượng gìn giữ
22 Hòa Bình của Liên Hiệp Quốc đã gây nhiều trở ngại và khó khăn
23 cho Ủy Ban Kiểm Soát Đình Chiến ở Triều Tiên.104
24 Sau giờ nghĩ giải lao, Phạm Văn Đồng tuyên bố rằng phái
25 đoàn VNDCCH đã chỉ định chỉ huy quân sự cao cấp Tạ Quang
26 Bửu (thành viên trong phái đoàn tham dự Hội Nghị Geneva đồng
27 thời cũng là thứ trưởng Quốc Phòng của VNDCCH) giữ nhiệm
28 vụ ủy viên chính thức đại diện trong những cuộc họp nghị với
29 các đại biểu chỉ huy quân sự cao cấp của 2 phía. Đại tá Hà Văn
30 Lâu trong phái đoàn Việt Minh tại bàn hội nghị Geneva sẽ sẵn
31 sàng gặp Brebission và những thành viên khác trong phái đoàn
32 Pháp vào ngày 01/06/1954 để chuẩn bị sắp xếp kỹ thuật cho chỉ
33 huy cao cấp của hai phía Pháp-Việt Minh gặp nhau. Bidault
34 chấp nhận đề nghị nầy của Phạm Văn Đồng.105
35 Sau buổi họp nầy, ba phái đoàn của phía Cộng Sản đã gặp
36 riêng nhau để thống nhất quan điểm trong việc lập một số dự
VSTK - 3786
1 thảo quy tắc liên quan tới ủy ban liên hợp, ủy ban trung lập kiểm
2 soát đình chiến NNSC và vấn đề bảo đảm quốc tế cho việc thi
3 hành thỏ hiệp Geneva.106
4 Công điện “tối mật” ngày 01/06/1954 của Chu Ấn Lai gửi về
5 Bắc Kinh cho biết rằng sau phiên họp giới hạn thứ #9, Ngoại
6 trưởng Anh Eden đã mời Chu Ấn Lai dùng cơm vào buổi tối
7 ngày 01/06/1954 và ngoại trưởng Pháp Bidault cũng đã yêu cầu
8 họ Chu cho được gặp mặt riêng và bí mật, không để lộ cho báo
9 chí và phái đoàn Hoa Kỳ hay biết. Chu Ấn Lai Đồng ý gặp
10 Bidault vào lúc 10 giờ đêm 01/06/1954 sau buổi cơm tối với
11 ngoại trưởng Anh Eden.107
12 E- Cuộc hẹn hò đi đêm Pháp-Hoa
13 a. Chuẩn bị cuộc hẹn:

14 Để sắp xếp cho ngoại trưởng Pháp G. Bidault và ngoại


15 trưởng CHNDTQ Chu Ấn Lai gặp nhau một cách bí mật, vào lúc
16 5 giờ 30 chiều ngày 30/05/1954, một cuộc họp mặt riêng Pháp-
17 Hoa bên ngoài trụ sở hội Nghị Geneva được thực hiện bởi phó
18 trưởng phái đoàn Pháp tại Hội Nghị Geneva Jean Chauvel cùng
19 với Tổng bí thư Ngoại vụ Hoàng Bình Nam của phái đoàn CSTQ
20 qua trung gian của Chủ tịch Hiệp Hội Nhân Quyền Thế Giới
21 Joseph-Paul Boncourt. Phía Trung Quốc có thông dịch viên
22 Dong Ning Chuan và phía Pháp có đại tá thông dịch Jacques
23 Guillermaz. Để tránh tai mắt báo chí và dân chúng Thụy sĩ ở
24 Geneva, cuộc gặp mặt của hai ngoại trưởng Pháp-Hoa và tùy
25 tùng của mỗi người sẽ được tổ chức vào ban tối cho tới nửa đêm
26 hoặc sáng hôm sau. Để giữ bí mật, Pháp đề nghị phía Trung
27 Quốc nên có vệ sĩ riêng của mình đi theo trưởng đoàn Chu Ấn
28 Lai vì không thể nhờ vào sự bảo vệ của Công An cảnh sát của
29 Thụy Sĩ như thường lệ. Nơi họp mặt chính là ngôi nhà của bên
30 vợ Paul Boncourts mà 2 bên dang gặp nhau ở đây. Ngày họp mặt
31 bí mật có thể là ngày 01/06/1954 hoặc 02/06/1954.
32 Trong dịp nầy, J.Chauvel và Hoàng Bình Nam đã trao đổi
33 quan điểm với nhau về diễn tiến của buổi họp giới hạn thứ #8
34 vừa qua. Hoàng Bình Nam phát biểu rằng trong buổi họp vừa qua
35 thái độ của phía Hoa kỳ là thiếu tinh thần trợ giúp mà cũng
VSTK - 3787
1 không bác bỏ những đề nghị mà đa số thành viên trong buổi họp
2 đã đồng ý để đi đến một nghị quyết chung. Paul Boncourt nhắc
3 lại lời phát biểu của mình trong buổi họp #8 rằng nếu bị ép bức
4 để nhận chịu những điều kiện thiệt thòi quá mức thì Pháp sẽ phải
5 nhờ đến sự trợ giúp từ ở bên ngoài cuộc chiến.Sau khi Điện Biên
6 Phủ thất thủ thì tình thế trở nên nghiêm trọng hơn và nếu Hà Nội
7 cũng bị thất thủ như thế đến lúc đó thì người Pháp phải giao trận
8 chiến cho những kẻ khác để bảo vệ và giải cứu sinh mạng kiều
9 dân và binh sĩ của Pháp. Chauvel đã giải thích giao trận chiến
10 cho những kẻ khác có thể lả có 2 cánh: cánh hữu hoặc cánh tả.
11 Nếu Pháp giao trận chiến cho Hoa Kỳ thì phía cánh tả sẽ lo âu.
12 Nếu Pháp giao cho phía cánh tả thì sẽ khiến cho Hoa Kỳ lo âu.
13 Nếu Hoa Kỳ không tin tưởng những giải pháp do hội nghị đề ra
14 thì Hoa Kỳ sẽ không chuẩn nhận việc thực thi những giải pháp
15 đó và như vậy là rất nguy hiểm.108
16 Sáng kiến cho việc sắp xếp kể trên là công lao của J.Chauvel
17 sau khi đương sự được Chu Ấn Lai chấp thuận cho gặp riêng nơi
18 hành dinh cư trú của họ Chu ở Geneva.109
19 b. Cuộc hò hẹn xé rào Pháp - Hoa:

20 Thời gian: Buổi tối 01/06/1954, từ 10Giờ15 đến 11Giờ20


21 Địa điểm: Tư gia bên vợ của Paul Boncourt.
22 Thành phần tham dự:
23 -Trung Quốc: Chu Ấn Lai, Zhang Wentian và Thông dịch
24 viên Dong Ninh Chuan.
25 -Pháp: G.Bidault, J.Chauvel, J. Guillermaz, và một thông dịch
26 viên.
27 Biên bản “tối mật” của buổi họp xé rào nầy giữa Pháp và CS
28 Trung Quốc đã được chuyển dịch từ Hoa ngữ sang Anh ngữ bởi
29 giáo sư tiến sĩ Sử học Li Xiaobing đăng trên tập san CWIHP
30 Bulletin, số 16/Thu-Đông 2007-2008.
31 Biên bản nầy được tạm dịch và tóm tắt như sau:
32 - Bidaul đề nghị: để tránh khỏi tình trạng chiến cuộc lan rộng xấu hơn,
33 hai vấn đề cần phải giải quyết ngay: (i) Các cuộc họp bàn các đại diện chỉ
34 huy quân sự cao cấp của hai bên để ấn định các vùng tập kết quân lực. (ii)

VSTK - 3788
1 Các phiên họp giới hạn cần phải đạt tới một thỏa thuận cho vấn đề giám sát
2 ngưng bắn.
3 - Chu Ấn Lai đáp lại: phía Trung Quốc xem như hình thức tiếp xúc trực
4 tiếp gần đây của các chỉ huy cao cấp quân đội giữa 2 bên Pháp -Việt Minh
5 để bàn về vấn đề tập kết là chiều hướng tốt nhất. Theo quan điểm của Trung
6 Quốc thì cần phải chấm dứt ngay cuộc chiến vì quyền lợi của nhân dân
7 Đông Dương và vì những quyền lợi quốc gia của Pháp. Căn cứ theo những
8 đòi hỏi không quá xa với thực tế (trên hiện trường) của Phạm Văn Đồng thì
9 phía Trung Quốc thấy rằng lập trường Pháp -Việt Minh rất gần nhau. Nguy
10 cơ mà Trung Quốc lo ngại chính là sự can dự của Hoa Kỳ. Nguy cơ nầy
11 khiến cho nước Pháp, các nước ở Đông Dương và ở Đông Nam Châu Á bị
12 tổn hại; và sẽ là mối đe dọa cho nền an ninh chung của Á Châu và của
13 Trung Quốc. Nước Pháp muốn đạt được một nền hòa bình danh dự sáng
14 lạng thì Trung Quốc đồng ý rằng điều nầy có thể thực hiện được . . . . . . . .
15 . . . . . .Hai vấn đề ưu tiên của ngoại trưởng Bidault đề ra sẽ được giải quyết.
16 - Bidault khẩn nài một lần nữa rằng những điểm sau đây cần được giải
17 quyết nhanh chóng : (1) Ngay bây giờ cần phải đi tới một thỏa thuận chung
18 có thể chấp nhận được; (2) Các Chỉ Huy cao cấp quân sự hai bên vẽ ra một
19 bản đồ chỉ điểm những vùng tập kết quân binh.; (3) Giải quyết nhanh những
20 vấn đề có liên hệ đến việc Giám sát.
21 - Chu Ấn Lai nói rằng 3 điểm vừa nêu lên của Bidault là vì Hòa Bình
22 cho nên Trung Hoa hoàn toàn ủng hộ bởi vì Hòa Bình là mục đích chung
23 của Trung Quốc và Pháp cần đạt tới. Trung Quốc sẵn sàng giành nhiều nỗ
24 lực hơn nữa để hợp tác với Pháp. Tuy nhiên vẫn còn có kẻ có ý định xử
25 dụng những thủ đoạn hăm dọa và Chu Ấn Lai muốn rằng Bidault có thể can
26 thiệp để ngăn chận những mưu toan phá hoại hòa bình, để hòa bình có thể
27 được thực hiên nhanh hơn.
28 -Bidault nói với họ Chu rằng lập trường Pháp-Hoa đã sát cận với nhau
29 giống như giữa hai quốc gia thân hữu láng giềng.110
30 Trong một công điện tóm tắt gửi về Bắc Kinh, Chu Ấn Lai
31 cho biết rằng các đại diện chỉ huy quân đội của hai bên đã bắt
32 đầu tiếp xúc với nhau vào ngày 01/06/1954 và thỏa thuận sơ bộ
33 về thời điểm gặp nhau và nhiều thủ tục khác đã đạt được giữa
34 các chỉ huy quân sự cao cấp. Công điện cũng cho biết rằng trong
35 buổi ăn riêng tối 01/06/1954, ngoại trưởng Anh Eden đã xa gần
36 nói họ Chu rằng không muốn hai quốc gia Ba Lan và Tiệp Khắc
37 hiện diện trong ủy ban các nước trung lập giám sát đình chiến
38 nhưng tốt hơn phải để cho các quốc gia trong vùng Á Châu đảm
39 trách vai trò giám sát đình chiến ở Đông Dương. Họ Chu đáp lại
40 rằng tốt hơn hết là nên để Ủy ban giám sát lần nầy bao gồm các
41 thành viên Âu-Á như phó trưởng đoàn Gromiko của Liên Sô tại
VSTK - 3789
1 Hội nghị Geneva đã đề nghị. Eden nêu ý kiến rằng các chỉ huy
2 quân sự cao cấp cần phải vẽ một bản đồ khoanh vùng tập kết và
3 giải quyết sớm một số vấn đề đặc biệt. Ngoài ra Eden còn tỏ ý
4 muốn rằng Hội Nghị Geneva sẽ phải đạt được thành quả trong
5 vòng từ 10 đến 15 ngày sắp tới. Nhắc lại cuộc họp bí mật với
6 Pháp trong đêm 01/06/1954, công điện của họ Chu viết rằng mặc
7 dù Bidault có đề cặp tới một vài vấn đề nhưng lại không chịu bàn
8 luận sâu hơn mà cũng không đưa ra được một vấn đề đặc biệt
9 nào khác.111
10 - Phiên họp giới hạn thứ #10 ngày 02/06/1954
11 Trong phiên họp nầy những quan điểm bất đồng về thành
12 phần các quốc gia trung lập trong ủy hội quốc tế kiểm soát đình
13 chiến Đông Dương đã chiếm hết thời gian của phiên họp.
14 Trưởng đoàn Hoa Kỳ Smith không bát bỏ hoàn toàn đề nghị
15 về điểm nầy của Gromiko nhưng không chấp nhận 2 quốc gia
16 CS Đông Âu là Tiệp Khắc và Ba Lan là thành viên “trung lập”
17 trong Ủy Ban Quốc Tế Trung Lập Kiểm Soát Đình Chiến Đông
18 Dương (Từ đây viết tắt là NNSC-ĐD) mặc dù Hoa Kỳ đồng ý về hai
19 quốc gia Á Châu là Ấn Độ và Pakistan trong đề nghị của
20 Gromiko vừa kể.112 Bidault thì không chấp nhận quan điểm của
21 Gromiko cho rằng 2 quốc gia Cộng sản Đông Âu Ba Lan và
22 Tiệp Khắc là trung lập.113
23 Molotov bênh vực đề nghị của Gromiko bằng cách biện luận
24 rằng 4 quốc gia trung lập do phái đoàn Liên Sô đề nghị gồm có
25 hai Á Châu và hai Âu Châu. Trong số 4 quốc gia nầy thì có 2
26 quốc gia có liên hệ ngoại giao với Pháp và 2 quốc gia kia có liên
27 hệ ngoại giao với Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa. Nhờ vậy họ có
28 thể phản ảnh những lập trường của mỗi bên.
29 Ngoại Trưởng Anh Eden đề nghị thành viên của NNSC-ĐD
30 phải là những quốc gia ở Á Châu và nhấn mạnh rằng Ủy Ban
31 Liên Hợp Quân Sự của hai bên phải chịu dưới quyền của
32 NNSC-ĐD.114 Theo tài liệu của Lầu Năm Gốc Bộ Quốc Phòng
33 Hoa Kỳ thì đề nghị của ngoại trưởng Anh là những Quốc Gia Á
34 Châu thành viên của Hiệp Hội Colombo gồm có Ấn Độ,
35 Pakistan, Ceylon, Burma và Indonesia.115
VSTK - 3790
1 Cũng theo công điện phúc trình của Chu Ấn Lai gửi về Bắc
2 Kinh, thì trong dư luận báo chí, phía Pháp vẫn chưa hoàn toàn
3 đồng ý với lập trường đề nghị các quốc gia vùng Đông Nam Á
4 vào làm thành viên của Ủy Hội Quốc Tế Trung Lập Kiểm Soát
5 Đình Chiến ở Đông Dương.116. Bidault cũng không có một gợi ý
6 nào về tính cách đích thật của từ Trung Lập theo như người
7 Pháp mong muốn mà cũng chưa chịu đề nghị một quốc gia nào
8 gọi là Trung Lập vào ủy Ban Quốc Tế Trung Lập Kiểm Soát
9 Đình Chiến ở Đông Dương. Tình trạng lập trường lơ lững nầy
10 của Pháp đã khiến cho ngoại trưởng Anh Eden phải nên ra ý
11 kiến chọn 5 thành viên quốc gia trong tổ chức Colombo thay vì
12 4 để tránh tình trạng bế tắt khi các thành viên nầy bỏ phiếu
13 quyết định 2 phiếu chống / 2 phiếu thuận và để tránh tình trạng
14 thiên vị.117
15 - Phiên họp giới hạn thứ #11 ngày 03/06/1954
16 Trong phiên họp giới hạn nầy, Luật gia Ngoại Trưởng
17 Trưởng đoàn Nguyễn Quốc Định đã nói lên một lập trường
18 vững chắc và thuyết phục của Quốc Gia Việt Nam: Chỉ có tổ
19 chức Liên Hiệp Quốc là có dủ khả năng, phương tiện và uy tín
20 để đảm trách nhiệm vụ giám sát đình chiến ở Đông Dương và
21 Ủy Ban NNSC-ĐD phải trực thuộc dưới quyền của Tổ chức
22 Liên Hiệp Quốc. Lập trường nầy được Hoa Kỳ và Anh Quốc
23 ủng hộ mạnh mẽ. Trưởng đoàn Quốc Gia Việt Nam bát bỏ đề
24 nghị của Liên Sô về điểm Liên Sô bao gồm 2 quốc Gia CS Tiệp
25 Khắc và Ba Lan vào Ủy Hội NNSC-ĐD. Chu Ấn Lai cho rằng
26 hai quốc gia CS do Molotov đề nghị là chính đáng vì 2 quốc Gia
27 đã thừa nhận chế độ VNDCCH để đối trọng với 2 quốc gia cùng
28 một phe Tư Bản với Pháp. Để bát bỏ luận điệu thiếu nền tảng
29 pháp lý nầy của họ Chu, Ngoại Trưởng Định đã đưa ra nền tảng
30 pháp lý vững chắc và hợp pháp của Quốc Gia Việt Nam: Hiện
31 tại cơ chế chính quyền Quốc Gia Việt Nam Thống Nhất đã được
32 35 quốc gia tự do trên thế giới thừa nhận, 80% quân đội Quốc
33 Gia Việt Nam hiện đang chiến đấu trực diện với bộ đội CSVM
34 ở Bắc Việt trong suốt 3 tuần lễ vừa qua. Sau đó Ngoại Trưởng
35 Định xác định rõ rằng tổ chức vô tư Liên Hiệp Quốc phải được

VSTK - 3791
1 trao phó nhiệm vụ vai chính trong việc giám sát đình chiên và thực
2 thi các thuận ước tại Hội Nghị Geneva.
3 Chu Ấn Lai không chấp nhận đề nghị của ngoại trưởng Định. Họ
4 Lai cho rằng LHQ không có dính dáng gì tới Hội Nghị Geneva về
5 Đông Dương và có nhiều kẻ muốn lôi kéo tổ chức LHQ dính líu vào
6 để thực hiện mục tiêu mờ ám của họ và như thế chỉ gây khó khăn và
7 trở ngại cho tiến trình đình chiến ở Đông Dương.118 Chủ tọa buổi họp
8 giới hạn hôm nay là Ngoại Trưởng A.Eden đồng ý với đề nghị về vấn
9 đề thành phần của Ủy Ban Giám Sát NNSC-ĐD cần được thảo luận
10 một cách riêng tư.119
11 Nói tóm lại Hội Nghị Geneva về Đông Dương cho tới nay chưa
12 có gì có thể gọi là tiến triển khả quan và chỉ quanh quẩn vòng co, cãi
13 nhau qua lại về vấn đề Ủy Hội Kiểm Soát Đình Chiến Đông Dương
14 NNSC-ĐD. Mặc dù thế, trong phiên họ giới hạn nầy người ta mới
15 thấy rõ khả năng biện luận rất thuần lý và rất có kỹ thuật nhất là trên
16 bình diện quốc tế công pháp của Luật gia Ngoại Trưởng Nguyễn Quốc
17 Định cầm đầu phái đoàn Quốc Gia Việt Nam tại Hội Nghị Geneva
18 trong giai đoạn dầu sôi lửa bổng nầy ở Việt Nam. Phạm văn Đồng
19 nếu đem so với Nguyễn Quốc Định trên vị thế ngoại giao, về căn bản
20 luật pháp, về bang giao quốc tế và kỹ thuật biện luận thì Phạm Văn
21 Đồng không thể sánh ngang.
22 - Phiên họp giới hạn thứ #12 ngày 04/06/1954
23 Trong phiên họp giới hạn nầy vấn đề lựa chọn thành viên Ủy Hội
24 Quốc Tế Kiểm Soát Đình Chiến /NNSC-ĐD và thi hành các thỏa ước
25 cho Đông Dương vẫn còn quanh quẩn dây dưa, các phái đoàn tố giác
26 lẫn nhau về tính cách vô tư, quyền hạn lệ thuộc hay độc lập của các
27 quốc gia gọi là Trung Lập đối với 09 Quốc Gia thành viên của Hội
28 Nghị Geneva.
29 Molotov lặp lại rằng Liên Hiệp Quốc không có dính líu gì tới Hội
30 Nghị Geneva trong khi CHNDTQ, một quốc gia với 500 triệu dân và
31 là một phái đoàn đông nhất trong Hội Nghị nầy nhưng lại không phải
32 là thành viên chính thức của Liên Hiệp Quốc. Vì thế Liên Hiệp Quốc
33 không thể nào giữ nhiệm vụ Kiểm soát đình chiến ở Đông Dương.
34 Molotov cũng chủ trương rằng NNSC-ĐD phải áp dụng luôn cho cả 2
35 vương quốc Miên-Lào chứ không phải chỉ được áp dụng riêng cho
36 quốc gia Việt Nam mà thôi120 với lý do là nếu không thực hiện cùng
37 một lúc thì hai vương quốc nầy có thể bị lạm dụng để chuyển vận
VSTK - 3792
1 thêm vũ khí đạn dược và tập trung thêm quân ngoại nhập tại nhiều
2 căn cứ quân sự mới được thiết lập ở hai vương quốc nầy trong thời
3 gian ngừng bắn ở Việt Nam, đe dọa thường xuyên tình hình ngưng
4 bắn trên toàn Đông Dương. 121

VSTK - 3793
CHƯƠNG 2
(Tiếp theo)
HỘI NGHỊ GENEVA
III - Hội nghị Geneva về Đông Dương Đợt II
Từ 05/06/1954 đến 20/07/1954
1/- Hội Nghị Geneva về Đông Dương Đợt I bị bế tắt
1 Kể từ đầu tháng 06/1954, tướng Paul Ély được chính phủ
2 Pháp ở Paris cử nhiệm Tổng Cao Ủy kiêm nhiệm Tổng Tư Lệnh
3 quân sự Pháp ở Đông Dương.
4 Ngày 04/06/1954, cuộc thương lượng trao trả độc lập hoàn
5 toàn cho Quốc Gia Việt kéo dài từ lâu giữa
6 chính quyền Quốc Gia Việt Nam và chính
7 quyền Pháp nay đã đạt tới 2 thỏa ước ở Paris:
8 (1) Thỏa Ước thừa nhận nền Độc Lập thực sự
9 và toàn vẹn cho Quốc Gia Việt Nam; (2) Thỏa
10 Ước về Liên Hiệp giữa Pháp và Quốc Gia Việt
11 Nam. Thủ tướng Bửu Lộc
(mang kính đen)
12 Điều cần lưu ý là hai văn bản
13 Thỏa Ước nầy chỉ mới có Thủ
14 Tướng Pháp Joseph Laniel và thủ
15 tướng Quốc Gia Việt Nam Bửu
16 Lộc ký tên tắt ở cuối mỗi văn bản,
17 mà cũng chưa bao giờ được chuẩn
18 phê thực sự bởi chính phủ Pháp
19 hay chính phủ Quốc Gia Việt
20 Nam.122
21 Hậu quả là, Pháp còn được xem như vẫn còn có trách nhiệm
22 trên mặt pháp lý về việc ký kết thi hành thỏa ước quốc tế mặc dù
23 Quốc Gia Việt Nam được xem như là đã hoàn toàn độc lập. Quốc
24 Trưởng Bảo Đại đã phải chua chát mà viết trong nhật ký của
25 mình rằng đây lần thứ năm “nước Pháp công nhận Việt Nam là
26 một Quốc Gia độc lập toàn vẹn” nhưng là lần đầu tiên “…và có
27 chủ quyền tối thượng để hành xử những thẩm quyền được công
28 pháp quốc tế thừa nhận” “Hai văn kiện nầy là một sự kiện lặp đi
29 lặp lại thật lố bịch.” Bởi vì người Pháp vẫn cố tình trói buộc
VSTK - 3794
1 Quốc Gia Việt Nam vào tổ chức Liên Hiệp Pháp của họ và phải
2 để cho họ độc quyền nắm giữ về Quốc Phòng và Ngoại Giao.123
3 Sau buổi họp giới hạn #12, ngoại trưởng Anh quay về Luân
4 Đôn và ngày 05/06/1954 trở đi là những phiên họp giới hạn bàn
5 thảo về các vấn đề ngừng bắn ở Cao Ly (Korea/Triều Tiên).
- Những cuộc trả giá tay đôi Pháp-Hoa
6 (a) Jean Chauvel-Wang Bingnan
7 Trong hai ngày 05/06 và 06/06/1954, trong lúc hội nghị
8 Geneva về Cao Ly tiến hành thì cố vấn đặc biệt của phái đoàn
9 Pháp tại Hội Nghị Geneva J.Chauvel và đại tá Jacques
10 Guillermaz đã họp riêng với Tổng Bí Thư phái đoàn CHNDTQ
11 Wang Bingnan lần lược tại tư gia của Paul Boncourt và tòa Tổng
12 Lãnh Sự Pháp ở Geneva. Trong buổi gặp riêng ngày 05/06/1954,
13 Pháp - Hoa cũng chỉ đưa ra hai vấn đề hiện nay đang bế tắt: (i)
14 Vấn đề Tập kết và (ii) Vấn để kiểm soát ngưng bắn.
15 Theo Chauvel, đối với vấn đề tập kết, thì mặc dù các đại
16 diện chỉ huy quân đội hai bên đã gặp nhau ba, bốn kỳ họp riêng
17 rồi nhưng phía Việt Minh chỉ nêu lên những nguyên tắc chứ
18 không đi vào cụ thể cho một vấn đề đặc biệt nào. Về vấn đề tập
19 kết thì phái đoàn Pháp đã đề xuất nhiều nguyên tắc nhưng cho
20 đến nay vẫn chưa đạt được sự đồng thuận với nhau tại bàn Hội
21 Nghị giới hạn. Lập trường của Pháp là quốc gia trung lập kiểm
22 soát đình chiến phải vô tư không thiên vị nghiêng ngửa về một
23 phía nào của hai bên. Pháp sẵn sàng chấp nhận các quốc gia
24 thuộc vùng Á Châu và Phi Châu giữ vai trò kiểm soát quốc tế tại
25 Đông Dương.
26 Wang Bingnan (Hoàng Bình Nam) cho rằng trường họp bế tắt trên
27 vấn đề vùng tập kết do các đại diện chỉ huy quân sự Pháp -Việt
28 Minh bàn thảo là do lỗi của phía Pháp cố tình bắt buộc Việt Nam
29 Dân Chủ Cộng Hòa phải đầu hàng theo 5 đề nghị của thủ tướng
30 Pháp Joseph Laniel đưa ra: a/ Rút hết bộ đội Việt Minh ra khỏi
31 Lào và Cao Miên; b/ Lập một vùng phi quân sự chung quanh
32 vùng đồng bằng sông Hồng; c/ Quy định những vùng tập kết nhất
33 định cho bộ đội CSVM; d/ Rút hết bộ đội CSVM ra khỏi lãnh thổ
VSTK - 3795
1 Nam Việt Nam; e/ Việt Minh phải cam kết không được nhập nội
2 viện trợ quân sự từ nước ngoài vào Việt Nam. Mặc dù 5 đề nghị
3 đã được Pháp rút lại nhưng cũng đã làm chậm trễ không ít cho
4 tiến trình đàm phán giữa hai bên Việt Minh – Pháp. Còn đối với
5 vấn ủy hội kiểm soát đình chiến thì lại có kẻ muốn gây thêm rắc
6 rối cho nên đã đề xuất tổ chức Liên Hiệp Quốc và cho đây là một
7 tổ chức trung lập vô tư. Nếu cho rằng các quốc gia CS là không
8 trung lập thì các quốc gia Tư Bản cũng không khác gì. Hoa Kỳ
9 hiện nay tự gán cho mình là vô tư Trung lập nhưng trong vấn đề
10 nầy không thể đánh giá trên căn bản ý thức hệ của mỗi quốc gia.
11 Theo Wang Bingnan thì tổ chức Kiểm soát cần có ba ủy ban : 1/
12 Ủy ban Liên hợp; 2/ Một Ủy ban Kiểm soát Trung lập; 3/ Một
13 Ủy ban Bảo đảm Quốc tế. Có kẻ lại chủ trương rằng thỏa ước về
14 kiểm soát không áp dụng cho 2 quốc gia Miên-Lào; nếu thế thì
15 Hoa Kỳ có thể thiết đặt các căn cứ quân sự ở hai quốc gia đó và
16 như vậy thì hoàn toàn không hợp lý. Ngoại Trưởng Bidault đã
17 đưa ra những đề nghị về vấn đề kiểm soát và phái đoàn Trung
18 Quốc sẽ đáp ứng sau khi đã được nghiên cứu.
19 Chauvel lưu ý Wang Bingnan rằng Hoa Kỳ không tin tưởng
20 Hội Nghị Geneva về Đông Dương nhưng Hoa Kỳ và 3 quốc Gia
21 Đông Dương lại là những đồng minh của Pháp và phái đoàn
22 Pháp chỉ có thể chấp nhận những giải pháp mà đồng minh của
23 Pháp cũng chịu chấp nhận.
24 Wang Bingnan đáp ứng rằng Pháp là một trong những vận
25 động viên chủ chốt trong khi giải quyết vấn đề Đông Dương. Tái
26 lập hòa bình có lợi cho Pháp nới rộng hay Quốc tế hóa chiến
27 tranh bất lợi cho Pháp. Trung quốc không ích kỹ trong tiến trình
28 xây dựng Hòa Bình ở Đông Dương, mong muốn chấm dứt đỗ
29 máu, tạo dựng mối thân hữu và bình thường hóa giữa Việt-Pháp.
30 Trung Hoa muốn làm tăng uy thế cho Pháp chứ không muốn
31 Pháp bị giảm uy thế trên bình diện quốc tế.
32 Chauvel cũng lưu ý họ Wang rằng đề nghị của ngoại trưởng
33 Liên Sô Molotov chỉ làm cho Ủy Ban Kiểm soát đình chiến trở
34 thành bất lực. Molotov và Bidault sẽ gặp nhau vào ngày mai để
35 thảo luận về đề nghị nầy của Molotov. Ngoại Trưởng G. Bidault
36 sẽ lại gặp riêng Ngoại Trưởng Chu Ấn Lai vào đêm 07/06/1954
VSTK - 3796
1 và Bidault có lẽ sẽ bàn luận bất cứ vấn đề nào mà họ Chu nêu
2 lên.123bis
3 (b) G.Bidault - Chu Ấn Lai đêm 07/06/1954
4 Trong buổi tối gặp nhau nầy, Bidault chú tâm đến vấn đề
5 giám sát đình chiến và tỏ ý rằng mẫu mực kiểm soát đình chiến ở
6 Cao Ly không thể áp dụng ở Đông Dương và hai quốc gia CS Ba
7 Lan, Tiệp Khắc cũng không thể có mặt trong ủy hội kiểm soát
8 đình chiến ở Đông Dương nhưng Bidault không đề cặp tới một
9 quốc gia trung lập nào để phía Trung Quốc có thể nhận định và
10 cứ xét. Bidault cũng tỏ ý yêu cầu Trung Quốc đừng thúc ép chiến
11 cuộc thêm hơn trong khi đang tiến hành thương thảo tại Hội Nghị
12 Geneva. Bidault cũng không đồng ý trộn lẫn hai vấn đề quân sự
13 và chính trị để giải quyết cùng một lúc. Bidault tỏ ý muốn rằng
14 sẽ trình bày trước quốc hội Pháp về cuộc gặp mặt riêng với Chu
15 Ấn Lai nhưng lại e ngại như thế sẽ khiến cho Hoa Kỳ bất mãn.124
16 - Cuộc họp mật riêng của 3 phe CS Trung Quốc, Liên Sô
17 và Việt Minh ngày 07/06/1954
18 Trong một công điện tối mật gửi về Bắc Kinh đề ngày
19 07/06/1954, Chu Ấn Lai báo cáo rằng ngày hôm qua 06/06/1954,
20 trong một buổi họp giữa 3 phía Việt Minh, Trung Quốc và Liên
21 Sô đã cùng nhau quyết nghị 12 điều khoản về vấn đề Ủy Ban
22 Liên Hợp quân sự, Ủy Ban Giám Sát ngừng bắn, vấn đề Bảo
23 Đảm quốc tế và dự định sẽ đề xuất những điều khoản nầy trong
24 phiên họp toàn thể và công khai trong ngày 08/06/1954 sắp tới.
25 Bản báo cáo cũng viết rằng trong phiên họp toàn thể nầy Trung
26 Quốc sẽ nhắc lại 6 nguyên tắc nền tảng về vấn đề quân sự của họ
27 Chu đã đề xuất trong phiên họp giới hạn thứ #7 ngày 27/05/1954
28 đã qua để vạch ra những điểm sai lầm của đối phương và phê
29 phán Hoa Kỳ đã làm chậm trễ sự tiến triển của Hội Nghị Geneva.
30 Phạm Văn Đông sẽ rao truyền lập trường và những kế hoạch của
31 Trung Quốc về vấn đề chính trị.125
32 - Phiên họp toàn thể về Đông Dương ngày 08/06/1954
33 Phiên họp toàn thể bắt đầu kể từ 3 giờ 3 phút chiều ngày
34 08/06/1954 và và bắt đầu tố cáo nhau những điều không liên
35 quan trực tiếp gì đến vấn đề kiểm soát ngừng bắn và bảo đảm
VSTK - 3797
1 việc thi hành thỏa ước ngừng bắn. Đặc biệt trong phiên họp nầy,
2 sau giờ tạm nghỉ, trưởng đoàn CS Liên Sô Molotov bổng nhiên
3 đả kích dữ dội nhắm vào chính quyền Pháp, Hoa Kỳ và 3 Quốc
4 Gia Đông Dương. Khởi đầu, Molotov phê phán rằng có một vài
5 phía không ngay thẳng, chính trực bất cần trong việc tái lập hòa
6 bình cho Đông Dương rồi nhắm thẳng kết tội phía Hoa Kỳ dự
7 mưu cấu kết với nhiều thế lực thực dân thuộc địa để thiết đặt liên
8 minh quân sự ở Đông Nam Á, họp bàn quân sự ở Hoa Thịnh
9 Đốn, thúc hối Thái Lan kêu gọi Liên Hiệp Quốc can thiệp nhưng
10 chính là để Hoa Kỳ can thiệp. Đối với Quốc Gia thì Molotov cho
11 rằng CSVM đã chiếm được 3/4 lãnh thổ và chế nhạo rằng không
12 có một quốc gia nào ở Đông Dương đã được độc lập, vì thế
13 không được các thế lực khác ở Á Châu công nhận và chính
14 quyền của Bảo Đại không được lòng dân chúng Việt Nam, các cơ
15 quan công quyền của Quốc Gia Việt Nam ở nông thôn được tuyển cử
16 không đúng cách thức. Trưởng đoàn Việt Minh Phạm Văn Đồng
17 cũng phụ họa phê phán lập trường của phái đoàn Quốc Gia Việt
18 Nam về điều kiện sáp nhập bộ đội CSVM vào quân đội Quốc Gia
19 Việt Nam và Tổng Tuyển cử dưới sự giám sát của Liên Hiệp
20 Quốc để thành lập chính quyền thống nhất dưới sự lãnh đạo của
21 Quốc Trưởng Bảo Đại. Phiên họp tạm ngưng vào lúc 7 giờ 50
22 chiều.126
23 - Phiên họp toàn thể về Đông Dương ngày 09/06/1954
24 Trưởng đoàn Quốc Gia Việt Nam Ngoại Trưởng Nguyễn
25 Quốc Định khai mạc buổi họp bằng cách phê phán một cách
26 chững chạc nhưng rất mỉa mai về những lời phát biểu có tính các
27 vu khống của Molotov đối với chính quyền Quốc Gia Việt Nam
28 do Quốc Trưởng Bảo Đạo lãnh đạo. Sau khi tuyên bố không cần
29 phải đáp trả những luận điệu mạ lỵ của trưởng đoàn CSVM
30 Phạm Văm Đồng, Ngoại Trưởng Nguyễn Quốc Định lễ độ cám
31 ơn ngoại trưởng CS Liên Sô Molotov đã khổ công lưu tâm tới
32 nền độc lập của quốc gia Việt Nam cũng như Liên Sô đã từng
33 khổ tâm đến việc giải phóng các quốc gia nhược tiểu ở Đông Âu
34 khỏi ách thống trị của chế độ Tư Bản kể từ sau Hội Nghị Yalta.
35 Ngoại trưởng Định khuyến cáo Molotov không được hạ thấp giá
36 trị quân đội Quốc Gia Việt Nam hiện đang chiến đấu cho quê
VSTK - 3798
1 hương tổ quốc Việt Nam mặc dù họ chưa có đủ thời gian để trở
2 thành một quân đội được tổ chức một cách đầy đủ và hoàn bị.
3 Phái đoàn Quốc Gia Việt Nam cực lực bác bỏ đề nghị chia cắt
4 lãnh thổ dưới nhiều hình thức ám muội do Việt Minh đề xuất.
5 Phái đoàn Quốc Gia Việt Nam chấp nhận đề nghị trao cho tổ
6 chức Liên Hiệp Quốc nhiệm vụ kiểm soát việc ngừng bắn, việc
7 thì hành thỏa ước hòa bình và việc tổng tuyển cử ở Đông Dương.
8 Ngoại Trưởng Định dứt khoác không chấp nhận đề xuất của phái
9 đoàn CS Liên Sô chọn bốn quốc gia India, Pakistan,
10 Czechoslovakia, Poland làm thành viên của Ủy Ban Kiểm Soát Đình
11 Chiến ở Việt Nam với lý do là bốn Quốc Gia nầy chưa biết gì về nước
12 Việt Nam. Ủy Ban Liên Hợp Quân Sự theo kiểu cách năm 1946 của
13 Việt Minh cũng sẽ bị bế tắt như thế.127
14 Chu Ấn Lai trong phiên họp nầy cũng tố cáo Hoa Kỳ với những
15 lời lẽ giống như Molotov và còn kết luận rằng những thỏa ước giữa 2
16 chính phủ Pháp-Quốc Gia Việt Nam vừa mới thực hiện chẳng những
17 không đáp ứng được ý nguyện độc lập thực sự của nhân dân Việt Nam
18 mà còn gây chậm trễ cho tiến trình tái lập hòa bình ở đó.128
19 - Phiên họp toàn thể về Đông Dương ngày 10/06/1954
20 Trong phiên họp nầy, Phạm Văn Đồng đã đọc lên một đợt dài
21 công kích độc đoán, không ôn hòa, ngoài lề đối với 2 vương
22 quốc Miên-Lào, với chính quyền của Bảo Đại, với “thực dân”
23 Pháp và “đế quốc” theo cùng một giọng điệu của khối Cộng Sản
24 luôn xử dụng rồi đi đến một tuyên bố kết luận ủng hộ đề nghị của
25 Molotov trong phiên họp trước đây đã được Chu Ấn Lai tán
26 thành: rằng Pháp và Việt Minh cần phải bắt đầu bàn luận riêng
27 về các vấn đề chính trị cùng một lúc với với việc bàn thảo về
28 quân sự vốn đang được tiến hành. Đến phiên Molotov phát biểu
29 với giọng điệu có vẽ hòa nhả hơn để kết tội Pháp và Hoa Kỳ phải
30 chịu trách nhiệm làm chậm trễ tiến trình tái lập hòa bình ở Đông
31 Dương và nói rằng chỉ với chính quyền Việt Minh mới có được
32 những cuộc tuyển cử tự do ở Việt Nam. Molotov cũng lập lại
33 luận điệu cũ rằng 3 chính quyền Quốc Gia Đông Dương chưa có
34 độc lập dựa trên chứng cứ chính quyền Hoa Kỳ luôn luôn thúc
35 hối Pháp phải trao trả độc lập thực sự cho 3 quốc gia nầy. Ngoại
36 trưởng Định đã bát bỏ lập luận của Molotov đã sai lầm cho rằng
VSTK - 3799
1 chỉ có dưới chế độ của chính quyền CSVM mới có được những
2 cuộc bầu cử tự do mà không cần đến có sự giám sát của Liên
3 Hiệp Quốc trái ngược hoàn toàn với đề nghị của phái đoàn Quốc
4 Gia về vấn đề tuyển cử nầy và Quốc Gia Việt Nam Việt Nam do
5 Quốc trưởng Bảo Đại lãnh đạo rất tự hào về tiến trình đã ký kết
6 hiệp ước Pháp – Việt công nhận Chủ Quyền và Độc Lập của
7 Quốc Gia Việt Nam.129
8 Cũng theo báo cáo của Chu Ấn Lai gửi về Bắc Kinh ngày
9 11/06/1954 về diễn tiến buổi họp toàn thể nầy thì trưởng đoàn
10 Anh Eden đã lập lại đề nghị chọn 5 quốc Gia trong Tổ Chức
11 Colombo làm Ủy Hội Kiểm Soát Quốc Tế Đình Chiến Đông
12 Dương. Eden cũng không chấp nhận đề nghị quyền phủ
13 quyết/veto trong Ủy Hội Kiểm Soát Quốc Tế. Eden cũng nhấn
14 mạnh rằng cuộc xâm lăng của Việt Minh vào Miên-Lào giống
15 như quân Đức Quốc Xã xâm lăng Tiệp Khắc trong thế chiến thứ
16 II. Sau cùng, Eden cảnh cáo rằng nếu tất cả các phái đoàn không
17 thể thống nhất quan điểm thì Hội Nghị Geneva về Đông Dương
18 sẽ bị tan vỡ và phải bắt buộc tuyên bố trên toàn khắp thế giới biết
19 sự thất bại là do trách nhiệm của tất các phái đoàn tham dự Hội
20 Nghị Genneva.130 Nguyên văn lời cảnh cáo nầy của ngoại trưởng
21 Anh Eden cũng được trưởng đoàn Hoa Kỳ tướng Smith báo cáo
22 về Hoa Thịnh Đốn như sau:
23 In respect, however, to the arrangements for supervision, and the future of
24 Laos and Cambodia, the divergencies are at present wide and deep. Unless we
25 can narrow them now without further delay, we shall have failed in our task.
26 We have exhausted every expedient of procedure which we could devise to
27 assist us in our work. We all know now what the differences are.We have no
28 choice but to resolve them or to admit our failure. For our part, the United
29 Kingdom delegation is still willing to attempt to resolve them, here or in
30 restricted session, or by any other method which our colleagues may prefer.
31 But if the positions remain as they are today, then it is our clear duty to say so
32 [to] the world, and to admit that we have failed."131

33 Trong khi tại buổi họp toàn thể Geneva về Đông Dương ngày
34 10/06/1954 bị bế tắt thì trong ngày 10/06/1954 nầy chỉ huy quân
35 sự Pháp - Việt Minh cũng gặp nhau một cách bí mật tại một biệt
36 thự ngoại ô thành phố Geneva và đại tá CSVM Tạ Quang Bửu đã
37 chỉ tay khoanh vùng Bắc Việt trên một bản đồ Đông Dương để
38 nói rằng: “Chúng tôi phải có được một lãnh thổ, một thủ đô và
VSTK - 3800
1 một hải cảng.” 132 Ý đồ chia đôi đất nước Việt Nam của CSVM
2 đã được tỏ hiện.
3 Sau buổi họp toàn thể về Đông Dương ngày 10/06/1954 tiếp
4 tục bị bế tắt, các buổi họp tiếp theo tại Hội Nghị Geneva chỉ
5 giành riêng cho việc giải quyết các vấn đề chính trị về Triều
6 Tiên/Korea cho đến ngày buổi họp giới hạn thứ #15 ngày
7 17/06/1954 mà cũng chưa đạt được một thỏa thuận nào thích
8 đáng cho nên cũng phải tạm ngưng. Hội Nghị Geneva về Đông
9 Dương cũng như về Triều Tiên bị bế tắt có thể khiến cho các
10 trưởng đoàn dự Hội Nghị sẽ rời Geneva trở về nước.
11 2/- Hội Nghị Geneva về Đông Dương Đợt II
12 2.1 Thay đổi chính phủ ở Pháp và Quốc Gia Việt Nam
13 - Cao Ủy Toàn Quyền Đông Dương Paul Ély
14 Ngoại trưởng Bidault đã trở qua Pháp để tham dự phiên họp
15 Quốc Hội Pháp mở phiên họp khoáng đại ngày 09/06/1954 để bỏ
16 phiếu thông qua chính sách của nội các chính phủ của thủ tướng
17 Laniel. Mặc dù quốc Hội đã thông qua chính sách hiện tại của
18 chính phủ với một tỷ số khít khao đối với các vấn đề Đông
19 Dương nhưng rất nhiều dân biểu đã công kích bất lợi đối với khả
20 năng tái lập hòa bình ở Đông Dương của nội các Laniel.133 Trở lại
21 Geneva, Ngoại trưởng Bidault đã gửi một loạt 3 công điện quan
22 trọng về Việt Nam cho tân Thống Đốc Cao Ủy kiêm Tổng Tư
23 Lệnh Quân Đội Viễn Chinh Pháp ở Đông Dương Paul Ély đang
24 đi kinh lý các chiến trường Bắc Việt trong 2 ngày 11 và
25 12/06/1954. Bidault yêu cầu Ély cho biết: (i) nhận định cá nhân
26 về tình hình tổng quát ở Đông Dương vào thời điểm Ely nhậm
27 chức Thống Đốc kiêm Tổng Tư Lệnh quân đội Pháp ở Đông
28 Dương và tình hình tập trung bộ đội CSVM chung quanh vùng
29 đồng bằng Bắc Việt; (ii) Yêu cầu cho biết dự kiến về tiến trình
30 gặp nhau của tướng Delteil và đại tá de Brebission với phái đoàn
31 quân sự CSVM và lưu ý rằng cuộc gặp nầy không được để phía
32 Việt Nam Việt Minh thỏa mãn đòi hỏi chia cắt lãnh thổ; (iii)
33 Bidault cho biết là thái độ cứng rắn của phái đoàn CSVM tại bàn
34 Hội Nghị Geneva gần đây khiến cho Pháp nghi ngại rằng CSVM
35 đang chuẩn bị tiến công ở Bắc Việt. Bidault còn tỏ ý lo lắng đặc
VSTK - 3801
1 biệt về sự an nguy của đoàn quân viễn chinh Pháp và lưu ý Ély
2 rằng điều nầy là chính yếu mà Ély cần phải luôn luôn quan tâm.
3 Và Ély đã trả lời các công điện của Bidault bằng một phúc trình
4 với phầm mở đầu một cách dứt khoác rằng “chia cắt lãnh thổ là
5 giải pháp khôn ngoan nhất.” (Tout ce que j’entends, tout ce que je vois, tout ce
6 que je percois, sur le plan politique comme sur le plan militaire, m’amène à la conclusion
7 que la solution de la coupure serait la sagesse.)134

8 Tư tưởng tiêu cực nầy của tướng Thống Đốc Cao Ủy Đông
9 Dương Paul Ély cũng là tư tưởng chủ bại của tướng vùng Bắc
10 Việt Salan trái ngược với chủ trương và kế hoạch của tướng
11 Navarre cựu Tổng Tư Lệnh Quân đội Viễn Chinh Pháp ở Đông
12 Dương mà tướng Ély đã mang theo trở về Paris kể từ 25/05/1954
13 cho đến khi quay trở lại Sài Gòn vào ngày 03/06/1954 để chính
14 thức nhậm chức Thống Đốc Cao Ủy kiêm Tổng Tư Lệnh Quân
15 Đội Viễn Chinh Pháp ở Đông Dương. Frédéric Dupont, tân
16 Quốc Vụ Khanh của chính phủ Pháp đặc trách giao tế với các
17 quốc gia Liên Hiệp Pháp ở Đông Dương - thay thế Marc Jacquet
18 - đã viết trong sách Mission de La France en Asie về lập trường
19 tiêu cực của tướng Cao Ủy Đông Dương và tư tưởng chủ bại của
20 tướng Salan như sau:
21 Từ lúc trở lại Đông Dương, tướng Ély đã tỏ ra có một thái độ
22 tiêu cực về tình hình quân sự và cho thấy đương dự kiến bỏ rơi
23 Hà Nội nhanh chóng, nghĩ rằng không còn có thể giữ được hơn
24 nữa trong vòng hai hoặc ba tuần. Dupont lại viết thêm rằng tướng
25 Salan vẽ ra cho đương sự thấy một khung cảnh còn đen tối hơn là
26 sự suy định của tướng Ély; rõ ràng là Ély đã bị ảnh hưởng của
27 Salan khi Ély gửi về cho chính phủ Pháp ở Paris để báo cáo tình
28 hình nghiêm trọng một cách quá đáng so với thực tế.135
29 Trong quyển Hồi Ký L’Indochine Dans La Tourmente, tướng Ély
30 viết rằng: “Trong các buổi hội họp, tướng Salan chưa bao giờ có
31 những lời ăn tiếng nói khiếm nhã đối với tướng Navarre” vốn là
32 người kế nhiệm của tướng Ély. Nhưng tướng Ély lại viết tiếp:
33 “tướng Salan nhận định rằng tình hình nguy hiểm và khó khăn
34 hơn, không giống như tướng Navarre đã đánh giá. Và ý kiến của
35 tướng Salan càng được củng cố sau cuộc kinh lý của Ély và
36 Salan ở Bắc Việt.”136

VSTK - 3802
1 Tân Thống Đốc Cao Uỷ Đông Dương sau ngày nhậm chức
2 liền đi thăm viếng các nguyên thủ và lãnh đạo chính phủ ở hai
3 quốc gia Miên-Lào trong 2 ngày 13 và 14/06/1954, khi trở về Sài
4 Gòn thì được biết rằng trong nhiều ngày qua ở Paris đang có
5 cuộc khủng hoảng nội các chính phủ Pháp rất sâu sắc và Mendès
6 France đã được Tổng Pháp chỉ định lập tân nội các vào ngày
7 17/06/1954 và phải trình diện tân nội các chính phủ Pháp vào
8 ngày 27/06 thay thế nội các của cựu thủ tướng Laniel đã bị Quốc
9 Hội Pháp bỏ phiếu bất tín nhiệm vào ngày 12/06/1954 vì không
10 đủ khả năng mang lại Hòa Bình ở Đông Dương. Điều nầy thúc
11 dục tướng Ély cần phải gắp rút trở qua Paris để hội kiến và trình
12 bày chủ trương và đường hướng của mình với thủ tướng mới của
13 chính phủ Pháp giống như những điều mà Ély đã trình bày trong
14 công điện ngày 11/06/1954 để đáp lại ba câu hỏi có liên hệ đến
15 tình hình Đông Dương do ngoại trưởng Bidault Trưởng phái
16 đoàn Pháp từ Geneva gửi sang Sài Gòn. Ngày 18/06/1954, Ély
17 tới phi trường Orly. Ély viết:
18 “Je rencontrai M. Mendès France et lui remis la copie du télégramme
19 addressé à M. Bidault le 11, télégramme toujours valable et qui, pour moi,
20 résumait la situation.” (Bản chức đã gặp Ông Mendès-France và trao cho
21 Ông bản sao bức công điện gửi cho Ông Bidault vào ngày 11, công điện nầy
22 luôn vẫn còn hiệu lực và đối với bản chức nó là một bản tóm lược tình hình
23 (Đông Dương).” 137

24 Bản tóm lược kể trên của ÉLy có phần mở đầu một cách ngắn
25 gọn, dứt khoác rằng: “Với những điều tai nghe, mắt thấy, với những
26 nhận định của riêng bản chức trên bình diện chính tri và quân sự thì bản
27 chức đi tới kết luận là chỉ có giải pháp chia cắt lãnh thổ là giải pháp khôn
28 ngoan nhất.” (Tout ce que j’entends, tout ce que je vois, tout ce que je
29 percois, sur le plan politique comme sur le plan militaire, m’amène à la
30 conclusion que la solution de la coupure serait la sagesse.)138

31 KHẢO LUẬN
32 Có thể nói rằng chính là tướng Paul Ély, tân Cao ủy Thống Đốc kiêm
33 Tổng Tư Lệnh quân đội viễn chinh Pháp ở Đông Dương đã cấy trồng ý
34 tưởng xé cắt nước Việt Nam vào đầu óc mù mờ, chân ướt chân ráo của Ông
35 tân thủ tướng gốc người Do Thái của nước Pháp.
36 Nước Việt Nam và nhân dân Việt Nam chịu hai lần đau khổ phũ phàng
37 tột cùng - năm 1954 và năm 1973 - vì hai nhân vật chính trị sừng xỏ gốc
VSTK - 3803
1 người Do Thái: Mendès-France và Henry Kissenger. Cả hai đều xé rào đi
2 đêm với CSTQ để gây, chia cắt và ly hương cho dân tộc Việt Nam.

*
3

VSTK - 3804
1 - Tân Thủ Tướng Quốc Gia Việt Nam Ngô Đình Diệm
2 Sau phiên họp giới hạn thứ #6 ngày 25/05/1954 như đã được
3 truy cứu trước đây, thì ở Sài Gòn Ông Ngô Đình Nhu đã triệu tập
4 Quốc Dân Đại Hội nhóm họp vào ngày 26/05/1954 để phản đối
5 mọi dự tính chia cắt lãnh thổ Việt Nam tại bàn Hội Nhị Geneva
6 và yêu cầu thay đổi nội các của thủ tướng Bửu Lộc139
7 Theo Hồi Ký Le Dragon d’Annam, tại Cannes, Q.T Bảo Đại
8 đã triệu tập một số nhân vật Việt Nam có tiếng tâm trên trên bình
9 diện chính trị và tôn giáo để trình bày về diễn biến và tình hình
10 đang xảy ra ở Việt Nam cùng với những sự xếp đặt trước của
11 người Pháp với phía CSVM nhằm chia cắt đất nước. Để Quốc
12 Gia Việt Nam tỏ rõ có một lập trường Quốc Gia kiên định, Q.T
13 Bảo Đại nêu ý kiến là cần thay thế thủ tướng Bửu Lộc, gợi ý mời
14 Ông Ngô Đình Diệm thay thế thành lập nội các mới của Quốc
15 Gia Việt Nam và được sự đồng ý của những người hiện diễn.
16 Bửu Lộc cũng chấp nhận chủ trương nầy và đồng ý đệ đơn xin từ
17 chức.140
18 Tuy nhiên theo tài liệu mật của bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ thì Bửu
19 Lộc đã tìm cách để làm thay đổi lệnh của Bảo Đại yêu cầu
20 đương sự phải trở về Việt Nam ngay để đối phó tình hình chính
21 trị bất ổn đang xảy ra ở Sài Gòn còn Bảo Đại thì phải ở lại Pháp
22 để điều hành phái đoàn Quốc Gia Việt Nam tại Hội Nghị Geneva
23 Geneva.
24 Cũng theo tài liệu mật của Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ thì qua
25 trung gian của Ông Ngô Đình Luyện, Ông Diệm hiện đang cư trú
26 tại một dòng tu ở Bỉ được triệu mời vào ngày 14/05/1954 đến hội
27 kiến với Q.T Bảo Đại ở Paris và Ông Diệm đả chấp nhận yêu cầu
28 của Q.T. Bảo Đại trở về nước để ổn định tình thế với chức vụ thủ
29 tướng chính phủ của Quốc Gia Việt Nam thay thế hoàng thân
30 Bửu Lộc. Đồng thời Q.T. Bảo Đại cũng chỉ thị cho Đổng Lý Văn
31 Phòng Nguyễn Đệ thông báo cho hoàng thân Bửu Lộc biết về
32 việc cử nhiệm thủ tướng Ngô Đình Diệm.141
33 Trong Hồi ký Le Dragon d’Annam, thì cuộc gặp mặt Bảo Đại
34 - Ngô Đình Diệm đã diễn ra tại Paris ngày 14/05/1954; Bảo Đại
35 đã phải hết lời thuyết phục và sau khi được Ông Diệm nhận lời,
VSTK - 3805
1 QT. Bảo Đại đã kéo tay Ông Diệm đến đứng trước một thập tự
2 giá và nói: “Đây là Đức Chúa Trời của Ông. Ông hãy thề trước
3 thập tự giá nầy rằng Ông sẽ gìn giữ đất nước mà Ông được giao
4 phó. Ông sẽ bảo vệ tổ quốc nầy khỏi bị hiểm họa Cộng Sản và
5 chống lại thực dân Pháp nếu thấy cần.” Ông Diệm ngẫm nghĩ
6 một hồi, nhìn Q.T. Bảo Đại rồi quay mặt hướng về Thánh Giá
7 tuyên xưng một cách thì thầm: “Tôi xin thề.”142
8 Ông Diệm đã được Q.T Bảo Đại giới thiệu để hội kiến với
9 tướng Ély vừa tới Paris và gặp thủ tướng mới Mendès-France.
10 Ông Diệm lên máy bay về Sài Gòn mang theo
11 sắc luật số 38 của Q.T Bảo Đại bổ nhiệm Ông
12 Diệm toàn quyền dân sự và quân sự. Ngày
13 26/06/1954 Thủ tướng Ngô Đình Diệm về tới
14 phi trường Tân Sơn Nhất với một số đồng bào
15 công giáo ra tận sân bay tiếp đón.143
16 - Cuộc họp riêng của 3 phe CS ngày 15/06/1954
17 Ngay sau khi có tin tức nội các của thủ tướng Pháp Laniel bị
18 sụp đỗ và Mendès France thay thế thành lập nội các mới, Chu
19 Ấn Lai đã nhanh chóng chụp lấy cơ hội để thúc đẩy tiến trình
20 thương lượng nơi bàn Hội Nghị Geneva về Đông Dương mau
21 đạt được kết quả. Trong buổi họp riêng ngày 15/06/1954 nầy, họ
22 Chu ghi nhận rằng lý do khiến cho Hội Nghị bế tắt là do phái
23 đoàn CSVM không chấp nhận có sự hiện diện của bộ đội CSVM
24 ở Lào và Cao Miên rồi cảnh cáo rằng thái độn nầy của CSVM sẽ
25 khiến cho Hội Nghị trở thành vô ích và cũng khiến cho CSVM
26 mất đi dịp tốt để thực hiện một giải pháp Hòa Bình cho những
27 vấn đề ở Việt Nam. Họ Chu đề nghị là phía CS nên chấp nhận
28 lập trường của đối phương đề xuất rút hết quân ngoại nhập kể cả
29 bộ đội du kích và chính quy của CSVM ra khỏi hai quốc Gia Lào
30 và Cao Miên. Molotov tán thành đề nghị của họ Chu. Và dưới áp
31 lực nặng nề của hai đàn anh CS Trung-Sô, Phạm Văn Đồng phải
32 chịu tuân phục nghe theo. Sau đó, Họ Chu đã thông báo cho phía
33 Pháp vá Anh về việc thay đổi lập trường của phe CS đối với vấn
34 đề rút quân ngoại nhập bao gồm cả bộ đội CSVM trên hai quốc
35 gia Miên-Lào.143bis
36
VSTK - 3806
1 - Chu Ấn Lai và Bidault gặp riêng
2 Vào trưa ngày 17/06/1954, chu Ấn Lai đến gặp riêng ngoại
3 trưởng Pháp G.Bidault. Bidault cho biết rằng nói rằng sở dĩ Ông
4 trở lại Geneva là vì muốn yêu cầu mọi người đừng chấm dứt các
5 phiên họp Geneva về vấn đề Đông Dương một cách quá sớm.
6 Chu Ấn lai cũng bày tỏ rằng phái đoàn Trung Hoa muốn Hội
7 Nghị Geneva phải thu đạt được một vài thỏa thuận tối thiểu
8 trước khi các Ngoại Trưởng rời Geneva trở về nước. Bidault cho
9 biết trưởng đoàn Hoa Kỳ và trưởng đoàn Anh Quốc đã đồng ý ở
10 lại Geneva cho đến tuần sau.144
11 Tuy nhiên, vào ngày 18/06/1954, Eden và Smith đã thông báo
12 cho phó trưởng đoàn Pháp Chauvel rằng họ sẽ rời Geneva trở về
13 nước vào sáng ngày 19/06/1954 nhưng theo lời yêu cầu của
14 Chauvel họ sẽ đình hoãn chuyến đi trong vòng 24 giờ. Chauvel
15 liền đi gặp riêng Chu Ấn Lai vào ngày 19/06/1954. Kết quả của
16 cuộc gặp mặt nầy là Chauvel đã có được một bản văn dự thảo
17 của Trung Hoa và Pháp mà đương sự nghĩ rằng sẽ được tất cả 9
18 phái đoàn tham dự Hội Nghị Geneva về Đông Dương chấp nhận
19 và thông qua.145
20 Cũng vào buổi sáng 19/06, Ngoại Trưởng Eden đã đến gặp
21 riêng Chu Ấn Lai để hội ý về vấn đề liên quan vớ hai quốc gia
22 Miên-Lào đồng thời cũng cản báo rằng CSVM không được ồ ạt
23 tấn công nghịch thù trong khi thương lượng đang được tiến hành
24 . Một đại biểu khác trong phái đoàn của Anh là Harold A. Caccia
25 cũng đi gặp riêng phó trưởng đoàn Liên Sô Gromiko. Kết quả
26 những cuộc gặp gỡ và thảo luận riêng một cách khẩn trương nầy
27 đã đưa tới một dự thảo thỏa thuận chung để đưa ra biểu quyết
28 vào phiên họp giới hạn thứ #16 vào lúc 6 giờ 45 chiều cùng ngày
29 19/09/1954 do A. Eden chủ tọa và kéo dài cho đến 9 Giờ sáng
30 ngày 20/06/1954.146
31 - Phiên họp giới hạn thứ # 16 ngày 19 /06/1954
32 Nghị quyết về bản văn dự thảo Pháp - Hoa do Chauvel đề
33 xuất, sau khi mục b được sửa đổi theo đề nghị của trưởng đoàn
34 Liên Sô Molotov, đã được phiên Họp Giới Hạn thứ #16 chấp
35 thuận và thông qua. Sau đây là bản văn của Chauvel đề xuất
VSTK - 3807
1 trong buổi họp và bản văn sau khi đã được sửa đổi theo đề nghị
2 của Molotov để trở thành nghị quyết chung của cuộc họp giới
3 hạn thứ #16:
4 - Chauvel, mục b: “Họ phải cứu xét những vấn đề có liên hệ
5 đến việc chấm dứt những hành động thù nghịch trên các lãnh thổ Miên-
6 Lào, đầu tiên là với vấn đề rút lui tất cả các lực lượng vũ trang ngoại quốc .
7 . . .” 147
8 - Molotov đề nghị mục b: Theo bản văn của phái đoàn Liên Sô đề xuất
9 trước đây thì sau dòng chữ “rút lui tất cả các lực lượng vũ trang ngoại
10 quốc” còn phải có thêm dòng chữ “và nhân sự của quân đội ngoại quốc.”
148
11

12 Sau đây là toàn văn nghị quyết trong buổi họp giới hạn thứ #
13 16 ngày 19 06/1954 theo báo cáo của tướng Smith, Trưởng phái
14 đoàn Hoa Kỳ gửi về Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ ở Hoa Thịnh
15 Đốn:149
16 Chín đoàn đại biểu tiếp tục bàn xét trong phiên họp Giới Hạn về
17 vấn đề tái lập hòa bình ở Đông Dương.
18 Thỏa thuận đã đạt được trên văn bản như sau liên hệ đến vấn đề
19 chấm dứt những hành động thù nghịch ở Cao Miên và Lào:
20 Nhằm để tạo dễ dàng cho việc chấm dứt nhanh chóng ngay những
21 hành động thù nghịch ở Đông Dương, bản văn đề nghị rằng:
22 (a) Những đại diện tư lệnh hai phía sẽ gặp nhau ngay tại Geneva và
23 tại hiện trường.
24 (b) Họ sẽ cứu xét những vấn đề có liên quan việc chấm dứt thù
25 nghịch, trên các lãnh thổ Cao Miên và Lào, khởi đầu là vấn đề có liên
26 quan tới việc rút lui tất cả lực lượng quân sự ngoại nhập và nhân sự
27 của quân đội ngoại nhập, cần phải chú tâm tới những sự lưu ý và
28 những đề nghị do các đoàn dại biểu khác nhau đã được nêu ra tại Hội
29 Nghị.
30 (c) Họ phải phúc trình lên cho Hội Nghị càng sớm càng tốt về
31 những kết luận và những thỏa thuận của họ.
32 Cũng đã được thỏa thuận thêm rằng Hội Nghị sẽ tiếp tục họp phiên.
33 Những đại diện tư lệnh ở Việt Nam, Lào và Cao Miên được yêu cầu
34 lâm thời gửi phúc trình tổng kết của họ đến Hội Nghị trong vòng
35 thời hạn 21 ngày.
36 Kỳ hợp kế tiếp được ấn định là ngày 22/06.

VSTK - 3808
1 Sau kỳ họp giới hạn Hội Nghị Geneva về
2 Đông Dương thứ # 16 /ngày 19/06, nhiều
3 ngoại trưởng Trưởng đoàn Hội Nghị Geneva
4 lần lược quay trở về nước: Molotov rời
5 Geneva trở lại Moscova ngay trong đêm 19,
6 rồi đến Eden và Smith rời Geneva vào buổi sáng ngày 20/06 và
7 Chu Ấn Lai sẽ trở về Bắc Kinh vào ngày 23/06. Trong khi các
8 ngoại trưởng trưởng đoàn thuộc các cường quốc chính yếu rời
9 Geneva thi trong vòng ba tuần sáp tới các kỳ họp giới hạn về
10 Đông Dương vẫn sẽ được tiếp tục để thảo luận các vấn đề quân sự
11 cho cả ba quốc gia Đông Dương. Để chuẩn bị cho việc chia cắt
12 vùng tập kết quân quân sự, Ngoại trưởng CSTQ Chu Ấn Lai sau
13 khi tham khảo và được sự đồng ý của Molotov và Phạm Văn
14 Đồng thấy rằng phe CS cần có một kế hoạch cho việc chia cắt các
15 vùng tập kết như vừa kể cho nên họ Chu đã đánh điện khẩn về
16 Trung Ương Đảng CSTQ để yêu cầu triệu tập một buổi họp tại
17 Nanning giữa CSTQ và Đảng Lao Động Việt Nam tức Đảng
18 CSVM. Trong hội nghị nầy phía CSVM sẽ có mặt Chủ Tịch Hồ
19 Chí Minh, Tổng Bí Thư Trường Chinh, Thống Lãnh Quân Đội
20 CSVM Võ Nguyên Giáp. Phía CSTQ sẽ có mặt phó Trưởng đoàn
21 cố vấn quân Sự cho CSVM Luo Gibo, Wei Guo Quing và Phụ Tá
22 Ngoại Trưởng Zhang Hanfu cùng với Thủ Tướng kiêm Ngoại
23 Trưởng CSTQ Chu Ấn Lai. Tất cả thành viên của buổi họp sẽ tới
24 Nanning, Quangxi từ ngày 28/06 để chờ đón Thủ tướng kiêm
25 Ngoại Trưởng Chu Ấn Lai.150
26 2.2 Tân thủ tướng Pháp Mendès-France
27 - Đánh cuộc với Quốc Hội Pháp
28 Điều trần trước quốc hội Pháp, trong phiên họp khoán đại
29 ngày 17/06/1954, Mendès-France tuyên bố sẽ giải quyết vấn đề
30 Đông Dương trong vòng bốn tuần:151
31 Bản chức đã chú trọng cứu xét sự việc rất lâu.
32 Bản chức đã tham khảo ý kiến với các chuyên gia quân sự và ngoại giao
33 có khả năng nhất. Niềm tin của bản chức từ đó xác nhận rằng một sự giải
34 quyết một cách hòa bình cho sự tranh chấp là có thể thực hiện được.
35 Như vậy, sự ngừng bắn phải được thực hiện một cách nhanh chóng.
36 Nội các do bản chức thành lập sẽ ấn định - cho mình và cho các đối
37 phương của chúng ra – một thời hạn là bốn tuần lễ để đạt đến sự
38 ngừng bắn đó.
VSTK - 3809
1 Chúng ta đang ở vào ngày 17 tháng 06. Bản chức sẽ trình diện trước
2 quý vị vào ngày 20 tháng 07 và sẽ tường trình đến quý vị đã thu gặt
3 được. Ví bằng không có được một giải pháp thỏa đáng vào ngày, quý vị
4 sẽ được giải ước về những mối liên hệ của quý vị đối với bản chức và
5 toàn thể nội các sẽ đệ đơn xin từ nhiệm lên Tổng Thống Cộng Hòa.
6 ......
7 Thưa quý vị, bản chức xin tóm lược.
8 Dự án thi hành của nội các chúng tôi gồm có ba giai đoạn:
9 1- Trước ngày 27/07 sẽ cố gắng đạt được một giải pháp cho vấn đề tranh
10 chấp Của Đông Dương;
11 2- Vào ngay lúc đó hay sau đó nội các sẽ đệ trình một chương trình gắng
12 bó chặt chẽ và chi tiết về việc phục hồi kinh tế và sẽ yêu cầu ban cho những
13 quyền hạn cần thiết để thực hiện việc phục hồi nầy.
14 3- Sau hết, và luôn luôn phải là trước mùa họp nầy của Quốc Hội chấm
15 dứt nội các sẽ đệ trình những đề nghị để được Quốc Hội phê chuẩn và
16 thông qua, không kéo dài thêm thời hạn thêm, chính sách của nội các chính
17 phủ đối với Âu Châu.
18 Dĩ nhiên là – xin lập lại thêm một lần nữa – nếu trong tiến trình tới một
19 giai đoạn nào mà nội các không đạt được mục tiêu nhất định thì nội các của
20 bản chức sẽ đệ đơn từ nhiệm lên Tổng Thống Cộng Hòa.
21 Như thế, ngày hôm nay bản chức yêu cầu có được sự tín nhiệm của Quốc
22 Hội chấp nhận cho một thời hạn đầu tiên là bốn tuần lễ để bản chức tận lực
23 thực hiện việc ngừng bắn ở Đông Dương.
24 Bản chức yêu cầu quý vị có một sự đáp ứng rõ ràng. Nếu lời đáp ứng nầy
25 là khẳng định thì nó ngụ ý rằng trong một thời gian ngắn, nhưng là thời
26 gian rất nặn nhọc nhiều chuyện cho chủ tịch nội các, Quốc Hội sẽ không
27 tìm cách gây thêm gánh nặng cho trách vụ của đương sự và rằng Quốc Hội
28 sẽ không cố ý, trong một thời hán ngắn ngủi, làm xoay chuyển trọng tâm
29 trách nhiệm của đương sự vào những cuộc thương lượng có tính cách
30 quyết định.
31

32 - Gặp mặt riêng giữa Mendès- France và Chu Ấn Lai


33 (i) Chuẩn bị
34 Trong thời gian các ngoại trưởng Anh, Hoa Kỳ, Liên Sô đã
35 rời Geneva trở về nước thì ngày 20/06, Chu Ấn Lai tiếp xúc với
36 Phó trưởng đoàn Pháp Jean Chauvel để yêu cầu chuyển lời rằng
37 họ Chu muốn gặp riêng thủ tướng Pháp Mendès-France ở
38 Geneva trong vòng 2 ngày sắp tới đồng thời họ Chu cũng dự
39 định sẽ hối thúc Chauvel cần tiếp xúc thẳng với phái đoàn
40 CSVM ở Geneva nếu Mendès-France không thể đến Geneva.152
41 Sáng ngày 22/06/1954 Jean Chauvel và Chu Ấn Lai nơi
42 khách sạn cư trú của phái đoàn CSTQ ở Thụy Sĩ từ 11 Giờ 45 đế
43 12 Giờ 15. Cuộc sắp xếp gặp mặt nầy đã bị lộ ra ngoài dư luận
44 bởi báo chí ở Pháp và nhiều nơi khác. Chauvel cho rằng đây là
45 ngón đòn tuyên truyền xuyên tạc do Hoa Kỳ tạo ra. Do đó
VSTK - 3810
1 Chauvel đề nghị rằng cuộc gặp gỡ riêng giữa Trung Quốc và
2 Pháp cần được công khai hóa một cách chính thức. Theo sự trình
3 bày của Chauvel thì cuộc gặp mặt sắp tới giữa Mendès-France và
4 Chu Ấn Lai đuợ sắp xếp như sau:
5 - Buổi sáng 23/06/1954: Mendès-Franace tới Thụy Sĩ và
6 thăm viếng chính phủ Thụy Sĩ vào lú 11 Giờ.
7 - Dự tiệc tiếp tân vào lúc 12 Giờ 30.
8 - Gặp Chu Ân Lai tại Tòa Đại Sứ Pháp ở Thụy Sĩ vào lúc 3
9 Giờ trưa.
10 - Thủ tướng Mendès-France sẽ phúc trình về nội dung buổi
11 gặp mặt với nội các chính phủ Pháp trong ngày hôm nay khi
12 quay trở lại Paris.
13 - Hai bên sẽ họp báo công bố cuộc gặp mặt nầy.
14 - Chauvel cho rằng phải cố gắng không để cho dư luận khắp
15 nơi nghĩ rằng Hội Nghị 9 Quốc Gia tại Geneva đã không còn
16 nữa.
17 - Chauvel còn phát biểu rằng hai phái đoàn Trung-Pháp cần
18 tiếp tục hoạt động thật cẩn trọng và hợp tác trong thời gian 3 tuần
19 lễ sắp tới. trong vòng bí mật; Chu Ấn Lai cho rằng điều nầy có
20 lợi hơn cho Trung-Pháp.153
21 (ii) Cuộc gặp mặt Mendès France - Chu Ấn Lai
22 Cuộc gặp mặt được tổ chức tại tòa Đại Sứ Pháp ở Berne-
23 Thụy Sĩ.
24 Trong số các tùy tùng của Chu Ấn Lai có mặt phụ tá Ngoại
25 trưởng TQ Li Kenong, đại sứ TQ tại Thụy Sĩ Feng Xian…và
26 thông dịch viên Dong Ningchuan. Phía Pháp có mặt đại sứ
27 Pháp ở Thụy sĩ J.Chauvel, Luwin, đại tá Guillermaz và một
28 thông dịch viên.
29 Điểm đặc biệt quan trọng trong cuộc gặp mặt nầy là giải
30 pháp chia cắt vùng tập kết quân sự ở Việt Nam. thành 2 vùng
31 tức là cắt đôi nước Việt Nam và chính Chu Ấn Lai đề cặp tới
32 như sau:154
33 - Chu Ấn Lai: Bản chức rất vui mừng khi nghe Ngài Mendès France
34 sẽ gặp tướng Tổng Tư Lệnh các Lực Lượng Quân Đội Viễn Chinh
35 Pháp ở Đông Dương ngay sau khi Ngài quay trở về Paris và tướng Ély
VSTK - 3811
1 sẽ mang đến những chỉ thị đặc biệt cho các đại diện quân sự Pháp tại
2 Hội Nghị Geneva. Việc thỏa hiệp về những địa điểm tập kết quân của
3 hai bên sẽ làm nền tảng cho những cuộc thương thảo về mặt chính trị.
4 Bản chức đồng ý kiến với Ngài Thủ Tướng về điểm nầy. Đối với vấn
5 đề những vùng chính yếu tập kết quân bản chức muốn Ngài Thủ
6 Tướng cho biết xem có một cao kiến nào không. Nếu Ngài hiện giờ
7 chưa có quyết định về vấn điểm nầy thì chúng ta không phải bàn luận
8 ngay bây giờ.
9 - Mendès France: . . . . . .Vấn đề xác định các vùng chính yếu tập
10 kết quân có thể dùng làm nền tảng cho những việc thương lượng về
11 chính trị. Về những vùng tập kết quân thì có lẽ là sắp được giải quyết.
12 Về ý kiến đối với các vùng tập kết đặc biệt thì bản chức không thể nêu
13 ra ngay bây giờ bởi vì bản chức chưa biết được tình hình thương thảo
14 của các đại diện quân sự hiên nay ra sao. Hiện giờ họ đang vạch một
15 đường ranh giới theo chiều ngang từ hướng Tây sang hướng Đông.
16 Tuy nhiên phía Việt Nam (Việt Minh) lại muốn có một đường ranh
17 như thế nhưng sâu xuống phía Nam hơn tình tạng thực tế. Phía đại
18 diện chuyên gia quân của phía Pháp đã thu nhận tất cả những địa điểm
19 đề nghị của phía Việt Nam vào ngày 25/05/1954. . . . . . . . .
20 .. . . . . . . .
21 - Chu Ấn Lai: Bản chức có một mong ước là trong vòng ba tuần sắp
22 tới, Ngài Thủ Tướng có thể quay trở lại Geneva hoặc là Ngài sẽ có dịp
23 tiếp xúc với Ông Phạm Văn Đồng Trưởng Đoàn VNDCCH. Chúng tôi
24 nghĩ rằng việc tiếp xúc trực tiếp như thế sẽ có lợi.
25 - Mendès-France: Đại sứ Pháp J,Chauvel đã gặp Ông Phạm Văn
26 Đồng ngày hôm qua (22/06/1954) để cho biết rằng bản chức muốn gặp
27 Ông ấy. Tuy nhiên địa điểm và thời gian cuộc gặp nầy chưa thể quyết
28 định. Đó là vì còn tùy thuộc vào sự tiến triển của Hội Nghị Geneva.
29 Bản chức đồng ý là hình thức gặp gỡ nầy rất là quan trọng. Mong rằng
30 điều nầy có thể xảy.
31 - Chu Ấn Lai: Bản chức sẽ hân hoan chuyển đạt việc ý kiến này của
32 Ngài Thủ Tướng đến Ông Phạm Văn Đồng. Chúng tôi mong ước rằng
33 VNDCCH và Pháp Quốc có thể tạo dựng được một tình hữu nghị dự
34 trên nền tảng của Hòa Bình.

Pierre Mendès-France và Chu Ấn Lai tại Geneva


Nguồn hình: Văn khố bộ Ngoại Giao CHNDTQ.
CWIHP s.đ.d, số 16 (2007-2008), tài liệu số 44 , tr.54.

