You are on page 1of 8

HƯỚNG DẪN ÔN TẬP GIỮA HỌC KÌ II

NĂM HỌC 2022 - 2023


MÔN: LỊCH SỬ - LỚP 12

I. KIẾN THỨC TRỌNG TÂM


STT Tên bài Nội dung chính
1 Bài 17. Nước Việt Nam Dân 1. Tình hình nước ta sau Cách mạng tháng Tám năm
chủ Cộng hòa từ ngày 2 - 9 - 1945.
1945 đến trước ngày 19 - 12 - 2. Bước đầu xây dựng chính quyền cách mạng, giải
1946 quyết nạn đói, nạn dốt và khó khăn về tài chính.
3. Đấu tranh chống ngoại xâm và nội phản, bảo vệ
chính quyền cách mạng.
2 Bài 18. Những năm đầu của 1. Kháng chiến toàn quốc chống Thực dân Pháp
cuộc kháng chiến toàn quốc bùng nổ.
chống thực dân Pháp (1946 - 2. Cuộc chiến đấu ở các đô thị và việc chuẩn bị cho
1950) cuộc kháng chiến lâu dài.
3. Chiến dịch Việt Bắc thu - đông và việc đẩy mạnh
kháng chiến toàn dân, toàn diện.
4. Hoàn cảnh lịch sử mới và chiến dịch biên giới thu
- đông năm 1950.
3 Bài 19. Bước phát triển của 1. Kế hoạch Đờ Lát đơ Tátxinhi
cuộc kháng chiến toàn quốc 2. Đại hội đại biểu lần thứ II của Đảng (2 - 1951)
chống thực dân Pháp 3. Hậu phương kháng chiến phát triển mọi mặt (tập
trung sự kiện chính trị, kinh tế)
4 Bài 20. Cuộc kháng chiến toàn 1. Âm mưu mới của Pháp - Mĩ ở Đông Dương: Kế
quốc chống thực dân Pháp kết hoạch Nava
thúc (1953 - 1954) 2. Cuộc tiến công chiến lược Đông - Xuân 1953 -
1954 và Chiến dịch Điện Biên Phủ năm 1954
3. Nội dung, ý nghĩa, hạn chế của Hiệp định
Giơnevơ
4. Nguyên nhân thắng lợi, ý nghĩa lịch sử của cuộc
kháng chiến chống Pháp (1945 – 1954)
5 Bài 21. Xây dựng chủ nghĩa xã 1. Tình hình và nhiệm vụ cách mạng nước ta sau
hội ở miền Bắc, đấu tranh Hiệp định Giơnevơ năm 1954 về Đông Dương

Trang 1
chống đế quốc Mĩ và chính 2. Phong trào “Đồng khởi” (1959 - 1960)
quyền Sài Gòn ở miền Nam 3. Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ III của Đảng (9
(1954 - 1965) - 1960)
4. Miền Nam chiến đấu chống chiến lược “Chiến
tranh đặc biệt” của đế quốc Mĩ (1961 - 1965)
6 Bài 22. Nhân dân hai miền 1. Chiến lược “Chiến tranh cục bộ” của Mĩ ở miền
trực tiếp chiến đấu chống đế Nam
quốc Mĩ xâm lược. Nhân dân 2. Chiến thắng Vạn Tường
miền Bắc vừa chiến đấu vừa 3. Ý nghĩa cuộc Tổng tiến công Xuân Mậu Thân
sản xuất (1965 - 1968) năm 1968
4. Chiến đấu chống chiến lược “Việt Nam hoá chiến
tranh” và “Đông Dương hoá chiến tranh” của Mĩ
(1969 - 1973)
5. Ý nghĩa cuộc Tiến công chiến lược năm 1972
6. Miền Bắc vừa chiến đấu chống hai cuộc chiến
tranh phá hoại của Mĩ, vừa sản xuất và làm nghĩa vụ
hậu phương
7. Nội dung, ý nghĩa của hiệp định Pari năm 1973 về
chấm dứt chiến tranh, lập lại hoà bình ở Việt Nam

