You are on page 1of 30

MƯỜI HAI NGÀY ĐÊM ĐỌ SỨC VÀ ĐẤU TRÍ TRÊN BẦU TRỜI HÀ NỘI

(Kỷ niệm 45 năm Chiến thắng “Điện Biên Phủ trên không”)
Tổng hợp trên Fb Tâm Minh Nguyễn
LỜI PHI LỘ:
Nếu nói về đọ sức thì người Việt Nam không dám đâu ạ. Bởi một đất nước còn đang tiến hành cuộc chiến
chống ngoại xâm để thống nhất Tổ Quốc, với thu nhập quốc dân chỉ chưa đầy 10 tỷ USD/năm mà đọ sức với
một cường quốc hàng đầu thế giới với thu nhập quốc dân hàng chục nghìn tỷ USD/năm thì quả là “châu chấu
đá xe”. Ấy thế mà như Chủ tịch Hồ Chí Minh đã nhận xét về cuộc Kháng chiến trường kỳ 9 năm ròng rã của
người Việt Nam đánh đuổi thực dân Pháp trước đó:
“Sự đời châu chấu đá xe.
Tưởng rằng chấu ngã ai dè xe lăn.”
Chiến thắng Điện Biên Phủ trên không của quân và dân Việt Nam tại Hà Nội, Hải Phòng, Thái Nguyên và
một số địa phương khác đã minh chứng điều mà ít ai nghĩ tới. Đó là chiến thắng của chính nghĩa, của ý chí
giành độc lập tự do cho dân tộc và thống nhất Tổ Quốc, của lý tưởng xã hội chủ nghĩa, giải phóng người lao
động Việt Nam khỏi tất cả các sự bóc lột của ngoại bang.
Mười hai ngày đêm Tháng Chạp năm Nhâm Tý 1972 ghi dấu ấn không thể quên trong lịch sử chống ngoại
xâm của người Việt Nam. Cho đến nay, không hề có một cuốn nhật ký chiến sự nào về Chiến dịch phòng
không 12 ngày đêm Tháng Chạp năm 1972 được viết ra. Tuy nhiên, từ nhiều nguồn tài liệu của cả phía ta,
đồng mình của ta và phía Mỹ được công bố, chúng ta vẫn có thể mô tả lại từng chi tiết, từng giờ chiến đấu ủa
các lực lượng phòng không – không quân bảo vệ Thủ đô Hà Nội và miền Bắc xã hội chủ nghĩa trong những
ngày tháng hào hùng ấy.
Tư liệu trong loạt bài này được rút từ cuốn sách “Hà Nội – Điện Biên Phủ trên không” do Đại tá Nguyễn
Minh Tâm làm chủ biên vơi sự tham gia của Đại tá Nguyễn Đức Hậu, Chủ nhiệm Chính trị - Bộ Tư lệnh Thủ
đô, Đại tá Nguyễn Kim Phòng, Chủ nhiệm Dân quân tự vệ - Bộ Tư lệnh Thủ đô, Thượng tá Chu Xuân
Trang, Giám đốc Bảo tàng Chiến thắng B-52 và Trung tá Trịnh Thị Khuyến Lương, Trưởng ban Sưu tập tư
liệu Bảo tàng Chiến thắng B-52. Nhà xuất bản Quân đội Nhân dân. Hà Nội. 2008
KỲ 1: NGÀY 18-12-1972 – ĐÊM “VƯỢT VŨ MÔN” ĐẦU TIÊN ĐẦY KHÓ KHĂN.
Trời rét đậm, đầy mây và đen sẫm từ chập tối. Gió bấc hun hút thổi. Mưa phùn giăng phủ. Giá buốt thấu
xương. Các phương tiện giao thông trên đường phố đã thưa thớt hẳn . Chỉ còn lại các loại xe quân sự, xe của
lực lượng Công an, xe cứu thương, xe vận tải đặc biệt đang hoạt động. Đâu đây vọng lại tiếng cười lanh lảnh
của mấy cô gái tự vệ trêu đùa nhau, tiếng róc rách từ một vòi nước công cộng không khóa chặt. Mặt Hồ
Gươm thỉnh thoảng bị xao động bởi làn gió bấc quét ngang mặt nước.
Bầu trời Hà Nội, Hải Phòng và cả nước cũng yên tĩnh hơn mọi ngày. Trừ một vài tốp máy bay Mỹ làm
nhiệm vụ trinh sát khí tượng hoạt động trên biện giới Việt – Lào, một chiếc C-130 và dăm ba chiếc trinh sát
A-6 bay tuần tra ven biển, toàn chiến trường Đông Dương không có B-52 và các loại máy bay chiến đấu của
không quân địch hoạt động. Các màn hình radar cảnh giới quốc gia của ta đều trong vắt, không một gợn
nhiễu.
Giữa cái tĩnh lặng có vẻ bình yên ấy, Bộ Tổng tham mưu Quân đội Nhân dân Việt Nam nhận định: Địch sắp
đánh lớn. Kinh nghiệm này được rút ra từ thực tế chiến tranh cũng như từ các lý thuyết quân sự: Những khi
tưởng chừng như hòa bình sẽ đến lại chính là lúc chiến sự nổ ra ác liệt nhất.
Lúc 18 giờ tối, những dải nhiễu đầu tiên xuất hiện trên các màn hiện song của bộ đội radar. Thông tin từ các
đoàn radar Sông Mã, Phủ Đổng, Ba Bể và Tô Hiệu lần lượt báo cáo về Bộ Tổng tham mưu về nhiễu sóng
xuất hiện và tăng dần trên góc phương vị từ 120 đến 270. Toàn Quân chủng Phòng không – Không quân
được lệnh chuyển trạng thái sẵn sàng chiến đấu cấp cao nhất.
Tư lệnh Sư đoàn phòng không Hà Nội (F361) Trần Quang Hùng, Chính ủy Sư đoàn Trần Văn Giang, Phó Tư
lệnh sư đoàn Trần Nhẫn, Phó Chính ủy Sư đoàn Nguyễn Đắc Thái đều xuống các đơn vị kiểm tra tình trạng
sẵn sang chiến đấu. Tham mưu trưởng Sư đoàn Nguyễn Đình Sơn, Phó Tư lệnh Sư đoàn Phạm Văn Bời trực
chỉ huy chiến đấu tại Sở chỉ huy K2 ngay cạnh sân bay Bạch Mai. Các đài radar nhìn vòng P-12 của các tiểu
đoàn hỏa lực tên lửa SA-2 vừa mở máy đã thu được những dải nhiễu đậm đặc, có lúc làm trắng xóa cả màn
hình.
Hồi 18 giờ 15 phút, Đoàn radar Sông Mã phát hiện nhiễu dải mật độ lớn ở phương vị 270. Chính ủy Binh
chủng radar, Thượng tá Đặng Tuất ra lệnh cho tất cả các trung đoàn radar cảnh giới quốc gia đồng loạt mở
máy phát sóng, chuyển trạng thái tập trung phát hiện địch ở cường độ cao; đặc biệt chú ý hai hướng Đông-
Đông Nam và Tây-Tây Nam.
Hồi 18 giờ 20 phút, Đại đội 37 và các đài bắt thấp của Đoàn Phù Đổng đã quét, chặn bắt tín hiệu và quản lý
các tốp F-111A từ Takhly (Thái Lan) vượt qua Lào đột nhập Thanh Hóa và Tây Bắc. Cùng lúc, đài radar đo
cao thuộc Đại đội 16 của Đoàn Sông Mã đóng tại Đèo Ngang phát hiện một vệt sáng đậm và dài in hằn trên
màn hiện sóng ở độ cao 11 km trên lưới tọa độ hình gối đang loang lổ chỗ tối, chỗ sáng do các loại nhiễu tiêu
cực và nhiễu địa hình tự nhiên gây ra.
Đường chỉ thị tia quét dọc của radar đo cao trên màn hình có lúc đứt đoạn, có lúc lấp lóa, lúc giảm hẳn độ
sáng. Dải nhiễu tuy hẹp nhưng có lúc gợn đục, có lúc mịn màng, khác hẳn với các loại nhiễu của máy bay
chiến thuật Mỹ. Bằng kinh nghiệm nhiều năm phát hiện địch tại vùng tuyến lửa khu 4, Trung úy Tô Trọng
Huy, Đài trưởng Đại đội 16, Đoàn Phù Đổng báo cáo về Trung tâm chỉ huy Binh chủng radar, cũng là Trung
tâm cảnh giới không phận quốc gia thông tin quan trọng đầu tiên: B-52 xuất hiện.
Ngay lập tức, Đại tá Bùi Đình Cường, Tư lệnh binh chủng Radar hạ lệnh cho tất cả các tiểu đoàn thuộc binh
chủng tăng công suất phát sóng để kiểm tra bằng phương pháp giao hội sóng. Cùng lúc đài radar của Đại đội
16 do sĩ quan điều khiển Tô Trọng Huy phát hiện nhiễu B-52 thì thượng sĩ Phạm Quốc Hùng trực đài radar
của Đại đội 45 thuộc Đoàn Sông Mã đặt tại núi Hồng Lĩnh, Bắc Hà Tĩnh cũng phát hiện một cung sáng khá
dày thấp thoáng dưới nền nhiễu tuy đã nhạt bớt nhưng vẫn rất nhòe nhoẹt từ tâm điểm ra đến rìa màn hiện
sóng cũng tại phương vị 270.
Hai phút sau đó, Sở chỉ huy binh chủng Radar nhận được báo cáo tiếp theo của Đại đội 45, Đoàn Phù Đổng.
Báo cáo của Đại đội trưởng Đinh Hữu Thuần rất ngắn gọn về việc đã nhìn thấy ba chấm sáng nhỏ như trứng
sâu lúc ẩn, lúc hiện trên dải nhiễu đang từ máu da cam sẫm chuyển sang máu vàng nhạt ở cự ly 120 km trong
khu vực phương vị 275 đến 277. Thế là các tốp B-52 đầu tiên vượt qua Vĩ tuyến 20 đã bị bộ đội radar Việt
Nam tóm gọn. Tại sở chỉ huy tiền phương của Binh chủng Radar tại Nghệ An, Chiến sĩ tiêu đồ Hồ Thị Sinh
đã ghi nhận tất cả 21 chiếc B-52 và đánh dấu trên tấm bản đồ miền Bắc bằng mica khổ lớn tất cả đường bay
của toàn bộ 7 tốp B-52 đang vượt lên phía Bắc Đông Dương lúc 18 giờ 25 phút.
Trước đó 5 phút, các đài đo cao và đo xa của Đoàn Tô Hiệu và Tiểu đoàn 8 cũng báo cáo về sự xuất hiện của
các mục tiêu cỡ lớn trên Biển Đông, có độ cao và tốc độ như B-52. Bộ Tổng tham mưu lệnh cho các đon vị
của Đoàn Tô Hiệu và Tiểu đoàn 8 xác minh ngay vì cũng trên đường bay này, B-52 địch đã tấn công Hải
Phòng vào đêm 16 rạng ngày 17-4-1972. Đây là sự lựa chọn rất quan trọng để xác định hường tấn công
chính của địch. Nếu xác định không đúng, các tiểu đoàn hỏa lực tên lửa và cao xạ sẽ gặp khó khăn lớn khiu
“xoay bản lề”.
Ít phút sau, các đại đội của Đoàn Tô Hiệu và Tiểu đoàn 8 đã có câu trả lời: Các mục tiêu luôn chao đảo,
đường bay không ổn định về độ cao, tín hiệu luôn nhấp nháy. Từ những thông tin này, Bộ Tỏng tham mưu
nhận định: Trên Biển Đông là các tốp F (máy bay chiến thuật) giả B-52 để đánh lừa ta. Còn các tốp B-52 thật
đã vượt qua Sầm Nưa. Đại tá Nguyễn Quang Bích, Phó tư lệnh Quân chủng Phòng không - Không quân trực
tiếp nhận báo cáo từ Bộ tư lệnh Radar về việc các tốp B-52 Mỹ đã vượt Vĩ tuyến 20. Thiếu tướng Phùng Thế
Tài, Phó tổng tham mưu trưởng phụ trách Phòng không – Không quân hạ lệnh: “Báo động”. Cũng vào thời
điểm đó, Bộ Tư lệnh binh chủng Radar đã truyền đạt đầy đủ thông tin tình báo của các tốp B-52 đầu tiên
xâm nhập bầu trời miền Bắc cho các đơn vị tên lửa, không quân và cao xạ xử lý.
Tại Sở chỉ huy dự bị 1 của Bộ tư lệnh Thủ đô Hà Nội dự bị đặt tại hầm trú ẩn số nhà 4B – phố Yersain,
Chính ủy kiêm tư lệnh Đoàn Phụng, Phó tư lệnh tác chiến kiêm Tham mưu trưởng Ngô Ngọc Dương đã
quyết định phát lệnh báo động chiến đấu cấp 1 cho toàn thành phố. Các biện pháp sơ tán khẩn cấp, thậm chí
là cưỡng bức được thi hành rất khẩn trương.
Các đại đội cao xạ 100 mm của dân quân tự vệ thuộc Bộ Tư lệnh Thủ đô thu sóng phân tán của các đài radar
cảnh giới quốc gia, phát hiện các tốp máy bay địch bay vào vùng trời Hà Nội và truyền thông tin đến Sở chỉ
huy phòng không Hà Nội. Căn cứ những thông tin đó và phối hợp với Bộ tư lệnh Sư đoàn phòng không Hà
Nội 361, Bộ Tư lệnh Thủ đô phân công nhiệm vụ tiêu diệt dịch, bả vê mục tiêu cho các đơn vị thuộc quyền.
Vào thời điểm 18 giờ 30 ngày 18-12-1972, tất cả các tiểu đoàn hỏa lực tên lửa của Sư đoàn 361 được lệnh
đón đánh địch ở các hướng Tây Bắc, Tây và Tây Nam.
Lúc 18 giờ 48 phút ngày 18-12-1972, tiếng còi báo động phòng không nhẩn cấp rúc lên từng hồi trên khắp
lãnh thổ miền Bắc Việt Nam xã hội chủ nghĩa. Từ Hà Nội đến Hải Phòng, từ Việt Trì đến Lạng Sơn, từ Hà
Tây, Nam Hà đến Hà Bắc, Bắc Thái. Hệ thống cảnh giới phòng không quốc gia Việt Nam trong ngày 18-12-
1072 đã xác định máy bay địch xâm nhập trước 45 phút, báo động sớm 35 phút, đủ để nhân dân, cán bộ có
thời gian phòng tránh kỹ càng, để các đơn vị chiến đấu có thời gian chuẩn bị tốt hơn và giành thé chủ động
ngay từ trận đầu.
Trận chiến đối đấu với B-52 của quân và dân Thủ đô Hà Nội thực sự bắt đầu lúc lúc 18 giờ 44 phút khi các
trắc thủ của tiểu đoàn tên lửa 78 thuộc Trung đoàn 257 (Đoàn Cờ Đỏ) đòng tại trận địa Phố Gốt – Đồi Chè
(Chương Mỹ, Hà Tây) bắt đúng dải nhiễu của tốp B-52 số hiệu 566 vào đánh sân bay Hòa Lạc.. Thượng úy,
Tiểu đoàn trưởng Nguyễn Chấn, sĩ quan điều khiển Nguyễn Văn Luyến và kíp trắc thủ chiến đấu đã sử dụng
phương pháp 3 điểm, phóng 2 đạn có điều khiển vào tốp B-52 số hiệu 566. Vì bị dãy núi Ba Vì che khuất,
trắc thủ cự ly Nguyễn Đăng Áp báo cáo mất tín hiệu ngay sau khi phóng đạn. Nửa phút sau đó, vào thời điểm
dự kiến đạn chạm mục tiêu, trắc thủ phương vị Phạm Mạnh Hiền cũng báo cáo mất tín hiệu. Duy nhất chỉ có
trắc thủ góc tà Đinh Trọng Đức báo cáo đạn đã bay trúng mục tiêu.
Khi kể lại về trận đánh này, sĩ quan điều khiển, thiếu úy Nguyễn Văn Luyến cứ nuối tiếc mãi vào lúc đạn sắp
chạm mục tiêu (thực ra là khoảng cách hàng chục km), cả ba trắc thủ của ta đều thấy tín hiệp B-52 nổi rõ trên
nền nhiễu của màn hiện sóng; nhưng chỉ chậm một giây do quá hồi hộp nên đã không kịp chuyển chế độ điều
khiển từ phương pháp T sang phương pháp Y, do đó đã bỏ lỡ cơ hội đánh rơi B-52 ngay từ quả đạn đầu của
trận đầu.
19 giờ 45 phút ngày 18-12-1972, các tốp B-52 tiếp tục đánh phá ác liệt vào sân bay Nội Bài, Ga Đông Anh,
Ga Yên Viên, Ga Cổ Loa. Mục đích tấn công của địch rất rõ. Đó là phá hủy dự trữ của ta và ngăn chặn sự chi
viện của các nước XHCN đối với ta mà lớn nhất là Liên Xô bằng đường bộ sau khi đường hàng hải đã bị
phong tỏa. Trên hướng Bắc Hà Nội, các tiểu đoàn 57, 59,, 93 và 94 của Trung đoàn 261 đã liên tiếp phóng
đạn vào các tốp B-52 mang số hiệu 557, 568 và 569 từ hướng núi Tam Đảo bay xuống. Trong đợt đánh phá
này, trận địa của Tiểu đoàn hỏa lực tên lửa 59 thuộc Trung đoàn 261 (Đoàn Thành Loa) nằm ngay trên vệt
bom B-52. Đất đá tung rào rào lên các nóc xe trong mỗi đợt bom. Tuy nhiên, chưa có quả bom nào đánh
trúng xe điều khiển.
Trong 9 trận đánh cấp tiểu đoàn từ 19 giờ 44 phút đến 20 giờ 5 phút ngày 18-12-1972, với 15 quả dạn tên lửa
SAM-2 được phóng lên những chư hạ được máy bay địch. Sự băn khoăn, lo lắng bắt đầu xuất hiện ở các chỉ
huy các cấp Tuy nhiên, Bộ Tư lệnh quân chủng phòng không – không quân vẫn đủ bình tĩnh và tỉnh táo để
nhận xét tình hình và đư ẩ các quyết tâm tác chiến. Phương án đã tác chiến đã được điều chỉnh. Theo phương
án ban đầu, hướng Tây được giao cho các tiểu đoàn tên lửa 77 và 78 thuộc Trung đoàn 257 (Đoàn Cờ Đỏ) do
Trung tá, Trung đoàn trưởng Nguyễn Ngọc Điển chỉ huy được lệnh chuyển hướng sang Tây Bắc. Hướng Tây
Hà Nội do Tiểu đoàn 76 (đóng tại Dương Nội, Hoài Đức) và Tiểu đoàn 78 (đóng tại Yên Nghĩa, Hà Đông)
phụ trách. Hướng Tây Nam do Tiểu đoàn 86 (thuộc Trung đoàn 274 – Hùng Vương) mới dược điều từ Nam
Khu 4 ra phụ trách.
Hồi 20 giờ 13 phút, các tiểu đoàn 57 (đóng tại trận địa Đại Đồng), 59, (đóng tại trận địa Cổ Loa) và 94
(đóng tại trận địa Việt Hưng) đều thuộc Đoàn Thành Loa (Trung đoàn 261) được lệnh đánh tập trung vào tốp
B-52 số hiệu 671 đang từ dãy núi Tam Đảo bay xuống đánh phá các chân hàng của ta ở các ga Đông Anh,
Cổ Loa và xã Uy Nỗ. Tiểu đoàn hỏa lực 59 do Thượng úy Tiểu đoàn trưởng Nguyễn Thăng và Chính trị viên
Vũ Văn Đương chỉ huy, Sĩ quan điều khiển Dương Văn Thuận cùng kíp trắc thủ Nguyễn Văn linh (cự ly), Lê
Xuân Tứ (góc tà), Nguyễn Văn Độ (phương vị) đã chọn đúng dải nhiễu mịn nhất, trôi đều nhất để phóng 2
đạn SAM-2 theo phương pháp 3 điểm. Các quả đạ này đã làm cho chiếc B-52G xuất phát từ căn cứ
Andersen, số hiệu 58-0201, mật danh liên lạc “Charcoal 1” bị bắn rơi tại chỗ. Ba phi công Mỹ sống sót nhảy
dù đã bị bắt sống gồm Đại úy hoa tiêu Robert Glenn Certain, Thiếu tá hoa tiêu ném bom Richard Edghard
Johnson (số lính 561-54-4696) và Đại úy tác chiến điện tử Richard Thomas Simpson. Các quân nhân Mỹ còn
lại trên chiếc B-52G số hiệu 58-0201 gồm Trung tá Donald Rissi (Lái chính), Trung úy Robert Thomas (Lái
phụ), Thượng sĩ nhất Walter Ferguson (Xạ thủ súng máy đuôi) đều tử nạn. Đây là chiếc B-52 đầu tiên bị hạ
trong “Chiến dịch Linebacker II”. Xác của nó rơi trên Cánh đồng Chuôm, xã Phủ Lỗ, huyện Kim Anh, Hà
Nội.