35 - Cộng Sản 3 phe họp riêng ở Geneva 26/06/1954


36 Theo một công điện tối mật của phó trưởng đoàn CSTQ tại

VSTK - 3812
1 Theo một công điện tối mật của phó trưởng đoàn CSTQ tại
2 Hội Nghị Geneva Li Kenong thì trong cuộc họp nầy không có sự
3 hiện diện của Molotov và Chu Ấn Lai mà chỉ có những phụ tá
4 của họ với Phạm Văn Đồng của CSVM. Buổi họp bắt đầu từ 5
5 Giờ 30 chiều ngày 26/06/1954. Mục tiêu của buổi họp là nghiên
6 cứu dự án của CSVM đề nghị chia cắt và điều chỉnh lãnh thổ
7 Việt Nam và Lào. Theo chủ trương của CSVM mà Phạm Văn
8 Đồng trình bày trong buổi họp nầy thì: “quân địch” sẽ rút lui
9 khỏi đồng bằng Bắc Việt, cảng Hải Phòng, “quân ta” từ Quảng
10 Nam sẽ rút khỏi phía Nam và miền Nam và miền Trung. Mục
11 tiêu tối đa mà phía “ta” đòi hỏi là đường ranh kéo dài từ Tuy
12 Hòa-Pleiku, dọc theo quốc lộ (Đường Thuộc Địa) số 19 chạy đến
13 biên giới Việt- Miên (tức làn ranh nằm giữa hai vĩ tuyến thứ 13
14 và 14). Mục tiêu đòi hỏi trung bình là đường ranh vĩ tuyến thứ 15
15 và tối thiểu là đường ranh vĩ tuyến thứ 16. Phạm Văn Đồng cũng
16 tường trình rằng trong cuộc họp bàn của các đại diện quân sự
17 của hai bên ngày hôm nay, phía Pháp đã đưa ra những nguyên
18 tắc của chính phủ Pháp là họ tán thành việc phân chia đường
19 ranh Việt Nam, nghĩa là họ hoàn toàn rút lui khỏi miền Bắc,
20 đường ranh cắt Việt Nam dọc theo vĩ tuyền thứ 18 và hải cảng
21 Hải Phòng họ chỉ được xử dụng để thực hiện chương trình rút lui
22 khỏi miền Bắc.
23 Đối với quốc Gia Lào, Phạm Văn Đồng biện luận rằng vấn
24 đề cắt đất phân vùng tập kết quân phải được thực hiện liên lũy
25 với vấn đề chính trị ở đó. Nếu chính quyền liên hiệp Lào được
26 thành lập thì thì sẽ không điều chỉnh hay chia cắt vùng tập kết
27 quân.
28 Đại diện CSLS K.V Novikov phê luận rằng kế hoạch chia
29 cắt của Phạm Văn Đồng trên vùng trên lãnh Lào chưa được chỉnh
30 chắn và cũng không có những ý niệm rõ ràng trong kế hoạch chia
31 cắt nầy. Novikov yêu cầu Phạm Văn Đồng nên nghiên cứu thêm
32 và sẽ họp bàn trở lại trong một phiên họp sau vào ngày
33 29/06/1954. Trước khi các dại diện quân sự họp bàn về vấn đề
34 chia cắt vùng tập kết quân ở Lào thì trước hết hai phía phải
35 nghiên cứu và phát họa chính xác trên các bản đồ để hiểu rõ tình
36 hình hiện tại và sau đó mới tiến tới gia đoạn bàn thảo về một giải
VSTK - 3813
1 pháp. Theo đường hướng như thế phía “ta” sẽ có thể tiến hành
2 sự hiệu chỉnh những kế hoạch đồng thời cũng có thêm thời gian
3 chờ đợi những nghị quyết từ Hội Nghị ở Naning.155
4 - Hội nghị CS Trung - Việt ở Liễu Châu
5 Hội nghị CS Trung-Việt nầy dự trù khai mạc ở Nanning
6 vào ngày 28/06 /1954 nhưng vì Chu Ấn Lai theo lời mời khẩn
7 thiết của thủ tướng Miến Điện cho nên phải kéo dài thêm một
8 ngày thăm viếng tại quốc gia nầy và sẽ trở về tới Bắc Kinh vào
9 ngày 30/06/1954 để từ đó lên đường sang Nanning.156 Tuy nhiên
10 trong một công diện đặc biệt của Bộ Ngoại giao CSTQ từ Bắc
11 Kinh cho biết thì Hội Nghị Nanning được di dời đến Liễu Châu
12 và thủ tướng kiêm ngoại trưởng Chu Ấn Lai sẽ tới Liễu Châu vào
13 lúc 12 Giờ trưa ngày 02/07/1954.157
14 Trong khi Hội Nghị CS Trung Việt diễn tiến từ 03/07/1954
15 đến 05/07/1954 tại Liễu Châu/ Quảng Tây, Chu Ấn Lai đã gửi 2
16 Công Điện về Bắc Kinh để báo cáo sơ lược về diễn tiến và
17 chương trình nghị sự của Hội Nghị nầy. Hai báo cáo nầy không
18 nói rõ chi tiết những nghị quyết đã được hai bên Trung-Việt
19 thông qua.Tuy nhiên 2 báo cáo đó cho biết là phái đoàn CSVM
20 từ Việt Nam sang Liễu Châu gồm có Hồ Chí Minh, Võ Nguyên
21 Giáp, Luo Guibo/ Lưu Quý Ba, Xie Fang/Giả Phương và Wei
22 Guoqing /Vi Quốc Thanh, (Cố vấn Quân sự và Đại sứ của CSTQ tại
23 Bắc Việt) và đại sứ CSVM tại Bắc Kinh Hoàng Văn Hoan cũng
24 có mặt tại Hội Nghị. Chu Ấn Lai trở về Bắc Kinh vào buổi trưa
25 ngày 06/07/1954.157 bis
26 Tại Hội Nghị Liễu Châu/Quảng Tây/Trung Quốc Chu Ấn
27 Lai đặc biệt khuyến cáo CSVM về nguy cơ Hoa Kỳ rất có thể
28 can dự trực tiếp và chiến trường Đông Dương và như thế sẽ
29 tạo ra thêm rắc rối phức tạp nặng nề tình hình ở đó và làm tiêu
30 hao những thành quả của CSVM đã đạt được. Do đó họ Chu
31 khuyến dụ Hồ Chí Minh rằng CSVM cần phải đạt tới một thỏa
32 hiệp với Pháp tại Hội Nghị Geneva. Hai phía đã nhất trí về
33 những vấn đề có tính cách chiến lược cho giai đoạn họp bàn kế
34 tiếp ở Geneva: đối với vấn đề Việt Nam, họ (phái đoàn CSVM
35 tại Geneva) đã có khuynh hướng tạm thời chia cắt lãnh thổ dọc
VSTK - 3814
1 theo vĩ tuyến thứ 16. Tuy nhiên, vì đường Thuộc Địa số 19, một
2 tuyến đường giao thông duy nhất nối liền lãnh thổ Lào ra biển
3 Đông nhưng lại nằm về phía Bắc của vĩ tuyến thứ 16, cho nên
4 họ sẽ phải sẵn sàng để chấp nhận một ít điều chỉnh cho trường
5 hợp nầy. Đối với vấn đề Lào, họ sẽ cố gắng thiết đặt 2 tỉnh sát
6 biên giới Trung Quốc là Sầm Nứa và Phong Sa Ly thành hai
7 vùng tập kết cho các lực lượng bộ độ CS Pathet Lào. Ở Cao
8 Miên, họ sẽ phải chấp nhận một giải pháp chính trị với một
9 chính quyền không Cộng Sản ở đó.158
10 Sau khi tham dự Hội Nghị CS ở Liễu Châu trở về Việt
11 Nam, vào trung tuần tháng 07/1954, Hồ Chí Minh đọc bản điều
12 trần trước Đại Hội lần thứ 6 Chấp Hành Trung Ương Đảng Lao
13 Động để tán thành sách lược mới trong việc giải quyết vấn đề
14 Đông Dương với một cuộc ngừng bắn đặt trên cơ sở của một
15 hình thức chia cắt tạm thời Việt Nam thành 2 miền để chờ ngày
16 thống nhất đất nước qua một cuộc tổng tuyển cử sau khi các lực
17 lượng quân đội viễn chinh Pháp rút hết ra khỏi Việt Nam. Có
18 một điểm đặc biệt là Hồ Chí Minh đã phê phán “nhóm CSVM
19 cánh trái/tả khuynh” chủ trương thừa thắng xóc tới, đánh đến
20 cùng, đánh bừa mà không cần đếm xỉa gì tới nguy cơ can thiệp
21 của của Hoa Kỳ “chỉ thấy cây rừng mà không thấy rừng, chỉ
22 thấy Pháp rút lui mà không thấy âm mưu của chúng, chỉ thấy
23 Pháp không thấy Mỹ; thiên về tác chiến, xem khinh ngoại
24 giao.”159 Rõ rệt là Hồ Chí Minh đã chịu ảnh hưởng và áp lực của
25 Chu Ấn Lai khi lập lại lời cảnh cáo của họ Chu tại Hội Nghị
26 Liễu Châu với thái độ e sợ sự can dự của Hoa Kỳ vào chiến
27 trường Đông Dương.160
28 Trong hồi ký Điện Biên Phủ - Điểm Hẹn Lịch Sử, Võ Nguyên
29 Giáp viết về nội dung của Hội Nghị CS Trung-Việt như sau:161
30 Đồng chí Chu nói tình hình quốc tế hiện nay yêu cầu có hòa bình, việc phân
31 chia ranh giới tạm thời nên châm chước một chừng nào để tranh thủ những cơ
32 sở pháp lý cho một cuộc tổng tuyển cử hòa bình thống nhất hai miền Nam,
33 Bắc Việt Nam trong vòng hai năm.
34 Nếu ta có chính sách khôn khéo, tổng tuyển cử sẽ giành thắng lợi. Đồng chí
35 Chu thấy có khả năng lập một mặt trận liên minh với Pháp để đẩy lùi sự can
36 thiệp của Mỹ vào bán đảo Đông Dương.
``````````8
37 Cuối cùng, đồng chí nói trước đây Plêven khăng khăng đòi lấy vĩ tuyến 18
38 làm ranh giới tạm thời, nhưng trước sự đấu tranh kiên quyết của ta, Măngđét
VSTK - 3815
1

Phạm Văn Đồng dẫn đầu đoàn đại biểu CSVM đến Thụy Sỹ dự hội nghị Genève về
Đông Dương, tháng 5/1954
. http://vnexpress.net/photo/thoi-su/le-ky-hiep-dinh-geneve-cach-day-60-nam-
3019223.html

02

Từ trái qua: Trần Công Tường, Hoàng Văn Hoan, Tạ Quang Bửu, Phạm Văn Đồng, Phan
Anh - Ảnh:Phái đoàn CS Việt Minh tại Hội nghị Genève (1954)
http://thanhnien.vn/thoi-su/60-nam-hiep-dinh-geneve-1954-2014-ky-1-trung-quoc-ngo-loi-di-
dem-voi-phap-262152.html
2

VSTK - 3816
1 Phrăng và Anh, Mỹ đã đồng ý rút xuống vĩ tuyến 17.
2 Bác và chúng tôi đều ngỡ ngàng. Phải chăm chú tìm trên bản đồ mới thấy
3 dòng sông nhỏ Bến Hải ở phía bắc tỉnh Quảng Trị. Bác nói với so sánh lực
4 lượng trên thực tế chiến trường hiện nay, ta đề ra vĩ tuyến 13 là hợp lý, vĩ
5 tuyến 17 đối với ta là không thể chấp nhận, chí ít cũng phải giành được vĩ
6 tuyến 16. Trước đây đã có tiền lệ khi Đồng minh vào giải giáp quân đội Nhật
7 ở hai miền Nam, Bắc Đông Dương cũng lấy vĩ tuyến 16 làm ranh giới tạm
8 thời.
9 Trước lúc đoàn ta ra về, đồng chí Chu nói với Bác:
10 - "Tôi sẽ bàn với đồng chí Môlôtốp hết sức cố gang thực hiện chỉ thị của Hồ
11 Chủ tịch. Vì ở xa không có điều kiện trao đổi, nếu việc đấu tranh xác định
12 ranh giới tạm thời gặp khó khăn, vạn bất đắc dĩ phải chọnvĩ tuyến 17, mong
13 Hồ Chủ tịch chú ý vấn đề quan trọng nhất hiện nay là tranh thủ cho được hòa
14 bình và những điều kiện để hòa bình thống nhết Việt Nam".
15 Ngồi trên xe lửa, tôi nói với Bác: "Pháp còn gần năm mươi vạn quân, lại
16 thêm Mỹ giúp thì rất ít có khả năng hòa bình thống nhất Việt Nam ! " .
17 Từ cuộc họp trở về, Bác rất suy nghĩ. Bác nói trong Bộ Chính trị nếu muốn
18 chấm dứt chiến tranh, phải chấp nhận một giới tuyến quân sự tạm thời giữa ta
19 và địch. Các bạn Liên Xô và Trung Quốc đều ngại chiến tranh Đông Dương
20 kéo dài, muốn ta đạt được một thỏa thuận với Pháp. So sánh lực lượng giữa ta
21 và địch lúc này, ta đang ở thế có lợi, nhưng về mặt quân sự, với ự giúp đỡ của
22 Mỹ, địch vẫn có nhiều khả năng không những bù đắp những tổn thất mà còn
23 tăng cường thêm lực lượng. Ta cũng cần có một thời gian hòa bình, một khu
24 vực hoàn chỉnh, có thủ đô, cảng biển, sân bay... để củng cố những thành quả
25 của cách mạng và kháng chiến, xây dựng lực lượng chuẩn bị cho cuộc đấu
26 tranh giành độc lập, thống nhất hoàn toàn. Nhưng vĩ tuyến 17 đối với ta là khó
27 chấp nhận. Mỹ nhất định không chịu bỏ Đông Nam á,đang chuẩn bị một chiến
28 lược mới rất nguy hiểm. Trong trường hợp nào chúng ta cũng phải đòi đưa
29 vàovăn bản sự cam kết tôn trọng độc lập, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ của ba
30 nước Đông Dương, không có căn cứ nước ngoài... để làm cơ sở cho cuộc đấu
31 tranh lâu dài.
32 IV - Hội nghị Geneva về Đông Dương giai đoạn cuối cùng
33 (Từ 10 đến 20/07/1954)
34 Sau phiên họp giới hạn thứ #16 ngày 19/06/1954, đa số các
35 trưởng đoàn chính yếu cầm đầu phái đoàn đã lần lược rời khỏi
36 Hội Nghị Geneva nhưng các cuộc gặp riêng và các buổi họp giới
37 hạn vẫn tiếp tục dưới quyền của những phó trưởng đoàn của 5
38 phái đoàn “cường quốc”. Tới đây có thể xem như là cuối giai
39 đoạn II của Hội nghị Geneva, và các bên tham gia đàm phán vẫn
40 thăm dò lẫn nhau về giải pháp và đưa ra lập trường của mình mà
41 không đi đến một thỏa thuận thực chất nào. Cũng trong thời
42 điểm nầy, trong khi phái đoàn CSVM vẫn giữ nguyên như cũ thì
43 phái đoàn của Quốc Gia Việt Nam bắt đầu có sự thay ngôi đổi
44 chủ. Mặc dù nội các của thủ tướng chỉ định Ngô Đình Diệm
45 chưa được chính thức thành lập ở Việt Nam nhưng Ông Diệm đã
VSTK - 3817
1 nhanh chóng cắt cử Ông Trần Văn Đỗ làm Ngoại Trưởng trưởng
2 đoàn Quốc Gia Việt Nam tại Hội Nghị Geneva để thay thế cựu
3 Ngoại trưởng Nguyễn Quốc Định.
4 Theo một Công Điện tối mật từ Geneva gửi về Bộ Ngoại
5 Giao Hoa Kỳ ở Hoa Thịnh Đốn thì chiều ngày 07/07/1954 Trần
6 văn Đỗ mời Bonsai và Dwan trong phái đoàn Hoa Kỳ tại Hội
7 Nghị Geneva dự buổi ăn khoản đãi. Trong buổi ăn nầy còn có
8 Ngô Đình Luyện cùng với thành viên mới của phái đoàn QGVN
9 Nguyễn Hữu Châu, thành viên cũ của phái đoàn Nguyễn Đắc
10 Khê, và tùy viên quân sự tòa đại sứ Quốc Gia Việt Nam tại Hoa
11 Thịnh Đốn Lê Quang Triều. Trong buổi gặp nầy, Ngô Đình
12 Luyện giữ vai trò phát ngôn nhân cho phái đoàn Quốc Gia Việt
13 Nam để tố giác với phía Hoa Kỳ nhiều điều Pháp đã đơn phương
14 hành động và quyết đoán trong giai đoạn thương lượng tại Hội
15 Nghị Geneva trước đây, như là không cần tham khảo hay hội ý
16 với phái đoàn Quốc Gia Việt Nam mà cũng không cho biết trước
17 chủ trương rút quân Pháp-Việt và bỏ rơi vùng Đồng bằng Bắc
18 Việt cho CSVM, rằng Pháp vẫn còn tham vọng làm tái sinh
19 nước “Cộng Hòa Nam Kỳ” để họ có thể ở lại khai thác một miền
20 giàu có trù phú ở miền Nam Việt Nam và bỏ rơi miến Bắc cho
21 CSVM; Pháp vẫn còn ngoan cố dây dưa chưa chịu ký chuẩn
22 nhận Hiệp Định Pháp-Việt công nhận Độc Lập và chủ quyền
23 toàn vẹn cho Quốc Gia Việt Nam. Nguyễn Đắc Khê chỉ trích
24 Pháp muốn bỏ rơi hai vùng giáo khu chiến đấu chống CSVM ở
25 Bắc Việt và đề nghị Hoa Kỳ cần tiếp tục giữ mối liên hệ với hai
26 giáo khu chiến đấu nầy và Hoa Kỳ cần tiếp tục thả dù súng óng,
27 đạn dược, quân nhu, quân dụng để ám trợ cho họ. Nguyễn Đắc
28 Khê còn nói thông tấn xã AP của Hoa Kỳ tố giác rằng chính là
29 phe CS Việt Minh tại bàn Hội Nghị Geneva đã xướng xuất việt
30 chia cắt Việt Nam ra làm hai từ vĩ tuyến thứ 16. Nguyễn Hữu
31 Châu phát biểu rằng bộ đội CSVM không tấn công vào những vị
32 trí quân sự do một mình Quân Đội Quốc Gia Việt Nam trú đóng
33 ở Nam Việt.
34 Tuy nhiên, phía Hoa Kỳ tham dự buổi tiệc do Trần Văn Đổ
35 chiêu đãi đã có những phê phán không thân thiện gửi về Hoa
36 Thịnh Đốn như sau: “Hiệu quả đại thể của cuộc nói chuyện là sự thất
VSTK - 3818
1 vọng. Chẳng có người nào phía Việt Nam gây được ấn tượng về khả năng
2 để đảm nhiệm trách vụ lãnh đạo hoặc là để nhận thức hay để thi hành
3 những công việc khó khăn.” (General effect of conversation was depressing. None
4 of Vietnamese give impression of ability to exercise leadership or to conceive of or to
5 carry out practical enterprises.)162
6 Trong một bức Công Điện gửi đi từ tòa Đại sứ Hòa Kỳ ở Sài
7 Gòn, nơi phần ghi chú số # 1 viết về cá nhân ngoại trưởng mới
8 của Quốc Gia Việt Nam là “thuộc tầng lớp cấp trí thức có
9 khuynh hướng trung lập, tiền hậu bất nhất, mâu thuẫn, nói nhiều
10 hơn là thành động. . .,là bạn thân rất lâu và chia xẻ cùng quan
11 điểm với Ngô Đình Luyện.”163
12 Khi trở về Bắc Kinh, trước Đại Hội mở rộng của Cục Chính
13 Trị Trung Ương đảng CSTQ vào ngày 07/07/1954 Chu Ấn Lai
14 phúc trình về diễn tiến tại Hội Nghị Geneva cùng với và kết quả
15 tại Hội Nghị CS Hoa-Việt ở Liễu Châu. Họ Chu báo cáo rằng
16 phái đoàn CSTQ chủ trương một chính sách song hành liên hợp
17 với Pháp, Anh, các quốc gia Đông Nam Á và 3 quốc Gia Đông
18 Dương tức là kết hợp các lực lượng quốc tế nếu có thể kết hợp
19 được nhằm mục tiêu cô lập hóa Hoa Kỳ, bao hàm và phá vỡ âm
20 mưu bành trướng chế độ đế quốc bá chủ của Hoa Kỳ trên thế
21 giới, Trọng tâm của kế sách Chu Ấn Lai đặt trên nền tảng thực
22 hiện một cuộc dàn xếp hòa bình các vấn đề rắc rối ở Đông
23 Dương. Họ Chu thẩm định rằng diễn tiến thương thảo tại bàn
24 Hội Nghị Geneva cho đến nay có thể mang đến một dự dàn xếp.
25 Chủ tịch đảng CSTQ Mao Trạch Đông hoan hô và chấp nhận
26 những báo cáo của họ Chu.164
27 Trong giai đoạn nầy có thể nói rằng tình hình giằng co, kéo
28 lên kéo xuống đường ranh chia cắt Việt Nam trong phạm vi
29 vùng đất nằm giữa hai vĩ tuyến thứ 13 và thứ 18 và những vấn
30 đề về áp dụng để cho một thỏa thuận có thể đạt được là những
31 chủ đề đã hoàn toàn chiếm mất hết thời gian thảo luận giữa
32 CSVM và Pháp mà không đạt được một kết quả cụ thể nào cho
33 đến ngày thủ tướng mới của Pháp Mendès-France quay trở qua
34 Geneva.
35 Tình trạng không tiến triển tại bàn Hội Nghị Geneva và ở
36 Đông Dương cũng khiến cho CSLS lo ngại tìm cách hối thúc các
VSTK - 3819
1 trưởng đoàn chính yếu cần sớm quay trở lại Geneva. Ngoại
2 trưởng Anh Eden đáp ứng là sẽ trở qua Geneva nhưng không
3 cho biết lúc nào; Chu Ấn lai dự trù sẽ trở lại bàn hội nghị trong
4 khoản thời gian hai ngày 12, 13/07/1954. Molotov trở lại
5 Geneva vào ngày 08/07/1954, sớm hơn những người khác.164bis
6 - Chuẩn bị cho cuộc hội kiến Mendès France-Molotov
7 Đại sứ Pháp tại Thụy Sĩ kiêm phụ tá trưởng đoàn Pháp tại
8 hội nghị Geneva Jean Chauvel đã đến gặp riêng Trưởng đoàn
9 CSLS/Ngoại trưởng Molotov để chuyển đạt đề nghị của
10 Mendès-France muốn gặp riêng với Molotov ở Geneva. Thời
11 gian gặp mặt được ấn định. Trong dịp nầy, Molotov, với sự hiện
12 diện của phó trưởng đoàn Liên Sô Kousnetzoff, đã yêu cầu
13 Chauvel phát biểu ý kiến cho biết các tình hình công tác đã qua
14 của phái đoàn Pháp tại bàn hội nghị Geneva trong khi các trưởng
15 đoàn chính yếu của hầu hết các phái đoàn vắng mặt. Sau khi
16 trình bày các tình huống bế tắt kéo dài cho đến hiện tại, Chauvel
17 nhận định rằng cá nhân đương sự rất đỗi ngạc nhiên mà thấy
18 rằng không có sự nhất quán thống nhất giữa hai phái đoàn Chính
19 trị và chuyên viên quân sự của CSVM tại Hội Nghị Geneva:
20 Trong khi Phạm Văn Đồng gây cảm tưởng như là sắp đạt được
21 một thỏa thuận thì phía đại diện quân sự của CSVM lại tỏ ra
22 thiếu hiểu biết không muốn hợp tác. Nhận định nầy gây cho
23 Molotov ngạc nhiên và chưa tin. Chauvel nêu lên trường hợp
24 điển hình về việc CSVM đòi hỏi qua đáng và xuẩn động về thời
25 hạn rút quân Pháp khỏi Bắc Việt. Sau buổi gặp mặt nầy, hai phái
26 đoàn quân sự Pháp và Liên Sô đã gặp nhau bàn luận trên bản
27 đồ.165
28 - Phái đoàn Quân sự Pháp-Liên Sô gặp riêng 10/07/1954
29 Trong buổi họp riêng nầy, đại tá Brébisson của phái đoàn
30 Pháp đã thông báo tình trạng bế tắt về đàm phán quân sự giữa
31 Pháp-Việt Minh cho hai chuyên gia quân sự của phái đoàn Liên
32 Sô Fedenko và Tzygichko. Ba vấn đề bế tắt là: (i) đường ranh
33 chia cắt vùng tập kết, (ii) vấn đề tập kết quân ở Lào, (iii) vấn đề
34 rút quân viễn chinh Pháp và quân đội Quốc Gia Việt Nam khỏi
35 vùng đồng bằng Bắc Việt.
VSTK - 3820
1 Vấn đề lựa chọn đường ranh chia cắt gặp khó khăn dàn xếp
2 vì VM cứ cố chấp đòi hỏi hai vĩ tuyến thứ 13 và 14 mà không
3 cần đến sự bàn bạc nào về đề nghị vĩ tuyến thứ 18 của Pháp. Về
4 vấn đề quân sự ở Lào thì Pháp chỉ muốn quốc gia Lào có được
5 đường thuộc địa số 9 để có thể thông ra biển Đông và con đường
6 nầy cần phải do Pháp kiểm soát. Bờ biển và bến cảng Đà Nẵng
7 thì cũng không không quan trọng nhiều đối với Pháp mà Pháp
8 cũng không có dự định thiết đặt một sân bay ở Đà Nẵng.
9 Brébisson gợi ý rằng có thể tìm thấy nhiều vùng địa hình hẹp ở
10 Việt Nam để thiết đặt đường ranh chia cắt chứ không nhất thiết
11 phải là đường vĩ tuyến thứ 18 như Pháp đã xướng nghị.
12 Để nhấn mạnh tính cách không thiên lệch về yêu cầu của
13 phía Pháp, đại tá Brébisson đã viện dẫn quyền lợi của chính
14 quyền Quốc Gia Việt Nam do quốc trưởng Bảo Đại lãnh đạo đối
15 với hải cảng và sân bay Đà Nẵng cùng với hoàng thành cố đô
16 Huế. Đương sự còm xa gần cảnh báo rằng hiện có nhiều quốc
17 gia thứ ba - ám chỉ Hoa Kỳ- đang dòm ngó vùng lãnh thổ miền
18 Trung nầy của Việt Nam. Nội dung của cuộc gặp gỡ nầy đã
19 được báo trình đến ngoại trưởng CSLS Molotov để làm tài liệu
20 tham khảo cho cuộc gặp gỡ Mendès France-Molotov cùng vào
21 buổi tối ngày hôm nay.165 bis
22 - Hội kiến Mendès France-Molotov ở Geneva 10/07/1954
23 Trong buổi gặp mặt từ 9 Giờ 30 tối 10/07/1954 nầy Molotov
24 muốn rằng các thành viên cấp ngoại trưởng cần gặp nhau tại
25 Geneva và Mendès France đáp ứng là hai chủ tọa Hội Nghị
26 Geneva có thể ấn định ngày gặp nhau nầy kể từ
27 ngày mai. Tuy nhiên theo nhận định của Mendès
28 France với sự thừa nhận của Molotov thì những
29 phiên họp khoán đại với sự hiện diện các cấp
30 ngoại trưởng như thế không có kết quả đáng kể so
31 với những cuộc gặp gỡ riêng giữa các thành viên
32 tham dự Hội Nghị Geneva. Mendès France cho
33 biết sẽ gặp riêng Phạm Văn Đồng vào ngày mai
34 11/07/1954.

VSTK - 3821
1 Theo cảm nghĩ của Molotov thì hội nghị có một số tiến triển
2 nhưng lại chú trọng nhiều với hai miền Nam và Bắc Việt Nam
3 nhiều hơn là miền Trung. Những vấn đề của 2 quốc gia Miên,
4 Lào cũng ít được đề cặp tới. Mendès France giải thích cho
5 Molotov rằng từ lúc đầu phía Pháp đã đề nghị đường ranh chia
6 cắt chạy đọc ngang qua cửa ải An Nam (cửa ải Hải Vân) vì nó
7 ngắn, và phù hợp với địa hình thiên nhiên và quá trình lịch sử
8 hình thành lãnh thổ của nước Việt Nam. (Cửa ải nầy còn được gọi là Ải Vân nằm
9 trên đường Cái Quan Nam –Bắc tức Quốc lộ số 1 ngà1y nay trên một độ cao 900 bộ, phía Nam Hà Tỉnh và cách
10 Huế 200km về hướng Bắc /La porte d'Annam, sur la Route Mandarine, en haut d'un escalier de 900 marches ( au
11 sud de Ha Tinh, 200 km au nord de Hué)

12 Mendès France đưa ra lý do rằng một đường ranh song song


13 với vĩ tuyến thứ 18 như phía Pháp đề nghị hợp lý hơn là một
14 đường ranh nằm giữa hai vĩ tuyến thứ 13-14 như phía Việt Minh
15 đòi hỏi bởi vì với vĩ tuyến thứ 18 làm chuẩn để chia cắt thì sẽ
16 tránh được tình trạng một vùng địa hình lọt vào giữa 2 sự kiểm
17 soát của hai miền Nam-Bắc. Molotov cũng đưa ra lý do tại sao
18 phía Việt Minh đòi hỏi đường ranh cắt ngang nằm giữa vĩ tuyến
19 thứ 13-14 bởi vì nó đáp ứng được những nhu cầu thiên nhiên và
20 hơn nữa căn cứ vào thực trạng thì một số vùng địa phương nằm
21 dọc theo đường ranh nầy đã được đặt dưới quyền kiểm soát của
22 Việt Minh từ hơn 10 năm qua. Mendès France thừa nhận có
23 những vùng địa phương ở miền Nam Việt Nam nằm dọc theo
24 lằng ranh nằm giữa vĩ tuyến 13-14 đã từng ở dưới quyền kiểm
25 soát của Việt Minh. Tuy nhiên Mendès France cũng phản biện
26 rằng có nhiều vùng địa phương ở Bắc Việt cũng hiện đang dưới
27 quyển kiểm soát của chính quyền Pháp . Molotov thắc mắc tại
28 sao hai phía Pháp-Việt Minh lạ quá chú trọng đến đường thuộc
29 địa số 9 nối liền 2 lãnh thổ Lào-Việt. Mendès France nói rằng
30 đường nầy nó nằm trong lãnh vực chia cắt theo đề nghị của Pháp
31 vì đường nầy chạy dọc theo vĩ tuyến thứ 16 và VNDCCH nếu
32 muốn xử dụng đường nầy trong tương lai thì có thể thương
33 lượng riêng với Pháp.
34 Như vậy, Molotov cho rằng hai vấn đề quan trọng chưa được
35 giải quyết lúc nầy là: (i) đường ranh chia cắt và (ii) giải pháp
36 chính trị chưa thấy được nói tới nhiều. Mendès France nói rằng
37 phía Pháp đang dự thảo một công bố tổng quát về vấn đề chính
VSTK - 3822
1 trị mà tất cả các thành viên tham dự hội nghị có thể chấp nhận
2 được. Mendès France trả lời với Molotov rằng đương sự sẽ gặp
3 Phạm văn Đồng vào ngày mai (11/07).165 ter
4 - Hội kiến Mendès France –Phạm Văn Đồng 11/07/1954
5 Nội dung của cuộc gặp mặt tay đôi nầy đã được phụ tá đặc
6 biệt của Mendès France là Georges Boris kể lại trong một buổi
7 họp riêng với Philip Bonsal cố vấn đặc biệt trong nhóm Đông
8 Dương của phái đoàn Hoa Kỳ như sau:
9 “Phạm văn Đồng đã đồng ý rằng thời điểm cho các cuộc
10 tuyển cử chưa có thể ấn định ở giai đoạn nầy nhưng nó sẽ phải
11 là kết quả của sự thương thảo giữa VNDCCH và Quốc Gia Việt
12 Nam vào một ngày nào đó về sau. Boris cho đây là một thành
13 quả quan trọng “ bởi lẽ chúng ta có lợi để làm cho những cuộc
14 tuyển cử bị chậm trễ càng lâu càng tốt”. Về vấn đề đường ranh
15 chia cắt Boris nói rằng ngày hôm nay (13/07/1954) Phạm Văn
16 Đồng đã có một nhượng bộ chấp nhận đưa đường ranh chia cắt
17 từ vĩ tuyến thứ 13 lên đường vĩ tuyến thứ 14 về hướng Bắc. Một
18 sự nhượng bộ mà theo sự mô tả chi tiết của Mendès France với
19 Ngoại trưởng (Phạm Văn Đồng) là chưa đủ và Mendès France
20 đã lập lại tính cách quan yếu của đường vĩ tuyến thứ 18 (ở Đồng
21 Hới)”.166 Cuộc họp mặt nầy vẫn chưa gặt hái được một kết quả
22 nào về 2 vấn đề đường ranh chia cắt và thành phần các thành
23 viên kiểm soát Quốc Tế cho việc ngừng bắn ở Đông Dương.
24 Mặt khác, thái độ của phía Hoa Kỳ kể từ khi tướng Smith
25 phó trưởng đoàn rời khỏi Geneva đã tỏ ra là không còn tin tưởng
26 để tiếp tục đặt nhiều tâm lực vào Hội Nghị nầy nữa. Rồi có dư
27 luận qua báo chí rằng ngoại trưởng Hoa Kỳ Dulles đang trên
28 đường từ Hoa Thịnh Đốn sang Paris để hội kiến với thủ tướng
29 Pháp Mendès-France cùng với ngoại trưởng Anh Eden vào ngày
30 13 và 14/07/1954 theo sự dàn xếp của đại sứ Hoa Kỳ Dijon và
31 thư mời chính thức của thủ tướng Pháp mà Dulles mới nhận vào
32 sáng ngày 12/07/1954. Chuyến du hành nầy của ngoại trưởng
33 Mỹ có thể xem như là một hình thức bắt đầu lại mối quan tâm
34 sâu xa mà Hoa Kỳ nhận lấy đối với những hiện tình diễn tiến ở
35 Đông Dương và Âu Châu mà cũng cho thấy rằng Hoa Kỳ đang
VSTK - 3823
1 mong muốn bảo đảm một cách nghiêm chỉnh về một hành động
2 liên hợp phải được thực hiện như thế nào bởi Pháp, Anh và Hoa
3 Kỳ nhằm đạt tới những mục tiêu tốt nhất mà Hoa Kỳ cần phải
4 chia xẻ với các quốc gia tự do một cách tổng quát.167
5 Tin tức chuyến du hành của ngoại trưởng Hoa Kỳ sang Paris
6 thêm vào cuộc hội kiến mới đây giữa J. Chauvel-Molotov ở
7 Geneva và kết quả của hội nghị CS Hoa-Việt ở Liễu Châu đã tạo
8 ra 2 hiệu quả đáng chú ý như sau: (i) Phạm Văn Đồng và các đại
9 biểu quân sự của Việt Minh từ trước tới nay luôn luôn cố giữ lấy
10 ý riêng đòi cho bằng đươc vĩ tuyến thứ 13 rồi nhượng bộ kéo
11 đường ranh chia cắt ranh giới hai miền Bắc-Nam lên vĩ tuyến
12 thứ 14 trong cuộc hội kiến với Mendès France. Rồi sáng ngày
13 13/07/1954 trước lúc thủ tướng Pháp lên đường rời Geneva trở
14 về Paris để gặp Ngoại đã nâng lên ba mức độ vĩ tuyến: từ vĩ
15 tuyến thứ 13 lên vĩ tuyến thứ 16. (ii) Sau cuộc gặp gỡ Dulles-
16 Mendès France-Eden ở Paris, Trưởng đoàn Hoa Kỳ tướng Smith
17 cũng sữa soạn quay trở lại Geneva.168
18 Rõ ràng là CSVM đã chịu áp lực của CSTQ và CSLS để đưa
19 ra một đề nghị thay đổi về đường ranh vĩ tuyến chia cắt Việt
20 Nam trước khi có sự can dự không thể đo lường trước của Hoa
21 Kỳ vào giai đoạn cuối cùng của việc thương lượng tại bàn hội
22 nghị Geneva khi mà tất cả các trưởng đoàn chính yếu của “5
23 cường quốc” đã có mặt đầy đủ ở Geneva. Mặc dù thế, sự
24 nhượng bộ của VM về đường ranh chia cắt như vừa kể vẫn
25 chưa đáp ứng được lập trường đòi hỏi của thủ tướng Pháp.

VSTK - 3824
1 Ngày 15/07/1954, thủ tướng Pháp Pierre Mendès France lên
2 má y bay tại phi trường de Villacouplay từ Pháp trở qua Thụy Sĩ
3 để tham dự hội nghị thượng đỉnh về Triều Tiên và Đông Dương
4 ở Geneva. Ra phi trường tiễn đưa có bộ trương Nội vụ François
5 Mitterrand, và bộ trưởng Tài chánh Edgar Faure.
6 - Hội kiến Mendès France-Molotov ở Geneva 15/07/1954
7 Trong buổi họp mặt vào lúc 8 giờ 30 tối nầy, Mendès
8 France phát biểu với Molotov rằng bế tắt lớn nhất hiện giờ tại
9 bàn hội nghị Geneva chính là vấn đề ấn định đường ranh chia cắt
10 nước Việt Nam. Do đó thủ tướng Pháp đề nghị một cuộc họp
11 mặt riêng giữa 3 ngoại trưởng Anh-Pháp-Liên Sô vào ngày
12 16/07/1954 sau giờ ăn trưa: Anh sẽ nhận vai trò điều hợp với
13 Hoa Kỳ, Liên Sô sẽ điều hợp với CHNDTQ và VNDCCH, Pháp
14 sẽ điều hợp với 3 quốc gia Đông Dương. Molotov đồng ý. Kế
15 đến thủ tướng Pháp chỉ tay lên một bản đồ nước Việt Nam để
16 cho Molotov thấy đường ranh chia cắt Việt Nam nằm tại vị trí
17 nào ở vĩ tuyến thứ 18. Đến cuối buổi họp mặt thì vấn đề chia cắt
18 ranh giới cho 2 miền Việt Nam vẫn chưa thông suốt vì Mendès
19 France vẫn giữ vững lập trường đề nghị lấy vĩ tuyến thứ 18 làm
20 chuẩn cho việc chia cắt nhằm giữ lấy đường số 9 (từ Savanakhet
21 di Quảng Trị) và cố đô Huế. Sau khi nghe thủ tướng Pháp nói
22 rằng Pháp sẽ nhượng bộ trong những vấn đề khác nếu phía Việt
23 Minh chịu nhượng bộ và đồng ý vĩ tuyến thứ 18 là ranh chia cắt
24 Việt Nam, Molotov nói sẽ trình bày lập trường của Mendès
25 France về vấn đề đường ranh chia cắt nầy với Phạm Văn
26 Đồng.169

VSTK - 3825
1 - Hội kiến Chu Ấn Lai-Molotov-Phạm Văn Đồng ngày 16/07/1954
2 Trong buổi họp riêng nầy, Molotov đã cho Phạm Văn Đồng
3 và Chu Ấn Lai biết rằng trong cuộc hội kiến ngày 15/07/1954,
4 Mendès France đã đề cặp với Molotov các vấn đề chính yếu
5 như: ấn định thời gian thực hiện tổng tuyển cử ở Việt Nam, Lào,
6 Cao Miên, ấn định đường ranh chia cắt Việt Nam và thời hạn rút
7 quân ngoại nhập. Sau cuộc gặp mặt nầy, Molotov có cảm nghĩ
8 rằng Mendès France có thể đồng ý thiết định một đường ranh
9 chia cắt tại một vị thế nào đó phía trên hướng Bắc của đường vĩ
10 tuyến 16. 170
11 - Hội kiến riêng giữa Harold Garcia, phụ tá Ngoại trưởng Anh và
12 phụ tá Ngoại trưởng TQ Zhang Wentiang ngày 18/07/1954 và 19/07/1954
13 Trong buổi họp nầy, Garcia cho biết là Mendès France đã
14 gặp riêng Phạm Văn Đồng vào buổi trưa ngày 18/07/1954 để
15 thương thảo về đường ranh chia cắt và thành phần Ủy Ban Kiểm
16 Soát Quốc Tế Đình Chiến ở Đông Dương và vấn đề phía Pháp
17 phải được quyền kiểm soát đường Thuộc Địa (RC) số 9 nhưng
18 vẫn chưa đạt được thỏa thuận giữa đôi bên. Zhang đáp ứng rằng
19 VM đề nghị đường ranh chia cắt tại vĩ tuyến thứ 16 còn Pháp thì
20 đòi hỏi vĩ tuyến thứ 18 cho nên nếu phía Pháp có thể điều chỉnh
21 ý muốn của họ thì mọi việc trở nên dễ dàng hơn.
22 Trong buổi gặp mặt ngày kế tiếp19/07/1954, Zhang yêu cầu
23 Garcia cho biết ý muốn của ngoại trưởng Anh Eden ra sao nếu
24 đường ranh chia cắt lui xuống phía Nam vĩ tuyến thứ 18?
25 Garcia nói rằng đường ranh nầy cần phải đáp ứng 2 điều kiện: (i)
26 Pháp phải kiểm soát được đường số 9. (ii) Phải có một vùng
27 khoảng cách an toàn ở hướng Bắc đường số 9 cho việc xử dụng
28 và duy trì con đường nầy.
29 Garcia nói rằng trong khu vực nằm giữa vĩ tuyến 18 và
30 đường số 9 có hai con sông: một sông đỗ ra biển ở cửa Đông Hà
31 (tức cửa Tùng) và một sông khác không rõ tên cũng đỗ ra biển
32 (có thể là sông Gianh: chú thích riêng của VSTK). Cả hai con sông nầy đáp
33 ứng được nhu cầu bảo vệ an toàn cho đường số 9. Zhang lại hỏi
34 có phải Eden nói rằng nếu đường số 9 an toàn cho người Pháp
35 thì Pháp sẽ thỏa thuận việc ấn định đường vĩ tuyến chia cắt.
VSTK - 3826
1 Zang lại hỏi : có phải người Pháp nhất quyết giữ lấy đường số 9
2 ? Garcia trả lời nhất định là phải như thế. Zang nói rằng sẽ phúc
3 trình quan điểm nầy của Eden lên thủ tướng Chu Ấn Lai.
4 Cuộc gặp mặt lại vào lúc buổi tối cùng ngày 19/07/1954
5 Zhang cho biết VNDCCH đã nhượng bộ thêm để đề nghị rằng
6 cần có một vùng trái trái độn rộng khoảng 10 cây số phía Bắc
7 đường số 9. Nếu phí kia vẫn không chịu thì phía bên nầy chỉ còn
8 có thể mua vé máy bay để trở về nước. Garcia tuyên bố thay mặt
9 phía Pháp không chấp nhận đề nghị mới nầy và sẽ để vấn đề nầy
10 được thương lượng tiếp theo trong cuộc gặp mặt giữa Phạm Văn
11 Đồng và Mendès France.170
12 - Hội kiến Mendès France –Phạm Văn Đồng 19/07/1954
13 Hai bên gặp nhau vào buổi tối 19/07/1954 để thương lượng
14 về những đề nghị đã nêu ra trong các cuộc gặp mặt giữa Zhang
15 và Garcia. Đặc biệt, Mendès France đề nghị lấy đường giới
16 ranh phân cách hai tỉnh Quảng Bình và Quảng Trị làm
17 đường chia cắt Việt Nam tức là đường vĩ tuyến thứ 17. Phạm
18 Văn Đồng không phản ứng.
19 Trưa ngày 20/07/1954, CSLS, CSTQ và CSVM họp riêng
20 với nhau để lấy những quyết định dứt khoác trước thời hạn đánh
21 cuộc của Mendès France và gửi những quyết định nầy tới Ngoại
22 trưởng Anh Eden. Những điểm đề nghị chính yếu cũng đã được
23 gửi báo cáo về Bắc Kinh. 171
24 Có thể là trong buổi họp của 3 phe CS vừa kể trên mà Phạm
25 Văn Đồng đã bị Chu Ấn Lai và Molotov gây áp lực bắt phải
26 nhận chịu điều kiện lấy vĩ tuyến thứ 17 mà Mendès France vừa
27 mới đưa ra như là một tối hậu thư. Nơi trang 143 của quyển sách
28 “Mao’s China & the Cold War”, China and the First IndoChina
29 War, tác giả Chen Jian viết:
30 “Họ Chu nổi bật trong giai đoạn cuối cùng ở bàn hội nghị
31 Geneva. Mendès France đòi hỏi rằng vĩ tuyến thú 17 phải là
32 đường ranh giới cuối cùng mà đương sự có thể nhượng bộ và
33 nếu sự nhượng bộ nầy không được tiếp nhận thì đương sự bắt
34 buộc phải từ nhiệm. Họ Chu quyết định làm thay đổi đòi hỏi
35 của Cộng Sản để chấp nhận vĩ tuyến 17 thay vì vĩ tuyến 16 để

VSTK - 3827
1 phù hợp với lập trường của thủ tướng Pháp và họ Chu khuyến
2 dụ phía Sô Viết, đặc biệt là đối với phía Cộng Sản Việt Nam,
3 cần phải chấp nhận sự thay đổi. Hội Nghị Geneva đã đạt được
4 được thoả thuận về vấn đề Việt Nam vào sáng ngày
5 21/07/1954, trước khi thời hạn chót ấn định của Mendès
6 France.”172
*
V – Hiệp Định Đình Chiến Geneva
7 Sau 8 phiên họp toàn thể và 23 phiên thu hẹp, ngày 21 tháng
8 7 năm 1954, HiệpĐịnh Đình Chỉ Chiến sự ở Việt Nam được ký
9 kết giữa đại diện Quân đội CS Việt Minh Tạ Quang Bửu và
10 Henri Delteil đại diện Quân đội Liên hiệp Pháp.

Tạ Quang Bửu đại diện phái đoàn Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, và tướng Pháp Henri Delteil, Quyền
Tổng Tư Lệnh Lực Lượng Liên Hiệp Pháp ở Đông Dương đại diện phái đoàn Pháp đang ký Hiệp
định đình chỉ chiến sự ở Việt Nam. Nguồn:
(http://vi.wikipedia.org/wiki/Hi%E1%BB%87p_%C4%91%E1%BB%8Bnh_Gen%C3%A8ve,_1954)

VSTK - 3828
1 Theo Hiệp Định đó, Việt Nam được chia làm 2 vùng tập
2 trung; ranh giới là vĩ tuyến 17 (sông Bến Hải). Một khu phi quân
3 sự, rộng không quá 5 cây số dài theo hai bên bờ sông Bến Hải,
4 bắt đầu có hiệu lực từ ngày 14 tháng 8 năm 1954.

Cửa Tùng nằm trong thôn An Đức, xã Vĩnh Quang, huyện Vĩnh Linh thuộc tỉnh Quảng
Trị. Từ Đông Hà đến bãi biển dài cỡ 30km về phía Bắc.

5 - Đường Giới Tuyến Quân Sự Tạm Thời


6 Tạm dịch:
7 "Giới tuyến quân sự giữa hai vùng tập hợp kéo dài ra ngoài hải
8 phận theo một đường thẳng góc với đường vẽ ven bờ biển.
9 Các lực lượng quân sự Liên Hiệp Pháp sẽ phải rút ra khỏi tất cả
10 những hòn đảo gần bờ biển ở về phía Bắc giới tuyến nầy, các lực
11 lượng quân đội nhân dân Việt Nam cũng sẽ phải rút ra khỏi tất cả
12 những hòn đảo gần bờ biển ở về phía Nam giới tuyến nầy.”
13 - Khu trái độn Phi Quân sự 174
14 Điều 1 của Phụ Bản kèm theo Nghị Định Ngừng Bắn ở Việt
15 Nam quy định vị trí của đường vẽ tạm thời ranh giới và vùng trái
16 độn phi quân sự tại vĩ tuyến thứ 17 như sau:

VSTK - 3829
1 1.- Vẽ đường ranh giới quân sự tạm thời và vùng phi quân sự
2 (theo điều 1 của Nghị Định Ngừng Bắn- dựa trên bản đồ Đông
3 Dương tỷ lệ:1/100.000)
4 a) Đường ranh giới quân sự tạm thời được quy định như sau
5 theo chiều từ hướng Đông sang hướng Tây:
6 - Cửa sông Bến Hát (Bến Hải, sông Cửa Tùng) và dòng sông
7 đó (trong vùng núi sông nầy gọi là sông Rào Thành cho đến làng
8 Bô-hô-su cho đến tận biên giới Lào-Việt.
9 b) Vùng phi quân sự sẽ được quy định bởi Ủy Ban Liên Hợp
10 Quân Sự ở Trung Giả phù hợp với những sự ấn định trong điều 1
11 của Hiệp Định Đình Chiến ở Việt Nam.
- Thời hạn tổng tuyển cử thống nhất hai Miền
12 Trong văn kiện kèm theo Hiệp Định Đình Chiến ở Đông
13 Dương gọi là Lời Tuyên Bố Sau Cùng được phổ biến trong buổi
14 họp Toàn Thể (Thượng đĩnh) thứ 8 từ lúc 3 giờ chiều ngày 21/07
15 của Hội Nghị Geneva về Đông Đương, mục số 7 viết:
16 “Hội nghị tuyên cáo rằng, đối với Việt Nam, việc giải
17 quyết các vấn đề chính trị, thực hiện trên cơ sở tôn trọng
18 nguyên tắc độc lập, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ, sẽ
19 phải khiến cho nhân dân Việt nam được hưởng những
20 quyền tự do căn bản, được bảo đảm bởi những định chế
21 dân chủ được thành lập tiếp theo sau những cuộc tổng
22 tuyển cử tự do qua việc bỏ phiếu kín. Để cho việc lập lại
23 hòa bình tiến triển đúng mức cần thiết cho nhân dân Việt
VSTK - 3830
1 Nam và để cho tất cả những điều kiện cần thiết được hội
2 đủ để tự do bày tỏ ý nguyện của quốc gia, những cuộc tổng
3 tuyển cử sẽ được tổ chức vào tháng 7 năm 1956 dưới sự
4 kiểm soát của một ủy ban quốc tế gồm đại biểu những
5 nước có chân trong Ủy Ban Giám sát và Kiểm soát Quốc tế
6 đã nói trong Hiệp định đình chỉ chiến sự. Những cuộc
7 tham khảo ý kiến sẽ được tổ chức bởi những đại diện của
8 các viên chức có thẩm quyền của hai vùng kể từ ngày 20
9 tháng 7 năm 1955.175

VSTK - 3831
KHẢO LUẬN
1 I/ NHẬN ĐỊNH TỔNG QUÁT
2 Việc phân tích sâu rộng Hiệp Định Geneva về Đông Dương nói chung
3 và về Việt Nam nói riêng là một việc làm tốn công mất thời giờ vô ích bởi
4 vì nó quá tạp nhạp, chứa đựng đầy tràn mâu thuẫn và bất đồng ý kiến. Ở
5 đây chi cần đưa ra những vấn đề chính yếu rút từ những văn kiện”thỏa
6 thuận” tạo thành Hiệp Định đó như sau:
7 1. Hiệp Định nầy được ký kết giữa 2 đại diện Quân Sự của VNDCCH
8 và Liên Hiệp Pháp có hiệu lực chấp hành đối với chính phủ Quốc Gia Việt
9 Nam và đối với một Quốc Gia thứ 3 nào (Hoa Kỳ) hay không?
10 2. Hiệu lực của Hiệp Định sẽ như thế nào sau khi quân Pháp phải rút
11 hết quân ra khỏi miền Nam Việt Nam và bãi bỏ chức Tổng Tư Lệnh Quân
12 đội viễn chinh Pháp ở Đông Dương vào năm 1956?
13 3. Thân cách pháp lý của Bản Tuyên Bố Cuối Cùng như thế nào? Bởi
14 lẽ nó chỉ là tờ giấy viết chữ nhưng không có một kẻ nào đặt bút ký tên vào
15 thì tờ giấy đó có hiệu lực trói buột bất kỳ ai hay không ngay cả nhưng kẻ đã
16 gật đầu đồng ý với những lời lẽ được viết ra trong tờ giấy đó? Theo một
17 nhận định được ghi trong một văn thư của Quốc Hội Anh Quốc sau khi Hội
18 Nghị Geneva chấm dứt thì “tờ giấy có cái tên là Bản Tuyên Bố Cuối Cùng
19 có một tính cách đúng nghĩa hay nói khác đi nó chỉ là biểu hiện của một sự
20 phát biểu về một dự định hay một chính sách về phần của những thành viên
21 tham dự Hội Nghị đã gật đầu tán thành nội dung của tờ giấy Tuyên Bố đó”.
22 (A.Cameron, s.đ. d., cước chú 3, tr. 287).

23 Nếu dựa trên nền tảng công pháp và án lệ quốc tế đã được thừa nhận
24 thì rất khó để có thể hình dung được bằng cách nào để nói rằng tờ giấy
25 Tuyên Bố Chung kia có hay không có hiệu lực pháp lý cưỡng hành nhiều
26 hay ít đối với bất kỳ thành viên nào hiện diện trong buổi họp toàn thể Hội
27 Nghị Geneva trong hai ngày 20 và 21/07/1954. Một điểm quan trọng cần
28 lưu ý là tờ giấy đó chỉ một là một quái thai chung của 4 trong 5 cường quốc
29 đầu sỏ tự phong lúc bấy giờ là Anh, Trung Quốc, Liên Sô và Pháp trong 9
30 phái đoàn tham dự đã tích cực tán thành nội dung của tờ giấy đó.
31 4. Ai là kẻ có trách nhiệm để cho thấy Hiệp Định Geneva về ngưng
32 bắn và các điều khoản của tờ giấy Tuyên Bố Cuối Cùng được thực hiện?
33 Có một hay nhiều Cường Quốc “tự phong” và là thành viên tham dự Hội
34 Nghi có bổn phận đứng ra hành động để cưỡng hành những thỏa hiệp hoặc
35 áp dụng chế tài nếu có vi phạm không tuân hành những thỏa ước đó? Và
36 nếu thế thì phải dựa trên những quyền hạn và những phương cách nào?
37 II/ KHÔNG CÓ TỔNG TUYỂN CỬ CHO VIỆT NAM, TẠI SAO?
38 A. Chuyện gì đã xảy ra trong những ngày 18, 20 và 21/07/1954 ở
39 Hội Nghị Geneva về Đông Dương?
VSTK - 3832
1 1/ Trưa ngày 18/07/1954, tân ngoại trưởng Quốc Gia Việt Nam Trần
2 Văn Đỗ đã chuyển đạt cho tướng Smith, trưởng đoàn Hoa Kỳ tạ bàn Hội
3 Nghị Geneva, một văn thư không chính thức được dịch ra tiếng Anh để lưu
4 ý như sau:
5 “Trong trường hợp mà đề nghị một cuộc ngừng bắn không cần chia cắt
6 (của phái đoàn Quốc Gia Việt Nam) bị bát bỏ và nhằm mục đích không làm
7 chậm trễ tiến trình tìm một giải pháp hòa bình khác, phái đoàn Quốc Gia
8 Việt Nam long trọng lưu ý các phái đoàn khác những điểm sau đây:
9 “Thỏa ước ngừng bắn, chỉ được xem như là một hành vi có bản chất quân
10 sự , chỉ có hiệu lực với với tư lệnh tối cao của Pháp và của Việt Minh, tuy
11 nhiên vì chỉ được ký kết bởi hai tư lệnh và những đại diện của họ, cho nên
12 sẽ đưa đến những hậu quả cho việc thỏa hiệp trong tương lai của Quốc Gia
13 Việt Nam.”
14 “Thực vậy, thỏa hiệp ngưng bắn như thế dẫn đến sự bỏ rơi lãnh thổ, dân
15 chúng, các cơ chế công quyền phục vụ nhân dân.
16 “Sự ủy thác quyền hạn cho Cao Ủy Pháp trên các binh đội Quốc Gia Việt
17 Nam cho đến nay không có nghĩa là Quốc Gia Việt Nam phải cam chịu
18 những hậu quả nghiêm trọng như thế.
19 “(a) Về đường phân chia ranh giới: Phái đoàn Quốc Gia Việt Nam rất tiếc
20 không thể đăng ký cho một giải pháp chia cắt, hay sự từ bỏ để cho Việt
21 Minh nguyên cả miền Bắc, một vùng đông dân cư nhất ở Việt Nam, một sự
22 bỏ rơi trên bình diện quân sự và chính trị khiến cho Quốc Gia Việt Nam
23 không còn có khả năng kháng chiến chống sự bành trướng của Cộng Sản.
24 “Quốc Gia Việt Nam không thể nào bỏ rơi dân chúng Ki Tô Giáo với ý
25 chí bộc lộ cho thấy họ sẽ tự mình dàn xếp và sẽ dàn xếp để thoát khỏi chế độ
26 Cộng sản. Chính vì thế mà phái đoàn Quốc Gia yêu cầu:
27 “(b) Nhằm bảo vệ cho những người dân, mọi cách sẽ được áp dụng để
28 người dân có thể được bảo vệ một cách hiệu quả chống trả lại sự tiêu diệt
29 nhân thể chính trị và đạo đức của họ, và để họ có thể được thuyên chuyển
30 đến một vùng tự do mong muốn một cách an toàn với những điều kiện có
31 hiệu quả nhất.
32 “Đối với quyền hạn của Quốc Gia Việt Nam xử dụng cho việc bảo vệ
33 quốc phòng.
34 “Sự cấm vận vũ khí mới vào Việt Nam sau khi ngừng bắn chỉ có lợi cho
35 Việt Minh vì nếu không có sự giám sát thì trên thực tế họ sẽ không bị cấm
36 vận để tiếp tục vũ khí từ phía bên kia vùng biên giới Hoa-Việt bao la.
37 “Ngược lại, sự cấm vận vũ khí sẽ trói buột làm tê liệt khả năng tự bảo vệ
38 quốc phòng của Quốc Gia Việt Nam, chỉ được dựa vào sự bảo hộ của đoàn
39 quân viễn chinh Pháp mà chính phủ của họ tuyên bố là sẽ đưa họ trở về mẫu
40 quốc càng sớm càng tốt.
41 ‘Bởi các lẽ đó, Quốc Gia Việt Nam không chấp nhận để thấy mình bị cướp
42 đoạt không phải chỉ có phần lãnh thổ sinh tồn của số dân chúng trên phần
43 lãnh thổ đó mà ngoài ra còn bị cướp đoạt cả chủ quyền và độc lập quốc gia
44 trong việc tổ chức quốc phòng theo một phương cách mà quốc gia Việt Nam
45 tin tưởng phù hợp nhất cho những quyền lợi của mình.”176

46 2/ - Phiên họp giới hạn thứ 23 ngày 18 và 19 /07/1954


47 Trong phiên họp giới hạn thứ 23 vào lúc 4 giờ chiều ngày
48 18/07/1954 do Molotov chủ tọa, đến phiên, ngoại trưởng QGVN Trần Văn
VSTK - 3833
1 Đỗ phát biểu rằng có nguồn tin cho biết rằng buổi họp giới hạn nầy sẽ
2 duyệt xét lời tuyên bố chung cuộc của Hội Nghị Geneva. Nhằm để tranh sự
3 hiểu lầm ngoại trưởng Đỗ cần xác định rằng phái đoàn QGVN không thể tự
4 mình tham gia tiến trình bàn luận về Lời Tuyên Bố Chung Cuộc nầy dựa
5 trên 2 điểm sau đây: (i) phái đoàn QGVN không đồng ý đối với các kiện áp
6 đặt trước khi có cuộc ngừng bắn. (ii) Phái đoàn của tân nội các QGVN chưa
7 được được trình bày trước những đề xuất của mình cho việc giải quyết vấn
8 đề đặt nền tảng của những quy tắc hòa bình, độc lập và toàn vẹn lãnh thổ.
9 Về điểm (i), Trần Văn Đỗ nhận xét rằng bản dự thảo do phái đoàn
10 Pháp đề xuất trong buổi họp ngày 16/07/1954 đã đề cặp đến các “Vùng”
11 (Zones) đặc biệt trong hai khoản thứ 6 và 7. Bản dự thảo của phái đoàn Liên
12 Sô trong ngày 15/07/1954 cũng có đề xuất giống như thế nơi hai điều khoản
13 8 và 10. Những bản văn vừa kể của Liên Sô và của Pháp chứng tỏ cho thấy
14 Việt Nam sẽ phải bị chia cắt thành những vùng mà . Liên Sô gọi là Bắc và
15 Nam. Hơn thế nữa, đã nhiều ngày nay mọi người đều đang nói về một sự
16 “chia cắt”, và những đường “vĩ tuyến”. Phái đoàn QGVN không thể làm gì
17 được ngoài việc cực lực phản kháng ý định chia cắt. Do đó, phái đoàn
18 QGVN bát bỏ không chấp nhận cả hai dự thảo của Liên Sô và Pháp.
19

20 Về điểm (ii) , phái đoàn QGVN giành quyền đưa ra một đề xuất cho
21 cả vấn đề và lên tiếng mạnh mẽ đề xuất nầy trước một phiên họp toàn thể
22 nhằm yêu cầu Hội Nghị tổ chức bàn luận một cách đứng đắn đề xuất của
23 phái đoàn QGVN. Phái đoàn Việt Nam cũng cần lưu ý Hội Nghị rằng trong
24 cả hai dự thảo đề xuất của Liên Sô và và Pháp không có đề cặp gì tới Quốc
25 Gia Việt Nam.
26 Vì thế, Quốc Gia Việt Nam không chấp nhận Lời Tuyên Bố mà càng
27 dứt khoác hơn a fotiori không chấp nhận một hiệp định mà trong đó không
28 có đếm xỉa gì tới Quốc Gia Việt Nam vốn được chính thức triệu mời tới
29 bàn Hội Nghị nầy.177
30 3/ - Phiên họp toàn thể thứ 8 và sau cùng ngày 20 và 21/07/1954
31 Hội nghị Geneva về Đông Dương đi đến kết thúc trong hai ngày 20 và
32 21/07/1954 với một loạt dự thảo văn bản thỏa thuận chính yếu về vấn đề
33 ngừng bắn ở Đông Dương và một văn bản gọi là Tuyên Bố Cuối Cùng mà
34 trong đó có đề xuất một giải pháp chính trị đáng chú ý là thời hạn Tổng
35 Tuyển Cử.
* Những văn bản cuối cùng đã dược chấp nhận về các thỏa thuận
cho vấn đề Việt Nam và Lào cho thấy rằng chúng đã được ký vào lúc 12
giờ đêm 20/07/1954. 177bis
36 Sáng ngày 21/07/1954, trước thời điểm khai mạc buổi Họp Toàn Thể
37 thứ 8, Ngoại trưởng Đỗ đã hội kiến riêng với tướng Smith trưởng đoàn Hoa
38 Kỳ để thông báo cho biết rằng phái đoàn QGVN sẽ tham dự Buổi Họp Toàn
VSTK - 3834
1 Thể cuối cùng để tuyên bố rằng chính phủ QGVN rất vui mừng vì một cuộc
2 ngừng bắn đã được dàn xếp nhưng QGVN sẽ phản kháng cách thức theo đó
3 đã được xử dụng để thương lượng và trên thực tế chính phủ QGVN đã chưa
4 bao giờ được thông báo. Ngoại trưởng Đỗ sẽ công bố rằng chính phù
5 QGVN không có dự định xử dụng vũ lực để phá hủy việc ngừng bắn nhưng
6 sẻ giành quyền hành động một cách tự do trên bình diện chính trị. 178
7 4/ - Phiên họp Toàn thể cuối cùng vào lúc 3 giờ 10 chiều ngày
8 21/07/1954 dưới quyền chủ tọa của ngoại trưởng Anh Eden. Lần lượt điều
9 trần trong buổi họp gồm có Trần Văn Đỗ, Mendès France, Eden, Tep Phan
10 (Cao Miên), Smith, Molotov, Phạm Văn Đồng, Chu Ấn Lai và Phoui
11 Sananikone (Lào).179
12 Trần Văn Đỗ trình bày rằng phái đoàn QGVN đã đưa lên bàn Hội Nghị
13 một giải pháp ngừng bắn mà không cần phải chia cắt, bao gồm vấn đề giải
14 giới tất cả các lực lượng quân sự, một số vùng giới hạn để tập kết, trao cho
15 Liên Hiệp Quốc tạm thời cai quản Quốc Gia Việt Nam và việc dàn xếp sau
16 cùng bằng những cuộc tuyển cử tự do. Trần Văn Đổ phản kháng Hội Nghị
17 đã bỏ qua đề xuất nầy của phái đoàn Quốc Gia Việt Nam mà không bàn luận
18 cứu xét. Sự phản kháng nầy của trưởng đoàn QGVN đặt trên sự thật là vấn
19 đề ngừng bắn ở Việt Nam chỉ có mỗi một mình tư lệnh quân đội của Pháp
20 bàn thảo thương lượng mặc dù quyền hạn của tư lệnh nầy hành xử trên quân
21 binh của QGVN lại là do chính Quốc Trưởng QGVN ủy nhiệm cho phép.
22 Điểm phản kháng tiếp theo là chủ trương bỏ rơi vùng lãnh thổ hiện đang do
23 chính quyền QGVN kiểm soát và cai quản và như vậy có nghĩa là tước đoạt
24 chủ quyền QGVN trong việc tổ chức quốc phòng mà không cần phải bị phụ
25 thuộc vào binh đội ngoại quốc. Điểm phản kháng sau cùng của ngoại
26 trưởng Đỗ là sự ấn định giải pháp chính trị để kèm theo thỏa thuận ngừng
27 bắn việc áp đặt một thời hạn cho việc Tổng Tuyển Cử (Điều 7 trong bản
28 Tuyên Bố Chung Cuộc của Hội Nghị Geneva về Đông Dương). Do đó
29 QGVN hoàn toàn tự do giành quyền hành động để bảo vệ thống nhất, độc
30 lập và toàn vẹn lãnh thổ của mình. 180
31 Để đáp trả lời tố cáo của Trần Văn Đỗ, Mendès France trả lời rằng
32 “Phái đoàn Pháp không muốn quay trở lại để tranh luận về những điểm mà
33 ngoại trưởng Đỗ của phái đoàn Việt Nam nêu lên nhưng lại tin tưởng rằng
34 tư lệnh quân sự Pháp đã thi hành trong phạm vi đã được ủy nhiệm.”181
35 Cuối cùng Trần Văn Đỗ yêu cầu bổ xung vào sau điều khỏa thứ 10*
36 của bản văn Lời Tuyên Bố Chung Cuộc lời Tuyên bố sau đây của phái
37 QGVN:
38 “Hội Nghị ghi nhận tuyên bố của chính phủ Quốc Gia Việt Nam cam kết như sau: “
39 Để tạo dựng và yểm trợ mọi cố gắng tái lập một nền hòa bình thực sự và lâu dài ở Việt
40 Nam; không xử dụng bạo lực để chống lại những phương cách được dùng để thi hành việc
41 ngừng bắn một cách hiệu quả, mặc dù có những sự phản kháng và những sự hạn chế mà
42 phái đoàn QGVN đã biểu lộ, đặc biệt là trong lời tuyên bố cuối cùng của phái đoàn.” 182
43 Chủ tọa Buổi Họp Toàn Thể A.Eden đáp ứng một cách chung chung
44 rằng “Lời Tuyên Bố Chung Cuộc đã được dự thảo xong rồi và đề nghị
VSTK - 3835
1 Hội Nghị ghi nhận lời tuyên bố của phái đoàn QGVN.” Tuy nhiên sau
2 đó phái đoàn Quốc Gia Việt lại yêu cầu ghép thêm lời tuyên bố của phái
3 đoàn vào bản văn của Lời Tuyên Bố Chung Cuộc của Hội Nghị thì Eden
4 lại cũng đáp ứng cho xong chuyện rằng “ Dự thảo Lời Tuyên Bố Chung
5 Cuộc của Hội Nghị không thể sữa đổi được nữa, nhưng Hội Nghị có thể ghi
6 nhận lới tuyên bố của phái đoàn QGVN.”183
7 Ghi nhận bằng cách nào thì Eden không đề cặp tới. Cần lưu ý rằng
8 chưa thấy có tài liệu chính thức nào cho biết là trong mỗi buổi họp tại bàn
9 Hội Nghị Geneva có Thư Ký riêng để viết biên bản chi tiết cho tất cả
10 những gì xảy ra trong lúc bàn luận hay không và nếu có thì những biên bản
11 chung cho mỗi buổi họp đó bây giờ ở đâu? Khi phát biểu những lời kết thúc
12 Hội Nghị Geneva vào ngày 21/07/1954, Chủ tọa Antony Eden có nói rằng
13 : “Mặc dù Hội Nghị nầy không có một bộ phận nào gọi là Ban Bí Thư đúng
14 với ý nghĩa thường lệ, hai chủ tịch các buổi họp đã phải hết sức miễn
15 cưỡng chịu nhiều ác cảm để đảm trách phần vụ ghi chép của Ban Bí Thư
16 nầy.” 183bis
17 Khi chủ tọa phiên họp Anthony Eden hỏi từng phái đoàn, thì chỉ có các
18 phái đoàn Anh, Pháp, Liên Xô, CHNDTH, VNDCCH, Lào và Cambodge
19 (Cambodia) trả lời miệng “đồng ý. Phái đoàn Hoa Kỳ và phái đoàn QGVN
20 không đồng ý, và tự đưa ra tuyên bố riêng của mình.184
21 5/ - Tuyên bố đơn phương của phái đoàn Hoa Kỳ tại phiên họp Toàn
22 Thể cuối cùng của Hội Nghị Geneva ngày 21/07/1954
23 Trong bản tuyên bố nầy, khi đề cặp đến vấn đề ấn định thời hạn 2 năm
24 cho việc tổng tuyển cử ở Việt Nam nơi điều khoản thứ 6 của bản Tuyên Bố
25 Chung Sau Cùng của Hội Nghị Geneva tướng Smith, trưởng đoàn Hoa Kỳ
26 tại Hội Nghị Geneva cảnh cáo rằng “Đối với những Quốc Gia, nay bị chia
27 cắt ngược với ý nguyện của họ, Hoa Kỳ sẽ tiếp tục tìm cách thực hiện sự
28 thống nhất xuyên qua những cuộc bầu cử tự do, dưới sự giám sát của Liên
29 Hiệp Quốc để bảo đảm rằng những cuộc bầu cử đó được thực hiện một
30 cách công bằng.”
31 Đối với lời tuyên bố đơn phương của phái đoàn Quốc Gia Việt Nam
32 tướng Smith tuyên bố rằng “Hoa Kỳ xác quyết lại vị thế truyền thống của
33 mình là mọi người có quyền quyết định riêng cho tương lai và không cần
34 phải liên kết chung vào với bất kỳ một sự dàn xếp nào có thể ngăn cản điều
35 nầy. Không có điều gì trong lời tuyên báo nầy của QGVN có ẩn ý hay cho
36 thấy là tách rời vị thế truyền thống của Hoa Kỳ.”185
37 B. Hiệu lực chấp hành của Hiệp Định và Bản Tuyên Bố Sau Cùng
38 của Hội Nghị Geneva 1954
39 1/ - Ai Ký Hiệp Định Ngừng Bắn?

VSTK - 3836
1 Không ai có thể chối cãi được rằng Hiệp Định Quân Sự Ngừng Bắn ở
2 Việt Nam là do Pháp và CSVM ký kết. Người Pháp biện luận rằng họ đã
3 được Quốc Gia Việt Nam ủy nhiệm thay mặt ký kết Hiệp Định nầy.Trên
4 thực tế chưa có văn bản nào ký kết riêng giữa Quốc Gia Việt Nam và
5 Pháp để cho phép người Pháp hành động như thế mà không cần hội ý
6 với Quốc Gia Việt Nam. Tại sao người Pháp lại hành động ngang nhiên đối
7 một quyết định có tính cách sống còn của một Quốc Gia mà họ không phải
8 là một chủ nhân chính thống? Bởi vì người Pháp thực dân đã xâm chiếm
9 Việt Nam và họ vẫn luôn luôn coi đây là một lãnh thổ Pháp Quốc Hãi
10 Ngoại của họ cho nên họ muốn làm gì thì làm không cần biết gì tới ý
11 nguyện của những người dân- những người chủ thực sự- của Quốc Gia Việt
12 Nam. Bản chất đế quốc thực dân thuộc địa thoái hóa của một tập đoàn
13 người Pháp vẫn tiếp tục lưu truyền ngay cả sau khi họ bị Nhật Bổn đuổi ra
14 khỏi Đông Dương và sau khi thua trận nhục nhã ở Điện Biên Phủ.
15 Ngày 04/06/1954, cuộc thương lượng trao trả độc lập
16 hoàn toàn cho Quốc Gia Việt kéo dài từ lâu giữa chính
17 quyền Quốc Gia Việt Nam và chính quyền Pháp đưa tới
18 2 thỏa ước ở Paris: (1) Thỏa Ước thừa nhận nền Độc Lập
19 thực sự và toàn vẹn cho Quốc Gia Việt Nam; (2) Thỏa
20 Ước về Liên Hiệp giữa Pháp và Quốc Gia Việt Nam.
21 Thủ tướng Bửu Lộc
(mang kính đen)
22 Điều cần lưu ý là hai văn bản Thỏa Ước nầy chỉ mới có Thủ tướng
23 Pháp Joseph Laniel và thủ tướng Quốc Gia Việt Nam Bửu Lộc ký tên tắt ở
24 cuối mỗi văn bản, mà cũng chưa bao giờ được chuẩn phê thực sự bởi
25 chính phủ Pháp hay chính phủ Quốc Gia Việt Nam. (Xem phần cước chú số
26
122
Cameron, Viet Nam Crisis, s.đ.d.,tr.tr.208-271.) Hậu quả là, Pháp vẫn tự cho
27 mình vẫn còn có quyền uy và trách nhiệm trên mặt pháp lý về việc ký kết
28 thi hành các thỏa ước thỏa ước quốc tế mặc dù Quốc Gia Việt Nam được
29 xem như là đã hoàn toàn độc lập. Quốc Trưởng Bảo Đại đã phải chua chát
30 mà viết trong nhật ký của mình rằng đây lần thứ năm “nước Pháp công
31 nhận Việt Nam là một Quốc Gia độc lập toàn vẹn” nhưng là lần đầu tiên
32 Pháp đề cặp “…và có chủ quyền tối thượng để hành xử những thẩm
33 quyền được công pháp quốc tế thừa nhận” “Hai văn kiện nầy là một sự
34 kiện lặp đi lặp lại thật lố bịch.” Bởi vì người Pháp vẫn cố tình trói buộc
35 Quốc Gia Việt Nam vào tổ chức Liên Hiệp Pháp của họ và phải để cho họ
36 độc quyền nắm giữ về Quốc Phòng và Ngoại Giao. (Xem cước chú số 123)
37

38 Tân thái thú Toàn Quyền Đông Dương Paul Ély vào ngày 19/07/1954
39 dã nói với đại sứ Hoa Kỳ Health ở Sài Gòn rằng để chận đứng không cho
40 phép Chính Quyền Quốc Gia Việt Nam khích động dân chúng biểu tình
41 chống đối việc ngừng bắn làm rối loạn an ninh trật tự công cộng, hoặc bất
42 cứ hành động nào hay lời tuyên bố nào khiến gây náo loạn trong các hang
43 các binh sĩ Việt Nam bản xứ đang thi hành nhiệm vụ trong đội binh Liên
VSTK - 3837
1 Hiệp Pháp, đương sự sẽ có cách hành động để đối phó ngay cả việc xử dụng
2 biện pháp tống giam thủ tướng Ngô Đình Diệm nếu cần.186
3 2/ - Ai đã gật đầu chấp nhận Lời Tuyên Bố Cuối Cùng?
4 Theo lời phát biểu của A. Eden thì mỗi thành viên trong buổi họp khoán
5 đại cuối cùng 21/07/1954 đều có trong tay bản dự thảo trên giấy trắng mực
6 đen nầy và khi chủ tọa phiên họp A.Eden hỏi từng phái đoàn, thì chỉ có các
7 phái đoàn Anh, Pháp, Liên Xô, CHNDTH, VNDCCH, Lào và Cambodge
8 (Cambodia) trả lời miệng “đồng ý”. Đây là một Văn Bản tương đương với
9 một thỏa thuận Quốc Tế nhưng lại rất khôi hài bởi vì đây chỉ là một tờ giấy
10 vô giá trị không có chữ ký 187 giống như một mảnh giấy quảng cáo rao và
11 chào hàng trong thương trường, không có hiệu lực thúc buột và đối với
12 những kẻ gật đầu đồng ý thì cũng chỉ là những cái gật đầu vô thưởng vô
13 phạt bởi vì họ biết rằng tờ giấy nầy không có giá trị pháp lý để trói buột họ.
14 Vậy khi có vi phạm những điều khoản trong Bản Tuyên Bố Chung
15 Cuộc nầy thì sao?
16 Trước hết những kẻ vi phạm Bản Tuyên Bố Cuối Cùng không có chữ
17 Ký nầy chỉ có thể là: Pháp, CSVM, CSTQ, CS Miên – Lào, 2 Vương Quốc
18 QG Lào và Cao Miên. Vậy ai sẽ đúng ra tài phán những vi phạm nầy: Liên
19 Hiệp Quốc? Anh Quốc? Liên Sô? Hay phải triệu tập lại Hội Nghị Geneva?
20 Còn QGVN thì làm sao? Không làm sao cả, bởi lẽ người Pháp Thực
21 Dân đã giành hết phần chủ động và chịu trách nhiệm cho Quốc Gia Việt
22 Nam và chính quyền Quốc Gia Việt Nam lúc nầy trên thực tế vẫn còn là
23 một chính quyền bù nhìn bất lực, vẫn phải chịu dưới quyền chi phối của
24 thực dân Pháp hay nói khác đi cho đến khi nào người Pháp chưa rút ra hết
25 khỏi Việt Nam thì QGVN sẽ “không được quyền có trách nhiệm gì cả” trên
26 bình diện Bang Giao Quốc Tế và Quốc Phòng. Chính quyền Việt Nam Dân
27 Chủ Cộng Hòa và Đảng Lao Động CSVM ở miền Bắc dư biết tình trạng bù
28 nhìn của Quốc Gia Việt Nam kể từ khi nước Việt Nam chưa bị chia cắt
29 CHO ĐẾN SAU KHI CÓ MỚ GIẤY TẠP NHẠP của hội nghị GENEVA
30 20/071954.
31 Vậy thì, vì cớ gì mà họ phải viết công hàm đề ngày 19/07/1955 yêu cầu
32 chính quyền bù nhìn Quốc Gia Việt Nam đó ở miền Nam mở Hội Nghị
33 Hiệp Thương188 căn cứ trên điều khoản số 7 quái dị của một tờ giây có tên
34 là Tuyên Bố Cuối Cùng ở Hội Nghị Geneva về Đông Dương mà Phạm Văn
35 Đồng trưởng đoàn phái đoàn CSVM chỉ biết gật đầu nghe theo không có
36 được một lời phản kháng nào tương tựa như lời phản kháng của phái đoàn
37 bù nhìn của Quốc Gia Việt Nam. Tại sao chính quyền VNDCCH không gửi
38 thư yêu cầu thực dân Pháp vào lúc đó vẫn còn là nhà đương cục có thẩm
39 quyền lấn lướt ở miền Nam để tổ chức Hội Nghị Hiệp Thương. Chắc gì thực
40 dân Pháp sẽ để yên cho chính phủ bù nhìn QGVN và chính phủ CSVM bàn
VSTK - 3838
1 chuyện riêng tư giữa những người Việt Nam với nhau? Ngày 30/08/1954,
2 cao Ủy Đông Dương, tướng Paul Ély tuyên bố: chính sách của Pháp ở
3 Đông Dương không thay đổi.189
4 Pháp rút hết ra khỏi miền Nam và chính phủ Quốc Gia Việt Nam ở
5 miền Nam trở thành chính phủ của Việt Nam Cộng Hòa hoàn toàn độc lập,
6 tự do và tự chủ thì lúc nầy Việt Nam Cộng Hòa có quyền quyết định hợp tác
7 hay không hợp tác đối với bất cứ Quốc Gia nào trên thế giới và đặc biệt là
8 đối với Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa của CSVM ở miền Bắc mà không
9 cần phải biện bạch bất cứ một lý do nào nhất là đối với lý do dựa trên tờ
10 giấy Tuyên Bố Chung Cuộc không có ký tên của một Hội Nghị bất bình
11 đẳng và phe phái ở Geneva về Đông Dương 1954.
12 Sau khi đã thụ đắc được ½ nước Việt Nam từ phía Bắc vĩ tuyến thứ 17,
13 Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa và Đảng Lao Động Việt Nam của CSVM
14 không muốn ngừng lại ở đó. Họ nhất quyết phải chiếm luôn phần đất Miền
15 Nam của Việt Nam Cộng Hòa bằng mọi cách, bằng mọi lý do trong đó
16 tuyên truyền, kêu gọi, khích động dân chúng Việt Nam ở cả 2 miền Nam-
17 Bắc và tố cáo chính quyền Quốc Gia VNCH ở miền Nam với dư luận trong
18 nước và thế giới không tuân thủ thi hành Hiệp Định Geneva nhất là điều #7
19 của Bản Tuyên Bố Cuối Cùng không có chữ ký. Ý đồ của CSVM miền Bắc
20 xâm chiếm Miền Nam của Việt Nam Công Hòa được biểu hiện qua Nghị
21 quyết Hội nghị Trung ương đảng Lao Động của CSVM lần thứ tám (tháng
22 8 nǎm 1955) trong đó có nhiều đoạn kích động dư luận nhân dân trong nước
23 và người nước ngoài đòi hỏi chính quyền VNCH của miền Nam phải tiến
24 hành hiệp thương “theo ấn định của Hiệp Định Geneva 20/07/1954” :
25 “. . . . . .
26 “4- Để thực hiện thống nhất nước nhà, phải mở rộng và củng cố Mặt trận
27 dân tộc thống nhất, đoàn kết và lãnh đạo nhân dân toàn quốc đấu tranh
28 kiên quyết, bền bỉ và khôn khéo, phá tan mọi âm mưu của đế quốc Mỹ và bè
29 lũ tay sai của chúng, đòi đương cục miền Nam phải hiệp thương với Chính
30 phủ ta, tiến tới thực hiện tổng tuyển cử tự do trong toàn quốc.
31 “Đế quốc Mỹ và bè lũ tay sai của chúng nhất định sẽ tìm mọi cách để ngǎn
32 trở và phá hoại sự nghiệp thống nhất nước ta. Nhưng nếu trên cơ sở miền Bắc
33 được củng cố, ta tập hợp được các lực lượng dân tộc, dân chủ và hoà bình
34 trong cả nước, tranh thủ được sự đồng tình và ủng hộ của nhân dân yêu
35 chuộng hoà bình thế giới, thì nhất định ta sẽ giành được thắng lợi.
36 -“ở miền Bắc, cần động viên quần chúng nhân dân kết hợp cuộc đấu
37 tranh đòi mở hội nghị hiệp thương, tiến tới thống nhất nước nhà, với
38 mọi công tác củng cố miền Bắc, làm cho mọi người đều lấy thành tích
39 lao động và công tác trước mắt mà ủng hộ bản cương lĩnh chung một
40 cách tích cực.
41 -“ở miền Nam, cần vận động quần chúng nhân dân dùng những hình
42 thức đấu tranh thích hợp đòi thi hành đúng đắn Hiệp định Giơnevơ, đòi
43 hiệp thương và tổng tuyển cử, đòi đảm bảo an ninh, trật tự và sinh mệnh,
44 tài sản của nhân dân, đòi các quyền tự do dân chủ, chống khủng bố, chống
45 báo thù những người trước đây đã tham gia kháng chiến, phản đối Mỹ lôi
VSTK - 3839
1 kéo miền Nam Việt Nam vào khối liên minh quân sự của Mỹ, v.v.. Các cuộc
2 đấu tranh đó phải theo đúng phương châm có lý, có lợi, có mức, tránh bộc lộ
3 lực lượng. Kết hợp phong trào đấu tranh của quần chúng với những
4 hoạt động và đấu tranh của ta ở Uỷ ban liên hợp đình chiến và Uỷ ban
5 quốc tế. Trong quá trình đấu tranh của quần chúng ở miền Nam, dần
6 dần phải hình thành một Mặt trận rộng rãi tập hợp mọi lực lượng dân
7 tộc, dân chủ và hoà bình, đòi thực hiện tổng tuyển cử tự do trong toàn
8 quốc.
9 “Đối với ngoài nước, cần ra sức tuyên truyền tranh thủ sự đồng tình và ủng
10 hộ tích cực của nhân dân Pháp, nhân dân và Chính phủ các nước Đông Nam á
11 và nhân dân yêu chuộng hoà bình toàn thế giới đối với bản cương lĩnh chung
12 của ta.” . . . .190

13 Tháng 7 năm 1956, sau khi yêu cầu đàm phán không được chính quyền
14 Ngô Đình Diệm trả lời, Hà Nội yêu cầu các đồng chủ tịch hội nghị Geneva
15 tổ chức một cuộc hội nghị mới, yêu cầu này lại được lặp lại vào tháng 8.
16 Các yêu cầu đàm phán với chính phủ Ngô Đình Diệm tiếp tục được gửi vào
17 tháng 6 và tháng 7 năm 1957, tháng 3 và tháng 12 năm 1958, tháng 7 năm
18 1959, và tháng 7 năm 1960, nhưng đều bị từ chối.
19 Tóm lại, Hiệp Định Geneva được xem như là thành công qua sự thực
20 hiện được một sự ngừng bắn kéo dài 8 năm ở Đông Dương và giúp cho
21 thực dân Pháp rút chân ra khỏi Việt Nam “một cách không danh dự cho
22 lắm”. Tuy nhiên, như đã xét qua 4 điểm đã đề cặp ở các phần trên, Bản Hiệp
23 Định nầy rất phức tạp lờ mờ và nó không mang đến một giải pháp chính trị
24 Việt Nam. Trong số những nan đề chính trị nầy thì có lẽ vấn đề cơ bản là
25 sự công nhận ngấm ngầm hay ít nhất có sự tiếp nhận bởi Hội Nghị Geneva
26 hai chính quyền trên một lãnh thổ là duy nhất Việt Nam: Việt Nam Dân Chủ
27 Cộng Hòa và Quốc Gia Việt Nam. Vì tính chất ô tạp của Hiệp Định Geneva
28 và sự khiếm khuyết những phương tiện chế tài việc chấp hành những thỏa
29 ước trong bản Hiệp Định nầy cho nên nó chỉ có thể có hiệu lực khi nào mà
30 những thành viên đối tượng của Hiệp Định đồng ý hợp tác hổ tương để bảo
31 đảm cho việc thực thi một cách hoàn toàn những thỏa ước đó. Khốn thay,
32 sự hợp tác hổ tương mong ước không thể thực hiện được trước hết là do sự
33 đối đầu không thân thiện giữa hai chính quyền Nam, Bắc Việt Nam. Kế đến
34 là vì Hội Nghị đã không đủ hấp dẫn để lôi kéo Hoa Kỳ cùng với Quốc Gia
35 Việt Nam nhập cuộc một cách thành khẩn và tích cực. Và sau cùng là cuộc
36 rút lui của thực dân Pháp ra khỏi Việt Nam vào năm 1956 càng khiến cho
37 hiệu lực của những thỏa ước Hiệp Định Geneva trở thành ảo tưởng và sớm