Trang 2
II. BÀI TẬP TRẮC NGHIỆM MINH HỌA
Mức độ nhận biết: từ câu 1 đến câu 10
Mức độ thông hiểu: từ câu 11 đến câu 30
Mức độ vận dụng thấp: từ câu 31 đến câu 33
Mức độ vận dụng cao/sáng tạo: từ câu 34 đến câu 36
Câu 1: Quân đội Anh và Trung Hoa Dân quốc vào nước ta sau Cách mạng tháng Tám năm 1945
với tư cách
A. quân Đồng minh. B. các nước phát xít.
C. đồng minh của Việt Nam. D. đồng minh của phát xít.
Câu 2: Kẻ thù nguy hiểm nhất của dân tộc Việt Nam sau Cách mạng tháng Tám năm 1945 là
A. đế quốc Mĩ. B. thực dân Anh.
C. phát xít Nhật. D. thực dân Pháp.
Câu 3: “Không! Chúng ta thà hi sinh tất cả, chứ nhất định không chịu mất nước, nhất định
không chịu làm nô lệ...”. Đoạn văn trên được trích dẫn từ văn kiện nào?
A. Thư của Chủ tịch gửi đồng bào cả nước.
B. Lời “Hịch” của Mặt trận Việt Minh.
C. Quân lệnh số 1 của Ủy ban khởi nghĩa toàn quốc.
D. Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến của Hồ Chí Minh.
Câu 4: Khi thực dân Pháp mở cuộc tiến công quy mô lên Việt Bắc (1947), Trung ương Đảng
Cộng sản Đông Dương đã có chủ trương
A. triển khai phương án “đánh nhanh thắng nhanh”.
B. chủ động lui về thế phòng ngự chiến lược.
C. “Phải phá tan cuộc tấn công mùa đông của giặc Pháp”.
D. triển khai phương án “đánh chắc, tiến chắc”.
Câu 5: Đại hội nào của Đảng Cộng sản Đông Dương được đánh giá là “Đại hội kháng chiến
thắng lợi”?
A. Đại hội đại biểu lần thứ II (tháng 2/1951).
B. Đại hội đại biểu lần thứ IV (tháng 12/1976).
C. Đại hội đại biểu lần thứ III (tháng 9/1960).
D. Đại hội đại biểu lần thứ nhất (tháng 3/1935).
Câu 6: Để đánh bại bước đầu tiên của Kế hoạch Nava, Đảng Lao động Việt Nam chủ trương
A. mở rộng và củng cố căn cứ địa Việt Bắc bằng các cuộc tiến công chiến lược.
B. mở những cuộc tiến công vào những hướng quan trọng về chiến lược mà địch tương đối yếu.
C. tránh giao chiến với địch ở miền Bắc để chuẩn bị đàm phán.
D. giữ vững quyền chủ động chiến lược trên chiến trường chính Bắc Bộ.

Trang 3
Câu 7: Phương châm tiến hành cuộc tiến công chiến lược Đông - Xuân 1953 - 1954 trong cuộc
kháng chiến chống thực dân Pháp của nhân dân Việt Nam là
A. tích cực, chủ động, cơ động và linh hoạt. B. đánh nhanh, thắng nhanh.
C. đánh du kích ngắn ngày. D. thần tốc, táo bạo, bất ngờ.
Câu 8: Sau Hiệp định Giơnevơ về Đông Dương, thế lực cản trở nền độc lập và thống nhất của
nước Việt Nam là
A. thực dân Pháp và tay sai. B. thực dân Pháp và đế quốc Mĩ.
C. thực dân Pháp và chính quyền Sài Gòn. D. đế quốc Mĩ và chính quyền Sài Gòn.
Câu 9: Từ năm 1961 đến năm 1965, Mĩ thực hiện chiến lược chiến tranh nào ở miền Nam Việt Nam?
A. “Chiến tranh đặc biệt”. B. “Đông Dương hóa chiến tranh”.
C. “Chiến tranh cục bộ”. D. “Việt Nam hóa chiến tranh”.
Câu 10: Chiến thắng nào của quân dân miền Nam Việt Nam mở đầu cao trào “Tìm Mĩ mà đánh,
lùng ngụy mà diệt” trên khắp miền Nam?
A. Mùa khô 1965 - 1966. B. Mùa khô 1966 - 1967.
C. Vạn Tường (1965). D. Ấp Bắc (1963).
Câu 11: Ý nghĩa của cuộc Tổng tuyển cử bầu Quốc hội trong cả nước (tháng 1/1946) là
A. tránh trường hợp phải đối phó cùng lúc với nhiều kẻ thù khi ta còn yếu.
B. thể hiện thiện chí hòa bình của nhân dân Việt Nam với các nước đồng minh.
C. có thêm thời gian hòa bình để chuẩn bị cho cuộc chiến đấu lâu dài.
D. tạo cơ sở pháp lí vững chắc cho nhà nước thực hiện chính sách đối nội, đối ngoại.
Câu 12: Để giải quyết căn bản nạn đói sau Cách mạng tháng Tám năm 1945, biện pháp hàng
đầu là
A. tăng gia sản xuất. B. nhường cơm sẻ áo.
C. lập hũ gạo cứu đói. D. tổ chức ngày đồng tâm.
Câu 13: Nhiệm vụ cấp bách của nước Việt Nam sau Cách mạng tháng Tám năm 1945 về văn
hóa - giáo dục là
A. xóa nạn mù chữ, nâng cao trình độ văn hóa cho nhân dân.
B. thành lập trường học các cấp phổ thông và đại học.
C. thành lập Nha Bình dân học vụ diệt giặc dốt.
D. đổi mới nội dung và phương pháp giáo dục.
Câu 14: Việc giải quyết thành công nạn đói, nạn dốt và khó khăn về tài chính sau Cách mạng
tháng Tám năm 1945 ở Việt Nam có ý nghĩa gì?
A. Tạo cơ sở để các nước xã hội chủ nghĩa công nhận Việt Nam.
B. Đánh dấu hoàn thành nhiệm vụ đánh đổ chế độ phong kiến.
C. Tạo cơ sở thực lực để kí Hiệp định Sơ bộ với Pháp.
D. Góp phần tạo ra sức mạnh để bảo vệ chế độ mới.