Lúc 20 giờ 16 phút ngày 18-12-1972, chiếc B-52G số hiệu 58-0246, mật danh liên lạc “Peach 2”) bị trúng
tên lửa SAM-2 tại vùng trời Hà Nội đã bị thương và bay về miền Nam Việt Nam. Đến vùng trời Nghệ An, nó
đã bị Tiểu đoàn tên lửa 52 do Tiểu đoàn trưởng Trần Ngọc Vĩnh và kíp chiến đấu do sĩ quan điều khiển
Hoàng Văn Nam chỉ huy thuộc Đoàn Điện Biên đóng tại trận địa Đất Thịt (Diễn Châu) bắn bồi thêm 2 đạn.
Bị hỏng 4/8 động cơ, chiếc máy bay này buộc phải hạ cánh xuống sân bay Đà Nẵng trong tình trạng không
thể bay tiếp và bị tháo dỡ như một thứ đồng nát để đưa về Mỹ trước ngày 1-4-1973.
Xen giữa các đợt đánh phá bằn B-52, các loại máy bay cường kích của không quân và hải quân Mỹ luân
phiên đánh phá các trận địa phòng không của Việt Nam. Tiểu đoàn tên lửa 78 đóng tại Phố Gót – Đồi Chè bị
đánh phá ác liệt, phải rút về trận địa dự bị ở Mai Lĩnh. Các tiểu đoàn 59 (đóng ở Cổ Loa), 57 (đóng ở Đại
Đồng), 94 (đóng ở Tam Sơn) cũng bị máy bay cường kích của <ỹ đánh hư hỏng nhẹ về khí tài. Trước nửa
đêm 18-12-1972, Bộ Tư lệnh quân chủng Phòng không – không quân ra lệnh cho các binh chủng tên lửa và
không quân củng cố lại khí tài, Các lực lượng cao xạ và dân quân tự vệ tập trung đánh máy bay tầm thấp của
không quân Mỹ.
Lúc 23 giờ 35 phút đêm 18-12-1972, Không quân chiến lược Mỹ tiếp tục tung các tốp B-52 mang số hiệu
406, 407, 594, 598 và 753, mỗi tốp 3 chiếc vào đánh phá Hà Nội đợt thứ 2. trong đêm 18 rạng ngày 19-12-
1972. Các tiểu đoàn tên lửa 77 (Đoàn Cờ Đỏ), 57 và 93 (Đoàn Thành Loa) đã phóng lên 14 quả đạn nhưng
không tiêu diệt được mục tiêu. Các tốp máy bay này đã ném hơn 500 quả bom từ 150 kg trở lên xuống các xã
Uy Nỗ và Cổ Loa (Đông Anh, Hà Nội) khiến hơn 200 dân thường ở hai xã này chết và bị thương.
Hồi 4 giờ 10 phút rạng sang ngày 19-12-1972, đợt tấn công thứ ba trong đêm của không quân Mỹ bắt đầu
bằng các tốp B-52D xuất phát từ căn cứ Utapao (Thái Lan) đột nhập qua Sầm Nưa (Lào) vào đánh phá Hà
Nội từ hướng Tây Na,. Lúc 4 giờ 35 phút, các tốp, B-52 số hiệu 524 và 525 đã rải mọt vệt bom vào các klhu
vực dân cư ở Nhân Chính, Hòa Mục và Mễ Trì Thượng. Các tiểu đoàn hoa lực tên lửa 47, 59, 86 đã phóng
hơn 20 đạn nhưng không bắn hạ được chiếc nào.
Lúc 4 giờ 39 phút, Sĩ quan điều khiển Nguyễn Văn Đức cùng các trắc thủ Phạm Hồng Hà (cự ly), Lưu Văn
Mộc (góc tà), Nguyễn Đình Tân (phương vị dưới sự chỉ huy của Thượng úy Tiểu đoàn trưởng Đinh Thế Văn
đã “trói gọn” tốp B-52 số hiệu 954 đang từ hướng núi Ba Vì bay vào. Do trận địa Chèm được bố trí nằm ben
sườn cả hai đường bay cơ bản của B-52 vào Hà Nội từ Tây Bắc xuống Và Tây Nam lên nên ngay từ cự ly
ngoài 40 km, các trắc thủ của Tiểu đoàn 77 đã nhìn rõ 3 tín hiệu B-52 cùng lúc xuất hiện trên màn hiện song.
Chớp thời cơ, Thượng úy Đinh Thế Văn hạ lệnh phóng đạn ngay khi mục tiêu ở cự ly 36 km, sát rìa vùng xạ
kích có hiệu lực bằng phương pháp vượt trước nửa góc hai đạn, bám sát tự động, kích nổ có điều khiển (để
chống nhiễu thụ động). Đòn đánh đối diện của Tiểu doàn 77 đã bắn rơi tại chỗ chiếc B-52D số hiệu 56-0608,
mật danh liên lạc “Rose 1” tại xã Tam Hưng, Thanh Oai, Hà Tây. Các quân nhân Mỹ trên chiếc máy bay này
gồm Đại úy Hal Wilson, lái chính, Trung úy Charles Brown, lái phụ, Thiếu tá Fernando Alexander, Hoa tiêu
ném bom và đại úy tác chiến điện tử Henry Barrows phải nhảy dù và bị bắt sống. Các quân nhân Mỹ còn lại
trên máy bay gồm Đại úy hoa tiêu Richard Cooper và thượng sĩ xạ thủ súng máy Charlie Poole đã không thể
thoát nạn.
Chiến thắng của Tiểu đoàn 77 mở ra một triển vọng mới cho phép lực lượng Phòng không-Không quân Nhân
dân Việt Nam có thể đánh tiêu diệt lớn trước đối thủ B-52 hiện đại của Không lực Hoa Kỳ.. Bởi B-52D là
loại máy bay cũ hơn B-52G nhưng lại được nang cáp hoàn toàn mới về tác chiến điện tử., được trang bị 15
máy gây nhiễu tích cực kiểu ALQ-101 và ALQ-107 có phổ tần rộng, công suất lớn, cường độ mạnh, có thể
gây nhiễu radar ở cá 3 chế độ nhiễu nắn, nhiễu chặn và nhiễu quét; kèm theo 2 máy gây nhiễu thụ động bằng
các dải băng kim loại để kích nổ đầu đạn tên lửa đối không có chế độn ngòi nổ radar tự động và còn kem
theo 4 tên lửa mồi bẫy “Quayle” phát tín hiệu giả B-52.
Trong số 87 lần chiếc B-52 được R. Nixon giao nhiệm vụ tấn công Thủ đô Hà Nội đêm 18-12-1972, đã có 3
chiếc B-52 có đi không về, Ngoài a, Bộ chỉ huy không quân chiến lược Mỹ (SAC) còn thừa nhận 2 chiếc B-
52D số hiệu 56-0678 và 56-0583 bị thương (mật danh liên lạc “Lilac 3” và “Rainbow 1”), trong đó chiếc 56-
0678 bị thương rất nặng; tổn thất sửa chữa và phục hồi lên đến hơn 175.000 USD nhưng chiếc máy bay này
vẫn không thể cất cánh.
Trong đêm đọ sức đầu tiên với Không quân chiến lược Mỹ, lực lượng Phòng không-Không quân Nhân dân
Việt Nam đã đánh 33 trận, tiêu thụ 62 đạn tên lửa B-750B, hàng trăm viên đạn pháo cao xạ các loại, hàng
nghì biên đạn súng phòng không tầm thấp, bắn hạ 3 chiếc B-52, 2 chiếc F-105F. 1 chiếc F-4E, 1 chiếc A-7C.
Tỷ lệ thắng đạt 9,09%. Một bước khởi đầu hứa hẹn cho chiến thắng của toàn bộ chiến dịch.
KỲ II: NGÀY 19-12-1972, RÚT KINH NGHIỆM ĐỂ ĐÁNH TRẬN TIÊU DIỆT LỚN.
Trong đêm chiến đấu đầu tiên, tổn thất của Hà Nội đã khá lớn, hơn 300 người chết, chủ yếu là dân thường,
158 người khác bị thương. Thương vong lớn nhất diễn ra ở Uy Nỗ và Cổ Loa. Hơn 200 dân thường ở đây
chết và bị thương. Ngoài các mục tiêu chính mà địch nhằm đánh là sân bay Nội Bài, các trận địa tên lửa, cao
xạ, các kho hàng chiến lược quan trọng tại các khu vực Đông Anh, Yên Viên, Cổ Loa, Giáp Bát... Lúc 4 giờ
51 phút sáng 19-12-1972, 3 tốp B-52 mang các số hiệu 527, 528, 529 gồm 9 chiếc đã rải hơn 200 quả bom
các loại xuống khu vực trạm phát sóng quốc gia của Đài tiếng nói Việt Nam ở Mễ Trì, phá hủy trạm phát
sóng này và làm cho đài Tiếng nói Việt Nam dừng phát sóng trong 9 phút. Hơn chục cán bộ và nhân viên kỹ
thuật của trạm đang chuẩn bị buổi phát thanh đầu tiên trong ngày trên băng sóng mét AM hy sinh.
Trận địa súng máy phòng không 14,5 mm của dân quân xã Mễ Trì bảo vệ trạm phát sóng bị trúng bom, xã
đội trưởng Nguyễn Xuân Lương và 5 đồng chí dân quân hy sinh. Hai khẩu 14,5 mm bị phá hủy. Bộ Tư lệnh
Thủ đô đã chỉ đạo Huyện đội Từ Liêm bố trí ngay lực lượng trực chiến mới thay thế và điều đến 3 khẩu súng
máy phòng không 12,7 mm.
Hồi 4 giờ 59 phút, qua trạm phát sóng dự bị đặt cạnh sân bay Bạch Mai, Đài tiếng nói Việt Nam lại tiếp tục
phát sóng. Bản tin đầu tiên trong ngày là bản tin chiến thắng của quân dân Hà Nội và Hải Phòng, bắn rơi 3
máy bay B-52 và 5 máy bay chiến thuật của không quân Mỹ. Bài xã luận được phát kèm theo đã mạnh mẽ tố
cáo tội ác của đế quốc Mỹ trước dư luận toàn thế giới, đồng thời thông tin rõ tên tuổi, số lính, quê quán của 6
viên phi công B-52 bị ta bắn rơi, phải nhảy dù và được làm “khách không mời” của “Khách sạn Hilton – Hà
Nội” (tức nhà tù Hỏa Lò). Chiến thuật truyền thông "bịt miệng đối phương" lại mà đánh của Nixon và phe lũ
đã thất bại
Rất nhiều quốc gia đã phải trả giá đắt vì những đòn công bất ngờ từ kẻ thù, bị mất quyền chủ động chiến
lược và thiệt hại hết sức nặng nề. Đòn phủ đầu của Hải quân phát xít Nhật vào một phần Hạm đội Thái Bình
Dương của Mỹ đóng tại Hawai ngày 7-12-1941 đã gây thiệt hại khá nặng nề cho Hải quân Mỹ và châm ngòi
cho Chiến tranh Thái Bình Dương (một phần của Chiến tranh thế giới thứ hai).
Trong cuộc chiến tranh 6 ngày ở Trung Đông từ ngày 6 đến hết ngày 11-6-1967, Liên quân Syria – Ai Cập
(khi đó được gọi là Cộng hòa Arab Thống nhất) đã hoàn tàn bị bất ngờ trước không quân Israel tuy yếu hơn
nhưng được tổ chức tốt hơn và chiếm thế chủ động chiến lược. Chỉ trong vòng chưa đầy 1 tuần Liên quân Ai
Cập – Strria đã chịu thương vong hàng chục vạn binh lính và sĩ quan, hàng vạn người khác bị bắt làm tù
binh. Hàng vạn tấn vũ khí, khí tài bị quân Israel chiếm được, trong đó có hơn 20 dàn tên lửa SAM-2 cùng
loại với tên lửa phòng không SAM-2 mà Việt Nam đang sử dụng. Quân Israel chiến được toàn bộ bán đảo
Sinai của Ai Cập cho đến bờ Đông kênh đào Suez và phần phá Nam Cao nguyên Golan chiến lược của Sirya.
Trong Chiến tranh thế giới thứ hai, Quân đội Xô Viết cũng bị bất ngờ trước cuộc tấn công kiểu Blitzkrieg
(Chiến tranh chớp nhoáng) của phát xít Đức ngfay 22-6-1941 và hứng chịu nhiều thiệt hại nặng nề. Phương
diện quân miền Tây hẩu nư bị đánh tan, các phương diện quân Tây Bắc và Tây Nam bị thiệt hại rất nặng nề.
Chỉ trong vòng 45 ngày, hơn 500.000 sĩ quan, chiến sĩ Hồng quân hy sinh, bị thương, hàng trăm nghìn người
khác bị bắt làm tù binh. Quân đội Liên Xô phải rút lui khỏi Byelorussia và 3 nước Cộng hòa Xô viết vùng
Pribaltic chỉ trong vòng 7 ngày.
Còn ở miền Bắc Việt Nam năm 1972, Quân và Dân Việt Nam đã không bị bất ngờ. Bởi từ năm 1967, Bác
Hồ đã tiên đoán: “Sớm muộn đế quốc Mỹ cũng đem B-52 ra đánh phá Hà Nội như đã đem máy bay ném
bom chiến lược B-29 tàn phá Bình Nhưỡng trước khi chịu ký Hiệp định đình chiến ở Bàn Môn Điếm… Đế
quốc Mỹ nhất định thất bại, nhưng chúng chỉ chịu thất bại sau khi thua trên bầu trời Hà Nội”. Mọi công việc
chuẩn bị để đón đánh B-52 của không quân chiến lược Mỹ đã được Bộ Tổng tư lệnh quân đội ta cùng toàn
quân, toàn dân bắt tay vào chuẩn bị kỹ càng từ 5 năm trước đó.
Vì vậy, việc đánh rơi 3 chiếc B-52 (trong đó có 2 chiếc rơi tại chỗ) trong đêm đầu tiên 18-12-1972) có một ý
nghĩa quân sự, chính trị, ngoại giao cực ký quan trọng. Bắn rơi tại chỗ B-52 là niềm mong mỏi của toàn
Đảng, toàn Quân và toàn Dân mong mỏi từ suốt hơn 5 năm qua thì này đã thành hiện thực. Chiến thắng đầu
tiên này báo hiệu sự phá sản không thể tránh khỏi của cái gọi là “Kế hoạch Linebacker II” hòng đẩy miền
Bắc Việt Nam về thời kỳ đồ đá và dùng nó làm sức ép buộc Việt Nam Dân chủ Cộng hòa phải ký kết Hiệp
định Paris theo những điều kiện của chính quyền Mỹ và ngụy Sài Gòn đòi hỏi một cách vô lý và trịch
thượng.
8 giờ sang 19-12-1972, Bộ Chính trị và Ban Bí thư họp khẩn nghe Bộ Tổng tham mưu Quân đội Nhân dân
Việt Nam báo cáo tình hình chiến đấu hòi đêm hôm trước. Đồng chí Bí thư thứ nhất Lê Duẩn đã kịp thời
biểu dương các lực lượng phòng không Hà Nội và Hải Phòng đã chiến đấu tốt; lần đầu tiên trên thế giới bắn
rơi tại chỗ máy bay chiến lược B-52 mà Mỹ coi là “siêu pháo đài bay bất khả xâm phạm”. Bộ Chính trị cũng
nhắc nhở bộ đội phải tiếp tục đề cao cảnh giác, tránh chủ quan thỏa mãn; phải chuẩn bị tốt hơn nữa để có thể
đánh trơi nhiều B-52 hơn nữa, bẻ gãy ý đồ muốn đàm phán trên thế mạnh của đế quốc Mỹ.
Tại hội nghị này, Đại tướng Võ Nguyên Giáp đặt câu hỏi với Bộ Tổng tham mưu: “Nếu B-52 bị bắn rơi với
tỷ lệ nào thì địch còn tiếp tục đánh phá, với tỷ lệ nào thì Nhà trắng phải rung chuyển và với tỷ lệ nào thì địch
buộc phải ngừng cuộc tập kích ?”
Thay mặt Bộ Tổng tham mưu, Phó tổng tham mưu trưởng Phùng Thế Tài báo cáo: “Ở mức I, với tỷ lệ B-52
bị bắn rơi từ 6% đến 8% thì địch còn tiếp tục có thể đánh phá. Ở mức II, với tỷ lệ B-52 bị bắn rơi từ 9% đến
12% thì Nhà Trắng phải rung chuyển. Ở mức III, với tỷ lệ B-52 bị bắn rơi từ 13% trở lên thì địch buộc phải
ngừng cuộc tập kích”.
Đại tướng hỏi tiếp: “Vậy Bộ Tổng tham mưu chọn mức nào ?”
Thiếu tướng Phùng Thế tài trả lời ngay: “Báo cáo Đại tướng, chúng tôi bỏ qua mức I, phấn đấu vượt mức II
và đạt mức III”.
15 giờ chiều 19-12-1972, tại Câu lạc bộ Quốc tế cạnh Nhà hát lớn Hà Nội diễn ra cuộc họp báo đặc biệt do
Bộ Quốc phòng Việt Nam Dân chủ Cộng hòa tổ chức. Tại cuộc họp báo này, người phát ngôn Bộ Quốc
phòng chính thức công bố thông báo chiến thắng đêm 18 rạng ngày 19-12-1972 của Quân đội Nhân dân Việt
Nam đối với Không quân chiến lược Mỹ. Các nhà báo trong và ngoài nước được tận mắt chứng kiến 6 viên
phi công B-52 bị tên lửa phòng không Việt Nam bắn rơi và còn sống sót. Thiếu tá hoa tiêu ném bom
Alexander Fernando thừa nhận không quân Mỹ đã trút bom vào hầu hết các mục tiêu dân sự.
Phóng viên của hãng thông tấn Reuter (Anh) có mặt tại Hà Nội khi đó đã nêu câu hỏi rằng việc đưa các tù
binh ra họp báo có vi phạm Công ước Viên và tù binh hay không. Người phát ngôn Bộ Quốc phòng Việt
Nam đã trả lời thẳng thừng rằng Công ước Viên không cấm việc tiết lộ danh tính của các tù binh. Hơn nữa,
đây là một hành động nhân đạo để cho người thân của các tù binh Mỹ này biết được con em họ còn sống và
còn có hy vọng trở về. Các tù binh bị thương được phía Việt Nam đối xử theo đúng tinh thần Công ước Viên.
Họ được chăm sóc tốt về ý tế, bảo đảm ăn uống, sinh hoạt ở nơi an toàn mặc dù trước đó, họ vừa trút bom
xuống đầu những người đã cố gắng cứu sống họ khi họ bị bắn rơi.
Đêm 19 rạng ngày 20-12-1972, Không quân Mỹ vẫn dùng B-52 tổ chức đánh tập trung vào Hà Nội tại các
mục tiêu là sân bay Nội Bài, ga Đông Anh, các khu kho Uy Nỗ, Cổ Loa, Yên Viên, Nhà máy xe lửa Gia
Lâm, khu tập thể An Dương cạnh cầu Long Biên. Số lượng các phi vụ B-52 lên đến hơn 93 lần chiếc, chia
làm 3 đợt như đêm 18-12 vào chập tói, nửa đêm và rạng sáng.Bộ tư lệnh không quân đặc nhiệm 77 của Mỹ
dùng hơn 162 lần chiếc máy bay chiến thuật đánh phá Khu gang thép Thái Nguyên, Nhà máy điện Yên Phụ,
thị xã Bắc Giang, các trận địa sản xuất đạn tên lửa ở Trại Cá, Sấu Giá, Vân Trì…
Bộ đội tên lửa bảo vệ Hà Nội đánh 22 trận, tiêu thụ 33 đạn, chỉ bắn rơi 2 chiếc B-52 nhưng không rơi tại chỗ.
Một chiếc rơi ngoài Thái Bình Dương, một chiếc lết về được căn cứ Utapao với 4/8 động cơ bị hỏng và trượt
khỏi đường băng khi hạ cánh, lao vào bãi mìn và bị phá hủy hoàn toàn.Tuy nhiên, đêm 19 rạng ngày 20-12-
1972 cũng là đêm có khá nhiều máy bay B-52 bị tên lửa phòng không Việt Nam làm hư hại ở các mức độ
khác nhau. Theo phía Mỹ thừa nhận, chiếc B-52D (số hiệu 56-0592, mật danh “Ivory 01”) xuất phát từ
Utapao bị thương nặng, rơi trên đường băng sân bay; chiếc B-52G (số hiệu 58-0254, mật danh “Hazel 03”)
xuất phát từ Guam bị rơi trên biển khi cố hạ cánh xuống căn cứ Anderson. Theo tài liệu của hang Boeing,
hang sản xuất đồng thời là nhà thầu bảo trì máy bay B-52 cho quân đội Mỹ, trong các trận đánh đêm 19-12-
1972, chiếc B-52D số hiệu 56-0592 đã bị thương rất nặng và phải hạ cách bắt buộc xuống sân bay Nakhon
Phanom (Thái Lan), thời gian sửa chữa lên đến 2.000 giờ công; chiếc B-52G số hiệu 58-0254 hạ cánh tại căn
cứ Anderson ở Guam với 30 lỗ thủng trên thân, mất 250 giờ công sửa chữa.
Tại Hải Phòng sau đêm đầu tiên chỉ bắn rơi được 1 chiếc cuwowfngnkisch A-6A bay thấp, đánh lén, đêm 19-
12-1972, Đại tá Bùi Đăng Tự, tue lệnh Sư đoàn phòng không Hải Phòng (F363) và Thượng tá Chính ủy Vũ
Trọng Cảnh thống nhất hạ lệnh cho tất cả cao xạ và tên lửa đánh máy bay cường kích, không chờ B-52 nữa.