38 muộn gì thì những thỏa ước ảo tưởng nầy cũng i sẽ tái tạo một hình thức
39 phân tranh theo một kiểu cách nào đó không thể tránh được.190 (A.Cameron,
40 s.đ.d., tr.tr.286-288)
(Viết xong ngày 20/07/2014 phần “Hội Nghị Geneva về Đông Dương
20/07/1954”)

*
VSTK - 3840
PHẦN II

HAI NƯỚC VIỆT NAM


(1954 -1963)

CHƯƠNG 1

1 I/ TÌNH HÌNH TỔNG QUÁT SAU HIỆP ĐỊNH GENEVA 21/07/1954


2 A. Thi hành các điều khoản Hiệp Định Geneva
3 Hiệp Định Geneva bao gồm những thỏa ước quân sự cho
4 việc chấm dứt những nghịch thù, được ký kết bởi các đại biểu
5 quân sự với tướng Delteil đại biểu cho Pháp và 3 Quốc Gia
6 Đông Dương và Tạ Quang Bửu thứ trưởng bộ Quốc Phòng đại
7 biểu cho Việt Minh và một Bản Tuyên Bố Cuối Cùng về việc tái
8 lập Hòa Bình mà không có một chữ ký nào của một thành viên
9 chính thức của Hội Nghị Geneva.
10 Phái đoàn Quốc Gia Việt Nam đã cực lực phản đối “hình
11 thức ngừng bắn mà Hội Nghị đã ra quyết nghị” và cũng phảng
12 đối điều thứ 7 của Bản Tuyên Bố Cuối Cùng liên hệ tới các vấn
13 đề tổng tuyển cử để thống nhất hai nước Việt Nam. Phái đoàn
14 Hoa Kỳ cũng tự hạn chế không dự phần vào việc “gật đầu” cho
15 Bản Tuyên Bố Cuối Cùng nầy và tự ý xác định vị thế của Hoa
16 Kỳ đối với vấn đề “tuyển cử tự do”. Với những điều kiện như
17 thế, chính phủ Quốc Gia Việt Nam ở miền Nam và chính phủ
18 Hoa Kỳ tự coi không phải là những thành viên trong số những
19 thành viên tham dự đã chấp nhận những nghị quyết của Hội
20 Nghị và do đó không bị ràng buộc bởi những nghị quyết đó về
21 mặt pháp lý.192
22 Bên cạnh đó thì Pháp là một trong hai chủ sự của việc ký tên
23 các điều ước quân sự và vì thế cho nên Pháp phải nhận lãnh
24 trách nhiệm thi hành tốt Hiệp Định đó. Dù sao thì cũng không
25 có một thành viên nào của Hội Nghị Geneva có thể được xem
26 như là chủ thể chính thức bảo đảm việc thi hành những điều quy
27 định trong Bản Tuyên Bố Cuối Cùng.
Sau Hiệp Định Geneva 21/07/1954, ngoại trừ thành viên
VSTK - 3841
1 chính Quốc Gia Việt Nam ở miền Nam, tất cả 8 thành viên còn
2 lại của Hội Nghị đều nghĩ rằng chỉ có việc chia cắt đất nước Việt
3 Nam là phương cách duy nhất để tách rời những phe lâm chiến,
4 ổn định những yêu cầu bức thiết về mặt quân sự, chính trị giữa
5 Pháp và Việt Minh để kết húc trận chiến bằng một cuộc ngừng
6 bắn. Ngoài ra còn có thể nói thêm rằng có 8 phái đoàn ngầm
7 muốn rằng đường ranh chia cắt chỉ là tạm thời cũng như thời hạn
8 tổng tuyển cử ở Việt Năm là vào năm 1956 mặc dù nội dung của
9 các điều ước không có ý định công khai như thế.
10 Bởi vì Hiệp Định đả tạo ra hai thể chế hành chánh cai trị
11 khác nhau (điều 14-a của Thỏa Hiệp Quân Sự), tạo ra hai vùng
12 tập kết quân sự, lập ra những quy định cho sự di chuyển của
13 người dân đến vùng nào mà họ mong muốn và ấn định thời hạn
14 Tổng Tuyển cử là 2 năm, cho nên những thành viên nào của Hội
15 Nghị Geneva đã là tác giả của những quy định như thế sẽ khiến
16 cho việc dàn xếp một thỏa ước chính trị đúng nghĩa và công bình
17 rất khó thực hiện trong tương lai ở Việt Nam. Thực vậy, đường
18 ranh chia cắt tại vĩ tuyến thứ 17 chỉ có tính cách tạm thời cho
19 tiến trình thực hiện ngừng bắn được dễ dàng nhưng mặc dù
20 không cố ý, nó vẫn đưa tới một hậu quả nghịch thường là tạo ra
21 thời gian và không gian để phát sinh và củng cố 2 chính quyền
22 đối kháng nhau về chế độ, chính sách ngoại giao, cơ chế tổ chức
23 kinh tế, xã hội, quân sự. Nếu trọng tâm của những thỏa ước của
24 Hội Nghị Geneva về Đông Dương nói chung và về Việt Nam nói
25 riêng đã bị phá vỡ thì những thành viên tham dự Hội Nghị là
26 những kẻ thủ phạm vì họ đã bày vẽ ra một giải pháp chính trị
27 bằng cách chia cắt - một quái thai thứ ba193đã được sinh ra vào
28 ngày 21/07/1954 - không thể dung hợp với quy luật tự nhiên và
29 tâm lý của nhân dân Việt Nam.194
30 B. Mưu đồ của các Thành viên tham dự Hội Nghị Geneva
31 1. Phe Cộng Sản
32 Tại sao hai khối CS đầu sỏ TQ và LS lại có thể “thành khẩn
33 lưu tâm” đến tình trạng thống nhất của nước Việt Nam xuyên
34 qua quá trình đàm phán của Hội Nghị Geneva? Thực ra thì nước
35 Việt Nam sẽ được thống nhất hay không bằng một cuộc Tổng
VSTK - 3842
1 tuyển cử hay từ sự phân hóa tự tiêu hủy của chế độ Quốc Gia và
2 chính quyền miền Nam Việt Nam thì cũng chưa phải là mối
3 quan tâm ưu tiên của hai khối CS đầu sỏ nầy mặc dù họ đã có dự
4 liệu là sẽ biến toàn thể Việt Nam hoàn toàn theo chế độ CS vào
5 tháng 07/1956. Vậy thì mưu đồ chính yếu của Moscova và Bắc
6 Kinh là gì để họ ủng hộ một cách nhiệt tình- quá nhiệt tình- cho
7 vấn đề giải quyết chiến tranh ở Đông Dương và Việt Nam ?
8 Đáng chú ý là vai trò và cung cách ứng xử của Ngoại trưởng
9 CSLS Molotov đã tìm đủ cách để cứu vảng Hội Nghị Geneva
10 không phải chết non, đứt gánh nửa đường mặc dù dưới con mắt
11 của người Tây phương thì đương sự không phải là một nhân vật
12 nhiệt tình trong việc đề xướng một phương cách hòa bình để giải
13 tỏa một tình trạng căng thẳng trên chính trường quốc tế. Ngoài
14 ra, nơi bàn Hội Nghị Geneva, người ta thấy CSLS và CSTQ
15 ngoài mặt thì rất là hòa điệu với nhau nhưng thực sự thì phản
16 phất có một tình trạng đồng sàn dị mộng vì quyền lợi Quốc Gia
17 riêng tư giữa hai khối CS khổng lồ nầy trong khi cả hai đều ước
18 muốn giải quyết một vấn đề tranh chấp có tính cách quốc tế.
19 a. Mục tiêu của CSLS
20 Theo tài liệu mật của Lầu Năm Gốc bộ Quốc Phòng Hoa Kỳ
21 nghiên cứu thì nếu ngược dòng thời gian của tiến trình Hội Nghị
22 Geneva, CSLS đã hướng về bốn mưu đồ như sau: 195
23 (i) Làm thay đổi chiều hướng của một cuộc chiến tranh chính
24 yếu ở Đông Dương vì nó kích thích sự liên kết thống nhất của
25 các nước Tây phương và giúp cho Hoa kỳ có thêm nhiều triển
26 vọng lôi kéo các nước nầy vào kế sách thành lập Khối Liên
27 Minh Hành Động Chung ở Á Châu mà Hoa Kỳ đã đề ra trước
28 đây nhưng đã không được Anh và Pháp nghe theo và từ đó có
29 nguy cơ thúc ép CSLS phải có nghĩa vụ quốc tế CS để phòng vệ
30 cho CSTQ đối phó với Khối Liên Minh Hành Động Chung do
31 Hoa Kỳ làm minh chủ. Điểm nầy cho thấy CSLS đã có sự lo
32 ngại rằng nếu vì một số tình huống nào đó xảy ra, đế quốc Tư
33 bản Hoa Kỳ sẽ không ngần ngại tìm cho được một phương cách
34 hành động để tham gia tích cực vào cuộc chiến ở Đông Dương
35 mặc dù CSLS cũng như CSTH chưa kịp thời biết được kế sách
36 Hành Động Chung của Hành Pháp Hoa Kỳ xướng xuất đang bị
VSTK - 3843
1 bế tắt vào trung tuần tháng 06/1954 vì sự bất đồng giữa Hành
2 Pháp và Lập Pháp của Hoa Kỳ ở Hoa Thịnh Đốn. Dư luận báo
3 chí thế giới bàn tán xôn xao về khả năng Hoa Kỳ sẽ can dự tích
4 cực vào cuộc chiến ở Đông Dương càng khiến cho hai phe trùm
5 CS hoang mang bất ổn về những sách lược quân sự của Hoa Kỳ
6 trong tương lai. Với những cuộc gặp mặt riêng trong khi Hội
7 Nghị Geneva đang tiến hành, Ngoại trưởng CSLS Molotov
8 thường biểu lộ cho thấy là đương sự rất e ngại rằng nếu Hội
9 Nghị đổ vỡ thì cuộc chiến ở Đông Dương sẽ gia tăng và trở
10 thành một cuộc chiến tranh thế giới thứ III. Nước Pháp từ chối
11 không tham gia vào kế sách Khối Hành Động Chung của Hoa
12 Kỳ nhưng theo hồ sơ mật của Lầu Năm Gốc Hoa Kỳ thì phó
13 trưởng đoàn Pháp tại Hội Nghị Geneva là Jean Chauvel trong
14 những cuộc đi đêm riêng tư với phe CS cũng đã không ngần ngại
15 dựa vào kế sách chưa thành hình đó của Hoa Kỳ để đe dọa với
16 phó trưởng đoàn CSLS là Kuznetsoff rằng nếu đề xuất của Pháp
17 lấy vĩ tuyến thứ 18 làm ranh giới chia cắt không được phe CS tại
18 bàn Hội Nghị ưng thuận thì e rằng sẽ có nguy cơ dẫn đến tình
19 trạng quốc tế hóa cuộc chiến ở Đông Dương. 196
20 Trong Hội Nghị Liễu Châu giữa CSTQ và CSVN từ 03 đến
21 05 tháng 07 năm 1954, Chu Ấn Lai đã cảnh cáo Hồ Chí Minh,
22 Võ Nguyên Giáp và Hoàng Văn Hoan rằng sẽ có nguy cơ Hoa
23 Kỳ can dự trực tiếp và tích cực vào chiến cuộc ở Đông Dương
24 khiến cho tình hình căng thẳng thế giới càng thêm rắc rối và làm
25 mất đi những thành quả mà CSVM đã đạt được từ trước đến nay.
26 Điều nầy chứng tỏ rằng CSTQ cũng chỉ mù mờ biết được kế
27 sách Hành Động Chung của Hoa Kỳ đang thành hình nhưng
28 không biết là nó đang bị bế tắt ở thủ phủ Hoa Thịnh Đốn.197
29 Theo hồ sơ mật của CSLS thì trong sổ Nhật Ký biên bản
30 riêng của Ngoại trưởng CSLS Molotov có ghi chép lại một cuộc
31 họp bí mật giữa CSLS, CSTQ và CSVM vào ngày 16/07/1954 ở
32 Geneva. Trong buổi họp nầy, Molotove đã kể lại cho Chu Ấn
33 Lai và Phạm Văn Đồng nghe về cuộc Hội kiến riêng giữa đương
34 sự và thủ tướng Pháp Mendès France về những vấn đề chính yếu
35 đang bị bế tắt tại bàn Hội nghị Geneva như thời hạn tổ chức tổng
36 tuyển cử cho Việt Nam, Lào, Cao Miên, đường ranh chia cắt
VSTK - 3844
1 Việt Nam và thời hạn rút quân ngoại nhập về các vùng tập kết.
2 Trong buổi họp nầy Chu Ấn Lai có phát biểu ý kiến và nhấn
3 mạnh sự nghi ngại của TQ về mối nguy cơ Hoa Kỳ đang thành
4 lập Khối Hành Động Chung bao gồm có Kỳ, Anh, Pháp và họ dã
5 có những thỏa thuận sơ khởi rồi. Nếu điều nầy thực sự sẽ xảy ra
6 thì Hoa Kỳ sẽ lôi kéo Quốc Gia Việt Nam của chính quyền Bảo
7 Đại và 2 vương quốc Miên, Lào vào khối nầy thì các điều khoản
8 dự định ngăn cấm các quốc gia vừa kể gia nhập vào bất cứ một
9 liên minh quân sự nào hoặc không được để cho ngoại quốc thiết
10 đặt các căn cứ quân sự trên các quốc gia đó sẽ trở thành vô
11 nghĩa. Molotov đồng ý với sự nghi ngại của Chu Ấn Lai rồi góp
12 ý rằng trong những cuộc gặp riêng với thủ tướng Pháp Mendès
13 France ở Geneva và ngoại trưởng Anh Antony Eden, TQ và Liên
14 Sô cần phải nêu ra những dư luận báo chí về những mưu toan
15 đang tiến hành để thành lập những khối liên minh quân sự ở
16 vùng Đông Nam Á và cùng tuyên bố rằng TQ và LS phản đối sự
17 hiện hữu của những khối liên minh quân sự kiểu đó. Molotov
18 còn nói rằng vấn đề nghi ngại nầy cần phải nêu ra nơi bàn Hội
19 Nghị Geneva khi sơ thảo bản văn Lời Tuyên Bố Cuối Cùng. Chu
20 Ấn Lai còn cho biết rằng theo tin tức mà TQ thu nhặt được thì
21 Anh quốc đang hoạt động tích cực một Liên Minh phòng thủ
22 Đông Nam Á và chính vì thế mà Hoa Kỳ phải đối kháng lại bằng
23 cách dự định thành Lập Khối Hành Động Chung.
24 Cả hai Anh và Hoa Kỳ đều chủ định cho một tổ chức liên
25 minh quân sự bao gồm có Thái Lan, Pakistan, Quốc Gia Việt
26 Nam của Bảo ĐạI, Lào, và Cao Miên vì thế trong cuộc họp mật
27 kể trên Chu Ấn Lai đã khẩn quyết rằng TQ và LS cần phải cực
28 lực phản đối việc thành lập những khối Liên Minh Quân Sự ở Á
29 Châu và cần phải khai thác lợi thế về mối bất đồng quan điểm
30 hiện có giữa Hoa Kỳ và Anh Quốc về vấn đề thành lập khối Liên
31 Minh Quân Sự trước hay sau Hội Nghị Geneva.198 Tại sao CSLS
32 lại e ngại phản ứng bất ngờ của Hoa Kỳ trong vấn đề Đông
33 Dương? Bởi vì Liên Sô đã từng chứng kiến phản ứng bất cặp và
34 vô trách nhiệm của Hoa Kỳ trong quá khứ sẵn sàng xử dụng “vũ
35 khí mới” như trong việc thả bom nguyên tử xuống nước Nhật
36 trong thế chiến I, và gần đây những lời tuyên bố hăm dọa xa gần
37

VSTK - 3845
1 trong chính sách “Cái Nhìn Mới” của Tổng Thống Hoa Kỳ
2 Eisenhower và lời cảnh cáo của Ngoại trưởng Hoa Kỳ F. Dulles
3 ngày 12/01/1954 về một hành động của Hoa Kỳ “giáng trả
4 khủng khiếp” để chống lại những cuộc gia tăng gây hấn của
5 CS.199
6 Để tóm lược về điểm (i) trên đây, có thế nói rằng mục tiêu
7 ưu tiên của CSLS khi tham dự Hội Nghị Geneva là làm giảm
8 thiểu đi khả năng can thiệp đơn phương hay đa phương của Hoa
9 Kỳ vào vùng Đông Nam Á vì nó sẽ khiến cho CSLS bị áp lực
10 đè nặng cũng phải có thêm những sự can dự mới vào vùng nầy.
11 (ii) Làm giảm đi triển vọng chuẩn phê của Quốc Hội Pháp
12 đối với Cộng Đồng Phòng Thủ Âu Châu / EDC chống CSLS và
13 các nhóm CS ở Đông Âu. Theo nhận định của Lầu Năm Gốc/
14 Bộ Quốc Phòng Hoa Kỳ thì sự lo âu của Moscova về một trận
15 chiến lan rộng nếu đã có thể thúc hối Moscova đi đến một kết
16 thúc bằng một sự ngừng bắn thì điều nầy nhất thiết cũng không
17 biểu hiện được hết tất cả những động cơ thúc đẫy CSLS cần phải
18 tích cực nơi bàn hội Nghi Geneva. Cộng Đồng Phòng Thủ Âu
19 Châu/DEC mới là mục tiêu hàng đầu trong tâm trí của
20 Molotov.200 Chưa có dấu hiệu hay chứng cớ nào để chứng minh
21 cho luận điểm nói rằng Molotov nhất định là đã cò mồi thủ
22 tướng Pháp Mendès France bằng miếng mồi Đông Dương để câu
23 lấy con cá lớn Cộng Đồng Phòng Thủ Âu Châu với con dấu
24 không chuẩn phê của Quốc Hội Pháp. Thực ra Molotov không
25 cần phải dụ mồi đổi chác như thế với Pháp. Từ năm 1953 đến
26 năm 1954, CSLS ưu tiên mở chiến dịch tuyên truyền đã phá
27 EDC và nguy cơ tái vũ trang cho nước Đức (Tây Đức). Có thể,
28 qua tài liệu mật của Lầu Năm Gốc thì Hoa Kỳ dự đoán rằng, nếu
29 CSLS áp lực CSVM nhượng bộ Pháp thì một phần đoàn quân
30 viễn chinh cơ động Pháp ở Đông Dương sẽ được rảnh rang hơn
31 để rút về Mẫu Quốc để tăng cường và củng cố hiệu lực hơn việc
32 quốc phòng của họ ở Âu Châu và như thế họ sẽ không thấy cần
33 thiết đối với việc thành lập EDC.
34 Tại sao Hoa Kỳ đưa ra dự đoán như thế? Bởi vì trên thực tế,
35 EDC là sản phẩm do cựu thủ tướng Pháp René Pleven và cựu
36

VSTK - 3846
1 ngoại trưởng Pháp Robert Schuman đề xuất bao gồm các quốc
2 gia Pháp, Bỉ, Ý, Lục Xâm Bảo Tây Đức dưới bóng dù bao che
3 của Hoa Kỳ nhằm bao vây CSLS. Tuy nhiên Pháp đã tỏ dấu
4 hiệu cho Hoa Kỳ thấy là Pháp sẽ không thực hiện hoặc hủy bỏ
5 EDC nếu Kỳ làm ngơ không tiếp tay cho Pháp ở Đông Dương.
6 Cần nhắc lại là giữa Pháp và Hoa Kỳ đã xuất hiện một tình
7 trạng mâu thuẫn kể từ khi phe Đồng Minh (bao gồm cả Liên Sô)
8 đổ bộ lên bờ biển Normandie của Pháp vào ngày 06/06/1944 để
9 giải phóng nước Pháp khỏi gót giày thống trị độc tài Đức Quốc
10 Xã của Hitler. Chuyện gì sẽ xảy ra nếu tướng De Gaulle của
11 Pháp không kịp đưa quân kháng chiến Pháp về chiếm giử thủ đô
12 Paris trước khi quân đội Hoa Kỳ do tướng Eisenhower tổng tư
13 lệnh quân đội Đồng Minh vào tiếp thu Paris? Giống như trường
14 hợp Liên Sô tiến chiếm thủ đô Berlin của nước Đức, phải chăng
15 nước Pháp cũng sẽ chịu chung số phận chia đôi như nước Đức
16 và một nửa nước Pháp sẽ thành một quốc gia CS vệ tinh của
17 CSLS giống như trường hợp của Đông Đức? Và kể từ đó, mặc
18 dù Pháp và Hoa Kỳ vẫn dược xem như là Đồng Minh với nhau
19 trong khối Tự Do Tư Bản nhưng lúc nào cũng có mâu thuẫn giữa
20 hai nước vốn cách biệt nhau hàng vạn cây số nhất là đối với các
21 vấn đề chính trị hoặc quân sự có dính líu đến lục địa Âu Châu.
22 Pháp rất không hài lòng đối với vai trò Cảnh Sát Trưởng Quốc
23 Tế mà Hoa Kỳ luôn luôn muốn giành lấy. Vì thế, dù không nhấn
24 mạnh đến việc thuyết phục Pháp từ chối gia nhập EDC để đổi
25 lấy cuộc ngưng chiến ở Đông Dương, CSLS vẫn tin tưởng khai
26 thác mâu thuẫn giữa Pháp và Hoa Kỳ về vấn đề thành lập khối
27 EDC và tái vũ trang cho Tây Đức.
28 (iii) Tuyên truyền cho thế giới biết CSLS là vô địch kiến tạo
29 Hòa Bình: sách lược “Tấn Công Hòa Bình” toàn cầu của CSLS
30 khởi phát kể từ sau khi trùm CS Quốc Tế Staline qua đời cũng là
31 động cơ thúc đẩy cho Molotov nhận lấy vai trò trọng yếu kiến
32 tạo hòa bình xuyên suốt quá trình bàn thảo tại Hội Nghị Geneva
33 về Đông Dương. Điểm nầy được biểu hiện công khai rõ nét
34 trong bài nhận định cuối cùng của đương sự trong ngày kết thúc
35 Hội Nghị Geneva 21/07/1954 bằng cách lớn tiếng tuyên xưng
36 rằng thành quả các thỏa ước đạt được tại Hội Geneva về Đông
VSTK - 3847
1 Dương là một chiến thắng trọng đại giành cho các lực lượng
2 chiến đấu vì Hòa Bình và là một bước tiến chủ yếu nhằm lảm
3 giảm thiểu những tình hình căng thẳng thế giới. Molotov cho
4 rằng Hội Nghị Geneva đã chứng tỏ cho thấy giá trị của những
5 cuộc thương thảo quốc tế nhằm dàn xếp những sự tranh chấp
6 nguy hiểm. Đương sự tuyên bố rằng “kết quả từ Hội Nghị
7 Geneva về Đông Dương đã xác nhận được nguyên tắc chính
8 đáng của Liên Sô là nền tảng cho toàn thể chính sách ngoại giao
9 của Liên Bang Sô Viết, nói một cách cụ thể là không có bất kỳ
10 vấn đề quốc tế nào ở thời buổi hiện đại nầy lại không có thể giải
11 quyết và sắp xếp được xuyên qua các cuộc thương lượng và thỏa
12 thuận vì mục tiêu củng cố hòa bình.” Vào một thời đại mà Tư
13 Bản Hoa Kỳ nổi tiếng là liều lĩnh gây tai họa cho Hòa Bình với
14 “chính sách bạo lực” của họ thì CSLS có thể khẳng định rằng họ
15 không cần phải nổ lực trong công cuộc tìm kiếm những đường
16 hướng để né tránh sự tàn sát khủng khiếp của bạo lực nguyên
17 tử.201
18 (iv) CSLS củng cố uy thế của CSTQ như là kẻ phụ tá của
19 CSLS trong vai trò lãnh đạo phong trào sống chung hòa bình thế
20 giới chứ không cần phải nhắm mục đích tranh giành vai trò lãnh
21 đạo trùm CSTQ ở vùng Á Châu bởi vì CSTQ hiện tại được xem
22 như là một bạn đồng hành quan trọng cho sách lược “Tấn công
23 Hòa Bình” của CSLS và vì thế mà Molotov trong một sớm một
24 chiều đã phải nâng uy thế của CSTQ trở thành một trong 5
25 cường quốc tại Hội Nghị Geneva. Tuy nhiên CSLS chỉ muốn
26 CSTQ đạt tới một vị thế cường quốc tại bàn Hội Nghị Geneva
27 mà thôi chứ không phải là có ý định biến CSTQ thành một
28 cường quốc trong tương lai có vai vế quan trọng ở Á Châu hay
29 khắp thế giới.202
30 Tóm lại, CSLS có lợi với một cuộc dàn xếp hòa bình nhanh
31 chóng hơn là phải kéo dài dây dưa để rồi đi đến đổ vỡ. Tích cực
32 mở cho Pháp một con đường thoái lui danh dự nơi bàn Hội Nghị
33 Geneva, dự kiến của CSLS đã trở thành hiện thực: Quốc Hội
34 Pháp đã không chịu phê chuẩn Cộng Đồng Phòng Thủ Âu Châu
35 /EDC vào 30/08/1954 với 264 phiếu thuận đối với 319 phiếu

VSTK - 3848
1 chống.203 Đây là một trò đánh cuộc ít hao tốn của CSLS nhưng
2 lại mang đến cho họ một món hời lớn.204
3 b. Mục tiêu của CSTQ
4 Đối với Bắc Kinh thì Hội Nghị Geneva về Đông Dương là
5 thời vận đã tới cho CSTQ trở nên một cường quốc có tiếng nói
6 đáng kể đối với các Cộng đồng dân tộc ở vùng Á Châu. Khi
7 dược 4 cường quốc trong Hội Nghị Berlin triệu mời tham dự
8 như là một cường quốc mới nổi, cường quốc thứ năm, CSTQ đã
9 tiên định rằng mình sẽ nấm giữ một vai trò quan yếu trong việc
10 giải quyết những vấn đề tranh chấp thuộc về Á Châu. Do đó
11 CSTQ cho rằng chấp nhận cần phải có một cách giải quyết ngắn
12 gọn, không cần phải chờ cho CSVM chiến thắng hoàn toàn, là
13 phù họp nhất vào lúc nầy vì nó sẽ chứng tỏ cho thế giới thấy
14 được thực tâm yêu chuộng hòa bình của một cường quốc thế
15 giới vừa mới được khai sinh. Cuộc chiến tranh ở Đông Dương là
16 một môi trường trắc nghiệm để CSTQ chứng tỏ thực tâm trung
17 thành của họ đối với 5 nguyên tắc Sống Chung Hòa Bình do
18 chính CHNDTQ cùng với Cộng Hòa Ấn Độ đã đề xuất ngày
19 29/04/1954: (1) Tôn trọng sự toàn vẹn lãnh thổ và chủ quyền của
20 nhau; (2) Không tấn công nhau; (3) Không can thiệp vào việc
21 nội bộ của nhau; (4) Bình đẳng và hai bên cùng có lợi; (5) chung
22 sống hòa bình.205 CSTQ đã có lợi ngay tử lúc được 4 cường quốc
23 thế giới Hoa Kỳ, Liên Sô, Anh, Pháp triệu mời chính thức như là
24 1 trong 5 thành viên sơ khởi của Hội Nghị Geneva về Đông
25 Dương. Tuy nhiên, CHNDTQ còn có một điểm lợi khác là có
26 thể thu hút các quốc gia Á Châu đang khát khao hòa bình ra khỏi
27 vòng quỹ đạo của Tư Bản Hoa Kỳ hung hăng háo chiến với
28 đường lối hăm dọa “cột mây hạt nhân”.
29 Động lực thúc đẩy mà CSTQ áp dụng để mưu tìm vai trò đế
30 quốc lãnh đạo vùng Á Châu trong suốt tiến trình của Hội Nghị
31 Geneva là dùng chủ đề thuyết minh rằng tất cả những giải pháp
32 thương thảo đều có thể áp dụng để giải quyết những tranh chấp
33 thế giới còn tồn động. Chỗ đứng của CHNDTQ trên chính
34 trường thế giới bắt đầu được chú ý bởi vì ngoài việc được đối xử
35 ngang hàng - cho dù chỉ là hình thức bề ngoài – như là 1 trong 5
36

VSTK - 3849
1 cường quốc thế giới hiện nay, Bắc Kinh còn là thành viên của
2 Hội Nghị giải quyết chiến tranh Triều Tiên, đã ký hiệp ước với
3 Ấn Độ về vấn đề Tây Tạng, đã cùng với Ấn Độ và Miến Điện
4 song phương chủ xướng 5 nguyên tắc Sống Chung Hòa Bình.
5 Tuy nhiên việc mưu tìm một thế đứng nổi bật ở Á Châu cũng
6 chưa phải là mục tiêu chính yếu khiến cho Bắc Kinh phải hối hả
7 góp phần tích cực giải quyết nhanh chống chiến cuộc Đông
8 Dương trong vòng thời gian 3 tháng chứ không thể kỳ kèo trả
9 giá, kéo dài lê thê suốt hai năm giống như ở hội nghị Bàn Môn
10 Điếm giải quyết chiến tranh Triều tiên trước đây. Tại sao hối hả?
11 Theo tài liệu mật của Ngủ Giác Đài/bộ Quốc Phòng Hoa Kỳ thì
12 có 3 lý do: (i) đã nhất trí với CSLS về khả năng can dự của Hoa
13 Kỳ sẽ khiến cuộc chiến lan rộng thêm; (ii) hai vương quốc
14 Miên, Lào đã có thể trung lập hóa một cách hiệu quả; (iii) đã
15 dược thỏa mãn vì rằng đã có một quốc gia Cộng Sản ở cạnh
16 sườn phía Nam biên giới Trung-Việt.
17 Với lý do (i) người ta thấy rõ ràng là CSTQ có e dè “hàm
18 răng nguyên tử của con hổ giấy Hoa Kỳ” xuyên qua những lời
19 tuyên bố cảnh cáo gần đây của các nhân vật “diều hâu” như
20 ngoại trưởng Dulles và tổng Tham Mưu Trưởng Liên Quân
21 Radford của Hoa Kỳ về một “loại vũ khí mới” sẽ được dùng tới
22 để đối phó với việc CSTQ, ngay cả trên lãnh thổ của CSTQ, nếu
23 CSTQ tiếp tục viện trợ quân sự ồ ạt cho CSVM. Hơn nữa, sau
24 khi tình nguyện nướng người và phung phí của cải vật chất vào
25 chiến tranh Triều Tiên với quá nhiều hao tổn, giờ đây thay vì
26 tiếp tục gây hấn một cách bất lợi với “con hổ giấy Hoa Kỳ” thì
27 CSTQ cần nên kiềm chế để ưu tiên lo việc chấn hưng kinh tế và
28 xây dựng đất nước Trung Quốc.
29 Với lý do thứ (ii) và thứ (iii) CSTQ sẽ được an toàn hơn vì
30 hai quốc gia trung lập Miên-Lào cũng là lá chắn bảo vệ cho CS
31 Bắc Việt để Bắc Việt trở nên một nước phiên giậu trấn giữ an
32 toàn ở biên cương phía Nam Trung Quốc. Thêm vào đó, các
33 điều ước trong hiệp định ngừng bắn ở Đông Dương quy định
34 cấm chỉ 3 quốc gia Đông Dương không được phép gia nhập bất
35 cứ một tổ chức liên minh quân sự nào mà cũng không được để
36 cho các nước khác lập bất cứ một hình thức căn cứ quân sự nào.
VSTK - 3850
1 Điều nầy càng khiến cho CSTQ thêm an tâm hơn đối với sách
2 lược bao vây và chận đứng CS của Hoa Kỳ.206
3 Tóm lại, những suy diễn kể trên dựa theo những nhận định
4 trong các tài liệu của Lầu Năm Gốc Hoa Kỳ đã được giải mật
5 cho thấy rằng CSLS và CSTQ không bận tâm nhiều đến những
6 hạn định cho việc giải quyết vấn đề Đông dương một khi những
7 chủ đích căn bản của họ đã đạt tới xuyên qua Hội Nghị Geneva.
8 Một sự dàn xếp để mang đến cho VNDCH một lãnh thổ riêng
9 với một đường ranh chia cắt Việt Nam, với sự việc tạo cho Pháp
10 một ảo giác là Pháp không bị bán đứng, không bị mất uy thế
11 danh dự của một cường quốc, với kết quả tạo thêm cho CTQ có
12 điều kiện củng cố an toàn lãnh thổ và thụ đắc những tham vọng
13 chính trị bá quyền ở vùng Đông Nam Á Châu, với việc làm giảm
14 bớt nguy cơ Hoa Kỳ có thể nông nổi bỏ rơi Hội Nghị Geneva về
15 Đông Dương, thì tất cả những điều nầy chính là những mục tiêu
16 mong đợi và được chấp nhận một cách thỏa đáng bởi Bắc Kinh
17 và Moscova.207 Hội Nghị Geneva đã mang sự tín nhiệm của Pháp
18 cho CSLS qua sự việc Quốc Hội Pháp bát bỏ dự án EDC và tạo
19 an ninh cho Bắc Kinh qua sự hình thành một quốc gia CS vệ tinh
20 trái độn ở phía Nam ranh giới Trung-Việt vậy là xem như là tạm
21 ổn; ngoài ra số phận của miền Nam Việt Nam sẽ như thế nào thì
22 CSLS va CSTQ không cần phải bận tâm ít nhất là trong hiện tại
23 trước mất.208
24 c. Mục tiêu của CSVM
25 Rõ ràng là CSVM sau khi nghe theo chỉ thị của Bắc Kinh đã
26 dồn toàn lực biển người - bất chấp sinh mạng của chiến binh
27 CSVM - để hạ bằng được cứ điểm Điện Biên Phủ để làm quà
28 tặng cho phe CS đàn anh nơi bàn Hội Nghị Geneva đồng thời,
29 giống như một con ngựa ở trường đua được tiêm cho thuốc kích
30 thích tăng lực, thừa thắng xong lên, CSVM dùng chiến thắng nầy
31 để đặt nhiều điều điều kiện hung hăng khó chấp nhận, bắt buộc
32 Pháp phải nhượng bộ để đổi lấy một cuộc ngừng bắn “danh dự”
33 ở 3 quốc gia Đông Dương. Trong giai đoạn đầu Hội Nghị
34 Geneva về Đông Dương, CSVM cố tình không nhượng bộ đối
35 những điều kiện của họ đưa ra. Mục tiêu của những diều kiện nầy
36

VSTK - 3851
1 là một lãnh thổ Việt Nam riêng cắt ngang từ vĩ tuyến thứ 13-14,
2 một hải cảng, quân Pháp tập kết hết về Nam Kỳ, một giải pháp
3 chính trị liền ngay sau cuộc ngừng bắn. Các đòi hỏi nầy của
4 CSVM khiến Hội Nghị bế tắt không thu được một kết quả nào và
5 sắp tan rả cho đến khi có lời tuyên bố đánh cuộc đầy đe dọa của
6 tân thủ tướng Pháp Mendès France: Nếu Hội Nghị không giải
7 quyết nhanh chóng vấn đề Đông Dương trong vòng một tháng kể
8 từ ngày đương sự nhậm chức Thủ Tướng thì đương sự sẽ phải từ
9 chức và Hội Nghị Geneva sẽ bị phó mặc cho tan rả.Tuyên bố
10 nầy không làm cho CSVM lo lắng nhưng lại khiến CSLS và
11 CSTQ e ngại vì nếu Hội Nghị Geneva về Đông Dương thất bại
12 thì những mục tiêu, ước vọng của họ dự trù - rất có nhiêu cơ mai
13 được thực hiện nhờ sự thành công của Hội Nghị Geneva - sẽ trở
14 thành những lâu đài ước mơ xây trên cát. Con ngựa bất kham
15 Việt Minh cần phải được CSLS và CSTQ ghìm dây cương, bắt
16 phải chạy chậm lại. CSVM đã phải vâng lời tuân phục hai trùm
17 CS lớn nhất thế giới. Mục tiêu dự định của CSVM từ khởi đầu
18 Hội Nghị đã bị hai bậc CS đàn anh của mình ép buộc cắt xén quá
19 nhiều so với những đề xuất của trưởng phái đoàn CSVM Phạm
20 Văn Đồng tại phiên họp toàn thể thứ #2 Hội Nghị Đông Dương
21 ngày 10/05/1954.209 Tuy nhiên, bộ máy tuyên truyền của CSVM
22 vẫn cứ tuyên xưng là một đại thắng lợi của Đảng và nhà nước
23 VNDCCH210 mặc dù thắng lợi nầy không thể bù đắp những hao
24 tổn mất mát và hy sinh vô vàng của bộ đội CSVM nơi chiến
25 trường Điện Biên Phủ và cũng mất đi uy quyền “tiểu bá” đối với
26 hai nhóm CS Miên Lào lại còn phải rút lui hết bộ đội CSVM
27 “ngoại nhập” ra khỏi các vùng chiếm đóng trên hai quốc gia nầy.
28 Tóm lại, chỉ có CSLS và CSTQ là thắng lợi lớn thu hoạch từ
29 Hội Nghị Geneva về Đông Dương.
30 2. Phe Tư Bản Anh, Pháp, Hoa Kỳ
31 a. Mục tiêu của Anh Quốc
32 Anh Quốc chủ trương đường lối hòa hoãn, e ngại chiến
33 tranh ở Đông Dương lôi kéo sự can dự của Hoa Kỳ sẽ có thể gây
34 ra những ảnh hưởng xấu cho các thuộc địa của nước này, đặc biệt
35 là Hong Kong nằm trong nội địa của Trung Quốc, và những vùng
VSTK - 3852
1 Anh có ảnh hưởng và quyền lợi nằm ở phía tây và tây nam bán
2 đảo Ðông Dương như là Mã Lai và Singapore. Nếu Hoa Kỳ can
3 dự trực tiếp vào chiến cuộc Đông Dương, chính phủ của thủ
4 tướng Anh Churchill sẽ phải đối diện với một quyết định vô cùng
5 khó khăn: hoặc là (i) phải tham gia một cuộc chiến tranh mạo
6 hiểm mà theo quan điểm của Anh là một quyết định xuẩn động
7 về chính trị và quân sự hoặc là (ii) tránh né với đường lối của
8 Hoa Thịnh Đốn hiện nay đối với vấn nạn CS và nếu như thế thì
9 phải giải quyết bằng cách nào đối với mối liên kết gắn bó đã có
10 từ trước tới nay giữa Anh và Hoa Kỳ. Việc Anh quốc kiên trì
11 thuyết phục cần phải tạm ngưng các tiến trình quân sự không thể
12 cưỡng lại được bao gồm mưu đồ thiết lập tổ chức Phòng Thủ
13 Đông Nam Á cho đến lúc phe Cộng Sản có cơ hội thực hiện tốt
14 nhiệt thành Hòa Bình mà họ đang tuyên truyền khắp thế giới để
15 giải quyết vấn đề Đông Dương mà Hoa Kỳ đã phải tự chế và
16 miễn cưỡng nghe theo.
17 Như thế, việc gở rối cho vấn đề Đông Dương bằng đường
18 lối ngoại giao là ước vọng ưu tiên mà cũng là phương tiện rộng
19 lớn cho việc thực hành những trách nhiệm quốc tế của Anh
20 Quốc. Nếu phe Đồng Minh không bị áp lực phải đáp ứng các tiến
21 trình thành hình các biện pháp quân sự thì Anh và Pháp sẽ là
22 những thành viên được tán thành hơn hết cho việc xây dựng nền
23 tảng giải quyết vấn đề Đông Dương. Việc đóng góp công sức của
24 ngoại trưởng Anh Eden cho những thành quả của Hội Nghị
25 Geneva mặc dù không không thể coi như là tích cự vô song,
26 nhưng chúng vẫn là những đóng góp đáng nể vì, được Molotov
27 và Chu Ấn Lai tuyên Dương trong ngày bế mạc Hội Nghị
28 Geneva về Đông Dương. Cũng nhờ sự đôn đốc dàn xếp bằng
29 đường lối ngoại giao chứ không phải bằng các biện pháp quân sự
30 mà Anh Quốc còn có thêm lợi thế là được quyền tự do tham gia
31 cùng chung với Hoa Kỳ vào bất kỳ một tổ chức phòng thủ quân
32 sự khu vực nào ngay sau khi Hội Nghị Geneva bế mạc. Anh quốc
33 chưa bao giờ phản đối việc thành lập khối Hành Động Chung/
34 Liên Phòng Đông Nam Á/SEATO ngoài việc thời điểm thành lập
35 tổ chức nầy: nó không thể được thành hình trước hay trong khi
36 Hội Nghị Geneva về Đông Dương đang diễn tiên vì nếu làm như
37

VSTK - 3853
1 thế thì sẽ bị xem là khiêu khích CSTQ và sẽ có hại cho tiến trình
2 thương thảo tái lập Hòa Bình ở Đông Dương. Về điểm nầy,
3 người ta thấy Anh Quốc đã thành công trong việc cãi thiện mối
4 bang giao thực tiễn với CSTQ.211
5 b. Mục tiêu của Hoa Kỳ
6 Hoa Kỳ muốn can dự nhiều hơn vào Đông Dương để ngăn
7 chặn sự bành trướng của thế giới Cộng Sản nhưng vẫn chưa thể
8 hòa hợp với Pháp vì óc nghi kỵ của người Pháp cho rằng Hoa kỳ
9 muốn tống khứ và thay chân Pháp ở Đông Dương. Tại hội nghị
10 Geneva, Hoa Kỳ chỉ tham dự như một quốc gia đồng minh lỏng
11 lẽo với Pháp - Anh và chỉ giữ một vai trò phụ thuộc đối với các
12 quốc gia liên kết với Pháp bởi vì Pháp - Anh không tham gia vào
13 Khối Hành Động Chung do Hoa Kỳ chủ xướng trước khi hoặc
14 trong khi có Hội Nghị Geneva. Từ tình trạng của người phúc ta
15 mà Pháp đang lợi dụng để lấy viện trợ bom đạn, súng óng đạn
16 dược, máy bay, xe bọc sắt và tiền bạc.... của Hoa Kỳ để tiếp tục
17 cố bám giữ ba quốc gia Đông Dương thì người có thể cảm nhận
18 được tại sao Hoa Kỳ không chịu nâng đỡ chính sách lỗi thời
19 thực dân thuộc địa của đế quốc Pháp.
20 Hoa kỳ ghi nhận những kết quả của Hội Nghị với nhiều tâm
21 trạng khác nhau.
22 Một mặt thì những điều khoản giải quyết của Hội Nghỉ lại
23 phù hợp một cách đáng ngạc nhiên với những những dự kiến giải
24 quyết của chính quyền Hành Pháp Hoa Kỳ, được Anh và Pháp
25 đồng quan điểm, sẽ được Hoa Kỳ chấp nhận. Mặc dù không làm
26 gì khác hơn mà chỉ có “tôn trọng” và ghi nhận” những thỏa ước
27 của Hiệp Định Geneva, Hoa Kỳ vẫn phải thừa nhận rằng những
28 thỏa ước đó đã biểu hiện một hiệu quả có chừng mực đối với
29 trạng thái giao hảo hỗn loạn của phe Đồng Minh trước khi Hội
30 Nghị khai mạc chẳng hạn như là sự từ chối của Pháp về một khả
31 năng quân sự có thể thay thế và sự không thừa nhận ưu thế quân
32 sự không thể phủ nhận của Việt Minh từ bên ngoài cũng như bên
33 trong nước Việt Nam.
34 Mặt khác, dưới một cái nhìn khác, chính quyền Hành Pháp
35 Hoa Kỳ thú nhận rằng cách dàn xếp của Hội Nghị Geneva cũng
VSTK - 3854
1 bao gồm những yếu tố thất bại, thua thiệt. Một phần “tài sản” ở
2 vùng Viễn Đông đã bị mất vào tay của khối TQ và LS. Các Đồng
3 Minh Tây Phương của Hoa Kỳ cáo lỗi xin từ khước đề nghị một
4 phương cách đối phó CS bằng vũ lực hoặc không chịu gia nhập
5 một tổ chức Liên Minh Á-Âu Chống Cộng Sản đã sẵn sàng để
6 hành động. Hoa Kỳ đã phải bắt buộc tham dự một Hội Nghị quốc
7 tế để không những chuẩn nhận bằng đường lối ngoại giao những
8 gì mà phe CS đã chiếm được bằng vũ lực vũ lực mà còn phải đề
9 cao hình ảnh của họ ở vùng Á Châu hay trên thế giới như là
10 những kẻ gương mẫu kiến tạo hòa bình.212
11 Đối với những kết quả lấy ra từ Hiệp Định Geneva thì ít ra
12 chính sách ngoại giao Hoa Kỳ cũng đã được coi là thành công
13 trong việc giữ tình trạng toàn vẹn và thống nhất của 2 quốc gia
14 Miên Lào; thể chế Quốc Gia không CS ở Miền Nam Việt Nam
15 vẫn tiếp tục được duy trì và không có điều khoản nào ngăn cấm
16 miền Nam tiếp tục thành lập các lực lượng quân đội mới và hữu
17 hiệu để bảo vệ quốc phòng của miền Nam; Miền Nam có thể
18 mua thêm “vũ khí đạn được thay thế” dưới hình thức một đổi
19 một như ấn định và cũng có quyền xử dụng những cố vấn ngoại
20 quốc sau khi ngừng bắn; ủy ban kiểm soát đình chiến tuy không
21 phải do Liên Hiệp Quốc đảm trách như phái đoàn QGVN và Hoa
22 Kỳ đề nghị mà cũng không chấp nhận một ủy ban kiểm soát đình
23 chiến bản xứ nội địa VM-Pháp như phái đoàn CSVM đề nghị
24 nhưng nó được thay thế bằng một ủy ban liên hợp quốc tế kiểm
25 soát đình chiến trong đó có một quốc Á Châu thực sự trung lập
26 là Ấn Độ, một quốc gia Bắc Mỹ không thiên Cộng là Canada và
27 một quốc gia CS Đông Âu là Ba Lan. Ủy Ban Quốc Tế Kiểm
28 Soát Đình Chiến Đông Dương nầy được tự do đi lại khắp nơi để
29 thi hành nhiêm vụ được giao phó.213
30 c. Mục tiêu của Pháp
31 Chỉ có Pháp là không bị thua thiệt nhiều ngoài việc phải cắt
32 một phần đất ở Đông Dương để đánh đổi một cuộc thất trận rút
33 lui “danh dự”- ê chề nhục nhã thì đúng hơn – nhưng Pháp đã hả
34 hể thỏa mãn về việc rút lui danh dự nầy, và Đông Dương vẫn
35 còn là của Pháp, càng khép kín gần gũi hơn với 2 quốc Gia
36 Miên-Lào. Đội quân hỗn tạp của Liên Hiệp Pháp đã bị suy liệt
VSTK - 3855
1 nhưng bề ngoài thì đội quân nầy vẫn có vẽ vẫn hùng hổ ở Đông
2 Dương; tất cả những quyền lợi kinh tế, văn hóa, xã hội, tài chánh,
3 ngoại giao của Pháp ở Đông dương vẫn tiếp được họ khai thác
4 độc quyền ngoại trừ miền Bắc Việt Nam CS. Không phải Quốc
5 Hội Pháp lựa chọn tân thủ tướng Mendès France cho nước Pháp
6 mà chính là Hội Nghị Geneva đã làm việc đó dùm cho Quốc Hội
7 Pháp.

VSTK - 3856
CHƯƠNG 1
(tiếp theo)

1 II/ THỦ TƯỚNG NGÔ ĐÌNH DIỆM VÀ MIỀN NAM QUỐC GIA VIỆT NAM

2 A. Miền Nam Quốc Gia Việt Nam sau ngày 21/07/1954


3 Quốc Gia Việt Nam Độc kể từ lúc cựu hoàng Bảo Đại tuyên
4 ngôn Độc Lập vào ngày 12/03/1945 sau khi quân phiệt Nhật Bản
5 đảo chính và chiếm toàn bộ bán đảo Đông Dương. Ngày
6 14/04/1954, chính phủ Quốc Gia Việt Nam Trần Trọng Kim
7 được thành lập. 214 Tháng 07/1945, thủ tướng Trần Trọng Kim đã
8 được quân phiệt Nhật chấp nhận trao trả chủ quyền tất cả các cơ
9 quan hành chánh công quyền ở Hà Nội, Hải Phòng và Đà
10 Nẵng.214bis Phần đất Nam Kỳ cũng được Trần Trọng Kim Hối
11 thúc quân Phiệt Nhật gắp rút trao trả cho chính phủ Quốc Gia
12 Việt Nam những chủ quyền hành chánh cai tri nhưng người Nhật
13 chưa kịp thực hiện thì họ đã phải đầu hàng Đồng Minh và CSVM
14 thừa cơ cướp chính quyền ở Hà Nội rồi phái Trần Huy Liệu và
15 Cù Huy Cận vào Huế để thu nhận ấn tín và trao quyền của Bảo
16 Đại vào ngày 25/08/1945. Những ngày mùa Thu năm 1945, Bảo
17 Đại được Hồ Chí Minh trao giữ chư Cố vấn Chính Trị Tối Cao
18 trong bộ máy chính quyền non trẻ của CSVM ở Bắc Kỳ rồi lại
19 được CSVM sắp xếp cho đi gặp Tưởng Giới Thạch lãnh tụ của
20 Trung Hoa Quốc Dân Đảng ở Trùng Khánh/Trung Quốc
21 16/03/1946 rồi được lệnh của Hồ Chí Minh tiếp tục nghĩ dài hạn
22 ở Trung Hoa để Hồ Chí Minh được tự do và độc quyền thương
23 lượng với Pháp và các phe phái Quốc Gia. Ngày 15/09/09/1946,
24 Bảo Đại chọn Hồng Kong là nơi lưu vong tạm thời của mình. 214ter
25 Với những giấy tờ mơ hồ ký kết với thực dân thuộc địa Pháp,
26 danh nghĩa Quốc Trưởng của Bảo Đại tiếp tục tồn tại cho đến khi
27 Hiệp Định Geneva ký kết vào ngày 21/07/1954 chia hai Quốc
28 Gia Việt Nam bằng vĩ tuyến thứ 17. Thủ Tướng hiện tại của
29 Miền Nam Quốc Gia Việt Nam là Ông Ngô Đình Diện.
30 Miền Nam Việt Nam sau khi có Hiệp Định Geneva đã trở
31 thành một Quốc Gia không CS nhưng lại là một quốc gia đang bị
32 đe dọa nhiều hơn hết so với hai quốc gia Miên – Lào cùng nằm
33 trên bán đảo Đông Dương. Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa ở miền
VSTK - 3857
1 Bắc Việt Nam không còn che dấu hình dạng CS của mình và ý
2 đồ xâm chiếm miền Nam Việt Nam với bất cứ phương tiện hoặc
3 thủ đoạn nào. Cuối năm 1954, số phận của Miền Nam Quốc Gia
4 Việt Nam cực kỳ mong manh. CSVM được chia cắt một nửa
5 quốc gia Việt Nam ở miền Bắc và khi tập kết, đã bí mật lưu lại
6 phần lớn những cơ sở nằm vùng hạ tầng của họ ở Miền Nam
7 Việt Nam nhất là tại những vùng đã từng ở dưới quyền kiểm
8 soát của họ trong suốt thời gian chưa có Hiệp Định Geneva.
9 Thậm chí có cả nhiều tỉnh, quận, huyện ở miền Nam nhất là ở
10 những vùng xâu, vùng xa và nông thôn bị CSVM nằm vùng
11 khống chế và kiểm soát.
12 Cuộc di cư không lường trước được của hơn một triệu đồng
13 bào Công Giáo cùng với các người chủ chăn của họ từ miền Bắc
14 Việt Nam càng làm tăng thêm sự hỗn độn và bất ổn cho chính
15 quyền Quốc Gia Việt Nam của miền Nam. Các giáo phái vũ
16 trang Cao Đài, Hòa Hảo và nhóm lực lượng vũ trang Bình
17 Xuyên ngoài vòng pháp luật đã cùng nhau cấu kết với thực dân
18 Pháp ở miền Nam từ nhiều năm qua để thực hiện những mưu đồ
19 riêng tư, đòi hỏi đặc quyền kiểm soát nhiều vùng lãnh thổ và độc
20 quyền thao túng về mặt xã hội, kinh tế, tài chánh dưới danh
21 nghĩa là những nhóm người Quốc Gia cùng với thực dân Pháp
22 chống CSVM. Các phe phái vũ trang “tự trị” nầy hiện nay đang
23 phải đối phó trực tiếp với thủ tướng Ngô Đình Diệm của chính
24 phủ Quốc Gia Việt Nam ở miền Nam đang chủ trương tái lập sự
25 thống nhất các thành phần Quốc Gia chống Cộng Sản. Ngoài ra
26 cựu hoàng Bảo Đại mặc dù vẫn còn là quốc trưởng hợp pháp
27 của Quốc Gia Việt Nam ở miền Nam sau ngày Hiệp Định
28 Geneva ra đời nhưng vẫn tiếp tục ở lại nước Pháp kể từ đầu năm
29 1954, chưa chịu về Việt Nam để cùng với thủ tướng Ngô Đình
30 Diệm điều hành guồng máy chính quyền Quốc Gia ở miền Nam.
31 Sự kiện nầy càng tạo cho tình hình chính trị của Quốc Gia Việt
32 Nam ở miền Nam càng thêm rắc rối, phức tạp và đầy mâu thuẫn.
33 Bởi vì Hoa Kỳ muốn chống Cộng Sản khỏi lan tràn thêm
34 nữa xuống phía Nam vùng Đông Nam Á Châu, Hoa Kỳ cần có
35 một tiền đồn ngăn chận CS mà trước mắt là nguy cơ CSVM sẽ
36 xâm lăng miền Nam Quốc Gia Việt Nam với sự trơ lực của
VSTK - 3858
1 CSTQ và CSLS. Do đó, Hoa Kỳ cần phải có ngay một nhân vật
2 cột trụ chống Cộng Sản, một đối thủ thực sự của Hồ Chí Minh
3 để lãnh đạo chính quyền Quốc Gia Việt Nam ở miền Nam và
4 dưới mắt của Hoa Thịnh Đốn trong tình hình hiện tại thì không
5 thể có ai khác hơn là một người mà cựu Hoàng Bảo Đại trước
6 đây, vào lúc quân phiệt Nhật đảo chánh và chiếm Đông Dương,
7 đã từng ưu chọn trước khi chọn Trần Trọng Kim vào tháng
8 04/1945 để giữ chức vụ thủ tướng chính phủ Quốc Gia Việt
9 Nam. Nhân vật đó chính là thủ tướng đương nhiệm Ngô Đình
10 Diệm của chính quyền Quốc Gia Việt Nam ở miền Nam kể từ
11 tháng 06/1954.
12 Vào thời điểm nầy, tập đoàn thực dân thuộc địa Pháp ở Sài Gòn
13 trong mọi lãnh vực quân sự, dân sự, kinh tế, xã hội, giáo dục,
14 hành chánh công quyền không cần biết đến việc cần thiết phải có
15 một sự lựa chọn về một nhân vật lãnh đạo chính trị như thế cho
16 Quốc Gia Việt Nam ở miền Nam hiện tại không bị sụp đỗ và rơi
17 vào vòng kiềm tỏa của CS. Tập đoàn người Pháp chậm tiến nầy
18 kết án Ngô Đình Diệm là một kẻ cuồng tín “chống chủ nghĩa
19 Thực Dân Pháp” và bọn họ đã thuyết phục Cao Ủy Đông Dương
20 Paul Ély và chính phủ Mendès France ở Paris phải tìm đủ cách
21 để hạ bệ Ông Diệm. Trong một Công điện MẬT cuả đại sứ Hoa
22 Kỳ ở Sài Gòn gửi về Hoa Thịnh Đốn ngày 19/07/1954, nay đã
23 được giải mật cho biết tướng Paul Ély, Cao Ủy Kiêm Tổng Tư
24 Lệnh quân đội viễn Chinh Pháp ở Đông Dương, đã hăm dọa bắt
25 giam thủ tướng Ngô Đình Diệm nếu cần để cho việc thi hành
26 Hiệp Định Đình Chiến Geneva không bị thủ tướng Quốc Gia
27 Việt Nam ngăn trở “phá hoại”:
28 751G.00/7-1954: Telegram
29 The Ambassador at Saigon (Heath) to the Department of State
30 SECRET SAIGON, July 19, 1954-7 p. m.
31 249. Repeated information Paris 94, Geneva 52, Hanoi unnumbered.
32 “Sau khi hội kiến với thủ tướng Diệm vào ngày hôm nay, bản chức
33 đã gặp tướng Ély. Vấn đề ưu tiên của Ély là sự lo ngại chính phủ
34 Quốc Gia Việt Nam cho phép những cuộc biểu tình chống lại việc
35 ngưng bắn gây nguy hại cho nền an ninh trật tự công cộng hoặc có
36 một vài hành động hay tuyên bố có ảnh hưởng làm mất kỹ luật quân
37 đội trong hàng ngũ binh lính Việt Nam hiện đang phục vụ trong đoàn
38 quân của Khối Liên Hiệp Pháp. Đương sự nói với bản chức rằng nếu

VSTK - 3859
1 có bất cứ chuyện nào như thế xảy ra thì đương sự dẽ không ngần
2 ngại xử dụng hành động cứng rắn, ngay cả đến mức phải bắt giam
3 Ông Diệm.” 215

4 Trách vụ của Thủ tướng Diệm càng trở nên khó khăn rắc rối
5 nhiều hơn nữa vì các chức quyền tư lệnh quân sự của đoàn quân
6 viễn chinh Pháp như tướng Salan và Jacquot đã khuyến khích,
7 bao che và hỗ trợ cho các lực lượng bộ đội vũ trang ly khai Việt
8 Nam đồng loạt nổi dậy chống đối thủ tướng Diệm trong khi quân
9 đội người bản xứ của Quốc Gia Việt Nam ở miền Nam trên thực
10 tế vẫn còn nằm dưới quyền chỉ huy và điều động của của các
11 tướng lãnh và sĩ quan của Pháp hoặc có quốc tịch Pháp.
12 Tập đoàn tàn dư thực dân ở Đông Dương và nhiều chính trị
13 gia chậm tiến trong chính quyền Pháp ở ở Paris vẫn còn bị giam
14 hãm trong những ảo tưởng di vãng vàng son của thời đế quốc
15 thuộc địa và còn bị ám ảnh rằng chủ quyền đế quốc thực dân
16 Pháp ở Đông Dương từ xa xưa sắp sửa bị biến mất để nhường
17 chỗ cho một đế quốc khác. Tân thủ tướng Pháp gốc người Do
18 Thái Mendès France biết rằng sau 5 năm dài chiến tranh thế giới
19 lần thứ II, 7 năm chiến tranh Đông Dương, cuộc dẹp loạn ở Bắc
20 Phi (Algeria), cùng với những trách nhiệm của Pháp đối với tổ
21 chức OTAN, nước Pháp giờ đây kiệt huệ không thể ôm đồm
22 quá nhiều việc cùng một lúc. Đương sự cần phải giải quyết trước
23 mắt những khó khăn cấp bách về quân sự và tài chánh của nước
24 Pháp nhưng đồng thời cũng muốn bám giữ lấy Việt Nam không
25 để cho phân nửa Quốc Gia còn lại nầy ở miền Nam bị CS chiếm
26 đoạt trong tương lai.
27 Để có thể thực hiện những dự định kể trên, Mendès France
28 nhất định cần phải dựa vào cánh tay trợ giúp của Hoa Kỳ. Ngày
29 04/09/1954, đương sự đã đánh điện tín cho trưởng phái đoàn
30 Pháp đang tham dự Hội Nghị Tổ Chức Phòng Thủ Đông Nam Á
31 (O.T.A.S.E.) ở Manila thủ đô của Phi Luật Tân để chỉ thị rằng
32 chiều hướng chính sách của Pháp ở của miền Nam Việt Nam kể
33 từ bây giờ cần phải được cứu xét một cách cẩn trọng để phù hợp
34 với của Hoa Kỳ bằng cách thực hiện với Hoa kỳ một sự đồng
35 thuận về một chính sách đối với chính quyền Quốc Gia Việt
36

VSTK - 3860
1 Nam ở miền Nam. Vài ngày sau, Mendès France xác định rằng:
2 “Ở Đông Dương, chính sách của nước Pháp chúng ta tái hợp
3 với chính sách của Hoa Kỳ áp dụng trên vùng Đông Nam Á
4 Châu”. Từ đó, để phòng thủ miền Nam Quốc Gia Việt Nam
5 chống lại CS, Pháp ký tên vào Hiệp Định Manila vào ngày
6 08/09/1954. Ngày 30/09/1954, quốc vụ khanh của chính phủ
7 Pháp đặt trách 3 quốc gia Đông Dương là Guy La Chambre tuyên
8 bố rằng: “Hoa kỳ là quốc gia chủ trì của liên minh phòng thủ
9 Đông Nam Á - …dans le Sud-Est asiatique c’est l’Amérique qui
10 est le leader de la coalition.” 216
11 Có 2 quyết định của thủ tướng Pháp Mendès France dùng
12 làm căn bản cho chính sách kể trên của chính phủ Pháp tại Đông
13 Dương vào lúc bấy giờ. Trước hết, từ ngày 25 đến ngày 28/09/1954
14 tại thủ đô Hoa Thịnh Đốn, Guy La Chambre và Thứ trưởng Ngoại
15 giao Hoa Kỳ, tướng Smith (Ngoại trưởng Hoa Kỳ F.Dulles Dulles đã sang Luân
16 Đôn dự Hội nghị 9 Cường Quốc/ F.Dulles was in London for the Nine-Power Conference)
17 đã ký một thỏa ước yểm trợ chính phủ Ngô Đình Diệm ở miền
18 Nam Việt Nam thành một chính quyền Quốc Gia,vững mạnh,
19 chống Cộng Sản.217
20 Kế đến, một đại diện đặc biệt của tổng thống Hoa Kỳ ở Sài
21 Gòn là tướng Collins ký kết với tướng Pháp Tổng Cao Ủy Đông
22 Dương Paul Ély trao trách nhiệm cho Hoa Kỳ huấn luyện và đào
23 tạo quân đội Quốc Gia Việt Nam ở miền Nam để quân đội nầy
24 sẽ trở thành hoàn toàn độc lập với nước Pháp và quân đội viễn
25 chinh Pháp ở Đông Dương vào ngày 01/07/1955. 218
26 Những quyết định kể trên của thủ tướng Pháp Mendès
27 France đã gặp sự chống đối và bất mãn của những phần tử đầu
28 óc có sạn trong quốc hội Pháp và tập đoàn chậm tiến đầu não
29 thực dân thuộc địa Pháp chậm tiến ở Sài Gòn vì họ cho rằng ba
30 quốc gia Đông Dương vẫn luôn luôn nằm trong khối Liên Hiệp
31 Pháp. Ngoài ra dư luận báo chí ở Paris đều bị ám ảnh rằng Hoa
32 Kỳ đang tìm cách để loại trừ Pháp ra khỏi Đông Dương bằng
33 cách đứng sau lưng thủ tướng Ngô Đình Diệm. Những ý tưởng
34 hẹp hòi của những hạn người Pháp vừa kể chỉ là phản ảnh bất
35 công của những kẻ háo ăn sợ chén cơm của mình đang ăn sẽ bị
36 Hoa Kỳ hất đỗ mặc dù trên thực tế cho mãi đến năm 1975, tất cả
VSTK - 3861
1 tình trạng về kinh tế. văn hóa của người Pháp ở miền Nam Việt
2 Nam chưa hề bị Hoa Kỳ đụng chạm tới hoặc tranh giành. Tất cả
3 người Việt Quốc Gia ở miền Nam Việt Nam cho đến 30/04/1975
4 đều thấy được điều đó. Hoa Kỳ không cần gạo thóc, cao su của
5 miền Nam Việt Nam nhưng CSVN ở miền Bắc Việt Nam rất cần
6 những thứ đó. Nếu sự thực Hoa Kỳ muốn thế chân Pháp ở Đông
7 Dương thì nhất định không phải là lý do giành ăn nhưng là vì
8 Pháp quá yếu để có thể chống cự ngăn chận một cách hiệu quả
9 làn sóng đỏ lan tràn khắp vùng Đông Dương và Đông Nam Á.
10 B. Thủ tướng Ngô Đình Diệm
11 Vào lúc tháng 06/1954, khi quốc trưởng Bảo Đại triệu gọi
12 Ông Diệm thay thế thủ tướng Bửu Lộc thì tiến trình Hội Nghị
13 Geneva đã đi đến gia đoạn cuối một cách đen tối ít có người - kể
14 cả Ông Diệm và cựu hoàng Bảo Đại - có thể hình dung được kết
15 quả cuối cùng của hội nghị ra sao trước ngày 21/07/1954 qua sự
16 xuất hiện của một thủ tướng mới của Pháp gốc người Do Thái,
17 thủ tướng Mendès France. Người Pháp không hứa hẹn gì nhưng
18 chỉ đầu môi chót lưỡi với Ông cho qua chuyện để họ không còn
19 phải bận tâm mà lo “thua trận một cách danh dự” qua trung gian
20 của cái quái thai Hội Nghị Geneva . Hoa Kỳ thì chưa có dấu hiệu
21 gì ủng hộ miền Nam Quốc Gia Việt Nam và họ chỉ xem Ông
22 Diệm như một nhân vật tạm thời-vì chưa tìm ra được ai khác- để
23 “thay ngựa giữa dòng”.
24 Ngô Đình Diệm sinh ngày 3/1/1901, tại huyện Lệ Thủy, tỉnh
25 Quảng Bình trong một gia đình có truyền thống khoa bảng. Cha
26 ông là Ngô Đình Khả, từng làm quan dưới triều Nguyễn. Sau khi
27 Vua Thành Thái bị Pháp đày sang châu Phi, ông Khả trả ấn từ
28 quan về quê làm ruộng. Một thuyết khác cho rằng, vì ông Khả
29 không chịu ký vào đơn yêu cầu Thành Thái thoái vị, nên bị thực
30 dân Pháp cách chức.
31 Ông Diệm bẩm sinh thông minh, đường học vấn lẫn chốn
32 quan trường đạt nhiều thuận lợi. Năm 1921, khi mới 20 tuổi, ông
33 tốt nghiệp Trường Hậu Bổ tại Hà Nội, được phong chức Tri
34 huyện Hương Trà, sau đó chuyển sang làm Tri huyện Hương

VSTK - 3862
1 Thủy, Quảng Điền (Thừa Thiên Huế). Năm năm sau, năm 1926,
2 ông được bổ nhiệm làm Tri phủ Hải Lăng (Quảng Trị).
3 Năm 1929, ông Diệm nhậm chức Tuần vũ tỉnh Phan Thiết
4 (Bình Thuận). Bốn năm sau, được bổ nhiệm làm Thượng thư Bộ
5 lại dưới triều Vua Bảo Đại. vào lúc 32 tuổi, một quan Thượng
6 thư trẻ nhất trong triều Nguyễn lúc bấy giờ.
7 Ngay khi nhậm chức, Ông đề trình việc thành lập Viện Dân
8 biểu với quyền hành pháp, nhưng chính phủ bảo hộ không thừa
9 nhận. Tháng 7/1933, ông từ quan để phản ứng lại sự phủ nhận
10 Viện Dân biểu của Pháp.
11 Sau khi rời khỏi quan trường, Ông lui về ở ẩn, nhưng vẫn
12 ngấm ngầm ủng hộ Hoàng thân Cường Để và Phan Bội Châu
13 đang sống lưu vong ở hải ngoại với ý định thực hiện một cuộc
14 cách mạng lật đổ Pháp hoàn toàn. Suốt từ năm 1933 cho đến
15 năm 1940, Ông được coi là một nhân vật Quốc Gia cực đoan,
16 xếp chung với Nguyễn Hải Thần, Nguyễn Tường Tam.
17 Ngoại hình của Ông Diệm không oai vệ, không có sức thuyết
18 phục người khác, mà cũng không có dáng vẽ tân thời của cựu
19 hoàng Bảo Đại hay một khuôn mặt chữ điền khắc nghiệt đầy sát
20 khí của cựu thủ tướng Nguyễn Văn Tâm. Mặc dù ăn vận âu phục
21 nhưng dáng điệu của Ông phục phịch, hai cổ bàn tay mềm mại
22 giống như đang lúc mặc quốc phục khăn đóng áo dài truyền
23 thống Việt Nam, nhưng lại không có kiểu cách Á Đông. Nét
24 hiền hậu của Ông lại bị ánh mắt cứng cỏi lấn lướt cùng với cái
25 miệng bướng bỉnh ngoan cố khi thốt lời hay chỉ biết ngậm câm
26 chịu đựng khi tức giận.
27 Trong thời kỳ quân phiệt Nhật chiếm đóng Đông Dương, vì
28 tinh thần chống Pháp cực đoan của Ông, Ông được nhà cầm
29 quyền quân phiệt Nhật ở Việt Nam để mắt tới như là một nhân
30 vật có thể lãnh đạo nhân dân Việt Nam để hợp tác và thực hiện
31 chính sách Đại Đông Á do Nhật làm minh chủ. Chính công an
32 Nhật Kempetai đã giúp Ông Diệm thoát khỏi màn lưới công an
33 mật vụ của chính quyền thực dân Pháp thời đô đốc Decoux làm
34 Cao Ủy Đông Dương.
VSTK - 3863
1 Ông bị Việt Minh bắt vào khoản tháng 09/1945 trên đường
2 ra Huế để khuyến cáo cựu hoàng Bảo Đại không nên hợp tác với
3 họ Hồ qua chức vụ bù nhìn Cố Vấn Tối Cao Nguyễn Vĩnh Thụy
4 do họ Hồ ban phát cho sau ngày thoái vị và trao quyền cho VM
5 ở Huế, Ông bị VM chận bắt rồi đưa ra Bắc giam giữ ở một miền
6 núi gần biên giới Việt-Hoa. Sáu tháng sau, họ Hồ ra lệnh đưa
7 Ông Diệm về Hà Nội để chiêu dụ đầu hàng và hợp tác nhưng
8 Ông Diệm cực lực từ khước vì mối hận thù VM đã sát hại người
9 anh của Ông là Ngô Đình Khả và con trai của ông Khả, khiến họ
10 Hồ phải trả tự do cho Ông. Năm 1981, một đảng viên CSVN cao
11 cấp là Hoàng Tùng đã tuyên bố rằng trả tự do cho họ Ngô là một
12 sai lầm nghiêm trọng của họ Hồ vào lúc đó.218
13 Năm 1949 Ông Diệm cũng không nhận đề nghị hợp tác với
14 quốc trưởng Bảo Đại bởi vì thực dân Pháp vẫn chưa dứt khoác
15 trao trả độc lập thực sự cho Việt Nam. Ông chủ trương Phong
16 Trào Quốc Gia Thống Nhất có tính cách cực đoan chống Thực
17 Dân Thuộc Địa Pháp cùng với người em trai là Ông Ngô Đình
18 Nhu đề ra Thuyết Cần Lao Nhân Vị và chọn lựa đảng viên Cần
19 Lao để đối kháng với học thuyết và chế độ Xã Hội Duy Vật
20 Mácxít của VM trên bình diện ý thức hệ và hành động. Chủ
21 thuyết nhân vị tôn trọng nhân bản của con người, lấy con người
22 làm trọng điểm ngược chủ thuyết Xã Hội Duy Vật lấy danh
23 nghĩa tập thể để khai thác khả năng và trí tuệ của con người. Đa
24 số người dân bình thường ở thành thị hay ở nông thôn không thể
25 hiểu cái gì là Cần Lao Nhân Vị, cái gì là Xã Hội Duy Vật Biện
26 Chứng. Trên thực tế, đảng Cần Lao là một hình thức bao trùm
27 kiểm soát trong mọi lãnh vực xã hội nhất là trong quân đội và
28 các tổ chức hành chánh công quyền của miền Nam Việt Nam
29 qua trung gian của những tổ chức riêng biệt của đảng để lãnh
30 đạo quần chúng mà nổi bật hơn hết là Phong Trào Cách Mạng
31 Quốc Gia, Thanh Niên, Thanh Nữ Cộng Hòa, Cán Bộ Xây dựng
32 Nông Thôn, Phụ Nữ Liên Đới . . . .
33 Trong khi chờ thời cơ đúng lúc để ra mặt, Ông Diệm bôn ba
34 ở hải ngoại, đi sang Hoa Kỳ rồi rút sang Âu Châu tạm trú ở Ý
35 nơi một dòng tu Công Giáo ở Rome cho đến khi Ông nhận lời
36 của quốc trưởng thành lập nội các Quốc Gia Việt Nam trong
VSTK - 3864
1 chức vụ thủ tướng thay thế cựu thủ tướng hoàng thân Bửu Lộc
2 trong giai đoạn cuối cùng của Hội Nghị Geneva về Đông
3 Dương.
4 C. Những khó khăn khởi đầu của Ông Diệm ở miền Nam
5 Kể từ đầu mùa Xuân 1955, vị thế của thủ tướng Ngô Đình
6 Diệm rất bắp bênh. Tình hình ở Việt Nam sau ngày xuất hiện
7 bản Hiệp Định Geneva hết sức hỗn độn điển hình nhất là làn
8 sóng di cư của những đồng bào Việt Nam từ trong vùng phía
9 Bắc vĩ tuyền thứ 17 bằng mọi phương tiện tìm đương vào miền
10 Nam Việt Nam. Cuộc di cư nầy được chính quyền Quốc Gia
11 Việt Nam ở miền Nam cổ súy với sự đồng tình tiếp trợ một cách
12 tích cực của Hoa Kỳ. Số lượng khổng lồ đồng bào Việt Nam di
13 cư từ phía bắc xuống miền Nam vĩ tuyến thứ 17 đã vượt quá
14 mức tưởng tượng của người Pháp và khiến cho tình hình chính
15 trị của miền Nam càng thêm rắc rối khó khăn.
16 Điểm số 6 trong bản Tuyên Bô Cuối Cùng kèm theo Hiệp
17 Định Geneva ngày 21/07/1954 nói rằng: “Kể từ ngày Bản Hiệp
18 Định Geneva nầy có hiệu lực cho đến khi cuộc tập kết quân sự
19 được hoàn tất, bất cứ người dân nào ở trong một khu vực do bên
20 nầy kiểm soát muốn dời sang sống trong khu vực đã được chỉ
21 định cho bên kia thì chính quyền của bên nầy phải cho phép và
22 giúp đỡ cho họ di chuyển đến bên kia.” Điều 2 của Hiệp Định
23 Ngừng Bắn ấn định việc tập kết quân sự phải được hoàn tất
24 trong vòng 300 ngày. Do đó làn sóng di cư của đồng bào từ miền
25 Bắc Việt Nam để tị nạn CSVM cũng phải hối hả chạy đua với
26 thời hạn chót của 300 ngày 19/05/1955.
27 Trên thực tế, chính quyền Miền Nam Quốc Gia Việt Nam
28 của thủ tướng Ngô Đình Diệm đang ở trong trạng cô thế ở ngay
29 trung tâm Sài Gòn. Dân chúng miền Nam đã bị phân tán ngoài ý
30 muốn của mình qua những năm tháng giặc giã triền miên với
31 tình hình chính trị bất ổn chưa có lối thoát, với tình rạng quân
32 đội Quốc Gia bị tùy thuộc vào ngoại bang, với sự quấy nhiễu của
33 những giáo phái và tổ chức xã hội đen tự võ trang ở miền Nam
34 tạo ra một tình trạng nghịch thường “ những quốc gia trong một
35 quốc gia”. Trong khi đó thì quốc trưởng Bảo Đại vẫn cứ ở bên
VSTK - 3865
1 Pháp tại ngôi lầu đài Thorenc để bị dư luận dân chúng và báo chí
2 kết tội là kẻ ăn chơi cờ bạc trên sự đau khổ của người dân Việt
3 Nam. Trên thực tế thì quốc trưởng Bảo Đại đã bị người Pháp
4 khóa chân với lý do là nhân dân Việt Nam hiện giờ không muốn
5 thấy sự hiện diện của Ông: người Pháp phải làm cho Hoa Kỳ vui
6 lòng để Hoa Kỷ yểm trợ gián tiếp Ông Diệm.
7 Những phần tử hợp tác, tay sai của chính quyền thực dân
8 Pháp ở Sài Gòn công khai ra mặt chống đối uy quyền của thủ
9 tướng Diệm. Khởi đầu là cơn sốt khủng hoảng xuất hiện từ trong
10 hàng ngũ quân đội và Cảnh sát Công An của “Quốc Gia miền
11 Nam” do tướng dân Tây Nguyễn Văn Hinh hiện giữ chức vụ
12 Tham Mưu Trưởng cấu kết với Tổng Giám Đốc Cảnh Sát Công
13 An Lại Văn Sang, một thủ hạ thân tín của Lê Văn Viễn trùm xã
14 hội đen Bình Xuyên để âm mưu khởi phát một cuộc đảo chánh,
15 hạ bệ Ông Diệm.
16 Ngày 11/09/1954, qua tin tức tình báo của Hoa Kỳ ở Sài Gòn
17 cung cấp, để phòng ngừa phản loạn từ quân đội của tướng Hinh
18 nấm giữ với sự tán trợ ngầm của tướng Pháp Raoul Salan 219,
19 Ông Diệm cắt cử tướng Hinh đi công cáng sang Pháp sáu tháng
20 nhưng tướng Hinh không thi hành lệnh nầy.
21 Ngày16/09/1054, các thủ lãnh giáo phái Cao Đài, Hòa Hảo
22 quyết định không hợp tác trong thành phần nội các của Ông
23 Diệm220. Đích thân đầu lãnh Bình Xuyên Lê Văn Viễn đồng thời
24 tuyên bố đại diện cho hai giáo phái Cao Đài, Hòa Hảo đến gặp
25 quốc trưởng Bảo Đại ở Cannes để yêu cầu cách chức Ông Diệm.
26 Đồng thời tướng Hinh cũng gửi thư cáo giác đến quốc trưởng
27 Bảo Đại là quân đội Quốc Gia miền Nam không chịu phục tùng
28 Ông Diệm.221
29 D. Hoa Kỳ khởi sự gia tăng can dự vào Miền Nam QGVN
30 1- Thái độ lừng khừng của Hoa Kỳ đối với cá nhân Ông Diệm
31 Trong một công điện mật từ tòa đại sứ Hoa Kỳ ở Sài Gòn
32 ngày 23/07/1954 gửi về bổ Ngoại giao Hoa Thịnh Đốn, đại sứ
33 Health báo cáo rằng thủ tướng Diệm đã nói với đương sự là chính
34 quyền Quốc Gia ở miền Nam Việt Nam hiện đang phải đối diện
VSTK - 3866
1 với nhiều vấn đề cực kỳ khó khăn với khả năng giới hạn của con
2 người nhưng Ông Diệm có nhiệm vụ phải giải quyết chúng với ý
3 chí và niềm tin. Ông Diệm tuyên bố sẽ không có dự định từ
4 nhiệm. Ông Diệm bảo rằng nếu Ông có được sự tin tưởng vào sự
5 giúp đỡ và viện trợ của Hoa Kỳ thì số người đồng bào lánh nạn
6 chế độ CS từ miền Bắc Việt Nam di cư vào miền Nam Việt Nam
7 có thể lên đến một triệu, hai triệu người mà theo ý kiến của tướng
8 Pháp cao ủy Đông Dương Ély thì nếu dự đoán nầy của Ông
9 Diệm xảy ra thì Ông Diệm nhất định Ông Diệm sẽ đắc thắng
10 trong cuộc tổng tuyển cử do Hiệp Geneva quy định trong vòng 2
11 năm sắp tới. Trong phần nhận định ở phần cuối của bức công
12 điện, đại sứ Health viết như sau:222
13 “Cho đến khi nào bản chức nhận định được nhiều hơn về khả năng
14 hành sự của Ông ta, bản chức không thể tin chắc được Ông Ngô Đình
15 Diệm sẽ thành công trong việc lãnh đạo Quốc Gia tái thiết về mặt quân sự
16 và chính trị để đối phó với vô số trở ngại mà Ông ấy đang gặp phải, trong
17 đó có vấn đề đối phó với các nhóm sứ quân ngoài quân đội Quốc Gia như
18 2 giáo phái vũ trang Cao Đài, Hòa Hảo và bộ đội Bình Xuyên, đó là chưa
19 kể đến các nhóm ly khai ở miền Nam. Ông Diệm đã tỏ ra can cường
20 không chịu khuất phục trước các giáo phái, bè phái vừa kể và về mặt
21 chính trị đã cẩn trọng không khiêu khích họ. Ông Diệm đã tỏ ra sáng trí
22 không cách chức ngay tướng Nguyễn Văn Hinh tham mưu trưởng quân
23 đội Quốc Gia Việt Nam khi khám phá được âm mưu đảo chánh của viên
24 tướng nầy để chờ tìm được một viên tướng chỉ huy nồng cốt và những sĩ
25 quan trung thành với Ông. Ông Diệm nổi tiếng là một nhân vật ngay
26 thẳng, ái quốc và chân thật.”
27 Comment: “Until I have had more observation of his performance, I
28 cannot be certain that Ngo Dinh Diem will succeed in leading a national
29 movement of military and political reconstruction against tremendous
30 obstacles that face him, among which are war lord "confessional" groups of
31 Cao Daists, Hoa Haos and Binh Xuyen, not to mention southern separatists.
32 He has shown courage in not submitting to three sects named above and
33 political prudence in not antagonizing them. He has shown good sense, I
34 think, in not dismissing General Hinh, Chief of Staff of Vietnamese
35 National Army, although he knows latter is not loyal to him, until he can
36 find a competent successor and nucleus of loyal officers. He has national
37 reputation for sincerity, nationalism and honesty…..”

VSTK - 3867
1 Trong khi đó thì ở Paris, đại sứ Hoa Kỳ Dillon gặp mặt với
2 Quốc Vụ Khanh của nội các Mendès France đặc trách 3 quốc gia
3 Đông Dương Guy la Chambre vào ngày 27/07/1954 để thảo luận
4 về tương lai của miền Nam Quốc Gia Việt Nam, đặc biệt là vấn
5 đề viện trợ của Hoa kỳ. Trong cuộc thảo luận nầy G.la Chambre
6 cho biết Bảo Đại nói với đương sự rằng đoàn quân Viễn Chinh
7 của Pháp cần phải ở lại Việt Nam bởi vì nếu rút đi thì đây là một
8 han vi của người Pháp bỏ rơi miền Nam Việt Nam. G. la
9 Chambre còn cho rằng Ông Diệm đang tạo thêm nhiều rắc rối
10 bằng sự khuấy động của nhóm đồng bào Công Giáo di cư từ
11 miền Bắc Việt Nam và người dân bản xứ cùng với nhiều nhóm
12 giáo phái miền Nam Việt Nam không muốn ủng hộ Ông Diệm,
13 tức là theo ý của G. la Chambre thì không nên đặt Ông Diệm vào
14 chức vụ thủ tướng. Ngoài ra, đương sự còn cho rằng chế độ
15 phong kiến quan quyền của Bảo Đại không được lòng dân chúng
16 nông thôn và do đó cần phải truất phế đi nhưng đương sự không
17 cho biết phải truất phế Bảo Đại bằng phương cách nào:
18 “ La Chambre then said that Diem constituted a certain problem as the
19 bulk of his support came from the Catholic provinces of the north and
20 Diem had very little support in the south and did not get along well with
21 the various sects in that region. He said he felt that Diem shld remain as
22 part of any govt that was formed because of his high moral standing and
23 because he wld help with the Catholic population which remained in the
24 north under Vietnam control. He clearly indicated, however, that he did
25 not think that Diem was suitable to continue as prime minister. . . . . . “
26 “He then said that part of the difficulty in Vietnam came from the Bao
27 Dai regime which was in effect a Mandarin regime and disliked by many
28 of the peasants. Therefore, he felt the time had come to gradually ease
29 Bao Dai out of the picture and create a truly democratic govt in south
30 Vietnam. He offered no indications of just how the removal of Bao Dai
31 cld be brought about. . . ..” 223

32 Công Điện Mật đề ngày 26/08/1954 của đại sứ Hoa Kỳ ở Sài


33 Gòn gửi về Hoa Thịnh Đốn cho biết:
34 - Phó tổng tư lệnh quân đội viễn chinh Pháp ở Đông Dương
35 là Bordaz cho rằng cần phải thay thế Ông Diệm bởi một trong 2
36 cựu thủ tướng thân Pháp trước đây là Nguyễn văn Tâm hoặc
37 Trần Văn Hữu vì trong nội các Ông Diệm có quá ít những phần
38 tử người bản xứ miền Nam Việt Nam tham chính.
39 - Sau đó đại sứ Hoa Kỳ đã khuyến cáo Ông Diệm cần nhanh

VSTK - 3868
1 chóng nới rộng nội các với các nhóm giáo phái vũ trang ở miền
2 Nam bởi vì Ông Diệm không thể trông cậy vào khả năng của một
3 thiểu số nhân sự hiện nay trong chính quyền hiện tại cũng như sự
4 khuấy động của một thiểu số quần chúng yêu nước cực đoan biểu
5 dương đả đảo đòi người Pháp phải tức khắc rút ra khỏi miền
6 Nam Việt Nam khiến cho dư luận thế giới nghĩ rằng Ông Diệm
7 che chở cho họ chống Pháp chứ không phải chống CS Việt Minh.
8 -Theo Ông Diệm thì các giáo phái vũ trang không muốn hợp
9 tác với chính quyền của Ông là vì sự hiện diện của tướng dân
10 Tây Nguyễn Văn Hinh trong chức vụ tư lệnh quân đội Quốc Gia
11 Việt Nam. Ông Diệm đưa ý kiến là nên cho tướng Hinh đi công
12 cán một thời gian ở hải ngoại. Đại sứ Hoa Kỳ nói rằng việc nầy
13 Ông Diệm nên bàn luận thẳng với tướng Cao Ủy Đông Dương
14 Paul Ély.224
15 2- Âm mưu lật đỗ thủ tướng Ngô Đình Diệm
16 Theo một công điện mật của tòa đại sứ Hoa Kỳ đánh đi từ
17 Sài Gòn ngày 27/08/1954 thì âm mưu lật đỗ chính phủ Ngô Đình
18 Diệm đã được chuẩn bị xong xuôi và sắp thực hiện thì phải