Trang 4
Câu 15: Chính phủ nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa kí với Chính phủ Pháp bản Hiệp định Sơ
bộ (tháng 3/1946) nhằm
A. tạo điều kiện để quân Đồng minh vào giải giáp quân đội Nhật.
B. buộc Pháp phải thừa nhận Việt Nam là một quốc gia dân chủ.
C. tránh việc cùng lúc phải chống lại nhiều thế lực ngoại xâm.
D. buộc Pháp phải thừa nhận Việt Nam là một quốc gia độc lập.
Câu 16: Chiến dịch Biên giới thu - đông 1950 đánh dấu bước phát triển của cuộc kháng chiến
chống thực dân Pháp của nhân dân Việt Nam vì
A. ta bắt đầu giành được quyền chủ động chiến lược trên chiến trường chính.
B. ta tiếp tục giữ vững quyền chủ động chiến lược trên chiến trường chính.
C. buộc Pháp phải bắt đầu chuyển sang đánh lâu dài với ta.
D. đã làm xoay chuyển cục diện chiến tranh ở Đông Dương.
Câu 17: Tháng 12/1953, thực dân Pháp chọn Điện Biên Phủ để xây dựng thành một tập đoàn cứ
điểm mạnh nhất Đông Dương nhằm mục đích chủ yếu là
A. giành thắng lợi quân sự quyết định để kết thúc chiến tranh trong danh dự.
B. chấp nhận một cuộc quyết chiến chiến lược và sẵn sàng nghiền nát bộ đội chủ lực của ta.
C. xây dựng thành căn cứ lục quân và không quân để thực hiện âm mưu xâm lược toàn Đông Dương.
D. giành lại thế chủ động chiến lược trên chiến trường chính ở Bắc Bộ.
Câu 18: Trong cuộc kháng chiến toàn quốc chống thực dân Pháp xâm lược của nhân dân Việt
Nam (1946 - 1954), mặt trận nào có vai trò quyết định trong việc làm thất bại các kế hoạch chiến
tranh của kẻ thù ?
A. Chính trị. B. Quân sự. C. Ngoại giao. D. Kinh tế.
Câu 19: Nội dung nào không phải là ý nghĩa của chiến thắng Điện Biên Phủ (1954)?
A. Đánh dấu bước phát triển mới của cuộc kháng chiến, Pháp rơi vào thế phòng ngự bị động.
B. Làm xoay chuyển cục diện chiến tranh ở Đông Dương
C. Tạo điều kiện thuận lợi cho cuộc đấu tranh ngoại giao của ta giành thắng lợi.
D. Chiến dịch chủ động tiến công lớn nhất của ta trong kháng chiến chống Pháp.
Câu 20: Khổ thơ dưới đây nói về cuộc chiến đấu tại mặt trận nào của quân dân miền Nam năm 1972?
“Đò qua Thạch Hãn xin chèo nhẹ
Đáy sông còn đó bạn tôi nằm.
Có tuổi hai mươi đã hóa thành sóng nước
Vỗ yên bờ mãi mãi ngàn năm”
(Lê Bá Dương)
A. Tây Nguyên. B. Quảng Trị.
C. Đông Nam Bộ. D. Phước Long.