Trong ngày và đêm 19-12-1972, Không quân của hải quân Mỹ tiếp tục đánh phá Sở Dầu, Bến Kiền, Bến
Bính, Cầu Quay, khu đầu mói giao thông Quán Toan và các trận địa tên lửa.
Nhờ rút kinh nghiệm đêm trước đánh theo kiểu xoay bản lề, bắn theo tiếng động, đêm nay, Sư đoàn phòng
không Hải Phòng đánh tập trung hỏa lực và đạt hiệu quả chiến đấu cao. Tên lửa của các trung đoàn 238 (Hạ
Long) và 285 (Nam Triệu) bắn rơi 1 chiếc A7C và 1 chiếc F-4J. Trung đoàn cao xạ 250 hạ 1 chiếc F-111A
và 1 chiếc F-4H.
Trận đánh rơi tại chỗ chiếc A-7C lúc rạng sang ngày 20-12-1972 của Tiểu đàn hỏa lực 72 (Đoàn Hạ Long)
có nhiều điểm đáng khâm phục về tinh thần dũng cảm, ý chí tiến công địch, dám đối đầu và kỹ năng tác
chiến thực hiện mục tiêu “tiêu diệt địch, bảo vệ mình của Bộ đội Tên lửa phòng không Việt Nam.
Hồi 4 giờ 50 phút sáng 20-12-1972, không quân của hải quân Mỹ điều một tốp 2 chiếc A-6E đột nhập vào
khu vức ven biển Đồ Sơn và lượn vòng tại đó để thu hút sự chú ý của ta. Sau 5 phút, một tốp A-7C bay vào
và lượn lờ ở khu vực cửa sông Văn Úc nhưng không xâm nhập bầu trời nội đô thành phố. Các tiểu đoàn hỏa
lực của E238 đều bắt được mục tiêu nhưng chưa tiểu đoàn nào phóng đạn. Vòng lượn của tốp A-8C cứ xoay
tròn xung quanh trận địa của D82. Trung đoàn trưởng E238 Đào Công Thận điện nhắc Tiểu đoàn trưởng D82
Ngô Thế Dân chú ý địch có thể bẫy ta phóng đạn rồi phóng tên lửa Shrike “phản pháo” ta.
Lúc 4 giờ 57 phút, chớp đúng thời cơ tốp A-7C nâng độ cao và phun nhiễu tiêu cực, kíp chiến đấu của D82
gồm sĩ quan điều khiển Nguyễn Phúc Chuyện và các trắc thủ Hiển, Liên, Giang đã thực hiện thao tác phát
sóng một lần, đánh nhanh có chuẩn bị, dùng phương pháp vượt trước nửa góc phóng một đạn. Cùng lúc đó,
địch cũng phát hiện ta phát sóng điều khiển và phóng trả tên lửa Shrike. Kíp chiến đấu kịp thời chuyển chế
độ bám sát tự động, đột ngột quay ngoặt đài SRN-75 một góc 90 độ và tắt sóng cao tần điều khiển.
Vào lúc quả tên lửa Shrike phóng ra từ tốp A-7C nổ cách trung tâm trận địa của D82 chưa đầy 100 m thì
cũng là lúc chiếc A-7C trúng đạn tên lửa B-750B của D82, bốc cháy dữ dội và rơi xuống cánh đồng xã
Thuận Thiên, huyện Kiến Thụy, Hải Phòng. Đại úy phi công Mỹ Jim R. Carne nhảy dù và bị dân quân Kiến
Thụy bắt sống. Anh ta khai rằng nhiệm vụ của cả 2 biên đội A6 và A7 là cố làm cho radar của ta bị phân tán
chú ý về hai hướng ngược chiều nhau nhằm tìm diệt trận địa tên lửa SAM.
Nhờ máy phát hiện sóng radar, J. R. Carne biết ta đã phát song sục sạo mục tiêu nhưng anh ta cố chờ đến hi
ta phóng đạn và phát song điều khiển để đánh trả bằng tên lửa AGM-78 cho chắc ăn. Nhưng J. R. Carne vừa
phóng đạn đi thì tên lửa của ta đã nổ ngay trên cánh phải máy bay của anh ta. Trận đánh của D82 là bài học
quý giá cho các tiểu đoàn tên lửa phòng không bảo vệ Hà Nội và Hải Phòng để đối phó với thủ đoạn cơ động
vòng tròn, liên tục đổi hướng, phun nhiễu đồng thời phóng trả tên lửa chống bức xạ của địch.
Sau các trận đánh đêm 19 rạng ngày 20-12-1972 với tổn thất tối thiểu, các tướng tá không quân Mỹ chỉ huy
các căn cứ Anderson trên đảo Guam (tướng Andrew B. Anderson), Utapao ở Thái Lan (tướng Glenn R.
Sullivan), Lực lượng không quân đặc nhiệm 77 của Hải quân Mỹ trên 6 tài sân bay đậu ở Biển Đông cũng
như Bộ chỉ huy không quân chiến lược Mỹ (các tướng John C. Meyer và John Dale Ryan) lại chủ quan cho
rằng: “Bắc Việt đã căng hết sức ra rồi”. Họ ra lệnh tập trung binh lực chuẩn bị chi trận quyết chiến chiến
lược đêm 20 rạng ngày 21-12-1972 với hy vọng sẽ giành ưu thế áp đảo cho phía Mỹ, buộc Việt Nam phải
ngồi lại bàn đám phán ở Paris trong tư thế của “kẻ ăn xin”.
KỲ III: ĐÊM 20-12-1972 - ĐÒN ĐIỂM HUYỆT LÀM RUNG CHUYỂN NHÀ TRẮNG
1- Nghiêm túc rút kinh nghiệm để đánh tốt hơn.
8 giờ sáng ngày 20-12-1972, Thượng tướng Văn Tiến Dũng, Tổng tham mưu trưởng Quân đội Nhân dân
Việt Nam chủ trì cuộc họp giao ban tác chiến hàng ngày tại Sở chỉ huy của Bộ Tổng tham mưu đặt rong
Hoàng thành Thăng Long. Được triệu tập có Tư lệnh, Chính ủy, Tham mưu trưởng, Cục trưởng các cục
Chính trị, Tác chiến, Kỹ thuật, Hậu cần trực thuộc Quân chủng Phòng không-Không quân, Tư lệnh, Chính
ủy và Tham mưu trưởng các binh chủng Không quân, Tên lửa, Cao xạ, Radar; Chính ủy và Thạm mưu
trưởng Bộ Tư lệnh Thủ đô; Chỉ huy trưởng, Chính ủy, Tham mưu trưởng các sư đoàn phòng không, các
trung đoàn không quân và radar.
Tại cuộc họp, Thượng tướng Văn Tiến Dũng có nhận xét: “Trong đêm 19-12, lực lượng Phòng không-Không
quân bảo vệ Hà Nội đánh chưa chắc tay. Tên lửa của Sư đoàn 361 chưa bán rơi tại chỗ B-52. Xuất hiện tư
tưởng chủ quan cho rằng đã bắn rơi tại chỗ B-52 đêm trước thì hôm sau đánh kiểu gì máy bay địch cũng rơi
tại chỗ nên đã đánh bừa, đánh ẩu, hiệu quả chiến đấu thấp. Bộ Tổng tham mưu rất lo ngại trước tình hình
này. Các đồng chí nên nhớ rằng địch còn rất nhiều lực lượng dự trữ. Quân chủng cần rút kinh nghiệm ngay,
tìm rõ nguyên nhân để có biện pháp khắc phục kịp thời”.
Trong ngày 20-12-1972, Bộ Tổng tham mưu và Bộ Tư lệnh Quân chủng Phòng không-không quân đứng
trước sự lựa chọn khó khăn. Nếu bố trí tên lửa như trong các đêm 18 và 19-12 thì mục đích cần đạt phải là
chặn đánh được B-52 khi chúng chưa kịp cắt bom và bảo vệ được các mục tiêu ở Hà Nội. Tuy nhiên, vì số
lượng tiểu đoàn tên lửa bảo vệ Hà Nội chỉ còn già 1/3 so với thời điểm nửa cuối năm 1967 (theo tài liệu của
Bộ tư lệnh PK-KQ, từ tháng 5 đến tháng 12-1967, Hà Nội được 25 tiểu đoàn tên lửa trực tiếp bảo vệ) nên
mật độ hỏa lực không đủ đánh chặn. Mặt khác, trừ tiểu đoàn 77 bố trí ở trận địa chiến lược Chèm có lợi thế
về hướng đánh tạt sườn địch và xạ giới rộng, các tiểu đoàn khác đều bố trí trên hướng chính diện tấn công
của B-52 và các loại cường kích nên nhiễu rất nặng, phải dùng phương pháp T có hiệu suất thấp hơn phương
pháp Y. B-52 vẫn ném bom được các mục tiêu. Đánh theo phương án cũ thì “được tiếng” là quyết tâm bảo
vệ Hà Nội như hao tổn khí tài và tiêu thụ đạn dược lớn; hiệu quả chiến đấu thấp và vẫn không hoàn thành
được nhiệm vụ bảo vệ mục tiêu.
Qua hai đêm chiến đấu, bộ phận tình báo của quân chủng phát hiện ra khi B-52 đang cắt bom hoặc đã cắt
bom xong và ngoặt gấp thoát ly mục tiêu thì cường độ nhiễu trong đội hình nhẹ hẳn đi. Sở dĩ có điều này là
vì bản thân B-52 là trung tâm gây nhiễu với các radar phát nhiễu chủ yếu nằm ở mũi và hai gốc cánh nâng
của máy bay hướng ra phía trước, tạo một hình nón sóng nhiễu có góc đỉnh từ 60 đến 90 độ. Vì vậy, khi B-
52 ngoặt gấp dễ bị “hở sườn”, “hở bụng”. Còn các phi công Mỹ lái máy bay cường kích, tiêm kích yểm hộ
cho B-52 thì khi B-52 đã cắt bom xong và bay ra, chúng coi như đã hoàn thành nhiệm vụ và “cánh ai nấy
bay, mạnh ai nấy chạy” để sớm thoát khỏi “chảo lửa phòng không” Hà Nội. Vì thế, nhiễu ngoài đội hình
cũng nhẹ bớt rất nhiều. Ngoài các tiểu đoàn 77 và 78, nhiều trắc thủ radar của các tiểu đoàn khác cũng nhìn
thấy tín hiệu B-52 nổi lên và tăng mạnh độ sáng trên nền nhiễu khi chúng bay ra.
Vì vậy, một phương án thứ hai được vạch ra là phải đánh rơi B-52 mặc dù chịu thiệt hại. Muốn vậy, phải bố
trí lại 9 tiểu đoàn tên lửa quanh Hà Nội đến các trận địa dự bị đã được chọn trước phù hợp với cách đánh
mới. Nhưng khó khăn là ở chỗ tên lửa vẫn chưa được phép phóng vượt qua vùng trời nội đô Hà Nội; trong
đó, khu vực Ba Đình là tâm điểm đặc biệt cấm tên lửa phòng không bay qua để đề phòng “tai nạn”. Vấn đề
được báo cáo lên cấp trên.
Buổi trưa cùng ngày, Quân ủy Trung ương và Bộ Quốc phòng cân nhắc kỹ lưỡng lợi hại của các phương án
và đi đến kết luận:
- Nếu bố trí như hiện nay thì lực lượng tên lửa của ta khó có thể đánh rơi được đến 10% B-52. một tỷ lệ tổn
thất đến mức địch phải bỏ dở cuộc tấn công. Kinh nghiệm tác chiến phòng không ở Moskva, Stalingrad và
Leningrad (Liên Xô) trong Chiến tranh vệ quốc vĩ đại cho thấy ngay cả khi có cao xạ và không quân cùng
phối hợp đánh từ vòng trong ra vòng ngoài cũng chỉ hạ được tối đa 5% đến 7% số lượng máy bay của phát
xít Đức trong một đợt không tập.
- Do đó, cần đặt ưu tiên nhiệm vụ bắn rơi thật nhiều B-52, buộc địch phải ngừng chiến dịch không tập. Quân
chủng Phòng không – không quân cần bố trí lại các trận địa tên lửa phòng không từ thế trận trong đánh ra
sang thế trận ngoài đánh vào. Chỉ huy trưởng các sư đoàn phòng không có thể nắm quyền chỉ huy vượt cấp
đến tiểu đoàn tên lửa, huy động nhiều tiểu đoàn cùng đánh vào một tốp máy bay địch từ khác hướng khác
nhau, vừa tấn công chính diện, vừa đánh chéo sườn; tập trung nhiều tiểu đoàn đánh cùng một tốp, tạo ra các
vùng “chồng hỏa lực” khiến B-52 sa vào “thiên la địa võng”.
- Vì sân bay Đa Phúc (Nội Bài) đã bị địch đánh hỏng nặng, các sân bay Gia Lâm, Kép, Cái Bi bị địch uy hiếp
thường xuyên nên Bộ Tổng tham mưu lệnh cho Trung đoàn 921 (Sao Đỏ) chuyển toàn bộ máy bay trực
chiến và các kíp chiến đấu đến các sân bay dự bị vòng ngoài phía Tây như Thọ Xuân, Yên Bái. Sở chỉ huy
cũng được chuyển về các căn cứ dự bị. Bộ đội radar của các đoàn Phù Đổng, Sông Mã, Ba Vì, Tô Hiệu cần
chiếm lĩnh các trận địa có độ cao lớn.
- Đối với bộ đội tên lửa, Cục Kỹ thuật khẩn trương dồn ghép khí tài để đưa các tiểu đoàn 87 và 88 của Đoàn
Hùng Vương (E274) ra chiến đấu, tăng cường bảo vệ Hà Nội từ hướng Nam và Đông Nam. Vì Trung đoàn
tên lửa 268 (trang bị tên lửa Hongqi II của Trung Quốc phỏng theo mẫu SAM-2 đời đầu) đã bị địch đánh
hỏng hoàn toàn 2 trong 3 bộ khí tài, Bộ Tổng tham mưu quyết định điều chuyển Tiểu đoàn kỹ thuật 40 và
các kho dự trữ của trung đoàn này tăng cường cho các tiểu đoàn kỹ thuật 80 (Đoàn Cờ Đỏ) và 95 (Đoàn
Thanh Loa) để tăng sản lượng đạn lắp ráp, bảo đảm cho mỗi tiểu đoàn tên lửa có 3 cơ số đạn (18 quả) có các
tham số kỹ thuật đúng danh định.
- Cục Tác chiến của Quân chủng nhanh chóng phổ biến kinh nghiệm đánh B-52 của các tiểu đoàn 77 (E257)
và 59 (E261) đến các tiểu đoàn tên lửa đang bảo vệ Hà Nội và Hải Phòng. Cơ quan chính trị các sư đoàn,
trung đoàn phát động cuộc thi đua với D77 và D59, khắc phục ngay tư tưởng chủ quan khinh địch. Lực
lượng cao xạ cũng cần rút kinh nghiệm về việc hiệu quả chiến đấu thấp. Nhiều đại đội bắn như đổ đạn lên
trời nhưng máy bay rơi tại chỗ ít. Thủ trưởng Cục Hậu cần của Quân chủng, các binh chủng và các trưởng
ngành, trợ lý phải liên tục bám sát các đơn vị chiến đấu, cung cấp đủ xăng dầu, quân lương, quân y, nhu yếu
phẩm… bảo đảm cho bộ đội chiến đấu liên tục, dài ngày; giải quyết kịp thời các vấn đề ăn, ở, sinh hoạt và
chính sách cho bộ đội.
Chỉ trong buổi chiều ngày 20-12, một cuộc chuyển quân lớn đã diễn ra nhưng đã hoàn toàn giữ được bí mật
cho đến ngày nay:
- D79 (E257) từ Yên Nghĩa rút sang Đông Mai. D76 ở Dương Tế chốt tại đó và chịu trách nhiệm hướng đánh
của D79.
- D59 (E261) cơ động từ trận địa Cổ Loa sang trận địa dự bị tại Xuân Đồng
- D78 (E257) được rút từ Mai Lĩnh về trận địa dự bị của D77 tại Thượng Thụy, phối hợp với D77 chốt tại
Chèm bố trí ở hướng đánh có lợi nhất.
- D57 (E261) cơ động từ trận địa Thanh Xuân về trận địa Đại Đồng.
- D86 (E274) mới nhận khí tài bố trí tại Thanh Sam.
- D88 (E274) triển khai tại Vạn Điểm, chờ có khí tài là vào trực chiến ngay.
Bộ đội không quân cơ động tất cả máy bay và phi công có khả năng bay đêm ra các sân bay vòng ngoài.
Ngoài nhiệm vụ bắn rơi B-52, không quân còn được giao nhiệm vụ quấy rối làm cho đội hình địch hỗn loạn.
Bộ đội cao xạ chi viện cho tên lửa các đài radar K8-60 và COH-9A. Đây là các loại radar cổ lỗ dùng cho cao
xạ 100 mm và 57 mm nhưng lại sử dụng các băng sóng metre và decimetre chưa bị địch gây nhiễu. Chúng có
thể hỗ trợ cho radar tên lửa bắt mục tiêu B-52. Bộ đội tên lửa cũng sử dụng đại trà các kính ngắm quang học
PA-00 đặt trên nóc xe điều khiển SRN-75 (thường được gọi là “chuồng cu”) để phát hiện B-52 và tên lửa
Shrike bằng mắt thường; thống nhất trục quang và trục điện của PA-00 với đài điều khiển SRN-75 để bám
mục tiêu bằng tay. Hệ thống ngòi nổ K cũng được lắp đặt để chống nhiễu tiêu cực gây kích nổ sớm đạn B-
750B khi đạn chưa bay tới mục tiêu.
Vào hồi 18 giờ 30 phút chiều 20-12-1972, quân và dân Hà Nội đã sẵn sàng chiến đấu ở cấp cao nhất, chờ
đánh B-52.
2- Hiệp đầu tiên, Tỷ số 3-0 cho Việt Nam - B-52 bị phơi mình trước hỏa lực tên lửa.
Các trận đánh trong đêm 20 rạng ngày 21-12-1972 bắt đầu lúc 19 giờ 27 phút khi tốp B-52 đầu tiên đã vượt
Vĩ tuyến 20 nhưng các tốp cường kích và tiêm kích Mỹ đã xuất hiện trên vùng trời Tây Bắc Việt Nam. Qua
hai đêm oanh tạc, nhận thấy đối thủ chính của B-52 là tên lửa phòng không chứ không phải không quân, Bộ
Chỉ huy tập đoàn không quân số 7 của Mỹ ra lệnh cho các liên đội không quân chiến thuật đóng tại Đông
Nam Á phối hợp với các liên đội máy bay trên các tàu sân bay tập trung các loại máy bay cường kích F-111,
F-4, F105, A-6, A-7 săn lùng gắt gao các trận địa tên lửa của ta.
Tranh thủ khi địch đang bận săn lùng các trận địa tên lửa, lần đầu tiên trong chiến dịch, hai tốp MiG-21 bay
đêm của ta đã đột nhập đội hình tấn công của B-52 khi chúng còn cách Hà Nội hơn 100 km. Mặc dù chưa
đánh rơi được B-52 nhưng hai tốp MiG-21 đã làm cho đội hình bảo vệ B-52 bằng nhiễu ngoài đội hình của
địch bị vỡ. Các tốp tiêm kích, cường kích có nhiệm vụ bảo vệ B-52 đã “quên bẵng” nhiệm vụ chính và lao đi
đuổi theo mấy chiếc MiG-21 đã mất hút vào bầu trời đêm tối đầy mây. Chúng liền sa vào lưới lửa của các
loại cao xạ 100mm, 57mm, 37mm và buộc phải sà xuống thấp dưới 1.500 m. Ở tầng dưới cùng, các máy bay
chiến thuật của Mỹ lại gặp phải lưới lửa phòng không tầm thấp gồm các loại súng pháo từ 23mm, 14,5mm,
12,7mm đến các loại súng bộ binh cá nhân, lại buộc phải vọt lên cao.
Trong đợt đầu, hơn 50 chiếc máy bay cường kích và tiêm kích địch gầm rú trên bầu trời Hà Nội. Sau một hồi
luồn lách, cơ động các hướng, nhào lên lộn xuống để tránh đạn, những chiếc chưa bị bắn rơi cũng cạn dần
nhiêu liệu và buộc phải nhanh chóng bay lui. Vì thế mà nhiễu ngoài đội hình nhạt đi đáng kể. Nhiều tốp B-52
đã bị lộ mục tiêu trên màn hiện sóng radar của bộ đội tên lửa Việt Nam. Một số tiểu đoàn có khí tài với tham
số kỹ thuật tốt còn “nhìn thấy” nhiễu đặc trưng của B-52 khi chúng còn ở ngoài "vùng phóng" (có bán kính
khoảng 35 km tính từ tâm trận địa).