19 ngưng lại vì có sự khuyến cáo của đại sứ Hoa Kỳ cứng rắn yêu
20 cầu tướng Cao Ủy Ély và phụ tá Bordaz ngừng tay chờ Ông
21 Diệm thương lượng với các giáo phái để nới rộng thành phần
22 chính phủ Miền Nam Quốc Gia Việt Nam.225 Cũng theo công
23 điện nầy thì có hai âm mưu khác nhau cùng một lúc nhắm vào
24 Ông Diệm và nội các chính phủ của Ông:
25 (i) Một âm mưu của các giáo phái vũ trang và bộ đội Bình
26 Xuyên nhằm trước tiên phát động những cuộc biểu tình của dân
27 chúng xuống đường đòi Ông Diệm từ chức rồi dựa vào những
28 đòi hỏi nầy của dân chúng các giáo phái sẽ yêu cầu Ông Diệm từ
29 chức. Nếu Ông Diệm không nghe theo lời yêu cầu nầy thì quốc
30 trưởng Bảo Đại, do theo lời yêu cầu của các giáo phái qua sự đại
31 diện của thủ lãnh Bình Xuyên, sẽ ra lệnh cách chức Ông Diệm
32 và giải tán nội các của Ông. Phe âm mưu nầy không xác định ai
33 là người của họ sẽ thay thế Ông Diệm nhưng họ đã yêu cầu
34 tướng Cao Ủy Ély hãy đứng ngoài vòng tranh chấp không can
35 dự vào hay theo một phe phái nào.

VSTK - 3869
1 (ii) Theo âm mưu của người Pháp do tướng Cao Ủy Paul
2 Ély chủ trương thì, sau khi hạ bệ Ông Diệm, cựu thủ tướng
3 Nguyễn Văn Tâm- cha của tướng Hinh- sẽ thay thế Ông Diệm
4 trong chức vụ thủ tướng kiêm tổng trưởng Nội Vụ và cựu thủ
5 tướng Trần Văn Hữu sẽ là chủ tịch Quốc Hội.
6 Sau lời khuyến cáo kiên quyết của đại sứ Hoa Kỳ ở Sài Gòn,
7 tướng Cao Ủy Đông Dương Ély bảo rằng sẽ đồng ý chờ xem
8 nhưng với điều kiện là Ông Diệm phải giao chức Tổng Trưởng
9 Nội Vụ cho Nguyễn Văn Tâm nhưng đại sứ Hoa Kỳ nói rằng
10 Ông Diệm sẽ khó có thể chấp nhận để cho hai cha con Tâm-
11 Hinh thao túng một cách hợp pháp nếu đặt ông Tâm trong chính
12 quyền Quốc Gia ở miền Nam Việt Nam và quyền chỉ huy quân
13 sự lại là Hinh đứng đầu. Mới đây, tướng Hinh còn muốn cấu kết
14 với các Giáo phái vũ trang và Bình Xuyên để tiến hành âm mưu
15 hạ bệ Ông Diệm. Rốt cuộc, Ély muốn thay thế Ông Diệm vì
16 đương sự cho rằng Ông Diệm và nội các của Ông kém khả năng
17 không có hiệu quả.
18 Từ đây đến thượng tuần tháng 09/1954, đại sứ Hoa Kỳ ở Sài
19 Gòn là bức tường trung gian ngăn chận các phe phái âm mưu
20 đảo chánh lật đỗ Ông Diệm bằng cách dùng lá bài viện trợ của
21 Hoa Kỳ cho Việt Nam sẽ bị cắt đứt nếu Ông Diệm bị hạ bệ
22 đồng thời cũng khuyến cáo Ông Diệm phải cải tổ và nới rộng nội
23 các. Kết quả là đợt song âm mưu đảo chánh Ông Diệm lần lần
24 mất đi cường độ hung hảng.
25 Tuy nhiên, tướng dân tây Nguyễn Văn Hinh vẫn chưa từ bỏ
26 hẳn ý định dùng quân đội đảo chính Ông Diệm cho nên đã bí
27 mật triệu tập một Hội Đồng Quân Đội Quốc Gia vào ngày
28 05/09/1954 bao gồm nhiều sĩ quan thuộc hạ của Hinh trong đó
29 có 2 thuộc hạ thân tín là đại tá Lắm và đại tá Giai và một số tư
30 lệnh quân sự từ nhiều tiểu khu. Tướng Hinh khích động các sĩ
31 quan có mặt trong trong Hội Đồng Quân Đội Quốc Gia bằng
32 cách tố giác tình trạng bất lực của chính quyền dân sự do Ông
33 Diệm lãnh đạo và nói rằng đây là lúc quân đội phải có bổn phận
34 đứng ra để cứu nguy đất nước. Sau đó tướng Hinh rời khỏi nơi
35 hội họp để cho đại tá Lắm chủ trì việc bàn luận hạ bệ Ông Diệm
36

VSTK - 3870
1 nhưng cuối cùng Hội Đồng cũng phải giải tán vì không thể tìm
2 ra phương hướng hành động thích đáng cho cuộc âm mưu đảo
3 chính. Mật vụ của Ông Diệm đã khám phá ra được âm mưu phản
4 loạn của nhóm quân nhân nầy. Ông Diệm đã ra lệnh cho bộ
5 trưởng Quốc Phòng Lê Ngọc Chấn (thuộc VNQDĐ/ Việt Quốc)
6 bắt và quản thúc tại gia 2 viên đại tá Lắm và Giai nhưng vẫn để
7 yên cho tướng Hinh vì Ông Diệm sợ để lộ tung tích những nhân
8 viên mật vụ trong hàng ngủ quân đội Quốc Gia Việt Nam.
9 Khi gặp mặt tướng Hinh, Ông Diệm nói xa gần rằng Ông có
10 đầy đủ bằng chứng ai là kẻ chủ mưu triệu tập Hội Đồng Quân
11 Đội Quốc Gia ngày 05/09/1954 nhưng tránh không nói thẳng kẻ
12 chủ mưu chính là tướng Hinh đang đối diện với Ông. Giữa lúc
13 tranh luận câu chuyện, tướng Hình lên tiếng cắt ngang rồi đề
14 nghị Ông Diệm để cho đương sự đi nghĩ phép 3 tháng ở ngoại
15 quốc nhưng Ông Diệm lại đề nghị cho nghỉ phép 6 tháng và phải
16 lên đường đi ngay. Sau đó Ông Diệm yêu cầu đại sứ Hoa Kỳ đến
17 gặp và yêu tướng Ély thúc ép tướng Hinh lên đường ngay để
18 sang Pháp nghỉ phép. Tướng Hinh không nhận ngay đề nghị của
19 Ông Diệm nhưng hẹn trả lời vào sáng hôm sau 09/09/1954
20 nhưng không đúng hẹn.
21 Ngày 07/09/1954, Pháp giao trả dinh Norodom/Dinh Độc
22 Lập cho chính quyền Ngô Đình Diệm trong một buổi lễ trọng
23 thể. Các Công sở được nghĩ.226
24 Ngày 08/09/1954, Ký kết Hiệp ước Manilla/Phi Luật Tân Tổ
25 Chức Liên Phòng Đông Nam Á/ SEATO. Thành viên gồm có
26 Pháp, Hoa Kỳ, Anh, Úc, Tân Tây Lan, Phi Luật Tân, Thái Lan
27 và Hồi Quốc (Pakistan) 227
28 Ngày 10/09/1954/ thủ tướng Diệm ra lệnh tướng Hinh đến
29 trình diện rồi nói thẳng âm mưu của tướng Hinh. Tướng Hinh cố
30 tình chạy tội và nói rằng đương sự muốn đi nghĩ phép là vì Ông
31 Diệm giam giữ hai thuộc hạ thân tín của đương sự. Ông Diệm
32 tuyên bố ngưng chức tướng Hinh nhưng để tướng Hinh không
33 bị mất mặt, Ông Diệm ký sự vụ lệnh cho đương sự đi công cán
34 sang Pháp 6 tháng. Trước đó cùng trong ngày, thủ tướng Diệm
35 đã bổ nhiệm tướng Nguyễn Văn Vỹ thay thế tướng Hinh nhưng
VSTK - 3871
1 tướng Vỹ không nhận sựbổ nhiệm nầy. Ông Diệm phải lựa chọn
2 đại tá Dương Văn Minh nhưng cũng bị từ chối. Rồ1t cuộc Ông
3 Diệm phải chỉ định Tổng trưởng Quốc Phòng Lê Ngọc Chấn
4 kiêm giữ chức Tổng Tham Mưu Trưởng Quân Đội thay thế
5 tướng Hinh.226 Ngày 17/09/1954, tướng Nguyễn Văn Xuân lại
6 được thủ tướng Diệm miễn cưỡng giao chức vụ Phó Thủ Tướng
7 kiêm Tổng Trưởng Quốc Phòng theo lời cố vấn của đại sứ Hoa
8 Kỳ Heath. 228
9 3- Vùng vẫy giữa vòng bao vây để sinh tồn
10 3.1- Nguyễn Văn Hinh, người Pháp và Quốc trưởng Bảo Đại,
11 Các giáo phái võ trang và Bộ Đội Bình Xuyên
12 Lê Ngọc Chấn gặp Nguyễn Văn Hinh, để trao lệnh của thủ
13 tướng Diệm yêu cầu Hinh rời Việt Nam ngay nhưng Hinh cực
14 lực từ chối không chịu đi ngay. Trong khi đó thì một ký giả
15 người Pháp tên Lucien Bodard cho đăng tin là tướng Hinh bị
16 Ông Diệm cách chức một cách bất công oan ức vì tội âm mưu
17 đảo chánh và tướng Hinh là nạn nhân vô tội. Bài báo nầy tới tai
18 Ông Diệm và bộ Nội Vụ yêu cầu kiểm duyệt cắt bỏ nhưng Ông
19 Diệm vẫn cho phép đăng vì chính sách tự do báo chính của
20 chính phủ. Bài báo của Bodard khiến tung tích và hành động của
21 tướng Hinh bị phơi bày trước dư luận quần chúng khiến cho
22 tướng Hinh phẫn nộ cực điểm và hăm dọa sẽ có hành động đáp
23 ứng thích đáng đối với Ông Diệm rồi ra lệnh cho hai xe bọc sắt
24 và thêm nhiều binh lính án ngữ quanh tư dinh của mình để
25 phòng ngừa phe Ông Diệm tấn kích đồng thời tướng Hinh cũng
26 tiếp cận với Bình Xuyên, Cao Đài, Hòa Hảo để liên minh hạ bệ
27 Ông Diệm.229
28 Ngoài mặt, Pháp luôn luôn tỏ ra cho Hoa Kỳ thấy rằng họ
29 không chấp nhận để cho tướng Hinh làm rối loạn chính quyền
30 của Ông Diệm nhưng thực tế họ vẫn ngầm ủng hộ tướng Hinh và
31 các nhân vật thân Pháp như hai cựu thủ tướng Nguyễn Văn Tâm,
32 Trần Văn Hữu thay thế Ông Diệm.
33 Trong suốt thời gian có cuộc tranh giành quyền Tổng Tư
34 Lệnh quân đội Quốc Gia Việt Nam giữa Ông Diệm và tướng
35 Hinh, đại sứ Heath và nhiều nhân vật khác nhau từ tòa Đại Sứ
36
VSTK - 3872
1 Hoa Kỳ ở Sài Gòn đã can thiệp với các chức quyền quân sự
2 Pháp ở Việt Nam yêu cầu họ ngăn chận mọi âm mưu đảo chánh
3 của tướng Hinh. Tòa đại sứ Hoa Kỳ ở Sài Gòn cũng tiếp xúc
4 thẳng với tướng Hinh để dàn xếp những mối bất đồng giữa
5 tướng Hinh và Thủ tướng Diệm nhưng tướng Hinh vẫn tiếp tục
6 thực hiện tham vọng quyền bính quân sự của mình. Cũng vào
7 lúc nầy, quốc trưởng Bảo Đại đánh điện chấp thuận việc Ông
8 Diệm cắt cử tướng Hinh đi công cán sang Pháp. 230
9 Được biết trước đó không lâu, quốc trưởng Bảo Đại từ
10 Cannes đã thông báo với quốc vụ khanh đặc trách 3 quốc Gia
11 Đông Dương DeJean ý định thay thế thủ tướng Ngô Dình Diệm.
12 Khi được tướng Ély cho biết việc nầy, đại sứ Hoa Kỳ ở Sài Gòn
13 đã yêu cầu tòa đại sứ Hoa Kỳ ở Paris đánh tiếng khuyến cáo
14 quốc trưởng Bảo Đại rằng cất chức thủ tướng Diệm vào lúc nầy
15 là một sự sai lầm nghiêm trọng.231
16 Để có thể tiếp tục hưởng viện trợ của Hoa Kỳ ở Đông
17 Dương, chính quyền người Pháp ở Đông Dương và chính phủ
18 Pháp ở Paris đã áp dụng chính sách kẻ tung người hứng đối với
19 với thủ tướng Diệm nhưng họ luôn ngầm hổ trợ cho những phe
20 phái người Việt Quốc Gia thân Pháp hạ bệ Ông Diệm. Qua một
21 cuộc hội đàm với tướng Cao Ủy Đông Dương P. Ély, đại sứ
22 Hoa Kỳ Heath cho biết rằng lãnh tụ Bình Xuyên Lê Văn Viễn đã
23 họp báo ở Paris vào ngày 17/09/1954 để tuyên bố cần phải có
24 một chính phủ Miền Nam thân thiện với người Pháp. Điều nầy
25 khiến cho đại sứ Hoa Kỳ tin rằng tướng Ély ở Đông Dương, và
26 Bộ Quốc Vụ Khanh đặc trách 3 quốc gia Đông Dương của
27 chính phủ Mendès France ở Paris muốn khai trừ thủ tướng
28 Diệm. Tướng ÉLy còn nói rằng tướng Lê văn Viễn đã mang
29 theo một bao lớn tiền của, vàng bạc sang Cannes để hối lộ quốc
30 trưởng Bảo Đại truất phế Ông Diệm .232
31 Ngày 18/09/1954, tướng Lê Văn Viễn từ Cannes trở về Sài
32 Gòn. Ngày 21/9/1954 tướng Viễn triệu tập những chức sắc đầu
33 não của các Giáo phái Hòa Hảo, Cao Đài và tổ chức Công Giáo
34 vũ trang cùng với tướng Hinh đến hành dinh của đương sự lập
35 kiến nghị yêu cầu thủ tướng Diệm từ chức. Đồng thời tướng
36 Viễn cũng phái thuộc hạ đến gặp để hăm dọa tướng Xuân và
VSTK - 3873
1 những thành viên trong nội các của Ông Diệm phải tự động rời
2 bỏ nhiệm vụ của họ. Trong khi đó thì tòa Đại sứ Hoa Kỳ được
3 mật báo rằng tướng Hinh sẽ thực hiện một cuộc đảo chính vào
4 ngày 21/09/1954, ra lệnh quân lính dưới quyền bao vây dinh
5 Độc Lập.233
6 Để xoa dịu và ổn định tình thế căn thẳng giữa Ông Diệm và
7 tướng Hinh, đại sứ Hoa Kỳ Ở Sài Gòn phái tướng O’ Daniel và
8 tùy viên cố vấn Kidder đi gặp tướng Hinh vào ngày 19/09/1945
9 để được tướng Hinh xác định thái độ dứt khoác đối với Ông
10 Diệm: tướng Hinh nhất quyết Ông Diệm phải rời khỏi ghế thủ
11 tướng hoặc phải cải tổ nội các trong đó Ông Diệm chỉ được giữ
12 một vai trò hư vị tượng trưng và tướng Hinh phải là Tổng tư
13 lệnh quân lực Quốc Gia Việt Nam ở miền Nam. Nếu không
14 được như thế, tướng Hinh hăm dọa, các giáo phái vũ trang sẽ
15 đứng ra sách động dân chúng biểu dương tại thành phố Sài Gòn
16 và vào ngày mai 20/09/1954sẽ có 3 bộ trưởng trong nội các của
17 Ông Diệm tự ý từ chức.234
18 Ngày 21/09/1954, dân chúng biểu tình ở Sài Gòn, xô xát với
19 cảnh sát khiến có 2 người chết và một số bị thương. Theo Đoàn
20 Thêm thì đám biểu tình nầy đòi chính quyền Ông Diệm phải
21 đưa họ trở ra miền Bắc.235
22 Đồng thời nội các của Ông Diệm cải tổ nới rộng với nhiều
23 nhân vật thuộc các giáo phái vũ trang tham chính như tướng
24 Trần Văn Soái của Hòa Hảo, tướng Nguyễn Thành Phương của
25 Cao Đài giữ chức vụ Quốc Vụ Khanh, Ủy Viên Quốc Phòng.
26 Ông Diệm là thủ tướng kiêm giữ Nội Vụ và Quốc Phòng, đại tá
27 Hồ Thông Minh giữ chức vụ thứ trưởng Quốc Phòng và một số
28 tín đồ Đảng Dân Xã Hòa Hảo được bổ nhiệm, vào các vị trí
29 chính phủ như Huỳnh Văn Nhiệm (Tổng Trưởng Nội Vụ).
30 Lương Trọng Tường (Tổng Trưởng Kinh Tế), Nguyễn Công
31 Hầu (Tổng Trưởng Canh Nông).236
32 Ngày 24/09/1954, tòa đại sứ Hoa Kỳ nhận được báo cáo
33 tướng Xuân tự ý từ chức Tổng Quốc Phòng bởi vì, theo như
34 đương sự tuyên bố với thủ tướng Diệm, quốc trưởng Bảo Đại đã
35 chấp thuận lời yêu cầu tướng Hinh đã quyết định giao cho tướng
VSTK - 3874
1 Xuân thành lập nội các mới. Tướng Xuân còn nói rằng tướng
2 Hinh sẽ họp báo vào 1 giờ trưa hôm nay để phổ biến tin tức nầy
3 và tướng Viễn sẽ tổ chức quần chúng xuống đường biểu tình đã
4 đảo chính phủ của Ông Diệm nhất là nhắm vào các thành phần
5 giáo phái vũ trang hợp tác với Ông Diệm. Tuy nhiên tướng Xuân
6 không trưng dẫn được một cách minh bạc chứng cớ nào để cho
7 thấy quốc trưởng đã quyết định như thế qua trung gian tướng
8 Hinh. Tướng Hinh không có mặt trong buổi họp báo như tướng
9 Xuân đã tuyên bố và chỉ có một mình tướng Xuân đã tung tin
10 cho báo chí biết về quyết định của quốc trưởng Bảo Đại chỉ định
11 đương sự thành lập nội các mới.237 Cùng trong ngày nầy, thủ
12 tướng Diệm cải tổ nội các trong đó có tướng Hòa Hảo Trần Văn
13 Soái và tướng Cao Đài Nguyễn Thành Phương giữ chức Quốc
14 Vụ Khanh Ủy Viên Quốc Phòng. Thủ tướng Diệm kiêm giữ hai
15 bộ Nội Vụ và bộ Quốc Phòng và Hồ Thông Minh giữ chức Phụ
16 Tá Quốc Phòng. 237bis
3.2- Quyết tâm của Hoa Kỳ ủng hộ thủ tướngDiệm
17

18 Quyết tâm của Hoa Kỳ ủng hộ Ông Diệm đã được thực hiện
19 qua sự nhận định rằng Pháp rất không thực tâm trong việc hỗ trợ
20 cho Ông Diệm. Lúc nầy là lúc nước Pháp đang bị bối rối về sự
21 chia rẽ chính trị nội bộ, và gặp khó khăn nghiêm trọng về vấn đề
22 Algeria- một thuộc địa của Pháp ở Bắc Phi - đang nổ ra chiến
23 tranh công khai với Pháp tháng 11-1954 cho nên Pháp rất miễn
24 cưỡng trong việc giúp đỡ cho Quốc gia Việt Nam. Sự chống đối
25 Ông Diệm trong những người Pháp theo thuyết “chung sống hoà
26 bình” của Mendès France cũng rất mạnh. J.R. Leygues, Cố vấn
27 Liên hiệp Pháp, được coi như là một kẻ trong “nhóm tham mưu”
28 về Đông Dương của Mendès France, đã nói với Đại sứ Dillon là
29 những vụ tiếp xúc của Pháp ở Hà Nội cho Paris thấy là Nam Việt
30 Nam đã suy vi và biện pháp duy nhất có thể cứu vãn được một
31 cái gì đó là phải chịu đi chung với CSVM và tìm cách lôi kéo họ
32 khỏi sự ràng buộc của Cộng sản Quốc Tế để hy vọng tạo ra được
33 một CSVM theo kiểu Cộng Sản Nam Tư của Tito có thể cộng tác
34 với Pháp và thậm chí có khả năng tham gia Khối Liên hiệp Pháp.
35 R. Leygues cho biết Pháp đã trì hoãn không đáp lại những sự
36 mong muốn của Hoa Kỳ về việc ủng hộ chính phủ ở Sài Gòn,
VSTK - 3875
1 chẳng qua là chỉ nhằm để lấy thêm tiền cho đội quân viễn chinh
2 Pháp và đỗ tội cho Hoa Kỳ trách nhiệm về việc có thể để mất
3 Nam Việt Nam. 238 Những ý nghĩa này đã làm náo động các nhà
4 làm chính sách của Hoa Kỳ và ngày 24-10-1954, Tổng thống
5 Eisenhower đã gửi cho Diệm một bức thư, thông báo rằng Mỹ sẽ
6 cung cấp việc trợ kinh tế và quân sự trực tiếp cho miền Nam
7 Quốc Gia Việt Nam do Ông Diệm lãnh đạo nội các chính phủ. 239
8 Việc chuyển nguồn tài chính hỗ trợ to lớn của Hoa Kỳ từ
9 Pháp sang thẳng cho người Việt Nam đã làm cho Pháp suy thoái
10 thảm hại khiến cho Pháp phải lớn tiếng kêu ca về vai trò mở
11 rộng của Mỹ. Nước Pháp đã chẳng chịu chấp nhận bị loại trừ một
12 cách êm xuôi, nên qua mùa thu 1954, quan hệ Mỹ Pháp đã xấu đi
13 thậm tệ. Đại sứ Bonnet ở Washington tỏ lời oán trách ngoại
14 trưởng Hoa Kỳ Dulles là bức thư của Tổng thống Hoa Kỳ đã quá
15 nới lỏng cho Ông Diệm mà không có điều kiện tiên quyết là Ông
16 Diệm phải lập được một chính phủ mạnh và ổn định. Bonnet nói
17 thêm, bức thư có thể là một sự vi phạm cuộc đình chiến và
18 CSVM sẽ lợi dụng điều đó. Đến khi đại sứ Dillon ở Pháp nêu ra
19 vấn đề ở Bộ Ngoại giao Pháp là Pháp đã chẳng có gì gọi là ủng
20 hộ Ông Diệm đúng mức cần thiết phải có khiến Bộ trưởng các
21 nước Liên Hiệp thất vọng. Guy la Chambre nổi giận nói rằng đây
22 không phải chỉ là một sự xuyên tạc, mà là một lời phỉ báng trực
23 tiếp đối với tướng Cao Ủy Đông Dương Ély, Chính phủ ở Paris,
24 và danh dự của nước Pháp; cá nhân La Chambre tin rằng Diệm
25 đang đưa Nam Việt Nam tới thảm hoạ nhưng đương sự vẫn ủng
26 hộ Diệm: “Chúng tôi muốn chịu thất bại ở Việt Nam cùng với người
27 Mỹ hơn là thắng ở đó mà không có họ… Chúng tôi sẽ ủng hộ Diệm,
28 dù cho biết rằng Diệm đang đi tới thất bại, và qua đó gìn giữ sự đoàn
29 kết Pháp - Mỹ hơn là gây chuyện với ai đó có thể giữ Việt Nam lại
30 trong thế giới tự do nếu điều đó có nghĩa là phải phá vỡ mối đoàn kết
31 Pháp - Mỹ”.240 La Chambre nói rằng Hoa Kỳ nên để cựu thủ
32 tướng thân Pháp Nguyễn Văn Tâm giữ chức chức Tổng trưởng
33 Bộ Nội Vụ vì nhân vật nầy biết cách đối phó với CSVM, nhưng
34 Hoa Kỳ bát bỏ đề nghị nầy. (M. La Chambre said he was personally convinced
35 Diem was leading South Vietnam to disaster but would still support him:We prefer to lose
36 in Vietnam with the U.S. rather than to win without them . . . we would rather support
37

VSTK - 3876
1 Diem knowing he is going to lose and thus keep Franco-U.S. solidarity than to pick
2 someone who could retain Vietnam for the free world if this meant breaking Franco-U.S.
3 solidarity.)
4

5 Ngày 03/11/1954, Tòa Bạch Ốc đã đưa đưa ra thông cáo về


6 công tác điều phối những chương trình viện trợ của Hoa Kỳ cho
7 miền Nam Quốc Gia Việt Nam với sự cử nhiệm tướng Collins
8 làm sứ thần đặc nhiệm sang ngay Việt Nam để thanh xét và phối
9 hợp với đại sứ Hoa Kỳ Health tổ chức viện trợ của Hoa Kỳ cho
10 miền Nam Quốc Gia Việt Nam.241
11 Song song với những dấu hiệu của phía Hành Pháp Hoa Kỳ
12 đang có chiều hướng tích cực ủng hộ Miền Nam Quốc GiaViệt
13 Nam do thủ tướng Diệm lãnh đạo, Quốc Hội Hoa Kỳ cũng đã có
14 khuynh hướng thuận lợi đối với chính quyền của Ông Diệm
15 xuyên qua bản phúc trình của thượng Nghị sĩ Mike Mansfield
16 trước Ủy Ban Ngoại Giao Thương Viện Hoa Kỳ ngày
17 15/10/1954. Sau một chuyến du hành tìm sự thật ở miền Nam
18 Quốc Gia Việt Nam, thượng nghị sĩ Mansfield phát biểu rằng
19 Ông Diệm là nhân vật thích hợp để nắm chính quyền miền Nam
20 Quốc Gia Việt Nam ở Sài Gòn. Vấn đề ở đây không phải là cá
21 nhân bất toàn của Ông Diệm nhưng chính là chương trình của
22 Ông ấy chủ xướng đang phản ảnh một chế độ Quốc Gia độc lập
23 chân chính nhằm đương đầu một cách hiệu lực với tệ nạn tham
24 nhũng và cãi thiện hiện tình an sinh nội bộ hiện đang bị phá hoại
25 và làm tê liệt bởi âm mưu của các phe phái đối lập bên ngoài
26 cũng như bên trong nước. Từ 2, 3 năm trước đây hằng khối nhân
27 vật chính trị ở Sài Gòn đã không thành công. Nếu một mai Ông
28 Diệm bị hạ bệ thì sẽ khó có thể người khá hơn Ông để thay thế.
29 Bất cứ một âm mưu thay thế nào xảy ra vào lúc nầy thì chỉ có thể
30 xảy ra dưới hình thức của một hành động độc tài quân phiệt
31 xuyên qua âm mưu cấu kết, đòi hỏi đặc quyền đặc lợi của những
32 đảng, phe nhóm hiện đang chống đối chính quyền hiện tại. Cuối
33 cùng Mansfield kết luận rằng, nếu Ông Diệm bị hạ bệ thì Hoa Kỳ
34 phải ngưng ngay viện trợ cho Việt Nam và các lực lượng quân
35 viễn chinh Pháp ở Đông Dương.242
36 3.3- Tướng Nguyễn Văn Hinh ra đi
37 Ngày 10/11/1954, Thủ tướng Diệm thông báo cho đại sứ
38
VSTK - 3877
1 Hoa Kỳ ở Sài Gòn biết rằng quốc trưởng Bảo Đại đã ra chỉ thị
2 cho tướng Hinh sang ngay Cannes trình diện quốc trưởng. Chỉ
3 thị nầy gửi đến tướng Hinh hai bản: một qua trung gian của bộ
4 Quốc Phòng và một qua trung gian của Văn Phòng Vương Tộc
5 nhà Nguyễn ở Sài Gòn nhưng tướng Hinh đã thông báo cho Ông
6 Diệm biết là đương sự không tuân lệnh của quốc trưởng Bảo Đại
7 để rời khỏi Việt Nam ngay. Đại sứ Hoa Kỳ cho rằng thủ tướng
8 Diệm cần nên tìm cách để tướng Hinh ra đi một cách danh dự
9 mặc dù hiện tại đương sự là một trở ngại cho chính quyền miền
10 Nam nhưng có thể sẽ là một nhân vật hữu dụng trong tương lai.
11 Tướng ÉLy cũng đồng ý với đại sứ Hoa Kỳ là tướng Hinh cần
12 phải thi hành ngay chỉ thị của quốc trưởng Bảo Đại.
13 Ngày 11/11/1954 đại sứ Heath gặp tướng Hinh. Tướng Hinh
14 đã thẳng thắng phê phán Ông Diệm như sau:
15 - Không có khả năng lãnh đạo hữu hiệu.
16 - Không thể tổ chức được những cơ cấu hạ tầng và những
17 chương trình thiết yếu để ngăn chận CS xâm nhập và nằm vùng
18 nhất là tại các vùng nông thôn và ngoại ô các thành phố.
19 - Chỉ có quân đội có kỹ luật, có tổ chức, có phương tiện để
20 định hướng cho người dân quay lại với chính quyền Quốc Gia.
21 - Quân đội dưới quyền tư lệnh của tướng Hinh đã đứng ra
22 giúp đỡ dân chúng ở nhiều tỉnh và rất được dân chúng ủng hộ.
23 Theo Hinh thì quân đội trong thời bình cần phải giúp dân như
24 thế thì sẽ rất có lợi cho chính quyền.
25 - Hinh đề cặp tới những nhóm dân sự cấp đại đội gồm
26 khoản 100,000 dân chính tình nguyện không trả lương, đa số là
27 dân lao động dưới quyền kiểm soát của cục Tâm Lý Chiến quân
28 đội đang hoạt đông giúp dân như thế và lực lượng dân chính nầy
29 đã khiến cho chính quyền Ông Diệm lo lắng họ sẽ nổi dậy làm
30 cách mạng lật đỗ chính quyền.
31 - Tướng Hinh tuyên bố rằng nếu muốn là cách mạng lật đỗ
32 thì dương sự đã làm từ trước, hoặc ngay ngày hôm nay nếu
33 muốn nhưng vì lợi ích của nhân dân cho nên đương sự chưa thực
34 hiện. . . . .
35 - Đương sự muốn chứng tỏ cho thế giới thấy là sự bất lực
36 Ông Diệm đã gây ra tình trạng căng thẳng giữa hai người.
VSTK - 3878
1 - Tình trạng căng thẳng nầy cần phải chấm dứt ngay nếu
2 không thì Việt Nam sẽ mất chỉ trong vòng một vài tháng.
3 - Chỉ có hai lựa chọn để hạ bệ Ông Diệm: (1) Hoặc là do
4 quốc trưởng Bảo Đại cách chứ Ông Diệm hoặc (2) là qua một
5 cuộc đảo chính do chính đương sự thực hiện.
6 - Chẳng qua là vì có yếu tố ngoại lai can thiệp vào cho nên
7 đương sự chưa thể hạ bệ Ông Diệm. Tuy nhiên nếu Ông Diệm
8 còn được ngồi ở đó thì Ông Diệm cần phải cộng tác với nhiều
9 thành phần của xã hội nhất là với quân đội.
10 - Tướng Hinh thừa nhận rằng Việt Nam cần đến viện trợ
11 của Hoa Kỳ nhưng nếu viện trợ nầy rơi vào tay của kẻ không đủ
12 khả năng thì sẽ bị thảm bại và nếu như thế thì thà chẳng cần có
13 viện trợ.
14 - Đại sứ Hoa Kỳ khuyến cáo tướng Hinh nên tuân theo chỉ
15 thị của quốc trưởng để lên đường ngay và chiêu dụ rằng Hoa kỳ
16 sẽ không làm điều gì để hạ giá trị và uy thế của tướng Hinh đối
17 với quân đội trong lúc tướng Hinh vắng mặt.
18 - Đại sứ Hoa Kỳ nói rằng nếu tướng Hinh không tuân thủ
19 lệnh của quốc trưởng mà ở lại làm đảo chánh thì chắc chắn là
20 Hoa Kỳ sẽ cắt viện trợ.
21 -Đại sứ Hoa Kỳ cho Tướng Hinh biết là tướng Pháp
22 Alexandri theo lời yêu cầu của quốc trưởng Bảo Đại đã trở qua
23 Sài Gòn để nhận định tình hình và đề nghị rằng nội các của Ông
24 Diệm cần nới rộng với hoàng thân Bửu Lộc là phó thủ tướng, Lê
25 Kiểu của Bình Xuyên hoặc Nguyễn Văn
26 Tâm giữ bộ Nội Vụ và Hồ Thông Minh giữ
27 bộ Quốc Phòng. Đại sứ Hoa Kỳ cam đoan
28 với tướng Hinh rằng sẽ dùng mọi khả năng
29 khi gặp thời cơ để khuyến cáo thủ tướng
30 Diệm nới rộng nội các.
31
- Theo nhận xét của đại sứ Hoa Kỳ thì tướng Hinh là người

32 thẳng thắng, có tư cách và có khả năng nhưng vẫn còn non trẻ,
33 háo thắng và nhiều tham vọng. Tuy nhiên con người nầy có thể
34 hữu dụng trong tương lai nếu biết phát uy năng lực xây dựng của
35 đương
-
sự. 243
36
- Ngày 13/11/1954, đại sứ Heath lại đi dự buổi diễn thuyết
37 của tướng Hinh mặc dù thủ tướng Diệm phản đối việc nầy. Sau
VSTK - 3879
1 đó tướng Hinh cho đại sứ Heath biết là
2 đương sự dự định vào ngày 18/11 1954
3 sẽ lên đường sang Pháp.244
4 Ngày 14/11/1954, đại sứ Heath chấm
5 dứt nhiệm vụ ở Việt Nam. Trong khi chờ
6 đợi một đại sứ mới, tùy viên đại sứ Kidder xử lý thường vụ tòa
7 Đại Sứ Hoa Kỳ ở Sài Gòn.245
8 3.4- Biên Bản Thỏa Thuận Collins-Ély và bế tắt giữa Hoa Kỳ-Pháp
9 - Biên Bản Thỏa Thuận Collins-Ély:
10 Theo tài liệu mật của Lầu Năm Gốc Hoa Kỳ thì từ lúc khởi
11 đầu, kế hoạch hành động của Hoa Kỳ dựa trên trên 3 giả định: (i)
12 Ông Diệm có thể khuyến dụ để chấp nhận những đề xuất của
13 Hoa Kỳ, (ii) tướng Hinh cần phải tuân phục chính phủ dân sự,
14 (iii) và người Pháp trên tất cả đẳng cấp sẽ chịu hợp tác với Hoa
15 Kỳ. Nhưng mọi sự đều không xảy ra như giả định của Hoa Kỳ.
16 Do đó Hoa Kỳ áp dụng một sách lược khác bằng cách đặc phái
17 tướng J.Lawton Collins, một thành viên trong Ủy Ban Quân sự
18 trong tổ chức NATO, sang Việt Nam vào ngày 08/11/1954 với
19 nhiệm vụ của một Đại sứ để phối hợp với tướng Cao Ủy Đông
20 Dương P.Ély trong việc phát thảo chương trình viện trợ của Hoa
21 Kỳ cho miền Nam Quốc Gia Việt Nam. Sách lược nầy của Hoa
22 Kỳ đã bị tướng Cao Ủy Đông Dương Ély phản đối ngay vì cho
23 rằng đây là bước đầu trong âm của Hoa Kỳ nhằm loại trừ Pháp
24 ra khỏi Đông Dương. Tuy nhiên sau đó Ély lại thỏa thuận hợp
25 tác chặt chẽ với Collins để ký kết một dự thảo vào ngày
26 13/12/1954 ấn định chương trình viện trợ 7 điểm về chính trị,
27 quân sự và kinh tế mà theo đó Pháp sẽ giao toàn quyền quân đội
28 Quốc Gia cho chính quyền Quốc Gia Việt Nam ở miền Nam
29 vào ngày 01/07/1955 và Hoa Kỳ sẽ hoàn toàn gánh nhận công
30 tác huấn luyện binh đội Quốc Gia Việt Nam kể từ tháng 01/1955
31 và đoàn quân viễn chinh Pháp vẫn tiếp tục ở lại miền Nam Việt
32 Nam với một đề nghị Ngân khoản viện trợ của Hoa Kỳ cho đến
33 tháng 12/1955 là 100 triệu đô la.246
34 Chính phủ Pháp ở Paris không hài lòng với thỏa ước tạm
35 thời Collins-Ély vì huấn luyện viên của Pháp bị loại ra khỏi
VSTK - 3880
1 chương trình huấn luyện quân sự cho quân đội Quốc Gia Việt
2 Nam và cũng không thỏa mãn với ngân sách tài trợ 100 triệu đô
3 la trong bản thỏa ước tạm nầy. Mãi cho đến ngày 11/02/1955 thì
4 bản tạm ước Collins-Ély mới được Pháp-Hoa Kỳ xem như là có
5 hiệu lực trên mặt giấy tờ sau khi số ngân khoản viện trợ của
6 Hoa Kỳ được tăng lên đến 214.5 triệu đô la với điều kiện là các
7 huấn luyện quân sự cho quân đội QGVN sẽ do Hoa Kỳ cùng với
8 Pháp đảm trách và sẽ cùng chấm dứt nhiệm vụ nầy khi quân đội
9 Quốc Gia Việt Nam bắt đầu vững mạnh. Ngay ngày hôm sau
10 12/02/1955 tướng Hoa Kỳ O’Daniel nhận trách nhiệm huấn
11 luyện các lực lượng quân đội Quốc Gia Việt Nam song song với
12 sự thành lập Ủy Ban Phối Hợp và Huấn Luyện (TRIM/Training
13 Relations and Instruction Mission).247
14 - Bế tắt giữa Hoa Kỳ-Pháp về thủ tướng Ngô Đình Diệm

15 Giải quyết những vấn đề viện trợ quân sự chính yếu ở Việt
16 Nam từ bên trong nội bộ của chính phủ Hoa Kỳ cũng như từ mối
17 liên hệ giữa chính phủ hai nước Pháp-Hoa Kỳ đã được hoàn
18 thành một cách suông sẻ hợp lý. Tuy nhiên khác biệt về mặt
19 chính trị thì không thể giải quyết một cách tương tựa như thế.
20 Vấn đề ở đây là ủng hộ hay hạ bệ Ông Diệm.
21 a/ Đối với chính phủ Pháp ở Paris:
22 Ông Diệm không thích hợp trong trách vụ lãnh đạo guồng
23 máy quyền lực hiện nay của miền Nam Quốc Gia Việt Nam.
24 Vào đầu tháng 12, trước khi có hội nghị các ngoại trưởng Anh,
25 Pháp, Hoa Kỳ gặp nhau ở Paris vào ngày 19/12/1954, thủ tướng
26 Pháp Mendès France đã có lập trường dứt khoác rằng đã đến lúc
27 phải thay đổi bằng 2 cách: (i) hoặc là quốc trưởng Bảo Đại cắt
28 cử một “Tổng Đốc” toàn quyền hành động giống như là một
29 quốc trưởng nhằm tập hợp các phần tử đấu tranh chính trị.
30 Những ứng viên thích hợp cho chức chưởng Tổng Đốc nầy có
31 thể là Trần Văn Hữu, Nguyễn Văn Tâm hay bác sĩ Phan Huy
32 Quát. (ii) hoặc là quốc trưởng Bảo Đại trở về Sài Gòn ngay để
33 thành lập một nội các mới trong đó Trần Văn Hữu là thủ tướng,
34 Nguyễn Văn Tâm giữ bộ Nội Vụ và Phan Huy Quát giữ bộ Quốc
35 Phòng Pháp muốn hạ bệ Ông Diệm vì nhiều lý do: trước hết là
VSTK - 3881
1 vì Ông Diệm căm ghét hằn học với người Pháp và hiệu ứng
2 chống Cộng Sản của Ông Diệm tạo ly gián trong nội bộ chính trị
3 của nước Pháp. Kế đến là vì thái độ của Hoa Kỳ tự cho mình
4 như là người bạn duy nhất của những người chống Cộng Sản ở
5 Việt Nam. Nhưng Hoa Kỳ chỉ tiếp thu những lời cảnh cáo của
6 Pháp cho rằng Ông Diệm đã và sẽ bất lực trong việc thống nhất
7 những người Quốc gia và mang lại sự ổn định cho miền Nam
8 Quốc Gia Việt Nam.248
9 b/ Đối với tướng J. Collins:
10 Viên tướng nầy cho rằng Ông Diệm không thể lãnh đạo
11 miền Nam Quốc Gia Việt Nam. Từ khởi đầu công vụ của mình,
12 tướng Collins đã hoài nghi Ông Diệm; vào tháng 12/1954,
13 đương sự tin chắc rằng chính phủ Hoa Kỳ cần có biện pháp thích
14 đáng sau khi thủ tướng Diệm từ chối không chịu giao bộ Quốc
15 Phòng cho bác sĩ Phan Huy Quát. Tướng Collins và đại tá mật
16 vụ Hoa Kỳ Lansdale đều khuyến cáo Ông Diệm nên cắt cử Ông
17 Quát vào chức vụ tổng trưởng Quốc Phòng với lý do là chỉ cần
18 có Ông Quát thì cũng đủ mạnh để đoàn kết quân đội Quốc Gia
19 Việt Nam. Ngày 13/12/1954, tướng Collins đưa ra những lý do
20 khiến đương sự đối lập với Ông Diệm: (1) Ông Diệm không có
21 hảo ý để giao quyền kiểm soát quân lực cho một nhân vật có
22 mạnh; (2) Ông Diệm lo sợ Ông Quát sẽ chiếm địa vị thủ tướng;
23 (3) Ông Diệm đối lập với các giáo phái vũ trang và Bình Xuyên
24 nhất là cũng sợ phải có một nhân vật mạnh giữ bộ Quốc Phòng;
25 (4) Ông Diệm chịu ảnh hưởng của Ông Nhu và Ông Luyện
26 không muốn chia xẻ quyền lực với bởi bất cứ một nhân vậ nào
27 có khả năng đảm nhận chức vụ thủ tướng; (5) Ông Diệm tham
28 quyển cố vị.
29 Từ đó, J. Collins đề nghị tiếp tục ủng hộ Ông Diệm một thời
30 gian ngắn nữa theo mức hạn viện trợ hiện thời của Hoa Kỳ mà
31 không can dự thêm bất cứ chương trình đặc biệt nào của Hoa Kỳ
32 cho chính phủ của Ông Diệm. Hoa Kỳ cần cứu xét ngay việc dự
33 định đưa quốc trưởng Bảo Đại trở về Việt Nam. Nếu qua một
34 thời gian tiếp tục mà Ông Diệm không có hành động nào thay
35 đổi đáng kể thì Hoa Kỳ cần phải ủng hộ đưa quốc trưởng Bảo

VSTK - 3882
1 Đại về nước ngay. Tuy nhiên, nếu chính phủ Hoa Kỳ không
2 đồng ý giải pháp Bảo Đại trở về Việt Nam và Ông Diệm vẫn tiếp
3 tục bất lực trong việc đoàn kết những thành phần người miền
4 Nam Tự Do chống Cộng Sản thì Hoa Kỳ phải cần xét lại những
5 kế hoạch viện trợ của Hoa Kỳ ở vùng Đông Nam Á dựa trên đề
6 nghị trước đây vào ngày 13/12/1954 của đương sự tức là Hoa Kỳ
7 sẽ từ từ rút lui sự can dự vào Việt Nam.249
8 c/ Đối với Bộ Ngoại Giao của Hoa Kỳ
9 Theo nhận định của bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ thì hiện nay
10 chưa có ai có khả năng hơn Ông Diệm dể đảm nhận chức vụ thủ
11 tướng chính quyền miền Nam Quốc Gia Việt Nam. Các chức
12 quyền bộ Ngoại Giao đồng ý đề nghị của tướng Collins tạm
13 ngưng mọi chương trình viện trợ đặc biệt cho Việt Nam nhưng
14 không cho rằng giải pháp Bảo Đại theo Collins đề nghị là thích
15 đáng để hạ bệ Ông Diệm vào thời điểm nầy. Cựu đại sứ Heath ở
16 Việt Nam hiện nay đang là ủy viên trong Cục Viễn Đông Sự Vụ
17 của Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ ở Hoa Thịnh Đốn đã đưa ra một
18 Giác thư phê phán lập trường hấp tấp của tướng J. Collins chủ
19 trương phải có một giải pháp ngưng ngay tức khắc viện trợ của
20 Hoa kỳ cho Việt nam hoặc tiếp tục viện trợ cho một chính quyền
21 bất toàn khác của miền Nam . Lập trường nầy của tướng Collins
22 có nguy cơ tiếp tay thêm cho CS miền Bắc thôn tính miền Nam
23 một cách nhanh chóng. Theo quan điểm của Heath thì trong khi
24 chưa có giải pháp chính trị nào thực sự hữu dụng cho miền Nam
25 thì Hoa Kỳ sẽ vẫn phải tiếp tục ủng hộ Ông Diệm bởi gì hiện
26 nay chẳng có ai khác có thể hành động phù hợp và tốt hơn đối
27 với những mục tiêu của Hoa Kỳ, kể cả giải pháp Bảo Đại, bởi vì
28 nhân vật nầy không được nhân dân ủng hộ và trong quá khứ đã
29 tỏ ra bất lực trong vai trò lãnh đạo đất nước Việt Nam.250
30 d/ Hội Nghị tay ba Anh, Pháp, Hoa Kỳ 09/12/1954
31 Trong hội nghị nầy, thủ tướng Pháp lặp lại sự thỏa thuận
32 giữa Pháp-Hoa Kỳ trước đây sẽ hợp lực tối đa để yểm trợ Ông
33 Diệm thành công trong nhiệm vụ lãnh đạo miền Nam Quốc Gia
34 Việt Nam nhưng sự yểm trợ như thế đến nay đã không hiệu
35 nghiệm gì cả vì thái độ tiêu cực của Ông Diệm không có một
VSTK - 3883
1 dấu hiệu nào muốn cải tổ thành phần nội các chính phủ hiện nay.
2 Vì vậy Pháp và Hoa Kỳ cần phải dự trù ngay một nhân vật khác
3 thích ứng hơn Ông Diệm. Ngoại trưởng Dulles không cho rằng
4 giải pháp thay thế Ông Diệm bây giờ qua giải pháp Bảo Đại hay
5 giải pháp “Tổng Đốc” là thượng sách mà chỉ cần tạo áp lực
6 nhiều hơn để Ông Diệm nới rộng thành phần nội các chính phủ
7 miền Nam Quốc Gia Việt Nam đồng thời cũng đồng ý với thủ
8 tướng Pháp là trao cho tướng Collins và tướng Cao Ủy Đông
9 Dương Ély tìm một giải pháp thích đáng bao gồm giải pháp Bảo
10 Đại để dự phòng đối phó với tình hình tiếp tục giậm chân tại chỗ
11 của chính phủ Ông Diệm. Tuy nhiên Ngoại trưởng Hoa Kỳ
12 không đồng ý là phải giới hạn thời gian để cho thủ tướng Diệm
13 cãi thiện nội các hiện tại như Pháp đề nghị.251
14 4- Cuộc Binh biến mùa Xuân 1955 ở Đô Thành Sài Gòn-Chợ Lớn
- Những bước đầu cãi thiện ở miền Nam Việt Nam
15 Ngày 01/12/1954, thiếu tướng Lê Văn Tỵ được cử thay thế
16 tướng Hinh trong chức vụ Tham Mưu Trưởng Quân Đội Quốc
17 Gia Việt Nam.
18 Ngày 17/12/1954, Bùi Kiện Tín từ chức bộ trưởng phủ Thủ
19 Tướng. Trần Trung Dung thay thế. Đồng thời Phụ tá Quốc
20 Phòng Hồ Thông Minh được Ông Diệm bổ Tổng Trưởng Quốc
21 Phòng và Đinh Quang Chiêu thay thế Phạm Duy Khiêm.
22 Ngày 29/12/1954, ký kết các Hiệp định chấm dứt chế độ
23 Quốc Gia Liên Kết của 3 quốc gia Việt-Miên-Lào đối với khối
24 Liên Hiệp Pháp.
25 Ngày 31/12/1954, Pháp chuyển giao Viện phát hành tiền tệ
26 cho Việt Nam.
27 Ngày 01/01/1955, Thương cảng Sài Gòn được chuyển giao
28 về chính phủ miền Nam Quốc Gia Việt Nam.252
29 Cũng từ ngày 01/01/1954, ngoại trưởng Hoa Kỳ F.Dulles
30 quyết định tiến hành và bắt đầu viện trợ thẳng cho miền Nam
31 Quốc Gia Việt Nam một cách linh động, có thể thay đổi, điều
32 chỉnh tùy theo tình hình và đối tượng để có thể ngừng lại bất cứ
33

VSTK - 3884
1 lúc nào trong tương lai cũng như ở hiện tại.253
2 Được sự yểm trợ hiện nay của Hoa Kỳ, thủ tướng Diệm đã đi
3 vào cuộc khủng hoảng mùa Xuân 1955 ở miền Nam đối với các
4 nhóm và phe phái vũ trang không chịu thống thuộc vào quân đội
5 chính quy của chính phủ Quốc Gia Việt Nam. Cuộc khủng
6 hoảng lần nầy không giống với cuộc khủng hoảng đảo chánh
7 của quân đội vào mùa Thu 1945 do tướng Hinh chủ động hay
8 cuộc khủng hoảng nội các do bác sĩ Quát chủ động vào tháng
9 12/1954 vừa qua. Trong cuộc khủng hoảng mùa Xuân 1955 nầy
10 Ông Diệm đã hành động một cách dứt khoác không kéo dài dây
11 dưa hay tái diễn nhiều lần.
12 1. Giáo phái Cao Đài, Hòa Hảo và bộ đội Bình Xuyên
13 Trước đây các giáo phái vũ trang tự trị Hòa Hảo và Cao
14 Đài được chính quyền thực dân Pháp ở miền Nam trợ cấp tiền
15 bạc cho nên đã giữ yên lặng nhưng bắt đầu manh động kể từ lúc
16 các chức sắc lãnh đạo của họ tham gia nội các của thủ tướng
17 Diệm vào tháng 09/1954 và người Pháp kể từ 15/02/1954 cũng
18 đã ngưng không còn trợ cấp khiến cho họ bị chấn động và bất
19 mãn.254 Trong tình hình quân đội giao thời chuyển tiếp giữa chính
20 phủ Quốc Gia Việt Nam và người Pháp ở miền Nam, thủ tướng
21 Diệm chỉ chấp nhận trả cho khoản 40,000 bộ đội của họ một
22 phần nào trợ cấp mà thôi để họ giải ngủ trở về đời sống dân sự.
23 Tuy nhiên, việc chuyển tiếp không được suông sẻ như ý muốn
24 của những người có liên hệ: trước hết, thủ tướng Diệm không
25 chấp nhận tình trạng một quân đội trong một quân đội của Quốc
26 Gia miền Nam với cấp chỉ huy riêng biệt của họ và không theo
27 lệnh của chính quyền Quốc Gia ở Sài Gòn. Kế đến các Giáo phái
28 đòi chính phủ trợ giúp nhiều hơn cho những bộ đội giải ngủ của
29 họ và một đòi hỏi quan trong hơn hết là Ông Diệm không được
30 đụng tới những vùng thánh địa và những vùng do họ kiểm soát.
31 Thủ tướng Diệm đã cực lực phủ quyết những đòi hỏi như thế và
32 từ đó khủng hoảng và gay cấn bắt đầu. Mặc dù trùm mật vụ Hoa
33 Kỳ Lansdale ở Việt Nam đã khuyến cáo phía chính quyền nên
34 thương lượng nhưng Ông Diệm đã không nắm lấy cơ hội hòa giải
35 với các giáo phái.255

VSTK - 3885
1 Ngày 06/02/1955 Mendès-France từ chức. Cựu Bộ trưởng Tài
2 chính Faure thuộc đảng Xã Hội Cực Đoan (Radical Socialist) lên thay
3 ngày 23/02/1955. Ngoại trưởng là Antoine Pinay. Henri Laforest làm
4 Quốc Vụ Khanh Các Quốc Gia Liên Hiệp.
5 2. Mặt Trận Thống Nhứt Toàn Lực Quốc Gia (MTTNQG)
6 Cơ hội hòa giải không còn nữa bởi vì vào ngày 22/02/1955
7 các chức sắc chỉ huy quân sự giáo phái vũ trang Cao Đài, Hòa
8 Hảo với một số chi nhánh đảng Dân Xã của khối Phật Giáo Hòa
9 Hảo (Trần Văn Soái, Nguyễn Bảo Toàn) đã cùng với đầu lãnh
10 lực lượng vũ trang Bình Xuyên hợp nhau lại theo đề nghị của
11 Hộ Pháp Cao Đài Phạm Công Tắc để thành lập Mặt Trận Thống
12 Nhất Tòan Lực Quốc Gia.256
13 Ngày 21-3-1955, trong 1 bản kiến nghị được xem như là tối hậu
14 thư, Mặt Trận Thống Nhất Các Lực Lượng Quốc Gia yêu cầu Thủ
15 tướng Ngô Đình Diệm trong kỳ hạn 5 ngày phải cải tổ toàn diện nội
16 các.
257
17 KIẾN NGHỊ CỦA MẶT TRẬN THỐNG NHỨT TOÀN LỰC QUỐC GIA
18 http://www-personal.usyd.edu.au/~cdao/booksv/BuiVanTiep/congvanlichsu-II/congvanlichsu-II.htm
19

20 Mặt Trận Thống Nhất Toàn Lực Quốc Gia


21 Chủ Tịch Đoàn
22 KIẾN NGHỊ
23 Gởi ông Thủ Tướng Chánh Phủ Việt Nam.
24 - Xét vì tình thế nước nhà đang hồi nghiêm trọng cần đến sức chiến đấu
25 của Toàn Lực Quốc Gia mới mong cứu nguy được Tổ Quốc.
26 - Xét vì nhân dân Việt Nam đang đòi hỏi một chánh quyền liên hiệp quốc
27 gia dân chủ và lành mạnh để lãnh Đạo dân tộc vượt qua khó khăn nầy.
28 - Xét vì ngồi điềm nhiên tọa thị trong lúc nước nhà nghiên ngửa là một
29 trọng tội đối với Tổ Quốc và tiền nhân.
30 CHÚNG TÔI QUYẾT ĐỊNH
31 1) Xây dựng một chánh quyền liên hiệp quốc gia và lành mạnh.
32 2) Đề đạt ý kiến nầy lên Thủ Tướng Ngô Đình Diệm yêu cầu trong thời
33 gian 4 ngày, cải tổ toàn diện nội các hiện hữu để thay thế vào một nội các
34 mới với sự thỏa thuận của Mặt Trận Thống Nhất Toàn Lực Quốc Gia.
35 Tây Ninh ngày 20-3-1955
36 Ký tên:
37 Đức Hộ Pháp : Phạm Công Tắc
38 Trung Tướng: Trần Văn Soái
39 Trung Tướng: Nguyễn Thành Phương
40 Thiếu Tướng: Lâm Thành Nguyên
41 Thiếu Tướng: Lê Quang Vinh
42 Thiếu Tướng: Trình Minh Thế
43 (Lời phê của Thiếu Tướng Trình Minh Thế: Tôi là Thiếu Tướng Quân
44 Đội Quốc Gia, cố nhiên không có quyền làm chánh trị. Nhưng vì nhận rõ
45 nguy cơ của dân tộc, tôi tán thành bản quyết nghị nầy).

VSTK - 3886
1 Ngoài ra còn có Bác sĩ Nguyễn Tôn Hoàn của đảng Đại Việt
2 miền Nam), Phan Quang Đán (đảng Dân Chủ) và Hồ Hữu Tường
3 (Bình Xuyên) cũng tham gia mặt trận nầy.258
4 Ngày 24/03/1954, qua làn sóng của đài phát thanh, Ông Diệm
5 yêu cầu các thành viên của Mặt Trận Thống Nhất Toàn Lực Quốc
6 Gia vào dinh Độc Lập để thảo luận về bản Kiến Nghị của họ. Lập
7 trường của Ông Diệm là “Hãy giải quyết dứt khoát vấn đề thống
8 nhất quân đội, rồi sau đó, sẽ giải quyết các vấn đề chính trị”.
9 Có 8 thành viên giáo phái trong nội các của Ông Diệm từ
10 chức nhưng sau đó tướng Trịnh Minh Thế và tướng Đỗ Thành
11 Phương đã thay đổi lập trường rút tên ra khỏi MTTNQG để tiếp
12 tục ủng hộ thủ tướng Diệm.259 Cũng trong tháng 03/1955, một đại
13 diện của MTTNQG đã đến gặp quốc trưởng Bảo Đại ở Pháp để
14 yêu cầu cất chức Ông Diệm.260 Nhưng trước đây không lâu, một
15 thư riêng đề ngày 19/02/1955 của Tổng Thống Hoa Kỳ
16 Eisenhower đã gửi sang Pháp rất đúng lúc để cho biết tình hoạt
17 động của chính phủ Ngô Đình Diệm đang theo chiều hướng thích
18 hợp với các mục tiêu chống Cộng Sản của Hoa Kỳ tại vùng Á
19 Châu. Lá thư không có ngụ ý nào để bảo đảm là Hoa Kỳ chưa
20 xóa tên quốc trưởng Bảo Đại ra khỏi chính trường hoặc muốn
21 nói rằng quốc trưởng cần phải suy đi xét lại để đi theo phe các
22 giáo phái khiến cho Hoa Kỳ phẫn nộ. Quốc trưởng Bảo Đại đã
23 không nghe theo đề nghị của đại diện MTTNQG261 nhưng trong
24 Hồi Ký Le Dragon d’Annam, quốc trưởng Bảo Đại viết rằng
25 chưa kịp đáp ứng yêu cầu của người đại diện MTTNQG thì ở
26 Việt Nam họ đã ra Kiến Nghị “Tối Hậu Thư” cho thủ tướng
27 Diệm.262
28 Pháp cũng muốn quốc trưởng Bảo Đại làm trung gian giữa
29 Ông Diệm và MTTNQG. Hoa Kỳ thì lại muốn đưa ra một thông
30 cáo chung để nói với các giáo phái rằng Hoa Kỳ và Pháp phản
31 đối bạo lực và để cảnh cáo rằng quân đội viễn chinh Pháp ở Việt
32 Nam sẽ ngăn chận các hướng tiến về Sài Gòn của bộ đội Hòa
33 Hảo để tăng viện cho bộ đội Bình Xuyên. Tướng Cao ủy Ély và
34 chính phủ Paris đã không chấp nhận dự định nầy của Hoa Kỳ và
35 tuyên bố rằng quân đội Pháp chỉ hành động để bảo vệ tánh mạng
36

VSTK - 3887
1 và tài sản cho các kiều dân Pháp và ngoại quốc.263
2 3. Thủ tướng Diệm quyết định tiểu trừ bộ đội Bình Xuyên
3 Ngày 26/03/1955, thủ tướng Diệm quyết định thiết đặt một
4 Sở Cảnh Sát Đô Thành Sài Gòn-Chợ Lớn do một Đô Trưởng chỉ
5 huy không thuộc quyền kiểm soát của Tổng Giám Đốc Cảnh Sát
6 Công An Bình Xuyên Lại Văn Sang.264
7 Trong lúc MTTNQG đang đặt điều kiện cải tổ nội các hiện tại
8 thì trùm mật vụ Hoa Kỳ Landsdale hầu như họp mặt từng đêm
9 với thủ tướng Diệm. Theo phúc trình của đương sự với cấp trên
10 thì Ông Diệm đã mong muốn một cách vô vọng Hoa Kỳ và Pháp
11 ám trợ để tiểu trừ Nha Công An hiện đang dưới quyền kiểm soát
12 của các lực lượng bộ đội Bình Xuyên nhưng Ông Diệm được
13 khuyến cáo là phải hành động từ từ và cẩn trọng bởi vì tình hình
14 không cho phép để hành động như thế. Tướng Cao ủy Paul Ély
15 vừa mới từ Pháp trở lại Sài Gòn vào ngày 27/03/1955 đã phải tức
16 tốc đặt các đơn vị quân binh Pháp ở Sài Gòn trong tình trạng báo
17 động: các đơn vị xe bọc sắt của Pháp được bố trí khắp nội thành
18 và ngoại ô Sài Gòn-Chợ Lớn. 265 Cũng trong ngày nầy, tướng Cao
19 Đài Trịnh Minh Thế rút tên khỏi MTTNQG.
20 Sáng ngày 28/03/1955, P. Ély hội kiến và yêu cầu Ông Diệm
21 chưa nên có hành động gây hấn quân sự nhưng thủ tướng Diệm
22 vẫn tiếp tục thực hiện ý định của mình: quá nửa đêm ngày
23 28/03/1955, một đại đội quân lính dù trung thành với chính phủ
24 đã khởi đầu tấn công và chiếm Tổng Nha Cảnh Sát ở đường
25 Catinat do bộ đội Bình Xuyên trú giữ.266
26 Ngày 29/03/1954, Ông Diệm hội ý với Tổng trưởng Quốc
27 Phòng Hồ Thông Minh để cách chức Tổng Giám Đốc Cảnh Sát
28 Lại Văn Sang của Bình Xuyên. Vì ngăn cản không được hành
29 động tự quyết của Ông Diệm không có sự tham khảo hội đồng
30 Nội Các cho nên Hồ Thông Minh đã từ nhiệm. 267
31 Trong đêm 29 rạng ngày 30/03/1955, Bình Xuyên đánh trả
32 lại, pháo kích vào dinh Độc Lập và công an xung phong Bình
33 Xuyên tấn kích Bộ Tổng Tham Mưu đặt trụ sở tại căn nhà lớn số
34 606 Trần Hưng Đạo, cố gắng tái chiếm đô thành Sài Gòn-Chợ Lớn
VSTK - 3888
1 nhưng bị lực lượng quân đội Quốc Gia trung thành với chính
2 phủ đẫy lùi.
4. Ngừng bắn nhưng vẫn hỗn loạn chưa yên
3

a. Mật vụ Lansdale phản bác sáng kiến ngừng bắn của tướng Ély
4 Đại tá mật vụ Hoa Kỳ Lansdale ở Sài Gòn không đánh giá
5 một cách nịnh hót tình hình tạm ổn và sang kiến ngừng bắn của
6 tướng Ély và cho rằng tướng Collins đã bị Ély khuyến dụ phải
7 nghe theo một cách khờ khạo bởi vì Collins tin rằng Ély có thể
8 thuyết phục Bình Xuyên rút lui ra khỏi Tổng Nha Cảnh Sát/
9 Công An Đô Thành Sài Gòn-Chợ Lớn.
10 Landsdale tố giác rằng nhân sự người Pháp hoạt động chung
11 với đương sự trong ban An Ninh Quốc Gia của Ủy Ban Phối Hợp
12 và Huấn Luyện (TRIM/Training Relations and Instruction
13 Mission) đã có những hành vi phá hoại chế độ của Ông Diệm và
14 các chương trình của Hoa Kỳ đưa ra để giúp củng cố chế độ nầy:
15 “Hằng ngày họ nhồi nhét, tuyên truyền rằng Ông Diệm yếu kém,
16 khát máu, và rằng tinh thần quân đội Quốc Gia rất thấp kém...
17 không có khả năng chiến đấu, rằng người Hoa Kỳ không hiểu
18 biết gì về người Việt Nam, rằng những người da trắng chỉ nên
19 chọn lựa những người Việt trung thành với người Pháp bởi vì
20 những người Việt còn lại sẽ quay mặt chống lại “cắt cổ”tất cả
21 những người da trắng trong một đêm giống như đã xảy ra trong
22 biến cố năm 1946.” Lansdale tiếp tục tố cáo: “Người Pháp cứ
23 một mực bêu xấu quân đội Quốc Gia Việt Nam chỉ là một cái giỏ
24 không trống rỗng, hàng sĩ quan thì khước từ chiến đấu ....tinh
25 thần quân đội xa súc, chẳng thà đào ngủ bỏ trốn còn hơn là đánh
26 giặc cho kẻ khát máu như Ông Diệm.” Chỉ có tướng Collins mới
27 bị rơi vào bẫy tuyên truyền như thế của người Pháp nhưng
28 Lansdale thì không bị rơi và bẫy như thế.
29 Về tác phẩm ngừng bắn của tướng Cao Ủy Ély, Lansdale
30 phúc trình rằng Pháp đã cảnh cáo nếu Ông Diệm cố tình chiếm
31 lấy bộ Chỉ Huy Trung Ương của Cảnh Sát Công An nằm trong
32 khu vực có kiều dân Pháp thì quân đội Pháp sẽ nổ súng vào quân
33 binh của chính phủ Quốc Gia Việt Nam ....Người Pháp đã dùng
34

VSTK - 3889
1 tiền bạc mua chuộc các sĩ quan của cả hai phe lâm chiến để họ
2 đồng ý ra lệnh binh sĩ dưới quyền ngừng bắn, kẻ nào không nhận
3 tiền mua chuộc thì sẽ bị ám hại.268
4 Vào 1 giờ sáng ngày 30/03/1954, tướng Cao ủy Ély đã vào
5 dinh Độc Lập gặp thủ tướng Diệm đề nghị phương cách ngừng
6 bắn giữa bộ đội Bình Xuyên và quân đội Quốc Gia Việt Nam với
7 lý do là nếu giao tranh tiếp tục thì chỉ có lợi cho CSVM. Ông
8 Diệm tức giận nhung đã đồng ý với Ély để cắt cử tướng Pháp
9 Gambier làm trung gian sắp xếp cuộc ngừng bắn và tạm giao cho
10 quân Pháp bố trí đóng chốt giữa trận tuyến của hai phía thù địch
11 để ngăn chận tiếng súng tái phát nhưng đây không phải là một
12 tình trạng giới nghiêm thiết quân luật do Pháp chủ động. Qua sự
13 trung gian “khôn khéo” của tướng Gambier, một sự ngừng bắn
14 được quân đội chính phủ và bộ đội Bình Xuyên chấp nhận kể từ
15 ngày 31/03/1955.
16 Cuộc ngừng bắn kéo dài đến tháng 04/1955 nhưng vẫn chưa
17 làm dịu bớt tình hình căng thẳng giữa hai phe lâm chiến.269 Bởi
18 vì tình hình nhân sự xấu đi từ bên trong của nội các của Ông
19 Diêm: một loạt thành viên thuộc phe giáo phái từ chức trong số
20 đó có tướng Hòa Hảo ủy viên quốc phòng Trần Văn Soái và tổng
21 trưởng Kinh tế Lương Trọng Tường cũng của Hòa Hảo, Nguyễn
22 Công Hầu tổng trưởng Canh Nông thuộc đảng Dân Xã . . . 270
23 (Đoàn Thêm, tr.167.) Tuy nhiên quyết tâm của Ông Diệm triệt hạ nhóm
24 Bình Xuyên càng mạnh mẽ hơn dựa vào sự việc tướng Cao Đài
25 Nguyễn Thành Phương, Lê Văn Tất và nhiều tướng tá khác của
26 Cao Đài kể từ ngày 31/03/1955 đem tất cả lực lượng bộ đội của
27 họ hợp tác với chính phủ của Ông Diệm.271
28 Được biết trước đây, ngày 14/01/1955, đại tá Nguyễn văn
29 Huệ, tham mưu trưởng của tuớng Trần văn Soái, Hòa Hảo đem
30 3.500 về với quân đội quốc gia. Ngày 13/02/55 tướng Trình
31 Minh Thế, Lực lượng Kháng Chiến Liên Minh Quốc Gia Cao đài
32 dẫn 5.000 quân về với thủ tướng Ngô Đình Diệm.
33 Ngày 10/03/1955 Thiếu tá Nguyễn văn Đầy, Lực lượng Hòa
34 Hảo Quốc Gia đem 5.000 quân về theo Thủ Tướng Ngô Đình
35 Diệm. Tướng Nguyễn giác Ngộ, Lực lượng Dân xã Hòa hảo, từ
VSTK - 3890
Thủ tướng Ngô Đình Diệm gắn cấp cho Tướng Trình Minh Thế272
(http://hon-viet.co.uk/HuynhVanLang_DeNhutCongHoaCuaMienNam1955_1963.htm)

1 Ngày 23 tháng 2 đã hứa đem 8,000 quân về, nhưng phải đợi qua
2 thág 5, khi thủ tướng NĐD dẹp xong lực lượng Bình Xuyên mới
3 chịu thi hành lời hứa. 273
4 b. Quyết định của Ély và Collins: Ông Diệm phải ra đi
5 Ngày 07/04/1955, Collins và Ély bàn thảo về thủ tướng Diệm
6 đng gặ quá nhiều khó khăn. Theo Ély thì Ông Diệm phải bị thay
7 thế với để miền Nam không rơi vào tay của Cộng Sản. Tướng
8 Collins cũng có một ý nghĩ tương tựa như Ély. Trước đây một
9 tuần, chính Collins đã khuyến cáo Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ cần
10 phải dự trù một giải pháp khác thay thế Ông Diệm. Đến nay,
11 ngày 07/04/1955, Collins lại đánh điện về cho ngoại trưởng Hoa
12 Kỳ Dulles quyết liệt yêu cầu hạ bệ Ông Diệm và đề nghị Trần
13 Văn Đỗ hoặc Phan Huy Quát thay thế.274 Nội dung bức điện phê
14 phán Ông Diệm nầy có những đoạn đáng chú ý như sau:
15 - Từ bản phúc trình tháng 01/1955, Collins càng lúc càng tỏ ý nghi ngờ khả
16 năng lãnh đạo của Ông Diệm trong tình hình khó khăn và phức tạp của đất nước
17 Việt Nam hiện tại.
18 - Nay, đương sự phải cho rằng Ông Diệm không có khả năng để thực hiện
19 sự nhất trí từ nhân dân về mục tiêu và hành động cần yếu để tránh cho đất nước
20 không bị rơi vào vòng kiểm soát của Cộng sản. Thật đáng tiếc phải phê phán như
21 thế nhưng đương sự tin là đúng.
22 - Qua 5 tháng công tác ở Việt Nam, đương sự thừa nhận rằng Ông Diệm rất
23 đáng khâm phục trên nhiều khía cạnh: tinh thần cao, thanh liêm, không tham
24 nhũng, một nhân vật Quốc Gia nhiệt thành, rất kiên trì, ngoan cường.
25 - Tuy nhiên những phẩm hạnh rất có giá trị đó lại nối kết với sự khiếm
26 khuyết ý thức chính trị để hành sự, không biết cách thỏa hiệp, không có năng lực
27 cố hữu để hòa hợp với những người có khả năng, có khuynh hương nghi kỵ về
28 những động cơ thúc đẩy của bất kỳ người nào không hợp ý mình khiến cho Ông trở
29 thành bất lực trong việc đoàn kết nhân sự trong nội các.
30 - Thường nghe theo những lời cố vấn của 2 người em Nhu, Luyện hơn là
31 nghe theo lời cố vấn của tướng Cao ủy Ély hay tướng Collins.
32 - Không chịu áp dụng chính sách tản quyền giao trách nhiệm cho các tổng,
33 bộ trưởng hay tham khảo trước ý kiến của họ đối với những quyết định hệ trọng
VSTK - 3891
1 khiến hàng loạt nhân sự trong nội các phải từ chức vì họ không chịu cung cúc,
2 khom lưng cúi đầu trước mặt Ông Diệm
3 - .......
4 - Tóm lại, mặc dù là người tốt, nhưng Ông Diệm thiếu khả năng và phẩm
5 chất lãnh đạo để và hành sự một cách thành công trong việc đối địch với chính
6 quyền gắng bó, hiệu nghiệm của CSVM do Hồ Chí Minh lãnh đạo.
7
- Chương trình, kế hoạch Collins-Ély là hợp lý và khả thi ; hai nhân vật Đỗ

8 hay Quát có thể được lựa chọn để đứng đầu một chính quyền hữu hiệu của miền
9 Nam Quốc Gia Việt Nam.275

10 c. Lập trường bất định của Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ về Ông Diệm
11 Ngoại trưởng đáp ứng yêu cầu của Collins giống như lập
12 trường trước đây đương sự đã tuyên bố vào tháng 12/1954: nếu
13 hạ bệ Ông Diệm để giải quyết những đòi hỏi của các nhóm cát cứ
14 vũ trang ở Miền Nam Việt Nam thì Hoa Kỳ không còn có lý do
15 chính đáng nào để ủng hộ người kế vị Ông Diệm. Uy tín của Hoa
16 Kỳ sẽ mất đi nếu một mặt viện trợ cho các chế độ chống Cộng
17 Sản ở Á Châu còn một mặt lại hạ bệ hoặc bỏ rơi những lãnh tụ
18 Quốc Gia thực sự chống Cộng Sản ở các quốc gia nầy chỉ vì Hoa
19 Kỳ bị áp lực từ các lợi ích của thực dân thuộc địa của Pháp.
20 Ngoài ra chiều hướng « thân Diệm » hiện nay trong Quốc Hội
21 Hoa Kỳ qua phúc trình của thượng nghị sĩ Mike Mansfield chỉ
22 chấp thuận Hoa Kỳ Viện trợ cho chính quyền miền Nam Quốc
23 Gia Việt Nam do Ông Diệm lãnh đạo. Tuy nhiên Dulles đồng ý
24 sẽ cứu xét đề nghị của tướng Ély và Collins sau khi nghe Collins
25 trở về Hoa Thịnh Đốn để tham khảo ý kiến rõ ràng và chi tiết
26 hơn.276
27 d. Lập trường của NS M.Mansfield đối với phúc trình Collins
28 Để đáp ứng về những lời phúc trình của tướng Collins báo
29 cáo xấu cho Ông Diệm, nghị sĩ Mansfiel có những phản biện như
30 sau:
31 - Hoa Kỳ giữ vững lập trường ủng hộ cho Ông Diệm bởi vì Ông là một nhân
32 vật Quốc Gia chân chính lãnh đạo Quốc Gia Việt Nam. Mặc dù hy vọng đối với
33 Ông Diệm chỉ có 50/% nhưng vì nguy cơ của vùng Đông Nam Á với hiểm họa
34 Cộng Sản quá nghiêm trọng và là mối đe dọa lớn cho Hoa Kỳ cho nên Hoa Kỳ
35 cũng phải cần chấp nhận 50% hy vọng đó.
36 - Hiện giờ chỉ có hai nhân vật lãnh đạo Quốc Gia Việt Nam là Ngô Đình
37 Diệm và Hồ Chí Minh. Nếu loại trừ Ngô Đình Diệm tức là sẽ giao trọn nước Việt
38 Nam cho Hồ Chí Minh. Ông Diệm là người được dân chúng miền Trung và Miền

VSTK - 3892
1 Nam ủng hộ lại thêm có hơn ½ triệu đồng bào Công giáo Bắc Việt di cư đứng sau
2 lưng.
3 - Bỏ rơi Ông Diệm vào lúc nầy là đưa tới tình trạng hỗn loạn và phân hóa.
4 Bình Xuyên chắc chắn sẽ nắm lấy cơ hội giành quyền lãnh đạo.
5 - Không thể tin người Pháp trên bất cứ mặt nào.. Cao Đài và Hòa Hảo chỉ
6 biết tư lợi, Bảy Viễn và băng đảng của đương sự hoàn toàn không thể tin cậy được.
7 Phải cứng rắn đối đầu với họ bây giờ hay về sau. Ông Diệm có thể đã hiểu rõ vấn
8 đề nầy và sẽ phải đối đầu với nó nhưng người Pháp cứ ngăn chận cản trở Ông
9 Diệm. Ngay cả công trình tạm ngừng Bắn của Pháp cũng là bất hảo. Cần phải để
10 cho Ông Diệm tự do hành động để dẹp trừ nhóm Bình Xuyên khiêu khích muốn hạ
11 bệ chính quyền nếu không thì bất cứ nội các nào khác cũng sẽ bị vướng mắc cùng
12 một vấn nạn như thế.
13 Hiện nay, nếu Hoa Kỳ bỏ rơi Ông Diệm thì uy tính của Hoa Kỳ sẽ bị lu mờ
14 một cách rộng khắp ở vùng Á Châu và gây chán nản cho những người Quốc Gia
15 thực tâm chống Cộng Sản ở Việt Nam, làm lu mờ nguyên cớ của Hội Nghị Á Phi
16 Băn Đung đang diễn ra ở Nam Dương. (The Conference of Asian and African States at
17 Bandung, Indonesia, April 18-24,1955.)
18 - Hoa Kỳ cần công khai xác nhận tiếp tục ủng hộ Ông Diệm, mặc tình cho
19 Pháp gây khó khăn.
20 - Mặc dù đã có đọc các phúc trình của tướng Collins, nhưng theo Mansfield
21 thì không có cách nào khác ngoài Ông Diệm và Hoa Kỳ không có gì gọi là hỗ thẹn
22 đã ủng hộ Ông Diệm trong quá khứ cũng như trong tương lai.
23 - Tuy nhiên Hoa Kỳ phải nói rõ lý do tại sao và trong giới hạn nào Hoa Kỳ
24 chủ trương ủng hộ Ông Diệm.277

25 e. Lập trường của chính phủ Pháp ở Paris đối với Ông Diệm
26 Chính phủ Pháp đã mất kiên nhẫn nhanh chóng và hô hào
27 rằng đã tới lúc phải thành lập một chính phủ đáp ứng với tuyệt
28 đại đa số những lực lượng chính trị ở Việt Nam, và hủy bỏ chính
29 sách không thực tế của Hoa Kỳ cố bám giữ và tăng cường cho
30 Ông Diệm. Chính phủ Pháp đề xuất thành lập một Thượng Hội
31 Đồng đại diện cho Ông Diệm và nhóm theo Ông, cho nhóm cát
32 cứ và giáo phái, cho những nhà trí thức, cho các chính trị gia và
33 cho quân đội. Thượng Hội Đồng sẽ biểu quyết chính sách và nội
34 các với những thành phần chuyên gia, kỹ thuật thuần túy do Ông
35 Diệm đứng đầu nội các.
36 Hoa Kỳ bát bỏ đề xuất nầy của chính phủ Pháp và nói rằng
37 thủ tướng Diệm được quyền giáng trả bằng vũ lực chống lại bộ
38 đội Bình Xuyên; Pháp cùng với Hoa Kỳ phải hỗ trợ cho Ông
39 Diệm về mặt tinh thần và sách lược.278
Liền sau đó, Hoa Thịnh Đốn đã yêu cầu Paris trả lời một loạt
VSTK - 3893
1 câu chất vấn để cho biết nếu dựa trên lập luận của Cao ủy P.Ély
2 thì chính phủ Pháp có những kế hoạch đặc biệt nào để thay đổi
3 chính quyền miền Nam Quốc Gia Việt Nam hiện nay: (a) Ai là
4 người có nhiều triển vọng hơn hết để thay thế Ông Diệm thực
5 hiện các chương trình chính phủ và củng cố Tự Do cho Việt
6 Nam? (b) Khi nào thì đề nghị bất cứ một sự thay đổi nào phải
7 được thực hiện? (c) Biện pháp nào sẽ được áp dụng để chính phủ
8 có thể kiểm soát Cảnh Sát Công An Quốc Gia hiện đang dưới
9 quyền chỉ huy của Bình Xuyên? (d) Phương cách nào phải áp
10 dụng để thực hiện cho mỗi sự thay đổi? (d) Phía Pháp đã có
11 những đề xuất nào để bảo đảm rằng các phe phái cát cứ ủng hộ
12 một chính phủ mới? (f) Chính phủ mới có cậy đến mức nào để có
13 thể nương tựa vào các lực lượng quân sự viễn chinh Pháp?279
14 Telegram From the Secretary of State to the Embassy in France"
15 Washington, April 12, 1955-7:45 p.m.
.............
16 a. Who would succeed Diem with best prospects carry out governmental
17 programs and strengthen Free Vietnam?
18 b. When is it proposed that any change would take place?
19 c. What action would be taken to ensure governmental control of
20 National police now under Binh Xuyen?
21 d. What procedure would be followed in any proposed change?
22 e. How do French propose to ensure sects' support of a new
23 government?
24 f. What support could new government count on from French forces?
25 .........
26 Chính quyền Pháp ở Paris phản ứng một cách vội vã những
27 điều chất vấn kể trên bằng cách cãi lại rằng những câu hỏi của
28 Hoa Kỳ cần phải được trả lời một cách liên hợp nếu không thì cố
29 gắng chung Pháp-Hoa Kỳ ở Việt Nam sẽ đổ vỡ và Pháp bắt buộc
30 phải công bố cho công chúng biết là Hoa Kỳ đã đơn phương
31 gánh trách nhiệm cho các chương trình mở mang Quốc Gia Việt
32 Nam. Tuy nhiên vào giữa tháng 04/1955, Pháp trả lời một số câu
33 hỏi của Hoa Kỳ- bỏ trống không trả lời câu hỏi a) Ai là người có
34 nhiều triển vọng hơn hết để thay thế Ông Diệm thực hiện các
35 chương trình chính phủ và củng cố Tự Do cho Việt Nam?(cần
36 phải có hội ý tham khảo liên hợp !). Paris cũng đã đề nghị giao
37 trách nhiệm cho Collins-Ély dự thảo một bản kê danh sách các
38 nhân vật sẽ đảm nhận các vai trò quan trọng trong nội các miền
39

VSTK - 3894
1 Nam Quốc Gia Việt Nam để sau khi hai chính phủ Pháp-Hoa Kỳ
2 chuẩn phê bản danh sách sẽ yêu cầu quốc trưởng Bảo Đại triệu
3 mời những phần tử đại diện do Pháp-Hoa Kỳ lựa chọn sang
4 Cannes để cùng nhau thương thảo tìm một phương hướng giải
5 quyết tình trạng bế tắt giữa ông Diệm và Bình Xuyên. Các phe
6 phái cát cứ nhất định sẽ ủng hộ chính phủ nếu họ được hứa chắc
7 chắn là một thành viên của Thượng Hội Đồng cùng với một
8 chương trình danh dự, trợ cấp và sáp nhập bộ đội của họ vào
9 quân đội của chính phủ miền Nam Quốc Gia Việt Nam.280
10 Kể từ ngày 14/04/1955, tướng Cao ủy Ély và tướng Collins
11 không còn có thể hoạt động hòa nhịp với nhau để đối phó với lập
12 trường cứng cỏi của thủ tướng Diệm trong vấn đề hòa giải với
13 Bình Xuyên. Tướng Ély còn biết được rằng chính phủ Hoa Kỳ đã
14 chỉ thị cho Collins tìm một giải pháp thế nào cũng được nhưng
15 nhất định phải giữ ông Diệm ở nguyên vị. Theo Ély, chủ trương
16 và chính sách khác biệt của Hoa Kỳ và Pháp vào lúc nầy chỉ kéo
17 dài thêm tình hình nghiêm trọng hiện nay mà đáng lẽ ra nó phải
18 được giải quyết xong từ lâu rồi.281
19 f. Kế sách Bảo Đại
20 Ngày 21/04 quốc trưởng Bảo Đại công bố kế sách của mình
21 nhằm giải quyết cuộc khủng hoảng và rất đáng chú ý là kế sách
22 nầy không khác gì nhiều với kế sách của chính phủ Pháp ở Paris
23 đưa ra trong khỉ trả lời các câu chất vấn của Hoa Kỳ như vừa kể
24 ở mục e trên đây: (a) triệu tập một đại biểu khác nhau qua
25 Cannes; (b) cử bác sĩ Quát làm thủ tướng để thành lập một nội
26 các chuyên môn; (c) thành lập một Thượng Hội Đồng Nhân Sĩ và
27 kỳ hạ cho Hoa Kỳ phải đáp ứng kế hoạch nầy trước ngày
28 27/05/1955 nếu không thì quốc trưởng sẽ tự động tiến hành kế
29 sách của mình.
30 Trong khi đó thì tướng Collins đã rời Sài Gòn về Hoa Thịnh
31 Đốn để hội ý với ngoại trưởng Hoa Kỳ F.Dulles. Trước khi rời
32 Sài Gòn, Collins hội kiến với Landsdale và xác định “không thực tình”
33 với Lansdale rằng Hòa kỳ vẫn ủng hộ Ông Diệm trái với các tin đồn
34 ngược lại của báo chí; rằng các toán cố vấn Hoa Kỳ ở nông thôn có ý
35 kiến riêng là Ông Diệm cần được sự ủng hộ của Hoa Kỳ; rằng quân đội

VSTK - 3895
1 quốc Gia của chính phủ đã ủng hộ Ông Diệm và có đủ khả năng dánh
2 bại quân Bình Xuyên.282

3 g. Quyết định của Ngoại trưởng Hoa Kỳ F.Dulles


4 Tướng Collins và Ngoại trưởng Dulles hội kiến ngày
5 27/04/1955 và Dulles đã đồng ý với Collins cứu xét việc thay thế
6 Ông Diệm để ủng hộ Phan Huy Quát hay Trần Văn Đỗ mà một
7 thông tư của bộ Ngoại Gia Hoa Kỳ về dự định thay đổi nầy sẽ
8 được gửi sang tòa Đại sứ Hoa Kỳ ở Sài Gòn nhưng dứt khoát là
9 sẽ không hội ý với Pháp về quyết định nầy cho tới khi nào Pháp
10 đã xác minh rõ ràng và đầy đủ với Hoa Kỳ về ý đồ của họ đối
11 với cuộc khủng hoảng hiện nay với Ông Diệm. Việc xác minh
12 nầy cần phải bao gồm có một sự bảo đảm không mâu thuẫn giả
13 hình để ủng hộ thực lòng bất cứ một sự dàn xếp mới nào về mặt
14 chính trị ở Sài Gòn và một sự thanh thỏa đối với một số sự việc
15 mơ hồ nhập nhằng trong chính sách của Pháp dối với CS Bắc
16 Việt. Trong khi chờ đợi đáp ứng của Pháp thì Hoa Kỳ sẽ không
17 tiết lộ cho họ biết là Hoa Kỳ thật tình có sự thay đôi nào hay
18 không đối với trường hợp của Ông Diệm.283
19 Kế hoạch của Dulles thay đổi Ông Diệm sau khi hội kiến với
20 tướng Collins được ghi rõ trong một Công điện “Tối Mật” đề
21 ngày 27/05/1954 gửi cho tòa đại sứ Hoa Kỳ ở Pháp như sau:284
22 Công Điện từ Ngoại trưởng Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ gửi
23 Tòa Đại Sứ Hoa Kỳ ờ Pháp
24 Hoa Thịnh Đốn, ngày 27/04/1955-6 Giờ 11, chiều
25 ..........
26 A. Đề nghị của chúng ta áp dụng những thủ tục sau đây:
27 1) Hoa Kỳ cần phải giữ tư thế hoàn toàn ủng hộ ông Diệm cho đến
28 khi hoặc ít ra là những nhân vật lãnh đạo Việt Nam đã phát họa
29 được một thể thức thay thế mà Bảo Đại có thể ủng hộ.
30 2) Trước khi Hoa Kỳ cứu xét việc ủng hộ cho bất cứ một sự thay
31 đổi nào, cả hai chính phủ (Pháp-Hoa Kỳ) cần thông báo cho Bảo
32 Đại phải bảo đảm :ban sắc lệnh chuẩn phê quyền hạn của thủ tướng
33 đối với các chức quyền Cảnh sát, phải loại Bình Xuyên ra khỏi
34 những cơ quan Cảnh sát và Công an, và các nhóm cát cứ phải chịu
35 đặt mình vào trong một chương trình sáp nhập rộng rãi vào nếp sống
36 của nhân dân Việt Nam trên nền tảng “một quốc gia duy nhất, một
37 chính quyền duy nhất, một quân đội duy nhất và một tổ chức hành
38 chánh công quyền duy nhất”. Sắc lệnh của Bảo Đại phải được thực
39 hiện trước khi ông Diệm rời khỏi chức vụ và trước khi thủ tướng
VSTK - 3896
1 mới được chỉ định để dứt khoác ngăn chận Bình Xuyên “chiến
2 thắng” ông Diệm gây hậu hoạn cho người kế vị sau nầy.
3 3) Một khi Bảo Đại đã cung ứng những bảo đảm thích hợp rồi thì
4 Collins và Ély phả tiến hành ngay giai đoạn trợ giúp phía Việt Nam
5 hiệu chỉnh tìm đường hướng mới, khuyến dụ ông Diệm hợp tác
6 trong một cương vị mới và nếu ông Diệm đồng ý sẽ hợp tác thì Hoa
7 Kỳ sẽ yểm trợ hoàn toàn cho chính phủ mới. Nếu ông Diện từ chối
8 hợp tác thì cũng chẳng sao vì Hoa Kỳ vẫn tiếp tục thực hiện
9 chương trình thay đổi của mình.
10 4) Mặc dù những người Sài Gòn phải những khung sườn cho nội