Trang 5
Câu 21: Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ III của Đảng Lao động Việt Nam (1960) đã xác định
cách mạng miền Nam có vai trò
A. quyết định nhất đối với sự phát triển cách mạng cả nước.
B. quyết định trực tiếp đối với sự phát triển cách mạng cả nước.
C. quyết định trực tiếp đối với sự nghiệp giải phóng miền Nam.
D. quan trọng nhất đối với sự nghiệp bảo vệ miền Bắc.
Câu 22: Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ III của Đảng Lao động Việt Nam (1960) được xem là
A. đại hội thực hiện thắng lợi cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân trên cả nước.
B. đại hội xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc.
C. đại hội giải phóng miền Nam thống nhất nước nhà.
D. đại hội xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc, giải phóng miền Nam thống nhất nước nhà.
Câu 23: Chiến thắng nào của quân dân miền Nam đã mở ra khả năng hoàn toàn có thể đánh
thắng chiến lược “Chiến tranh đặc biệt” (1961 - 1965) của Mĩ?
A. Chiến thắng Bình Giã (Bà Rịa).
B. Chiến thắng Ba Gia (Quãng Ngãi).
C. Chiến thắng Đồng Xoài (Biên Hòa).
D. Chiến thắng Ấp Bắc (Mĩ Tho).
Câu 24: Hội nghị lần thứ 15 Ban Chấp hành Trung ương Đảng Lao động Việt Nam (tháng
1/1959) quyết định để nhân dân miền Nam sử dụng bạo lực cách mạng là vì
A. thời cơ để cách mạng miền Nam khởi nghĩa giành chính quyền đã chín muồi.
B. Mĩ - Diệm sử dụng bạo lực phản cách mạng để đàn áp nhân dân miền Nam.
C. chính quyền tay sai Ngô Đình Diệm rơi vào tình trạng khủng hoảng.
D. Mĩ đã đưa quân vào miền Nam trực tiếp tham chiến.
Câu 25: Đặc điểm nổi bật nhất của Việt Nam sau khi Hiệp định Giơnevơ năm 1954 về Đông
Dương được kí kết là
A. Pháp rút khỏi miền Bắc, miền Bắc nước ta hoàn toàn giải phóng.
B. đất nước tạm thời bị chia cắt làm hai miền với hai chế độ chính trị khác nhau.
C. Pháp chấm dứt chiến tranh xâm lược Đông Dương, rút hết quân về nước.
D. Ngô Đình Diệm lên nắm quyền, Mĩ âm mưu chia cắt lâu dài Việt Nam.
Câu 26: Thắng lợi nào đã chuyển cuộc kháng chiến chống Mĩ, cứu nước của nhân dân Việt Nam
(1954 - 1975) từ thế giữ gìn lực lượng sang thế tiến công?
A. Cuộc Tiến công chiến lược năm 1972.
B. Cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Xuân Mậu Thân 1968.
C. Phong trào Đồng khởi (1960).
D. Cuộc chiến đấu chống “Chiến tranh đặc biệt” (1961 - 1965).