Lúc 20 giờ 02 phút, Radar nhìn vòng P-12 của Tiểu đoàn hỏa lực 93 (Đoàn Thành Loa) đóng ở trận địa Phú
Thụy (Gia Lâm) phát hiện 2 tốp 6 chiếc B-52 đang bay vào ném bom khu ga Yên Viên. Tiểu đoàn trưởng
Nguyễn Mạnh Hùng ra lệnh bám sát và tiêu diệt tốp 389 ở phương vị 310 độ, độ cao 10 km, cự ly 38km. Sĩ
quan điều khiển Hoàng Đức Vĩnh lập tứ phát sóng sục sạo nhưng không thấy rõ mục tiêu. Nguyễn Mạnh
Hùng ra lệnh đánh bằng phương pháp T. Hai quả đạn được phóng đi cách nhau 6 giây. Quả thứ nhất vượt
mục tiêu tự hủy, vào lúc quả đạn thứ hai đến gần điểm nổ thì trên bốn màn hiện song của cả ba trắc thủ và sĩ
quan điều khiển đều nổi rõ 3 tín hiệu B-52. Chớp thời cơ, Nguyễn Mạnh Hùng ra lệnh phóng tiếp 1 đạn bằng
phương pháp Y, bám sát bằng tay. Lúc 20 giờ 5 phút, quả đạn thứ ba của D93 phóng lên gặp mục tiêu ở cự
ly 25 km. Chiếc B-52D mang số hiệu 56-0622, mật danh “Orange 3” gãy làm đôi và rơi xuống thôn Yên
Thường, thị trấn Yên Viên. Các phi công nhảy dù và bị bắt sống gồm Trung úy Paul Granger (lái phụ), Đại
úy Thomas Klomann (hoa tiêu dẫn đường). Các phi công còn lại bị chết cháy trong máy bay gồm Thiếu tá
John Stuart (lái chính), Thiếu tá Randolph Perry (hoa tiêu ném bom), Đại úy Irwin Lerner (tác chiến điện tử)
và thượng sĩ nhất Arthur McLaughlin (xạ thủ súng máy).
Chiến thắng đầu tiên trong đêm 20-12 của Tiểu đoàn 93 đã giải tỏa nỗi lo lắng của Quân ủy Trung ương và
Bộ Tổng tham mưu sau đêm 19-12 đánh không thắng. Chiến công này còn mở ra một chiến thuật mới. Đó là
chiến thuật bắn bồi quả thứ ba ở cự ly gần khi tham số P còn đủ để phóng đạn trong lúc tín hiệu nhiễu B-52
nhạt đi, tín hiệu B-52 tăng mạnh.
Lúc 20 giờ 14 phút, Tiểu đoàn hỏa lực 94 đóng ở Tam Sơn (Từ Sơn, Bắc Ninh đã phóng 2 đạn vào tốp B-52
số hiệu 356 cũng đang ném bom khu Yên Viên. Chiếc B-52G số hiệu 57-6481, mật danh liên lạc “Peach 2”
xuất phát từ Anderson, Guam bị thương nặng cố lết về Utapao nhưng đã bị rơi trên biên giới Lào – Thái ở
tỉnh Pakse. Kíp bay nhảy dù và được lực lượng Rescuse của Không quân Mỹ tại Thái Lan tìm cứu.
Lúc 20 giờ 30 phút, Tiểu đoàn 77 đóng ở Chèm phát hiện và dõi theo tốp B-52 số hiệu 621 đang từ hướng
Tây-Tây Bắc lao xuống. Đài 1 (Radar nhìn vòng P12) phát hiện dải nhiễu B-52 từ cự ly ngoài 50 km. Tới cự
ly 35 km, cả ba trắc thủ Phạm Hồng Hà, Lưu Văn Mộc, Nguyễn Đình Tân và sĩ quan điều khiển Nguyễn Văn
Đức cùng nhìn thấy tín hiệu B-52 trên các dải nhiễu. Tiểu đoàn trưởng Đinh Thế Văn hạ lệnh: “PC, 2 đạn, tự
động”. Hai quả đạn đều chạm nổ vào mục tiêu ở cự ly 33 km. Chiếc B-52G số hiệu 57-649, mật danh liên
lạc “Quilt 3” xuất phát từ Anderson trúng đạn, quay đầu bỏ chạy sang Lào nhưng đã bị rơi ở Vạn Thắng, Ba
Vì, Hà Tây. Ba phi công nhảy dù và bị bắt sống gồm Đại úy Terry Geloneck (lái chính), Trung úy William
Arcuri (lái phụ), Trung úy Michael Martini (hoa tiêu dẫn đường) và trung sĩ nhất Roy Madden (xạ thủ súng
máy). Các phi công bị chết cháy trong mày bay gồm Đại úy Warren Spencer (hoa tiêu ném bom) và Đại úy
Craig Paul (tác chiến điện tử).
Về phía ta cũng có những thiệt hại đáng kể. Lúc 20 giờ 34 phút, Tiểu đoàn 76 đóng ở Dương Tế bắn nhầm
vào tốp cường kích giả B-52 (tốp số 626) và bị địch phản pháo bằng tên lửa AGM-78. Các trắc thủ PA-00 Lê
Xuân Sinh và Nguyễn Văn Thuấn trên nóc xe điều khiển SNR-75 phát hiện được và báo cáo xuống nhưng sĩ
quan điều khiển không kịp xử lý. Tên lửa Shrike của địch nổ trúng nóc xe chỉ huy. Kíp chiến đấu số 1 hy
sinh gần hết. Cục Kỹ thuật của quân chủng đã điều ngay đội cơ động gồm 7 kỹ sư và cán bộ kỹ thuật xuống
D76 để khắc phục hậu quả, sửa chữa khí tài. Sáng 21-12, khí tài của D76 được khôi phục nhưng hoạt động
không ổn định, Sau trận này, D76 phải cơ động về Yên Nghĩa, đến 25-12 mới quay trở lại Dương Tế.
3- Giải lao giữa hai hiệp và câu chuyện “Thằng nào đánh tốt được cấp đạn trước”.
Đó là câu nói của nhân vật Tiểu đoàn trưởng Kỹ thuật tên lửa trong phim “Hà Nội 12 ngày đêm” của đạo
diễn, Nghệ sĩ Nhân dân Bùi Đình Hạc, sản xuất năm 2002. Anh ta nói trong lúc đoàn xe TZM của các tiểu
đoàn tên lửa xếp hàng dài trước căn cứ, chờ đợi hàng giờ để lĩnh đạn đem về chiến đấu. Thực ra thì hầu như
không có chuyện đạn tên lửa đã lắp ráp của tiểu đoàn này có thể cấp cho tiểu đoàn khác như diễn ra trong
phim. Nhìn bên ngoài thì các quả đạn B-750B đều giống nhau nhưng mỗi tiểu đoàn hỏa lực tên lửa SA-75
đều có đạn của riêng mình với rãnh sóng và mã tín hiệu điều khiển riêng. Sở dĩ phải làm như vậy là để tránh
xảy ra tình trạng “cướp quyền điều khiển” đạn của tiểu đoàn khác khi có hai tiểu đoàn trở lên đóng gần nhau
trong phạm vi hiệu lực của cánh sóng. Vì vậy mà trên thực tế, đạn tên lửa của tiểu đoàn hỏa lực nào phải
được cấp cho tiểu đoàn đó sau khi đã cài đặt và hiệu chỉnh tất cả các tham số kỹ thuật phù hợp với đài SNR-
75 của từng tiểu đoàn.
Tuy nhiên, câu chuyện cũng phản ánh một tình trạng có thật diễn ra vào nửa đêm 20-12-1972. Sau hàng chục
trận đánh của đợt 1, một tin không vui được báo cáo về Sở chỉ huy quân chủng: 9 tiểu đoàn hỏa lực tên lửa
bố trí quanh Hà Nội chỉ còn 13 quả đạn B-850B. Riêng các tiểu đoàn 77 và 94 đã “trắng bệ”.
Bộ Tư lệnh quân chủng hạ lệnh phải khắc phục ngay tình trạng này. Phó tư lệnh quân chủng phụ trách tên
lửa Nguyễn Quang Bích và Chủ nhiệm kỹ thuật Nguyễn Xuân Mậu đã xuống ngay các tiểu đoàn kỹ thuật 80
và 40, yêu cầu đẩy nhanh tốc độ sản xuất để kịp thời có đạn cho các tiểu đoàn hỏa lực đánh địch. Các đồng
chí cũng yêu cầu hiệu chỉnh lại các rãnh sóng nhận và phản hồi tín hiệu của 9 quả đạn đã được lắp ráp cho
D76 để điều cho D77. Bộ Tư lệnh F361 cũng cử Phó tư lệnh sư đoàn Trần Nhẫn, các phó Chính ủy Nguyễn
Đắc Thái, Phạm Văn Bời, Chủ nhiệm kỹ thuật Nguyễn Trung Lữ và Phó phòng kỹ thuật Phạm Thăng xuống
Tiểu đoàn kỹ thuật 95 để đẩy nhanh tốc độ sản xuất đạn.
Trong đêm, phần lớn đạn B-750B được lắp ráp, hiệu chỉnh và bơm nhiên liệu ngay trên các xe TZM. Lắp
xong quả nào là chở đi luôn quả đó. Xưởng A31 của Cục Kỹ thuật quân chủng cũng khẩn trương tìm mọi
cách khôi phục đạn quá niên hạn, sửa chữa, dồn ghép đạn hỏng để bổ sung cho các đơn vị hỏa lực. Bộ Tư
lệnh quân chủng cũng ra lệnh điều đạn dự trữ từ các kho ở Thanh Hóa ra. Tuy nhiên, do địch đánh phá ác liệt
các tuyến đường giao thông số 1 và 21 nên sớm nhất cũng phải đến ngày 25-12-1972, lực lượng tên lửa
phòng không của F361 mới có thể nhận được những quả đạn này.
Và một điều không ai ngờ tới đã diễn ra. Do thiệt hại lớn trong đợt 1 đêm 20-12, 3 B-52 có đi không về,
nhiều chiếc khác bị hư hại ở các mức độ khác nhau, tướng Gerald W. Johnson, Tư lệnh Tập đoàn không
quân chiến lược số 8 của Mỹ đã phải hạ lệnh hủy bỏ các phi vụ lúc nửa đêm đánh vào Hà Nội. Các tốp B-52
đã xuất kích được gọi quay về. Lúc 0 giờ 10 phút ngày 21-12-1972, 3 tốp B-52D được chuyển hướng mục
tiêu đã đánh phá Nhà máy cán thép Gia Sàng và khu kho ga Lưu Xá (Thái Nguyên). Tranh thủ địch tạm
ngừng đánh vào Hà Nội, các tiểu đoàn kỹ thuật 40, 80, 95 và Xưởng A31 đã cũng cấp cho các tiểu đoàn hỏa
lực thêm 23 quả đạn đủ tham số kỹ thuật danh định. Tuy nhiên, chừng đó là chưa đủ vì mỗi đêm, chỉ 1 tiểu
đoàn tên lửa SA-75 đã tiêu thụ ít nhất 2 cơ số đạn (12 quả). Đến giờ phút này thì toàn Quân chủng trông đợi
vào các “bàn tay vàng” của các sĩ quan điều khiển, các trắc thủ và sự bình tĩnh, nhạy bén của các tiểu đoàn
trưởng hỏa lực tên lửa.
Bộ Tư lệnh Tập đoàn không quân chiến lược số 8 Mỹ không đánh đợt 2 vào Hà Nội không hẳn là vì lý do
chiến thuật mà còn có lý do về tâm lý. Sau đêm 18-12 khi 2 “pháo đài bay thượng đẳng” nộp xác tại chỗ, tinh
thần của các phi công B-52 chỉ mới xao xuyến. Trạng thái đó sớm được loại bỏ khi trong đêm 19-12, tổn thất
đối với B-52 là tối thiểu khi không có chiếc B-52 nào rơi trên lãnh thổ Việt Nam. Tướng 2 sao Glenn R.
Sullivan, Tư lệnh Sư đoàn không quân chiến lược lâm thời số 17 đóng ở Utapao còn nói cứng rằng: “Do điều
động đội hình B-52 đi làm nhiệm vụ dày đặc như vậy thì việc trúng tên lửa SAM là “xác suất ngẫu nhiên”.
Đêm 19-12, 2 chiếc B-52 bị trúng SAM nhưng các kíp lái đều nhảy dù và được cứu thoát đã củng cố “niềm
tin” cho các phi công B-52. Tuy nhiên, đến khi 3 chiếc B-52 bị bắn rơi chỉ trong vòng chưa đầy 20 phút trên
vùng trời Hà Nội thì tinh thần của các “thiên thần” Mỹ lại có “vấn đề”. Chính vì vậy mà các chỉ huy không
quân chiến lược Mỹ đã chuyển mục tiêu ra xa Hà Nội với hai mục đích. Một là giảm bớt thiệt hại. Hai là để
tìm chỗ hở của ta, dùng đòn nghi binh đánh Thái Nguyên để kéo các tiểu đoàn tên lửa của ta “xoay bản lề”
sang hướng Bắc rồi thừa cơ đột nhập từ các hướng Tây Bắc, Tây và Tây Nam. Dĩ nhiên là các chỉ huy không
quân chiến lược Mỹ không thể biết rằng vào nửa đêm 20 rạng ngày 21-12, lực lượng tên lửa bào vệ Hà Nội
đang khan đạn và đó là điều may mắn. Nhưng, như thường thấy trong đời sống, dù trong hòa bình cũng như
trong chiến tranh, sự may mắn chỉ giành cho những người đã chuẩn bị sẵn sàng cả vật chất và tinh thần để
đón nhận nó, tranh thủ được nó.
Cái gì đến ắt sẽ đến !
4- Hiệp thứ hai, Bộ đội Tên lửa phòng không Việt Nam tiếp tục ghi thêm 4 bàn thắng và lập kỷ lục về
hiệu suất chiến đấu cao nhất trong một đêm.
Đợt tấn công thứ 3 trong đêm của Không quân chiến lược Mỹ vào Hà Nội bắt đầu lúc 4 giờ 36 phút rạng
sáng ngày 21-12-1972. 15 tốp B-42 gồm 45 chiếc vào đánh Hà Nội từ các hướng Tây Bắc và Tây Nam với
các đường bay cơ bản không khác so với đợt 1. Các máy bay B-52 từ Tây Bắc bay theo trục sông Đà và sông
Hồng, lấy Ngã Ba bạch Hạc làm điểm tập kết, siết chặt đội hình rồi váo ném bom Hà Nội. Các tốp B-52 từ
hướng Tây Nam bay lên lấy dãy núi Viên Nam làm điểm tập kết rồi đột nhập vào Hà Nội. Các trận đánh đầu
tiên của đợt 3 chỉ diễn ra trong 5 phút từ 4 giờ 47 phút đến 5 giờ 02 phút. Các tiểu đoàn 78 (Đoàn Cờ Đỏ) và
57 (Đoàn Thành Loa) đánh 3 trận, tiêu thụ 4 đạn nhưng không đạt kết quả.
Hồi 5 giờ 9 phút, các trắc thủ của Tiểu đoàn 57 đóng ở trận địa Đại Đồng đã bắt đúng dải nhiễu của tốp B-52
số 518 mà Trung đoàn đã giao cho Tiểu đoàn tiêu diệt. Sĩ quan điều khiển Nguyễn Đình Kiên kịp thời phát
sóng nhưng cả 3 trắc thủ Mè, Thi và Lịch đều không nhìn rõ tín hiệu B-52, chỉ thấy nhiễu. Tuy nhiên, trắc
thủ quang học PA-00 Đoàn Văn Súc bằng đôi mắt tinh tường của mình đã khẳng định đó chính là B-52. Tiểu
đoàn trưởng Nguyễn Văn Phiệt hạ lệnh đánh bằng phương pháp T, sử dụng một trong hai quả đạn còn lại
trên bệ của tiểu đoàn, bám sát bằng tay.
Đạn được điều khiển tốt và gặp mục tiêu ở cự ly 25 km. Trắc thủ PA-00 Đoàn Văn Súc báo cáo đã nhìn thấy
một đám cháy rất to trôi dần sang phía Tây Nam. Tiểu đoàn 57 được Bộ Tổng tham mưu công nhận đã bắn
rơi chiếc B-52 này. Ban đầu người Mỹ phủ nhận việc chiếc B-52 này bị bộ đội tên lửa Việt Nam bắn rơi. Tuy
nhiên, trong đợt tìm kiếm hài cốt lính Mỹ bị chết trận trong Chiến tranh Việt Nam (POW-MIA) tháng 3 năm
1997 tại Tây Thanh Hóa, sĩ quan chuyên viên về không quân Mỹ trong đoàn cho biết chiếc B-52D số hiệu
56-0669, mật danh liên lạc “Straw 2” cất cánh từ Anderson, Guam đã bị trúng tên lửa SAM ở phía Bắc Hà
Nội lúc 17 giờ 10 phút chiều 20-12 (giờ Washington), bay về căn cứ Utapao trong tình trạng cháy lớn, hỏng
nặng và rơi ở địa phận Lào tại tỉnh Hủa Phăn (Sầm Nưa), giáp Thanh Hóa (Việt Nam). 5 phi công nhảy dù và
được đặc nhiệm Mỹ giải cứu. Phi công còn lại là thiếu tá Frank Gould chết trong máy bay.
Hồi 5 giờ 11 phút sáng 21-12-1972, Trung đoàn trưởng E257 (Đoàn Cờ Đỏ) Thiếu tá Nguyễn Ngọc Điển
giao nhiệm vụ cho Tiểu đoàn 77 diệt tốp B-52 số hiệu 318 đang từ Ngã ba Bạch Hạc lao xuống đánh ga
Đông Anh và khu kho Uy Nỗ. Với lợi thế của trận địa Chèm nằm chếch chéo với đường bay cơ bản của địch,
sĩ quan điều khiển Nguyễn Văn Đức vừa phát sóng ở cự ly 40 km thì cả 3 trắc thủ Hà, Mộc, Tân đều thấy rõ
tín hiệu B-52 như những trận trước. Thượng úy Đinh Thế Văn hạ lệnh đánh bằng phương pháp Y, 2 đạn,
bám sát bằng tay, ngòi nổ hỗn hợp. Cả 2 quả đạn của D77 phóng lên đều nổ trúng mục tiêu, chiếc B-52G số
hiệu 58-0198, mật danh liên lạc “Olive 1” bốc cháy ngùn ngụt và lao đầu xuống cách đồng thôn Phúc Thắng,
thị trấn Phúc Yên, Vĩnh Phú. Tiểu đoàn 77 trở thành đơn vị dẫn đầu toàn quân chủng về bắn rơi tại chỗ B-52
Mỹ.
Các phi công gồm trung tá James Nagahiro (lái chính, người Mỹ gốc Nhật) và đại úy Lynn Beens (hoa tiêu
dẫn đường) nhảy dù và bị bắt. Bốn phi công còn lại chết cháy trong máy bay gồm đại úy Donovan Walters
(lái phụ), thiếu tá Edward Johnson (hoa tiêu ném bom), đại úy Robert Lynn (tác chiến điện tử) và hạ sĩ
Charles Bebus (xạ thủ súng máy). Trong đợt tìm kiếm POW-MIA-KIA năm 1977, người Mỹ thú nhận rằng
chiếc B-52G mật danh “Olive 1” là chiếc chỉ huy toàn bộ một “làn sóng tấn công” (Wave Attack) của B-52
gồm 3 tốp, 9 chiếc. Ngoài 6 nhân viên của kíp bay, nó còn chở theo viên đại tá Keith Heggen, chuyên gia
thiết kế đội hình bay của B-52 đi theo để nghiên cứu cải tiến cách đánh của B-52 vào Hà Nội nhằm hạn chế
thiệt hại do tên lửa SAM-2 gây ra. Cho đến nay, Keith Heggen vẫn được liệt vào diện mất tích.
Hồi 5 giờ 14 phút sáng 21-12-1972, Tiểu đoàn 79 (thuộc Đoàn Cờ Đỏ) đóng tại trận địa Đông Mai đã sử
dụng radar pháo cao xạ K8-60 hỗ trợ cũng phát hiện tốp B-52 số hiệu 319 từ Bạch Hạc bay xuống cắt bom
và đang thoát ly. Khi cả sĩ quan điều khiển và kíp trắc thủ đều báo cáo nhìn rõ mục tiêu, Tiểu đoàn trưởng
Nguyễn Chiến dã ra lệnh đánh bằng phương pháp Y, 2 đạn, bám sát bằng tay, ngòi nổ trễ cưỡng bức. Chiếc
B-52D số hiệu 56-0593 (không rõ mật danh liên lạc) trúng đạn, bốc cháy và rơi tại Phả Lại, Chí Linh, Hải
Hưng. Không một chiếc dù nào được mở ra.
Lúc 5 giờ 19 phút, Sở chỉ huy F361 hạ lệnh trực tiếp cho D57 tiêu diệt tố B-52 số hiệu 532 đang đánh ga
Đông Anh. Tiểu đoàn trưởng Nguyễn Văn Phiệt chỉ còn trong tay một quả đạn duy nhất.. Khi phát sóng, sĩ
quan điều khiển và các trắc thủ vẫn chỉ thấy nhiễu B-52, không nhìn rõ tín hiệu. Nguyễn Văn Phiệt và kíp
chiến đấu của D57 vẫn quyết tâm đánh bằng 1 đạn, sử dụng phương pháp 3 điểm, điều khiển bằng tay. Chiếc
B-52G số hiệu 58-0169, mật danh liên lạc “Tan 03” bốc cháy và đâm đầu xuống Chợ Thá, Sóc Sơn, ngay
đầu đông sân bay Nội Bài. Duy nhất chỉ có trung sĩ xạ thủ súng máy James Lollar nhảy dù và bị bắt sống.