11 các mới nhưng tướng Collins và Ély phải là những nhân tố xúc tác
12 khi thực hành đi vào thực tế. Đây có thể là kết quả của những “câu
13 chuyện” bàn bạc giữa Collins và Ély theo một “công thức của họ”
14 nhưng phải cố gắng làm sao để nó mang nhãn hiệu Việt Nam.
15 5) Tướng Collins và Ély sẽ phải báo cho ông Diệm biết rằng vì ông
16 Diệm bất lực để xây dựng một nội các liên hiệp mở rộng và cũng vì
17 người dân Việt Nam chống đối ông Diệm cho nên các chức quyền
18 trong chính phủ của họ không còn có cách nào khác để ngăn ngừa
19 ông Diệm không bị rời khỏi chức vụ thủ tướng. Tinh thần ái quốc
20 của ông Diệm là một giá trị tiềm tàng to lớn của Việt Nam và đất
21 nước nầy hy vọng rằng ông Diệm sẽ đưa tay đóng góp những khả
22 năng của ông cho nội các mới.
23 6) Vì là đại diện hợp pháp của Hoa Kỳ và của Pháp cho nên cho
24 Collins và Ély từ phía sau hậu trường chính trị gợi ra công thức như
25 đã đề cặp ở mục 4) trên đây cho những nhân vật lãnh đạo của Việt
26 Nam. Nếu họ, kể cả ông Diệm, chấp nhận công thức đó thì họ cần có
27 sự chuẩn nhận của Bảo Đại. Nếu có sự bất đồng giữa họ trong việc
28 chọn lựa bất cứ một ứng viên nào thì đích thân Collins cùng với Ély
29 chọn lấy ứng viên rồi gửi sang thong báo cho Bảo Đại ra chỉ thị cho
30 ứng viên nầy đứng ra thành lập nội các chính phủ đúng theo thủ tục
31 và điều kiện pháp lý.
32 B. Đề nghị của chúng ta về sự thành lập một tân nội các như
33 sau:
34 1) Nội các: Cơ quan chấp hành toàn quyền đứng đầu bởi ông Đỗ
35 hay ông Quát làm thủ tướng hay phó thủ tướng tương ứng theo mỗi
36 người và bao gồm có một số nhân vật Quốc Gia nồng cốt có khả
37 năng lãnh đạo. Tốt nhất là có được một số thành viên cũ trong nội
38 các của Ông Diệm và một số khuôn mặt mới. Nội các nầy hoạt động
39 như là một chính phủ lâm thời cho đến khi Quốc Hội được bầu cử
40 xong và thành lập. Công tác trước mắt của nội các mới sẽ là (a) giải
41 quyết vấn đề các phe nhóm cát cứ, (b) đổi mới hoàn toàn các lực
42 lượng quân đội và cảnh sát, (c) định cư thỏa đáng cho các đồng bào
43 di cư hiện tại và tương lai, (d) bổ xung năng lực chương trình chính
44 trị ở tỉnh thị, (e) tăng gia hoạt động bang giao quốc tế ở Đông Nam
45 Á và (f) bàn thảo với Việt Minh về Tổng tuyển cử vào năm 1956
46 theo Hiệp Định Geneva và thực hiện mọi sự chuẩn bị cho các cuộc
VSTK - 3897
1 bầu cử thành lập một Quốc Hội Việt Nam tự do vào một thời điểm
2 nào đó.
3 2) Hội Đồng Tham Vấn: Một định chế Tham Vấn gồm có 25-35
4 những cá nhân và những đại biểu kỳ hào bao gồm các phe nhóm cát
5 cứ. Nếu có thể, ông Diệm sẽ được khẩn mời giữ vai trò Chủ tịch của
6 Hội Đồng nầy. Định chế nầy là biểu tượng tinh thần thống nhất hợp
7 quần của toàn dân và các phe phái của Quốc Gia Việt Nam Tự Do.
8 Nếu có sự yêu cầu của Thủ tướng hay Nội các chính phủ, định chế
9 nầy sẽ cố vấn trên những vấn đề trọng đại của chính quyền Quốc
10 Gia. Định chế nầy không có tư cách Hành Pháp hay Lập Pháp và sẽ
11 tiếp tục hiện hữu cho tới khi đã có một Quốc Hội Lập Hiến và một
12 chính phủ Hợp Hiến.
13 3) Quốc Hội Lâm Thời: Định chế bán chính thức nầy chọn lựa và
14 cắt cử những thành viên dân biểu như đã được đề nghị ở phần trên,
15 ấn định thời gian thành lập và triệu tập nội các càng sớm càng tốt.
16 Quốc Hội nầy duyệt xét Ngân sách và chỉ định một Ủy Ban đặc biệt
17 soạn thảo chương trình cho việc thành lập một Quốc Hội Lập Hiến.

VSTK - 3898
KHẢO LUẬN

1 Tình hình tổng quát của chính phủ và dân chúng Sài Gòn trước và sau
2 khi tướng Collins về hội kiến với ngoại trưởng Dulles ở Hoa Thịnh Đốn
3 (Từ 01/04/1955 – 28/04/154)

4 Ngày 01/04/1955, Đô Trưởng Sài Gòn - Chợ Lớn Trần Văn Hương từ
5 chức. Đốc Phủ Sứ Nguyễn Phú Hải ngạch quan lại Nam Kỳ được thủ tướng
6 Diệm cử lên thay.285
7 Ngày 09/04/1955, Thủ tướng Diệm triệu tập nhiều thành phần đảng
8 phái vào dinh Độc Lập để bàn thảo về việc thiết lập một Thượng Hội Đồng
9 Chính Trị.286
10 Theo phần ghi chú số #2 của một công điện đề ngày 13/04/1955 Dulles
11 gửi Tòa Dại sứ Hoa Kỳ Sài Gòn, thì tại Sài Gòn Collins đã gửi công điện về
12 Hoa Thịnh Đốn phúc trình rằng đương sự gặp và khuyến cáo ông Diệm phải
13 tổ chức bầu cử Quốc Hội trước ngày 15/05/1955. Trong dịp nầy ông Diệm
14 cho Collins biết “có người” đã đề xuất thành lập một chính phủ lâm thời
15 trong thời gian hai tháng trước ngày bầu cử Quốc Hội Lập Hiến và ông
16 Diệm đã tỏ ra quan tâm tới kế hoạch nầy. Ông Diệm cũng nói với Collins
17 rằng lợi ích của một kế hoạch như là để cho thấy ông Diệm không có tham
18 quyền cố vị lâu dài riêng cho cá nhân của ông. Lời tuyên bố nầy của ông
19 Diệm là dấu hiệu cho thấy Ông có thể sẵn sàng rút lui khỏi chính quyền nếu
20 Quốc Hội Lập Hiến được sớm thành hình:287
21 “ghi chú #2. Paragraph 3 of this telegram, which is dated April 13 and
22 reports a conversation Collins held with Diem that day, reads in part as
23 follows: "[Diem] said certain people with whom he had consulted
24 recommend formation of an interim govt to govern pending general
25 elections for a constituent assembly which would be held in possibly two
26 months. Diem gave some indication that he is tempted by this proposal. He
27 said advantage of such a scheme would be to indicate that he did not wish
28 to remain in power forever or to perpetuate a personal govt. Latter
29 statement may have been intended as hint that Diem might be willing to
30 withdraw from govt if constitutional [constituent?] assembly could be
31 quickly formed. For reasons given in earlier embtels, I do not think this is
32 feasible. I suggested to Diem he proceed with plans for election provisional
33 assembly May 15.”

34 Ngày 12/04/1955, phái đoàn chính phủ Miền Nam Quốc Gia Việt Nam
35 tham dự Hội nghị Á Phi tại thủ đô Bandung của Miến Điện. Giờ chót Ông
36 Diệm không đi, giao cho Tổng trưởng Kế hoạch và Kiến thiết Nguyễn Văn
37 Thoại cầm đầu phái đoàn.,288
38 Trưa ngày 19/04/1955, ở Sài Gòn Công An Xung Phong (CAXP)
39 của Bình Xuyên gây hấn ném lựu đạn vào một đoàn quân xa, vào trụ sở
40 Tổng Thanh Tra quân đội, bắn phá bộ Tham mưu.
VSTK - 3899
1 Chiều 19/4/1955, Collins gặp Trần Văn Đỗ, Phan Huy Quát, Hồ Thông
2 Minh và Trần Văn Văn để biết phản ứng của họ về việc “có người” đã đề
3 xuất thành lập một chính phủ lâm thời trong thời gian hai tháng trước ngày
4 bầu cử Quốc Hội Lập Hiến. Theo công điện nầy, “người đề xuất” chính là
5 Tổng Trưởng Kế Hoạch và Kiến Thiết Nguyễn Văn Thoại. Phải chăng vì đề
6 xuất nầy mà Nguyễn Văn Thoại đã bị ông Diệm đa nghi cử đi ngoại quốc
7 tham dự Hội Nghị các nước Á Phi ở Miến Điện?
8 Nội dung của cuộc họp mặt nầy đã được tướng Collins gửi công điện
9 báo cáo về bộ Ngoại giao Hoa Kỳ. Có thể nói đây là một cuộc gặp gỡ có
10 tầm quan trọng đáng chú ý bởi vì những nhân vật Việt nam hiện diện đều là
11 những người mà Collins và Ély đã và đang ngắm nghía sẽ được dùng như là
12 những “con ngựa phòng hờ có triễn vọng” để giữa dòng thay thế chỗ của
13 một “tuấn mã bất kham” đang được chủ nhân Hoa Kỳ-Pháp nuôi dưỡng
14 nhưng không chịu để những người chủ ngoại quốc nầy cầm dây cương cưỡi
15 trên lưng. Câu hỏi đặt ra là việc đề xuất của Nguyễn Văn Thoại với ông
16 Diệm làm thế nào mà Collins nắm vững mọi chi tiết rõ ràng để mang ra dọ ý
17 với Đỗ, Quát, Minh, và Văn mặc dù Ông Diệm chỉ nói việc nầy một cách
18 chung chung “có người đã đề xuất”. Phải chăng đề xuất của Nguyễn Văn
19 Thoại đã được trao cho Collins trước khi Thoại lên đường dự Hội Nghị Á
20 Phi ở thủ đô Miến điện? Hay nói khác đi, phải chăng Thoại làm nội gián cho
21 Tòa Đại sứ Hoa Kỳ ở Sài Gòn? Trong công điện báo cáo của mình Collins
22 mở đầu rằng: “Bản chức đã gặp Đỗ, Quát, Minh và Văn với mục đích thăm
23 dò ý phản ứng của họ vào lúc 15 Giờ ngày 19/04 nhằm để điều chỉnh đề
24 xuất của Nguyễn Văn Thoại. Bản chức đã đưa ra từng giai đoạn một cách
25 thận trọng nhằm để tránh khỏi sự hiểu sai theo như ý nghĩa của bản chức.”
26 (I met with Do, Quat, Minh and Tran Van Van 1500 April 19 to review with
27 them their reactions to modified Thoai proposal. I went over each step
28 carefully, so that there would be no misunderstanding as to my meaning.)
29 - Hồ Thông Minh cho rằng tình hình khủng hoảng hiện nay sẽ được giải
30 quyết dễ hơ nếu không có ông Diệm. Theo ý hướng của Hồ Thông Minh thì
31 cần có một cuộc tổng tuyển cử để có thể thành lập Quốc Hội Lập Hiến
32 trong vòng 3 hay 4 tháng. Ngoài ra, đương sự cũng cho rằng cần có một
33 chính phủ Liên Hiệp nhưng chắc là sẽ khó thực hiện nếu ông Diệm giữ vị trí
34 thủ tướng
35 - Phan Huy Quát không có ý kiến về một chính phủ Liên Hiệp nhưng lại
36 muốn góp ý về tình hình khủng hoảng hiện nay. Theo đương sự thì có 2 căn
37 nguyên chính : (i) chính quyền của Ông Diệm, (ii) tình trạng các phe cát cứ

VSTK - 3900
1 và giáo phái vũ trang. Một căn nguyên khác ít gay gắt hơn là dư luận chính
2 trị của những thành phần không thuộc các phe phái cát cứ và giáo phái vũ
3 trang. Những sai lầm hiển nhiên và phương cách hành sự không đúng của
4 ông Diệm đã tạo ra một hào thành ngăn cách càng ngày càng sâu rộng và
5 khó tiếp cận hơn giữa Ông ấy với các thành phần khác trong xã hội. Phan
6 Huy Quát nghĩ rằng bất cứ thành phàn nội các nào do ông Diệm đứng đầu
7 cũng không thể hóa giải được sự chống đối của các phe phái cát cứ và giáo
8 phái vũ trang.
9 Quát cũng cho rằng một quốc hội do quốc trưởng Bảo Đại triệu tập do
10 Trần Văn Đỗ cho biết cũng không hợp thời. Tốt hơn là nên thành lập một
11 Quốc Hội Lâm Thời nhưng phải là không có ông Diệm nấm giữ ghế thủ
12 tướng.
13 Trần Văn Đỗ thì cho rằng nội các của ông Diệm không thành công
14 trong chính sách quy tụ quần chúng hoặc các phe nhóm chính trị để tiếp trục
15 bảo vệ chống lại hiểm họa của CSVM. Trả lời câu hỏi của ông Đỗ, Phan
16 Huy Quát cho rằng một nội các lâm thời do ông Diệm đúng đầu thì cũng sẽ
17 không có ai muốn tham dự
18 Trần văn Văn thì nói rằng cho dù ông Diệm có thể chấp nhận thành lập
19 một nội các lâm thời như đề nghị của Nguyễn Văn Thoại thì nhóm chính trị
20 của Văn cũng không tham gia bởi vì ông Diệm không được lòng dân chúng.
21 Cuộc họp mặt tay 5 kể trên cũng không đạt được một ý kiến chung dứt
22 khoác nào đối với đề xuất của Nguyễn Văn Thoại nhưng lại cho thấy là
23 không có ai hài lòng với ông Diệm.289
24 Vào lúc 6 Giờ chiều cùng ngày 19/04/1955, tướng Collins lại vào dinh
25 Độc Lập gặp Ông Diệm để yêu cầu cho biết ý kiến về đề nghị của Nguyễn
26 Văn Thoại. Ông Diệm trao cho Collins nguyên văn một công hàm gồm có 8
27 điểm bằng Anh ngữ tạm dịch như sau:
28 1) Bản chức chấp nhận một nội các liên hiệp nếu thực sự nội các nầy là
29 biểu hiện thực sự đại diện của đại đa số đa số nhân dân;
30 2) Đó là điều phù hợp với niềm tin của bản chức với chính phủ đại diện
31 nhân dân mà để đạt tới như thế bản chức đang cố gắng hết mức để chống
32 lại biết bao nhiêu khó khăn gây ra cho Việt Nam;
33 3) Bản chức không cảm nhận được rằng tên những nhân vật được đề
34 nghị trở thành những nhân sự trong nội các của bản chức – những nhân vật
35 từ những đảng phái đối lập chỉ đại diện một nhúm tay dân chúng – phù hợp
36 với nguyên tắc cần phải có đại diện của đại đa số số nhân dân trong chính
37 quyền mà bản chức biết đây là sự ước vọng tương hổ của chúng ta. Thật sự
38 đây cũng là chính sách của Hoa Kỳ áp dụng đối với chính quyền của mình.
VSTK - 3901
1 4) Bản chức thừa nhận rằng không thể được tổ chức Quốc Hội bởi một
2 cá nhân độc diễn để mặc tình thao túng sai trái. Chính vì thế bản chức đề
3 nghị rằng chúng ta tổ chức một cuộc tổng tuyển cử theo cách thức quen
4 thuộc trong dân chúng để thành lập một Quốc Hội;
5 5) Qua một cuộc tổng tuyển cử thì mới hợp lý để mong ước rằng nhân
6 dân sẽ được đại diện qua những người do chính tay họ bỏ phiếu lựa chọn
7 chứ không phải là tiếng nói của những người tự cho mình là đại diện của
8 quần chúng.
9 6 )Bản chức tin rằng bất cứ người Viện Nam nào yêu chuộng Tự do, khi
10 phải đối diện lựa chọn giữa Tự Do và Cộng Sản thì họ sẽ khiếp sợ Cộng
11 Sản sẽ được chọn vào những vị trí cao cấp trong chính quyền nhờ có một
12 cuộc tổng tuyển cử.
13 7) Bản chức ưu chọn để cho một quốc hội do toàn dân tuyển chọn qua
14 một cuộc tổng tuyển cử thực hiện yếu tố quyết định cho sự sinh tồn của
15 chính phủ hiện tại nầy hơn là để cho một cơ cấu rắc rối phức tạp của sự đại
16 diện tính toán cho dù rằng cơ cấu nầy có khéo léo chia chác thế đến mức
17 nào giữa một nhóm người với nhau. Nhân dân là những người đang sống
18 trong tình trạng bị đe dọa. Nhân nhất định cẩn phải có tiếng nói cho chính
19 số phận tương lai của họ.
20 8) Vì những nền tảng trên dây là rất quý báu đó đối với bản chức cũng
21 như đối với những người yêu chọn Tự Do trên khắp thế giới, cho nên bản
22 chức sẵn sàng chấp nhận liên hiệp.290
Collins yêu cầu cho biết ai sẽ là người mà ông Diệm chọn vào thành
23 phần nội các Liên Hiệp thì được trả lời rằng những thành phần nội các của
24 ông nhất định là phải là có “năng lực và trung lập”, Collins cho rằng đây là
25 một câu trả lời không rõ ràng mà ông Diệm muốn ám chỉ thành phần nội các
26 hiện nay của ông hay là thành phần nội các sẽ được thành lập sau khi đã có
27 tổng tuyển cử Quốc Hội trong vòng 3 hay 4 tháng tới.
28 Ông Diệm lại nói chính phủ của ông phải là một chính phủ bài trừ
29 phong kiến , đuổi thực dân, và chống cộng sản. Nếu một chính quyền như
30 thế đã được tồn tại từ 5 đến 10 năm qua thì có thể áp dụng những thể thức
31 hòa bình. Tuy nhiên vì tình hình đòi hỏi cho nên biện pháp quân sự cần phải
32 được áp dụng và ông tin rằng nhân dân Việt Nam tin tưởng vào nguyên tắc
33 nầy.
34 Collins lại lưu ý ông Diệm rằng hiện giờ không có không có luật bầu cử
35 mà cũng chẳng có một cơ quan tổ chức bầu cử nào. Đa số ý kiến của những
36 người được thăm dò đều cho rằng tổ chức tổng tuyển cử vào lúc nầy là
VSTK - 3902
1 không thể thực hiện được bởi vì nội các của ông Diệm với tình trạng hiện
2 tại thì không thể nào đứng vững được thêm 3 tháng. Ông Diệm lại phản biện
3 rằng nếu dân chúng biết được nhất định sẽ có trong vòng 3 tháng thì dân
4 chúng sẽ đổi ý. Trong vòng 3 tháng chờ đợi tới đây ông Diện sẽ dùng thời
5 gian nầy để tiếp tục những cải cách và các chương trình mà ông đang quen
6 thực hiện và để được như thế ông đề nghị hãy để cho ông chọn lấy những
7 nhân sự có cùng chung chí hướng chính trị để bổ xung nội các hiện tại. Đây
8 là một cuộc đấu tranh khó khăn và vì thế sẽ không thể có sự thỏa hiệp.
9 Khi được hỏi có những nhận xét gì đối với Phan Huy Quát, Trần Văn
10 Đỗ, Trần Văn Văn và Nguyễn Văn Thoại ông Diệm nói rằng Quát, chỉ biết
11 áp dụng những phương cách nhượng bộ còn Đỗ thì e ngại khó khăn và
12 không có được một kế hoạch nào, còn Thoại thì chỉ biết nghĩ về phòng thí
13 nghiệm hóa học của mình mà thôi.
14 Ông Diệm lại trả lời với Collins rằng chỉ vì thỏa hiệp mà đã bị thất trận
15 với CSVM. Collins nói rằng ông Diệm sẽ đưa đất nước đến nội chiến và
16 nhất định đương sự phải báo cáo như thế với cấp trên ở Hoa Thịnh Đốn.
17 Ông Diệm nói rằng nếu quốc trưởng Bảo Đại quyết định cách chức ông
18 trong tình thế hiện tại thì là quyền của Quốc Trưởng nhưng đây sẽ là một
19 điều bất hạnh.
20 Collins mong rằng trong khi đương sự vắng mặt ở Sài Gòn để trở về
21 Hoa Thịnh Đôn thì Ông Diệm cần phải cố gắng tìm mọi biện pháp để tránh
22 xung đột. Ông Diệm trả lời rằng nếu Ông đã có thề khai trừ Giám Đốc Cảnh
23 Sát Lai Văn Sang của Bình Xuyên kể từ khi mới thành lập nội các thì Sài
24 Gòn giờ đây đã và đang được sống bình an.
25 Theo Collins kết luận nếu như thế thì không còn cách nào khác hơn là
26 phải thay thế ông Diệm.291
27 Hôm sau, 20/04/1955, Collins về Hoa Thịnh Đốn.
28 Ngày 23/04/1955, Thủ tướng Diệm hiệu triệu quốc dân, kêu gọi CAXP
29 Bình Xuyên về quy thuận chính phủ, yêu cầu các lực lượn vũ trang của các
30 giáo phái gia nhập quân đội của chính phủ, yêu cầu người Pháp chấm dứt
31 gây rối ở miền Nam Quốc Gia Việt Nam. Ông Diệm hứa với nhân dân rằng
32 chính phủ sẽ tổ chức tuyển cử Quốc Hội và thành lập Hội Đồng Chính
33 Trị.292
34 Ngày 25/04 và 27/04/1955, tướng Collins liên tiếp hội kiến với ngoại
35 trưởng Hoa Kỳ Dulles hai lần. Dulles đồng ý sẽ ủng hộ Quát hay Đỗ, và hứa
36 sẽ gửi điện tín qua Sài Gòn như đã truy cứu nơi các trang trước đây.

VSTK - 3903
1 h. Ngày 28/04/1955 lịch sử: Thủ tướng Diệm phóng lao
2 Ngày 25/04/1954, thủ tướng Diệm chấm dứt nhiệm vụ Tổng
3 Giám Đốc Cảnh Sát Công An Lai Văn Sang rồi cử đại tá
4 Nguyễn Ngọc Lễ thay thế, giải tán CAXP của Bình Xuyên, di
5 chuyển trụ sở cảnh sát từ đường Catinat (sau đổi tên là đường Tự Do)
6 gần nhà thờ Đức Bà Sài Gòn xuống đường Trần Hưng Đạo.293
7 Một Giác thư của Phụ tá Ngoại trưởng Hoa Kỳ về Viễn Đông
8 Sự Vụ (Sebald) gửi cho ngoại trưởng Dulles vào ngày
9 27/04/1955 mô tả tình Việt Nam kể từ giữa trưa ngày 27/04/1955
10 được tóm lược như sau:294
11 - Tình hình Sài Gòn rất nghiêm trọng giữa chính phủ với Bình Xuyên.
12 Quân đội chính phủ trong tình trạng báo động và sẵn sang. Việc ngừng bắn
13 được coi như là vẫn tiếp tục có hiệu lực cho đến ngày 01/05/1955. Hoa Kỳ
14 được biết rằng quốc trưởng Bảo Đại sẽ có hành động can thiệp chậm nhất là
15 từ ngày thứ Năm 28/04/1955 để loại Ông Diệm và chỉ định một thủ tướng
16 mới nhưng Hoa Kỳ yêu cầu Bảo Đại hãy chờ.
17 - Ông Diệm tỏ ra kiên quyết bám trụ. Ngày 26/04/1955, ông đã ký một
18 Nghị Định cách chức Giám Đốc Cảnh Sát Công An Lai Văn Sang của Bình
19 Xuyên và cử đại tá Nguyễn Ngọc Lễ thay thế (Ghi chú #2). Tuy nhiên ông
20 Diệm chưa thực hiện việc đánh chiếm trụ sở cũ Cảnh Sát Quốc Gia hiện vẫn
21 đang do CANBX đóng giữ. Chưa thấy Bình Xuyên có phản ứng nào. Mặc
22 dù Ông Diệm bề ngoài vẫn như là một người độc diễn mọi thứ trong chính
23 phủ nhưng cũng có dấu hiệu cho thấy rằng một số phần tử chính trị quan
24 trọng địa phương đang tách rời khỏi Mặt Trận Toàn Lực Quốc Gia của các
25 giáo phái đối lập để về theo ông Diệm. . . . . . .

26 Lai Văn Sang tuyên bố không tuân lệnh của Ông Diệm cách
27 chức đương sự “vì lý do vi phạm kỹ luật trầm trọng” và cho rằng
28 chỉ có quốc trưởng Bảo Đại mới có quyền cách chức đương sự.295
29 Ngay vào buổi tối 26/04/1955, Sang dùng đài phát thanh của Mặt
30 Trận Thống Nhất Toàn Lực Quốc Gia để tuyên bố cho dân chúng
31 biết là sẽ không rời bỏ chức vụ và chỉ có quốc trưởng Bảo Đại
32 mới có quyền cách chức đương sự mà thôi.295 bis
33 Ngày 27/04/1955 từ Cannes, qua trung gian của văn phòng
34 quốc trưởng ở Sài Gòn, Bảo Đại đã gửi 2 bức Công Điện: một
35 CĐ cho thủ tướng Diệm và một CĐ gửi cho Lai Văn Sang. CĐ

VSTK - 3904
1 thông báo cho Sang biết rằng trái với mọi sự đồn đãi, quốc
2 trưởng Bảo Đại hiện không có quyết định hay biện pháp nào đối
3 với Sang. Nội dung CĐ gửi cho thủ tướng Diệm thông báo văn
4 phòng Quốc Trưởng đã nhận được CĐ của Lai Văn Sang và các
5 phe phái vũ trang ngoài chính quyền phản kháng hành động của
6 Ông Diệm với các xử sự gần đây của ông Diệm đã gây ra những
7 xáo trộn nghiêm trọng. Bảo Đại cho biết là đã ra lệnh cho các
8 phe phái vũ trang ngoài chính quyền và Lai Văn Sang phải tự chế
9 và tôn trọng tình trạng tạm ngừng bắn: “Quốc trưởng yêu cầu
10 quý vị (ông Diệm và Sang) từ nay về sau không được có bất cứ
11 biện pháp nào trái ngược với chính sách nhân nhượng thỏa hiệp
12 mà quốc trưởng đã lựa chọn để áp dụng. Không được có hành vi
13 manh động nào như vừa kể nếu chưa tham khảo ý kiến của quốc
14 trưởng.”296
15 Qua ngày 28/04/1954, quốc trưởng Bảo Đại lại đánh công
16 điện yêu cầu thủ tướng Diệm sang Cannes trễ lắm là ngày
17 03/05/1954 để cùng tham dự một cuộc Hội nghị vào ngày
18 05/05/1955 cùng với những thân hào nhân sĩ Việt Nam do quốc
19 trưởng chọn lựa để tìm phương cách giải quyết khủng hoảng của
20 đất nước hiện giờ. Từ Đà Lạt, qua một Công Điện khác ngày
21 28/04/1955 tướng Vỹ yêu cầu quốc trưởng Bảo Đại cho phép
22 được thực hiện cuộc đảo chính Ông Diệm mà vào tháng 10/1954
23 trước đây tướng Hinh không thể thực hiện được.296bis
24 Ngày 28/04/1955, lệnh ngừng bắn bị tan vỡ. Ông Diệm than
25 phiền với đại tá mật vụ Hoa Kỳ E. Lansdale rằng dân chúng và
26 quân đội trách cứ người Pháp gây ra sự khủng hoảng giữa chính
27 phủ và Bình Xuyên bởi vì chính mắt họ nhìn thấy xe bọc sắt và
28 binh đội của Pháp sẵn sàng hành động chống trả người Việt
29 Nam. Lansdale cùng với người phụ tá đáp ứng lời ông Diệm rằng
30 dân chúng Việt Nam giờ đây cần có một lãnh đạo và ông Diệm
31 hiện giờ đang là thủ tướng, vì thế Hoa Kỳ vẫn phải tiếp tục ủng
32 hộ ông Diệm. 297
VSTK - 3905
http://martincatino.wordpress.com/2011/06/03/in-the-midst-of-wars/
Lansdalel và thủ tướng Diệm
1

2 Tài liệu của Lầu Năm Gốc viết rằng vào trưa ngày
3 28/04/1954, bí thư riêng của thủ tướng Diệm gọi điện thoại cho
4 đại tá Lansdale để khẩn báo Dinh Độc Lập đang bị pháo kích
5 nặng nề bằng sung cối. Rằng thủ tướng đang nói chuyện với
6 tướng Pháp Cao ủy Paul Ély, và Ély đã nói với thủ tướng là đương
7 sự chẳng nghe thấy có tiếng đạn nổ nào cả khiến thủ tướng phải cầm
8 óng nghe điện thoại đưa ra sát ngoài khung cửa để cho Ély có thể nghe
9 thấy những tiếng nổ quanh sân dinh Độc Lập. Viên bí thư vừa mới
10 bắt đầu hỏi Lansdale là phải ứng phó cách nào thì đã phải cắt
11 ngang câu chuyện để thông báo ngay cho Lansdale được biết
12 rằng thủ tướng Diệm vừa mới ra lệnh cho quân đội Quốc Gia
13 phản công và thủ tướng thông báo ngay cho tướng Ély biết lệnh
14 phản công nầy.298
15 Trong Hồi Ký L’ Indochine dans La Tourmente, tướng P.Ély
16 đã viết về cuộc binh biến ở Sài Gòn vào trưa ngày 28/04/1955
17 như sau:
18 “Những âm mưu khủng bố gia tăng ở Sài Gòn mà không biết
19 ai là tác giả. Ngày 28/04, sau nhiều ngày chuẩn bị và suy tư, thủ
20 tướng Diệm phát động tấn công vào những địa điểm chính yếu
21 trú đóng của lực lượng Bình Xuyên. Ông Diệm đã cho bản chức
22 biết qua điện thoại một phần quyết định của ông vào lúc 13.Giờ
23 30. Ông Diệm xác minh quyết định của mình là để đáp ứng với
24 những trận pháo kích vừa rồi bằng súng cối vào dinh Độc Lập
25 và hơn nữa những trận báo kích nầy rõ ràng là miếng đánh trả
26 đối với những cuộc tấn kích được phát động vào xế trưa hôm
27 nay vào những điểm tựa quân địch.
28 Trước thái độ như thế, bản chức chỉ còn có thể khuyến cáo
29 rằng ông Diệm phải cẩn thận đối với trách nhiệm nặng nề mà
30
VSTK - 3906
1 ông phải chuốc lấy đối với đất nước của ông với sự mạo hiểm
2 đưa đất nước vào cuộc nội chiến và rằng bản chức giành quyền
3 tự do đầy đủ để hành động trong phạm vi quyền hạn và trách
4 nhiệm của mình.”299
5 Một đoạn Xã luận ghi chép dưới hình thức ghi chú dưới một
6 CĐ đề ngày đề ngày 27/04/1955 của Bộ Ngoại Giao gửi sang tòa
7 Đại Sứ Hoa Kỳ ở Sài Gòn đã ghi lạ cuộc khởi đầu binh biến
8 Bình Xuyên ở Sài Gòn như sau:
9 Theo những báo cáo sớm nhất từ Sài Gòn thì cuộc giao tranh
10 giữa quân đội Quốc Gia Việt Nam và Bình Xuyên, giống như đã
11 xảy ra lẻ tẻ từ mấy ngày trước đây, đã khởi phát vào lúc giữa
12 trưa (Giờ Sài Gòn) ngày 28/04 trong vùng Sài Gòn-Chợ Lớn. Vào
13 lúc 12 giờ 15 trưa những đợt pháo kích bằng súng cối không biết
14 của phe phái nào đã rơi vào gần một khu vực do Bình Xuyên
15 kiểm soát gây thương tích cho 6 người và 7 binh sỉ Pháp canh gát
16 một trạm phát điện. Rồi kế đến vào lúc 1 giờ 15 trưa, Bình
17 Xuyên pháo kích nhiêu đợt vào dinh Thủ Tướng. Ông Diệm hiện
18 còn đang ở nơi phòng ở riêng trong Dinh đã gọi điện thoại cho
19 tướng Ély và thông báo rằng nếu pháo kích vào dinh Thủ Tướng
20 còn tiếp tục thì bắt buộc ông phải ra lệnh cho quân đội chính phủ
21 Quốc Gia Việt Nam phản công. Pháo kích vào Dinh Thủ Tướng
22 vẫn tiếp tục, và ông Diệm đã ra lệnh quân đội đưa quân tấn công
23 Bình Xuyên. Những trận chạm trán lớn đã tiếp diễn trong suốt
24 buổi trưa và chiều.300
25 Trưởng Đoàn Cố Vấn Quân Sự Hoa Kỳ ở Đông Dương
26 O’Daniel đã tóm lược cuộc binh biến ở Đô Thành Sài Gòn-Chợ
27 Lớn khởi phát vào lúc 1 giờ trưa ngày 28/04/1955 như sau:
28 “Xung đột giữa quân đội Quốc Gia và Bình Xuyên khởi phát
29 vào lúc 13 Giờ 15 địa phương ngày 28/04 với đạn súng cối pháo
30 kích vào dinh thủ tướng tiếp theo sau những cuộc nổ súng rời
31 rạc trong những ngày gần đây.
32 Trước 2 giờ trưa, tướng Gambier (của Pháp) được mời tới
33 Tổng Hành Dinh Việt Nam ở đường Galliéni (sau đổi tên là đại
34 lộ Trần Hưng Đạo) để chứng kiến việc pháo kích của đạn súng
35 cối nhưng lúc đó lại chưa có tiếng súng cối nào pháo kích.
36 Tướng Gambier vừa rời khỏi hiện trường một lúc thì đạn súng
37 cối pháo kích vào Tổng Hành Dinh, quân Quốc gia Việt Nam
38 liền phản pháo và trận đánh bắt đầu tập trung dọc theo đại lộ
39 Galliéni. Đạn pháo kích của Bình Xuyên bắn cháy lều trại binh
40 sĩ dựng chung quanh bãi đậu xe nơi Tổng Hành Dinh và quân
VSTK - 3907
1 đội quốc gia chỉ bị thiệt 2 xe, không có thiệt hại nhân mạng.
2 Khu dân cư nằm giữa kinh Tàu Hủ và đường Galliéni bị thiêu
3 cháy suốt cả buổi trưa, Kể từ 5 giờ chiều, thủ tướng Diệm ra
4 lệnh quân đội quốc Gia của chính phủ càn quét Bình Xuyên và
5 phản công với 4 tiểu đoàn lính dù. Quân chính phủ dứt điểm
6 thành công những ổ kháng cự Bình Xuyên dọc hai bờ kinh Tàu
7 Hủ vào lúc 1 giờ trưa ngày 29/04/1955, chiếm đống Nha Tổng
8 Giám Đốc Cảnh Sát của Bình Xuyên ở đường Galliéni và đánh
9 bật Công An Bình Xuyên ra khỏi nhiều yếu điểm quan trọng
10 bên trong thành phố. Trong một cuộc hành quân khác, quân đội
11 quốc gia của chính phủ đã đánh chiêm đồn bót của Bình Xuyên
12 gần trương Trung học Petrus Ký. Một cứ điểm mạnh của Bình
13 Xuyên là ở sòng bạc Grande Monde ở Chợ Lớn bị thiêu hủy.
14 Cầu chữ Y lót đà cây dùng để vận chuyển bộ đội rút về các đồn
15 bót ở hướng Nam kinh Tàu Hủ đã bị Bình Xuyên cho nổ sập hư
16 hại không còn xử dụng được nữa. Lửa cháy thiêu rụi dọc đường
17 Galliéni vào lúc dáng ngày 29/04. Giao tranh giảm bớt vào trưa
18 29/04 nhưng lại tái diễn kể từ 5 giờ chiều. Giữa trưa ngày 24/09,
19 quân đội chính phủ nhất quyết càn quét truy kích Bình Xuyên ra
20 khỏi mọi khu vực.
21 Quân đội chính phủ ước lượng có 20-30 tử trận, 150 bị thương
22 vào bệnh viện cò phí Bình Xuyên có 100 tử trận, 400 bị thương.
23 Số dân chúng bị vạ lây rất nặng.
24 Vào lúc 2 giờ 30, Pháp đưa quân của họ bố trí dọc chung
25 quanh các ranh giới các khu kiều dân Âu Châu đông đúc có thể
26 là để phòng ngừa bất trắc các cuộc giao tranh lan rộng hay là để
27 chận cạnh sườn quân chính phủ. Nguồn tinh của quân đội chính
28 phủ cho biết là tại các đồn bót do Pháp kiểm soát ở Sài Gòn do 3
29 đại đội Công An Xung Phong Bình Xuyên trú giữ và điều nầy
30 càng khiến cho tình trạng trở nên căn thẳng.
31 Quân đội chính phủ tỏ ra đủ khả năng, tinh thần và ý chí cương
32 quyết thanh toán ngay Bình Xuyên.
33 Quân đội quốc gia vốn đã bị tổn thất trong những tháng vừa
34 qua cộng thêm những lệnh truyền của quốc trưởng Bảo Đại dựa
35 trên những sự tham khảo với chính quyền Pháp ở Paris hiển
36 nhiên là đã khiến cho những khuynh hướng Hoa Kỳ ủng hộ
37 mạnh mẽ chính phủ của ông Diệm mất tinh thần và bất định. Bất
38 kỳ một thay đổi nào trong việc lãnh đạo hay chỉ huy vào thời
39 điểm nầy sẽ có thể tạo ra hỗn loạn.”301
40 i. Hoa Thịnh Đốn lại đổi ý: Hoa Kỳ ủng hộ Ông Diệm
41 Chiến thắng vang vội ít ai ngờ của Ông Diệm ở Sài Gòn đã
42 khiến cho Hoa Kỳ phải nhanh chóng có hành động đáp ứng. Tất
VSTK - 3908
1 cả cơ quan của Hoa Kỳ ở miền Nam đều được lệnh ngưng ngay
2 mọi hành động chuẩn bị thay thế Ông Diệm theo chỉ thị Ngoại
3 trưởng F.Dulles trong các công điện số 140,141,142 gửi sang tòa
4 đại sứ Hoa Kỳ ở Sài Gòn vào chiều tối ngày 27/04/1955 trước
5 đây.302
6 Điều trần trước phiên họp thứ 246 ngày 28/04/1955 của Hội
7 Đồng An Ninh Quốc Gia Hoa Kỳ ở Hoa Thịnh Đốn, Ngoại
8 Trưởng Foster Dulles báo cáo như sau:
9 “. . . . . . . . .Nhưng, vào buổi trưa ngày thứ Sáu tuần rồi bộ
10 Ngoại Giao chúng tôi đã gửi đi hàng loạt công điện sang Sài Gòn
11 phát họa những phương án thay thế ông Diệm và nội các của ông
12 ấy. Tuy vậy, nhận định tình hình diễn tiến và sự bộc phát của đêm
13 hôm qua, chúng tôi đã chỉ thị cho những người của tòa đại sứ ở
14 Sài Gòn hãy ngưng hành động theo kế hoạch của chúng tôi nhằm
15 thay thế ông Diệm. Những sự việc biến chuyển tối hôm qua có thể
16 khiến cho việc hạ bệ ông Diệm càng xảy ra nhanh hơn hoặc là
17 khiến ông nổi bật như một người hùng thoát khỏi cơn hiểm loạn.
18 Vì thế, chúng tôi tạm ngưng để chờ xem kết cục ra sao trước
19 khi đặt ông Quát hay bộ trưởng Quốc Phòng (sai!) Đỗ như là
20 những phần tử có thể thay thế ông Diệm. Ngoại trưởng Dulles
21 thú nhận rằng mình không tin tưởng bộ trưởng Quốc Phòng.
22 Mặc khác, cho đến lúc có một sự cố nào đó xảy ra trong những
23 chuỗi rối loạn ở Sài Gòn thì Ông Diệm sẽ vẫn là nhân vật nổi
24 bật.”303
25 j. Ông Diệm và Hội Đồng Cách Mạng Quốc Gia
26 Trong khi ở Sài Gòn tình hình rối loạn quân sự đang sôi sục
27 cùng với sự căng thẳng giữa thủ tướng Diệm và tướng Collins
28 “Diệm must go!” thì vào ngày 28/04/1955 quốc trưởng Bải Đại
29 lại gửi công điện yêu cầu ông Diệm và tướng Lê
30 Văn Tỵ sang Cannes trình diện đồng thời cũng cắt
31 cử tướng Nguyễn Văn Vỹ thân Pháp thay thế tướng
32 Tỵ trong chức vụ Tổng Tham Mưu Trưởng quân
33 đội Quốc Gia Việt Nam rồi biệt phái tướng Hinh về
34 Sài Gòn mang theo nhiều chỉ thị riêng của quốc trưởng.304
35 Ngày 29/04/1955, cuộc xung đột tiếp tục ở khu trường trung
36 học công lập Pétrus Ký và suốt dọc đường Trần Hưng Đạo, khu
37 Bàn Cờ, khu chợ cầu Ông Lãnh, dân chúng chạy tránh đạn khắp
VSTK - 3909
1 các đường phố nhất là vùng chợ Nancy.305
2 Nhiều đồn bót cảnh sát do công an xung
3 phong Bình Xuyên đóng chốt bắt đầu bị bỏ
4 trống trước sức tấn cồng mãnh liệt, gan dạ của
5 các đội lính dù mủ đỏ trung thành với chính
6 phủ Quốc Gia. Sức nặng của áp lực bị bao vây
7 tứ phía đè trên vai Ông Diệm bắt đầu nhẹ đi.
8 Sau khi nhận được 2 công điện đề ngày 28/04/1954 của quốc
9 trưởng Bảo Đại từ Cannes gửi về thì ngày 29/04/1955 thủ tướng
10 Diệm liền triệu tập các thân hào nhân sĩ, đại diện của nhiều đoàn
11 thể, phe phái quốc gia miền Nam vào họp trong Dinh Thủ tướng
12 để tham khảo ý kiến về 2 bức công điện vừa kể.

13

14

15 Trong tập Ký Ức Huỳnh Văn Lang-Tập 1 (từ trang 511-539) có


16 đoạn viết về cuộc họp nầy như sau:306
17 Ngày 29-4-1955, hội nghị gồm 52 đại diện cho 18 đảng phái và 34
18 nhân sĩ khai mạc tại phòng khánh tiết dinh Độc Lập. Chủ tọa đoàn :
19 Ông Nguyễn bảo Toàn, bí thư Dân Xã đảng, Hòa hảo. Hội nghị bầu ra
20 một Ủy ban Cách mạng Quốc gia, gồm ba nhân vật đầu não là
21 Nguyễn bảo Toàn, Chủ tịch, Hồ hán Sơn, Phó chủ tịch, Nhị Lang làm
22 Tổng thư ký. Ủy ban thảo một bản kiến nghị 3 điểm, được tất cả 52
23 người chấp nhận và ký tên : 1- Truất phế Quốc trưởng Bảo Đại, 2-
24 Giải tán Chánh phủ Ngô Đình Diệm. 3- Ủy nhiệm Chí sĩ Ngô Đình
25 Diệm thành lập chánh phủ mới để trừng trị bọn phiến loạn Bình
26 Xuyên, thu hồi chủ quyển Quốc gia, yêu cầu triệt thoái quân đội viễn
27 chinh Pháp và bầu cử quốc dân đại hội.
28 Ở đây tôi muốn nói đến tính cách đại diện bao quát của Hội nghị,
29 chưa bao giờ miền Nam có một Hội nghị gồm đại diện của những 18
30 đoàn thể nếu không nói là chính đảng và có những 34 nhân sĩ tên
31 tuổi.(#3)
32 (ghi chú #3): 18 chánh đảng là: - Mặt trận Quốc gia Kháng chiến
33 VN – VN Phục quốc hội – Thanh niên Quốc dân Xã VN –VN Dân chủ
VSTK - 3910
1 Xã hội – Phong trào tranh thủ Độc lập VN –Phụ nữ Quốc dân xã VN
2 – VN Cần lao Nhân vị Cách mạng đảng – Tịnh độ Phật giáo đồ VN –
3 Tổng Liên đoàn Lao công VN – Phong trào Dân chúng Liên hiệp VN –
4 Phong trào Cách mạng Quốc gia – Tập đoàn Công dân – Nhóm Tinh
5 thần – Xã hội Công giáo – Thanh niên Dân chủ VN –Cựu Chiến sĩ
6 Kháng chiến VN – Nghiệp đoàn Ký giả VN – Hội tương trợ Đồng bào
7 Nghệ Tỉnh /Bình. Rất tiếc là không còn đâu có danh sách 29 nhân sĩ.
8 Trong số những nhân sĩ nầy tôi quen thân với BS Huỳnh kim Hữu và
9 ông Huỳnh minh Y, bố vợ anh Huỳnh sanh Thông và anh Dư phước
10 Long và năm ba nhân sĩ nữa, toàn là người Nam kỳ.
11 Nhị Lang, tác giả của quyển sách "Phong trào kháng chiến
12 Trình Minh Thế" (nxb Alpha, Virginia,1989), kể lại:
13 . . . . đúng 10 giờ sáng ngày ghi trên, Thủ tướng Diệm tiến vào
14 phòng họp với vẻ mặt ưu tư, tuyên bố vắn tắt lý do, xong kiếu từ ngay,
15 "để Quý Ngài được tự do thảo luận". Hội
16 nghị bầu Nguyễn Bảo Toàn vào ghế chủ tọa,
17 Phạm Việt Tuyền vào ghế Tổng thư ký. Như
18 đã thoả thuận với nhau từ trước, Nhị Lang,
19 NBToàn và HH Sơn khai pháo bằng cách
20 đặt thẳng với Hội nghị một vấn đề duy nhất:
21 truất phế Bảo Đại, khỏi bàn đến chuyện gì
22 khác. Nếu Hội nghị từ chối chương trình
23 nghị sự này, ba đoàn thể của họ sẽ rút lui
24 liền. Bầu không khí cực kỳ sôi động. Bên
25 ngoài, lúc đó, từ cầu chữ Y, quân Bình
26 Xuyên pháo kích xung quanh Dinh Độc
27 Lập. Các tổ chức và phần tử ủng hộ từ lâu
28 TT Diệm tỏ ra quá khích. Nhà báo Bùi
29 Quang Nga, bút hiệu Văn Ngọc, vừa hô to
30 Nguồn hình: http://www.youtube.com/watch?v=GbIRZrcFZ2E
31 "Đả đảo Bảo Đại", vừa tuột giày, ném vào bức chân dung đồ sộ của
32 Cựu Hoàng treo trên vách Phòng Khánh Tiết. Tiếp theo, nhiều nhân
33 vật như Vũ Văn Mẫu, Hoàng Cơ Thụy... công kênh Nhị Lang lên vai
34 họ để triệt hạ chân dung này giữa tiếng hoan hô vang dội. Hội nghị
35 bầu ra một Ủy ban cách Mạng, sau đổi là Hội đồng Nhân Dân Cách
36 mạng, rồi Hội đồng Nhân dân Cách mạng Quốc gia, thể theo ý kiến
37 của một số nhân vật "ôn hoà" lo ngại chính quyền Diệm sẽ không
38 kiểm soát nổi khuynh hướng cực đoan. Hội đồng này gồm có Nguyễn
39 Bảo Toàn (chủ tịch), Hồ Hán Sơn (Phó chủ tịch), Nhị Lang (Tổng
40 thư ký) và một số ủy viên như Hoàng Cơ Thụy, Trần Thanh Hiệp,
41 Đoàn Trung Còn, Hoàng Phố, Văn Ngọc, bà Đức Thọ, Huỳnh
42 Minh Ý, Hà Huy Liêm và Nguyễn Hữu Khai. Cuối cùng, Hội nghị
43 đưa ra một bản Quyết nghị nảy lửa, gồm ba điểm: Truất phế Bảo
44 Đại, giải tán Chính phủ Diệm và ủy nhiệm chí sĩ N Đ Diệm thành
45 lập Chính phủ Cách Mạng Lâm thời, tổ chức tổng tuyển cử, tiến
46 tới chế độ cộng hoà.307
VSTK - 3911
1 Lúc 5 giờ chiều, sau phiên nhóm kéo dài 7 tiếng, chủ tịch Nguyễn
2 Bảo Toàn mời TT Diệm xuống phòng họp nghe kết quả. Nhị Lang
3 viết: "Khi Thủ tướng nghe xong, tôi thấy mặt ông tái hẳn đi. Tôi chắc
4 ông không ngờ Hội nghị này lại quay sang một chiều hướng khác và
5 lôi kéo ông đi một bước quá xa như vậy... Thủ tướng Diệm lộ vẻ đăm
6 chiêu và nói bằng một giọng trầm mặc: "Xin quý ngài cho tôi được có
7 thời giờ suy nghĩ kỹ về vấn đề trọng đại này!"(trang 310).

9 Nguồn hình: http://www.youtube.com/watch?v=GbIRZrcFZ2E


10 *Nhị Lang/Thái Lân Nhị Lang, tên thật là Thái Lân, xin tị nạn tại Nam Vang cuối 1955
11 và chỉ trở lại VN sau vụ đảo chính 1963. Đảng viên VN Quốc Dân Đảng,
12 rể của Nhất Linh, ông làm cố vấn từ 1951 cho Trình Minh Thế, lãnh tụ nhóm Cao Đài kháng
13 chiến Liên Minh.
14

15 Tướng Thế và tướng Phương đã nói riêng với trùm mật vụ


16 Hoa Kỳ Lansdale rằng Ủy Ban Cách Mạng được hình thành từ
17 một Hội Nghị các Đoàn thể, Phong trào mà em của ông Diệm là
18 ông Nhu đã thử thành lập không bao lâu từ những ngày trước đây
19 nhưng tướng Thế và tướng Phương không thỏa mãn vì chỉ có sự
20 tham gia của những hội đoàn yếu thế mà ông Nhu dựa vào để
21 làm hậu thuẫn. Vì vậy, hai tướng lãnh nầy mới hợp nhau tổ chức
22 một cơ chế năng động hơn và gọi là Ủy Ban Cách Mạng để đáp
23 ứng với sự đe dọa của tướng Vỹ và quốc trưởng Bảo Đại: họ
24 muốn truất phế Bảo Đại và muốn người Pháp chấm dứt xen lấn
25 vào nội tình của quốc gia Việt Nam.308
26 k. Tướng Nguyễn Văn Vỹ mưu đồ đảo chính
27

28 Cũng trong ngày 29/04/1955 quốc trưởng Bảo Đại nhận được
29 công điện phúc đáp của ông Diệm rằng ông không thể rời khỏi
30 Việt Nam trong lúc tình hình xáo trộn.
VSTK - 3912
1 Ngày 30/04/1955, quốc trưởng Bảo Đại lại gửi Công Điện
2 trách cứ thủ tướng Diệm là bất tuân thượng lệnh về việc trao
3 quyền tổng tư lệnh tối cao quân đội cho tướng Nguyễn Văn Vỹ
4 thay thế tướng Lê Văn Tỵ cũng như không chịu lên đường sang
5 Cannes theo lệnh triệu gọi của quốc trưởng: “Những lý do viện
6 dẫn trong công điện của Thủ tướng hoàn toàn không đầy đủ, vì
7 thế Thủ tướng chỉ cần phải tuân lệnh của bản chức. Bản chức lập
8 lại một lần nữa và đây là lần chót ra lệnh cho Thủ tướng phải
9 sang Cannes để trình diện.”309
10 Cùng ngày 30/04/1955, Hội Đồng Nhân Dân Cách Mạng
11 Quốc Gia lại nhóm họp tại tòa Đô Chính Sài Gòn với sự xuất
12 hiện diện và hậu thuẫn của các tướng Trịnh Minh Thế, Nguyễn
13 Thành Phương, Nguyễn Giác Ngộ. Có rất đông quan khách và
14 dân chúng tham dự. Hội Đồng lập ra một ban chỉ đạo do 3 tướng
15 vừa kể đứng đầu310 rồi ra tuyên cáo: -Truất phế Bảo Đại. - Giải
16 tán chính phủ Ngô Đình Diệm. - Ủy thác cho Ông Diệm lập
17 chính phủ mới, dẹp phiến loạn, triệu tập Quốc Hội.-Khuyến cáo
18 người Pháp không được tiếp tục gây bất ổn thêm tại miền Nam
19 quốc gia Việt Nam.311
20 Theo Hồi Ký Le Dragon d’Annam thì vào buổi chiều ngày
21 30/04/1955, sau khi đã được sự chấp thuận của quốc trưởng Bảo
22 Đại, tướng Vỹ đã tự mình vào dinh thủ tướng để đòi hỏi ông
23 Diệm thi hành lệnh bàn giao chức chưởng Tổng tham mưu
24 trưởng quân đội Quốc gia. Thủ tướng Diệm đã ra lệnh bắt tướng
25 Vỷ. Tướng Vỹ chỉ được trả tự do sau khi có sự can thiệp của đại
26 tá Đỗ Cao Trí, nguyên là một bạn thân của tướng Vỹ và có công
27 lớn trong các trận mở màn dẹp loạn Bình Xuyên. Sau đó, tướng
28 Vỹ quay trở về Đà Lạt.312 Trước đây, vào tháng 10/1954, tướng
29 Nguyễn Văn Vỹ được bổ nhiệm chức vụ Tổng tham mưu trưởng
30 Quân đội Quốc gia Việt Nam thay tướng Nguyễn Văn Hinh.
31 Tháng 12/1954, theo lệnh của thủ tướng Diệm, tướng Vỹ bàn
32 giao chức vụ này lại cho tướng Lê Văn Tỵ và nắm giữ chức Tổng
33 Thanh tra Quân đội kiêm Tham mưu trưởng Võ phòng Ngự Lâm
34 Quân của hoàn đế Bảo Đại.
35 Tiến sĩ Lâm Lễ Trinh khi viết về những ngày đầu của thủ
36 tướng Diệm đã tìm gặp người đã trực tiếp dùng súng lục uy hiếp
VSTK - 3913
1 tướng Nguyễn Văn Vỹ tại Dinh Độc Lập và hành động này làm
2 thay đổi cuộc diện trong cuộc tranh chấp giữa thủ tướng Ngô Đình
3 Diệm và quốc trưởng Bảo Đại. Từ sau biến cố này, cuộc trưng cầu
4 dân ý được tổ chức.
5 Ngày 09/10/2005, với bài viết Truất phế Bảo Đại và khai sinh
6 Đệ Nhất Cộng Hòa. Ký Ức 50 năm sau TS. Lâm Lễ Trinh đã kể
7 lại biến cố âm mưu đảo chánh của tướng Nguyên Văn Vỹ như
8 sau: 313
........
9 Qua ngày 30 tháng 4, lại một cuộc tập hợp đông đảo khác tại
10 Phòng Khánh tiết Toà Đô chính Sàigòn để triệt hạ hình Bảo Đại
11 và nghe N B Toàn, H H Sơn, Nhị Lang tường trình. Trình Minh
12 Thế, Nguyễn Thành Phương và Nguyễn Giác
13 Ngộ xuất hiện, dân chúng hoan hô. Một Hội
14 Đồng Chỉ Đạo được thành lập, gồm có ba
15 tướng giáo phái này, để bao trùm lên Ủy ban
16 Cách Mạng, theo lời đề nghị đầy tham vọng
17 của Nguyễn Thành Phương. Khi sáu nhân
18 vật vừa kể lập một phái đoàn vào Dinh Độc
19 Lập lúc 6 giờ chiều, để thông báo cho Thủ
20 tướng thì họ thấy lối 50 sĩ quan Quân đội
21 quốc gia có mặt ở tầng dưới và hai tướng
22 Nguyễn Văn Vỹ và Lê Văn Tỵ trong phòng
23 khách nhỏ ở tầng trên.
24 Trong hối ký “VN Nhân Chứng” (nxb Xuân Thu, 1989), Trân
25 Văn Đôn kể lại: Trưa 29.4.1955, Vỹ và Đôn đến nhà tướng Tỵ
26 yêu cầu trao quyền cho Vỹ theo sắc lệnh của Bảo Đại, ông Tỵ
27 trả lời: “Tôi sẵn sàng nếu Thủ tướng ra lệnh”. Tất cả đồng ý
28 vào gặp Thủ tướng. Chỉ có Đổ Cao Trí đòi ở lại: “Các anh vô đi.
29 Nếu có gì xảy ra, tôi đến vây Dinh Độc Lập.”
30

31 Một bi kịch bất ngờ xảy ra làm đảo lộn lịch sử Đất nước: Với
32 sự chấp thuận của Trình Minh Thế và Nguyễn Thành Phương,
33 Nhị Lang lặng lẽ đột nhập vào phòng khách, chĩa thẳng khẩu
34 súng Colt 45 vào người tướng Vỹ, hô to: “Dơ tay lên, không tôi
35 bắn!”. Vỹ hoảng hốt dơ tay khỏi đầu. Tướng Tỵ liều mạng chạy
36 lại ôm lấy Nhị Lang nhưng bị gạt ra. Nhị Lang gọi Hồ Hán Sơn,
37 chỉ về phiá Vỹ: “Hãy bốc ga lông của ông này cho tôi!”, Sơn
38 làm ngay. Phóng viên Francois Sully chụp được tấm hình và
39 cho đăng vào báo Life, số phát hành tháng 7.1955. Bộ trưởng
40 Trần Trung Dung cấp báo với Thủ tướng: “Cụ! Cụ! Chúng nó
41 đang định bắt giết ông Vỹ!”. TT Diệm vội ra kéo Vỹ vào phòng.
VSTK - 3914
1 Cố vấn Nhu chạy đến can gián Nhị Lang: “Thôi đừng nóng,
2 mấy ông tướng đang họp bàn với cụ”
3 Trả lời người viết (Lâm
4 Lễ Trinh), Nhị Lang cho biết
5 những diễn tiến sau đó: trong
6 một buổi họp liền tiếp theo
7 giữa TT Diệm, Nhị Lang, Hồ
8 Hán Sơn và hai tướng Vỹ, Tỵ
9 trong phòng ngủ (vừa dùng
10 làm văn phòng) của ông
11 Diệm, tướng Vỹ cuối cùng –
12 để được tự do – chịu ký một
13 tuyên ngôn ngắn “tự nguyện
14 từ bỏ hết mọi quyền hành
15 chức chưởng do Bảo Đại ban
16 cho và tự nguyện gia nhập
17 hàng ngũ cách mạng”
18 (nguyên văn). Ngoài ra, lấy
19 lại được chức Tham mưu trưởng, tướng Tỵ cũng bảo đảm “ Vỹ
20 sẽ không làm phản”. Trong suốt phiên họp, Đổ Cao Trí và hai
21 tiểu đoàn Ngự Lâm quân bao Dinh Độc lập để gây áp lực, không
22 ngớt kêu vào xin nói chuyện với Vỹ. Rốt cuộc, họ êm thấm rút
23 lui vì bị kềm kẹp giữa hai đối thủ, phía trước là toán binh phòng
24 vệ Dinh Độc Lập của đại tá Vinh, phía sau là các đơn vị Cao Đài
25 của Nguyễn Thành Phương bố trí tại đường Trần Quý Cáp và
26 Liên Minh của Trình Minh Thế phục kích ở đường Phan Đình
27 Phùng.

Nguồn hình: http://www.youtube.com/watch?v=GbIRZrcFZ2E

VSTK - 3915
Nguồn hình: http://www.youtube.com/watch?v=GbIRZrcFZ2E

?tuyên bố
Nguồn hình: http://www.youtube.com/watch?v=GbIRZrcFZ2E

Đại tá Hồ Hán Sơn tuyên bố tiếp theo


Nguồn hình: http://www.youtube.com/watch?v=GbIRZrcFZ2E

VSTK - 3916
Nguồn hình: http://www.youtube.com/watch?v=GbIRZrcFZ2E

VSTK - 3917
Nguồn hình: http://www.youtube.com/watch?v=GbIRZrcFZ2E

Tướng Vỹ ép tuớng Tỵ
Nguồn hình: http://www.youtube.com/watch?v=GbIRZrcFZ2E

Nhị Lang bắt tướng Vỹ


Nguồn hình: http://www.youtube.com/watch?v=GbIRZrcFZ2E

Nguyễn Giác Ngộ Trần Văn Soái Lê Quang Vinh Ba Cụt

Nguyễn Giác Ngộ Nguyễn Thành Phương


VSTK - 3918
Nguyễn Giác Ngộ và Trần Văn Soái
http://www.miscellanees.com/images/bogros020.jpg

Trịnh Minh Thế Collins

Phan Huy Quát Nguyễn Văn Vỹ

http://www.readbag.com/chimviet-free-fr-lichsu-ngcaoduc-bay-vien

VSTK - 3919
Lực Lượng Bình Xuyên Hòa Hảo gia nhập 1955

VSTK - 3920
PHẦN II
(Tiếp theo)

HAI NƯỚC VIỆT NAM


(1954 -1963)
CHƯƠNG 2
1 THỦ TƯỚNG DIỆM CỦNG CỐ CHÍNH QUYỀN VÀ
2 ỔN ĐỊNH TÌNH THẾ MIỀN NAM QUỐC GIA VIỆT NAM
3 1- Quân đội chính phủ Việt Nam bình định hỗn loạn quân sự
4 Có được sự yểm trợ và ủng hộ mặc dù là ngấm ngầm, với
5 bất cứ vì lý do hay mục đích gì, đã giúp ích rất nhiều cho thủ
6 tướng Diệm vượt thoát khỏi vòng rối chính trị ở Việt Nam và
7 lấy lại niềm tin của Hoa Kỳ. Về mặt quân sự, Ông Diệm chưa
8 hề tỏ ra khiếp sợ đối với sự đe dọa của quốc trưởng Bảo Đại,
9 của tướng Hinh hay tướng Vỹ. Quân đội của chính phủ Quốc
10 Gia Việt Nam đã mạnh hơn là người Pháp và Hoa Kỳ đã tưởng
11 tượng: quân đội nầy không chịu đặt dưới quyền của tân tổng
12 tham mưu trưởng quân đội của tướng Vỹ do quốc trưởng Bảo
13 Đại sắc phong. Khi từ Đà Lạt về Sài Gòn để vào dinh gặp thủ
14 tướng Diệm, Nguyễn Văn Vỹ đã kéo đội quân ngự vệ của cựu
15 hoàng Bảo Đại đi theo, chiếm đóng Nha Bưu Điện; với chiến xa
16 hộ tống họ đã chiếm Đài phát thanh quân đội và Ngân Hàng
17 Quốc Gia.314
18 Ngày hôm sau (01/05/1955) theo Trần Văn Đôn trong hồi ký,
19 tướng Vỹ họp báo cho biết Quân đội sẽ đảo chính vì TT Diệm bị
20 Thế, Toàn và Nhị Lang lấn quyền. Các sĩ quan nhóm, có mặt
21 Nguyễn Hữu Có, Dương Văn Đức, T V Đôn..vv.. Lê Văn Tỵ
22 hỏi: Các anh làm gì đó? Vỹ đáp: Tôi đảo chính! Tỵ: Anh lấy gì
23 để đảo chính? Vỹ: Quân đội. Tướng Tỵ lột sao cuả mình bỏ
24 xuống bàn: "Tôi lột lon trao cho anh đây. Tôi không theo anh
25 đâu!" Nguyễn Văn Vỹ và Nguyễn Tuyên bay lên Đà Lạt, từ đó
26 qua Cao Miên rồi sang Pháp sống lưu vong.315
27 Tướng Đôn và tướng Tỵ đã kể lại với Landsdale câu chuyện
28 họ bị tướng Vỹ thúc ép làm đảo chính bằng cách khoe khoang
29 khoác lác rằng đương sự đang có ưu thế là nếu muốn người
30 Pháp ở Sài Gòn giúp điều gì thì sẽ được điều đó.316

VSTK - 3921
1 Theo hồ sơ mật của Lầu Năm Gốc Hoa Kỳ thì trong những
2 ngày nầy, tướng Cao Ủy Đông Dương Paul Ély càng tin tưởng
3 rằng ông Diệm không những là vô trách nhiệm mà còn là một kẻ
4 điên khùng mất trí.. Ély chỉ lo bảo vệ cho các khu vực đông kiều
5 dân Pháp và Âu Châu bị nguy hại vì cuộc chiến lan tràn ở Sài
6 Gòn nhưng đương sự không có cách nào để có được sự hậu thuẫn
7 của Hoa Kỳ và Anh quốc đế tái lập tình trạng ngừng bắn. Xử lý
8 thường vụ tòa Đại sứ Hoa Kỳ ở Sài Gòn Kidder cho rằng tướng
9 Ély mới chính là kẻ quá khích động để cho cảm xúc riêng tư xen
10 lấn vào tâm trí khiến cho đương sự trở thành vô tích sự đối với
11 nước Pháp và Hoa Kỳ. Linh cảm của Ély về sự xung đột giữa
12 Việt-Pháp là vô căn cứ và không thấy xảy ra.317
13 Tướng Collins trở lại Sài Gòn, khuyến cáo ông Diệm cần
14 phải kiểm soát cẩn thận Hội Đồng Nhân Dân Cách Mạng vì theo
15 nguồn tin tình báo của Pháp và theo nhận định của Collins thì có
16 CS Việt Minh trà trộn trong hàng ngũ của tổ chức Hội Đồng nầy
17 và nếu ông Diệm đặt tin tưởng quá nhiều vào tổ chức đó thì ông
18 Diệm sẽ trở thành tù nhân của họ. Collins cũng yêu cầu thủ tướng
19 Diệm cãi tổ nội các để tiến hành những công cuộc cãi cách, xúc
20 tiến việc tuyển chọn đệ triệu tập một Quốc Dân Đại Hội để giải
21 quyết số phận của quốc trưởng Bảo Đại.
22 Ngày 02/05/1955, thủ tướng Diệm đã làm theo sự khuyến cáo
23 của Collins bằng cách triệu tập và tuyển chọn theo hình thức rút
24 thăm 50 trong khoản 700 thân hào nhân sĩ từ 39 tỉnh thành, đô thị
25 miền Nam Việt Nam để thành lập một Quốc Dân Hội Nghị (Hội
26 Nghị Dân Chính) để thảo ra một ngụ quyết yêu cầu quốc trưởng
27 Bảo Đại trao toàn quyền hành động dân sự và quân sự cho ông
28 Diệm cho tới khi có Quốc Hội Lập Hiến trong vòng 6 tháng sắp
29 tới.318
30 Cùng ngày 02/05/1955, trong khi quân đội trung thành với
31 chính phủ phản công Bình Xuyên ở các vùng cầu chữ Y, cầu Nhị
32 Thiên Đường, Xóm Củi, Phú Lâm, chiếm bản doanh Bình Xuyên
33 ở cầu chữ Y và các đồn bót do công an xung phong Bình Xuyên
34 trú đóng thì từ các tỉnh, các cơ quan, các đoàn thể tiếp tục gửi
35 kiến nghị hoặc điện văn san quốc trưởng Bảo Đại ở Pháp để bày
36 tỏ sự ủng hộ của họ đối với chính phủ Ngô Đình Diệm. Ở Huế có
VSTK - 3922
1 biểu tình lớn lập kiến nghị đã kích và đòi truất phế quốc trưởng
2 Bảo Đại, dẹp phiến loạn, buộc quân đội Pháp rút lui, yêu cầu ông
3 Diêm lập Chính phủ khác.319 .

VSTK - 3923
Trong khi đó (ngày 02/05/1955), ở Ở Hoa Thịnh Đốn, các
thượng nghị sĩ Mansfield và Knoland tuyên bố mạnh mẽ ủng hộ
thủ tướng Diệm. Thượng Nhị sĩ Hubert
Humphrey tuyên bố trước Quốc Hội Hoa Kỳ
rằng “Ông Diệm là niềm hy vọng tốt nhất mà Hoa Kỳ
đang có ở Việt Nam. Ông là nhà lãnh đạo của nhân
dân Việt Nam. Ông rất xứng đáng để được chính phủ
và chính sách Ngoại Giao của Hoa Kỳ hết long trợ
giúp. Đây không phải là lúc Hoa Kỳ phân vân bất định
hay chỉ yểm trợ Ông Diêm nữa chừng . . . .Nếu có điều
gì đáng chê trách về mặt lãnh đạo ở Việt Nam thì sự
chê trách đó phải hướng về Bảo Đại . . . .Nếu chính
quyền Việt Nam không đủ chỗ cho hai người cùng một
lúc thì Bảo Đại phải bị loại ra . . .”320

Cầu Tân Thuận

1 Ngày 03/05/1955, trước tòa Đô Chính Sài Gòn dân chúng tụ


2 họp rất đông dưới trời mưa để nghe và hoan hô Hội Đồng Nhân
3 Dân Cách Mạng đọc quyết nghị ngày 29/04/1955 đòi truất phế
4 quốc trưởng Bảo Đại; giải tán chính phủ hiện hữu của thủ tướng
5 Diệm; ủy nhiệm ông Diệm lập chính phủ mới. Trong khi đó, vào
6 buổi trưa cùng ngày tiếng súng liên tục phát ra từ phía cầu Tân
7 Thuận. Mặt trận nầy do tướng Trình Minh Thế đảm trách để truy
8 kích bộ đội Bình Xuyên từ vùng Cầu Chữ Y và Cầu Nhị Thiên
9 Đường rút về hướng Rừng Sát xuyên qua cầu Tân Thuận còn gọi
10 là cẩu Nhà Bè. Tướng Thế đi xe Jeep qua cầu cầu Tân Thuận thì
11 bị trúng đạn chết ngay trận vào lúc chiều tối. Bản tin phổ biến
12 trên báo chí được Đoàn Thêm ghi lại như sau: 321.
13 “Từ 14 giờ, súng nổ dữ dội ở cầu Tân Thuận. Tướng Trịnh
14 Minh Thế đi xe Jeep qua cầu Lang-To, bị Bình Xuyên bắn từ 1
15 chiếc xuồng máy, hồi 19 giờ. Tướng Thế tới chỉ huy trận đánh
16 chiếm cầu Nhà Bè. Viên đạn bắn suốt từ tai mặt qua tai trái.”
17

VSTK - 3924
1

Cầu Tân Thuận


https://www.flickr.com/photos/13476480@N07/14937530578/in/set-72157647176986755/

2 Theo một tài liệu mật của Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ, trưa ngày
3 04/5/1955, đại sứ Hoa Kỳ Collins yêu cầu được gặp thủ tướng
4 Diệm. Cuộc gặp mặt khởi đầu bằng lời thương tiếc của Collins về
5 cái chết của tướng Trình Minh Thế; ông Diệm tỏ ra hết sức lo âu
6 và quan tâm về việc nầy bởi vì theo Ông thì tướng Thế là một
7 phần tử ôn hòa. Ông Diệm nói với Collins rằng tướng Thế đã
8 không chịu dùng xe bọc sắt mà cũng không chịu tránh núp súng
9 đạn của kẻ thù. Collins nói rằng thật đáng tiếc là có người nào
10 đó (tên bị xóa bỏ) báo cáo với đại tá tùy viên quân sự tòa đại sứ
11 Hoa Kỳ ở Sài Gòn John F. Gebheart rằng phát súng giết chết
12 tướng Thế xuất phát từ các giang thuyền của người Pháp dưới
13 sông bắn lên. Ông Diệm liền rời khỏi phòng hội kiến để đi hỏi
14 chuyện với người đó (tên bị xóa bỏ). Collins nói rằng khi quay
15 trở lại phòng hội kiến ông Diệm đã hài lòng với phản ứng nhất
16 thời của người đó (tên bị xóa bỏ). Khi bước vào nơi phòng hội
17 kiến, người đó cho biết có nghe những thuộc hạ của tướng Thế
18 kể chuyện rằng tướng Thế bị bắn từ phía sau. Theo Collins thì
19 những tin đồn đãi như thế rất nghiêm trọng cho sự tưởng nhớ
20 tướng Thế bởi vì nó sẽ khuấy động một cách nguy hiểm tình cảm
21 chống Pháp. Ông Diệm ngắt lời Collins và nói rằng đúng ra thì
22 người đó (tên bị xóa bỏ) cần phải tham khảo ý kiến của ông
23 Diệm trước khi đưa ra những lời phát biểu như thế và nếu đó là

VSTK - 3925
1 những điều xác thật thì ông Diệm sẽ có những công bố cần
2 thiết.322
3 Buổi chiều cùng ngày, Collins gặp tướng Cao Ủy Đông Dương
4 Ély và cho biết phản ứng của ông Diệm nghi ngờ người Pháp có thể
5 phải chịu trách nhiệm gây ra cái chết của tướng Thế. Ély đáp ứng với
6 Collins rằng các giang thuyền nầy thuộc quyền sở hữu của cơ quan
7 cảnh sát Pháp ngày trước và sau khi Pháp tháo hết các trang bị, vũ
8 khí rồi mới được chuyển giao cho Nha Tổng Giám Cảnh Sát Việt
9 Nam từ thời Bình Xuyên đảm trách quyền chỉ huy cơ quan nầy: “Ely
10 replied that the launches were part of the police equipment
11 turned over to the Vietnamese Police (i.e. Binh Xuyen) when
12 police powers were transferred.”323

13 Ông Diệm đã cho tổ chức quốc tang tướng Trịnh Minh Thế
14 nhưng đã không tiến hành điều tra thực sự để tìm ra cái chết của
15 Thế là do làn đạn từ phía nào bắn tới hoặc do ai bắn. Và cho tới
VSTK - 3926
1 bây giờ vẫn không có một chứng cớ xác nhận nào khả tín về vấn
2 đề ai là những kẻ chủ mưu gây ra cái chết này cho một trong
3 tướng trẻ được coi là có tài, nhiều triển vọng tương lai trên chính
4 trường miền Nam Quốc Gia Việt Nam khiến dư luận cho rằng
5 chính quyền ông Diệm đã khuất lấp bao che một nghi án hình sự
6 hết sức quan trọng và còn có nhiều dư luận cho rằng chính quyền
7 ông Diệm đã chủ trương loại trừ tướng Thế để ngừa hậu hoạn.
8 Trưa ngày 05/05/1955, theo một tài liệu Ủy Ban các Tham
9 Mưu Trưởng Liên Quân Hoa Kỳ (The Joint Chiefs of Staff/JCS),
10 50 đại biểu toàn quốc đã được rút thăm tuyển chọn theo lời đề
11 nghị của tướng Collins đã vào dinh thủ tướng họp thành một Hội
12 Nghị Dân Chính Toàn Quốc để thảo luận, ra nghị quyết về
13 trường hợp của quốc trưởng Bảo Đại. Đã có sự cãi vả bất đồng ý
14 kiến trong khi bàn thảo giữa các đại biểu Bắc Phần, Trung Phần
15 và Nam Phần khiến cho 18 trong số 20 đại biểu của Nam Phần
16 rời phòng họp ra về. Số 32 đại biểu cỏn lại đã ra một quyết nghị
17 yêu cầu quốc trưởng Bảo Đại trao toàn quyền hành động về Hành
18 Chánh, Quân Sự cho ông Diệm cho đến khi một quốc Hội Lập
19 Hiến được thành hình trong vòng 6 tháng tới.
20 Cùng ngày nầy, khoảng 4,000 phần tử cực hữu cốt cán đại
21 diện cho 95 đoàn thể, đảng phái chính trị xuống đường biểu tình
22 và tụ họp trước một rạp hát để nghe Hội Đồng Nhân Dân Cách
23 Mạng tuyên đọc cương lĩnh. Mặc dù Hội Đồng nầy đã mất đi
24 nhiều thành viên chính trị quan trọng kể từ khi có tin tướng Trình
25 Minh Thế bị tử vong ngoài mặt trận chống Bình Xuyên vào ngày
26 03/05/1955 nhưng trong số những thành viên còn lại thì vẫn còn
27 có “những thành phần quá khích và mị dân (extremism and
28 demagoguery)” hiên đang khích động quần chúng nghe theo và
29 ủng hộ 3 nghị quyết của Hội Đồng Nhân Dân Cách Mạng: (i) Hạ
30 bệ Bảo Đại; (ii) Giải tán chính phủ hiện thời của thủ tướng Diệm;
31 (iii) Ủy nhiệm ông Ngô Đình Diệm đại diện Hội Đồng Nhân Dân
32 Cách Mạng thành lập một Nội Các Lâm Thời.324
33 Trong sách Hai Mươi Năm Qua Việc Từng ngày (1954-1964)
34 Đoàn Thêm ghi chép như sau:325
35 - 04/05/1955- hơn 100 đại biểu các Tỉnh và Thị xã, cùng các
VSTK - 3927
1 đại biểu đoàn thể được mời nhóm họp trong dinh Độc Lập để bàn
2 xét về tình thế.
3 - Tối nay, chỉ còn hai nơi cố thủ của Bình Xuyên: bót Đakao
4 và bót Catinat.
5 - 05/05/1955- Hội Đồng Nhân Dân Cách Mạng họp tại rạp
6 hát Nguyễn Văn Hảo, đòi truất phế Bảo Đại.

Dân chúng biểu tình trước rạp hát Nguyễn Văn Hảo ngày 05/05/1955
Trong hình, các nhân vật đầu não của Hội Đồng Nhân Dân Các Mạng trèo lên đứng trên bao lơn
mặt tiền rạp hát để cổ động quần chúng tụ họp biểu tình phía dưới đường trước rạp hát. Người đứng
hàng 1 kể từ bên trái có xách cặp da có thể là Nhị Lang (?). Số người tham dự hoan hô cổ động ngoài
đường và bên trong rạp hát có khoản 4,000 người.

VSTK - 3928
Mặt tiền của rạp hát Nguyễn Văn Hảo hướng về
đường Galliéni (đường Trần Hưng Đạo hiện nay),Cửa
hậu của rạp Nguyễn Văn Hảo trổ ra đường Bùi
Viện.Rạp hát có ba tầng khán ghế ngồi. Tổng cộng số
ghế cho khán giả trong rạp là 1200 ghế, và nhiều ghế
phụ đặt dọc theo đường đi . Tầng ba dành cho khán
giả hạng ba có 300 ghế; Ghế ở lầu tầng nầy được đóng
bằng ván dài, đóng từng hàng từ thấp lên cao như ghế
băng trong sân đá bóng. Tầng hai dành cho khán giả
hạng nhì và hạng nhất có 400 ghế bọc nệm da đỏ có
lưng dựa..Tầng trệt có 500 ghế bọc nệm da đỏ, dành
cho khán giả thượng hạng và hạng nhất.

1 Ngày 06/05/1055- Các đại biểu địa


2 phương họp tại dinh Độc Lập hôm
3 nay biểu quyết 3 kiến nghị: (i)
4 Chống Cộng; (ii) Tỏ lòng thành kính và tín nhiệm quân đội; (iii)
5 Yêu cầu quốc trưởng Bảo Đại hứa trả quyền cho Quốc Hội khi
6 nào Quốc Hội được bầu và trong khi chờ đợi, hãy để toàn quyền
7 cho Thủ Tướng Ngô Đình Diệm ổn định tình thế và triệu tập
8 Quốc Hội trong hạn 6 tháng.

VSTK - 3929
KHẢO LUẬN
1 Không có một biểu hiện cụ thể nào rõ nét trong cuộc tranh chấp rắc rối
2 giữa các phe phái chính trị và những chính khách cá nhân khác nhau xảy ra
3 một lúc với những sự oán giận đùng đùng nhắm vào thực dân và các vua
4 chúa bù nhìn. Hai cơ chế mới được sinh ra là Hội Đồng Nhân Dân Cách
5 Mạng và Hội Nghị Dân Chính Toàn Quốc rõ thật nóng bỏng nhưng nếu
6 quyết định định số phận chính trị của hai nhân vật Bảo Đại và Ngô Đình
7 Diệm thì phải là những kẻ ngoại bang Pháp và Hoa Kỳ. Ngoại trưởng Hoa
8 Kỳ F.Dulles và thủ tướng mới của Pháp là Edgar Faure - thay thế cựu thủ
9 tướng Mendes France từ tháng 02/1955 - đã gặp nhau ở Paris từ trung tuần
10 tháng 05/1955 để đôi co, kỳ kèo về số phận tương lai của ông Diệm. Đây là
11 lần thứ tư trong vòng 9 tháng vừa qua Pháp-Hoa Kỳ đã cố gắng mưu tìm
12 một giải pháp cho vấn đề nầy nhưng lần nầy lại chính là lần bất đồng gay
13 gắt hơn hết.
14 Vào lúc Bình Xuyên khởi phát binh biến, Hoa Kỳ đã phải đồng ý thảo
15 luận với Pháp về vấn đề đi hay ở của thủ tướng Diệm. Tuy nhiên những biên
16 cố bi kịch xảy ra ở Sài Gòn, với sự thành công ngoạn mục của quân đội
17 trung thành với chính phủ đã làm xáo trộn hoàn toàn tình thế, khiến cho
18 ngoại trưởng Hoa Kỳ F.Dulles vào ngày 01/05/1955 phải gửi công điện cho
19 tòa Đại sứ Hoa Kỳ ở Sài Gòn cũng như ở Paris để khẩn báo rằng Quốc Hội
20 và dư luận quần chúng Hoa Kỳ dứt khoác sẽ không dùng biện pháp chế tài
21 nới lỏng sự ủng hộ của Hoa Kỳ đối với thủ tướng hiện nay của miền Nam
22 Quốc Gia Việt Nam. Bức công điện có đoạn viết:
23 “Vấn đề hiện nay không còn đơn giản chỉ là bằng cách nào và dưới
24 những điều kiện nào chính phủ của ông Diệm cần phải được thay đổi. Đối
25 với Hoa kỳ và nhiều quốc gia trên thế giới thì mặc dù đúng hay sai thì ông
26 Diệm vẫn đang trở thành một biểu tượng Ái Quốc của Việt Nam đang tranh
27 đấu chống lại chủ nghĩa Thực Dân Pháp và những phần tử tham nhũng
28 chậm tiến. Mặc dù đúng hay sai thì những biện pháp mà Bảo Đại đề xuất
29 cũng toa rập với những thế lực thực dân và tham nhũng nầy và ở đây ông
30 Diệm nổi bật lên như một anh hùng của dân tộc.” 326 (1. Events in past few days
31 have put Vietnamese situation in broader and different perspective than when you were here. It is
32 now no longer simply a question of whether and under what conditions Diem Government should be
33 altered. In the US and the world at large Diem rightly or wrongly is becoming symbol of Vietnamese
34 nationalism struggling against French colonialism and corrupt backward elements. Rightly or
35 wrongly Bao Dai by his recent measures gives the appearance of acting in league with these forces
36 and Diem is emerging as popular hero here.)

37 Sau bao nhiêu lần phân vân tiền hậu bất định, giờ đây một lần nữa, Hoa
38 Kỳ lại cứng rắn quyết định đứng phía sau ông Diệm. Tuy nhiên, sự lệch lạc
39 đường hướng, quan điểm hầu như là hoàn toàn giữa Hoa Kỳ và Pháp ở Sài
40 Gòn cũng như giữa Hoa Thịnh Đốn và ở Paris lại đang đe dọa làm tê liệt
41 những cố gắng của thế giới Tự Do trong công cuộc chống Cộng Sản trên
42 bình diện thế giới và đặc biệt là ở vùng Đông Nam Châu Á hiện nay. Do đó,
43 không có gì đáng ngạc nhiên khi hội nghị tai ba Anh-Pháp- Hoa Kỳ gặp
VSTK - 3930
1 nhau ở Paris vào ngày 08/08/1955 ở thủ đô Paris của nước Pháp để bàn bạc
2 vấn đề phòng thủ Âu Châu lại kéo thêm cả những chuyện rắc rối ở Việt
3 Nam vào chương trình nghị sự. Trong khi bàn luận, ngoại trưởng Hoa Kỳ đã
4 cứng rắn tuyên bố rằng hoặc là Hoa Kỳ tiếp tục ủng hộ ông Diệm chứ không
5 phải là bù nhìn Bảo Đại hoặc là Hoa Kỳ sẽ hoàn toàn rút khỏi mọi can dự
6 vào Việt Nam có nghĩa là sẽ chấm dứt viện trợ cho Pháp thêm nữa ở Việt
7 Nam.
8 Thủ tướng Pháp E. Faure thì nói rằng ông Diệm không những là một kẻ
9 không có năng lực mà còn là một kẻ điên khùng nữa (Diem is not only incapable
10 but mad (fou)
327,
. Ông Diệm đã lợi dụng sự vắng mặt của đại sứ Hoa Kỳ
11 Collins để tiến hành tổ chức cuộc đảo chính bằng vũ lực tấn kích Bình
12 Xuyên. Lưu giữ ông Diệm đồng nghĩa với việc giúp giáo bằng cách nầy
13 hay cách khác cho Việt Minh Cộng Sản chiến thắng, tạo ra thái độ thù địch
14 của mọi người lên người Pháp. Đi đến kết quả là khối liên minh Pháp-Hoa
15 Kỳ bị tan vỡ. (Continuing with Diem would have three disastrous results: (1) It would bring on a
16 Viet Minh victory, (2) It would focus the hostility of everyone on French, and (3) It will bring on a
328
17 Franco-US breach.)
18 Thủ tướng Pháp kết luận rằng sự chọn lựa ông Diệm là một chọn lựa
19 không đúng cách, là một giải pháp bất khả thi vì sẽ không có hy vọng gì gặt
20 hái kết quả để cải tiến tình hình. Thủ tướng Pháp hăm dọa bằng cách hỏi
21 ngoại trưởng Hoa Kỳ nghĩ thế nào nếu Pháp rút hết ngay Đoàn quân Viễn
22 Chinh của nước Pháp ra khỏi Đông Dương và giao cho Hoa Kỳ việc bảo vệ
23 các kiều dân và tài sản của người Pháp và những đồng bào tị nạn Công Sản.
24 (What would you say if we were to retire entirely from Indochina and call back the FEC as soon as
25 possible. I fully realize this; would be a grave solution, as it would leave French civilians and French
26 interests in a difficult position. There is also the question of the refugees' fate. If you think this might
27 be a possible solution, I think I might be able to orient myself towards it if you say so.) 329
28 Như vậy giữa Hoa Kỳ và Pháp chỉ có hai cách lựa chọn để giải quyết
29 vấn đề ông Diệm nó riêng và vấn đề chống cộng sản ở Đông Dương/ Đông
30 Nam Á nói chung: hoặc là Pháp rút lui hay là Hoa Kỳ rút lui. Hoa Kỳ nghĩ
31 rằng Pháp không phải chỉ hăm dọa đánh lận tráo trở cho nên F.Dulles cần
32 phải tham khảo ý kiến với JSC/ Hội Đồng Tham Mưu Trưởng Liên Quân
33 Hoa Kỳ cũng như sự góp ý của tướng Collins Đại Sứ Hoa Kỳ ở Sài Gòn.
34 JSC cho rằng cả hai lựa chọn đều nguy hại: Pháp rút hết quân sẽ tạo ra một
35 tình trạng bất ổn cho miền Nam Việt Nam bởi vì quân đội Quốc Gia Việt
36 Nam chưa có đủ khả năng lấp đầy hố trống quân sự mà Hoa Kỳ thì không
37 thể đưa lực lượng quân sự của mình vào Việt Nam vì các điều khoản cấm
38 đoán trong Hiệp Định Ngừng Chiến Geneva. Hoa kỳ rút lui cũng không ổn
39 bởi vì nếu không có sự yểm trợ tinh thần và vật chất của Hoa Kỳ thì người