Trang 6
Câu 27: Nội dung nào sau đây không phải là ý nghĩa cuộc Tiến công chiến lược năm 1972 ở
miền Nam Việt Nam?
A. Buộc Mĩ tuyên bố “Mĩ hóa” trở lại chiến tranh xâm lược.
B. Giáng đòn nặng nề vào chiến lược “Việt Nam hóa chiến tranh” của Mĩ.
C. Buộc Mĩ phải ngừng cuộc tập kích chiến lược bằng B52 vào Hà Nội - Hải Phòng.
D. Thừa nhận sự thất bại của chiến lược “Việt Nam hóa chiến tranh”.
Câu 28: “Dù khó khăn gian khổ đến mấy, nhân dân ta nhất định sẽ hoàn toàn thắng lợi. Đế
quốc Mĩ nhất định phải cút khỏi nước ta”. Nội dung đoạn trích trên được dẫn từ văn kiện nào?
A. Tác phẩm “Kháng chiến nhất định thắng lợi” của Trường Chinh.
B. Di chúc của Chủ tịch Hồ Chí Minh.
C. Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ III của Đảng Lao động Việt Nam.
D. Nghị quyết Hội nghị Trung ương lần thứ 21 của Đảng Lao động Việt Nam.
Câu 29: Chiến thắng nào của quân dân Việt Nam được đề cập đến trong đoạn trích dưới đây
“12 ngày đêm chiến đấu và chiến thắng trên bầu trời miền Bắc cuối năm 1972 là một chiến dịch
phòng không đạt tới mức tiêu diệt cao nhất, oanh liệt nhất, trong cuộc chiến đấu bảo vệ miền
Bắc cũng như trong sự nghiệp chống Mĩ, cứu nước của nhân dân ta” ?
A. Chiến thắng Vạn Tường (Quảng Ngãi). B. Trận “Điện Biên Phủ trên không”.
C. Trận tiến công Khe Sanh (Quảng Trị). D. Cuộc Tiến công chiến lược năm 1972.
Câu 30: Một trong những ý nghĩa của việc kí Hiệp định Pari năm 1973 về chấm dứt chiến tranh
lập lại hòa bình ở Việt Nam là
A. mở ra bước ngoặt mới cho cuộc kháng chiến chống Mĩ, cứu nước của dân tộc.
B. là mốc đánh dấu cách mạng miền Nam đã hoàn thành nhiệm vụ “đánh cho ngụy nhào”.
C. buộc phải tuyên bố “phi Mĩ hóa” chiến tranh xâm lược Việt Nam.
D. đánh dấu thắng lợi của cuộc kháng chiến chống Mĩ cứu nước của nhân dân ta.
Câu 31: Những câu thơ sau gợi nhớ đến chiến thắng lịch sử nào của dân tộc trong cuộc kháng
chiến chống Pháp (1945 - 1954)?
“Năm mươi sáu ngày đêm khoét núi, ngủ hầm, mưa dầm, cơm vắt
Máu trộn bùn non
Gan không núng
Chí không mòn!”
A. Chiến dịch Việt Bắc thu - đông năm 1947.
B. Chiến dịch Biên giới thu - đông năm 1950.
C. Cuộc tiến công chiến lược Đông - Xuân 1953 - 1954.
D. Chiến dịch Điện Biên Phủ năm 1954.

Trang 7
Câu 32: Trong kháng chiến chống Pháp, Đảng ta chủ trương “vừa đánh vừa bồi dưỡng sức dân,
vừa đánh vừa chuyển hóa so sánh lực lượng giữa ta và địch, đồng thời tận dụng những chuyển
biến của tình hình quốc tế có lợi cho cuộc kháng chiến, gianh thắng lợi từng bước, đánh bại
từng kế hoạch chiến tranh của Pháp, tiến lên giành thắng lợi hoàn toàn.” Điều này chứng minh
cho nội dung nào trong đường lối kháng chiến chống Pháp của Đảng ta?
A. Toàn dân. B. Toàn diện.
C. Trường kì. D. Tự lực cánh sinh.
Câu 33: Chiến dịch Biên giới thu - đông năm 1950 có gì khác so với chiến dịch Việt Bắc
thu - đông năm 1947?
A. Là chiến dịch chủ động có quy mô lớn đầu tiên của ta.
B. Là chiến dịch có sự phối hợp giữa chiến trường chính với các chiến trường khác.
C. Là chiến dịch phòng thủ có quy mô của quân đội ta.
D. Là chiến dịch đánh vận động có quy mô lớn của quân đội ta.
Câu 34: Điểm khác biệt cơ bản giữa chiến lược “Chiến tranh cục bộ” với chiến lược “Chiến
tranh đặc biệt” của Mĩ thực hiện ở miền Nam Việt Nam là
A. sử dụng vũ khí hiện đại của Mĩ.
B. sử dụng lực lượng quân đội Sài Gòn làm nòng cốt.
C. quân Mĩ và quân đồng minh trực tiếp tham chiến.
D. sử dụng chiến thuật “thiết xa vận’, “trực thăng vận”.
Câu 35: Một trong những điểm khác của Hiệp định Pari (1973) về Việt Nam so với Hiệp định
Giơnevơ (1954) về Đông Dương là gì?
A. Ký kết sau khi có thắng lợi quân sự quyết định.
B. Hòa bình được thiết lập ở miền Bắc Việt Nam.
C. Các nước đế quốc rút quân về nước.
D. Quy định vị trí đóng quân của các bên.
Câu 36: Từ thắng lợi của cuộc kháng chiến chống Pháp (1945 - 1954), Đảng Cộng sản Việt
Nam đã vận dụng bài học nào để giải quyết vấn đề biển đảo hiện nay?
A. Kết hợp đấu tranh chính trị và quân sự.
B. Đấu tranh quân sự là chủ yếu.
C. Kết hợp đấu tranh kinh tế - văn hóa.
D. Sử dụng sức mạnh đoàn kết dân tộc.

----- HẾT -----

Trang 8

You might also like