Các phi công còn lại gồm đại úy Randall Craddock (lái chính), đại úy George Lockhart (lái phụ), thiếu tá
Bobby Kirby (hoa tiêu ném bom), trung úy Charles Darr (hoa tiêu dẫn đường) và đại úy Ronald Perry (tác
chiến điện tử) đều chết trong máy bay.
Các trận đánh cuối cùng của quân và dân Hà Nội đêm 20 rạng ngày21-12-1972 kết thúc lúc 5 giờ 40 phút
khi các tốp B-52 số 533, 541 và 543 vào đánh Hà Nội, các tiểu đoàn 93 (E261) và 86 (E274) đã đánh trả
bằng 6 lần phóng đạn nhưng không hạ được máy bay địch.
Trong khi đó, Sư đoàn phòng không Hải Phòng cũng đánh thắng một trận lớn. Hồi 17 giờ 45 phút dân quân
Tiên Lãng bắn rơi chiếc A-6A. Hồi 22 giờ 22 phút, tiểu đoàn hỏa lực 72 (thuộc Đoàn Nam Triệu), trước khi
được lệnh cơ động lên bảo vệ Hà Nội đã bắn rơi một chiếc F-4H bằng 2 đạn. Lúc 0 giờ 10 phút ngày 21-12,
tiểu đoàn tên lửa 83 (Đoàn Hạ Long) đã bắn rơi một chiếc F-4E chỉ bằng một quả đạn. Các đại đội cao xạ
512, 516 và cụm tiểu cao của Trung đoàn 250 (Đoàn Sông Cấm) chỉ trong 2 phút đã bắn hạ tại chỗ 1 chiếc F-
4E và 1 chiếc A-6A, bắt sống giặc lái.
Trong trận quyết chiến đêm 20 rạng ngày 21-12-1971, địch đã sử dụng 93 lần chiếc B-52 và 151 lần chiếc
máy bay chiến thuật; tổ chức đánh vào Hà Nội 2 đợt với 84 chiếc, đánh vào Thái Nguyên 1 đợt bằng 9 chiếc;
tổ chức đánh Hải Phòng bằng hơn 50 lần chiếc. Nhà cầm quyền Mỹ chẳng những không đạt được mục đích
ép Việt Nam phải quay lại bàn đàm phán Paris với những điều kiện có lợi cho Mỹ cũng như ngụy quyền Sài
Gòn mà còn chịu thiệt hại lớn khi 14 máy bay các loại bị bắn hạ, trong đó có 7 chiếc B-52.
Trong đêm 20 rạng ngày 21-12-1972, các tiểu đoàn hỏa lực tên lửa bảo vệ Hà Nội đã đánh 22 trận, phóng lên
38 đạn tên lửa B-750B, bắn hạ 7 chiếc B-52, có chiếc rơi tại chỗ. Trung bình 5,4 đạn tên lửa hạ 1 B-62. Tỷ lệ
thắng đạt 31,8%, cao nhất trong toàn bộ chiến dịch “Điện Biên Phủ trên không”. Các tiểu đoàn tên lửa đã ba
lần nhìn rõ mục tiêu B-52, đánh bằng phương pháp Y thắng cả ba trận. Trong quá trình bắn bằng phương
pháp T, có một lần đã phóng 2 đạn, thấy tín hiệu B-52 nổi lên thì chuyển ngay sang phương pháp Y và
phóng tiếp một đạn đã đánh rơi B-52. Có 16 lần các trắc thủ không thấy rõ mục tiêu B-52, phải đánh bằng
phương pháp T nhưng đã bắn rơi 3 B-52. Có 2 trận phóng 3 đạn thắng cả 2. 12 trận phóng 2 đạn thắng 2, 8
trận phóng 1 đạn thắng 2. Chiến công mỗi đạn một B-52 thuộc về tiểu đoàn 57, được coi là thiện xạ của Bộ
đội Tên lửa phòng không Việt Nam trong Chiến dịch “Điện Biên Phủ trên không”.
Sau trận này, tinh thần của các phi công B-52 đi xuống trông thấy. Nhiều phi công B-52 cáo ốm, từ chối lệnh
bay khiến cho các bác sỹ quân y Mỹ đã phải gọi đó là một cuộc “binh biến sức khỏe”. Đây là lần đầu tiên,
tình trạng này diễn ra trong lịch sử Không lực Hoa Kỳ.
KỲ IV: NGÀY 21-12-1972, BỘ CHỈ HUY KHÔNG QUÂN CHIẾN LƯỢC MỸ THAY ĐỔI CHIẾN
THUẬT NHƯNG CHỈ CHUỐC THÊM THẤT BẠI.
Ngay từ sáng sớm, Đại tướng Tổng tư lệnh Võ Nguyên Giáp đã gọi điện thoại trực tuyến đến Sở chỉ huy Sư
đoàn phòng không 361 bảo vệ Hà Nội. Đại tướng xúc động nói: “Cả nước đang hướng về Hà Nội ! Toàn thế
giới đang hướng về Hà Nội ! Từng giờ, từng phút, Bộ Chính trị và Quân ủy Trung ương theo dõi cuộc chiến
đấu của Hà Nội. Vận mệnh của Tổ quốc đang nằm trong tay các chiến sĩ phòng không bảo vệ Hà Nội”.
8 giờ sang ngày 21-12, Thường vụ Đảng ủy quân chủng Phòng không không quân họp giao ban dưới sự chủ
trì của Thiếu tướng Hoàng Phương, Chính ủy quân chủng và Đại tá Lê Văn Tri, Tư lệnh quân chủng. Tập thể
thường vụ đã biểu dương Bộ đội tên lửa phòng không đã hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ; tổ chức nhiều trận
đánh đạt hiệu suất cao, bắn rơi nhiều máy bay B-52 của địch. Hội nghị cũng biểu dương các lực lượng không
quân, cao xạ và dân quân tự vệ đã chiếp đồng chiến đầu tốt, phá vỡ đội hình địch, không những tạo điều kiện
thuận lợi cho tên lửa đánh đúng, đánh trúng mục tiêu B-52 mà còn bắn rơi 4 máy bay chiến thuật của địch.
Trong đó, khẩu đội sung máy phòng không 12,7 mm của dân quân xã Mễ Trì do Xã đội trưởng Trần Ngọc
Lan chỉ huy đã bắn rơi 1 chiếc F-105G, trả thù cho các đồng đội và đồng bào đã hy sinh trong trận bom B-52
hồi rạng sáng ngày 19-12. Hội nghị cũng biểu dương các cơ quan tham mưu, chính trị, kỹ thuật, hậu cần đã
khắc phục khó khăn, bám sát các đơn vị, kịp thời bảo đảm cho chiến đấu.
Hội nghị yêu cầu phải đẩy mạnh liên tục sản lượng đạn tên lửa B-750B, tăng cường nhân lực và phương tiện
cho các tiểu đoàn kỹ thuật hoạt động liên tục 3 ca trong ngày, bảo đảm tiếp tế, bổ sung cho các tiểu đoàn hỏa
lực tên lửa những quả đạn có hệ số kỹ thuật tốt nhất. Không quân phái tích cực luyện tập bay đêm để tham
gia đánh B-52, hỗ trợ cho tên lửa. Bộ đội cao xạ cũng cần tiếp tục luyện tập để tăng thêm hiệu suất chiến đấu
ban đêm. Các trận địa cần được củng cố. Gấp rút xây dựng thêm một số trận địa dự bị cho tên lửa và cao xạ.
Bộ Tư lệnh Thủ đô chỉ đạo Đại đội pháo cao xạ KS-19 100 mm của tự vệ Hà Nội tiếp tục tham gia phối hợp
với tên lửa đánh B-52.
Bộ Tư lệnh Quân chủng đồng ý với đề xuất của Sư đoàn phòng không 361 về việc tiếp tục cơ động lực lượng
tên lửa vì một số tiểu đoàn tham gia tích cực đánh B-52 đêm trước đã bị địch phát hiện trận địa. Các tiểu
đoàn nằm ở hướng đánh có lợi được chốt tại chỗ. Ngay sau khi có ý kiến thấp thuận của Quân chủng, Tư
lệnh sư đoàn 361 Trần Quang Hùng và Chính ủy sư đoàn Trần Văn Giang đã ra lệnh vượt cấp đến đến các
tiểu đoàn hỏa lực của các đoàn tên lửa Hùng Vương, Cờ Đỏ. Theo đó:
- Tiểu đoàn 88 của Đoàn Hùng Vương di chuyển từ Phùng về Vạn Điểm, đảm nhận nhiệm vụ bảo vệ hướng
Nam Hà Nội.
- Tiểu đoàn 86 của Đoàn Hùng Vượng rút khỏi trận địa Mậu Lương về trận địa cũ tại Thanh Sam.
- Tiểu đoàn 79 của Đoàn Cờ Đỏ di chuyển từ Đông Mai về Yên Nghĩa.
- Tiểu đoàn 76 của Đoàn Cờ Đỏ di chuyển lên Mai Lĩnh.
- Tiểu đoàn 77 của Đoàn Cờ Đỏ chốt ở Chèm, bờ Nam sông Hồng
- Tiểu đoàn 57 của Đoàn Thanh Loa chốt ở Đại Đồng, bở Bắc sông Hồng.
- Tiểu đoàn 59 của Đoàn Thành Loa chốt tại Xuân Đồng.
Nhằm đánh giá lại nguyên nhân thất bại nặng nề đêm 20 rạng ngày 21-12, trong ngày 21, địch đã cho 2 lần
chiếc máy bay trinh sát siêu âm tành hình nhẹ SR-71 có tốc độ gấp 3,5 lần tốc độ âm thanh vào trinh sát Hà
Nội và khu vực đường 1 Bắc. Tên lửa B-750B chỉ có tốc độ tối đa gấp 3 lần tốc độ âm thanh, không thể đánh
được loại máy bay này.
Chiều 21-12, nhằm dọn đường cho các trận đánh đêm, chiều 21-12, không quân chiến thuật của Mỹ huy
động 56 lần chiếc cường kích F-4D, F-105G, A-4E, A-6A, A-7C đánh phá các trận địa tên lửa ta ở Chèm,
Phú Thụy, Mậu Lương, Phùng. Địch đánh lại một số mục tiêu trong thành phố Hà Nội và các đầu mối giao
thông trọng điểm. Tại Hải Phòng, mật độ đánh phá của Không quân thuộc Hải quân Mỹ tăng vọt với tổng
cộng 124 lần chiếc. Máy bay Mỹ ném bom, bắn phá cả vào các tàu hàng của nước ngoài đang đậu tại cảng
như tàu của Liên Xô, Ba Lan, Cộng hòa dân chủ Đức, Bulgaria, Cuba… Nhiều thủy thủ nước ngoài bị
thương, 3 tàu hàng bị cháy. Khu vực đường 1 Nam cũng ghi nhận hơn 100 lần chiếc máy bay địch đánh phá
trong ngày 21-12. Động thái này cho thấy địch dọn đường để chuẩn bị đánh Hải Phòng trong một ngày gần
đây và cố gắng ngăn chặn việc vận chuyển tên lửa dự trữ của ta từ Thanh Hóa ra Hà Nội.
Những trận đánh của địch vào các trận địa tên lửa của ta trong ngày 21-12 đã gây ra một số thiệt hại. Tiểu
đoàn 77 chốt tại Chèm bị địch đánh phá ác liệt vào trận địa. Tên lửa AGM-78 của địch nổ trúng ăng ten thu
phát trên nóc xe điều khiển. Trắc thủ PA-00 Nghiêm Xuân Danh hy sinh. Khí tài bị đánh hỏng nặng. Tiểu
đoàn 86 ở Mậu Lương di chuyển chậm cũng bị địch đánh vào đội hình các xe hậu cần, kỹ thuật đi sau. Trận
địa Mậu Lương bị phá hủy hoàn toàn, không thể sử dụng được nữa.
Đêm 21 rạng ngày 22-12-1972, số lượng B-52 của địch xuất kích giảm hẳn. Nhằm hạn chế thiệt hại Bộ chỉ
huy Tập đoàn không quân chiến lược số 8 Mỹ chỉ sử dụng 24 lần chiếc B-52 và 36 lần chiếc cường kích tấn
công một đợt. Hồi 3 giờ 38 phút rạng sang ngày 22-12-1972, 8 tốp B-42 bay theo đội hình hàng dọc (thay
cho đội hình chữ A trước đây) vào đánh Hà Nội. Các mục tiêu bị đánh phá gồm sân bay Bạch Mai, các đầu
mối giao thông đường bộ - đường sắt ở Văn Điển, Giáp Bát, Gia Lâm, nhà máy xe lửa Gia Lâm.
Không lực Hoa Kỳ vẫn vỗ ngực tự hào là lực lượng ném bom có độ chính xác cao. Tuy nhiên, thảm bom do
máy bay B-52 Mỹ rải xuống lúc 3 giờ 40 phút nhằm đánh sân bay Bạch Mai lại không đánh trúng mục tiêu
này mà trùm lên Bệnh viện Bạch Mai. Lúc này, trong bệnh việc có hơn 80 bác sĩ, y tá, hộ lý đang trực đêm
và khoảng 300 bệnh nhân. Bệnh viện bị trúng hơn 100 quả bom và hầu như bị phá hủy hoàn toàn. 28 bác sĩ,
y tá, hộ lý và cán bộ y tế hy sinh, 22 người khác bị thương. Trong số đó có cả các bác sĩ người Nga, Ukraina,
Cuba .v.v.... Rất may là các bệnh nhân đều đã ở dưới hầm ngầm kiên cố khi trận bom trút lên khu vực bệnh
viện.
Vì những tội ác của nó, Không quân chiến lược Mỹ tiếp tục bị trừng phạt. Hồi 3 giờ 31 phút, Tiểu đoàn 57
(Đoàn Thành Loa) đóng tại trận địa Đại Đồng đã bắn rơi tại chỗ chiếc B-52D số hiệu 55 0097. Máy bay rơi
tại Chợ Bến, Hòa Bình. Tuy nhiên, phía Mỹ cho rằng chiếc này vẫn lết về được căn cứ Utapao nhưng bị nổ
tung khi hạ cánh. Cả 6 phi công đều thiệt mạng.
Lúc 3 giờ 42 phút, Tiểu đoàn 78 (Đoàn Cờ Đỏ) ở trận địa Thượng Thụy đảm nhiệm hướng đánh của Tiểu
đoàn 77 đang khôi phục khí tài đã bắn rơi chiếc B-52D số hiệu 55-0061, mật danh liên lạc “Scarlet 3” tại
Thanh Miện, Hải Hưng. Các phi công nhảy dù và bị bắt gồm đại úy Peter Giroux (lái chính), đại úy Peter
Camerota (tác chiến điện tử), trung sĩ Louis LeBlanc (xạ thủ súng máy). Các phi công còn lại chết trong máy
bay gồm đại úy Thomas Bennett (lái phụ), trung tá Gerald Alley (hoa tiêu ném bom) và trung úy Joseph
Copack (hoa tiêu dẫn đường).
Hồi 3 giờ 46 phút, Tiểu đoàn 93 (Đoàn Thành Loa) chốt tại trận địa Phú Thụy đã bắn rơi chiếc B-52D số
hiệu 55-0050, mật danh liên lạc “Blue 01”. Máy bay rơi tại Quỳnh Côi (Thái Bình). Cả 6 phi công Mỹ đều
nhảy dù và bị bắt gồm: Trung tá John Harry Yuill (lái chính), Đại úy Dave Drummond (lái phụ), Trung tá
Lou Bernasconi (hoa tiêu ném bom), Trung úy William Mayall (hoa tiêu dẫn đường), Trung tá William
Walter Conlee (tác chiến điện tử), Trung sĩ nhất Gary Morgan (xạ thủ súng máy). Đây là kíp bay B-52 duy
nhất trong chiến dịch bị ta bắn rơi đã “họp mặt” đầy đủ tại “khách sạn Hilton Hỏa Lò” Hà Nội.
Góp sức cùng lực lượng tên lửa, lực lượng cao xạ và dân quân tự vệ Hà Nội đã bắn rơi 4 máy bay chiến thuật
của không quân và hải quân Mỹ. Trong đó có một chiếc A-6A bay thấp, đánh lén bị bắn rơi ngay trên sông
Hồng. Tại Hải Phòng, địch vẫn dùng không quân của hải quân từ các tàu sân bay đánh phá ác liệt suốt đêm.
Lúc 0 giờ 15 phút sáng 22-12, Tiểu đoàn tên lửa 83 (Đoàn Hạ Long) lại lập công, bắn hạ tại chỗ một chiếc
A-7C. Đến 4 giờ 25 phút, Tiểu đoàn tên lửa 73 (Đoàn Nam Triệu) bắn rơi tại chỗ một chiếc A-6E.
Bộ Tổng tham mưu Quân đội Nhân dân Việt Nam nhận định: Đêm 21-12-1972, địch không đánh lớn, đánh
dữ dội như các đêm trước mà chủ yếu là đánh nhỏ, đánh ngắn nhằm thăm dò thực lực của ta cũng như để
kiểm tra kết quả của các trận đánh phá của không quân chiến thuật nhằm vào các trận địa tên lửa của ta.
Đồng thời, có triệu chứng địch sẽ chuyển mục tiêu trọng điểm đánh phá từ Hà Nội sang các địa phương khác
là những nơi mà lực lượng tên lửa của ta mỏng yếu hơn như Hải Phòng, Bắc Giang hoặc không có như Thái
Nguyên, Lạng Sơn để giảm thiểu thiệt hại, với vát uy tín trước người dân Mỹ và củng cố lại niềm tin cho đội
ngũ phi công B-52 mà trạng thái tinh thần giờ đây đã xuống đến đầu gối.
Mặc dù được thông báo về khả năng đêm 22, rạng ngày 23-12, B-52 có thể đánh Hải Phòng nhưng vói ý
thức trách nhiệm, Sư đoàn phòng không 363 đã chấp hành nghiêm túc mệnh lệnh của Bộ Tổng tham mưu
điều 2 tiểu đoàn tên lửa tăng cường bảo vệ Hà Nội. Trong đêm 21-12, khi thành phố còn đang mù mịt khói
bom, các tiểu đoàn tên lửa 71 và 72 (Đoàn Nam Triệu) vẫn thu xếp khí tài, kéo bệ phóng qua Thủy Nguyên
rồi theo đường 18 hành quân lên phía Bắc Hà Nội.
Tiểu đoàn 71 triển khai trận địa ở Hà Liễu, Thuận Thành, tăng thêm lực lượng tên lửa cho phía Đông Hà
Nội. Tiểu đoàn 72 do Tiểu đoàn trưởng Phạm Văn Chắt chỉ huy triển khai tại trận địa Đại Chu, Yên Phong.
Sở chỉ huy nhẹ của Đoàn Nam Triệu tại Hà Nội do Trung đoàn phó Nguyễn Đình Lâm và Phó Chính ủy Lê
Phương Châm phụ trách bố trí tại Vân Trì, Đông Anh, cạnh Sở chỉ huy của Đoàn Thành Loa. Dó 2 tiểu đoàn
của Đoàn Nam Triệu phải triển khai chiến đấu cấp tốc, các bộ phận kỹ thuật, hậu cần bảo đảm chưa lên kịp
nên Ban chỉ huy Đoàn Thành Loa sẵn sang chia sẻ một phần hệ thống kỹ thuật thông tin liên lạc và cung cấp
hậu cần cho những đồng đội của mình.
Cục Kỹ thuật Quân chủng phòng không không quân đã cấp đủ khí tài cho Tiểu đoàn tên lửa 74 (Đoàn Nam
Triệu) triển khai trận địa ở Quảng Yên, Tiểu đoàn tên lửa 84 (Đoàn Hạ Long) triển khai trận địa tại Thủy
Nguyên thay thế cho các Tiểu đoàn 71 và 72 vừa được điều lên Hà Nội. Mặc dù chỉ còn lại 6 tiểu đoàn hỏa
lực tên lửa (theo phương án đánh B-52 là 8 tiểu đoàn), Bộ chỉ huy Sư đoàn phòng không 363 vẫn quyết tâm
chuẩn bị chiến đấu tốt nhất để chống lại các pháo đài bay của đế quốc Mỹ.
KỲ V: 22-12-1972 - HẢI PHÒNG TRẢ HẬN. TỰ VỆ HÀ NỘI DÙNG 19 VIÊN ĐẠN ĐỔI LẤY 1
CHIẾC F-111A.
Nhân kỷ niệm 28 năm ngày thành lập Quân đội Nhân dân Việt Nam, các đồng chí lãnh đạo Đảng, Nhà nước
và Quân ủy Trung ương đã đến thăm Quân chủng Phòng không – Không quân và một số trận địa phòng
không từ sang sớm. Tại Sở chỉ huy Quân chủng, Thủ tướng Phạm Văn Đồng đã chuyển lời khen ngợi của Bộ
Chính trị, Ban Bí thư đến toàn thể các bộ, chiến sĩ của Quân chủng. Thủ tướng nói: “Chiến công của các
đồng chí quý lắm, giá trị lắm ! Chúng nó muốn ép ta nhưng các đồng chí đã cho chúng một bài học đích
đáng. Bây giờ thì chính chúng ta lại ép lại chúng nó. Các đồng chí cần nêu cao cảnh giác, quyết tâm giành
thắng lợi to lớn hơn nữa, đánh bại hoàn toàn âm mưu dùng sức mạnh quân sự bằng B-52 để ép ta tại Hội
nghị Paris”.