40 Pháp không thể nào phát triển một cách hiệu quả và hòa hợp với các lực
41 lượng quân sự bản xứ Việt Nam. Bất kỳ sự lựa chọn rút lui nào thì cũng
42 khiến miền Nam Việt Nam rơi vào tay Cộng Sản. JSC cho rằng vấn đề tiếp
43 tục hay không tiếp tục ủng hộ Ông Diệm là quyết định của chính phủ Hoa
44 Kỳ nhưng theo theo quan điểm của JSC thì hiện nay nội các của thủ tướng
VSTK - 3931
1 Diệm là có nhiều hy vọng hơn hết để thực hiện sự ổn định nội chính. 330 (The
2 Joint Chiefs of Staff recommend that Mr. Dulles be advised that from the military point of view:
3 a. The government of Prime Minister Ngo Dinh Diem shows the greatest promise of achieving
4 the internal stability essential for the future security of Vietnam.)
5 Tướng Collins đại sứ Hoa Kỳ ở Sài Gòn cũng cực lực chống lại việc rút
6 lui của Đoàn Quân Viễn Chinh Pháp ( French Expeditionary Corps/FEC) ra
7 khỏi Đông Dương bởi vì theo như Collins thì Pháp được xem như là quốc
8 gia thụ ủy của Minh Ước Phòng Thủ Đông Nam Á để chống Cộng sản ở
9 Đông Dương và hiển nhiên là Hoa Kỳ hay Khối Thịnh Vượng Chung Anh
10 Quốc chưa thể chuẩn bị sẵn sàng để tiếp nhận trách nhiệm của FEC (a. If FEC
11 should be withdrawn from Vietnam, a strategic military vacuum would be left in this area which
12 could be dangerous. As it stands now, France has accepted major strategic responsibility for the
13 defense of Vietnam, Laos and Cambodia, under the broad aegisof the Manila Pact. I doubt if the US,
14 British Commonwealth, or India is prepared to step in now and assume this responsibility. ) Kế
15 đến, FEC rất cần yếu cho việc huấn luyện và phát triên quân đội của miền
16 Nam Việt Nam vì Pháp đang tiếp tục cung ứng công tác tiếp vận hậu cần
17 cho quân đội Quốc Gia Việt Nam cũng như cung cấp huấn luyện viên cho
18 phái bộ Cố Vấn Quân Sự Hoa Kỳ/ MAAG trong chương trình huấn luyện
19 quân sự cho chính phủ Miền Nam Việt Nam. Mặc dù sự tồn tại của FEC tạo
20 ra cai đắng trong lòng người dân Việt Nam nhưng Collins tin rằng FEC là
21 một động lực đối trọng cho tình hình chính trị bất kham của miền Nam hiện
22 tại. (On balance, however, is clear that presence of FEC exerts desirable moderating influence.) 331
23 Với những quan điểm đóng góp của JSC và của đại sứ Collins, ngày
24 11/05/1955 Ngoại trưởng Dulles đã đề nghị với thủ tướng Pháp hãy tiếp
25 tục ủng hộ ông Diệm cho đến khi Quốc Hội tương lai của miền Nam Quốc
26 Gia Việt Nam được tuyển cử và tổ chức dể quyết định chính thức cơ chế
27 chính trị tối ưu cho miền Nam Việt Nam mà trong đó có thể có hoặc không
28 có ông Diệm. 332 Thủ tướng Pháp E. Faure đồng ý nhưng kèm theo: - Nới
29 rộng nội các ông Diệm và thúc hối tuyển cử Quốc Hội; Giải quyết ôn hòa
30 cuộc xung đột với các Giáo phái và Bình Xuyên; chấm dứt tình trạng tuyên
31 truyền đã đảo người Pháp; tiếp tục giữ chức vụ Quốc trưởng của Hoàng đế
32 Bảo Đại; chấm dứt nhiệm vụ các chức quyền của Hoa Kỳ - nhất là đại tá
33 Lansdale - và của Pháp đang gây rối loạn cho mối liên kết của Pháp với Hoa
34 Kỳ; bảo đảm mối liên hệ giữa Pháp với miền Nam Việt Nam về các quyền
35 lợi kinh tế, giáo dục, tài chánh.
36 Ngoại trưởng Dulles đồng ý nhưng nêu rõ rằng chính quyền ông Diệm
37 không phải là một chính quyền bù nhìn của Hoa Kỳ và Hoa Kỳ chỉ có thể cố
38 vấn chứ không thể ra lệnh. Đối với vấn đề Việt Nam hiện nay chưa có một
39 thỏa ước ràng buộc nào giữa Hoa Kỳ và Pháp hay nói khác đi mọi dư định
40 thực hiện một chính sách chung Pháp-Hoa Kỳ sẽ không thể thực hiện được
41 và trong tương lai Hoa Kỳ sẽ có tự do hơn để hành động mà không còn lệ
42 thuộc vào chính sách và đường lối riêng của Pháp: (Secretary said Faure's
43 suggestion helpful at this stage but repeated his statement that the situation does not lend itself to a
44 contractual arrangement between, the two governments) hay nói theo kiểu bình dân của
45 người Việt Nam là “mạnh ai nấy lo!”.332
VSTK - 3932
1 Vấn đề còn lại ở tại miền Nam Quốc Gia Việt Nam hiện giờ là Bình
2 Xuyên đã không còn chỗ để dung thân vì chiến dịch càn quyết của quân đội
3 Quốc Gia trung thành với chính phủ hiện nay của ông Diệm. Tuy nhiên, một
4 khó khăn rắc rối khác lại phát sinh: Ông Diệm phải đối phó cách nào trong
5 thế kẹt giữa hai cơ chế mới được khai sinh là Hội Đồng Cách Mạng Quốc
6 Gia một thiểu số phần tử trên dưới 10 người thiêng hữu một cách cực đoan
7 với khoảng 4,000 cổ động viên nghe theo và Hội Nghị Dân Chính Toàn
8 Quốc Lâm Thời với 1,000 thân hào nhân sĩ tuyển chọn do ông Diệm triệu
9 tập. Ông Diệm phải nghe theo ai đây? Dù cố ý hay không cố ý, sau cái chết
10 của tướng Trịnh Minh Thế, thái độ và hành động của ông Diệm có vẽ như
11 không chấp nhận sự hiện hữu của Hội Đồng Cách Mạng Quốc Gia biểu
12 hiện qua việc ông Diệm triệu tập Hội Nghị Dân Chính Lâm Thời nhưng lại
13 không phải để đòi truất phế quốc trưởng Bảo Đại ngay tức thì theo như đòi
14 hỏi của Hội Đồng Cách Mạng Quốc Gia đang sôi nỗi gào thét. Có phải đây
15 là dấu hiệu khởi phát tình trạng rạng nứt, chia rẽ đầu tiên của những người
16 Quốc Gia của Miền Nam chống Cộng Sản Việt Minh?
*
17 South East Asia Collective Defense Treaty (Manila Pact);
18 September 8.29.54: SEATO / Minh Ước Phòng Thủ Đông nam Á gồm
19 có: Thái Lan (02/12/1954) Hoa Kỳ, Úc, Pháp, Tân Tây Lan, Pakistan, Phi
20 Luật Tân, Vương Quốc Anh (19/02/1955).
21 2. Bình minh ló dạng ở miền Nam Việt Nam và những ngày tàn lụi
22 của Thực dân Thuộc địa Pháp
23 Chiều tối 08/05/1955, chốt kháng cự quan trọng của Bình
24 Xuyên là bót Catinat (đường Catinat, sau đổi là đường Tự Do)
25 buông sung đầu hàng quân chính phủ với 88 Công An Xung
26 Phong/CAXP, 20 xe quân sự và nhiều sung óng đạn dược. Sáng
27 ngày 10//05/ 1955, bót cuối cùng của CAXP Bình Xuyên cuối
28 cùng ở khu vực Đa Kao/Tân Định trên đường Legrand de la
29 Liraye (sau đổi gọi là đường Phan Thanh Giản) bỏ trống, còn để
30 lại một số vũ khí.333
31

32 Cuộc khủng hoảng binh biến Bình Xuyên trong nội thành Sài
33 Gòn – Chợ Lớn và các vùng phụ cận đã bị dẹp tan. Thủ tướng
34 Diệm đã đối phó một cách dứt khoác và nhanh chóng với Mặt
35 Trận Liên Minh Toàn Lực các Giáo Phái và Bình Xuyên và
36 đây là một một đòn hóc hiểm mà thực dân Pháp không có thể nào
37 ngờ tới và vẫn chưa chịu tin là có thật. Đầu lĩnh Bình Xuyên Bảy
38 Viễn và các thủ hạ phải tháo chạy rút trốn về vùng Rừng Sát và
39 bị chính quyền ông Diệm đặt ngoài vòng pháp luật, tịch thu tài
40 sản.
VSTK - 3933
1 Mặc dù thủ tướng Diệm đang thu gặt được nhiều kết quả khả
2 quan về mặt quân sự nhưng vẫn còn quá nhiều vấn đề bức xúc
3 vây quanh. Các giáo phái vũ trang ở miền Tây, ở miền Đông, tàn
4 quân của Bình Xuyên vẫn chưa chịu nằm yên cùng với CSVM
5 nằm vùng bắt đầu quậy phá khiến cho nhu cầu bình định đánh
6 dẹp của quân đội chính phủ trở thành mối ưu tư hàng đầu của
7 ông Diệm. Vấn đề triệu tập cho bằng được một Quốc Hội Lập
8 Hiến cần phải được xúc tiến không thể để dây dưa kéo dài. Mối
9 đe dọa “hợp pháp” của quốc trưởng Bảo Đại cũng là một bài toán
10 nhứt đầu cho ông Diệm.
11 Thêm nữa, những vấn đề lấn cấn trên bình diện diện chính trị,
12 quân sự, kinh tế, văn hóa, giáo dục, tài chính với tập đoàn thực
13 dân Pháp chậm tiến còn hiện diện trên phần đất miền Nam Việt
14 Nam “hoàn toàn độc lập” cũng cần phải được giải quyết minh
15 bạch và dứt khoác. Sau cùng, vấn đề nghiêm trọng hơn hết là sự
16 quyết định của chính quyền miền Nam hiện do ông Diệm đứng
17 đầu về việc Tổng Tuyển Cử Thống nhất đất nước vào tháng
18 07/1956 như đã dự trù trong Hiệp Định Geneva mà chính quyền
19 Quốc Gia Việt Nam không có ký tên vào.
20 Ngày 10/05/1955, thủ tướng Diệm cải tổ nội các với một
21 thành phần “chuyên gia kỹ thuật” có ít hoặc chưa có tiếng tăm
VSTK - 3934
1 trên diễn đàn chính trị ở miền Nam để hoạt động cho tới khi
2 Quốc Hội được bầu cử. Thành phần nội các nầy gồm có:
3 - Thủ tướng kiêm Tổng Trưởng Quốc Phòng Ngô Đình Diệm
4 - Tổng Trưởng Nội Vụ Bùi Văn Thinh
5 - Tổng Trưởng Tư Pháp Nguyễn Văn Sĩ
6 - Tổng Trưởng Ngoại Giao Vũ Văn Mẫu
7 - Tổng Trưởng Tài Chánh-Kinh Tế Trần Hữu Phương
8 - Tổng Trưởng Thông Tin Trần Chánh Thành
9 - Tổng Trưởng Quốc Gia Giáo Dục và Thanh Niên Nguyễn Dương Đôn
10 - Tổng Trưởng Xã Hội và Y Tế Vũ Quốc Thông
11 - Tổng Trưởng Lao Động Huỳnh Hữu Nghĩa
12 - Tổng Trưởng Canh Nông Nguyễn Công Viên
13 - Tổng Trưởng Công Chánh Trần Văn Mẹo
14 - Tổng Trưởng Điền Thổ và Cải Cách Điền Địa Nguyễn Văn Thời
15 - Tổng Trưởng Đại Diện Phủ Thủ Tướng Nguyễn Hữu Châu
16 - Tổng Trưởng Phụ Tá Quốc Phòng Trần Trung Dung
17 Một điều đặc biệt đáng lưu ý là nội các nầy được thành lập qua
18 một Sắc Lệnh không do quốc trưởng Bảo Đại ấn ký mà là do cựu
19 thủ tướng Diệm của nội các cũ ký tên và đóng dấu. 334 Điều nầy
20 cho thấy là Ông Diệm đã bắt đầu tách rời khỏi quyền lực thượng
21 cấp của quốc trưởng Bảo Đại để hành động một mình, bởi vì
22 quốc trưởng Bảo Đại bây giờ chỉ còn là một mối đe dọa ở quá xa
23 đối với ông Diệm và người Pháp thì không còn cách nào vượt
24 qua sự yểm trợ bao che của Hoa Kỳ cho ông Diệm.
25 Ngày 12/05/1955, tướng Nguyễn Văn Vỹ bị thủ tướng cất
26 chức Tổng Thanh Tra Quân Đội Quốc Gia Việt Nam. Đoàn quân
27 hộ vệ của hoàng đế Bảo Đại sáp nhập vào hàng ngủ Quân Đội
28 Quốc Gia kể từ ngày 15/05/1955. Các tướng Nguyễn Văn Thành.
29 Lê Văn Viễn, Nguyễn Văn Vỹ, đại tá Nguyễn Tuyên, Lai Hữu
30 Tài, Lai Văn Sang bị truy tố trước Tòa Án Quân sự về tội phá
31 hoại an ninh và phản bội Quốc Gia. Tàn quân Bình Xuyên bị truy
32 đuổi, càn quét nặng nề ở đặc khu Rừng Sát. Tài sản chương mục
33 Ngân hàng của Bình Xuyên bị niêm phong, tịch thu, trị giá trên
34 hơn trăm triệu đồng.335
35 Tướng Ély Cao Ủy Đông Dương và tướng Collins đại sứ đặc
36 nhiệm của Hoa Kỳ ở Sài Gòn là hai nhân vật rất hòa điệu với
37 nhau trong bản nhạc hòa tấu chống đối ông Diệm theo nhịp điệu
VSTK - 3935
1 võ biền của họ chứ không phải theo cung cách quy ước của
2 những nhà ngoại giao chuyên nghiệp. Trước đây không lâu,
3 chính sách của Hoa Kỳ đối với ông Diêm rất phân vân bất định
4 mà phần lớn chỉ dựa vào những quan điểm một chiều của tướng
5 Collins và tướng Ély: chống đối ông Diệm. Quan điểm của
6 Collins-Ély đã được Collins truyền đạt lại cho tân đại sứ Hoa Kỳ
7 trước khi Collins chấm dứt trách vụ đại sứ đặc nhiệm của mình
8 trong đó có đoạn nêu rõ là cần phải đối phó và giải quyết chính
9 quyền của của ông Diệm như thế nào:336
10 . . .Nội các cũ của ông Diệm có rất ít người có năng lực và căn bản
11 chính trị thì rất giới hạn. Khốn khổ là là mọi cố gắng khuyến dụ ông
12 Diệm đặt để những người có năng đều bị thất bại. Thay vào đó, bởi vì
13 với cung cách điều hành của một vị thủ tướng, ông Diệm bị mất tất cả
14 những người có năng lực trong nội các của ông.
15 . . .Vẫn còn quá sớm để phê phán nội các mới được cải tổ của ông
16 Diệm sẽ hoạt động như thế nào. Có rất ít thành viên của nội các nầy có
17 kinh nghiệm về nếp sống của dân chúng và năng lực của họ thì mơ hồ
18 không rõ. Cuối cùng Cũng may là một tổng trưởng Nội Vụ mới đã
19 được bổ nhiệm nhưng thủ tướng vẫn cứ kiêm giữ Bộ Quốc Phòng, mà
20 trong quá khứ thì đây là một tình trạng làm phương hại cho những quá
21 trình hoạt động của cơ quan nầy.
22 Một yếu điểm thiết yếu khác là cơ cấu tổ chức chính quyền vẫn là
23 một mớ hổ lốn lẫn lộn các cơ cấu hành chánh giữa chính quyền Quốc
24 Gia với chính quyền địa phương, tỉnh thành và các tổ chức chính
25 quyền cộng đồng.
26 Đến nay thì Quốc Hội và Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ đã hoàn toàn
27 xoay chiều để ủng hộ ông Diệm dựa trên những sự kiện thực tế
28 không thể chối cãi mà ông đã gặt hái thành công. Do đó, không
29 có lý do chính đáng nào để bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ có thể biện
30 minh cho việc họ vẫn sẽ tiếp tục để cho tướng Collins ngồi ở
31 nguyên vị ngoại giao phá đám bên cạnh thủ tướng Ngô Đình
32 Diệm hiện vẫn còn đang ở trong tình thế tứ bề bị giặc trong, giặc
33 ngoài rình rập mưu hại.
34 Ngày 14/05/1955, tướng Collins đại sứ đặc nhiệm của Hoa Kỳ
35 ở Sài Gòn đã bị triệu hồi về nước.337
36 Ngày 28/05/1955, tại dinh Độc Lập, tân đại sứ Hoa Kỳ
37 Frederic Rheinardt trình ủy nhiệm thư lên thủ tướng Diệm.338

VSTK - 3936
1 Ngày 02/06/1955, tướng Cao Ủy Paul Ély cũng được triệu hồi
2 về Pháp. Tướng Jacquot xử lý thường vụ trong khi chờ đợi chính
3 phủ Pháp ở Paris bổ nhiệm một Cao Ủy mới cho 3 quốc gia
4 Đông Dương.339
5 Từ cuối tháng 05/1955 cho đến gần cuối tháng 06/1955, thủ
6 tướng Diệm chỉ tiếp nhận một cách hời hợt các sự thay đổi nhân
7 sự của Hoa Kỳ và của Pháp bởi vì Ông đang phải bỏ nhiều tâm
8 lực để đối phó với tình hình quân sự ở nhiều nơi tại Nam phần.
9 Mặc dù các lực lượng Bình Xuyên gần như đã bị tan rã hoàn toàn
10 nhưng các đồng minh của họ là các lực lượng vũ trang Hòa Hào
11 của tướng Trần Văn Soái (Năm Lửa) và tướng Lê Quang Vinh
12 (Ba Cụt) đang dàn trải bộ đội của họ phong tỏa các đường thủy
13 vận trên nhánh sông Mékong, sông Bassac, gây khó khăn khốn
14 đốn kinh tế cho nhiều tỉnh thành ở sâu xuống phía Nam và họ
15 cũng cố gắng không thành công trong việc mở một tuyến đường
16 thủy vận rút lui cho tàn quân của Bình Xuyên.340
17 Từ 05/06/1955 đến 08/6/1955, tổng tư lệnh quân đội Quốc
18 Gia Ngô Đình Diệm ra lệnh cho đại tá Dương Văn Đức mở các
19 cuộc hành quân Đinh Tiên Hoàng đợt I để càn quét và bình định
20 miền Tây Nam phần tức vùng Đồng Bằng sông Cửu Long sau
21 khi hai đồn quân của chính phủ ở Cái Răng (Cần Thơ) và Cái
22 Vồn thuộc tỉnh Cần Thơ-Vĩnh Long bị bộ đội Hòa Hảo của tướng
23 Soái tấn kích. Tổng hành dinh của tướng Soái ở Cái Vồn (Long
24 Xuyên) bị quân chính phủ chiếm đóng, tuyến giao thông Cần
25 Thơ - Cái Vồn - Vĩnh Long được giải tỏa. Nhiều đơn vị bộ đội
26 cấp tiểu đoàn của tướng Soái ra đầu hàng với bộ chỉ huy hành
27 quân của chính phủ.341
28 Ngày 10/06/1955 Tổng trưởng Đại diện phủ thủ tướng
29 Nguyễn Hữu Châu cùng với Cố vấn chính trị Ngô Đình Nhu
30 sang Pháp để yêu cầu chính phủ Pháp giải quyết những vấn đề
31 tồn động liên quan tới chủ quyền độc lập toàn vẹn của miền Nam
32 Quốc Gia Việt Nam, yêu cầu quân đội viễn chinh Pháp rút hết ra
33 khỏi miền Nam Việt Nam đồng thời thay thế chức vị Cao ủy
34 Pháp bằng một đại sứ của Pháp bên cạnh chính phủ Ngô Đình
35 Diệm ở Sài Gòn bởi vì Việt Nam không còn ở trong Liên Bang
36 Đông Dương nữa. Cùng ngày, thủ tướng Diệm ra Sắc Dụ đặt ra
VSTK - 3937
1 ngoài vòng pháp luật tướng Trần Văn Soái và tướng Lê Quang
2 Vinh của Hòa Hảo.342
3 Theo trưởng cơ quan mật vụ tình báo Hoa Kỳ Lansdale thì
4 vào ngày 13/05/1955 tướng Trần Văn Soái của Hòa Hảo đã hiến
5 dụ hòa hiệp với ông Diệm với điều kiện rằng các lực lượng bộ
6 đội Hòa Hảo sẽ tuyên bố trung thành với chính quyền Quốc Gia
7 nếu ông Diệm chịu chi bảy triệu đồng để trả những tháng tiền
8 lương quá hạn lương kỳ mà tướng Soái chưa phát cho thuộc hạ
9 của mình và tiếp theo là chính quyền phải bắt đầu nhận trách
10 nhiệm trả tiền trợ cấp cho tất cả bộ đội Hòa Hảo mỗi tháng là nửa
11 triệu đồng. Thủ tướng Diệm cực lực bát bỏ đòi hỏi và đặt điều
12 kiện nầy của tướng Soái. Do đó, tướng Soái đã đào hào đắp lũy
13 phòng ngự quanh đồn binh ở Cái Vồn, phong tỏa sông Bassac để
14 ngăn chận các đường thủy lộ của tỉnh Cần Thơ. Tướng Ba Cụt
15 cũng chuyển bộ đội vũ trang riêng tới cứ điểm Cái Vồn của
16 tướng Soái rồi bắt đầu pháo kích vào tỉnh thành. Rõ ràng là việc
17 tấn kích nầy là để chứng minh cho lời tuyên bố của các đầu lãnh
18 của Hòa Hảo rằng họ vẫn tự tín có thể đánh bại quân đội trung
19 thành của chính phủ để hạ bệ ông Diệm.343
20 Kể từ ngày 17/06/1955 đến 29/06/1955, quân đội chính phủ
21 do đại tá Dương Văn Đức mở cuộc hành quân Đinh Tiên Hoàng
22 đợt II trên các địa bàn kiểm soát của tướng Lê Quang Vinh và
23 Trần Văn Soái ở Thất Sơn thuộc các tỉnh Long Xuyên, Cần Thơ,
24 Rạch Giá và các thị trấn Lai Vung, Ô Môn, Thốt Nốt, Gò Quao,
25 v.v... , chiếm bản doanh của tướng Vinh ở vùng núi Ba Chúc,
26 nhiều bộ đội cấp tiểu đoàn Hòa Hảo nộp vũ khí đầu hàng với
27 đoàn quân của chính phủ. Tuy
28 nhiên, vì địa bàn chiến dịch miền
29 Tây Nam Phần quá rộng lớn nên
30 đại tá Đức chưa thể giành thắng
31 lợi ngay.344
32 Ngày 29.12.1955, ông Diệm
33 đã ra lệnh chấm dứt hai đợt chiến
34 dịch Đinh Tiên Hoàng do đại tá Đức chỉ huy và cắt cử Đại tá
35 Dương Văn Minh thay thế. Ngoài ra ông Diệm cũng cắt cử một
36 nhân vật dân sự là Nguyễn Ngọc Thơ để làm cố vấn chính trị và
VSTK - 3938
1 phụ tá cho đại tá Minh trong nhiệm vụ thực hiện chiến dịch
2 Nguyễn Huệ từ 1-1-1956 đến 31-5-1956 bình định miền Tây. Hai
3 nhân vật nầy là người miền Nam, và sinh trưởng ở miền Tây,
4 hiểu biết về tâm lý, nhân tâm, đạo giáo, văn hóa dân chúng miền
5 đồng bằng ruộng lúa sông Cửu Long.345
6 (http://nguyentin.tripod.com/dvduc-u.htm)

7 3. Không có Tổng Tuyển Cử thống nhất Việt Nam theo Hiệp Định
8 Geneva vào tháng 07/1956
9 Một công điện đề ngày 29/6/1955, của Đại sứ Rheinhard từ
10 Sài Gòn gửi về Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ ở Hoa Thịnh Đốn cho bết
11 rằng Ngoại trưởng Vũ Văn Mẫu đã thông báo với Đại sứ Hoa Kỳ
12 rằng nội các chính phủ Việt Nam đã có quyết định vệ lập trườngế
13 của mình đối những cuộc bầu cử theo Hiệp định Geneva quy
14 định cùng với những sự kêu gọi việc tuân hành Thỏa ước
15 Geneva. Hội Đồng Nội các đã thông qua để Thủ tướng công bố
16 với những yếu tố như sau:
17 a. Chính phủ chủ trương thống nhất Việt Nam.
18 b. Việc thống nhất nầy phải được thực hiện bằng hình thức
19 những cuộc bầu cử dân chủ
20 c. Những cuộc bầu cử phải tự do và được bảo vệ bằng những
21 phương cách an toàn.
22 d. Lập trường trên đây không phải là vì Chính phủ không
23 công nhận Hiệp Định Geneva nhưng đó là một sự biểu hiện lòng
24 mong ước nhiệt tình của chính phủ về một sự thống nhất đất
25 nước theo phương thức dân chủ.
26 Công điện nầy còn cho biết rằng nội các của ông Diệm có ý
27 muốn dự trù thêm vào bản công bố sắp tới của thủ tướng là việc
28 tổ chức tổng tuyển của toàn quốc phải do chính quyến hiến định
29 của miền Nam Việt Nam tổ chức nhưng đại sứ Reinhardt khuyến
30 cáo là nên dành điều khoản nầy để dùng về sau thì tốt hơn “I
31 think I convinced Mau that this variant might best be saved for
32 possible later use”.346
33 Ngày 07/07/1955 kỷ niệm 1 năm chấp chính của thủ tướng
34 Ngô Đình Diệm. Ảnh của ông Diệm bắt đầu được chính quyền
35 treo lên nơi công sở. Tại bộ Xã Hội, trước sự hiện diện của Tổng
VSTK - 3939
1 trưởng Vũ Quốc Thông, một nhân viên tùng sự ở bộ nầy đã tuyên
2 bố hiến ½ lít máu để vẽ chân dung của ông Diệm 347 để phản đối
3 ngày nước Việt Nam bị chia cắt bởi hiệp định Geneva
4 20/07/1954.
5 Ngày 13/07/1955, sinh viên học, học sinh xuống đường biểu
6 tình phản đối Ủy Hội Kiểm Soát Quốc Tế thiên vị CSVM, đòi
7 thả tất cả binh sĩ người Việt Nam vẫn còn bị CSVM giam giữ.
8 Ngày 17/07/1955, Thủ tướng Ngô Đình Diệm tuyên bố Quốc
9 Gia Việt Nam không ký kết Hiệp Định Geneva cho nên không bị
10 ràng buộc phải tuân theo những điều quy định của Hiệp Định nầy
11 nhưng chính quyền Quốc Gia Việt Nam ở miền Nam luôn luôn
12 trung thành với chính sách hòa bình cho nên sẵn sàng tổ chức
13 Tổng Tuyển cử nếu toàn dân cả nước Việt Nam từ Nam chí Bắc
14 có quyền và có thể đi bầu một cách tự do. 347
15 Bản tuyên bố nầy đã được dự thảo từ ngày 16/07/1955 và được
16 dịch ra tiếng Anh để ngoại trưởng Vũ Văn Mẫu trao cho đại sứ Hoa
17 Kỳ Reinhard tham khảo ý kiến trước khi thủ tướng Diệm công bố trên
18 đài phát thanh. Bản dự thảo gồm có 12 mục (*lưu ý: đánh số chỉ với
19 mục đích tham khảo mà thôi.) trong đó mục số 2 ,số 3 và số 7 viết:
20 “-2. Chính phủ chúng tôi không có ký tên vào những điều ước
21 của Hiệp Định Geneva.
22 -3. Không có cách nào để ràng buộc Chính phủ chúng tôi
23 phải tuân hành những điều ước đã được quy định đi ngược lại ý
24 muốn của nhân dân Việt Nam.
25 -7. Chính phủ chúng tôi sẽ không bỏ qua bất cứ dịp may nào
26 để thực hiện một cách tự do việc thống nhất lãnh thổ của nhân
27 dân. Tuy nhiên không thể có chuyện quan tâm đến bất cứ đề
28 nghị nào của Việt Minh nếu chính phủ chúng tôi không được
29 trưng dẫn bằng chứng rằng họ đặt quyền lợi của dân tộc cao
30 hơn quyền lợi của chủ nghĩa Cộng Sản; nếu họ chưa chị từ bỏ
31 khủng bố và áp dụng nhưng phương cách chuyên chế; nếu họ
32 chưa chịu từ bỏ vi phạm những điều họ đã cam kết chẳng hạn
33 như họ đã ngăn chận đồng bào miền Bắc di cư vào miền Nam và
34 gần đây họ đã vi phạm qua việc họ đã cùng với CS Phathet Lào
35 tấn công quốc gia huynh đệ Vương Quốc Lào.”348
36 Đại sứ Hoa Kỳ đã yêu cầu ngoại trưởng Mẫu đề nghị với nội
37 các:
VSTK - 3940
1 (a) chuyển hai mục 2 và 3 của bản dự thảo nói trên xuống vị
2 trí 5 và 6.
3 (b) Thay nhóm chữ quan tâm đến “examining” bằng nhóm
4 chữ cứu xét đến “considering”.
5 Tuy nhiên khi phát thanh, Ông Diệm vẫn để nguyên vị trí của
6 mục 2 và 3 nhưng đồng ý dùng chữ Cứu Xét đến/Considering
7 thay thế cho chữ quan tâm đến/ Examining. 349
8 4. Phản ứng khắp nơi về bản công bố ngày 17/07/1955 của Thủ
9 Tướng Ngô Đình Diệm về vấn đề Tổng Tuyển Cử thống nhất Việt Nam
10 4.1 Phản ứng của Pháp
11 Lời Tuyên Bố Cuối Cùng của các thành viên có chữ ký trong
12 Hiệp Định Geneva Hội Nghị Geneva dự định thực hiện Tổng
13 Tuyển Cử Thống Nhất Việt Nam vào tháng 07/1956 và những
14 cuộc tham khảo lẫn nhau giữa các đối tác có thẫm quyền bắt đầu
15 từ tháng 07/1955. Tuy nhiên nội dung Lời Tuyên Bố Cuối Cùng
16 rất là mù mờ, không nêu rõ lý lịch của những đối tác có thẫm
17 quyền là ai và đã được phổ biến trong buổi họp Toàn Thể
18 (Thượng đĩnh) thứ 8 từ lúc 3 giờ chiều ngày 21/07/1954 của Hội
19 Nghị Geneva về Đông Đương, mục số 7 viết:
20 “Hội nghị tuyên cáo rằng, đối với Việt Nam, việc giải quyết các
21 vấn đề chính trị, thực hiện trên cơ sở tôn trọng nguyên tắc độc lập,
22 thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ, sẽ phải khiến cho nhân dân Việt
23 nam được hưởng những quyền tự do căn bản, được bảo đảm bởi
24 những định chế dân chủ được thành lập tiếp theo sau những cuộc
25 tổng tuyển cử tự do qua việc bỏ phiếu kín. Để cho việc lập lại hòa
26 bình tiến triển đúng mức cần thiết cho nhân dân Việt Nam và để
27 cho tất cả những điều kiện cần thiết được hội đủ để tự do bày tỏ ý
28 nguyện của quốc gia, những cuộc tổng tuyển cử sẽ được tổ chức
29 vào tháng 7 năm 1956 dưới sự kiểm soát của một ủy ban quốc tế
30 gồm đại biểu những nước có chân trong Ủy Ban Giám sát và Kiểm
31 soát Quốc tế đã nói trong Hiệp định đình chỉ chiến sự. Những cuộc
32 tham khảo ý kiến sẽ được tổ chức bởi những đại diện của các viên
33 chức có thẩm quyền của hai vùng kể từ ngày 20 tháng 7 năm
34 1955.”(Xem bản văn tiếng Anh / Pháp nơi phần Cước chú số # 175).
35 Vào lúc Hiệp Định Geneva ra đời, Thực dân Pháp là kẻ nấm
36 quyền lực cai trị nước Việt Nam từ Nam chí Bắc mà cũng chính
37 người Pháp một mình đã đặt chữ ký của họ vào Hiệp Định Đình
VSTK - 3941
1 Chiến Geneva và thuận nhận trách nhiệm thi hành các điều
2 khoản ấn định của Hiệp Định nầy. Tuy nhiên, vào tháng 07/1955
3 thì quyền lực của Pháp ở Việt Nam đã bị suy mòn một các thảm
4 hại đến mức không còn có thể thi hành những trách vụ của họ
5 nếu không có sự đồng tình và hợp tác của chính phủ do ông
6 Diệm đứng đầu.
7 Hàng ngũ chính khách Pháp quốc đang bị áp lực dư luận dân
8 chúng của họ đòi hỏi rằng người Pháp không thể để cho CSVM
9 với bất cứ lý do nào tái tục sự nghịch thù với đoàn quân Viễn
10 Chinh Pháp vẫn còn đang có mặt ở Đông Dương. Vì thế Pháp
11 phải tìm cho bằng được một phương cách nào đó để thực hiện
12 điều kiện ấn định về vấn đề tham khảo ý kiến giữa các đối tác
13 trong tháng 07/1955. Bởi vì Chính phủ Quốc Gia Việt Nam ở
14 miền Nam do ông Diệm lãnh đạo không ký kết Hiệp Định
15 Geneva cho nên giải pháp thực tiễn hơn hết cho người Pháp là
16 làm sao thuyết phục Thủ Tướng Diệm chấp thuận tham khảo ý
17 kiến với CSVM. Do đó Pháp phải cầu cứu với đồng chủ tịch Hội
18 Nghị Geneva là Anh Quốc thuyết phục chính quyền Quốc Gia
19 Miền Nam hiện tại.
20 4.2 Phản ứng của Anh
21 Một Công điện từ tòa Đại Sứ Hoa Kỳ ở Pháp đề ngày
22 06/07/1955 gửi về Bộ Ngoại Giao ở Hoa Thịnh Đốn cho biết
23 rằng từ mấy ngày qua, Văn phòng Bộ Ngoại Giao Pháp và tòa
24 Đại Sứ Anh ở Paris đang quan ngại về thái độ không thỏa đáng
25 của Ông Diệm qua bản dự thảo Tuyên bố do ngoại trưởng Vũ
26 Văn Mẫu chuyển trao cho đại sứ Hoa Kỳ Reinhard ở Sài Gòn để
27 tham khảo ý kiến trước khi ông Diệm công bố trên đài phát
28 thanh. Họ cho rằng nếu bản Tuyên Bố nầy được phát thanh thì
29 đối với nhân dân Việt Nam và thế giới xem đây như là chứng cớ
30 cho thấy chính quyền miền Nam của ông Diệm không có ý định
31 thi hành các điều khoản quy định trong Hiệp Định Geneva và
32 như thế thì sẽ có những hậu quả đáng tiếc cho phe Đồng Minh
33 Pháp-Anh-Hoa Kỳ. Quan điểm từ Tòa Đại sứ Anh Quốc ở Paris
34 được xác định sáng ngày hôm nay 06/07/1955 là tất cả những
35 thành viên có chữ ký trong Hiệp Định Geneva đều có nghĩa vụ
36 ngang nhau để làm cho các điều khoản trong Hiệp Định nầy được
VSTK - 3942
1 chấp hành. Pháp kể luôn cả Việt Minh và nhân dân Việt Nam đều
2 có nghĩa vụ.
3 Anh và Hoa Kỳ đều có cùng một quan điểm với Pháp cho
4 rằng nếu tiến trình thăm dò ý kiến Tổng Tuyển Cử không được
5 thực hiện trước hay đúng ngày 20/04/1955 thì sẽ tạo ra tình hình
6 khủng bố và rất có thể là những hành động thù nghịch sẽ tái phát.
7 Anh và Hoa Kỳ cũng đồng ý với Pháp rằng nếu chính quyền của
8 thủ tướng Diệm không Công bố về ý định thực hiện sự thăm dò
9 Tổng Tuyển Cử trước thời hạn 20/07/1977 thì Việt Minh có thể
10 đệ đơn tố giác Pháp đang vi phạm Hiệp Định Geneva với Ủy
11 Hội Quốc Tế Kiểm Soát Đình Chiến Đông Dương hoặc với 2
12 trong 05 Cường Quốc của Hội Nghị Geneva về Đông Dương
13 1954. Để đáp ứng, Pháp biện bác rằng Việt Nam hiện giờ hoàn
14 toàn độc lập và ngoài vòng kiểm soát của nước Pháp cho nên
15 Pháp không thể tiếp tục áp đặt những điều trói buộc ngoài ý
16 muốn của Việt Nam hay nói khác đi, người Pháp cho rằng trách
17 nhiệm thi hành Hiệp Định Geneva là trách nhiệm chung của tất
18 cả những quyền lực có chữ ký tên trên bản Hiệp Định nầy.350
19 Pháp đã được Anh giúp đỡ. Với tư cách là một đồng chủ tịch
20 với CSLS tại Hội Nghị Geneva cùng đóng vai đạo diễn dàn xếp
21 Hiệp Định Geneva . Anh quốc mong muốn rằng miền Nam Việt
22 Nam nên theo một tiến trình nào có thể được coi như là phù hợp
23 với sự dàn xếp đó. Người Anh tin rằng việc Ông Diệm công nhận
24 nguyên tắc Tham Khảo Ý Kiến và Tổng Tuyển cử là điều thiết
25 yếu cho dù Ông Diệm chưa muốn mở cuộc Tham Khảo Ý Kiến
26 về vấn đề Tổng Tuyển Cử vào lúc nầy. Bằng mọi giá, Ông Diệm
27 cần ngăn ngừa quần chúng đã đảo Hiệp Định Geneva. Vì thế, các
28 chuyên gia ngoại giao Anh và Pháp ở Sài Gòn đã liên hợp với
29 nhau để hối thúc Ông Diệm mở cuộc Tham Khảo Ý Kiến với
30 chính quyền VNDCH ở miền Bắc.351
31 Tuy nhiên, chính sách của chính phủ Anh về vấn đề Tổng
32 Tuyển Cử để thống nhất hai miền Nam-Bắc Việt Nam đã được
33 bộ trưởng Ngoại Giao Anthony Nutting trong khi tường trình
34 trước Quốc Hội Anh quốc vào ngày 15/06/1955 đã trình bày rằng
35 “chính phủ Anh không ra lệnh cho chính quyền miền Nam Việt
36 Nam hiện tại phải tiến hành việc mở hội đàm tham khảo”. Vấn
VSTK - 3943
1 đề rắc rối là người Pháp ký tên vào Hiệp Định trước khi chính
2 quyền miền Nam Việt Nam được độc lập. Nhưng hiện giờ Miền
3 Nam Việt Nam hoàn toàn độc lập và nếu các thế lực Âu Châu
4 dựa vào lý do nầy để tránh né trách nhiệm kiểm soát và đôn đốc
5 hoặc gây ảnh hưởng chấp hành thì Hiệp Định Geneva kể như
6 không còn nữa. Để đáp ứng chất vấn nạn nầy, Mutting phát biểu
7 rằng chính phủ Anh quốc mặc dù không có quyền ra lệnh nhưng
8 có thể dùng mọi khả năng ảnh hưởng của mình để thuyết phục
9 chính quyền miền Nam Việt Nam chấp nhận việc sắp xếp của Ủy
10 Ban Giám Sát Đình Chiến trong tiến trình tham khảo và tổ chức
11 tổng tuyển cử thống nhất nước Việt Nam nhưng cũng không thể
12 để cho Ủy Ban nầy nghiên ngửa phe phái giúp đỡ cho một phía
13 Việt Nam nào thắng cử.352
14 4.3 Phản ứng của Hoa Kỳ
15 Trong một bức thư đề ngày 10/06/1955 gửi đi từ Hoa Thịnh
16 Đốn, Giám đốc Sự Vụ Đông Nam Á và Phi Luật Tân lưu ý đại sứ
17 Hoa Kỳ Reinhardt ở Sài Gòn rằng trong khi Hội Đồng An Ninh
18 Quốc Gia chưa có thái độ dứt khoác về vấn đề miền Nam và
19 miền Bắc Việt Nam ngồi với nhau để bàn định việc tổ chức Tổng
20 Tuyển Cử Thống Nhất đất nước thì Pháp đưa ra tối hậu thư đòi
21 Ông Diệm phải ra đi đồng thời Ấn Độ, Anh và Pháp cũng tạo áp
22 lực yêu cầu Hoa Kỳ thúc buộc Ông Diệm phải tuân hành quy
23 định tiến trình Tổng Tuyển Cử vào tháng 07/1956. Áp lực như
24 thế có thể khích động cho CSVM với sự tiếp tay của Pháp quậy
25 phá qua các hình thức khủng bố hoặc xâm nhập đánh phá miền
26 Nam. Vị thế chính trị của Ông Diệm trong nước cũng như ở
27 ngoài nước được coi nhu là vững vàng nhưng chưa chắc là có
28 nhiều quốc gia khác có thiện cảm với Ông Diệm và các thành
29 phần Quốc Gia không Cộng Sản của miền Nam Việt Nam.353
30 Trong cuộc họp báo ngày 28/06/1955, Ngoại Trưởng Hoa Kỳ
31 Dulles đã tránh đề cặp đến vấn đề hai phía Việt Nam mở cuộc
32 đàm phán thảo luận vấn đề Tổng Tuyển Cử ở Việt Nam nhưng
33 phát biểu để cho thấy Hoa Kỳ không e ngại việc tổng tuyển cử để
34 thống nhất Việt Nam với điều kiện là cuộc tổng tuyển cử nầy
35 phải được tiến hành trong những điều kiện thực sự tự do bởi vì

VSTK - 3944
1 theo Dulles thì Cộng Sản Việt Minh từ trước tới nay chưa hề
2 được thắng trong những cuộc bầu cử tự do của dân chúng. 354
3 4.4 Quan điểm của CS Liên Sô và Ấn Độ
4 Ngày 23/06/1955, Thủ tướng CSLS Bulganin và Thủ tướng
5 Ấn Độ Nehru từ Moscova đã cùng nhau đưa ra một Thông Cáo
6 chung là tất cả các thành viên có chữ ký trong Hiệp Định Geneva
7 cần phải có hành động thích ứng nhất để được giải tỏa khỏi
8 những trách nhiệm của mình.355
9 Ngày 19/07/1955, chính quyền miền Bắc VNDCCH do Phạm
10 Văn Đồng thay mặt ký tên đã gửi một thông điệp chinh thức yêu
11 cầu Ông Diệm và Quốc trưởng Bảo Đại mở hội đàm tham khảo
12 Tổng Tuyển Cử. Thông điệp có đoạn viết : “ . . .Tiếp theo Tuyên
13 bố ngày 06/06/1955 của VNDCCH, đài phát thanh Sài Gòn vào
14 ngày 16/07/1955 đã cho biết lập trường của chính quyền Quốc
15 Gia Việt Nam đối với vấn đề Tổng Tuyển cử để thống nhất lãnh
16 thổ quốc gia. Sự công bố đã đề cặp đến việc Tổng Tuyển Cử và
17 Thống Nhất nhưng không đá động gì tới một sự thảo luận quan
18 trọng hơn hết và rất thực tế đó là cuộc gặp gỡ của những những
19 đại diện có thẫm quyền của hai miền cho việc đàm phán hội ý về
20 vấn đề Tổng Tuyển Cử và Thống Nhất như Hiệp Định Geneva đã
21 quy định. Hơn nữa, có những điều không đúng và như thế sẽ
22 không giúp ít gì để tạo được một môi trường thuận lợi cho việc
23 triệu tập một cuộc đàm phán hội ý.”356
24 4.5 Hội Nghị Thượng Đĩnh Geneva tháng 07/1955
25 Thông điệp của CHDCVN ngày 16/07/1955 gửi cho chính
26 quyền Quốc Gia Việt Nam ở miền Nam đã gây bối rối thêm cho
27 3 cường quốc Tây phương Anh, Pháp, CS Liên Sô và cường
28 quốc Hoa Kỳ , không có “cường quốc mới lên” CS Trung Hoa,
29 đang gặp nhau ở Hội Nghị Thượng Đĩnh Geneva kể từ ngày
30 18/07/1955. Trong cuộc họp thượng đĩnh nầy, Anh , Pháp, Hoa
31 Kỳ đều thỏa thuận với nhau rằng sẽ cố gắng tránh né việc thảo
32 luận các vấn đề có liên hệ đến Đông Dương, sẽ từ chối áp lực của
33 CSLS yêu cầu mời cường quốc mới là CSTH tham dự Hội Nghị
34 Thuợng Đĩnh nầy để bàn luận về vấn đề Đông Dương hoặc mưu
35 định tái nhóm Hội Nghị Geneva 1954. Với vẽ bề ngoài suy yếu
VSTK - 3945
1 và ôn hòa, Hội Nghị đã có thể chấm dứt mà không đá, động gì
2 đến các vấn đề ở Đông Dương. Tuy nhiên, hay ngày sau khi Hội
3 Nghị Thượng Đĩnh khai mạc, một biến cố xảy ra ở Sài Gòn gây
4 xôn xao báo chí khắp thế giới.357
5 Để kỷ niệm ngày quốc hận, ngày 20/07/1955, một cuộc
6 xuống đường biểu tình chống cán bộ CSVM và phản đối chia đôi
7 nước Việt Nam, đập phá nhiều phòng óc khách sạn Majestic ở
8 đường Catinat (Tự Do) và một khách sạn khác ở đường Galliénie
9 (Trần Hưng Đạo) nơi có cán bộ quân sự CSVM liên lạc với Ủy
10 Hội Kiểm Quốc Tế Soát Đình Chiến Đông Dương. 358
11 Nhiều kiều dân Hoa Kỳ cũng bị vạ lây trong cuộc biểu tình
12 nầy và đã được các nhân viên Tòa Đại Sứ Hoa Kỳ che đỡ tiếp
13 cứu khỏi sự hành hung của đám biểu tình. Chính phủ Sài Gòn đã
14 chính thức xin lỗi và đền bồi thiệt hại nhưng sự thiệt hại không
15 phải chỉ có thế: Ủy Hội Kiểm Soát Đình Chiến đã tố giác tình
16 trạng vô luật pháp gây tai hại cho cuộc đình chiến ở Việt Nam để
17 rồi kêu gọi hai đồng chủ tịch Hội Nghị Geneva 1954 là Anh
18 quốc và Liên Sô (Eden và Molotov) phải đưa ra những chỉ thị
19 mới để quy trách rằng cuộc biểu tình nầy đã bị xúi giục. Thủ
20 tướng Ấn Độ Nehru cũng đánh điện tố giác với Eden và Molotov
21 là chính quyền miền Nam đã có những hành động không thân
22 thiện với Ủy Ban Quốc Tế Kiển Soát Đình Chiến. Tuy nhiên tại
23 Hội Nghị Thượng Đĩnh Geneva, tố giác của Nehru không có
24 trong chương trình nghị sự nhưng Eden và Molotov đã gặp nhau
25 riêng để xét bàn về vụ nầy. Nhiều kiều dân Hoa Kỳ cũng bị vạ
26 lây và đã được các nhân viên Tòa Đại Sứ Hoa Kỳ che đỡ cứu vớt
27 khỏi sự hành hung của đám biểu tình quá khích. Chính phủ Sài
28 Gòn đã chính thức xin lỗi và đền bồi thiệt hại nhưng sự thiệt hại
29 không phải chỉ có thế: Ủy Hội Kiểm Soát Đình Chiến đã tố giác
30 tình trạng vô luật pháp gây tai hại cho cuộc đình chiến ở Việt
31 Nam để rồi kêu gọi hai đồng chủ tịch Hội Nghị Geneva 1954 là
32 Anh quốc và Liên Sô (Eden và Molotov) phải đưa ra những chỉ
33 thị mới để quy trách rằng cuộc biểu tình nầy đã bị xúi giục. Thủ
34 tướng Ấn Độ Nehru cũng đánh diện tố giác với Eden và Molotov
35 là chính quyền miền Nam đã có những hành động không thân
36 thiện với Ủy Ban Quốc Tế Kiểm Soát Đình Chiến. Tuy nhiên tại
VSTK - 3946
1 Hội Nghị Thượng Đĩnh Geneva, tố giác của Nehru không có
2 trong chương trình nghị sự nhưng Eden và Molotov đã gặp nhau
3 riêng để xét bàn về vụ nầy.359
4 Từ một Công điện của Ngoại Trưởng Hoa Kỳ Dulles đề ngày
5 22/07/1955 gửi cho Đại sứ Reinhart ở Sài Gòn cho biết là tại Hội
6 Nghị Thượng Đĩnh Geneva 3 phái đoàn Tây phương hôm nay
7 đồng ý về những chỉ thị chung của 3 phái đoàn trình bày quan
8 điểm của họ về vấn đề Tổng Tuyển cử để thống nhất lãnh thổ
9 Việt Nam như sau:
10 “Hôm qua (21/07/1955), sau khi nhận được công điện tố giác
11 của Thủ tướng Ấn Độ Nehru, hai đồng chủ tịch Hội Nghị Geneva,
12 ba Ngoại trưởng phương Tây đã thảo luận Thông điệp của Việt
13 Minh gửi cho chính quyền Việt Nam về vấn đề Tham khảo ý
14 kiến giữa hai bên. Các thành viên Âu Châu của Hội Nghị Thượng
15 Đĩnh Geneva (Không có Hoa Kỳ) đã quyết định yêu cầu những
16 giới chức đại diện ngoại giao của nước họ tại Sài Gòn thông tri
17 cho Thủ tướng Diệm rằng chính phủ của họ mong rằng thủ tướng
18 Diệm không nên từ chối đáp lại Thông điệp mà Việt Minh vừa
19 mới gửi đến cho Ông.”360
20

21 Đáp ứng những khuyến cáo của ba cường quốc Tây phương
22 từ Hội Nghị Thượng Đĩnh Geneva tháng 07/1955, Thủ tướng
23 Diệm lại một lần nữa chính thức tuyên bố vào ngày 09/08/1955,
24 lập lại những lý do chính yếu để từ chối tổ chức Hiệp Thương
25 như đã được đưa ra trong lời tuyên bố qua đài phát thanh Sài
26 Gòn vào ngày 16/07/1955 trước đây. Trong bản tuyên bố
27 09/08/1955 lần nầy, chính phủ Ông Diệm tố cáo chiêu bài Hiệp
28 Thương đề ngày 19/07/1955 của các chức quyền CSVM ở miền
29 Bắc chỉ nhằm mục đích tuyên truyền lừa phỉnh để chứng tỏ ra chỉ
30 có họ là những người chống giữ cho nền thống nhất lãnh thổ của
31 nước Việt Nam.
32 Bản tuyên bố 09/08/1955 nhắc lại rằng tại Hội Nghị Geneva
33 năm 1954, chính Việt Minh đòi chia cắt cho họ một vùng lãnh
34 thổ kinh tế trù phú trong khi phái đoàn Quốc Gia Việt Nam đề
35 nghị một cuộc ngừng bắn không có chia cắt lãnh thổ để bảo tồn
36 những quyền thiên liên của dân tộc Việt Nam: thống nhất lãnh
37 thổ, độc lập quốc gia và tự do. Lập trường chính phủ Quốc Gia ở
VSTK - 3947
1 miền Nam là kiên định. Toàn thể con người của đất nước phải
2 được sinh sống một cách thống nhất không phải sợ hãi, hoàn toàn
3 độc lập tự do không bị kiềm chế dưới ách độc tài và đàn áp.
4

(http://www.youtube.com/watch?v=cO5zaBl-r_s)

5 Bản tuyên bố 09/08/1955 kết thúc rằng cho đến khi nào mà
6 chế độ Cộng Sản ở miền Bắc Việt Nam chưa cho phép mỗi người
7 công dân Việt Nam được thụ hưởng quyền tự do dân chủ và và
8 những hình thức nhân quyền căn bản thì sẽ vẫn chưa có được
9 điều gì gọi là xây dựng để tiến tới những mục tiêu như thế.361
10 4.6 Phản ứng của khối Cộng Sản
11 (i) Cộng Sản Việt Minh
VSTK - 3948
1 Ngày 20/07/1955, Chủ tịch CHDCVN Hồ Chí Minh dưới bút
2 hiệu H.B đã cho đăng tải lên tờ báo Nhân Dân số 504 một bài
3 viết có tựa đề là: “Những lời nói phá hoại và quanh co trong những câu
4 văn dịch vụng” để tố cáo “Thủ tướng Diệm là tai sai chống lại hiệp thương,
5 phá hoại thống nhất đất nước theo Hiệp định Geneva.”
6 Một bài khác đăng tãi trên báo Nhân Dân số 505 vào ngày kế
7 tiếp 21/07/1955 “vạch trần luận điệu xảo trá của bè lũ Ngô Đình Diệm và
8 quan thầy Mỹ chống lại hiệp thương hai miền Nam -Bắc vào ngày 20-7-
9 1955.”
10 Ngày 31/07/1955, với bài viết: Ý dân là ý trời, đăng trên báo
11 Nhân dân, số 515, H.B “lên án chế độ độc tài Ngô Đình Diệm ngoan cố
12 phá hoại Hiệp định Geneva, lảng tránh những đề nghị đầy thiện chí của
13 Chính phủ nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà về tổ chức hiệp thương tổng
14 tuyển cử ở Việt Nam. Nhưng do bị dư luận trong nước và trên thế giới chỉ
15 trích, Ngô Đình Diệm cũng buộc phải nhắc tới chủ trương hiệp thương tổng
16 tuyển cử.”
17 Ngày 06/08/1955, với bài viết: "Quốc trị thiên hạ bình", đăng
18 trên báo Nhân dân, số 521, H.B “lên án chính quyền độc tài Ngô Đình
19 Diệm ngoan cố chống lại chủ trương lập lại quan hệ bình thường giữa hai
20 miền Nam - Bắc. Việc đó hoàn toàn trái ngược với lời của người xưa: Quốc
21 trị thiên hạ bình, tức là tình hình trong nước yên ổn, thế giới hoà bình.”
22 Sau khi Thủ tướng Diệm tuyên bố dứt khoác lần thứ hai vào
23 ngày 09/08/1955, rằng chính quyền Quốc Gia miền Nam không
24 có vấn đề hiệp thương tham khảo ý kiến với chính quyền CSVM
25 ở miền Bắc như Hiệp Định Geneva quy định, thì Chủ tịch
26 CHDCVN lại dùng bút danh H.B cho đăng tải trên báo Nhân
27 Dân số 532 ngày 17/08/1955 bài viết có tựa đề là Geneva (*Ghi
28 chú của VSTK: Hội Nghị Tứ Cường Geneva tháng 07/1955, không có
29 CSTH). Trong bài viết nầy, H.B “nêu lên những kết quả mà Hội nghị
30 bốn nước lớn (Liên Xô, Anh, Mỹ, Pháp) đã đạt được ở Geneva.” H.B “cũng
31 chỉ ra những thiếu sót của hội nghị: "Dù Chủ tịch Bunganin (Liên Xô) đã đề
32 nghị giải quyết vấn đề Viễn Đông (Đài Loan và Đông Dương) và Thủ tướng
33 Nêru cũng nhắc bốn nước thảo luận vấn đề ấy, nhưng hội nghị không thảo
34 luận".
35 H.B “kết luận, những kết quả mà hội nghị đạt được "là do chính sách
36 hoà bình của Liên Xô và sự phấn đấu không ngừng của lực lượng hoà bình
37 thế giới cho nên nhân dân yêu chuộng hoà bình thế giới phải tiếp tục đấu
38 tranh nữa để làm cho tình hình quốc tế trở nên êm dịu hơn".362
VSTK - 3949
1 Cùng ngày 17/08/1955 chính quyền CHDCVN cũng đã yêu
2 cầu hai đồng chủ tịch Hội Nghị Geneva 1954 (Anh-Liên Sô) phải
3 có hành động “để bảo đảm chắc chắn rằng phải có sự tôn trọng đối với
4 những quy ước trong Hiệp Định Geneva, đối với sự dàn xếp giải pháp chính
5 trị ở Việt Nam, đối với việc triệu tập ngay tức khắc hiệp thương tham khảo
6 ý kiến.”363

7 (ii) Cộng Sản Liên Sô


8 Trong diễn văn kết thúc Hội Nghị Thượng Đĩnh Geneva
9 tháng 07/1955, Chủ tịch nhà nước Liên Sô Bulganin tuyên bố
10 rằng “ mọi sự trì hoãn thi hành những quy ước của Hiệp Định Geneva về
11 Đông Dương và mọi vấn đề khác sẽ không được tha thứ”.364

12 (iii) Cộng Sản Trung Quốc


13 Sau nhiều ngày Hội Nghị Thượng Đĩnh Geneva 1955 chấm
14 dứt, Thủ tướng CSTH Chu Ấn Lai chỉ trích chế độ Ông Diệm
15 qua việc chính quyền miền Nam Quốc Gia Việt Nam “đã dung
16 túng cho đám đông du thủ du thực tấn công hành hung nhân viên Ủ Hội
17 Quốc Tế Kiểm Soát Đình Chiến Đông Dương” rồi họ Chu tuyên bố rằng
18 “vấn đề thật cấp thiết hiện giờ là . . .Vấn đề Hiệp thương tham khảo ý kiến
19 cho cuộc Tổng Tuyển Cử.”365

20 Thủ tướng Pháp E Faure cũng ngã theo sự đòi hỏi của CSTH
21 để khuyến cáo Tổng Thống Hoa Kỳ Eisenhower tại Hội Nghị
22 Thượng Đĩnh Geneva rằng “nếu không có những bước tiến hành tham
23 khảo Hiệp thương Tổng Tuyển Cử cho Việt Nam thì các nước Tây phương
24 sẽ phải đối đầu với một cuộc khủng hoãn toàn diện ở Đông Dương.” 366

VSTK - 3950
KHẢO LUẬN
1 Thông điệp ngày 16/07/1955 của Phạm Văn Đồng lần đầu tiên gửi
2 thẳng cho chính quyền quốc Gia miền Nam Việt Nam do thủ tướng Diệm
3 lãnh đạo. Dư luận có thể coi đây như là một chuyển biến quan trọng bởi vì
4 từ trước tới nay CSVM luôn luôn coi chính quyền Quốc Gia Việt Nam từ
5 thời cựu Thủ tướng Trần Trọng Kim, Thủ tướng Bảo Đại . . .và trải qua bao
6 nhiêu trào lưu theo thời gian, tất cả thủ tướng khác của Quốc Gia Việt Nam
7 đều là tai sai bù nhìn của thực dân Pháp trước đây và bây giờ lại làm tai sai
8 bù nhìn cho đế quốc tư bản Hoa Kỳ mặc dù chính là từ những trào lưu thủ
9 tướng Quốc Gia không Cộng Sản như thế đã từng bao nhiêu lần dành lại
10 độc lập và thống nhất lãnh thổ cho đất nước Việt Nam. Khi chịu hòa đàm
11 với chính quyền miền Nam Quốc Gia Việt Nam, phải chăng CHDCVN đã
12 chịu công nhận một cách mặc nhiên chính quyền do Ông Diệm đứng đầu là
13 một chính quyền chính thống và hợp pháp của Quốc Gia Việt Nam? Không
14 phải, bởi vì chỉ vào đúng thời điểm nầy, trong khi Thủ tướng Diệm và hiện
15 tình miền Nam như người bị cơn sốt liệt giường mới hồi phục được một
16 phần sức lực và trong khi đó thì con vi trùng thực dân dân gặm nhắm ngoại
17 bang từ Tây Phương cùng với hàng khối thứ vi khuẩn khác bên trong cũng
18 như bên ngoài chưa được trục xuất ra hết khỏi cơ thể hay trừ khử thì CSVM
19 có thể vật ngã dễ dàng con bệnh qua chiêu bài Tổng Tuyển Cử Thống Nhất
20 đất nước. Ngay bây giờ hoặc sẽ còn lâu lắm hay sẽ không bao giờ còn cơ
21 hội nào khác cho CSVM chiếm nốt miền Nam Việt Nam. Quá khứ cho thấy
22 đã biết bao nhiêu lần rồi CSVM dùng chiêu bài Thống Nhất, Đồng Minh,
23 Liên Minh,Liên Hiệp, Quốc Gia, Đoàn Kết . . . . để ghép cho Quốc Hội
24 Quốc Gia, Chính Phủ Liên Hiệp Quốc Gia, Chính Phủ Đoàn Kết Quốc Gia .
25 . . . rồi sau đó loại trừ các thành phần không Cộng Sản trong quốc hội, trong
26 chính quyền thống nhất để độc quyền thi hành chế độ CS của họ? Chiêu bài
27 Thống Nhất đất nước vẫn được họ tiếp tục áp dụng sau ngày 30/04/1975 để
28 loại trừ Mặt Trận Giải Phóng Miền Nam, một tổ chức CS vệ tinh của
29 CSVM.
30 Theo sự mô tả của một trong những cơ chế chính quyền hiện nay của
31 CSVM là Mặt Trận Tổ Quốc Việt Nam thì các chiêu bài vừa kể trên đã được
32 tiếp tục xử dụng để thành lập các cơ cấu sau đây: 367
33 1/Mặt trận Thống nhất phản đế Đông dương/ Hội Phản đế đồng minh .
34 “Ngày 18/11/1930 Ban Thường vụ Trung ương Đảng Cộng sản Đông
35 dương (ĐCSĐD) đã ra Chỉ thị thành lập Hội Phản đế đồng minh hình thức
36 đầu tiên của Mặt trận Dân tộc thống nhất dưới sự lãnh đạo của Đảng.”
37 2/ Phản đế liên minh .
38 “Tháng 3 năm 1935, Đại hội Đảng (ĐCSĐD) lần thứ nhất đã thông qua
39 nghị quyết về công tác Phản đế liên minh, quyết định thành lập và thông qua
40 điều lệ của tổ chức nhằm tập hợp tất cả các lực lượng phản đế toàn Đông
41 dương. Điều lệ của Phản đế liên minh rộng và linh hoạt hơn Điều lệ Hội
VSTK - 3951
1 phản đế đồng minh. Bất kỳ người hoặc đoàn thể nào thừa nhận nghị quyết,
2 Điều lệ và thường xuyên nộp hội phí thì được thừa nhận là hội viên.”
3 3/ Mặt trận Thống nhất nhân dân Phản đế .
4 “Chủ trương thành lập Mặt trận thống nhất nhân dân Phản đế được phổ
5 biến qua tài liệu chung quanh vấn đề chính sách mới ngày 30/10/1936 khắc
6 phục những sai lầm trong nhận thức và hành động trong quá trình thực hiện
7 liên minh thời kỳ trước. Việc tập hợp lực lượng trong Mặt trận được công
8 khai qua bức thư ngỏ của Đảng Cộng sản Đông Dương gửi cho Chính phủ
9 Mặt trận nhân dân Pháp bày tỏ sự đồng minh với nhân dân Pháp, kêu gọi
10 ban hành một số quyền tự do dân chủ cơ bản cho nhân dân Đông Dương và
11 hô hào "tất cả các đảng phái chính trị, tất cả các tầng lớp nhân dân Đông
12 Dương tham gia Mặt trận nhân dân Đông Dương".
13 4/ Mặt trận Dân chủ Đông dương .
14 “Tháng 9-1937 một loạt các tổ chức như Thanh niên Dân chủ Đông
15 Dương, Hội Cứu tế bình dân, Công hội, Nông hội ra đời cùng với việc hoạt
16 động công khai và nửa công khai của các tổ chức quần chúng như hội ái
17 hữu, tương tế, các hội hoạt động âm nhạc... từng bước hình thành một Mặt
18 trận Dân chủ Đông Dương.
19 Tháng 6/1938 Đảng Cộng sản Đông Dương gửi thư công khai cho các
20 đảng phái đề nghị gác các ý kiến bất đồng để "bước tới thành lập Mặt trận
21 Dân chủ Đông Dương" chính trong thời kỳ này từ những phong trào Mặt
22 trận đã dần hình thành Mặt trận với tính chất của một tổ chức.”
23 5/ Mặt trận Thống nhất dân tộc phản đế Đông dương.
24 “Tháng 9 năm 1939,chiến tranh thế giới lần thứ hai bùng nổ, Mặt trận
25 Dân chủ Đông dương bị thực dân Pháp thẳng tay đàn áp. Cùng với sự đầu
26 hàng thoả hiệp của thực dân Pháp với phát xít Nhật, vấn đề sống còn của
27 các dân tộc Đông Dương đã đặt ra. Tháng 11/1939 Đảng Cộng sản Đông
28 Dương đã kịp thời chuyển hướng chỉ đạo, chuyển cuộc vận động Mặt trận
29 Dân chủ thành Mặt trận Dân tộc thống nhất chống chiến tranh đế quốc với
30 tên gọi chính thức: Mặt trận Dân tộc thống nhất phản đế Đông dương nhằm
31 liên hiệp tất cả các dân tộc Đông Dương, các giai tầng, đảng phái, cá nhân
32 có tinh thần phản đế muốn giải phóng dân tộc chống đế quốc, bè lũ tay sai
33 của chúng và vua chúa bản xứ phản bội quyền lợi dân tộc. Các tổ chức phản
34 đế phát triển nhanh chóng dưới hình thức bí mật và công khai.”
35 6/ Việt nam Độc lập đồng minh hội gọi tắt là Việt Minh.
36 “Năm 1940, quân Nhật kéo vào Đông dương, thực dân Pháp đầu hàng
37 và làm tay sai cho phát xít Nhật. Tại Hội nghị Trung ương Đảng Cộng sản
38 Đông Dương lần thứ 8, theo đề nghị của lãnh tụ Nguyễn ái Quốc, Mặt trận
39 dân tộc thống nhất chống phát xít Pháp Nhật với tên gọi Việt nam Độc lập
40 đồng minh gọi tắt là Việt minh đã ra đời ngày 19.5.1941 lấy cờ đỏ sao vàng
41 năm cánh làm cờ của Việt minh và làm cờ tổ quốc "khi thành lập nước Việt
42 Nam Dân chủ Cộng hoà".
43 7/ Hội Liên hiệp Quốc dân Việt Nam. (29-5-1946)
VSTK - 3952
1 “Năm 1946, giữa lúc nước Việt nam dân chủ cộng hoà vừa ra đời phải
2 đương đầu với nhiều khó khăn lớn, một Ban vận động thành lập Hội liên
3 hiệp quốc dân Việt nam gồm 27 người với đại biểu Việt minh là Hồ Chí
4 Minh, được thành lập nhằm mở rộng hơn nữa khối đoàn kết dân tộc.
5 Việt minh và Liên Việt đã cùng nhau làm chỗ dựa vững chắc cho chính
6 quyền Cách mạng non trẻ đối phó có hiệu lực với thù trong giặc ngoài.”
7 8/ Mặt Trận Liên Việt. (3-3-1951)
8 “Năm 1951, trong lúc cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp đã đi vào
9 giai đoạn quyết liệt, thực hiện khẩu hiệu " Tất cả cho tiền tuyến ", yêu cầu
10 tập hợp các hình thức tổ chức Mặt trận để đoàn kết động viên toàn dân ta
11 tập trung sức người sức của đẩy mạnh kháng chiến trở nên cấp bách. Với
12 các chủ trương đường lối đúng đắn Đảng Lao động Việt Nam và sự ủng hộ
13 tích cực của các Đảng Xã hội, Đảng Dân chủ, các tổ chức chính trị, các
14 nhân sĩ trí thức trong Mặt trận Việt Minh và Hội Liên Việt, hai tổ chức Mặt
15 trận được hợp nhất thành Mặt trận Liên Việt.
16 Mặt trận Liên Việt đã góp phần động viên công sức của toàn quân, toàn
17 dân lập nên chiến thắng lịch sử Điện Biên phủ, đưa đến việc ký kết hiệp
18 định Giơ-ne-vơ năm 1954 công nhận chủ quyền, độc lập, thống nhất và toàn
19 vẹn lãnh thổ của nước Việt nam.
20 9/ Mặt trận Tổ quốc Việt Nam.(10-9-1955)
21 Đế quốc Mỹ nhảy vào miền Nam Việt nam, hất cẳng thực dân Pháp và
22 phá hoại hiệp định Giơ-ne-vơ âm mưu chiếm đóng miền Nam chia cắt lâu
23 dài nước ta. Cách mạng Việt nam lúc này có hai nhiệm vụ chiến lược là tiến
24 hành cách mạng xã hội chủ nghĩa ở miền Bắc đã được hoàn toàn giải phóng
25 và hoàn thành cách mạng dân tộc dân chủ ở miền Nam, thực hiện thống
26 nhất nước nhà.
27 Trong bối cảnh đó, ngày 10.9.1955, Mặt trận Tổ quốc Việt nam ra đời
28 với mục đích đoàn kết mọi lực lượng dân tộc và dân chủ, đấu tranh đánh bại
29 đế quốc Mỹ xâm lược và tay sai, xây dựng một nước Việt nam hoà bình
30 thống nhất, độc lập, dân chủ và giàu mạnh.”
31 10/ Mặt Trận Dân Tộc Giải Phóng Miền Nam Việt Nam
32 “Trong cao trào đồng khởi của đồng bào miền Nam, Mặt trận Dân tộc
33 Giải phóng miền Nam ra đời (20-12-1960) nhằm đoàn kết toàn dân đánh bại
34 chiến tranh xâm lược của đế quốc Mỹ, đánh đổ ngụy quyền tay sai của
35 chúng, giải phóng miền Nam, tiến tới thống nhất Tổ quốc. Với đường lối
36 đúng đắn ấy, Mặt trận Dân tộc Giải phóng đã tập hợp dưới ngọn cờ đại
37 nghĩa của mình các tầng lớp nhân dân, các tổ chức và mọi người Việt nam
38 yêu nước, để cùng nhau chống Mỹ cứu nước.
39 Mặt trận dân tộc giải phóng không ngừng củng cố và mở rộng khối
40 đoàn kết dân tộc, tổ chức và động viên đồng bào và chiến sĩ miền Nam đẩy
41 mạnh đấu tranh trên cả ba mặt trận: quân sự, chính trị và ngoại giao. ảnh
42 hưởng của Mặt trận Dân tộc Giải phóng không ngừng được mở rộng trong

VSTK - 3953
1 các tầng lớp nhân dân miền Nam và uy tín của mặt trận đã được nâng cao
2 trên trường quốc tế.”
3 11/ Liên Minh Các Lực Lượng Dân Tộc Dân Chủ và Hòa Bình Việt
4 Nam. (20-4-1968)
5 “Trong cao trào tiến công và nổi dậy đầu xuân Mậu Thân (1968) Liên
6 minh các lực lượng Dân tộc, Dân chủ và Hoà bình Việt nam ra đời (20-4-
7 1968). Kết tụ từ các phong trào đấu tranh yêu nước của các giới sinh viên,
8 học sinh, trí thức, đồng bào tôn giáo, công thương gia, nhân sĩ dân chủ tại
9 các thành thị miền Nam, Liên minh các lực lượng Dân tộc, Dân chủ và Hoà
10 bình Việt nam bằng những công tác trong nước và ngoài nước đã góp sức
11 động viên xúc tiến các phong trào ấy, tăng thêm sức mạnh cho khối đoàn
12 kết toàn dân, chống Mỹ cứu nước.
13 Phấn đấu cho một mục tiêu chung là giải phóng miền Nam, bảo vệ và
14 xây dựng miền Bắc thực hiện thống nhất nước nhà, Mặt trận Tổ quốc Việt
15 nam, Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam và Liên minh các lực lượng
16 Dân tộc, Dân chủ và Hoà bình Việt nam đã luôn luôn hợp tác chặt chẽ, hỗ
17 trợ nhau tạo nên một sức mạnh không gì lay chuyển nổi của khối đại đoàn
18 kết dân tộc, và đã đưa cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước của toàn dân
19 đến thắng lợi hoàn toàn, hoàn thành cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân,
20 thực hiện thống nhất nước nhà.”
21 12/ Mặt trận Tổ quốc Việt Nam. (4-2-1977)
22 “Sau khi cả nước đã được độc lập, sự thống nhất và toàn vẹn của một
23 quốc gia đòi hỏi hợp nhất 3 tổ chức mặt trận. Nhằm đáp ứng yêu cầu của
24 giai đoạn cách mạng mới, Đại hội Mặt trận Dân tộc thống nhất họp từ 31-1
25 đến 4-2-1977 tại thành phố Hồ Chí Minh đã thống nhất ba tổ chức Mặt trận
26 ở hai miền Nam Bắc nước ta thành một tổ chức Mặt trận Dân tộc thống nhất
27 duy nhất lấy tên là Mặt trận Tổ quốc Việt Nam
28 Mặt trận Tổ quốc Việt Nam với sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt
29 Nam, sự thống nhất ý chí của tất cả các tổ chức của các giai tầng trong xã
30 hội, các cá nhân tiêu biểu của các dân tộc, tôn giáo, tầng lớp, các vị lãnh đạo
31 tiêu biểu cho ý chí đoàn kết của dân tộc, luôn phấn đấu xây dựng khối Đại
32 đoàn kết dân tộc vững mạnh thực hiện lời dạy của Hồ Chí Minh vị lãnh tụ
33 của toàn dân tộc: "Mục đích phấn đấu của Mặt trận Dân tộc thống nhất là
34 xây dựng một nước Việt Nam hoà bình, thống nhất, độc lập, dân chủ và giàu
35 mạnh". 367
36 5. Trưng Cầu Dân Ý ở miền Nam Quốc Gia Việt Nam
37 5.1 Những liên hệ kéo dài giữa Pháp và Quốc Gia Việt Nam
38 Vào cuối tháng 06/1955 một phái đoàn của chính quyền ở
39 miền Bắc do Chủ tịch VNDCCH Hồ Chí Minh cùng với Tổng Bí
40 thư CSVM/ĐLĐVN Trường Chinh du hành thăm viếng hữu nghị
41 CSTrung Hoa và CS Liên Sô. Cả hai chuyến thăm viếng hữu
VSTK - 3954
1 nghị của CSĐD đều có thông cáo chung với hai nước CS đàn anh
2 hứa hẹn viện trợ kinh tế và sẽ ủng hộ VNDCCH thực hiện thống
3 nhất lãnh thổ Việt Nam .Sau khi trở về nước Chủ tịch nhà nước
4 VNDCH Hồ Chí Minh đã báo cáo như sau:368
5 “Cũng như trong thời kỳ kháng chiến, phương châm của
6 ta hiện nay là: tự lực cánh sinh là chính, việc các nước bạn
7 giúp ta là phụ.
8 Các nước bạn giúp ta cũng như thêm vốn cho ta. Ta phải
9 khéo dùng cái vốn ấy để bồi bổ lực lượng của ta, phát triển
10 khả năng của ta. Song nhân dân và cán bộ ta tuyệt đối chớ vì
11 bạn ta giúp nhiều mà đâm ra ỷ lại. Trái lại, chúng ta phải học
12 tinh thần tự lập tự cường, tinh thần hăng hái thi đua sản xuất
13 vụ tiết kiệm của nhân dân các nước bạn.
14 Nước ta là một bộ phận trong đại gia đình dân chủ và xã
15 hội chủ nghĩa, gồm hơn 900 triệu người. Chúng ta đã kinh
16 qua 8, 9 năm kháng chiến gian khổ và anh dũng.
17 Ngày nay, hoà bình đã trở lại, nhưng chưa củng cố, đất
18 nước ta còn tạm chia làm hai miền; đế quốc Mỹ đang âm
19 mưu trường kỳ chia rẽ nước ta. Trước tình hình ấy, chúng ta
20 phải nâng cao chí khí phấn đấu và tinh thần cảnh giác.
21 Chúng ta phải đoàn kết nhất trí từ Bắc đến Nam, kiên
22 quyết đấu tranh vượt mọi khó khăn để thi hành triệt để
23 Hiệp định Giơnevơ.
24 Chúng ta phải bồi dưỡng lòng nồng nàn yêu nước và tinh
25 thần quốc tế chân chính.
26 Các nước bạn giúp ta, chúng ta càng thêm lực lượng đấu
27 tranh để củng cố hòa bình, thực hiện thống nhất nước nhà
28 bằng cuộc tổng tuyển cử tự do, hoàn thành độc lập và dân chủ
29 trong cả nước.
------------
30 Báo Cáo về việc đoàn Đại biểu của Chính phủ ta đi thăm viếng Liên Xô
31 và Trung Quốc. Đọc ngày 23-7-1955.

*
32 Trong khi chính quyền VNDCH ở miền Bắc đi tìm sự hỗ trợ
33 từ CSTH và CSLS, thì ở miền Nam, chính quyền Quốc Gia Việt
34 Nam lại phải tiếp tục thương lượng gay go với Thực dân Pháp về
35 nền độc lập “nữa chừng” mà họ đã trao lại cho Việt Nam.
36 Vấn đề quan tâm hạng nhất mà Ông Diệm phải vẫn tiếp tục
37 đối phó với người Pháp ở Việt Nam và ở Paris là sự hiện diện
38 của Tổng Tư Lệnh Quân Đội Tối Cao do tướng Cao Ủy Đông
VSTK - 3955
1 Dương Paul Ély kiêm nhiệm và Đoàn quân Viễn Chinh (FSC)
2 của họ bởi vì Việt Nam bị trói buột là thành viên của Khối Liên
3 Hiệp Pháp. Ông Diệm biện luận rằng tình trạng nầy khiến cho
4 miền Nam Quốc Gia Việt Nam bị thế giới coi như vẫn còn là
5 thuộc địa của thực dân Pháp theo chiến dịch tuyên truyền xuyên
6 tạc của CSVM và CS Quốc Tế. Và nếu tình trạng nầy kéo dài thì
7 những đại diện thương lượng của miền Nam Quốc Gia Việt Nam
8 sẽ không thể nào đối mặt tương xứng với CSVM với luận điệu là
9 chính quyền miền Nam không có chủ quyền lãnh thổ Quốc Gia.
10 Do đó Ông Diệm đòi hỏi rằng người Pháp phải tôn trọng lời
11 hứa danh dự của cựu Thủ Tướng Pháp Mendes-France trước đây
12 ở Hội Nghị Geneva 1954 là chính phủ Pháp sẽ trao trả chức
13 chưởng Tổng Tư Lệnh Quân Đội cho quân đội miền Nam Việt
14 Nam và rút hết đoàn quân Viễn Chinh ra khỏi Việt Nam. Để thực
15 hiện đòi hỏi nầy, Ông Diệm cử đại diện chính phủ Nguyễn Hữu
16 Châu sang Pháp để điều đình đồng thời để cùng chính phủ Pháp
17 bàn xét lại mối liên quan Việt-Pháp trên các lãnh vực khác như
18 kinh tế, tài chánh, văn hóa. Trong khi cuộc trả giá kỳ kèo về mặt
19 quân sự Việt-Pháp ở Paris chưa ngã ngũ thì Ông Diệm lại đưa ra
20 một vấn đề khác có tính cách đối kháng với người Pháp: Ông
21 Diệm đòi rằng mối liên lạc Ngoại Giao với Pháp từ nay phải do
22 chính Bộ Ngoại Giao Việt giao thiệp thẳng với Bộ Ngoại Giao
23 Pháp ở Paris chứ không phải giao dịch với Bộ Trưởng (Quốc Vụ
24 Khanh?) Đặc Trách các vấn đề của 3 Quốc Gia Đông Dương tức
25 là người Pháp phải thay thế Thổng Đốc Cao Ủy ở Việt Nam
26 bằng một đại diện Ngoại Giao giống như các đại diện Ngoại
27 Giao của các nước ngoại quốc khác ở Sài Gòn. Pháp nhượng bộ
28 Ông Diệm bằng cách thay đổi danh xưng Thống Đốc Cao Hủy và
29 thay thế bằng danh xưng Đại Sứ Pháp ở Sài Gòn. Pháp nhượng
30 bộ.369
31 Ngày 16/08/1955, Đại sứ Henri Hoppenot sang Sài Gòn trình
32 ủy Nhiệm Thư nhưng vẫn tiếp tục phụ trách các vấn đề Ngoại
33 Giao của 3 quốc Gia Đông Dương trong Khối Liên Hiệp Pháp. 370
34 Ông Diệm không đồng ý tình trạng như thế. Chính quyền Pháp
35 liền tạm ngưng cuộc họp bàn về vấn đề quân sự với Nguyễn
36 Hữu Châu ở Paris.371
VSTK - 3956
1 Vào hạ tuần tháng 08/1955, chính quyền Ông Diệm bắt giam
2 hai sĩ quan Pháp và công bố sẽ đưa họ ra xử trước tòa án Việt
3 Nam về tội đồng lỏa phá hoại, xâm phạm nền an ninh quốc Gia
4 Việt Nam. Tháng 10/1955,Pháp tức giận hủy bỏ mọi thương thảo
5 Việt-Pháp về quân sự cho đến khi nào Ông Diệm ra lệnh trả tự
6 do cho hai sĩ quan Pháp ở Sài Gòn. Việc giải quyết về mối liên
7 hệ Pháp-Việt sau thời kỳ Hiệp Định Genva bị bế tắt mãi cho đến
8 cuối năm 1955 thì người Pháp mới bắt đầu có những dấu hiệu
9 nhân nhượng đối với các yên cầu của chính quyền của Ông
10 Diệm. Trước tiên là Pháp chuyển giao trách nhiệm đối ngoại với
11 miền Nam Việt Nam từ Bộ Trưởng (Quốc Vụ Khanh?) Đặc
12 Trách các vấn đề của 3 Quốc Gia Đông Dương sang cho Bộ
13 trưởng Ngoại Giao. Kế đến, nhằm trấn an Thủ tướng Diệm, Pháp
14 từ chối để cho VNDCCH lập tòa Đại sứ ở Paris và giải thích rõ
15 ràng về nhiệm vụ của đại diện Pháp Sainteny chỉ là để bảo vệ các
16 quyền lợi kinh tế và văn hóa của người Pháp ở miền Bắc Việt
17 Nam mà thôi. Sau cùng, Pháp cũng đã chịu công nhận thể chế
18 Việt Nam Cộng Hòa của miền Nam Quốc Gia Việt Nam
19 (VNCH) sau khi Ông Diệm thắng cử chức vị Quốc Trưởng của
20 cựu Hoàng Bảo Đại trong một cuộc Trưng Cầu Dân Ý vào tháng
21 10/1955 với tỷ số gần như tuyệt đối 98% cử tri đi bầu và trở
22 thành một Tổng Thống đầu tiên của VNCH. Sau đó VNCH đã
23 chuyển giao hai sĩ quan phạm nhân cho chính chính phủ Pháp thụ
24 lý. 372
25 Những nhượng bộ của Pháp vừa kể cũng chưa đủ để dọn
26 sạch con đường giao hảo giữa Pháp và miền Nam Việt Nam bởi
27 vì chính sách của ông Diệm đối với người Pháp còn ở lại miền
28 Nam trở nên khắc khe hơn và quá đột ngột đối với họ: cuối năm
29 1955, Ông Diệm tuyên bố bãi bỏ các điều ước về Kinh Tế, Tài
30 Chánh ký kết với Pháp trước đây tại Hội Nghị Paris vào năm
31 1954, dùng giá trị đồng đô la Hoa Kỳ trong vấn đề Hối đoái và
32 Ngoại tệ thay vỉ đồng quan/ Franc của Pháp và áp dụng nghiêm
33 ngặt luật lệ thương mại trên các cuộc doanh thương của người
34 Pháp ở miền Nam Việt Nam khiến họ phải bỏ cuộc khá nhiều và
35 rời khỏi Việt Nam. Ông Diệm đã đưa ra những nguyên tắc dứt
36 khoác để xét lại việc giao hảo với người Pháp: Pháp phải bát bỏ
37 sự công nhận Hiệp Định Geneva 1954, không tiếp tục nhắc tới
VSTK - 3957
1 cuộc Tổng Tuyển Cử vào năm 1956 tại Việt Nam; công nhận vô
2 điều kiện chính sách của VNCH, chấm dứt mọi liên hệ với Việt
3 Minh và triệu hồi đại diện Sainteny rời khỏi miền Bắc. Ít lâu sau,
4 Ông Diệm triệu hồi đại biểu của miền Nam Việt Nam ra khỏi
5 Quốc Hội của Khối Liên Hiện Pháp.373
6 Người Pháp không còn có thể hành động nào khác hơn để có
7 thể tiếp tục trói buộc ông Diệm. Tiếng nói của ông Diệm là đại
8 diện cho chính quyền bắt đầu ổn định của miền Nam, không còn
9 cần đế sự tiếp hơi của người Pháp. Kể từ tháng 02/1956, Chỉ còn
10 có 15,000 quan binh của Đoàn quân Viễn Chinh Pháp ở Việt
11 Nam và trong số đó, 10,000 quan binh sẽ được chuyển đi vào
12 cuối tháng 03/1956. Chức vị Tổng Tư Lệnh Tối Cao Quân Đội
13 Pháp ở Đông Dương được bãi bỏ vào 26/04/1956. Chỉ còn rất ít
14 cố vấn quân sự Pháp trong Phái Bộ Liên Lạc Huấn Luyện/ The
15 Training Relations Instruction Mission (TRIM). Ông Diệm cũng
16 từ chối không nhận lãnh thay thế Pháp trong vai trò hợp tác liên
17 lạc trực tiếp và công khai với Ủy Hội Quốc Tế Kiểm Soát (ICC)
18 thi hành Hiệp Định Geneva 1954 bởi lẽ Ông Diệm tuyên bố rằng
19 mặc dù không tăng gia ý định để vô hiệu hóa Hiệp Định Geneve
20 nhưng chính quyền miền Nam cũng không thể tiếp hơi thêm cho
21 nó. Mãi cho đến tháng 07/1956, VNCH mới chịu đảm nhận hoàn
22 toàn trách vụ nầy của Pháp. Dù thế, Pháp không còn thể nào
23 đáp ứng được đòi hỏi của Việt Minh về vấn đề Tổng Tuyển Cử
24 vào năm 1956 cho Việt Nam. Kể cà Anh Quốc và Liên Sô cũng
25 không còn bắt ép được Ông Diệm phải thực hiện cuộc Tổng
26 Tuyển Cử nầy. Hoa Kỳ thì hậu thuẫn cho Ông Diệm.374.
27 5.2 Chiến dịch bày trừ các phe phái vũ trang đối lập
28 Sở dĩ Ông Diệm có thái độ tự tin thách thức và bất chấp
29 người Pháp hiện tại ở miền Nam một phần là do việc quân đội
30 quốc gia trung thành của chính phủ đã chiến thắng vang dội lực
31 lượng vũ trang đối lập Bình Xuyên ở Sài Gòn và các vùng phụ
32 cận. Chiến thắng nầy làm gia tăng uy thế Thủ tướng Diệm ở Sài