Cũng từ sáng sớm, Đại tướng Võ Nguyên Giáp đã đến thăm trận địa Chèm của Tiểu đoàn tên lửa 77 (Đoàn
Cờ Đỏ) đang dẫn đầu toàn quân chủng về bắn rơi tại chỗ B-52. Đại tướng vui vẻ biểu dương chiếc công suất
sắc của Tiểu đoàn, mong đơn vị nhanh chóng khắc phục khí tài bị hư hại, phát huy thế mạnh của mình, bắn
rơi tại chỗ nhiefu B-52 hơn nữa. Cùng ngày, đoàn đại biểu lãnh đạo Thành ủy và Ủy ban hành chính thành
phố Hà Nội do bác sĩ Trần Duy Hưng dẫn đầu đã đến thăm Bộ Tư lệnh Thủ đô, Sở chỉ huy Sư đoàn phòng
không Hà Nội và một số trận địa phòng không, chúc mừng thắng lợi và tặng quà cho bộ đội.
1- Hải Phòng trả hận.
9 giờ sang 22-12-1972, Bộ Tư lệnh Quân chủng Phòng không-Không quân đã cử đoàn cán bộ tham mưu tác
chiến, chính trị và hậu cần kỹ thuật xuống Hài Phòng. Các đồng chí Chu Thái, Nguyễn Đức Thuần, Phan
Toản và Nguyễn Xuân Minh đã dùng trực thăng bay thẳng từ Gia Lâm đến Cát Bi. Đoàn có nhiệm vụ truyền
đạt mệnh lệnh chiến đấu của Bộ Tổng tham mưu, phổ biến kinh nghiệm đánh B-52 của Sư đoàn phòng
không Hà Nội, kiểm tra tình trạng sẵn sàng chiến đấu của các các đơn vị hỏa lực tên lửa và cao xạ.
Còn nhớ lúc 3 giờ sáng ngày 16-4-1972, 27 chiếc B-52 đã ném bom rải thảm xuống Hải Phòng. Các trung
đoàn tên lửa Hạ Long và Nam Triệu đã phóng lên 93 quả đạn nhưng vẫn không bắn rơi được B-52 (chỉ bắn
bị thương một vài chiếc). Sau khi điều 2 tiểu đoàn 71 và 72 lên bảo vệ hướng Đông Bắc Hà Nội, Sư đoàn
phòng không Hải Phòng chỉ còn 6 tiểu đoàn hỏa lực tên lửa và 2 đại đội cao xạ 100 mm của Trung đoàn
Sông Cấm là có thể đánh được B-52. Tuy vậy, Tư lệnh sư đoàn Bùi Đăng Tự và Chính ủy sư đoàn Vũ Trọng
Cảnh vẫn hạ quyết tâm đánh rơi B-52
Vì Hải Phòng nằm sát biển nên ngoài nhiễu trong đội hình và ngoài đội hình của B-52, các đơn vị radar và
tên lửa còn bị nhiễu rất nặng từ các tàu chiến Mỹ đậu ở sát vĩ tuyến 20 phát xạ vào. Thượng tá (nay là Trung
tướng) Nguyễn Xuân Minh yêu cầu các tiểu đoàn tên lửa của Hải Phòng cần quán triệt phương án đánh B-52
mà Bộ Tư lệnh Quân chủng đã xác định cho Hải Phòng. Đoàn Nam Triệu bố trí ở Thủy Nguyên và Quảng
Yên quản chặt hướng Đông Bắc. Đoàn Hạ Long đóng ở Kiến An và Tiên Lãng phải quản chặt hướng Đông
Nam. Đây là hai đường bay cơ bản của B-52 vào Hải Phòng mà Bộ Tư lệnh Quân chủng đã dự kiến từ trước.
Đêm 22-12, các đơn vị hỏa lực bảo vệ Hà Nội và Hải Phòng chuyển cấp chiến đấu từ rất sớm nhưng đến nửa
đêm vẫn không thấy B-52 xuất hiện. Hồi 0 giờ 15 phút sang 23-12, nhận được thông tin tình báo, Tham mưu
trưởng quân chủng gửi điện hỏa tốc cho Sư đoàn 363. Nội dung vắn tắt: “Từ 3 giờ đế 4 giớ sang sẽ có
khoảng 10 tốp B-52 hoạt động”. Bức điện không nói rõ mục tiêu tấn công của địch. Phải đến 2 giờ 40 phút,
Quân chủng mới có bức điện thứ hai chính xác hơn: “Từ 3 giờ 45 phút đến 5 giờ 50 phút, sẽ có B_52 và
máy bay của Hải quân MỸ hoạt động ở Hải Phòng. Chuẩn bị đánh !”.
Các tiểu đoàn hỏa lực tên lửa 73, 74 (Đoàn Nam Triệu), 81, 82, 83, 84 (Đoàn Hạ Long), các đại đội 172 và
174 (Đoàn Sông Cấm) được trang bị 12 khẩu cao xạ KS-19 100 mm đều sẵn sàng đón đánh B-52. 5 đại đội
cao xạ 37 và 57 mm cùng cụm tiểu cao phối hợp với các đại đội cao xạ của Quân khu 3 và gần 100 trung đội
dân quân tự vệ sẵn sàng đánh trả máy bay cường kích của địch. Thành ủy Hải Phòng, Bộ Tư lệnh Quân khu
3 và Bộ Tư lệnh Hải quân cũng được thông báo tình huống B-52 vào đánh Hải Phòng để phối hợp, hiệp đồng
phòng tránh, đánh trả.
Tại Sở chỉ huy Sư đoàn 363, lúc 4 giờ 23 phút, các chiến sĩ tiêu đồ đánh dấu các đường bay của các tốp B-52
đầu tiên mang các số hiệu 326, 327, 328 và 331 xuất hiện ở phía Đông Quỳnh Lưu và bay thẳng lên hướng
Bắc. Mỗi tốp 3 chiếc, độ cao 11 km. Còi báo động rú vang khắp thành phố. Các đơn vị hỏa lực tên lửa và cao
xạ 100 mm được lệnh đồng loạt xoay về hướng Đông Nam. Ngày 16-4-1972, cũng với đường bay này,
hướng đột nhập này, B-52 đã vào đánh Hải Phòng.
Hồi 4 giờ 40 phút, các tiểu đoàn 73, 74, 81 và 83 đều báo cáo đã phát hiện các dải nhiễu B-52 ở phương vị
130. Đến 4 giờ 45 phút, các tốp máy bay cường kích địch xâm nhập bầu trời thành phố từ hướng Đồ Sơn,
ném bom và bắn tên lửa bừa bãi vào nội thành. Tư lệnh Sư đoàn 363 hạ lệnh: “Cao xạ tập trung hỏa lực đánh
cường kích. Tên lửa và đại cao 100 mm chờ đánh B-52. Mấy phút sau, các vọng quan sát ở Bạch Long Vĩ và
Long Châu báo cáo: “Đã nghe thấy tiếng động cơ B-52”.
Hồi 4 giờ 50 phút, các tiểu đoàn 73, 81, 82, 83 báo cáo đã bắt trúng dải nhiếu B-52. 4 giờ 54 phút, Tiểu đoàn
73 phóng 2 đạn vào tốp 326. Một phút sau, Tiểu đoàn 82 cũng phóng 2 đạn vào tốp này. Gần như cùng lúc,
bầu trời phía Đông Nam thành phố, các đại đội 172 và 174 (Trung đoàn 250 Sông Cấm) đã dùng pháo cao xạ
100 mm tạo thành lưới hỏa lực đánh chặn theo tính toán phần tử bắn căn cứ tín hiệu mục tiêu thu được từ
radar K8-60. Lúc 4 giờ 55 phút, vọng quan sát Yên Tử báo cáo: “Mục tiêu bốc cháy trên cao”. Liền sau đó,
trạm Hòn Dáu báo cáo: “Mục tiêu bốc cháy rất to, đang trôi ra biển”. 3 phút sau, trạm Long Châu báo cáo:
“B-52 đang rơi ở khu vực tọa độ 770 trên Vịnh bắc Bộ”.
Căn cứ theo thời điểm phóng đạn, phần tử bắn, các hình ảnh tín hiệu đạn và mục tiêu được lưu giữ, Tiểu
đoàn 82 (Đoàn Hạ Long) đóng tại trận địa An Lão được công nhận đã bắn rơi 1 B-52. Vào thời điểm đó,
phía Mỹ không công nhận chiếc B-52 bị bắn rơi này. Phải đến hơn 20 năm sau, khi các “cựu thù” thời đó gặp
nhau, một phi công Mỹ mới cho biến chiếc B-52 bị bắn rơi ở Hải Phòng đêm 22 rạng ngày 23-12-1972 là
một chiếc B-52G số hiệu 59-2600, xuất phát từ căn cứ Anderson. Theo mô tả, chiếc máy bay này bị bắn cháy
và hỏng toàn bộ hệ thống cấp nhiên liệu chính. Nó cố lết về căn cứ Clak ở Philippines nhưng ra khỏi cửa
Vịnh Bắc Bộ thì bị rơi. Viên trung tá lái chính James Lloyd Vaughan chết trên máy bay. 5 phi công còn lại
nhảy dù được các đội tìm cứu của trạm Yankee vớt lên.
Từ 4 giờ 59 phút đến 5 giờ 5 phút sáng 23-12-1971, các tiểu đoàn 81 và 82 đã phóng 4 đạn vào tốp B-52 số
328 nhưng không hạ được chiếc nào. Hồi 5 giờ 42 phút, tốp B-52 cuối cùng có số hiệu 331 đột nhập Hải
Phòng từ hướng chính Đông. Tư lệnh sư đoàn Bùi Đăng Tự lệnh trực tiếp cho các tiểu đoàn 73 và 74 (Đoàn
Nam Triệu) đánh tốp này, Tiểu đoàn 84 ở Thủy Nguyên đánh phối hợp, cho phép phóng đạn vượt qua thành
phố. Cả 3 tiểu đoàn cùng phóng lên 6 quả đạn . Tiểu đoàn tên lửa 73 đóng ở trận địa Trịnh Hưởng được công
nhân bắn rơi 1 chiếc B-52.
Khi quả đạn thứ 2 của Tiểu đoàn 73 sắp chạm mục tiêu thì cả sĩ quan điều khiển và 3 trắc thủ đều nhìn thấy
tín hiệu B-52 nổi lên. Tiểu đoàn trưởng Đặng Minh Chức cứ tiếc mãi về việc không kịp bắn bồi thêm một
quả đạn nữa, khiến Hải Phòng mất đứt một chiếc B-52 rơi tại chỗ. Các vọng quan sát ở Hòn Dáu và Long
Châu đều xác nhận có đám cháy rất to trôi ra biển và rơi ở khu vực 760. Như thường, người Mỹ không công
nhận mất chiếc B-52 này. Nhưng theo tài liệu bảo trì của hãng Boeing thì đây là chiếc B-52G số hiệu 58-
0216, xuất phát từ căn cứ Anderson, bị bắn rơi trong chiến đấu ở không phận Việt Nam.
2- Hà Nội không mắc mưu nghi binh.
Trong ngày 22-12-1972, các tiểu đoàn hỏa lực tên lửa 71 và 72 đã triển khai xong trận dịa và bắt đầu trực
chiến. Bộ Tổng tham mưu đã lệnh cho Quân chủng Phòng không - Không quân rút các trung đoàn pháo
phòng không 223 và 262 (thuộc Sư đoàn phòng không 365) từ Thanh Hóa ra tăng cường cho Sư đoàn phòng
không 361 bảo vệ cho 2 tiểu đoàn tên lửa này.
Tại Hà Nội, đêm 22 rạng ngày 23-12-1972, địch giở thủ đoạn đánh lừa ta, dùng hơn 20 chiếc máy bay cường
kích giả đội hình B-52. Chúng bay vào đến Hòa Bình rồi bay ra, không ném bom. Do cảnh giác cao và được
các đại đội radar cảnh giới của Đoàn Ba Bể xác định chắc chắn đó là B-52 giả, các tiểu đoàn tên lửa bảo vệ
Hà Nội án binh bất động, không phát sóng sục sạo.
Đây không phải là lần đàu tiên mà cũng không phải là lần duy nhất không quân Mỹ dùng chiến thuật nghi
binh để lừa dụ tên lửa ta đánh vào chỗ trống. Ngày 16-4-1972, sau khi B-52 ném bom rải thảm xuống Hải
Phòng, không quân chiến thuật Mỹ đã dùng hơn 40 chiếc máy bay chiến thuật trong một đội hình hỗn hợp
cường kích và tiêm kích dày đặc bay vào Hà Nội từ hướng Tây Bắc. Các máy bay này bay với tốc độ, độ cao
như B-52 và phát nhiễu giống nhiễu B-52. Khi đó, các tiểu đoàn tên lửa của ta vì chưa có kinh nghiệm đối
phó nên đã phóng lên 36 quả đạn trung không trúng chiếc máy bay nào. Bài học kinh nghiệm đó đã được Bộ
đội Tên lửa phòng không ghi nhớ.
3- Tự vệ Hà Nội đổi 19 viên đạn 14,5 mm lấy 1 chiếc F-111A.
Ngoài lực lượng B-52 là chủ công, không quân Mỹ còn tăng cường độ sử dụng các máy bay cường kích hạng
nặng F-111A (có bộ cánh cụp xòe, biệt danh là “Ardvark”, nghĩa là “Con lợn đất”). F-111A thường tấn công
ban đêm vào Hà Nội. một số trận địa tên lửa và mục tiêu quan trọng khác bị đánh phá bất ngờ bởi F-111A có
tốc độ vượt đến 2 lần tốc độ âm thanh, có khả năng bay thấp chỉ khoảng 60 m men theo địa hình. Tên lửa
không thể đánh được loại máy bay này vì radar rất khó phát hiện do nhiễu địa hình và tham số P quá lớn.
Pháo cao xạ với tốc độ bắn hạn chế, xoay chuyển chậm cũng khó đánh. Nhiệm vụ chặn đánh F-111A được
giao cho lực lượng tự vệ.
Sau 4 đêm chiến đấu, nắm được quy luật hoạt động và đường bay cơ bản của F-111A vào đánh Hà Nội, Bộ
Tư lệnh Thủ đô quyết tâm tổ chức một trận phục kích để tiêu diệt loại máy bay hiện đại này. Cơ quan tham
mưu tác chiến của Bộ tư lệnh đã thành lập và trực tiếp chỉ huy một đại đội súng máy phòng không 14,5mm
với nhân sự được rút từ lực lượng tự vệ của Nhà máy cơ khí Mai Động, Nhà máy chế biến gạo Lương Yên
và Nhà máy gỗ Hà Nội. Trung úy Hoàng Minh Giám, cán bộ Phòng tham mưu của Bộ Tư lệnh được giao
nhiệm vụ Đại đội trưởng. Đại đội có nhiệm vụ bảo vệ Cảng Hà Nội, Bệnh viện Việt – Xô, Quân y viện 108
và 3 nhà máy của mình.
Sáng 22-12-1972, Đại đội trưởng Hoàng Minh Giám đã chọn trận địa phục kích ở bến Vân Đồn. Đây vốn là
trận địa pháo cao xạ 37 mm cách Cầu Long Biên khoảng hơn 1 km về phía Nam, cách Cảng Hà Nội gần 2
km về phía Bắc. Khu bực này có xạ giới rộng, tầm quan sát lớn trên đường bay dọc theo dòng song Hồng mà
F-111A của địch thường sử dụng để đột nhập. Chiến thuật tác chiến là liên tục nhận tín hiệu thông báo mục
tiêu của các vọng quan sát đặt rải rác từ bến Hồng Vân lên bến Khuyến Lương, Lĩnh Nam, qua cầu Long
Biên lên Tứ Liên, Phú Thượng, Chèm và Thượng Cát, truyền về đài quan sát chính của đại đội đặt trên nóc
nhà máy xay Lương Yên, xác định đúng phẩn tử bắn theo vật chuẩn, bất ngờ đón lõng, bắn chặn máy bay
địch. Một đường dây điện thoại khác nối đại đội với Sở chỉ huy của Bộ Tư lệnh Thủ đô để nhận thông tin về
máy bay địch, giúp các vọng quan sát và các khẩu đội chuyển cấp kịp thời. Mọi công tác chuẩn bị với 2 cơ số
đạn cho 3 khẩu súng máy phòng không đã hoàn tất lúc 16 giờ cùng ngày.
Hồi 20 giờ, Sở chỉ huy Bộ Tư lệnh Thủ đô lệnh có đại đội vào cấp 1 và thông báo từ hướng Bắc Hà Nội
khoảng 100 km có một tốp máy bay địch đang bay vào và hạ thấp độ cao. Toàn đại đội vào vị trí chiến đấu,
nạp đạn và hướng nòng sung về phía các vật chuẩn đã chọn sẵn. Các vọng quan sát phía Bắc cầu Long Biên
liên tục báo cáo đã nhìn thấy máy bay địch. Lúc 20 giờ 18 phút, máy bay địch từ hướng cầu Long Biên lao
xuống, đại đội trưởng ra lệnh cho cả trận địa nổ sung. Chỉ với 19 viên đạn, đại đội tự vệ liên quân này đã hạ
tại chỗ chiếc F-111A mang mật danh Jackle 33. Máy bay rơi xuống huyện Lương Sơn, tỉnh Hòa Bình.
Ngay sang hôm sau, Chủ tịch nước Tôn Dức Thắng và Đại tướng Võ Nguyên Giáp và Tư lệnh Quân chủng
Lê Văn Tri đã đến thăm trận địa này để động viên khen ngợi các chiến sĩ “sao vuông” của Hà Nội. Cùng với
đại đội trưởng Hoàng Minh Giám, các chiến sĩ Nguyễn Thị Hiếu, Nguyễn Văn Hải, Bùi Văn Mai, Nguyễn
Văn Hùng và Phạm Thị Viễn là các khẩu đội trưởng và xạ thủ xuất sắc, được khen thưởng xứng đáng.
Đồng chí Lê Văn Tri nói đùa: “Các đồng chí đã đem 19 viên đạn, giá không quá 10 dollar đổi lấy một chiếc
F-111A giá 10 triệu dollar thì ta lãi quá còn gì. Nhà Trắng đến phá sản mất thôi”.
Trong bài thơ “Việt Nam – Máu và Hoa”, nhà thơ Tố Hữu đã viết:
“Trắng khăn tang, em chẳng khóc đâu.
Hỡi em gái mất cha mất mẹ
Nước mắt rơi không làm nhòa mặt quân thù.
Em phải bắn trúng đầu giặc Mỹ”.
Những vần thơ đó là nói về chị Phạm Thị Viễn, người nữ tự vệ có cha mẹ vừa bị bom Mỹ giết hại trước đó
mấy ngày...
KỲ VI: 23 và 24-12-1972 - KHÔNG QUÂN LẬP CÔNG. B-52 “GẶP TRẬN PHAY KHẮT - NÀ
NGẦN”. HẢI PHÒNG CHIẾN THẮNG TRONG CUỘC ĐẤU TRÍ CÓ MỘT KHÔNG HAI.
Đúng như dự báo của Bộ Tổng tham mưu Quân đội Nhân dân Việt Nam. Ngày và đêm 23-12-1972, B-52
của Mỹ không dám lai vãng đến vùng trời Hà Nội, Hải Phòng. Địch tập trung đánh Thái Nguyên để bịt con
đường 1B mà ta đang dùng để thay thế cho đường 1A đã bị địch đánh hỏng cầu Long Biên, Cầu Đuống, cầu
Thị Cầu và cầu Bắc Giang. Địch cũng nhằm đánh vào khu vực Đồng Mỏ khi đó được coi là “cảng nổi”, nơi
tập kết nhiều hàng viện trợ từ các nước xã hội chủ nghĩa qua Trung Quốc cho ta bằng đường sắt. Tại Hà Nội
và Hải Phòng, địch dùng các máy bay F-4, F-105 và A-7C đánh ban ngày, F-111A, A-7E và A-6A đánh
đêm. Địch cố gắng săn lùng các trận địa tên lửa và đánh phá các sân bay dự bị của ta để chuẩn bị đánh lớn
trong giai đoạn II của chiến dịch.
1- Không quân lập chiến công đầu tiên trong “Chiến dịch Điện Biên Phủ trên không”.
Trong ngày 23-12-1972, không quân Mỹ sử dụng 36 chiếc F-4D/E và 24 chiếc A-7C thay nhau tấn công các
sân bay Hòa Lạc, Gia Lâm và một số mục tiêu trong nội thành Hà Nội. 14 giờ 10 phút cùng ngáy, Trung
đoàn trưởng Trung đoàn Lam Sơn giao nhiệm vụ cho biên đội Nguyễn Văn Nghĩa (số 1) và Lê Văn Kiền (số
2) cất cánh đánh chặn máy bay địch ở Tây Nam Hà Nội.
Vừa xuyên mây bay vào phía Nam trên khu vực Bắc Thanh Hóa, Nam Hòa Bình, biên đội đã nhận được
thông báo từ đài radar chỉ huy – dẫn đường: “Quạ đen 6 tốp, bên phải 45 độ, cự ly 25, độ cao 6”. Tổng số
máy bay của 6 tốp F-4 theo biên chế của không quân Mỹ là 18 chiếc. Nguyễn Văn Nghĩa nhắc Lê Văn Kiền
bám sát đội hình, tăng cường quan sát. Chỉ sau chưa đầy 1 phút, biên đội trưởng Nghĩa đã phát hiện 4 chiếc
F-4E ở cự ly 20 km. Cùng lúc đó, số 2 Lê Văn Kiền cũng phát hiện 4 chiếc ở bên trái ở cự ly 15 km.
Ý đồ của tốp phi công Mỹ là muốn kẹp 2 chiếc MiG-21 nhỏ bé của ta vào gọng kìm để tiêu diệt. Nguyễn
Văn Nghĩa quyết định tấn công tốp bên trái gần hơn cả vì thời gian chính là lực lượng. Tốp F-4E bên phải
vòng ra phía sau tốp MiG-21 nhằm chiếm lợi thế tấn công. Trung đoàn trưởng Nguyễn Hồng Nhị nhắc:
“Kiên quyết tấn công. Đánh nhanh rút nhanh”.
Khi tốp MiG-21 của ta chỉ còn cách tốp F-4 phía trước khoảng 1,2 đến 1,3 km; cự ly thuận lợi nhất để phóng
tên lửa K-13, Nguyễn Văn Nghĩa thu chiếc F-4 bay giữa vào kính ngắm rồi ấn nút phóng. Chỉ 2 giây sau,
một loạt tên lửa AIM-7 Sparrow được các phi công Mỹ ở tốp F-4 bay phía sau phóng ra nhưng đều trượt do
cả số 1 và số 2 của ta đều sử dụng kỹ thuật lật cánh ngoặt gấp tránh đạn và thoát ly khỏi trận đánh. Chiếc F-
4E rơi tại Lóng Luông, Sơn La, gần biên giới Việt – Lào.
Khi cả Nguyễn Văn Nghĩa và Lê Văn Kiền về đến sân bay Đa Phúc thì đường băng chính đã bị bom B-52
băm nát. Phía sau là mấy chiếc F-4E bám theo sát gót và nã đạn súng máy 20mm bắn đuổi. Mấy trận địa
pháo cao xạ bảo vệ đầu sân bay lập tức nổ súng, hất tốp F-4 lên cao. Trung đoàn trưởng Nguyễn Hồng Nhị
cho phép cả số 1 và số 2 bay ra khu vực cánh đồng trống ở Vĩnh Tường, Vĩnh Phú để nhảy dù.
Nguyễn Văn Nghĩa không lựa chọn cách nhảy dù vì sau khi bật dù, phi công phải chịu gia tốc tời 9 đến 10g
và thường phải nghỉ bay vài tuần để kéo giãn xương sống. Vả lại, không có lý do gì để chịu mất chiếc MiG-
21 quý giá. Anh trả lời: “Tôi sẽ hạ cánh ở đường lăn. Còn số 2 có hạ cánh theo tôi hay không thì tùy đồng chí
ấy quyết định”. Trong cơn mưa đạn 20 mm từ mấy chiếc F-4 trút xuống, Nguyễn Văn Nghĩa đã hạ cánh an
toàn và đưa máy bay vào ụ. Một phút sau, Lê Văn Kiền cũng hạ cánh an toàn.
Trong ngày 23-12-1972, pháo cao xạ Hải Phòng cũng bắn rơi 1 chiếc F-4J
2- Quân khu Việt Bắc bắn rơi B-52 bằng cao xạ phòng không KS-19
Trong kế hoạch bảo vệ miền Bắc chống cuộc tập kích chiến lược bằng máy bay B-52, nhiệm vụ bảo vệ khu
vực Thái Nguyên và đường 1 Bắc được giao cho Trung đoàn tên lửa 268 và 5 trung đoàn cao xạ các cỡ.
Trung đoàn tên lửa 278 được thành lập ngày 6-5-1972 theo quyết định số 73/QĐ-QP của Bộ Quốc phòng.
Trung đoàn có biên chế 3 tiểu đoàn hỏa lực và 1 tiểu đoàn kỹ thuật, được trang bị các bộ khí tài HQ-2
(“Hongqi 2”) do Trung Quốc viện trợ. Theo phía Trung Quốc, khí tài HQ-2 đã bắn rơi 1 chiếc máy bay U-2
do phi đội “Mèo Đen” của tình báo Đài Loan bay ở đọ cao 18 km vào trinh sát hệ thống phòng không của
Trung Quốc. Thực chất, đây chỉ là phiên bản SA-75 kiểu Dvina (SAM-2 đời đầu). Điển yếu của nó là tính
năng kháng nhiễu rất kém. Trung đoàn 268 đã đánh một số trận, nhưng chưa bắn rơi được chiếc máy bay nào
đã bị địch đánh hỏng khí tài.
Việc Trung đoàn 268 bị loại khỏi vòng chiến đấu đã tạo ra một lỗ hổng lớn trong hệ thống phòng không của
ta ở đường 1 Bắc. Nhiệm vụ đánh máy bay B-52 của Mỹ, bảo vệ Thái Nguyên chỉ còn trông cậy vào Trung
đoàn cao xạ 256 (thường gọi là “Đoàn 6 đại cao”) thuộc Quân khu Việt Bắc. Trung đoàn được trang bị 18
khẩu pháo cao xạ KS-19 cỡ nòng 100 mm, có khả năng bắn tới độ cao 11 km nhưng lại không có khí tài
radar kèm theo.
Hồi 0 giờ 20 phút ngày 24-12-1972, Không quân chiến lược Mỹ huy động 9 chiếc B-52 ném bom rải thảm
xuống thành phố gang thép Thái Nguyên. Khu vực bị tàn phá nặng nề nhất là nhà máy cán thép Gia Sàng và
ga Lưu Xá, nơi các hàng hóa chiến lược của ta được tập kết để chuẩn bị đưa về xuôi bằng xe lửa. Trận bom
đã làm cho hơn 60 cán bộ, chiến sĩ thuộc Đại đội thanh niên xung phong 915 đang bốc dỡ hàng hóa hy sinh.
Nhiều người đã không còn được tìm thấy xác. Bom Mỹ đánh trúng cả vào nhà thờ Túc Duyên làm cho hơn
20 giáo dân đang cầu kính ở đây thiệt mạng, hàng chục người khác bị thương.
Lúc 0 giờ 25 phút, bằng chiến thuật dựng màn đạn bắn chặn dựa trên tín hiệu phân tán thu được từ hệ thống
radar cảnh giới quốc gia rồi chuyển từ mạng tiêu đồ 9 x 9 vào mạng tiêu đồ 5 x 5, Trung đoàn cao xạ 265 của
Quân khu Việt Bắc đã bắn rơi 1 chiếc B-52, được Bộ Tổng tham mưu công nhận. Tuy nhiên, không quân Mỹ
thú nhận rằng chiếc B-52D số hiệu 55-0051 bị trúng đạn ở phía Bắc Hà Nội 50 dặm Anh chỉ bị thương và
vẫn bay về được căn cứ Utapao; còn chiếc bị bắn rơi thực sự là chiếc máy bay trinh sát điện tử EB-66C, mật
danh liên lạc “Hunt 02”.
Trước đó 28 năm, chỉ một ngày sau khi thành lập, Đội Việt Nam tuyên truyền Giải phóng quân do đồng chí
Võ Nguyên Giáp chỉ huy chỉ với hơn chục khẩu súng và vũ khí giáo mác thô sơ, hỏa lực yếu nhưng đã nhổ
hai đồn của quân Pháp ở Phay Khắt và Nà Ngần, mở đầu cho truyền thống “Quyết chiến Quyết thắng” của
Quân đội Nhân dân Việt Nam. 28 năm sau, nối tiếp truyền thống ấy, Trung đoàn cao xạ 256 – Quân khu Việt
Bắc chỉ có trong tay pháo cao xạ không có khí tài radar hỗ trợ phát hiện mục tiêu nhưng vẫn bắn rơi máy bay
chiến lược hiện đại của Mỹ. Cho dù đó là pháo đài bay B-52 hay máy bay trinh sát điện tử FB-66. Trong lần
giáp chiến thứ hai kiểu “châu chấu đá xe” này ở Việt Bắc thì kẻ bị trừng phạt là người Mỹ.
3- Sư đoàn phòng không Hải Phòng đấu trí thắng lợi. Cảng nổi Đồng Mỏ chống chọi với mưa bom B-52.
Sau 5 đêm liên tục dùng B-52 đánh phá, đêm nào cũng có B-52 bị bắn rơi. Tổng thống Mỹ Richard Nixon
buộc phải treo “miễn chiến bài”. Ông ta tuyên bố sẽ ngừng ném bom trong đêm Giáng sinh (từ 0 giờ ngày
24-12 đến 0 giờ ngày 25-12). Tuy nhiên, 0 giờ đêm 24-12 là đêm Noel ở Việt Nam nhưng ở Washington vẫn
là 12 giờ trưa ngày 23-12-1972. Bộ Tổng tham mưu và Bộ Tư lệnh Phòng không - Không quân nhắc Hải
Phòng đề cao cảnh giác vì thông tin tình báo được truyền về cho biết, đêm nay, B-52 của không quân Mỹ sẽ
hoạt động ở Hải Phòng.
21 giờ 10 phút, mạng radar cảnh giới quốc gia thông báo tốp B-52 đầu tiên đã xuất hiện ở phía Đông Quảng
Bình. Bộ tư lệnh Phòng không - Không quân điện nhắc: “Hải Phòng chuẩn bị đánh B-52”. Tín hiệu của 9 tốp
B-52 đã xuất hiện trên bảng tiêu đồ 9 x 9 và chuyển hướng bay lên phía Bắc theo kinh tuyến 108 độ Đông
giống như đếm 22 rạng ngày 23-12.
Không khí tại Sở chỉ huy Sơ đoàn 363 căng dần lên từng phút. Trên bản đồn miền Bắc cỡ lớn bằng mica,
chiến sĩ tiêu đồ đánh dấu đường bay của tóp B-52 đầu tiên đã đến Đông Thanh Hóa. Phó tư lệnh quân chủng
Nguyễn Quang Bích chỉ đạo Sư đoàn 363 lệnh cho các tiểu đoàn tên lửa tích cực sử dụng đài 1 (rradar P-12
phát sóng sục sạo mục tiêu. Lúc 22 giờ 10 phút, tín hiệu các tốp B-52 cho thấy chúng đã bay đến không phận
đảo Bạch Long Vĩ và bắt đầu rẽ mũi vào đất liền hướng Hải Phòng. Cả Sở chỉ huy Sư đoàn 363 yên lặng chờ
đợi.
Chuông điện thoại đổ hồi. Từ đầu dây bên kia, Thiếu tá Đào Công Thận, Trung đoàn trưởng Trung đoàn 238
báo cáo một tin bất ngờ: “Các trắc thủ đài P-12 cho biết tốp B-52 đầu tiên là giả”. Cả sở chỉ huy xôn xao hẳn
lên. Tư lệnh sư đoàn Bùi Đăng Tự nói như quát vào tổ hợp:
- Hạ Long báo cáo cụ thể hơn !
Trung đoàn trưởng Đoàn Hạ Long cho biết cả đài 1 và đài 2 của các Tiểu đoàn 82 và 83 đều xác định tốp B-
52 đầu tiên là F giả B. Sở chỉ huy điện hỏi Đoàn Nam Triệu và nhận được câu trả lời không rõ ràng: “Chúng
tôi đang kiểm tra xác minh”.
Bộ Tư lệnh Quân chủng lại điện xuống hỏi vè quyết tâm của Sư đoàn 363 trong đêm nay. Chính ủy sư đoàn,
thượng tá Vũ Trọng Cảnh trả lời vắn tắt: “Chúng tôi đã sẵn sàng”. Tín hiệu tốp B-52 đầu tiên sắp đến đất
liền. Không thể yên tâm, thượng tá Bùi Đăng Tự lệnh cho sĩ quan tham mưu phụ trách quan trắc điện hỏi
trạm quan sát Bạch Long Vĩ và nhận được câu trả lời:
-Bạch Long Vĩ thấy có nhiều máy bay địch bay qua nhưng không nghe thấy tiếng động cơ B-52.
Sở chỉ huy Sư đoàn 363 hỏi lại:
- Bạch Long Vĩ có chắc không ? B-52 bay cao, có đèn trên cánh đấy !
Bạch Long Vĩ trả lời:
- Chúng tôi không dám quả quyết vì trời đầy mây nên không thể nhìn thấy mục tiêu bằng mắt thường. Nhưng
chắc chắn không có tiếng động cơ B-52.
Tín hiệu tốp B-52 đầu tiên sắp chạm vào vùng phóng của Đoàn Hạ Long. Sở chỉ huy Sư đoàn 363 yêu cầu
các đoàn Nam Triệu, Hạ Long và radar K8-60 của Đoàn Sông Cấm cùng phát sóng phối hợp sục sạo. Cho 2
tiểu đoàn hỏa lực tên lửa thực hiện thao tác “phóng giả”. Không khí trong Sở chỉ huy sư đoàn 363 cực kỳ
căng thẳng với một câu hỏi chung trong đầu mọi người: “Đánh hay không đánh ?”
22 giờ 20 phút, Ban chỉ huy Sư đoàn 363 đã nhận được “đáp số” từ các đài radar cảnh giới và radar tên lửa
khu vực Hải Phòng: “Khi các tiểu đoàn phát sóng điều khiển đạn kết hợp sục sạo mục tiêu, nhiễu trên màn
hình lập tức tách thành nhiều dải rồi nâng, hạ độ cao thất thường. Sau đó, tín hiệu mục tiêu đã xuất hiện trên
nền nhiễu nhưng hướng bay và độ cao không ổn định. Một số tín hiệu nâng hạ độ cao rất nhanh”.
Thế là đã rõ, đây là các tốp F giả B vào đánh Hải Phòng nhằm tiêu hao đạn tên lửa của ta, đồng thời làm cho
ta bộc lộ lực lượng để dễ bề đánh phá các trận địa tên lửa của ta.. Sau khi tổng hợp tình hình và đối chiếu vói
các phần tử thông tin tín hiệu thu được từ mạng radar cảnh giới quốc gia, Ban chỉ huy Sư đoàn 363 đã quyết
định: “Không đánh tốp B-52 đầu tiên”.
Hồi đó, đây là một quyết định rất dũng cảm nhưng cũng rất mạo hiểm. Toàn ban chỉ huy Sư đoàn đều ý thức
được trách nhiệm tinh thần cực kỳ nặng nề sẽ giành cho họ rằng Đảng và Nhân dân sẽ nghĩ gì nếu B-52 thật
ngang nhiên mang bom dội xuống thành phố mà Sư đoàn được giao nhiệm vụ bảo vệ lại không bắn trả.
Thực ra thì với tình huống đó, việc tung lên trời cả chục quả đạn tên lửa không khó. Tín hiệu mục tiêu đã rõ.
Đạn đã ở trên bệ phóng, khí tài và các kíp chiến đấu đều trong trạng thái sẵn sàng cao nhất. Chỉ cần ra lệnh
ngắn gọn: “Bắn” là xong. Máy bay địch rơi thì đó là điều đáng mừng. Còn máy bay địch không rơi thì đâu
phải trận nào cũng thắng ? Tất nhiên sẽ có kiểm điểm, thậm chí là khiển trách, cảnh cáo rất nặng nề nữa. Tất
cả những điều đó đối với người lính phòng không đều không đau đớn bằng việc B-52 thật vào đánh bom Hải
Phòng mà ta lại không nổ súng.
Nhưng nếu những tốp B-52 kia là giả mà bộ đội tên lửa ta lại cứ tung đạn lên như đám vào chỗ trống thì chỉ
tổ làm trò cười cho giặc, làm tiêu hao đạn dược của ta, làm bộc lộ lực lượng ta để địch dễ bề đánh phá bằng
B-52 thật ở những trận sau mà không bị ta trừng phạt. Sư đoàn 363 đã được Bộ Tư lệnh Quân chủng thông
báo về tình trạng thiếu đạn của Hà Nội từ đêm 20-12-1972 kèm theo mệnh lệnh: “Đánh chắc thắng. Triệt để
tiết kiệm đạn”
Lúc 22 giờ 32 phút, tín hiệu tốp B-52 đầu tiên đi vào vùng trời thành phố. Cả Sở chỉ huy Sư đoàn 363 yên
lặng đến mức nghe rõ tiếng tạch tè phát ra từ ống nghe của chiến sĩ tiêu đồ đang đi những đường chì chỉ rõ
hướng bay của máy bay địch. 22 giờ 35 phút, tín hiệu tốp B-52 đầu tiên đi đến trung tâm thành phố. Không
một tiếng bom. 22 giờ 38 phút, tín hiệu tốp B-52 đầu tiên đi qua thành phố và vòng ra biển. Vẫn không có
một tiếng bom. Từ dưới mắt đất, không một viên đạn nào được bắn lên.
Trong lúc cả Sở chỉ huy đang trút ra những tiếng thở phào nhẹ nhõm thì Tư lênh Sư đoàn Bùi Đăng Tự hét
vào ống nói, lệnh cho các trung đoàn trưởng: “Cảnh giác ! Tiếp tục kiểm tra từng tốp ! Không được bỏ sót
tốp nào”. Mệnh lệnh đó rất chính xác vì biết đâu trong số các tốp B-52 giả, địch lại cài vào đó một vài tốp B-
52 thật thì hậu quả sẽ là khôn lường. Cả tư lệnh và Chính ủy Sư đoàn đều lấm tấm mồ hôi trên trán, mặc cho
thời tiết đang là giữa đông.
Máy điện thoại nối liên lạc với Quân chủng đổ chuông giục giã: Từ đầu dây Hà Nội, Phó tư lệnh Nguyễn
Quang Bích nói, giọng nặng như chì: “Quân chủng hỏi tại sao Hải Phòng không đánh ?” Không chỉ Quân
chủng mà cả Bộ Tư lệnh Quân khu 3 và Thành đội Hải Phòng cũng hỏi về tình hình chiến đấu của Sư đoàn.
Lúc 22 giờ 42 phút, có điện hỏa tốc từ Văn phòng Tổng cục Chính trị: “Đồng chí Chủ nhiệm Tổng cục
Chính trị yêu cầu Chính ủy Sư đoàn Phòng không Hải Phòng báo cáo ngay lập tức về tinh thần chiến đấu của
bộ đội”. Thay mặt Đảng ủy Sư đoàn Chính ủy Vũ Trọng Cảnh báo cáo vắn tắt tình hình và hứa với Tổng cục
sẽ đề cao cảnh giác, đánh thắng kẻ thù trong bất kỳ tình huống nào.
Trong khi đó, các tiểu đoàn hỏa lực và các đại đội radar vẫn kiên trì, cẩn thận kiểm tra. Mỗi lần tín hiệp một
tốp B-52 đi qua thành phố là một lần, cả sở chỉ huy Sư đoàn 363 hồi hộp, lo lắng. Lúc 22 giờ 55 phút, tất cả
tín hiệu các tốp B-52 đều lần lượt bay qua thành phố và nối đuôi nhau đi ra biển. Không một tiếng bom.
Không một tiếng súng bắn.
Sư đoàn Phòng không Hải Phòng vừa kết thúc một cuộc đấu trí căng thẳng, nắn gân nhau quyết liệt, một trận
đánh kỳ lạ nhất trong cuộc đời binh nghiệp của họ. Nếu là thời bình thì đó là cuộc tập dượt bình thường.
Nhưng đây lại đang là giai đoạn căng thẳng nhất của cuộc đấu trí giữa Bộ đội phòng không Việt Nam với
Không lực Hoa Kỳ. Lúc 0 giờ ngày 25-12-1082, Tổng cục Chính trị và Bộ Tư lệnh Quân chủng Phòng
không Không quân đều gửi điện khen ngợi Sư đoàn phòng không Hải Phòng về trận thắng đầy trí tuệ này.
4- Sơ kết “vòng đấu lượt đi”.
Kết thúc 7 ngày đêm chiến đấu kiên cường, mưu trí, dũng cảm của giai đoạn 1 Chiến dịch “Điện Biên Phủ
trên không”, lực lượng phòng không ba thứ quân ở miền Bắc đã bắn rơi 53 máy bay địch. Bộ đội tên lửa
phòng không bắn rơi 23 chiếc, trong đó có 17 chiếc B-52. Không quân bắn rơi 1 chiếc F-4E,. Cao xạ bắn rơi
7 chiếc, trong đó có 1 chiếc EB-66C, tiêu diệt Sở chỉ huy trên không của địch. Lực lượng phòng không địa
phương và dân quân tự vệ bắn rơi 22 chiếc, trong đó có 2 chiếc F-111A. Trung đoàn 256 Quân khu Việt Bắc
sử dung pháo KS-19 100 mm không có khí tài radar hỗ trợ vẫn bắn rơi 1 chiếc B-52.
KỲ VII: 25-12-1972 – “MIỄN CHIẾN BÀI” CỦA NIXON VÀ NHỮNG “LOẠT BOM RẢI THẢM”
CỦA DƯ LUẬN QUỐC TẾ XUỐNG NHÀ TRẮNG VÀ LẦU NĂM GÓC.
1- Dư luận hỏi tội Nixon và phe lũ.