33 Gòn, tuy nhiên, muốn chuẩn bị con đường chính trị sắp tới của
34 mình, ông Diệm cần phải có biện pháp tảo trừ các thế lực vũ
35 trang đối lập đang nổi dậy từ các thành tỉnh của miền Nam Việt
36 Nam. Ông Diệm có tham vọng thực hiện biện pháp tảo trừ nầy
VSTK - 3958
1 với số vốn quân đội Quốc Gia
2 ít ỏi, yếu kém kinh nghiệm
3 chiến trường của chính phủ
4 cùng với một tình trạng chính
5 trị giống như là một con bệnh
6 còn yếu sức vừa mới ra khỏi
7 nhà thương.
8 Bình Xuyên và Hòa Hảo
9 vẫn còn là hai thế lực vũ
10 trang đối lập khá mạnh để
11 tiếp tục tạo khốn khó cho ông
12 Diệm. Tàn binh Bình Xuyên của tướng Lê Văn Viễn (Bảy Viễn)
13 vào khoản 1,200 người đã rút về vùng đầm lầy Rừng Sát phía
14 Đông Nam Sài Gòn để ẩn trú và mưu sinh bằng cách chận ghe
15 thuyền buôn bán trên các rạch sông để thâu thuế. Lực lượng vũ
16 trang của giáo phái Hòa Hảo là nhóm vũ trang đối lập đe dọa lớn
17 hơn. Mặc dù đã có hơn 6,000 bộ độ vũ trang của giáo phái nầy về
18 hợp tác và đã được sáp nhập nhập vào quân đội của chính phủ
19 hoặc tuyền bố trung thành với chính phủ nhưng vẫn còn hàng
20 chục ngàn bộ đội của tướng Trần Văn Soái (Năm Lửa) và của
21 tướng Lê Quang Vinh (Ba Cụt) bày ra một trận tuyến trải dài từ
22 biên giới quốc gia Cao Miên đến bờ biển Nam Hải dọc theo hai
23 bờ của 2 nhánh sông Mékong và Bassac. Tổng hành dinh của hai
24 tướng Hòa Hảo nầy cũng là điểm hẹn của những phần tử đồng
25 hội đồng thuyền âm mưu hạ bệ cho bằng được thủ tướng Diệm
26 bao gồm cả tướng Vỹ phái viên “đảo chánh” của cựu Hoàng Bảo
27 Đại. Tình báo mật vụ Hoa Kỳ tin rằng nhiều sĩ quan người Pháp
28 đã tiếp tế cho các bộ đội Hòa Hảo của 2 tướng Soái và Vinh. Và
29 xúi giục họ tấn công quân đội quốc gia của chính phủ miền
30 Nam.375
31 Các lực lượng vũ trang Cao Đài thì lại cắt ra làm hai nhóm.
32 Nhóm của Hộ pháp Phạm Công Tắc đối lập với chính quyền và
33 liên kết với các nhóm vũ trang đối lập khác để hạ bệ ông Diệm.
34 Nhóm. Nhóm của tướng Cao Đài Nguyễn Thành Phương kể từ
35 ngày 31/03/1955 chịu thỏa hiệp hợp tác với chính phủ của ông
36 Diệm và đã sáp nhập 15,000 quan binh Cao Đài vào quân đội
VSTK - 3959
1 Quốc Gia miền Nam.376 Có một sự chia rẽ bất hòa nội bộ giữa hai
2 chức sắc cao cấp nầy để nấm giữ quyền lãnh đạo tối cao giáo
3 phái Cao Đài ở Tòa Thánh Tây Ninh và đã khiến cho Mặt Trận
4 Thống Nhất Toàn Lực Quốc Gia do Hộ Pháp Phạm Công Tắc
5 thành lập ngày 22/02/1955 để kình chống ông Diệm377 bị tan rã
6 vào lúc xảy ra cuộc binh biến Bình Xuyên vào tháng 5/1955 ở
7 Sài Gòn cùng với sụ tử nạn nơi mặt trận của tướng Cao Đài Trình
8 Minh Thế. Kể từ đó, lực lượng vũ trang giáo phái Cao Đài của
9 Hộ pháp Phạm Công Tắc không còn là mối đối đầu đáng ngại đối
10 với ông Diệm.378
11 Vào cuối mùa Xuân 1955 (?), mật vụ tình báo Hoa Kỳ có
12 bằng chứng chắc chắn rằng người Pháp đang trợ giúp các nhóm
13 vũ trang đối lập miền Nam chống đối ông Diệm. Những sĩ quan
14 của Pháp không những cản trở mọi nổ lực của ông Diệm dẹp
15 loạn Bình Xuyên mà họ còn giữ vai trò cố vấn và yểm trợ tài
16 chánh và súng óng đạn dược cho cả hai giáo phái Cao Đài và
17 Hòa Hảo. Phó Cục Trưởng Ban Tình Báo của Ủy Ban Tham
18 Mưu Trưởng Liên Quân Hoa Kỳ vào đầu tháng 6/1955 đã phúc
19 trình lên Chủ Tịch Ủy Ban nầy rằng, “người Pháp biểu lộ cho
20 thấy kế sách của họ hiện giờ bao gồm cả việc yểm trợ những
21 nhóm giáo phái đối lập với chính quyền của ông Diệm với mục
22 đích tạo ra một tình hình nổi dậy sâu rộng ở miền Nam Việt Nam
23 để quân viễn chinh Pháp có cớ mà can thiệp dưới chiêu bài tái
24 lập trật tự nội an và để bảo trợ cho một tân chính phủ thân
25 Pháp....qua trung gian của cựu hoàng Bảo Đại.”379
26 Người Pháp không thể cứu các nhón giáo phái đối lập với
27 ông Diệm. Sau khi tái lập quyền uy quân đội chính phủ ở Sài
28 Gòn, ông Diệm liền tung ra mấy chục tiểu đoàn quân đội trung
29 thành của chính phủ để tấn kích Hòa Hảo ở miền Tây Nam phần.
30 Vào giữa trung tuần và gần cuối tháng 06/1955, bộ đội của tướng
31 Trần Văn Soái/Năm Lửa và tướng Lê Quang Vinh/ Ba Cụt bị
32 các chiến dịch hành quân quy mô của chính phủ gây thiệt hại
33 nặng nề và tan rả tứ phía.380 Cờ Quốc Gia Việt Nam của chính
34 phủ miền Nam chiến thắng được cắm khắp một vùng lãnh thổ
35 Thất Sơn ở phía Tây Nam Nam phần trước đây do Hòa Hảo làm
36 chủ và kiểm soát.

VSTK - 3960
1 Ngày 21/09/1955,Thủ tướng Diệm ra lệnh cho quân đội mở
2 chiến dịch Hoàng Diệu do đại tá Dương Văn Minh chỉ huy và
3 trung tá Nguyễn Khánh chỉ huy phó với trên 20 tiểu đoàn quan
4 binh quân đội Quốc Gia gia truy kích tàn quân Bình Xuyên.381
5 Vào cuối năm 1955, khi quân đội Quốc Gia hoàn tất chiến
6 dịch Đinh Tiên Hoàng ở miền Tây, thu được 1,600 vũ khí, phá
7 hủy nhiều căn cứ địa của Hòa Hảo382, các các tổ chức vũ trang
8 đối lập ly khai chống chính quyền Quốc Gia miền Nam hầu như
9 không còn là những tổ chức đe dọa nghiêm trọng đối với chính
10 quyền. Tuy nhiên quân đội Quốc Gia miền Nam vẫn còn phải
11 tiếp tục hành quân tảo thanh và càn quét những ổ tàng quân du
12 kích cướp bóc và các phần tử vũ trang nằm vùng của CSVM ở
13 các tỉnh thành và các quận huyện ở nông thôn. Do đó chính
14 quyền miền Nam cần có một tổ chức quân sự hoàn chỉnh hơn để
15 thực hiện công tác càn quét và bình định nầy ngay cả trước khi
16 các nhóm vũ trang đối lập ở miền Nam bị tiêu diệt hoàn toàn.383
17 5.3 Tổ chức chiến dịch bình định nội an từ tháng 06/1955
18 Mặc dù các nhóm vũ trang Bình Xuyên, Hòa Hảo đối lập ly
19 khai đã bị đánh bại nhưng tàng binh của họ vẫn còn quấy phá
20 cộng thêm CSVM nằm vùng bắt đầu nổi dậy hoạt động khủng bố
21 tuyên truyền và ngầm phá hoại tình hình nội an của miền Nam
22 Quốc Gia Việt Nam khiến cho chính quyền Quốc Gia chưa thể
23 đạt được tới mức ổn định như ý muốn. Ảnh hưởng của
24 CSVM/Việt Cộng lần lần chi phối và cuống hút nhóm tàng quân
25 ly khai tiếp tục lén lút phá rối khiến cho quân đội quốc gia lại
26 phải tiếp nối các cuộc hành quân bình định tảo thanh.
27 Ngày 02/06/1955 đồn Cái Răng bị súng cối của Hòa Hảo
28 pháo kích.
29 Ngày 03/06/1955 bộ đội Hòa Hảo của tướng Soái tấn công
30 một đồn quân của chính phủ gần quận trấn Cái Vồn gây 3 tử
31 vong và 3 bị thương cho quân đồn trú.
32 Ngày 05/06/1955 quân đội chính phủ mở Chiến dịch Đinh
33 Tiên Hoàng bình định miền Tây Nam phần do đại tá Dương Văn
34 Đức chỉ huy đánh chiếm quận trấn Cái Vồn thuộc tỉnh Cần Thơ
VSTK - 3961
1 là bản doanh của tướng Soái, giải tỏa tuyến giao thông từ Cần
2 Thơ đi Vĩnh Long. Bộ đội Hòa Hảo của tướng Soái ra quy hàng
3 quân đội chính phủ rất nhiều lên đến cấp tiểu đoàn.
4 Từ 17 đến 29/06/1955, quân đội của chính phủ hành quân lớn
5 với Chiến dịch Đinh Bộ Lĩnh càng quét, bao vây, tiêu diệt các
6 khu chống cự then chốt của Trần Văn Soái, bao vây trung đoàn
7 Lê Lợi và chiếm vùng núi Ba Chúc tổng hành dinh của tướng Lê
8 Quang Vinh/Ba Cụt ở Thất Sơn. Kết quả chiến dịch Đinh Bộ
9 Lĩnh tính đến ngày 06/07/1955 có 247 bộ đội Hòa Hảo tử trận,
10 162 tù binh, 827 đầu hàng nhiều đơn vị tác chiến lớn cấp tiểu
11 đoàn, trung đoàn của Ba Cụt bị tan rả. Quân đội tiến về Rạch Giá
12 bao vây trung đoàn Lê Quang của tướng Ba Cụt/Lê Quang
13 Vinh.384
14 Ảnh hưởng áp lực phá hoại của VC nằm vùng được biểu thị
15 qua những hoạt động khủng bố lén lút, hăm dọa, làm tiền của
16 những tàng binh du kích từng tham gia đánh phá trong các phe
17 phái vũ trang đối lập chính phủ nay không còn chỗ dung thân và
18 bị đạt vào thành phần ngoài vòng pháp luật nên phải đi theo VC.
19 Với những chiến dịch càn quét bình định của quân đội chính
20 phủ khắp nơi ở miền Nam. VC và các nhóm vũ trang đối lập
21 ngoài vòng pháp luật hiện nay không có thể hoạt động một cách
22 hung hảng và công khai mặt đối mặt với quân đội chủ lực của
23 miền Nam Quốc Gia Việt Nam. Tuy nhiên, những quấy rối về
24 mặt quân sự nầy của VC nằm vùng thuộc về loại chiến tranh du
25 kích không quy ước và gây hậu quả cho quân đội chủ lực của
26 chính quyền miền Nam phải bận rộn đánh dẹp liên miên, phân
27 tán khắp nơi. Do đó cần phải chấn chỉnh, tái huấn luyện và tổ
28 chức quân đội chính phủ hữu hiệu hơn để tránh cho tình trạng
29 quân chủ lực phải đảm trách hai nhiệm vụ truy tìm đánh dẹp bình
30 định rồi còn phải đóng trụ ở lại gìn giữ an ninh những vùng vừa
31 mới được bình định hay nói khác đi, cần có những đơn vị quân
32 đội đặc biệt thi hành những nhiệm vụ đối phó với các hình thức
33 du kích chiến không quy ước của VC nằm vùng ở lại miền Nam
34 sau ngày Hiệp Định Geneva được ký kết và cùng với tàng dư các
35 phe phái vũ trang đối lập chính quyền miền ở Nam.
VSTK - 3962
1 Từ giữa năm 1955 Chủ Tịch Tổng Tham Mưu Liên Quân
2 Hoa Kỳ đã theo lời cố vấn của trùm mật vụ Lansdale thực hiện
3 một kế hoạch biên chế lại các đơn vị quân đội miền Nam để có
4 thể lập ra những lực lượng quân đội giữ gìn an ninh với mục đích
5 trước hết là kiểm soát và tiễu trừ VC và tàng dư phá hoại dã bị
6 đặt ra ngoài vòng pháp luật, kế đến là tạo niềm tin và sự trung
7 thành của dân chúng đối với chính quyền Quốc Gia miền Nam
8 đồng thời cải tiến khả năng và phẩm chất các sĩ quan chỉ huy
9 của quân đội của chính phủ được cử nhiệm trong các chiến dịch
10 bình định. Landsdale đã trưng dẫn bằng chứng một quốc gia đã
11 áp dụng thí nghiệm thành công chiến lược quân sự không quy
12 ước của người Á Châu như thế để chống lại và tiêu diệt Cộng sản
13 Huk của Phi Luật Tân vào những năm 1950-1951 và trường hợp
14 miền Nam Việt Nam hiện nay cũng giống như thế. Kế hoạch của
15 Lansdale được các chức quyền cao cấp quân đội Hoa Kỳ hoan
16 nghinh khi được tham khảo ý kiến và được Bộ Quốc Phòng Hoa
17 Kỳ chấp thuận cho tiến hành.
18 Một Trung Tâm Huấn Luyện Sĩ Quan Đặc Biệt cho miền
19 Nam Việt Nam được tổ chức tại một quốc gia thành viên của
20 minh ước Phòng thủ Đông Nam Á là Phi Luật Tân và do các
21 huấn luyện viên nhiều kinh nghiệm của Phi Luật Tân đảm trách
22 với chi phí do Hoa Kỳ đài thọ; Lansdale được thuyên chuyển
23 sang phái bộ MAAG để phụ trách phối hợp với ông Diệm thực
24 hiện chương trình huấn luyện và kế hoạch tác chiến không quy
25 ước nầy. Khóa sinh là những sĩ quan Quốc Gia miền Nam có
26 thành tích trận mạc và phải qua một kỳ tuyển chọn trước khi
27 được gửi sang Phi Luật Tân thụ huấn. Những sĩ quan nầy sau khi
28 tốt nghiệp trở về Việt Nam sẽ là những huấn luyện viên chuyên
29 môn cho kế hoạch huấn luyện và thành lập các Biệt Động Đội.385
30 Những đơn vị đầu tiên của binh chủng mang tính chất “cơ động”
31 (Truy kích và tiêu diệt) được gọi là Biệt Ðộng Ðội và quân-số chỉ
32 đến cấp đại đội: các đơn vị Biệt Động Quân đầu tiên của quân
33 đội miền Nam Quốc Gia Việt Nam bắt đầu được hình thành.386
34 5.4 Kế sách Chính Trị của ông Diệm
35 Với nhiều thắng lợi đáng kể làm giảm đi rất nhiều tình hình
36 vô pháp luật và những phần đầy hăm dọa, Thủ tướng Diệm đã
VSTK - 3963
1 khai thác sự may mắn thành công của mình trên bình diện quân
2 sự để tự tín tiến vào mặt trận chính trị kể mùa Hè 1955. Với
3 chiến tháng cuộc binh biến Bình Xuyên ở Sài Gòn trong những
4 tháng Tư và tháng Năm 1955 cùng với những thành công lớn của
5 quân đội trung thành của chính phủ ở miền Tây và vùng đầm lầy
6 Rừng Sát đã giúp cho uy tín của Ông Diệm nổi lên trong dân
7 chúng khắp miền Nam Việt Nam. Ngay cả Hoa Kỳ giờ đây cũng
8 chủ quan kết luận rằng chỉ có chính quyền do Ông Diệm đứng
9 đầu mới có thể thực hiện được sự ổn định, dân chủ và an ninh
10 cho miền Nam Việt Nam. Chính vì thế mà ông Diệm và những
11 kẻ đối lập của Ông từ nước ngoài cũng như ở trong nước đều biết
12 rằng việc yểm trợ và cố vấn tài vật của Hoa Kỳ cho miền Nam
13 Quốc Gia Việt Nam được bảo đảm nếu ông Diệm tiếp tục lèo lái
14 vững vàng để gặt hái thêm nhiều thành công như thế. Sau hết là
15 ông Diệm đã có thể thanh lọc hàng ngũ các tướng tá chỉ huy
16 trong quân đội của chính phủ nhất là đối với những phần tử sĩ
17 quan thân hữu với các phe phái vũ trang đối lập. Các tướng tá
18 trung thành với chính phủ càng lúc càng tăng thêm sau mỗi chiến
19 thắng trong những chiến dịch bình định ở miền Nam; những điều
20 vừa kể càng khiến cho uy quyền và lòng tự tin của ông Diệm gia
21 tăng đến mức độ quá tự tin, tự quyết, độc diễn, mất đi đức khoan
22 hồng độ lượng đối với các thành phần Quốc Gia đối lập trong
23 việc điều hành chính quyền khiến cho các giới chức ngoại giao
24 Hoa Kỳ càng lúc càng e ngại vì có dư luận cho rằng chính là Hoa
25 Kỳ đứng sau lưng thúc đẫy ông Diệm chủ trương chính sách như
26 thế. Nội các có tính cách chuyên gia của Ông Diệm hoàn toàn
27 trở thành những cấp thừa hành mệnh lệnh của cấp trên mà không
28 được có ý kiến. Trái lại, ông Diệm lại chịu ảnh hưởng nặng nề từ
29 những người thân trong gia đình họ Ngô mà nổi bật là ông cố vấn
30 chính trị Ngô Đình Nhu.387
31 Hiện tại thì không có dấu hiệu nào cho thấy Thủ tướng Diệm
32 có ý định thay đổi thành phần nội các chính phủ cho đến khi nào
33 những cơ chế của một chính quyền hiến định đã được thực hiện
34 song song với những cơ chế mà chỉ có bản thân một mình ông
35 Diệm kiểm soát, điều khiển. Sách lược chính trị Quốc Gia được
36 ông Diệm thiết kế dựa trên lòng tự tín mới thụ đắc được cùng với
37 khuynh hướng cá nhân chuyên chế tập quyền. Những sách lược
VSTK - 3964
1 nầy do ông Diệm tự mình lựa chọn qua ba giai đoạn để tiến đến
2 việc thành lập một chính quyền hiến định:
3 (i) Một cuộc Trưng Cầu Dân Ý ở miền Nam để giải quyết
4 thân phận và vị thế của Quốc trưởng Bảo Đại.
5 (ii) Nếu ông Diệm thắng cuộc Trưng Cầu Dân Ý thì trở thành
6 Quốc trưởng của Quốc Gia Việt Nam rồi đích thân ông Diệm sẽ thảo
7 ra và tuyên bố một bản Hiến Uớc Tạm Thời. Hiến Ứớc tạm thời nầy
8 quy định thể chế Quốc Gia Việt Nam là Việt Nam Cộng Hòa và người
9 lãnh đạo đứng đầu là một Tổng Thống.
10 (iii) Sau hết là tổ chức một cuộc bầu phiếu trực tiếp của dân chúng
11 để thành lập Quốc Hội Lập Hiến.
12 Kế sách chính trị vừa kể của ông Diệm đã bị đại sứ Hoa Kỳ
13 Reinhart khuyến cáo là không có tính cách dân chủ bởi vì tiến trình
14 thực hiện của nó đã bị ông Diệm đảo lộn thứ tự trước ra sau, sau ra
15 trước. Ông Diệm đã khước biện rằng nếu làm đúng trình tự dân chủ
16 thì sẽ quá chậm trễ để truất phế Bảo Đại và thông qua dự thảo Hiến
17 Pháp tương lai của chế độ VNCH vì phải qua thủ tục tranh cãi, biểu
18 quyết nhiêu khê của Quốc Hội. Theo nhận định của đại sứ Rheinhardt
19 thì ông Diệm không muốn có trước một Quốc Hội với quá nhiều
20 quyền hạn kiểm soát chính phủ trước khi ông Diệm đã thụ đắc được
21 ưu thế uy quyền chính trị.388
22 Bất chấp lời khuyến cáo của đại sứ Hoa Kỳ ở Sài Gòn, ngày
23 04/10/1955, một Ủy Ban Trưng Cầu Dân Ý được thành lập, đưa kiến
24 nghị đòi truất phế Q.T. Bảo Đại và suy tôn ông Diệm. Ủy Ban gồm
25 có đại diện nhiều đoàn thể chính trị tôn giáo, thanh niên, lao động.
26 Ngày 06//10/1955, Hội Đồng Chính Phủ quyết định tổ chức Trưng
27 cầu dân ý truất phế Q.T. Bảo Đại. Tổng trưởng Nội Vụ được trao
28 nhiệm vụ công bố và tổ chức. Ngày 08/10/1955, Bộ Nội Vụ thông
29 báo sẽ tổ chức vào ngày 23/10/1955.389 Từ Cannes, Bảo Đại phản
30 ứng một cách tuyệt vọng để giữ lại vị thế và quyền lực Q.T của Ông
31 bằng cách khuyến cáo vả phản đối với Anh-Pháp-Hoa Kỳ, yêu cầu họ
32 không thừa nhận kết quả cuộc Trưng Cầu Dân Ý.390
33 Ngày 18/10/1955, Q.T.Bảo Đại cất chức Thủ Tướng Diệm.
34 Ngày 23/10/1955, Trưng Cầu Dân Ý. Số người đi bỏ phiếu theo
35 thông báo của bộ Nội Vụ là 5,838,907 với kết quả như sau:
36 - 5,721735 phiếu truất phế Bảo Đại và suy tôn Th.T. Diệm lên
37 chức vị Quốc Trưởng.
VSTK - 3965
1 - 63,017 phiếu không chịu truất phế Bảo Đại.
2 - 131,395 không có ý kiến.
3 - 44,155 phiếu không hợp lệ.
4 Ngày 26/10/1955, hàng vạn dân chúng tựu họp trước dinh
5 Độc Lập để nghe Q.T. Ngô Đình Diệm công bố Hiến Ước Tạm
6 Thời mà theo đó:
7 - Việt Nam là một nước Cộng Hòa /VNCH.
8 - Quốc Trưởng có danh xưng là Tổng Thống VNCH.
9 - Một Ủy Ban soạn Dự Án Thảo Hiến Pháp được thành lập.
10 - Một Quốc Dân Dại Hội sẽ được tổ chức và triệu tập để xét
11 định và biểu quyết về Dự Án Hiến Pháp kể trên.
12 - Các luật lệ hiện hành vẫn tạm giữ nguyên.
13 - Chính phủ cũ lưu lạ để xử lý thường vụ.
14 - Ngày 26/10 sẽ là ngày Quốc Khánh của VNCH.391
15 Ngày 29/10/1955, thành lập chính phủ VNCH, danh xưng
16 Tổng Trưởng được đổi gọi là Bộ Trưởng với thành phần nội các
17 cũ. Cùng ngày chính phủ VNCH thông báo cho Pháp rõ: không
18 triển hạn hiệp định Thương Mại sắp hết vào ngày 31/12/1955.392

VSTK - 3966
KHẢO LUẬN
1 Dân chúng miền Nam Việt Nam đã được quy động để đi bỏ phiếu
2 Trưng Cầu Dân Ý truất phế Q.T. Bảo Đại và suy tôn ông Diệm thay thế
3 chức vụ Quốc Trưởng Quốc Gia Việt Nam. Phiếu Trưng Cầu Dân Ý có in
4 hình của Q.T. Bảo Đại và Th.T Diệm chia thành hai mãnh. Người bỏ phiếu
5 chỉ cần xe làm đôi phiếu nầy, chọn một trong hai mãnh phiếu rồi bỏ vào
6 thùng phiếu. 98% phiếu trưng cầu dân ý bỏ vào thùng phiếu có in hình
7 Th.T. Diệm còn hình của Q.T.Bảo Đại rơi khắp đầy mặt đất tại các địa
8 điểm bỏ phiếu. Hiển nhiên là kết quả theo như Bộ Nội Vụ thông cáo thì
9 cuộc bỏ phiếu Trưng Cầu Dân Ý nầy đã thể hiện rõ rệt người dân miền
10 Nam không còn tin tưởng cựu Q.T. Bảo Đại và uy tín của ông Diệm đã
11 được người dân miền Nam Quốc Gia Việt Nam xác định mạnh mẽ ngoại
12 trử một thiểu số đảng phái đối lập yếu thế chẳng hạn thế như đảng Đại Việt
13 tuyên bố không tham dự cuộc Trưng Cầu Dân Ý bởi vì chính quyền của
14 ông Diệm đã giới hạn không cho phép những cuộc vận động tự do trước
15 khi bỏ phiếu bỏ phiếu, không được phản đối, chỉ trích hay một hành động
16 nào cản trở việc thành lập chế độ Cộng Hòa tại miền Nam. Tuy nhiên, ông
17 Diệm lại có sau lưng Đảng Cần Lao Nhân Vị và Phong Trào Cách Mạng
18 Quốc Gia do những người trong gia đình của ông Diệm tổ chức và lãnh đạo
19 Hoa Kỳ không hài lòng với mẫu mực chế độ Dân chủ do Ông Diệm
20 chuyên quyền ấn định bởi vì họ cho rằng chính sách chuyên quyền nầy sẽ
21 khiến cho những thành phần đảng phái Quốc Gia chống CSVM sẽ tẩy chay
22 không hợp tác với ông Diệm trong tương lai .Mặt khác, cần phải đối diện
23 thực tế tình hình chính trị của nhân Việt Nam: không có một nhân vật lãnh
24 đạo chính trị nào trong chính quyền hay ngoài chính quyền của miền Nam
25 Việt Nam hiện tại hành động theo các nguyên tắc Dân Chủ. Vấn đề thận lợi
26 đối với Hoa Kỳ cũng như đối với ông Diệm hiện giờ thì cần phải có một
27 chính quyền vững mạnh hơn là chạy theo những xu hướng tuyệt đối xa vời
28 về lý tưởng Dân Chủ. Theo quan điểm của tòa Đại sứ Hoa Kỳ ở Sài Gòn, ít
29 ra ông Diệm đã có thể tạm thời kiểm soát được Chính Phủ Hành Pháp và
30 Cơ chế Lập Pháp của VNCH. Nay thì ông Diệm có thể là phát ngôn nhân
31 đứng đầu trong chính quyền không còn bị ràng buộc hay tùy thuộc vào
32 Thực dân Pháp, một chính quyền không còn đứng trên bờ rơi xuống vực
33 sâu. Chính sách của ông Diệm gặt hái, sau khi phải trải qua tám tuần lễ tiếp
34 theo sau cuộc binh biến của các phe phái vũ trang tự quyền và đối lập với
35 chính phủ Quốc Gia ở miền Nam, đã củng cố thân thế chính trị của Ông,
36 được dân chúng ủng hộ đáng kể, loại ra những thành phần đối lập, tuyên
37 xưng thể chế VNCH và giữ chức chưởng Tổng Thống.393

VSTK - 3967
1 I/ TÌNH HÌNH Ở MIỀN BẮC VIỆT NAM SAU H.Đ. GENEVA
2 Dù muốn hay không muốn thì hiệu quả của Hiệp Định
3 Geneva 1954 cũng đã giúp VMCS kiểm soát hoàn toàn miền Bắc
4 Việt Nam và áp dụng thể chế VNDCCH trên ½ lãnh thổ của
5 nước Việt Nam phía Bắc vĩ tuyến thứ 17. Ngay sau khi đó,
6 VNDCH đã nhận thấy được rằng các mối quan tâm ưu tiên về
7 các vấn đề kinh tế và chính trị ở miền Bắc Việt Nam đã lấn át
8 những vấn đề quân sự gây chiến. Trước khi có Hiệp Định
9 Geneva, chế độ CS miền Bắc có thể thu phục nhân tâm quy động
10 nhân lực dân một cách hữu hiệu dưới chiêu bài đấu tranh giành
11 độc lập cho đất nước và khi đối diện với những khó khăn về
12 chính trị và xã hội họ đã có thể kêu gọi dân chúng cùng chung đã
13 đảo phong kiến thối nát, đánh đuổi thực dân thuộc địa xâm lược.
14 Tuy nhiên tình trạng “tốt đẹp” nầy của VNDCCH nay không còn
15 nữa kể từ sau ngày ký kết Hiệp Định Geneva vì phải đang đối
16 phó với những yêu cầu mới cần phải giải quyết hơn là tiếp tục
17 chuẩn bị tiếp tục chiến tranh.
18 1- DÂN CHÚNG MIỀN BẮC TỊ NẠN
19 Điều 2 Hiệp Định Geneva về Việt Nam viết rằng các lực lượng
20 quân binh của Pháp và Việt Minh phải tập trung vào những vùng lãnh
21 thổ quy định trong vòng 330 ngày sau khi lệnh ngừng bắn giữa Pháp-
22 Việt Minh bắt đầu có hiệu lực. Quân Pháp phải rút đi qua ba giai
23 đoạn: quanh vùng Hà Nội trong vòng 80 ngày; quanh vùng Hải
24 Dương trong vòng 100 ngày và quanh vùng Hải Phòng g trong vòng
25 300 ngày. Việc rút quân Pháp ở Hà Nội và Hải Dương tiến hành đúng
26 thời hạn ấn định. Quân binh Pháp chỉ còn có mặt ở Hải Phòng và
27 cũng phải rút đi kể từ 22/04//1955 và giao cho Việt Minh vào ngày
28 16/05/1955, sớm hơn thời gian ấn định hai ngày. Cuộc lui binh và trao
29 lãnh thổ giữa VM và Pháp ở miền Bắc Việt Nam hoàn tất mà không
30 có gì bất thường xảy ra và VNDCCH kể từ giờ phút nầy hoàn toàn
31 làm chủ miền Bắc Việt Nam kể từ vĩ tuyến thứ 17 để chờ đợi ngày
32 thực hiện giải pháp chính trị cuối cùng để có thể hy vọng lấy thêm
33 được miền Nam Việt Nam.
34 Song song với tiến trình rút lui quân Pháp khỏi miền Bắc,
35 điều 14 mục (d) Hiệp định ngừng bắn Geneva viết:

VSTK - 3968
1 “Kể từ ngày bản Thỏa hiệp nầy có hiệu lực cho đến khi
2 cuộc chuyển quân được hoàn tất, bất cứ những người dân nào
3 ở trong một khu vực do một bên nầy kiểm soát muốn rời bỏ
4 sang sống trong khu vực đã được chỉ định cho bên kia thì
5 chính quyền tại mỗi khu vực đó phải cho phép và giúp đỡ cho
6 họ di chuyển.”
7 Theo điều khoản 14, mục (d) kể trên thì có thể suy diễn thêm
8 là thời hạn di tản của dân chúng ở miền Bắc từ vĩ tuyến thứ 17
9 cũng là trong vòng 300 ngày. Tuy nhiên chỉ trong vòng vài ngày
10 sau khi H. Đ. Geneva đã được ký kết giữa Pháp và Việt Minh thì
11 Pháp và chính quyền Quốc Gia ở miền Nam Việt Nam đã lâm
12 vào tình trạng lung túng khó khăn vì không có đầy đủ phương
13 tiện chuyên chở số lượng to lớn đồng bào Việt Nam ở miền Bắc
14 gắp rút rời bỏ nơi chôn nhao cắt rốn của mình để di cư vào miền
15 Nam.
16 Vào đầu tháng 05/08/1954, theo một phúc trình của cựu Đại sứ
17 Hoa Kỳ Health ở Sài Gòn thì kế hoạch di tản đồng bào miền Bắc đang
18 bị đe dọa trầm trọng vì sự khủng bố của Việt Minh, song song với sự
19 khiếm khuyết phương tiện của chính quyền Quốc Gia miền Nam và
20 bởi sự yếu kém không thể sửa đổi được của bộ tham mưu quân sự
21 Pháp. Nếu Tổng thống Hoa Kỳ không củng cố và đảm trách việc lãnh
22 đạo thì kế hoạch di tản sẽ bị thất bại.394
23 It is our considered judgment here that this vitally important mass
24 movement of non-Communist population from North Vietnam will be a
25 failure with political and psychological repercussions that may well be
26 disastrous unless US steps boldly and strongly forward and deals with
27 problem. In view of inexperience and incompetence of Vietnamese
28 authorities and daily demonstrated confusion, lack of adequate planning
29 and incorrigibly weak staff work on part of French, US is only source for
30 leadership, planning, direction and facilities to carry out this vital
31 operation. If large part of refugees are not moved in remainder of this
32 month, success of this whole venture will be gravely imperiled.
33 I believe that President should be informed of this situation. HEATH

34 Do đó, ngày 07/08/1954 theo lời yêu cầu trợ giúp của Pháp
35 và chính quyền miền Nam của Thủ tướng Diệm, chính phủ Hoa
36 Kỳ đã nhanh nhẩu đáp ứng chỉ thị cho tướng O’Daniel trưởng
37 đoàn Cố Vấn Quân Sự Hoa Kỳ ở Việt Nam mở chiến dịch di tản
38 Exodus. Thiếu tướng Hải quân Hoa Kỳ Lorenzo S. Sabin được
39 chỉ định tổ chức Lực Lượng Đặc Nhiệm 90 điều động 41 đội hải
40 quân và tàu hải vận cùng với nhiều tàu tiếp cứu để hổ trợ cho
VSTK - 3969
1 quân đội Pháp thi hành nhưng cuộc không và hải vận di tản dân
2 chúng tị nạn từ hải cảng Hải Phòng đưa vào Nam đến các trại
3 tạm trú ở Sài Gòn và Vũng Tàu.
4 Khi đi vào việc thực hành cho chiến dịch di tản Exodus, lực
5 lượng đặc nhiệm 90 nhận định rằng ở những vùng Hà Nội, Hải
6 Phòng và Hải Dương đang bị rơi vào tình trạng phức tạp và hỗn
7 độn: làn song dân cư từ các miền quê ùa về các thành thị la liệt
8 khắp ngỏ ngách đường phố, dinh thự khiến cho tình trạng vệ sinh
9 ô uế xuất hiện khắp nơi. Trong khi đó thì cán bộ thông tin tuyên
10 truyền của Việt Minh phát động chương trình quay phim chụp
11 hình những hình ảnh hỗn độn vô trật tự của những đoàn người ùa
12 ra các bờ biển tranh nhau leo lên tàu, ghe cứu vớt trong chiến
13 dịch “lùa bầy” của người Pháp. Các chức quyền quân sự Pháp
14 không có thái độ hữu nghị để hợp tác với các chức sắc quân sự
15 Hoa Kỳ trong chiến dịch di tản Exodus trong lãnh vực truyền
16 thông tin tức và y tế vệ sinh cho các đoàn người tị nạn. Mặc dù
17 tiền tài vật lực là do Hoa Kỳ cung ứng cho Pháp nhưng người
18 Pháp chỉ muốn của người phúc ta, không hài lòng sự can dự của
19 Hoa Kỳ: “Yêu cầu các ông đừng can thiệp vào công việc của
20 chúng tôi bởi vì người Phápchúng tôi biết cách nào để trình diễn
21 và kết thúc tuồng tích. Người Pháp chúng tôi sẽ tự mình hành
22 động theo cách nào được xem là tốt hơn hết.”395
23 Trong khi đó thì ở miền Nam, quân đội của chính quyền
24 Quốc Gia Việt Nam đã cung ứng nhiều đơn vị quân đội của mình
25 để làm các công tác lao dịch lều trại tạm trú cho các đồng bào di
26 cư mới từ miền Bắc mới vào Nam. Rất nhiều tổ chức từ thiện
27 tình nguyện tham gia vào việc chăm sóc, tiếp rước giúp đỡ trên
28 nhiều mặt. Các trung tâm tạm trú càng lúc càng rộng lớn với số
29 lượng di dân khổng lồ mới tới khiến cho chính quyền miền Nam
30 Quốc Gia Việt Nam chao đảo và bất lực trong việc điều động
31 nhân lực bên cạnh mối bất hòa phân tranh quyền lực tổng tư lệnh
32 quân đội Quốc Gia giữa tướng Hinh và thủ tướng Diệm vào thời
33 điểm đó. Đa số các đồng bào di cư phải tạm trú trong các lều trại
34 tại nhiều trung tâm tiếp cư khác nhau nhiều tháng trước khi được
35 đưa đi định cư ở khắp miền Nam Việt Nam.

VSTK - 3970
1 Tính đến ngày 20/11/1954 thì có tổng số người dân miền Bắc
2 di cư vào Nam là 473,000 người. Đó là không kể một số lượng
3 không nhỏ đồng bào theo đường bộ hoặc ghe thuyền tự túc vượt
4 sông Bến Hải và vĩ tuyến 17 để vào miền Nam. Chiến dịch di tản
5 Exodus ở Hải Phòng chấm dứt vào ngày 16/05/1955. Trong
6 khoản tháng /08/1954 và tháng 05/1955 có tổng cộng 620,000
7 đồng bào tị nạn CSVM miền Bắc vào miền Nam với một tương
8 lai bất định. Đa số là đồng bào Công Giáo La Mã trốn chạy vì e
9 sợ CSVM bách hại.
10 Tổng số đồng bào tị nạn nhất định sẽ cao hơn trong thời hạn
11 300 ngày ngừng bắn nếu không có sự khủng bố và ngăn chận
12 của CSVM. Điều nầy làm chấn động lương tâm của nhân loại
13 trên khắp thế giới không theo chế độ Cộng Sản đưa đến sự kêu
14 gọi cần phải có một thời gian gia hạn để đồng bào miền Bắc có
15 thể tiếp tục di cư vào miền Nam không Cộng Sản. Các thành viên
16 ký kết Anh, Pháp, Liên Sô cùng với Hoa Kỳ và thành viên Gia
17 Nã Đại của Ủy Ban Quốc Tế đình Chiến Đông Dương đều tiếng
18 đều phải lưu ý đến dư luận và lương tâm thế giới đang quan ngại
19 về tình hình CSVM ngăng chận làn sóng tị nạn ở Việt Nam.
20 Chính quyền VNDCCH đồng ý kéo dài thêm thời hạn ngừng bắn
21 không phải vì sợ dư luận thế giới phê phán nhưng là vì đã suy
22 luận và hy vọng rằng nguyên tắc tự do đi lại giữa hai miền có thể
23 lại được VNDCCH viện dẫn để áp dụng trong tương lai cho việc
24 đòi hỏi hiệp thương văn hóa, kinh tế giữa hai miền Nam, Bắc mà
25 cơ quan tuyên truyền, báo chí, đài phát thanh của họ đã và đang
26 kêu gọi từ nhiều tháng qua. Ngày 20/05/1955, VNDCCH chấp
27 nhận kéo dài thời hạn ngừng bắn đến 20/07/1955. Mặc dù tình
28 hình khủng bố và đe dọa của VM không giảm sút nhưng cũng
29 vẫn có thêm hơn 150,000 đồng bào rời khỏi miền Bắc di cư vào
30 miền Nam sau khi trung tâm tiếp cứu tị nạn Hải Phòng đóng cửa.
31 Theo Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ thì tổng cộng có khoảng 900,000
32 đồng bào di cư vào miền Nam.396
33 2. DI TẢN VŨ KHÍ ĐẠN DƯỢC VÀ QUÂN DỤNG DO HOA KỲ
34 CUNG CẤP CHO QUÂN ĐỘI VIỄN CHINH PHÁP Ở MIỀN BẮC
35 (Military Defense Assistance Program /MDAP)
36

VSTK - 3971
1 Các loại, quân cụ, quân dụng nầy được Hoa Kỳ cung cấp cho
2 quân đội viễn chinh Liên Hiệp Pháp theo Chương Trình Thụ Đắc
3 Phòng Thủ Quân Sự/MDAP ở Bắc Việt. Hoa kỳ e sợ rằng khi
4 người Pháp rút lui khỏi miền Bắc thì các hạng mục quân sự dùng
5 cho việc phòng thủ nầy trị giá trên 200 triệu đô la sẽ rơi vào tay
6 của CSVM bởi vì nó không nằm trong quy định trong vấn đề di
7 tản trong vòng 300 ngày theo quy định của Hiệp Định Geneva.
8 Pháp hứa với Hoa Kỳ là họ sẽ không bỏ lại các loại quân cụ,
9 quân dụng phòng thủ ở Hải Phòng cho CSVM. Vào tháng
10 02/1955 thì việc tháo gở và chuyển vận hầu hết các vật dụng
11 quân sự nói trên vào miền Nam, tồn trữ để phân phối cho quân
12 đội quốc gia Việt Nam, Lào Cao Miên và các quốc gia ở Viễn
13 Đông được quyền hưởng dụng theo Chương trình MDAP trong
14 tương lai.397
15 Một hạng mục dụng cụ hạng nặng dùng để trang thiết bị cho
16 mỏ than Hòn Gay ở Hải Phòng do cơ quan FOA của Hoa Kỳ
17 (Foreign Operations Administration) yểm trợ tài chánh vẫn chưa
18 được người Pháp tháo gở và chuyển đi. Tướng Cao Ủy Pháp
19 Đông Dương Paul Ély đã được chính phủ Pháp chỉ thị là không
20 được có hành vi nào có thể gây hấn với VM bởi vì VM sẽ không
21 ngồi yên để ngó người Pháp tháo gở trang thiết bị ở mỏ than Hòn
22 Gay. Mặc dù thế, sau một thời gian ngắn chần chừ, vào cuối
23 tháng 03/1955 tướng Ély đã cố gắng thực hiện việc tháo gở và
24 hoàn tất việc chuyển vận các trang thiết bị vừa kể vào Sài Gòn.
25 Tướng Collins đại sứ Hoa Kỳ ở Sài Gòn đã phúc trình về việc đó
26 như sau: “Ely said that removal of Charbonnages equipment had
27 been completed 26th. I congratulated him on this and said it was
28 owing to him that program had succeeded.”398
29 3. NỀN CÔNG NGHỆ CỦA NGƯỜI PHÁP RỜI KHỎI MIỀN BẮC

30 Sở dĩ người Pháp có thái độ chần chừ trong vấn để tháo gở


31 các trang thiết bị Công Kỹ nghệ ở miền Bắc để di dời vào miền
32 Nam là vị họ hy vọng rằng những quyền lợi thương mại của các
33 doanh gia Pháp ở miền Bắc sẽ có thể tiếp tục tồn tại dưới chế độ
34 CS sau khi quân đội Liên Hiệp Pháp rút đi hết. Chính sách của
35 người đại diện cho nước Pháp Sainteny ở miền Bắc- một người
36 được coi như là “bạn thâm tình” trước đây của chủ tịch
VSTK - 3972
1 VNDCCH- chủ trương tiếp tục sự hiện diện của người Pháp ở
2 miền Bắc Việt Nam CS trên các lãnh vực kinh tế, công nghệ và
3 văn hóa. Chính sách nầy bắt đầu xuất hiện kể từ thời cựu thủ
4 tướng Pháp gốc người Do Thái Mendès France và đến nay vẫn
5 được chính quyền tân thủ tướng Pháp Edgar Faure tiếp tục nhằm
6 thuyết phục các doanh nhân, kỹ nghệ gia Pháp ở lại miền Bắc
7 tiếp tục hợp tác, hùng hạp, làm ăn, chia phần với chính quyền CS
8 của VNDCCH. Tuy nhiên các tập đoàn doanh gia Pháp từ chối
9 nếu chính phủ Pháp không có những biện pháp bảo đảm về mặt
10 tài chánh mà họ sẽ thu hoạch được trong tương lai, một điều mà
11 chính quyền Pháp không muốn bảo đảm. Sau khi cứu xét một đề
12 nghị nhằm thuyết phụ Hồ Chí Minh quốc tế hóa ở Hải cảng Hải
13 Phòng và miễn trừ cho các cách doanh gia Pháp không bị chi
14 phối bởi luật lệ của VNDCCH trong việc khai thác, làm ăn,
15 Sainteny đã khuyến dụ chính phủ Pháp cho thí nghiệm kế hoạch
16 thiết lập những công ty hỗn hợp Việt-Pháp bằng cách chuyển
17 trao toàn bộ quyền quản lý tài vật bất động sản của Pháp ở Hải
18 Phòng cho Việt Minh để thành lập một công ty hợp tác mới
19 Pháp-Việt mà trong đó VNDCCH sẽ giữ quyền kiểm soát lợi tức.
20 Chính phủ Pháp đồng ý giải pháp thí nghiệm nầy của Sainteny và
21 địa bàn thí nghiệm Pháp được tuyển chọn là những mõ than Hòn
22 Gai ở Hải Phòng trước đây do Hoa Kỳ tiếp trợ tài chánh để người
23 Pháp khai thác cho đến nay. Bộ Ngoại Giao Pháp biện luận để
24 thuyết phục Hoa Kỳ rằng chính sách thí nghiệm nầy có lợi cho
25 các quốc gia không cộng sản khỏi phải nhìn thấy CS Trung Hoa
26 sẽ đổ xô đưa các chuyên gia kỹ thuật đến để điều hành, khai thác
27 những cơ sở doanh nghiệp và kỹ nghệ của người Pháp để lại ở
28 miền Bắc. Ngoài ra chính sách thử nghiệm nầy nếu thành công
29 thì khiến VNDCCH, giống như quốc gia CS Nam Tư của Titô,
30 sẽ không trở thành một quốc gia Cộng Sản vệ tinh của CSTH và
31 CSLS.399
32 Theo các nhân vật chính trị của chính quyền Hoa Kỳ thì quan
33 niệm của chính phủ Pháp thử nghiệm giải pháp Sainteny viễn
34 vong thiếu thực tế đối chiếu với kinh nghiệm về chế độ và chính
35 sách CS trong quá khứ. Hơn nữa đề nghị của Sainteny hợp tác
36 với CSVM thời kỳ sau Hiệp Định Geneva là phản bội và mâu
37

VSTK - 3973
1 thuẫn với chính sách ủng hộ của Pháp đối với chính quyền Quốc
2 Gia miền Nam ở Sài Gòn do Ông Diệm đang lãnh đạo. Hoa kỳ
3 cũng kết luận rằng việc hùng hạp làm ăn được tổ chức theo kiểu
4 Sainteny đề xuất sẽ không phù hợp với hình thức tổ chức thuần
5 túy của các quốc gia Tây phương không bị đặt trong tình trạng
6 phong tỏa của Hoa Kỳ đối với sự các vật dụng có tính cách chiến
7 lược được chuyên chở đến các quốc gia Cộng Sản ở vùng Viễn
8 Đông hay nói khác đi, nếu không có sự tiếp trợ của Hoa Kỳ thì
9 các hình thức làm ăn hợp tác giữa người Pháp và VNDCCH ở
10 miền Bắc sẽ không được bảo đảm vấn đề nhập cảng các nguyên
11 vật liệu có tính cách chiến lược cần yếu cho việc điều hành cơ sở
12 khai thác làm ăn Pháp-Việt. Ngoài ra, trong khi thương lượng với
13 Sainteny và đại diện điều hành mỏ than Hòn Gai, Chủ tịch
14 VNDC đòi hỏi rằng phía Việt Nam phải được hưởng 95% lợi
15 nhuận của các công ty hỗn hợp Việt-Pháp. Pháp bất mãn không
16 còn muốn tiếp tục khai thác các mõ than Hòn Gai và không còn
17 muốn ngó tới giải pháp thử nghiệm của Sainteny. Khi Việt Minh
18 tiếp thu Hải Phòng vào tháng 05/1955 thì nơi đây không còn có
19 các cơ sở doanh thương và công nghiệp của người Pháp nữa mà
20 chỉ còn lại một số rất ít chuyên gia kỹ thuật mà thôi.400
21 4.TÁI THẾT VÀ PHÁT TRIỄN KINH TẾ NÔNG NGHIỆP MIỀN BẮC
22 4.1 Chính sách cải cách ruộng đất (CCRĐ)
23 Là một trong số những vùng có số dân cư đông đúc hơn hết
24 trên thế giới, miền Bắc Việt Nam trong tiến trình lịch sử cũng là
25 một vùng nghèo kém về thực phẩm căn bản nhất là lúa thóc.
26 Nhìn từ gốc độ bên ngoài thì VNDCCH đang hạ quyết tâm thực
27 hiện một chính sách tự túc về thực phẩm để khỏi bị lệ thuộc vào
28 các nguồn cung ứng thực phẩm từ ngoại quốc qua việc làm thế
29 nào để áp dụng một đường lối sản xuất nông nghiệp tập thể khởi
30 động từng bước thận trọng nhưng kiên quyết bởi vì sau cuộc
31 chiến với thực dân Pháp, nền kinh tế nông nghiệp ở miền Bắc đã
32 bị gián đoạn và Hiệp Định Geneva đã khiến cho VNDCCH
33 không còn có thể được cung ứng tiếp tế lúa gạo từ miền Nam
34 Việt Nam. Hơn nữa, tình hình canh tác không tốt khiến cho việc
35 thu hoạch lúa thóc lâm vào tình trạng thiếu hụt tồi tệ thấp kém.
36 Mặc dù có được 100,000 tấn gạo chi viện từ CSTH nhưng mức
VSTK - 3974
1 thiếu hụt vẫn vọt cao lên đến mức 200,000 tấn vào năm 1954 và
2 700,000 tấn vào năm 1955.
3 Chính quyền VNDCCH đã đỗ tội lên đầu các thành phần địa
4 chủ cường hào ác bá miền Bắc đang phá hoại chương trình cải
5 cách nông nghiệp của chính quyền Việt Minh. Kể từ tháng
6 02/1955, chính sách hạn chế và kiểm tra khẩu phần lương thực
7 phân phát cho mỗi gia đình người dân. Mặc dù thế, mức thiếu hụt
8 tại nhiều vùng ở miền Bắc vẫn tiếp tục và giá gạo tại Hà Nội gia
9 tăng gắp đôi. Nông dân phải nộp thuế 40% trên tổng số mức thu
10 hoạch của họ. Kiểm kê thuế má và đánh thuế thật nặng và giới
11 hạn thị trường thương mại lúa gạo khiến cho hầu hết các thương
12 gia phải dẹp tiệm để chỉ còn có chính quyền độc diễn thu mua lúa
13 thóc và các loại thực phẩm khác. Thêm vào đó, sự vắng bóng các
14 thương nghiệp và chuyên gia kỹ thuật nông nghiệp ngoại quốc
15 khiến cho chính quyền phải phụ thuộc nhiều hơn vào việc nhập
16 cảng tốn hao khiến cho nền tài chánh trong nước bị thiếu hụt.
17 Đồng tiền VNDCCH bị mất giá trầm trọng đè nặng thêm trách
18 nhiệm của chính quyền song song với chính sách lao động cưỡng
19 bách khiến cho người dân miền Bắc phải ra sức người để thay thế
20 cho sức trâu bò trong tiến trình canh tác sản xuất nông nghiệp.

http://www.youtube.com/watch?v=3_tPghCGjfY&index=43&list=PLAiSP76Ta1FDDa6w_1mkEPpGRIsZ7csNC

21 Theo các chuyên viên tình báo của Hoa kỳ thì rất khó phát
22 hiện được những dấu hiệu chống đối của nhân dân miền Bắc sau
23 một năm Việt Minh làm chủ miền Bắc với chính sách áp bức, đè
24 nén của chính quyền VNDCCH sẵn sàng đàn áp, tiêu diệt không

VSTK - 3975
1 khoan nhượng những “bọn phản động” địa chủ phú nông, cường
2 hào, ác bá.
3 Một lãnh vực phát triển có kết quả đáng kể của VNDCCH
4 mà không cần phải lưu tâm đến tình cảm dư luận bất mãn của
5 dân chúng miền Bắc: đó là chương trình phục hồi và cãi tạo canh
6 tác các đồng ruộng không sản xuất. Với chương trình phục hồi
7 nầy thì vào cuối năm 1956 đã có 85% đất canh tác ở miền Bắc đã
8 được canh tác đi vào sản xuất, gia tăng 15% so với đất canh tác
9 của năm trước.401
10 Một mục tiêu chính yếu khác về chế độ cải cách ruộng đất
11 của VNDCCH là chủ trương tịch thu ruộng đất của những đại
12 điền chủ mà chủ điểm là các đất đai của giáo phận Ki Tô Giáo và
13 các công điền công thổ ở miền Bắc do tư nhân sở hữu chủ để
14 phân chia cho các thành phần dân quê làm mướn bần cố nông.
15 Đúng ra là không đến mức VNDCCH cần phải đặt ra chính sách
16 phân phát ruộng đất kiểu nầy nếu không phải là chỉ nhằm những
17 mục đích tuyên truyền hứa hẹn hoặc mưu đồ phô trương chính trị
18 bởi vì tổng số ruộng đất canh tác với diện tích tối đa 3.6 hec-ta
19 cho mỗi tập đoàn canh tác bị tịch thu thì cũng chỉ chiếm được có
20 17% trên tổng số ruộng đất ở miền Bắc. Nếu chính sách nầy
21 được áp dụng ở miền Nam Việt Nam thì đa số người nông dân
22 nghèo làm thuê làm mướn sẽ ủng hộ hoan nghinh nhiệt liệt vì đa
23 số cá nhân trung và đại điền chủ ở miền Nam là những kẻ chiếm
24 hữu những diện tích ruộng rộng lớn cò bay thẳng cánh từ thời
25 khởi đầu Pháp thuộc ở Nam KỲ hiện đang cho tá canh hoặc bỏ
26 hoang vì không có tá điền thuê mướn. Tuy vậy, việc tái phân
27 phối ruộng đất là giai đoạn khởi đầu của chính quyền miền Bắc
28 VNDCCH trong kế hoạch xã hội hóa nông nghiệp và với việc
29 tiêu diệt một thiểu số địa chủ phú nông, VSVM tin rằng sẽ loại
30 trừ được những nguồn gốc chống đối chủ nghĩa tập thể đồng
31 thời lại tạo ra được ý hướng trung thành biết ơn từ số người được
32 chia ruộng đất đối với chính quyền VNDCCH.
33 Sau khi làm chủ hoàn toàn miền Bắc Việt Nam nhờ có Hiệp
34 Định Geneva, VNDCCH chưa áp dụng khắc nghiệt chính sách
35 cải cách ruộng đất của mình đã hình thành từ trước trong những
36

VSTK - 3976
1 năm kháng chiến chống Pháp tại các vùng “giải phóng an toàn” ở
2 miền Bắc để che dấu hình tích quá khích của chế độ CS dưới mắt
3 nhìn của người Tây phương và những giai tầng nông dân của
4 miền Nam Quốc Gia Việt Nam, Tuy nhiên kể từ năm 1955, với
5 sự chỉ dẫn của các chuên gia CSTH và CSLS, Hội Đồng Kế
6 Hoạch Quốc Gia của VNDCCH đã đưa ra một kế hoạch hai năm
7 để bắt đầu cuộc cải cách ruộng đất một cách đúng mức theo hình
8 thức tổ chức của nước CS chủ chốt Trung Hoa và Liên Sô. Đảng
9 CS Việt Minh, nay đã đổi tên là Đảng Lao Động Việt Nam đã cắt
10 cử những cán bộ đầu não phụ trách thi hành kế hoạch cải cách
11 ruộng đất thực sự của trong hai năm nầy.
12 Nhiều tòa án nhân dân của từng địa phương được thành lập
13 để thanh lọc và xếp loại các giai cấp địa chủ phú nông ở miền
14 Bắc. Thành phần cốt cán của các tòa án nhân dân là các cán bộ
15 CSVM sống lẫn lộn với các dân quê nghèo khó nhằm để lèo lái,
16 khích động sự hận thù của người dân trong những phiên tòa
17 nhân dân được tổ chức nhằm đấu tố, hạ thủ, tiêu diệt cường hào,
18 địa chủ ác ôn, phú nông bóc lột trước khi tuyên bố tịch thu tài
19 sản đất đai cho chương trình cải cách ruộng đất của chính phủ.
20 Các hình thức tòa án nhân dân được tổ chức theo kiểu cách
21 CSTH để áp dụng ở miền Bắc Việt Nam thường trở thành những
22 phương tiện hợp pháp cho những cá nhân cán bộ CSVM với đầu
23 óc thoái hoá, quê mùa kém học thực hiện những hành vi cửa
24 quyền, trả thù và thỏa mãn dục vọng cá nhân hơn là vì quyền lợi
25 chính đáng của người nông dân miền Bắc Việt Nam.402

26 4.2 Sai lầm trong khi thi hành chính sách CCRĐ
27 Việc xếp hạng những nạn nhân bị phân loại là “đại điền chủ
28 ở miền Bắc không có được tới 4 mẫu ruộng” để chia lại cho một
29 tập thể khổng lồ bần cố nông là một hành vi sai lầm, bất công, vô
30 lý bởi vì không khác gì đem một hạt muối nhỏ bỏ vào biển cả
VSTK - 3977
1 cho thêm độ mặn, chẳng làm ăn thêm gì được cho người nhận
2 được phần chia hạt muối nhỏ bé.
3 Nguồn gốc phát xuất sự sai lầm của chính sách cải cách
4 ruộng đất ở miền Bắc Việt Nam có thể tìm thấy ở bài học số 5
5 của đợt học tập Chính Huấn cho cán bộ CS của Đảng Lao Động
6 do Tổng bí thư Đảng Lao Động của VNDCH Trường Chinh chủ
7 biên và cũng là Uỷ viên Bộ Chính trị được phân công cùng Đảng tổ
8 Uỷ ban cải cách ruộng đất chỉ đạo công tác phát động quần chúng
9 giảm tô và cải cách ruộng đất. Tài liệu chính trong bài học thứ 5
10 này là bản báo cáo của Trường Chinh đọc tại Đại hội I của Đảng
11 Lao động, họp tại Việt Bắc từ 14 đến 23/11/1953. Lập luận của
12 Trường Chinh trong bản báo cáo nầy được trích dẫn như sau:
13 ..........
14 I. Tại sao phải thực hiện cải cách ruộng đất trong kháng chiến?
15 .......
16 Để giải đáp những câu hỏi đó, chúng ta cần nghiên cứu vấn đề từ
17 gốc của nó.
18 1. Tình hình phân phối ruộng đất trong xã hội Việt Nam
19 Cơ sở kinh tế phong kiến ở nước ta còn khá rộng. Đại bộ phận kinh
20 tế nước ta là nông nghiệp. Dưới quyền thống trị của thực dân Pháp,
21 chủ nghĩa tư bản ra đời ở Việt Nam, xã hội Việt Nam hoàn toàn phong
22 kiến khi trước đã đổi thành xã hội có tính chất thuộc địa và nửa phong
23 kiến. Song những hình thức bóc lột theo lối phong kiến còn rất phổ
24 biến. Ruộng đất tập trung vào tay một số ít người là giai cấp địa chủ
25 phong kiến và một phần vào tay bọn thực dân Pháp. Nông dân là số
26 đông người đã dùng sức lao động của mình để khai phá đất đai, làm
27 thành ra đồng ruộng, có công sản xuất để nuôi dân tộc và giữ gìn đất
28 nước từ khi lập quốc đến nay, mà vẫn không có ruộng đất hoặc thiếu
29 ruộng đất, bị đế quốc và phong kiến áp bức, bóc lột thậm tệ.
30 Ruộng đất trồng lúa và hoa màu trong cả nước (không kể những
31 đất trồng cây công nghiệp như chè, cà phê, cao su, v.v. của bọn
32 thực dân) gồm hơn 5 triệu hécta. Nếu ước lượng toàn quốc có 5
33 triệu hộ thì với số ruộng đất trên đây, mỗi hộ có thể có gần 3 mẫu
34 Bắc Bộ. Nhưng trong thực tế một nửa số hộ ở Việt Nam không có
35 ruộng đất.
36 Trong số hơn 5 triệu hécta trên đây, thực dân Pháp đã chiếm
37 đoạt 9%; ruộng công và nửa công nửa tư là 10,2%; ruộng nhà thờ
38 công giáo là 1%; địa chủ Việt Nam chiếm gần 50%.
39 Như thế là thực dân Pháp, địa chủ Việt Nam và nhà thờ công
40 giáo chiếm đến 60% tổng số ruộng đất trồng trọt trong nước. Đấy
41 là chưa kể những đất đai có nguồn lợi khác, như đồn điền cà phê,
VSTK - 3978
1 cao su, rừng cây lấy gỗ, v.v. của bọn đại địa chủ Việt Nam và bọn
2 thực dân.
3 Ruộng đất công và nửa công nửa tư ở Việt Nam từ bao đời nay vẫn
4 bị bọn địa chủ phong kiến chiếm đoạt và lợi dụng, cũng coi như ruộng
5 đất phong kiến. Cho nên tính ước lượng, có thể nói bọn thực dân và
6 giai cấp địa chủ chiếm trên 70% ruộng đất ở Việt Nam, còn nông
7 dân gần 90% số dân chỉ có dưới 30% ruộng đất.
8 2. Hai trở lực lớn ngǎn cản bước tiến của xã hội Việt Nam
9 Không đầy 5% số dân là giai cấp địa chủ bóc lột 90% số dân là nông
10 dân bằng tô cao, tức nặng, v.v.. Đó là chưa kể những hình thức bóc lột
11 có tính chất hoàn toàn trung cổ ở những vùng thiểu số có chế độ thổ
12 ty, lang đạo, phìa tạo, cà rá. Bọn địa chủ cường hào lại nắm quyền thế
13 ở nông thôn, đánh đập nông dân, cướp ruộng, cướp vợ, cướp nhà của
14 nông dân một cách vô cùng tàn nhẫn. Chế độ áp bức, bóc lột của
15 phong kiến thật là vô nhân đạo!
16 Từ khi đế quốc Pháp thống trị Việt Nam, giai cấp địa chủ Việt Nam
17 lại dựa vào thế lực đế quốc để áp bức, bóc lột nông dân Việt Nam
18 nặng nề thêm. Một số khá đông nông dân quanh nǎm đầu tắt mặt tối
19 mà vẫn ǎn đói, mặc rách. Dưới chế độ thực dân và nửa phong kiến,
20 gặp tai nạn bất thường, nông dân lao động chết đói rất nhiều. Cuối
21 nǎm 1944 và đầu nǎm 1945, hai triệu nông dân chết đói vì bọn đế
22 quốc phát xít Nhật - Pháp vơ vét tàn nhẫn và giai cấp địa chủ phong
23 kiến bóc lột dã man.
24 Với hình thức bóc lột phong kiến, từ trước đến nay giai cấp địa chủ
25 ngồi mát ǎn bát vàng, không cần cải tiến kỹ thuật canh tác, trái lại
26 phản đối cải tiến kỹ thuật, kìm hãm sức sản xuất. Nông dân bị bóc lột
27 nặng nề, cho nên không phấn khởi sản xuất, không muốn và cũng
28 không có phương tiện cải tiến kỹ thuật. Nông dân là số người tiêu thụ
29 lớn nhất trong nước, nhưng nghèo khổ, thiếu thốn, sức mua sút kém;
30 thị trường trong nước bị co hẹp; công thương nghiệp ở nước ta vì vậy
31 khó phát triển. Công thương nghiệp không phát triển ảnh hưởng trở lại
32 làm cho nông nghiệp không đủ điều kiện phát triển nhanh.
33 Đế quốc và phong kiến là hai trở lực lớn nhất trên con đường tiến
34 lên của xã hội Việt Nam hiện nay. Nhân dân Việt Nam cần phải phá
35 tan hai trở lực đó, đánh thông đường cho xã hội Việt Nam phát triển;
36 phá tan những xiềng xích thực dân và phong kiến, giải phóng lực
37 lượng sản xuất, giải phóng nhân dân, giải phóng dân tộc.
38 3. Về nhiệm vụ và tính chất của cách mạng Việt Nam
39 Đế quốc và phong kiến là hai lực lượng phản động nhất câu kết với
40 nhau để thống trị Việt Nam đã hơn 80 nǎm nay. Chính bọn phong kiến
41 nhà Nguyễn đã bán nước cho đế quốc Pháp, và sau khi đế quốc Pháp
42 chiếm nước ta, chúng đã biến thành ngụy quyền, làm tay sai cho đế
43 quốc. Đế quốc dùng phong kiến làm chỗ dựa để xâm lược Việt Nam.
VSTK - 3979
1 Phong kiến Việt Nam ôm chân đế quốc để duy trì quyền lợi ích kỷ.
2 Ngụy quyền Bảo Đại và phe lũ bù nhìn hiện nay tiêu biểu cho giai cấp
3 địa chủ phong kiến và tư sản mại bản, đang tích cực chống kháng
4 chiến, phản nước, hại nòi. Đế quốc và phong kiến là hai đối tượng chủ
5 yếu của cách mạng Việt Nam, hai kẻ thù chủ yếu của nhân dân Việt
6 Nam.
7 Muốn đánh đổ đế quốc phải đồng thời đánh đổ phong kiến. Ngược
8 lại, muốn đánh đổ phong kiến phải đồng thời đánh đổ đế quốc. Hai
9 nhiệm vụ phản đế và phản phong kiến khắng khít với nhau, không thể
10 tách rời.
11 Cần chống những tư tưởng tách rời hai nhiệm vụ phản đế
12 và phản phong kiến hoặc cho rằng chỉ có đế quốc mới là kẻ thù chủ
13 yếu, còn phong kiến là kẻ thù phụ.
14 Từ lâu Xtalin đã nói:
15 "Thực chất của vấn đề dân tộc là vấn đề nông dân".
16 4. Chính sách ruộng đất của Đảng và Chính phủ ta
17 Dựa trên cơ sở nhận định trên đây về tình hình xã hội Việt Nam, về
18 tính chất và nhiệm vụ cách mạng Việt Nam, chính sách ruộng đất của
19 ta phải như thế nào?
20 Mục đích của chính sách đó là:
21 - Xoá bỏ quyền đế quốc chiếm hữu ruộng đất ở nước ta, xoá bỏ chế
22 độ phong kiến chiếm hữu ruộng đất, thực hiện chế độ sở hữu ruộng
23 đất của nông dân, thực hiện khẩu hiệu người cày có ruộng.
24 - Giải phóng sức sản xuất khỏi quan hệ phong kiến, tạo điều kiện
25 phát triển sản xuất, phát triển nông nghiệp và công thương nghiệp, làm
26 cho nước nhà ra khỏi tình trạng lạc hậu về kinh tế, xây dựng cơ sở
27 kinh tế dân chủ nhân dân.
28 - Cải thiện đời sống cho nông dân, bồi dưỡng sức dân, bồi dưỡng lực
29 lượng kháng chiến, duy trì và đẩy mạnh cuộc kháng chiến lâu dài đặng
30 tiêu diệt thực dân Pháp và can thiệp Mỹ, đánh đổ ngụy quyền, hoàn
31 thành giải phóng dân tộc, phát triển dân chủ nhân dân và góp phần bảo
32 vệ hoà bình và dân chủ trên thế giới.
33 - Đập tan uy thế chính trị của địa chủ phong kiến, thực hiện ưu
34 thế chính trị của nông dân lao động ở nông thôn, giải phóng nông
35 dân khỏi ách phong kiến, cường hào; chỉnh đốn các tổ chức quân,
36 dân, chính, Đảng ở địa phương.
37 Muốn đạt mục đích ấy, phải cải cách ruộng đất. Song vì do lực
38 lượng đối sánh giữa ta và đế quốc quyết định, vì mục đích cần thiết
39 tập trung lực lượng đánh đổ kẻ thù chủ yếu nhất là chủ nghĩa đế quốc
40 và làm tê liệt sức phản kháng của giai cấp địa chủ phong kiến trong
41 một thời gian nhất định, cho nên chính sách ruộng đất của ta tiến hành
42 theo ba bước:
VSTK - 3980
1 1. Tịch thu ruộng đất của đế quốc và Việt gian, chia lại ruộng
2 công và sử dụng ruộng vắng chủ; tập trung mũi nhọn của chính
3 sách ruộng đất vào bọn đế quốc và bè lũ phong kiến phản động
4 nhất.
5 2. Giảm tô, giảm tức, hoãn nợ và xoá nợ, làm yếu thế lực kinh tế
6 và bước đầu hạ uy thế chính trị của giai cấp địa chủ phong kiến ở
7 nông thôn, bước đầu bồi dưỡng lực lượng nông dân lao động.
8 3. Cải cách ruộng đất, xoá bỏ quyền phong kiến chiếm hữu
9 ruộng đất, tiêu diệt thế lực chính trị của phong kiến, thực hiện
10 khẩu hiệu người cày có ruộng và nông dân lao động hoàn toàn
11 làm chủ nông thôn.
12 Bước thứ nhất chuẩn bị cho bước thứ hai, bước thứ hai chuẩn bị cho
13 bước thứ ba.
14 Ta đang ở bước thứ hai. Nay đã đến lúc cần phải chuyển sang
15 bước thứ ba.
16 5. Tại sao phải thực hiện cải cách ruộng đất trong kháng chiến?
17 Trước cuộc chiến tranh ngày thêm ác liệt, giai cấp địa chủ phong
18 kiến ngày càng phản động, tư tưởng đầu hàng và thất bại của nó ngày
19 càng tǎng. Ta càng đẩy mạnh việc thi hành những chính sách dân chủ
20 cần thiết (chính sách ruộng đất, chính sách thuế nông nghiệp, v.v.),
21 giai cấp địa chủ phong kiến càng phản ứng mạnh, càng câu kết chặt
22 chẽ với đế quốc, chống lại kháng chiến, chống lại chính quyền nhân
23 dân.
24 Chứng cớ là trong phát động quần chúng giảm tô hiện nay, qua quần
25 chúng tố khổ, chúng ta đã khám phá ra nhiều vụ địa chủ tổ chức gián
26 điệp, lấy tin cho địch, làm cơ sở cho biệt kích của địch, hoặc lập ra
27 những tổ chức phản động, phá các chính sách thuế khoá, ruộng đất,
28 dân công, sản xuất, v.v. của Chính phủ ta. ở một số địa phương, chúng
29 lợi dụng chi bộ, chính quyền, nông hội và Liên Việt xã để tiếp tục áp
30 bức và bóc lột nông dân, phá hoại kháng chiến, phá hoại chính sách.
31 Trong phát động quần chúng giảm tô đợt hai vừa rồi, phản ứng của
32 địa chủ khá mạnh. Có tên giết cán bộ, đốt nhà nông dân, bỏ thuốc độc
33 xuống giếng, cầu cứu đế quốc và ngụy quyền, chỉ điểm cho máy bay
34 bắn phá trụ sở nông hội, v.v.. Còn thực dân Pháp thì đánh thọc ra vùng
35 tự do để phá rối cuộc phát động quần chúng của ta ở Liên khu 3 và
36 Liên khu 4.
37 Địa chủ phong kiến phản động thật là bọn tay sai của đế quốc
38 xâm lược và đế quốc xâm lược là quan thầy của địa chủ phong
39 kiến phản động.
40 6. Kiểm điểm chính sách ruộng đất và việc thi hành chính sách
41 ruộng đất của Đảng
42 . . . . .Chính sách đoàn kết dân tộc rất đúng và rất cần thiết.

VSTK - 3981
1 Nhưng mấy nǎm gần đây, chúng ta đã quan niệm một chiều về chính
2 sách đoàn kết rộng rãi dân tộc để kháng chiến, chúng ta lại thiếu kinh
3 nghiệm, không thấy hết yêu cầu và triển vọng của cuộc kháng chiến
4 lâu dài. Chúng ta có phần xem nhẹ vai trò của nông dân trong kháng
5 chiến và trong cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân.
6

7 Mặt khác, chúng ta đã máy móc áp dụng kinh nghiệm cách


8 mạng Trung Quốc trong thời kỳ kháng Nhật; không thấy rằng
9 trong tám nǎm kháng Nhật, cách mạng Trung Quốc chỉ giảm tô là vì
10 lúc đó nhân dân Trung Quốc có một đối tượng hợp tác chống Nhật là
11 chính quyền của Tưởng Giới Thạch, tiêu biểu cho giai cấp địa chủ và
12 giai cấp tư sản quan liêu Trung Quốc. Còn ta thì trái lại, trong kháng
13 chiến không có đối tượng hợp tác như thế, cho nên ta không cần phải
14 tự hạn chế trong bước giảm tô.
15 Những sai lầm, thiếu sót trên đây không những đã ảnh hưởng đến
16 việc không kịp thời đề ra vấn đề cải cách ruộng đất và kịp thời chuẩn
17 bị thực hiện cải cách ruộng đất, mà còn ảnh hưởng ngay đến công tác
18 thực hiện giảm tô nữa.
19 .........
20 Về thi hành chính sách, sai lầm chủ yếu của ta trước đây là không
21 nhận rõ việc thực hiện chính sách ruộng đất của Đảng và Chính phủ . .
22 . . Rốt cuộc, địa chủ ngoan cố, không chịu thi hành đúng chính sách
23 của Đảng và Chính phủ, còn nông dân thì không được giáo dục ý thức
24 giai cấp và tổ chức mạnh mẽ để đấu tranh. Chính sách ruộng đất có
25 nơi không được thực hiện, có nơi thực hiện một cách nửa vời. Cá biệt
26 cũng có nơi biến cuộc vận động thực hiện chính sách ruộng đất thành
27 cuộc đấu tranh chính trị quá trớn, "tả" khuynh, thiếu sách lược.
28 Ruộng đất của đế quốc và Việt gian tịch thu từ Cách mạng Tháng
29 Tám đã tạm cấp cho nông dân nghèo. Song những nông dân đó không
30 được giúp đỡ bao nhiêu trong việc phát triển sản xuất. Từ nǎm 1949
31 trở đi, nhiều nơi tuy có giảm tô, nhưng vì không phát động nông
32 dân đấu tranh, cho nên hầu hết địa chủ không chịu giảm đúng
33 mức, hoặc bề ngoài nói giảm mà bên trong không giảm, hoặc giảm
34 tay này lấy lại tay kia.
35 7. Đường lối chung của Đảng ở nông thôn hiện nay
36 Muốn thực hiện cải cách ruộng đất, điều quan trọng bậc nhất là phải
37 định rõ đường lối chung của Đảng ở nông thôn hiện nay. Như Hồ Chủ
38 tịch đã nói, đường lối đó là "dựa hẳn vào bần cố nông, đoàn kết chặt
39 chẽ với trung nông, liên hiệp phú nông, tiêu diệt chế độ bóc lột phong
40 kiến từng bước và có phân biệt, phát triển sản xuất, đẩy mạnh kháng
41 chiến".
42 Cố nông là vô sản và bần nông là nửa vô sản ở nông thôn. Bần cố
43 nông chiếm khoảng trên dưới 50% nhân khẩu ở nông thôn. Họ là
44 những người lao động nhiều nhất, nhưng lại nghèo khổ nhất ở
45 nông thôn. Họ không có ruộng đất hoặc chỉ có một phần rất ít. Từ
VSTK - 3982
1 bao đời nay, họ bị địa chủ phong kiến (vua quan, cường hào) và
2 đế quốc áp bức, bóc lột nặng nề. Cách mạng Tháng Tám mới mang
3 lại cho họ rất ít ruộng đất. Bần cố nông thiết tha nhất với khẩu hiệu
4 người cày có ruộng. Họ hǎng hái cách mạng, tích cực kháng chiến và
5 kiên quyết chống phong kiến nhất ở nông thôn. Vì vậy, muốn thực
6 hiện cải cách ruộng đất, phải dựa hẳn vào bần cố nông, tin tưởng ở
7 tinh thần đấu tranh cách mạng của bần cố nông, phát huy tác dụng
8 trung kiên của họ, thoả mãn yêu cầu của họ; đồng thời, giáo dục họ,
9 làm cho họ không vì quyền lợi trước mắt mà quên quyền lợi lâu dài
10 của cách mạng.
11 Trên cơ sở dựa vào bần cố nông, phải đoàn kết trung nông. Vì
12 trung nông cũng là nông dân lao động, cũng bị đế quốc và phong kiến
13 áp bức, bóc lột nặng nề. Trung nông chiếm trên dưới 40% nhân khẩu
14 ở nông thôn, có nhiều kinh nghiệm sản xuất. Họ là một lực lượng cách
15 mạng đáng kể. Có đoàn kết trung nông, bần cố nông mới không bị cô
16 lập và mới thêm sức mạnh chống giai cấp địa chủ. Muốn đoàn kết
17 trung nông, phải chiếu cố lợi ích của trung nông, giáo dục trung nông
18 về quyền lợi giai cấp, về khẩu hiệu bần cố trung nông đoàn kết một
19 nhà.
20 Đối với phú nông, chính sách của ta hiện nay là về chính trị liên
21 hiệp phú nông, về kinh tế bảo tồn kinh tế phú nông, không đụng
22 chạm đến kinh tế phú nông. Phú nông vẫn được thuê mướn nhân
23 công, tǎng gia sản xuất.
24

25 Liên hiệp phú nông thì cô lập được giai cấp địa chủ để dễ đánh đổ
26 nó, đưa phú nông vào hàng ngũ chống đế quốc và chống phong kiến,
27 đồng thời cũng ổn định được tinh thần của trung nông.
28

29 Dựa hẳn vào bần cố nông, đoàn kết chặt chẽ với trung nông, liên
30 hiệp phú nông là cốt để xoá bỏ quyền phong kiến chiếm hữu
31 ruộng đất từng bước và có phân biệt, nhằm phát triển sản xuất,
32 đẩy mạnh kháng chiến.
33 Nói về toàn bộ chính sách, tịch thu ruộng đất của Pháp và Việt gian
34 là bước thứ nhất, giảm tô, giảm tức là bước thứ hai, cải cách ruộng đất
35 là bước thứ ba. Ta giảm tô trước để chuẩn bị điều kiện tiến lên cải
36 cách ruộng đất, đó là tiến hành từng bước một cách chắc chắn
37 Đó là tinh thần và nội dung cơ bản của đường lối chung của Đảng ở
38 nông thôn hiện nay. Muốn thực hiện tốt cải cách ruộng đất phải thấm
39 nhuần đường lối đó.
40 II. Xoá bỏ quyền đế quốc và phong kiến chiếm hữu ruộng đất
41 ở nước ta như thế nào?
42 1. Những đặc điểm của tình hình Việt Nam hiện nay cần chú ý
43 trong cải cách ruộng đất
44 Vì vậy, phương châm định ra chính sách cải cách ruộng đất và kế
45 hoạch thực hiện chính sách đó có thể bao gồm những điểm dưới đây:
VSTK - 3983
1 a) cần chú trọng phân biệt đối xử với các hạng địa chủ, triệt để phân
2 hoá giai cấp địa chủ.
3 b) Cần phân biệt xử lý các loại ruộng đất khác nhau,
4 c) Cần xử lý thích đáng đối với việc phân tán ruộng đất của địa chủ,
5 d) Phải tiến hành cải cách ruộng đất từng bước một, nơi nào có đủ
6 điều kiện thì làm trước, chưa đủ điều kiện thì làm sau, không thể làm
7 ào một lượt;
8 đ) Cần phải vừa làm vừa đào tạo và bồi dưỡng cán bộ. Các cơ quan
9 lãnh đạo cũng phải qua công tác thực tế mà học tập thêm kinh nghiệm,
10 bổ sung chính sách, chấn chỉnh và tǎng cường.
11 2. Những biện pháp dùng để xoá bỏ quyền đế quốc và phong kiến
12 chiếm hữu ruộng đất ở nước ta
13 Bọn đế quốc, thực dân đi cướp nước ta. Chúng không có quyền
14 chiếm hữu ruộng đất ở nước ta.
15 Giai cấp địa chủ phong kiến là phản động. Quyền chiếm hữu ruộng
16 đất của nó là bất hợp pháp. Song thực tế ở nước ta hiện nay có ba
17 hạng địa chủ: địa chủ Việt gian, phản động, cường hào gian ác,
18 địa chủ thường và địa chủ tham gia kháng chiến, trong đó có một
19 số ít là nhân sĩ dân chủ. Ruộng đất cũng có từng loại khác nhau:
20 ruộng đất của đế quốc, ruộng đất của phong kiến, ruộng đất của nông
21 dân, ruộng đất của Nhà nước, v.v.. Trong ruộng đất phong kiến, có
22 ruộng đất của địa chủ, ruộng đất công, ruộng đất nửa công nửa tư,
23 ruộng đất của tôn giáo, v.v..
24 Vì mục đích phân biệt đối xử với các hạng địa chủ và phân biệt xử lý
25 các loại ruộng đất, nên dùng những biện pháp dưới đây để xoá bỏ
26 quyền đế quốc và phong kiến chiếm hữu ruộng đất ở nước ta:
27 Đối với ruộng đất của bọn đế quốc, thực dân thì nhất loạt tịch thu
28 (không bồi thường).
29 Đối với ruộng đất của địa chủ phong kiến thì dùng ba biện pháp:
30 1. Tịch thu (không bồi thường),
31 2. Trưng thu (không bồi thường),
32 3. Trưng mua (bắt buộc phải bán theo giá Nhà nước quy định).
33 Tịch thu là một cách xử trí và một hình thức trừng phạt đối với
34 bọn phản cách mạng, bọn phạm tội ác với kháng chiến, với nhân
35 dân. Cần tịch thu ruộng đất, tài sản của những địa chủ là Việt
36 gian, phản động, cường hào
37 Như thế là dùng ba biện pháp tịch thu, trưng thu và trưng mua để
38 phân biệt đối xử với địa chủ tuỳ theo thái độ chính trị của mỗi hạng
39 địa chủ.
40 3. Tịch thu, trưng thu, trưng mua theo thành phần giai cấp, chứ
41 không theo diện tích ruộng đất

VSTK - 3984
1 Chính sách ruộng đất của ta trong giai đoạn cách mạng này là nhằm
2 xoá bỏ quyền đế quốc và phong kiến chiếm hữu ruộng đất, tiêu diệt
3 chế độ bóc lột phong kiến của giai cấp địa chủ. Vì vậy, ngoài ruộng
4 đất, tài sản của đế quốc cần tịch thu ra, ta chủ trương tịch thu,
5 trưng thu, trưng mua ruộng đất của giai cấp địa chủ, chứ không
6 tịch thu, trưng thu, trưng mua theo diện tích ruộng đất từ bao nhiêu
7 mẫu trở lên.403
*
8 Dấu hiệu bất mãn của các tầng lớp nông dân miền Bắc xuất
9 hiện hầu hết các nơi ở miền Bắc đối với những sai trái quá mức
10 của chương trình CCRĐ và mở màn cho những tình trạng chống
11 đối khiến chính quyền VNDCCH phải áp dụng nhiều biện pháp
12 sửa sai nhưng đã quá trễ.
13 Trước khi Tổng Bí Thư Đảng Lao Động Trường Chinh ra
14 tường trình chính sách CCRĐ trước Đại Hội Đảng vào tháng
15 11/1953 như vừa trích dẫn ở phần trên thì ngày 05/02/1953,
16 chính chủ tịch VNDCCH đã phải lên tiếng xác nhận đã trong quá
17 khứ và hiện tại có nhiều khuyết điểm trong khi thi hành chính
18 sách CCRĐ qua một bức thư gửi HỘI NGHỊ NÔNG VÂN VỤ DÂN VẬN
19 TOÀN QUỐC như sau:404

20 Thân ái gửi Hội nghị nông vận vụ dân vận,


21 Các đồng chí,
22 Nông dân lao động là một lực lượng rất to lớn của dân tộc, một đồng
23 minh rất chắc chắn của giai cấp công nhân.
24 Muốn kháng chiến thắng lợi, kiến quốc thành công ắt phải dựa vào
25 quần chúng nông dân. Muốn dựa vào nông dân ắt phải bồi dưỡng lực
26 lượng của họ. Muốn nông dân có lực lượng dồi dào thì phải làm cho
27 họ có ruộng cày, có cơm ăn, áo mặc, nhà ở.
28 Đảng và Chính phủ đề ra chính sách ruộng đất đã lâu. Nhưng đến
29 nay, chính sách ấy chưa được thực hiện triệt để; nông dân lao động
30 vẫn chưa được hưởng quyền lợi chính đáng của họ.
31 Khuyết điểm ấy, một phần là do Trung ương đôn đốc, kiểm tra
32 không chặt chẽ. Nhưng phần lớn là do cán bộ:
33 - Không nắm vững chính sách của Đảng và Chính phủ,
34 - Không đi đúng đường lối quần chúng,
35 - Không nhận rõ vai trò quan trọng của nông dân,
36 - Không săn sóc đến đời sống của nông dân,
37 - Làm việc thì quan liêu, mệnh lệnh, bao biện; không làm gương
38 mẫu, thậm chí tự tư tự lợi, làm trái hẳn chính sách của Đảng và
39 Chính phủ.
40 Vì cán bộ ta mắc những khuyết điểm ấy, cho nên địa chủ phong kiến
41 vẫn nắm quyền kinh tế và chính trị ở nông thôn, nông dân vẫn bị áp
VSTK - 3985
1 bức bóc lột, và thuế nông nghiệp, dân công, tăng gia sản xuất đều
2 không được như mức đã định.
3 Năm nay, chúng ta nhất định phải phát động quần chúng triệt để
4 giảm tô, thực hiện giảm tức và giành ưu thế chính trị cho nông dân.
5 Đó là một công tác trung tâm mà Đảng, Chính phủ và toàn dân phải
6 thực hiện cho kỳ được.
7 Phát động quần chúng là một việc rất quan trọng và cũng rất phức
8 tạp, cho nên phải chuẩn bị rất kỹ càng, phải có phương châm rõ ràng,
9 kế hoạch đầy đủ, cách làm chắc chắn. Trước nhất là:
10 - Lập trường giai cấp của cán bộ phải vững chắc dứt khoát, "đứng
11 về phía nào? phục vụ quyền lợi ai?", tư tưởng của cán bộ phải đánh
12 thông.
13 Có như thế, mới thi hành đúng chính sách của Đảng và Chính phủ,
14 mới đi đúng đường lối quần chúng, mới phát động được quần chúng
15 nông dân thực hiện chính sách ruộng đất.
16 Mong các cô các chú nghiên cứu kỹ lưỡng, bàn bạc thấu suốt, áp
17 dụng đúng đắn những chỉ thị và tài liệu về việc phát động quần chúng.
18 Chúc các đại biểu mạnh khoẻ. Chúc Hội nghị thành công.
19 Chào thân ái và quyết thắng
20 Ngày 5 tháng 2 năm 1953
21 Hồ Chí Minh
22 4.3 Những sai trái trong khi thi hành chính sách CCRĐ
23 Sau khi nghe báo cáo của Bộ Chính trị, của Đảng tổ Uỷ ban
24 cải cách ruộng đất Trung ương và của Ban Tổ chức Trung ương
25 về công tác cải cách ruộng đất và công tác chỉnh đốn tổ chức,
26 Hội nghị Trung ương lần thứ 10 (mở rộng) từ ngày 25-8 đến
27 ngày 5-10-1956 đã thảo luận các bản báo cáo đó, chủ yếu là để
28 kiểm điểm việc thực hiện đường lối chính sách do Trung ương đã
29 đề ra về công tác cải cách ruộng đất và công tác chỉnh đốn tổ
30 chức và vạch rõ vấn đề sai trái của việc thi hành chính sách
31 CCRĐ như sau:
32 “Tuy nhiên, trong cuộc vận động giảm tô và cải cách ruộng đất, về mặt
33 lãnh đạo, nhất là trong việc chỉ đạo thực hiện, chúng ta đã phạm nhiều
34 sai lầm. Đó là những sai lầm nghiêm trọng, phổ biến, kéo dài về nhiều
35 mặt, những sai lầm về những vấn đề nguyên tắc, trái với chính sách của
36 Đảng, trái với nguyên tắc và điều lệ của một đảng theo chủ nghĩa Mác -
37 Lênin, trái với chế độ pháp luật của nhà nước dân chủ nhân dân. Những
38 sai lầm đó không những đã hạn chế những thắng lợi đã thu được, mà lại
39 gây ra những tổn thất rất lớn cho cơ sở của Đảng, của chính quyền, của
40 các tổ chức quần chúng, ảnh hưởng tai hại đến chính sách mặt trận của
41 Đảng ở nông thôn cũng như ở thành thị, ảnh hưởng nhiều đến tình cảm
42 và đời sống bình thường của nhân dân ta, làm cho tình hình nông thôn
43 cǎng thẳng, ảnh hưởng đến tinh thần đoàn kết và phấn khởi trong Đảng
VSTK - 3986
1 và trong nhân dân, đến công cuộc củng cố miền Bắc, đến sự nghiệp đấu
2 tranh để thực hiện thống nhất nước nhà.
3 Những sai lầm nói trên đã có từ lúc đầu, nhưng càng về sau thì càng
4 thêm nặng, nhất là từ khi hoà bình lập lại, trong giảm tô đợt 7 và đợt 8,
5 trong cải cách ruộng đất đợt 4 và đợt 5.
6 Về việc chấp hành đường lối nông thôn của Đảng . . . . .Nhưng vì
7 không nắm vững chính sách nên ở nhiều nơi trong việc phân định
8 thành phần giai cấp là một vấn đề quan trọng, nhiều người đã bị
9 vạch lầm thành phần. . . . .
10 . . . .Về việc phát động quần chúng đánh đổ giai cấp địa chủ, kết hợp
11 trấn áp bọn phá hoại hiện hành . . . . . dùng phương pháp cưỡng bức
12 và trấn áp thay cho phát động quần chúng, truy bức, nhục hình
13 một cách phổ biến, cho nên việc đánh địch càng đi tới càng mất
14 phương hướng, đánh tràn lan, đánh vào địch và đánh cả vào ta. Vì
15 đánh giá sai tổ chức của Đảng, của chính quyền, của các đoàn thể quần
16 chúng, cho nên đã coi tổ chức của ta là do địch lũng đoạn, do đó đã bắt
17 bớ và xử trí bừa bãi những nông dân vô tội, đả kích mù quáng vào
18 nhiều đảng viên và cán bộ tốt của Đảng, chính quyền và đoàn thể
19 quần chúng.405
20 4.4 Những biện pháp sửa sai chính sách CCRĐ từ mùa Hè 1956
21 Trước những sai lầm nghiêm trọng này, tháng 9 năm 1956, theo
22 Quyết định [*lưu ý: không phải là Quyết Nghị của Hội nghị Trung ương
23 lần thứ 10 (mở rộng)] của của Ủy Ban Chấp Hành Trung Ương
24 Đảng hiện diện trong Hội nghị Trung ương lần thứ 10 (mở rộng)
25 kể trên Trường Chinh đã buộc phải từ chức Tổng Bí thư và lãnh đạo
26 Đảng CSVN, cách chức Bộ Chính trị Hoàng Quốc Việt, cũng như
27 cách chức Ủy viên TU Đảng Hồ Viết Thắng. Đến tháng 10 năm 1956,
28 tướng Võ Nguyên Giáp, đã phải thừa nhận sai lầm và phát động chiến
29 dịch sửa sai.
30 Cũng theo Quyết định của Ủy Ban Chấp Hành Trung Ương
31 Đảng hiện diện trong Hội nghị Trung ương lần thứ 10 (mở rộng)
32 kể trên thì nội dung sửa chữa sai lầm sẽ quy định theo 12 điểm
33 chính sách như sau:
34 1. Đối với những chi bộ bị giải tán hoặc bị đǎng ký sai, nay
35 đều phải tuyên bố xoá bỏ các quyết định ấy.
36 Lịch sử các đảng bộ tỉnh, huyện, chi bộ đã bị kết luận sai
37 hoặc bị xuyên tạc, nay đều phải xoá bỏ những kết luận ấy.
38 Tất cả các đảng viên bị xử trí sai đều phải được trả lại đảng
39 tịch. Những đảng viên thuộc thành phần địa chủ, phú nông đủ

VSTK - 3987
1 tiêu chuẩn đảng viên, nhưng trong cải cách ruộng đất và chỉnh
2 đốn tổ chức đã bị xử trí sai, nay cũng đều được trả lại đảng tịch.
3 Đối với những đảng viên và cán bộ đã hy sinh vì bị xử trí oan
4 thì nay phải tuyên bố huỷ án cũ, trả lại danh dự, đảng tịch; chính
5 quyền và đoàn thể phải đặc biệt chú trọng an ủi, giúp đỡ gia đình
6 các đồng chí đó.
2. Cán bộ và những người dân bị xử trí sai đều được sửa lại:
7 về chính trị, được khôi phục công quyền, danh dự, công tác.
8 Những người bị bắt oan đều phải được trả lại tự do. Về kinh tế,
9 họ sẽ được đền bù thích đáng, được giúp đỡ sinh sống. Tất cả
10 những huân chương, bằng khen, huy hiệu đã bị tước hoặc bị mất,
11 đều phải được trả lại.
12 Phải đặc biệt chú trọng các cán bộ ngoài Đảng và người dân
13 vì bị xử trí oan mà phải hy sinh; ngoài việc tuyên bố huỷ bỏ án
14 cũ, trả lại danh dự, công quyền, thì chính quyền và đoàn thể phải
15 hết sức an ủi và giúp đỡ gia đình của họ.
16 3. Phải chấp hành đúng chính sách ưu đãi đối với quân nhân
17 cách mạng, quân nhân phục viên, thương binh, gia đình liệt sĩ,
18 gia đình của những người có công với cách mạng, gia đình cán
19 bộ, gia đình bộ đội và gia đình nhân sĩ dân chủ.
20 4. Sửa lại thành phần cho những người bị quy lầm lên địa
21 chủ, phú nông, hoặc bị quy lầm là có ít ruộng đất phát canh. Xoá
22 bỏ việc vạch thành phần bóc lột khác, ai đã bị vạch thành phần
23 đó, đều phải sửa lại. Người nào đã được sửa thành phần thì họ
24 được hưởng mọi quyền lợi chính trị theo thành phần của họ; về
25 kinh tế họ được đền bù thích đáng để làm ǎn sinh sống.
26 Việc đền bù tài sản cho những người bị quy lầm thành phần
27 lên địa chủ hoặc bị xử trí sai sẽ do nông dân bàn bạc để giải
28 quyết trên tinh thần đoàn kết, nhân nhượng, thương lượng ổn
29 thoả, giúp đỡ lẫn nhau, để đủ điều kiện làm ǎn sinh sống, nhưng
30 nói chung, tránh đụng đến những quyền lợi nông dân đã được
31 chia trong giảm tô và cải cách ruộng đất.
32 5. Đối với phú nông, không được coi như địa chủ. Phải thực
33 hiện đúng chính sách liên hiệp phú nông.
34 Đối với địa chủ thì thi hành đúng những điều đã quy định đối
35 với địa chủ sau cải cách ruộng đất.

VSTK - 3988
1 6. Phải chấp hành đúng chính sách tôn giáo. Nơi nào để lại
2 ruộng đất cho nhà chung, nhà chùa, từ đường họ không đúng
3 chính sách thì phải điều chỉnh lại ruộng đất cho đúng.
4 7. Phải chấp hành đúng chính sách dân tộc, sửa chữa những
5 sai lầm đụng chạm đến phong tục tập quán của đồng bào thiểu
6 số.
7 8. Phải điều chỉnh lại diện tích và sản lượng cho đúng để
8 nhân dân yên tâm sản xuất và đóng góp được công bằng. Chỗ
9 nào sai thì sửa, không sửa lại tràn lan.
10 9. Phải gấp rút cứu giúp những người vì sai lầm trong cải
11 cách ruộng đất mà hiện bị đau ốm nặng hoặc không có cách gì
12 sinh sống, chú trọng cứu giúp người già, trẻ con, bất cứ họ thuộc
13 thành phần nào.
14 10. Bỏ tất cả những lệnh quản chế đối với những người bị
15 quy oan là phản động, hoặc cường hào gian ác, bất cứ thuộc
16 thành phần nào. Trừ trường hợp đối với địa chủ cường hào gian
17 ác, chưa đáng tù và bọn lưu manh có lệnh quản chế của toà án
18 tỉnh. Bỏ cách bao vây đối với bất cứ người nào, kể cả người bị
19 quản chế.
20 Cấm bắt bớ lung tung. Trường hợp bắt người phạm pháp quả
21 tang thì phải đưa lên huyện ngay.
22 11. Đối với cán bộ cải cách ruộng đất và chỉnh đốn tổ chức
23 phạm sai lầm thì cần phải kiểm thảo, lấy giáo dục làm chính để
24 giúp đỡ sửa chữa. Sửa lại những trường hợp thi hành kỷ luật và
25 khen thưởng sai.
26 12. Cần tiến hành ngay việc sửa chữa những sai lầm trong
27 phát động quần chúng chỉnh đốn tổ chức ở các xí nghiệp, công
28 trường, nông trường, cơ quan. Bộ Chính trị sẽ có chỉ thị cụ thể.405
29 Ngoài ra Đại Hội Đảng 10 Nới Rộng cũng quyết định cách
30 chức hoặc khai trừ các cán bộ đầu não của Đảng Lao Động,
31 những kẻ chủ chốt trong kế sách và thực hiện chính sách CCRĐ.

Trường Chinh - Lê Văn Lương – Hoàng Quốc Việt


Những nhân vật chủ chốt trong chính sách CCR Đ ở miền Bắc Việt Nam

VSTK - 3989
Nguồn ảnh: http://www.youtube.com/watch?v=PNZvNPjyLy0

Photos by the Soviet photojournalist Dmitri Baltermans (1912-1990) taken in North


Vietnam in 1955
Được đang tải trên CORBIS Images Collections
Nguồn ảnh :https://www.flickr.com/photos/13476480@N07/sets/72157625139582419/

VSTK - 3990
1 Sau đây là Quyết định của Hội nghị trung ương lần thứ 10
2 mở rộng về việc thi hành kỷ luật đối với một số đồng chí Trung
3 ương phạm sai lầm trong công tác cải cách ruộng đất và chỉnh
4 đốn tổ chức:
5 Về trách nhiệm đối với sai lầm đã phạm phải trong công tác cải cách
6 ruộng đất và chỉnh đốn tổ chức, Hội nghị Trung ương lần thứ 10 (mở
7 rộng) đã nhận định rằng Bộ Chính trị chịu trách nhiệm trước Trung
8 ương về những sai lầm đã xảy ra, song trách nhiệm trực tiếp và chủ yếu
9 là ở một số đồng chí uỷ viên Trung ương phụ trách Đảng tổ Uỷ ban cải
10 cách ruộng đất và Ban Tổ chức Trung ương.
11 Với mức độ nghiêm trọng khác nhau, sai lầm của các đồng chí đó chủ
12 yếu là:
13 Về lãnh đạo tư tưởng, đã chống hữu khuynh một chiều;
14 Về lãnh đạo chính sách, đã không chấp hành đúng đắn chính sách cụ
15 thể của Trung ương, thậm chí có đồng chí đã tự động ra những chỉ thị
16 sai lầm;
17 Về lãnh đạo tổ chức thì có nhiều khuyết điểm trong chính sách cán bộ;
18 Về tác phong thì quan liêu, không nắm tình hình, mệnh lệnh, độc
19 đoán, không lắng nghe ý kiến quần chúng, nên đã báo cáo không đúng,
20 thậm chí đưa ra những đề nghị sai lầm;
21 Về tư tưởng, thì chủ quan, tự mãn, do đó mà thiếu tôn trọng nguyên
22 tắc, Điều lệ của Đảng và pháp luật của Nhà nước.
23 Cǎn cứ nhận định ấy, Hội nghị Trung ương lần thứ 10 quyết định:
24 Thi hành kỷ luật đối với đồng chí Hồ Viết Thắng:
25 Đồng chí Hồ Viết Thắng giữ nhiệm vụ thường trực trong Đảng tổ Uỷ
26 ban CCRĐ Trung ương, trực tiếp chỉ đạo công tác CCRĐ. Những
27 khuyết điểm của đồng chí Hồ Viết Thắng về mặt tư tưởng và tác phong
28 cũng như về mặt chỉ đạo chính sách và chỉ đạo tổ chức đã gây ra những
29 sai lầm nghiêm trọng trong công tác phát động quần chúng giảm tô và
30 CCRĐ.
31 Trong thời gian gần đây, đồng chí Hồ Viết Thắng đã tỏ ra hối hận và
32 lo lắng về việc sửa chữa sai lầm.
33 Hội nghị Trung ương lần thứ 10 quyết định đưa đồng chí Hồ Viết
34 Thắng ra khỏi Ban Chấp hành Trung ương Đảng.
35 Thi hành kỷ luật đối với đồng chí Lê Vǎn Lương:
36 Đồng chí Lê Vǎn Lương là người phụ trách chỉ đạo trực tiếp công tác
37 chỉnh đốn tổ chức, đặc biệt ở các cấp tỉnh và huyện. Những khuyết điểm
38 của đồng chí Lê Vǎn Lương do nhận định sai về tình hình tổ chức đảng
39 đã đưa đến những chủ trương sai lầm, gây nên những tổn thất nặng cho
40 Đảng.
41 Sau khi phát hiện sai lầm, đồng chí Lê Vǎn Lương đã hết sức tích cực
42 trong việc giúp Trung ương lãnh đạo việc sửa chữa.
43 Theo lời yêu cầu của đồng chí Lê Vǎn Lương, Hội nghị Trung ương
44 lần thứ 10 quyết định đồng ý đồng chí Lê Vǎn Lương rút ra khỏi Bộ
45 Chính trị, Ban Bí thư và đưa xuống làm Uỷ viên dự khuyết của Ban
46 Chấp hành Trung ương.406
VSTK - 3991
1 Tổng Bí Thư Đảng Lao Động Trường Chinh cũng “xin từ chức”
2 theo quyết định của Hội nghị trung ương lần thứ 10 mở rộng về chức
3 Tổng Bí thư của Đảng, về Bộ Chính trị và Ban Bí thư:
4 Về chức Tổng Bí thư:
5 Đồng chí Trường Chinh là Tổng Bí thư của Đảng, là Uỷ viên Bộ
6 Chính trị được phân công cùng Đảng tổ Uỷ ban cải cách ruộng đất chỉ
7 đạo công tác phát động quần chúng giảm tô và cải cách ruộng đất.
8 Đồng chí Trường Chinh có trách nhiệm quan trọng trong việc chỉ đạo
9 chấp hành đường lối, chính sách của Trung ương trong công tác phát
10 động quần chúng giảm tô và cải cách ruộng đất.
11

12 Đồng chí Trường Chinh đã tự phê bình trước Hội nghị Trung
13 ương lần thứ 10 (mở rộng), xin từ chức Tổng Bí thư và được Hội
14 nghị Trung ương đồng ý. Đồng chí Trường Chinh vẫn là Uỷ viên
15 Bộ Chính trị và Uỷ viên trong Ban Bí thư của Trung ương Đảng.
16 Hội nghị Trung ương lần thứ 10 đã nhất trí bầu đồng chí Hồ Chí
17 Minh là Chủ tịch Đảng kiêm làm Tổng Bí thư của Đảng.
18 Về Bộ Chính trị:
19 Hội nghị Trung ương lần thứ 10 cử thêm bốn đồng chí:
20 - Đồng chí Hoàng Vǎn Hoan,
21 - Đồng chí Phạm Hùng,
22 - Đồng chí Nguyễn Duy Trinh,
23 - Và đồng chí Lê Thanh Nghị, bổ sung vào Bộ Chính trị.
24 Về Ban Bí thư:
25 Hội nghị Trung ương lần thứ 10 cử lại Ban Bí thư gồm có:
26 - Đồng chí Hồ Chí Minh, Tổng Bí thư,
27 - Đồng chí Trường Chinh,
28 - Đồng chí Phạm Vǎn Đồng,
29 - Đồng chí Võ Nguyên Giáp,
30 - Và đồng chí Nguyễn Duy Trinh.407

31 Vào mùa Hè 1956 thì việc thi hành sai lầm chính sách CCRĐ
32 của VNDCCH đã tạo ra bất mãn sâu đậm và phản kháng trong
33 các tầng lớp nông dân tại nhiều nơi ở miền Bắc điển hình nhất là
34 cuộc nổi loạn của Nông Dân ở Quỳnh Lưu, tỉnh Nghệ An vào
35 tháng 11/1956 mặc dù chính quyền VNDCCH và đảng Lao Động
36 đã tìm biện pháp sửa sai nhưng cũng quá chậm và máu người dân
37 vô tội của miền Bắc đã đỗ quá nhiều. Ngày 13/11/1956, đài phát
38 thành Hà Nội nhìn nhận có cuộc nổi dậy ở Quỳnh Lưu vì nhiều
39 sai lầm của cán bộ trong cuộc cải cách rộng đất.408 Đoàn Thêm, tr.208
40

VSTK - 3992
1 4.5 Chính sách CCRĐ từ sau mùa Hè 1956
2 Những sai lầm trong tiến trình thi hành chính sách CCRĐ đã
3 được nêu lên khá rõ rệt và đầy đủ, nhưng người phụ trách Ủy ban
4 cải cách ruộng đất là Trường Chinh tuy không chối cãi được,
5 nhưng cứ lý luận rằng cải cách đã đưa lại ruộng đất cho nông dân
6 là một thắng lợi lớn, còn những sai lầm thì tránh né không thừa
7 nhận một cách thẳng thắn. Hoàng Quốc Việt cũng không nhận
8 sai lầm. Chỉ có Lê Văn Lương, Trưởng Ban Tổ chức Trung ương
9 là thành thực nhận sai lầm trong việc chỉnh đốn tổ chức. Chủ tịch
10 VNDCCH tuy không ở trong Ủy ban cải cách ruộng đất, nhưng
11 với cương vị là Chủ tịch Đảng, đã nghiêm khắc tự phê bình trước
12 Hội nghị về việc thiếu kiểm tra đôn đốc, và chủ trương kiên
13 quyết sửa sai.
14 Theo Hoàng Văn Hoan kể lại trong Hồi Ký Giọt Nước
15 Trong Biển Cả thì “Hội nghị Trung ương đáng lẽ phải có một
16 nghị quyết tổng kết kinh nghiệm về cải cách ruộng đất.
17 Nhưng Trường Chinh vừa là Tổng Bí thư Trung ương Đảng vừa
18 là Trưởng ban cải cách ruộng đất, vì đang bị bối rối, tư tưởng
19 không sáng suốt, nên dự thảo nghị quyết mấy lần đều không
20 được Hội nghị Trung ương chấp nhận. Kết quả vì cuộc họp đã
21 lâu quá không thể kéo đài, đành phải kết thúc bằng chủ trương
22 kiên quyết sửa chữa và thi hành kỷ luật với một số người phụ
23 trách. Còn về nghị quyết thì phải tạm gác lại, giao cho Trường
24 Chinh viết lại để trình Trung ương duyệt trong một phiên họp
25 khác.”
26 Cũng theo Hoàng Văn Hoan thì “khi thực hành chính sách
27 CCRĐ, do tác phong gia trưởng và ý thức tả khuynh của Trường
28 Chinh đã đưa đến những sai lầm nghiêm trọng là đánh tràn lan vào
29 trung nông, phú nông và những người có một ít ruộng đất cho thuê,
30 đánh tràn lan cả vào cơ sở Đảng.” . . . . .
31 “Do phương pháp chỉ nghe nhân chứng không trọng vật chứng, và
32 phương pháp nhục hình ép phải cung nhận, kết quả là chỗ nào cũng có
33 người “phản Đảng” hoặc người “chui vào Đảng để phá hoại”. Ở
34 Nghệ-Tĩnh là nơi cơ sở Đảng mạnh nhất, thì cũng là nơi bị phá hoại
35 nghiêm trọng nhất.
36 “Từ trước, Trung ương vốn tin ở Trường Chinh, Hoàng Quốc
37 Việt, Lê Văn Lương, nay vì sai lầm lớn ở Nghệ-Tĩnh, sự phản ứng
38 mãnh liệt của nhân dân vang dội đến Hà Nội, Trung ương phải khấn
VSTK - 3993
1 cấp họp hội nghị đặc biệt để nghiên cứu tình hình. Việc sửa sai bắt
2 đầu.”409
3 Mặc dù bị chậm lại vì cuộc nổi loạn của nông dân Quỳnh
4 Lưu và sự chống đối của nhiều tầng lớp nông dân khác tại nhiều
5 nơi nhưng cơ bản thì chính sách CCRĐ ở miền Bắc có thể xem
6 như đã hoàn tất vào tháng 10/1956. Nhìn chung thì “giai cấp địa
7 chủ” hầu như đã bị tiêu diệt để nhường chỗ cho những kiểu mẫu
8 nông hội nhỏ đang hình thành hầu hết trong nền kinh tế nông
9 nghiệp ở miền Bắc Việt Nam. Rồi sau đó chính quyền khởi phát
10 một cách thận trọng,từ từ hàng loạt những biện pháp khuyến dụ
11 những nông dân tham gia vào một trong hàng loạt chương trình
12 xã hội hóa nông nghiệp. Những biện pháp như thế bao gồm sự
13 luân chuyển trao đổi nhân lực giữa các các nhóm sản xuất riêng
14 rẽ, của các hợp tác xã để tiến lần đến công xã sản xuất tập thể.
15 Vào cuối năm 1957 thì chính sách tập thể hóa Nông nghiệp của
16 VNDCCH được phát động mạnh mẽ và toàn diện khắp nơi.
17 Năm 1958 đã có 65% nông dân miền Bắc từ các công xã sản
18 xuất tập thể được đưa vào kế hoạch luân phiên trao đổi nhân
19 công và đến giữa năm 1960 thì đã có hơn ½ tổng số gia đình
20 nông dân miền Bắc tham gia vào các hợp tác xã sản xuất nông
21 nghiệp. Kế sách của VNDCCH là hướng đến một chế độ tập thể
22 hóa nông nghiệp hoàn toàn trên khắp lãnh thổ miền Bắc nhưng
23 điều nầy không thể nào thực hiện chỉ trong vòng mới có vài năm
24 làm chủ miền Bắc Việt Nam. Với mọi cố gắng đáng kể,
25 VNDCCH cũng đã đi đến mức tự túc nông nghiệp qua sự tăng
26 gia tổng sản lượng thóc gạo mà đa số tình huống là áp dụng kế
27 hoạch tái khai thác triệt đễ các ruộng đất trồng trọt, không những
28 vượt hơn sản lượng hàng năm ở Bắc Việt trước khi có Hiệp Định
29 Geneva 1954 mà còn có thể khởi sự xuất cảng gạo sang Ấn Độ
30 và Nam Dương.410
31 Thành quả đạt được như kể trên từ chính sách CCRĐ của
32 chính quyền VNDCCH chắc chắn là không thuyết phục được
33 tầng lớp tiêu thụ Việt Nam bởi vì trong khi chính quyền tích cực
34 đẫy mạnh tăng gia sản xuất gạo thóc một cách đáng kể thì khẩu
35 phần nhà nước ấn định để cấp phát cho mỗi nhân khẩu chỉ hơn
36 300kg / mỗi năm, đưa đến tình trạng người dân miền Bắc phải
VSTK - 3994
1 theo chế độ thắt lưng buột bụng, ăn kèm ngô, sắn, khoai . . . theo
2 mộ tiêu chuẩn khẩu phần còn thấp kém hơn là tiêu chuẩn khẩu
3 phần vào thời kỳ trước chiến tranh thế giới thứ II ở Đông
4 Dương.411

6 Nói tóm lại những hoạt động TÁI THẾT VÀ PHÁT TRIỂN KINH
7 TẾ NÔNG NGHIỆP MIỀN BẮC kể từ sau Hiệp Định Geneva 1954 ít
8 ra cũng đã có thể giúp dân chúng miền Bắc Việt Nam thực hiện
9 chế độ khẩu phần đến một mức đáng kể để ngăn chận tình trạng
10 chết chốc vì đói kém như đã từng xảy ra trước đây trong thế
11 chiến II xảy ra trên đất nước nầy . Kế đến, chính sách CCRĐ của
12 VNDCCH có thể được đánh giá là hứa hẹn khả quan trong mục
13 tiêu tự túc thực phẩm để không còn phải nhập cảng từ các nước
14 ngoài. Sau hết, trong khi thi hành chính sách CCRĐ một cách
15 giáo điều nhưng cũng biết mềm dẻo thích ứng cho nên đảng Lao
16 Động và VNDCCH đã lần lược vượt được rất nhiều khó khăn và
17 trở ngại mà họ gặp phải.412
18 5/ TÁI THIẾT VÀ GIA TĂNG KINH TẾ KỸ NGHỆ & KẾ HOẠCH 3 NĂM VÀ
19 TIẾP THEO CỦA VNDCCH
20 5.1 Tái thiết và gia tăng Kinh Tế Kỹ Nghệ
21 Để tạo dựng một nền kinh tế có thể đứng vững được,
22 VNDCCH đã tìm cách bổ túc thêm cho những cố gắng của mình
23 trong lãnh vực canh nông bằng cách đề ra một chương trình tái
24 thiết và phát triển kỹ nghệ miền Bắc với triển vọng rằng chương
25 trình nầy sẽ tạo ra những thành phẩm hỗ trợ cho chủ trương tự
26 lực kinh tế đồng thời cũng sản xuất được những tiện ích xuất
27 cảng để đánh đổi những sản phẩm không thể sản xuất được từ
VSTK - 3995
1 trong nước. Những nguồn tài nguyên thiên nhiên ở miền Bắc
2 mặc dù có nhiều hơn miền Nam Việt Nam nhưng cũng chưa đủ
3 để VNDCCH có được vị thế là một lãnh thổ đã được kỹ nghệ
4 hóa mặc dù miền Bắc từ trước đến hiện tại vào lúa rất nhiên thợ
5 thủ công nghiệp cùng với một vài lãnh vực kỹ nghệ nhẹ trong
6 khi mà nền công nghiệp nặng chỉ có quy hướng về việc khai thác
7 độc quyền các nguyên vật liệu. Tài nguyên thiên nhiên của miền
8 Bắc có rất nhiều triển vọng trong tương lai đặc biệt là các vùng
9 mõ than được xem là chính yếu ở vùng Đông Nam Á. Ngoài các
10 ngành kỹ nghệ về bông vải, cao su và nhiều tài nguyên thiên
11 nhiên khác cũng rất nhiều triển vọng. Tất cả kế hoạch và chính
12 sách khai thác về các lãnh vực kỹ nghệ vừa kể bây giờ được đặt
13 dưới quyền kiểm soát của nhà nước VNDCCH qua Ủy Ban Kế
14 Hoạch Nhà Nước được thành lập vào cuối năm 1955.
15 Song song với chính sánh đưa ý thức hệ CS vào với thực tại
16 để thúc đẩy nhanh việc phục hồi nền kinh tế miền Bắc càng sớm
17 càng tốt.Chính quyền VNDCCH đã có thực hiện ngay việc phát
18 triển và xã hội hóa nền tiểu, thủ công nghệ mà không gặp nhiều
19 khó khăn đáng kể vì không cần phải có số vốn đầu tư lớn lao,
20 không cần thiết phải có khả năng kỹ thuật cao và máy móc hiện
21 đại Ngoài ra nền tiểu thủ công nghệ còn có thể tạ ra những sản
22 phẩm gia dụng và những vật dụng cần thiết cho chương trình
23 phục hồi nông nghiệp mà không cần phải nhập cảng nông cụ, tiết
24 kiệm ngoại tệ để mua sắm các dụng cụ kỹ nghệ nặng mà trong
25 nước chưa có khả năng sản xuất. Mặc dù thế, nhờ có sự tăng gia
26 năng lực sản xuất, tỷ lệ phát triển nền kỹ nghệ nặng ở miền Bắc
27 chỉ chiếm có 17% tổng sản lượng vào năm 1956 cũng đã gia
28 tăng lên mức 36% vào năm 1957. 413 JSC, tr.tr.105-106
29 5.2 Kế hoạch 3 năm và những năm tiếp theo của VNDCCH
30 Cuộc nổi dậy của nông dân Quỳnh Lưu vào năm 1956 chống
31 lại CSRĐ khiến cho chính quyền của chế độ CS miền Bắc phải
32 xét lại vấn đề nông nghiệp và làm chậm trễ chương trình phục
33 hồi và tái thiết kỹ nghệ vừa mới bắt đầu vào năm 1954.
34 VNDCCH thấy cần phải có một khoảng thời gian để xoa dịu và
35 lấy lại hơi sức. Vì thế thế đảng và nhà nước mới đặt ra một kế
36 hoạch khiêm nhường một năm cho năm 1956 và 1957.
VSTK - 3996
1 Đến cuối nǎm 1957, giá trị sản lượng nông nghiệp và công
2 nghiệp tính chung đã xấp xỉ nǎm 1939. Sản xuất nông nghiệp,
3 nhất là lương thực đã vượt mức trước chiến tranh. Ba nǎm sau
4 khi hoà bình lập lại, sản lượng thóc ở miền Bắc đạt được 4 triệu
5 tấn, đảm bảo tự cung cấp theo mức bình quân khoảng 300kg
6 thóc một đầu người; đó là một thắng lợi to lớn về kinh tế và
7 chính trị. Thủ công nghiệp khôi phục và phát triển nhanh, tǎng
8 thêm nhiều ngành, nghề, nhiều sản phẩm mới. Sản xuất công
9 nghiệp tuy chưa bằng trước chiến tranh nhưng hầu hết các nhà
10 máy cũ đã chạy đều, được thay thế và bổ sung thiết bị, một số
11 nhà máy mới được xây dựng thêm, cơ sở công nghiệp hiện đại
12 tǎng nhiều hơn trước. Giá trị sản lượng công nghiệp và thủ công
13 nghiệp chiếm một phần ba tổng giá trị sản lượng nông nghiệp và
14 công nghiệp, trong đó công nghiệp hiện đại chiếm trên 9%.414
15 Vào đầu năm 1958, VNDCCH thấy rằng đã đến lúc cần phát
16 động rầm rộ một kế hoạch phát triển và cãi tạo 3 năm trên bình
17 diện nông nghiệp và Công nghiệp theo chủ nghĩa Xã Hội của
18 Cộng Sản: tăng gia sản lượng nông nghiệp, công nghiệp trước
19 tiên là để thỏa mãn nhu cầu thực phẩm tiêu thụ trong nước và
20 thặng dư để xuất cảng lấy ngoại tệ nhập cảng công cụ nặng; kế
21 đến là đặt nền móng vững chắc cho công cuộc hiện đại hóa nền
22 công nghiệp. Từ ngày 16 đến ngày 29-4-1958, kỳ họp thứ 8,
23 Quốc hội khoá I của VNDCCH đã thông qua kế hoạch 3 năm cải
24 tạo và phát triển kinh tế quốc dân (1958-1960).
25 Kế hoạch 3 năm có một mục tiêu chính trị và một mục tiêu
26 kinh tế.; sự kiểm soát của nhà nước lan rộng ra nhiều lãnh vực
27 hoạt động kinh tế. Đặc biệt là lãnh vực hoạt động của những Hợp
28 tác xã nông nghiệp được tổ chức rộng khắp và sự kiểm soát của
29 nhà nước lấn rộng sang lãnh vực công nghiệp bằng cách chuyển
30 đổi các ngành công nghiệp tư nhân nhân tập thể thành một nền
31 kinh tế Xã Hội chủ nghĩa.. Vào cuối năm 1960 thì phần lớn các
32 lãnh vực Công nghiệp và Thương mại tư nhân đã được nhà nước
33 chuyển hóa thành những Công Ty Hợp Doanh nhưng vẫn dùng
34 các chủ nhân cũ tiếp tục kinh doanh. Nhà nước quốc hữu hóa
35 9/10 cổ phần của các Công Ty Hợp doanh công-thương nghiệp
36 và 4/5 cổ phần trên tất cả các lãnh vực giao thông vận tãi.
37 Khoảng ¾ nhà buôn tiểu thương và thủ công nghiệp phải gia

VSTK - 3997
1 nhập vào các hợp tác xã do nhà nước tổ chức và kiểm soát. 415 JCS,
2 p.106

3 Cǎn cứ tình hình của miền Bắc VNDCCH và yêu cầu chuyển
4 tiếp từ thời kỳ khôi phục kinh tế sang thời kỳ phát triển kinh tế,
5 nhiệm vụ cơ bản của kế hoạch ba nǎm được tóm lược như sau:
6 1. Đẩy mạnh phát triển sản xuất nông nghiệp và công nghiệp, lấy
7 sản xuất nông nghiệp làm trọng tâm, nhằm giải quyết vấn đề lương
8 thực, giải quyết phần lớn hàng tiêu dùng và hết sức chú trọng tǎng
9 thêm các tư liệu sản xuất.
10 2. Ra sức cải tạo nông nghiệp, thủ công nghiệp và công thương
11 nghiệp tư bản tư doanh theo chủ nghĩa xã hội, chủ yếu nhất là đẩy
12 mạnh hợp tác hoá nông nghiệp, đồng thời tích cực phát triển và củng
13 cố thành phần kinh tế quốc doanh.
14 3. Trên cơ sở sản xuất phát triển, nâng cao một bước đời sống vật
15 chất và vǎn hoá của nhân dân, nhất là nhân dân lao động và tǎng
16 cường củng cố quốc phòng.416
17 Ngày 5/9/1960, đảng Lao Động Việt Nam họp Đại hội đại
18 biểu toàn quốc lần thứ 3. Ủy viên chính trị ban Chấp hành Trung
19 ương Đảng Lê Duẫn trong khi đọc diễn văn khai mạc đã tuyên
20 bố kế hoạch 5 năm bắt đầu vào năm 1961. Với kế hoạch mới 5
21 năm nầy, VNDCCH hướng tới mục tiêu gia tăng 148/% tổng sản
22 lượng công nghiệp và 96% tổng sản lượng nông nghiệp. Vào
23 cuối năm 1960, các hợp tác Xã đã có 85% hộ gia đình nông dân
24 tham gia vào việc sản xuất cho các Hợp Tác Xã và 99% thu
25 hoạch hoa mùa đã được thu gặt cho các họp tác Xã như thế. Vào
26 cuối năm 1963, số hộ nông dân gia nhập Hợp tác Xã gia tăng lên
27 mức 87.7% nhưng tình hình thu gặt vẫn chưa đáp ứng được nhu
28 cầu cần thiết trong nước với đà dân số gia tăng là 3.5% mỗi năm
29 tức là cần phải gia tăng ít nhất là 200 ngàn tấn thực phẩm mỗi
30 năm để nuôi sống dân chúng miền Bắc. Tuy nhiên trong kế
31 hoạch 5 năm lại không có dự trù nào để giải quyết tình trạng
32 khiếm khuyết nầy.417
33 Tóm lại, Đại hội đảng Lao Động đã xác định những nhiệm
34 vụ cơ bản cho Kế hoạch 5 năm lần thứ nhất (1961-1965) như:

VSTK - 3998
1 - Ra sức phát triển công nghiệp và nông nghiệp, thực hiện
2 một bước việc ưu tiên phát triển công nghiệp nặng một cách hợp
3 lý đồng thời ra sức phát triển nông nghiệp toàn diện, công nghiệp
4 thực phẩm, công nghiệp nhẹ.
5 - Hoàn thành công cuộc cải tạo xã hội chủ nghĩa đối với công
6 nghiệp, thủ công nghiệp, thương nghiệp nhỏ và công thương
7 nghiệp tư bản tư doanh, mở rộng quan hệ sản xuất xã hội chủ
8 nghĩa trong toàn bộ nền kinh tế quốc doanh.
9 - Nâng cao trình độ văn hoá của nhân dân, đẩy mạnh đào tạo
10 cán bộ và công nhân lành nghề, nâng cao năng lực quản lý kinh
11 tế của cán bộ, xúc tiến công tác khoa học kỹ thuật.
12 - Cải thiện thêm một bước đời sống vật chất và văn hoá của
13 nhân dân, mở mang phúc lợi công cộng, xây dựng đời sống mới
14 ở nông thôn và thành thị.
15 - Ra sức củng cố quốc phòng, trật tự an ninh xã hội.
16 Các nhiệm vụ đó liên hệ mật thiết với nhau.
17 Cũng trong kỳ Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ III nầy,
18 Đảng đã bầu Ban Chấp hành Trung ương mới do Hồ Chí Minh
19 làm Chủ tịch Đảng và Lê Duẫn làm Bí thư thứ nhất; 47 uỷ viên
20 chính thức và 31 uỷ viên dự khuyết.

Chủ tịch Đảng Lao Động Việt Nam Hồ Chí Minh phát biểu khai mạc tại Đại hội đại biểu toàn quốc
lần thứ III Đảng Lao động Việt Nam, 9/1960.
Lê Duẫn (1907-1986) – được bầu làm Bí thứ thứ nhất Đảng Lao động Việt nam tại Đại hội đại biểu
toàn quốc lần thứ III, 9/1960

VSTK - 3999
1 Ban Chấp hành Trung ương bầu Bộ Chính trị gồm 11 uỷ viên
2 chính thức là: Hồ Chí Minh, Lê Duẫn, Trường Chinh, Phạm Văn
3 Đồng, Phạm Hùng, Võ Nguyên Giáp, Lê Đức Thọ, Nguyễn Chí
4 Thanh, Nguyễn Duy Trinh, Lê Thanh Nghị, Hoàng Văn Hoan. 2
5 ủy viên dự khuyết là đồng chí Trần Quốc Hoàn và Văn Tiến
6 Dũng. Ban Bí thư: Lê Duẫn, Phạm Hùng, Lê Đức Thọ, Nguyễn
7 Chí Thanh, Hoàng Anh, Tố Hữu và Lê Văn Lương.418
8 6/ CHÍNH QUYỀN CỦA VNDCCH
9 Song song với những cố gắng vượt sức con người trên các
10 lãnh vực cãi tạo và phát triển nông nghiệp, công nghiệp, trong
11 những năm tiếp theo sau Hiệp Định Geneva, VNDCCH còn phải
12 tìm cách áp đạt và củng cố việc kiểm soát chính trị trên toàn
13 miền Bắc Việt Nam. Để đạt được mục tiêu kiểm soát nầy, Đảng
14 Cộng Sản và cơ chế nhà nước miền Bắc đã phải cãi tiến và củng
15 cố. Đảng đã tìm phương cách đế cắt tỉa gọn lại cơ chế kiểm soát
16 của chính quyền và nới rộng hạ tầng cơ sở chính trị của đảng
17 mặc dù vào năm 1954, đảng đã có gần ¼ triệu đảng viên nhưng
18 đảng vẫn còn yếu ở các vùng nông thôn. Để ngăn ngừa mối nguy
19 về tình trạng chỉ biết trông cậy vào một nhúm nhỏ trong dân
20 chúng, đảng đã tìm cách đưa vào hàng ngũ lãnh đạo nổi bật của
21 mình những đảng viên CS từ miền Nam Việt Nam, những đảng
22 viên từ quân đội và các đảng viên dân tộc thiểu số. Sau khi quân
23 dội viễn chinh của thực dân Pháp rút đi hết thì miền Bắc trở
24 thành cô lập đối với các quốc gia Tây phương và nhanh chống
25 trở thành một nhà nước cai trị bằng công an, cảnh sát và mật
26 vụ.419
27 Vào cuối mùa Xuân 1955, dân chúng Hà Nội đã phải đặt
28 trong tình trạng hàng ngũ hóa theo chế độ CS. Một hệ thống cán
29 bộ CS chỉ đạo nồng cốt đã được trao cho nhiệm vụ quy động
30 dân chúng trong các cuộc tuần hành và biểu tình. Khắp nơi đều
31 có thể tìm thấy cờ xí, biểu ngữ, truyền đơn dùng để hoan hô, ủng
32 hộ đường lối lãnh đạo của đảng và để kích động dân chúng đã
33 đảo nguyền rủa Hoa Kỳ một cách sôi nổi thậm tệ. Nhà nước
34 VNDCCH đã thẳng tay và công khai dùng phương cách canh giữ
35 và tuần tra mặc dù không có nguy cơ nào xảy ra cho chế độ. Chế
36 độ công an cảnh sát được áp dụng sâu rộng, các tòa án nhân dân
VSTK - 4000
1 được tổ chức một cách lố bịch, thi đua sản xuất, tự phê, tự kiểm,
2 đấu tố và tẩy não các tù nhân chính trị, tất cả sự việc nầy lại là
3 biểu tượng của Hà Nội đang chuyển mình quá độ từ chủ nghĩa
4 thực dân Pháp để tiến qua chủ nghĩa Cộng Sản Việt Nam. 420
5 Mặc dù Hiến Pháp do Hồ Chí Minh ban hành vào năm 1946
6 đặt quyền lực tối cao vào Quốc Hội nhưng trên thực tế thì tất cả
7 những chính sách có tính cách quyết định trong nước đều ở trong
8 tay của Bộ Chính Trị Trung Ương đảng CSVM. Hơn nữa, chính
9 quyền nhà nước miền Bắc lại có sự ràng buộc khắng khít với hầu
10 hết những cán bộ đầu não của đảng và những hạng cán bộ nầy
11 lại nấm giữ gần hết các chức vụ then chốt trong chính quyền.
12 Người lãnh đạo cao nhất của VNDCCH vẫn là chủ tịch Hồ
13 Chí Minh và một tập đoàn thiểu số phe nhóm. Ngoại trừ chuyến
14 đi thăm viếng hữu nghị sang Bắc Kinh và Moscova được quản
15 cáo tung hô rầm rộ vào năm 1954, Ông Hồ hiện giờ không còn
16 là trọng tâm chú ý thường xuyên của thế giới nữa và tâm tiếng
17 của Ông ở trong nước như là một biểu tượng ái quốc khiến cho
18 Ông vẫn tiếp tục là một lãnh tụ chủ yếu của VNDCCH. Sau
19 chiến thắng vang dội ở Điện Biên Phủ, Tổng Tư Lệnh quân đội
20 nhân dân Võ Nguyên Giáp nhận lãnh rất nhiều trọng trách trong
21 chính quyền VNDCCH. Tiếng tâm của Ngoại trưởng Phạm Văn
22 Đồng vào năm 1954 cũng thăng tiến và được giao phó chức vụ
23 thủ tướng chính phủ VNDCCH vào năm 1955.
24 Khác với đảng CS, Quân đội Nhân dân của VNDCCH được
25 đặt căn cứ rộng khắp và đội ngũ quân đội đông đảo được huấn
26 luyện chu đáo, trang bị đầy đủ của tướng Võ Nguyên Giáp là sức
27 mạnh quan trọng chính yếu để nới rộng quyền lực cộng sản trên
28 khắp miền Bắc. Vì có một vị thế an toàn hơn hết trong chính
29 quyền VNDCCH cho nên quân đội nhân dân có thể ứng dụng
30 những chính sách khe khắc không được quần chúng yêu chuộng.
31 Cán binh, bộ đội đa số được động viên từ các thành phần dân
32 quê có trình độ học thức kém và dân tộc thiểu số miền thượng du
33 Bắc Việt. Quân số quân đội miền Bắc vào khoản 240,000 vào
34 giữa năm 1955. Theo tin tức tình báo của Hoa Kỳ thì quân số
35 của miền Bắc vào năm 1963 là 380,000 bộ đội tại ngũ bao gồm
VSTK - 4001
1 cả 100,000 các lực lượng dân quân tự vệ. . Cộng Sản Trung Hoa
2 đã chuyên chở viện trợ ồ ạt càng giúp cho bộ đội CSVM có thêm
3 nhiều súng óng đạn dược và giúp thêm tính cách cơ động cho
4 quân đội nhân dân miền Bắc. Tập huấn quân đội được tổ chức
5 liên tục và thường xuyên nhằm tăng cường hiệu năng của quân
6 đội và bảo đảm lòng trung thành của các bộ đội trên bình diện
7 chính trị. các cơ quan tình báo Hoa Kỳ cho rằng quân lực của
8 VNDCCH chẳng những có đủ khả năng để giúp đảng CS Lao
9 Động kiểm soát chặt chẽ an ninh và dân tình ở miền Bắc mà
10 quân đội nầy còn có thế đánh bại tất cả các quân đội góp chung
11 lại của Lào, Cao Miên và Việt Nam Cộng Hòa hiện tại. Có một
12 sự kiện đáng lưu ý là vào sau thời kỳ căng thẳng chia rẽ bang
13 giao giữa CSLS và CSTH (từ 1956), nhân vật quyền lực đứng
14 đầu quân đội nhân dân của VNDCCH là Võ Nguyên Giáp đã
15 không e ngại chỉ trích, phê phán CSTH mặc dù vào thời điểm
16 nầy CSTH vẫn để yên cho các chuyến chuyên chở vũ khí và tiếp
17 liệu của CSLS viện trợ cho VNDCCH ngang qua lãnh thổ Trung
18 Hoa. Trong thời điểm nầy chủ tịch CSTH Mao Trạch Đông đang
19 cực lực lên án chủ nghĩa xét lại chung sống Hòa Bình của chủ
20 tịch đảng CSLS Nikita Khrushchev nhưng Hồ Chí Minh và Võ
21 Nguyên Giáp lại ngả theo chủ trương của Khrushchev. Thực tế
22 là các cán bộ tình báo quân sự của tướng Giáp đã từng hoạt động
23 ngay bên trong lãnh thổ của CSTH để tìm thu các tin tức tình
24 báo quân sự nhằm để bảo vệ nền an ninh quốc phòng của
25 VNDCCH.421
26 7/ CHỐNG ĐỐI Ở MIỀN BẮC
27 Trong tiến trình củng cố quyền lực của mình, chế độ CS
28 miền Bắc bị trở ngại và cũng phải đối đầu với những chống đối
29 của , một số thành phần dân chúng tuy không nhiều, nhưng cũng
30 gây tai tiếng không tốt cho VNDCCH. Thành phần chống đối
31 nầy phát nguồn từ ba nhóm: những giáo dân Kitô giáo mà đa số
32 là giáo phái Công Giáo Rôma, một số các bộ lạc dân tộc thiểu
33 số miền thượng du và những thành phần có học thường được CS
34 gọi là văn nhân. Còn thêm một nhóm thứ tư nữa là những nông
35 dân mặc dù không không có tổ chức nề nếp nhưng lại là thành

VSTK - 4002
1 phần sôi nổi chống đối Chính sách Cãi cách Ruộng Đất của Nhà
2 nước CS xã hội chủ nghĩa của miền Bắc.
3 7.1 Nhóm Công Giáo Roma
4 Năm 1945, Việt Minh đã tạm thời thành công trong việc tìm
5 hậu thuẫn của giáo phái vũ trang Công Giáo Rô Ma qua việc
6 Giám Mục Lê Hữu Từ được mời giữ chức vụ Cố vấn Chính trị
7 trong Chính quyền Lâm thời liên hiệp Quốc Gia của Việt Minh.
8 Đến năm 1950, giáo đô Công giáo Vatican ở Rôma đã công
9 nhận ngoại giao với chinh chính quyền Quốc Gia Việt Nam do
10 cựu hoàng Bảo Đại đại đứng đầu nhưng vẫn bị lệ thuộc vào thực
11 dân Pháp, mối liên hệ giữa chế độ CS và Giáo phái Công Giáo ơ
12 miền Bắc không còn nữa.
13 Làn sóng di cư ồ ạt của nhân dân miền Bắc vào miền Nam
14 Việt Nam sau ngày ký Hiệp Định Geneva mà đa số là là dồng
15 bào Công giáo Rôma đã khiến cho VNDCCH bối rối kinh ngạc
16 cho nên nhà nước phải ra lệnh áp dụng chính sách xoa dịu tạm
17 thời nới lỏng việc kiểm soát để cho giáo phái Công giáo Rôma ở
18 miền Bắc có thể thực hành đạo giáo một cách thoải mái hơn.
19 Tuy nhiên, các cán bộ hạ tầng cơ sở của CSVM lại chấp hành
20 một cách méo mó lệnh truyền và chỉ thị hòa hoàn của nhà nước
21 ban xuống khiến cho làn sóng di cư vẫn tiếp tục kéo dài bất chấp
22 mọi hăm dọa hiểm nguy. Nhà nước CS miền Bắc thấy đã đến lúc
23 không thể nhân nhượng thêm nữa và đã ra lệnh dung biện pháp
24 mạnh để ngăn chận làn sóng di cư của các Giáo dân Công giáo
25 Rôma đồng thời cũng tuyên truyền, giải thích và mua chuộc
26 nhiều thành phần lãnh đạo và tín hữu Công giáo miền Bắc gia
27 nhập đảng CS để hoạt động trong khối dân chúng rộng lớn ở
28 miền Bắc. Mặt khác, nhà nước CS của đảng Lao Động cũng áp
29 dụng vũ lực cảnh sát, công an và quân đội để trấn áp những cuộc
30 nổi dậy ở thôn quê và các cuộc biểu tình của giáo dân tạ nhiều
31 làng mạc, bắt nhốt cầm tù các chức sắc Công giáo chống chính
32 quyền, tống khứ các nhà truyền giáo và tu sĩ Pháp ra khỏi miền
33 Bắc Việt Nam. Phong trào Công giáo chống đối chính quyền
34

VSTK - 4003
1 miền Bắc lần lần bị yếu đi và kể như bị chế độ CS miền Bắc đè
2 bẹp một cách hữu hiệu. Không những thế, cuộc di cư vĩ đại gần
3 một triệu người khiến cho một số khá lớn ruộng vườn, nhà cửa ở
4 miền Bắc bị bỏ hoang. Điều nầy giúp ít không nhỏ cho chương
5 trình cãi cách ruộng đất của nhà nước VNDCCH trong tiến trình
6 phân chia ruộng đất cho các bần cố nông ở miền Bắc mà cũng
7 không cần phải bận tâm thêm nhiều vì những chuyện “phá rối”
8 có thể xảy ra trong tương lai.422.

9 7.2- Nhóm dân tộc thiểu số miền thượng du Bắc Việt


10 Chỉ có một thiểu số nhóm dân tộc thiểu số miền thượng du
11 sinh sống không có tổ chức thành đội ngũ ở gần ranh giới chiến
12 lược Hoa -Việt là những thành phần thù địch và chống với chế
13 độ CS của VNDCCH. Chính quyền nhà nước miền Bắc đã cố
14 gắng không thành công để xoay chuyển tình thế chống đối của
15 nhóm sắc tộc thiểu số nầy bằng cách thiết lập những miền
16 thượng du sắc tộc thiểu số tự trị nhưng cuối cùng rồi cũng phải
17 áp dụng bạo lực trấn áp của quân đội để tiểu trừ những nhóm nổi
18 loạn thiểu số nầy. Sống với hình thức tổ chức hàng ngũ hợp
19 đoàn lỏng lẽo và bột phát, không có được một mức thu nhập
20 kinh tế tối thiểu cho cuộc sống hằng, nhóm “phiến loạn” miền
21 thượng du Bắc Việt đã bị phân tán thành những nhóm nhỏ rải
22 rác chống đối lén lút chính quyền nhà nước VNDCCH. Năm
23 1956, chính quyền VNDCCH tuyên bố rằng sau Hiệp Định
24 Geneva đã có hơn 300 “giặc thổ phỉ” thiểu số miền thượng du bị
25 giết và khoản 5,700 bị bắt cầm tù. 423
26 7.3- Nhóm trí thức văn nhân miền Bắc
27 Nhóm “trí thức miền Bắc” kể từ sau Hiệp Định Geneva mặc
28 dù không có đoàn kết tổ chức thành hàng ngũ đúng cách để hành
29 động chống đối nhà nước VNDCCH nhưng lại là nhóm bị CS
30 miền Bắc Việt Nam xếp vào hạng nguy hiểm hơn hết so với
31 những nhóm chống đối vừa kể trên. Để hưởng ứng và thi đua với
32 phong trào Trăm Hoa Đua Nở do chủ tịch đảng CSTH Mao
33 Trạch Đông phát động vào năm 1956, đang CS Lao Động
34 VNDCCH cũung tuyên bố cho phép nhiều khuynh hướng chính
35 trị được tự do phát biểu, bàn luận các đề tài có tính cách chính
VSTK - 4004
1 trị và văn hóa . Sự nới rộng quyền tự do tư tưởng nầy của đản
2 CS Lao Động khiến cho giai cấp văn nhân, nghệ sĩ, thi sĩ, trí
3 thức miền Bắc phấn khởi cho nên đã phóng tay phát hành những
4 tác phẩm thi văn, kịch phẩm chính trị văn học phê phán kịch liệt
5 nhà nước và chế độ CS của VNDCCH. Tuy nhiên chỉ trong vòng
6 3 tháng, quyền tự do báo chí bị nhà nước câm đoán và phong
7 trào Trăm Hoa Đua Nở ở miền Bắc Việt Nam Việt Nam bị cấm
8 chỉ tuyệt đối. Vào tháng 05/1957 nhà nước VNDCCH có hơi nới
9 nhẹ tay đối xử với văn giới miền Bắc nhưng phong trào đã kích
10 chống đối lại xuất hiện trở lại và bị nhà nước và đảng CS Lao
11 Động lần nầy kết án và bắt giam hàng trăm các văn nhân, thi sĩ,
12 trí thức với tội danh là những thành phần có tư tưởng chính trị
13 phản động rồi đưa đi đến các trại cãi tạo, chấm dứt việc cho
14 phép phát hành báo chí một cách tự do. Có người bị quy vào tội
15 phản quốc.
16 7.4- Tình trạng chống đối chính quyền đi liền ngay khi có
17 cuộc nổi loạn ở Nghệ An vào ngày 13/11/ 1956. Mặc dù vấn đề
18 trọng yếu là chính sách cãi cách ruộng đất của VNDCCH nhưng
19 từ vấn đề nầy nó lại kéo theo sự chống đối của những người bần
20 khổ đối với chính quyền về nếp sống cơ cực khó khăn của họ
21 trong chế độ Cộng Sản ở miền Bắc. Việc thi hành chính sách
22 CCRĐ một cách mù quáng tàn bạo và sai lầm của các cán bộ
23 kém học, thiếu kiến thức đã tạo ra sự bất mãn cho nhiều tầng lớp
24 nông dân không phân biệt giàu nghèo hay bần cố nông kể cả
25 những người trung thành đã từng góp công góp của cho cách
26 mạng Việt Minh ở miền Bắc trước khi có Hiệp Định Geneva.
27

28 E ngại rằng tình hình bất mãn của nông dân kéo dài sẽ đưa
29 đến tình trạng ruộng, vườn trồng trọt sẽ bị bỏ hoang không ai
30 chịu cày cấy sản xuất, nhà nước Cộng Sản VNDCCH đành phải
31 chấp nhận,tuyên bố công khai với các tầng lớp nông gia sai lầm
32 nghiêm trọng của nhà nước trong việc áp dụng chính sách
33 CCRĐ và động một chương trình sửa sai, kiểm thảo, hạ tầng
34 công tác nhiều cán bộ cao cấp quan trọng ở trung ương của đảng
35 Lao Động và bồi thường cho các nạn nhân bị giết hại oan uổng
36 hoặc bị tịch thu rụng đất một cách bừa bãi bất công. Tuy nhiên,
37 mặc dù nhà nước VNDCCH và đảng CS Lao Động đã thành
VSTK - 4005
1 công trong việc trấn áp và chấm dứt cuộc nổi loạn, nhưng sự
2 phẫn uất vẫn và khuynh hướng chống đối vẫn còn tồn động
3 trong tình cảm của giai cấp nông dân đối vớ chính quyền cho
4 nên sự chống có thể bùng nổ trở lại trong tương lai. 423
5 8/ CHÍNH SÁCH NGOẠI GIAO CỦA VNDCCH, 1954-1960
6 Sau Hiệp Định Geneva, thân trạng của VNDCCH chỉ là một
7 chủ thể chính trị tạm thời được chấp nhận vì tình trạng thực tế
8 thực tế de facto để kiểm soát miền Bắc Việt Nam để chờ ngày
9 tổng tuyển cử thống nhất đất nước. Tuy nhiên, ngay sau khi
10 VNDCCH đã tiếp thu và trở thành chủ nhân miền Bắc, Hà Nội
11 bắt đâu hành động với chung cách của một Quốc Gia riêng biệt
12 với toàn vẹn chủ quyền lãnh thổ để rồi vào cuối năm 1955
13 VNDCCH công khai ứng dụng một thể chế Cộng Sản dưới chiêu
14 bài Đảng Lao Động Việt Nam ( ra mắt 03/03/1951 hoàn toàn tên
15 lãnh thổ miền Bắc Việt Nam. Trong sách Hồi Ký Đường tới Điện
16 Biên Phủ của tướng Võ Nguyên Giáp có đoạn viết như sau:
17

18 Trong kháng chiến, mọi hoạt động của Đảng, cũng như những sinh
19 hoạt của đảng viên, vẫn tiến hành bí mật. Chỉ đôi khi những người
20 cộng sản mới xuất hiện dưới danh nghĩa "hội viên Hội Nghiên cứu
21 chủ nghĩa Mác".
22

23 Đầu năm 1950, sau khi đi gặp các đảng bạn Liên Xô và Trung Quốc
24 trở về, Bác bàn với Trung ương đã tới lúc Đảng ra hoạt động công
25 khai. Tình hình cách mạng trong nước cũng như trên thế giới đã thay
26 đổi nhiều. Qua những năm lãnh đạo cách mạng, lãnh đạo kháng chiến,
27 uy tín của Đảng trong nhân dân đã trở thành tuyệt đối.
28

29 Các nước xã hội chủ nghĩa đã công nhận nước Việt Nam dân chủ cộng
30 hòa. Sự xuất hiện công khai của Đảng sẽ mang lại một nguồn động
31 viên mới trong nhân dân thúc đẩy cuộn kháng chiến sớm đi tới thắng
32 lợi. Nhưng xét cả về bối cảnh quốc tế cũng như tình hình trong nước,
33 để tập hợp quần chúng thật rộng rãi như chủ trương của Đảng nhiều
34 năm qua, và hạn chế sự tuyên truyền xuyên tạc của kẻ thù, Đảng cần
35 có một cái tên mới. Bác đề nghị lấy tên Đảng Lao động Việt Nam.
36 Việc thay đổi tên Đảng không phải là vấn đề riêng của cách mạng Việt
37 Nam mà còn liên quan đến cách mạng Lào và Campuchia. Những vấn
38 đề lớn này phải do Đại hội Đảng Cộng sản Đông Dương quyết định. .
39 Tuy nhiên, tổ chức một đại hội Đảng giữa thời kỳ chiến tranh ác liệt
40 và rất khẩn trương, là điều không dễ dàng. Trung ương quyết định
41 triệu tập đại hội vào tháng 2 năm 1951.424 Võ Nguyên Giáp, Đường tới
42 Điện Biên Phủ, Chương 4: Đảng Lao Động Việt Nam.
VSTK - 4006
1 Lời kết thúc buổi ra mắt của Đảng Lao động Việt Nam (3-3-1951)
2 Hồ Chí Minh toàn tập
3 Tập 6 (1950 - 1952)
4 18:48 | 01/05/2003
http://www.cpv.org.vn/cpv/Modules/News/NewsDetail.aspx?co_id=30008&cn_id=191135
5 Thưa các vị,
6 Sau khi nghe đồng chí Trường Chinh báo cáo về việc Đảng Lao động Việt
7 Nam thành lập, các vị đều tỏ ý hoan nghênh. Các vị là những người đại biểu
8 cho Mặt trận dân tộc thống nhất, tức là đại biểu cho toàn dân. ý kiến của các
9 vị tức là ý kiến chung của toàn dân. Vì vậy, các vị đã hoan nghênh, yêu
10 chuộng Đảng Lao động Việt Nam, thì chúng tôi chắc rằng đối với Đảng Lao
11 động Việt Nam, toàn thể nhân dân đều sẽ hoan nghênh, yêu chuộng.
12 Về chính sách, Đảng cương, tổ chức, v.v. của Đảng Lao động Việt Nam,
13 đồng chí Trường Chinh đã trình bày tường tận. Đây tôi chỉ thay mặt Đảng
14 Lao động Việt Nam mà trân trọng cảm ơn các vị, và tóm tắt lại vài điểm sau
15 này:
16 - Mục đích của Đảng Lao động Việt Nam có thể gồm trong 8 chữ là:
17 ĐOÀN KẾT TOÀN DÂN PHỤNG SỰ TỔ QUỐC
18 - Nhiệm vụ của Đảng Lao động Việt Nam là kiên quyết lãnh đạo toàn dân
19 đi đến:
20 KHÁNG CHIẾN THẮNG LỢI, KIẾN QUỐC THÀNH CÔNG
21 Chính sách quân sự, chính trị, kinh tế, vǎn hoá, v.v. của Đảng Lao động
22 Việt Nam đã nói rõ trong bản Tuyên ngôn và Chính cương. Chính sách ấy có
23 thể đúc lại trong mấy chữ là làm cho nước Việt Nam ta:
24 ĐỘC LẬP - THỐNG NHẤT - DÂN CHỦ - PHÚ CƯỜNG
25 Chúng tôi xin nói thêm hai điểm, nói rõ để tránh mọi sự có thể hiểu lầm:
26 Một là về vấn đề tôn giáo, thì Đảng Lao động Việt Nam hoàn toàn tôn trọng
27 quyền tự do tín ngưỡng của mọi người.
28 Hai là đối với các đảng phái, các đoàn thể bạn trong Mặt trận dân tộc, thì
29 Đảng Lao động Việt Nam chủ trương:
30 Đoàn kết chặt chẽ, đoàn kết lâu dài, cùng nhau tiến bộ.
31 Đảng Lao động Việt Nam là Đảng của giai cấp công nhân và nhân dân lao
32 động, nghĩa là những người thợ thuyền, dân cày và lao động trí óc kiên quyết
33 nhất, hǎng hái nhất, trong sạch nhất, tận tâm tận lực phụng sự Tổ quốc và
34 nhân dân. Những người mà:
35 - Giàu sang không thể quyến rũ,
36 - Nghèo khó không thể chuyển lay,
37 - Uy lực không thể khuất phục.
38 Nói về người cách mạng và đảng cách mạng, nhà đại vǎn hào Trung Quốc
39 là ông Lỗ Tấn có câu thơ:
40 "Hoành my lãnh đối thiên phu chỉ,
41 Phủ thủ cam vi nhũ tử ngưu".
42 Xin tạm dịch là:
43 "Trợn mắt xem khinh nghìn lực sĩ,
44 Cúi đầu làm ngựa các nhi đồng".
45 "Nghìn lực sĩ" có nghĩa là những kẻ địch mạnh, thí dụ: lũ thực dân Pháp,
46 bọn can thiệp Mỹ. Cũng có nghĩa là những sự khó khǎn gian khổ.
47 "Các nhi đồng" nghĩa là quần chúng nhân dân hiền lành, đông
48 đảo. Cũng có nghĩa là những công việc ích quốc, lợi dân.
49 Đảng Lao động Việt Nam không sợ kẻ địch nào dù cho chúng hung tợn đến
50 mấy, không sợ nhiệm vụ nào dù nặng nề nguy hiểm đến mấy, nhưng Đảng
VSTK - 4007
1 Lao động Việt Nam sẵn sàng vui vẻ làm trâu ngựa, làm tôi tớ trung thành của
2 nhân dân.
3 Tuy vậy Đảng Lao động Việt Nam cũng do nhiều người tổ chức lại mà
4 thành. Mà người thì ai cũng có ít nhiều khuyết điểm. Vì vậy Đảng Lao động
5 Việt Nam mong mỏi và hoan nghênh sự phê bình thật thà của các đảng phái
6 và đoàn thể bạn, của các nhân sĩ và của toàn thể đồng bào để cho Đảng tiến
7 bộ mãi.
8 Sau hết, chúng tôi xin hứa rằng Đảng Lao động Việt Nam quyết làm tròn
9 nhiệm vụ của mình là đưa toàn dân đến: Kháng chiến thắng lợi, kiến quốc
10 thành công.
11 Phát biểu ngày 3-3-1951.
12 Báo Nhân dân, số 2, ngày 25-3-1951.

13 Nhằm mục tiêu đẫy mạnh một cách gắp rút tiến trình phục
14 hồi nền kinh tế miền Bắc và thực hiện việc thống nhất chính trị
15 trên bình diện cả nước Việt Nam, VNDCCH đã cố sức giữ gìn và
16 khuyến khích thực hiện tốt những mối bang giao quốc tế với một
17 số quốc gia Tây phương đặc biệt là với nước Pháp với hy vọng là
18 chính phủ Pháp đang chán chê với chủ trương “đã Thực” của
19 Việt Nam Cộng Hòa ở miền Nam do Ông Diệm lãnh đạo. Thủ
20 tướng Phạm Văn Đồng của VNDCCH đã nhấn mạnh về mối liên
21 hệ đặc biệt Pháp-Việt ở miền Bắc Việt Nam bằng lời khuyến cáo
22 ngày 01/01/1955 rằng : “Chính là với quý vị, những người Pháp,
23 mà VNDCCH chúng tôi cùng ký tên vào những điều ước Geneva
24 và chính là trách nhiệm của các ông phải giữ cho các điều ước
25 đó được tôn trọng.” 425
26 Ngay sau khi nước Việt Nam bị Hiệp Định Geneva chia đôi do
27 hai chủ chốt trong cuộc là thực dân Pháp và cộng sản Việt Minh chủ
28 trương, nhóm thực dân Pháp tàn dư ở Đông Dương và ở Paris vẫn
29 muốn tiếp tục diễn tuồng chính trị bắt cá hai tay giữa hai miền Nam-
30 Bắc Việt Nam: hầm mõ, quặng phong phú ở miền Bắc và rừng cao su
31 ngút ngàn, lúa gạo tràn ngập ở miền Nam. Do đó, thực dần Pháp đã
32 vội vã đạc cử một “bạn cũ” của chủ tịch VNDCCH là Sainteny trở lại
33 Hà Nội để bàn tính chuyện làm ăn hợp tác hữu nghị với chủ nhân mới
34 của miền Bắc. VNDCCH thì lại muốn rằng nhân dịp nầy phải đòi
35 người Pháp công nhận và thiết lập ngoại giao với nhà nước và thể chế
36 CS ở miền Bắc cũng như thúc hối Pháp gây áp lực với chính quyền
37 của Ông Diệm ở miền Nam phải thực hiện tổng tuyển cử thống nhất
38 đất nước theo quy định của Hiệp Định Geneva. Người Pháp không thể
39 gây áp lực với chính quyền Việt Nam Cộng Hòa ở miền Nam mà cũng
40 từ chối không thiết lập bang giao với VNDCCH ở miền Bắc. Vì vậy
41 cuộc làm ăn giữa Pháp và Việt Minh bị đổ vỡ mặc dù vào năm 1958
VSTK - 4008
1 Pháp chấp nhận cho VNDCCH một toán đại diện 2 người ở Paris
2 nhưng không được hưởng quy chế ngoại giao quốc tế giống như
3 Sainteny của Pháp cũng không được hưởng quy chế nầy ở Hà Nội.
4 Mối liên hệ Pháp-Việt Minh càng trở nên tồi tệ khi nhà nước
5 VNDCCH xử công khai một vụ án can tội gián điệp trong đó có
6 những can phạm là chức sắc trong phái đoàn đại diện đặc nhiệm của
7 Pháp ở Hà Nội, khiến cho chính quyền VNDCCH của đảng CS Lao
8 Động phẫn nộ và rút bỏ mọi tổ chức giao dịch thương mại của miền
9 Bắc Việt Nam ở Pháp kể từ tháng 10/1959 và bắt đầu gây hấn với phái
10 đoàn đại diện của Pháp đang hoạt động ở Hà Nội. Kể từ năm 1960, thì
11 những dấu chỉ ảnh hưởng của Pháp ở miền Bắc Việt Nam chỉ còn lại
12 một số rất nhỏ. 426
13 Vào thời điểm nầy, Hoa Kỳ được xem như là một quốc gia
14 chính yếu và mạnh nhất ủng hộ chế độ Việt Nam Cộng Hòa của
15 miền Nam Việt Nam và vì thế Hoa Kỳ trở thành tiêu điểm cho
16 VNDCCH phỉ bang và kết tội. Sau Hiệp Định Geneva, CS miền
17 Bắc Việt Nam phản đối và tố cáo rằng chính Hoa Kỳ là nguyên
18 do chính, là kẻ chủ mưu chia cắt vĩnh viễn nước Việt Nam kể từ
19 năm 1956 và chính quyền Ngô Đình Diệm là tay sai bù nhìn của
20 đế quốc tư bản Hoa Kỳ. Điều nầy, cùng một lúc khiến cho khối
21 Cộng Sản thế giới thỏa mãn, tương ứng với tiến trình đòi hỏi hòa
22 hợp Bắc Nam, đang tạo ra một làn sóng chống đối chế độ tư bản
23 Hoa Kỳ như là lý tưởng keo sơn của Quốc gia và đồng thời cũng
24 làm lu mờ, đánh lạc hướng vấn đề tranh cãi về ý thức hệ Cộng
25 Sản. Do đó Hoa Kỳ đang và tiếp tục sẽ là một mục tiêu ưu tiên
26 của VNDCCH trong hầu hết các chiến dịch tuyên truyền, các kế
27 hoạch chống phá, và phơi xấu đế quốc tư bản thực dân mới đang
28 thay thế đế quốc thực dân cũ ở miền Nam Việt Nam. Thoạt đầu,
29 Hoa Kỳ không có ý định áp dụng chính sách cứng rắn không
30 nhượng bộ với Cộng Sản ở miền Bắc Việt Việt Nam. Tuy nhiên
31 Hội Nghị Geneva, những nhà kế hoạch chính sách của chính
32 quyền Hoa Kỳ đã trở thành bất đồng ý kiến với nhau về chính
33 sách của Hoa Kỳ đối VNDCCH. Theo bộ Quốc Phòng Hoa Kỳ
34 biện luận rằng miền Bắc Việt Nam đã trở thành một vệ tinh
35 trong quỹ đạo Cộng Sản quốc tế còn những hội viên của Hội
36 Đồng An Ninh Quốc Gia Hoa Kỳ /NSC thì cho rằng cần khai
37 thác nhiều phương cách có thể có được để ngăn ngừa VNDCCH
VSTK - 4009
1 trở thành lệ thuộc vĩnh viễn vào khối Cộng Sản Liên Sô. Chủ
2 trương của NSC được thắng thế và chính quyền Hành Chánh
3 Hoa Kỳ áp dụng chính sách nầy lâu dài bằng cách đạt một lãnh
4 sự quán Hoa Kỳ ở Hà Nội nhưng trong nhiều năm liên tục kế tiếp
5 Hoa kỳ lại không có một đường hướng nào rõ rệt để tách rời CS
6 Bắc Việt khỏi khối CS Sô Viết mà VNDCCH còn tỏ ra chống đối
7 không khoan nhượng Hoa Kỳ và gây hấn, sinh sự liên tục với
8 viên chức Tổng Lãnh sự Hoa Kỳ ở Hà Nội khiến cho Hoa Kỳ
9 không còn cách nào khác hơn là phải đóng của tòa Lãnh sự của
10 mình vào giữa năm 1955. 427
11 Sau khi đóng cửa Lãnh sự quán ở Hà Nội, Hoa Kỳ bắt đầu
12 áp dụng đối xử cứng rắn đối với VNDCCH theo chính sách của
13 bộ Quốc Phòng Hoa Kỳ đề ra vào năm 1954 trước đây. Tháng
14 09/1956, Hội Đồng An Ninh Quốc Gia Hoa Kỳ/NSC lại quyết
15 định rằng VNDDCH không được xem như là một thể chế hợp
16 pháp và Hoa kỳ cần phải khuyến cáo các quốc gia khác không
17 được thừa nhận ngoại giao chính quyền miền Bắc Việt Nam.
18 Năm 1958, NSC lại đề nghị áp dụng chính sách phong tỏa kinh
19 tế, ngăn chận mọi sự tiếp tế cho VNDCCH từ các nước đệ tam
20 giống như đã áp dụng phong tỏa CSTQ và CS Bắc Triều Tiên: . .
21 . . . ."76. Apply, as necessary to achieve U.S. objectives,
22 restrictions on U.S. exports and shipping and on foreign assets
23 similar to those already in effect for Communist China and
24 North Korea.".428
25 Anh quốc nguyên là một đồng chủ tọa Hội Nghị Geneva về
26 Đông Dương cũng có một phái đoàn đại diện ở Hà Nội giống
27 như chủ trương của Canada. Mặc dù đoàn nầy không có một quy
28 chế ngoại giao chính thức nhưng vẫn được hoạt động thoải mái
29 hơn là phái đoàn đại diện của Hoa Kỳ. Ngoài ra còn có những
30 nhà báo, những nhân vật quốc Hội Anh đến tham quan Hà Nội,
31 tất cả những điều đó khiến một số phần tử của chế độ VNDCCH
32 vội vàng cho rằng Anh Quốc đang mặc nhiên thừa nhận chế độ
33 VNDCCH cộng sản. Tuy nhiên, thời gian trôi qua, nhưng Anh
34 Quốc vẫn từ chối chính thức tuyên bố công nhận ngoại giao cho
35 nên CS miền Bắc Việt Nam đã thay đổi thái độ đối xử và bắt đầu
36 chiến dịch tuyên truyền tố cáo và kết tội Anh quốc đã không thi
VSTK - 4010
1 hành và chu toàn trách nhiệm của một đồng chủ tọa Hội Nghị
2 Geneva 1954. 429
3 Sau Hội Nghị Geneva , VNDCCH đã đặc biệt cố gắng lôi kéo
4 những quốc gia trung lập ở các vùng châu Á và châu Phi ủng hộ
5 những khát vọng của mình và đã thành công khá tốt tạo được sự
6 thừa nhận “thực tại/de facto”từ các quốc gia Ấn Độ, Nam Dương,
7 Pakistan. Ở Hà Nội đã có sứ quán Ấn Độ và Nam Dương. Thủ tướng
8 Ấn Dộ Nehru và thủ tướng Miến Điện U Nu đã sang thăm viếng hữu
9 nghị Hà Nội vào năm 1954. Thủ tướng Phạm Văn Đồng cùng phái
10 đoàn VNDCCH đã đến tham dự Hội Nghị các quốc gia Á-Phi ở
11 Bandung vào tháng 04/1955. Tuy nhiên, ngay cả những quốc gia Phi
12 Châu mới giành lại được độc lập thì họ cũng chưa chịu công nhận chế
13 độ Cộng sản VNDCCH là một chế độ hợp pháp và là chính quyền
14 duy nhất của nhân dân Việt Nam. Chỉ có đảng Cộng Sản “trung lập”
15 Nam Tư là nhìn nhận hoàn tòan chế độ VNDCCH giống như CSLS và
16 CSTQ. Mặc dù vậy, VNDCCH vẫn tiếp tục gây thiện cảm với các
17 quốc gia Á-Phi bằng cách tôn vinh và tuyên truyền hình ảnh của chủ
18 tịch nước VNDCCH qua quá trình chống thực dân xâm lược Pháp của
19 nhân vật nầy và luôn tung hô, cổ võ, ủng hộ các nguyên tắc Trung Lập
20 sống chung hòa bình.
21 Được làm chủ ½ nước Việt Nam, VNDCCH đã nhanh chóng củng
22 cố những mối liên hệ giao hảo với các quốc gia trong khối Cộng Sản.
23 Chỉ trong một thời gian không lâu, lần lược đã có 10 quốc gia cộng
24 sản công nhận ngoại giao với chính quyền VNDCCH của ông Hồ Chí
25 Minh và đặt tòa đại sứ ở Hà Nội. Mối liên hệ ngoại giao và thân hữu
26 của CS Việt Nam với CSLS và CSTQ rất gần gũi nhưng không phải
27 chỉ là thuần tùy trên bình diện ý thức hệ CS thuần túy duy lý mà thực
28 sự còn là vì những lý do “duy vật thực tế” đặc biệt. Sau ngày thực dân
29 Pháp rút ra hết khỏi miền Bắc, VNDCCH cần phải có viện trợ kinh tế,
30 kỹ thuật từ khối CS mà chính yếu là CSLS và CSTQ. Mao Trạch
31 Đông đã tiên phong viện trợ cho CSVN từ tháng 12/1954, cung cấp
32 máy móc dụng cụ để sửa sang, kiến tạo các đường giao thông trên bộ,
33 đường sắt, các công trình thủy lợi khắp miền Bắc Việt Nam, và tái
34 thiết các trạm liên lạc truyền thông giữa hai nước Việt-Hoa. Theo tin
35 tức báo chí từ Hà Nội thì chuyến tàu hỏa đầu tiên khởi hành từ Hà Nội
36 đi đến Pug Siang trên lãnh thổ Trung Hoa vào ngày 01/08/1955. 430
37 Dung lượng viện trợ ồ ạt của CSTQ cho CSVM trong khoảng
38 1954-1955 gia tăng nhanh đến một mức độ mà vào cuối nửa năm
VSTK - 4011
1 đầu 1955 nhiều quan sát viên nước ngoài đã suy định rằng
2 VNDCCH đã rơi vào ách khống chế của CSTQ. Các chuyên viên
3 kỹ thuật và kinh doanh của CSTQ đã gây ra một tác động sâu sắc
4 lên nền kinh tế của VNDCCH mà người Pháp có mặt ở Hà Nội
5 phải bi quan kêu lên rằng ở miền Bắc “người Hoa đã thay thế
6 người Pháp mất rồi!” (3. He was not optimistic about situation in
7 north which he said was getting no better (from Western point of
8 view). Remarked "'It is Chinese who will replace us here".)431
9 Đầu năm 1955, miền Bắc Việt Nam bị thiếu hụt thực phẩm
10 trầm trọng khiến cho nhà nước VNDCCH phải kêu gọi sự giúp
11 đỡ của hai nước CS đàn anh Liên Sô, Trung Quốc. Mùa Hè 1955,
12 đích thân chủ tịch Hồ Chí Minh phải đi sang Moscôva xin tiếp
13 cứu và trong liên tiếp 2 năm, VNDCCH đã nhận được hơn 100
14 triệu viện trợ kinh tế và khoản 1,000 chuyên gia cố vấn kỹ thuật.
15 CSLS cũng là nguồn tiếp tế săng, dầu và cá sản phẩm dầu khí.
16 Đổi lại, CS Việt Nam chỉ xuất cảng sang Liên Sô những sản
17 phẩm miền nhiệt đới và các mặt hàng nghệ thuật để đổi lấy máy
18 móc thông thường không phải là vật dụng có giá trị tối tân. 432
19 Nội bộ của đảng CS Lao Động Việt Nam bị chia rẽ đối vấn đề lựa
20 chọn sự trung thành, thân thiện với CSLS hay CSTQ. Sự chia rẽ nội
21 trong đảng CSVN càng gia tăng khi hai đảng CS lớn nhất thế giới bất
22 hòa với nhau về vấn đề đấu tranh ý thức hệ đối với các giáo điều của
23 lý thuết CS qua việc CSTQ hô hào đã đảo “chủ nghĩa xét lại” của
24 CSLS (chung sống hòa bình với đế quốc tư bản, nối lại quan hệ với
25 chế độ của Josip Broz Tito tại Nam Tư là chế độ mà Staline đã lên án
26 năm 1947) sau khi Staline qua đời và tách rời riêng ra. Đa số các cán
27 bộ cao cấp quan trọng của CSVN ngã theo chế độ CSLS bởi vì vào
28 lúc nầy CSLS mạnh và giàu hơn CSTQ. Hơn nữa, lịch sử trong quá
29 khứ, đế quốc Nga ngày xưa và CSLS bây giờ chưa từng xâm lăng
30 đánh chiếm nước Việt Nam như đế quốc bành trướng gây hấn và xâm
31 lược Trung Quốc ngày xưa. Mặc dù vậy, trong chiến tranh đánh đuổi
32 thực dân thuộc địa xâm lược Pháp, VNDCH đã được khai sinh ngay
33 trong lòng đất của Trung Quốc và mắc nợ CSTQ rất nhiều thứ để
34 giành được chiến tích vang dội Điện Biên Phủ và một nữa nước Việt
35 Nam từ phía Bắc vĩ tuyến 17. Cho dù trung thành, thân thiện với ai thì
36 đảng CSVN cũng cũng bị lệ thuộc và không được độc lập tự do hành
37 động nhằm tạo phúc lợi riêng cho VNDCCH kể từ sau năm 1955

VSTK - 4012
1 nhất là đối với những cuộc giao thương một cách tương đối, giới hạn
2 giữa VNDCCH với các quốc gia CS khác và các quốc gia tư bản
3 không CS thế giới. 433
4 Trong khoản thời gian 1957-1960, VNDCCH được thả lỏng
5 tự quyền hành động nhiều hơn, đã đứng trung lập trong sự tranh
6 chấp ý thức hệ giữa hai đảng CS khổng lồ của thế giới và thường
7 xử dụng chiêu thức “Khối các quốc gia Xã Hội Chủ Nghĩa Dân
8 Chủ Nhân Dân do Liên Sô và Trung Quốc dẫn đầu.” để hô hào
9 kêu gọi hai đàn anh CS hãy giải quyết mối bất hòa bằng những
10 phương cách thương thảo thỏa đáng và hữu nghị. 434
11 Nói tóm lại, trong vòng sau 5 năm làm chủ miền Bắc Việt
12 Nam, VNDCCH, nhờ có sự trợ giúp dồi dào của Bắc Kinh và
13 Moscôva, đã vượt thoát được hầu hết những khủng hoảng do
14 một nền kinh tế bệnh hoạn bất toàn gây ra. Nhà nước và đảng CS
15 Lao Động cũng thành công trong việc kiểm soát chặt chẽ và trấn
16 áp cuộc sống của nhân dân miền Bắc trên các mặt Chính trị, Xã
17 hội và Văn hóa. Về mặt quân sự, VNDCCH đã tăng gia, nới rộng
18 và cãi tiến quân đội trở thành một đội ngũ vũ lực có thể đánh bại
19 bất cứ đội quân phối hợp nào ở vùng Đông Nam Châu Á. Về mặt
20 bang giao quốc tế, VNDCCH đã cố gắng đứng độc lập không bị
21 lệ thuộc quá mức vào ảnh hưởng của CS ngoại bang và với tình
22 hình khá ổn định ở miền Bắc, đảng và nhà nước Cộng Sản
23 VNDCCH cho rằng đã đến lúc phải hành động, dùng bạo lực để
24 thực hiện việc thống nhất toàn cõi đất nước Việt Nam từ Bắc chí
25 Nam.

VSTK - 4013
VSTK - 4014

You might also like