Lợi dụng ngày Thiên chúa giáng sinh (24 giờ đêm 24-12 đến 23 giờ đêm 25-12, giờ Washington). Tổng
thống Mỹ Richard Nixon đã treo “miễn chiến bài”. Thực ra, đây là một hành động bắt buộc do Không quân
chiến lược Mỹ chưa bao giờ bọ “hạ nhục” như những ngày qua. Cố với váy chút uy thế, Nixon trịch thượng
gửi tối hậu thư thứ hai cho Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, yêu cầu họp lại Hội nghị Paris với
những điều kiện ngang ngược do Mỹ đưa ra. Vẫn như tối hậu thư thứ nhất gửi lúc 6 giờ sang 18-12-1971,
giờ Washington (tức 18 giờ tối 18-12-1982, giờ Hà Nội), nó đã không bao giờ được Chính phủ Việt Nam
chấp nhận. Việt Nam Dân chủ Cộng hòa chỉ chấp nhận đàm phán trên cơ sở bản dự thảo Hiệp định đã được
hai bên nhất trí ngày 11-10-1972 và được Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa công bố ngày 26-10-1972.
Bề ngoài, Richard Nixon nói cứng là “để Hà Nội có thời gian suy nghĩ”, nhưng thực chất là Mỹ đang tìm
cách gỡ thế bí và điều chỉnh lại chiến thuật; đồng thời, đánh lừa dư luận đang sôi sục khắp 5 châu và chính
trong long nước Mỹ đồi Mỹ rút quân, chám dứt cuộc chiến ở Việt Nam. Các công cụ tuyên truyền của Mỹ
như truyền hình, phát thanh, thông tấn, báo chí .v.v… thi nhau tung tin rằng cuộc hội đàm sẽ được nối lại ở
Paris sau lễ Giáng sinh; nào là phỏng đoán rằng sau một tuần không kích rất sâu vào miền Bắc Việt Nam, B-
52 sẽ được rút xuống hoạt động ở dưới vĩ tuyến 20.
Mặc cho bộ máy tuyên truyền và các phát ngôn viên của Nhà Trắng cũng như Lầu Năm Góc cứ ỡm ờ ấp úng,
nửa úp nửa mở; phong trào đấu tranh đòi Mỹ chấm dứt chiến tranh ở Việt Nam không vì thế mà dịu đi. Các
đoàn đại biểu của nhân dân Mỹ do các nghệ sĩ Jane Fonda và Joan Baez dẫn đầu cùng nhiều nhà báo của các
nước xã hội chủ nghĩa và phương Tây đã đến hà Nội. Họ được Chính phủ và nhân dân Việt Nam hoan
nghênh; đồng thời cho phép họ tiếp xúc với các phi công Mỹ lái B-52 đang bị “lưu trú” tại “Hilton – Hà
Nội”.
Quay về đất nước họ, họ đem đến những thông tin nóng hổi cho nhân dân Mỹ và nhân dân các nước về chính
sách đối xử cực kỳ nhân đạo của Chính phủ và Nhân dân Việt Nam đối với những kẻ vừa mới đây còn bay
cao trên chín tầng mây và trút bom đạn xuống đầu họ, tàn sát người thân và con em họ. Họ cũng lên tiếng mô
tả rằng nhân dân Việt Nam vẫn lạc quan, yêu đời và sẵn sàng đánh trả kẻ thù bất kỳ lúc nào chúng bén mảng
vào “chảo lửa” miền Bắc Việt Nam. Họ cũng mô ta những cảnh tượng nhà máy, trường học, bệnh viện, các
khu dân cư, làng xóm, các cồng trình thủy lợi .v.v… ở Hà Nội, Hải Phòng và một số địa phương khác đã bị
B-52 tàn phá tan hoang mà họ được tận mắt chứng kiến.
Tất cả những thông tin đó kèm theo những thước phim, những bức ảnh được chụp ngay tại hiện trường lập
tức xuất hiện trên song truyền hình, phát thanh, trên các trang tin thông tấn và báo chí Mỹ và các nước khác.
Làn song thông tin ấy mạnh đến mức cả bộ máy truyền thông ủra Nhà Trắng và Lầu Năm góc khi đó đã
không thể át nổi.
Hiệu ứng của làn sóng thông tin ấy là làn sóng biểu tình chống Mỹ đã diễn ra ở hàng trăm nước và ngay tại
chính nước Mỹ. Ở một số nước, các nguyên thủ quốc gia đã tham gia các cuộc biểu tình tuần hành chống
Mỹ, ủng hộ Việt Nam, thậm chí là dẫn đầu các cuộc biểu tình ấy. Những lời nguyền rủa đã trở thành câu cửa
miệng như: “Nixon là kẻ lừa bịp”, “Nixon là tên đồ tể”, “Nixon là Hitler của thời đại ngày nay” .v.v… được
viết rất to, rất rõ bằng nhieefuthwus tiếng của các dân tộc trên các khẩu hiệu, biểu nguywx xuất hiện từ
Tokyo đến London, từ Paris đến New Deli, từ Berlin đến Roma, từ Sydney đến Stokholm cũng ngay trước
điện Capitol và Nhà Trắng ở Washington. Thượng nghị sĩ Mỹ Michael Joseph Mansfield đã yêu cầu Thượng
nghị viện Mỹ thành lập ngay một Ủy ban đặc biệt để điều tra những cuộc ném bom mà ông mô tả là “bẩn
thỉu” và vô nhân đạo đang diễn ra ở miền Bắc Việt Nam.
Những loạt bom rải thảm của dư luận cứ thế trút xuống đầu các “bộ óc chiến lược” Nhà Trắng và Lầu Năm
Góc. Nhà sử học cuta không quân Mỹ John Terry Greenword nhận xét rằng: “Những loạt bom nầy còn ghê
gớm và khủng khiếp hơn cả những loạt bom từ pháo đài bay B-52 ném xuống. Nó làm cho người đứng đầu
bộ máy chiến tranh của Mỹ nhiều lúc như phát khùng.
2- Điên khùng và kinh hoàng.
Sáng 25-12-1972, Richard Nixon tổ chức hop báo ở Nhà Trắng để trả lời một số phỏng vấn của các hang
truyền thông Mỹ và phương Tây về “Chiến dịch Linebacker II”. Trong khi ông ta đang ba hoa về tính chính
xác và nhân đạo của các cuộc ném bom chỉ nhằm vào các mục tiêu quân sự thì không rõ vô tình hay hữu ý,
trên kênh truyền hình CNN của Mỹ lại để xuất hiện trên backdrop phía sau Nixon cảnh tượng Đài phát tanh
Mễ Trì và các khu dân cư ở Hà Nội và Hải Phòng bị tàn phá. Tối 25-12-1972, sau khi xem lại hình ảnh của
cuộc họp báo trên kênh truyền hình CNN, Richard Nixon đacx chỉ thẳng “ngón tay thối” vào mặt John
Ehrlichman, trợ lý các vấn đề đối nội kiêm thư ký báo chí Nhà Trắng và gầm lên: “Very badly !” Nixon lập
tức ra lệnh phong tỏa thông tin về chiến dịch, đặc biệt là các thông tin về thiệt hại của B-52. Những người
phát ngôn của Nhà Trắng và Lầu Năm Góc chỉ được phép thông tin về số lương các phi vụ và các mục tiêu
đánh phá không sớm hơn 24 giờ sau khi các phi vụ đã hoàn tất.
Để phản pháo lại Nixon, John Ehrlichman đã trả lời trên báo chí khi được phỏng vấn về khả năng ký kết hiệp
định hòa bình như sau: “Các bạn nên nhớ rằng cả Nixon và Kissinger đều là những diễn viên đại tài. Trên
bàn đàm phán, Kissinger luôn nói theo kiểu: “Các bạn hãy tin tôi. Tôi là người yêu hòa bình. Tôi cũng là
người rất hiểu ông Nixon. Tôi sẽ giúp các bạn tìm được tiếng nói chung với ông ta”. Rồi mỗi lần đàm phán
thất bại, Nixon lại gọi Kissinger về và tiếp tục ném bom. Rồi sau mỗi đợt ném bom ấy, Nixon lại cử
Kissinger sang đàm phán. Kissinger lại nói: “Các bạn thấy không. Tôi đã cố thuyết phục ông ta nhưng không
được. Chúng ta cần có những phương án mềm dẻo hơn”. Cứ thế và cứ thế, các vòng đàm phán và các cuộc
ném bom cứ thế xen kẽ nhau, nối tiếp nhau suốt mấy năm trời. Đó là tất cả sự thật về Nixon và Kissinger”.
Có lẽ khó có sự đánh giá nào đầy châm biếm và sâu sắc hơn thế của hai bộ mặt giả dối nhất nước Mỹ khi đó:
Nixon và Kissinger.
Còn các phi công điều khiển pháo đài bay B-52 tai các căn cứ Anderson và Utapao sau một tuần với hơn 400
phi vụ với 16 B-52 bị bắn rơi (Mỹ chỉ công nhận 9 chiếc bị bắn rơi) đã thực sự kinh hoàng. Cái gọi là “siêu
pháo đài bay thượng đẳng mà họ điều khiển không còn là bất khả xâm phạm như nhà kỹ thuật quân sự Mỹ đã
mệnh danh mà có nguy cơ trở thành các “quan tài bay”. Những phi vụ oanh tạc mà cấp trên của họ bảo rằng
nó chỉ như một cuộc “cắm trại trên không” (picnic on the air) đã làm cho nhiều đồng đội của họ bị cắm đầu
xuống đất, cắm vào trại giam. Nhiều người chỉ có thể trở về Mỹ mấy tháng sau đó trong các hòm làm bằng
inoxidable,
Tại nhà ăn tập thể bên cạnh căn cứ Anderson. Trước đây vốn náo nhiệt, lúc nào cũng đầy rượu và gái nay trở
nên vắng lặng và ảm đạm với bầu không khí “ba không”: Không nói to, không cười đùa, không chạm cốc.
Không ai còn tâm trí đâu để “chén chú chén anh” mặc dù đang trong múa Giáng sinh. Các dãy bàn thưa
khách trông thấy. Các sĩ quan tình báo cũng dường như xấu hổ với đám phi công. Họ thường tránh mặt các
kíp bay và từ chối trả lời các câu hỏi sau khi báo cáo tình hình tại các buổi briefings (giao ban). Không còn
cảnh tay bắt mặt mừng thắng lợi và trở về an toàn như thường thấy trước đó.
Không chỉ cáo ốm, một số phi công B-52 đã ra mặt chống đối lệnh bay. Điều chưa từng diễn ra trong Không
quân chiến lược Mỹ. Đại úy Michael Heig ở căn cứ Anderson đã trả lại bản kế hoạch ngay tại cuộc giao ban
và từ chối thực thi nhiệm vụ. Một số phi công đã đòi gặp các thượng nghị sĩ và hạ nghị sĩ do họ bỏ phiếu bầu
để để khiếu nại. Những người này lập tức bị bắt và đưa về Mỹ. Vài người trong số họ đã bị đưa ra xét xử tại
tòa án quân sự của Bộ Chỉ huy Không quân chiến lược Mỹ (SAC).
Tướng Andrew B. Anderson, chỉ huy Sư đoàn không quân chiến lược lâm thời 57 tại Guam và tướng Glenn
R. Sullivan, chỉ huy Sư đoàn không quân lâm thời số 17 tại Utapao đã phải ra lệnh ngừng hoạt động của các
trạm thu phát chuyển tiếp sóng truyền hình Mỹ tại 2 căn cứ này cũng như các doanh trại. Phi công Mỹ chỉ
được xem các bộ phim chiến tranh do quân đội Mỹ sản xuất.
3- Hội nghị quân chính của Quân chủng Phòng không-Không quân ghi nhận những chiến thắng trong giai
đoạn đâu củ chiến dịch.
Trong khi những loạt “bom tải thảm” của nhân dân Mỹ và thế giới phản đối chiến tranh đổ xuống đầu Nixon
và giứi cầm quyền Mỹ, trong lúc cả Nhà Trắng và Lầu Năm Góc đều rối như canh hẹ thì một hội nghị trong
niềm vui, niềm phấn khởi và niềm tin chiến thằng nhưng nghiêm túc, khẩn trương đã diễn ra tại Việt Nam.
Đó là Hội nghị quân chính của Quân chủng Phòng không-Không quân diễn ra ngày 25-12-1072 tại K2, Sở
chỉ huy dự bị của Quân chủng đặt tại Chùa Trầm, Chương Mỹ, Hà Tây.
Dự và chỉ đạo hội nghị có Thiếu tướng Lê Văn tri, Tư lệnh Quân chủng, Thiếu tướng Hoàng Phương, Chính
ủy quân chủng, Đại tá Nguyễn Xuân Mậu, Phó chính ủy quân chủng, Đại tá Nguyễn Quang Bích, Phó tư
lệnh Quân chủng, tư lệnh, chính ủy, phó tư lệnh, phó chính ủy các binh chủng tên lửa, không quân, radar;
chủ nhiệm các ngành của Bộ Tư lệnh quân chủng, tư lệnh và chinh ủy các ưu đoàn phòng không 361, 262,
265, 367, chỉ huy trưởng và chính ủy các trung đoàn tên lửa, cao xạ, không quân, radar. Cũng tại địa điểm
này trước đó 1 tháng đã diễn ra Hội nghị thống nhất “Phương án tháng 11”, phương án đánh B-52 cuối cùng
được chốt lại với cuốn Cẩm nang bìa đỏ “Cách đanh B-52” sau này trở nên nổi tiéng, trong đó nêu rõ các
phương pháp xạ kích tổng hợp của Bộ đội Tên lửa phòng không.
Hội nghị nhận định: Nhờ phát huy sức mạnh tổng hợp của lực lượng phòng không ba thứ quân, lấy Quân
chủng Phòng không-Không quân làm nòng cốt chống lại cuộc tập kích đường không chiến lược của đến quốc
Mỹ vào Hà Nội, Hải Phòng và một số địa phương khác, ta đã giành được thắng lợi trong giai đoạn đầu của
chiến dịch. Thắng lợi đó có ý nghĩa to lớn, toàn diện về cả quan sự, chính trị, ngoại giao, nghệ thuật tác
chiến, tư tưởng và kỹ thuật. Bộ đội Tên lửa phòng không thực sự là lực lượng chủ lực đánh B-52 đã lập công
xuất sắc, bắn rơi nhiều máy bay B-52 của địch. Nếu việc bảo đảm đạn dược được liên tục, không bị gián
đoạn, đáp ứng được nhu cầu đánh lớn, đánh liên tục thì thắng lợi còn có thể to lớn hơn nữa.”.
Hội nghị đã bàn sâu về việc bố trí thế trận để trong giai đoạn tiếp theo của chiến dịch, thực hiện bằng được
nhiệm vụ đánh thắng lớn hơn, giòn giã hơn, đánh rơi nhiều B-52 hơn nữa. Địch tuy thất bại nhưng vẫn nhiều
lực lượng dự trữ và đang “say đòn”., sẽ tiếp tục đánh phá trong giai đoạn tiếp theo với cường độ ác liệt, mật
độ dày đặc, với thủ đoạn tác chiến nguy hiểm hơn, phức tạp hơn. Các hướng tấn công mà ta dự kiến là thứ
yếu trước đây có thể trở thành hướng chủ yếu bất cứ lúc nào. Địch có thể tăng cường gây nhiễu với công suất
lớn hơn, phổ tần rộng hơn để chế áp tên lửa và radar của ta. Địch cũng có thể đánh thẳng vào các khu dân cư
ở sâu trong nội thành và trung tâm chỉ huy đầu não của ta. Vì vậy, toàn quân chủng cần tiếp tục chuyển hóa
thế trận, tăng cường thêm lựa lượng cho các hướng Đông Bắc và Đông Nam Hà Nội. Hướng Tây Bắc và Tây
Nam hiện vẫn được coi là hai hướng đột nhập chủ yếu của B-52.
Trong giai đoạn hai của chiến dịch, lực lượng tên lửa bảo vệ Hà Nội đã tăng lên 13 tiểu đoàn so với 9 tiểu
đoàn trong giai đoạn đầu. Hướng Đông Bắc Hà Nội đã có thêm các tiểu đoàn hỏa lực tên lửa 71 và 72 của
Đoàn Nam Triệu lên tăng cường, đã triển khai xong các trận địa ở Đại Chu (Yên Phong) và Hà Liễu (Thuận
Thành), có thể vừa đánh B-52 đột nhập từ hướng Đông Bắc, vừa có thể hỗ trợ cho hướng Tây Bắc Hà Nội.
Hướng Dông Nam Hà Nội đã có hai tiểu đoàn 87 và 88 (Đoàn Hùng Vương) vừa khôi phục xong khí tài, bố
trí tại Vạn Điểm (Thường Tín) và Lực Điền (Yên Mỹ). Các tiểu đoàn này còn có nhiệm vụ đánh B-52 sau
khi chúng đột nhập, cắt bom và thoát ly ra hướng Đông và Đông Nam. Pháo cao xạ bảo vệ Hà Nội được tăng
cường lên tới 7 trung đoàn, gồm 42 đại đội pháo các cỡ và 2 đại đội pháo 100 của tự vệ Thủ đô. Gần 200
trung đội dân quân, tự vệ sử dụng các cỡ súng bộ binh cá nhân đến súng máy 14,5 mm bắn máy bay địch bay
thấp đã được triển khai. 49 vọng quan sát phòng không đã được bố trí quanh Hà Nội,
Tại Hải Phòng, lực lượng tên lửa chỉ còn lại 5/6 tiểu đoàn trong tình trạng sẵn sàng chiến đấu. Tiểu đoàn 74
chưa có đủ khí tài (xe tính toán bị lỗi ký thuật, chưa thể hoạt động). Sư đoàn 363 cần tăng cường sử dụng
pháp cao xạ KS-19 100 mm có radar K8-60 hỗ trợ ngắm bắn, tăng dày mật độ đạn đánh chặn B-52. Thái
Nguyên đã đánh rơi B-52 bằng cao xạ 100 mm trong tình trạng không có radar cần sử dụng radar COH-9A
để hỗ trợ ngắm bắn ban đêm thay cho K8-60.
Vì trong những ngày qua, địch tập trung B-52 đánh Hà Nội, Hải Phòng và Thái Nguyên nên tại các chiến
trường khác hầu như không có B-52 hoạt động. Thường vụ Đảng ủy Quân chủng đã đề nghị Bộ Tổng tham
mưu cho chuyển Trung đoàn tên lửa 267 (Đoàn Điện Biên) từ Nghệ An ra Nam Định và Ninh Bình để yểm
hộ hướng Nam Hà Nội từ xa và đánh B-52 khi chúng từ Hà Nội bay ra. Bộ Tư lệnh Quân chủng còn đề nghị
trong trường hợp địch đánh lâu dài hơn, Bộ Tổng tham mưu cho phép rút 2 tiếu đoàn hỏa lực 62 và 64 của
Trung đoàn 236 (Đoàn Sông Đà) ở Vĩnh Linh ra tăng cường cho lực lượng tên lửa bảo vệ Hà Nội. Khó khăn
nhất là việc cung cáp khí tài phù hợp cho hai tiểu đoàn này. Cục Kỹ thuật quân chủng và Xưởng A31 phải
tập trung khôi phục các khí tài bị địch đánh hỏng, bảo dưỡng các khí tài hiện có đạt trị số kỹ thuật ổn định
nhất, khẩn trương điều đạn tên lửa dự trữ từ Thanh Hóa và Quân khu 4 ra tăng cường cho Hà Nội
Hội nghị thông qua báo cáo sơ kết trình lên Quân ủy Trung ương và Bộ Tổng tham mưu nêu rõ: Trong giai
đoạn 1 của chiến dịch, chỉ sau 1 tuần chiến đấu kiên cường, ta đã bắn rơi 53 máy bay địch các loại, trong đó
có 17 chiếc B-52, 3 chiếc F-111A, nhiều chiếc rơi tại chỗ. Riêng Hà Nội và Hải hòng đã hạ 33 máy bay địch,
có 16 chiếc B-52 và 17 máy bay chiến thuật. Có các con số trùng hợp thú vị: Hà Nội bắn rơi 14 chiếc B-52
thì Hải Phòng cũng hạ 14 máy bay chiến thuật. Dân quân tự vệ của cả Hà Nội và Hải Phòng đều bắn hạ mỗi
nơi 1 chiếc F-111A. Dự báo trong giai đoạn 2 địch sẽ đánh phá ác liệt hơn, Bộ Tư lệnh Quân chủng đề nghị
Bộ Tổng tham mưu yêu cầu Bộ Tư lệnh Thủ đô, Bộ Tư lệnh Quân khu Việt Bắc, Bộ Tư lệnh quân khu 3 phải
chấp hành triệt để mệnh lệnh sơ tán, phòng tránh cho nhân dân và các đơn vị hậu cần kỹ thuật của ta. Các
đơn vị hỏa lực của các quân khu và Bộ Tư lệnh Thủ đôi phối hợp chặt chẽ với các sư đoàn phòng không
đánh trá máy bay địch. Không quân đã chuẩn bị kỹ lưỡng cần hạ quyết tâm đánh rơi B-52 bằng MiG-21 bay
đêm, coi đó là nhiệm vụ tọng tâm bên cạnh nhiệm vụ đánh máy bay địch ban ngày và quấy rối đội hình địch
ban đêm.
15 giờ 25 phút chiều ngày 25-12-1961, Bộ Tổng tham mưu lệnh cho Quân chủng Phòng không-Không quân
phải đưa 100% các đơn vị hỏa lực vào tư thế sẵn sàng chiến đấu cao nhất trước 19 giờ cùng ngày. Hà Nội,
Hải Phòng và cả miền Bắc đã sẵn sang cho giai đoạn 2 của cuộc quyết chiến chiến lược trên không.
KỲ VIII: TỘI ÁC VÀ SỰ TRỪNG PHẠT.

You might also like